Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam: ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay,nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý có sự đổi mới sâu sắc đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt chụi sự tác động của nhiều quy luật kinh tế:quy luật cung cầu , quy luật cạnh tranh , quy luật giá trị. Do vậy để có thể tồn tại , đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, các doanh nghiệp phải một mặt không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất,mặt khác phải tăng cường công tác quản lý sản xuất , quản lý kinh tế , nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi.
Chính vì thế mà trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi trọng hàng đầu. Nó cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có những biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Mặt khác,chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm , hạch toán chi phí chính xác sẽ đảm bảo tính đúng , tính đủ chi phí vào giá thành. Giúp cho doanh nghiệp xác định kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có các biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.Một trong những công cụ sắc bén không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh đó là hạch toán kế toán mà trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành .
Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất cơ khí lớn nhất ở Việt Nam. Để sản phẩm của mình ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường, Công ty không thể không quản lý chi phí một cách chặt chẽ để không những chi phí được tính đúng, tính đủ mà giá thành còn phải ngày càng được hạ thấp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam’’. để nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáoTs: Phan Trọng Phức và các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán cũng như các phòng ban khác của Công ty. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do bước đầu làm quen với công tác thực tế và do khả năng chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa đề tài lại mang tính chuyên sâu, do vậy mà bài viết của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong Công ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Chuyên đề của em bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Giới thiệu về tổ chức kế toán của công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam
Phần II Kế toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam
Phần III: Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM.
I/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Để quản lý có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó, kế toán được coi là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Bộ máy kế toán sẽ cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thông tin về tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam việc tổ chức công tác hạch toán kế toán được đặc biệt quan tâm.
Tổ chức công tác kế toán thực chất là cách thức tổ chức thực hiện việc ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung bằng phương pháp khoa học riêng của kế toán, phù hợp với đặc điểm, qui mô cũng như tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý nền kinh tế.
Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ, tiền lương, bảo hiểm, thuế
Kế toán công nợ, công trình tự quản
Thủ quĩ
Kế toán thanh toán
Kế toán giá thành
Kế toán vật tư, CCDC, phải trả người bán
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy kế toán
tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam.
Phòng tài chính kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện việc hạch toán chi tiết và tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty một cách thường xuyên, liên tục, chính xác, kịp thời nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý của mình.
Để hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng tài chính kế toán, mỗi thành viên trong phòng tài chính kế toán đều có nhiệm vụ cụ thể riêng của mình.
Kế toán trưởng: có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế tại công ty. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm, quyền hạn như một phó giám đốc, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tổng hợp mọi hoạt động tài chính của công ty thông qua các kế toán viên.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán như: thanh toán tiền tạm ứng, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiên vay ngân hàng phát sinh hàng ngày ở công ty.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí: 621, 622, 627, 641, 642 và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ kèm theo việc theo dõi tài khoản 331: theo dõi lượng vật tư nhập, xuất trong từng tháng và giá trị số lượng hàng tồn kho cuối tháng, chi tiết công nợ phải thanh toán với người bán.
Kế toán tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm, thuế: theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tình hình trích nộp khấu hao tài sản cố định, theo dõi tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng đầu ta, đầu vào, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
Kế toán công nợ, công trình tự quản: theo dõi việc thanh toán với người mua, theo dõi các hợp đồng kinh tế.
Thủ quĩ: quản lý việc thu, chi tiền tại công ty theo các phiếu thu, phiếu chi.
Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng, song đều thực hiện nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán. Nhiệm vụ chung đó là:
*Phản ánh các chứng từ kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ, trung thực và kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành qui định.
*Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
*Tổng hợp số liệu và lập hệ thống báo cáo tài chính.
*Thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế nói chung và chế độ kế toán nói riêng.
*Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính.
b.Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý chung.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tập trung, thống nhất đã hỗ trợ cho việc kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp sản xuất, các phòng ban trong Công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý chung của Công ty. Chính nhờ bộ máy kế toán luôn cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho lãnh đạo Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo Công ty nên ban lãnh đạo Công ty luôn bao quát và giám sát được hoạt động của toàn Công ty.
Cùng với các phòng dự án, phòng kinh doanh tiếp thị và các phòng ban chức năng khác trong Công ty, phòng Tài chính kế toán đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc không ngừng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả quản lý nói chung.
II.Tình hình vận dụng chế độ kế toán , phương pháp kế toán tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam.
a.Những qui định chung.
Chế độ kế toán mà Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam hiện tại đang áp dụng là theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Từ chế độ kế toán chung, mỗi một công ty có sự vận dụng cụ thể khác nhau vào công ty mình. Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam chế độ kế toán được vận dụng cụ thể như sau:
* Niên độ kế toán: bắt đầu: 01/01
kết thúc: 31/12
* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VND). Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là theo giá thực tế.
* Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung
* Phương pháp kế toán tài sản cố định.
☻Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình:
Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng(đối với TSCĐ hữu hình) hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính(đối với TSCĐ vô hình).
Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được(phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ)
Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ.
Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ.
☻Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng: phương pháp khấu hao đường thẳng.
*Phương pháp kế toán hàng tồn kho.
☻Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế.
☻Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền.
☻Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
b.Tình hình vận dụng chế độ kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức của hoạt động sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các kế toán viên và các trang thiết bị phòng kế toán đồng thời trên cơ sở nhận biết đặc điểm, nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam áp dụng hình thức sổ: Nhật ký chung. Đặc trưng của phương pháp này là : tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký , mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Hình thức sổ nhật ký chung gồm các sổ chủ yếu sau :
Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt , sổ cái , các sổ và thẻ kế toán chi tiết .
+Chứng từ .
Là một doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn, các loại chứng từ kế toán được tổ chức tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.
Các chứng từ được lập tại Công ty tuân theo đúng qui định trong chế độ và được ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ kế toán, làm căn cứ để ghi sổ kế toán và thông tin cho quản lý. Các chứng từ sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu giữ và bảo quản theo qui định hiện hành.
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam bao gồm:
STT
Tên chứng từ
Số hiệu chứng từ
I. Lao động tiền lương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Phiếu báo làm thêm giờ
Hợp đồng giao khoán
Biên bản điều tra tai nạn lao động
01-LĐTL
02-LĐTL
03-LĐTL
04-LĐTL
05-LĐTL
06-LĐTL
07-LĐTL
08-LĐTL
09-LĐTL
II. Hàng tồn kho
10
11
12
13
14
15
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm tra chất lượng
Thẻ kho
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
01-VT
02-VT
05-VT
06-VT
07-VT
08-VT
III. Bán hàng
16
17
Hoá đơn giá trị gia tăng
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
01 GTKT-3LL
03 PXK-3LL
IV. Tiền tệ
20
21
22
23
24
25
26
27
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy xin thanh toán tiền
Biên lai thu tiền
Bảng kê ngoại tệ, vàng bạc, đá quí
Bảng kiểm kê quỹ
Bảng kiểm kê quỹ
01-TT
02-TT
03-TT
04-TT
05-TT
06-TT
07a-TT
07b-TT
V. Tài sản cố định
28
29
30
31
32
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
01-TSCĐ
02-TSCĐ
03-TSCĐ
04-TSCĐ
05-TSCĐ
+Tài khoản kế toán.
Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản như hệ thống tài khoản của doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, một số tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu cụ thể của quản lý. Nhìn chung, hệ thống tài khoản của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Loại tài khoản 1: tài sản lưu động: 111(1111, 1112), 112(1121, 1122), 113(1131, 1132), 131, 136, 133, 138, 141, 142(1421, 1422), 144, 152(1521, 1522), 153, 154, 155, 156, 157, 159, 161(1611,1612).
Loại tài khoản 2: tài sản cố định: 211(2112, 2113, 2114, 2115, 2116, 2118), 213(2131, 2132, 2133, 2134, 2135, 2136, 2138), 214(2141, 2142, 2143), 241(2411, 2412, 2413), 244, 242.
Loại tài khoản 3: nợ phải trả: 311, 315, 331, 333(1→9), 334, 335, 336, 338, 341, 342, 344.
Loại tài khoản 4: nguồn vốn chủ sở hữu: 411, 412, 413, 414, 415, 421(4211, 4212), 431(4311, 4312, 4313), 441, 451, 461(4611, 4612), 466.
Loại tài khoản 5: doanh thu: 511(5111, 5112, 5113, 5114), 515,531,532.
Loại tài khoản 6: chi phí sản xuất, kinh doanh: 621, 622, 627(1, 2, 3, 4, 7, 8), 632,635,641(1, 2, 3, 4, 5, 7, 8), 642(1→8)
Loại tài khoản 7: thu nhập khác: 711
Loại tài khoản 8: chi phí khác: 811
Loại tài khoản 9: xác định kết quả kinh doanh: 911
Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: 001, 002, 003, 004, 007, 008, 009.
+ Sổ sách kế toán.
Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Theo hình thức này, tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam sử dụng các loại sổ kế toán sau: nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt , sổ Cái, sổ và thẻ kế toán chi tiết.
Các mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết đã được kế toán Công ty vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty. Căn cứ để ghi vào nhật ký chung là các chứng từ gốc. Các chứng từ này cũng là căn cứ để ghi vào các bảng kê và bảng phân bổ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung:
◘ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi vào sổ nhật ký chung , sau đó căn cứ số liệu đã ghi vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết, thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ , thẻ kế toán chi tiết liên quan.
◘ Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký đặc biệt liên quan.
◘ Định kỳ (3,5,10…)hoặc cuối tháng , tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt , lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã lại trừ số trùng lặp do 1 nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt.
◘ Cuối tháng , cuối quý , cuối năm ,cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh sau khi đã kiểm tra , đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ , thẻ chi tiết), được dùng để lập các báo cáo tài chính .Về nguyên tắc tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh trên sổ nhật ký chung ( hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt khi đã loạI trừ số trùng lẳp trên các sổ nhật ký cùng kỳ).
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
NHẬT KÝ CHUNG
Sổ ,thẻ kế toán
chi tiêt
Bảng tổng hợp chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
gốc
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiêu, kiểm tra
+ Báo cáo kế toán.
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Việc lập các báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của kế toán
Các báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quí, có luỹ kế nửa năm, 9 tháng đầu năm và cả năm. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam bao gồm các loại sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này được kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt để gửi lên Bộ để báo cáo. Các báo cáo tài chính được gửi lên cơ quan tài chính, cục thuế, cơ quan thống kê và cơ quan đăng ký kinh doanh để báo cáo. Việc lập báo cáo tài chính không chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu quản lý của Công ty và Nhà nước mà còn cung cấp thông tin cơ bản cho các đối tượng sử dụng khác như công nhân viên trong Công ty, ngân hàng, khách hàng và các nhà cung cấp có nhu cầu.
►Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở: bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ trước; số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán, số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Dựa trên bảng cân đối kế toán này, kế toán lập các tỷ suất tài chính để phân tích các cân đối trong tài sản và nguồn vốn, từ đó đánh giá tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty.
►Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở tổng số phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Báo cáo này được sử dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua tính và phân tích các tỷ suất về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
►Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho ng ười sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
►Thuyết minh báo cáo tài chính.
Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo; bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo; thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. Việc lập thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác.
PHẦN II
KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM.
I. Phân loại chi phí sản xuất , đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .
1.Chi phí và phân loại chi phí
Chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí cũng như vị trí của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Việc hạch toán chi phí theo từng loại sẽ làm nâng cao tính chi tiết của thông tin kế toán, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nói chung và thúc đẩy việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Chính vì những lý do đó mà chi phí sản xuất của Công ty được chia thành những khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Để chi phí sản xuất được hạch toán một cách chính xác và kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến việc tập hợp chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Từ những yêu cầu này mà Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng mã hàng. Mỗi mã hàng bao gồm một hoặc nhiều sản phẩm cùng loại. Đơn vị tính giá là từng sản phẩm của mã hàng đó. Đối với kỳ tính giá thành thì hàng tháng mã hàng nào hoàn thành trong tháng thì cuối tháng tính giá thành cho sản phẩm đó luôn.Còn đối với những mã hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo mã hàng đó cuối tháng đều được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau.
Ví dụ : số lượng sản phẩm theo mã hàng mà công ty sản xuất trong tháng 3 như sau :
Số TT
Mã hàng
Tên SP
Số lượng
ĐK
PS
CK
1
06/C238
Lò hơi đốt than LT 0.75/8E2
1
1
0
2
07/C249
Lò hơi đốt than LT 1/8E2
2
3
2
3
07/C11
Bồ chứa LPG 23 m3
1
4
2
4
06/C251
Chảo xào D650
2
1
1
5
07/C144
Bộ cửa cho than
2
2
1
......
……
………………………
…………..
………
……….
47
07/C6
Nồi hơi đốt dầu
2
1
1
Đặc điểm của việc tập hợp chi phí tại Công ty là: toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng mã hàng, không kể số lượng sản phẩm của mã hàng đó nhiều hay ít. Đối với các chi phí trực tiếp: CPNVLTT và CPNCTT phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến mã hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho mã hàng đó theo chứng từ gốc . Đối với CPSXC, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng mã hàng theo CPNCTT.
Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trực tiếp theo từng mã hàng với phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng ngày , kế toán sẽ mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng mã hàng. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154. Sau đó, kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tiến hành phân bổ CPSXC cho từng mã hàng theo CPNCTT, tổng hợp chi phí sản xuất kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 154.
Việc kế toán sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất như trên là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Vì ở Công ty, các nghiệp vụ phát sinh nhiều, phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và có thể cung cấp thông tin kế toán vào bất cứ thời điểm nào.
II.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất
2.1. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nguyên vật liệu đưa vào sản xuất là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất là điều kiện sản xuất được tiến hành.Muốn sản xuất các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ về đối tượng lao động , tư liệu lao động và sức lao động . Nguyên liệu và vật liệu trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
CPNVLTT là loại chi phí chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm (từ 60%-70%). Do vậy, việc hạch toán chính xác, đầy đủ CPNVLTT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất sản phẩm và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm.
CPNVLTT được hạch toán trực tiếp vào từng sản phẩm theo giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng.
Các loại CPNVLTT được sử dụng trong sản xuất chế tạo sản phẩm tại Công ty rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc trưng riêng của từng sản phẩm.Các nguyên vật liệu chính công ty sử dụng như: Thép tấm CT 3 S=10, ống C10 F168*6,A515 S=10, thép ống C10 F325*10, đồng đỏ F20X2, mặt bích Inox DY200, tấm Inox S=2...Nguyên vật liệu phụ công ty sử dụng như:Khí A gong, Cáp hàn 1X50 , dây hơi kép, dây hàn tự động F.4,que hàn Inox F2.6,ôxy, sơn 665, sơn chống rỉ, sơn đen , sơn nhũ lam … mỗi loại sản phẩm lại sử dụng những vật liệu đặc thù, ví dụ với Lò hơi đốt than LT1/8E2 sử dụng các loại vật liệu như ống C10 F108*4, ống C10 F168*6, A515 S=10, C45 F30, C45 F10,…
Vì trong Công ty các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu phát sinh tương đối nhiều, nên Công ty sử dụng phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, giá nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính theo công thức sau:
+
Giá trị NVL + Giá trị NVL
Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá bq 1 đơn vị NVL =
+
xuất trong kỳ Số lượng NVL Số lượng NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
*
=
Giá thực tế của NVL Giá bq 1 đơn vị NVL Số lượng NVL
xuất kho xuất trong kỳ xuất kho
Toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty được hạch toán trên tài khoản tổng hợp là tài khoản 152, được chi tiết thành:
TK 1521: nguyên vật liệu chính
TK 1522: nguyên vật liệu phụ
CPNVLTT phát sinh trong tháng được hạch toán trên tài khoản 621.
Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, mỗi sản phẩm đều có bản vẽ kỹ thuật ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật. Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và giá cả vật tư, phòng vật tư sẽ lập dự trù vật tư để xác định loại vật tư, khối lượng vật tư cần thiết để sản xuất một sản phẩm.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tổ sản xuất viết phiếu xin lĩnh vật tư, rồi gửi lên phòng sản xuất ký duyệt. Sau đó, thống kê sẽ viết phiếu xuất kho, gồm 3 liên. Một liên thống kê gửi cho thủ kho. Khi xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào số lượng vật tư được cấp và số lượng trong kho thực tế để ghi số lượng thực cấp vào phiếu xuất kho rồi báo lên thống kê. Khi đó, thống kê sẽ ghi vào sổ của mình rồi gửi cho phòng kế toán một liên và giữ lại liên gốc.
Khi nhận được phiếu xuất kho do thống kê gửi lên, cuối tháng, kế toán vật tư vào bảng kê xuất, sổ đối chiếu luân chuyển.
CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI Mẫu số 62 VT
VIỆT NAM QĐ số 1141 TC/CĐKT
-------------------- Ngày 01-11-95 của BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 3 năm 2007
Số : 237/2vkt
Nợ:
Có:
Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Mạnh Cường .Địa chỉ(bộ phận) Lắp máy 1
Lý do xuất: xuất cho mã hàng 07/C249
Xuất tại kho: NVLC 1521
TT
Tên, nhãn hiệu qui cách phẩm chất vật tư, hàng hoá
Mã số
Đ/v
Số
Y/c
lượng
Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
1
A515 S =10
1.820
1.820
14.142
25.739.307
Tổng cộng
25.739.307
Ngày 5 tháng 3 năm 2007
Thủ kho
(Ký,họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Phòng vật tư
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, bảng kê xuất nguyên vật liệu và các chứng từ liên quan khác, kế toán vật tư tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI
VIỆT NAM
--------------------
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 3 năm 2007
STT
Ghi Có TK
Đối tượng
sd (ghi Nợ các TK)
TK 152
TK153
TK1521
TK1522
1
TK 621
5.200.718.217
498.517.412
2
TK 627
+ 6272
+ 6273
47.236.896
17.104.280
216.917.902
3
TK 157
27.284.666
19.491.456
4
TK 632
139.273.040
10.755.728
Tổng cộng
5.414.512.819
545.868.876
216.917.092
Ngày 31 tháng 3 năm 2007
Kế toán báo cáo (Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Vì công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên cho nên tất cả việc hạch toán NVL TT đều thường xuyên được ghi chép . Sau khi kế toán vật tư đã lên bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán chi phí giá thành sẽ căn cứ vào bảng này và các chứng từ liên quan để lên sổ chi tiết tài khoản 621 .
Đồng thời, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán chi phí giá thành sẽ phản ánh theo định khoản sau:
+ CPNVLC:
Nợ TK 621 : 5.200.718.217
Có TK 152 (1521) : 5.200.718.217
+ CPNVLP:
Nợ TK 621 : 498.517.412
Có TK 152 (1522) : 498.517.412
CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI
VIỆT NAM
------------------
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
TK 621
Tháng 3 năm 2007
Stt
Chứng
từ
Ngày
Mã hàng
Chủng loại
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
224/1vkt
230/1vkt
237/1vkt
234/1vkt
……..
02/3
04/3
05/3
05/3
…….
07/C249
ThéptrònCT3F12
Gang
A515S =10
Đai ốc M24 x 36
………………..
7.857,1
4.800,3
14.142
4.000
………
3,5
100
1.820
4
…….
135.539.079
27.499,85
480.030
25.739.307
16.000
……….
2
242/1vkt
244/2vkt
……
13/3
14/3
…….
06/C238
ThéptấmCT3S=8
ôxy
……………
8.160
37.545
………
566
2
…….
9.996.850
4.618.616
75.090
……………
3
289/1vkt
293/2vkt
……….
16/3
20/3
07/C11
……….
Thép ốngC10F235
Bình oxy
……………….
16.608
37.545
……..
30
2
……
61.456.779
348.255
75.090
……………
Cộng
5.699.235.629
Ngày 31 tháng 3 năm 2007
Kế toán truởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách phòng TC-
Kế toán báo cáo
(Ký, họ tên)
2.2.Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, CPNCTT thường chiếm tỷ trọng từ 10% đến 18% trong giá thành sản phẩm. Việc hạch toán đúng, đủ CPNCTT có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lượng chính xác, đảm bảo lợi ích của người lao động, đồng thời quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiền lương nhằm quản lý chặt chẽ chi phí này, tạo cơ sở hạ giá thành sản phẩm.
Lao động trong Công ty được chia thành: công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp. Để tính toán đúng tiền lương cho từng công nhân phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra, hiện Công ty đang áp dụng kết hợp hai hình thức trả lương là:
+ Trả lương khoán sản phẩm : áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất . Theo hình thức lương này tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình sản xuất , tăng năng suất lao động .Phương thức khoán sản phẩm tạo điền kiện gắn liền lợi ích của người lao động với chất lượng sản phẩm và tiến bộ sản xuất , xác định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng tổ sản xuất trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng hiện có của người lao động .
+ Trả lương theo định biên và năng suất lao động: áp dụng với cán bộ công nhân viên phục vụ sản xuất.
Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, CPNCTT bao gồm các khoản sau:
+ Lương khoán sản phẩm: Hàng tháng, căn cứ vào bảng lương khoán, các văn bản định mức thời gian lao động cho các sản phẩm, phòng tổng hợp tính lương phải trả cho người lao động theo công thức sau:
Trong đó:
Ldv : Tổng tiền lương đơn vị nhận được trong tháng.
: Tổng thời gian thực hiện tương ứng với khối lượng sản phẩm định mức đã hoàn thành.
A : Đơn giá tiền lương cho một giờ lao động và A=5.000đ/h.
Tổng hợp lương khoán phải trả cho cô._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0143.doc