Lời nói đầu
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, muốn tồn tại và có chỗ đứng trong thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán.
Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được chính xác lượng chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm và giá thành của sản phẩm sản xuất hoàn thành. Công tác kế toán nói chung về kế toán chi tiết về tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng là công cụ quản
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý đắc lực và quan trọng giúp cho các nhà quản lý phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế được các nhân tố tiêu cực để doanh nghiệp quản lý và sử dụng chi phí đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà cũng như các doanh nghiệp khác nhận thức được vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và công ty đã xác định đây là vấn đề mang tính chất quyết định trong sản xuất. Do vậy công ty đã tìm hiểu và áp dụng nhiều phương pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Với mong muốn được tìm hiểu về phương thức tổ chức công tác, hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, em xin được thực tập ở công ty. Và sau một thời gian thực tập tại công ty với những kiến thức đã được trang bị ở trường, với sự hướng dẫn của cô Phạm Bích Chi cộng thêm sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của công ty và sự nỗ lực cố gắng của bản thân em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà”.
Ngoài phần Lời nói đầu và phần Kết luận, đề tài gồm ba phần chính sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà.
Chương III: Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà.
Mặc dù em đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài này, nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập thực tế tại Công ty có hạn nên đề tài của em chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Em rất trân trọng và mong muốn nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 10 tháng 02 năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc ánh
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải huy động các nguồn tài lực, vật lực (lao động, vật tư, tiền vốn...) để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, thu mua dự trữ hàng hoá, luân chuyển lưu thông sản phẩm, hàng hoá, thực hiện hoạt động đầu tư... kể cả chi cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình.
Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý chi phí được chặt chẽ, theo dõi và hạch toán chi phí một cách có hệ thống, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và phân tích kinh tế trong các doanh nghiệp, cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp. Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây xin đề cập đến hai cách phân loại chủ yếu đối với chi phí của doanh nghiệp:
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và sử dụng vào mục đích gì. Theo tiêu thức này thì toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân biệt thành năm loại:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu:
Bao gồm các chi phí nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị cơ bản ...
- Chi phí nhân công: là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí Công đoàn trên tiền lương, tiền công...
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả các tài sản cố định trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp (như dịch vụ cung cấp điện, nước, sửa chữa các tài sản cố định...)
- Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài 4 chi phí nói trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động ...
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chi thành các loại:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ, nhiêu liệu ... sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất tạo ra những sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ trên tiền lương của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo qui định. Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại ... ) bao gồm các khoản sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sỏ cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
Ngoài 2 cách phân loại trên đây để phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ thành chi phí khả biến và chi phí bất biến; phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí giá thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; hoặc có thể phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm thành chi phí cơ bản và chi phí chung...
2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành phản ánh trình độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động, vật tư, khả năng tận dụng công suất máy móc, trình độ quản lý kinh tế và hạch toán kinh tế nội bộ.
2.2. Các loại giá thành sản phẩm
* Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành mà giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xem như thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng giống như giá thành kế hoạch việc tính giá thành định mức cũng được tiến hành trước khi sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chi tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật ... để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác liên doanh, liên kết.
* Phân loại giá thành theo phạm vi các yếu tố cấu thành:
Theo phạm vi tính toán giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
- Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ...) tính cho những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng, đồng thời là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác định là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau trong qúa trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: Chúng đều là các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chỉ tiêu khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những sự khác nhau trên các phương diện sau:
+ Chi phí sản xuất gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm phải gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoặc hoàn thành.
+ Về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau đây:
Z = Ddk + C - Dck
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản phẩm
Ddk: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Dck: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để hoạch toán kinh tế, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó giúp cho nhà quản lý đề ra các quyết định phù hợp.
Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
- Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
II. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với nội dụng kinh tế, công dụng khác nhau phát sinh ở những địa đIểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là tạo ra các sản phẩm lao vụ của doanh nghiệp được sản xuất chế tạo bởi các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đó. Các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo phạm vi giới hạn cần được tập hợp có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ, các phòng chức năng...
- Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng...
Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng của việc tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí đó. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ khâu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có xác định được đối tượng đúng đắn khoa học và hợp lý mới có tác dụng phục vụ tốt cho công việc tăng cường công tác quản lý sản xuất, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phát huy vai trò, chức năng của kế toán.
Việc lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí ở các doanh nghiệp là không giống nhau, căn cứ vào:
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Tình hình sản xuất và quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
Địa điểm phát sinh, mục đích, công dụng của chi phí
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí trong giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Tuỳ thuộc vào khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp.
* Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép qui nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan.
* Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn đối tượng phân bổ hợp lý, để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức:
Ci = (ồC/ồni=1 Ti) * Ti
Trong đó:
Ci: Là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
ồC: Là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
ồni=1 Ti: Là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Ti : Là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng thứ i
Tiêu chuẩn được lựa chọn để phân bổ chi phí cho các đối tượng đòi hỏi phải hợp lý khoa học.
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tập hợp chi phí sản xuất là việc tập hợp lại hệ thống hoá các chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp tại từng thời điểm vị trí nhất định vào các tài khoản kế toán và phân chia chi phí theo từng đối tượng hạch toán chi phí. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời.
Việc tập hợp chi phí sản xuất có thể khái quát theo 4 bước sau:
- Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành SXKD có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan
- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí snả xuất có những điểm khác nhau
3.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất hàng tồn kho trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho. Theo phương pháp này để tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 621 (TK621): Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 (TK622): Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 (TK627): Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 154 (TK154): Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
a) Tài khoản 621 ( TK 621): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ ... phát sinh trong kỳ, cuối kỳ chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
b) Tài khoản 622 (TK 622): Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế tạo sản phẩm..., cuối kỳ kết chuyển vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (Bao gồm các khoản: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng các khoản phụ cấp, các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất), cuối kỳ chuyển sang TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
c) Tài khoản 627 (TK627): Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí có liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, đội sản xuất... cuối kỳ kết chuyển vào TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Tài khoản 627 được mở thành 6 TK cấp 2 để theo dõi phản ánh riêng từng nội dung chi phí:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
d) Tài khoản 154 (TK154): Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài khoản này còn được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ thuê ngoài gia công chế biến và tính giá thành vật liệu thuê ngoài chế biến.
3.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhất là đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập Bảng phân bố chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Được áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Được áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, do đó kế toán cần phải phân bổ cho các đối tượng theo phương thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ có thể là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có thể là toàn bộ chi phí trực tiếp, cũng có thể là trọng lượng, khối lượng hoạt động. Tiêu thức này phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng
Trình tự phân bổ:
Trước hết xác định hệ số phân bổ:
Hệ số Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ
Phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ
Tính số tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng:
Chi phí vật liệu Tiêu thức phân
phân bổ cho = bổ cho từng x Hệ số phân bổ
từng đối tượng đối tượng
Để tính toán, tập hợp chính xác nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán phải chú ý kiểm tra chính xác số nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng vào sản xuất, những nguyên vật liệu chưa sử dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi nếu có phải loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính như sau:
CF NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá phế
trực tiếp = xuất sử dụng + còn lại đầu kỳ - còn lại cuối kỳ - liệu thu
trong kỳ trong kỳ ở địa điểm SX chưa sử dụng hồi
Để tập hợp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ số 01: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK152,TK153 TK621 TK152
Trị giá NVL, công cụ dụng cụ Trị giá NVL sử dụng không
hết nhập lại kho
TK 142
NVL trực tiếp NVL trực tiếp
chờ phân bổ phân bổ dần
TK111, 112, 114 TK 154
Trị giá NVL mua về sử dụng ngay Kết chuyển hoặc phân bổ chi
cho sản xuất không nhập kho phí NVL trực tiếp
TK 133
Thuế GTGT
được khấu trừ
3.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu chuẩn phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức hoặc giờ công thực tế. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622.
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ số 02: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK334 TK622 TK154
Tiền lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp khác phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ
TK 335 chi phí nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất
TK 338
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo quy định
3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất... như: chi phí về tiền công các khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp mỗi đơn vị, bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, một loại công việc hay lao vụ nhất định thì chi phí sản xuất chung của bộ phận đơn vị đó chính là chi phí trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đó. Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hay lao vụ thì chi phí sản xuất chung của từng bộ phận, đơn vị được phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Để tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627: Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung gồm có chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, kế toán ghi:
Nợ TK154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 627: Chi phí SXC cố định
- Trường hợp mức sản xuất thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK632: giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí SXC cố định không phân bổ)
Có TK627: Chi phí SXC
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ số 03: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334, TK338 TK627 TK111,112,138…
Chi phí nhân viên
Khi phát sinh các khoản giảm
TK152 chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu
TK 153 TK 154
Chi phí dụng cụ
TK142
TK214 Kết chuyển hoặc phân bổ chi
Chi phí khấu hao tài sản cố định phí sản xuất chung
TK111,112,141 TK 632
Chi phí dịch vụ mua ngoài Khoản chi phí SXC cố định
Chi phí bằng tiền khác không phân bổ được ghi nhận
vào giá vốn hàng bán trong kỳ
TK 142, 335
Trích trước hoặc tính dần số đã chi về
Chi phí sửa chữa TSCĐ
3.1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu hiện qua sơ đồ sau:
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ số 04: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 621 TK154 TK138,152,821
Dđk: x x x Trị giá sản phẩm hang bắt bồi
Thường, phế liệu thu hồi do sản
Kết chuyển chi phí nguyên phẩm hỏng
vật liệu trực tiếp
TK 622 TK 155
Kết chuyển chi phí nhân công Giá thành thực tế thành phẩm hoàn
trực tiếp thành nhập kho
TK 157
Giá thành thực tế thành phẩm gửi bán
TK 627 không qua kho
Kết chuyển chi phí sản xuất TK 632
chung Giá thành thực tế sản phẩm hoàn
thành bán ngay
Dck: x x x
3.2 Kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ là không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của hàng tồn kho trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác bằng công thức:
Trị giá vật tư Giá trị vật tư Giá trị vật tư._. Giá trị vật tư
Xuất dùng = tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ - tồn kho cuối kỳ
Cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản:
TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 611: mua hàng; còn tài khoản 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thực hiện trên tài khoản 631: giá thành sản xuất. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát ở sơ đồ sau:
* Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ số 05: Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 154 TK 631
Kết chuyển chi phí sản xuất Phản ánh chi phí sản xuất dở
Dở dang đầu kỳ dang cuối kỳ
TK 611 TK 621 TK611, 138, 821
Phế liệu sản phẩm hỏng
Kết chuyển chi phí NVL thu hồi, trị giá sản phẩm
trực tiếp hang bắt bồi thường, tính
vào chi phí bất thường
TK 622 TK 632
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
Giá thành thực tế sản
TK627 Phẩm hoàn thành sản
xuất trong kỳ
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
III. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong các doanh nghiệp sản xuất
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến hoặc đã hoàn thành một vài quy trình công nghệ chế biến nhưng vẫn còn phải gia công tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu về trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách thích hợp.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang có thể thực hiện được bằng một trong các cách sau:
1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung …) tính cả cho giá thành sản phẩm hoàn thành chịu.
Chi phí về sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau:
Dđk + CVL
Dck = x Sd (*)
Stp + Sd
Trong đó:
Dck, Ddk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Cvl: Chi phí NVL chính (hoặc chi phí NVL trực tiếp) phát sinh trong kỳ
Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính htoán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
- Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp …) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (*).
- Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (như chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức.
Dđk + C
Dck = x Sd
Stp + Sd’
Trong đó:
C: được tính theo từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ
S’d: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT): Sd’ = Sd * % HT
3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn.
Sau đó tập hợp cho từng loại sản phẩm. Theo phương thức này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.
IV. Kế toán tính giá thành sản phẩm
1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc hay lao vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Để xác định được đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cần phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể như: đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ hạch toán…
Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành phù hợp để cung cấp số liệu về giá thành một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
* Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ rất mật thiết. Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành trong doanh nghiệp. Trong thực tế một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành. Trong nhiều trường hợp khác, mỗi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành. Ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành tại doanh nghiệp đó.
2. Các phương pháp tính giá thành
Các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của mình có thể chọn một trong các phương pháp tính giá thành.
2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi hoàn thành sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí thường tương ứng với đối tượng tính giá thành
- Nội dung: căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức:
Z = Dđk + C - Dck
Trong đó:
Z: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất đã hoàn thành
C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Dđk, Dck: Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm =
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
- ĐIều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều công đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng hoặc cũng có thể là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ cuối. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai phương pháp tương ứng sau:
2.2.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn trước là đối tượng sản xuất của giai đoạn tiếp theo.
- Đối tượng tập hợp chi phí: là từng giai đoạn, từng phân xưởng.
- Đối tượng tính giá thành: là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
- Nội dung: căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn kế tiếp, cứ thế liên tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Việc kết chuyển chi phí tuần tự từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo từng khoản mục được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 06: Sơ đồ phương pháp tính giá thành phân bước
có tính giá thành nửa thành phẩm
Giai đoạn I Giai đoạn II ……. Giai đoạn n
Giá thành nửa thành phẩm
Chi phí sản xuất khác ở GĐ II
Giá thành nửa thành phẩm GĐII chuyển sang
Giá thành nửa thành phẩm ở GĐII
Chi phí sản xuất khác ở GĐ II
Giá thành nửa thành phẩm GĐI chuyển sang
Chi phí chế biến khác
Giá thành nửa thành phẩm GĐ1
Chi phí NVL trực tiếp
n -1
2.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
- Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kiểu lắp ráp song song.
- Đối tượng tập hợp chi phí: ở từng giai đoạn, từng phân xưởng
- Nội dung: Theo phương pháp này kế toán chỉ cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, do đó cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của các giai đoạn để lại được giá thành của thành phẩm. Công thức tính như sau:
Chi phí sản xuất DĐKGĐI + CGĐi
nằm trong thành = x QTP
phẩm của GĐi QHGĐi + QDGĐi
ZTP = ồn i=1 CPSXGĐii
Trong đó:
DĐKGĐi: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của giai đoạn i
CGĐI: Chi phí sản xuất trong kỳ ở giai đoạn i
QHGĐi: Sản lượng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn i
QDGĐi: Sản lượng sản phẩm dở ở giai đoạn i
QTP: Sản phẩm thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối
ZTP: Tổng giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối
Sơ đồ 07: Sơ đồ phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Giai đoạn I Giai đoạn II ……. Giai đoạn n
CPSX ở GĐI theo khoản mục
CPSX ở GĐI nằm trong thành phẩm (theo khoản mục)
CPSX ở GĐII theo khoản mục
CPSX ở GĐII nằm trong thành phẩm (theo khoản mục)
CPSX ở GĐn theo khoản mục
CPSX ở GĐn nằm trong thành phẩm (theo khoản mục)
Giá thành thành phẩm (theo từng khoản mục)
2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Một đơn đặt hàng có thể có nhiều công việc khác nhau hoặc cũng có thể có một công việc, một sản phẩm hoặc một loại sản phẩm. Người ta có thể tính toán cho đơn đặt hàng khi đã hoàn thành toàn bộ các công việc ghi trên đơn đặt hàng.
- Đối tượng tập hợp chi phí: là từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng.
- Đối tượng tính giá thành: là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành hoặc hàng loạt hàng
- Nội dụng của phương pháp: để tính được giá thành thực tế của từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng thì khi nào sản xuất cho đơn hàng nào phải mở bảng tính giá thành riêng cho đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng đó.
Hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào thì được tập hợp cho đơn đặt hàng đó. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được từ lúc bắt đầu sản xuất đến thời đIểm cuối kỳ hạch toán là toàn bộ chi phí sản xuất dở dang. Còn những đơn đặt hàng nào đã hoàn thành thì tổng cộng chi phí từ khi sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm đồng thời với việc thu được sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành: là từng loại sản phẩm chính hoàn thành
- Nội dụng: phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ là phương pháp tính giá thành sản phẩm chính bằng cách loại trừ phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ được xác định bằng cách tính theo giá kế hoạch hoặc lấy theo giá bán sản phẩm phụ trừ đi lợi nhuận định mức. Tổng giá thành của sản phẩm chính được tính theo công thức sau:
ZC = Dđk + C - Dck - Cp
Trong đó:
ZC: Tổng giá thành sản phẩm chính
Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: Tổng chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ
Cp: Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ
2.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
- Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất đồng thời cùng một lúc thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
- Đối tượng tập hợp chi phí: là toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành: là từng loại sản phẩm chính hoàn thành.
- Nội dung: Muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm doanh nghiệp căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và các tiêu chuẩn hợp lý để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn trong đó lấy loại có hệ số làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm để tính ra sản lượng tiêu chuẩn (sản lượng quy đổi).
Sản lượng quy Sản lượng sản phẩm Hệ số quy đổi ra sản
đổi của sản phẩm = thực tế hoàn thành x phẩm tiêu thụ của
thứ i của sản phẩm sản phẩm thứ i
Giá thành Tổng giá thành SX của các loại sản phẩm Sản lượng
của từng = x quy đổi của
loại sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi của các loại sản phẩm từng loại SP
2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành: là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
- Nội dung: Để tính được giá thành của từng quy cách trước hết căn cứ vào giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức) để tính tiêu chuẩn phân bổ giá thành theo sản lượng thực tế, sau đó tính tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm, trên cơ sở tỷ lệ giá thành và tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách để tính giá thành thực tế của từng quy cách.
Tiêu chuẩn phân bổ giá Giá thành kế Sản lượng thực
thành của từng quy cách = hoạch đơn vị của x tế của từng
(theo khoản mục) từng quy cách quy cách
Tỷ lệ giá thành của Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm
nhóm sản phẩm =
(theo khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ của cả nhóm sản phẩm
2.7 Phương pháp tính giá thành thành phẩm theo giá thành định mức
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức hệ thống kinh tế kỹ thuật khoa học hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc. Việc sản xuất đã đi vào nề nếp và ổn định, trách nhiệm của các bộ phận quản lý và các bộ phận sản xuất tương đối cao.
- Nội dung của phương pháp: phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố cho quá trình sản xuất và dự toán chi phí sản xuất, những thay đổi định mức hay dự toán chi phí và thoát ly định mức (chênh lệch giữa thực tế và định mức) để xác định giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành cụ thể theo công thức sau:
Giá thành Giá thành chênh lệch do chênh lệch do
thực tế của = định mức + thay đổi + thoát ly
sản phẩm định mức định mức
Trong đó:
+ Giá thành định mức sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính, tuỳ thuộc vào từng tình hình cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính luôn cho sản phẩm.
+ Xác định số thay đổi do chênh lệch định mức: vì giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành vì vậy khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại. Việc thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm làm dở đầu kỳ vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Và số chênh lệch có thể được tính như sau:
Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới
+ Xác định số chênh loch do thoát ly định mức: chênh loch do thoát ly định mức là số chênh loch do tiết kiệm hoặc vượt chi. Việc xác định số chênh lệch này được xác định theo các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí. Thông số chênh loch do thoát ly định mức đều được xác định như sau:
Số chênh lệch do = Chi phí thực tế - Chi phí định mức
thoát ly định mức (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)
V. Sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tuỳ vào đặc đIểm, cơ cấu tổ chức và quy mô sản xuất, yêu cầu của quản lý mà mỗi công ty áp dụng hình thức sổ kế toán khác nhau như hình thức Nhật kí sổ cái, hình thức hạch toán Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ, và hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau:
* Chứng từ
Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (được lập trên cơ sở các phiếu xuất kho)
Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Phiếu chi
Giấy báo Nợ, Hoá đơn bán hàng hay Hoá đơn GTGT…
* Tổ chức sổ chi tiết
Để xác định được đối tượng hạch toán chi phí trong doanh nghiệp trên cơ sở đó mở tài khoản chi tiết cho các TK621, TK622, TK627, TK 154 (hoặc TK631), kế toán mở sổ chi tiết Chi phí SXKD cho các TK621, TK622, TK627, TK142, TK154 …
* Tổ chức sổ tổng hợp
Kế toán ghi sổ cái các TK621, TK622, TK627, TK623, TK154 (hoặc TK631) tuỳ theo hình thức hạch toán mà doanh nghiệp vận dụng.
Cụ thể doanh nghiệp có thể tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các hình thức ghi sổ sau:
1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
- Đặc điểm cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi chép vào sổ Nhật ký chung hay Nhật ký chung đặc biệt theo trình tự thời gian phát sinh. Hình thức hạch toán Nhật ký chung tách rời việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống và tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên hai hệ thống sổ khác nhau. Kế toán phải lập Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì Sổ Cái (tài khoản) được phản ánh ở những trang sổ khác nhau.
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toán,… ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ cái Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh, sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá, Sổ chi phí SXKD các TK621, TK622, TK627, TK154…, Thẻ tính giá thành sản phẩm
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký chung đặc biệt như Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng… thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung đặc biệt liên quan. Định kỳ, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái.
Cuối tháng, căn cứ vào sổ Nhật ký chung hay Nhật ký chung đặc biệt kế toán ghi vào các sổ Cái các tài khoản liên quan và dựa trên số liệu trong sổ Cái, kế toán lập Bảng Cân đối số phát sinh.
2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ Cái
- Đặc điểm cơ bản: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ Cái. Hình thức hạch toán Nhật ký - sổ Cái tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, kế toán không cần lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì có thể căn cứ vào dòng cộng cuối kì trên Nhật ký - sổ Cái.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và kết hợp với ghi theo hệ thống của từng tài khoản liên quan vào cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ Cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết)
3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp gồm có:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kế toán trên sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các lại sổ: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ
Đặc điểm cơ bản: Hình thức hạch toán nhật ký chứng từ kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên cùng một loại sổ là Nhật ký chứng từ. Phần lớn kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên Nhật ký chứng từ. Không cần lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép ở dòng “Cộng cuối kỳ” của Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng bên Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một trình tự ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; sổ Cái; sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ: Theo hình thức hạch toán Nhật ký chứng từ, chi phí sản xuất theo phân xưởng được tập hợp ở bảng kê số 4 rồi cuối tháng số liệu tổng hợp sẽ được chuyển về Nhật ký chứng từ số 7.
Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty vật liệu xây dựng cầu ngà
I. Đặc điểm chung của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà
1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà
Tên Công ty: Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà
Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh quản lý. Công ty được thành lập theo QĐ 989/CT-UB ngày 18/10/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc.
Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh về vật liệu xây dựng có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng; được sử dụng con dấu riêng theo qui định của pháp luật.
Công ty nằm trên địa bàn xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ tháng 8 năm 1996 đến nay. Công suất ban đầu của dây chuyền sản xuất gạch các loại của công ty là 20 triệu viên/ năm. Được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý cấp trên, quí III năm 2001 công ty đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt thêm 1 dây chuyền sản xuất gạch Block với công suất 1,8 triệu viên/năm.
Hiện nay công ty đã tạo công ăn việc làm cho gần 300 lao động trong tỉnh.
Để thấy rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta xem xét một số vấn đề sau:
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay và vốn đầu tư (trong đó Tài sản cố định chiếm 83% tổng số vốn)
- Vốn đầu tư: 11.5 tỉ
- Vốn lưu động cần thiết để sản xuất 20triệu viên gạch/năm: 2.5 tỉ
Số vốn hoạt động trên đơn vị chủ yếu vay với lãi suất ưu đãi 1.1%/tháng. Trong điều kiện đó, quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp. Tuy nhiên bằng nội lực của mình và những nỗ lực và phấn đấu của toàn thể công ty tìm biện pháp khắc phục khó khăn đến năm 2000 doanh nghiệp đã bứt khỏi sự khó khăn và sản xuất kinh doanh đã có lợi nhuận.
Sơ đồ cơ cấu hệ thống sản xuất của công ty:
Công ty
Bộ phận sản xuất phụ
Bộ phận sản xuất chính
T. Cơ điện
T.xếp goòng
T.phơi đảo
Tổ SX
Tổ SX
Tổ SX
* Công tác tổ chức hệ thống cụ thể như sau:
Công ty gồm có: Một phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ, có các tổ sản xuất. Hầu hết các bộ phận làm việc 2 ca, tuy nhiên có một số bộ phận làm 3 ca, một ngày thay ca nhau làm việc, ngày lễ, ngày nghỉ, chủ nhật thay ca nhau nghỉ luân phiên.
* Công ty sản xuất một số loại sản phẩm chính sau:
Stt
Tên loại sản phẩm
Quy cách
Độ rỗng (%)
I
Gạch nung
1
Gạch xây 2 lỗ rỗng
220 x 105 x 160
³ 30%
2
Gạch xây 3 lỗ rỗng
220 x 70 x 220
³ 40%
3
Gạch chống nóng 4 lỗ rỗng
220 x 115 x 60
³ 35
4
Gạch chống nóng 6 lỗ rỗng
220 x 105 x 105
³ 30%
5
Gạch đặc
220 x 105 x 160
6
Gạch nem tách
200 x 200 x 40
³ 50%
7
Gạch lá dừa đơn
200 x 200 x 20
8
Gạch lá dừa kép
200 x 200 x 30
9
Gạch mắt na
200 x 200 x 40
II
Gạch Block
1
Gạch block hình Sin
220 x 105 x 60
2
Gạch block tay vợt
220 x 105 x 60
* Vật tư chủ yếu để sản xuất gạch:
Stt
Tên vật tư
Đơn vị
Định mức/ 1000viên
1
Đất sét tuyển chọn
M3
1,4
2
Than cám 5
Tấn
0,150
Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch như sau:
Bãi chứa nguyên vật liệu
Tưới nước ngâm ủ phong hoá tự nhiên
Máy cấp liệu thùng
Pha than Băng tải số 1
Máy cán răng
Băng tải số 2
Máy cán thô
Băng tải số 3
Máy cán mịn
Băng tải số 4
Máy nhào 2 trục
Máy đùn liên hợp có hút chân không
Băng tải đưa ra nhà kính
Máy cắt tự động xe vận chuyển bánh hơi
Nhà phơi chứa gạch mộc
Xếp vào xe goòng, xe phà
Lò sấy, nung tuy nel
Bãi thành phẩm
2.2. Thị trường tiêu thụ của công ty
Thị trường chủ yếu của công ty là tỉnh Bắc Ninh - một tỉnh nhỏ mới được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ năm 1997. Bắc Ninh đang trên đà phát triển lại được đầu tư nhiều nên tốc độ xây dựng của tỉnh nhanh và mạnh. Nhiều công trình được xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch là rất lớn.
Tuy nhiên trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm mới được đưa ra thị trường chưa đủ sức cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành có bề dày kinh nghiệm như Nhà máy gạch Bích Sơn, Nhà máy Tân Xuyên, Nhà máy gạch Hồng Thái ...
Để cân đối giữa sản xuất với sản lượng là 20triệu viên/ năm và lượng hàng phải tiêu thụ, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để có thể tiêu thụ hết sản lượng đó, không để tồn đọng sản phẩm. Đây là một bài toán khó. Để giải được bài toán này ban lãnh đạo công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh như sau:
Đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm
Tạo ra những mẫu mã mới thường xuyên để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường
Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
Hạ giá thành sản phẩm
Tôn chỉ của công ty là luôn giữ chữ tín, luôn luôn quan tâm chú trọng đến khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác mua hàng, giao dịch với khách hàng niềm nở, hoà nhã; phục vụ khách hàng chu đáo, luôn thực hiện khẩu hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Bằng những chính sách trên, những năm gần đây công ty đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường và chiếm một thị phần đáng kể. Không những thế công ty còn nhận thấy Hà Nội là một địa bàn lớn, một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm của công ty. Qủa đúng vậy trong năm 2001 thị trường Hà Nội đã tiêu thụ được hàng triệu viên gạch các loại giải quyết hết số tồn đọng của những năm trước còn lại. Như vậy công ty đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình về khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng đã mạnh dạn mở thị trường ra các tỉnh khác như: Hà Tây, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương,...
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2000, 2001, 2002): (Biểu số 01)
Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng cao hơn, lợi nhuận cũng lớn hơn. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận từ cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0186.doc