Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

phần I: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. I- Một số khái niệm cơ bản. 1 - chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1 - Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN phải chịu để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm ) . Hao phí lao động sống (còn gọi là hao phí lao động hiện tại) bao gồm các hao phí

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc trả lương cho công nhân, trích các khoản kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) ghi vào chi phí sản xuất. Hao phí lao động vật hoá ( còn gọi là hao phí lao động quá khứ ) bao gồm các hao phí về giá trị NVL sử dụng phục vụ cho sản xuất, công cụ dụng cụ xuất dùng, khấu hao TSCĐ. Một DN sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động mang tính chất sự nghiệp ... thì không được coi là chi phí sản xuất, mà chỉ có những chi phí để tiến hành sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Chi phí của DN phát sinh thường xuyên trong suôt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của DN, nhưng chỉ những chi phí sản xuất nào mà DN phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2 - Phân loại: Chi phí sản xuất của DN rất đa dạng và phong phú, để hiểu rõ hơn về chúng, chúng ta cần phải tiến hành phân loại. Do chi phí sản xuất có nhiều nội dung, mục đích và công dụng khác nhau nên ta có thể phân loại chúng theo nhiều tiêu thức khác nhau cụ thể là: 1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chi phí: Theo nội dung chi phí, chi phí sản xuất có thể phân ra thành các loại sau: - Chi phí NVL: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản ... - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân viên hoạt động sản xuất trong DN. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của DN. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền DN đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN. - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu trên. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, qua đó chúng ta nhận thấy được rất rõ kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất, từ đó ta có thể phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. 1.2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí: Theo khoản mục chi phí , chi phí sản xuất có thể phân ra thành các loại sau: - Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí NVL, nhiên liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt đọng ngoài sản xuất. - Chi phí nhân công trưc tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ, không tính vào khoản mục này số tiền công và tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và khoản mục chi phí bán hàng. Cách phân loại này nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, làm tài liệu tham khảo để lập định mức CFSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.2.3.Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm. - Chi phí khả biến: là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổivề mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh (công tác kế toán quản trị nội bộ trong doanh nghiệp). 1.2.4.Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này ta có những loại chi phí sau: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán ghi trực tiếp cho từng loại đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, đối với những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CFSX cho các đối tượng có liên quan 1 cách đúng đắn, hợp lý. 1.2.5. Phân loại CFSX theo nội dung cấu thành của chi phí. Theo cách phân loại này, CFSX bao gồm 2 loại: - Chi phí đơn nhất: Chi phí này do 1 yếu tố duy nhất cấu thành, điển hình cho loại chi phí này là chi phí về tiền lương công nhân sản xuất. - Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như CFSX chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau phát sinh trong phạm vi phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. . . Cách phân loại này giúp cho cách nhận thức vị trí của từng loại CFSX trong việc hình thành giá thành sản phẩm để tổ chức công tác tập hợp CFSX thích hợp với từng loại. 2- giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 2.1- Khái niệm. Quá trình sản xuất ở một doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả sản xuất doanh nghiệp phải thu được những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành, hay còn gọi là thành phẩm để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá thành là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất đã hoàn thành nên thành phẩm dịch vụ đó. Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, vì vậy giá thành sản là chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong hạch toán kinh tế. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mức hạ giá thành và tỉ lệ hạ giá thành có thể phản ánh trình độ sử dụng và tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khả năng tận dụng công máy móc thiết bị sản xuất, mức độ trang bị và áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến, kết quả sử dụng quản lý sức lao động và tăng năng xuất lao động; trình độ quản lý kinh tế tài chính, hạch toán kinh tế của doanh nghiệp. Giá thành được tính toán xác định đối với số lượng sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành chi tiết kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất (thành phẩm) hay một số giai đoạn công nghệ sản xuất nào đó (nửa thành phẩm). 2.2- Phân loại. Để quản lý tốt giá thành nhằm mục đích ngày càng hạ thấp giá thành, căn cứ vào những tiêu thức khác nhau mà trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành các loại sau: Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, có: * Giá thành kế hoạch: là chí phí theo kế hoạch để hoàn thành phẩm dịch vụ. Giá thành kế hoạch sản phẩm là mục tiêu phẩm đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. * Giá thành định mức: là giá thành sản phẩmđược tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm .Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được xác định trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. * Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trính sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và thực hiện các giải pháp kinh tế – tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . b -Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia làm hai loại. * Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): bao gồm các loại chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. * Giá thành toàn bộ: gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ và là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh nghiệp. 3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giữa CFSX và GTSP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. CFSX phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn GTSP phản ánh mặt kết quả sản xuất. Số liệu tập hợp CFSX là cơ sở cho việc tính GTSP, hay nói cách khác tính GTSP phải dựa trên các thông tin thu thập được về CFSX. CFSX và GTSP đều bao gồm các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác biệt nhất định. CFSX luôn luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí còn GTSP lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. -CFSX không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn GTSP không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến CFSX của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Do đó, tổng GTSP thường không trùng với tổng CFSX phát sinh trong kỳ. Sơ đồ 1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa CFSX và GTSP. CFSX dở dang đầu kỳ CFSX phát sinh trong kỳ Tổng GTSP hoàn thành CFSX dở dang cuối kỳ Khi GTSP dở dang đầu kỳ = GTSP dở dang cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng GTSP = tổng CFSX trong kỳ. 4 - Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đó. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa trên các yếu tố cơ bản sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp Dựa vào những căn cứ này,đối tượng tập hợp được chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp có thể là : -Từng phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp -Từng giai đoạn (bước) công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ -Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạn mục công trình -Từng nhóm sản phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết của sản phẩm Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm dịch vụ, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúngđể xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Về mặt tổ chức sản xuất, nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành; nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là đối tượng tính giá thành Quy trình công nghệ sản xuất cũng có ảnh hửơng đến việc xác định đối tượng tính giá thành.Nếu quá trình công nghệ đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm. Tóm lại, khi xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu, trình độ hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp. Do vậy trong các doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành có thể là: - Từng loại sản phẩm, đơn đặt hàng đẵ hoàn thành - Từng thành phẩm, chi tiết bộ phận sản xuất - Từng công trình hoặc hạn mục công trình 4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xét về bản chất chung thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau - đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra. Tuy nhiên, giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành cũng có những điểm khác nhau, đó là: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi (nơi) phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả quá trình sản xuất (thành phẩm). Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể gồm nhiều đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để giúp cho doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý kiểm tra tiết kiệm chi phí sản xuất, thực hiện tốt hạch toán kinh doanh. Còn là căn cứ vào đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương án tính giá thành thích hợp, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 5 - Sự cần thiết phải hạch toán CFSX và tính GTSP. Trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nói chung, kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp vì kế toán là công cụ có hiệu lực nhất để điều hành quản lý, kiểm tra, tính toán hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu CFSX và GTSP là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Thông qua việc hạch toán CFSX và tính GTSP những nhà quản lý doanh nghiệp nắm được CFSX và GTSP thực tế của từng loại hoạt động, của từng loại sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch GTSP. Để từ đó có các quyết định quản lý thích hợp, phấn đấu hạ GTSP và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Từ đó, khẳng định điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất là phải tổ chức hạch toán CFSX một cách chính xác và tính đúng, tính đủ GTSP của mình. II - phương pháp hạch toán kế toán. phương pháp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.1- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.1.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp . * Chi phí NVL trực tiếp bao gồm : chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm hoặc để thực hiện các lao vụ dịch vụ. * Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621“Chi phí NVL trực tiếp”. * Kết cấu của TK 621: - Bên nợ : + Giá trị thực tế của NVL phát sinh trong kỳ . - Bên có : + Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho. + Trị giá phế liệu thu hồi. + Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối kỳ. - TK621 cuối kỳ không có số dư. * Phương pháp hạch toán. + Khi xuất NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm: Trị giá NVL xuất dùng Nợ TK 621: Có TK 152: + Mua NVL đưa thẳng vào bộ phận sản xuất không qua kho: - Dùng vào sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 621: Giá mua NVL chưa có VAT Nợ TK 133: Số thuế VAT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán bao gồm cả VAT. - Dùng vào sản xuất sản phẩm chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu VAT: Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế VAT Nợ TK 621: Có TK 111,112,331 : + Trường hợp có NVL không dùng hết phải nhập kho: Giá trị NVL nhập lại kho Nợ TK 152: Có TK 621: + Trường hợp phát sinh thiếu, tổn thất NVL trong quá trình sản xuất: Nợ TK 1381: Giá trị NVL thiếu hụt, tổn thất trong quá trình SX. Có TK 621: + Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm: Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp trong kỳ Nợ TK 154: Có TK 621: 1.1.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. * Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. * Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. * Kết cấu của TK 622: - Bên Nợ: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong kỳ - Bên Có: kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan . - TK 622 cuối kỳ không có số dư . *Phương pháp hạch toán : + Khi tính tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Tổng số tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. Nợ TK 622: Có TK 334: + Trường hợp DN có thực hiện trích trước tiền công nghỉ phép theo kế hoạch thì số tiền trích trước này cũng được tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và hạch toán theo bút toán sau: Nợ TK 622: Số tiền trích trước cho công nhân trực tiếp SX Có TK 335: + Khi tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo quy định, kế toán thực hiện theo bút toán sau: Số tiền trích theo quy định. Nợ TK 622: Có TK 3382, 3383, 3384: + Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm : Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Nợ TK 154: Có TK 622: 1.1.3.Kế toán tập hợp chi phí máy thi công. * Chi phí này phát sinh riêng trong các DN xây lắp, nó liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công như các chi phí vật tư, NVL phục vụ máy móc thi công, chi phí tiền lương trực tiếp, các khoản trích theo lương chi cho nhân viên sử dụng máy móc thi công, khấu hao máy móc thi công và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy móc thi công. * Để tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán sử dụng TK 623. * Kết cấu của Tk 623: - Bên Nợ : Chi phí sử dụng máy thi công sản xuất sản phẩm thực sự phát sinh trong kỳ. - Bên Có : Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154 để tính giá thành. *Phương pháp hạch toán: + Xuất NVL, nhiên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ cho việc sử dụng máy thi công: Giá trị NVL, nhiên liệu ... sử dụng cho máy thi công. Nợ TK 623: Có TK 152,153: + Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công: Số lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công Nợ TK 623: Có TK 334: + Trích chi phí khấu hao máy thi công: Nợ TK 623: Chi phí khấu hao máy thi công Có TK 214: Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ. + Cuối kỳ kết chuyển chi phí máy thi công vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154: Có TK 623: 1.1.4.Kế toán tập hợp và phân tích chi phí sản xuất chung . * Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí quản lý và phục vụ sản xuất cũng như chi phí nhân công phát sinh ở phân xưởng. * Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”. *Kết cấu của TK 627: - Bên nợ : chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. - Bên có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK154để tính giá thành. - Cuối kỳ TK 627 không có số dư. *Phương pháp hạch toán: Số tiền lương phải trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng. + Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK 627: Có TK 334: + Khi tính trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo số tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng: Mức trích theo quy định Nợ TK 627: Có TK 3382,3383,3384: + Khi xuất vật liệu sử dụng phục vụ cho quản lý phân xưởng: Giá trị vật liệu xuất dùng Nợ TK 627: Có TK 152: + Khi xuất công cụ dụng cụ (CCDC) sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất: + Đối với CCDC phân bổ một lần: Nợ TK 627: Giá trị CCDC xuất dùng . Có TK 153: + Đối với CCDC phân bổ nhiều lần: Nợ TK 142: Toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng Có TK 153: Mức phân bổ từng lần Nợ TK 627: Có TK 142: + Khi tính khấu hao máy móc thiết bị sản xuất và các TSCĐ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất: Giá trị hao mòn TSCĐ Nợ TK 627: Có TK214: đồng thời ghi Nợ TK 009: số khấu hao đã trích. + Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Nợ TK 627: Mức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 335: + Khi có các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ trực tiếp cho sản xuất: + Sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 627: Giá dịch vụ mua ngoài chưa có thuế Nợ TK 133: Số thuế VAT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán gồm cả thuế VAT. + Sản xuất sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp: Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm cả VAT . Nợ TK 627: Có TK 111,112,331: 1.1.5.Tổng hợp chi phí sản xuất : * Chi phí sản xuất sau khi tập hợp từng khoản mục ( chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung) cần được kết chuyển sang TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất. * Kết cấu của TK 154: - Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ - Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ. Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm. - Dư Nợ : Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang. * Phương pháp hạch toán: + Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp + Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp + Cuối kỳ kết chuyển chi phí máy thi công: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623: Chi phí máy thi công + Cuối kỳ phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung + Khi tính được giá thành thực tế của sản phẩm đã sản xuất: ** Nếu đưa vào nhập kho: Giá thành thực tế của sản phẩm Nợ TK 155: Có TK 154: ** Nếu giao bán thành phẩm tại phân xưởng sản xuất: Giá thành thực tế của sản phẩm Nợ TK 632: Có TK154: ** Nếu chuyển bán hoặc giao cho cơ sở đại lý: Giá thành sản phẩm đã sản xuất Nợ TK 157: Có TK 154: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất : TK 621 TK 154 TK 155 Kết chuyển chi phí NVL Nhập kho thành phẩm trực tiếp cuối kỳ . ( Giá thành thực tế ) TK 622 TK 157 Kết chuyển chi phí nhân Khi bán TP tại phân xưởng công cuối kỳ ( Giá thành thực tế ) TK623 TK632 Kết chuyển chi phí máy thi công cuối kỳ Chuyển bán hoặc giao cho cơ sở đại lý ( giá thực tế) TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ. 1.2-kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp . Khác với phương pháp kê khai thường xuyên các chi phí được phản ánh trên TK621 ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL, thì phương pháp kiểm kê định kỳ các chi phí này được ghi 1 lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Cách hạch toán CFNVLTT như sau: -Kế toán xác định giá trị vật liệu trong kỳ theo công thức: Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ - Giá trị NVL tồn cuối kỳ -Căn cứ vào giá trị NVL xuất dùng trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 611 (6111) Giá trị vật liệu xuất dùng. -Cuối kỳ kế toán kết chuyển CFNVLTT vào GTSP. Nợ TK 631 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) 1.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Đối với CFNCTT, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển CFNCTT vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng) 1.2.3.Kế toán tập hợp và phân tích chi phí sản xuất chung . Việc hạch toán CFSXC tương tự như trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trừ yếu tố vật liệu, CCDC xuất kho cho nhu cầu chung của phân xưởng thì mỗi lần xuất sẽ không phản ánh mà chỉ phản ánh 1 lần tổng cộng vào cuối kỳ sau khi đã kiểm kê và xác định giá vật liệu, CCDC tồn kho cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 627 (chi tiết theo phân xưởng, bộ phận) Có TK 611 (6111) Giá trị vật liệu, CCDC xuất dùng. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CFSX chung vào TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 622 (chi tiết theo phân xưởng, bộ phận) 1.2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất : Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 631- Giá thành sản xuất để hạch toán. Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154. - Tổng GTSP hoàn thành. Tài khoản 631 không có số dư và được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại sản phẩm và các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến. * Phương pháp hạch toán như sau: - Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang, kế toán ghi: Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng) Có TK 154 (chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng) Có TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 Chi phí sản xuất chung - Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có) Nợ TK liên quan (111, 112, 138..) Có TK 631 (chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán ghi bút toán kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng) Có TK 631 (chi tiết đối tượng) - Tổng GTSP hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 632 (chi tiết đối tượng) Có TK 631 (chi tiết đối tượng) 1.3. Các phương pháp xác định gía trị sản phẩm dở dang SPDD là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau: Xác định giá trị SPDD theo chi phí NVL chính: Theo phương pháp, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Giá trị vật Số lượng SPDD cuối kỳ Toàn bộ giá trị liệu chính nằm = x vật liệu chính trong SPDD Số lượng thành phẩm + số lượng SPDD xuất dùng Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đấnh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Giá trị vật Số lượng SPDD cuối kỳ ( không quy đổi ) Toàn bộ liệu chính nằm = x giá trị VL trong SPDD Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD không quy đổi chính Chi phí Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi Tổng chi chế biến nằm ra thành phẩm phí chế trong SPDD = x biến + ( theo từng loại) Số lượng Số lượng SPDD quy từng thành phẩm đổi ra thành phẩm loại. Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm: = + Giá trị SPDD Giá trị NVL chính 50% chi phí chưa hoàn thành nằm trong SPDD chế biến Xác định giá trị SPDD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp: Theo phương pháp, trong giá trị SPDD chỉ bao gồm chi phí NVL trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD. Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong SPDD.... phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất. 2.1. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá th._.ành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. 2.2. Phương pháp tính giá thành. Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn một hoặc hai trong các phương pháp tính giá sau để tính giá thành cho thành phẩm, dịch vụ. *Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc dịch vụ sản xuất độc lập trong mỗi phân xưởng tổ đội - tức là kế toán đã tập hợp chi phí trong sản xuất cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ, đơn đặt hàng vào 3 khoản mục 621,622,627 của nó. Theo phương pháp này thì giá thành sản phẩm được tính bằng: Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm đở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ *Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng cho trường hợp thành phẩm, dịch vụ bao gồm nhiều bộ phận chi tiết mà mỗi bộ phận chi tiết đó được sản xuất bởi một quy trình ở các địa điểm khác nhau. Z = Z1 + Z2 + ... + Zn Trong đó: Z :là giá thành của sản phẩm, dịch vụ Z1, Z2,.. ., Zn :là giá thành công xưởng thực tế của mỗi bộ phận, chi tiết trong thành phẩm, dịch vụ đó. *Phương pháp hệ số áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Trình tự tính GTSP của phương pháp này như sau: - Quy đổi các sản phẩm khác nhau về sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm gốc) Tổng số lượng sản phẩm gốc = ồ ( Số lượng sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm ) Xác định tổng giá thành của các loại sản phẩm Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Xác định giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá thành đơn vị của sản phẩm gốc = Tổng giá thành các loại sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm gốc - Xác định GTSP từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại *Phương pháp tỉ lệ chi phí Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Trong trường hợp này, để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỉ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (định mức) kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng sản phẩm cùng loại. Trình tự tính giá theo phương pháp này như sau: - Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp có thể lập giá thành kế hoạch theo từng loại. - Căn cứ vào kết quả sản xuất hoàn thành cuối kỳ để tính tổng giá thành kế hoạch. Tổng giá thành kế hoạch = ồ ( Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm kế hoạch của từng loại ) Cuối kỳ, kế toán xác định tổng giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Từ đó so sánh để tính tỷ lệ giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm x 100 Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm - Dựa vào tỷ lệ giá thành để tính tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm Tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch của từng sản phẩm x Tỷ lệ giá thành Giá thành đơn vị thực tế của từng sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại *Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng . áp dụng đối với các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng. Việc tính giá thành chỉ hoàn thành khi có đơn đặt hàng, vì vậy kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo. Khi một đơn đặt hàng mới đưa vào sản xuất, kế toán mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành, cuối bảng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang bảng tính giá thành có liên quan. * Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ khác như các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền… Để tính GTSP chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi chi phí sản xuất. Tổng GTSP chính được tính như sau: Tổng GTSP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị dở dang cuối kỳ Trong đó: Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định bằng một trong các phương pháp sau: giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá trị kế hoạch, giá trị nguyên vật liệu ban đầu. . . * Phương pháp liên hợp Phương pháp liên hợp là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc. Trên thực tế, kế toán có thể tổng hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Phần ii: tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cao su sao vàng hà nội. i - tổng quan về công ty cao su sao vàng. Sơ lược lịch sử ra đời và quá trình hình thành, phát triển. Tháng 10 năm 1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế có nhiều thay đổi. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp cao su trong nền kinh tế lúc bấy giờ, tại số 2 Đặng Thái Thân, ngày 7/10/1956, xưởng đắp vá săm lốp được thành lập – nguyên là xưởng Indoto của quân đội Pháp – và chính thức hoạt động vào tháng 11/1956. Đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào nhà máy Cao su Sao Vàng, đó chính là tiền thân của nhà máy Cao su Sao Vàng sau này. Cũng vào thời điểm đó, Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng – Thuốc lá Thăng long (gọi tắt là khu Cao-Xà-Lá), nằm trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960). Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 tại phía nam Hà Nội và vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/12/1959. Ngày 6/4/1960, sau hơn 13 tháng miệt mài lao động công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Và cũng từ đó nhà máy mang tên: Nhà máy Cao su Sao Vàng Hà Nội. Toàn bộ công trình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính phủ Trung quốc tặng nhân dân ta nên ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy, một bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt – Trung. Đây cũng là xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản xuất săm lốp ô tô, con chim đầu đàn của ngành chế tạo các sản phẩm cao su Việt Nam. Với sự phát triển không ngừng của mình, đến ngày 27/8/1992, nhà máy Cao su Sao Vàng chính thức đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng theo QĐ số645/CNNg của Bộ Công nghiệp nặng, và đến ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty Cao su Sao Vàng. 2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cao su sao vàng a.Chức năng. Công ty Cao su Sao Vàng (thuộc Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam) là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm cao su như săm lốp xe máy, xe đạp, ô tô, máy kéo các sản phẩm khác bằng cao su như băng tải, ống cao su chịu áp lực Cua roa, các chi tiết kỹ thuật bằng cao su, pin các loại, ngoài ra công ty còn sản xuất một số mặt hàng theo đơn đặt hàng của đơn vị bạn như săm lốp máy bay SU,MIC... Công ty Cao su Sao Vàng là công ty lớn nhất, có công nghệ sản xuất săm lốp hiện đại là con chim đầu đàn ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam. b.Nhiệm vụ -Thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý tài chính và xã hội theo đúng các qui phạm pháp luật và qui định của tổng công ty Hoá Chất Việt Nam. - Nghiên cứu phương thức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO-9001:2000. - Khai thác, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch của công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu thị trường về mặt hàng săm lốp các loại. - Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Công ty có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp. - Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh tuân thủ ngành nghề do nhà nước đề ra. - Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. *Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cao Su Sao Vàng được thể hiện qua “Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cao Su Sao Vàng” (xem phụ lục 1). *Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Là một doanh nghiệp nhà nước Công ty Cao Su Sao Vàng tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Công đoàn tham gia quản lý, Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động theo mô hình trực tuyến tham mưu, cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban giám đốc với nghiệp vụ quản lý vĩ mô, tiếp theo là các phòng ban chức năng và xí nghiệp thành viên. Cụ thể, hiện tại Ban giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 5 Phó giám đốc cùng các phòng ban, đoàn thể, xí nghiệp. Trong đó: Đứng đầu là Ban Giám đốc công ty gồm có: - Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, xuất khẩu, an toàn: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt kỹ thuật, xuất khẩu và an toàn. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất, bảo vệ sản xuất: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về mặt sản xuất và bảo vệ sản xuất. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, đời sống: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về mặt kinh doanh và đời sống. - Phó giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại công ty: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt công tác xây dựng cơ bản. - Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản Thái Bình, giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình: Có trách nhiệm giúp Giám đốc về công tác xây dựng cơ bản Thái Bình cùng với giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình. Cả năm phó giám đốc đều có những quyền hạn riêng theo mảng phụ trách riêng nhưng chịu sự quản lý chung của Giám đốc. Bí thư Đảng uỷ và văn phòng Đảng uỷ: Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong công ty thông qua văn phòng Đảng uỷ. Chủ tịch công đoàn và văn phòng công đoàn Công ty: Có trách nhiệm cùng Giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua văn phòng Công đoàn. Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là các trưởng phòng và các phó trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc, đồng thời cũng có vai trò giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Bao gồm: - Phòng kỹ thuật cơ năng: chịu trách nhiệm toàn bộ về cơ khí năng lượng, động lực và an toàn trong công ty. - Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. - Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mẻ luyện, kiểm tra chất lượng các sản phẩm nhập kho. - Phòng xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp, các đề án đầu tư xây dựng theo chiều rộng, chiều sâu, theo kế hoạch đã định, trình các dự án khả thi về kế hoạch xây dựng, phụ trách xây dựng cơ bản. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự, lập kế hoạch tiền lương, tiền thưởng và thực hiện quyết toán hàng năm, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc cho người lao động, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật và công tác. - Phòng an toàn điều độ: Đôn đốc, quan sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để công ty có phương án kịp thời. - Phòng quân sự bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản, vật tư hàng hoá cũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ hàng năm. - Phòng kế hoạch vật tư: Lập trình duyệt kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm mua sắm vật tư, thiết bị cho sản xuất kinh doanh. - Phòng tiếp thị bán hàng: Làm nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm và làm công tác tiếp thị, quảng cáo. - Phòng tài chính kế toán: Giải quyết toàn bộ các vấn đề về hạch toán tài chính, tiền tệ, lập kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính hàng năm. - Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư, hàng hoá cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, xuất khẩu sản phẩm công ty. - Phòng đời sống: Khám chữa bệnh cho công nhân viên, thực hiện kế hoạch phòng dịch, sơ cấp các trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp. 4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh a. Đặc điểm sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất của Công ty Cao su Sao Vàng. Công ty Cao su Sao Vàng là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm chế tạo từ cao su. Các sản phẩm của công ty đa dạng, phong phú cả về chủng loại cũng như về hình thức phục vụ cho đối tượng tiêu dùng từ nông nghiệp, công nghiệp đến quốc phòng... Một số sản phẩm chủ yếu là lốp xe đạp, xe máy, ô tô, băng tải...trong đó mặt hàng lốp xe đạp là mặt hàng truyền thống của công ty hiện nay đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Một chiếc lốp thành phẩm đạt yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật qua từng quá trình sản xuất, đồng thời phải qua kiểm tra kỹ lưỡng. Những sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết em xin phép trình bày cấu tạo của một chiếc lốp xe đạp, bao gồm ba bộ phận chính: - Mặt lốp: Là hỗn hợp cao su ở phía ngoài có tác dụng bảo vệ không bị ăn mòn bởi các hoá chất thông thường, có tính năng chịu mài mòn tiếp xúc tốt với mặt đường. - Lớp vải: Làm bằng vải mành Nilon tráng cao su là khung cốt chịu lực của lốp. - Vành tanh: Làm bằng tanh thép 0,78mm, ngoài bọc vải cao su có tác dụng định vị lốp trên vành xe **Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp được thển hiện ở sơ đồ “Dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe đạp”(xem phụ lục 2). Các bước sản xuất: - Nguyên vật liệu: Cao su sống, các hoá chất vải mành, dây thép tanh. Cao su sống đem cắt nhỏ sấy tự nhiên rồi đem sơ luyện đạt đúng yêu cầu kỹ thuật để giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo phục vụ cho những quá trình sản xuất sau. - Phối liệu: Sau khi cao su đã được sơ luyện sẽ được trộn với hoá chất đã được sàng sẩy thành phối liệu đem sang công đoạn hỗn luyện. - Hỗn luyện: Cao su và hoá chất sau khi được trộn đem hỗn luyện nhằm mục đích phân tán đều các chất pha chế vào cao su sống. Trong giai đoạn này mẫu được đem ra thí nghiệm nhanh đánh giá chất lượng mẻ luyện. - Nhiệt luyện: Mục đích nâng cao nhiệt độ và độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được sơ hỗn luyện. - Cán hình mặt lốp: Cán hỗn hợp cao su thành băng dài có hình dáng kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe. - Vành tanh: Dây thép tanh sau khi được đảo tanh và cắt theo chiều dài được thiết kế từ trước sau đó được ren răng hai đầu, lồng ống nối dập chắc lại rồi mang cắt bavia thành vành tanh và đem sang khâu thành hình lốp xe đạp. - Vải mành: Được sấy, cắt tráng vào bề mặt của cao su đã được luyện theo trình tự trên rồi xé thành những băng vải theo kích thước thiết kế, cắt theo cuộn vào ống sắt bước vào quá trình hình thành lốp. - Thành hình và định hình lốp: Các bán thành phẩm và vải mành dây tanh cao su hoá chất đã trải qua quá trình trên sẽ được thực hiện trên máy thành hình băng vải mành được cuốn vòng quanh hai vòng tanh với khoảng cách, góc độ nhất định treo lên giá và đưa sang công đoạn lưu hoá lốp. Các hoá chất sau khi đã tinh luyện được chế tạo cốt hơi nhằm phục vụ cho khâu lưu hoá cốt hơi gồm các công đoạn chính là cao su đã được nhiệt luyện lấy ra thành hình cốt hơi rồi đem lưu hoá thành hình cốt hơi. - Lưu hoá lốp: Là quá trình quan trọng trong quá trình sản xuất sau khi được lưu hoá cao su phục hồi lại một số tính chất cơ lý của mình. Kiểm tra và đóng gói nhập kho: Lốp xe sau khi lưu hoá sẽ được mang ra đánh giá chất lượng mới được nhập kho. b.Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất như trên đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức sản xuất tốt. Sau nhiều năm hoạt động, rút ra nhiều kinh nghiệm, đến nay Công ty đã có một cơ cấu tổ chức sản xuất khá hoàn chỉnh. *Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua “Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su Sao Vàng” (xem phụ lục 3) *Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao su Thái Bình, Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà, Nhà máy cao su Nghệ An và một số xí nghiệp phụ trợ. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể là: - Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy. - Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp, tanh xe máy. - Xí nghiệp cao su số 3: Chủ yếu sản xuất các loại lốp ô tô, lốp máy bay dân dụng. - Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp, xe máy, băng tải, gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su. - Chi nhánh cao su Thái Bình: Chuyên sản xuất và tiêu thụ một số loại săm, lốp xe đạp (phần lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Nhà máy cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất và tiêu thụ lốp xe đạp. - Nhà máy Pin - Cao su Xuân Hoà: Có nhiệm vụ sản xuất Pin khô mang nhãn hiệu con sóc, ắc quy, điện cực, chất điện hoá học và một số thiết bị nằm tại Vĩnh Phúc. Bên cạnh những xí nghiệp sản xuất chính còn có các đơn vị sản xuất phụ trợ. Các đơn vị sản xuất phụ trợ: Chủ yếu là các xí nghiệp cung cấp năng lượng, điện, ánh sáng, điện lực, điện máy, hơi đốt cho các xí nghiệp sản xuất chính. Cụ thể là: - Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho đơn vị sản xuất kinh doanh chính, cho toàn bộ công ty. - Bộ phận kiểm định và xí nghiệp cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa về điện cho xí nghiệp và toàn công ty. - Xí nghiệp dịch vụ thương mại: Nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ các sản phẩm do công ty tự sản xuất ra, ngoài ra công ty còn kinh doanh tổng hợp các loại dịch vụ cho sản xuất và cho đời sống như bán sắt thép, xi măng, kinh doanh ăn uống. - Xí nghiệp bao bì và vệ sinh công nghiệp: Sản xuất bao bì, đóng gói sản phẩm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường cho toàn công ty. Nhìn chung về mặt tổ chức các xí nghiệp, phân xưởng đều có một Giám đốc xí nghiệp hay một Giám đốc phân xưởng phụ trách về cung cấp nguyên vật liệu và nhập kho sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra còn có các phó Giám đốc xí nghiệp hay phó quản đốc phân xưởng trợ giúp việc điều hành phụ trách sản xuất, phân công ca kíp, số công nhân đứng máy chấm công. 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cao Su Sao Vàng là công ty có các chi nhánh trên khắp cả nước do vậy công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán Công tác hạch toán kế toán được thực hiện tại 4 nơi là: Hà Nội (địa điểm chính), Thái Bình, Xuân Hoà và Nghệ An. Các nơi đều thực hiện hạch toán độc lập, tự tính kết quả lỗ, lãi và lập Báo cáo tài chính. Do tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu của công việc, phòng tài chính - kế toán của Công ty bao gồm: Một Kế toán trưởng (trưởng phòng Tài chính - Kế toán): Tổ chức điều hành chung công việc kế toán đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ lập báo cáo trình cấp trên, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. Hai phó phòng kế toán tổng hợp: Một phó phòng phụ trách báo cáo tổng hợp, còn một phó phòng phụ trách tiêu thựnh bán hàng, thuế VAT đầu ra, đầu vào. Các nhân viên kế toán bao gồm: Một kế toán theo dõi tiền mặt: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt phát sinh trong toàn công ty, các khoản thanh toán với người mua, người bán bằng tiền mặt. Một kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản giao dịch vay trả nợ, gửi nộp tiền ở ngân hàng. Một kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi, hạch toán tiền lương, BHXH, chế độ ốm đau, thai sản cho cán bộ công nhân viên, nhưng chỉ thanh toán cho bộ phận gián tiếp, còn bộ phận trực tiếp sẽ do kế toán của từng xưởng thanh toán. Hai kế toán nguyên vật liệu: một người chuyên theo dõi tình hình xuất vật tư, công cụ dụng cụ, còn người kia theo dõi tình hình nhập vật tư, công cụ dụng cụ trong toàn công ty. Kế toán có nhiệm vụ theo dõi các phiếu nhập, xuất vật tư, lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ đồng thời lập sổ chi tiết xuất vật liệu. Một kế toán TSCĐ: Theo dõi, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ, tính toán trích khấu hao theo quy định đồng thời tiến hành phân bổ khấu hao vào giá thành sản phẩm theo quy định. Một kế toán huy động vốn của cán bộ công nhân viên: Chuyên theo dõi và phản ánh các nguồn vốn của công ty ở tài khoản tạm ứng và tài khoản phải thu khác. Một kế toán phụ trách sản xuất phụ, công trình XDCBDD, sửa chữa lớn: Chuyên theo dõi và phản ánh tình hình liên quan đến sản xuất phụ, công trình XDCBDD, sửa chữa lớn. Kế toán viên này kiêm luôn nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, chuyên lập báo cáo cho Giám đốc. Một kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: chuyên theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Kế toán theo dõi bán hàng: ngoài một phó phòng ra còn có 2 kế toán viên nữa cùng theo dõi về việc bán hàng. Công tác tổ chức kế toán của công ty được thể hiện ở “Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CSSV”(xem phụ lục 4). 6. Đặc điểm công tác kế toán. 6.1.Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng. Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp 1141.Trong đó Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán theo phương pháp Nhật ký - Chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp theo các bước sau: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ kế toán ghi vào các bảng kê, bảng phân bổ có liên quan. (2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh vào các bảng kê, nhật ký - chứng từ thì kế toán phản ánh vào sổ chi tiết. (3) Các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào các báo cáo quỹ hàng ngày sau đó được ghi vào các bảng kê. (4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê, nhật ký - chứng từ liên quan rồi từ nhật ký - chứng từ ghi vào Sổ cái. (5) Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (6) Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật ký - chứng từ với nhau, giữa Sổ cái với bảng tổng hợp số chi tiết. (7) Căn cứ vào số liệu từ các nhật ký - chứng từ, bảng kê, Sổ cái, bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán này được tóm tắt theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Báo cáo quĩ hàng ngày Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký-Chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết chi phí phát sinh Bảng phân bổ (7) (1) (1) (2) (4) (4) (1) (6) (5) (4) (3) (7) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ : Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ 6.2.Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty sử dụng. số hiệu tk tên tài khoản 111 Tiền mặt 112 Tiền gửi ngân hàng 131 Phải thu của khách hàng 133 Thuế GTGT được khấu trừ 138 Phải thu khác 139 Dự phòng phải thu khó đòi 141 Tạm ứng 142 Chi phí trả trớc 151 Hàng mua đang đi trên đường 152 Nguyên liệu, vật liệu 153 Công cụ, dụng cụ 154 Chi phí SXKD dở dang 155 Thành phẩm 156 Hàng hoá 157 Hàng gửi đi bán 211 TSCĐ hữu hình 212 TSCĐ thuê tài chính 213 TSCĐ vô hình 214 Hao mòn TSCĐ 222 Góp vốn liên doanh 228 Đầu t dài hạn khác 241 Xây dựng cơ bản dở dang 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn 311 Vay ngắn hạn 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 331 Phải trả cho người bán 333 Thuế và các khoản phải nộp 334 Phải trả công nhân viên 338 Phải trả, phải nộp khác 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 414 Quỹ đầu t phát triển 415 Quỹ dự phòng tài chính 416 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 Lợi nhuận chưa phân phối 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 515 Doanh thu hoạt động tài chính 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 622 Chi phí nhân công trực tiếp 627 Chi phí sản xuất chung 632 Giá vốn hàng bán 635 Chi phí tài chính 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 711 Thu nhâp khác 811 Chi phí khác 911 Xác định kết quả kinh doanh 6.3.Hệ thống báo cáo tài chính của công ty. Công ty áp dụng theo đúng Chế độ kế toán doanh nghiệp 1141 đã được ban hành, có sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT/BTC ngày 4/11/2003 của Bộ Tài chính. Vì vậy Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: Bảng Cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo tài chính. Phần I – lãi, lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2002 là một ví dụ: Kết quả hoạt động kinh doanh Quý IV năm 2002 Phần I – lãi, lỗ Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ Trước Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 108.205.061.372 104.470.950.760 374.113.528.047 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 4.415.656.154 939.836.480 7.042.693.026 - Chiết khấu thương mại 04 0 0 0 - Giảm giá hàng bán 05 5.026.475 15.134.168 59.852.423 - Hàng bán bị trả lại 06 4.410.629.679 924.702.312 6.982.840.630 - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 0 0 0 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 103.849.405.218 103.531.114.280 357.070.835.021 2. Giá vốn hàng bán 11 87.203.329.382 91.180.523.026 317.174.382.130 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 16.646.075.836 12.350.591.254 49.896.452.891 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 11.581.641 15.759.952 169.145.905 5. Chi phí tài chính 22 2.907.601.201 2.621.585.249 11.933.504.476 Trong đó : Lãi vay phải trả 23 2.852.283.522 2.560.417.169 11.728.752.111 6. Chi phí bán hàng 24 9.917.944.761 5.791.949.996 23.845.969.801 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5.072.070.391 4.058.190.062 15.601.241.227 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)] 30 - 1.139.959.056 - 105.374.101 - 1.315.116.708 9. Thu nhập khác 31 2.039.087.654 224.824.522 2.721.448.772 10. Chi phí khác 32 6.591.571.735 32.510.925 767.851.441 11. Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 1.279.515.919 192.313.597 1.953.597.331 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 239.556.863 86.939.496 638.480.623 13. Doanh thu các chi nhánh tiêu thụ 51 1.659.127.882 1.659.127.882 14. Chi phí tại các chi nhánh tiêu thụ 52 1.789.940.697 1.789.940.697 15. Lợi nhuận của các chi nhánh(60=51-52) 60 - 130.812.815 - 130.812.815 16. Tổng lợi nhuận trứơc thuế (70=50+50) 70 108.744.048 86.939.496 507.667.808 17. Thuế thu nhập doanh nghiệp 71 34.798.095 27.820.639 162.453.699 18. Lợi nhuận sau thuế (80=70-71) 80 73.945.953 59.118.857 342.214.109 6.4. Một số phần hành kế toán chủ yếu. Quy trình hạch toán tiền mặt -Tài khoản sử dụng: TK 111 - Tiền mặt. -Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ -Sổ sách: Nhật ký - Chứng từ số 1, Sổ quỹ, Bảng kê số1, Sổ cái TK 111, Báo cáo. Chứng từ tiền mặt Sổ quỹ (1) Bảng kê số 1 Sổ cái Báo cáo NK - CT1 (2) (4) (2) (2) (1) (3) (1) -Sơ đồ: -Trình tự: (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tiền mặt để ghi vào Sổ quỹ, bảng kê số 1 và NK - CT1. (2) Cuối tháng từ bảng kê số1, NK - CT1 vào Sổ cái. (3) Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ quỹ và Sổ cái. (4) Căn cứ vào số liệu ở bảng kê số 1, NK - CT1, Sổ cái để lập Báo cáo tài chính. Quy trình hạch toán TSCĐ theo hình thức NK – CT. -Tài khoản sử dụng: TK211 - TSCĐHH; TK212 - TSCĐ thuê tài chính; TK213 - TSCĐVH. -Chứng từ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ... -Sổ sách: Bảng phân bổ khấu hao, bảng kê chi phí 4, 5, 6; NK - CT 7,9, liên quan khác, Sổ cái TK 211, 212, 213... -Sơ đồ: Chứng từ TSCĐ Hạch toán tăng, giảm Báo cáo NK - CT 9 NK - CT lquan Sổ cái 211, 212, 213 (1) (4) (4) (4) Hạch toán KH NK - CT 7 Bảng kê CFí 4, 5, 6 Bảng PBổ KH (3) (2) (1) (1) (5) -Trình tự: (1) Hàng ngày từ chứng từ liên quan đến TSCĐ vào bảng phân bổ khấu hao, NK - CT9, NK-CT liên quan khác. (2) Cuối tháng từ bảng phân bổ khấu hao vào bảng kê chi phí 4, 5, 6. (3) Cuối tháng từ bảng kê chi phí vào NK - CT 7. (4) Cuối tháng từ NK - CT 7, 9, NK-CT liên quan khác ghi vào Sổ cái TK 211, 212, 213. (5) Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, bảng kê chi phí, NK - CT để lập Báo cáo tài chính. Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản nộp theo tiền lương. -Tài khoản sử dụng: TK 334 - Phải ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0526.doc
Tài liệu liên quan