Tài liệu Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng (ko lý luận): ... Ebook Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng (ko lý luận)
140 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng (ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TS: Tài sản
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
TSDH: Tài sản dài hạn
NV: Nguồn vốn
CSH: Chủ sở hữu
TM: Tiền mặt
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
CCDC: Công cụ dụng cụ
XDCB: Xây dựng cơ bản
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
XN: Xí nghiệp
BB: Bao Bì
XNK: Xuất nhập khẩu
GTGT: Giá trị gia tăng
XM: Xi măng
CTXD: Công trình xây dựng
ĐT: Đầu tư
CN: chi nhánh
Cty: Công ty
TM: thương mại
VC: vận chuyển
KQKD: Kết quả kinh doanh
NH: Ngân hàng
VP: Văn phòng
CP: Chi phí
ĐL: Đại lý
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng số 1.1: Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng…………………………………………………………………………..............12
2. Bảng số 1.2: Bảng thống kê sản lượng tiêu thụ theo địa bàn của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng …………………………………………………………………………18
3. Biểu 1.1. Hoá đơn giá trị gia tăng…………………………………………………..33
4. Biểu 1.2. bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 331……………………………………..38
5. Biểu 1.3. Sổ cái tài khoản 331……………………………………………………...39
6. Biểu 1.4. Hoá đơn giá trị gia tăng…………………………………………………..42
7. Biểu 1.5. Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 131…………………………………….46
8. Biểu 1.6. Sổ cái tài khoản 131……………………………………………………...48
9. Biểu 1.7. Tờ khai thuế giá trị gia tăng……………………………………………...53
10. Biểu 1.8. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ mua vào…………………………...54
11. Biểu 1.9. Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra…………………………… ..55
112. Biểu 1.10. Sổ cái tài khoản 133………………………………………………….56
13. Biểu 1.11. Sổ cái tài khoản 3331………………………………………………….57
14. Biểu 1.12. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước……………………..59
15. Biểu 1.13. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp…………………………………..62
16. Biểu 1.14. Sổ cái tài khoản 3334………………………………………………….63
17. Biểu 1.15. Bảng chấm công……………………………………………………….68
18. Biểu 1.16. Phương án phân phối tiền lương tháng 11 năm 2006…………………70
19. Biểu 1.17. Bảng tính lương……………………………………………………….71
20. Biểu 1.18. Bảng tổng hợp lương toàn công ty tháng 11/2007…………………….72
21. Biểu 1.19. Sổ cái tài khoản 334…………………………………………………...74
22. Biểu 1.20. Sổ cái tài khoản 315…………………………………………………...76
23. Biểu 1.21. Sổ cái tài khoản 341…………………………………………………...77
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng …...20
2. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng …...24
3. Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo phần mềm SAS tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ……………………………………………………………………………….28
4. Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ……………………………………………………………………...35
5. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ……………………………………………………………………...45
6. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người lao động tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng ……………………...……………………………………….66
7. Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán vay dài hạn tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng …………………………………………………………………………75
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta thực hiện đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến nay và đã thu được nhiều thành tựu đặc biệt là thành tựu về kinh tế. Trong thời gian đó, chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và thế giới như: Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (1995), Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (2007)… và tham gia ký kết các Hiệp định song phương và đa phương. Bước vào kinh doanh trong môi trường hội nhập, quốc tế, mới mẻ và đầy biến động, nhìn chung các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhận thức rõ điều đó Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng đã có những đổi mới trong cách quản lý, cách nghĩ nhằm thích ứng, tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới.
Trong quá trình phát triển đó Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng đã luôn duy trì được một cơ chế tài chính vững mạnh và hiệu quả. Và để đảm bảo cho sự ổn định của cơ chế đó, hoạt động thanh toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với một doanh ngiệp thương mại như Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Bởi để hiểu tình hình tài chính của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không, trước hết cần xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Quy trình tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán sẽ cung cấp số liệu, thông tin cần thiết để phân tích khả năng thanh toán công nợ cũng như tình hình tài chính của Công ty.
Công ty cũng dựa trên các phân tích đó để đảm duy trì một mức luân chuyển vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản công nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn kho để đảm bảo quá trình kinh doanh của Công ty thuận lợi. Chính vì vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán đối với công tác quản lý tài chính tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng.
Trong thời gian gần đây, nhất là để chuẩn bị cho các thủ tục gia nhập các tổ chức quốc tế, Nhà nước cũng ban hành rất nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tư quy định về kế toán, chuẩn mực kế toán. Một phần các chính sách này đã tạo điều kiện nhiều hơn cho Công ty trong quá trình cải thiện tình hình tài chính nhưng cũng gây khó khăn không nhỏ cho công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp trong đó có kế toán thanh toán.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của kế toán thanh toán em đã chọn nghiên cứu đề tài "Kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng". Trong thời gian thực tập tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S. Trần Văn Thuận và sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành hai phần chính:
Phần 1: Thực trạng kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
Phần 2: Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
Em xin chân thành cảm ơn Th.S. Trần Văn Thuận và các cô, chú, anh, chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghiệp vụ thanh toán
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu quan hệ thanh toán là gì. Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh tế xảy ra khi tổ chức kinh tế có quan hệ phải thu, phải trả với các con nợ và chủ nợ của mình về một khoản vay nợ tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Một chu kỳ kinh doanh có được liên tục hay không, quan hệ cung cầu về vốn trong kinh doanh có cân đối hay không phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ thanh toán của doanh nghiệp.
Với nghĩa hẹp hơn, thanh toán là khái niệm chỉ trách nhiệm kinh tế phải trả hoặc phải thu một khoản tiền rõ ràng, chính xác hoặc một số nợ hợp lý ước tính trong tương lai. Các khoản phải thanh toán trong một doanh nghiệp bao gồm khoản phải thu và khoản phải trả. Vai trò của hai khoản thanh toán này đề rất quan trọng trong việc ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp
Cụ thể, các khoản phải thu là phần vốn của doanh nghiệp đang bị các cá nhân, tổ chức khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. Nội dung của các khoản phải thu thường bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu tạm ứng, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược, và các khoản phải thu khác.
Các khoản phải trả là số vốn mà doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả. Thông thường các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: vay dài hạn, vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả Nhà nước, phải trả nội bộ và các khoản phải trả khác.
Trong quan hệ thanh toán, vai trò của các nghiệp vụ thanh toán với người bán, người mua, với Nhà nước, với công nhân viên và các khoản vay chiếm vị trí quan trọng và có số lượng phát sinh lớn trong hoạt động thanh toán của doanh nghiệp. Nghiệp vụ thanh toán với người bán là nghiệp vụ thanh toán phát sinh giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ… Quan hệ thanh toán với nhà cung cấp có thể được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau.
Nghiệp vụ thanh toán với người mua là nghiệp vụ phát sinh khi doanh nghiệp bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Thanh toán với người mua có thể liên quan đến nghiệp vụ chi tiêu tiền, tài sản, hàng hoá tương ứng với số tiền khách hàng trả hoặc nghiệp vụ phải thu, nợ phải trả trong trường hợp doanh nghiệp bán chịu hoặc nhận tiền đặt trước của khách hàng.
Trên đây là một số khái niệm cơ bản liên quan đến nghiệp vụ thanh toán với người mua, người bán, với Nhà nước, với công nhân viên và các khoản vay. Thông qua những khái niệm cơ bản này chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
Quan hệ thanh toán không chỉ là một yếu tố trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà còn là cơ sở cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Việc đảm bảo hoạt động thanh toán được tiến hành một cách linh hoạt, hợp lý sẽ góp phần nâng cao khả năng thanh toán và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Trước hết, việc hạch toán kế các nghiệp vụ thanh toán sẽ hỗ trợ việc cung cấp thông tin cho quản trị tài chính. Các thông tin đó có thể về số tiền nợ, tuổi nợ và tình hình thanh toán đối với từng đối tượng. Thông qua các thông tin này các nhà lãnh đạo sẽ có những chính sách về thu hồi nợ, thanh toán nợ và cân đối tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kế toán cũng chính là công cụ quản lý hiệu quả đối với các nghiệp vụ thanh toán, cũng như các khoản phải thu, phải trả. Bởi tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được biểu hiện trên chứng từ, sổ sách, việc quản lý các khoản thanh toán tất yếu cũng phải thông qua kế toán. Từ sự quản lý như vậy giám đốc doanh nghiệp sẽ có những biện pháp kịp thời để chi trả các khoản nợ và thu hồi nợ một cách kịp thời. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp có sự tự chủ về tình hình thanh toán, góp phần duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt với các bạn hàng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có thể nói hoạt động thanh toán là một khâu quan trọng trong quy trình quản lý tài chính, nó ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình tài chính, nó ảnh hưởng trọng yếu tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây sẽ là nhân tố quyết định giúp doanh nghiệp ổn định tình hình tài chính và đảm bảo cho tình hình tài chính lành mạnh.
1.1.2. Nội dung nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
Nội dung các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp rất đa dạng, có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo những tiêu thức khác nhau để đảm bảo quản lý các khoản phải thu, phải trả một cách hợp lý.
Căn cứ vào đối tượng thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán có thể chia thành 7 nhóm cơ bản sau:
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc đóng các khoản thuế, phí, lệ phí…
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán: Đây là quan hệ trong quá trình mua sắm vật tư, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua: Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài.
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đối tác liên doanh: Đây là quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp có sự liên doanh với các công ty khác. Các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ này gồm nhận hoặc góp vốn, thu hồi hoặc trả vốn, phân chia lợi nhuận,…
Quan hệ thanh toán nội bộ: Mối quan hệ này phát sinh giữa doanh nghiệp với các công ty trực thuộc hoặc giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau. Các khoản thanh toán này gồm các khoản chi hộ, thu hộ, các khoản thu, nộp theo nghĩa vụ, các khoản cấp phát,…
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với công nhân viên: Đây là quan hệ thanh toán về các khoản lương, thưởng, phụ cấp, tạm ứng, bồi thường vật chất,…
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đối tác khác: Các đối tượng khác có thể là ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…
Căn cứ vào thời hạn thanh toán
Nói đến thời hạn thanh toán là nói đến thời hạn mà đơn vị mua hàng thực hiện thanh toán tiền hàng cho bên bán. Trong quan hệ thanh toán có ba loại hình thanh toán chủ yếu theo thời hạn như sau:
Thanh toán trả trước: là việc người mua trả tiền trước cho người bán một khoảng thời gian nhất định. Người bán sẽ được đảm bảo về mặt tín dụng và khả năng thanh toán của đối tác; người mua sẽ chịu rủi ro trước mắt về khoản tiền bỏ ra trước. nhưng sẽ được bù đắp lại nhờ những ưu đãi từ phía người bán.
Thanh toán trả ngay: người musa sẽ trả tiền cho người bán ngay khi người bán giao hàng. Hình thức thanh toán này sẽ chi phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số tiền nhỏ. Nếu thanh toán các hoá đơn tại cùng một thời điểm sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thanh toán trả sau: là việc người mua thanh toán cho người bán sau khi đã nhận đủ hàng một thời gian. Đây là hình thức thanh toán mà người mua chiếm dụng vốn của người bán, vì vậy phải có kèm theo một số điều kiện về mặt tín dụng khác. Hơn nữa, với mục đích kích thích tiêu thụ sản phẩm, người bán sẽ áp dụng hình thức thanh toán này dể khuyến khích người mua mua hàng của mình.
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay áp dụng thanh toán trả trước và thanh toán trả sau, trong đó thanh toán trả sau là chủ yếu. chính các hình thức thanh toán này đã tạo ra các khoản phải thu và các khoản phải trả trong doanh nghiệp.
1.1.3. Các phương thức thanh toán chủ yếu
Hiện nay các phương thức thanh toán rất đa dạng, phong phú, bao gồm thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thời đại ngày nay, xu hướng là sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt bởi nó tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
Phương thức thanh toán này thường được sử dụng đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số tiền nhỏ, tính chất của nghiệp vụ đơn giản, hai bên đối tác nằm trong một địa bàn nhỏ hẹp hay thanh toán cho công nhân viên. đối với các nghiệp vụ kinh tế có giá trị lớn phương thức này sẽ gây trở ngại vì phức tạp và không đảm bảo an toàn.
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt bao gồm:
Thanh toán bằng tiền việt nam đồng.
Thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ
Thanh toán bằng hối phiếu ngân hàng
Thanh toán bằng vàng bạc, đá quý hoặc giấy tờ có giá
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất đa dạng. Phương thức thanh toán này bao gồm một số loại hình thanh toán sau:
Thanh toán bù trừ: phương thức thanh toán này được áp dụng khi hai tổ chức có quan hệ mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ với vai trò vừa là người mua vừa là người bán (ví dụ: xuất bán vật liệu rồi mua lại thành phẩm). Việc thanh toán bù trừ phải dựa trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: đây là hình thức chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ số tiền nào đó của khách hàng hoặc đối tượng khác có tài khoản ở cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: uỷ nhiệm chi là phương thức thanh toán thông qua lệnh chi tiền do chủ tài khoản phát hành yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất địng để trả cho nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác.
Thanh toán bằng séc: séc là một loại chứng từ thanh toán do ngân hàng phát hành được lập trên mẫu in sẵn, yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản của mình trả cho đơn vị thụ hưởng có tên trên séc. Một số loại séc thanh toán thông dụng.
+ Séc chuyển khoản: séc chuyển khoản không có giá trị để lĩnh tiền mặt và chỉ có thời hạn quy định.
+ Séc bảo chi: là séc được ngân hàng phát hành đảm bảo chi trả số tiền đơn vị ghi trên séc. Phạm vi áp dụng của séc bảo chi tương tự như séc chuyển khoản.
+ Séc định mức: bản chất tương tự séc bảo chi nhưng được ngân hàng bảo đảm chi trả trên cả quyển séc. Mỗi lần phát hành đơn vị phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc.
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó ngân hàng mở thư tín dụng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những nhu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
Thư tín dụng có thể huỷ ngang.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang
Thư tín dụng không thể huỷ ngang được xác nhận
Thư tín dụng không thể huỷ ngang không thể truy đòi
Trong phương thức này ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. bảo đảm cho tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mình phải thanh toán. Với những ưu điểm đó, phương thức thanh toán qua L/C đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu cho cả bên nhập khẩu và bên xuất khẩu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền: đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm xác định trong một thời gian xác định. việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu là: hình thức điện báo (T/T) và hình thức thư chuyển tiền (M/T).
Phương thức thanh toán nhờ thu: phương thức nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứng từ quy định theo đúng chỉ thị nhận được nhằm để:
+ Chứng từ đó được thanh toán hoặc được chấp nhận
+ Chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận
+ Chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác
Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu mà chia phương thức này thành hai loại: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Trên đây là việc phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo các tiêu thức khác nhau do đặc điểm của các loại hình thanh toán. tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà việc phân loại sẽ theo các căn cứ khác nhau đề đảm bảo hỗ trợ cho công tác quản lý công nợ trong doanh nghiệp.
1.1.4. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng. Đối tượng của nghiệp vụ thanh toán rất đa dạng, có thể là người mua, người bán,công nhân viên hoặc Nhà nước. Vì vậy việc quản lý các nghiệp vụ này đòi hỏi một sự hợp lý và có hệ thống.
Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh nhiều, thường xuyên. Hầu như bất cứ hoạt động kinh tế nào phát sinh trong doanh nghiệp đều xuất hiện nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, các nghiệp vụ này đều có sự theo dõi chi tiết đẻ đảm bảo không bỏ sót các khoản phải thu cũng như phải trả.
Hoạt động thanh toán có vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp thường có các quy định chặt chẽ trong thanh toán. Các quy định này đều được xây dựng trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy các đơn vị cũng cần có sự giám sát, quản lý thường xuyên đối với việc tuân thủ các quy tắc để đảm bảo không gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong quá trình thanh toán.
1.2. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
1.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán thanh toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
Với chức năng thông tin và kiểm tra, để đảm bảo theo dõi các hoạt động thanh toán một cách chính xác và có hệ thống, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kế toán phải tổ chức đầy đủ, hợp lý hệ thống chứng từ và công tác hạch toán bắt đầu từ các nghiệp vụ thanh toán với từng khách hàng và nhà cung cấp… Việc tổ chức đầy đủ như vậy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin cho quá trình quản trị tài chính.
- Tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp để phản ánh công nợ phải thu, công nợ phải trả. Đây là đòi hỏi cơ bản của bất kỳ hệ thống kế toán nào để đảm bảo theo dõi được các nghiệp vụ một cách đầy đủ và chính xác.
- Để đảm bảo theo dõi các khoản công nợ hợp lý, kế toán cần phải xây dựng nguyên tắc, quy trình kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán… cho từng lần phát sinh giao dịch cả về đối tượng, thời hạn và số tiền trong kỳ kế toán nhất định. Nhờ đó đôn đốc thanh toán nợ và thu hồi các khoản nợ kịpthời, tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
- Kế toán cũng cần định kỳ thông tin và kiểm tra tình trạng thanh toán với khách hàng bằng hệ thống ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán và trên báo cáo kế toán. Hơn nữa cũng cần giám sát việc thực hiện các quy định về thanh toán của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên sẽ giúp hệ thống kế toán của doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin và kiểm tra của mình.
1.2.2. Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp
Để theo dõi chính xác và kịp thời các nghiệp vụ thanh, kế toán cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả phải được theo dõi chi tiết theo đối tượng thanh toán. Đồng thời các khoản công nợ cũng cần được theo cả về thời hạn thanh toán để đảm bảo tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ và thanh toán nợ một cách hợp lý. Đối với các đối tác có quan hệ thanh toán thường xuyên và quy mô của các nghiệp vụ lớn, kế toán cần kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán, số còn nợ, số còn phải thu. Sự đối chiếu này phải được xác nhận bằng văn bản.
Cụ thể hơn, kế toán phải thực hiện mở đủ sổ kế toán chi tiết thanh toán với để theo dõi từng đối tượng. Căn cứ để mở sổ chi tiết là số lượng người mua, người bán, các chủ nợ… ít hay nhiều, mật độ giao dịch của từng đối tượng là thường xuyên hay vãng lai.
Đối với các khoản nợ phải thu và nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì kế toán cần theo dõi cả về nguyên tệ và thực hiện quy đổi theo tỷ giá quy định của doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán phải thực hiện điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào tài khoản chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
Đồng thời, các khoản nợ phải thu và nợ phải trả bằng vàng, bạc, đá quý cần chi tiết cả về giá trị và hiện vật. Cuối kỳ kế toán cũng phải điều chỉnh số dư theo giá trị thực tế của vàng, bạc, đá quý.
Tổng hợp công nợ chi tiết và báo cáo công nợ cho từng nhà cung cấp, từng khách hàng được thực hiện theo nguyên tắc không được bù trừ.
Số dư Có TK 331/131/341/336/136/334/133/333= Tổng dư Có các tài khoản chi tiết
Số dư Nợ TK 331/131/341/336/136/334/133/333 = Tổng dư Nợ các tài khoản chi tiết
1.2.3. Kế toán thanh toán với người bán
1.2.3.1. Chứng từ và tài khoản kế toán
Hệ thống chứng từ làm cơ sở cho quá trình hạch toán thanh toán với người bán của doanh nghiệp bao gồm các chứng từ sau:
Các chứng từ mua hàng: hợp đồng bán hàng, hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT) do người bán lập, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận TSCĐ…
Các chứng từ thanh toán công nợ với người bán: biên bản nhận nợ, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ, uỷ nhiệm chi, biên bản thanh toán bù trừ công nợ, giấy thanh toán tiền tạm ứng,…
Các chứng từ này đều phải được lập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính đối với những chứng từ bắt buộc và theo mẫu riêng của từng doanh nghiệp nếu là chứng từ hướng dẫn.
Tài khoản được kế toán sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán là TK 331 – “Phải trả người bán”. Về tính chất TK 331 là tài khoản hỗn hợp. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ phản ánh:
+ Số nợ phải trả người bán đã trả
+ Số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng
+ Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng, hàng mua bị trả lại
- Bên Có phản ánh:
+ Số nợ phải trả cho người bán phát sinh khi mua hàng
Số dư Có: Số tiền còn phải trả người bán
Số dư Nợ: Tiền hàng ứng trước cho người bán nhưng đến cuối kỳ hàng chưa nhận được.
Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, 112, 311, 152, 211, 213, hay TK 413, 007 đối với các khoản nợ có gốc ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ.
1.2.3.2. Phương pháp kế toán
Trình tự hạch toán quá trình thanh toán với người bán sẽ được trình bày qua sơ đồ dưới đây:
Mua chịu hàng
TK151,152,156,211,627
TK111,112
TK 331
-Thanh toán cho NB bằng tiền
Nhận hàng đã ứng trước tiền
-Ứng trước tiền cho NB
-Thanh toán thêm (nếu thiếu)
TK 241
TK 133
được khấu trừ
Thuế GTGT
TK 311, 341
Thanh toán cho NCC
bằng tiền vay
TK 152,611,211
XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ
CKTM, giảm giá hàng bán,
Hàng bán bị trả lại
TK 133
TK 515
Chiết khấu thanh toán
TK 711
Nợ vô chủ
TK 131
Thanh toán bù trừ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán
Riêng đối với trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ, kế toán cũng tuân thủ một số nguyên tắc:
- Ngoại tệ phát sinh phải được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá hạch toán đồng thời phải ghi sổ chi tiết ngoại tệ.
- Cuối kỳ, đánh giá lại các khoản phải trả người bán có gốc ngoại tệ theo tỷ giá cuối kỳ.
1.2.4. Kế toán thanh toán với người mua
1.2.4.1. Chứng từ và tài khoản kế toán
Hệ thống chứng từ thường được sử dụng cho nghiệp vụ thanh toán với người mua bao gồm các chứng từ sau đây:
Chứng từ liên quan đến quá trình bán hàng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho…
Chứng từ liên quan đến các khoản phải thu khách hàng: Biên bản nhận nợ, Phiếu thu, Giấy báo Có,…
Các chứng từ trên đều được doanh nghiệp và khách hàng lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Sau khi đã được sử dụng làm cơ sở cho quá trình hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, các chứng từ được đưa vào lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định.
Đối với nghiệp vụ thanh toán với người mua, tài khoản được sử dụng chủ yếu là TK 131 – “Phải thu khách hàng”. Về tính chất đây là tài khoản lưỡng tính. Kết cấu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ phản ánh:
+ Số tiền phải thu khách hàng mua chịu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp;
+ Trả lại tiền cho khách hàng;
+ Giá trị hàng hoá chuyển cho khách hàng tương ứng với số tiền nhận ứng trước.
- Bên Có phản ánh:
+ Số nợ phải thu khách hàng đã thu được;
+ Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng;
+ Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Số dư Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng trong kỳ
Số dư Có: Số tiền khách hàng ứng trước.
Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản khác như: TK 111, 112, 511, 3331, 521, 531, 532 hay TK 413, 007 đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, thanh toán bằng ngoại tệ.
1.2.4.2. Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán thanh toán với người mua được trình bày như trong sơ đồ dưới đây
Thu tiền của người mua
TK 131
TK 111,112
Người mua đặt trước tiền hàng
Doanh thu bán hàng
TK 511
TK 331
Thanh toán bù trừ
TK 3331
TK 521, 531, 532
Thuế GTGT
CKTM, giảm giá hàng bán
phải nộp
Hàng bán bị trả lại
TK 711
TK 3331
Thuế GTGT
Thanh lý TSCĐ
Hàng bán bị trả lại
TK 635
Chiết khấu thanh toán
TK 152, 153, 611
trường hợp hàng đổi hàng
TK 133
TK 6426
Xoá sổ nợ khó đòi
TK 139
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua
Riêng trường hợp thanh toán với người mua phát sinh ngoại tệ sẽ được hạch toán như sau:
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế
Khi phát sinh các khoản phải thu khách hàng:
Nợ TK 131: tỷ giá thực tế
Có TK 511: tỷ giá thực tế
Có TK 33311: tỷ giá thực tế
Thu tiền bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá thực tế ngày thanh toán
Nợ / Có TK 413: chênh lệch tỷ giá
Có TK 1311: tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán
Khi bán hàng:
Nợ TK 1311: tỷ giá hạch toán
Nợ / Có TK 413: chênh lệch tỷ giá
Có TK 511: tỷ giá thực tế
Có TK 33311: tỷ giá thực tế
Khi khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ
Nợ TK 1112, 1122: tỷ giá hạch toán
Có TK 1311: tỷ giá hạch toán
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007
1.2.5. Kế toán thanh toán nội bộ
1.2.5.1. Tài khoản kế toán
Thanh toán nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm phải thu nội bộ và phải trả nội bộ.
Kế toán sử dụng tài khoản 136 – “Phải thu nội bộ” để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanhtoán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. Về tính chất, đây là tài khoản tài sản. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ phản ánh:
Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác);
Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới;
Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;
Số tiền phải thu về bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa đơn vị nội bộ.
Bên Có phản ánh:
Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên
Số quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;
Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;
Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.
Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.
Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ có hai tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên (tổng công ty, công ty) để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do đơn vị cấp trên giao trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vào các công ty con.
Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa đơn vị nội bộ.
Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng tài khoản phải thu nội bộ. Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 – “Phải thu nội bộ” , Tài khoản 336 – “Phải trả nội bộ’ với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ theo trên 2 tài khoản 136 “phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “phải trả nội bộ” (chi tiết theo từng đối tượng).
Kế toán sử dụng tài khoản 336 – “Phải trả nội bộ” dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản._. mà các đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi trả, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc các đơn vị thành viên khác. Về tính chất đây là tài khoản nguồn vốn. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ phản ánh:
Số tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc, phụ thuộc;
Số tiền đã nộp cho tổng công ty, công ty;
Số tiền đã trả về các khoản mà các đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;
Bù trừ các khoản phải thu với các khoản phải trả của cùng một đơn vị có quan hệ thanh toán.
Bên Có phản ánh:
Số tiền phải nộp cho tổng công ty, công ty;
Số tiền phải trả cho đơn vị trực thuộc, phụ thuộc;
Số tiền phải trả cho các đơn vị khác trong nội bộ về các khoản đã được đơn vị khác chi hộ và các khoản thu hộ đơn vị khác.
Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp
Tài khoản 336 được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.
1.2.5.2. Phương pháp kế toán
Hạch toán các khoản phải thu nội bộ
Hạch toán ở đơn vị cấp dưới:
- Khi đơn vị cấp dưới nhận được vốn do tổng công ty, công ty giao xuống, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 211,...
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 111, 112,...
- Căn cứ vào thông báo hoặc chứng từ xác nhận của đơn vị cấp trên về số được chia các quỹ doanh nghiệp, số lỗ về hoạt động tài sản xuất, kinh doanh đã được cấp trên chấp nhận cấp bù, ghi:
Nợ TK 136 (1368)
Có các TK 414, 415, 431, 421...
- Phải thu đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 (1368)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
- Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc đơn vị nội bộ thanh toán về các khoản phải thu, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153,...
Có TK 136 (1368)
- Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
Hạch toán ở đơn vị cấp trên:
- Khi đơn vị cấp trên (tổng công ty, công ty) giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 136 (1361)
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)
Nợ TK 214 – hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn của TSCĐ)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
- Trường hợp các đơn vị trực thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ ngân sách Nhà nước thưo sự uỷ quyền của đơn vị cấp trên. Khi đơn vị cấp trực thuộc thực nhận vốn, đơn vị cấp trên ghi:
Nợ TK 136 (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Căn cứ vào báo cáo đơn vị trực thuộc nộp lên về số vốn kinh doanh tăng do mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc nhận quỹ đầu tư phát triển, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Cuối kỳ, căn cứ phê duyệt của đơn vị cấp trên về báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc, kế toán đơn vị cấp trên ghi số vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong kỳ của đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 136 / Có TK 411
- Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 (1361) / Có TK 111, 112, 461,...
- Trường hợp đơn vị trực thuộc phải hoàn lại vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc đã nộp ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của cấp trên, ghi:
Nợ TK 411 / Có TK 136 (1361)
- Khoản phải thu về lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động khác, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu ở đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 (1368) / Có TK 421, 414, 415, 418, 431.
- Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên về nộp tiền lãi kinh doanh, nộp về quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 111, 112,.. / Có TK 136 (1368)
- Khi chi hộ, trả hộ các khoản nợ của đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 (1368) / Có TK 111, 112,...
- Khi thực nhận được tiền của đơn vị cấp dưới chuyển trả về các khoản đã chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ TK 111, 112,... / Có TK 136 (1368)
- Bù trừ các khoản thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng, ghi:
Nợ TK 336 / Có TK 136 (1368)
- Phải thu đơn vị cấp dưới về kinh phí quản lý phải nộp cấp trên, ghi:
Nợ TK 136
Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết loại doanh thu lớn nhất).
Hạch toán các khoản phải trả nội bộ
Hạch toán ở đơn vị trực thuộc, phụ thuộc có tổ chức kế toán:
- Định kỳ tính chi phí quản lý doanh nghiệp, số phải nộp về các quỹ doanh nghiệp, số lợi nhuận phải nộp, số tiền phải trả do được chi hộ, trả hộ hoặc số tiền phải trả do thu hộ hoặc vay tiền tổng công ty, công ty và các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 414, 415, 431: các quỹ doanh nghiệp
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 152, 153, 331, 641, 642
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 336 - phải trả nội bộ
- Khi trả tiền cho tổng công ty, công ty và các đơn vị nội bộ về các khoản phải thu, phải nộp, thu hộ, chi hộ, ghi:
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112,...
- Bù trừ giữa khoản phải thu của tổng công ty, công ty và các đơn vị nội bộ với các khoản phải nộp, phải trả tổng công ty, công ty, ghi:
Nợ TK 336 / Có TK 136
Hạch toán ở tổng công ty, công ty:
- Số quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi mà tổng công ty, công ty cấp cho các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 414, 415, 431
Có TK 336
- Khi tổng công ty, công ty cấp tiền cho đơn vị trực thuộc về các quỹ, hoặc bù lỗ về hoạt động kinh doanh, ghi:
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112
- Tổng công ty, công ty xác định số phải trả cho các đơn vị trực thuộc về các khoản mà các đơn vị trực thuộc đã chi hộ, trả hộ hoặc tổng công ty, công ty thu hộ các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 152, 153, 211, 331, 623, 627, 641, 642
Có TK 336
- Khi trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ, ghi:
Nợ TK 336 / Có TK 111, 112,...
- Khi nhận được tiền của đơn vị cấp dưới về nộp tiền phí quản lý cấp trên, ghi:
Nợ TK 111, 112,... / Có TK 136, 511,...
1.2.6. Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước
Trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc:
- Các loại thuế trực thu và gián thu
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn Ngân sách
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
Chứng từ và tài khoản sử dụng trong thanh toán với Ngân sách Nhà nước
Chứng từ sử dụng trong kế toán thanh toán thuế GTGT theo đúng quy định của Pháp luật, bao gồm:
- Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
- Tờ khai thuế GTGT từng tháng theo mẫu quy định.
Chứng từ sử dụng trong thanh toán thuế TNDN với Nhà nước bao gồm: Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 333 – “Thuế và các kế toán khoản phải nộp Nhà nước” để phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ phản ánh:
Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
Số thuế phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước ;
Số thuế được giảm trừ vào số thuế đã nộp;
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có phản ánh:
Số thuế GTGT đầu ra và số thuế hàng nhập khẩu phải nộp;
Số thuế phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bọ trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: phản ánh số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên: phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: phản ánh số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3338 – Các loại thuế khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các loại thuế khác không ghi vào các tài khoản trên, như: thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ... Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại thuế khác.
- Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
Sau đây, Luận Văn sẽ đi sâu vào kế toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước về thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất, nhập khẩu và các loại thuế khác.
1.2.6.1. Kế toán thanh toán thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiên dùng.
Các doanh nghiệp thực hiện tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp
Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp là phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Đối với đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
a) Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế đó.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo một số tỷ lệ % khác.
c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nếu hàng hoá, dịch vụ mua vào không sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì thuế GTGT đầu vào được tính vào chi phí của hoạt động đó. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT.
Các trường hợp khác, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng hướng dẫn quy định.
d) Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào, chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo quy định.
Đối với đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT
Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp
=
GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
GTGT của hàng hoá, dịch vụ
=
Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra
-
Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế.
Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 - Tổng giá thanh toán
- Khi mua hàng hoá, vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241...
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331... - Tổng giá thanh toán
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 311... - Tổng giá thanh toán
- Khi trả lại hàng cho người bán hoặc được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá, kế toán phải ghi giảm thuế GTGT đầu vào (nếu có):
Nợ TK 111, 112, 311... Giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 152, 153...
Kế toán thuế GTGT đầu ra
- Khi doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,... tổng giá thanh toán
Có TK 3331 - thuế GTGT phải nộp
Có TK 511, 512 – giá chưa có thuế GTGT
- Đối với trường hợp phát sinh hàng hoá bịo trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 521, 531, 532 – Ghi giảm doanh thu
Nợ TK 3331 - Giảm thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, 131,... - Giảm giá thanh toán
- Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi;
Nợ TK 111, 112, 131,... - Tổng giá thanh toán
Có TK 515, 711 – Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Quyết toán thuế GTGT
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112...
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
- Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT theo quy định của chế độ thuế. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ.
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT không được tách riêng được thì cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi tính thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế GTGT:
Nợ TK 3331 - Trừ vào thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 111, 112 - Nhận bằng tiền
Có TK 711 – Thu nhập khác
- Khi xác định được thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 511, 512 – Doanh thu bán hàng
Có TK 3331.
- Khi nộp thuế GTGT hoặc được miễn giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp khấu trừ.
1.2.6.2. Kế toán thanh toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập theo Luật thuế TNDN.
Xác định thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận kế toán trước thuế * Thuế suất thuế TNDN
Hiện tại mức thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành là 28%
Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp được xác định dựa trên doanh thu thuần về cung cấp hàng hoá, dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập hoạt động khác và chi phí hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh = Lợi nhuần thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính) - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thuế thu nhập được quyết toán theo năm, tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho Ngân sách Nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế cho Ngân sách theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.
Kế toán thuế TNDN
- Hàng quý khi xác định số thuế TNDN phải nộp (hoặc nhận được thông báo của cơ quan thuế), kế toán ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN (8211)
Có TK 3334 - Thuế TNDN
- Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế TNDN
Có TK 111, 112,...
- Cuối năm khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - Thuế TNDN
- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về số thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế TNDN
Có TK 111, 112,...
1.2.6.3. Kế toán thanh toán thuế xuất, nhập khẩu
Xác định thuế xuất, nhập khẩu phải nộp
Thuế xuất - nhập khẩu được tính căn cứ vào số lượng từng mặt hàng xuất, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng.
Thuế xuất - nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng mặt hàng chịu thuế ghi trong tờ khai hàng hoá
x
Giá tính thuế
x
Thuế
suất
Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu (tính theo giá FOB)
Giá tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu (tính theo giá CIF)
Đối với những mặt hàng đặc biệt thì Nhà nước quy định giá tối thiểu để tính thuế xuất, nhập khẩu. Thời điểm để tính thuế xuất, nhập khẩu laàluc đăng ký tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu, trị giá hàng xuất, nhập khẩu bằng ngoại tệ được quy đổi thành VND theo tỷ giá mua bán bình quân do ngân hàng công bố ở thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá để xác định giá tính thuế.
Đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu là các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập khẩu.
Kế toán thuế xuất - nhập khẩu
Kế toán thuế xuất khẩu
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).
- Khi nộp thuế xuất khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có TK 111, 112,...
Kế toán thuế nhập khẩu
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,... (giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có các TK 111, 112,...
1.2.6.4. Kế toán thanh toán các loại thuế khác
- Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 6278 / Có TK 3336.
- Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 6425 / Có TK 3337.
- Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:
Nợ TK 211 / Có TK 3339.
- Khi thực nộp các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, ghi:
Nợ TK 3336, 3337, 3339,...
Có TK 111. 112,...
1.2.7. Kế toán thanh toán với người lao động
1.2.7.1. Tiền lương và các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc và chất lượng lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo được cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác.
Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, lựa chọn hình thức tiền lương đúng đắn còn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động. Trong doanh nghiệp nước ta hiện nay, các hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng là:
Hình thức tiền lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức tiền lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thànhthạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thanh lương riêng.
Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ.
Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH.
Mức lương giờ tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không được hưởng lương theo sản phẩm.
Nhìn chung hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động. Vì vậy, chỉ những trường hợp nào chưa đủ điều kiện thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm mới phải áp dụng tiền lương theo thời gian.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động; có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Trong việc trả lương theo sản phẩm thì điều kiện quan trọng nhất là phải xây dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý.
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp mà vận dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm phù hợp:
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thanh đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ một hạn chế nào. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sửdụng phổ biến để tính lương phải trả cho lao động trực tiếp.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất.
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: ngoài hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư… Trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư… thì có t hể phải chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ.
- Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến: theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở các mức năng suất cao.
- Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc. Hình thức này áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, có tính chất đột xuất và được trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thanh.
- Hình thức khoán quỹ lương: là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thanh công việc được giao.
1.2.7.2. Phương pháp kế toán thanh toán với người lao động
Chứng từ và tài khoản kế toán
Kế toán sử dụng các chứng từ sau trong kế toán thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy đi đường
- Hợp đồng giao khoán
- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,…
Các mẫu chứng từ này đều có hướng dẫn lập của Bộ Tài chính và các doanh nghiệp tự lập theo hướng dẫn tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng trong hạch toán thanh toán với người lao động
Kế toán sử dụng tài khoản 334 – “Phải trả công nhân viên” để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả người lao động.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 có thể chi tiết theo nội dung từng khoản thu nhập phải trả cho người lao động. Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp 2:
+ TK 3341 – “Phải trả công nhân viên”: Dùng để phản ánh các khoản thu nhập có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên.
+ TK 3348 – “Phải trả người lao độ._., có trình độ chuyên môn.
Về hệ thống chứng từ: Các mẫu chứng từ bắt buộc do Bộ Tài chính quy định đều được Công ty tuân thủ nghiêm túc. Quá trình tổ chức chứng từ và luân chuyển chứng từ kinh doanh của Công ty cũng rất hợp lý, đảm bảo sự hiệu quả trong công tác kế toán. Đặc biệt, quá trình luân chuyển chứng từ tại Công ty nhanh chóng và thuận tiện cho công tác quản lý.
Về hệ thống sổ kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký chung Công ty áp dụng phù hợp với khối lượng công việc kế toán tại Công ty. Việc cập nhật chứng từ vào máy theo định kỳ sẽ đảm bảo công tác kế toán không bị chia nhỏ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kế toán đã tiết kiệm không chỉ về nhân lực mà còn tiết kiệm về thời gian.Việc sử dụng phần mềm kế toán máy SAS phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, khối lượng công việc của kế toán đã giảm đi rất nhiều. Việc nối mạng cũng nâng cao hiệu quả của công tác kế toán thông qua việc thu thập các thông tin trên mạng như thông tin về các quy định mới của Bộ Tài chính.
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty khá hoàn chỉnh: Bốn báo cào do Bộ Tài chính quy định đều được Công ty xây dựng một cách đầy đủ. Điều đó sẽ đảm bảo cho quá trình quản lý tài chính của Công ty.
3.1.1.2. Về tổ chức hạch toán thanh toán
Thứ nhất: Việc tổ chức hạch toán thanh toán được các kế toán viên thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo hỗ trợ cho công tác quản lý tài chính.
Thứ hai: Phần hành kế toán thanh toán bao gồm kế toán thanh toán với nhà cung cấp, với người mua, với công nhân viên, với Nhà nước và thanh toán Vay dài hạn được tổ chức một cách hợp lý. Việc phân công công việc kế toán cụ thể cho kế toán thanh toán là phù hợp với trình độ, năng lực và số lượng nghiệp vụ thanh toán. Các cán bộ kế toán thanh toán đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời có sự thống nhất vận hành với các bộ phận kế toán khác, đồng thời thường xuyên cập nhật các quy định về kế toán thanh toán và các quy định khác liên quan đến chế độ kế toán của Nhà nước, luôn bám sát tình hình kinh doanh thực tế tại Công ty và chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty, do đó luôn có kế hoạch cho việc trả nợ người bán, thu tiền của khách hàng, thanh toán với người lao động và Nhà nước theo quy định và tránh được tình trạng nợ khó đòi xảy ra.
Thứ ba: Hệ thống chứng từ thanh toán được kế toán Công ty tổ chức thống nhất. Quá trình luân chuyển giữa các kế toán viên cũng như giữa phòng kế toán và các phòng kinh doanh rất hợp lý. Đặc biệt việc lưu giữ và bảo quản chứng từ được các kế toán viên được thực hiện một cách hệ thống.
Thứ ba: Đối với hai tài khoản phải trả người bán và phải thu khách hàng được các Trung tâm, Chi nhánh theo dõi chi tiết theo từng lần nhập xuất hàng hoá. Kế toán tại Văn phòng Công ty làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu nên khối lượng công việc kế toán thanh toán được giảm nhẹ. Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển sổ hợp lý, khoa học trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với khả năng trình độ của cán bộ kế toán thanh toán tại Công ty. Các sổ sách kế toán như: sổ Nhật ký chung, Sổ Cái tài khoản, báo cáo kế toán… được lập một cách hệ thống, trung thực, hợp lý, có tính hiệu quả thông qua chương trình kế toán trên máy vi tính của Công ty.
3.1.2. Những tồn tại
Tổ chức công tác kế toán nói chung cũng như kế toán các nghiệp vụ thanh toán nói riêng tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục để tăng cường vai trò của kế toán trong công tác quản lý tài chính.
Thứ nhất: Một số nghiệp mua hàng thanh toán ngay vẫn được hạch toán qua tài khoản 331. Hạch toán như vậy đã làm phức tạp hoá quá trình hạch toán. Khối lượng công việc kế toán sẽ tăng lên, ghi tăng công nợ sau đó lại ghi giảm công nợ ngay. Như vậy việc hạch toán chi tiết và tổng hợp các khoản công nợ này là không có ý nghĩa vì thực chất các khoản công nợ này không phát sinh mà đã thực hiện thanh toán ngay.
Thứ hai: Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi và do đó tình hình tài chính của Công ty không được đảm bảo và không theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Thứ ba: Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng có đặc thù hoạt động thương mại, các khoản công nợ đặc biệt là công nợ với người mua và người bán phát sinh hàng ngày với mật độ cao. Việc xúc tiến để thu hồi các khoản phải thu của khách hàng và đáp ứng được yêu cầu thanh toán của người bán là rất cần thiết. Nhưng Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng lại không áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán sẽ hỗ trợ cho quá trình thu hồi nợ của người mua nhanh hơn. Tuy nhiên đặc điểm này là do từ phía các nhà cung cấp của Công ty đã không có chính sách chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thương mại cho Công ty.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, em xin đề xuất một số gải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán kế toán thanh toán nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty.
Thứ nhất: Về hạch toán các nghiệp vụ mua hàng hoá trả tiền ngay
Đối với các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay, Công ty không cần hạch toán qua tài khoản 331 để giảm bớt khâu hạch toán. Tức là khi nhập chứng từ vào máy, kế toán Công ty sẽ chỉ phải nhập một lần cho những nghiệp vụ này. Quá trình hạch toán sẽ như sau:
Nợ TK 211, 153
Nợ TK 1331
Có TK 111,112
Thứ hai: Về lập dự phòng phải thu khó đòi. Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng không lập dự phòng phải thu khó đòi, do vậy những bất ổn từ những khoản nợ khó đòi của Công ty có thể làm tình hình tài chính của Công ty đảm bảo, đồng thời không đúng theo quy định của Bộ Tài chính. Và do đó sẽ làm ảnh hưởng tới chi phí trừ vào lợi nhuận để tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi theo đúng quy định. Đảm bào cho tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định.
Thứ ba: Là một công ty thương mại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, tạo khả năng chu chuyển vốn nhanh hơn, thực hiện chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua xi măng với giá trị lớn. Để làm được điều này cần có các chính sách phù hợp từ phía các nhà cung cấp và Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tổng quan về kế toán thanh toán tại Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng đã giúp em có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về một doanh nghiệp Nhà nước điển hình trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, từ tổng quát bộ máy quản lý, tình hình kinh doanh cũng như hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán. Điều đó đã giúp em có được những kiến thức thực tế quan trọng cho công việc trong tương lai về tình hình thanh toán tại một doanh nghiệp thương mại.
Tuy thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng không lâu và chưa sâu nhưng Chuyên đề của em đã nêu được một số nét chính về tình hình thực tế về kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú nhân viên trong Công ty đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Th.S. Trần Văn Thuận đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Thống kê - 2005
Chế độ kế toán doanh nghiệp: Hệ thống tài khoản (quyển 1) và Thuyết minh báo cáo tài chính (quyển 2) theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Bộ Tài chính, NXB Tài chính – 4/2006
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006
Thông tư số 11/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 08/02/2007
Nghị đinh số 199/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 03/12/2004.
Thông tư số 127/2004/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/12/2004
Thông tư số 84/2004/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/8/2004
Thông tư số 120/2003/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003
Thông tư 1128/2004/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/12/2004
Thông tư số 122/200/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/12/2000
Nguồn tài liệu, sổ sách tại phòng Kế toán của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
PHỤ LỤC
Hệ thống tài khoản của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
111
TiÒn mÆt
3440113
Cty TNHH TM & DV Xu©n Hång
1111
TiÒn ViÖt nam
3440114
NguyÔn Thµnh HiÕu - 27 TrÇn Kh¸nh D
11111
Quü TiÒn MÆt T¹i C«ng Ty
3440115
Cty TNHH ThÞnh Cêng
11112
Quü TiÒn MÆt T¹i §¬n VÞ Thuéc Cty
3440116
Cty CP VËt t thiÕt bÞ x©y dùng
112
TiÒn göi ng©n hµng
3440124
Cty TNHH ThÕ Th¾ng
113
TiÒn ®ang chuyÓn
3440203
HTX VËn t¶i thuû Quang TiÕn
131
Ph¶i thu cña kh¸ch hµng
3440213
Cty TNHH TM & VËn t¶i An Thµnh
1311
Ph¶i thu c¸c DN thuéc néi bé TCty
3440214
Cty TNHH VËn t¶i, TM & XD Thµnh C«ng
131101
Chi cíc VCXM Hoµng mai
3440215
HTX DV VËn t¶i thuû Trung Kªnh
131102
Ph¶i thu CTy XM Hoµng mai cíc VCXM
3440216
Cty CP X©y dùng C«ng tr×nh GT 872
131103
Ph¶i thu CTy XM Hoµng th¹ch tiÒn vá bao
3440217
Cty TNHH Hång Hµ
131104
Ph¶i thu CTy XM Tam ®iÖp tiÒn vá bao
3440218
Cty TNHH Th¬ng m¹i & DV Hµ S¬n
131105
Chi cíc VCXM Tam ®iÖp
3440219
Doanh nghiÖp H¶i YÕn
131106
Ph¶i thu CTy XM Hoµng mai tiÒn vá bao XM
3440220
Cty VËn t¶i Léc Thä
131107
Ph¶i thu CTy XM BØm S¬n tiÒn vá bao
3440221
Cty TNHH Th¬ng m¹i Tæng hîp Léc ThÞnh
1314
Ph¶i thu c¸c DN thµnh phÇn kinh tÕ kh¸c
3440222
CTy B×nh Minh
1314101
C¸c trung t©m b¸n XM (P.Tiªu thô)
3440223
Cty TNHH TiÕn Hng
13141011
Trung t©m 1
3440224
Cty cæ phÇn TM¹i VËn t¶i Th¸i Hµ
13141012
Trung t©m 3
3440225
Cty TNHH Thµnh Nam Ph¬ng
13141013
Trung t©m 5
3440226
Cty CP Th¬ng m¹i Xu©n Hoµng
13141014
Trung t©m 7
3440227
C«ng ty Th¸i S¬n
13141015
Trung t©m 9
3440228
Cty TNHH XD Hång S¬n
13141016
Trung t©m Hµ T©y
34403
ThÕ ChÊp H§ L¸i Xe XN VËn T¶i
1314102
V¨n phßng C«ng ty
34406
Ký Quü + ThÕ ChÊp T¹i CN Th¸i Nguyªn
13141021
Phßng Tiªu thô XM (tæ H§KT)
34407
Ký Quü + ThÕ ChÊp T¹i CN Lµo Cai
13141022
XÝ nghiÖp VËn t¶i (TT b¸n XM)
34408
Ký Quü + ThÕ ChÊp T¹i CN VÜnh Phóc
13141023
Phßng KÕ ho¹ch (c¸c ®¹i lý)
34409
Ký Quü + ThÕ ChÊp T¹i CN Phó Thä
13141025
D cã ®iÒu chØnh bï trõ TK 131 KH mua XM
351
Quü dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm
1314104
TiÒn thuª kho ph¶i thu c¸c ®¬n vÞ thuª
411
Nguån vèn kinh doanh
1314106
Chi nh¸nh Th¸i Nguyªn
4111
Vèn ®Çu t cña chñ së h÷u
1314107
Chi nh¸nh Lµo Cai
41111
Vèn Ng©n s¸ch
1314108
Chi nh¸nh VÜnh Phóc
411111
Vèn cè ®Þnh ( Tõ nguån vèn ng©n s¸ch )
1314109
Chi nh¸nh Phó Thä
411112
Vèn lu ®éng ( Tõ nguån vèn ng©n s¸ch )
1314113
TiÒn ®iÖn, ®iÖn tho¹i cña c¸c ®¬n vÞ thuª kho
41112
Vèn tù bæ sung
1314114
C¸c Kho¶n Ph¶i Thu Cña TTTTGT VÜnh Tuy
411121
Vèn cè ®Þnh ( Tõ nguån vèn tù bæ sung )
133
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ
411122
Vèn lu ®éng ( Tõ nguån vèn tù bæ sung )
1331
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ cña hµng ho¸, dÞch vô
412
Chªnh lÖch ®¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n
13311
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ cña hµng ho¸, dÞch vô
414
Quü ®Çu t ph¸t triÓn
133111
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ
4141
Quü ®Çu t ph¸t triÓn
1331111
ThuÕ GTGT §îc KhÊu Trõ T¹i KV Hµ Néi
415
Quü dù phßng Tµi chÝnh
13311111
ThuÕ GTGT §îc KhÊu Trõ T¹i C«ng ty
421
L·i cha ph©n phèi
13311112
ThuÕ GTGT §îc KhÊu Trõ Cña XN VËn t¶i
4212
L·i n¨m nay
13311113
ThuÕ GTGT §îc KhÊu Trõ Cña XN Bao b×
431
Quü khen thëng, phóc lîi
1331114
ThuÕ GTGT §îc KhÊu Trõ t¹i CN Th¸i Nguyªn
4311
Quü khen thëng
13311141
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ XM CN T.Nguyªn
43111
Sè T¨ng
13311142
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ DV kh¸c CN Th¸i .Nguyªn
431111
TrÝch Lîi NhuËn N¨m Tríc
1331115
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ t¹i CN Lµo Cai
431112
TrÝch Lîi NhuËn N¨m Nay
13311151
ThuÕ GTGT khÊu trõ xi m¨ng CN Lµo Cai
431113
Tõ C¸c Nguån Kh¸c
13311152
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ DV kh¸c CN Lµo Cai
43112
Sè Gi¶m
1331116
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ t¹i CN VÜnh Phóc
431121
Thëng Hoµn Thµnh KÕ Ho¹ch
13311161
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ XM t¹i CN V..Phóc
431123
Nép Quü CÊp Trªn
13311162
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ DV kh¸c CN V.Phóc
431124
Thëng C¸c §¬n VÞ Ngoµi
1331117
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ t¹i CN Phó Thä
431125
Thëng Kh¸c
13311171
ThuÕ GTGT khÊu trõ xi m¨ng CN Phó Thä
431127
Gi¶m do bæ sung quü l¬ng
13311172
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ DV kh¸c CN Phó Thä
4312
Quü phóc lîi
1331118
ThuÕ GTGT ®Çu vµo KhÊu trõ t¹i TTTTXM Hµ T©y
43121
Sè T¨ng
13311181
ThuÕ GTGT xi m¨ng ®Çu vµo t¹i TTTTXM Hµ T©y
431211
TrÝch Lîi NhuËn N¨m Tríc
1332
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ cña TSC§
431212
TrÝch Lîi NhuËn N¨m Nay
13321
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ cña TSC§
431214
Tõ C¸c Nguån Kh¸c
133211
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ
43122
Sè Gi¶m
1332111
ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ t¹i Hµ Néi
4312201
Th¨m Hái, HiÕu Hû
315
Nî dµi h¹n ®Õn h¹n tr¶
641418
Chi phÝ khÊu hao TSC§ t¹i CN Phó Thä
331
Ph¶i tr¶ cho ngêi b¸n
64142
Chi PhÝ Söa Ch÷a Lín TSC§
3311
Ph¶i Tr¶ C¸c DN Trong Néi Bé TCTy
641421
Chi phÝ söa ch÷a lín TSC§ t¹i C«ng ty
331101
C«ng Ty Xi M¨ng Hoµng Th¹ch
6416
Chi PhÝ Hao Hôt
331102
C«ng Ty Xi M¨ng BØm S¬n
64161
Hao hôt Trong VËn ChuyÓn
331103
C«ng Ty Xi M¨ng Bót S¬n
6417
Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi
331104
C«ng Ty xi m¨ng H¶i Phßng
64171
Chi PhÝ VËn ChuyÓn Hµng Ho¸
331105
C«ng ty Xi m¨ng Hoµng Mai
641713
CP VËn chuyÓn kh¸c
331106
C«ng ty Xi m¨ng Tam ®iÖp
6417131
CP VËn chuyÓn kh¸c t¹i Cty
3314
Ph¶i Tr¶ C¸c DN Thµnh PhÇn Kinh TÕ Kh¸c
6417134
CP VËn chuyÓn kh¸c t¹i CN Th¸i Nguyªn
3314101
Ph¶i Tr¶ C¸c Kho¶n VËn ChuyÓn ( Cty thuª )
6417135
CP VËn chuyÓn kh¸c t¹i CN Lµo Cai
33141011
CP DV giao nhËn,¸p t¶i ®/s¾t BØm s¬n,Bót s¬n
6417136
CP VËn chuyÓn kh¸c t¹i CN VÜnh Phóc
33141012
Cíc vËn t¶i xi m¨ng ®êng s¾t
6417137
CP VËn chuyÓn kh¸c t¹i CN Phó Thä
33141013
Cíc VC ®Çu nguån ®êng bé + thuû (Ctythuª)
64172
Chi PhÝ Bèc XÕp
33141014
Cíc vËn chuyÓn XM Hoµng Mai ®/s¾t
641721
Chi PhÝ Bèc XÕp T¹i C¶ng
33141015
Cíc vËn chuyÓn XM Tam ®iÖp ®/s¾t
6417211
CP Bèc xÕp t¹i C¶ng KV Hµ Néi
3314102
Ph¶i Tr¶ TiÒn Mua Nguyªn VËt LiÖu Cho XN Bao b×
6417214
CP Bèc xÕp t¹i C¶ng CN Th¸i Nguyªn
3314103
Ph¶i Tr¶ C¸c Kho¶n Kh¸c
6417215
CP Bèc xÕp t¹i C¶ng CN VÜnh Phóc
331410301
Cty Qu¶n lý §êng s¾t Hµ H¶i
6417216
CP Bèc xÕp t¹i C¶ng CN Phó Thä
331410302
Cty §Çu t XD & XuÊt nhËp khÈu VN
641722
Chi PhÝ Bèc XÕp T¹i Ga
331410303
Cty CP TËp ®oµn §T Th¬ng m¹i CN ViÖt ¸
6417221
CP Bèc xÕp t¹i Ga KV Hµ Néi
331410304
Cty TNHH TM & X©y dùng TÊt Thµnh
6417223
CP Bèc xÕp t¹i Ga CN Th¸i Nguyªn
331410305
Cty T vÊn XD C«ng nghiÖp & §« thÞ VN
6417224
CP Bèc xÕp t¹i Ga CN Lµo Cai
331410306
Cty TNHH TM Kü thuËt Xu©n HiÕu
6417225
CP Bèc xÕp t¹i Ga CN VÜnh Phóc
331410307
Chi nh¸nh Cty XD sè 18 t¹i Hµ néi
6417226
CP Bèc xÕp t¹i Ga CN Phó Thä
331410308
ViÖn Khoa häc C«ng nghÖ X©y dùng
641723
Chi PhÝ Bèc XÕp T¹i Kho
331410309
Cty ThÓ thao ViÖt Nam
6417231
CP Bèc xÕp t¹i Kho C«ng ty
331410310
Cty CP T vÊn ThiÕt kÕ & DV §Çu t
6417234
CP Bèc xÕp t¹i Kho CN Th¸i Nguyªn
331410311
Cty CP X©y dùng §« thÞ
6417235
CP Bèc xÕp t¹i Kho CN Lµo Cai
331410312
Cty T vÊn KiÕn tróc AC Liªn minh HTXVN
6417236
CP Bèc xÕp t¹i Kho CN VÜnh Phóc
331410313
CN Cty CP Trõ mèi Khö trïng
6417237
CP Bèc xÕp t¹i Kho CN Phó Thä
331410314
Cty T vÊn §Çu t PT Xi m¨ng - CCID
641725
Chi PhÝ Bèc XÕp Kh¸c
331410315
Cty XNK XM- VINACIMEX(mua TBÞ may bao)
6417251
CP Bèc xÕp kh¸c t¹i C«ng ty
331410316
Cty T vÊn X©y dùng D©n dông ViÖt Nam
6417254
CP Bèc xÕp kh¸c t¹i CN Th¸i Nguyªn
331410317
Cty CP Hç trî Ph¸t triÓn C«ng nghÖ - DETECH
64173
Chi PhÝ Thuª Kho, B·i, Cöa Hµng
331410318
V¨n phßng t vÊn & chuyÓn giao CN X©y dùng
641731
CP Thuª kho, b·i, cöa hµng t¹i Cty
331410319
Cty XD 319 Bé Quèc phßng
641734
CP Thuª kho, b·i, cöa hµng t¹i CN Th¸i Nguyªn
331410320
CTy TNHH TrÇn §¨ng Khoa
641735
CP Thuª kho, b·i, cöa hµng t¹i CN Lµo Cai
331410321
CTy TNHH C¬ ®iÖn ViÖt NhËt
641736
CP Thuª kho, b·i, cöa hµng t¹i CN VÜnh Phóc
331410322
Cty TNHH t vÊn kiÕn tróc néi thÊt &XD AP
641737
CP Thuª kho, b·i, cöa hµng t¹i CN Phó Thä
331410323
Cty TNHH du lÞch TM c«ng ®oµn GTVT
64174
CP Hoa Hång Tr¶ Cho §¹i Lý B¸n Hµng
331410324
CN Trung t©m th«ng tin & thÈm ®Þnh gi¸ MN t¹i HN
641741
CP Hoa hång tr¶ ®¹i lý b¸n hµng Cty
331410325
XN Bª t«ng & VËt liÖu XD S«ng §µ
641744
CP Hoa hång tr¶ ®¹i lý b¸n hµng CN Th¸i Nguyªn
331410326
Trung t©m UNESCO PTCN th«ng tin
641745
CP Hoa hång tr¶ ®¹i lý b¸n hµng CN Lµo Cai
3314105
Ph¶i Tr¶ ngêi b¸n Cña XN Bao b×
641746
CP Hoa hång tr¶ ®¹i lý b¸n hµng CN VÜnh Phóc
3314107
C¸c Kho¶n Ph¶i Tr¶ Cña CN Th¸i Nguyªn
641747
CP Hoa hång tr¶ ®¹i lý b¸n hµng CN Phó Thä
33141071
Cíc vËn chuyÓn ph¶i tr¶ cña CN Th¸i nguyªn
64175
Chi PhÝ Kho¸n B¸n Hµng
33141072
CTy CP XD sè 1 Th¸i nguyªn
641751
Chi phÝ kho¸n b¸n hµng t¹i C«ng ty
3314108
C¸c Kho¶n Ph¶i Tr¶ Cña CN Lµo Cai
641754
Chi phÝ kho¸n b¸n hµng t¹i CN Th¸i Nguyªn
33141082
CTy XD V¹n Xu©n - XD VP Phè Lu
641755
Chi phÝ kho¸n b¸n hµng t¹i CN Lµo Cai
33141083
CTy QL ®êng s¾t Yªn Lµo-duy tu ®/s¾t kho Lu
641756
Chi phÝ kho¸n b¸n hµng t¹i CN VÜnh Phóc
3314109
C¸c Kho¶n Ph¶i Tr¶ Cña CN VÜnh Phóc
641757
Chi phÝ kho¸n b¸n hµng t¹i CN Phó Thä
33141091
Cíc vËn chuyÓn XM ph¶i tr¶ tai CN VÜnh phóc
64176
Chi PhÝ §iÖn Tho¹i, §iÖn TÝn
3314110
C¸c Kho¶n Ph¶i Tr¶ Cña CN Phó Thä
641761
CP ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn t¹i Cty
333
ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép Nhµ níc
641764
CP ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn t¹i CN Th¸i Nguyªn
3331
ThuÕ GTGT ph¶i nép
641765
CP ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn t¹i CN Lµo Cai
33311
ThuÕ GTGT ®Çu ra
641766
CP ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn t¹i CN VÜnh Phóc
333111
ThuÕ GTGT ®Çu ra ph¶i nép
641767
CP ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn t¹i CN Phó Thä
3331111
ThuÕ GTGT §Çu Ra Ph¶i Nép T¹i Hµ Néi
64177
Chi PhÝ Sö Dông §iÖn, Níc
33311111
ThuÕ GTGT §Çu Ra kinh doanh xi m¨ng
641771
CP sö dông ®iÖn, níc t¹i C«ng ty
33311112
ThuÕ GTGT§Çu Ra kinh doanh vËt t kh¸c
641774
CP sö dông ®iÖn, níc t¹i CN Th¸i Nguyªn
33311113
ThuÕ GTGT §Çu ra DV kh¸c t¹i XNVT
641775
CP sö dông ®iÖn, níc t¹i CN Lµo Cai
33311114
ThuÕ GTGT §Çu ra ho¹t ®éng kh¸c ph¶i nép
641776
CP sö dông ®iÖn, níc t¹i CN VÜnh Phóc
33311115
ThuÕ GTGT §Çu ra t¹i XN Bao b× VTuy
641777
CP sö dông ®iÖn, níc t¹i CN Phó Thä
33311116
ThuÕ GTGT §Çu ra t¹i TTTTGT VÜnh tuy
64179
Chi PhÝ DÞch vô mua ngoµi kh¸c
3331114
ThuÕ GTGT §Çu ra ph¶i nép t¹i CN TNguyªn
641791
CP DÞch vô mua ngoµi kh¸c t¹i Cty
3331115
ThuÕ GTGT §Çu ra ph¶i nép t¹i CN Lµo Cai
641794
CP DÞch vô mua ngoµi kh¸c t¹i CN T.Nguyªn
3331116
thuÕ GTGT §Çu ra ph¶i nép t¹i CN VÜnh Phóc
641795
CP DÞch vô mua ngoµi kh¸c t¹i CN Lµo Cai
3331117
ThuÕ GTGT §Çu ra ph¶i nép t¹i CN Phó Thä
641796
CP DÞch vô mua ngoµi kh¸c t¹i CN VÜnh Phóc
3331118
ThuÕ GTGT ®Çu ra ph¶i nép t¹i TTTTXM Hµ T©y
641797
CP DÞch vô mua ngoµi kh¸c t¹i CN Phó Thä
3334
ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp
641798
CP DÞch vô thuª ngoµi t¹i XN bao b× VÜnh tuy
3337
ThuÕ nhµ ®Êt, tiÒn thuª ®Êt
6418
Chi phÝ b»ng tiÒn kh¸c
3338
C¸c lo¹i thuÕ kh¸c
64183
Chi PhÝ Tuyªn TruyÒn, Qu¶ng C¸o
33381
ThuÕ m«n bµi
641831
CP Tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o t¹i C«ng ty
33382
Thu kh¸c ph¶i nép
641835
CP Tuyªn truyÒn, qu¶ng c¸o t¹i CN Lµo Cai
334
Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn
64184
Chi PhÝ KhuyÕn M¹i, TiÕp ThÞ
3341
L¬ng
641841
CP khuyÕn m¹i, tiÕp thÞ t¹i Cty
33411
TiÒn L¬ng C«ng Ty
641844
CP khuyÕn m¹i, tiÕp thÞ t¹i CN Th¸i Nguyªn
33412
TiÒn L¬ng XN VËn T¶i
641845
CP khuyÕn m¹i, tiÕp thÞ t¹i CN Lµo Cai
33413
TiÒn l¬ng TTTTGT VÜnh Tuy
641846
CP khuyÕn m¹i, tiÕp thÞ t¹i CN VÜnh Phóc
33414
TiÒn L¬ng XN Bao B×
641847
CP khuyÕn m¹i, tiÕp thÞ t¹i CN Phó Thä
33415
TiÒn L¬ng Chi Nh¸nh Th¸i Nguyªn
64186
CP Sö dông xe con c«ng t¸c
33416
TiÒn L¬ng Chi Nh¸nh Lµo Cai
641864
CP Sö dông xe con c«ng t¸c t¹i CN Th¸i Nguyªn
33417
TiÒn L¬ng Chi Nh¸nh VÜnh Phóc
641865
CP Sö dông xe con c«ng t¸c t¹i CN Lµo Cai
33418
TiÒn L¬ng Chi Nh¸nh Phó Thä
641866
CP Sö dông xe con c«ng t¸c t¹i CN VÜnh Phóc
335
Chi phÝ ph¶i tr¶
641867
CP Sö dông xe con c«ng t¸c t¹i CN Phó Thä
3354105
Dù Chi Chi PhÝ t¹i XN Bao b× VÜnh tuy
641885
CP b»ng tiÒn kh¸c t¹i CN Lµo Cai
3354107
Dù chi chi phÝ b¸n hµng t¹i CN Th¸i Nguyªn
641886
CP b»ng tiÒn kh¸c t¹i CN VÜnh Phóc
3354108
Dù chi chi phÝ b¸n hµng t¹i CN Lµo Cai
641887
CP b»ng tiÒn kh¸c t¹i CN Phó Thä
3354109
Dù chi chi phÝ b¸n hµng t¹i CN VÜnh Phóc
642
Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp
3354110
Dù chi chi phÝ b¸n hµng t¹i CN Phó Thä
6421
Chi phÝ nh©n viªn qu¶n lý
3354111
TrÝch tríc tiÒn l¬ng thêi gian
64211
TiÒn L¬ng, TiÒn C«ng Vµ Phô CÊp Kh¸c
3355
TrÝch tríc vÒ söa ch÷a lín TSC§
642111
TiÒn L¬ng t¹i VP C«ng ty
336
Ph¶i tr¶ néi bé
642112
TiÒn L¬ng Gi¸n TiÕp t¹i XN Bao b×
338
Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c
64213
B¶o HiÓm Y TÕ
3382
Kinh phÝ c«ng ®oµn
642131
B¶o HiÓm Y TÕ t¹i VP CTy
3383
B¶o hiÓm x· héi
642132
B¶o HiÓm Y TÕ t¹i XN Bao b×
33831
B¶o hiÓm x· héi KV Hµ néi (CTy + XN)
64214
Kinh PhÝ C«ng §oµn
33834
B¶o hiÓm x· héi t¹i CN Th¸i Nguyªn
642141
Kinh PhÝ C«ng §oµn t¹i CTy
33835
B¶o hiÓm x· héi t¹i CN Lµo Cai
642142
Kinh PhÝ C«ng §oµn t¹i XN bao b×
33836
B¶o hiÓm x· héi t¹i CN VÜnh Phóc
6422
Chi phÝ vËt liÖu qu¶n lý
33837
B¶o hiÓm x· héi t¹i CN Phó Thä
64221
V¨n Phßng PhÈm
3384
B¶o hiÓm y tÕ
64222
Nhiªn LiÖu + CP Xe con c«ng t¸c
3385
Ph¶i tr¶ vÒ cæ phÇn ho¸
64224
Chi phÝ vËt liÖu qu¶n lý t¹i XN Bao b×
3388
Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c
6423
Chi phÝ ®å dïng v¨n phßng
33881
Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c t¹i Cty
64231
Chi phÝ ®å dïng v¨n phßng t¹i C«ng ty
33882
Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c t¹i XN VËn t¶i
64288
Chi PhÝ B»ng TiÒn Kh¸c t¹i VP XN Bao b×
33887
Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c t¹i CN VÜnh Phóc
64289
C¸c Kho¶n Chi PhÝ B»ng TiÒn Kh¸c
338871
TiÒn ®Òn bï thiÖt h¹i TS khi thu håi ®Êt - UBND VP
711
Thu nhËp kh¸c
341
Vay dµi h¹n
71101
Nhîng B¸n Tµi S¶n
3411
Vay ng©n hµng
71102
Thanh Lý Tµi S¶n
CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG
348 Đường Giải Phóng, Thành phố Hà Nội
Báo cáo tài chính
Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/1/2006 đến ngày 31/12/2006
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2006
Mẫu số B 01 - DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN
Mã số
Thuyết minh
31/12/2006
01/01/2006
A -
TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
132,243,609,380
172,749,347,750
(100 = 110+120+130+140+150)
I-
Tiền
110
66,468,718,754
72,252,647,508
1.
Tiền
111
3.1
66,468,718,754
72,252,647,508
2.
Các khoản tương đương tiền
112
-
-
II-
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
-
III-
Các khoản phải thu
130
43,725,237,179
68,178,106,689
1.
Phải thu của khách hàng
131
17,225,338,771
12,831,711,823
2.
Trả trước cho người bán
132
2,281,535,194
54,121,429,953
5
Các khoản phải thu khác
135
3.2
24,218,363,214
1,224,964,913
6
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
-
-
IV-
Hàng tồn kho
140
3.3
22,031,953,447
32,118,390,573
1.
Hàng tồn kho
141
22,031,953,447
32,223,768,377
2
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
-
(105,377,804)
V-
Tài sản ngắn hạn khác
150
17,700,000
200,202,980
1.
Chi phí trả trước ngắn hạn
151
-
98,806,399
2.
Thuế GTGT được khấu trừ
152
-
-
3.
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
154
3.4
-
6,696,581
4.
Tài sản ngắn hạn khác
158
17,700,000
94,700,000
B -
TÀI SẢN DÀI HẠN
200
14,461,060,954
42,135,014,878
(200 = 210+220+240+250+260)
I
Các khoản phải thu dài hạn
210
76,168,908
76,168,908
4.
Phải thu dài hạn khác
218
76,168,908
76,168,908
II
Tài sản cố định
220
11,420,364,848
42,058,845,970
1.
Tài sản cố định hữu hình
221
3.6
11,152,540,136
24,938,195,943
-
Nguyên giá
222
24,879,137,388
45,376,407,201
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
223
(13,726,597,252)
(20,438,211,258)
3.
Tài sản cố định vô hình
227
180,000,000
180,000,000
-
Nguyên giá
228
180,000,000
180,000,000
-
Giá trị hao mòn luỹ kế
229
-
-
4.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
3.5
87,824,712
16,940,650,027
III.
Bất động sản đầu tư
240
-
-
IV.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
-
-
V.
Tài sản dài hạn khác
260
2,964,527,198
-
1.
Chi phí trả trước dài hạn
261
3.7
2,964,527,198
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100+200)
270
146,704,670,334
214,884,362,628
NGUỒN VỐN
MS
Thuyết minh
31/12/2006
01/1/2006
A-
NỢ PHẢI TRẢ
300
102,202,487,941
152,741,903,792
(300 = 310+320)
I-
Nợ ngắn hạn
310
98,170,130,818
109,077,745,893
1.
Vay và nợ ngắn hạn
311
-
-
2.
Phải trả người bán
312
80,567,683,278
73,702,734,116
3.
Người mua trả tiền trước
313
227,028,205
342,620,621
4.
Thuế và các khoản phải nộp NN
314
3.8
2,963,430,501
4,517,700,037
5.
Phải trả công nhân viên
315
5,154,226,592
6,785,241,876
6.
Chi phí phải trả
316
3.9
3,888,441,677
2,096,119,511
7.
Phải trả nội bộ
317
706,624,024
5,603,022,323
9.
Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
3.10
4,662,696,541
16,030,307,409
II-
Nợ dài hạn
330
4,032,357,123
43,664,157,899
1.
Phải trả dài hạn người bán
331
-
23,554,329
3.
Phải trả dài hạn khác
333
3,085,316,625
3,387,954,800
4.
Vay và nợ dài hạn
334
3.11
-
39,762,534,400
6.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
947,040,498
490,114,370
B-
VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
44,502,182,393
62,142,458,836
(400 = 410+420)
I-
Vốn chủ sở hữu
410
42,547,642,916
58,436,196,156
1.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
33,719,447,573
35,250,220,638
5.
Chênh lệch đánh giá tài sản
415
7,454,744,457
-
7.
Quỹ đầu tư phát triển
417
329,589,170
2,758,392,128
8.
Quỹ dự phòng tài chính
418
-
3,978,787,671
10.
Lợi nhuận chưa phân phối
420
1,043,861,716
-
11.
Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
-
16,448,795,719
II-
Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
1,954,539,477
3,706,262,680
1.
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
421
1,954,539,477
3,706,262,680
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(430 = 300+400)
430
146,704,670,334
214,884,362,628
Lập ngày 12 tháng 02 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG
348 Đường Giải Phóng, Thành phố Hà Nội
Báo cáo tài chính
Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/1/2006 đến ngày 31/12/2006
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/1/2006 đến ngày 31/12/2006
MẪU B 02-DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/1/2006 đến ngày 31/12/2006
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
3.13
1,148,463,802,345
2
Các khoản giảm trừ
02
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-03)
10
3.14
1,148,463,802,345
4
Giá vốn hàng bán
11
3.15
1,059,819,978,791
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11)
20
88,643,823,554
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
3.16
1,949,322,443
7
Chi phí tài chính
22
3.17
2,826,875,446
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
2,305,376,159
8
Chi phí bán hàng
24
3.18
67,877,878,258
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
3.19
18,934,461,416
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
953,930,877
{30 = 20+(21-22)-(24+25)}
11
Thu nhập khác
31
3.20
6,552,593,310
12
Chi phí khác
32
3.21
4,151,074,303
13
Lợi nhuận khác (40 = 31-32)
40
2,401,519,007
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40)
50
3.22
3,355,449,884
15
Chi phí thuế thu nhập hiện hành
51
3.22
939,525,967
16
Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
52
-
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 -51)
60
3.22
2,415,923,917
Lập ngày 12 tháng 02 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, hä vµ tªn) (Ký, hä vµ tªn)
(Ký, hä vµ tªn)
Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
năm 2003, 2004, 2005
Tài sản
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
A.TS lưu động và đầu tư ngắn hạn
125.264.679.103
121.477.599.456
190.368.454.727
I.TM,TGNH,Tiền đang chuyển
86.591.634.699
75.358.607.598
62.811.881.606
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải thu
10.287.059.229
27.377.633.075
91.539.706.948
IV.Hàng tồn kho
27.396.485.175
18.411.951.783
35.414.348.227
V.Tài sản lưu động khác
989.500.000
329.407.000
602.517.946
VI.Chi sự nghiệp
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
20.545.256.344
34.085.014.171
39.992.545.433
I.Tài sản cố định
15.582.065.069
27.373.616.926
25.718.162.198
II. Đầu tư tài chính dài hạn
725.000.000
III.Chi phí xây dựng CBDD
4.198.217.271
6.711.397.245
14.274.383.235
IV:. Ký cược,ký quỹ dài hạn
39.974.004
Tổng cộng tài sản
145.809.935.447
155.562.613.627
230.361.000.160
Nguồn vốn
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
A. Nợ phải trả
94.023.615.707
102.783.863.612
162.903.462.832
I. Nợ ngắn hạn
88.240.036.893
96.551.083.251
115.590.150.340
II.Nợ dài hạn
39.502.953.474
III.Nợ khác
5.783.578.814
6.232.780.361
7.810.359.018
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
51.786.319.740
52.778.750.015
67.457.537.328
I.Nguồn vốn quỹ
48.999.886.456
49.304.059.246
65.965.473.949
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
2.786.433.284
3.474.690.769
1.492.063.379
Tổng cộng nguồn vốn
145.809.935.447
155.562.613.627
230.361.000.160
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32232.doc