Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của “bàn tay vô hình“ cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động mà cũng đầy rẫy những rủi ro và không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh một cách có hiệu quả mà tiêu biểu là chỉ tiêu lợi nhuận.
Để chiến thắng trong cạnh tranh, các doanh
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư và XNK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp phải tìm mọi cách thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và cái đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, trang trải được các khoản nợ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, ổn định tình hình tài chính và thực hiện tái đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu
Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô trong phòng kế toán ở công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thế Khải đã giúp em hoàn thành bài luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn !
Bài luận văn gồm ba chương:
Chương 1 : Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Chương 2 : Thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vật tư và xuất nhập khẩu.
Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu.
Phần I : Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
1.1 khái niệm về kế toán bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, nó là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, sản phẩm,dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền.
1.2 các phương thức bán hàng
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai hai phương thức bán buôn và bán lẻ
1.2.1 Phương thức bán buôn
1.2.1.1 Bán buôn hàng hoá qua kho ( bán trực tiếp và gửi bán hàng hoá )
Là phương thức bán hàng truyền thống thường áp dụng với ngành có đặc điểm : tiêu thụ có định kỳ giao nhận, hàng khó khai thác, hàng cần qua dự trữ để xử lý tăng giá trị thương mại.
Khi thực hiện phương thức kinh doanh cho loại hàng này doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tốt và tiến độ giao nhận hàng đúng lệnh để tránh ứ đọng làm phát sinh các loại chi phí về dự trữ, gây khó khăn cho công tác bảo quản hàng ...
1.2.1.2 Bán buôn vận chuyển thẳng (bao gồm bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán và bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán ) Là phương thức bán hàng không qua kho phương thức bán buôn này được thực hiện tuỳ theo mỗi hình thức
_Bán thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền hàng mua, tiền hàng đã bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp.
_Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua và bán. Doanh nghiệp chỉ được phản ánh tiền hoa hồng môi giới cho việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp vụ bán của mỗi thương vụ.
1.2.2 Phương thức bán lẻ
1.2.2.1 Phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp
Theo phương thức này người bán phải đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ thu tiền và lập báo cáo thu ngân, giấy nộp tiền để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán
1.2.2.2 Phương thức bán hàng tự phục vụ
Doanh thu
bán hàng
ngày
=
{
Số lượng hàng còn tồn đầu ngày
+
Số lượng
hàng nhập
trong ngày
-
Số lượng hàng còn cuối ngày
}
*
Đơn giá bán
Phương thức bán hàng này được thực hiện ở các siêu thị, khách hàng lựa chọn hàng hoá theo ý muốn và thanh toán tại quầy thu tiền ở siêu thị. Kế toán bán lẻ theo phương thức này căn cứ vào các phiếu bán hàng (tích kê) đã tổng hợp trên máy vi tính để hoạch toán nghiệp vụ phát sinh.
1.2.2.3 Phương thức bán lẻ trả góp, trả chậm
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua số tiền còn lại người mua chấp nhận trả ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định
1.3 vai trò và Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
*Vai trò
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả bán hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Bán hàng là cơ sở hình thành nên doanh thu và lợi nhuận tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí, bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò thực sự quan trọng, nó cung cấp thông tin về tình hình bán hàng và xác định kết quả bán hàng đạt được từ việc bán hàng. Từ đó từng bước hạn chế sự thất thoát về hàng hoá, phát hiện được những hàng hoá chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn. Các số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng từ đó tìm ra những thiếu sót mất cân đối giữa khâu mua – khâu bán từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Từ số liệu trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã cung cấp, Nhà nước nắm được tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời Nhà nước có thể kiểm tra việc chấp hành về kinh tế tình chính và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Ngoài ra thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cung cấp, các nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp biết được khả năng mua - dự trữ - bán các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường, biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó quyết định đầu tư, cho vay vốn mở rộng hợp tác với doanh nghiệp.
*Nhiệm vụ
_Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời giám sát chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm.
_Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp.
_Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
_Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. Nhiệm vụ kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải luôn gắn liền với nhau.
1.4 kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ
1.4.1 Khái niệm
*Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sx, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm diều kiện sau:
_Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
_Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như ngườ sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
_Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
_Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
_Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
*Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chêch lệch giữa tổng doanh thu với các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
=
Doanh thu
bán hàng
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
1.4.2 Các khoản giảm trừ doanh thu
_Chiết khấu thương mại là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thoản thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán và phải được thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng.
Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản hồi khấu (là số tiền thưởng cho khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua với một khối kượng lớn hàng hoá) và bớt giá (là khoản giảm trừ cho khách hàng vì mua số lượng lớn hàng hoá trong một đợt )
_Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do các nguyên nhân thuộc về người bán như : hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng.
_Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu của số hàng đã tiêu thụ (đã ghi nhận doanh thu) nhưng bị người mua trả lại, từ chối không mua nữa.Nguyên nhân trả lại thuộc về phía người bán (vi phạm các điều cam kết trong hợp đồng như không phù phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại).
_Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp là khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh thu theo quy định hiện hành của luật thuế tuỳ thuộc vào các mặt hàng khác nhau
1.4.3 Chứng từ kế toán sử dụng
_Lập hoá đơn để người mua làm căn cứ ghi sổ và chứng từ đi đường, người bán làm căn cứ ghi nhận doanh thu và sổ sách kế toán của mình.
Hoá đơn bán hàng thông thường cần phản ánh giá bán (đã có thuế GTGT) các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có ) .Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT)
Hoá đơn GTGT cần phản ánh giá bán (chưa có thuế GTGT); các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán (nếu có), thuế GTGT.
_Phiếu thu, phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền.
_Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
Và các chứng từ có kiên quan (nếu có)
1.4.4 Tài khoản sử dụng
* Tk 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ” dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất - kinh doanh .Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền ngay cũng có thể chưa thu được tiền (do thoả thuận về hàng bán ) sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.
*Kế cấu tài khoản
_Bên nợ :
+Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế XNK hoặc thuế GTGT theo phưong pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
+Trị giá các khoản chiết khấu TM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
+Kết chuyển DTT vào TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”
_Bên có :
+Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế toán
Tk 511 không có số dư cuối kỳ.Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có bốn tài khoản cấp 2 như sau :
TK 5111: “ Doanh thu bán hàng hoá ”
TK5112 : “ Doanh thu bán các thành phẩm ”
TK 5113 : “ Doanh thu cung cấp dịch vụ ”
TK 5114 : “ Doanh thu trợ cấp trợ giá ”
TK 5117 : “ Doanh thu bất động sản đầu tư ”
* TK 512 “ Doanh thu nội bộ ” dùng để phản ánh của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp .Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một cung ty, tổng công ty ...
*Kế cấu tài khoản
_Bên nợ :
+Số thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh số bán ra trong kỳ.
+Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản chiết khấu thương mại và khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng hàng hoá, sản phẩm,dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển vào cuối kỳ.
+Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”
_Bên có :
+Tổng doanh thu tiêu thu nội bộ phát sinh trong kỳ kế toán
TK 512 không có số dư cuối kỳ,TK 512 có ba tài khoản cấp 2 như sau :
TK 5121 “ Doanh thu bán hàng hoá ”
TK 5122 “ Doanh thu bán các thành phẩm ”
Tk 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ ”
* TK 521 Chiết khấu thương mại ” dùng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thuơng mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
*Kết cấu tài khoản :
_Bên nợ :
Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho người mua phát sinh trong kỳ
_Bên có :
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào TK 511, 512.
TK 521 Cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết từng loại khách hàng, từng loại hàng bán, dịch vụ.
* TK 531 “ Hàng bán bị trả lại ” dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại .Đây là tài khoản điều chỉnh giảm của Tk 511 .Các chi phí phát sinh liên quan đến lượng hàng bán bi trả lai này được ghi nhận vào chi phí bán hàng trong kỳ
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng bán đã tiêu thụ bị trả lại.
_Bên có :
Kết chuyển doanh thu của số hàng bán tiêu thụ bị trả lại sang TK 511,512
TK 531 cuối kỳ không có số dư
*TK 532 “Giảm giá hàng bán ” dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ.
_Bên có :
Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511,512.
TK 532 Cuối kỳ không có số dư
Sơ đồ kế toán 1 (phần phụ lục)
1.4.5 Phương pháp kế toán
*Kế toán bán hàng theo phương thức trực tiếp
BT1 : Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất kho
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK154 “SXKDDD”,155 “Thành phẩm”,TK 156 “Hàng hoá”
BT2 :Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
BT3 : Phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 521,531,532
Nợ TK 3331
Có TK 111,112,131
BT4 : Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 511 để xác định DTT
Nợ TK 511
Có TK 521,531,532
BT5 : Kết chuyển DTT sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 511
Có TK 911
BT6: Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 632
*Kế toán bán hàng gửi đại lý(sơ đồ 2 phần phụ lục)
*Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp.
BT1 : Phản ánh giá vốn của hàng xuất bán
Nợ TK 632
Có TK 154,155,156
BT 2 : Phản ánh doanh thu trả góp
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331
Có TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”
BT3 : Thu tiền trả tiếp theo từ khách hàng
Nợ TK 111,112
Có TK 131
BT4 : Phân bổ số lãi trả góp định kỳ vào TK 515
Nợ TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”
Có TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
*Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng
BT 1 : Phản ánh giá vốn của hàng xuất bán
Nợ TK 632
Có TK 154,155,156
BT 2 : Phản ánh doanh thu của hàng xuất bán
Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng”
Có TK 511
Có TK 3331
BT 3 : Phản ánh trị giá của hàng nhận về
Nợ TK 152,153,211
Nợ TK 133
Có TK 131
*Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng nội bộ
BT 1 : Phản ánh doanh thu của hàng bán nội bộ
Nợ TK 621,627,641,642
Có TK 512
BT 2 : Phản ánh số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 133
Có TK 333
1.5 Kế toán giá vốn
1.5.1 Khái niệm :
Là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu dùng.Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất.Với hàng hóa tiêu thụ, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của hàng đã tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ .
1.5.2 Phương pháp xác định giá vốn
Do sản phẩm sản xuất ra và hàng hoa mua về nhập kho hoặc xuất bán ngay, gửi bán được sản xuất và mua từ những nguồn khác nhau, hoàn thành ở những thời điểm khác nhau nên giá giá thực tế của chúng ở những thời điểm khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau do vậy khi xuất kho cần phải tính ra giá thực tế theo một trong các phương pháp sau
_Phương pháp bình quân gia quyền
_Phương pháp nhập trước - xuất trước
_Phương pháp nhập sau - xuất trước
_Phương pháp đích danh
1.5.3 Chứng từ kế toán sử dụng :
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan kế toán tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.
1.5.4 TK sử dụng :
TK 632 “Giá vốn hàng bán ” được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán trong kỳ.Giá vốn của hàng bán có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hay trị giá mua của hàng hoá đã tiêu thụ.
* Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
+Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+Phản ánh chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
+Phán ánh khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường trách nhiệmh cá nhân gây ra.
+Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
+phản ánh chêch lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
_Bên có :
+Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng gảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
+Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911
TK 632 không có số dư cuối kỳ
1.5.5 Phương pháp kế toán
* Đối với phương pháp kê khai thường xuyên :
_Xuất kho sản phẩm, hàng hoá để bán
Nợ TK 632
Có TK 155,156
_Trường hợp mức sản phẩm thức tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
_Phản ánh các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do cá nhân gây ra
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 152, 153, 138 (1381)...
_Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” Nếu tự xây dựng
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Nếu tự chế
_Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
+Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chêch lệch lớn hơn được trích thêm
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
+ Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chêch lệch nhỏ hơn được hoàn nhập
Nợ TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”
*Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ :
_Đối với doanh nghiệp sản xuất
+ Kết chuyển trị giá thực tế sản phẩm tồn đầu kỳ
Nợ TK 632
Có TK 155,157
+ Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho hoặc gửi đi bán ngay không qua nhập kho
Nợ TK 632
Có TK 631 “Giá thành sản xuất”
+ Căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ kết chuyển giá thực tế sản phẩm tồn cuối kỳ
Nợ TK 155,157
Có TK 632
_Đối với doanh nghiệp thương mại
+ Đầu kỳ kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá tồn kho đầu kỳ, hàng mua đi trên đường, hàng gửi bán tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 611 “Mua hàng”
Có TK 151,156,157
+ Phản ánh hàng mua trong kỳ
Nợ TK 611
Có TK 1331
Có TK 111,112,331 ...
+ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hoá tồn kho cuối kỳ, hàng đang đi trên đường, hàng gửi bán chưa xác đoịnh là tiêu thụ
Nợ TK 151,156,157
Có TK 611
+Phản ánh trị giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 611
+Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 632
1.6 Kế toán chi phí bán hàng
1.6.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm : chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng,giới thiệu, quảng cáo, chi phí hoa hồng đại lý...
1.6.2 Chứng từ sử dụng
_Hoá đơn thuế GTGT
_Phiếu thu, phiếu chi
_Bảng kê thanh toán tiền tạm ứng
_Các chứng từ có liên quan...
1.6.3 Tài khoản sử dụng
TK 641 “Chi phí bán hàng”
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
_Bên có :
+Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trongkỳ hạch toán
+Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc kế chuyển chi phí bán hàng vào TK 142 “Chi phí trả trước”để chờ phân bổ
TK 641 không có số dư, TK 641 có 7 TK cấp 2 như sau
TK 6411 “Chi phí nhân viên”
TK 6412 “Chi phí vật liệu,bao bì”
TK 6413 “Chi phí dụng cụ,đồ dùng”
TK 6414 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6415 “Chi phí bảo hành”
TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”
1.6.4 Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành,từng doanh nghiệp của thể mà chi phí bán hàng có thể mở thêm một số nội dung chi phí khác.Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911.Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không có hoắc có ít sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng đã phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
1.6.5 Phương pháp kế toán (Sơ đồ kế toán 3 phần phụ lục)
1.7 Kế toán chi phí quản lý
1.7.1 Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp bao gồm : chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng ....
1.7.2 Chứng từ sử dụng
_Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường
_Phiếu thu, phiếu chi.
_Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
_Bảng kê thanh toán tạm ứng.
_Các chứng từ khác có liên quan.
1.7.3 Tài khoản sử dụng
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp thức tế phát sinh trong kỳ.
_Bên có :
+ Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán.
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 142 “Chi phí trả trước” để chờ phân bổ
TK 642 không có số dư cuối kỳ, TK 642 có 7 TK cáp 2 như sau :
TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý ”
TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý ”
TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
TK 6424 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6425 “Thuế,phí và lệ phí”
TK 6426 “Chi phí dự phòng”
TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”
1.7.3 Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định của Nhà nước tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành,từng doanh nghiệp cụ thể mở thêm một số nội dung chi phí khác .Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên nợ TK 911.Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không phát sinh hoặc có ít sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ thì cuối kỳ kết toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí quản lý doanh nghiệp đã phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
1.7.5 Sơ đồ kế toán 4 phần phụ lục
1.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
1.8.1 Khái niệm và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
*Khái niệm :
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ; hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ.
Thông thường, cuối kỳ kinh doanh kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất là kết quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ.Kết quả này được xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu thuần về bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính
*Phương pháp xác định kết quả kinh doanh :
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí QLDN
1.8.2 TK sử dụng
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
*Kết cấu TK 911
_Bên nợ
+Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
+Chi phí bán hàng
+Chi phí quản lý doanh nghiệp
+Chi phí hoạt động tài chính.
+Chi phí khác
+Số lãi trước thuếcủa hoạt động kinh doanh trong kỳ
_Bên có :
+Doanh thu thuần của sản phẩm,hàng hoá và cung cấp dịch vụ đã tiêu thụ.
+Doanh thu hoạt động tài chính
+Thu nhập khác
+Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ
TK 911 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ hay lãi) ,TK 421 có 2 TK cấp 2
TK 4211 “Lợi nhuận năm trước”
TK 4212 “Lợi nhuận năm nay”
1.8.3 Nguyên tắc hạch toán
TK này cần phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kinh tế phát sinh để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.
Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác.Trong từng hoạt đọng kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ (nếu cần)
1.8.4 Phương pháp kế toán (sơ đồ kế toán 5 phần phụ lục)
Phần 2 :Thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty
Công ty vật tư và xuất nhập khẩu được thành lập vào tháng 4/1988 lúc đầu có tên gọi là công ty vật tư rau quả với nhiệm vụ chính là cung cấp các loại vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành rau quả.
Năm 1993 công ty được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ) ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp (quyết định thành lập số 118NN/TCCNQĐ ngày 23/03/1993 ) và đổi tên thành công ty vật tư và xuất nhập khẩu.
Căn cứ vào Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Căn cứ vào Quyết định số 4468/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước công ty vật tư và xuất nhập khẩu thành công ty cổ phần.
Năm 2005 công ty đã được cổ phần hoá và đổi tên lại là Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu.
Tên giao dịch đối ngoại của công ty được viết tắt là : MASIMEX
Trụ sở chính tại : 46 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105705 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 14/03/1993.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau :
Giai đoạn 1988-1991 : Đây là thời kỳ kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp với nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam.Doanh số cao nhất chỉ đạt 4 tỷ VNĐ/năm.
Giai đoạn 1992-1996: Giai đoạn này công ty chuyển đổi nhiệm vụ từ cung ứng vật tư là chủ yếu sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1996 đạt 5 triệu USD.
Giai đoạn 1996-2000: Công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.Phát triển nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 đạt 11 tỷ USD
Giai đoạn 2001-2006: Công ty vẫn chú trọng tới sản xuất và xuất nhập khẩu.Cuối giai đoạn này công ty chuyển đổi thàng công ty cổ phần .
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu
*Chức năng
_Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác công ty còn nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất ra được hoặc sản xuất chưa đủ.
_Mở rộng liên kết kinh tế, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội
* Nhiệm vụ
Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp thương mại được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu.Bên cạnh đó công ty còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như:
_Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp.
_Tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện hành.
_Tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm giữ uy tín và quan hệ với các bạn hàng trong nước và quốc tế.
_Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài sản của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các loại tài sản, nguồn vốn đóng góp và làm tròn nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần MASIMEX(sơ đồ 6 phần phụ lục)
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần MASIMEX bao gồm : Đại hội cổ đông ; Hội đồng quản trị ; Ban giám đốc ; Ban kiểm soát
* Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty.
* Hội đồng quản trị (HĐQT) : Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
*Ban giám đốc (BGĐ) : Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
*Ban kiểm soát (BKS): Do ĐHCĐ bầu ra, nhiệm vụ chủ yếu của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra tính trung thực trong báo cáo tài chính của công ty.BKS báo cáo công việc trước ĐHCĐ và chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
* Phòng kế toán tài chính: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc, phòng có nhiệm vụ hạch toán các hoạt động SXKH của Công ty, lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý và các bên có liên quan.
* Phòng TC- HC(Văn phòng): Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, tuyển chọn và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu, điều kiện SXKH trong từng thời kỳ, quản lý những khâu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36853.doc