Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản

LỜI MỞ ĐẦU Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, em được các thầy cô giáo tận tình cung cấp những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kế toán. Trong thời gian đi thực tập tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản, tên viết tắt là Apromaco , được sự chỉ bảo tận tình của TS. Phạm Thị Bích Chi, em có cơ hội tiếp cận sâu hơn với chuyên ngành qua những thao tác thực tế, gắn kiến thức nhà trường với việc ghi chép, đánh giá phân tích kế toán. Cùng với đó, nhờ sự cộng tác t

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ phía các anh chị phòng kế toán của công ty nơi em thực tập, em đã chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty CP Vật tư nông sản. Có thể nói, việc việc chọn đề tài này, em đã có điều kiện nắm rõ được những đặc điểm tổ chức, quản lý, kinh doanh, hình thức kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và những đặc điểm hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty Apromaco. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Bích Chi, các thầy cô giáo chuyên ngành kế toán và các chuyên ngành khác của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo cùng các anh, chị phòng kế toán Công ty cổ phần Vật tư nông sản. Em xin hứa, với những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập và thực tế, em sẽ cố gắng làm việc thật tốt, để không lãng phí công sức của những con người đã truyền thụ kiến thức cho em. Sau đây, em xin trình bày kết cấu báo cáo của mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Tổng quan về Công ty cổ phần Vật tư nông sản - Apromaco Chương II : Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Vật tư nông sản. Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công ty cổ phần Vật tư Nông sản. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Cổ phần vật tư nông sản có tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là Công ty APROMACO. Đăng ký kinh doanh số 0103011636 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 30/3/2006. Trụ sở: số 14 - Ngô Tất Tố - Văn Miếu - Đống Đa - Hà nội Điện thoại: (04) 8.230.584 Fax: (04) 8.434.913 E-mail: Apromaco@netnam.vn Công ty Cổ phần Vật tư nông sản (sau đây, xin gọi tắt là Công ty Apromaco), nguyên là Công ty Vật tư - nông sản trực thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, được thành lập ngày 08/01/1993 theo QĐ số 20/NN-TCCB, với số vốn kinh doanh là 2.516.747.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng. Ngày 31/5/1997, theo QĐ số 1111/NN-TCCB của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), đã sáp nhập Công ty Vật tư - Dịch vụ nông nghiệp vào Công ty Vật tư – Nông sản. Khi đó số vốn kinh doanh của công ty là 11.085.000.000 đồng. Ngày 03/11/2005 theo QĐ số 3037 BNN - ĐMDN của Bộ trưởng bộ NN&PTNT, đã chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư nông sản thành Công ty cổ phần Vật tư nông sản, tên giao dịch là AGRICULTURAL PRODUCTS AND MATERIALS JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là APROMACO. Công ty Apromaco là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh Nghiệp. Định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm ngày 31/12/2004 là 468.731.869.901 đồng (bốn trăm sáu mươi tám tỷ, bảy trăm ba mươi mốt triệu, tám trăm sáu mươi chín nghìn, chín trăm lẻ một đồng). Trong đó, phần vốn của nhà nước là 23.041.212.734 đồng (hai mươi ba tỷ, không trăm bốn mươi mốt triệu, hai trăm mười hai nghìn, bẩy trăm ba mươi tư đồng). Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là: 31.000.000.000 đồng (31 tỷ đồng). Tổng số vốn này được chia thành 3.100.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 10.000 đồng. Cơ cấu tỷ lệ cổ phần như sau: + Cổ phần của nhà nước: 1.581.000 cổ phần, chiếm 51,00% vốn điều lệ. + Cổ phần ưu đãi giảm giá của người lao động trong doanh nghiệp: 216.600 cổ phần , chiếm 6,99% vốn điều lệ, được mua với mức thấp hơn 40% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá. + Cổ phần ưu đãi giảm giá của nhà đầu tư chiến lược: 303.800 cổ phần, chiếm 9,80% vốn điều lệ, được mua với giá thấp hơn 20% so với mức giá bình quân gia quyền của đấu giá. + Cổ phần bán đấu giá công khai: 998.600 cổ phần, chiếm 32,21% vốn điều lệ. 998.600 cổ phần trên được bán đấu giá công khai theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Giá khởi điểm đấu giá là: 10.030 đồng 01 cổ phần. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: + Kinh doanh vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm chế biến, nông sản và vật liệu xây dựng. + Sản xuất phân bón. + Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo. + Đại lý tiêu thụ hàng hoá. Ngoài ra, Công ty Apromaco ngoài việc được phép kế thừa ngành nghề kinh doanh cũ còn được phép mở rộng kinh doanh thêm ở các lĩnh vực sau: - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng: phân bón, vật tư nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng; - Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản; - Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo. - Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì. - Kinh doanh bất động sản. - Xây dựng công trình dân dụng, giao thông. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. 3. Đặc điểm bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ 1 (Trang 7). Công tác tổ chức, quản trị điều hành và kiểm soát được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Công ty. Sau đây xin trích lược và cụ thể con số: * Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan thẩm quyền cao nhất của Công ty. * Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm... * Ban kiểm soát: Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm. * Ban giám đốc: Công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc - Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban của công ty. - Phó giám đốc : Thay mặt giám đốc điều hành công việc kinh doanh như giải quyết các vấn đề đầu ra, đầu vào, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm...và các công việc khác theo sự phân công của giám đốc. * Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng Tổ chức hành chính: + Quản lý trực tiếp tình hình nhân sự trong công ty, thực hiện các kế hoạch tuyển dụng hay cho nghỉ việc lao động trong công ty sau khi trình giám đốc ký duyệt. + Giải quyết mọi chế độ chính sách liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động theo Luật Lao động. + Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề khác như an ninh, trật tự, ra quyết định hành chính nội bộ... - Chi nhánh: Ngoài văn phòng đại diện, Công ty Apromaco còn có 2 chi nhánh tại Thái Bình và Bắc Giang. Các chi nhánh này có chức năng tương tự như văn phòng đại diện nhưng quy mô mở rộng hơn. - Văn phòng đại diện: Công ty Apromaco có 4 Văn phòng đại diện tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh. Về mặt quy mô, các Văn phòng đại diện tương đương cấp phòng trong công ty. Văn phòng đại diện có chức năng thay mặt cho công ty trong một số giao dịch tại địa phương đó. - Đơn vị cơ sở: Công ty Apromaco hiện có 7 cơ sở, bao gồm: 1 xưởng sản xuất dệt bao bì và 6 cửa hàng trong hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Phòng kế toán: Xem trình bày cụ thể ở phần đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Apromaco. Có thể khái quát một số nét chính sau: + Quản lý tài sản lưu động, TSCĐ của công ty. + Quản lý các đơn hàng về mặt tài chính và lập kế hoạch vật tư, tính giá thành kế hoạch phục vụ công tác của phòng kinh doanh + Chỉ đạo quản lý công nợ, trực tiếp thu hồi công nợ không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. + Tính toán chi trả lương cho người lao động. + Tổng hợp sổ sách thu chi trong kỳ, phát sinh trong kỳ. + Lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh trình Ban giám đốc và các cơ quan chức năng. - Phòng Kế hoạch: - Lập kế hoạch định hướng, xây dựng các dự án cho Công ty. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm sau khi nhập kho và vạch kế hoạch kinh doanh cho công ty. Xem sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Công ty Apromaco (Trang 7) Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính chính Phòng kế hoạch và kinh doanh 7 Đơn vị cơ sở Ban dự án Chi nhánh Thái Bình, Bắc Ninh VPĐD ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. HCM, Hải Phòng Phòng Kế toán - Tài chính Kinh doanh Xưởng bao bì Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3 Cửa hàng 4 Cửa hàng 5 Sơ đồ 1: hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh công ty Apromaco 4. Mối quan hệ của công ty với các bên liên quan - Đối với khách hàng nhập khẩu: Công ty đã thiết lập được kênh khách hàng đa dạng và duy trì sự mối quan hệ lấy chữ tín làm trọng, không dây dưa nợ đọng nên hầu hết, các đơn hàng của Apromaco đều được phía đối tác thực hiện nghiêm chỉnh. - Đối với các doanh nghiệp trong nước: là một thành viên của Hiệp hội phân bón Việt Nam, nhiều năm liền, công ty apromaco luôn là thành viên tích cực đóng góp nhiều ý kiến, tham vấn cho Hiệp hội phân bón có những chính sách điều hành thị trường linh hoạt và phối hợp với các doanh nghiệp khác cùng cạnh tranh một cách lành mạnh. - Đối với các cơ quan chủ quản: Nhiều năm gần đây, thị trường urê thường trải qua những cơn “nóng” “lạnh” thất thường. Mỗi khi thị trường có biến động, công ty đều thực hiện nghiêm túc yêu cầu của các bộ ngành trong việc bình ổn thị trường urê. - Đối với các cơ quan thuế, quản lý thị trường, công ty luôn thực hiện chế độ sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch và đóng thuế đầy đủ, đúng hạn và không có biểu hiện gian lận, trốn thuế. 5. Cơ cấu lao động: (Xem biểu 1) Biểu 1: Cơ cấu lao động trong Công ty Apromaco TT Chỉ tiêu lao động 2004 2005 2006 1 Số lượng lao động (người) 145 140 105 2 Lương bình quân (Đồng/người/tháng) 2.673.510 2.509.251 2.872.606 3 Tỷ lệ độ tuổi trên 40 (%) 56,73 63,25 42,18 (Nguồn: Phòng TCHC- Công ty cổ phần Vật tư Nông sản) Số lượng lao động từ năm 2004 là 145 người, đến năm 2005 con số này là 140 người, đã giảm đi 5 người tương ứng là giảm đi 3,4483 %. Nhưng đến năm 2006,số lượng lao động chỉ còn có 105 người ương ứng giảm 25 %. Lương bình quân/người từ năm 2004 là 2.673.510 đồng/người.Đến năm 2005, côn số này là 2.509.251đồng/người, giảm 164.265 đồng/người, giẳm tương ứng là 6,1442 %. Nhưng đến năm 2006 là 2.872.606 đồng/người, tăng 363.355 đồng/người hay tăng 14,4806 % so với năm 2005. Từ những chỉ tiêu trên chúng ta có thể thấy rằng, Công ty Apromaco đã sắp xếp nhân sự, lao động theo đúng mô hình một công ty cổ phần hóa, bố trí đúng người đúng việc, giảm dần tỷ lệ lao động không đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc. Đây là quá trình gạn lọc tự nhiên, tạo ra bộ máy kinh doanh gọn nhẹ, thích ứng với yêu cầu cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (xem biểu 2) Từ số liệu trên bảng, thấy rằng: Chỉ tiêu vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu vốn kinh doanh bình quân từ năm 2004 đến năm 2005 đã tăng thêm 44.267.503.511 đồng, tưng ứng là tăng 12,5475 % Từ năm 2005 đến năm 2006 VKD bình quân tăng 31.834.318.583 đồng tưng ứng là tăng 8,0174 %. Biểu 2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Apromaco trong 3 năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. VKD bình quân Đồng 352.800.000.570 397.067.504.081 428.901.822.664 2. Tổng DT thuần Đồng 1.362.054.910.983 1.379.347.252.809 1.521.265.146.546 3. Tổng quỹ lương Đồng 5.293.562.929 4.842.765.803 3.412.196.950 4. Tiền thưởng Đồng 5. LN trước thuế Đồng 7.387.597.370 7.583.306.232 10.055.363.626 6. LN sau thuế Đồng 5.319.070.106 5.459.980.487 10.055.363.626 7. Nộp ngân sách Đồng 2.068.527.264 2.123.325.745 0 8. Tổng số CNV Người 145 140 105 9. Thu nhập bình quân Đồng 2.673.516 3.509.251 2.472.606 (Nguồn: Phòng KTTC- Công ty cổ phần Vật tư Nông sản) Như vậy, nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh có hiệu quả. Chỉ tiêu tổng doanh thu thuần: Chỉ tiêu tổng doanh thu thuần từ năm 2004 đến 2005 đã tăng thêm 10.292.341.826 đồng tưng ứng tăng 0,7556 %. Từ năm 2005 đến năm 2006 tổng doanh thu thuần tăng 141.917.893.737 đồng, tăng tương ứng 10,2888 %. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, quá trình kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng và có chiều hướng đi lên rất rõ rệt. Chỉ tiêu tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương từ năm 2004 đến 2005 đã giảm đi 450.797.126 đồng, tương ứng giảm 8,5159 %. Từ năm 2005 đến 2006 tổng quỹ lương giảm đi 1.430.568.853 đồng, tương ứng giảm 29,5403 %. Điều này cho thấy xu thế chuyển dịch của công ty sang cổ phần hóa. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế: Từ năm 2004 đến 2005 lợi nhuận tăng thêm 195.708.862 đồng, tăng tương ứng 2,6492 % . Từ năm 2005 đến 2006 lợi nhuận tăng thêm 2.472.057.394 đồng, tương ứng tăng 32,5987 %. Từ những con số trên thấy rằng: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần tương đối tốt. Trong khi công ty đang giảm thiểu chi phí hạ giá thành sản xuất hàng hóa nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng vọt từ 2,6492 % lên 32,5987 %, cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần. II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ Ở CÔNG TY 1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty: - Phòng Tài chính kế toán: Biên chế 6 lao động. Chức năng: Thanh quyết toán, hạch toán quý và năm, quản lý an toàn và phát triển đồng vốn của công ty theo các chế độ, chính sách quy định. + Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng. + Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và phụ trách chung về chuyên môn. Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán khá hoàn chỉnh, theo chức năng quản lý và theo năng lực của từng người.Với cách sắp xếp bố trí khoa học, cộng với trình độ chuyên môn cao của các cán bộ công nhân viên kế toán nên phòng kế toán đã hoàn thành khá tốt các công việc được giao. Các bộ phận kế toán gồm: + Kế toán vốn bằng tiền + Kế toán hàng hoá + Kế toán công nợ và thuế + Kế toán phụ trách các đơn vị + Kế toán phụ trách các dự án + Thủ quỹ. Sau đây là là mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong công ty APROMACO (Sơ đồ 2, trang 11) Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty APROMACO Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ và thuế Kế toán hàng hóa Kế toán vốn bằng tiền Kế toán phụ trách các cửa hàng Kế toán phụ trách các dự án Thủ kho Kế toán trưởng Theo mô hình này, bộ máy kế toán được chức một cách hợp lý, hợp lệ hệ thống sổ kế toán, đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu quản lý của ban giám đốc hoặc lập báo cáo gửi lên cấp trên và các cơ quan Nhà nước. Công ty Apromaco hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ (NKCT) . Gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ NKCT - Bảng kê liên quan - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Dưới đây là trình tự hạch toán kế toán áp dụng trong Công ty Apromaco ( Xem sơ đồ 3 trang 13) SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY APROMACO Chứng từ gốc bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Apromaco: Công ty Apromaco có niên độ kế toán từ ngày 01/01/... đến ngày 31/12/... với thước đo đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng. Nguyên tắc chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Hạch toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ gốc : Phiếu thu, Phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất ..., ghi vào nhật ký chứng từ. Cuối kỳ, số liệu ở NKCT ghi vào sổ cái. Hạch toán chi tiết căn cứ váo chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết, cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với Sổ cái, sau khi đối chiếu xong thì bảng đối chiếu số phát sinh và Sổ cái được làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính. Công ty Apromaco hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các chứng từ kế toán, sổ sách mẫu biểu kế toán về thuế GTGT được lập đầy đủ và luân chuyển theo quy định của nhà nước ban hành. * Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Apromaco. Công ty Apromaco là doanh nghiệp có quy mô thuộc loại hình doanh nghiệp vừa, đã và đang áp dụng chế độ kế toán hiện hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính 3. Phương hướng phát triển của Công ty Apromaco. Trong cơ cấu doanh thu của Công ty Apromaco, thì kinh doanh phân đạm urê từ nhập khẩu chiếm một tỷ trọng khá lớn. Nhưng vài năm gần đây, khi nhà máy phân đạm Phú Mỹ ra đời, cùng với việc mở rộng công suất từ nhà máy đạm Hà Bắc thì sản xuất trong nước đã chiếm tới 50% của tổng nhu cầu ure cả nước. Cùng với đó, hàng loạt dự án đầu tư sản xuất ure tiếp tục gia tăng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến thị phần kinh doanh của các nhà nhập khẩu, trong đó có Công ty Apromaco. Bởi lẽ, giá bán urê trong nước không phải chịu các chi phí vận tải, phí ngân hàng, bảo hiểm nên rất cạnh tranh về giá so với giá urê nhập khẩu. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty đã vạch ra phương hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề hoạt động. Theo đó, khi thị trường nhập khẩu urê không mang lại hiệu quả, Công ty một mặt vẫn tìm kiếm thị trường nhập khẩu urê có tính cạnh tranh cao so với giá phân bón trong nước như urê từ Trung Quốc, giảm được chi phí vận chuyển so với nhập khẩu urê từ Trung Đông, Ucraina, Nga… Ngoài ra, cùng với kinh doanh urê, Công ty Apromaco còn tập trung kinh doanh sang các sản phẩm phân bón khác như lân, kali, NPK, Sa, DAP… Đặc biệt, Công ty Apromaco tăng cường mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, công ty đang hoàn thiện một dự án bất động sản tại khu vực miền Trung. CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 1. Nội dung doanh thu bán hàng của công ty. Nội dung doanh thu bán hàng của công ty chủ yếu là thu từ việc kinh doanh các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như: đạm, lân, ka-ly, thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật... 2. Kế toán bán hàng tại Công ty. a. Chứng từ kế toán sử dụng. Các loại chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng tại Công ty gồm có: - Hoá đơn GTGT. - Phiếu xuất kho. - Phiếu thu, phiếu chi. - Phiếu nhập kho b. Tài khoản sử dụng. Tài khoản sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng tại Công ty là TK 511- Doanh thu bán hàng hoá. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng cửa hàng như sau: - TK 511.1 CT: “DTBH kho Công ty” - TK 511.1 BC: “DTBH cửa hàng Bùi Chu” - TK 511.1 XP: “DTBH cửa hàng Xuân Phú” - TK 511.1 BL: “DTBH cửa hàng bán lẻ” c. Trình tự kế toán bán hàng hoá. Công ty thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá theo phương thức trực tiếp qua kho và phương thức bán lẻ tại các cửa hàng. * Bán hàng trực tiếp qua kho. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng căn cứ vào hợp đồng ký kết, doanh nghiệp có thể thực hiện giao hàng đến nơi cho khách hàng hoặc khách hàng đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Mẫu hoá đơn bán hàng là 01/GTGT theo Quyết định số số 15 ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính. - Bán buôn qua kho: Theo phương thức này Công ty mua hàng giao trực tiếp cho người mua tại kho. Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là hoá đơn GTGT và là căn cứ để tính doanh thu. Hoá đơn do Phòng Kế toán lập gồm 3 liên, liên 1 lưu tại quyển hoá đơn gốc, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho dùng để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán làm căn cứ ghi sổ làm thủ tục thanh toán. Ví dụ 1: Ngày 03/ 11/2006 Công ty bán cho HTX Tiên Phú một số mặt hàng sau: Đạm: 4.500 kg với giá bán là 1.800 đồng, Giá vốn là: 1.240 đồng NPK Văn Điển lót: 1.200kg với giá bán là 3.100 đồng, Giá vốn là:1.960 đồng NPK Văn Điển thúc: 2.500 kg với giá bán là 3.500 đồng , Giá vốn là:2.310 đồng Ka-ly CIS: 3.000 kg. với giá bán là 2.400 đồng , Giá vốn là:1650 đồng HTX Tiên Phú đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Công ty sử dụng phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT. tại Phòng Kế toán sau khi nhận được hoá đơn, chứng từ do thủ kho chuyển tới gồm: hoá đơn GTGT số 002456 và phiếu thu số 24 kế toán định khoản như sau: Nợ TK 111: 30.547.000 Có TK 511.1 CT: 27.770.000 Có TK 333.1: 2.777.000 Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 18.657.000 Có TK 156: 18.657.000 Từ Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, kế toán vào sổ kế toán chi tiết và nhật ký chứng từ số. Cuối tháng căn cứ vào hoá đơn GTGT, sổ kế toán chi tiết và nhật ký chứng từ số kế toán ghi sổ cái TK 511 phản ánh doanh thu bán hàng. Biểu :3 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02 -VT Ngày 03 tháng 11 năm 2006 QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính Họ tên người nhận hàng : Phạm Đức Hùng Địa chỉ: HTX Tiên Phú Lý do xuất kho: Xuất bán ĐVT: đồng TT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Nghìn đ/kg Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Phân đạm Kg 4.500 1.800 8.100.000 NPK Văn Điển lót Kg 1.200 3.100 3.720.000 NPK Văn Điển thúc Kg 2.500 3.500 8.750.000 Ka-ly CIS Kg 3.000 2.400 7.200.000 Cộng 27.770.000 Số tiền viết bằng chữ: (Hai mươi bẩy triệu bẩy trăm bẩy mươi nghìn đồng chẵn) Xuất ngày 03 tháng 11 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Biểu : 4 HÓA ĐƠN Mã số 01GTKT-3LL-01 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu AA/2006T Liên 2: Giao cho khách hàng Số 002456 Ngày 03 Tháng 11 Năm 2006 MST: 0100104066 Đơn vị bán hàng: Công ty Apromaco Địa ch ỉ : 14 NGÔ TẤT TỐ - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI SỐ TK: Điện thoại:04.7733275 Fax: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: HTX Tiên Phú Địa chỉ: Số 16 đường Ngô Quyền - thành phố Hải Phòng Hình thức thanh toán: TM/TK STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính (kg) Số lượng Đơn giá (nghìn đ/kg) Thành tiền A B C 1 2 3 1 Phân đạm Kg 4.500 1.800 8.100.000 NPK Văn Điển lót Kg 1.200 3.100 3.720.000 NPK Văn Điển thúc Kg 2.500 3.500 8.750.000 Ka-ly CIS Kg 3.000 2.400 7.200.000 Cộng tiền hàng: 27.770.000 Thuế suất thuế GTGT: 10 % 2.777.000 Tổng cộng thanh toán: 30.547.000 Số tiền viết bằng chữ: (Ba mươi triệu năm trăm bốn bẩy nghìn đồng chẵn ./.) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Bán lẻ hàng hoá tại kho: Trình tự hạch toán chi tiết tương tự như bán buôn trực tiếp qua kho, Công ty làm thủ tục nhập - xuất kho Công ty và sử dụng phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng, Công ty sử dụng sổ chi tiết bán hàng để theo dõi nghiệp vụ bán lẻ tại kho, căn cứ để vào sổ chi tiết bán hàng là phiếu xất kho kiêm hoá đơn bán hàng. Hình thức thanh toán chủ yếu tại Công ty là thanh toán bằng tiền mặt. Hàng ngày nhân viên bán hàng đem toàn bộ số tiền bán hàng trong ngày nộp cho thủ quỹ, kế toán quỹ vào sổ chi tiết 131 cho kho Công ty và từng cửa hàng. Ví dụ: Ngày 06/11/2006 Công ty xuất kho bán cho anh Nam (HTX Giao Thiện) một số mặt hàng sau: Thóc giống Bắc ưu: 400kg , Giá bán : 3.400 đồng, Giá vốn là: 2.530 đồng Thóc giống Nhị ưu: 450kg, Giá bán:3.700 đồng, Giá vốn là: 2.640 đồng NPK Văn Điển thúc: 600kg, Giá bán :3500 đồng, Giá vốn là: 2.310 đồng Anh Nam trả ngay bằng chuyển khoản 3.000.000 đồng. Cuối ngày cô Khuy nhân viên bán hàng tại kho Công ty nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ 3.000.000 đồng với số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho là 5.125.000. Cô Khuy đã nộp đủ số tiên 3.000.000 đồng, kế toán quỹ lập phiếu thu số 49 và lập biên bản cam kết thanh toán, ghi sổ chi tiết TK 131 cho Công ty. Theo ví dụ trên, căn cứ vào hoá đơn, phiếu thu 39 và biên bản cam kết thanh toán với nhân viên bán hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 112: 3.000.000 Nợ TK 131: 2.125.000 Có TK 511.1 CT: 5.125.000 Có TK 333.1: 512.500 Phản ánh giá vốn hàng bán; Nợ TK 632: 3.586.000 Có TK 156: 3.586.00 Từ hoá đơn, kế toán vào các sổ chi tiết bán hàng, từ phiếu thu và biên bản cam kết thanh toán, kế toán ghi sổ chi tiết TK 131 theo dõi cho kho Công ty. Kế toán dựa vào biên bản cam kết thanh toán, phiếu thu, hoá đơn phản ánh vào bên Nợ TK 131. Khi nhân viên cửa hàng nộp nốt số thiếu, căn cứ vào phiếu thu tiền mặt kế toán phản ánh vào bên Có TK 131, cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên sổ TK 131 để xác định số nợ phát sinh trong kỳ, tổng số tiền đã thanh toán, chưa thanh toán còn tồn đến cuối kỳ của mỗi tháng của mỗi cửa hàng và kho Công ty. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng, các phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng, kế toán kho lập báo cáo bán hàng tại kho Công ty. Kế toán kho căn cứ vào các hoá đơn bán hàng tại kho Công ty. Cuối tháng căn cứ vào hoá đơn GTGT, báo cáo bán hàng tại kho Công ty, bảng kê hàng hoá dịch vụ bán lẻ, sổ chi tiết TK 131, theo dõi số tiền còn nộp thiếu của kho Công ty để lập, làm căn cứ để kế toán ghi vào sổ cái TK 511 cho doanh thu kho Công ty. Biểu :5 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02 -VT Ngày 06 tháng 11 năm 2006 QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính Họ tên người nhận hàng : Anh Nam Địa chỉ: HTX Giao Thiện Lý do xuất kho Xuất bán ĐVT: đồng TT Tên, nhãn hiệu quy cáh vật tư hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Nghìn đ/kg Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Thóc giống Bắc ưu Kg 400 3.400 1.360.000 2 Thóc giống Nhị ưu Kg 450 3.700 1.665.000 3 NPK Văn Điển thúc Kg 600 3.500 2.100.000 Cộng 5.125.000 Số tiền viết bằng chữ: (Năm triệu một trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn ./.) Xuất ngày 06 tháng 11 năm 2006L Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Biểu :6 HÓA ĐƠN Mã số 01GTKT-3LL-01 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu AA/2006T Số 002586 Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 06 Tháng 11 Năm 2006 MST: 0100104066 Đơn vị bán hàng: Công ty Apromaco Địa ch ỉ : 14 NGÔ TẤT TỐ - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI SỐ TK: Điện thoại:04.7733275 Fax: Họ tên người mua hàng: Anh Nam Tên đơn vị: HTX Giao Thiện Địa chỉ: Số TK: Hình thức thanh toán: TM/TK STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính (kg) Số lượng Đơn giá (nghìn đ/kg) Thành tiền A B C 1 2 3 1 Thóc giống Bắc ưu Kg 400 3.400 1.360.000 Thóc giống Nhị ưu Kg 450 3.700 1.665.000 NPK Văn Điển thúc Kg 600 3.500 2.100.000 Cộng tiền hàng 5.125.000 Thuế suất thuế GTGT: 10 % 512.500 Tổng cộng thanh toán: 5.637.500 Số tiền viết bằng chữ: (Năm triệu sáu trăm ba bẩy nghìn năm trăm đồng ./.) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) * Nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá tại cửa hàng bán lẻ. Hiện tại Công ty có 3 cửa hàng: cửa hàng Bùi Chu, cửa hàng Xuân Phú và cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, với các loại vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hiện đang có trên thị trường, đáp ứng hầu hết nhu cầu của bà con nông dân tại địa phương. Ví dụ: Ngày 07/11/2006 cô Liên nhân viên cửa hàng bán lẻ nộp báo cáo bán hàng hàng ngày như sau: Lân Lâm Thao 600kg : 900.000đ NPK Văn Điển lót 550kg : 1.705.000đ NPK Văn Điển thúc 350kg : 1.225.000đ Thóc giống Bắc ưu 300kg : 1.020.000đ Thóc giống Nhị ưu 450kg : 1.665.000đ Tổng số tiền bán hàng của cửa hàng bán lẻ là 6.515.000đ, nhân viên cửa hàng đã nộp đủ. Từ báo cáo bán hàng ngày 07/11/2006, kế toán vào sổ chi tiết bán hàng của cửa hàng. Từ phiếu thu số 23, báo cáo bán hàng hàng ngày và sổ chi tiết bán hàng của cửa hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 111: 7.166.500 Có TK 511.1BL: 6.515.000 Có TK 333.1: 651.500 Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632:4.403.500 Có TK 156: 4.403.500 Biểu : 7 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02 –VT Ngày 07 tháng 11 năm 2006 QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính Họ tên người nhận hàng : Cô Liên Địa chỉ: Lý do xuất kho Xuất bán ĐVT: đồng TT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Nghìn đ/kg Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Lân Lâm Thao Kg 600 1.500 900.000 NPK Văn Điển lót Kg 550 3.100 1.705.000 NPK Văn Điển thúc Kg 350 3.500 1.225.000 Thóc giống Bắc ưu Kg 300 3.400 1.020.000 Thóc giống Nhị ưu 450 3.700 1.665.000 Cộng 6.515.000 Số tiền viết bằng chữ: (Sáu triệu năm trăm mười lăm nghìn đồng chẵn ./.) Xuất ngày 07 tháng 11 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Cuối tháng kế toán cửa hàng lập các báo cáo ( bảng kê nộp tiền, báo cáo bán hàng, báo cáo tổng hợp kinh doanh) và gửi lên phòng kế toán, kế toán sẽ tổng hợp số liệu trên NKCT SÔ 8 Doanh thu bán hàng (TK 511). Kế toán tổng hợp sau khi đối chiếu các số liệu trên các sổ chi tiết và các báo cáo do các phần hành chuyển đến, sau khi đã đối chiếu các số liệu căn cứ vào các NKCT sau đó vào sổ cái TK 511. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Theo phương thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết giữa bên công ty và bên mua theo địa đểm đã căn cứ vào hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thộc sở hữu của doanh nghiệp khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng trên được coi là tiêu thụ. Chứng từ sử dụng là hoá đơn hoặc hoáđơn kiêm phiếu xuất kho do bên công ty lập thành 4 liên: 1 liên lưu tại cuống, 1 liên giao cho người mua, 1 liên dùng để thanh toán, 1 liên thủ quỹ giũ. Ví dụ: Ngày 02/11 công ty nhận được 1 đơn đặt hàng của HTX Giao Hải như sau (Giá mua đã quy định trong hợp đồng): Lân Lâm Thao 500kg : đơn giá 1.500đ Giá vốn là:.950 đồng NPK Văn Điển lót 650kg : đơn giá 3.100đ Giá vốn là:1.960 đồng NPK Văn Điển thúc 400kg: đơn giá 3.500đ Giá vốn là: 2.310 đồng Thóc giống Bắc ưu 600kg : đơn giá 3.400đ Giá vốn là: 2.530 đồng Thóc giống Nhị ưu 450kg : đơn giá 3.700đ Giá vốn là: 2.640 đồng Thời gian giao hàng là ngày 12/11/2006 bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá đến tận kho bên mua.Thủ tục thanh toán sau 3 ngày tính từ thời điểm hàng đã lưu tại kho của bên mua. Mẫu 1: Hợp đồng mua bán hàng hoá CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ===o0o=== HỢP ĐỒNG MUA BÁN số 2007006/ HĐMB - Căn c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2350.doc
Tài liệu liên quan