Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

Tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì: ... Ebook Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề quan trọng là hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải đem lại hiệu quả cao . Tức là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất và đem đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận và thu được lợi nhuận tối đa.vì thế , nó đòi hỏi người quản lý phải cá sự linh hoạt sáng tạo bằng trí tuệ , bằng năng lực,bằng nghệ thuật, bằng thị hiếu thẩm mỹ và với những yêu cầu ngày càng phát triển của thị trường.Chỉ như vậy doanh nghiêp mới tồn tại và phát triển được. Khác với nền kinh tế tập trung bao cấp, Doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao thì nền kinh tế thị trường đã “dạy” cho các doanh nghiệp biết rằng sản phẩm hàng hoá không phải không thay đổi, đứng nguyên tại chỗ mà nó phải rẻ hơn, tốt hơn, đẹp hơn nghĩa là sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh bán hàng và kết quả bán hàng là khâu quan trọng nhất, sản phẩm làm ra phải làm sao tiêu thụ được và tiêu thụ càng nhanh càng tốt. Vì tiêu thụ được sản phẩm các doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi và chi trả các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất, có điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất, đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận. Công tác tiêu thụ sản phẩm càng được thực hiện nhanh chóng thù các doanh nghiệp càng có khả năng đẩy nhanh vòng quay của vốn tăng lợi nhuận. Từ đó khả năng phát triển doanh nghiệp và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Xí Nghiệp Ván Nhân Tạo và Chế Biến Lâm Sản Việt Trì nhận thấy tầm quan trọng của công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh và những vấn đề liên quan đến bán hàng và xác định kết quả kinh doanh,em lựa chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì”. Trong quá trình thực tập mặc dù đã hết sức cố gắng song do sự hiểu biết của em có hạn cho nên chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiểu sót .Em rất mong được sự chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn TS Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể ban lãnh đạo Xí nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 phần : Phần 1: Tổng quan về Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì Phần 2 : Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì Phần 3 : Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ. Lịch sử hình thành phát triển của xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị trực thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà Nước, hạch toán phụ thuộc. Xí nghiệp nằm trên địa bàn phường Bến Gót – Thành phố Việt trì - Tỉnh Phú Thọ. chuyên sản xuất cac loại ván dăm và ván sợi phục vụ cho nhu cầu xã hội. Xí nghiệp ván nhân tạo được khởi công xây dựng từ năm 1973 nằm trong khu công nghiệp Thành phố Việt Trì. Với tên gọi ban đầu là: Ban kiến thiết Xí nghiệp chế biến gỗ Việt Trì. Ban có nhiệm vụ san lấp mặt bằng và xây dựng hai xưởng: Xưởng sản xuất ván dăm thiết bị do Nam Tư viện trợ. Xưởng sản xuất ván sợi ép thiết bị do Trung Quốc viện trợ. Nhưng do sự ki ện ngươì Hoa năm 1978 và chiến tranh biên giới năm 1979 nên viẹc xây dựng xưởng sản xuất ván sợi ép bị dừng lại , xưởng dăm tiếp tục xây dựng và đến cuối năm 1979 thì xưởng sản xuất ván dăm hoàn thành và đi vào hoạt động .Sản phẩm sản xuất chính là ván dăm .Công suất thiết kế là 10.000 m3/ năm .Với quy cách là 1,78m x3,65m có chiều dày từ 8mm đến 30mm Từ khi khánh thành đi vào sản xuất xưởng ván dăm gặp rất nhiều khó khăn như : Máy móc thiết bị cũ , tay nghề cán bộ công nhân và cán bộ quản lý kinh nghiệm chưa nhiều, mặt khác nguyên liệu để nấu keo phục vụ cho sản xuất thiếu không đủ nên xưởng ngừng hoạt động. Nhưng do cố gắng của ban lãnh đạo xí nghiệp trong quản lý kinh tế tổ chức nên xí nghiệp đã liên kết với xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 Hà Nội chuyển hướng sang sản xuất cót ép để duy trì sự hoạt động và ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Từ năm 1990 khi nhà nước xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, xí nghiệp đã vượt lên cùng với sự giúp đỡ của cơ quan cấp trên, Xưởng sản xuất ván sợi ép được khôi phục đầu tư bổ sung thêm thiết bị. năm 1994 xưởng sản xuất ván sợi được hoàn thành và đi vào sản xuất với công suất thiết kế 2000 m3/năm, với quy cách của sản phẩm là 1mx2m. Sản phẩm có chiều dày từ 2.2mm đến 6mm, cùng thì gian này xưởng ván dăm cũng được khôi phục sản xuất trở lại nhưng sản phẩm hai mặt hàng ván dăm và ván sợi không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập từ Inđônêxia và Malaixia nên với tinh thần chủ động và sáng tạo xí nghiệp đã mở rộng quy cách sản phẩm ván dăm từ 1.75mx3.65m lên 1.83mx3.66m và ván sợi từ 1mx2m lên 1.22mx2.44m. Cải tạo hệ thống rải dăm nhằm nâng cao chất lượng bề mặt và chất lượng sản phẩm, dàn dần đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của xí nghiệp từng bước được thị trường chấp nhận.Xí nghiệp đứng vững được sản xuất đảm bảo việc làm cho 225 cán bộ công nhân viên. Trong những năm trở lại đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trở nên sôi độnh hơn, giá trị sản lượng không ngừng tăng lên. Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết qủa kinh doanh của Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì.Đơn vị tính:1000đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh % Doanh thu 17.090.000 19.822.000 + 5.9 Chi phí 16.887.800 19.563.300 + 5.8 Nộp ngân sách NN 877.500 1.010.100 + 5.1 Lợi nhuận 202.200 258.700 + 7.9 Thu nhập bình quân/người 872 1000 + 4.7 - Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.9% - Lợi nhuận năm 2007 so với 2006 tăng 7.9% - Nộp ngân sách nhà nước năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.1% - Thu nhập bình quân đầu người năm2007 so với năm 2006 tăng 4.7%. Để đạt được kết quả trên Công ty đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn luôn tìm ra mọi giải pháp để kinh doanh có hiệu quả tăng doanh thu, giảm chi phí đảm bảo làm ăn có lãi tăng tích lũy, tăng thu cho ngân sách nhà nước , tăng thu nhập cho người lao động. Xu hướng phát triển của Công ty những năm tới. Nhận biết được sự phát triển của nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Công ty đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ , thi tay nghề, thi thợ giỏi nâng cao năng lực chuyên môn, cho CBCNV trong đó nâng cao ý thức trách nhiệm, khuyến khích các ý kiến sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tinh thần dám nghĩ dám làm. Công ty lấy chiến lược mở rộng thị trường, thị phần là sự phát triển của doanh nghiệp nên công tác tiêu thụ sản phẩm rất được coi trọng, muốn vậy chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín của doanh nghiệp được qưan tâm hàng đầu trong công tác tiêu thụ. Đổi mới công nghệ là công việc làm cấp thiết thường xuyên đã được Công ty quan tâm đặc biệt nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. 1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính . Giám đốc đại diện cho doanh nghiệp là người điều hành cao nhất, lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, đến các xưởng và các Quản đốc xưởng. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động chung của toàn Xí nghiệp đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Giúp việc Giám đốc có các phó Giám đốc phụ trách từng phần việc được phân công : Phó giám đốc về lĩnh vực kinh tế hoặc phó giám đốc về mảng kỹ thuật . Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các phó Giám đốc theo từng phần hành nhiệm vụ cụ thể. Các phòng ban có trách nhiệm chỉ đạo tới các xưởng theo chuyên môn nhiệm vụ được giao. Các Quản đốc xưởng, phó Quản đốc xưởng có nhiêm vụ quản lý sử dụng máy móc thiết bị trong xưởng . Ngoài ra XN còn tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trên địa bàn của XN để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời thăm dò , nắm bắt tình hình , nhu cầu thị trường từ đó lãnh đạo chỉ đạo công nhân thực hiện kế hoạch sản xuất có khoa học , hợp lý và hiệu quả. 1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản việt trì. Cùng với quá trình phát triển ,Xí nghiệpđã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của xí nghiệp được công ty phê duyệt . Bộ máy của xí nghiệp bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 4 phòng ban và hai phòng điều độ sản xuất 2 xưởng cụ thể qua sơ đồ sau: Tổ chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 1.1 Giám đốc P.Giám đốc K tế P.Giám đốc Kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng k ế hoạch tiêu thụ Xưởng ván dăm Phòng kỹ thuật KCS Xưởng ván sợi Xí ngiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì có chức năng kinh doanh các loại ván dăm và ván sợi, có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao. Giám đốc xí ngiệp do Tổng công ty bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc công ty ván dăm Thái Nguyên. Giám đốc xí nghiệp là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật và điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc về một số lĩnh vực theo sự chỉ đạo phân công của giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật và nhiệm vụ được giao. Dưới các phòng ban đều có trưởng phòng phụ trách công tác hoạt động của mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Ngoài ra xí nghiệp còng tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trên địa bàn của xí nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời thăm dò, nắm bắt tình hình, nhu cầu thị trường từ đó định hướng tổ chức sản xuất khoa học hợp lý và có hiệu quả. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban Xí nghiệp: + Phòng tổ chức hành chính : có chức năng can cứ vào sản xuất kinh doanh xác định nhu cầu nhân lực, quy mô cơ cấu, biên chế cán bộ công nhân viên và các bộ phận quản lý. Tổ chức thực hiện việc phân công giao nhịêm vụ công tác cho từng bộ phận, theo dõi thực hiện nhiệm jvụ điều chỉnh, động viên khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển chấm dứt hợp đồng lao động. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách do Nhà nước quy địnhvè lao động bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ công nhân viên , công tác vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường.Tổ chức thực hiện và kiểm tra và thực hiện chế độ chính sách phân phối tiền lương tiền thưởng…..Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tạo điều kiện vật chất cho hoạt động quản lý, sản xuất và đời sống cho cán bộ công nhân viên> Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hành chính…. + Phòng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm : có chức năng khảo sát bắn bắt thông tin dự báo tình hình thị trường, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh trình gáim đốc duyệt.Tham mưu cho giám đốc ký kết hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện cung ứng vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của xí ngiệp. + Phòng tài vụ: Thực hiện chức năng giám sát về tài chính. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán nhằm quản lý các quan hệ tài chính. Tiến hành thông kê, quản trị kinh tế , tài sản,thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định. Tổ chức khai thác và lập kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất kinh doanh. + Phòng kỹ thuật - KCS có chức năng quản lý kỹ thuật công nghệ vận hành xây dựng và quản lý công tác gia công phụ tùng sửa chữa thiết bị thực hiện các công trình tiến bộ kỹ thuật và kiểm nghiệm sản phẩm vật tư theo đúng tiêu chuẩn quy định. + Các phân xưởng có chức năng tổ chức sản xuất theo kế hoạch nội bộ chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc sản xuất và quản lý chức năng theo các phòng ban. 1.4 - Đặc điển quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản việt trì. Kh«ng gièng nh­ nh÷ng lo¹i h×nh s¶n xuÊt kinh doanh kh¸c, s¶n phÈm cña ngµnh v¸n cã ®Æc ®iÓm riªng biÖt nªn ¶nh h­ëng rÊt lín ®Õn tæ chøc s¶n xuÊt kinh doanh cña xÝ nghiÖp, viÖc tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt cña xÝ nghiÖp hiÖn nay chÞu ¶nh h­ëng rÊt lín ®Õn quy tr×nh c«ng nghÖ vµ m¸y mãc thiÕt bÞ. Đối với xưởng sản xuất ván sợi ép. Quá trình sản xuất ván sợi ép của xí nghiệp được thể hiện ở 4 phân xưởng chính và 3 phân xưởng sản xuất phụ trợ. Phân xưởng động lực : Trạm hơi, nồi hơi. Phân xưởng cơ điện: lắp máy, điện, sửa chữa. Phân xưởng nguyên liệu : Nguyên liệu gỗ, cắt khúc, băm dăm, nghiền bột khô, nghiền bột tinh. Phân xưởng nấu keo: Keo nấu Phân xưởng bột: Quấy chộn, lên khuân. Phân xưởng Xeo : ép sơ bộ, cắt mép định hình, ép nhiệt. Phân xưởng hoàn thành: Cắt cạnh, tăng ẩm.nhập kho. Thể hiện qua sơ đồ : Sơ đồ 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất ván sợi ép Nguyên liệu gỗ Cắt khúc Băm dăm Nghiền bột thô Keo nấu Quấy trộn Nghiền bột tinh Lên khuôn Hơi Ép sơ bộ Cắt mép định hình Nhập kho Ép nhiệt Kiểm nghiệm Cắt cạnh Tăng ẩm Kích thước sản phẩm Ván sợi ép kích thước: 1.22m x 2.44 m Độ dày: Sản xuất được ván có độ dày từ 2.2mm đến 5mm * Đối với xưởng sản xuất ván dăm. Quá trình sản xuất ván dăn của xí nghiệp được thể hiện ở 4 phân xưởng chính và 3 phân xưởng sản xuất phụ trợ. Phân xưởng động lực : Trạm hơi, nồi hơi. Phân xưởng cơ điện: lắp máy, điện, sửa chữa. Phân xưởng nguyên liệu : Nguyên liệu gỗ, cắt khúc, băm dăm tinh , băm dăm thô. Phân xưởng nấu keo: Keo nấu Phân xưởng bột: Chộn dăm thô, trộn dăm tinh phun keo nấu, rải dăm. Phân xưởng Xeo : ép sơ bộ, ép nhiệt. Phân xưởng hoàn thành: Cắt cạnh, đánh bóng,nhập kho. Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất ván dăm : Băm dăm tinh Sấy khô Nghiền tinh Trộn dăm tinh Phun keo nấu Trộn dăm thô Dải dăm Sấy khô Nguyên liệu gỗ Băm dăm thô Nhập kho Đánh bóng Ép nhiệt Cắt khúc Cắt cạnh Kiểm nghiệm Kích thước sản phẩm. ván dăm có kích thước: 1.83m x 3.66m Độ dày. Sản xuất được ván có độ dày từ 8mm đến30mm . 1.5 - Đặc điểm tổ chức kế toán tại xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản việt trì 1.5.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp: Căn cứ vào nghiệp vụ, nội dung công tác kế toán của Xí nghiệp và căn cứ vào nội dung phân cấp tổ chức hạch toán bộ máy tổ kế toán để phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ: 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng và thanh toán Thủ quỹ Kế toán tổng hợp, CPSXTSCĐ Phòng Kế toán gồm 4 người . Tất cả đều đã có bằng cử nhân kinh tế. Kế toán trưởng là người chỉ đạo điều hành trực tiếp bộ máy kế toán của XN , là người thực hiện chế độ kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về tính chính xác về số liệu tài chính của XN. tổ chức chỉ đạo hạch toán, tài chính . Kế toán tổng hợp, chi phí giá thành, tài sản cố định và xây dựng cơ bản có trách nhiệm tổng hợp số liệu, ghi sổ cái và lập báo cáo kế toán đồng thời làm các nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất, tài sản cố định xây dựng cơ bản kiểm tra công tác kế toán chi tiết. Kế toán bán hàng thanh toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ công nợ thanh toán với khách hàng và ngân sách nhà nước, hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương , bảo hiểm xã hội. có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép dầy đủ kịp thời các chi phí sản xuất , các khoản xuất nhập vật tư hàng hoá . . Thủ quỹ có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ và quản lý tiền mặt ở tại Công ty. Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để tiến hành nhập xuất quỹ và ghi các sổ quỹ. Hàng ngày tiến hành ghi chép sổ quỹ, lập báo cáo quỹ và thường xuyên đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt. 1.5 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán. Trong điều kiện Xí nghiệp ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán với các phần mềm cụ thể, có xây dựng chương trình với những phân hệ khác nhau , tuy nhiên trong từng phần hành kế toán cụ thể kế toán xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán phải đáp ứng được những yêu cầu cung cấp thông tin và tuân thủ nhưng phương pháp cơ bản của kinh tế. Phầm mềm kế toán thường được chia thành nhiều bộ phận tương ứng với các phần hành kế toán như: Kế toán vốn bằng tiền, kế toán vật tư, hàng hoá. Kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương công nợ …Mỗi phần hành quản lý các đối tượng khác nhau với những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, nếu xí nghiệp sử phần mềm kế toán có thể mô tả khái quát quy trình thực hiện công việc kế toán về tổng thể và quy trình kế toán ở mỗi phần hành cụ thể trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán như sau: - Xây dựng và khai báo hệ thống danh mục đối tượng kế toán. - Cấp nhật số dư các tài khoản Nhập dữ liệu phát sinh - Hệ thống báo cáo tài chính. - Hệ thống báo cáo quản trị Xử lý Tự động Hệ thống danh mục đối tượng kế toán là tập hợp dữ liệu dùng để quản lý một cách có hệ thống các đối tượng kế toán cụ thể thông qua việc mã hoá các đối tượng đó. Mỗi danh mục đại diện cho một đối tượng kế toán cụ thể như: Danh mục tiền tệ, danh mục vật liệu, sản phẩm, danh mục khách hàng, danh mục tài sản cố định, danh mục chứng từ kế toánm danh mục kho, danh mục chi phí … các danh mục này có ý nghĩa quan trọng được nhập vào khi bắt đầu sử dụng chương trình và có thể cập nhật thay đổi trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó hệ thống danh mục này cho phép tăng cường tính tự động trong quá trình nhập dữ liệu. - Chức năng và nhiệm vụ. Nhập liệu đầy đủ, chính xác số lượng thành phần, hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ. Xác định lập và cài đặt được công thức tính giá trị vốn của hàng đã bán, xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý để xác định đúng đắn kết quả bán hàng. Thao tác theo đúng sự chỉ dẫn của phần mềm kế toán để cung cấp thông tin chính xác, trung thực. Căn cứ yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng khai báo những yêu cầu cần thiết với máy để in ra những báo cáo cho các nhà quản lý. Trình tự xử lý của máy có thể khái quát như sau: Dữ liệu đầu vào: - Nhập các chứng từ liên quan đến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN. - Thành phẩm, doanh thu. - Các khoản giảm trừ doanh thu. - Các bút toán kết chuyển. - Các tiêu thức phân ban Khai báo yêu cầu thông tin đầu ra cho máy vi tính Máy vi tính xử lý thông tin đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra: - Các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp - Báo cáo kế toán, doanh thu, kết quả. - Báo cáo kết quả kinh doanh - Kế toán bán hàng. Khi xuất bán thành phẩm các thao tác cũng tương tự như xuất bán vật tư hàng hoá, chỉ khác tên hoá đơn. ở hầu hết các phần mềm bút toán giá vốn và bút toán thuế đều được cài và lập trình sẵn. + Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu: + Xử lý nghiệp vụ: - Phân loại chứng từ: Hoá đơn bán hàng phiếu xuấ kho thành phẩm … - Định khoản: Kế toán doanh thu thường liên quan đến nhiều tài khoản do đó xử lý các nghiệp vụ trên máy cũng rất phức tạp. - Xử lý trùng lặp thông thường sẽ xử lý qua trung gian tài khoản 131. - Phương pháp mã số: Mã doanh thu thường gắn với các mã của thành phẩm, hàng hoá ở doanh nghiệp. Do đó, doanh thu của thành phẩm, hàng hoá nào đã có mã số ngầm định cài đặt ở phần danh mục thành phẩm hàng hoá đó. + Nhập dữ liệu: - Nhập các dữ liệu cố định: - Vào màm hình nhập liệu phát sinh: Có thể lựa chọn phiếu nhập. + Đối với phần nhập các nghiệp vụ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại … thì cần chọn chứng từ nhập liệu phù hợp, việc nhập liệu cũng tương tự như các phần mềm trên tuân theo một quy trình nhất định. - Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Xử lý nghiệp vụ kế toán thực hiện trình tự kế toán như đối với các chi phí khác phân loại chứng từ, định khoản, xử ý các bút toán trùng lặp sử dụng phương pháp mã số chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thường sử dụng các mã trùng với các mã của doanh mục chứng từ, hàng hoá danh mục tài sản cố định Nhập liệu: Việc khai báo và nhập dữ liệu một lần thường liên quan đến nhiều danh mục đối tượng chi phí, danh sách kho, danh sách bộ phận … Màn hình nhập liệu , đối với chi phí bán bàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì liên quan đến rất nhiều màn hình nhập liệu với các nội dung tương ứng. mỗi màn hình phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác nhau, sản phẩm liên quan đến chi phí và quản lý doanh nghiệp. Do vậy người sử dụng phải lựa chọn màn hình nhập liệu cho phù hợp. - Xử lý dữ liệu, xem in sổ sách, báo cáo: Các sổ sách, báo cáo liên quan như sổ chi tiết chi phí, sổ tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng phân bổ lương, bảng phân bổ TSCĐ, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ cái tài sản, sổ tổng hợp khác. - Kế toán kết quả kinh doanh. Cuối kỳ trước khi vào sổ sách, báo cáo kế toán cần phải thực hiện việc kết chuyển các tài khoản chi phí, doanh thu … ở một số phần mềm, người sử dụng không phải làm các bút toán bằng tay mà vận chuyển được thực hiện tự động thông qua bảng kết chuyển, bảng này có thể cố định, thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi nốc để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ, cộng sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc kÕ to¸n trªn m¸y vi tÝnh Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán - Sổ tổng hợp. - Sổ chi tiết -Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị PhÇn mÒm kÕ to¸n M¸y vi tÝnh Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ báo cáo cuối tháng , cuối năm. Đối chiếu kiểm tra 1.5. - Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán. Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán nhật ký chung ban hành theo QĐ 15/ 2006/QĐ- BTC ngày 20 thang 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hàng ngày căn cứ vào các chứng tư đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký đặc biệt: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Cứ 10 ngày thì tổng hợp sổ nhật ký đăc biệt lấy số liệu để ghi vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ , thẻ kế toán chi tiết). Sổ cái các tài khoản: Mỗi sổ cái được mở cho 1 tài khoản cấp 1. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.Ngoài ra XN còn mở các sổ, thẻ chi tiết... Về cơ bản đều theo mẫu bắt buộc và mẫu hướng dẫn. PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ. 2.1 . Đặc điểm hàng hoá và phương thức bán hàng tại xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản việt trì . Xí nghiệp sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với hàng hoá nhập kho , trị giá hàng nhập được tính theo giá mua thực tế của hàng hoá chưa thuế có thuế và chi phí thu mua. Khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí bán hàng . Đối với hàng hoá xuất kho , do hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra thường xuyên nên để dễ dàng trong tính toán xí nghiệp áp dụng tính giá theo phương pháp bình quân theo mỗi lần nhập. Chính sách giá cả của xí nghiệp cũng hết sức linh hoạt , giá bán được xác định hợp lý trên giá mua vào , giá thị trường và nhu cầu của khách hàng . Đối với những khách hàng thường xuyên , mua với khối lượng lớn , xí nghiệp thực hiện chính sách giảm giá và chiết khấu thương mại cho khách hàng . Do thực hiện tốt chính sách giá cả nên xí nghiệp đã tạo được uy tín với khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. * Kế toán bán hàng tại xí nghiệp + Chứng từ sử dụng : -Hoá đơn GTGT -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bọ -Hoá đơn cước phí vận chuyển -Hợp đồng kính tế với khách hàng -Phiếu thu , phiếu chi, giấy báo nợ , giấy báo có của ngân hàng -Các chứng từ khác phản ánh tình hình thanh toán + Tài khoản 156 : “ Hàng hoá “ TK này được chi tiết thành 2 TK cấp 2: TK 1561 : Giá mua hàng hoá TK 1562 : Chi phí mua hàng + Tài khoản 131 : Phải thu của khách hàng + Tài khoản 136: Phải thu nội bộ : chi tiết thành 2 tài khoản cấp2 TK 1364 : Phải thu của quầy giới thiệu sản phẩm TK 1365 : Phải thu nội bộ khác 2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản xuất ván dăm và ván sợi ép là loại ván nhân tạo dùng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, từ gỗ cành ngọn tận dụng để sản xuất như gỗ bạch đàn gỗ bồ đề, gỗ mỡ gỗ keo và các loại gỗ tạp khác, nên nguyên liệu đầu vào rất có sẵn trên mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh trung du miền núi như Phú thọ, Yên bái, Tuyên quang, Hà giang,vv... nên khả năng thu mua gỗ nguyên liệu có ở khắp mọi nơi. Các nguyên liệu như than hoá chất và một số vật liệu phụ khác đều có sẵn trong nước hoặc nhập khẩu. Vì vậy khả năng cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất vô cùng phong phú và đa dạng. B¨m d¨m tinh - Đặc điểm thị trường và sản phẩm. Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì là một đơn vị đầu tiên của cả nước sản xuất ra ván nhân tạo, là đơn vị có bề dày kinh nghiệm sản xuất ván nhân tạo, tuy máy móc thiết bị và thuộc thế hệ cũ , lạc hậu về công nghệ nhưng Xí nghiệp đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức điều hành, dần dần đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận, loại sản phẩm ván dăm và ván sợi phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Mỗi năm Xí nghiệp đã đưa ra thị trường hàng nghìn m3 ván dăm và ván sợi có chất lượng tốt. Sản phẩm ván dăm và ván sợi ép hiện nay tiêu thụ rất nhiều trên thị trường, nó thay thế gỗ tự nhiên dùng để sản xuất đồ dùng văn phòng như: bàn ghế làm việc, bàn ghế học sinh, bàn vi tính, tủ đựng tài liệu, đồ dùng gia đình đồ dùng thể thao và dùng trong công nghiệp v.v... Thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Hiện nay sản phẩm ván dăm và ván sợi đã có mặt trên thị trường cả nước và dùng để xuất khẩu. Do có nhiều tiện ích như không mối mọt, dễ trang trí bề mặt , sản xuất được tấm ván có khổ rộng dài, có độ dày mỏng khác nhau nên phù hợp với nhiều loại sản phẩm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm thì ván nhân tạo là loại ván thay thế có hiệu quản nhất. * Phương thức bán hàng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Xí nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng với số lượng không hạn chế . Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn thường xuyên ký hợp đồng với xí nghiệp . Sau khi ký hợp đồng khách hàng có thể nhận sản phẩm tại kho xí nghiệp hoặc tại kho củ khách hàng tuỳ theo sự thoả thuận. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàon hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của sản xuất kinh doanh và là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản phẩn , hàng hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Để thực hiện tốt được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ ở xí nghiệp , hiện nay xí nghiệp đã chọn phương thức bán hàng theo phương thức trực tiếp theo phương thức này , khi xí nghiệp giao hàng cho khách đồng thời được khách hàng thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán , đản bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. - Phương thức bán hàng chủ yếu là giới thiệu sản phẩm và bán hàng. - Phương thức giao hàng chủ yếu là bán trực tiếp và giao hàng. - Hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Thời hạn thanh toán: Theo thoả thuận giữa hai bên. 2.1.1 - Kế hoán bán hàng. Bán hàng là quá trình chuyển giao sản phẩm cho người mua và nhận được tiền của người mua theo giá bán. Trên thực tế có rất nhiều phương thức bán hàng và tuỳ theo từng phương thức bán hàng để kế toán ghi sổ cho phù hợp Xí nghiệp Có các phương thức chủ yếu sau: + Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng. + Trường hợp bán hàng qua các đại lý, ký gửi hàng. + Trường hợp gửi bán cho khách hàng, cho đại lý theo hợp đồng. + Trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm. + Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá, biếu tặng. + Trường hợp hàng đổi hàng. + Trường hợp Xí nghiệp sử dụng sản phẩm của mình sản xuất ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hội chợ, triển lãm. 2.2.1 - Doanh thu bán hàng. Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của Xí nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng của xí nghiệp trong một kỳ hach toán của hoạt đọng sản xuất kinh doanh chủ yếu là bán các sản phẩm ván mà Xí nghiệp sản xuất ra. - Chứng từ sử dụng: Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán doanh thu bán hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu số 01GTKT-3LL). Các chứng từ thanh toán ( phiếu thu, séc chuyển khoản , séc thanh toán, uỷ nhiệm thu , giấy báo có NH). Luân chuyển chứng từ của xí nghiệp : Hàng ngày , khi khách hàng đến mua hàng . Khách hàng gặp trực tiếp kế toán tiêu thụ sản phẩm đăng ký rõ : Tên , địa chỉ ,loại ván cần mua, thoả thuận phương thức thanh toán và được sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị . khi đó , kế toán tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào đó viết hoá đơn GTGT cho khách hàng. Khi viết xong nếu khách hàng mua theo phương thức trả tiền ngay thì kế toán tiêu thụ sản phẩm giao cho thủ quỹ thu tiền và đóng dấu thu tiền ngay trên hoá đơn , nếu khách hàng mua theo phương thức trả chậm thì kế toán tiêu thụ sản phẩm vào số theo dõi chi tiết công nợ đối với k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6432.doc
Tài liệu liên quan