MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………...2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG - …3
Quá trình hình thành và phát triển……………………………………..3
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh…………………………….4
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất………………………………4
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…4
Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý…………………………………….....5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG …………………………..5
2.1 Tình hình
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại ty TNHH một thành viên Mai động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức công tác kế toán……………………………………6
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………...6
2.1.2 Hình thức kế toán, chế độ kế toán áp dụng…………………………..7
2.2 Thực trạng các phần hành kế toán chủ yếu tại công ty…….……….7
2.2.1 Kế toán NVL- CCDC……………………………………………………..7
2.2.2 Kế toán TSCĐ……………………………………………………………9
2.2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương………………….10
2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…….12
2.2.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh…………………15
2.2.6 Kế toán vốn bằng tiền
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG …………………16
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay của nước ta,nền sản xuất máy móc trang thiết bị trong nước phát triển mạnh mẽ,nhu cầu trao đổi trong nước và quốc tế ngày càng cao.Xét về mặt kinh tế: sản xuất là ngành có doanh thu lớn và có lợi nhuận cao góp phần rất lớn cho sự giàu mạnh của đất nước.Xét về mặt xã hội: Quan hệ quốc tế được mở rộng, chính sách đổi mới của nhà nước với ngành sản xuất luyện kim đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo được nhiều việc làm cho xã hội, là ngành sản xuất vật chất, trang bị tài sản, máy móc, năng lực sản xuất cho các ngành trong nền kinh tế. Sản xuất và tiêu thụ luôn luôn song hành cùng nhau, giúp đỡ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bán hàng là khâu quan trọng nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm, có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh sẽ tạo điều kiện để cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản lý giúp đỡ họ phân tích đánh giá lựa chọn những phương án kinh doanh có hiệu quả
Xuất phát từ mặt lý luận và thực tế đặt ra cho công tác kế toán bán hàng, phần hành quan trọng chủ yếu của của kế toán và là công cụ đẳc lực cho việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa, sau khi đi sâu tìm hiểu về tình hình thực tiễn của công tác kế toán tại ty TNHH một thành viên Mai Động, em đã chọn đề tài : “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại ty TNHH một thành viên Mai Động .
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH một thành viên .
Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH một thành viên Mai Động .
Do thời gian có hạn và bản thân trình độ và khả năng của em còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót,em rất mong nhân được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1Khái niệm và ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Khái niệm:
Bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc là quyền được đòi tiền ở người mua.
Bán hàng là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất – phân phối và một bên là tiêu dùng. Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì bán hàng là giai đoạn cuối cùng của vòng tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, chuyển hóa từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ. Đồng thời bán hàng là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm thông qua trao đổi .
Trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất nói riêng thì bán hàng đóng vai trò như một mẳt xích quan trọng, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, là điều kiện tiên quyết để giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thông qua hoạt động bán hàng và việc xác định kết quả bán hàng doanh nghiệp có được doanh thu, bù đắp chi phí, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợi nhuận tối đa mà vẫn được khách hàng chấp nhận.
Ý nghĩa của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, bán hàng góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, điều hòa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán tạo nên sự cân đối trong từng nghành sản xuất và trong toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, bán hàng còn chức năng điều hòa cung cầu trên thị trường, tạo ra các luồng tiền – hàng chu chuyển liên tục, là yếu tố gắn kết các chủ thể kinh tế đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế cũng như từng ngành hàng, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế đó.
Đối với mỗi doanh nghiệp tiêu thụ là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường, là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian, số lượng, tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình.
Kế toán là một công cụ quản lý đắc lực nhất trong hệ thống các công cụ quản lý, có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính, giúp cho nhà quản lý đưa ra phương án kinh doanh tối ưu.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để quản lý tổt nghiệp vụ này, kế toán bán hàng phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời tình hình bán hàng của doanh nghiệp cả về số lượng, giá trị theo từng mặt hàng từng nhóm hàng. Phản ánh với giám đốc về tình hình thu hồi tiền, công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua.
Tính toán chính xác giá vốn hàng hóa tiêu thụ, từ đó xác định chính xác kết quả bán hàng.
Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên cơ sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp cho ban giám đốc nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp mình và kịp thời có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả của doanh nghiệp.
1.2Các phương thức bán hàng:
1.2.1Phương thức bán buôn hàng hóa:
Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến rồi bán ra. Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào tiêu dùng, do vậy giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn, giá bán biến động tùy vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường gồm hai phương thức thanh toán sau:
Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho : Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có hai hình thức sau:
Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này khách hàng cử người mang giấy tờ ủy nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Sau khi giao hàng hóa, đại diện bên mua ký nhận đã đủ hàng vào chứng từ bán hàng của bên bán đồng thời trả tiền ngay hoặc ký nhận nợ.
Bán buôn theo hình thức ký gửi hàng: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người mua bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài. Chi phí vận chuyển gửi hàngbán có thể do bên bán chịu hoặc bên mua chịu tùy theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nào bên mua nhận được hàng, chứng từ và chấp nhận thanh toán thì quyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển giao từ người bán sang người mua.
Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó doanh nghiệp sản xuất giao bán ngay hoặc chuyển bán ngay cho khách hàng. Phương thức này có thể thực hiện theo các hình thức sau: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp hoặc là Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng.
1.2.2 Phương thức bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Đặc điểm của hàng hóa bán lẻ là hàng hóa dã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện . Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Công ty TNHH một thành viên Mai Động là một doanh nghiệp sản xuất nên giao khâu bán lẻ hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại, không tham gia bán lẻ mà chỉ bán buôn.
1.2.3 Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm
Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp thông qua một số công ty thương mại hoặc tự mình bán hàng theo phương thức này. Khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ. Tuy nhiên khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau khi giao dịch bán.
1.2.4 Các phương thức thanh toán
* Phương thức thanh toán trực tiếp:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hóa bị chuyển giao. Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hàng hóa (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng). Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa gắn liền với sự vận động của tiền tệ.
* Phương thức thanh toán trả chậm
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hạch toán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian và thời gian.
1.3 Nội dung của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng
1.3.1.1 Khái niệm về doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tổng doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hóa đơn, ghi trên hợp đồng cung cấp dịch vụ.
1.3.1.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Xác định được các khoản chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu bán hàng được phân loại thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ. Trong đó doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu được xác định như sau:
Doanh thu bán hàng Khối lượng hàng hóa dịch Giá bán của hàng
và cung cấp dịch vụ = vụ được coi là đã tiêu thụ x hóa dịch vụ của
(của từng loại hàng hóa) (của từng loại hàng hóa) hàng hóa đó
Đồng thời để xác định kết quả bán hàng ta phải tính được doanh thu thuần, tức là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu :
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
về bán hàng bán hàng doanh thu
1.3.1.3 Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp.
Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng.
Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng… (do chủ quan của doanh nghiệp). Ngoài ra còn có các khoản thưởng khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn sản phẩm trong một đợt.
Hàng bán bị trả lại: Là số hàng được coi là đã tiêu thụ ( đã chuyển quyền sở hữu, đã thu tiền hoặc được người mua chấp nhận thanh toán ) nhưng lại bị người mua từ chối và trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết cũng như không phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại … Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn hàng bán bị trả lại ( tính theo giá vốn khi bán) và doanh thu của hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán bị trả lại.
Thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp: Là số thuế tính cho hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chịu thuế xuất khẩu, thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp trực tiếp.
1.3.1.4 Phương pháp xác định doanh thu hàng bán
Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp áp dụng một hình thức xác định doanh thu bán hàng khác nhau tùy theo phương pháp tính thuế GTGT:
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ không bao gồm thuế GTGT.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT.
Chứng từ sử dụng:bao gồm các chứng từ sau:
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng giao thẳng.
Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng.
Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng.
Bảng kê bán lẻ hàng hóa.
Báo cáo bán hàng.
Các chứng từ có liên quan khác.
Tài khoản sử dụng: Căn cứ vào hệ thống tài khoản cũng như chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, tùy thuộc vào từng loại hình, quy mô đặc điểm mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các tài khoản sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình. Nhìn chung, để theo dõi, phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán thường sử dụng các tài khoản sau:
TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa”
TK 5112 “ Doanh thu bán sản phẩm xây lắp hoàn thành”
TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
TK 5114 “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
TK 5117 “ Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
TK 512 “ Doanh thu nội bộ”
TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”
TK 532 “Giảm giá hàng bán”
TK 521 “Chiết khấu thương mại”
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phương thức bán buôn (Xem sơ đồ 01, Phụ lục, trang 1)
Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho
+ Bán buôn hàng hóa qua kho theo phương thức giao hàng trực tiếp
+ Bán buôn hàng hóa qua kho theo phương thức chuyển hàng
phương thức bán buôn vận chuyển thẳng
+ Bán buôn hàng hóa vận chuyển theo phương thức giao hàng trực tiếp
+ Bán buôn hàng hóa vận chuyển theo phương thức chuyển hàng
Phương thức bán lẻ(Xem sơ đồ 02, Phụ lục, trang 2)
Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi
+ Ký gửi tại đơn vị giao đại lý(Xem sơ đồ 03, Phụ lục, trang 3)
+ Ký gửi tại đơn vị giao đại lý(Xem sơ đồ 04, Phụ lục, trang 4)
Phương thức bán hàng trả góp(Xem sơ đồ 05, Phụ lục, trang 5)
1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.2.1Khái niệm giá vốn hàng bán:
Là giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Trong doanh nghiệp sản xuất giá vốn hàng bán là số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất được số hàng hóa đó, bao gồm giá trị thực tế sản xuất và chi phí thu mua vận chuyển cho hàng hóa bán ra.
Trị giá vốn của Trị giá mua của Chi phí thu mua
hàng bán ra = hàng xuất bán + phân bổ cho hàng
trong kỳ trong kỳ xuất bán trong kỳ
1.3.2.2 Xác định trị giá mua hàng xuất bán
Hàng hóa thường được nhập từ nhiều nguồn, tại nhiều thời điểm khác nhau do đó khi xuất kho cần tính theo trị giá xuất kho thực tế của hàng hóa đó. Tùy theo tính chất và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước )
Trị giá mua thực tế hàng hóa tồn đầu kỳ
Đơn giá bình quân (hoặc cuối kỳ trước )
gia quyền đầu kỳ = Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ trước )
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Trị giá thực tế + Trị giá thực tế hàng
Đơn giá bình quân hàng hóa tồn đầu kỳ hóa nhập trong kỳ
cả kỳ dự trữ = Số lượng hàng hóa + Số lượng hàng hóa
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Phương pháp bình quân liên hoàn:
Trị giá mua thực tế hàng + Trị giá thực tế hàng
Đơn giá bình hóa tồn trước lần nhập n hóa nhập kho lần n
quân liên hoàn Số lượng hàng hóa + Số lượng hàng hóa
tồn trước lần nhập n nhập kho lần n
Phương pháp nhập trước, xuất trước :
Là phương pháp mà trong đó ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho theo từng lần nhập và giả thiết rằng hàng nào nhập kho trước thì sẽ xuất trước.
Nguyên tắc tính: Theo đơn giá thực tê nhập trước đối với lượng sản xuất hàng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế nhập lần tiếp theo.
Phương pháp nhập sau, xuất trước
Theo phương pháp này người ta phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và giả thiểt rằng hàng nào nhập kho sau thì sẽ xuất trước.
Nguyên tắc tính: Căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó.
Phương pháp giá thực tế đích danh:
Đây là phương pháp yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý và theo dõi hàng theo từng lô hàng, khi xuất hàng thuộc lô hàng hóa nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho( đơn giá mua) thực tế của lô hàng đó để tính giá trị thực tế xuất kho.
Nguyên tắc tính: Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu thực tế. Tuy nhiên, việc áp dụng được khi hàng tồn kho có thể phân biệt thành từng loại, từng thứ riêng rẽ. Đối với doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa thì không thể áp dụng được phương pháp này.
1.3.2.3 Phân bổ chi phí thu mua cho hàng xuất bán
Phí thu mua hàng hóa là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu giá trị hàng hóa nhập kho. Nó được tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếp cho số hàng mua thuộc kỳ báo cáo, cuối kỳ phân bổ cho hàng bán kỳ báo cáo 100% mức chi phí thực tế hoặc phân bổ cho hàng bán theo tỷ lệ hàng bán ra và hàng tồn kho cuối kỳ. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí mua hàng+ Chi phí mua hàng
Chi phí thu mua tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá mua
phân bổ cho HH = x của hàng
xuất bán trong kỳ Trị giá mua của + Trị giá mua của xuất kho
hàng tồn kho đầu kỳ hàng nhập trong kỳ trong kỳ
Chứng từ sử dụng
Bao gồm : - Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
1.3.2.3 Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
- Hoàn nhập khoản chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay thấp hơn năm trước.
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi thường.
Bên Có: - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả (sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” )
- Phản ánh khoản chênh lệch do việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của năm nay cao hơn năm trước.
- Trị giá vốn của số hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại.
- Tk 632 không có số dư cuối kỳ
- Ngoài ra còn sử dụng một số TK liên quan như: TK 156,157,911…
1.3.2.4 Trình tự giá vốn hàng bán
- Theo phương pháp kê khai thường xuyên(xem sơ đồ 06, Phụlục, trang 06)
- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ(xem sơ đồ 07 Phụlục, trang 07
1.3.3 Kế toán chi phí bán hàng
1.3.3.1 Khái niệm chi phí bán hàng
Là những khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong kỳ, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, hoa hồng cho các đại lý, quảng cáo sản phẩm, bảo hành, khấu hao TSCĐ dùng cho việc bán hàng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi
Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ mua ngoài.
1.3.3.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 “ chi phí hàng bán”. Trong đó các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bên Có: - Giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tk 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
TK 641 : “ Chi phí hàng bán”
Tk 6411 : “Chi phí nhân viên bán hàng”
Tk 6412 : “Chi phí vật liệu dùng cho bán hàng”
Tk 6413 : “Chi phí CCDC, bao bì vận chuyển phục vụ bán hàng”
Tk 6414 : “Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bán hàng”
Tk 6415 : “Chi phí bảo hành sản phẩm ”
Tk 6417 : “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Tk 6418 : “Chi phí bằng tiền khác ”
- Tk 641 không có số dư cuối kỳ
1.3.3.3 Trình tự kế toán chi phí bán hàng(xem sơ đồ 08 Phụlục, trang 08
1.3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.4.1Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động quản lý của doanh nghiệp mà không tách riêng cho bất kỳ hoạt động nào.
Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi
Phiếu xuất kho, các hợp đồng dịch vụ mua ngoài.
1.3.4.2 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Tk này dùng để phản ánh tổng hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí chung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: - Các chi phí QLDN thực tể phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu hồi khó đòi, dự phòng phải trả ( Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Bên Có: - Các khoản giảm trừ chi phí QLDN
- Kết chuyển chi phí QLDN vào Tk 911
TK 642 : “ Chi phí Quản lý doanh nghiệp”
Tk 6421 : “ Chi phí nhân viên quản lý”
Tk 6422 : “ Chi phí vật liêu quản lý”
Tk 6423 : “ Chi phí đồ dùng văn phòng”
Tk 6424 : “ Chi phí khấu hao TSCĐ”
Tk 6425 : “ Thế, phí, và lệ phí”
Tk 6426 : “ Chi phí dự phòng gồm : dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá phải thu khó đòi”
Tk 6427 : “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Tk 6428 : “ Chi phí bằng tiền khác”
Tk 642 không có số dư cuối kỳ
1.3.4.3Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp(xem sơ đồ 09 Phụlục, trang 09)
1.3.5 Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.3.5.1 Khái niệm kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán ( bao gồm: sản phẩm, hàng hóa, bất động sản, đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp , chi phí liên quan, đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thue hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư ), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3.5.2 Tài khoản sử dụng
Thông thường kế toán sử dụng Tk 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả bán hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán.
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển lãi
Bên Có : - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản và đầu tư, dịch vụ trong kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kết chuyển lỗ
Tk 911 không có số dư cuối kỳ
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng Tk 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” để phản ánh kết quả kinh doanh
1.3.5.3 Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng(xem sơ đồ 06, Phụlục, trang 06)
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG.
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành viên Mai Động gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của ngành chế tạo cơ khí và luyện kim.
Tiền thân của liên xưởng kinh tế số một làm nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng trong nước. Ngày 20/6/1990 theo quyết định của UBND thành phố Hà nội trên cơ sở hợp nhất 11 xưởng công ty hợp doanh nằm rải rác trong thành phố.Và ngày nay có tên mới là Công ty TNHH một thành viên Mai Động,công ty chuyên nghành chế tạo cơ khí và luyện kim.
Tên giao dịch :công ty TNHH một thành viên Mai Động
Trụ sở :310 phố Minh Khai – Hai Bà Trưng – HN
Điện thoại :04.6887568
Fax :04.6887568
Mã số thuế :0100100262
Thời gian đầu,công ty chỉ là một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất các mặt hàng giản đơn,phục vụ sản xuất lĩnh vực công - nông nghiệp ở miền Bắc nước ta.Trong quá trình phát triển nhà máy liên tục mở rộng ra,năm 1971 xí nghiệp cơ khí Đống Đa sát nhập vào nhà máy theo quyết định số 1104-UBKH của uỷ ban hành chính thành phố lấy tên là nhà máy cơ khí Mai Động.
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ(1966-1974) cho đến năm 1988 nhà máy đã có rất nhiều thành tựu trong sản xuất :hoàn thành sản xuất máy ép thuỷ lực 160 tấn,chế tạo nhiều mặt hàng phục vụ cho quốc phòng như vỏ lựu đạn…và nhiều đóng góp cho công cuộc khôi phục và phát triển nhất là sản xuất công nghiệp sau chiến tranh.
Ngày 16/8/1998 sở công nghiệp Hà Nội căn cứ vào quyết định số 2424 – QĐ – UB của UBND thành phố Hà Nội đã đổi tên nhà máy cơ khí Mai Động thành công ty Mai Động đánh dấu một bước ngoặt của công ty.Trong những năm qua,Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước khẳng định mình thông qua những thành tựu: là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành công nghiệp thủ đô xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001;2000 theo tiêu chuẩn quốc tế, là một trong 17 doanh nghiệp được công nghiệp tặng danh hiệu: “ngôi sao chất lượng” năm 2001.Đồng thời trong năm 2001 thực hiện theo quyết định của UB thành phố Hà Nội và việc sát nhập công ty cơ khí Giải Phóng vào công ty Mai Động và từ đó công ty bắt đầu áp dụng hình thức “Công ty mẹ - công ty con” từng bước đưa đơn vị vào ổn đinh sản xuất tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.Và đến nay công ty có các thành viên như sau:
- Nhà máy sản xuất ống gang cầu:chuyên sản xuất ống nước bằng gang cầu .
- Nhà máy cơ khí số 1:sản xuất các mặt hàng máy móc bằng cơ khí sửa chữa đại tu lắp ráp các sản phẩm máy móc cơ khí.
- Nhà máy cơ khí Giải Phóng:sản xuất mới, sửa chữa, đại tu các sản phẩm cơ khí.
- Nhà máy đúc Mai Lâm :chuyên sản xuất các loại phụ kiện đường nước nhỏ bằng gang ống gang xám phục vụ cho nghành nước,máy móc phục vụ cho nghành cơ khí.
- Nhà máy kéo ống: chuyên sản xuất các loại ống nước bằng gang xám, phụ kiện đường nước,đúc chế tạo các chi tiết máy bằng gang xám, gang cầu.
- Viện kỹ thuật cơ kim khí: thiết kế chế tạo các loại sản phẩm mới,tim tòi sáng tạo cải tiến mẫu mã…
- Xí nghiệp xây lắp: tham gia thầu các công trình liên quan đến xây dựng công trình.
Công ty Mai Động là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH một thành viên Mai Động là công ty mẹ, chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, tiêu thụ sản phẩm do các công ty con sản xuất, nói cách khác thì công ty TNHH một thành viên là một doanh nghiệp thương mại, tham gia vào việc
2.1.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006,năm 2007
Nhận thức rõ được cơ hội và thử thách công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban lãnh đạo công ty cũng đặt ra những mục tiêu về hoạt động kinh doanh, duy trì tốt hiệu quả kinh doanh có những khách hàng quan trọng trong lĩnh lực kinh doanh mũi nhọncủa công ty để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 12%, tạo tích luỹ quan trọng,tăng cường năng lực sản xuất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đảm bảo đúng đường lối chủ trương của Đảng,pháp luật nhà nước quy định. Qua những thông số của một số chỉ tiêu( biểu 1 trang 2 phụ lục ) ta sẽ thấy rõ điều này. Ngoài ra còn các chỉ tiêu như hệ số bảo toàn vốn (H) của công ty năm 2007 là 1,04 >1 cho thấy công ty có khả năng bảo toàn và phát triển vốn,khả năng thanh toán nợ đến hạn là 1.03 >1 là có khả năng thanh toán, tình hình thu hồi vốn được thể hiện là bên A phải thanh toán là 223,452 tỷ đồng thì bên A đã thanh toán 220 tỷ đồng.Những thông số trên cho thấy tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty.
2.1.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua(xem biểu 1, Phụlục, trang 15)
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên Mai Động.
Tổng số cán bộ công nhân viên chức hiện có: 110 người
- Người có trình độ ĐH và CĐ: 81 người
- Người có trình độ Trung cấp và nhân viên 29 người
Phần lớn các cán bộ quản lý, nghiệp vụ được đào tạo qua các trường ĐH, CĐ .Cơ cấu tổ chức là một tổng thể các bộ phận khác nhau có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau,được chuyên môn hoá và phân thành các cấp, các khâu nhất định thực hiện các chức năng quản trị,hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện mục đích chung của công ty.
Hệ thống tổ chức, quản lý chung của công ty được sắp xếp như sau:
*Chức năng nhiệm vụ của giám đốc:
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật. Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng kinh tế và tổ chức quản lý của công t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6517.doc