LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có các phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển kinh tế trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dung, với sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ, mẫu mã phong phú. Muốn vậy, các doanh nghiệ thương mại phải giám sát tất cả các quá trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng h
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thời trang cho thương hiệu Hoàng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa, để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất ki nh doanh.
Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM hoạt động thương mại và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Công ty khá nhạy bén trong việc nắm bắt được quy luật của nền kinh tế thị trường: bán những thứ thị trường cần. Do đó, công ty tập trung vào hoạt động thương mại – lĩnh vực mà Công ty có nhiều kết quả khả quan và đem lại hiẹu quả kinh tế cao cho công ty.
Để đạt được mục tiêu: đạt lợi nhuận cao và mở rộng thị trường kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định được hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để vạch định chiến lược kinh doanh.
Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của công ty, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán bán hàng của công ty là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động thương mại, nên luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Do đó, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán công ty với đề tài.:
“ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM”
Mục tiêu của báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp là vận dụng lý thuyết về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng vào nghiên cứu thực tiễn ở công ty, từ đó phân tích những vấn đề tồn tại, để tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại cong ty.
Nội dung của chuyên đề cuối khóa gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp hoạt động thương mại.
Chương 2: thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Phạm vi nghiên cứu: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Trong quá trìng thực tập, em đã được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo bộ môn kế toán, trực tiếp giáo viên hướng dẫn T.S Từ Thị Xuyến và các cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán công ty. Tuy nhiên, với phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa có nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, các cô để chuyên đề cuối khóa của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1.1.1. Sự cần thiết phải quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp họat động thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bán hàng và xác định kết quả bán hàng là Mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp và là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Kết quả bán hàng là tấm gương phản chiếu các mặt hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động bán hàng có tốt thì kết quả mới tốt và ngược lại hoạt động bán hàng không tốt thì không thể có kết quả tốt được. Mặt khác, kết quả bán hàng có tác động ngược lại đối với hoạt động của đơn vị. Kết quả có tốt thì hoạt đông của doanh nghiệp sẽ được tiến hành thông suốt, có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh, khẳng định được vị thế của mình trên thương trường , kết quả xấu sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thậm chí sẽ đi đến phá sản.
Để tránh những rủi ro kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp phải theo dõi một cách thường xuyên hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần phải hạch toán chặt chẽ, khoa học, đảm bảo xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng bộ phận của từng mặt hàng, từng bộ phận của toàn doanh nghiệp. Việc ghi chép hạch toán bán hàng phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng và tận dụng hệ thống tài khoản kế toán, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
1.1.2. Yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp hoạt động thương mại.
* Nắm bắt đầy đủ, kịp thời khối lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa nhập – xuất – tồn, tính toán giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
*Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
-Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, đầy đủ về tình hình bán hàn. Xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán.
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã xuất bán, đồng thời phân bổ phí thu mua cho hàng xuất bán nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng xuất bán làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
- Tổ chức kê khai GTGT hàng tháng, báo cáo kết quả bán hàng theo đúng chế độ, kịp thời theo đúng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và của các cấp có lien quan.
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động thương mại ảnh hưởng tới kế toán bán hàng.
Bán hàng là khâu trung gian cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện: vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hóa sang hình thái giá trị ( tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích lũy để mở rộng kinh doanh…
Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh thương mại ảnh hưởng tới kế toán bán hàng như sau:
- Thứ nhất, về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác và các cơ quan tổ chức xã hội.
- Thứ hai, về phương thức bán hàng: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau như: Bán buôn, bán lẻ hàng hóa, ký gửi, đại lý. Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Trực tiếp, chuyển hàng, chờ chấp nhận.
- Thứ ba, về phạm vi hàng hóa đã bán: Hàng hóa được coi là đã bán trong doanh nghiệp thương mại, được ghi nhận doanh thu bán hàng phải đảm bảo các điều kiện nhất định như:
+ Hàng hóa phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương thức thanh toán nhất định.
+ Hàng hóa phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp thương mại (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu tiền hoặc chấp nhận nợ…
- Thứ tư, về giá bán hàng hóa của doanh nghiệp thương mại : Là giá thỏa thuận giữa người mua và người bán, được ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng.
- Thứ năm, về thời điểm ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp thương mại: Là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
1.2.2. Các phương thức bán hàng và kế toán bán hàng.
1.2.2.1. Các phương thức bán hàng.
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải vận dụng mọi biện pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong các biện pháp doanh nghiệp sử dụng để tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường là: Áp dụng các phương thức bán hàng khác nhau, tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng thị trường.
Có 2 phương thức chủ yếu:
Bán buôn: Trong đó có 2 hình thức:
+ Bán buôn qua kho: Là bán buôn hàng hóa được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có 2 hình thức: giao hàng trực tiếp hoặc chuyển thẳng.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho: doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không chuyển về nhập kho, mà chuyển bán thẳng cho bên mua theo 1 trong 2 hình thức: có tham gia thanh toán bằng cách giao hàng trực tiếp hoặc chuyển hàng hoặc không tham gia thanh toán.
Bán lẻ: Trong đó só các hình thức:
+ Bán hàng thu tiền tập trung: Nhân viên thu tiền tiến hành thu tiền mua hàng của khách hàng, nhân viên bán hàng giao hàng cho người mua.
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách hàng.
+ Bán hàng tự chọn: Người mua tự chọn hàng rồi mang đến bộ phận thu ngân thanh toán. Bộ phận thu ngân tính tiền và thu tiền.
+ Bán hàng tự động: Người mua tự bỏ tiền vào máy và các máy bán hàng sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
+ Bán hang đại lý ký gửi: Bên giao đại lý xuất hàng cho bên nhận đại lý, ký gửi để bán và phải thanh toán thù lao bán hàng dưới nhiều hình thức hoa hồng đại lý. Bên đại lý sẽ ghi nhận hoa hồng vào doanh thu tiêu thụ.
+ Bán hàng trả góp: Là phương thức án hàng thu tiền nhiều lần và người mua thường phải chịu một phần lãi suất trên số trả chậm.
1.2.2.2. Kế toán bán hàng.
* Khái niệm doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh như doanh thu bán sản phẩm cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu them ngoài giá bán (nếu có).
* oanh thu bán hàng được xác đinh như sau:
- Đối với sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
- Đối với sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán( bao gồm cả thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu).
- Đối với trường hợp sản phẩm bán theo phương thức trả chậm , trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay.
* Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được phân thành doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu nội bộ.
* Doanh thu bán hàng thuần: Là toàn bộ doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng báị trả lại, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp (nếu có).
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ dthu.
+ Chứng từ kế toán sử dụng:
Hóa đơn GTGT.
Báo cáo bán hàng, thẻ quầy hàng, giấy nộp tiền…
Phiếu thu tiền mặt.
Giấy báo Có của ngân hàng.
+ Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấo dịch vụ thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh.
TK 511 cuối kỳ không có số dư và gồm 4 tài khỏa cấp 2:
- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: TK này được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ. TK này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ. TK này chủ yếu dùng cho các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng, du lịch.
- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: TK này được sử dụng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.
- TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
>TK 512 – Doanh thu nội bộ: TK này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ.
Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư và gồm 3 tài khoản cấp 2:
- TK 5121 – doanh thu bán hàng hóa: Phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nội bộ. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như vật tư, lương thực.
- TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong cùng công ty hay tổng công ty. Tài khoản này chủ yếu dung cho các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản.
- TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu của khối lượng dịch vụ lao vụ cung cấp cho các đơn vị thành viên trong cùng công ty, tổng công ty. Tài khoản này chủ yếu dung cho các doanh thu kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, du lịch, bưu điện.
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng một số TK như: TK 33311, TK 111, TK 112, TK 156…
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng.
a. Hạch toán các nghiệp vụ bán hàng ở doanh thu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Bán buôn qua kho theo phương thức gửi bán.
Sơ đồ 1: Sơ đồ trình tự kế toán bán hàng qua kho theo phương thức gửi bán:
TK156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 157
TK 33311
TK 153
TK 138
TK 111 112, 131
Xkho
Gửi bán
Gvốn
HBán
Kc Gvốn
Hàng bán
Kc Dthu thuần
DTBH ko thuế
VAT
Đầu ra
Giá trị bao bì
Hàng xuất kho
Giá trị bao bì tính riêng
2. buôn bán theo phương pháp trực tiếp:
Sơ đồ 2: Sơ đồ trình tự kế toán bán hàng qua kho theo phương pháp trực tiếp.
TK156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 157
TK 33311
TK 153
TK 138
TK 111 112, 131
Xkho
Gửi bán
Gvốn
HBán
Kc Gvốn
Hàng bán
Kc Dthu thuần
DTBH ko thuế
VAT
Đầu ra
Giá trị bao bì
Hàng xuất kho
3. Trình tự kế toán bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự kế toán bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán.
TK156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 157
TK 33311
TK 133
TK 111 112, 131
Trị giá
h.mua
Gvốn
HBán
Kc Gvốn
Hbán
Kc Dthu
Thuần
DTBH ko thuế
VAT
Đầu ra
Vat đầu vào
4. Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự kế toán bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán:
TK 511
TK 111,112,131
TK 641
TK 33311
Dthu từ hoa hồng môi giới
VAT
Phải nộp
Chi phí môi giới
Phát sinh
5. Bán lẻ hàng hóa:
Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự kế toán bán lẻ thu tiền tập trung, trực tiếp, tự động.
Dthu ko vat
TK 33311
VAT đra
TK 33381
TK 1381,1388
Gvốn hbán
Kc gvốn hbán
Kc dthu thuần
Tiền thiếu chưa rõ ng.nhân chờ xử lý
TK 111,112,131
TK 511
TK 911
TK 632
TK 156
6. Trình tự kế toán bán hàng trả chậm, trả góp.
Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán bán hàng trả chậm, trả góp.
Tổng
Giá bán của hàng bán trả góp
Số tiền người mua trả
Tổng sốtiền còn phải thu người mua
TK 111,112
TK 511
TK 911
TK 632
TK 156
TK 131
Dthu gbán
Thu tiền
ngay
Kc dthu thuần
Kc gvốn
H,bán
Gvốn hbán
TK 33311
Vat đầu ra
Lãi trả chậm
Kc lãi trả chậm
TK 515
TK 3381
7. Trình tự kế toán bán hàng đại lý, ký gửi.
Sơ đồ 7: Sơ đồ trình tự kế toán bán hàng đại lý, ký gửi
TK 156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
TK 33311
TK 157
TK 111,112,131
TK 153
G.hàng từ kho
gvhb
Kc gvốn h.bán
Kc dthu thuần
Dtbh chưa vat
Vat đra
TK 641
Hoa hồng
Đại lý
Giao trực tiếp
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
Kc dthu thuần
Hoa hồng đại lý
TK 003
TK 331
Toàn bộ
Tiền hàng
- bán hàng
- trả lại
Được hưởng
8. Trình tự kế toán hàng đổi hàng.
Sơ đồ 8: Sơ đồ kế toán doanh thu theo phương pháp hàng đổi hàng.
TK 156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 152,153,156
TK 131
Gvốn hbán
Kc giá h.bán
Kc dthu
Thuần
dtbh
Ko vat
hàng
Nhận
TK 33311
TK 133
Vat ra
Vat vào
9. Bán hàng nội bộ.
a. Trường hợp tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập với nhau hay giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập với các đơn vị cấp trên. Về nguyên tắc, việc hạch toán tương tự như bán hàng bên ngoài, chỉ khác sổ doanh thu bán hàng được ghi nhận ở TK 512 và số nợ phải thu ở TK 136 ( 1368).
b. Trường hợp hàng do đơn vị cấp trên xuất bạn tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự kế toán bán hàng nội bộ.
Kc CK thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
TK 156,157
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
TK 521,531,532
TK 33311
Gvốn hbán
Kc gvốn
h.bán
Kc dthu
Thuần
Dtbh chưa vat
Vat
Đầu ra
Tại đơn vị hạch toán phụ thuộc
TK 336,111..
TK 156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
G.mua
Chưa vat
Vat đầu ra
TK 133
Gvốn hbán
Kc gvốn
H.bán
Kc dthu
Thuần
Dtbh chưa vat
TK 3331
Vat
Đầu ra
B. Hạch toán các nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối với doanh nghiệp này thì quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác ở một điểm: Đó là các khoản doanh thu (TK 511, TK 512) gồm cả thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất nhập khẩu phải nộp.
Khi xuất bán hàng hóa qua kho hoặc gửi bán trực tiếp.
Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp.
Nợ TK 157: Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, ký gửi, đại lý.
Có TK 1561: Giá vốn hàng xuất bán.
Hàng gửi đã bán được.
Nợ TK 632: Tập hợp giá vốn hàng bán.
Có TK 157: Giá bán của hàng gửi bán.
Ghi nhận doanh thu:
Nợ Tk 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán.
Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng.
Số thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu phải nộp.
Nợ TK 511, 512: Doanh thu bán hàng
Có TK 333(1,2,3): Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế xuất nhập khẩu phải nộp.
Cuối kỳ, bất kỳ phương thức bán hàng nào cũng kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 – xác định kết quả kinh doanh.
Nợ Tk 511, 512, 515: Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ.
Có TK 911: Doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
1.2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
* Khái niệm: Các khoản giảm trừ doanh thu dùn để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các khoản được phép ghi giảm doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng do trong một khoảng thời gian dài nhất định đã mua một khối lượng lớn hàng hóa ( tính theo tổng số hàng đã mua theo thời gian đó) hoặc giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua một khối lượng hàng hóa lớn trong một đợt.
- Chiết khấu thanh toán: Là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải trả do người mua thanh toán tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán)chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng hóa bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng.
- Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện cam kết trong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp.
Tài khoản sử dụng:
- TK 521 – Chiết khấu thương mại: Phản ánh số giảm giá cho người mua hàng với khối lượng hàng lớn được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác lien quan đến bán hàng.
Cuối kỳ, sau khi kết chuyển, tài khoản này không có số dư và gồm 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
+ TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm.
+ TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ.
- TK 532 – Giảm giá hàng bán: Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp ( hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định của hợp đồng kinh tế).
Cuối kỳ, sau khi kết chuyển, tài khoản này không có số dư.
Chú ý: Chỉ phản ánh vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn.
- TK 531 – Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của hàng hóa, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chungr loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán bị trả lại bằng số lượng bị trả lại nhân(*) với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán.
Cuối kỳ, sau khi kết chuyển, tài khoản này không có số dư.
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính.
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
TK 3331 – Thuế GTGT.
+ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.
+ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
* Trình tự kế toán các khoản giả trừ doanh thu.
A. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 10: Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Tổng số chiết khấu tmại, chiết khấu thanh toán giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại ( cả thuế GTGT)
TK 131
TK 111,112
Trừ vào số ng.mua nợ
Thanh toán bằng tiền cho ng.mua
TK 521
Tập hợp ckhấu tmại trong kỳ (ko thuế GTGT)
Tập hợp dthu hbán bị trả lại trong kỳ (ko VAT)
TK 531
TK 511
Kc ckhấu t.mại
Kc hàng bán bị trả lại
TK 532
Tập hợp giảm giá hbán trkỳ (ko VAT)
Kc giảm giá h.bán
Thuế GTGT tương ứng với số chiết khấu giảm giá hàng bán, dthu hbán bị trả lại
TK 635
CK ttoán ttế ps trong kỳ
TK 33311
TK 911
Kc cphí chính trong kỳ
B. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trong những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đối với các đối tượng chịu thuế GTGT, các khoản ghi nhận ở TK 521, 531, 532 cũng bao gồm cả thuế tiêu thụ trong đó. Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu được ghi giảm doanh thu bán hàng.
Kế toán xác định giá vốn hàng bán.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán.
Để xác định đúng đắn kết quả kinh doanh, bên cạnh các yếu tố như doanh thu thuần, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, kế toán cần thiết phải xác định được trị giá vốn của hàng tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn của hàng đã bán bao gồm 2 bộ phận:
Trị giá mua của hàng xuất bán.
Phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán.
Để xác định giá đơn vị của hàng xuất bán trong kỳ, kế toán có thể
sử dụng một trong các phương thức sau.
Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Giá thực tế hàng xuất kho = số lượng hàng xuất kho * giá đơn vị bq
Khi sử dụng giá đơn vị bình quân có thể sử dụng dưới 3 dạng:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ / số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Trị giá thực tế của hàng xuất bán kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Trị giá thực tế hàng tồn cuối kỳ trước(hoặc đầu kỳ này) và nhập trong kỳ / Số lượng hàng thực tế tồn cuối kỳ trước(hoặc đầu kỳ này) và nhập trong kỳ.
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập. kế toán lại tính toán lại giá bình quân.
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập / Số lượng hàng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập.
* Phương pháp xác định theo trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Trên cơ sở giá mua thự tế cuối kỳ.
Trị giá thực tế hàng xuất kho được tính theo công thức:
Giá thực tế hàng xuất kho = Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ + Giá thực tế hàng nhập trong kỳ - Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ.
Trong đó:
Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ = số lượng hàng tồn kho cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong kỳ.
* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) : Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập trước sẽ xuất trước và lấy trị giá thực tế của lô hàng đó để tính.
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, giả thiết rằng số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước và lấy giá trị thực tế của lô hàng đó để tính.
* Phương pháp giá hạch toán:
Đối với các doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa thường xuyên có sự biến đổi về giá cả, khối lượng và chủng loại, vật tư hàng hóa nhập – xuất kho nhiều thì có thể sử dụng giá hạch toán để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
Giá hạch toán là giá kế hoạch hay một loại giá ổn định nào đó trong kỳ. Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ trước phản ánh theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá trị thực tế của hàng xuất bán = Trị giá hạch toán của hàng xuất bán trong kỳ * Hệ số giá trong kỳ.
Hệ số giá = Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ / Trị giá hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
1.2.3.2. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán.
* Khái niệm: Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm ( hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
* Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho.
* Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Nội dung ghi chép của tài khoản 632:
TK 632 không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng dịch vụ, từng thương vụ …tùy theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán bộ kế toán cũng như phương tiện kế toán của từng doanh nghiệp.
* Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ 11: Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Vat đc ktrừ
TK 156
TK 632
TK 911
Trị giá vốn thực tế của hàng bán trong kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng đã bán trong kỳ
TK 156, 157
TK 157
TK 111,112,131
Trị giá vốn ttế của hbán đã được chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ
TK 1562
Trị giá ttế hmua cthẳng
TK 133
Phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra
* Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Sơ đồ 12: Sơ đồ kế toán hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 151,156,156
TK 611
TK 632
TK 911
Kc vốn của hàng chưa bán đầu kỳ
Gvốn ttế của hbán trong kỳ
Kc gvốn của hàng đã bán trong kỳ
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là khoản chênh lệch doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Để tổ chức công tác kế toán xác định kết quả bán hàng một cách khoa học, chính xác, kịp thời, kế toán phải tổ chức tốt công tác kế toán từ khâu phản ánh doanh thu, tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như giá vốn hàng bán, CPBH, CPQLDN và chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra.
1.3.1. Kế toán chi phí bán hàng.
1.3.1.1. Khái niệm:
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh có lien quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
1.3.1.2. Nội dung chi phí bán hàng: Bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng.
Chi phí vật liệu, bao bì.
Chi phí công cụ dụng cụ, đồ dung.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí bảo hành sản phẩm.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền mặt.
1.3.1.3. Tổ chức chứng từ ban đầu:
Phiếu chi tiền mặt.
Giấy báo nợ của ngân hàng.
Bảng tính lương và bảo hiểm xã hội.
Bảng tính khấu hao TSCĐ.
- Các chứng từ, hóa đơn giao nhận, vận chuyển, các quyết định trích lập dự phòng.
1.3.1.4.Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng: Được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, lao vụ như chi phí bao gói, phân loại, chọn lọc, vận chuyển, bốc dỡ, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng…
TK 641 cuối kỳ không có số dư.
TK 641 được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
- TK 6411: Chi phí nhân viên: Theo dõi toàn bộ tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương . Các khoản tính cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … của nhân viên bán hàng , đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ hàng hóa tiêu thụ.
- TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì: Bao gồm các chi phí vật liệu liên quan đến bán hàng, chẳng hạn như vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho lao động của nhân viên ( giẻ lau, xà phòng…vật liệu dùng cho sử chữa quầy hàng.
- TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dung: Là các loại chi phí cho dụng cụ cân, đong, đo, đếm: Bàn ghế, máy tính cầm tay… phục vụ cho bán hàng.
- TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng ( nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận chuyển…).
- TK 6415 – Chi phí bảo hành: Là chi phí chi cho sản phẩm trong thời gian được bảo hành theo hợp đồng.
- TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí dịch vụ mua ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hóa để tiêu thụ, tiền thưởng hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu…
- TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí khác phát sinh trong khi bán hàng, ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng.
1.3.1.5. Trình tự kế toán chi phí bán hàng.
Sơ đồ 13: Sơ đồ kế toán tổng quát chi phí bán hàng.
TK 334,338
TK 152
TK 153
TK 641
TK 111,152,1388..
Tập hợp cphí nhân viên BH
Tập hợp cphí vật liệu bao bì
Các khoản thu hồi và ghi giảm CPBH
Kết chuyển CPBH trừ vào thu nhập trong kỳ hay đưa vào chi phí chờ kết chuyển để đảm bảo phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
TK 911
TK 214
CP công cụ bán hàng (loại phân bổ 1 lần)
CP khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng
Trừ vào KQKD trong kỳ ( nếu cp nhỏ hoặc chu kỳ KD ngắn).
TK 1422
Kc trừ vào thu nhập
Đưa vào Cphí chờ Kc (nếu cp lớn hoặc với DN có chu kỳ KD dài
TK 1421(242)
TK 335
TK 331,111,112…._.
TK 1331
Giá không thuế GTGT
Cp dv mua ngoài và chi = tiền
Phân bổ dần chi phí trả trước
Trích trước chi phí trả trước theo kế hoạch
Vat
1.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3.2.1. Khái niệm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, như chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
1.3.2.2. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý.
Chi phí vật liệu quản lý.
Chi phí đồ dung văn phòng.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Thuế, phí và các khoản phí.
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí bằng tiền khác.
1.3.2.3. Tổ chức chứng từ ban đầu:
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng trích khấu hao TSCĐ.
Hóa đơn GTGT.
Phiếu xuất kho.
Bảng kê nộp thuế…
1.3.2.4. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 642 cuối kỳ không có số dư.
Tk 642 được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
- TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý: gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp.
- TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: giấy, bút mực, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ…
- TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
- TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao dùng chung cho doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng.
- TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí: phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí và lệ phí như thuế môn bài, thu trên vốn, thuế nhà đất, thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế theo phương pháp trực tiếp và các khoản phí, lệ phí khác.
- TK 6426 – Chi phí dự phòng: phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, thuê ngoài, thuê người sửa chữa TSCĐ thuộc văn phòng doanh nghiệp.
- TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ, khoản chi cho lao động nữ…
1.3.2.5. Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sơ đồ 14: Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 334,338
TK 641
TK 111,152,1388…
TK 152,153
TK 214
TK 1421(242)
TK 3353
TK 911
TK 333
TK 1422
TK 331,111,112…
Cp dv mua ngoài và chi = tiền khác
TK 1331
Vat đc khấu trừ.
TK 139
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Thuế, phí, lệ phí phải nộp
Tập hợp cp nviên QLDN
Tập hợp cp vl, ccdc, qlý
Cp kh TSCĐ cho QLDN
Phân bổ dần CP trả trước
Các khoản thu hồi và ghi giảm CP QLDN
Trích cp ptrả theo kế hoạch
Kết chuyển chi phí QLDN trừ vào thu nhập trong kỳ hay đưa vào cphí chờ kết chuyển để đảm bảo phù hợp giữa cphí và dthu
Trừ vào KQKD trong kỳ ( nếu CP nhỏ hoặc chu kỳ KD ngắn).
Đưa vào CP chờ kc ( nếu cp lớn hoặc với DN có chu kỳ KD dài)
Kc trừ vào KQKD
1.3.3. Kế toán chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra.
1.3.3.1. Khái niệm.
Chi phí thu mua hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khoản hao phí, lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến việc thu mua hàng hóa.
1.3.3.2. Nội dung chi phí thu mua hàng hóa: bao gồm:
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp.
Chi phí bảo hiểm hàng hóa.
Tiền thuê kho, bãi.
Các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức ở quá trình thu mua.
Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua.
Do chi phí thu mua liên quân đến toàn bộ khối lượng hàng hóa trong kỳ và đầu kỳ, nên cần phải phân bổ chi phí thu mua cho lượng hàng đã bán trong kỳ, nhằm xác định đúng đắn trị giá vốn hàng xuất bán, trên cơ sở tính toán chính xác kết quả bán hàng. Đồng thời, phản ánh được trị giá vốn hàng tồn kho trên báo cáo tài chính được xác.
Tiêu thức phân bổ chi phí thu mua thường được chọn là: Trị giá mua của hàng hóa, số lượng, trọng lượng, doanh số của hàng hóa.
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ nào là phù thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ.
Việc phân bổ được tính toán theo công thức sau ( giả sử lấy trị giá mua làm tiêu thức phân bổ).
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán trong kỳ = ((Chi phí mua liên quan đến hàng tồn kho đầu kỳ + chi phí thu mua phát sinh trong kỳ) / Trị giá mua của hàng hiện còn cuối kỳ và hàng đã xuất bán trong kỳ)) * Trị giá của hàng hóa đã xác định xuất bán trong kỳ.
Như vậy, tùy tiêu thức phân bổ được lựa chọn mà thay thế trị giá mua thành số lượng, trọng lượng…
Chi phí thu mua liên quan đến hàng tồn kho cuối kỳ và trong kỳ = chi phí thu mua liên quan đến hàng tồn kho đầu kỳ + chi phí thu mu liên quan đến hàng nhập kho trong kỳ - chi phí thu liên quan đã bán.
1.3.3.3. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa.
1.3.3.4. Trình tự kế toán:
Sơ đồ 15: Sơ đồ kế toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra.
TK 152,153,1421…
TK 334,338
TK 1562
TK 152,111,138…
TK 214
TK 331
TK 111,112..
TK 632
Cp vl,bao bì lquan đến tmua
TK 1331
Cp nhân công của bphận tmua
Cp kh TSCĐ phục vụ tmua
Vat đc ktrừ
Cp = tiền khác pvụ tmua
Cp vc, bốc dỡ thuê ng
Giá ko thuế
Các khoản thu hồi làm giảm chi phí thu mua (vật tư, bao bì xuất dùng ko hết, phế liệu thu hồi…)
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
1.3.4. Kế toán xác định kết quả bán hàng.
1.3.4.1. Nội dung và yêu cầu của kế toán xác định kết quả bán hàng.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định và được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Việc xác định chính xác, kịp thời, chi tiết kết quả kinh doanh có vai trò quan trọng, giúp lãnh đạo doanh nghiệp biết được thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó, đưa ra biện pháp, phương hướng kịp thời để thúc đẩy doanh nghiệp của mình tiến nhanh, tiến mạnh trên thương trường. Nhận biết tầm quan trọng của việc xác định kết quả kinh doanh như vậy, đòi hỏi kế toán xác định kết quả bán hàng phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Ghi chép chính xác các chi phí phát sinh trong kỳ, phân bổ đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí.
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh, giúp lãnh đạo quản lý điều hành, xây dựng chiến lược kinh doanh, giúp cơ quan thuế kiểm tra tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tin việc ghi chép kế toán kết quả hoạt động kinh doanh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.4.2. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng:
+ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
TK 911 cuối kỳ không có số dư.
+ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
TK 421 cuối kỳ có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có.
Số dư Nợ: Phản ánh số lỗ hoặc số lợi nhuận phân phối vượt quá số lãi tạo ra.
Số dư Có: phản ánh số lợi nhuận chưa phân phối.
TK 421 được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
- TK 4211 – Lợi nhuận năm trước.
- TK 4212 – Lợi nhuận năm nay.
1.3.4.3. Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng.
Sơ đồ 16: Sơ đồ kế toán xác định kết quả bán hàng.
TK 511,512
TK 632
TK 911
TK 641,642
TK 1422
Kết chuyển giá vốn hbán
Kết chuyển dthu thuần
K/c CPBH, CPQLDN.
CPBH, CP QLDN chờ kết chuyển
Kc hoặc pbổ cpbh, cpqldn
TK 421
Kết chuyển lỗ tiêu thụ
Kỳ trước
Kết chuyển lãi tiêu thụ
1.4. SỔ SÁCH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng, mà kế toán tổ chức các hình thức sổ kế toán khác nhau. Có 4 hình thức sổ:
Hình thức nhật ký chung.
Hình thức nhật ký sổ cái.
Hình thức chứng từ ghi sổ.
Hình thức nhật ký – chứng từ.
Tại Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 17: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái các tài khoản: 156, 157, 632, 511, 512, 641, 642, 531, 532, 911, ….
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại)
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ chi tiết tài khoản: 156, 157, 632, 511, 641, 642, 531, 532, 911, 421 …
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.
2.1.1. Giới thiệu chung.
Tên công ty: Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Tên giao dịch quốc tế: HOANG NAM FASHION LIMITTED COMPANY.
Tài khoản: 12003422221290
Mã số thuế: 0100222872
Địa chỉ: Số 2 – Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội.
Tel: ( 84-4) 62978030
Fax: (04) 627877777
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Tháng 01 năm 2005 Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0102371966 ngày 07 tháng 01 năm 2005 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tổng số vốn điều lệ là tỷ đồng tiền Việt Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 16 tháng 01 năm 2005 với nhiệm vụ kinh doanh là:
Sản xuất hàng quần áo thời trang.
Bán buôn, bán lẻ hàng quần áo thời trang.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là mặt hàng quần áo thời trang cung cấp cho cá nhân hay tổ chức đặt hàng.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu
16.789.274.200
23.561.973.700
35.905.230.500
Chi phí
15.598.300.670
21.450.543.399
32.659.456.352
Lợi nhuận trước thuế
98.654.444
120.342.222
154.768.767
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
53.879.909
67.787.098
89.890.765
Lợi nhuận sau thuế
75.786.657
88.989.878
124.454.342
Qua bảng tổng kết ta thấy, doanh thu của năm 2007 đạt 35.905.230.500 đồng, tăng so với năm 2006 là: 12.343.256.800, tương ứng với tỷ lệ tăng …%, doanh thu của năm 2006 đạt 23.561.973.700 đồng, tăng so với năm 2005 là: 6.772.699.500 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng …% - một tỷ lệ tăng trưởng đều đặn, tốt. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm sau tăng hơn năm trước với mức tăng đều, tương đối tốt. Doanh thu thuần của công ty là tương đối cao, điều đó càng khẳng định quy mô và đường hướng phát triển hơn nưa của công ty.
Lợi nhuận thuần sau thuế năm 2007 tăng 35.464.464 đồng so với năm 2006, tăng 48.667.685 đồng so với năm 2005 với mức độ tăng này, công ty có thể đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong năm tới. Lợi nhuận trước thuế tăng, đã làm tăng khoản thuế thu nhập, điều này chứng tỏ công ty cũng đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và luôn hoàn thành tôt các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.
Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM là một doanh nghiệp tư nhân có đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng, có các nhiệm vụ cơ bản sau:
Hoạt động thương mại trong và ngoài nước.
- Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ chính sách về quản lý kinh tế và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
Với chức năng, nhiệm vụ trên, Công ty không ngừng phát triển và lớn mạnh, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây, nhà nước mở cửa của nền kinh tế và áp dụng cơ chế tự quản lý, tự hạch toán kinh doanh, Công ty đã nhanh chóng bắt nhịp với tình hình mới. Do đó hiệu quả kinh doanh của công ty khá cao, công ty luôn hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh.
Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM chuyên sản xuất hàng quần áo thời trang có thương hiêu.
2.1.3.2. Bộ máy quản lý.
Sơ đồ : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán tài chính
- Giám đốc: là người có quyền và nghĩa vụ cao nhất trong doanh nghiệp, Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật vầ mọi hành vi, quyết định của mình. Giám đốc có nhiệm vụ hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, ban hành các quyết định, quy chế, nội quy của doanh nghiệp, ngoại giao với các tổ chức khác.
- Phó giám đốc: chịu trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc và triển khai các kế hoạch, phương án, các quyết định sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong việc duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,
- Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tiến hành lập các kế hoạch xuất – nhập vật tư, hàng hóa, trang thiết bị và thực hiện các hoạt động giao dịch, mở rộng quan hệ bạn hàng, chủ động khai thác tìm hiểu thị trường, tìm đối tác kinh doanh, khai thác nguồn hàng, đảm ảo xây dựng các phương án kinh doanh an toàn và lợi nhuận cao.
- Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm lập lên các bản thiết kế về trang phục, có trách nhiệm tìm tòi, sang tạo ra nhiều những mẫu mã quần áo thời trang mới để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Phòng hành chính: Duy trì hoạt động hàng ngày phục vụ yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật thông tin cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc tổ chức, chăm lo khám chữa bệnh cho công nhân viên. Tổng hợp báo cáo với lãnh đạo về tình hình chung của doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Xây dựng công tác hàng tuần cho ban giám đốc. Ghi chép biên bản, hội nghị, ban hành quyết định lịch công tác chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, quản lý nhân viên, tuyển và đào tạo nhân viên.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Giám đốc một cách chặt chẽ, liên tục toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư tài sản tiền vốn, công nợ thanh toán các khoản thu, chi cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi, thanh toán các khoản thu – chi với nhà nước.
Trên là bộ máy quản lý của công ty. Là công ty TNHH vì vậy mà giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tại công ty có hai phân xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm về một phần và nhiệm vụ sản xuất riêng, nhưng cùng nhau tạo ra sản phẩm chung. Mỗi phân xưởng được trang bị những máy móc chuyên dụng phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất số 1 – phân xưởng chuyên gia công may: Ở đây quản lý và sử dụng phần lớn là máy móc, thiết bị gia công máy chính xác như máy may. Nhiệm vụ của phân xưởng là làm các chi tiết, cụm chi tiết đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao độ chính xác cao phục vụ cho nguyên công hoàn chỉnh sản phẩm.
- Phân xưởng sản xuất số 2 – Phân xưởng chuyên hoàn thành phần gia công còn lại của sản phẩm: Quản lý một số máy móc, thiết bị cần thiết cho việc gia công những công đoạn cuối cùng của một sản phẩm hoàn chỉnh như; vắt sổ, đơm cúc, may khóa áo, quần, là phẳng quần áo … và các bộ phận khác.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Với chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính. Phòng kế toán – tài chính của Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Có thể nói phòng kế toán – tài chính là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và ban lãnh đạo công ty trong việc ra các quyết định điều hành quá trình kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả. Phòng kế toán có nhiệm vụ chính là thu nhập, ghi chép và tổng hợp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và phản ánh các hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động thương mại mà bộ máy kế toán công ty được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế, có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, theo dõi mọi tình hình liên quan đến nhiệm vụ được giao. Đó là nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra lại việc ghi chép và phản ánh của các kế toán viên có đúng và đầy đủ không.
Kế toán lương: Ghi chép đầy đủ kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, tính toàn và thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương cho người lao động và các khoản khác có liên quan. Kiểm tra việc sử dụng lao động, sử dụng đúng phương pháp kế toán, tính toán và mở sổ theo đúng chế độ quy định, lập báo cáo, phân tích tình hình sử dụng lao động giúp ban lãnh đạo ra quyết định.
Thủ quỹ: Trong mỗi công ty thường có một lượng tiền gồm Việt nam đồng lẫn ngoại tệ, vàng bạc… tất cả do thủ quỹ bảo quản, lượng tiền này dùng phục vụ cho việc chi tiêu hằng ngày của công ty phục vụ cho sản xuất. Việc bảo quản phải trong két sắt an toàn, các khoản thu, chi phải hạch toán đầy đủ kịp thời, phải đảm bảo số lượng và giá trị đối với vàng, bạc, đá quý. Khi làm việc không được nhờ người làm thay, nếu thay phải được sự đồng ý của ban giám đốc, Căn cứ phiếu thu, phiếu chi, chứng từ gốc hợp lệ để xuất tiền hoặc thu tiền, thường xuyên kiểm tra quỹ đảm bảo lượng tồn phù hợp.
Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ tổng hợp lại toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất để tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hoạt động, giúp ban lãnh đạo công ty có nhận xét đúng về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các phương hướng giải pháp hợp lý thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.4.2. Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
Quy định chung.
Hình thức sở hữu vốn: tự có và huy động cổ đông.
Hình thức hoạt động: hoạt động thương mại.
Tổng số nhân viên: 30 người, trong đó:
+ Nhân viên quản lý: 7 người.
+ Cán bộ công nhân viên: 23 người.
Niên độ kế toán: từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: Quý ( 3 tháng).
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: Việt nam đồng.
Nguyên tắc chuyển đổi từ các đơn vị tiền tệ sang Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phươnng pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Nguyên tắc đánh giá : thực nhập lô hàng, thực xuất lô hàng.
Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: theo phương pháp đích danh.
Phương pháp tính các khoản dự phòng, trích lập và hòa nhập dự phòng theo chế độ, quy định quản lý tài chính hiện hành.
Hệ thống sổ áp dụng:
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết bán hàng, thẻ kho kế toán …các bảng kê, chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản… và hệ thống báo cáo kế toán đầy đủ kết hợp với việc đưa hệ thống máy vi tính vào công tác kế toán.
- Hệ thống báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng luân chuyển hàng hóa, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
b. Tình hình vận dụng chế độ chứng từ kế toán, liệt kê danh mục chứng từ kế toán.
Chế độ kế toán Công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số: 1141/TC/CĐKT ban hành ngày 01/01/1995 của bộ tài chính có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoạt động thương mại của công ty.
* Chứng từ ban đầu:
Hóa đơn (GTGT).
Hợp đồng bán hàng.
Biên bản nhận nợ.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phiếu thu tiền mặt.
Giấy báo có của Ngân Hàng.
* Tài khoản sử dụng:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịc vụ.
TK 131 – Phải thu của khách hàng.
TK 33311 – thuế GTGT đầu ra.
TK 111 – Tiền mặt.
TK 112 – Tiền gửi Ngân Hàng.
Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán:
Chế độ kế toán công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số 1141TC/CĐKT ban hành ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoạt động thương mại của công ty.
* Hệ thống sổ kế toán
- Sổ chi tiết bán hàng, thẻ kho kế toán.
- Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng.
- Sổ cái TK 511, sổ cái TK 131.
- Các bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ.
d. Tình hình vận dụng chế độ báo cáo kế toán.
* Hàng tháng, phòng kế toán công ty làm tờ khai thuế GTGT, báo cáo với cơ quan thuế quản lý công ty.
- Tờ khai thuế GTGT tháng.
- Bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra.
- Bảng kê chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
* Chậm nhất 90 ngày kể từ khi kết thúc niên độ kế toán, phòng kế toán của công ty phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý thuế và sở kế hoạch đầu tư nơi cung cấp đăng ký kinh doanh của công ty.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
2.2.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh tại công ty:
Công ty chuyên kinh doanh sản xuất sản phẩm là các loại quần, áo thời trang.
2.2.2. Các phương thức tiêu thụ của công ty và hình thức thanh toán.
Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM là: kinh doanh đạt lợi nhuận cao và mở rộng thị trường. Bởi vậy mỗi phương án kinh doanh của công ty khi được duyệt đều đã thường đảm bảo có đủ đầu ra và đầu vào cho hàng hóa và có hiệu quả kinh tế cao.
Doanh thu bán hàng của công ty chính là doanh thu hoạt động kinh doanh thương mại.
Do vậy nên phương thức thanh toán của công ty bao gồm thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản.
2.2.3. Kế toán bán hàng.
Quá trình bán hàng là quá trình trao đổi, thực hiện giá trị của hàng hóa, mà nếu xét theo phương diện vốn thì đó là quá trình chuyển hóa tù hàng hóa sang vốn tiền tệ hoặc vốn thanh toán. Kết thúc quá trình bán hàng là việc khách hàng nhận hàng và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Số tiền đã thu được hoặc phải thu tính theo giá bán của hàng hóa đã được xác định là bán đó gọi là doanh thu.
Theo chế độ, kế toán chỉ được hạch toán doanh thu bán hàng của hàng hóa xuất bán khi khách hàng đã trả hoặc chấp nhận trả tiền cho số hàng hóa đó.
2.2.3.1. Kế toán chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng.
* Chứng từ ban đầu.
Hóa đơn ( GTGT).
Hợp đồng bán hàng.
Biên bản nhận nợ.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Phiếu thu tiền mặt.
Giấy báo có của Ngân Hàng.
* Tài khoản sử dụng.
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
TK 131 – Phải thu khách hàng.
TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.
TK 111 – Tiền mặt.
TK 112 – Tiền gửi Ngân Hàng.
* Hệ thống sổ kế toán.
- Sổ chi tiết bán hàng, thẻ kho kế toán.
- Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng.
- Sổ cái TK 511, TK 131.
- Các bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ.
2.2.3.2. Doanh thu bán hàng.
Phương thức tiêu thụ hàng hóa chủ yếu mà công ty áp dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty là bán hàng đại lý nhưng thực chất của các giao dịch mua bán này là mua đứt bán đoạn.
Công ty chủ yếu là kinh doanh hàng quần, áo theo đơn đặt hàng của khách hàng và tùy thuộc vào việc xuất bán cả lô hàng cho một khách hàng hay chia nhỏ lô hàng bán cho một ài khách hàng. Hàng ngày, căn cứ vào hóa
đơn GTGT, kế toán lên sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết công nợ phải thu
khách hàng, thuế GTGT phải nộp, thẻ kho chi tiết từng loại mặt hàng hóa, bảng kê chứng từ hàng hóa bán ra.
Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc séc, kế toán viết phiếu thu kèm hóa đơn GTGT, từ đó lên sổ quỹ tiền mặt và chứng từ ghi sổ.
* Chứng từ ban đầu:
Chứng từ ban đầu làm cơ sở để kế toán ghi sổ doanh thu bán hàng bao gồm: Hóa đơn bán hàng ( hóa đơn GTGT).
Khi xuất hàng ra khỏi kho, kế toán lập một hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu giao hàng. Sau đó, làm thủ tục xuất hàng cho nhân viên phòng kinh doanh đi giao hàng, hóa đơn giá trị gia tăng sẽ giao lại cho khách hàng, nếu khách hàng thanh toán ngay thì phiếu giao hàng sẽ trả ngay cho khách hàng, còn ngược lại thì phòng kinh doanh giao trả lại cho phòng kế toán để lên chi tiết công nợ cho từng khách hàng.
* Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt:
Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT để viết phiếu thu và lên bảng tổng hợp chứng từ và chứng từ ghi sổ:
Bảng 2: Hóa đơn GTGT.
HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01/GTKT – 3LL
Liên 3: Dùng để thanh toán DE/2007
Ngày 22 tháng 11 năm 2007 004173
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH thời trang cho thương hiệu Hoàng Nam.
Địa chỉ: Số 2 – Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội.
Số tài khoản:
Điện thoại: 04. 62978030 Mã số:
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH MINH TRANG
Đơn vị: Công ty TNHH MINH TRANG
Địa chỉ: số 56 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bộ quần, áo đồng phục nam.
Chiếc
56
580.000
32.480.000
Cộng tiền hàng
32.480.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT
3.248.000
Tổng cộng tiền thanh toán
35.728.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi năm triệu bảy trăm hai mươi tám nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký và ghi rõ họ, tên) ( ký và ghi rõ họ, tên) ( ký. Đóng dấu và ghi rõ họ, tên)
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Bảng 3: Phiếu thu.
Đơn vị: PHIẾU THU Quyển số: 05 Mẫu số 02-TT
Địa chỉ: Ngày 03 tháng 12 năm 2007 Số: 45 QĐ số1141-TC/QĐ/CĐKT
Telefax:
Nợ: 111 Ngày 1/1/1995 của BTC
Có: 511, 33311
Họ và tên người nộp tiền: Công ty TNHH TM DV Nhạc Cụ Hoàng Huy
Địa chỉ: Tầng 3 – tòa nhà VinCom – 56 Bà triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Lý do nộp: Thanh toán tiền hàng.
Số tiền: 49.880.000. viết bằng chữ: Bốn mươi chín triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng chẵn./
Kèm theo: 01 chứng từ gốc Hóa đơn GTGT số 004173.
Đã nhận đủ số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi chín triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng chẵn./
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu Người nộp Thủ quỹ
(ký, đóng dấu, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
+ Tỷ lệ ngoại tệ ( vàng, Bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu thu tiền mặt, không vào sổ chi tiết doanh thu bán hàng điện tử, sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết thuế GTGT và bảng tổng hợp chứng từ bán hàng.
Nợ TK 111:
Có TK 511:
Có TK 33311:
Bảng 4: Bảng tổng hợp chứng từ bán hàng.
Trích: BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ BÁN HÀNG
Quý 4 / 2007.
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Số HĐ
Ngày
Doanh số
Thuế GTGT
Tổng số
LL/2006B
15/10
Bán đồng phục áo vest nam.
4.305.000
430.500
4.735.500
LL/2006B
20/10
Bán bộ váy nữ thời trang.
800.000
80.000
880.000
LL/2006B
20/12
Bán đồng phục áo jacket nam.
49.880.000
4.988.000
54.868.000
LL/2006B
24/12
Bán bộ vest nữ
6.580.000
658.000
7.238.000
LL/2007B
25/12
Bán đồng phục quần âu, áo sơ mi nữ.
2.500.000
250.000
2.750.000
LL/2007B
28/12
Bán đồng phục áo dài nữ.
266.000.000
26.600.000
292.600.000
Tổng cộng
330.065.000
33.006.500
363.071.500
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Định kỳ một quý một lần, căn cứ bảng kê chứng từ hàng hóa bán ra, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau khi được ký duyệt chứng từ ghi sổ được đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó làm chứng từ ghi sổ cái TK 511.
Bảng 5: Chứng từ ghi sổ
Trích: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 88
Ngày 30 tháng 12 năm 2007.
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
PT36
04/12
Bán đồng phục áo vest nam.
111
511
100.422.000
PT37
07/12
Bán đồng phục sơ mi nam.
111
511
362.500.000
PT38
15/12
Bán đồng phục áo dài nữ.
111
511
285.000.000
PT39
23/12
Bán bộ áo nato nam.
111
511
424.500.000
Cộng
1.172.422.000
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
* Trong trường hợp khách hàng mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản:
Minh họa cho quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng trên chúng ta xem xét cụ thể trường hợp sau:
- Trong kỳ, ngày 22/12/2007 phòng kinh doanh xuất lô hàng bán cho công ty TNHH HÙNG CƯỜNG. Tổng giá trị lô hàng là 67.000.000 đồng. Bên phía công ty HÙNG CƯỜNG đã chấp nhận lô hàng . Sau đó, công ty chuyển tiền qua ngân hàng để thanh toán.
Bảng 6: Hóa Đơn GTGT.
HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01/GTKT – 3LL
Liên 3: Dùng để thanh toán DE/2007
Ngày 22 tháng 11 năm 2007 004173
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH thời trang cho thương hiệu Hoàng Nam.
Địa chỉ: Số 2 – Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội.
Số tài khoản:
Điện thoại: 04. 62978030 Mã số:
Họ tên người mua hàng: Công ty cổ phần Thế Giới Di Động.
Đơn vị: Công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động.
Địa chỉ: số 278 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Bán đồng phục quần, áo nam.
Bộ
30
760.000
22.800.000
Cộng tiền hàng
22.800.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT
2.800.000
Tổng cộng tiền thanh toán
25.600.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi năm triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký và ghi rõ họ, tên) ( ký và ghi rõ họ, tên) ( ký. Đóng dấu và ghi rõ họ, tên)
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM.
Bảng 7: Phiếu giao hàng.
Công ty TNHH THỜI TRANG CHO THƯƠNG HIỆU HOÀNG NAM
Số 2 – Kim Mã Thượng – Ba Đình – Hà Nội.
PHIẾU GIAO HÀNG
Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin ASTECH.
Địa chỉ: Số 230 – Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội.
STT
Tên hàng
SL (bộ)
Đơn giá
Thành tiền
1
Bộ quần âu, áo sơ mi nam công sở.
43
360.000
15.480.000
2
Bộ quần, áo vest nữ công sở.
17
730.000
12.410.000
Tổng cộng
27.890.000
Thuế GTGT : 10%
2.789.0._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25489.doc