Tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới: ... Ebook Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Trải qua hơn 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đó, thách thức đặt ra cho các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là hết sức nặng nề, đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thương trường, đòi hỏi các nhà quản lý phải có đủ trình độ, kiến thức và phải biết vận dụng tốt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường ngày nay cần quan tâm tới nhiều vấn đề như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh… Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội ở từng nơi mà đơn vị có thể chú trọng hơn vào khâu nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty TNHH Giáo Dục Mới cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Công ty đã kịp thời nắm bắt từng bước vận dụng đổi mới cơ chế quản lý áp dụng thành tựu mới nhất vào công việc kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và tự chịu trách nhiệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoạt động bán hàng đạt kết quả cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý đồng bộ, kết hợp với cơ chế hạch toán phù hợp. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và sau một thời gian nghiên cứu, kết hợp giữa những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường và tình hình thực tế tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới. Được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị Phòng kế toán của Công ty, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths. Nguyễn Huyền Quân, em đã chọn đề tài : “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới”
Bài luận văn của em gồm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới.
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Giáo Dục Mới.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, các ý kiến đóng góp để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Gấm
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của quá trình bán hàng
Bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất – kinh doanh, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp việc đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Còn xét trên tầm vĩ mô, tổ chức tốt khâu bán hàng ở mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần điều hòa các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường như: quan hệ cung – cầu, quan hệ tiền – hàng, quan hệ sản xuất – tiêu thụ… đảm bảo sự cân đối trong từng ngành.
1.1.2 Khái niệm và ý nghĩa của công tác xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng về bán hàng hóa và dịch vụ của hoạt động kinh doanh chính, được thể hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Kết quả bán hàng chính là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với trị giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Việc xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp vì căn cứ vào kết quả này để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp qua từng thời kỳ nhất định, xác định phần nghĩa vụ kinh tế mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với nhà nước.
Như vậy, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế quốc dân. Đó là hai mặt gắn liền không thể tách rời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác. Nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận phân phối lợi nhuận, kỷ luật thanh toán làm nghĩa vụ với nhà nước.
Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ hàng hóa và kết quả bán hàng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, kế toán nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đồng thời cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Xác định thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hóa bán ra về số lượng và chủng loại.
+ Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý, tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.
+ Xác định và tập hợp chi phí phát sinh ở các khâu bán hàng.
1.2 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Phương thức bán hàng
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu và áp dụng các phương thức tiêu thụ hàng hoá sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường vừa phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ mua bán doanh nghiệp Thương mại đã bán hàng theo 4 hình thức sau:
1.2.1.1 Bán hàng theo phương thức gửi hàng, đại lý:
Theo ph¬ng thøc nµy doanh nghiÖp Th¬ng m¹i giao hµng cho c¬ së ký göi ®Ó c¬ së nµy trùc tiÕp b¸n hµng thanh to¸n tiÒn hµng vµ ®îc hëng hoa hång ®¹i lý b¸n hµng. Sè hµng chuyÓn giao cho c¬ së ®aị lý ký göi vÉn thuéc quyÒn së h÷u cña doanh nghiÖp cho ®Õn khi doanh nghiÖp ®îc c¬ së ®¹i lý ký göi thanh to¸n hoÆc chÊp nhËn thanh to¸n hoÆc th«ng b¸o vÒ sè hµng ®· b¸n doanh nghiÖp míi mÊt quyÒn së h÷u vÒ sè hµng nµy.
1.2.1.2 Bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm:
Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua sẽ chấp nhận trả dần trong các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm.
1.2.1.3 Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp:
Theo phương thức này, bên bán hàng giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao cho.
1.2.1.4 Bán hàng theo phương thức đổi hàng:
Phương thức này là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem hàng hóa của mình đổi lấy hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hóa đó trên thị trường. Khi xuất hàng hóa đem đi trao đổi với khách hàng đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ gốc giống như phương thức tiêu thụ khác.
1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.2.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ.
Trị giá vốn hàng bán được xác định theo công thức sau:
Trị giá vốn thực tế
của hàng xuất kho
=
Trị giá mua
hàng hoá
+
Chi phí mua phân bổ
cho hàng xuất kho
Đối với doanh nghiệp sản xuất, trị giá vốn thành phẩm xuất kho để bán được tính theo giá thành sản xuất thực tế.
Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn của hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua phân bổ cho số hàng xuất kho.
Xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho bán được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho
Được xác định theo 1 trong 4 phương pháp (được quy định cụ thể trong chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho) như sau:
Phương pháp 1: Phương pháp tính theo giá đích danh.
Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, giá trị lớn. Theo phương pháp này, khi xuất kho hàng hóa thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô hàng nào và đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho.
Phương pháp 2: Phương pháp bình quân gia quyền
Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho được tính căn cứ vào số lượng hàng hóa xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền.
Trị giá mua thực tế của
hàng hóa xuất kho
=
Số lượng hàng
hóa xuất kho
x
Đơn giá bình
quân gia quyền
Phương pháp 3: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ, tức là của những lần nhập sau cùng.
Phương pháp 4: Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định hàng nào nhập sau sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, tức là của những lần nhập đầu tiên.
Bước 2: Phân bổ chi phí mua hàng cho số hàng xuất kho
Toàn bộ chi phí thu mua thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng được hạch toán riêng vào TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa, đến cuối tháng tính toán phân bổ cho hàng hóa xuất kho để tính trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho.
Chi phí mua
phân bổ cho
HH đã bán
trong kỳ
=
Chi phí mua hàng
của HH tồn kho ĐK
+
Chi phí mua hàng của
HH phát sinh trong kỳ
x
Trị giá mua
thực tế
của hàng
xuất kho
Trị giá mua thực tế
của hàng tồn ĐK
+
Trị giá mua thực tế
HH phát sinh trong kỳ
Bước 3: Xác định trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho đã bán
Trị giá vốn thực tế
=
Trị giá trị mua thực tế
+
Chi phí mua phân
của HH xuất kho
của HH xuất kho
bổ cho HH xuất kho
1.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán
Chứng từ kế toán sử dụng:
Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (kèm theo lệnh điều động nội bộ), các chứng từ có liên quan khác như Hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hợp đồng thương mại …
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 156 – Hàng hóa
TK 156.1 – Giá mua hàng hóa
TK 156.2 – Chi phí thu mua hàng hóa
TK 157 – Hàng gửi đi bán
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Tài khoản 632 dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư...
TK 632 có kết cấu như sau:
Bên nợ :
Trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt mức trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vống hàng bán trong kỳ.
Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên có:
Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước).
Kết chuyển trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên (sơ đồ 01 - phụ lục)
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (sơ đồ 02 - phụ lục)
1.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng
1.2.3.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Các loại doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu nội bộ
Doanh thu hoạt động tài chính
Trong đó, doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
1.2.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tài khoản sử dụng
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch như bán hàng hóa mua vào,bán bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán.
TK 512 – Doanh thu nội bộ
Tài khoản 512 dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
Các TK khác: TK 3331, TK 111, TK 131, …
1.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu. Các khoản này được phản ánh, theo dõi chi tiết trên những tài khoản phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán để lập Báo cáo tài chính.
Chiết khấu thương mại
Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khầu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Doanh thu hàng đã bán bị trả lại
Khái niệm: Doanh thu hàng đã bán bị trả lại là số sản phẩm , hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Giảm giá hàng bán
Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn … đã ghi trong hợp đồng.
Tài khoản sử dụng
TK 521 – Chiết khấu thương mại
TK 531 – Hàng bán bị trả lại
TK 532 – Giảm giá hàng bán
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về các khoản giảm trừ doanh thu (sơ đồ 03 - phụ lục )
1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.5.1 Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…
TK sử dụng:
TK 641 – Chi phí bán hàng
TK 641 được mở chi tiết 7 TK cấp 2.
TK 641 không có số dư cuối kỳ.
TK 641 có kết cấu như sau:
Bên Nợ : chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Bên Có : Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi sổ theo đúng trình tự sau: (sơ đồ 04 - phụ lục )
1.2.5.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…); BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuế đất, thuế môn bài, khoản dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
TK 642 có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có:
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi sổ theo đúng trình tự sau: (sơ đồ 05 - phụ lục )
1.2.6 Kế toán xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.6.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường là kết quả từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính.
Kết quả bán hàng là kết quả từ hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nó là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán.
Kết quả
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn
-
CPBH
bán hàng
về BH và CCDV
hàng bán
và CP QLDN
Doanh thu thuần
=
Tổng doanh thu
-
Các khoản giảm
về BH và CCDV
BH và CCDV
trừ doanh thu
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.
TK 911 có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
Kết chuyển lãi
Bên có:
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
Kết chuyển lỗ.
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về kế toán xác định kết quả bán hàng ( sơ đồ 06 - phụ luc)
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC MỚI - EDUSOFT
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC MỚI - EDUSOFT
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Giáo Dục Mới - EDUSOFT
Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục Mới
Tên giao dịch: EDUCATION SOFTWARE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: EDUSOFT CO., LTD
Đăng ký kinh doanh số: 0102003175 do phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 06 tháng 08 năm 2001, cấp đăng ký thay đổi lần 7 ngày 19 tháng 12 năm 2007.
Vốn điều lệ: 15 000 000 000 VND (Mười lăm tỷ đồng Việt Nam)
Mã số thuế: 0101152873
Tài khoản ngân hàng: 102010000071561 mở tại NH Công thương Đống Đa.
Địa chỉ trụ sở chính: DN12/B1, Đường Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 2811657 Fax: (84-4) 2811657
E-mail: hn@edusoft.com.vn Website: www.edusoft.com.vn
Địa chỉ chi nhánh: 3/10 Đồ Sơn, P4, Q. Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 8114241 Fax: (84-8) 8114241.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: ĐỖ DANH NAM- Giám đốc. Với mục tiêu trở thành một công ty vững mạnh, công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục Mới đang từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu mơí và tạo được uy tín với khách hàng, đây là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển xa hơn nữa trên thị trường.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động sau:
- Sản xuất và dịch vụ phần mềm máy tính
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Tư vấn du học
- Sản xuất và dịch vụ phần cứng máy tính
- Đào tạo tin học, ngoại ngữ
- Cung cấp hàng hóa qua mạng Internet
- Sản xuất và dịch vụ thiết bị điện tử, điện tử viễn thông
- Kinh doanh bất động sản
- Dịch vụ quản lý bất động sản
- Dịch vụ đấu gia bất động sản
- Hỗ trợ, xúc tiến hoạt động thương mại
- In và các dịch vụ liên quan đến in
- Xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (trừ mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh)
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Giáo Dục Mới (sơ đồ 07 - phụ lục)
Giám Đốc là người có quyền lực cao nhất và là người có quyền quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Phó GĐ là người giúp GĐ điều hành lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện nhiệm vụ do GĐ công ty phân công.
Các phòng ban chuyên môn: Có chức năng thực hiện nhiệm vụ được giao và tham mưu cho ban giám đốc trong việc vạch ra đường lối và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Cụ thể như sau:
-Phòng kế toán: Có chức năng quản lý tài chính của công ty thông qua việc thu thập xử lý các chứng từ để ghi chép vào sổ sách kế toán trong quá trình hoạt động của công ty. Báo cáo tình hình biến động giá cả, các khoản công nợ, doanh thu để GĐ kịp thời có những quyết định đúng đắn trong công tác chỉ đạo kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Cuối niên độ kế toán, phòng kế toán tài chính thưc hiện việc báo cáo tài chính kết quả kinh doanh với GĐ đồng thời tính toán các khoản thuế phải nộp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
- Phòng thiết kế phần mềm: Có chức năng định hướng phát triển sản phẩm, nghiên cứu chế tạo mẫu sản phẩm. Có vai trò trực tiếp thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.Với đội ngũ nhân viên chiếm đa số có thể chiếm tới 60% tổng doanh thu của công ty, sự lớn mạnh, hướng đi đúng đắn của công ty phụ thuộc phần lớn vào tổ chức, hoạt động của đội ngũ phòng ban này.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lý kinh doanh với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc mua bán hàng hóa, ký kết các hợp đồng mua bạn, mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đồng thời liên hệ gắn kết chặt chẽ với phòng thiết kế phần mềm đã hoạch định các chiến lược, mở rộng thị phần, hướng đi tiếp cho công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giải quyết các công việc nội bộ trong công ty.
2.1.4 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Gíao Dục Mới
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N.
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao tuyến tính (theo đường thẳng).
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam.
Công tác kế toán và phần mềm được sử dụng trên máy vi tính.
Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, chỉ đạo kịp thời cả ban lãnh đạo Công ty, tạo điều kiện chỉ đạo và kiểm tra nghiệp vụ của kế toán trưởng, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung: Phòng kế toán gồm 6 người: kế toán trưởng và các kế toán viên. Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên kế toán
Sơ đồ tổ chức phòng kế toán ( sơ đồ 08 - phụ lục )
Kế toán trưởng: tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính quy định. Ngoài ra, kế toán trưởng còn tham gia xét duyệt các phương án kinh doanh của Công ty, phân tích, tính toán kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hàng tháng, hàng quý theo định kỳ, niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập các báo theo quy định hiện hành để nộp cho ban lãnh đạo Công ty.
Kế toán tổng hợp: Cuối kỳ tổng hợp số liệu để giúp kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính.
Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi hàng hóa đầu ra, đầu vào. Mở sổ theo dõi hàng xuất bán, hàng đại lý.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kế toán xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động.
2.1.5 Hình thức kế toán công ty áp dụng
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đều được ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế. Công ty đã sử dụng sổ kế toán theo chế độ hiện hành.
Sæ kÕ to¸n
C«ng ty TNHH C«ng NghÖ Gi¸o Dôc Míi ¸p dông h×nh thøc kÕ to¸n: Chøng tõ ghi sæ, tÊt c¶ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh ë c«ng ty ®Òu được ghi sæ kÕ to¸n theo tr×nh tù thêi gian vµ néi dung kinh tÕ
a, §Æc trng c¬ b¶n cña h×nh thøc chøng tõ ghi sæ
C¨n cø trùc tiÕp ®Ó ghi sæ kÕ to¸n tæng hîp lµ chøng tõ ghi sæ. ViÖc ghi sæ kÕ to¸n tæng hîp bao gåm:
+ Ghi theo tr×nh tù thêi gian trªn sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ
+ Ghi theo néi dung kinh tÕ trªn sæ c¸i
Chøng tõ ghi sæ do kÕ to¸n lËp trªn c¬ së tõng chøng tõ kÕ to¸n hoÆc b¶ng tæng hîp chøng tõ kÕ to¸n cïng lo¹i, cã cïng néi dung kinh tÕ
Chøng tõ ghi sæ ®îc ®¸nh sè liÖu liªn tôc trong tõng th¸ng hoÆc c¶ n¨m ( kÌm theo sè thø tù trong sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ) vµ cã chøng tõ kÕ to¸n ®Ýnh kÌm, ph¶i ®ưîc kÕ to¸n trưởng duyệt trước khi ghi sæ kÕ to¸n.
b, Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc kÕ to¸n chøng tõ ghi sæ cña c«ng ty
- Hµng ngµy, c¨n cø vµo c¸c chøng tõ kÕ to¸n như: ho¸ ®¬n b¸n lÎ, phiÕu xuÊt kho hoÆc b¶ng tæng hîp chøng tõ kÕ to¸n cïng lo¹i ®· ®ưîc kiÓm tra, ®ưîc dïng lµm c¨n cø ghi sæ (thưêng trong kho¶ng thêi gian 5 ngµy) kÕ to¸n c¨n cø vµo ®ã ®Ó lËp chøng tõ ghi sæ vµ ph¶n ¸nh trùc tiÕp vµo c¸c sæ chi tiÕt ®Æc biÖt lµ sæ quü tiÒn mÆt. C¨n cø vµo chøng tõ ghi sæ ®Ó ghi vµo sæ ®¨ng kÝ chøng tõ ghi sæ, sau ®ã ®ưîc dïng ghi vµo sæ c¸i.
- Cuèi th¸ng kÕ to¸n kho¸ sæ tÝnh ra tæng sè tiÒn cña c¸c nghiÖp vô kinh tÕ tµi chÝnh ph¸t sinh trong th¸ng trªn sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ, tÝnh ra tæng sè ph¸t sinh nî, cã vµ sè dư cña tõng tµi kho¶n trªn sæ c¸i. C¨n cø vµo sæ c¸i lËp b¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh.
- Sau khi kÕ to¸n ®èi chiÕu, khíp ®óng sè liÖu ghi trªn sæ c¸i vµ b¶ng tæng hîp chi tiÕt (được lËp tõ c¸c sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt) ®ưîc dïng ®Ó lËp b¸o c¸o tµi chÝnh.
KÕ to¸n ®èi chiÕu , kiÓm tra chÆt chÏ sao cho tæng sè ph¸t sinh Nî vµ Cã cña tÊt c¶ c¸c tµi kho¶n trªn b¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh ph¶i b»ng nhau vµ tæng sã dư cã cña tÊt c¶ c¸c tµi kho¶n trªn b¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh ph¶i b»ng sè dư cña tõng tµi kho¶n tư¬ng øng trªn b¶ng tæng hîp chi tiÕt.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty ( sơ đồ 09 - phụ lục)
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Công ty áp dụng bao gồm những sổ sau:
Sổ quỹ TM
Sổ đăng ký CTGS
Các sổ chi tiết: 1. Sổ chi tiết TSCĐ
2. Sổ chi tiết tiền gửi
3. Sổ TSCĐ
4. Sổ chi tiết thanh toán
5. Sổ chi tiết bán hàng
6. Sổ chi tiết tiền lương
7. Sổ lương Dn
8. Sổ theo dõi Thuế GTGT
9. Sổ nguồn vốn
10. Sổ chi phí
4. Sổ cái
2.1.6 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm gần đây ( Mẫu biểu 10-phụ lục )
Nhận xét:
Trong bảng báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh năm 2008-2009 cho ta thấy rõ tổng doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Chi phí có tăng nhưng đây cũng là một điều hợp lý bởi doanh thu tăng kéo theo chi phí tăng.
Công ty có quy mô hoạt động vào loại vừa, doanh thu hàng năm đạt hơn 40 tỷ đồng, cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 là 40.107.256.342 đồng và năm 2009 là 48.316.423.578đồng,tăng 8.209.167.236 đồng, ứng với 20,46% so với năm 2008. Gía vốn hàng bán năm 2009 tăng 1.709.969.059 đồng hay 4,42% so với năm 2008 đã làm giảm tương ứng lợi nhuận trong năm.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 9.577.976 đồng đã làm tăng lợi nhuận tương ứng. Trong khi đó, chi phí tài năm 2009 giảm 22,94% so với năm 2008 càng làm tăng thêm lợi nhuận của công ty.
Như vậy, tổng số lợi nhuận trước thuế năm 2009 đã tăng 136.708.089 đồng với tỷ lệ tăng là 13,33%.Việc tăng tổng lợi nhuận trước thuế chủ yếu là do công ty đã tăng được doanh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31631.doc