Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thương mại FCM

Lời nói đầu Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong những năm qua đã đặt ra những yêu cầu cấp bách phải phát huy công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Trong hoạt động kinh tế, kế toán có vai trò tích cực đối với quản lý tài sản, đối với điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nó là nguồn cung cấp thông tin, số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tr

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty thương mại FCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a kiểm sát hoạt động của các ngành . Để thích ứng với cơ chế mới, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng phải không ngừng hoàn thiện quá trình tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại nhiệm vụ xuyên suốt quá trình hoạt động là làm thế nào để tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ với một khối lượng lớn nhất để công ty đạt mục tiêu lợi nhuận cao. Từ thực tế, yêu cầu các doanh nghiệp thương mại luôn tìm kiếm phương thức bán hàng phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực. ở đây kế toán giữ một vai trò quan trọng, vì nó có thể phản ánh đầy đủ, chi tiết về tình hình luân chuyển hàng hoá, về tình hình tài sản vật tư, tiền vốn, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ công tác kế toán bán hàng là một khâu quan trọng. Trong thời gian thực tập tại công ty Thương mại FCM, vận dụng kiến thức đã học, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương mại FCM”. Phạm vi đề tài là đi sâu nghiên cứu công tác kế toán bán hàng trong kinh doanh thương mại của công ty trong 2 năm gần đây . Phương pháp nghiên cứu là đi từ lý luận đến thực tiễn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của bài luận văn được chia làm 3 phần : Phần I: Một số lý luận về bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Phần II: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương mại FCM. Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại FCM. Phần I: Một số lý luận chung về bán hàng, kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại . I: Khái niệm, đặc diểm, chức năng hoạt động của doanh nghiệp thương mại Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân qua việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến nhằm mục đích lợi nhuận, hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội. Kinh doanh thương mại có một số dặc diểm chủ yếu sau : - Đặc điểm về hoạt động: hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Đó là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. - Đặc diểm về hàng hoá : Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. - Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá : lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại có thể theo nhiều phương thức phù hợp với đặc điểm mặt hàng hoặc phương thức kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp, có thể là bán buôn, bán lẻ …. - Đặc diểm vể tổ chức kinh doanh: tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ , kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại . Như vậy có thể nói chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hoá, cung cấp các dịch vụ sản xuất và đời sống nhân dân . II. Những vấn đề chung về bán hàng Khái niệm về bán hàng: Quá trình bán hàng ở doanh nghiệp thương mại là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ, vì vậy bán hàng hay tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, dich vụ . Thời điểm mà doanh nghệp được coi là bán hàng khi hàng hoá, dich vụ được chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua, và người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, đến lúc này doanh nghiệp mới có thu nhập (được gọi là doanh thu bán hàng ) . 2 . Vai trò của bán hàng và xác định kết quả bán hàng : Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hoá. Trong doanh nghiệp thương mại, bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh. Nó có vai trò quan trọng không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn với cả xã hội nói chung. Đối với bản thân các đơn vị kinh tế có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn. Bán hàng còn có vai trò to lớn với ngân sách nhà nước, bởi đó chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước qua việc thu nộp các loại thuế . Công tác bán hàng còn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Qua đó mà giá trị sử dụng của hàng hoá cũng được thực hiện và hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thúc đẩy quá trình bán hàng của đơn vị mình sẽ là cơ sở cho việc sản xuất và tiêu thụ ở đơn vị kinh tế kia, đặc biệt là các đơn vị kinh tế có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp . Bán hàng còn giải quyết cơ bản mối quan hệ cân đối giữa cung và cầu . 3. Các phương thức bán hàng : Để tiêu thụ dược hàng hoá doanh nghiệp có thể bán theo rất nhiều phương thức khác nhau mà chủ yếu là các phương thức sau: 3.1 Bán buôn: a. Bán buôn theo phương thức trực tiếp: Bán buôn trực tiếp qua kho: Người đại diện bên mua sẽ nhận hàng tại kho bên bán. Đây cũng là thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bán. Bán buôn trưc tiếp không qua kho : hàng mua về không qua kho mà được giao cho người mua tại địa điểm quy định. b . Bán buôn theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận Trường hợp này doanh nghiệp đã giao hàng hoá cho người mua nhưng vẫn nắm quyền sở hữu hàng hoá đó, chỉ tới khi nào người mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì hàng hoá đó mới được coi là tiêu thụ. c . Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán Về thực chất trong trường hợp này doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả ). Bên mua chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán. 3.2 Bán lẻ: a. Bán lẻ thu tiền tập trung : Thường tổ chức ở quy mô bán lẻ lớn như siêu thị, quầy bách hoá lớn. Khách hàng tự do lựa chọn hàng hoá và thanh toán một lần tại quầy kế toán thu tiền, b. Bán hàng không thu tiền tập trung : phù hợp với quy mô bán lẻ nhỏ, mỗi nhân viên bán hàng kiêm luôn việc thu tiền như các cửa hàng bán lẻ, quầy hàng nhỏ. Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường còn có các phương thức bán lẻ khác như khách đặt hàng qua điện thoại bán lẻ lưu động, quầy hàng lưu động. 3.3 Bán hàng trả góp trả chậm : là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. 3.4 Bán hàng đại lý ký gửi : là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên giao đại lý ) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý ký gửi (gọi là bên đại lý )để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá . 4. Thời điểm bán hàng và ghi nhận doanh thu bán hàng : Bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá cho khách hàng. Việc xác định thời điểm bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định đúng thời điểm bán hàng tạo điều kiện cho công tác kế toán sử dụng đúng tài khoản kế toán, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng và thuế GTGT phải nộp . Các trường hợp sau được coi là đã bán hàng và phản ánh vào doanh thu bán hàng -Bán hàng nhận được tiền ngay : Trong trường hợp này khách hàng trả tiền ngay khi nhận được hàng hoá . - Khách hàng chấp nhận thanh toán : Tức là khách hàng chấp nhận sẽ thanh toán vào một kỳ hạn nhất định . - Khách hàng ký nhận thanh toán : Trường hợp này khách hàng đã nhận được hàng hoá và ký nhận sẽ thanh toán khi nhận được hoá đơn . 5 . Các phương thức thanh toán : - Tiền mặt - Séc, UNC, UNT, Thẻ tín dụng, ngân phiếu, thư tín dụng Khi nhận được tiền hoặc giấy báo có của ngân hàng, kế toán sẽ ghi nhận vào doanh thu. III. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng : 1. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng : - Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng từng phương thức bán hàng . - Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế VAT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoá đơn từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc ( theo các cửa hàng , quầy hàng… ) - Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ hoặc nhằm xác định chính xác kết quả bán hàng . - Kiểm tra đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết theo từng kháh hàng, lô hàng, số tiền nợ, thời hạn và tình hình trả nợ . - Tập hợp đầy đủ chính xác kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh và kết chuyển( hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh - Tham mưu cho lãnh đạo về giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng . 2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2.1 Chứng từ sử dụng : Tuỳ theo các phương thức hình thức bán hàng mà kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau : - Hoá đơn giá trị gia tăng, mẫu 01 GTKT. - Hoá đơn bán hàng thông thường, mẫu 02 GTTT. - Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mẫu 03 PXK. - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, mẫu 04 HDL. - Hoá đơn cho thuê tài chính , mẫu 05 TTC. - Hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản , mẫu 06TMH. - Các loại bản kê bán lẻ hàng hoá . - Bảng kê nhận hàng và thanh toán tiền hàng . - Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng . - Các chứng từ kế toán khác phát sinh liên quan 2.2 Tài khoản sử dụng : - TK111: “tiền mặt” Dùng để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động các loại tiền ở quỹ . TK 111 có 3 tài khoản cấp 2 TK111.1 “ Tiền Việt Nam” TK111.2 “ Ngoại tệ” TK 111.3 “ Vàng bạc đá quý” - TK112 “ Tiền gửi ngân hàng” phản ánh tình hình hiện có và sự biến động các loại tiền hiện có tại tài khoản của doanh nghiệp ở ngân hàng .TK112 cũng có 3 tài khoản cấp 2 giống như TK111 là các loại TK112.1, TK112.2, TK112.3. TK156.2 “ Hàng hoá” phản ánh chi phí thu mua thực tế phát sinh trong quá trình mua hàng và giữ tại kho cho tới khi hàng được xuất bán. Tài khoản 156 có 2 TK cấp 2; TK156.1: Giá mua hàng hàng hoá; 156.2: Chi phí thu mua hàng hoá. - TK157 “ Hàng gửi bán” phản ánh trị giá mua thực tế của hàng hoá gửi bán, ký gửi, đại lý chưa chấp nhận thanh toán - TK131 “ Phải thu của khách hàng” Tài khoản này được theo rõi chi tiết cho từng khách hàng, - TK133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” Phản ánh số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp phát sinh khi mua hàng hoá. TK133 được chia thành 2 tài khoản cấp 2; TK133.1 và TK133.2 . - TK511 “ Doanh thu bán hàng” Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. TK511 cuối kỳ không có số dư và gồm 4 tài khoản cấp 2 : + TK511.1 “ Doanh thu bán hàng hoá” + TK511.2 “ Doanh thu bán thành phẩm” + TK511.3 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ” + TK511.4 “ Doanh thu trợ cấp trợ giá” - TK512 “ Doanh thu nội bộ” - TK531 “ Hàng bán bị trả lại” - TK532 “ Giảm giá hàng bán” - TK521 “ Chiết khấu thương mại” - TK632 “ Giá vốn hàng bán” dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất trong kỳ. Tài khoản này đươc hạch toán như sau: Bên nợ :Trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp (đã được coi là đã tiêu thụ) Bên có : - Giá vốn của hàng bán bị tả lại trong kỳ . - Kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ TK632 cuối kỳ không có số dư - TK641 “ Chi phí bán hàng” tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Hạch toán tài khoản này như sau: Bên Nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Bên có : - các khoản giảm chi phí bán hàng - Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho hàng bán vào bên Nợ TK911, và chi phí bán hàng phân bổ cho hàng còn lại vào bên Nợ TK1422 “ chi phí chờ kết chuyển” TK641 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo các tài khoản cấp 2 + TK641.1 “ Chi phí nhân viên” + TK641.2 “ Chi phí vật liệu, bao bì” + TK641.3 “ Chi phí dụng cụ, đồ dùng” + TK641.4 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK641.5 “ Chi phí bảo hành” + TK641.7 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “ + TK641.8 “ Chi phí bằng tiền khác” - TK642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Hạch toán tài khoản này như sau: Bên Nợ : Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp TK642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành : + TK642.1 “ Chi phí nhân viên quản lý” + TK642.2 “ Chi phí vật liệu quản lý “ + TK642.3 “ Chi phí đồ dùng văn phòng” + TK642.4 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK642.5 “ Chi phí bảo hành” + TK642.7 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” +TK642.8 “ Chi phí bằng tiền khác” - TK3331 “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, được sử dụng cho các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp trực tiếp . Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 2 TK33311: thuế GTGT phải nộp của hàng hoá mua trong nước TK33312: thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu 3. Giá vốn hàng bán : Hàng hoá nhập, xuất trong kinh doanh thương mại theo quy định được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của hàng hoá mua vào tuỳ thuộc vào từng nguồn hàng khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng . 3.1 Với hàng hoá nhập kho: - Hàng hoá mua ngoài : Các loại thuế không được hoàn lại Các khoản chiết khấu giảm giá Giá mua ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng Giá thực tế hàng hoá mua ngoài - + = - Hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến : Chi phí gia công chế biến Giá mua hàng hoá xuất gia công Giá thực tế thuê ngoài gia công + = 3.2 Hàng hoá xuất kho có các phương pháp tính giá sau: Giá đơn vị bình quân Giá thực tế hàng hoá xuất kho * Phương pháp bình quân : Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo công thức : Số lượng hàng hoá xuất kho x = Giá đơn vị bình quân được tính theo 3 cách: = Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Số lượng thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ + Giá đơn vị bình quân đầu kỳ trước Giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ = Số lượng thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ + Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập + = * Phương pháp thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, lô hàng nào nhập kho trước thì xuất bán trước và lấy đơn giá mua thực tế của hàng nhập trước làm giá tính trị giá vốn hàng bán * Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Theo phương pháp này, lô hàng nào được nhập vào kho sau được xuất bán trước và lấy đơn giá mua thực tế của hàng nhập sau làm giá tính trị giá vốn hàng bán. * Phương pháp thực tế đích danh : Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng hoá, theo từng lô hàng, khi xuất kho nào thì tính theo số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng đó . * Phương pháp hệ số giá : Giá hạch toán của hàng hoá Giá thực tế của hàng hoá xuất trong kỳ Hệ số giá Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp áp dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhâp, xuất hàng hoá. Cuối kỳ, xác định hệ số giá để làm cơ sở tính giá thực tế hàng hoá xuất trong kỳ: x = Trị giá hàng hoá nhập kho trong kỳtheo giá mua thực tế Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ yheo giá mua thực tế Hệ số giá = + Trị giá hàng hoá nhập kho trong kỳ theo giá mua hạch toán Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ theo giá mua hạch toán + 4. Trình tự ghi chép nghiệp vụ kế toán bán hàng: 4.1 Tại các doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 4.1.1 Bán buôn : a. Theo phương thức trực tiếp : (phụ lục 1.1) Khi chuyển hàng hoá cho người mua căn cứ vào hoá đơn GTGT, và phiếu xuất kho, kế toán phản ánh các bút toán : BT1: phản ánh trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ + Nếu bán buôn trực tiếp qua kho : Nợ TK632:giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ Có TK156.1: Trị giá mua thực tế hàng hoá xuất kho + Nếu bán buôn theo phương thức vận chuyển thẳng không qua kho Nợ TK632: Nợ TK133.1 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK151,331,111,112 BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán ( giá bán) của hàng tiêu thụ: Nợ TK111,112,131,1368: Tổng giá thanh toán Có TK511,512: Doanh thu bán hàng (không có Thuế GTGT) Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Bán buôn theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận: (phụ lục 1.1) Khi chuyển hàng đến cho người mua, kế toán phản ánh hàng chuyển đi + Nếu bán buôn qua kho : Nợ TK157: Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ Có TK156.1: Tri giá mua thực tế của hàng xuất kho + Nếu bán buôn trực tiếp theo cách vận chuyển thẳng không qua kho : Nợ TK157: Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ Nợ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK151,331,111,112 Tổng giá thanh toán của hàng hoá Khi người mua chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán tiền hàng, kế toán ghi các bút toán : BT1 Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng hoá : Nợ TK liên quan (131,1368,111,112…) Tổng giá thanh toán của hàng Có TK511,512: doanh thu bán hàng Có TK33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp BT2 Phản ánh trị giá mua thực tế của hàng được chấp nhận Nợ TK 632 Có TK157 c . Bán buôn vẩn chuyển thẳng không tham gia thanh toán Khi nhận được số hoa hồng do bên bán hoặc bên mua trả kế toán phản ánh . Nợ TK liên quan (111,112,131…) tổng số hoa hồng( cả thuế GTGT) Có TK3331 Thuế GTGT phải nộp Có TK 511,512 : Hoa hồng môi giới được hưởng Các chi phí liên quan đến bán hàng được hạch toán vào TK641 4.1.2 Bán lẻ : Với nghiệp vụ bán lẻ ở các hình thức thường giống nhau (bán lẻ thu tiền tập trung, bán lẻ thu tiền trực tiếp , bán hàng tự chọn, bán hàng tự động ) Để phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán (căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền, bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ) kế toán phản ánh các bút toán (sơ đồ phụ lục 1.2) 4.1.3 Hạch toán bán hàng trả góp trả chậm : Trong trường hợp này về thực chất khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu hàng hoá. Tuy nhiên về mặt hạch toán khi hàng chuyển giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ kế toán ghi các bút toán theo (sơ đồ phụ lục 1.3) 4.1.4 Bán hàng đại lý ký gửi : Theo phương thức này khi xuất hàng giao cho cơ sở đại lý, ký gửi kế toán phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý kế toán phản ánh bút toán xuất gửi hàng bán (Sơ đồ phụ lục1.4) Khi nhận bảng kê hoá đơn bán ra của số hàng đã đựơc các cơ sở đại lý, ký gửi bán gửi về, kế toán phải lập hoá đơn GTGT và phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán. Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán được . Căn cứ vào hợp đồng ký kết với các cơ sở đại lý, ký gửi, nếu đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì kế toán chỉ phản ánh khoản tiền phải thu của số hàng đã gửi cho đại lý, nếu đại lý bán đúng giá do bên giao đại lý quy định và hưởng hoa hồng thì kế toán phản ánh khoản hoa hồng đó vào chi phí bán hàng TK641. 4.1.5 Bán hàng theo phương thức khoán : Trường hợp này công ty giao cho tập thể hoặc cá nhân bán hàng theo một quy định cụ thể và sẽ trả một khoản tiền nhất định cho tập thể hoặc cá nhân đó. Khoản tiền đó công ty tính vào chi phí bán hàng. Tập thể, cá nhân cũng có thể tự lo các khoản chi phí, thu nhập liên quan đến việc bán hàng và mở sổ sách riêng thì khi đó mọi quan hệ thanh toán giữa công ty và người nhận khoán được theo rói trên TK1368 và TK3368. Đặc điểm hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT Với các doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng giống như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác là trong chỉ tiêu doanh thu bao gồm cả thuế GTGT, TTĐB. Doanh thu của hàng tiêu thụ : Nợ TK111,112,131,1368: Tổng giá thanh toán Có TK511,512 Doanh thu bán hàng cả thuế Phản ánh số thuế GTGT trong kỳ : Nợ TK511,512: ghi giảm doanh thu Có TK333.11: Số thuế GTGT phải nộp 4.3 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ .(phụ lục 2) Trong các doanh nghiệp thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển toàn bộ giá trị hàng hoá chưa tiêu thụ: Nợ TK611.2 Có TK156: Hàng tồn kho đầu kỳ Có TK157: Hàng gửi bán ký gửi đầu kỳ Có TK151: Hàng mua đang đi trên đường đầu kỳ Trong kỳ kinh doanh khi hàng hoá được tiêu thụ, các bút toán phản ánh doanh thu giống như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng đã tiêu thụ kế toán xác định trị giá hàng đã tiêu thụ trong kỳ : Nợ TK632 Có TK611.2 4.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: - Chiết khấu thanh toán : - Giảm giá hàng bán : - Chiết khấu thương mại : - Hàng bán bị trả lại : Trình tự hạch toán : Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán , kế toán ghi theo (sơ đồ phụ lục 3) Số chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ không tính vào giảm trừ doanh thu mà tính vào chi phí tài chính trên TK635 ghi: Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán phát sinh Có TK liên quan (131,111,112,3388..) Tổng số chiết khấu thanh toán thực tế phát sinh . Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ . - Kết chuyển chiết khấu thương mại : Nợ TK511: ghi giảm doanh thu Có TK521: kết chuyển chiết khấu - Kết chuyển doanh thu hàng bán bi trả lại : Nợ TK511: Có TK531 - Kết chuyển giảm giá hàng bán: Nợ TK511 Có TK532 (Sơ đồ :phụ lục số 3) IV. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và kết quả tiêu thụ 1. Kế toán chi phí bán hàng : Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan dến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng …việc hạch toán chi phí bán hàng được tiến hành qua( sơ đồ sau (phụ lục 4 ) 2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động cuả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác . Quá trình tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý có thể khái quát theo (sơ đồ phụ lục 5) 3. Hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá: Kết quả tiêu thụ hàng hoá là kết quả của quá trình kinh doanh. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần và một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Thông thường cuối kỳ kinh doanh kế toán tiến hành xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Qua đó cung cấp các thông tin liên quan đến lợi nhuận (hoặc lỗ) công việc này được tiến hành như sau: - Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng: - Kết chuyển giá vốn hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ : - Kết chuyển chi phí bán hàng: - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: - Kết chuyển kết quả tiêu thụ: Các kết chuyển trên được tập hợp trên (sơ đồ phụ lục 6) Phần II Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương mại FCm I . Đặc điểm tình hình công ty: 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty thương mại FCM là công ty TNHH hai thành viên quy mô ở loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập ngày 12/02/2001 theo quyết định số 0102001932 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Công ty có tên đầy đủ là công ty TNHH Thương mại FCM, Viết tắt tên giao dịch FCM Co..,LTD. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 33/178 phố Thái Hà Hà Nội. Công ty Thương mại FCM là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định Trải qua 3 năm, với những khó khăn không thể tránh khỏi trong thời kì đầu mới thành lập, do mới gia nhập thị trường phải cạnh tranh gay gắt với các công ty lớn có truyền thống lâu năm. Song nhờ sự nghiên cứu khá kỹ về thị trường cũng như ngành nghề kinh doanh, công ty từng bước khẳng định thế mạnh của riêng mình, không ngừng phát triển về quy mô cũng như thị trường trong nước. Với số vốn điều lệ ban đầu là 500.000.000đ cho tới hết năm 2002 vốn kinh doanh đã tăng lên 1.214.520.723đ và đến cuối năm 2003 là 1.320.032.000đ. Về thị trường từ chỗ công ty chủ yếu chỉ kinh doanh trên thị trường khu vực Hà Nội, đến nay công ty đã mở rộng kinh doanh ở nhiều tỉnh thành cả nước. 2. Chức năng kinh doanh : Công ty FCM có chức năng kinh doanh thương mại, tổ chức khai thác nguồn hàng để bán buôn, bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng( hàng thực phẩm, hàng dược phẩm, hàng công nghệ phẩm,) cho các tổ chức, cá nhân. 3. Nhiệm vụ : Thực hiện kinh doanh theo quyết định thành lập doanh nghiệp, kinh doanh theo mặt hàng đăng ký . Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tổ chức, quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm thu nhập cho người lao động . 4. Đặc điểm tổ chức kinh doanh : Công ty thương mại FCM vừa kinh doanh hàng hoá sản xuất trong nước, vừa nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, rồi bán ở thị trường trong nước. Trong nước, bạn hàng của công ty là các công ty thương mại, công ty sản xuất, cung cấp các mặt hàng thuộc ngành nghề kinh doanh của công ty như dược phẩm ở công ty cổ phần dược phẩm OPC, công ty cổ phẩn dược phẩm Tiền Giang ,và các trang thiết bị y tế của công ty thiết bị dược y tế Hà Tĩnh … Hàng nhập khẩu được công ty nhập chủ yếu từ Pháp và Hàn Quốc, Trong đó chủ yếu là các loại sữa giảm béo, sữa cho người gầy hiệu Weigh gain , sữa XO, sữa cho phụ nữ mang thai hiệu Sunny mamanvà một số sản phẩm phụ trợ khác . Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…, Việc tiêu thụ hàng hoá chủ yếu qua các hệ thống siêu thị, cửa hàng, đại lý bằng các hình thức bán buôn, bán lẻ, ký gửi hàng hoá . 5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thương mại FCM: Bộ máy kinh doanh của công ty được thực hiện theo nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt hiệu quả . Đứng đầu công ty là giám đốc, người có số vốn lớn nhất, giám đốc là người quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật . Phó giám đốc, thành viên có số vốn lớn thứ hai trong công ty, chịu trách nhiệm từng mảng các hoạt động của công ty . * Hệ thống các phòng ban: - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ giúp ban giám đốc triển khai các kế hoạch mua hàng, bán hàng, khai thác thị trường tiềm năng, thu tiền và nộp tiền cùng các chứng từ về phòng kế toán của công ty để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế. Phòng kinh doanh còn được phân chia thành các bộ phận chịu trách nhiệm công việc kinh doanh của từng khu vực nhất định trong tỉnh thành cả nước . - Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các nguồn hàng ở nước ngoài và trực tiếp tiến hành các công việc liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá và nhập hàng về kho công ty. Ngoài ra phòng còn chú ý nghiên cứu thị truờng nước ngoài cho hướng phát triển của công ty trong tương lai. - Phòng kế toán tài chính : Chịu sự quản lý trực tiếp của giảm đốc. Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế ở công ty và giúp ban giám đốc định hướng chiến luợc kinh doanh. - Phòng tổ chức hành chính : gồm có hai bộ phận chính là bộ phận lễ tân có nhiệm vụ sắp xếp và tiếp đón khách tới giao dịch tại công ty, đồng thời đảm nhiệm chức năng hành chính của công ty. Bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, và trật tự tại công ty. Sơ đồ: Phụ lục số 7 Trải qua 3 năm với những bước trưởng thành ban đầu, công ty đã vượt qua không ít khó khăn để có thể tồn tại. Hoạt động kinh doanh của công ty đã bước đầu hoà nhập được với cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, có thể bảo toàn và phát triển vốn. Công ty đã từng bước sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu thanh toán với ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: đơn vị : đồng Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh Số tiền tỉ lệ(%) Doanh thu thuần 4.681.470.285 5.617.182.970 935.712.685 19,99 Giá vốn hàng bán 4.260.223.850 5.167.972.000 907.748.150 21,3 Lợi nhuận gộp 421.246.435 449.210.970 27.964.535 6,64 Chi phí bán hàng, quản lý 233.754.435 243.532.970 9.778.535 4,18 Lợi nhuận từ HĐKINH DOANH 187.492.000 205.678.000 18.186.000 9,7 Tổng lợi nhuận trước thuế 187.492.000 205.678.000 18.186.000 9,7 Thuế TNDN 59.997.440 65.816.960 5.819.520 9,7 Lợi nhuận sau thuế 127.494.560 139.861.040 12.366.480 9,7 Nhận xét : Doanh thu thuần của công ty năm 2002 tăng 19,99%, về số tuyệt đối 935.721.685đ. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2003 đạt 205.678.000đ tăng 18.186.000đ so với năm 2002 làm cho thuế TNDN phải nộp năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là 5.819.520đ và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2003 còn lại là 139.861.040đ. Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty qua 2 năm 2002, 2003 có nhiều chuyển biến tích cực. Để có được bước phát triển cao hơn nữa công ty cần đẩy mạnh công tác bán hàng, xây dựng cơ sở để có bạn hàng thường xuyê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3109.doc
Tài liệu liên quan