Kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Asean vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Lời Mở đầu Kể từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ban hành năm 1987 không ai phủ nhận được đóng góp to lớn mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, nói cách khác Việt Nam không thể thiếu nguồn vốn này cho sự phát triển kinh tế nếu muốn hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và nếu không muốn tụt hậu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ở Việt Nam xuất hiện một yêu cầu mới là

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Asean vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải thường xuyên mở rộng và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Là một nước đang phát triển Việt Nam đã có chiến lược thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn FDI không chỉ bổ xung một lượng vốn lớn cho phát triển kinh tế mà còn để chuyển giao công nghệ, chiếm lĩnh thị trường, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong số các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam, ASEAN là một đối tác quan trọng. Các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam từ những ngày đầu sau khi luật đầu tư nước ngoài ra đời (1987), và ngày càng tăng về số lượng về vốn đầu tư và quy mô dự án đầu tư. Với sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực, đặc biệt là sau khi gia nhập AFTA, và tham gia ký hiệp định khung về đầu tư ASEAN thì triển vọng ngày càng thuận lợi để thu hút FDI của các nước ASEAN. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam, phân tích những thành công và những trở ngại để đưa ra những kiến nghị, chính sách góp phần tích cực vào thúc đẩy việc thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta trong giai đoạn tới. Theo cách tiếp cận đó, đề tài "Kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010". Được chọn làm đề tài nghiên cứu. Đề tài chia làm 3 phần: Phần I. Những vấn đề lý luận chung của các nước ASEAN vào Việt Nam . Phần II. Thực trạng hoạt động FDI của ASEAN vào Việt Nam. Phần III. Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam. Trước khi vào bài viết này tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, cán bộ hướng dẫn chuyên viên Đinh Thị Tâm Hiền. Phần I : những vấn đề lý luận chungvề đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng trong đó khái niện được sử đụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm do quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra. Định nghĩa đó cho rằng: FDI là số vốn đàu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư nhà đầu tư còn mong được chỗ đứng trong doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Như vậy định nghĩa này đã tập trung nhấn mạnh vào hai yếu tố chính là: tính lâu dài của hoạt động đầu tư và đặc biệt là sự tham gia vào quản lý hoạt động đầu tư, nhằm phân biệt vơíư hoạt động đầu tư chứng khoán cũng rất phổ biến trong đầu tư hiện đại. Cũng có thể thấy ràng định nghĩa này đã nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt đầu tư FDI với đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài khoản tài chính từ nước ngoài, các nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp, mà họ chỉ quan yâm đến lợi ích kinh tế nhiều hơn. với FDI, các nhà đầu tư vẩn giành quyền kiểm soát các quá trình quản lý. Các quan niệm và định nghĩa về FDI được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng. Qua đó ta có thể rút ra định nghĩa chung nhất về FDI đó là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ tỷ lệ vốn góp của mình. Đối với một số nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần nhỏ hơn hoặc bằng 49% phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ . Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án . Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là các mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta, từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 1987, và đã được sửa đổi bổ sung 4 lần, lần đầu vào 6/1990, lần thứ hai vào tháng 12/1992, lần thứ ba vào tháng 11/1996 và lần thứ tư vào tháng 5/2000 theo hướng ngày càng thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hoặc tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện qua các hình thức chủ yếu sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 3.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi các bên hợp tác kinh doanh ) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh và pháp nhân. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh. Luật còn quy định thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên Việt Nam nộp thuế cho doanh nghiệp trong nước, bên nước ngoài nộp thuế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể kết thúc trước thời hạn nếu thoả mãn đủ các điều kiện ghi trong hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và đầu tư. 3.2. Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ nước CHXHCH Việt Nam và chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, pháp nhân mới thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần góp vốn của nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào bên liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với vấn đề quan trọng như : duyệt quyết toán thu chi hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng... Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định. Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. 3.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộn vốn nước ngoài do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, luật đầu tư nước ngoài Việt Nam cũng quy định thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được đầu tư theo các phương thức đặc biệt như doanh nghiệp chế xuất, hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( BTO ), hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( BT )... 3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao Là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữu nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài ) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thường được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của chính phủ Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh một công trình đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào. 3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh Là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 3.6. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 3.7.Doanh nghiệp chế xuất Là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ. II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 1.1. Chuyển giao công nghệ Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...( hay còn gọi là công nghệ cứng ) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường...( hay còn gọi là công nghệ mềm ). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Một trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển là trình độ kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, việc tự nghiên cứu để phát triển khoa học công nghệ cho kịp với trình độ của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém . Con đường nhanh nhất để phát triển công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển hiện nay là phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép các nước đang phát triển tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ hiện đại đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng dù thế nào đây cũng là lợi ích căn bản của các nước khi tiếp nhận FDI. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư. Các nước đang phát triển mặc dù có trình độ sản xuất hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng không thể toàn diện được. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, mỗi nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực mà họ có ưu thế hơn và ngược lại chính sự tập trung đó cho phép họ có khả năng phát triển vượt trội lên ở một số lĩnh vực nào đó, điều đó càng củng cố thêm địa vị và quyền lợi kinh tế của họ trên thế giới xu hướng phát triển phân công lao động cũng là quá trình chuyên môn hoá và liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động FDI là kết quả trực tiếp của quá trình trên. Nó tuân theo quy luật của quá trình phân công lao động quốc tế. Chuyển giao công nghệ cũng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật công nghệ mới thì cũng phải tìm nơi thải những công nghệ cũ. Việc thải những công nghệ cũ này dễ dàng được nhiều nơi chấp nhận. Và chính sự “ lan toả” những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại thường xuyên như thế này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. 1.2. Chuyển giao vốn. Đối với những nước lạc hậu, trình độ sản xuất thấp kém, năng lực sản xuất chưa được phát huy kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn thì việc tiếp thu được một nguồn vốn lớn là điều hết sức cần thiết. ở các nước này có nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa có điều kiện để khai thác tiềm năng ấy. Các nước này chỉ có thể thoát ra cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bằng cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Để thực hiện điều này các nước đang phát triển phải cần nhiều vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới, một số nước nắm trong tay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển kinh tế. Tại nhiều nước đang phát triển, vốn FDI chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Để đánh giá vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc dân (FDI/GDP) ở một số nước thực hiện khá thành công chiến lược thu hút FDI trung bình trên 10% như : Braxin 11.1%, Columbia 15,8%, Venezuela 10%, Hông Kong 15,2%, Indonexia 10,9%... Một số nước tích cực thu hút FDI có tỷ lệ trên 20% như : Argentina 23,9%, Malayxia 26,6%, và đặc biệt Singapore 65,3 %. ở các nước này thực sự FDI đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Và nếu chỉ căn cứ vào tình hình thực tại về số lượng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì có thể đánh giá rằng FDI có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của các nước này. Tỷ lệ FDI/GDP ở Việt Nam năm 1991 là 8,5% đến năm 1994 tăng lên đạt khoảng 10%. Con số này chứng tỏ chúng ta khá thành công trong việc thu hút FDI trong thời gian qua. Nhưng so với nhiều nước, con số này đang còn rất thấp. Đối với những nước công nghiệp phát triển đây là những nước xuất khẩu FDI nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia ( TNCs ) đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát... Tính đến năm 1994, nguồn vốn FDI đã tạo nên tài sản cố định ở nước ngoài là 1410 tỷ USD, tiêu thụ của chi nhánh nước ngoài 6100 tỷ USD; tạo nên nguồn thu từ chi phí, đất, quyền có giá trị khác cho các nước sở tại là 41 tỷ USD...Chỉ tính riêng 100 TNCs nhưng có khối lượng tài sản đầu tư nước ngoài khoảng 1400 tỷ USD, tiêu thụ khoảng 1500 tỷ USD, sử dụng khoảng 12 triệu lao động trong đó 5 triệu lao động tại các chi nhánh nước ngoài tương đương 16 % của toàn bộ các TNCs. Bên cạnh đó, điều quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế là vai trò của nó đối với nguồn tiết kiệm. Về cơ bản FDI có thể khuyến khích tăng nguồn tiết kiệm đặc biệt đối với nước nhận đầu tư. Quá trình này có thể dễ dàng xảy ra vì FDI có thể tạo thêm việc làm trong nước và tạo ra thu nhập, do đó nó có thể làm cho nguồn tiết kiệm tăng lên ở nước sở tại. Ngoài tiền lương mà các nhà đầu tư nước ngoài trả những khoản thu nhập mà những nhà cung cấp địa phương kiếm được thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm. Cùng với thời gian các nhà đầu tư nước ngoài có thể làm tăng tiết kiệm trong nước bằng những cách khác nhau như xây dựng các kế hoạch trả lương, chi trả vào các khoản tiết kiệm. Ngoài ra, FDI còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của nước nhận đầu tư. Điều này có nghĩa là việc thiếu hụt thương mại có thể được bổ sung bằng nguồn vốn FDI. Khi FDI chảy vào một nước, nó có thể làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai. Nó cũng có thể làm triệt tiêu khoản thâm hụt đó qua thời gian khi các công ty nước ngoài thu được những khoản xuất khẩu ròng. Thêm nữa khi những lợi thế của nền sản xuất nước ngoài được đưa vào nước chủ nhà như công nghệ, kỹ thuật sản xuất ...chúng làm nâng cao sức cạnh tranh của các hãng trong nước, do đó có thể làm tăng xuất khẩu, góp phần tạo ra ngoại tệ cải thiện cán cân thương mại. Vậy đây là một xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng tăng cường hợp tác sản xuất và liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng này xuất phát từ lợi ích quốc gia, khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, mỗi nước sẽ phát huy được lợi thế của mình và khai thác được những thế mạnh của các quốc gia khác nhau để phát triển nền kinh tế của mình. 1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. So với toàn bộ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn FDI ở Trung Quốc hiện chiếm khoảng 25% và ở Việt Nam 29%. Do đó vốn FDI có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng thực tế của GDP càng cao. Theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng thế giới, các dự án FDI ở Việt Nam đã đóng góp tới 7% GDP trong năm 1996, nếu tính cả phần xây dựng đạt 10% GDP. Thực tế tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển cũng chứng minh rằng, quốc gia nào thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài, biến nó thành các nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao. Các nước mới công nghiệp hoá ( NICs ) đã chứng minh thêm cho nhận định trên. Rõ ràng là hoạt động FDI đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư là chủ yếu. Nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng theo. Vì vậy có thể thông qua đầu tư để đánh giá sự tăng trưởng một cách tương đối của một nước. 1.4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Với chính sách thu hút FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chẳng hạn, vốn FDI đầu tư vào Thái Lan có trên 80% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và ở Việt Nam hiện nay theo tỷ lệ này khoảng 66%. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế.Để hội nhập vào nền kinh té thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI. Ngược lại thì chính FDI lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế bởi vì : - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới ở nước tiếp nhận đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiêù ngành nghề kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. - Một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng sẽ có nhiều ngành bị mai một đi rồi đi đến chỗ bị xoá sổ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thuê đất... Cùng với việc tăng khả năng sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, FDI còn giúp mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế. Đa số các dự án FDI đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay. Về mặt xã hội, FDI đã tạo được nhiều chỗ làm mới, thu hút được một số lượng đáng kể người lao động ở nước nhập đầu tư vào làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó có sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chẳng hạn tính đến năm 1996, lượng lao động làm việc trực tiếp trong các dự án FDI ở Trung Quốc là 16 triệu người và ở Việt Nam khoản 22 vạn người. Tuy vậy trong nghiên cứu cũng cần nghiên cứu tới việc vốn FDI có thể tạo nên sự cạnh tranh làm cho một số doanh nghiệp trong nước phải giảm việc làm hoặc khi các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài cũng phải giảm bớt lao động không đủ tiêu chuẩn làm trong liên doanh. 2. Đối với nước đi đầu tư Có thể nói đầu tư cũng là một hình thức mở rộng thị trường cho một quốc gia hay một tập đoàn kinh tế. Việc mở rộng này có ý nghĩa nhiều mặt đối với nước đi đầu tư. 2.1. Đứng trên góc độ vĩ mô Thông qua các hoạt động FDI, các nước có thể mở rộng và nâng cao mối qua hệ với nhau. Hơn thế nữa, các nước đi đầu tư thường có nhiều thế mạnh so với nước nhận đầu tư, điều này có thể tạo nên những sự can thiệp bất lợi vào nền chính trị của các nước này. Hoạt động FDI cũng làm cho sự lưu thông kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, uy tín của các nước đó cũng ngày một năng cao trên thị trường quốc tế. Giữa các quốc gia sẽ tồn tại một vấn đề cơ bản là có những nước thừa mặt hàng này nhưng cũng mặt hàng đó ở nước khác lại đang rất thiếu và ngược lại. Các nhà đầu tư có thể chủ động để điều chỉnh sự thừa thiếu này. Họ có thể tiêu thụ những mặt hàng đã cũ, lạc hậu hoặc nhu cầu trong nước đã giảm. Bên cạnh đó, hoạt động FDI sẽ đem về nước những khoản lợi nhuận hàng hoá, nguồn nguyên liệu nước này không có hoặc đã cạn kiệt...Các nước đi đầu tư sẽ dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận hơn khi họ được thừa hưởng những chính sách ưu đãi về thuế, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ, dồi dào, lợi dụng những kẽ hở về pháp luật, môi trường, trình độ quản lý yếu kém... 2.2. Đứng trên góc độ vi mô Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Khi thị trường trong nước đã trở nên nhỏ bé và thừa thãi thì bắt buộc họ phải đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.Thông qua đầu tư, các hãng không chỉ thu được lợi nhuận mà họ còn có thể tìm thấy nguồn hàng, nguồn tài nguyên mà nước mình đã, đang và có thể sẽ khan hiếm. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và mức sống thu nhập...giữa các nước đã tạo nên sự chênh lệch về điều kiện và giá cả yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép lợi dụng được những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước sở tại cũng giúp các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo tiếp thị. FDI giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh : Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh,do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển máy móc, công nghệ lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư sang nước khác. Điều đó, một mặt giúp chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới, di chuyển máy móc gây ô nhiễm ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước ngoài. III. ý nghĩa của vốn FDI của các nước asean đối với Việt Nam 1. Sự hình thành và phát triển của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam ASEAN trở thành một tổ chức khu vực đạt nhiều thành công nhất trong các nước phát triển sau gần 40 năm. Với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế ASEAN ngày càng có tiếng nói quan trọng đối với khu vực và thế giới, trở thành một trong những lực lượng chủ chốt thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực châu á - Thái Bình Dương. Tuy rằng, cơn khủng hoảng tài chính tài chính tiền tệ đã gây ra không ít tai hoạ nghiêm trọng nhưng ASEAN đang cố gắng vượt qua để tiến lên một bước cao hơn trong thế kỷ 21. Hành trình 38 năm chủ yếu của ASEAN được đánh giá bằng các cột mốc sau đây: Vào ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Bộ ngoại giao 5 nước đông Nam á là Thái Lan, Inđônêxia, Malixia, Philipin và Xingapo đã họp tại Bankok (Thái Lan) và ra tuyên bố thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN). Mục tiêu chính này là thúc đẩy hợp tác khu vực trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá, đồng thời cũng quyết tâm bảo đảm an ninh, chống lại bất cứ hoạt động gián tiếp hoặc trực tiếp vào nền độc lập dân tộc hay quyền tự do của các nước trong khu vực. Gần 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu này. Đến này 17/11/1991, ngoại trưởng của 5 nước thành viên ASEAN đã ký bản tuyên bố của Kualalumpur khẳng định cam kết duy trì hoà bình và ổn định ở Đông Nam á như đã nêu trong tuyên bố tại Bankok năm 1867 đồng thời kêu gọi thành lập khu vực Đông Nam á hoà bình tự do và trung lập, không theo bất kỳ một hình thức hay phương cách nào của các quốc gia bên ngoài. Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Balli (Inđônêxia) vào ngày 24/2/1976 đã thông qua hai văn kiện quan trọng. Văn kiện thứ hất là hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á, quy định các nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia trong khu vực: không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, xúc tiến việc hợ tác trong các lĩnh vực công nông nghiệp, thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế… Văn kiện thứ hai là tuyên bố về hòa hợp ASEAN về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Ban thư ký ASEAN cũng được hình thành ngay tại hội nghị này nhằm phối hợp có hiệu quả các hoạt động của uỷ ban và dự án hợp tác ASEAN. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai được tổ chức Kualampur (Malaixia) ngày 5/8/1977 đã phê chuẩn Hiệp định thoả thuận ưu đãi thương mại (AFTA), khởi đầu tiến trình khu vực hoá nền kinh tế ASEAN. Năm Uỷ ban về kinh tế và bốn Uỷ ban về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển xã hội, văn hoá, thông tin và phòng chống ma tuý được thành lập. Hội nghị này được thiết lập quan hệ ASEAN với các bên đối thoại. Ngày 25/12/1987, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba tổ chức tại Manlina (Philippin) nhân kỷ niệm 20 năm thành lập với sự tham gia của 6 nước thành viên (Bruney). Tại hội nghị đã thông qua tuyên bố Manlina đẩy mạnh Hiệp tác về kinh tế và thương mại, sửa đổi điều 14 và điều 18 tại Hiệp ước Belli nhằm thu hút sự tham gia của các nước ngoài khu vực. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 ngày 28/1/1992 tại Singapor thông qua Hiệp định về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN (AFTA) và ký hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực. Để đảm bảo môi trường hoà bình và ổn định phát triển trong tình hình mới, tháng 7 năm 1993 các nước ASEAN quyết định thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tháng 12/1995, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 được tiến hành tại Bankok (Thái Lan). Trước đó ngày 28/7/1995, tại hội nghị Bộ trưởng lần thứ 28 tại Bruney, Việt Nam đã được kết nạp chính thức làm thành viên thứ 7, mở ra một bước ngoặt mới trong chặng đường phát triển của ASEAN. Hội ngũ cũng thông qua nhiều văn kiện quan trọng như, nghị định sửa đổi của "Hiệp định h._.ợp tác thương mại", sửa đổi của "Hiệp định hợp tác năng lượng, sửa đổi "Hiệp định khung về hợp tác dịch vụ và sở hữu trí tuệ". Đặc biệt là hội nghị đã thông qua tuyên bố Ban kok và hợp tác khu vực Đông Nam á và không có vũ khí hạt nhân. Đây chính là một bước ngoặt quan trọng xây dựng Đông Nam á thành khu vực ổn định, trung lập và phồn vinh giữa các nước ASEAN mong muốn lâu nay. Tại hội nghị Bộ trưởng lần thứ 30 (7-1997) ở Giacacta, ASEAN quyết định kết nạp Lào và Mianma làm thành viên chính thức thứ 8 và thứ 9. Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực bùng nổ và lan rộng tới tất cả các nước trong khu vực, nhưng Hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Kulalampur ngày 14 đến 16/12/1997 vẫn thông qua "Tầm nhìn ASEAN 2000" vạch ra con đường phát triển của ASEAN vào thế kỷ 21. Tuy nỗ lực khắc phục khủng hoảng tài chính tiền tệ, Hội nghị kêu gọi đẩy nhanh thực hiện AFTA, trong đó có cả khu vực đầu tư ASEAN (AIA) vào hợp tác công nghiệp (AICO) Tiếp tục nguyên tắc "Thống nhất trong đa dạng", Hội nghị đã quyết định kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10 vào ASEAN ngày 30/4/1999. Vương quốc Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của các nước ASEAN. Mong ước về một Đông Nam á thống nhất trong đa dạng mà những người sáng lập hiệp hội đã ấp ủ đã trở thành hiện thực. Khu vực ASEAN đã từng được coi là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao được duy trì trong một thời gian dài. Tỉ trọng GDP của ASEAN trong GDP của thế giới tăng từ 2,4% năm 1970 lên 5% năm 2000. Vị trí của ASEAN trong thương mại quốc tế tăng liên tục từ 1,8% trong xuất khẩu và 2,2% nhập khẩu và thế giới năm 1970 tăng lên tương ứng là 6,3% và 4,8% năm2000. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN. Năm 1970 chỉ có 4% FDI của các nước trên thế giới đầu tư vào ASEAN thì đến năm 2000 con số này là 22,8%. Tuy nhiên các nước ASEAN còn dựa quá nhiều vào nước ngoài mà chưa chú trọng huy động nguồn vốn nội lực bên trong nên kết quả dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Do đó sau cuộc khủng hoảng này ASEAN đã nỗ lực rất nhiều để khắc phục hậu quả và từng bước lấy lại đà phát triển. 2. ý nghĩa của vốn đầu FDI của ASEAN với Việt Nam Nguồn vốn đầu tư FDI của các nước ASEAN là một bộ phận của nguồn vốn đầu tư FDI trên thế giới đầu tư vào Việt Nam nhưng do đặc điểm riêng của từng nước ASEAN cũng như khu vực, nên đầu tư FDI của các nước ASEAN có những đặc điểm riêng so với các nước trên thế giới. 2.1. Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam chủ yếu là các ngành công nghệ không cao, chủ yếu nhằm tranh thủ lợi thế về lao động. Trong những năm gần đây đầu tư từ ASEAN vào nước ta tập trung vào một số ngành xây dựng, khách sạn, du lịch hay công nghệ thực phẩm …, điều này phù hợp với đặc điểm của các nhà đầu tư đến từ ASEAN bởi thực chất, ngoại trừ Singapo là tương đối phát triển các nước còn lại đều đang ở giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá. Thêm nữa, tất cả các nước ASEAN đều có chung lợi thế so sánh với Việt Nam, do đó lao động nhiều và rẻ nên phát triển những ngành công nghệ vừa phải, tận dụng nguồn lao động là phù hợp. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, đầu tư vào xây dựng, công nghiệp nhẹ hiện nay đối với các nhà đầu tư là an toàn và hiệu quả nhất. 2.2. Qui mô dự án Quy mô dự án đầu tư đến từ các nước ASEAN còn nhỏ, điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính là tiềm năng của các nhà đầu tư chỉ hạn chế ở mức đó và do đặc thù của lĩnh vực đầu tư không cần nhiều vốn. Nhưng gần đây đã xuất hiện các dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia từ các nước ASEAN. 2.3. Các nước ASEAN vừa là nước đi đầu tư vừa là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng tuân theo xu thế của thế giới các nước ASEAN đều có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nhưng có lẽ Việt Nam là đối tác đầu tư đặc biệt hơn các nước khác không chỉ bởi sự tương đồng về lịch sử, văn hoá, truyền thống mà trên hết, Việt Nam là thành viên của ASEAN. Nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và thoát ra khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, các nước đều nhất chí về vai trò của sự hợp tác phát triển, đặc biệt là hợp tác thương mại và đầu tư nhất là xu thế khu v ực hoá của nền kinh tế thế giới hiện nay. So với một số nước như Singapo, Malaysia hay Thái Lan, Việt Nam vẫn là nước kém phát triển hơn, phù hợp để các nhà đầu tư ASEAN chuyển giao những công nghệ đã cũ, những ngành không còn phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế (những ngành sử dụng nhiều lao động, cộng nghệ thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao…) Đảo ngược lại, chính bản thân các nước ASEAN cũng rất cần vốn đầu tư, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng, FDI trở thành nguồn quan trọng nhất cho phục hồi nền kinh tế. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy FDI có vai trò rất tích cực đối với giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề thu hút vốn có ý nghĩa như nhau đối với các nước đang phát triển. Theo phân tích của các chuyên gia thì vốn FDI trong những năm tới có xu hướng đổ vào các nước Mỹ La tinh, một số nước Châu á tương đối phát triển mà đặc biệt là Trung Quốc. Trong khu vực nổi lên Malaysia và Singapo là những nước có tiềm năng thu hút đầu tư nhất. Các nước ASEAN có lợi thế so sánh như nhau, lại thêm những cam kết trong xuất nhập khẩu hàng hoá có nguồn gốc trong khu vực thì thực chất đầu tư vào nước nào cũng như nhau. Đây chính là nguồn gốc dẫn đến thực trạng các nước ASEAN vừa hợp tác cùng phát triển nhưng lại cũng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tư. 2.4. Việt Nam và các nước ASEAN ở trong cùng một khu vực kinh tế nên chịu chung các tác động toàn cầu Sự giống nhau giữa các nướcASEAN vừa có lợi nhưng cũng gây rất nhiều hạn chế. Mỗi khi có những biến động lớn xảy ra trên thị trường thì thương mại và đầu tư của tất cả các nước cùng bị ảnh hưởng nặng nề thông qua đó ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế mà điển hình nhất là cuộc khủng khoảng kinh tế vừa qua. Do sự lỏng lẻo của hệ thống tài chính, tất cả các nước (trừ Singapo) đều không chống đỡ được cơn bão khủng hoảng. Đối với Việt Nam tác động của khủng hoảng bị khuyếch đại do thị trường xuất khẩu cộng thêm nguồn đầu tư trực tiếp chủ yếu là ở Châu á. Đầu tư ASEAN từ sau năm 1997 trở đi ngày càng sụt giảm, mãi đến năm 2001 mới gia tăng trở lại. Sự kiện ngày 11 tháng 9 vừa qua cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN, qua đó, tình hình đầu tư cũng chững lại theo. 2.5. Các nước kinh tế phát triển thường thông qua ASEAN đầu tư vào Việt Nam Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh của mình đặt tại các nước ASEAN như tập đoàn Coca-Cola (Hoa Kỳ), Procter & Gamble (Hoa Kỳ), Daimler Chrysler (CHLB Đức), v.v… điều này một phần bắt nguồn từ sự hạn chế hình thức đầu tư của môi trowngf Việt Nam, một phần do hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tư còn hạn chế những cũng một phần do họ hy vọng đầu tư thông qua một số nước ASEAN thì sẽ được hưởng một số ưu đãi của Việt Nam mà các nước khác không có được. 2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN một số đặc điểm mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính môi trường đầu tư Việt Nam Do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém, chất lượng lao động chưa cao nên FDI của các nước ASEAN chỉ tập trung vào một số vùng lãnh thổ phát triển hơn cả, môi trường đầu tư chưa ổn định và cũng do cơ quan quản lý Nhà nước nên dầu tư dưới hình thức liên doanh hơn nhiều hơn… Phần II. Thực trạng thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988-2004 I. Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam thời gian qua 1. Nhịp độ đầu tư qua các năm Đầu tư của các nước ASEAN qua các năm Đơn vị: 1000$ Chỉ tiêu 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 (Dự báo) Số vốn đầu tư từ ASEAN 334265 807406 1243167 981455 353676 332348 271342 824190 Số vốn FDI của cả nước 1274522 2588879 6607543 4649219 1566790 2436952 1950357 4123222 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư Sau khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987, FDI vào Việt Nam gia tăng nhanh chóng. ASEAN không phải là những quốc gia đầu tiên vào thị trường Việt Nam nhưng giai đoạn đầu đây là nhóm nước có tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam rất đáng kể. Vốn đầu tư của ASEAN tăng từ 334,256 triệu $ vào năm 1991 đến 3424,77 triệu $ vào năm 1996 với tốc độ trung bình 78,69% năm nhưng sau đó giảm liên tục với tốc độ trung bình là -57,55%, đến năm 2000 chỉ còn 37,514 triệu $. Đến năm 2004 tăng lên đạt 207,0846 triệu $. Câu hỏi đạt ra là tại sao lại có sự biến động mạnh như vậy? Những phân tích sau đây sẽ đưa ra câu trả lời: * Trước tiên là giai đoạn 1991-1994 Vào tháng 12 năm 1987 Việt Nam có Luật đầu tư nước ngoài, đầu thập niên 90 là giai đoạn mở cửa đón đầu tư nước ngoài của Việt Nam, phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư toàn cầu, các dòng vốn đầu tư quốc tế từ nhiều khu vực dưới nhiều hình thức đã chảy vào thị trường Việt Nam. thị trường Việt Nam nghiễm nhiên được coi là một thị trường đầu tư hấp dẫn về quy mô và về các lợi thế so sánh như lao động, tài nguyên… Theo tạp chí kinh tế Viễn Đông (số 14-9-1995), trong cuộc thăm dò ý kiến của hơn 3000 độc giả, phần đông là các nhà doanh nghiệp, Việt Nam được khẳng định trong 5 năm tới là thị trường có vị trí quan trọng số 1 trong triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Châu á, nghĩa là trên cả Trung Quốc, ấn Độ và các quốc gia khác. Trong quan hệ với các nước ASEAN, giai đoạn này Việt Nam đã ký kết với hầu hết các quốc gia ASEAN các hiệp định về xoá bỏ sự cấm đoán về đầu tư vào Việt Nam, lập quỹ tài trợ cho các dự án của ASEAN tại Việt Nam, hiệp định tránh đánh thuế hai lần … tạo ra một môi trường rộng mở hơn với các nhà đầu tư ASEAN so với các nhà đầu tư khác. Các nước ASEAN là những nền kinh tế hướng xuất khẩu, dựa vào sự phát triển công nghiệp chế biến, có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và lao động đang trở nên quá đắt, các quốc gia phát triển nhất trong ASEAN 6 tất yếu thực hiện chuyển dịch các ngành sản xuất dùng nhiều lao động sang Việt Nam, là nơi đang bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới bắt kịp với "hiệu ứng chảy tràn" này. Năm 1990, Singapore là nước ASEAN đầu tiên đàu tư vào Việt Nam và sau đó năm 1991 các thành viên khác của ASEAN 6 cũng đã có mặt trong danh mục đối tác đầu tư vào Việt Nam. FDI từ ASEAN tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 91-94. Tính đến đầu năm 1995 vốn đầu tư được cấp phép đã lên tới 2,81 tỷ $ chiếm 25% tổng FDI của Việt Nam. Nhiều quốc gia ASEAN đã có vị trí đáng kể trong số 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tháng 1-1995, Singapore đứng vào hàng thứ 3 và là quốc gia ASEAN có tổng số dự án và vốn lớn nhất trong FDI của ASEAN vào Việt Nam: 27 dự án và 1,057 tỷ $. Malayxia giữ vị trí thứ 2 trong số các quốc gia ASEAN và thứ 7 đối với FDI nói chung với 33 dự án và tổng vốn là 586,4 triệu $. Tiếp theo là Thái Lan, Indonesia và Philipine. Như vậy ta có rút ra một số nhận xét sau từ việc phân tích giai đoạn này: Thứ nhất, ASEAN, những nước ở gần Việt Nam có những điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội đã có sự thích nghi đặc biệt đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Thứ hai, các nhà đầu tư ASEAN khá mạnh bạo, giám chịu mại hiểm để khai phá một thị trường như Việt Nam với tốc độ nhanh. * Giai đoạn 1995-1997 Vào tháng 7 - 1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN đồng thời tham gia vào các thoả thuận đã ký kết trong khu vực. Với môi trường đầu tư rộng mở cùng với các thoả thuận và việc thực hiện các cam kết giữa các chính phủ, trên thực tế đã làm yên lòng các nhà đầu tư ASEAN, tạo nên một động lực mạnh thúc đẩy đầu tư của ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn này. Trong thời kỳ từ 1/1/1990 đến 30/6/1995 số dự án 100% vốn nước ngoài chỉ có 39 dự án, trong đó có 15 dự án có vốn đầu tư trên 5 triệu$; còn 24 dự án chỉ có vốn đầu tư nhỏ hơn 5 triệu $;số dự án liên doanh là 146 dự án, trong đó số dự án có vốn đầu tư trên 50 triệu $ là 6 dự án. Nhưng chỉ từ sau sự kiện tháng 7/1995 số dự án (nếu tính từ tháng 7 năm 1995 đến 13/9/1997) tăng lên 119 dự án, trong đó dự án 100% vốn nước ngoài tăng 44 dự án (chiếm gần 40% tổng số dự án gia tăng) tăng 74 dự án liên doanh, và tăng 5 dự án hợp doanh. Từ chỗ ba quốc gia ASEAN (Singapore, Malayxia, Thái Lan) chiếm giữ các vị trí 5, 7, 12 vào năm 1995 thì đến năm 1997 ba nước này đã giữ vị trí là 1,7,9 trong số 10 quốc gia đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Tổng mức đầu tư của toàn ASEAN chiếm 27,01% vốn FDI chung 19,8% số dự án (tính đến 14/12/1997) Có thể thấy: việc Việt Nam ra nhập ASEAN đã ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư của ASEAN vào Việt Nam, Việt Nam tham gia vào các thoả thuận trong khu vực sẽ là tiền đề tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư ASEAN trong tương lai. * Giai đoạn 1997-2001 FDI của ASEAN bắt đầu xu hướng giảm từ năm 1997 (giảm 71,3% về lượng vốn đầu tư so với năm 96), trung bình trong giai đoạn 1997-2000 vốn đầu tư giảm 57,68%. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào tháng 7 năm 1997 khởi đầu từ các nước ASEAN, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng trầm trọng đến các nền kinh tế này. Vì vậy có thể thấy nó không chỉ ảnh hưởng đến lượng FDI từ ASEAN vào Việt Nam mà còn gây hậu quả đến các dự án đã đăng ký nhưng chưa đi vào thực hiện hoặc chưa thực hiện xong như dự án xây dựng "Khu phố mới Nam Thăng Long", vốn đầu tư đăng ký trên 2,1 tỷ $ mới được cấp cuối năm 96 đã phải dừng thực hiện. Sang đến năm 2001 FDI từ ASEAN đã có dấu hiệu phục hồi, với mức tăng tuyệt đối xấp xỉ 3 triệu $ nhưng đã là cả một sự đột phá vì nó được đánh dấu bằng mức tăng tương đối lên đến 785,93%. Kết luận đưa ra là: nền kinh tế các nước ASEAN phát triển nhanh và mạnh trong vài thập kỷ qua nhưng quá nóng và không vững chắc, vốn đầu tư ASEAN cũng vậy, không ổn địn và dễ dàng thay đổi theo nhiệt độ của nền kinh tế thế giới cũng như các nước đi đầu tư. Do Việt Nam đã là một thành viên của ASEAN nên cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến FDI từ ASEAN vào Việt Nam mà hơn thế nó cũng tạo nên một cú sốc thực sự đối với FDI chung vào Việt Nam. Điều này được FDI nói chung trong giai đoạn 1997-1999. Sang đến năm 2000-2001 các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bớt hoảng hốt và FDI bắt đầu tăng, các nhà đầu tư ASEAN phục hồi chậm chạp hơn nhiều do nguyên nhân giảm sút của họ từ nguồn lực chứ khong phải yếu tố tâm lý (phần lớn) như các nhà đầu tư khác. Nhìn nhận giai đoạn này chúng ta có thể thấy từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN nền kinh tế Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ vào nền kinh tế các nước ASEAN khác, Việt Nam muốn phát triển không thể đi một mình, các nước ASEAN cần phải dựa vào nhau để hạn chế những bất lợi, phát huy điểm mạnh của một tổng thể khác biệt nhưng hài hoà. * Giai đoạn 2002-2004 Nguồn vốn FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam giai đoạn này rất bấp bênh, năm 2002 tổng số vốn đăng ký đạt 223 triệu USD chỉ bằng 68% so với năm 2001. Nhưng qua 2 năm 2003-2004 đã tăng trở lại, năm 2004 tổng số vốn đăng ký đạt xấp xỉ năm 2001. Nguyên nhân do tình hình kinh tế chính trị thế giới không ổn định, luòng FDI thế giới có hướng suy giảm nên đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Cuộc chiến tranh I Rắc làm tình hình chính trị thế giới không ổn định gây tâm lý bất an cho các nhà đầu tư, đồng thời nó làm tăng giá các nguyên liệu đầu vào làm cho tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Sự sụt giảm luồng FDI là xu thế chung trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam, vì vậy đạt được những kết quả đó cũng là một thành công lớn trong việc thu hút FDI những năm qua. 2. Phân tích vốn, cơ cấu vốn đầu tư FDI của các nứơc ASEAN vào Việt Nam 2.1. Theo nước đi đầu tư Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam theo nước (Từ ngay 01/01/1998 đến ngày 15/3/2005) Đơn vị: USD STT Đối tác Số dự án Tổng vốn ĐT Đầu tư thực hiện 1 Singapore 344 8.013.514.322 3.183.254.454 2 Thái Lan 118 1.423.885.230 683.269.148 3 Malaysia 165 1.355.804.072 816.842.342 4 Philippines 21 228.398.899 85.470.743 5 Indonesia 13 123.029.000 127.028.864 6 Lào 6 16.053.528 5.487.527 7 Brunei 5 11.300.000 0 8 Campuchia 3 1.000.000 400.000 Tổng số 675 11.173.048.051 4.901.744.069 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay có 8 nước trong khối ASEAN đầu tư tại Việt Nam trừ 1 nước là Myanmar. Tính đến ngày 15-3-2005 các nước ASEAN có 675 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới 11.173.048.051 USD, chiếm 22% tổng FDI đăng ký tại Việt Nam, vốn thực hiện là 4.901.744.069. Trong số các nước ASEAN tại Việt Nam thì Singapo là nước đứng đầu, cho đến hiện nay có 334 dự án còn hiệu lực với vốn đăng kýlà 8.013.514.322 USD chiếm 71,72% tổng số vốn đầu tư, quy mô trung bình một dự án là 24 triệu, đây là tỷ lệ cao so với các nước khác. Vốn thực tế đưa vào triển khai dự án của Singapo mới chỉ đạt 39,72% vốn đăng ký. Thái Lan đứng liền ngay sau Singapo trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 118 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư 1.423.885.230 USD (chiếm 12,74% vốn đầu tư đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam), đầu tư thực hiệnđạt 683.269.148 USD (tỷ lệ thực hiện đạt 47,99%). Dự án của Thái Lan có quy mô tương đối nhỏ, vốn trung bình chỉ đạt 12 triệu USD. Kế là Malaisia với 165 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký là 1.355.804.072 USD (chiếm tỷ lệ 11,26%). Quy mô vốn đầu tư trên một dự án là 8,8 triệu USD. Các nhà đầu tư Malaisia rất nghiêm túc trong triển khai dự án, thể hiện ở lượng vốn giải ngân rất cao, tỷ lệ dự án giải thể chấp (tỷ lệ dự án giải thể trước thời hạn là 12%). Lượng vốn đầu tư vào công nghiệp, hướng về xuất khẩu là chính, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước ta. Philipines có 21 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư 228.598.899 USD (chiếm 2,04% vốn đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam). Với 13 dự án, vốn đầu tư 123.092.000 USD (chiếm 1,1% vốn đăng ký), đầu tư thực hiện đạt 120.028.864 USD, Indonesia đứng trên Lào, Campuchia và Brunei trong các nước ASEAN có đầu tư vào Việt Nam. Cho đến nay, Lào có 6 dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 16.053.528 USD, vốn thực hiện là 5.478.527 USD, Campuchia có 3 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1.000.000 USD, vốn thực hiện là 400.000 USD. Brunei có 6 dự án với vốn đầu tư 11.300.000 USD trong đó tất đều chưa đi vào hoạt động. 2.2. Theo ngành kinh tế Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo ngành (Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 15/3/2005) Đơn vị: USD STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện I Công nghiệp 384 4.454.864.648 2.690.970.484 CN Dầu khí 4 91.200.000 194.663.748 CN nhẹ 102 483.362.450 255.196.687 CN nặng 168 1.511.007.668 821.197.022 CN thực phẩm 57 1.440.398.841 1.059.633.040 Xây dựng 53 928.895.689 360.279.987 II Nông, lâm nghiệp 84 849.365.690 425.915.799 Nông - Lâm nghiệp 70 796.518.813 399.332.486 Thuỷ sản 14 52.846.877 26.583.313 III Dịch vụ 207 5.868.817.713 1.784.857.786 Dịch vụ khác 70 285.240.988 52.521.386 GTVT - Bưu điện 31 343.084.528 116.721.417 Khách sạn-Du lịch 36 1.602.121.092 844.945.551 Tài chính- ngân hàng 11 127.000.000 101.500.000 Văn hoá-Y tế-Giáo dục 26 47.865.368 22.220.235 XD khu đô thị mới 3 2.466.674.000 51.294.598 XD văn phòng-Căn hộ 23 719.565.837 415.698.624 XD hạ tầng KCX-KCN 7 277.265.900 179.955.975 Tổng số 675 11.173.048.051 4.901.744.069 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư Ngành dịch vụ có tổng vốn đàu tư là lớn nhất 5,868 tỷ USD chiếm 52,53% tổng vốn đầu tư với 207 dự án quy mô vốn bình quân là 28,352 triệu USD. Trong đó đầu tư vào ngành xây dựng khu đô thị mới chiếm số vốn đầu tư cao nhất là 2,417 tỷ USD (3 dự án) chiếm 14,34% tổng vốn đầu tư. Đối với các phân ngành khác thuộc ngành dịch vụ như: xây dựng văn phòng căn hộ; khu công nghiệp, khu chế xuất; giao thông vận tải, bưu điện; tài chính ngân hàng FDI của ASEAN còn mang tính chất thăm dò, chưa mạnh dạn, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng thì hầu như không có do những ngành này đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài. Ngành công nghiệp xây dựng gồm các phân ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và dầu khí; vốn đầu tư là 4,455 tỷ # bằng 39,87% tổng vốn đầu tư, với 384 dự án, quy mô trung bình là 11,6 triệu $. Trong đó ngành công nghiệp nặng 168 dự án với số vốn đầu tư là 1,51 tỷ USD chiếm 13,52% tổng vốn đầu tư. Bám sát ngành công nghiệp nặng là ngành công nghiệp thực phẩm với tổng vốn đầu tư là 1,44 tỷ USD chiếm 12,59% tổng vốn đầu tư. Ngành xây dựng đứng thứ ba với 928,985 triệu USD chiếm 8,31% tổng vốn đầu tư. Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đầu tư rất khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng phát triển. Vốn đầu tư vào ngành này chỉ có 849,365 triệu USD (tương đương với 7,6% tổng vốn đầu tư) với 84 dự án, quy mô vốn trung bình là hơn 10 triệu USD. Đến nay các nhà đầu tư ASEAN đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các dự án đi vào chiều sâu và cũng đã chú trọng đến tính lâu dài, ổn định, vốn ASEAN đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình cả về chất lượng và số lượng trong FDI vào Việt Nam. 2.3. Theo vùng lãnh thổ Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo địa phương (Từ ngày 1/1/1988 đến 15/2/2002) Đơn vị: USD STT Địa phương Số dự án Tổng vốn ĐT Đầu tư thực hiện 1 Hà Nội 80 3.470.799.641 831.004.121 2 TP Hồ Chí Minh 226 2.537.967.002 1.164.126.471 3 Đồng Nai 77 1.652.798.109 876.929.835 4 Bình Dương 120 907.423.061 539.689.722 5 Lâm Đồng 5 711.166.670 4.158.008 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 32 334.842.685 151.014.498 7 Hải Dương 5 277.900.000 153.886.214 8 Hà Tây 8 258.840.050 108.873.126 9 Quảng Ninh 6 153.230.388 159.470.574 10 Dầu khí 4 91.200.000 190.607.465 11 Hải Phòng 10 86.304.743 95.487.292 12 Đà Nẵng 9 69.842.010 28.068.698 13 Long An 8 65.039.667 40.436.000 14 Ninh Bình 1 60.000.000 6.000.000 15 Vĩnh Phúc 5 59.700.000 33.809.371 16 Hưng Yên 3 54.500.000 66.011.249 17 Cần Thơ 12 49.028.890 11.207.050 18 Phú Yên 5 44.922.200 36.477.637 19 Tây Ninh 12 41.784.764 20.250.676 20 Khánh Hoà 5 27.225.000 15.315.178 21 Thái Nguyên 2 23.556.000 13.215.150 22 Quảng Bình 2 17.000.000 11.103.794 23 Bắc Ninh 3 13.400.000 1.800.000 24 Quảng Trị 3 13.100.000 2.000.000 25 Bắc Cạn 1 11.200.000 1.175.964 26 Các tỉnh còn lại 26 4.169.148 3.438.981 Tổng số 670 11.100.912.028 4.898.446.575 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư Cũng như hầu hết các nước đầu tư vào Việt Nam, FDI thường tập trung vào các địa phương có hạ tầng cơ sở tương đối tốt; nằm ở vị trí thuận lợi về hành chính và kinh tế: Các nước ASEAN không phải là một ngoại lệ, biểu trên cho ta thấy, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư là 3,47 tỷ USD tuy số dự án thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (80 dự án so với thành phố Hồ Chí Minh có 226 dự án tổng vốn đầu tư là 2,54 tỷ USD). Đứng thứ ba là tỉnh Đồng Nai chỉ có 77 dự án nhưng số vốn đầu tư khá lớn;: 1,652 tỷ USD. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa, Vũng Tàu; các tỉnh miền Nam khác có số dự án nhỏ, không đáng kể. Singapore là nước có mặt ở nhiều địa phương nhất (29 địa phương) với quy mô vốn không đồng đều + Hà Nội đặc biệt tập trung 35 dự án với 2,8 tỷ USD vốn đầu tư, quy mô 80 triệu USD/dự án. + Thành phố Hồ Chí Minh 94 dự án 1,6 tỷ USD, quy mô trung bình là 16 triệu USD, bằng 1.5 Hà Nội. + Các tỉnh khác như Lâm Đồng, Bình Dương, Hà Tây, Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có vốn đầu tư khoảng 0,208 đến 1,1 tỷ USD (Bình Dương thu hút 725 triệu USD nhưng có tới 51 dự án, Hải Dương 272 triệu USD chỉ với 2 dự án). Số dự án và vốn đầu tư nằm rải rác trên các địa phương còn lại. Các dự án của Thái Lan đầu tư trên 21 tỉnh, thành phố nhưng có đến 58% số dự án tập trung tại ba địa phương lớn, có quy mô tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư tính trung bình cho một dự án thấp hơn so với Singapore. Cụ thể: + Hà Nội có 12 dự án với tổng số 90 dự án chiếm 13,3%, vốn đầu tư là 435,23 triệu USD so với hơn 1,3 tỷ USD bằng 34,28% + Đồng Nai có 15 dự án bằng 16,6% tổng số dự án với số vốn đầu tư 243,14 triệu USD, chiếm 16,4 % tổng vốn. + Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhất là 27 dự án bằng 30% tổng số dự án trên cả nước nhưng tổng vốn đầu tư chỉ có 154,04 triệu USD, chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư. Đầu tư trên của Malayxia tập trung nhiều nhất ở Đồng Nai 716 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh 272 triệu USD, Hà Nội 181 triệu USD. Các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã xuất hiện và đang có tiến triển khả quan. Để thực hiện được mục tiêu hướng tới một xã hội phát triển đồng đều, Việt Nam cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào cả những địa bàn không phải là trọng điểm. Do mức độ phát triển không cao, lợi thế của những vùng này là lao động nhiều, rẻ, kỹ năng vừa phải; là vùng nguyên liệu tự nhiên đồng thời là thị trường tiềm năng. Như các phần trên chúng ta đã phân tích, đặc trưng của vốn ASEAN là quy mô vừa; có tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, xây dựng với công nghệ vừa phải, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp… Ta nhận thấy vốn ASEAN rất thích hợp trong việc tạo nên hiệu ứng chảy tràn từ các trọng điểm phát triển sang các vùng, ngành khác. Vấn đề là Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp tạo những điều kiện hấp dẫn có lợi để họ sẵn sàng đầu tư. 2.4. Theo hình thức đầu tư Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 15/2/2005 Đơn vị: USD STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn ĐT Đầu tư thực hiện 1 Liên doanh 235 7.029.926.543 2.740.829.193 2 100% vốn nước ngoài 411 3.458.143.054 1.826.086.552 3 Hợp đồng hợp tác KD 22 427.717.431 295.730.830 4 Hợp đồng BOT,BT,BTO 2 185.125.000 35.800.000 Tổng số 670 11.100.912.028 4.898.446.575 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư Có sự chênh lệch lớn trong dự án đầu tư của ASEAN, hình thức liên doanh với 235 dự án còn hiệu lực với tổng số đầu tư đăng ký là 7,029 tỷ USD (chiếm 35,1% số dự án và 63,33% vốn đầu tư), vốn thực hiện của các dự án liên doanh hiện nay đã lên tới 2,4 tỷ USD đạt tỷ lệ thực hiện 38,98%. Trong khi đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài với 411 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3,458 tỷ USD (chiếm 61,34% số dự án nhưng chỉ chiếm 31,15% vốn đầu tư), vốn thực hiện đạt 1,826 tỷ USD đạt tỷ lệ thực hiện 52,81%. Còn lại 22 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với vốn đầu tư là 427,72 triệu USD và 2 dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT đạt 185 triệu USD chiếm 1,67%. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 1. Các nhân tố bên ngoài 1.1. Tình hình kinh tế chính trị thế giới Suy thoái kinh tế không những làm giảm năng lực của nhà đầu tư mà còn tạo nên tâm lý lo ngại không muốn bỏ tiền ra khỏi túi và chờ đợi đến khi tình hình sáng sủa hơn. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại và tăng trưởng ổn định thì luồng vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ tăng lên. Cần phải kể đến một vấn đề quan trọng nữa khi nhắc đến tình hình kinh tế đó là chính trị. Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ hữu cơ với nhau, ổn định chính trị tạo nên sự an toàn cho vốn đầu tư, ngược lại các nhà đầu tư lại dựa vào vốn của mình để tạo nên sức mạnh chính trị. Đặc biệt, quốc gia nào có vị thế trên trường quốc tế thì càng có lợi trong thu hút đầu tư. 1.2. Xu thế của dòng FDI trên thế giới Đầu tư nước ngoài trên thế giới luôn đi theo xu thế, điều này không chỉ do tâm lý mà thực ra đầu tư vào thị trường đang thu hút đầu tư lớn an toàn hơn và cũng đảm bảo tạo lợi nhuận cao. Chính luồng đầu tư nước ngoài lớn làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn, tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và cũng chính là lời giới thiệu hiệu quả nhất với thế giới. 1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của nước đi đầu tư Thực tế cho thấy những nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, đơn cử như Mỹ và các nước Tây Âu là những nước có nền kinh tế phát triển cao và vốn đầu tư cũng chiếm phần lớn trong tổng FDI thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân khiến FDI có xu hướng ngày càng thiên lệch cả về đi đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, đề cập đến phát triển kinh tế không thể không đi kèm với tình hình xã hội. Những bất ổn định ở một số nước ASEAN như Indonesia và Malaysia trong thời gian gần đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế và đầu tư của khu vực. 2. Nhân tố bên trong 2.1. Đặc điểm của thị trường bản địa: Quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân cư là những yếu tố hàng đầu tác động đến vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường đảm bảo một doanh thu ổn định, lâu dài và có thể là khả năng mở rộng quy mô đầu tư. Ngoài vấn đề cầu hàng hoá, thị trường bản địa còn là nguồn cung nguồn nhân lực. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhân công rẻ là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với đầu tư vào lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất lớn. Tận dụng được nguồn lao động rẻ giúp nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận, đây chính là nguyên nhân của làn sóng đầu tư sang các nước đang phát triển. Thế nhưng FDI hiện nay có xu thế chuyển sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn vì vậy trình độ của nguồn nhân lực cũng có ý nghĩa nhất định và đây chính là một trong những yếu tố để các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau trong thu hút FDI. 2.2. Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư Đây là sự thể thiện một cách rõ ràng nhất về môi trường đầu tư có hấp dẫn hay không. Luật pháp tạo nên sự ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này phụ thuộc vào hệ thống văn bản pháp luật và sự đánh giá của quốc gia đối với vai trò của đầu tư trong và ngoài nước và để tạo nên môi trường hấp dẫn FDI các hạn chế này dần đã bị loại bỏ. Thông thường, các nhà đầu tư quan tâm đến những nội dung có liên quan đến: Sự đảm bảo pháp luật đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Quy chế pháp luật của việc phân chia lợi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3061.doc
Tài liệu liên quan