Tài liệu Kế hoạch Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam: ... Ebook Kế hoạch Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay thì vai trò của ngoại thương ngày càng được khẳng định. Hoạt động ngoại thương tạo điều kiện để xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Đối với nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển hiện nay chưa có đủ khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc nhập khẩu sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, nền sản xuất trong nước đang phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu. Do đó kế hoạch nhập khẩu đang được chú trọng để đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước nhưng vừa cân đối được cán cân thương mại không để nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 là năm đầu tiên đánh dấu sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng và hội nhập, do đó kế hoạch nhập khẩu và tình hình thực hiện kế hoạch đã có những điểm mới, cần phải được xem xét và phân tích kỹ.
I. KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU VÀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU
Nội dung kế hoạch nhập khẩu bao gồm: Xác định quy mô, tốc độ nhập khẩu , danh mục sản phẩm nhập khẩu chủ yếu, cơ cấu sản phẩm nhập khẩu và thị trường nhập khẩu chủ yếu. Đối với chúng ta mục tiêu của việc nhập khẩu hàng hoá trước hết là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu.
Căn cứ dể xây dựng kế hoạch nhập khẩu là: Một là, Khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, theo đà tăng lên của thu nhập, một mặt nhu cầu máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu tăng lên, mặt khác nhu cầu trong nước với hàng tiêu dùng trên thị trường quốc tế cũng tăng, Hai là sự chuyền dịch cơ cầu ngành, nếu nền kinh tế có được cơ cấu ngành hợp lý, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Ba là việc nhập khẩu hàng hoá chủ yếu dựa vào kim ngạch xuất khẩu, do đó xác định quy mô, tốc độ nhập khẩu cần phải đảm bảo sự tương quan về quy mô và tốc độ xuất khẩu. Nguyên tắc chung là phải tiến tới cân bằng được cán cân xuất- nhập khẩu, sau đó là xuất siêu.
Tác dụng của nhập khẩu sản phẩm là góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước vì có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất. Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Qui mô và tốc độ nhập khẩu hàng hoá :
Tình hình nhập khẩu hàng hoá có xu hướng tăng ổn định qua các năm và không có những đột phá. Kim ngạch tăng đều qua các năm do Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao (khoảng trên 8%/năm), do vậy nhu cầu về nhập khẩu tư liêu sản xuất (bao gồm máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu) vẫn ở mức cao. Tuy nhiên qua bảng số liệu cân đối ở dưới ta có thể nhận thấy tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam vẫn tăng khá nhanh, đó là một biểu hiện của một nền kinh tế mất cân đối.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
Tổng số
Chia ra
Cân đối
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Triệu đô la Mỹ
1990
5156.4
2404.0
2752.4
-348.4
1995
13604.3
5448.9
8155.4
-2706.5
2000
30119.2
14482.7
15636.5
-1153.8
2001
31247.1
15029.2
16217.9
-1188.7
2002
36451.7
16706.1
19745.6
-3039.5
2003
45405.1
20149.3
25255.8
-5106.5
2004
58453.8
26485.0
31968.8
-5483.8
2005
69208.2
32447.1
36761.1
-4314.0
2006
84717.3
39826.2
44891.1
-5064.9
Đơn vị : tỷ USD
Nguồn: tổng cục thống kê
2.2. Kim ngạch nhập khẩu trên đầu người (từ năm 2000 đến năm 2006) :
Năm 2000 : 200,94 USD/người
Năm 2001 : 205,88 USD/người
Năm 2002 : 247,09 USD/người
Năm 2003 : 312,72 USD/người
Năm 2004 : 390,09 USD/người
Năm 2005 : 445,21 USD/người
Năm 2006 : 527,59 USD/người
Qua số liệu thống kê trên ta có thể dễ dàng nhận thấy bình quân kim ngạch nhập khẩu trên đầu người đang tăng lên một cách rõ rệt (chỉ trong vòng 7 năm đã tăng lên 2,5 lần). Con số này biểu hiện một thực trạng không tốt của nền kinh tế, nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.
2.3. Cơ cấu nhóm các mặt hàng nhập khẩu :
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, mục tiêu của việc nhập khẩu hàng hóa trước hết là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nhiên liệu (xăng, dầu). Tiến tới giảm dần nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất và cung ứng.
nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Phân theo nhóm hàng
Tư liệu sản xuất
84.8
87.6
89.9
91.5
91.6
93.8
92.1
92.1
92.2
93.3
91.9
Máy móc TB, dụng cụ, phụ tùng
25.7
27.6
30.3
30.6
29.9
30.6
30.5
29.8
31.6
28.8
25.3
Nguyên, nhiên VL
59.1
60.0
59.6
61.0
61.7
63.2
61.6
62.3
60.6
64.5
66.6
Hàng tiêu dùng
15.2
12.4
10.1
8.5
8.4
6.2
7.9
7.9
7.8
6.7
8.1
Lương thực
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
Thực phẩm
3.5
2.9
2.1
2.4
2.5
1.9
3.0
2.5
2.4
2.4
3.0
Hàng y tế
0.9
1.9
3.1
2.8
2.3
2.2
2.0
1.8
1.6
1.4
1.4
Hàng khác
10.8
7.6
5.0
3.2
3.6
2.1
3.0
3.6
3.8
2.9
3.7
Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng đạt gần 6,56 tỷ USD (tăng 24,2%), trong khi kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu ở vào khoảng 25,75 tỷ USD (tăng 15,3%). Đáng chú ý kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt 1,24 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 2,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên nhập khẩu hàng tiêu dùng lại tăng tới 24,4% so với năm 2005 và xu hướng đó có thể còn tiếp tục trong thời gian tới.
Như vậy có thể thấy cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam qua các năm có xu hướng khá ổn định, phù hợp với xu thế tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, đó là tăng tỷ trọng nhập khẩu các loại tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, giảm dần tỷ trọng của hàng tiêu dùng. Xu hướng này bộc lộ mặt tích cực, là nhập khẩu nhiều máy móc và nguyên nhiên vật liệu trong thời gian này tuy làm tăng kim ngạch nhập khẩu và tăng nhập siêu, nhưng lại trang bị và tăng cường vững chắc khả năng sản xuất, trước mắt để đảm bảo trang bị cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động phục vụ nhu cầu trong nước, dần thay thế các mặt hàng trước đây phải nhập khẩu. Sau đó khi nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh và ổn định, sản xuất được nhiều, năng suất cao sẽ tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên cơ cấu này cũng đã thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu ngành kinh tế, phản ánh khả năng sản xuất nguyên liệu - bán thành phẩm còn hạn chế, làm cho hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ nước ngoài, việc sản xuất trong nước vẫn còn mang nặng tính gia công, lắp ráp. Danh mục các mặt hàng nhập khẩu vẫn chưa được hợp lý đã dẫn đến giá trị và tỷ trọng nhập siêu cao. Do đó trong phương hướng tới cần phải điều chỉnh những bất hợp lý này.
2.4. Cơ cấu nhập khẩu theo khu vực năm 2006
36.8%
63.2%
Trong cơ cấu nhập khẩu theo khu vực năm 2006, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36.8% và khu vực doanh nghiệp trong nước là 63.2%. Có thể thấy, nhập khẩu trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh góp phần đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu trong những năm qua. Sở dĩ như vậy là do nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh cùng với đó là quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào nước ta tăng mạnh (FDI thực hiện năm 2006 đạt mức kỷ lục 4,3 tỷ USD) đã làm tăng nhu cầu đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị cho các dự án, từ đó góp phần làm tăng giá trị nhập khẩu mà đễ nhận thấy nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, xu hướng này vẫn tiếp tục vì còn nhiều dự án của các đối tác nước ngoài sẽ được tiếp tục triển khai.
2.5.Về thị trường nhập khẩu
Số liệu thống kê qua các năm cho thấy, phân theo khối nước, dẫn đầu về thị phần là nhóm các nước APEC, tiếp đó là các nước ASEAN, EU và OPEC (có kể đến các nước thuộc khối ASEAN và cùng nằm trong khối APEC)
Bảng giá trị nhập khẩu hàng hóa phân theo khối nước chủ yếu qua các năm
(Triệu USD)
Năm
Tổng số
ASEAN
APEC
EU
OPEC
1995
8155.4
2270.1
6493.6
710.4
213.7
1996
11143.6
2905.5
8959.1
1153.2
207.2
1997
11592.3
3220.5
9391.5
1335.2
317.7
1998
11499.6
3344.4
9444.5
1246.3
337.2
1999
11742.1
3290.9
9578.8
1094.9
396.8
2000
15636.5
4449.0
13242.9
1317.4
525.9
2001
16218.0
4172.3
13185.9
1506.3
435.8
2002
19745.6
4769.2
16296.8
1840.6
628.6
2003
25255.8
5949.3
20580.1
2477.7
878.0
2004
31968.8
7768.5
26386.0
2681.8
1122.0
2005
36761.1
9326.3
30686.8
2581.2
1301.0
2006
44891.1
Tổng số
Trung Quốc
Singapo
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
1995
8155.4
329.7
1425.2
901.3
915.7
1253.6
1996
11143.6
329.0
2032.6
1263.2
1260.3
1781.4
1997
11592.3
404.4
2128.0
1484.7
1509.3
1564.5
1998
11499.6
515.0
1964.0
1377.6
1481.7
1420.9
1999
11742.1
673.1
1878.5
1566.4
1618.3
1485.8
2000
15636.5
1401.1
2694.3
1879.9
2300.9
1753.6
2001
16218.0
1606.2
2478.3
2008.7
2183.1
1886.8
2002
19745.6
2158.8
2533.5
2525.3
2504.7
2279.6
2003
25255.8
3138.6
2875.8
2915.5
2982.1
2625.4
2004
31968.8
4595.1
3618.4
3698.3
3552.6
3359.4
2005
36761.1
5899.7
4482.3
4304.2
4074.1
3594.1
2006
44891.1
7390.9
6273.7
4822.8
4701.0
3870.6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cụ thể hơn, nhóm các nước là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm có: Trung Quốc (4.04% năm 1995 – 16.4% năm 2006), Singapo (17,4% năm 1995 – 13,97% năm 2006), Đài Loan (11% năm 1995 - 10.7% năm 2006), Nhật Bản (11.2% năm 1995 – 10.47% năm 2006), Hàn Quốc (15.3% năm 1995 – 8.6% năm 2006), tiếp đến là Thái Lan, Malaixia, Hồng Kông; Mỹ là 2.1% năm 2006. Rõ ràng các nước châu Á đang chiếm một tỷ trọng gần như tuyệt đối trong phân bố thị trường nhập khẩu. Như vậy, vẫn còn không ít lo ngại từ khía cạnh thị trường nhập khẩu.
Bảng giá trị nhập khẩu tư một số quốc gia chủ yếu
Triệu USD ( nguồn từ tổng cục thống kê )
Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong các năm cho thấy: tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vẫn ở mức thấp. Một số mặt hàng đã qua sử dụng, công nghệ lạc hậu vẫn tiếp tục được nhập khẩu. Lý do là chúng ta nhập khẩu tới 80,7% thị phần là từ các nước châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Singapo,…) và công nghệ được nhập khẩu không phải từ các nước có công nghệ nguồn, phần còn lại là từ EU, Nhật Bản, Châu Mỹ… lại có thị phần chưa cao. Tóm lại là nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn ( trong khi đó xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn). Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần có những điều chỉnh thích hợp để tránh nguy cơ nhập khẩu những công nghệ cũ, làm giảm tuổi thọ công trình, nhà máy, ảnh hưởng tới môi trường và quan trọng nhất là không để nước ta đối mặt với nguy cơ trở thành một bãi rác công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ NĂM 2007
Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001 -2010, mục tiêu của ta đặt ra là giảm nhập siêu tiến tới cân bằng cán cân xuất nhập khẩu vào năm 2010. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì nhu cầu nhập khẩu lớn các loại hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mục tiêu nhập khẩu của ta là: tăng tỷ trọng nhập khẩu các loại hàng hoá máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Giảm nhập khẩu ở các thị trường truyền thống Châu Á, hướng tới các thị trường lớn ở Châu Âu là nơi có công nghệ nguồn, tiên tiến.
Kế hoạch nhập khẩu năm 2007 đã quán triệt tư tưởng trên và đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản về nhập khẩu như sau :
1.Chỉ tiêu
Đơn vị
Thùc hiÖn n¨m 2005
KH n¨m 2007
1. xuất khẩu hàng hoá
Tỷ Usd
36.9
49.1
Tốc độ tăng
Trong đó:DN có vốn đầu tư NN
%
15.713.6
15.5
Tỷ usd
12.0
20.5
2. Chia ra
%
32.5
- Máy móc thiết bị và phụ tùng
Tỷ usd
22.7
15.8
% so với tổng số
%
61.3
32.2
Nguyªn nhiªn vËt liÖu
Tû usd
30.1
% so víi tæng sè
%
61.3
- hàng tiêu dùng
tỷ usd
2.3
3.2
% so với tổng số
%
6.2
6.5
3. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
- Xăng dầu
TriÖu tÊn
11.5
12.7
- Phân urê
-
0.862
1.0
- Thép thành phẩm
-
3.3
4.3
- Phôi thép
-
2.2
3.0
- Bông xơ, sợi các loại
Ngh×n tÊn
354
500
- Giấy
-
567
650
- Ô tô nguyên chiếc các loại
Ngh×n chiÕc
17
23
- Linh kiện điện tử, máy tính
TriÖu usd
1.706
2.300
- Tân dược
-
502
650
- Chất dẻo
Ngh×n tÊn
1.177
1.800
- Linh kiện ô tô
TriÖu usd
795
1.000
- Linh kiện xe máy
-
476
500
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ..
-
5.281
6.200
- Nguyên phụ liệu, may, da
-
2.282
2.800
- Hoá chất
-
865
1.200
- Các sản phẩm hoá chất
-
841
1.000
- Sữa và các sản phẩm sữa
-
311
400
III. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007
1. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007
a.Tình hình chung
Kim ngạch nhập khẩu quý I năm 2007 đạt khoảng 11,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2006 và bằng 22,6% kế hoạch năm (quý I năm 2006 là 19,7%).
Giá trị nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2007 ước tính đạt 27,2 tỷ USD, nhập khẩu tăng 30,4% so với cùng kì năm trước
Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 42.87 tỷ $, tốc độ tăng 30.3% so với cùng kì năm ngoái, bằng 82% KH cả năm.
b. Nhập khẩu theo khu vực
Quý I : Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,24 tỷ USD, tăng 23,9%; các doanh nghiệp trong nước đạt 7,6 tỷ USD, tăng nhập khẩu tới gần 2,15 tỷ USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2006
Trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước 17,3 tỷ USD, tăng 30,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,9 tỷ USD, tăng 30,7%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nhiều vật tư, nguyên, nhiên liệu quan trọng cho sản xuất trong nước tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình 9 tháng đầu năm : nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 15.4 tỷ $, tăng 28.6% (bằng 75% kế hoạch cả năm), doanh nghiệp trong nước đạt 27.47 tỷ$, tăng 31.2% so với cùng kì năm 2006, chiếm 64.1% tổng kim ngạch nhập khẩu.
c.Nhập khẩu theo cơ cấu nhóm hàng và mặt hàng
Cơ cấu nhập khẩu năm 2006 là khoảng 70% hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị… các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD, tăng 8,2%; sắt thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa chất tăng 47,1%. Phần tăng nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng vừa qua là 67,08% thuộc bảy nhóm mặt hàng gồm máy móc, thiết bị, máy tính, dầu, sắt thép... Về nhập khẩu hàng tiêu dùng, điện tử tiêu dùng cũng chỉ tăng hơn 300 triệu USD... Phần tăng hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 8,52% tổng mức tăng hàng nhập khẩu.Tổng các mặt hàng tiêu dùng thời gian qua, Việt Nam nhập tăng so với cùng kỳ chỉ 852 triệu USD so với khoảng 10 tỉ USD tổng nhập khẩu tăng thêm, so với 2006 là không đáng kể.
Đa số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2006. Nhìn chung các mặt hàng quan trọng đều đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các nhóm hàng như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu tăng trường rất nhanh. Riêng nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt mức cao kỷ lục với 7,2 tỉ USD, tăng tới 54,9% so với cùng kỳ năm 2006, tăng tương ứng hơn 2,56 tỉ USD. Nhiều mặt hàng quan trọng khác cũng tăng cao như: thép tăng 43,4%, bông 26%, hóa chất 38,6%, linh kiện điện tử 42,7%, gỗ nguyên liệu 40,4%, thức ăn gia súc tăng 51%, xăng dầu 8%, phân bón 8,5%, vải 33%, tân dược 26,6%... so với cùng kỳ năm 2006. Riêng các mặt hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu trong 9 tháng đạt kim ngạch hơn 2,8 tỉ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006. Lượng ô tô nhập khẩu cũng tiếp tục tăng lên. Tính đến hết tháng 9, số lượng ô tô nguyên chiếc đã nhập khẩu trên 15.300 chiếc, tăng 63,6% và bộ linh kiện ô tô cũng đạt hơn 55.000 bộ, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2006. Bên cạnh hầu hết các mặt hàng nhập khẩu tăng cao thì lại có một số mặt hàng như phân bón trê, cao su và bột giấy vẫn giảm sút so với cùng kỳ năm 2006
Bảng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
MÆt hµng chñ yÕu
Đơn vị
KH 2007
Ước TH 9t 2007
TH 9t 2006
So sánh (%)
9T-2007/9T 2006
9T-2007/KH 2007
¤t« nguyªn chiÕc c¸c lo¹i
ChiÕc
15000
15386
9403
163.6
102.6
L/KiÖn «-t«
Tr. USD
800
578.5
334
173.2
72.3
L/KiÖn xe m¸y CKD,IKD
Tr. USD
500
402.5
319
126.2
80.5
X¨ng dÇu c¸c lo¹i
Ng. tÊn
12300
9209
8526.5
108.0
74.9
Ph©n bãn c¸c lo¹i
"
2580
2377.5
108.5
Trong ®ã: Ph©n urª
"
1000
438
615.5
71.2
43.8
ThÐp c¸c lo¹i
"
6300
5535
4292.5
128.9
87.9
Trong ®ã: Ph«i thÐp
"
2300
1565
1523.5
102.7
68.0
GiÊy c¸c lo¹i
"
800
617.5
532
116.1
77.2
B«ng c¸c lo¹i
"
210
173.5
137.8
125.9
82.6
Sîi c¸c lo¹i
"
400
308.5
255
121.0
77.1
M¸y mãc t/bÞ, p/tïng
Tr. USD
7800
7227
4665
154.9
92.7
T©n dưîc
"
600
500
395
126.6
83.3
Ho¸ chÊt c¸c lo¹i
"
1200
1037
748.5
138.5
86.4
ChÊt dÎo nguyªn liÖu
Ng. tÊn
1800
1155
1013.5
114.0
64.2
V¶i
Tr. USD
3500
2878
2164
133.0
82.2
NPL dÖt may da
Tr. USD
2500
1556
1463
106.4
62.2
M¸y tÝnh vµ linh kiÖn ®iÖn tö
"
2300
2059
1442
142.8
89.5
d.Nhập khẩu theo thị trường
Trong 8 tháng đầu năm 2007, cơ cấu thị trường khá ổn định, tuy nhiên mức độ gia tăng nhập khẩu từ các thị trường đã có biến động khác nhau. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ổn định chiếm 36,5% tổng kim ngạch. Trong khi đó, nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại chiếm 25,7% sau khi giảm mạnh trong quý I/07. Các doanh nghiệp đã tăng nhập từ một số thị trường mới như: Latvia, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Lithuania... nhằm tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
Có 44 thị trường cung cấp mặt hàng chỉ cho nước ta trong 8 tháng đầu năm, tăng 10 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng khá và là thị trường cung cấp lớn nhất đạt kim ngạch gần 11,8 triệu USD, chiếm 36,5 % tổng kim ngạch, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh trong cuối quý II và đầu quý III/07, đến tháng 8/07 đã có dấu hiệu tăng chậm lại. 8 tháng đầu năm nay đạt kim ngạch 8,3 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông với mức tăng khá ổn định, đạt kim ngạch 4,7 triệu USD và 4,1 triệu USD, tăng lần lượt 24%; 25,5% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu từ một số thị trường: Đức tăng 392,7%, Sweden tăng 509,3%; Triều Tiên tăng 23.622%; Băngladesh tăng 4.710% so với cung fkỳ năm 2006.
Tính chung, 9 tháng đầu năm 5 đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Nhập khẩu tăng rất cao và nhập siêu cao được coi là một vấn đề nổi cộm của nước ta đang được mọi người quan tâm. Nếu năm 2006 xuất khẩu là 39.6 tỷ USD, nhập khẩu là 44.4 tỷ USD, nhập siêu 4.8 tỷ USD thì 9 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu là 35.2 tỷ USD,nhập khẩu 42.8 tỷ USD đạt 87.3 % so với kim ngạch nhập khẩu cả năm(kế hoạch 49.1 tỷ USD), nhập siêu 7.6 tỷ USD( kế hoạch 5.4 tỷ USD). Nhập siêu mạnh khiến cho cán cân thương mại chênh lệch mạnh với tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu tới mức cao 21.59 %. Dự báo của Bộ Công Thương cuối năm 2007 nhập siêu là 8 tỷ USD. Song đó là sự nhập siêu cần thiết hợp với quy luật đối với nước ta trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu vì về cơ bản cả xuất và nhập khẩu, chúng ta đều vẫn giữ được động thái tích cực của sự phát triển ngoại thương trong giai đoạn đầu của một nền kinh tế mở đang đẩy mạnh CNH, HĐH theo hướng: tăng xuất những sản phẩm đang có lợi thế so sánh cao (cho dù phải xuất cả những sản phẩm thô, hoặc chỉ mới qua sơ chế có hàm lượng chất xám thấp, giá rẻ - một hạn chế lớn của ta hiện nay) để có nguồn thu ngoại tệ nhập những sản phẩm cần thiết cho phát triển sản xuất trong nước và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho dân sinh (cho dù phải nhập cả những sản phẩm kỹ thuật, công nghệ có hàm lượng chất xám cao, giá đắt); Thứ nữa, cho đến nay việc nhập khẩu bằng con đường chính ngạch của ta vẫn được kiểm soát khá chặt chẽ theo định hướng chỉ nhập những sản phẩm cần thiết cho quốc kế dân sinh, nghĩa là chỉ nhập, và thậm chí ưu tiên nhập những sản phẩm cần thiết cho việc đấy mạnh CNH - HĐH đất nước, kể cả những sản phẩm cần thiết cho tiêu dùng thiết yếu của nhân dân mà ta chưa có điều kiện sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng không hiệu quả bằng nhập.
Nguyên nhân của nhập siêu mạnh trong giại đoạn hiện nay là:
Thứ nhất là do nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng nhanh và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Sự tăng trưởng có phần quan trọng là do cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, hai nhóm ngành trên đã trở thành động lực quyết định sự tăng trưởng cao của cả nền kinh tế - và hệ quả đương nhiên là để có sự tăng trưởng như vậy thì sản xuất đã phát triển lại càng phát triển hơn, kéo theo nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiêt bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại vì thế càng gia tăng.
Bên cạnh đó, riêng 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã đăng ký đã lên tới 5,2 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó vốn thực hiện là 2,2 tỷ USD, tăng 20 % so với cùng kỳ năm trước và đang có xu hướng gia tăng. Từ đó dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư tăng mạnh.
Thứ hai, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay (306 triệu USD), máy móc cho nhà máy điện Cà Mau (165 triệu USD), thiết bị dầu khí (120 triệu USD), thiết bị cho các nhà máy xi măng (115 triệu USD), thiết bị cho các nhà máy đóng tầu (100 triệu USD),… tổng cộng khoảng 806 triệu USD
Thứ ba, do giá cả và nhu cầu về lượng một số loại vật tư, nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng. Một số loại vật tư, nguyên nhiên liệu trên thị trường thế giới đã tăng mạnh đột biến so với cùng kỳ năm 2006, góp phần làm cho KNNK tăng cao. Đó là: Thép thành phẩm tăng bình quân 85 USD/tấn (tăng 221 triệu USD), phôi thép tăng 90 USD/tấn (tăng 82 triệu USD), chất dẻo tăng 15 USD/tấn (tăng 125 triệu USD). Theo Bộ Công Thương, chỉ riêng 3 mặt hàng này đã làm cho KNNK tăng thêm khoảng 500 triệu USD.
Một số mặt hàng có lượng nhập khẩu tăng như: máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 1,4 tỷ USD; vải tăng 554 triệu USD; thép thành phẩm tăng 476 triệu USD; linh kiện điện tử tăng 365 triệu USD; hoá chất tăng 213 triệu USD; chất dẻo tăng 173 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép tăng 103 triệu USD... Đáng lưu ý, nếu chỉ tính riêng xăng dầu nhập khẩu tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước đã khiến KNNK xăng dầu tăng thêm 324 triệu USD. Tác động của tăng lượng tới tăng KNNK là lớn hơn tác động của tăng giá. Tăng khối lượng nhập khẩu làm KNNK 9 tháng đầu năm tăng 24% trong đó chủ yếu là do tăng khối lượng nhập khẩu máy móc thiết bị, tăng giá làm KNNK tăng 6%.
Theo số liệu đã công bố của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng tổng giá trị tăng thêm do gíá và lượng các vật tư, nguyên nhiên liệu đã lên tới con số khoảng 4, 1 tỷ USD. Tuy nhiên, nhìn chung có thể yên tâm việc tăng mạnh đó là vì sự cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất
Thứ tư là hiệu quả sức cạnh tranh của sản xuất trong nước còn thấp nên khi nước ta thực hiện cam kết mở cửa sâu rộng hơn trong tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì nhiều mặt hàng không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu giảm khi thuế nhập khẩu giảm
Thứ năm, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có một số mặt hàng nhập khẩu của ta do thực hiện cắt giảm thuế theo thông lệ của WTO nên đã góp phần làm cho KNNK đối với những mặt hàng này tăng theo. ?Như nguyên liệu dệt may, giày dép tăng 652 triệu USD, điện tử ô tô tăng mạnh…
Thứ sáu, do tỷ giá VND khá ổn định so với USD trong khi đó đồng USD đang có xu hướng mất giá trên thế giới. Điều này làm cho đồng VN tăng giá trị, giá cả của hàng hoá nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối và giá cả của hàng trong nước trở nên đắt hơn tương đối. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính nhưng động thái này cũng góp phần khuyến khích gia tăng nhu cầu nhập khẩu
Tuy nhiên nhập siêu đó đang là lời cảnh báo cho nền kinh tế Việt Nam, là biểu hiện mặt yếu của một nền kinh tế và sẽ là bất lợi nếu cứ kéo dài mãi xu thế nhập siêu cao này vì: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 Việt Nam đã đề ra là giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất, nhập khẩu. Thực tế nhập siêu đã không giảm, trái lại liên tục gia tăng. Ngoài ra, nhập siêu phần lớn nằm trong khu vực kinh tế trong nước. Điều đó chứng tỏ, khu vực kinh tế trong nước về xuất khẩu chưa tận dụng hết cơ hội, khi các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, trái lại về nhập khẩu lại không vượt qua được thách thức lớn hơn khi nước ta cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu.
Bên cạnh nét nổi bật là tình trạng nhập siêu nhanh, tình hình nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm còn có những nét nổi bật sau:
- Cơ cấu nhập khẩu đang có chuyển biến theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng trong tổng KNNK đang giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp (< 3%) . Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị tăng, công nghệ nhập ngày càng được chọn lọc kỹ hơn theo hướng nhập khẩu những công nghệ nguồn, tiên tiến.
- KNNK trong khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 64.1% tổng KNNK. Cơ cấu nhập khẩu trong nội bộ tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng còn nhiều bất hợp lý. Nhập khẩu nhóm hàng hoá trung gian như nguyên nhiên vật liệu chiếm trên 60%. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu ngành kinh tế, phản ánh khả năng sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm còn hạn chế, làm cho hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ nước ngoài và việc sản xuất trong nước mang nặng tính gia công, lắp ráp như: sản xuất giấy phụ thuộc vào bột giấy nhập khẩu, sản xuất thép phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu, sản xuất hàng điện tử, ô tô, xe máy phụ thuộc vào linh kiện nhập. Còn đối với hàng tiêu dùng vẫn còn nhập khẩu khá nhiều băng đĩa, phim ảnh, mỹ phẩm…Do danh mục các mặt hàng nhập khẩu và cơ cấu nhập khẩu không hợp lý đã dẫn đến giá trị và tỉ trọng nhập siêu cao. Trong khi đó, mặt hàng xuất khẩu thì hoặc là nguyên liệu thô (dầu thô, than đá...) hoặc là nông sản chưa qua chế biến hay mới sơ chế (gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, lạc, thuỷ sản…), xuất khẩu qua trung gian.
- Về thị trường nhập khẩu, thị trường nhập khẩu chủ yếu của ta hiện nay vẫn là từ châu Á.Trong khi xuất siêu sang Hoa Kỳ, châu Âu... thì Việt Nam lại nhập siêu rất lớn từ châu Á mà Mỹ, EU có công nghệ nguồn, công nghệ cao, có tác động lớn đến đổi mới kỹ thuật-công nghệ trong nước. Trong khi đó với châu Á chưa phải là công nghệ nguồn, trong nhiều trường hợp còn là công nghệ lạc hậu, thậm chí còn là “rác” công nghệ. Nếu không sớm có những giải pháp từ cấp quản lý vĩ mô, khi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ngày càng mở rộng sẽ càng làm cho sản xuất trong nước bị phụ thuộc, khi đó sự mất cân đối giữa xuất nhập sẽ càng tăng cao, tạo những bất lợi cho nền kinh tế của đất nước. Trong những năm tới chúng ta cần phải hướng tới thị trường Châu Âu nhập khẩu máy móc thiết bị trình độ cao và hạn chế nhập khẩu hàng hoá trung gian từ Trung Quốc và một số thị trường khác.
IV. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 theo kế hoạch là 49.1 tỷ USD, tính tới tháng 9 tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đã đạt 42.87 tỷ USD. Vậy để đạt được kế hoạch đề ra trong 3 tháng còn lại ta chỉ có thể nhập 6.23 tỷ USD. Điều này là không thể được vì chỉ tính riêng tháng 9 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã là 5.1 tỷ USD. Trong 3 tháng cuối năm, nền kinh tế được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng thậm chí tăng trưởng mạnh do những nỗ lực thúc đẩy nhằm để đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế năm 2007. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm là 8.16 %( so với cùng kỳ năm 2006) , do đó để đạt được mục tiêu cả năm tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8.5% thì 3 tháng cuối năm tốc độ tăng trưởng phải từ 9.1 – 9.5%. Do đó sản xuất sẽ tiếp tục được thúc đẩy phát triển, kéo theo nhu cầu nhập hàng hoá, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng tăng. Mặt khác, nguồn vốn FDI được dự báo sẽ tiếp tục tăng, kim ngạch nhập khẩu cũng tiếp tục tăng trong những tháng này cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu trong 3 tháng này chắc chắn sẽ vượt qua con số 6.3 tỷ USD nhiều. Chỉ tiêu tổng kim ngạch nhập khẩu trong kế hoạch nhập khẩu sẽ không đạt được, kéo theo tốc độ tăng nhập khẩu cũng sẽ lớn hơn so với mức kế hoạch đề ra là 15.5%.
Theo kế hoạch: tổng kim ngạch nhập khẩu : 49.1 tỷ $
tổng kim ngạch xuất khẩu : 43.7 tỷ $
thâm hụt ngân sách : 5.3 tỷ $
nhưng tính đến thời điểm này, mức thâm hụt ngân sách đã là 7.6 tỷ $, thâm hụt ngân sách lớn mặc dù xuất khẩu 9 tháng đã vượt mức kế hoạch đề ra cả năm. Theo dự báo của Bộ Công Thương, mức thâm hụt ngân sách đến cuối năm 2007 có thể là 8 tỷ USD, thậm chí có một số chuyên gia kinh tế đã dự đoán mức thâm hụt có thể lên tới 9.5 tỷ USD. Như vậy chỉ tiêu thâm hụt ngân sách kế hoạch đã không đạt được và mức thâm hụt ngân sách có thể vượt xa con số kế hoạch là 5.3 tỷ USD. Điều này được lý giải do nhu cầu tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu nhập khẩu lớn hàng hoá trong những tháng tiếp theo. Mặt khác, xuất khẩu tiếp tục được đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0726.doc