DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng Nhân dân
KCN : Khu công nghiệp
KTXH : Kinh tế xã hội
KHLĐVL : Kế hoạch lao động việc làm
LĐ : Lao động
LĐTBXH : Lao động Thương binh Xã hội
NS : Năng suất việc làm
TSVL : Tổng số việc làm
TDTT : Thể dục thể thao
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
THCN : Trung học chuyên nghiệp
UBND : Ủy ban Nhân dân
VL : Việc làm
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết đã làm chuyên
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề này với những số liệu đã tham khảo một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể. Và không sao chép từ đề tài của người khác. Các tài liệu chỉ mang tính tham khảo và phục vụ cho bài chuyên đề.
LỜI CẢM ƠN
Do vẫn còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như những thiếu sót về kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nên ở một số nội dung chưa được phân tích kỹ lưỡng cụ thể. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô. Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cô chú trong phòng Lao động Văn xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Một lần nữa xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam rất thấp, nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, vấn đề lao động việc làm đang là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp. Do đó cần thiết phải có các nghiên cứu và đề xuất giải pháp để thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo phục vụ cho sự phát triển của thành phố.
Chính vì những lí do trên, em đã chọn đề tài “ Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”. Mục đích của đề tài này là từ thực trạng chất lượng lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn kết lao động với doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo. Nội dung đề tài bao gồm :
Chương I : Cơ sở lý luận về Kế hoạch lao động và việc làm.
Chương II : Thực trạng về lao động và việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Chương III : Kế hoạch lao động – việc làm thành phố Đà nẵng đến năm 2010.
Các phương pháp nghiên cứu đề tài :
Phương pháp hồi cứu: hồi cứu các tài liệu, số liệu có liên quan đến nguồn lao động, chất lượng lao động, các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
Phương pháp tổng hợp : thu thập thông tin và phân tích số liệu đã thu thập.
Phương pháp dự báo : Căn cứ các số liệu thực hiện, xu hướng phát triển trong thời gian tới về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để dự báo cơ cấu nguồn nhân lực.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Khái niệm về lực lượng lao động
Dân số trong tuổi lao động của một năm đã cho (t) có thể chia thành 2 nhóm là dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động) và dân số không hoạt động kinh tế :
Dân số trong tuổi lao động = Dân số trong tuổi lao động hoạt động kinh tế + Dân số trong tuổi lao động không hoạt động kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động bao gồm số người có việc làm và số người thất nghiệp.
Lực lượng lao động bao gồm những người (trong tuổi lao động) đang làm việc hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Những người được coi là thất nghiệp là những người không có việc làm và có nhu cầu làm việc.
Lực lượng lao động = Số người lao động có việc làm + Số người trong tuổi lao động thất nghiệp.
Dân số không hoạt động kinh tế (trong tuổi lao động) bao gồm tất cả những người khác trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm :
Những người không có khả năng làm việc do tàn tật hay ốm đau, mất sức kéo dài.
Những người chỉ làm công việc nội trợ của chính gia đình mình và không được trả công.
Học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động.
Những người không hoạt động kinh tế vì những lý do khác.
Bảng 1 : Sơ đồ cơ cấu nguồn lao động
Dân số
Trong tuổi lao động
Ngoài tuổi lao động
Không có khả năng lao động
Có khả năng lao động
Thực tế đang làm việc
Không tham gia lao động
Nguồn nhân lực
(Nguồn : Bài giảng kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội)
Các chỉ tiêu về lực lượng lao động
Số tăng hàng năm của lực lượng lao động : số tăng của lực lượng lao động năm t (ký hiệu là ∆LĐ(t)) được định nghĩa là số chênh lệch giữa số người thuộc lực lượng lao động năm t và số người thuộc lực lượng lao động năm t-1. Công thức :
∆LĐ(t) = LĐ(t) – LĐ(t-1)
Tỷ lệ tăng hàng năm của lực lượng lao động : tỷ lệ hàng năm của lực lượng lao động được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm của số tăng hàng năm của lực lượng lao động với lực lượng lao động của năm trước đó.
Cơ cấu thành thị và nông thôn của lực lượng lao động là cơ cấu phần trăm của lực lượng lao động thành thị và lực lượng lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động.
TL(thành thị) = [LĐ(t)(thành thị)(t)/ LĐ(t) đối với khu vực thành thị] x 100
TL(nông thôn) = [LĐ(t)(nông thôn)(t)/ LĐ(t) đối với khu vực nông thôn] x 100
Dự báo lực lượng lao động theo 2 cách :
Dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của những người trong tuổi lao động rồi lấy số người trong tuổi lao động nhân với tỷ lệ này.
Dự báo số người không tham gia lực lượng lao động rồi lấy số người trong tuổi lao động trừ số người không tham gia lực lượng lao động.
Đối với Việt Nam là một nước có đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức độ cao, nền sản xuất xã hội đang ở trong giai đoạn thấp . Mặt khác chúng ta đang đứng trước một nền kinh tế dư thừa về lao động, số người chưa có việc làm và có việc làm nhưng chưa ổn định thường xuyên còn cao, hiệu quả sử dụng nguồn lao động kém ,lãng phía nguồn lao động ở mức độ cao, năng suất lao động thấp. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc những nước đứng hàng cuối cùng trong số những nước có nền kinh tế chậm phát triển. Sự phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn trong nội bộ các vùng, các ngành chưa phù hợp còn mất cân đối. Các nguồn nhân lực có trình độ lành nghề, cán bộ khao học có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chưa được bố trí sử dụng hợp lý. Đó chính là vấn đề đặt ra đối với mọi cấp mọi ngành quan tâm nghiên cứu, đặc biệt các ngành chuyên môn về tổ chức lao động, giải quyết việc làm và dân số nước ta.
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là việc sử dụng hợp lý lao động đúng người đúng việc, đúng chuyên môn kỹ thuật nhằm khai thác một cách tối ưu nguồn lực của người lao động kết hợp với các nguồn tư liệu sản xuất để nâng cao chất lượng của quá trình lao động .
Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả thúc đẩy nâng cao năng xuất lao động xã hội, sử dụng hợp lý quỹ thời gian lao động tạo cho người lao động có cơ hội phát huy năng lực của mình theo nguyện vọng. Đối với xã hội tạo được sự cân bằng giữa các ngành nghề, giữa nông thôn và thành thị, góp phần tránh tình trạnh dư thừa nhân lực, nâng cao tỷ suất sử dụng nguồn nhân lực vào các ngành sản xuất vật chất xã hội .
Khái niệm việc làm
Việc làm được hiểu là mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm. Các hoạt động được xác định là việc làm gồm :
Các công việc được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mà không nhất thiết phải được trả công cho công việc đó.
Đối với bất kỳ một người nào trong tuổi lao động, tại một thời điểm họ có thể thuộc một trong các tình trạng sau đây : có việc làm, không có việc làm nhưng đang tìm việc và không có nhu cầu làm việc. Vì thế khi định nghĩa người có việc làm, người thất nghiệp người ta thường gắn với khoảng thời gian là trong phạm vi một tuần trước thời điểm đó người lao động này thuộc tình trạng nào, ở các nước phát triển, cơ quan thống kê thường tổ chức điều tra lao động mỗi tháng một lần và tính được các chỉ tiêu về lực lượng lao động, tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp…cho từng tháng; trên cơ sở đó tính được các chỉ tiêu trung bình cho cả năm, ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển khác, điều tra lao động – việc làm mới chỉ tiên hành mỗi năm một lần vào 1/7 hàng năm. Các chỉ tiêu công bố của cuộc Điều tra này có thể coi là số liệu trung bình cho cả năm.
Người có việc làm là người (trong tuổi lao động) mà trong phạm vi một tuần trước thời điểm xác định tình trạng việc làm :
Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hoặc hiện vật.
Đang làm các công việc mà có thể không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các hoạt động của cơ sở kinh tế của hộ gia đình mình.
Đã có công việc trước đó song trong tuần lễ trước đó tạm thời không làm việc vì các lý do khác nhau và sẽ trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ.
Người thất nghiệp là người (trong tuổi lao động) mà trong phạm vi một tuần trước thời điểm xác định tình trạng việc làm không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Nhu cầu này thể hiện thông qua các hoạt động tích cực tìm việc làm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam, nhiều người có nhu cầu làm việc nhưng không tích cực tìm việc làm vì không biết tìm ở đâu hoặc tìm mãi mà không được. Ở Việt Nam hiện nay, những người trong phạm vi một tuần trước thời điểm xác định tình trạng việc làm có tổng số giờ làm việc ít hơn 8 giờ, muốn làm việc thêm mà không tìm được cũng được coi là những người thất nghiệp.
Các chỉ tiêu về việc làm
Tỷ lệ tăng trưởng của việc làm theo ngành là tỷ lệ phần trăm giữa số việc làm tăng thêm của một ngành đã cho so với số việc làm năm trước của chính ngành đó.
TL(tăng vl của ngành)(t) = 100 x [VL(ngành)(t) – VL(ngành)(t-1)]/VL(ngành)(t – 1)
Cơ cấu việc làm theo ngành là tỷ lệ phần trăm của số việc làm trong một ngành đã cho so với tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân.
TL(vl ngành)(t) = 100 x VL(ngành)(t)/ TSVL(t)
TL(vl ngành)(t) là tỷ lệ việc làm của ngành đã cho trong một năm t
TSVL(t) là tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân năm t
Năng suất lao động theo ngành là giá trị gia tăng bình quân đầu người lao động theo ngành.
NS(ngành)(t) = GDP(ngành)(t)/ VL(ngành)(t)
Dự báo việc làm
Phương pháp dự báo theo năng suất lao động.
Phương pháp độ co giãn về việc làm và kết quả đầu ra.
Phương pháp dự báo theo định mức kinh tế kỹ thuật.
Việc sử dụng phương pháp nào tùy thuộc vào nguồn số liệu và các thông tin liên quan có được cũng như độ tin cậy của chúng. Tuy nhiên, kinh nghiệm chỉ ra rằng nên kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau nếu có thể được để đưa ra các ước lượng khác nhau nhằm so sánh, lựa chọn kết quả dự báo tốt nhất.
Kế hoạch hóa Lao động - Việc làm
Kế hoạch hóa lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển, nhằm xác định quy mô cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kỳ kế hoạch, đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thu hút sử dụng hiệu quả lực lượng lao động xã hội.
Mục đích chính của kế hoạch hóa lao động và việc làm đảm bảo cho mọi người lao động có vệc làm và có cơ hội chọn được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Trọng tâm chủ yếu của kế hoạch hóa lao động và việc làm là dự báo cân đối giữa quy mô của lực lượng lao động (thường được gọi là cung lao động) và mức việc làm hay số việc làm có trong nền kinh tế quốc dân (thường được gọi là cầu lao động).
Về cung lao động : Dân số là cơ sở hình thành nên nguồn lao động…Sự thay đổi của các yếu tố dân số như sinh, tử và di cư sẽ tác động đến quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và phân bố theo không gian của nhóm dân số trong độ tuổi lao động. Mức sinh cao sẽ tác động đến quy mô dân số trong độ tuổi lao động, sau một thời gian nhất định phụ thuộc vào giới hạn dưới của độ tuổi lao động. Tỷ lệ tử vong giảm sẽ không ảnh hưởng nhiều như tăng mức sinh, trong khi đó tác động đến cung lao động của di cư lại rất nhanh chóng vì hầu hết những người di cư đều trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, không phải tất cả dân số trong độ tuổi lao động đều là nguồn cung ứng lao động. Chỉ những người có khả năng lao động và mong muốn tham gia vào thị trường lao động được gọi là lực lượng lao động và tạo ra “cầu” về việc làm đối với nền kinh tế - xã hội. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Nam giới có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động rất cao trong suốt quãng đời trong độ tuổi lao động của họ và luôn luôn cao hơn nữ giới vì phụ nữ bị ảnh hưởng bởi việc sinh nở và nuôi con. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam và nữ còn phụ thuộc bởi trình độ phát triển, trình độ giáo dục và các yếu tố kinh tế - xã hội.
Về cầu lao động : Dân số càng đông thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn. Tiêu dùng là động lực mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. Người ta cũng thấy có sự khác biệt lớn về nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt giữa người lớn, trẻ em, giữa nam và nữ. Cơ cấu dân số tác động mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng xã hội, qua đó tác động đến cơ cấu sản xuất. Cơ cấu lực lượng lao động trẻ tạo ra những ưu thế về thể lực, về học vấn, về tính năng động, nhanh nhạy và dễ tiếp thu cái mới…tạo ra nhu cầu giải quyết việc làm cho thanh niên không ngừng tăng nhanh và rất lớn.
Cân đối lao động và việc làm thường được xây dựng cho toàn quốc, vùng và tỉnh cũng như cho khu vực nông thôn và thành thị. Trong các cân đối lao động và việc làm thường bao gồm cả việc dự báo việc làm theo ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và các chỉ tiêu chung thể hiện sự mất cân đối của thị trường lao động như tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
Bốn nhóm chỉ tiêu chính sau đây thường được sử dụng trong các kế hoạch lao động việc làm, mặc dù không phải kế hoạch nào cũng bao gồm tất cả các chỉ tiêu đó :
Nhóm các chỉ tiêu về dân số.
Nhóm các chỉ tiêu về lực lượng lao động.
Nhóm các chỉ tiêu về việc làm.
Nhóm các chỉ tiêu về thị trường lao động.
KẾ HOẠCH HÓA LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Xác định nhu cầu lao động
Nhu cầu sức lao động xã hội chỉ nhu cầu thu hút và tiếp nhận sức lao động nảy sinh trong hoạt động kinh tế - xã hội, nó có tính khách quan nội tại. Phân tích cụ thể nhu cầu nghĩa là có bao nhiêu chỗ làm việc do hoạt động kinh tế - xã hội mang lại.
Những nhân tố chi phối tổng lượng nhu cầu sức lao động xã hội chủ yếu gồm :
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó phụ thuộc vào số lượng sức lao động và năng suất lao động. Nếu với mức năng suất lao động nhất định trên cùng một phương hướng, lượng nhu cầu sức lao động xã hội do quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quyết định.
Trình độ và tốc độ nâng cao năng suất lao động. Khi quy mô sản xuất xã hội ở mức nhất định, năng suất lao động càng cao thì sức lao động cần càng ít.
Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm., hoạt động kinh tế - xã hội. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sức lao động khác nhau, có hoạt động cần một lượng sức lao động khác nhau, có hoạt động cần một lượng sức lao động lớn, có hoạt động chỉ cần tương đối ít sức lao động, bởi vậy kết cấu hoạt động kinh tế, xã hội biến đổi cũng gây ảnh hưởng đến tổng lượng nhu cầu sức lao động xã hội.
Khả năng đổi mới sức lao động. Ở một thời kỳ nhất định, do các nguyên nhân sức lao động vốn đang làm việc có một bộ phận rời khỏi chỗ làm việc, cần có sức lao động mới thay thế và bổ sung. Tổng nhu cầu nguồn lực lao động có thể tính toán theo các phương pháp sau:
Phương pháp thứ nhất : Theo mô hình tăng trưởng Harold Domar. Đặc trưng của phương pháp này là coi hệ số kết hợp (σ K/L) giữa vốn (K) và lao động (L) là con số cố định.
K
σ K/L = −−
L
Vì vậy dựa vào số liệu thống kê hệ số kết hợp thực tế, căn cứ vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế, việc xác định nhu cầu lao động sẽ được tính toán theo các bước :
Xác định nhu cầu gia tăng vốn sản xuất từ kế hoạch tăng trưởng theo công thức
∆Kκ = k x ∆Yκ
Trong đó :
∆Kκ – Nhu cầu vốn sản xuất gia tăng
∆Yκ – Kế hoạch mức gia tăng GDP
k – Hệ số ICOR
Xác định nhu cầu gia tăng lực lượng lao động ( ∆Lκ ) theo công thức
∆Kκ
∆Lκ = --
σ K/L
Xác định tổng nhu cầu lực lượng lao động kỳ kế hoạch ( Lκ) theo công thức
Lκ = L0 + ∆Lκ
Trong đó :
L0 - lực lượng lao động sử dụng bình quân của thời kỳ trước.
Phương pháp thứ hai : Xác định nhu cầu lao động căn cứ vào yếu tố năng suất lao động. Các bước tiến hành :
Bước 1 : Xác định năng suất lao động kỳ gốc (NS0 ).
Để có được (NS0) cần thu thập số liệu về GDP kỳ gốc ( Y0 ) và tổng số lao động kỳ gốc (L0 ). Từ đó tính được năng suất lao động kỳ gốc theo công thức : Y0
NS0 = --
L0
Bước 2 : Dự báo tốc độ tăng năng suất lao động kỳ kế hoạch.
Để thực hiện bước này, cần xác định con số tốc độ tăng năng suất lao động trung bình qua các năm của thời kỳ trước, kết hợp với những dự báo về thay đổi công nghệ, sức sản xuất và yêu cầu giải quyết việc làm trong thời kỳ kế hoạch.
Bước 3 : Tính năng suất lao động kỳ kế hoạch
Trên cơ sở bước 1 và bước 2, năng suất lao động kỳ kế hoạch (NSκ) được xác định theo công thức
(NSκ) = NS0 x (1+ pκ)
Bước 4: Xác định nhu cầu lao động kỳ kế hoạch. Để xác định chỉ tiêu này:
Trước hết, dựa vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế, xác định mức GDP ở kỳ kế hoạch ( Yκ ) theo công thức :
Yκ = Y0 x (1 + gκ)
Trong đó :
gκ - Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ kế hoạch
Y0 - Mức GDP kỳ gốc
Tính nhu cầu lao động kỳ kế hoạch ( Lκ ) theo công thức :
Yκ
Lκ = --
NSκ
Phương pháp thứ ba : Xác định nhu cầu lao động căn cứ vào độ co giãn của việc làm đối với kết quả sản xuất (GDP)
Độ co giãn của việc làm đối với GDP cho biết khi GDP tăng hoặc giảm 1% thì số việc làm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm.
Như vậy, quy trình xác định nhu cầu lao động theo phương pháp hệ số co giãn được tiến hành theo các bước sau :
Thứ nhất, tính hệ số co giãn của việc làm đối với GDP, theo phương pháp thống kê qua nhiều năm về mối quan hệ giữa sự thay đổi GDP với sự thay đổi việc làm.
Thứ hai, xác định nhu cầu tăng trưởng lao động theo công thức :
lκ = gκ x e
Trong đó :
lκ - Tốc độ tăng trưởng lao động kỳ kế hoạch;
gκ -Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
e - Hệ số co giãn của lao động theo GDP.
Thứ ba, xác định tổng nhu cầu lao động kỳ kế hoạch theo công thức :
Lκ = L0 x (1+ lκ)
Trong đó : L0 - Lượng lao động kỳ gốc
Các phương pháp trên có thể tính chung cho toàn bộ nền kinh tế và tính riêng cho từng ngành, từng địa phương để xác định cơ cấu nhu cầu lao động theo ngành hoặc theo địa phương.
Xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội và nhiệm vụ giải quyết việc làm kỳ kế hoạch
Quy mô nguồn nhân lực thường phụ thuộc vào các nhân tố sau :
Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Quy mô dân số mở rộng và thu hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ phận dân số trong tuổi lao động.
Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số. Cùng một tổng lượng dân số như nhau có thể hình thành lượng tài nguyên sức lao động khác nhau, nguyên nhân là do cấu tạo tuổi tác của dân số với quy định tuổi lao động sẽ chi phối lượng tài nguyên sức lao động của một tổng lượng dân số nhất định.
Quy định tuổi lao động. Khung tuổi lao động xác định trên cơ sở khách quan nhất định. Giới hạn trên, dưới của tuổi lao động được quy định khác nhau, trực tiếp đưa một bộ phận dân số vào hoặc loại ra khỏi phạm vi tài nguyên sức lao động, do đó làm cho tài nguyên tài nguyên sức lao động mở rộng hoặc thu hẹp.
Phương pháp tính tổng dân số nguồn nhân lực :
Phương pháp chuyển tuổi : Lấy lượng tài nguyên sức lao động xã hội của kỳ báo cáo làm cơ sở, cộng với số nhân khẩu vừa mới đến tuổi lao động của kỳ kế hoạch trừ đi số nhân khẩu vừa mới quá tuổi lao động của kỳ kế hoạch, trừ đi tiếp số nhân khẩu ở độ tuổi lao động nhưng mất sức lao động. Công thức tính toán như sau :
Dân số Dân số nguồn Số người Số người Số người ở tuổi
tuổi lao = nhân lực cuối + mới đến - mới quá + LĐ nhưng mất
động kỳ KH kỳ gốc tuổi LĐ tuổi LĐ sức LĐ ở kỳ KH
Phương pháp suy ra từ trạng thái động : Lấy tỷ lệ tăng dân số nguồn nhân lực của năm trước, sau khi có sự sửa đổi lại dự tính tổng nguồn nhân lực của kỳ kế hoạch. Công thức :
Dân số Dân số nguồn Tỷ lệ tăng
nguồn nhân = nhân lực cuối x ( 1 + thuần túy )
lực kỳ KH kỳ gốc kỳ KH
Phương pháp tính bằng tỉ trọng : Lấy tỉ trọng của tổng số sức lao động của kỳ báo cáo trong tổng số dân số làm cơ sở sau khi có sự điều chỉnh cần thiết, xác định lượng dân số nguồn nhân lực kỳ kế hoạch. Công thức tính như sau :
Dân số Tổng số nhân Tỷ trọng nguồn nhân
Nguồn nhân = khẩu có đến x lực trong tổng số
Lực kỳ KH cuối kỳ KH nhân khẩu kỳ KH
Xác định bộ phận dân số hoạt động kinh tế kỳ KH theo các bước :
Bước 1 : Xác định tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số nguồn nhân lực. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở thống kê trong nhiều năm có điều chỉnh theo các điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch.
Bước 2 : Tính tổng dân số tham gia hoạt động kinh tế bằng cách lấy tổng dân số nguồn nhân lực tính toán được ở trên nhân với tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế.
Chỉ tiêu cân đối cung cầu lao động
Ở Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung khi thực hiện cân đối cung – cầu sức lao động xã hội tồn tại một thực tế : Nhiệm vụ giải quyết việc làm thường lớn hơnn khả năng, tức là cung lớn hơn cầu về mặt số lượng. Tình hình đó đòi hỏi phải điều tiết cả hai mặt cung và cầu.
Một mặt giữ cho dân số tăng trưởng không quá cao để hạn chế quy mô tăng sức lao động, giảm nhẹ áp lực xã hội do số lượng tài nguyên sức lao động quá thừa, đồng thời nâng cao chất lượng của dân số nhất là của sức lao động để thỏa mãn nhu cầu.
Mặt khác, điều chỉnh và sắp xếp hợp lý kết cấu sản nghiệp, đặc biệt là căn cứ vào tình hình nhân lực của đất nước để điều tiết phương hướng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn, sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên sức lao động.
Quy trình xây dựng kế hoạch
Phân tích và dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, rà soát lại các hoạt động đã thực hiện trong năm trước.
Trên cơ sở mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và phân tích thực trạng, xác định mục tiêu và hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, các giải pháp và chính sách của năm kế hoạch.
Dự thảo một số cơ chế chính sách cùng các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch.
Thảo luận, tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội, các tổ chức nghiên cứu và của một số nhóm đối tượng.
Thông báo cho các đầu mối kế hoạch nội dung dự báo, dự kiến các chỉ tiêu. Phản hồi thông tin từ các đầu mối kế hoạch.
Tổng hợp thông tin và xây dựng kế hoạch tổng thể.
VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Kế hoạch việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch việc làm là bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiên các mục tiêu phát triển không những cần phải đảm bảo các nguồn lực về tài chính mà còn cả các nguồn lực về con người (lao động). Kế hoạch giải quyết việc làm nhằm xác định nhu cầu về nguồn lao động trong tương lai. Nhu cầu sử dụng lao động có sự khác biệt rất lớn về kỹ năng, kiến thức, giới tính, lứa tuổi và phụ thuộc vào mức trả công lao động. Không giống như nguồn lực về tài chính, nguồn lao động không phải lúc nào cũng sử dụng được ngay. Một trong những nội dung rất quan trọng của kế hoạch việc làm là phải bao gồm kế hoạch về đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, kế hoạch giải quyết việc làm có vai trò khác nhau. Trong thời kỳ những năm 60, kế hoạch giải quyết việc làm chỉ được xem như là một trong những biện pháp để có số lao động cần thiết hoàn thành nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ trước mắt mà không chú trọng đến xu hướng và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đa số các nỗ lực của nhà hoạch định chính sách chỉ tập trung xây dựng chiến lược lao động kèm theo. Từ những năm 80 đến nay, kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên tầm vĩ mô. Trong trường hợp này, kế hoạch giải quyết việc làm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là điều kiện tiên quyết của các chiến lược phát triển kinh tế.
Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưởng kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu quan trọng khác trong đó có cả kế hoạch việc làm. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với kế hoạch giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luận, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra. Vì vậy, thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải xác định các mục tiêu về việc làm và tìm ra các giải pháp, chính sách thực hiện.
Kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư
Lao động và vốn đầu tư là hai yếu tố nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư giúp bù đắp tài sản cố định, đảm bảo yêu cầu mở rộng quy mô, dung lượng của nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đại hoá phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nó còn giúp cho các nhà đầu tư tăng, giảm mức dự trữ hàng hoá tồn kho theo sự biến động của giá cả. Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển, nó xác định quy mô cơ cấu tổng nhu cầu đầu tư xã hội cần có và cân đối các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Có việc làm là một trong những điều kiện hình thành quá trình lao động, cũng là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Có việc làm là điều kiện tiền đề cơ bản khiến người lao động có tư liệu tiêu dùng, từ đó bắt đầu quá trình tiêu dùng, đây là biện pháp mưu sinh của người lao động. Lưu chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã hội hoá nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá. Quá trình đầu tư về khoa học công nghệ gia tăng góp phần không ngừng nâng cao trình độ sức sản xuất kết cấu sản phẩm, tất nhiên đòi hỏi phải có sự lưu chuyển tương ứng sức lao động. Ngoài ra, sự diễn biến của kết cấu tự thân sức lao động cũng là một nhân tố không thể bỏ qua. Vì vậy đảm bảo việc làm cho người lao động đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất đó là yêu cầu cơ bản của kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầu tư trong quá trình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình
Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển KTXH, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoáng sản của Tỉnh. Phải lấy giải quyết việc làm làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoại Tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từ đó xác định giải pháp giải quyết việc làm năm 2001 và đến năm 2005 ở Tỉnh TB như sau:
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Hiện tại Thái Bình có trên 90% dân số ở khu vực nông thôn và gần 70% lực lượng lao động làm việc ở các ngành nông lâm ngư nghiệp do đó phải đặc biệt chú trọng giải quyết việc làm ở nông thôn theo hướng sau:
Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh đã đề ra.
Phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: lúa gạo xuất khẩu, cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng các loại cây con có giá tị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng đến việc đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp.
Có chính sách, cơ chế khuyến khích như hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp cận thị trường, đào tạo dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật để duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập các nghề mới.
Khu vực miền biển: Khai thác mọi tiềm năng kinh tế biển. Nuôi trồng hải sản ở vùng nước nợ, cần đầu tư đẩy mạnh đánh bắt xa bờ kết hợp với đánh bắt nhỏ, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ nghề biển.
Giải quyết việc làm cho lao động khu vực thị xã, thị trấn
Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đô thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH và giải quyết việc làm chung cả Tỉnh, vì vậy cần tập trung đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tạo việc làm cho mọi lao động ở thị xã, thị trấn và hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, hướng chủ yếu là đánh giá, phân loại sắp xếp lại c._.ác doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp và hình thức phù hợp theo Nghị định 44/CP về cổ phần hoá và Nghị định 103/CP về giao bán, khoán cho thuê doanh nghiệp để đảm bảo việc làm có thu nhập ổn định, chống sa thải lao động một cách tuỳ tiện. Đồng thời có cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp mới ở các khu công nghiệp Tiền Hải, Diêm Điền, Thị xã đã được quy hoạch.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên để một mặt chống xa thải người lao động, chống giải thể phá sản, mặt khác mở rộng phát triển thêm để tạo việc làm thu hút lao động.
Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật(CNKT) để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Nâng cấp, mở rộng quy mô chất lượng dạy nghề trường CNKT thuộc Sở Lao động – Thương binh xã hội để thực sự là trường nòng cốt đào tạo CNKT có tay nghề cao với quy mô từ 800 - 1.000 học sinh/năm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp tập trung, xuất khẩu lao động.
Củng cố và tăng cường vai trò của các trường trung học nông nghiệp, trường Kinh tế kỹ thuật, trường Công nghiệp xây dựng, trường đào tạo lái xe, cơ giới tàu thuỷ để cùng tham gia đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật với quy mô mỗi trường từ 500 - 600 sinh viên/năm.
Nâng cấp các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và hình thành các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị trấn, thị xã để đủ sức mở rộng các lớp nghề ngắn hạn, chuyển giao công nghệ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, đặc biệt là dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trong nông nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân mở các lớp dạy nghề theo hình thức cạnh xí nghiệp.
Giải pháp giải quyết việc làm ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại để tạo việc làm
Ở Lập Thạch hiện nay trong nông nghiệp, kinh tế hộ nổi lên như một loại hình sản xuất tiên tiến, nó vừa tạo chỗ làm cho người lao động, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của gia đình, hiệu quả sản xuất cao.
Về đất đai : Diện tích đất canh tác lên từng hộ là rất ít, trong khi nhu cầu phát triển kinh tế hộ lại cần diện tích rất lớn. Vì vậy, con đường cơ bản để các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong từng hộ phù hợp với yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp. Trên cơ sở cây trồng đã xác định các hộ phải chuyển dần phương thúc sản xuất quản canh. Đây là con đường cơ bản và lâu dài trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và số lượng cây trồng. Đối với kinh tế trang trại thì nhu cầu về đất đai còn quan trọng hơn nhiều lần. Để hình thành trang trại ở đây cần phải có sự chuyển nhượng hoặc tập trung đất. Vậy để thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, nhà nước và địa phương cần phải có chính sách thích hợp khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tập trung về ruộng đất.
Về vốn : Trong tương lai nhu cầu về vay vốn để phát triển sản xuất, đầu tư về tiền mặt, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng trở nên cần thiết và với một số lượng ngày càng nhiều. Để giải quyết vấn đề này huyện cần hỗ trợ tín dụng thích hợp đối với từng hộ nông dân và từng loại trang trại cụ thể. Cần ưu tiên những trang trại và có hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, cho vay với khối lượng vốn lớn và thời gian phù hợp để người chủ có thể yên tâm đầu tư xây dựng, cũng cố và phát triển sản xuất. Đơn giản các thủ tục cho vay nhằm đảm bảo khi cần vốn là vay được, tránh tình trạng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của người nông dân.
Đào tạo các chủ hộ và chủ trang trại: cần phẩi nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách mở các lớp tập huấn đào tạo ngắn hạn để giúp cho hộ nâng cao khả năng quản lý. Am hiểu thị trường cạnh tranh và hạch toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là một yêu cầu khách quan nhưng các chương trình đào tạo cần phải xây dựng sao cho thiết thực, cần có sự thống nhất cả về mặt nội dung, thời gian và đối tượng tham gia.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng : cần phải có sự quan tâm xây dựng, sửa chữa để nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm, chợ, và các cơ sở giao dịch. Đồng thời xây dựng các tụ điểm kinh tế nhằm tạo điều kiện cho việc buôn bán hàng hoá tạo điều kiện cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển rộng khắp, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: khuyến khích các trang trại, các hộ nông dân sản xuất hàng hoá trên cơ sở phân vùng quy hoạch, để lưu thông hàng hoá thuận lợi, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ từ sản xuất đến tiêu dùng như đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chế biến đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản hàng hoá, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tránh hiện tượng bị tư thương ép giá.
Khôi phục ngành nghề truyền thống
Đẩy mạnh khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như đồ gốm, mây tre, dát giường. Nghề thủ công góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động và tạo thêm việc làm lúc nông nhàn và tận dụng được cả sức lao động của người già và trẻ em. Đổi mới trang thiết bị mà hiện nay phổ biến vẫn sử dụng những trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng rất hạn chế. Mở rộng các hình thức đào tạo nhân cấy nghề ở những nơi chưa có nghề thủ công và những nơi có nghề nhưng chưa phát triển. Đặc biệt phải bố trí thời gian phù hợp với quá trình sản xuất nông nghiệp (nghề chính ) ở nông thôn.
Cần tập trung nguồn hàng cần được tiêu thụ tránh bị ép giá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm cho người lao động, có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những nghệ nhân.
Về mặt lâu dài, cần tiến hành đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho họ một cách hợp lý. Như thế, chúng ta vừa giải quyết được việc làm cho người lao động trước mắt, vừa thực hiện được những mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.
Giải pháp di dân nông thôn
- Cho vay vốn với điều kiện ưu đãi cho các hộ gia đình và những đối tượng tham gia vào chương trình di dân.
- Trợ cấp ủng hộ những vật dụng tiêu dùng thiết yếu nhất cho người mới đến định cư ở những vùng đất mới.
- Tổ chức phổ biến kinh nghiệm, đào tạo dạy nghề cho những người dân mới nhập cư để họ sớm thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Giúp họ ổn định cuộc sống đi vào sản xuất.
Các giải pháp khác
Tạo điều kiện cho mọi ngành sản xuất trong huyện phát triển đồng thời đào tạo và đào tạo lại lao động nông thôn, việc này tuy không trực tiếp tạo việc làm cho lao động song sau khi người lao động có trình độ văn hoá trình độ chuyên môn, họ sẽ có thể là nhân tố tạo việc làm cho mình hoặc cho những người xung quanh.
Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình cũng chính là một chính sách hỗ trợ tích cực cho vấn đề giải quyết việc làm. Bởi vì có giảm được sự gia tăng dân số thì mới giảm được sức ép việc làm cho lực lượng lao động trong huyện. Điều này làm cho vấn đề giải quyết việc làm không bị dồn ép.
Nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi, cứng hoá kêng mương đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ. Từ đó chuyển tưới tiêu đối phó úng, hạn như hiện nay sang tưới tiêu theo nhu cầu của từng giai đoạn của cây trồng.
Nấng cấp hệ thống giống dựa trên những thành tựu của công nghệ sinh học mới, bảo đảm đúng, đủ kịp thời và phù hợp với điều kiện tự nhiên. Phổ biến các biện pháp chăm bón và điều trị sâu bệnh cho từng loại cây trồng vật nuôi.
Nâng cấp hệ thống giao thông tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hoá thông qua khả năng vận chuyển hàng hoá cả về số lượng, chủng loại, thời gian và chi phí vận chuyển, tạo điều kiện mở rộng và phát triển giữa kinh tế huyện với các địa phương, tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng
Từ những giải pháp giải quyết việc làm của các địa phương, với những lợi thế và điểm mạnh của mình, Đà Nẵng với các thế mạnh nội lực có thể học hỏi được các chính sách giải quyết việc làm, cụ thể là :
Khôi phục ngành nghề truyền thống.
Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại để tạo việc làm.
Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật.
Có chính sách, cơ chế khuyến khích như hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp cận thị trường, đào tạo dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật để duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập các nghề mới.
Đối với khu vực miền biển: Khai thác mọi tiềm năng kinh tế biển. Nuôi trồng hải sản ở vùng nước nợ, cần đầu tư đẩy mạnh đánh bắt xa bờ kết hợp với đánh bắt nhỏ, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ nghề biển.
Tổ chức phổ biến kinh nghiệm, đào tạo dạy nghề cho những người dân mới nhập cư để họ sớm thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Giúp họ ổn định cuộc sống đi vào sản xuất.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG
Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15độ 55’ 20” đến 16 độ 14’ 10” vĩ độ Bắc, 107độ 18’ 30” đến 108 độ 20’ 00” kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
- Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
- Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.256,54 km²; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km² các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.012,35 km².
Dân cư
Theo tập san phát triển kinh tế xã hội tháng 1 năm 2009 của viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thì dân số ĐN năm 2008 là 822.300 người.
Bảng 2 : Dân số trung bình thành phố Đà Nẵng theo quận, huyện
Đơn vị
Năm
2005
2007
Dân số
(người)
Mật độ (người/km²)
Dânsố
(người)
Mật độ (người/km²)
Thành phố Đà Nẵng
779.019
619,97
815.557
642,04
Quận Hải Châu
192.881
9.145,61
196.158
9.251,11
Quận Thanh Khê
163.178
17.602,80
168.277
18.046,06
Quận Sơn Trà
116.998
1.921,78
120.741
1.970,58
Quận Ngũ Hành Sơn
51.914
1.417,64
54.606
1.476,41
Quận Liên Chiểu
82.162
988,95
98.494
1.144,54
Quận Cẩm Lệ
65.507
1.970,13
68.762
2.054,74
Huyện Hòa Vang
106.379
150,39
107.513
11
(theo số liệu lấy từ Niên giám thống kê năm 2007 )
Theo bảng ta thấy dân số từ năm 2005 là 779.019 người nhưng đến năm 2007 là 815.557 người, số dân chỉ trong 2 năm đã tăng thêm 96.538 người. Một tốc độ tăng cao, điều này dẫn đến mật độ phân bố dân cư cũng tăng lên. Ở quận Liên Chiểu số dân tăng lên là cao nhất 16.332 người, trong khi các quận khác chỉ tăng xấp xỉ từ 1.000 – 4.000 người. Điều này cũng một phần do tỷ lệ sinh cao, nhưng tỷ lệ chết lại thấp khiến cho tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Theo số liệu từ niên giám thống kê 2007 thì tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ tăng tự nhiên như bảng sau :
Bảng 3 : Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số năm 2007
(đơn vị : người)
Tỷ lệ sinh
Tỷ lệ chết
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Toàn thành phố
Năm 2001
15,73
3,02
12,71
Năm 2002
15,20
3,26
11,94
Năm 2003
15,07
3,20
11,87
Năm 2004
15,19
3,37
11,82
Năm 2005
15,20
3,40
11,80
Năm 2006
14,69
3,32
11,37
Năm 2007
15,29
3,33
11,96
Các quận năm 2007
Hải Châu
13,13
3,12
10,01
Thanh Khê
14,74
3,11
11,63
Sơn Trà
16,38
3,80
12,58
Ngũ Hành Sơn
15,72
3,46
12,26
Liên Chiểu
15,83
3,02
12,81
Cẩm Lệ
16,04
3,06
12,98
Các huyện năm 2007
Hòa Vang
17,73
3,93
13,80
(theo số liệu lấy từ Niên giám thống kê 2007 )
Và số liệu theo thống kê đến cuối năm 2007, dân số trung bình của Đà Nẵng là 806.744 người với tổng diện tích là 1257.3 km², mật độ dân số 641 người/km².
Thực trạng phát triển kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua với tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng. Xét cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành thì tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản đã giảm đều đặn từ mức 8,15% năm 2000 xuống còn 3,88% năm 2008; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đóng vai trò quan trọng, tăng nhanh trong thời kỳ đầu nhưng đã chậm lại, đạt mức 46,62% năm 2008; tỷ trọng dịch vụ giảm xuống trong thời kỳ đầu nhưng đã tăng lên trở lại trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng cao nhất là 49,5% năm 2008. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng nhân lực, tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố.
Bảng 4 : Cơ cấu kinh tế TP Đà Nẵng phân theo nhóm ngành (Đơn vị tính : %)
Năm
Tổng số
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2000
100
8,15
39,76
52,09
2001
100
7,73
41,66
50,62
2002
100
7,16
43,83
49,01
2003
100
6,71
47,39
45,91
2004
100
6,21
50,36
43,42
2005
100
6,01
51,61
42,38
2006
100
4,92
47,94
47,13
2007
100
4,60
46,97
48,44
2008
100
3,88
46,62
49.50
(Nguồn : Tập san phát triển kinh tế xã hội TP.ĐN tháng 1 năm 2009)
Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.388 tỷ đồng bằng 95,2% kế hoạch, tăng 17,6% so với năm 2007. Trong đó: Công nghiệp dân doanh có sự chuyển biến mạnh về giá trị và tốc độ tăng trưởng; giá trị sản xuất ước đạt 3.340 tỷ đồng, bằng 121,9% kế hoạch, tăng 68,8%; Công nghiệp trung ương ước tăng 6,5%; Công nghiệp quốc doanh địa phương ước đạt 270 tỷ đồng, bằng 112,5% kế hoạch; Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.260 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 37,6%.
UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành bằng nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp đẩy mạnh sản xuất như: Hỗ trợ lãi suất; cho vay vốn từ quỹ đầu tư thành phố; tổ chức gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kịp thời các thủ tục pháp l. trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức chưa thể khắc phục được ngay do một số ngành, sản phẩm tăng trưởng thấp hoặc giảm, khả năng cạnh tranh kém, nguồn lao động chưa đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó, giá cả nguyên nhiên liệu tăng cao, tỷ giá VNĐ/USD biến động không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, lãi suất vay ngân hàng đang ở mức cao… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất công nghiệp.
Dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 17.787 tỷ đồng, bằng 107,4% kế hoạch, tăng 20,04% so với năm 2007. Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc " kiềm chế lạm phát"; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường; tổ chức thành công nhiều Hội chợ Triển lãm trong nước và khu vực; tổ chức tốt nguồn hàng, các điểm bán lẻ, cung ứng đủ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường vào thời điểm giá gạo tăng cao... Chỉ số giá hàng hoá và tiêu dùng năm 2008 ước tăng 21,69% so với tháng 12/2007.
Hoạt động du lịch khởi sắc với nhiều sự kiện lớn, đặc biệt là Lễ hội pháo hoa quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Đà Nẵng, đã tạo cơ hội phát triển và tăng trưởng một số lĩnh vực dịch vụ. Trong năm có nhiều tour, tuyến du lịch mới được đưa vào hoạt động đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tổng khách du lịch ước đạt 1.269,1 ngàn lượt người, bằng 107,6% kế hoạch, tăng 10% so với năm 2007, trong đó khách quốc tế tăng 17%. Doanh thu du lịch ước đạt 810,9 tỷ đồng, bằng 108,1% kế hoạch, tăng 36%. Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư; hoạt động quảng bá du lịch được tăng cường; đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận và xúc tiến khai thác, khảo sát thị trường khu vực và quốc tế; du lịch đường biển tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng tiếp tục phát triển. Khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 690 triệu khách.km, bằng 100% kế hoạch năm 2008, tăng 15,9% so với năm 2007; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 2.380 triệu tấn.km, bằng 100% kế hoạch, tăng 7,5%.Tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trên toàn mạng đến cuối năm 2008 ước đạt mật độ 286,18 máy/100 dân, tăng 51% so với năm 2007, trong đó mật độ điện thoại cố định đạt 26,83 máy/100 dân, tăng 5,7%. Thuê bao Internet quy đổi ước khoảng 93.000 thuê bao, tăng 36,4%. Doanh thu bưu chính, viễn thông ước đạt 3.653,1 tỷ đồng, bằng 177,9% kế hoạch, tăng 32,1%; kim ngạch xuất khẩu phần mềm ước đạt 5,5 triệu USD, bằng 110% kế hoạch, tăng 12,05%. Tổng nguồn vốn hoạt động của ngành ngân hàng năm 2008 ước đạt 18.900 tỷ đồng, tăng 2,9% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 27.100 tỷ đồng, tăng 22%. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng tiếp tục phát triển có hiệu quả, đảm bảo tính an toàn hệ thống và đúng định hướng. Dư nợ tín dụng tiếp tục được mở rộng và tăng trưởng lành mạnh, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng lên góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp
Ước đạt 612,7 tỷ đồng, bằng 85,7% kế hoạch, giảm 6,4% so với năm 2007, trong đó: giá trị sản xuất thuỷ sản 411,8 tỷ đồng, bằng 85,6% kế hoạch, giảm 7,4% và giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp 200,9 tỷ đồng, bằng 85,6% kế hoạch.
Sản lượng khai thác hải sản ước đạt 39.580 tấn, bằng 95,5% kế hoạch, kết quả đạt thấp là do giá xăng tăng cao, thời tiết bất lợi, lượng tàu ra khơi ít (50-60%). Thành phố đã hỗ trợ ngư dân 32,96 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ xăng dầu của Chính phủ, tạo điều kiện và giải quyết một phần khó khăn cho ngư dân; do tác động của thời tiết, nên năng suất một số loại cây trồng giảm đáng kể.
Tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông dân, ước kinh phí ngân sách chi trả năm 2008 là 4,8 tỷ đồng. Tập trung nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, đáp ứng cơ bản nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Chủ động xây dựng phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
Hoạt động chăn nuôi từng bước được tổ chức lại theo phương thức công nghiệp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được ngăn chặn, không để xảy ra dịch bùng phát. Thành phố đã hỗ trợ trên 6 tỷ đồng cho hơn 2.000 hộ, cơ sở chăn nuôi trong các quận nội thành để chuyển đổi ngành nghề, di dời ra ngoại thành; đầu tư các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng; công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung chú trọng, đã huy động được nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, nhất là phòng chống cháy rừng.
Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội
Giáo dục và đào tạo
Tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp năm học 2007-2008; kết quả trung học phổ thông đạt 83,2%, tăng 6,9% so với năm học trước. Thành phố có 45 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, tăng 13,3% so với năm học trước, đạt thành tích 5 năm liền có học sinh tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế, đặc biệt, có một học sinh đạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế và một học sinh đạt Huy chương Bạc Olympic Tin học Quốc tế.
Trong năm thành phố đã đầu tư 93,15 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học, tăng 190% so với năm trước; năm học 2008-2009, dự kiến có 418 đơn vị, trường học, tăng 06 trường so với năm học trước.
Quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng; đã huy động 84,7% cháu 3-5 tuổi ra mẫu giáo, 100% cháu trong độ tuổi học tiểu học, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở và trên 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên các cấp được tăng cường, đến nay, toàn ngành giáo dục đào tạo có 100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học; 98,8% giáo viên trung học cơ sở... đạt chuẩn.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Năm 2008, tuyển mới hơn 29.000 học sinh nghề, bằng 100% kế hoạch.
Về Y tế
Duy trì tốt các hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống các loại dịch bệnh; chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận các kỹ thuật y tế hiện đại. Triển khai truyền thông dân số lồng ghép thực hiện dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tại các phường, xã. Tỷ lệ giảm sinh ước đạt 0,35%o. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ, trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được quan tâm thường xuyên và đều khắp tại 100% xã, phường.
Các hoạt động thể dục, thể thao
Được diễn ra sôi nổi với phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng, đạt tỷ lệ 21,3% dân số và 15,3% số hộ tham gia luyện tập TDTT, đạt kế hoạch được giao. Các môn thể thao thành tích cao như: cờ vua trẻ, cử tạ, bơi lội... được quan tâm đầu tư và đã đạt được kết quả khá tốt. Tổng số huy chương các loại đạt được ở giải toàn quốc, giải trẻ cả năm là 538 huy chương (193 HCV, 162 HCB, 183 HCĐ) vượt 138% kế hoạch về huy chương. Các phong trào ”toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng thành phố ”5 không” được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn, được các cấp, các ngành đoàn thể hưởng ứng, đã đạt trên 88% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn ”Gia đình văn hóa”, 72% số thôn, 58% khối phố đạt tiêu chuẩn thôn, khối phố văn hóa.
Đến nay, thành phố có 274 Câu lạc bộ thể dục – thể thao và hơn 100 câu lạc bộ thể hình, võ thuật ngoài công lập. Từ thành phố đến xã, phường, các phong trào vui – khỏe trong cộng đồng luôn được quan tâm tổ chức.
Lĩnh vực văn hóa thông tin
Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị, đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân. Hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc tiếp tục được triển khai; hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được củng cố; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá thông tin được tăng cường, thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đẩy mạnh tuyên truyền Luật bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình, lồng ghép vào các hoạt động kinh tế xã hội; duy trì kết quả xóa mù chữ cho 100% phụ nữ dưới 40 tuổi. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ nữ được bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn. Quan tâm đến các đối tượng là phụ nữ nghèo.
Các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Công tác giảm nghèo được quan tâm, huy động được sự ủng hộ, tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí 2.942 triệu đồng. Ước năm 2008 giảm được 2.219 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ giảm còn 1% và giảm 3.466 hộ nghèo theo chuẩn thành phố, tỷ lệ giảm còn 1,96% tổng số hộ.
Tăng cường kiểm tra, rà soát, quản l. các đối tượng lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang, người nghiện ma túy và mại dâm. Triển khai đợt cao điểm phòng chống ma túy, phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy... Tiếp tục thực hiện công tác quản lý cai nghiện bắt buộc và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai, góp phần giữ vững mục tiêu “Không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng”.
Phong trào xây dựng “Nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” tiếp tục được triển khai, lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tại 100% khu dân cư và được chú trọng về chất lượng. Năm 2008 tỷ lệ gia đình văn hoá ước đạt 88%, tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá là 58%.
Về lao động - thương binh - xã hội
Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện Đề án “có việc làm” cho người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố. Tổ chức tốt các phiên Chợ việc làm định kỳ, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm; kết quả năm 2008 ước giải quyết cho 34.000 lao động, đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,9%.
Tổ chức thành công Chợ tuyển sinh học nghề lần thứ 1 năm học 2008-2009 với trên 20 cơ sở dạy nghề, 2.000 người tham gia và gần 700 người đăng ký tuyển sinh học nghề.
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức hội thi Tay nghề giỏi các cấp và hỗ trợ 3 tỷ đồng cho đào tạo nghề miễn phí. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 43% (2007: 41%), trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 30,5% lên 33%.
Tiếp tục thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đảm bảo mức phụng dưỡng từ 500.000 đồng/tháng trở lên đối với các Mẹ Việt Nam anh hùng. Tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 120 đối tượng, gia đình chính sách, với tổng trị giá 60 triệu đồng. Xây dựng 20 nhà tình nghĩa, kinh phí gần 500 triệu đồng và sửa chữa 250 nhà, kinh phí thực hiện 2,5 tỷ đồng, đảm bảo 100% gia đình chính sách của thành phố có nhà ở ổn định.
Thường xuyên quan tâm chăm lo các đối tượng trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật và nhiễm chất độc da cam... Quỹ bảo trợ trẻ em thành phố đã vận động hỗ trợ chương trình vì trẻ em với kinh phí hơn 500 triệu đồng.
Hoạt động khoa học công nghệ
Thành phố đã chủ động phối hợp các đơn vị nghiên cứu của trung ương, các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng các đề tài khoa học mang tính ứng dụng cao và thiết thực với sản xuất và đời sống; Công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đo lường chất lượng được tăng cường; thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, các chợ, siêu thị trong thành phố.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vào việc xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, với hơn 140 đề tài, dự án cấp thành phố được triển khai thực hiện.
Năng lực và trình độ công nghệ đã có chuyển biến khá, trong 15 ngành thì thành phố có 3 ngành đạt mức trung bình tiên tiến, 10 ngành đạt mức trung bình và 2 ngành ở lạc hậu. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tăng về số lượng, theo số liệu điều tra mới nhất trên địa bàn thành phố có khoảng 1.700 cán bộ có trình độ trên đại học, trong đó có 222 cán bộ có học vị tiến sĩ. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng dần hàng năm. Tổng đầu tư từ ngân sách cho khoa học công nghệ là 26.016 triệu đồng.
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Quy mô và tốc độ tăng trưởng (từ 2000 đến nay)
Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành khác đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 12% trong tổng số lao động có việc làm trong năm 2008 so với mức 33% năm 1997, lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng từ 29,8% lên 32%, lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng từ 37,2% lên 56% năm 2008. Việc chuyển đổi cơ cấu lao động là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động xã hội nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là của ngành dịch vụ; việc đa dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm hàng vạn lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ở cả thành thị và nông thôn..
Bảng 5 : Quy mô lực lượng lao động và cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế ở ĐN (2000-2008)
Lực lượng lao động (người)
Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo ngành (%)
Thủy sản, nông, lâm
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
2000
330.827
30,21
31,83
37,96
2001
338.500
24,71
35,02
40,27
2002
348.997
27,89
34,50
37,61
2003
355.820
25,82
38,91
35,28
2004
370.978
24,12
39,06
36,82
2005
386.487
19,39
38,14
42,47
2006
387.277
12,95
31,25
55,80
2007
399.550
10,08
31,69
58,21
2008
407.680
12
32
56
( Nguồn : Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997 – 2007, Điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp 2007, tập san phát triển kinh tế xã hội tháng 1- 2009)
Năm 2000, lực lượng lao động có 330.827 người, chiếm 46,9% dân số. Năm 2008 có 407.680 người, chiếm 49,57% dân số. Trong 8 năm 2000 – 2008, lực lượng lao động tăng lên hơn 75 ngàn người, bình quân tăng 2,57% ( cả nước tăng 2,5% ), so với bình quân dân số, thì mức tăng lực lượng lao động như vậy là khá cao.
Ở các khu công nghiệp (KCN): Tính đến tháng 9/2008, trong các KCN trên địa bàn Thành phố đã có tổng cộng 193 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 8.224,6 tỷ đồng. Số lượng lao động làm việc trong các KCN tăng nhanh hàng năm. Năm 2003 có 28.185 lao động, đến năm 2007 tăng lên 42.310 lao động (gấp 1,5 lần), trong đó lao động nhập cư chiếm tỉ lệ 43,92%, lao động nữ chiếm gần 81,2%.
Bảng 6 : Quy mô lao động trong các Khu công nghiệp (đơn vị : người)
TT
Tên KCN
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
LĐ ngoại tỉnh
Số lượng
LĐ ngoại tỉnh
Số lượng
LĐ ngoại tỉnh
Số lượng
LĐ ngoại tỉnh
Số lượng
LĐ ngoại tỉnh
1
Hòa Khánh
17.590
8.619
21.577
10.681
23.145
11.429
25.771
12.346
27.411
13.179
2
Liên Chiểu
2.076
490
2.101
486
1.790
407
2.164
479
2.159
573
3
Đà Nẵng
6.134
2.006
4.703
1.507
4.989
1.580
5.095
1.589
6.249
2.106
4
Hòa Cầm
1.851
799
2.513
1.046
3.577
1.741
4.527
1.792
4.613
1.664
5
DVTS ĐNẵng
534
321
885
543
1.720
1.075
1.710
919
1.878
1.062
Tổng
28.185
12.235
31.779
14.262
35.221
16.232
39.267
17.125
42.310
18.584
(Nguồn : Tập san phát triển kinh tế xã hội ĐN tháng 1 năm 2009)
Lực lượng lao động nhìn chung có tuổi đời trẻ, độ tuổi bình quân 26,9; trong đó độ tuổi 20 -30 chiếm tỉ ._.nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Sớm hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nghề đến năm 2010, làm cơ sở để phát triển hoạt động đào tạo nghề của địa phương.
Triển khai thực hiện đề án xã hội hoá hoạt động dạy nghề đến năm 2010, xây dựng trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng trở thành trường dạy nghề chất lượng cao.
Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sỏ dạy nghề tập trung cho đối tượng là con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách, có công cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc ít người, lao động thuộc dạng chỉnh trang đô thị, nông dân không còn đất sản xuất.
Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với các yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Phấn đấu giai đoạn 2006-2010 đào tạo nghề cho khoảng 105.000 lao động. bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 20.000-21.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 37%. Trong đó ngành công nghiệp đạt 20%, ngành nông nghiệp đạt 7%, thương mại dich vụ đạt 10%.
Đối với mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo
Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng chương trình, nội dung đào tạo đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển và biến đổi của kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, các chương trình, nội dung đào tạo còn độc lập với nhau, thiếu tính liên thông giữa các bậc học, cấp học. Điều này dẫn đến thực trạng: Học nhiều nhưng kiến thức mới không được bao nhiêu, kiến thức chưa đáp ứng tương đương trình độ, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng càng thấp gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Giáo dục của thế giới trong thế kỷ 21 đang thực hiện 4 mục tiêu cơ bản cho người học là: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Do vậy mô hình nhà trường hiện đại phải tổ chức dạy học với phương pháp tiên tiến đảm bảo cho học sinh lĩnh hội và thực thi 6 bậc thanh tri thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nhà trường áp dụng phương pháp dạy học hướng về người học và nội dung dạy theo hướng tích hợp,ít môn học nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Đối với các trường dạy nghề và cơ sở đào tạo nghề nghiệp, việc đổi mới, hiên đại hoá chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh. Xây dựng chương trình theo module, chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đổi mới và hiện đại hoá theo phương pháp dạy và học, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, tăng tính chủ động, tích cực của học sinh. Tăng cường hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo và sơ sở sản xuất, kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã lựa chọn phương pháp phân tích nghề theo nguyên tắc DACUM để xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động. Theo phương pháp phân tích nghề, nhà trường cần quan hệ chặt chẽ với cơ sở sản xuất và người lao động để nghiên cứu khảo sát thực tế những nhiệm vụ, công việc và các bước mà người công nhân kỹ thuật đang làm nhằm xây dựng chương trình theo module môn học để sau khi tốt nghiệp học sinh vào làm việc tại các cơ sở sản xuất không phải bỡ ngỡ giữa kiến thức, kỹ năng ở trường so với kỹ năng thực hành nghề.
Thực hiện phương thức đào tạo liên thông theo cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ gắn với công tác giám định, kiểm định chất lượng đào tạo...có như vậy mới tạo nhiều con đường để người lao động đến với các cấp bậc cao hơn, được học suốt đời, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.
Xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế
Hiện nay hầu hết các cơ sở đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo các bậc chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều lúng túng trong việc xác định cơ cấu ngành nghề, số lượng đào tạo còn chịu điều tiết mạnh của cơ chế thị trường và nhu cầu của người học, chưa gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế dẫn đến một số ngành nghề đào tạo thừa về số lượng, trong khi đó một số ngành nghề xã hội đang cần thì số lượng đào tạo ít do không có người theo học (qua 18 phiên chợ việc làm cho thấy số lao động được đào tạo cao đẳng đại học và trung học chuyên nghiệp có nhu cầu việc làm nhiều gấp 1,5 lần với nhu cầu nhà tuyển dụng, trong khi đó nhu cầu nhà tuyển dụng về công nhân kỹ thuật chỉ đáp ứng được 34%), kết quả là số lượng lao động kỹ thuật trong xã hội thiếu trong khi nhiều lao động được đào tạo trong các ngành khác lại thừa, không có việc làm gây lãng phí lớn cho xã hội. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố đến 2010 đã được Chính phủ phê duyệt thì cơ cấu kinh tế của thành phố là công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - thuỷ sản nông lâm, theo đó cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố đến năm 2010 là công nghiệp xây dựng 38-40% ( hiện nay là 31,25%) dịch vụ 48-52% (hiện nay 55,7%), thuỷ sản nông lâm 10-12% (hiện nay 12,95%).
Dự báo đến 2020 cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ công nghiệp và thuỷ sản nông lâm nghiệp, theo đó dự báo cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế dịch vụ chiếm khoảng 50-55%, công nghệ xây dựng 40-45%, còn lại là thuỷ sản nông lâm. Vì vậy để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải căn cứ vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế xã hội dài hạn và xây dựng chiến lược đào tạo của đơn vị mình đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng để phục vụ sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay các trường đã mạnh dạn và nhanh chóng chuyển hướng, tiến hành đào tạo những ngành mà nền kinh tế có nhu cầu lớn, như quản trị kinh doanh, kinh doanh du lịch, ngân hàng, tin học, công nghệ phần mềm, cơ khí giao thông, cầu đường......Trong thời gian tới các cơ sở đào tạo cần có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các nhà sử dụng, để nắm được nhu cầu về số lượng, ngành nghề ,cấp độ đào tạo cần sử dụng để có kế hoạch đào tạo sát với nhu cầu phát triển của xã hội và nhà sử dụng, đào tạo đón đầu cho một số ngành kinh tế dự báo là sẽ phát triển từ nay đến 2020 của thành phố Đà Nẵng như cơ khí đóng tàu, công nghệ điện tử viễn thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học, dịch vụ tài chính ...
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Ở Việt Nam những năm gần đây, tốc độ phát triển quy mô giáo dục tăng dẫn đến tình trạng số giờ giảng dạy của giảng viên khá cao, có trường hợp lên tới 800-1000 giờ/năm. Như vậy nhiều giảng viên không còn thời gian tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Mặc khác đội ngũ giảng viên, giáo viên của thành phố còn mỏng và thấp so với quy định, tỷ lệ giáo viên/học sinh của các trường trung học chuyên nghiệp là 1/28, dạy nghề là 1/22 trong khi đó tỉ lệ quy định là 1/15.
Việc rèn luyện về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo chưa được chú trọng đúng mức. Một bộ phận giáo viên, giảng viên còn có những biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
Để khắc phục những hạn chế của đội ngũ giáo viên, những năm qua việc đào tạo các loại hình giáo viên đã được mở rộng. Việc bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên cũng được chú trọng. Mô hình đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới đã được xây dựng theo cách tiếp cận đa hệ, đa cấp, đa môn để tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt của giáo viên đáp ứng yêu cầu đa dạng, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa bàn. Việc phát triển mạng lưới các khoa sư phạm, các trung tâm sư phạm cho giáo viên đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong thời gian đến cần:
Thực hiện tổng rà soát chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp, các bậc đại học, đánh giá đúng thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thực chất và nguyên nhân. Trên cơ sở đó có những giải phấp phù hợp để tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện trong việc xây dựng và phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá, đủ số lượng, đảm bảo về năng lực chuyên môn, chú trọng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ.
Kết hợp đào tạo và bồi dưỡng, tuyển dụng và sàng lọc, bổ nhiệm và luân chuyển, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị và nghiệp vụ sư phạm.
Đảm bảo tỉ lệ giáo viên 1 giáo viên trên 15 học sinh, tiếp tục mở các bồi dưỡng nghiệp vụ sư phậm cho các giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn, phân đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn sư phạm. Những năm tiếp theo có kế hoạch tăng tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ sư phạm bậc II, đến 2020 có 30% trở lên giáo viên các trường dạy nghề có trình độ đại học. Thường xuyên cập nhập kiến thức, công nghệ mới cho giáo viên đang giảng dạy, có thể gửi đi đào tạo trong nước hoặc nước ngoài theo các chương trình hợp tác đào tạo. Có chính sách đãi ngộ giáo viên dạy nghề như phụ cấp độc hại, phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thu hút.. ..nhằm tạo ra đội ngũ giáo viên giỏi cả về lý thuyết lẫn thực hành, tâm huyết với nghề nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong đào tạo
Tăng cường sự hợp tác trong và ngoài nước với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm tranh thủ sự giúp, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Phải đặt mục tiêu đào tạo của trường là đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của toàn xã hội, nghĩa là đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh tế chứ không phải chỉ đào tạo và sử dụng trong khu vực nhà nước. Trong thời gian tới, việc đào tạo theo địa chỉ chắc chắn sẽ trở thành xu hướng, doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho trường nghề để có những sản phẩm phù hợp chứ không để bị động như thời gian qua. Vì vậy cần thúc đẩy nhanh biện pháp đào tạo theo địa chỉ bằng cách kết hợp với nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đào tạo theo đơn đặt hàng . Doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo cần tăng cường hợp tác trong việc xây dựng chương trình đào tạo, cử chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các trường, tạo môi trường thực tập thuận lợi cho học sinh.
Tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý đào tạo, cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động để có thể thông tin kịp thời về yêu cầu, chất lượng tay nghề. Chú trọng thực hành trên các công nghệ tiến tiến và hiện đại nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đảm bảo tỉ lệ đào tạo lý thuyết và thực hành, đối với cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để học viên tiếp cận được với thiết bị công nghệ đang sử dụng, để khi ra trường có thể làm việc được ngay trên thiết bị công nghệ hiện có, hạn chế thời gian phải đào tạo lại như hiện nay.
Đối với đơn vị sử dụng lao động
Bố trí, sử dụng, hợp lý lực lượng lao động đã qua đào tạo và thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng cho lực lượng lao động, đặc biệt là cán bộ, quản lý.
Điều quan trọng và quyết định hơn cả vẫn là chính sách “dụng người”. Theo kết quả điều tra do Bộ Lao động – Thương binh xã hội thực hiện năm 2005, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được đánh giá là biết dùng người nhất, tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Kết quả khảo sát lại 500 doanh nghiệp (cả 3 miền Bắc, miền Nam, Trung) cho thấy trong khi cứ mỗi lao động trong doanh nghiệp FDI sinh lợi cho doanh nghiệp 25,1 triệu đồng /1năm, thì con số này doanh nghiệp là 8 triệu đồng và doanh nghiệp tư nhân là 5,1 triệu đồng. Cũng theo phân tích, 1 dồng tiền lương tạo ra 1,1 đồng lợi nhuận tại khối doanh nghiệp FDI, trong khi chỉ tạo ra 0,5 đồng trong khối doanh nghiệp tư nhân và 0,3 đồng trong khối doanh nghiệp nhà nước.
Hiệu quả đến từ chính sách tuyển dụng và quản trị nhân sự chuyên nghiệp, đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia tư vấn và nhà tuyển dụng hàng đầu của Việt Nam, trong các doanh nghiệp FDI cách thức tuyển dụng của họ không phải là chọn được người vừa mắt với người chủ doanh nghiệp mà là người thích hợp và có khả năng đảm đương tốt từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, họ đã chọn những nhân viên và cán bộ quản lý năng động, đủ năng lực để làm việc. Bằng chế độ đãi ngộ xứng đáng (lương, thưởng, phúc lợi và cơ hội đào tạo, thăng tiến), các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng trả lương cao cho nhân viên, nhưng đó không phải là cách để thu hút những người năng động, vì ở các doanh nghiệp tư nhân, nhân viên có ít cơ hội đào tạo, nâng cao trình độ. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta chưa ý thức được hết điều này. Để có được sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh được trên thị trường, doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng.
Như vậy, một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên việc. Đánh giá đúng năng lực từng cá nhân, đặt họ vào đúng vị trí là một thách thức đối với người quản trị. Muốn làm được thì phải hiểu nhân viên, phải biết họ đang làm gì, họ dang suy nghĩ điều gì và liệu những điều đó có phù hợp với định hướng phát triển hay không.
Bố trí sử dụng đội ngũ lao động đúng năng lực, sở trường để họ phát huy được trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của mình một cách hiệu quả nhất. Kết hợp hài hoà giữa việc ưu tiên sử dụng con em gia đình có công cách mạng với việc phát huy và sử dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ và giữ được đội ngũ lao động giỏi... là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay của thành phố.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và việc Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi người lao động trong tất cả các ngành, các lĩnh vực phải không ngừng học tập để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo của đơn vị và thông qua chuyển giao công nghệ để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để có thể làm chủ được thiết bị công nghệ mới.
Giải quyết việc làm sau đào tạo nghề
Phát triển kinh tế để tạo việc làm
Thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách của Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường đàu tư thông thoáng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải quyết nhiều việc làm như dệt, may mặc, giày da, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ phần mềm..và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm trong chương trình đầu tư phát triển công nghiệp để đưa vào khai thác. Chú trọng giải quyết viêc làm từ các doanh nghiệp đã hoạt động trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ: tài chính-tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán... để thu hút đầu tư vào ngành thương mại - dịch vụ; xúc tiến triển khai các dự án phát triển du lịch - dịch vụ trong chương trình tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, đẩy mạnh chế biến thuỷ sản xuất khẩu, phát triển khai thác hải sản xa bờ, đầu tư các dịch vụ hỗ trợ nghề cá, phát triển nuôi tròng thuỷ sản theo hướng công nghiệp, xây dựng và hình thành các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Xây dựng các trung tâm thương mại thuỷ sản, phát triển chăn nuôi công nghiệp, khu giết mổ tập trung, hình thành trung tâm mua bán hàng nông sản, đầu tư khoa học công nghệ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ...đẩy mạnh các chương trình khuyến khích nông – ngư, giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng việc làm đối với nông dân, ngư dân cùng di dời.
Trong 5 năm (2006-2010): cơ cấu lao động vào năm 2010 là: công nghiệp xây dựng 40%, thương mại –dịch vụ 46%, thuỷ sản nông lâm 14%.
Công nghiệp-xây dựng: tạo việc làm cho 50.000 lao động, trung bình 10.000 người/năm.
Thương mại-dịch vụ: tạo việc làm cho 56.000 lao động, trung bình 11.000 người/năm.
Thuỷ sản nông lâm: tạo việc làm cho 24.000 lao động, trung bình 2.800 người/năm.
Cho vay vốn để hỗ trợ việc làm
Tiếp tục triển khai hoạt động cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người thất nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động.
Thực hiện lồng ghép các hoạt động của đề án này với đề án giảm nghèo, đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho đối tượng thuộc diện di dời chỉnh trang đô thị để huy động nhiều nguồn lực vào giải quyết việc làm.
Trong 5 năm (2002-2010) hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm cho đối tượng di dời sẽ hỗ trợ tạo việc làm cho 25.000 - 30.000 lao động, bình quân mỗi năm 5.000-6.000 người.
Vay vốn giải quyết việc làm: hỗ trợ tạo việc làm cho 10.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết được việc làm cho 2.000 người.
Cho vay vốn đối tượng di dời giải tỏa: hỗ trợ tạo việc làm cho 5.000 lao động, bình quân 1.000 người trên 1 năm.
Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, tạo việc làm cho 15.000 lao động, bình quân 3.000 người/năm.
Hình thành quỹ hỗ trợ việc làm cho thành phố:
Nguồn hình thành: từ ngân sách thành phố cấp hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp.
Mục dích sử dụng: Quỹ được sử dụng hỗ trợ cho các địa phương, ngành và các đoàn thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm tìm việc.
Xuất khẩu lao động
Cần quan tâm đào tạo cho lao động xuất khẩu những kỹ năng nghề căn bản và cần thiết đáp ứng thị trường lao động quốc tế. Đó là những kiến thức và chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, phong thái làm việc và tác phong công nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của lao động trong nước.
Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, hạn chế đưa lao động sang các thị trường có nhiều rủi ro, chú trọng phát triển thị trường ở các nước có nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trước mắt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu lao động, tổ chức tư vấn trực tiếp và đưa lao động đi xuất khẩu nhằm hạn chế hoạt động “cò” trong xuất khẩu lao động mang tính lừa đảo. Phải thường xuyên theo dõi, giám sát và chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp xuất khẩu lao động có đủ khả năng dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng. Chấn chỉnh những sai xót, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng để tạo nguồn lao động,khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu lao động. Thông tin về xuất khẩu lao động phải được cập nhập thường xuyên và minh bạch cho từng đối tượng, người lao động phải thực sự sáng suốt trong đăng ký xuất khẩu.
Triển khai thực hiện thí điểm tuyển chọn học sinh đang học nghề tại các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố đưa sang làm việc tại Hàn Quốc theo thoả thuận của bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc. Chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với các trường, các địa phương triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, khuyến khích người lao động của thành phố đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Các giải pháp thu hút đội ngũ trí thức
Có các chính sách đãi ngộ cụ thể và hợp lý để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động lành nghề cho các ngành của thành phố.
Trong chính sách thu hút nhân tài, nên quan tâm hơn đến việc bố trí công tác phù hợp và môi trường, điều kiện làm việc tốt để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, phát huy năng lực sáng tạo. Đồng thời, cần chú ý tạo ra sự đồng bộ giữa đãi sĩ (đãi ngộ xứng đáng để sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại chỗ) và chiêu hiền (tăng cường hấp lực để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ từ nơi khác đến).
Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về thành phố làm việc. Chú trọng việc mời chuyên gia giỏi về các ngành nghề, các lĩnh vực. Duy trì thường xuyên hàng năm Hội thi tài năng trẻ không chuyên của thành phố nhằm phát hiện học sinh giỏi và có chính sách bồi dưỡng đào tạo để cung cấp nguồn lực cho thành phố.
Giải pháp phát triển làng nghề
Phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn như : dệt chiếu (Cẩm Nê), đan mây tre (Yến Nê), nón lá (La Bông)…nhằm giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn. Chuyển đổi từ chỗ sử dụng lao động thủ công sang cơ giới là phổ biến, chuyển mạnh sang sản xuất thực phẩm theo vùng chuyên canh, thâm canh trên cơ sở áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, để tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2010 hình thành một số vùng chuyên canh đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu đồng/ha canh tác/năm. Khuyến khích dạy các nghề : trồng trọt, chăn nuôi, phổ biến các kiến thức về y tế, vệ sinh phòng dịch…cho nông dân. Phấn đấu đến năm 2010, hàng thủy sản chế biến đạt khoảng 200 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động mang tính chuyên nghiệp đối với các lao động làng nghề, nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp để phát triển sản phẩm, tạo mẫu mã mới, cung cấp sản phẩm cho thị trường một cách ổn định, giúp người lao động có việc làm thường xuyên.
Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; triển khai áp dụng nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tạo điều kiện tăng năng suất lao động; nghiên cứu sản phẩm mới, tăng cường và cải tiến bao bì, mẫu mã v.v…; chú ý việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống nhất là các sản phẩm đặc hữu và tìm kiếm thị trường cho làng nghề truyền thống, địa bàn có nghề thủ công thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
Chủ động tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của làng nghề, nghề thủ công tại các trung tâm thương mại, các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh.
Đẩy mạnh phát triển làng nghề theo hướng mở rộng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đá Non Nước, có biện pháp hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn:
Quy hoạch và đầu tư hạ tầng khu sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước tại Đông Hải - Hoà Hải, nhằm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư và tổ chức sắp xếp lại các quầy bán hàng mỹ nghệ khu vực Non Nước theo hướng văn minh, nâng cao chất lượng phục vụ.
Xây dựng và phát triển làng nghề nông thôn trên cơ sở rà soát để có biện pháp khôi phục lại một số nghề truyền thống có triển vọng và tích cực du nhập phát triển nghề mới.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển làng nghề giải quyết được nhiều lao động trong nông thôn.
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn là giải pháp quan trọng, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy đô thị hoá nông thôn:
Qui hoạch và phát triển 3- 4 cụm công nghiệp vừa và nhỏ từ nay đến năm 2010 trên địa bàn các xã vùng Tây của huyện Hoà vang, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Qui hoạch và đầu tư xây dựng các chợ theo hướng đa chợ, đa cấp với các hệ thống dịch vụ đa dạng, chú trọng xây dựng chợ đầu mối nông sản của Đà Nẵng và qui hoạch phát triển các khu đô thị trong nông thôn.
Từ nay đến năm 2010 hoàn thành công tác qui hoạch phát triển hệ thống chợ, các khu đô thị trong nông thôn và đầu tư xây dựng, nâng cấp một số chợ, một số khu đô thị vùng nông thôn trọng điểm.
Đầu tư phát triển một số điểm du lịch sinh thái, làng quê.
Ngoài khu du lịch Bà Nà, tiến hành qui hoạch và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các điểm du lịch trên sông, suối, hồ, khu di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng, làng nghề, sinh thái...
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm : thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển và tác động đến toàn bộ đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp hóa trước đây đã chỉ ra rằng phần lớn thành quả quá trình phát triển không phải là nhờ tăng vốn mà là nhờ những hoàn thiện trong năng lực của con người, sự tinh thông, bí quyết nghề nghiệp và quản lý. Khác với đầu tư cho phát triển các lĩnh vực và tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và đến toàn xã hội nói chung. Nhận định trên càng đúng trong điều kiện hiện nay, khi thế giới ngày càng quan tâm nhiều đến nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, mà yếu tố ngày càng chiếm vị trí quan trọng là con người.
Không những vậy, tăng trưởng kinh tế nếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẽ có giới hạn và không bền vững. Nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn bị khống chế về mặt sinh thái. Hơn nữa giá trị nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế thường là thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cao cấp được chế biến bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, nên khó có thể duy trì được sự liên tục tăng trưởng cao. Vì lẽ đó, nhiều nước quan tâm tới những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng bằng đổi mới và phát triển công nghệ để có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng chế biến cao. Cách này có hiệu quả và bền vững vì nó cho phép nâng cao hiệu ích sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ bậc cao. Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng, tri thức là nguồn tài nguyên đặc biệt và quý giá nhất trong mọi tài nguyên. Ưu điểm của nó là nằm ngay trong bản thân con người, không bị giới hạn như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển, đó là đòi hỏi cấp bách, khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và cũng là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thì nguồn nhân lực chất lượng cao hơn bao giờ hết đang là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước, xã hội. Việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề tất yếu của các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Chất lượng lao động thấp có tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong khi đó, với lực lượng lao động giản đơn quá lớn sẽ tạo áp lực rất cao cho vấn đề giải quyết việc làm. Một bộ phận lớn lao động ở các khu vực mới đô thị hóa, lao động chuyển dịch từ nông thôn không có tay nghề, lại thiếu cả ý thức tác phong, thái độ làm việc…càng làm cho mâu thuẫn giữa “thừa” và “thiếu” thêm gay gắt.
Thành phố Đà Nẵng đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thực sự phát huy vai trò vị trí là một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ, trung tâm bưu chính – viễn thông và tài chính – ngân hàng, một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung, thành phố Đà Nẵng cần phải đẩy nhanh tiến độ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó vấn đề đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược, vừa cấp bách vừa lâu dài là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả các ngành các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội (Nhà xuất bản thống kê Hà Nội).
Giáo trình dự báo phát triển kinh tế xã hội(Nhà xuất bản thống kê hà Nội)
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020(của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng).
Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997 – 2007(của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng).
Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010(của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng).
Các báo cáo niên giám thống kê từ năm 2000-2006 của Cục thống kê Đà Nẵng.
Tập san phát triển kinh tế xã hội ĐN tháng 1 năm 2009(Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng).
Thông tin kinh tế xã hội Việt Nam tháng 1 năm 2009(Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng, 2009)
Tài liệu hướng dẫn lồng ghép biến dân số(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2004).
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2514.doc