Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đồng nghĩa phải chấp nhận luật chơi mới, chấp nhận một sân chơi mới rộng lớn trên tầm quốc tế với những cơ hội mới, thách thức mới. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta chú trọng tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu về thương mại quốc tế và các kế hoạch về thương mại quốc tế cho cả giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch cho từng năm

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là cần thiết. Đây là kế hoạch biện pháp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hướng hoạt động thương mại quốc tế theo các mục tiêu xác định trước, đưa ra các giải pháp chính sách cần thiết để phát triển hoạt động thương mại quốc tế, để tận dụng các cơ hội, hạn chế và chủ động đối mặt với các thách thức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhóm 8 xin đưa ra một cái nhìn tổng quát về hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong thời gian vừa qua và so sánh với các mục tiêu trong các bản kế hoạch 2006-2010 và bản kế hoạch hàng năm để thấy rõ khả năng thực hiện kế hoạch, phân tích các nguyên nhân tác động đến các hoạt động thương mại quốc tế và từ đó đưa ra một số giả pháp cho những năm tiếp theo. Nhóm 8 xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Ngô Thắng Lợi, và các thầy cô giáo trong khoa, cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên của hai lớp Kế Hoạch A & B Nhóm 8_ Kế Hoạch 47A Chương I : Lý luận chung về thương mại quốc tế I. Thương mại quốc tế. 1. Khái niệm : Quan hệ thương mại quốc tế là mối quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá (hàng hoá hữu hình và hàng hoá dịch vụ ) giữa một nước với phần còn lại của thế giới. 2. Thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế : Với nhiều nước đang phát triển, hoạt động ngoại thương trở thành nguồn tích luỹ vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. Hoạt động ngoại thương tạo điều kiện xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước, qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận, hoạt động dịch vụ nhỏ bé, lạc hậu. Phát triển ngoại thương sẽ thúc đẩy các mối liên kết ngược và xuôi giữa các ngành, sự phát triển các ngành trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Sau đó khi tích luỹ được nâng cao, các sản phẩm thô vốn sử dụng cho xuất khẩu lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của các ngành này lại thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc sản xuất sản phẩm làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường trong nước. Do đó các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuât quy mô lớn. Mặt khác thông qua hoạt động ngoại thương sẽ nhập khẩu được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại , phương pháp quản lý khoa học. Những người lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý. 3. Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại quốc tế : Chính sách tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi đơn vị tiền tệ của nước này sang đơn vị tiền tệ của nước khác, tỷ giá này phản ánh giá trị đồng tiền một nước so với giá trị đồng ngoại tệ trong từng thời kỳ nhất định. Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh đến hoạt động ngoại thương, khi đồng tiền trong nước giảm giá thì hàng hoá nhập khẩu vào nước tính theo đồng tiền trong nước sẽ đắt đỏ hơn, trái lại hàng hoá xuất khẩu sang nước khác tính theo giá cả của đồng tiền nước ngoài sẽ giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá và có tác dụng hạn chế nhập khẩu. Và ngược lại khi đồng tiền trong nước tăng giá. Có ba phương thức xác định tỷ giá hối đoái: Nhà nước quản lý, thả nổi tự do và thả nổi có quản lý. Ở những nước áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước thường trực tiếp xác định tỷ giá hối đoái và hoạt động ngoại thương do nhà nước độc quyền. Nghiệp vụ xuất - nhập khẩu do các công ty quốc doanh đảm nhận, các công ty này chỉ chịu trách nhiệm đối với kế hoạch nhà nước, chỉ lo hoàn thành chỉ tiêu về khối lượng hàng hoá xuất - nhập khẩu , còn lãi do nhà nước thu, lỗ do nhà nước chịu. Trong điều kiện này tỷ giá thường ít có tác động đối với việc điều tiết hoạt động ngoại thương. Tỷ giá thả nổi tự do là tỷ giá hoàn toàn do cung cầu trên thị trường tự do quyết định, không có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ. Trong chế độ tỷ giá này, chính phủ để cho thị trường ngọai hối quyết định giá trị đồng tiền trong nước. Trên thực tế ít nước để cho đồng tiền của mình thả nổi tự do, khi chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để tác động đến tỷ giá hối đoái thì việc hình thành tỷ giá này gọi là tỷ giá thả nổi có quản lý . Việc can thiệp của chính phủ có thể bằng mua hoặc bán các đồng ngoại tệ hoặc bằng các biện pháp kiểm soát thị trường ngoại hối. Mức độ tác động điều tiết của tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và mức độ mở cửa của nền kinh tế. Chính sách thuế quan và phi thuế quan: Việc sử dụng công cụ thuế bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phục vụ cho hoạt động ngoại thương và sản xuất trong nước được gọi là thuế bảo hộ. Đó là việc đánh thuế cao vào những hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh với hàng trong nướ . Hình thức này được sử dụng khi các nước áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nước đang phát triển thực hiện việc thay thế nhập khẩu có điều kiện, tức là bảo hộ hàng sản xuất trong nước với những thời gian nhất định, tạo điều kiện cho những ngành hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, sau đó sẽ tiến hành xuất khẩu. Thuế xuất khẩu thường hướng tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Do đó trong thời kỳ đầu xuất khẩu các sản phẩm thường chịu thuế suất thấp. Hạn ngạch là hình thức hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu, đây là những hạn mức do nhà nước trực tiếp quyết định. Về nhập khẩu, ngoài những mặt hàng cấm nhập khẩu tương ứng với những mặt hàng cấm xuất khẩu Việt Nam còn cấm nhập khẩu những sản phẩm văn hoá đồ truỵ, phản động, đồ chơi có tác động xấu đến giáo dục, các loại, pháo các loại, hàng tiêu dùng và vật tư, thiết bị đã qua sử dụng, hạn ngạch nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chỉ còn áp dụng với xăng, dầu, nhiên liệu . Bên cạnh chính sách thuế và hạn ngạch, hiện nay chính phủ Việt Nam còn sử dụng một loạt các chính sách hỗ trợ khác để thúc đẩy xuất khẩu như ưu đãi tín dụng, trợ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận với thông tin thương mại quốc tế , đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại cho cán bộ xuất - nhập khẩu … II. Kế hoạch thương mại quốc tế. 1. Kế hoạch thương mại quốc tế và nội dung: Kế hoạch thương mại quốc tế là kế hoạch biện pháp, nó hướng hoạt động thương mại quốc tế theo các nội dung đã xác định trước và đưa ra các giải pháp cần thiết để phát triển hoạt động thương mại quốc tế. Kế hoạch thương mại quốc tế gồm các nội dung sau: Định hướng phát triển thương mại quốc tế: Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu: để tránh lệ thuộc vào nước ngoài các nước đang phát triển phải tiến tới sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu khác. Ban đầu sản xuất các hàng tiêu dùng cơ bản mà trước đây phải nhập khẩu, sau đó khi vốn tích luỹ được gia tăng và công nghệ trong nước đã được nâng cao sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm có trình độ công nghệ cao. Để thực hiện được chiến lược này cần có vai trò bảo hộ của chính phủ trong thời gian đầu khi nền công nghiệp trong nước còn non trẻ. Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược này còn nhiều hạn chế: Thứ nhất: chiến lược này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Thứ hai: việc thực hiện chiến lược này làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng trốn, lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế … Thứ ba: hạn chế xu hướng công nghiệp hoá đất nước , chiến lược này thường bắt đầu từ công nghiệp hàng tiêu dùng , sau đó tiếp tục tạo thị trường cho ngành sản xuất sản phẩm trung gian …Nhưng vì thị trường trong nước đối với các sản phẩm trung gian như hoá chất , luyện kim thường nhỏ hơn thị trường hàng tiêu dùng nên có những trở ngại đầu tư vào lĩnh vực này . Thứ tư: Chiến lược này làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển. Do được bảo hộ nên các sản phẩm sản xuất trong nước không có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường quốc tế trong khi vẫn phải nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên, vật liệu từ nước ngoài làm cho tình trạng nhập khẩu của các nước này gia tăng . Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu: Là chiến lược hướng vào thị trường quốc tế để xuất khẩu sản phẩm, bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm thô và sản phẩm công nghệ. Sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm được sản xuất dựa vào lợi thế so sánh của đất nước. Việc thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu đã giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá của đất nước. Chiến lược này tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động, sự phát triển của các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào theo các ngành xuất khẩu tạo ra mối "liên hệ nguợc" thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Bên cạnh đó khi vốn tích luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo ra " mối liên hệ xuôi" là nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến và mối "liên hệ xuôi" này lại tiếp tục được mở rộng . Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì chiến lược này làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường quốc tế nhiều hơn thị trường trong nước. Chiến lược còn tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Nguồn thu này vượt xa các nguồn thu khác kể cả vốn vay là đầu tư nước ngoài. Nguồn ngoại tệ có được từ xuất khẩu hàng hoá tạo khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm : Nội dung của kế hoạch xuất khẩu sản phẩm bao gồm : xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu sản phẩm, danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ lực, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ yếu. Quy mô, tốc độ xuất khẩu phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc tế. Với các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện cho xuất khẩu sản phẩm thô đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho sự phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy vậy việc xuất khẩu sản phẩm vẫn gặp nhiều hạn chế: Sự không ổn định của nguồn cung sản phẩm thô, nguồn cung sản phẩm này chịu sự tác động nhiều của điều kiện tự nhiên như thơi tiết, khí hậu. Cầu sản phẩm thô bị chi phối bởi quy luật tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác do tác động của khoa học công nghệ làm cho định mức tiêu hao nguyên, vật liệu có xu hướng giảm và tạo ra được những nguyên, vật liệu nhân tạo thay thế nguyên, vật liệu tự nhiên. Giá cả xuất khẩu sản phẩm thô cũng không ổn định và có xu hướng giảm so với hàng công nghệ. Nội dung cuối cùng trong kế hoạch xuất khẩu sản phẩm là định hướng thị trường xuất khẩu. Đây được coi là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch. Việc có được thị trường xuất khẩu nghĩa là xác định được nhu cầu của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nguyên tắc chung đối với vấn đề này là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm thêm thị trường mới. Kế hoạch nhập khẩu sản phẩm: Cũng như kế hoạch xuất khẩu, nội dung của kế hoạch nhập khẩu bao gồm việc xác định quy mô, tốc độ, danh mục và cơ cấu sản phẩm nhập khẩu. Đối với các nước đang phát triển mục tiêu của việc nhập khẩu hàng hoá trước hết là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu. Căn cứ để xây dựng kế hoạch nhập khẩu là : khả năng tăng trưởng kinh tế, theo đà tăng lên của thu nhập, một mặt nhu cầu máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu tăng lên, mặt khác nhu cầu trong nước với hàng tiêu dùng trên thị trường quốc tế cũng tăng. Việc nhập khẩu hàng hoá nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành, nếu nền kinh tế có cơ cấu ngành hợp lý, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Việc nhập khẩu hàng hoá chủ yếu dựa vào kim ngạch xuất khẩu, do đó xác định quy mô, tốc độ nhập khẩu cần phải đảm bảo sự tương quan về quy mô và tốc độ xuất khẩu. Nguyên tắc chung là phải tiến tới cân bằng được cán cân xuất – nhập khẩu, sau đó là xuất siêu. 2. Nhiệm vụ của kế hoạch thương mại quốc tế : Xác định quy mô và tốc độ hoạt động xuất - nhập khẩu đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập đất nước. Quy mô và tốc độ hoạt động ngoại thương phản ánh khả năng phát triển ngoại thương thông qua mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu thuần. Chỉ tiêu này cũng phản ánh vai trò của hoạt động ngoại thương đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Xác định danh mục sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, đảm bảo phát huy được lợi thế so sánh của đất nước và hiệu quả kinh tế của đất nước và hiệu quả kinh tế vủa xuấ khẩu. Xác định danh mục các sản phẩm nhập khẩu , đảm bảo phục vụ cho sản xuất trong nước. Đối với các nước đang phát triển nhu cầu sản phẩm nhập khẩu rất lớn, do khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế, khả năng nhập khẩu lại phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu. Do đó cần phải xác định các loại sản phẩm ưu tiên nhập khẩu, đặc biệt là máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng xa xỉ . Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu thì thị trường luôn được coi là mặt mạnh, là yếu tố quyết định. Thị trường cho sản phẩm xuất khẩu là thị trường ngoài nước. Do đó để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu đựơc sản phẩm, nhà nước cần có những định hướng về thị trường để từ đó xúc tiến mở rộng những thị trường này phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Đề ra các chính sách biện pháp hợp lý để thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu. Chương II Kế hoạch thương mại quốc tế giai đoạn 2006 – 2010 I. Kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2010. 1. Xuất khẩu : a.Mục tiêu : phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hang và sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hang khác có tiềm năng thành những mặt hang xuất khẩu chủ lực mới theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất khẩu những mặt hang có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hang hóa đạt 68-69 tỷ USD vào năm 2010. Và 259 tỷ USD trong năm 2006-2010, gấp 2.3 lần so với 5 năm trước và tốc độ tăng 16%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu ( không kể dầu thô ) trong 5 năm tới 106,5 tỷ USD, tăng 22.3% / năm . Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dự kiến 86 tỷ USD, tăng 13,2%/năm. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 111.2 tỷ USD, tăng 18.4%/năm, nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 61,45 tỷ USD, tăng 15.6%/năm. b. Nhiệm vụ phát triển các nhóm và mặt hang chủ yếu Nhóm nguyên, nhiên liệu (dầu thô, than đá ): Dự kiến lượng xuất khẩu tăng chậm, tiến tới hạn chế dần xuất khẩu để sử dụng cho sản xuất trong nước. Lượng xuất khẩu dầu thô của nước ta sẽ giảm dần, thời kỳ 2006 – 2010 đạt khoảng 87 triệu tấn, than đá 52 triệu tấn. Nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản (thủy sản, gạo, cà phê, cao su …) tập trung thúc đẩy phát triển những sản phẩm lợi thế có năng suất cao, đảm bảo chất lượng quốc tế và giá trị gia tăng cao… Thời kỳ 2006-2010, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hang nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước có xu hướng giảm dần và đến năm 2010 là 24.1% Tăng cường hàm lượng chế biến trong thủy sản xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn tới sẽ tăng 12.8%/năm, năm 2010 là 5.0 tỷ USD. Mặt hàng gạo khó có khả năng tăng mạnh, cần nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của gạo xuất khẩu, tập trung phát triển những loại gạo có giá trị cao được thị trường ngoài nước ưa chuộng. Dự kiến lượng gạo xuất khẩu không tăng so với thời kỳ trước, giữ ở mức 4 triệu tấn / năm. Chú trọng nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến đối với cà phê xuất khẩu, đồng thời phải tích cực áp dụng các phương thức giao dịch, kinh doanh cà phê hiện đại của thế giới để giảm thiểu rủi ro giá cả. Năm 2010, dự kiến xuất khẩu 0.9 triệu tấn. Tập trung phát triển chè sạch, nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, đẩy mạnh chế biến để xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm chè, tích cực gia tăng thị phần tại các thị trường tiêu thụ chè lớn của thế giới như Anh, Nga, Trung Đông… qua đó nâng cao được giá chè xuất khẩu của nước ta . Dự kiến xuất khẩu chè tăng 8.1%/năm, năm 2010 đạt 130 nghìn tấn. Giảm tỷ trọng xuất khẩu mủ cao su thiên nhiên sơ chế, tập trung đầu tư sản xuất, chế biến trong nước để có thể xuất khẩu các sản phẩm từ cao su. Dự kiến tốc độ tăng 7.7%/năm, năm 2010 đạt 0.85 triệu tấn Phấn đấu duy trì về phát triển sản xuất và xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu. Dự kiến tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 1 tỷ USD , hạt tiêu 300 triệu USD tăng tương ứng là 14.7%và 14.8%/ năm Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo (dệt may , giày dép, thủ công mỹ nghệ sản phẩm gỗ , dây điện và cáp điện , cơ khí đóng tàu , thực phẩm chế biến …) ngoài hai mặt hàng chủ lực là dệt may và giầy dép , cần tăng cường phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như đóng tàu biển, các sản phẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dung, sản phẩm nhựa … Dự kiến thời kỳ 2006-2010 việt nam đã trở thành thành viên WTO, do đó xuất khẩu dệt may của nước ta ra thị trường thế giới sẽ gặp nhiều thách thức, đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực Châu Á. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, từ hạ giá thành sản xuất, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã cho tới liên kết hợp tác trong ngành, xây dựng thương hiệu, tập trung vào những thị trường có lợi thế , hình thành các trung tâm giao dịch, các chợ đầu mối cung cấp nguyên, phụ liệu dệt may. Dự kiến xuất khẩu dệt may 2006-2010 tăng 15.6%/năm, năm 2010 khoảng 10 tỷ USD Giày dép là nhóm hàng chủ lực, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng 16.4%/năm năm 2010 khoảng 6.5 tỷ USD. Cần tập trung vào nhóm mặt hàng giày dép cấp cao phục vụ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, tăng tỷ lệ về nguyên liệu sản xuất trong nước, tự thiết kế kiểu dáng, mẫu mã. Sản phẩm gỗ là nhóm hàng cần được khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới. Tuy nhiên cần chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành để tăng quy mô và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài, cải thiện khả năng thiết kế, sáng tạo mẫu mã sản phẩm. Kết hợp sử dụng nguyên liệu gỗ với các nguyên liệu khác (kim loại , gốm sứ , mây tre…) để đa dạng hóa và tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm Dự kiến giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ nước ta sẽ tăng 26.2%/năm, năm 2010 đạt 5 tỷ USD. Tập trung xuất khẩu hàng điện tử và tin học, các sản phẩm phần mềm. Dự kiến tốc độ tăng của nhóm hàng điện tử, vi tính và linh kiện khoảng 23%/năm, năm 2010 đạt kim ngạch 4 tỷ USD. Thị trường của mặt hàng này trên thế giới dự báo diễn biến thuận lợi với nhu cầu ngày càng tăng. Dự kiến kim ngach sản xuất, gia công phần mềm đạt trên 600 triệu USD vào năm 2010 . Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 34-35 tỷ USD vào giai đoạn 2006-2010, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ như du lịch, sữa chữa tàu biển, xuất khẩu lao động và chuyên gia 2. Nhập khẩu: Mục tiêu: Kiềm chế được nhập siêu, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lý cán cân xuất – nhập khẩu, ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến, giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiế bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất và đáp ứng được . Tốc độ tăng nhập khẩu đạt khoảng 14.7%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 36.9 tỷ USD năm 2005 lên 73.5 tỷ USD năm 2010 và 286.5 tỷ USD trong cả 5 năm. Định hướng các mặt hàng nhập khẩu: Nhóm hàng máy móc thiết bị và phụ tùng gồm các loại như ô tô, linh kiện ô tô xe máy và các loại máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng phục vụ sản xuấ. cần ưu tiên nhập khẩu của các nước phát triển có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Chú trọng dây truyền công nghệ vừa đáp ứng được chất lượng, giá cả,và điều kiện của Việt Nam. Dự kiến 5 năm tới kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 93.4 tỷ USD, tăng 15.2%/năm. Nhóm nguyên , nhiên , vật liệu bao gồm xăng dầu , phân Urê, thép , thép thành phẩm và phôi thép , các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như bong sợi , chất dẻo ,giấy , tân dược , hóa chất , nguyên phụ liệu may ,giày dép , vải … Dự kiến kim ngạch nhập khẩu cả 5 năm đạt 174.2 tỷ USD , chiếm tỷ trọng trên 60.8%, tăng 14.4%/năm . Tập trung nhập khẩu các mặt hàng: xăng dầu tăng 5.1%/năm; phôi thép tăng 9.5%/năm; nguyên phụ liệu dệt , may, da tăng 12%/năm; bông so và sợi các loại tăng 13%/năm; chất dẻo tăng 20.6%/năm… Nhóm hàng tiêu dùng dự kiến kim ngạch nhập khẩu 5 năm là 18.9 tỷ USD, tăng 16.3%/năm. Tổng số nhập siêu 5 năm là 27.8 tỷ USD, bằng 11 % tổng kim ngạch xuất khẩu (2001- 2005 nhập siêu là 17.4%). II. Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2008. Đánh giá chung: Qua gần 3 năm thực hiện kế hoạch, chúng ta đã đạt được những thành tựu phấn khởi. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2008 Mặt hàng xuất khẩu Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Tổng số 39826,2 100 48560,0 Hàng CN nặng và khoáng sản 14428,6 36,23 16000,0 32,95 Hàng CN nhẹ và TTCN 16389,6 41,15 21598,0 44,48 Hàng nông, lâm, thuỷ sản 9008,0 22,6 10963,4 22,58 Bảng 1: Cơ cẩu các mặt hàng Đơn vị :TriệuUSD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 10 tháng đầu năm 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng số 39826,2 100 48560,0 53300,0 Asean 6632,6 16.7 9200,0 EU 7094,0 17,8 8500,0 MỸ 7845,1 19,7 10089,1 20,7 9800,0 Trung Quốc 3242,8 8,1 3356,7 6,9 3800,0 Nhật Bản 5240,1 13,2 6069,8 12,5 Úc 3744,7 9,4 3556,9 7,3 3900,0 Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Mặt hàng 2005 2006 2007 Tổng số 48491,1 62680,0 Kim ngạch NK 36761,1 44891,1 62680,0 Máy móc thiết bị 5282 6630 10376 Hàng hoá tiêu dùng 2992,5 3508,4 5100,2 Hàng hóa trung gian 24483,3 30314,9 40232,0 Bảng 3: cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Thành phần kinh tế 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Tổng số 48491,1 62680,0 100 Có vốn đầu tư nước ngoài 16489,4 21715,4 35,72 100% vốn trong nước 284401,7 40966,8 64,28 Bảng 4: Cơ cẩu nhập khẩu theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân TM TH KH TH KH TH KH 2006 39826,2 37750,0 44891,1 -5064,9 2007 48560,0 46760,0 62680,0 53760,0 -14120,0 -7000,0 9 tháng 2008 48600,0 65000,0 (KH cả năm) 64400,0 74000,0 (KH cả năm) -15800,0 -9000,0 Nguồn: Tổng cục thống kê VN Bảng 5: Bảng cân đối cán cân thương mại qua các năm Sau đây, nhóm chúng em xin đi vào phân tích chi tiết tình hình của từng năm. 1. Thương mại quốc tế 2006 2006 được coi là năm thành công của hoạt động xuất nhập khẩu. Khi mà cả giá trị xuất và nhập khẩu đều có tốc độ tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đặt ra. Đại xuất là tỉ lệ nhập siêu thấp hơn nhiều so với các năm trước đó, cụ thể: a. Xuất khẩu. Quy mô: Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,8262 tỉ USD vượt kế hoạch đặt ra 2,0762 tỉ USD ( kế hoạch đặt ra là 37,750 tỉ USD ), tăng 22,7% so với năm 2005 ( tăng 7,163 tỉ USD về giá trị ), chiếm 65% GDP. Cơ cấu: Theo mặt hàng: Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 41,15% đạt 16,3896 tỉ USD, hầu hết đều tăng so với năm 2005 và vượt kế hoạch đặt ra: Mặt hàng giày dép đạt 3,7 tỉ USD, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006, EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày có mũi da của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển dịch thị trường xuất khẩu vào Mĩ do đó kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỉ USD tăng 25%. Hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 1,65 tỉ USD tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng dệt may đạt 6,2 tỉ USD, tăng 28%. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 36,23% đạt 14,4286 tỉ USD. Trong đó dầu thô đạt 9,1 USD, mặc dù lượng xuất khẩu có giảm 5% nhưng do giá tăng 30% nên kim ngạch tăng 23% so với năm 2005 và vượt chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra. Các mặt hàng nông, lâm và thủy sản cũng tăng mạnh so với năm 2005 và hầu hết là đạt hoặc vượt chỉ tiêu đặt ra. Cà phê xuất khẩu được 894 ngàn tấn, tăng nhẹ về lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 1 tỉ USD do giá xuất khẩu tăng 44%. Cao su xuất khẩu đạt 680 ngàn tấn, tăng 16% về lượng và 68% về kim ngạch do giá cao su tăng 45% so với năm 2005. Thủy sản năm 2006 xuất khẩu đạt 3.15 tỉ USD, tăng 15%. Các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua những khó khăn về rào cản thương mại tại thị trường Mĩ, EU, Nhật Bản đã thay đổi cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuât khẩu. Những năm trước đây trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tôm luôn chiếm tỉ trọng cao; năm 2006 xuất khẩu cá đặc biệt là cá tra và cá basa đã tăng cao. Riêng mặt hàng gạo lượng xuất khẩu chỉ đạt 5 triệu tấn, giảm gần 5% về lượng, đạt kim ngạch 1,4 tỉ USD tăng nhẹ so với 2005. Đến hết năm 2006 đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, ngoài các mặt hàng truyền thống đạt kim ngạch cao, năm 2006 lần đầu tiên hai mặt hàng cà phê và cao su có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Nhìn trung, năng lực các mặt hàng xuất khẩu đã được tăng lên một bước, thể hiện ở sự mở rộng quy mô xuất khẩu, ở kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu tăng ở từng mặt hàng. Nhưng dù vậy cơ cấu xuất khẩu ở nước ta vẫn chưa có chuyển biến theo hướng tăng tỉ lệ hàng chế biến, giảm tỉ lệ hàng sơ chế và khoáng sản. Trong số 7,163 tỉ USD kim ngạch tăng lên thì vẫn còn 2,941 tỉ USD là do giá tăng. Điển hình là mặt hàng cao su tuy có mức tăng trưởng cao nhất tới 58.3% so với năm 2005 về giá trị kim ngạch, nhưng chủ yếu là do thị trường cao su thế giới sốt giá trong năm 2006. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn được lợi do yếu tố giá cả, theo các chuyên gia đánh giá, sự tăng trưởng này không bền vững, bị lệ thuộc nhiều vào yếu tố nước ngoài. Ngoài ra trong 9 mặt hàng chủ lực trên 1 tỉ USD chỉ có một mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ ( điện tử, linh kiện máy tính ) có hàm lượng công nghệ cao. Còn lại các sản phẩm khác nói chung được xuất khẩu dưới dạng thô chỉ được sơ chế như: gạo, cà phê, cao su… Các mặt hàng lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu ( như: đồ gỗ, dệt may, giày dép….) hoặc phần lớn chỉ thực hiện gia công theo những đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài ( dệt may, giày da ) đã làm cho giá trị gia tăng trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn thấp. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2006 đạt 6,03 triệu USD vượt kế hoạch đặt ra. Theo thị trường: Cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực thị trường châu Á, ổn định xuất khẩu vào thị trường châu Âu, tăng xuất khẩu vào thị trường châu Mĩ. Ngoài ra còn thâm nhập được nhiều thị trường mới có nhiều tiềm năng như thị trường châu Phi. Tuy vậy, khu vực thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất về xuất khẩu của nước ta, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khu vực thị trường ASEAN đạt 6.6326 tỉ USD chiếm 16.7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005. Thị trường Nhật Bản đạt 5.2 tỉ USD chiếm tỉ trọng 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường Trung Quốc đạt 3.2 tỉ USD giảm 1% so với năm 2005, chiếm tỉ trọng 8,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu vào khu vực thị trường EU năm 2006 đạt khoảng 7 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 17,8% tổng kim ngach nhập khẩu tăng 21% so với năm 2005 các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vào thị trường EU là giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ và thủy sản. Năm 2006 xuất khẩu vào thị trường Mĩ đạt 7,8 tỉ USD chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 33% so với năm 2005, chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ và thủy sản. b. Nhập khẩu. Quy mô: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 44,8911 tỉ USD ( so với kế hoạch -tăng 22,1% bằng 73% GDP. Cơ cấu: Theo mặt hàng Nhìn vào bảng số liệu thấy rằng nhập khẩu hàng hóa trung gian vẫn chiếm tỉ lệ cao 67,53% tổng kim ngạch nhập khẩu với giá trị là 30,3149 tỉ USD cao hơn cả năm 2005 cả về giá trị và tỉ trọng (năm 2005: tỉ trọng là 66,6%, giá trị 24,4833 tỉ USD ). Như vậy sản xuất của Việt Nam vẫn là gia công chế biến phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Tỉ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỉ lệ khiêm tốn 14,77% ( giá trị: 6,63 tỉ USD ) tổng kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2005 nhưng mức tăng không đáng kể ( năm 2005 giá trị: 5,282 tỉ USD, tỉ trọng: 14,37%). Như vậy yêu cầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là hết sức bức thiết để giảm tỉ lệ nhập khẩu hàng hóa trung gian cho những năm tới. Năm 2006 tỉ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt 3,5084 tỉ USD chiếm 7,82% có giảm so với năm 2005. Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 là 6,397 tỉ USD. c. Cán cân thương mại quốc tế Vư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5969.doc
Tài liệu liên quan