Kế hoạch hoá nói chung ở Việt Nam - Thực trạng & kiến nghị

Kế hoạch hoá nói chung ở việt nam – giảI pháp và kiến nghị Lời nói đầu Chúng ta đều biết hoạt động của con người, của tập thể hay của một xã hội đều là những hoạt động có ý thức, có tổ chức thể hiên ý đồ chủ quan của con người, của chủ thể hoạt động. Trong quá trình phát triển của mình, xã hội loài người không ngừng nghiên cứu, tìm tòi ra những công cụ, cách thức, phương pháp hành động, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của mình đạt được các mong muốn chủ quan một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Kế

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch hoá nói chung ở Việt Nam - Thực trạng & kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch hoá là một trong những công cụ như vậy mà con người đã tìm ra. Cùng với sự phát triển liên tục của xã hội loài người, trong các vận động tuyệt đối của thực tế khách quan, kế hoạch hoá cũng không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển,Kế hoạch hoá, đặt trong bối cảnh của Việt Nam ta hiện nay, khi mà chúng ta đã - đang –tiếp tục thực hiện đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện thì việc đổi mới kế hoạch hoá đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách nhất. Đổi mới kế hoạch hoá để đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển, để bắt kịp, thúc đẩy, rút ngắn thời gian phát triển, thực hiện đi tắt đón đầu.Cùng với các xu thể phát triển trong khu vực và trên thế giới như xu thế hội nhập, khu vự hoá, toàn cầu hoá.Thì kế hoạch hoá lại càng cần được đổi mới hơn bao giờ hết.Nhưng do điều kiện, trong bài viết này chỉ xin được đề cập tới kế hoạch hoá và việc đổi mới nội dung của kế hoạch hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và xin được nêu ra một số ý kiến đóng góp cho nhiệm vụ đổi mới kế hoạch hoá nói chung và đôỉ mới nội dung kế hoạch hoá nói riêng. Bài viết này xin được trình bày thành ba phần, phần 1 xin được làm rõ về một số vấn đề thuộc về lý luận chung, nêu ra các khái niệm, thuật ngữ,…; phần 2 xin được đề cập tới việc đổi mới về nội dung của công tác kế hoạch hoá, làm rõ nội dung – bản chất của kế hoạch hoá trong một số nền kinh tế.Phần 3 xin được đề cập tới các vấn đề về thực trạng việc đổi mới nội dung của kế hoạch hoá tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số kiến nghị cho kế hoạch hoá trong giai đoạn tới. Phần 1 Lý luận chung về kế hoạch hoá I. một số khái luận chung 1. khái luận chung về kế hoạch Kế hoạch là việc nghiên cứu thực tại khách quan, tìm ra các quy luật khách quan, vận dụng chúng vào việc xác định, các mục tiêu mong muốn, Xác định các phương án, cách thức trình tự tiến hành, các bước đi. Nhằm đạt được mục tiêu đã định. Vai trò của kế hoạch là ngiên cứu, dự báo, dự đoán, xây dựng các mục tiêu cũng như các cách thức để đạt mục tiêu và hướng dẫn thực hiện,… có thể nói kế hoạch ra đời từ khi xã hội loài người xuất hiện, tuỳ theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử mà kế hoạch được thể hiện ở các hình thức, các nội dung và đi vào giải quyết các mục đích khác nhau. Các kế hoạch đầu tiên của con người là được sử dụng vào giải quyết các vấn đề của chiến tranh, mãi cho tới đầu của thế kỷ 20 lần đầu tiên trong lịch sử loài người các nhà lãnh đạo Liên Xô cũ đem kế hoạch vào giải quyết các vấn đề của kinh tế(1928), và cho tới ngày nay thì kế hoạch được sử dụng làm công cụ giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội,… 2. khái niệm về kế hoạch hoá kế hoạch hoá là một quá trình, phương thưc quản lý, sự nhận thức các quy luật khách quan của chủ thể quản lý và vận dụng chúng vào việc sử dụng các nguồn lực, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Nó thể hiện ý đồ phát triển chủ quan của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục tiêu đề ra. Kế hoạch hoá là quá trình gồm nhiều khâu, từ chiến lược phát triển , quy hoạch phát triển tới các chính sách,.. 3. khái luận về Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội a. khái niệm Theo Michael P. Todaro: Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là một loại hình hoạt động của chính phủ nhằm phối hợp việc ra những squyết định tương đối dài hạn về kinh tế và nhằm tác động trực tiếp đối với mức tuyệt đối và mức độ tăng trưởng của những biến số kinh tế chủ yếu, kế hoạch hoá là cơ chế mà nhà nước sử dụng để kiểm soát toàn bộ nền kinh tế…( Michael P. Todaro: Economic Development in the third world, New york, 1989, trang 504 ) Theo cao viết sinh: Kế hoạch hoá phát triển là sự thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằm đạt được mục tiêu bằng việc sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng hiện có. Kế hoạch hoá phát triển có đặc thù thể hiện sự cố gắng lựa chọn và xắp xếp, huy động các nguồn khả năng, đưa ra định hướng sử dụng thông qua cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. (Cao Viết Sinh: cán bộ thuộc bộ kế hoạch và đầu tư . xem Cao Viết Sinh: Một số suy nghĩ về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân trong cơ chế thị trường, kỷ yếu hội thảo khoa học về kế hoạch hoá , Hà Nội, 1995).Tóm lại Kế hoạch hoá phát triển là phương thức quản lý của nhà nước bằng mục tiêu(là một loại hình hoạt động có tính chất chủ quan của chính phủ). Nó thể hiện ở việc chính phủ xác định các mục tiêu về kinh tế – xã hội cần phải hướng tới trong một thời kỳ nhất định và các cách thức để đạt được mục tiêu đó thông qua các chính sách, các biện pháp, các định hướng lớn, các giải pháp. b. Hệ thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội. Hệ thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội là tổng thể các bộ phận cấu thành Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội, nhằm thực hiện quá trình quản lý nền kinh tế bằng phương tiện (công cụ) kế hoạch. Tuỳ theo cách tiếp cận mà hệ thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội có thể được phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau: Theo nội dung: Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội được chia ra thành các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (gọi là chiến lược phát triển), các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội(quy hoạch phát triển), các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội(kế hoạch phát triển) với kế hoạch còn được chia ra thành các kế hoach 5 năm và các kế hoạch hàng năm(kế hoạch 1 năm), cuối cùng là các chương trình và các dự án phát triển kinh tế xã hội. Theo phạm vi: ở tầm vĩ mô có các Kế hoạch hoá phát triển có tính chất bao trùm toàn bộ nền kinh tế, có tính chất toàn quốc bao gồm chiến lược phát triển quốc gia, các chiến lược phát triển các ngành, chiến lược phát các lĩnh vực khác nhau,…dưới cấp chiến lược có quy hoạch phát triển cấp quốc gia, các quy hoạch phát triển các vùng khác nhau, quy hoạch phát triển ngành,... tiếp theo các quy hoạch là các kế hoạch như kế hoạch 5năm phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển hàng năm,…. ở tầm vi mô ta có các chiến lược kinh doanh cấp công ty (chiến lược trọng tâm, chiến lược khác biệt hoá,..) và các kế hoạch kinh doanh,… II. công tác kế hoạch, một công đoạn tất yếu của quy trình quản lý 1.Khái luận chung về quản lý Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý. Về cơ bản ta có quy trình quản lý như sau Chủ thể quản lý đối tượng quản lý Cơ chế quản lý Các tác động nhiễu Chủ thể quản lý tác động trực tiếp vào đối tượng của quản lý thông qua cơ chế quản lý (được thể hiện trên sơ đồ bằng các đường mũi tên nét liền). Ngược lại đối tượng của quản lý cũng có các thông tin phản hồi lại với chủ thể quản lý( được biểu hiện thông qua các đường mũi tên có nét đứt). đứng trên góc độ toàn nền kinh tế thì đối tượng quản lý là các đơn vị kinh tế, các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, cụ thể là các cá nhân, các tổ chức kinh tế như các công ty, các tập đoàn,.. còn chủ thể của quản lý ở đây là nhà nước. Tác động nhiễu là các tác động nằm ngoài cơ chế quản lý, các tác động nhiễu này do những điều kiện khách quan đem lại, đó là các tác động gián tiếp,… 2. Quy trình quản lý Có thể có các cách xác định quy trình quản lý khác nhau, tuy nhiên ở đây xin được đề cập một các xác định như sơ đồ sau: a. Xác định mục tiêu: để trả lời cho câu hỏi: chúng ta muốn làm gì?, chúng ta có thể làm gì?, chúng ta nên làm gì?. Việc trả lời các câu hỏi này sẽ cho chúng ta thấy được trạng thái mong muốn đạt được trong tương lai, nghĩa là chỉ ra cái đích cần đạt được trong tương lai với các điều kiện cụ thể, sẵn có và có thể sử dụng vào việc đạt được trạng thái mong muốn trong tương lai. Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của quá trình quản lý và đây là khâu có tính chất quyết định nhất trong quy trình quản lý, vì nó là cơ sở là căn cứ để xác định các bước tiếp theo của quy trình quản lý. Việc xác định mục tiêu sai lệch, không chính xác sẽ kéo theo cả quy trình quản lý kém hiệu quả, không hiêụ quả, thậm chí còn phản hiệu quả. để xác định mục tiêu chủ yếu có hai căn cứ: căn cứ vào ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý, cho phép chúng ta trả lời cho câu hỏi chúng ta muốn gì?. căn cứ vào điều kiện cụ thể về nguồn lực, về năng lực, trình độ phát triển săn có,.. cho phép chúng ta xác định được câu hỏi chúng ta có thể làm gì?. khi xác định mục tiêu thì yêu cầu phải chỉ ra một cách rõ ràng phần định tính và định lượng của mục tiêu, mục tiêu phải có tính chất khả thi nghĩa là việc đạt được mục tiêu (cả về mặt lượng lẫn mặt chất) phải nằm trong khả năng sẵn có và sẽ có của các nguồn lực trong hiện tại… b.tổ chức: tổ chức là việc thực hiện các tác động, các phương thức tác động, xây dựng các chỉ tiêu biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng – thực hiện cách thức phân bổ nguồn lực, các chính sách hoạt động, xây dựng thực hiện các cam kết giữa nhà nước (chủ thể quản lý) với các đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp,…). Mục đích trả lời các câu hỏi: làm như thế nào? làm khi nào?, và ai làm?. c. kiểm tra: kiểm tra là quá trình theo dõi hoạt động của hệ thống quản lý, theo dõi cả chủ thể quản lý lẫn đối tượng của quản lý. Nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu, phát hiện các biến động, tìm ra các biến động thuận lợi hoặc bất lợi để có thể kịp thời điều chỉnh. d. điều chỉnh: thông qua công tác kiểm tra, giám sát chủ thể quản lý ra quyết định có hay không việc điều chỉnh? Và điều chỉnh như thế nào?. trên thực tế để đạt được mục tiêu thì người ta có thể thực hiện hai hướng điều chỉnh sau: điều chỉnh tích cực là việc kiểm tra lại khâu tổ chức, xem xét và ra quyết định điều chỉnh ở khâu này; điều chỉnh tiêu cực là việc điều chỉnh mục tiêu. thông thường người ta e. hạch toán: là việc đánh giá kết quả của quá trình quản lý một cách toàn diện nghĩa là đánh giá kết quả bằng hiệu quả kinh tế – xã hội. Kết luận: Hoạt động kế hoạch là hoạt động có mặt ở trong các khâu của quá trình quản lý, đặc biệt là ở khâu xác định mục tiêu và khâu tổ chức. III. nội dung kế hoạch hoá Cùng với quá trình phát triển của kinh tế – xã hội, kế hoạch hoá cũng ngày càng phát triển, ngày càng được đổi mới một cách toàn diện hơn. công tác kế hoạch lần đầu tiên được áp dụng vào phát triển kinh tế ở liên xô (cũ) với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1928 – 1932). Kể từ đó tới nay công tác kế hoạch đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, ở từng quốc gia nhất định. Cho tới nay thì công tác kế hoạch không chỉ dừng lại ở các kế hoạch, mà nó đã được phát triển, hoàn thiện thành một hệ thống bao gồm nhiều nội dung gọi là hệ thống kế hoạch hoá và được áp dụng vào việc phát triển một cách toàn diện, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Có nhiều cách để chia nội dung của kế hoạch hoá khác nhau. Tuy nhiên ở đây xin được trình bày nội dung của kế hoạch hoá theo cách của nhà kế hoạch người mỹ Killick, theo ông thì nội dung của kế hoạch hoá bao gồm: 1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược Căn cứ vào đường lối phát triển của đất nươc đã được vạch ra, căn cứ vào quan điểm, mục tiêu chính trị các nhà kế hoach sẽ xây dựng các mục tiêu phát triển tầm chiến lược, các mục tiêu tổng quát, mục tiêu mang tính toàn cục như các mục tiêu về phát triển kinh tế, về phát triển an ninh quốc phòng, về văn hoá giáo dục,…trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai của một đất nước, tương ứng với hệ thống các mục tiêu là hệ thống các chỉ tiêu. Việc xây dựng các mục tiêu này có thể do các nhà lãnh đạo, các nhà chính trị đặt ra yêu cầu, cũng có thể do các nhà kế hoạch xây dựng sau đó trình cho các nhà lãnh đạo – chính trị xét duyệt. Yêu cầu với các mục tiêu là số lượng mục tiêu phải phù hợp (phải tính đến sự lồng ghép các mục tiêu), đảm bảo tính khoa học, lôgic trong hệ thống các mục tiêu và đưa các mục tiêu ra theo cây mục tiêu.. 2. Xây dựng các chỉ tiêu phát triển cụ thể để thực hiện được các mục tiêu phát triển thì trước hêt phải cụ thể hoá các mục tiêu thông qua các chỉ tiêu phát triển. Nghĩa là các chỉ tiêu là hình thức cụ thể của các mục tiêu. tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia các chỉ tiêu thành các loại khác nhau. Theo tính chất của các chỉ ta có các nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, là các chỉ tiêu thể hiện sự tác động trực tiếp của nhà nước tới nền kinh tế, thể hiện sự quản lý vĩ mô của nhà nước với nền kinh tế,…; nhóm chỉ tiêu hướng dẫn, thể hiện sự tác động gián tiếp, mang tính chất gợi ý, định hướng, tính dự báo. Thông qua chỉ tiêu hướng dẫn các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế tự điều chỉnh các mục tiêu riêng của mình cho phù hợp, cụ thể là thông qua các chỉ tiêu này các đơn vị kinh tế tự điều hành, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho đúng hướng, đúng quỹ đạo của sự phát triển,.. Dựa vào nội dung của các chỉ tiêu: ta có hai loại chỉ tiêu cơ bản, chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ cơ cấu ngành,…; các chỉ tiêu về xã hội như tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người qua đại học,… Theo toàn bộ quá trình phát triển thì tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế tăng trong giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau, còn tỷ lệ các chỉ tiêu về xã hội thường bị coi nhẹ trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và tăng dần theo sự phát triển. Hiện nay tỷ lệ của các chỉ tiêu xã hôi sẽ có xu thế tăng dần, ngược lại tỷ lệ của các chỉ tiêu về kinh tế giảm dần theo đúng quan điểm coi con người là động lực và là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển. Dựa vào hình thức biểu hiện của các chỉ tiêu thì có các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu về giá trị. Cùng với quá trình đổi mới kế hoạch thì tỷ lệ giữa các chỉ tiêu hiện vật với các chỉ tiêu giá trị cũng được thay đổi theo. Xu hướng là giảm dần tới mức tối đa các chỉ tiêu hiện vật, mang tính hiện vật và tăng dần các chỉ tiêu giá trị. 3. Xây dựng kế hoạch toàn diện, bao trùm mọi lĩnh vực Để đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển, đáp ứng nguyên tắc tính hệ thống trong kế hoạch hoá thì phải có kế hoạch toàn diện, các kế hoạch toàn diện bao chùm toàn bộ nền kinh tế, bao chùm nên mọi mặt của đời sống xã hội. Các kế hoạch này hợp thành một hệ thống kế hoạch toàn diện, gồm kế hoạch quốc gia, các kế hoạch của từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực,.. 4. Xây dựng các chương trình dự án phát triển Thực chất của việc xây dựng và thực hiện các chương trình- dự án là cách thức để triển khai kế hoạch. Để bảo đảm cho việc triển khai kế hoạch đòi hỏi số lượng chương trình của dự án phù hợp, không nên quá nhiều cũng như quá ít, phải tính đến lợi ích và chi phí của việc lồng ghép các chương trình dự án. Tìm ra các khâu yếu có liên quan đến việc quyết định sự phát triển. 5. Xây dựng các chính sách phát triển Để thực hiện các chiến lược, các kế hoạch, các qui hoạch và các chương trình - dự án thì phải tạo ra một khung, môi trường thực hiện, xây dựng các nguyên tắc thực hiện, nghĩa là xây dựng các chính sách, giải pháp và pháp luật. Để bảo đảm cho việc thực hiện thì phải tạo các khung bản nhằm hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể, giản đơn,…bảo đảm tính thống nhất của các chính sách, giải pháp hợp lôgic, không chồng chéo không mâu thuẫn. Thực tế cho thấy trong những năm trước khi đổi mới cụ thể là trước những năm 1990, do chưa có tầm nhìn, chiến lược phát triển cũng như việc qui hoạch không được xây dựng- thực hiện một cách đồng bộ, dẫn đến việc chồng chéo trong các mục tiêu phát triển của kế hoạch hoá, dẫn đến đưa ra các chính sách không ăn khớp - hỗ trợ cho nhau, thậm chí còn trái ngược mâu thuẫn nhau. Sự phát triển của các địa phương không ăn nhịp với nhau dẫn đến nhiều chính sách- giải pháp chồng chéo mâu thuẫn thậm chí bài trừ lẫn nhau. Vậy đòi hỏi phải bảo đảm tính ổn định tương đối cho các chính sách- giải pháp, bảo đảm tính logic, tính hệ thống, tính phù hợp kịp thời sửa đổi… Phần II Đổi mới về nội dung của công tác kế hoạch ở Việt Nam Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam và nội dung của kế hoạch hoá Khái luận chung về nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Có lẽ chúng ta đều thấy rằng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế trong đó việc giải quyết các vấn đề lớn của một nền kinh tế như sản xuất cái gì? sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?, và sản xuất ở đâu? đều được Nhà nước quyết định và điều hành trực tiếp bằng kế hoạch pháp lệnh và thông qua kế hoạch pháp lệnh. Đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. a.Về vấn đề sở hữu: tồn tại hai hình thức sở hữu: sở hữu công (sở hữu toàn dân) và sở hữu tập thể, Nhà nước không công nhận bất kỳ một hình thức sở hữu nào khác hai hình thức sở hữu trên. Trong nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tế hợp tác xã và kinh tế quốc doanh. Do nóng vội xây dựng hình thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không ngừng thực hiện xây dựng, hình thành, duy trì và củng cố hai hình thức sở hữu trên trong một hời gian tương đối dài… b.Về cơ chế điều hành sản xuất: thực hiện cơ chế tập trung, việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch đều được quyết định một cách trực tiếp từ trên xuống theo kiểu mệnh lệnh. Như vậy trong vấn đề sản xuất cái gi? không được thực hiện thông qua việc thoả thuận giữa người mua và người bán, mà người bán (người sản xuất) trực tiếp quyết định, nghĩa là thực hiện bán cái mình có chứ không bán cái người mua cần. (sự lựa chọn đa dạng của nggười mua không được đáp ứng, không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của con người phát triển),… Dẫn đến tồn tại một sức ì lớn trong nền kinh tế. c. Nhà nước không công nhận cơ chế thị trường (thực hiện phân phối theo tem phiếu, cấp phát…), dẫn đến thị trường không phát triển, thông tin thị trường không chính xác (bị bóp méo )… một số nhận xét Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta hiểu sai, hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về chủ nghĩa mac- lênin dẫn đến trong thực hiện chúng ta làm không đúng, thậm chí còn vi phạm các quy luật khách quan, các nguyên lý, nguyên tắc của chủ nghĩa mác. Hậu quả là chúng ta lâm vào khủng hoảng kinh tế trong nhiều năm của thập kỷ 80 (cụ thể là chúng ta đã lâm vào khủng hoảng thiếu). Xin đơn cử một số dẫn chứng, theo chủ nghĩa mác- lênin thì sự vật hiện tượng là thống nhất của các mặt đối lập, vậy nếu ta coi vấn đề sở hữu là sự vật hiện tượng thì nếu tồn tại hình thức sở hữu công thì tất yếu phải tồn tại sở hữu tư với tư cách là một mặt đối lập tạo thành sở hữu. Vấn đề không phải là loại trừ bất kỳ một hình thức sở hữu nào trong hai hình thức trên mà vấn đề chỉ là tỷ lệ giữa chúng là bao nhiêu?. Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã xem nhẹ vấn đề “ lợi ích”, đây là vấn đề then chốt, vấn đề của mọi vấn đề. Có tính chất quyết định nhất đối với mọi hoạt động của con người. Có thể nhận thấy rằng lợi ích được biểu hiện trên hai phương diện cơ bản, một là trên phương diện vật chất: thì lợi ích được biểu hiện tập trung ở lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế là lợi ích của các lợi ích xét về phương diện vật chất,…; hai là trên phương diện tinh thần: thể hiện ở độ thoả dụng, thoả mãn mà con người có thể nhận được về mặt tinh thần, đáp ứng được những đòi hỏi về tinh thần của con người,… đối với bất kỳ một cá nhân nào thì lợi ích về mặt vật chất bao giờ cũng phai được đáp ứng trước (có trước) nó đáp ứng trước hết là nhu cầu về vật chất thiết yếu của con người ( nhu cầu về ăn, mặc,….) , sau đó mới xuất hiện, tồn tại và phát triển về lợi ích tinh thần, đến lượt mình thì lợi về mặt tinh thần xuất hiện và phát triển và có tác động ngược trở lại lợi ích về mặt vật chất, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích về mặt vật chất,…. Xin đươc bàn thêm một chút về vấn đề này trên thực tế và xin dẫn chứng một thực tế là trong việc khuyến khích cán bộ đi công tác ở những nơi xa các trung tâm, xa thành phố. Một câu hỏi đặt ra là tại sao hầu hết mọi người không muốn đi công tác ở những nơi xa những trung tâm? câu trả lời thực sự là đơn giản khi chúng ta đứng trên quan điểm về lợi ích như đã được đề cập ở trên, nghĩa là lý do con người ta không thích công tác xa các trung tâm vì khi công tác ở các trung tâm họ nhận được không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế mà họ còn nhận được lợi ích tinh thần mà các lợi ích này chỉ ở các trung tâm của sự phát triển mới có, bên cạnh đó các chính sách của Nhà nước chỉ đáp ứng được về lợi ích kinh tế cho họ khi họ công tác xa thành phố,... Tuy nhiên chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa lợi ích, mà ở đây chỉ xin được đưa ra để xem xét vấn đề lợi ích như một vấn đề chính, vấn đề cơ sở của hầu hết các vấn đề trong hoạt động của con người,… vì lợi ích kinh tế và địa vị xã hội sẽ quyết định việc con người ta nói gì và làm gì. về vấn đề này người Trung Quốc đã từng nói “ không có bạn mãi mãi, không có thù mãi mãi mà chỉ có lợi ích của con người là mãi mãi.”. Liên quan trực tiếp đến vấn đề lợi ích là vấn đề “nhu cầu”, thống nhất giữa lợi ích với nhu cầu tạo nên con người trong mối quan hệ tổng hoà. Nhu cầu được thoả mãn bằng – thông qua lợi ích, nhu cầu của con người là cái động nhất, cái căn bản nhất của con người , mọi hoạt động của con người suy cho cùng đều nhằm mục đích đem lại lợi ích để thoả mãn nhu cầu của mình, cũng như vấn đề lợi ích vấn đề về nhu cầu cũng được biểu hiện trên phương diện vật chất và phương diện tinh thần. Nhu cầu của con người là cái vượt trước vĩnh viễn, do đó lơi ích của con người là mãi mãi,… Lợi ích và nhu cầu là vấn đề rất rộng, có liên quan (trực tiếp, gián tiếp ) tới rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội và ở đây chỉ xin đề cập tới hai vấn đề này trên phương diện phục vụ cho bài viết này. Nội dung của công tác kế hoạch trong nền kinh tế tập trung Kế hoạch dài hạn Kế hoạch dài hạn có thể hiểu là việc căn cứ vao đường lối phát triển, căn cứ vào các quan điểm phát triển xây dựng các mục tiêu phát triển có tính chất to lớn, toàn cục của một quộc gia trong một thời gian dài (thường từ 10 tới 20 năm) và các giải pháp, biện pháp, các chính sách nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Đất nước ta kể từ khi dành lại được độc lập thì đảng và nhà nước ta xác định con đường đi là đi lên chủ nghĩa xã hội. Căn cứ vào đường lối chung đó để xác định các mục tiêu phát triển cho một thời kỳ dài, như thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,… đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội… Kế hoạch dài hạn là cơ sở, là căn cứ, làm xuất phát điểm cho việc xây dựng, thực hiện, quản lý kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm ( kế hoạch 1 năm). kế hoạch dài hạn còn là một bước cụ thể hoá các quan điểm phát triển, cụ thể hoá đường lối phát triển, là một phương tiện nhằm đạt được quan hệ sản xuất mong muốn,… Kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm Kế hoạch trung hạn (kế hoạch 5 năm) là việc cụ thể hoá của kê hoạch dài hạn, nó thể hiện ý đồ phát triển của một đất nước trong thơi gian 5 năm, cùng với cách thức để đạt được mục tiêu đề ra. Phạm vi kế hoạch: Phạm vi kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm chỉ bao quát khu vực kinh tế Nhà nước, bao gồm hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh về sản xuất, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,…được giao từ TW xuống các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế Nhà nước,.. Về nội dung kế hoạch: do điều kiện khó khăn của đất nước (chiến tranh tàn phá,..) nên nội dung của kế hoạch xác định củng cố quốc phòng an ninh, sản xuất, cung ứng, vận chuyển với bất kỳ giá nào,….kế hoạch là kế hoạch pháp lệnh, nghĩa là việc xây dựng, thực hiện, quản lý kế hoạch được thực hiện thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh, kế hoạch xem nhẹ quy luật khách quan,…xét về hệ thống các mục tiêu: giống như kế hoạch dài hạn, các chỉ tiêu hoàn toàn là các chỉ tiêu về mặt hiện vật, và mang nặng tính chất pháp lệnh, tính chủ quan dẫn tới tính khả thi của mục tiêu rất thấp, nghĩa là việc đưa ra các chỉ tiêu xa rời với điều kiện cụ thể của đất nước (điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời gian ngay sau khi độc lập là một nước với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ,…), ở đây một lần nữa ta lại thây rất rõ ràng rằng việc trả lời câu hỏi: chúng ta đang ở đâu? ở mức độ nào của sự phát triển? đối với chúng ta có lẽ còn là một câu hỏi bỏ ngỏ, chưa được trả lời. Dẫn tới việc xây dựng kế hoạch chỉ căn cứ vào ý muốn chủ quan, chỉ căn cứ vào câu hỏi chúng ta muốn gì?. hậu quả là việc thực hiện kế hoạch thường không đạt mục tiêu, cụ thể là trong các kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 ( 1981 – 1985) hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt được. Về qui trình lập kế hoạch hàng năm được thực hiện theo kiểu hai “ lên ba xuống”nghĩa là trung ương giao số kiểm tra xuống các bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị đâu mối kế hoạch để xây dựng kế hoạch; Dự thoả kế hoạch được gửi lên trung ương và tiến hành bảo vệ kế hoạch; trung ương giao kế hoạch đã được bảo vệ xuống cho đơn vị đầu mối hoàn chỉnh; Gửi kế hoạch đã hoàn chỉnh lên trung ương để tổng hợp; trung ương giao kế hoạch chính thức cho đơn vị đầu mối kế hoạch. Thực chất của việc lập kế hoạch là phép “ cộng” đơn thuần các kế hoạch từ cấp dưới gửi lên, không có căn cứ khoa học như các phân tích tổng hợp, các dự báo phát triển,.. cũng như không có tính chất “ đàm thoại”, tính “ thương thảo” giữa chủ thể quản lý( nhà nước) với các cấp thực hiện kế hoạch ( đối tượng của quản lý), kế hoạch được quyết định chủ yếu là ro các nhà lãnh đạo chính trị. Do đó câu hỏi: có thể sản xuất được gì? không được trả lời, hoặc trả lời không đúng,.. Kế hoạch 5 năm là cơ sở, là căn cứ xây dựng thực hiện kế hoạch hàng năm, trên cơ sở kế hoạch 5 năm giao trực tiếp cho các bộ, ngành, các địa phương các chỉ tiêu hiện vật (các chỉ tiêu pháp lệnh) phải thực hiện trong năm, căn cứ vào các chỉ tiêu này thì các bộ, ngành,… trực tiếp giao con số cho các cơ sở sản xuất,.. Ngoài ra kế hoạch 5 năm còn là một bước cụ thể hoá kế hoạch dài hạn, cụ thể hoá các quan điển phát triển, cụ thể hoá đường lối phát triển,… Kế hoạch hàng năm là việc cụ thể kế hoạch 5 năm theo kiểu phân chia, chia nhỏ kế hoạch 5 năm ra thực hiện,… B. nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và nội dung của kế hoạch hoá nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Khái luận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (về phương diện lý luận ) là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó việc giả quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế như sản xuất cái gì?, sản xuất như nào?, sản xuất cho ai?, sản xuất ở đâu? được quyết định bởi thị trường, thông qua các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, … đặc điểm - Vế vấn đề sở hữu, chúng ta thực hiện nền kinh tế đa thành phần ứng với mỗi thành phần là một loại hình sở hữu khác nhau như sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể,…như vậy thông qua việc nhận thức lại, nhận thức đúng chúng ta đã thực hiện đúng với thực tế đòi hỏi cho sự phát triển hơn ít nhất là trong vấn đề sở hữu,.. - Về vai trò của Nhà nước, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện phát triển thị trường cũng như thực hiện các giải pháp – biện pháp thúc đẩy, khuyến khích thị trường, cơ chế thị trường phát triển. Tạo ra một cơ chế: Nhà nước điều tiết thị trường và thị trường điều tiết sản xuất, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như luật pháp, các chính sách, kế hoạch hoá (một công cụ duy nhất tác động mền dẻo vào nền kinh tế,..),…Thị trường thực hiện giải quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế thông qua các quy luật của thị trường,… Tóm lại: Nhà nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vậy thực chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. II.Nội dung của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Cùng với sự đổi mới một cách toàn diện, thì kế hoạch hoá cũng không ngừng được đổi mới theo hướng ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Nếu như trong cơ chế tập trung nội dung của kế hoạch hoá mới chỉ dừng lại ở kế hoạch, một nội dung trong các nội dung của kế hoạch hoá, thì nay nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng, bao chùm toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, từ tầm vĩ mô tới vi mô, tạo thành một mạch liên tục từ đường lối phát triển của đất nước, từ các quan điểm phát triển cho tới cấp công ty ( chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh),… Mặc dù kế hoạch hoá được đổi mới, nội dung được mở rộng hơn, sâu sắc hơn,…nhưng xét về mục đích của kế hoạch hoá thì không bao giờ thay đổi, nó vẫn là việc nhận thức các quy luật khách quan, vân dụng các quy luật vào trong quá trình phát triển để thúc đẩy, rút ngắn thời kỳ phát triển nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân, đem lại mức sống cao cho nhân dân, đem lại tiến bộ xã hội,.. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Khái luận chung về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Chiến lược có thể hiểu là những mưu tính, những quyết sách về các vấn đề lớn, các vấn đề trọng đại, các vấn đề có tính chất toàn cục và lâu dài của một quộc gia, một tổ chức. Tuỳ theo cách đặt vấn đề, phạm vi của chiến lược mà người ta có thể có các loại chiến lược khác nhau. ở tầm vĩ mô ta có các chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển xã hội, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược quân sự,… ở tầm vi mô ta có chiện lược kinh doanh như chiến khác biệt hoá,… Tuy nhiên ở đây chỉ xin được đề cập tới chiến lược ở tầm vĩ mô. Chiến lược phát triển kinh tế là chiến lược mà mục tiêu của nó là nhằm vào các vấn đề về kinh tế, nhấn mạnh đặc biệt vào các mục tiêu kinh tế, đi sâu vào quá trình tái sản xuất xã hội, cụ thể là đi vào giải quyết các vấn đề như cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo sở hữu,..), thể chế kinh tế (pháp luật, cơ cấu tổ chức,…),… trong đó đặc biệt quan tâm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó hinh thành nên các chiến lược khác nhau như chiến lược phát triển ngành nào đó (ngành công nghiệp, nông nghiêp,…) chiến lược phát triển hướng nội, chiến lược phát triển hướng ngoại,…Chiến lược phát triển kinh tế thường xuất hiện và rất được coi trọng trông giai đoạn đầu của sự phát triển, vì trong giai đoạn đầu của sự phát triển thì con người thường đặt các mục tiêu kinh tế nên hàng đầu, hơn nữa giải quyết vấn đề kinh tế là giải quyết được điều kiện cần của sự phát triển,… Chiến lược phát triển xã hội là chiến lược mà trong đó việc đạt được các mục tiêu về xã hội được đặt nên hàng đầu, đối tượng của các chiến lược ph._.át triển xã hội là hướng vào con người, hướng vào sự phát triển toàn diện của con người. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là chiến lược đi liền với mục tiêu phát triển kinh tế là các mục tiêu về xã hội , môi trường. chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thực chất là tổng hợp sự phân tích đánh giá lựa chọn về các căn cứ, các quan điểm, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước trong một thời gian dài và đưa ra những chính sách, thể chế cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu đề ra,… Đặc điểm Tính lâu dai ( tính định hướng dài hạn ): Chiến lược thường được xác định trong một khoảng thời gian dài, khoảng từ 10 – 20 năm. vì bản chất của chiến lược là có tính định hướng, các mục tiêu có tính chất tổng quát, tính toàn cục cho sự phát triển của đất nước,…Để giải quyết các vấn đề lớn này đỏi hỏi phải có thời gian. Tính toàn diện: Các vấn đề, các mục tiêu được đề cập trong chiến lược phát triển thường mang nặng tinh định tính, tính toàn cục. Phản ánh một cách toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội như các vấn đề về kinh tế, các vấn đề về văn hoá,… Tính hệ thống: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là hệ thống bao gồm nhiều chiến lược hợp thành. Theo cấp quản lý thì có chiến lược quốc gia như chiến lược quốc gia về quân sự, chiến lược quốc gia về phát triển một ngành công nghiệp mũi nhọn,…; các chiến lược địa phương như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của một tỉnh nào đó,…; các chiến lược phát triển các ngành ( thuộc sự quản lý của các bộ ) như chiến lược phát triển từ năm 2001 tới năm 2010 của nghành công nghiệp,…; các chiến lược cấp công ty ( chiến lược kinh doanh ).. Tính hệ thống được thể hiện trong tất cả các nội dung củâ chiến lược, từ việc xác định các mục tiêu, các quan điểm phát triển, các nội dung củâ chiến lược cho tới khi thực hiện và đi vào tổng kết đánh giá hiệu quả của chiến lược, tính hệ thống là một đặc trưng của chiến lược và thể hiện tập trung ở tính thống nhất, tính toàn diện, tính cân đối trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội … Tính hiệu quả: Vấn đề hiệu quả là vấn đề có tính chất quy luật phổ biến. nó biểu hiện ở sự nâng cao hiệu quả của đời sông xã hội về mọi mặt về cả vật chất lẫn tinh thần. Để đảm bảo đặc trưng này thì việc lựa chọn các bước đi, các chính sách, các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu chiến lược tính toán và cân nhắc trên nguyên tắc hiệu quả,… Tính mềm: chiến lược phải bảo đảm tính năng động, tính linh hoạt nghĩa là phải có nhiều phương án khác nhau, các phương án này hoàn toàn có thể thay thế cho nhau, bảo đảm kịp thời sửa đổi theo những biến động lớn của thực tế khách quan (bảo đảm điều chỉnh theo các phương án thích hợp)… Tính đột phá: Như chúng ta đều biết nhân quả là tất yếu, như vậy thì trong quá trình phát triển, sự phát triển luôn là “tích số” nó không phải là phép “cộng” thuần tuý. Trong phát triển của một con người cũng như của một tập thể hay một xã hội thì cái chủ quan của con người luôn luôn là cái quyết định. đặc biệt là trong việc tạo ra bước nhảy cho sự phát triển. Như vậy thì chiến lược với tư cách là hoạt động chủ quan của Nhà nước phải luôn có tính đột phá, phải là công cụ đem cái chủ quan của cả xã hội quyết định sự phát triển của mình, cụ thể la việc đạt được muc tiêu của chiến lược phải là việc đạt được sự phát triển có tính chất nhảy vọt, có tính chất bước ngoặt, phải là sự đạt được một lượng lớn về mặt chất của sự phát triển c.Nội dung của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Các quan điểm phát triển. Là những tư tưởng có tính chất chỉ đạo, chủ đạo. Thể hiện định hướng chủ đạo nhất, các quan điểm này có tính chất bước ngoặt, bước nhảy lớn. Nó tạo nên động lực của toàn bộ quá trình phát triển. Các quan điểm phát triển hợp thành một hệ thống gọi là hệ thống các quan điểm phát triển , hệ thống này thể hiện rõ mục đích cuối cùng của sự phát triển , thể hiện rõ mô hình phát triển (Việt Nam trong những khủng hoảng trước khi đổi mới về thực chất là khủng hoảng về mô hình phát triển ), thể hiện rõ bản chất của chế độ xã hội, thể hiện cách thức đạt được mục đích. ví dụ: trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam từ 1990 tới 2000 ta có 5 quan điểm chủ yếu sau: Một là: quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là khẳng định lại, nhất quán lại đường lối xã hội chủ nghĩa. Thông qua quan điểm này cho phép ta xác định cơ cấu nền kinh tế là nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau; kết hợp phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội . Hai là: quan điểm về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ thị trường và có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Ba là: quan điểm về thực hiện nền kinh tế mở, thực hiện mở cửa nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Ta xác định quan hệ –tham gia kinh tế với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên quan điểm hợp tác đôi bên cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ,.. Bốn là: quan điểm về hiệu quả kinh tế – xã hội, coi hiệu quả kinh tế – xã hội là tư tưởng, quan điểm quan trọng nhất của sự phát triển, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, phải có lãi, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Nhà nước và với xã hội theo luật định. Năm là: quan điểm kêt hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với ổn định - đổi mới chính trị tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội … Xác định các mục tiêu của chiến lược Mục tiêu phát triển của chiến lược là mức phấn đấu cần đạt được trong thời kỳ chiến lược. Nó biểu hiện những biến đổi quan trọng của nên kinh tế một cách toàn diện. mục tiêu của chiến lược bao gồm hai phần: phần định tính và phần định lượng. Về mặt định tính: thường được mô ta bằng lời văn trong đó mô tả sự phát triển chủ yếu của một quốc gia về mọi phương diện như về trình độ hiện đại hoá của nền kinh tế, trình độ phát triển của nền kinh tế khi kết thúc thời kỳ chiến lược ,… Về mặt định lượng: thường được biểu hiện bằng con số như tới năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 –10%. Trong xu thế chung của kế hoạch hoá thì cac mục tiêu mang nặng tính chất định lượng (tới mức tối đa mà điều kiện cho phép) vì trước đây ta thường xác định phần định lượng quá cao trong các mục tiêu,… Yêu cầu Trung tâm Thương mại Truyền hình: Việc xác định mục tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, từ các đòi hỏi của cuộc sống cũng như các đòi hỏi của thời đại. Hướng tới việc không ngừng nâng cao đời sống xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội nhằm mục tiêu góp phần vào việc đạt được tiến bộ xã hội . về bản thân các mục tiêu phải bảo đảm tính hiện thực, tính mềm dẻo, tính linh hoạt,…cụ thể như trong chiến lược 1990- 2000 chúng ta đã xác định mục tiêu như sau: Về mặt định tính: thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển con người một cách toàn diện (lấy chiến lược phát triển con người làm trung tâm), tập trung giải quyết vấn đề về môi trường, môi trường sống,… Về mặt định lượng: phấn đấu đạt mức tăng trưởng cả thời kỳ chiến lược là 6,8%, tới năm 2000 thu nhập bình quân trên đầu người tăng gấp đôi,.. Các giải pháp và các chính sách trong chiến lược Thực chất của các giải pháp và các chính sách là các hướng dẫn cụ thể về các cách thức thực hiện, nhằm đảm bảo việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. vấn đề với việt nam hiện nay là xây dựng các giải pháp, chính sách hướng vào việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế vận hành kinh tế cụ thể là chúng ta đang hoàn thiện một cơ chế: cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nghĩa là chúng ta đã - đang đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế thị trường thông qua việc tổ chức lại, cơ cấu lại chủ thể quản lý,… việc xây dựng, hình thành và phát triển các thị trường như thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ,…về cơ bản ta có các chính sách, các giải pháp sau: Các chính sách về tổ chức bộ máy cán bộ, các chính sách nay có tính chất quyết định vì vai trò to lớn của tổ chức, tính hai mặt của tổ chức,… Các chính sách - giải pháp về tăng cường kinh tế đối ngoại nhằm hướng dẫn các phương châm hoạt động thực hiện quan hệ kinh tế với nước ngoài, giải quyết các vấn đề xuất – nhập khẩu, các vấn đề về cán cân thanh toán quốc tế,… Các chính sách hướng về dân số , việc làm, các chính sách kiểm soát tốc độ tăng dân số, cac chính sách hướng nhiệp, tạo việc làm,… Các chính sách về thu nhập, cải thiện tình hình thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội,… Các chính sách về văn hoá, giáo dục, khoa học tài nguyên và môi trường, các chính sách về an ninh quốc gia, về quốc phòng,… Vai trò của chiến lược Chiến lược làm căn cứ để hoạch định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. việc xây dựng, thực hiện, quản lý các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phải xuất phát từ chiến lược; chiến lược còn là cương lĩnh hành động của quản lý xã hội. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay việc quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì Đảng ta xác định quản lý bằng pháp luật, bằng các chính sách, bằng kế hoạch và thông qua kế hoạch. Trong đó chúng ta xác định kế hoạch là một công cụ quan trọng để quản lý; Ngoài ra chiến lược còn là một bước cụ thể hoá đường lối, cụ thể hoá các quan điểm phát triển, là cầu lối giữa đường lối phát triển của Nhà nước với thực diện của đời sống xã hội,.. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội khái niệm: Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội là sự bố chí chiến lược về mặt thời gian và đặc biệt về mặt không gian. Nó xác định các khung vĩ mô về mặt không gian và thời gian cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước trong một thời gian tương đối dài, nhằm chủ động hướng tới mục tiêu của chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất. Thực chất quy hoạch là một bước cụ thể của chiến lược, quy hoạch giống chiến lược ở chỗ nó vẫn mang tính chất định hướng phát triển. Tuy nhiên nó cụ thể hơn chiến lược, rõ ràng hơn chiến lược cả về mục tiêu lẫn các biện pháp, nó xác định rõ không gian và bố trí theo không gian, nó bảo đảm những luận chứng ở mức độ chi tiết hơn. Để đảm bảo tính chất này thì đòi hỏi phải đánh giá chính xác mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, tự nhiên và môi trường, an ninh quốc phòng. Từ đó rút ra các ưu thế, các lợi thế, các mặt đặc trưng của đất nước, của vùng, của ngành để phát huy cũng như tìm ra các hạn chế để khác phục,…Để đảm bảo đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng, đầy đủ mọi khía cạnh khác nhau của các nguồn lực cho sự phát triển, đỏi hỏi phải xây dựng nhiều phương án quy hoạch và đưa ra luận chứng cho phương án tối ưu. Nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Về cơ bản nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội (gọi tắt là quy hoạch phát triển ) có các nội dung sau: quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội; quy hoạch ngành; quy hoạch vùng Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội mục đích là xác định các mục tiêu và bố trí không gian các ngành kinh tế ở mức độ tổng thể Quốc gia, nó đòi hỏi phải phân tích vùng kinh tế, xác định các vùng trọng điểm, các vùng không trọng điểm để có các chính sách cũng như giải pháp và quan điểm phát triển từng vùng, xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội như mục tiêu về tăng trưởng (g), mục tiêu về việc làm, các mục tiêu về kết cấu hạ tầng(kết cấu hạ tầng về kinh tế về xã hội), các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực, về các nguồn lực cho sự phát triển,…cho từng vùng cụ thể. Quy hoạch ngành: xuất phát từ các quy hoạch tổng thể ngành, các chiến lược phát triển ngành, các quan điểm phát triển. Thực hiện phân tích tiềm lực kinh tế – xã hội của đất nước, của ngành rút ra nét đặc trưng, đặc thù, điểm mạnh – yếu của ngành. Căn cứ vào đó xây dựng các mục tiêu phát triển ngành như mục tiêu về tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu ngành,… sau đó xác định nhu cầu về các nguồn lực cho ngành. Xây dựng, xác định thực hiện các chương trình- dự án triển khai quy hoạch, kế hoạch của ngành. Xây dựng các phương án phát triển cho một số phân ngành quan trọng để từ đó rút ra “thái độ” và cách “cư sử” với từng ngành cụ thể như phải phát triển ngành cực tăng trưởng, soá bỏ những ngành đã đi vào suy thoái, vì “sinh, bệnh, lão, tử” là tất yếu. Quy hoạch phát triển vùng là quy hoạch trong đó xây dựng các mục tiêu và bố trí không gian các ngành trong vùng, cũng thực hiện phân ra các tiểu vùng, khu vực trọng điểm trong vùng( giống như trong quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội quốc gia ). Vai trò của quy hoạch Quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về việc phân bố phát triển kinh tế – xã hội về mặt không gian trong thời kỳ quy hoạch, là cầu lối giữa chiến lược và kế hoạch, là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hoá, là cơ sở, căn cứ để xây dựng – thực hiện- quản lý các kế hoạch cũng như các chương trình- dự án. kế hoạch phát triển khái niệm Kế hoạch phát triển là sự cụ thể hoá các chiến lược, các quy hoạch theo mức độ thời gian nhất định, nó thể hiện ở việc hình thành nên các chỉ tiêu mục tiêu, các chỉ tiêu biện pháp và các chỉ tiêu cân đối cũng như các giải pháp, chính sách thích hợp vận hành trong thời kỳ kế hoạch. Đặt trong mỗi quan hệ với chiến lược và quy hoạch thì kế hoạch có mức độ thời gian ngắn hơn, như trong 5 năm, 3 năm, 1 năm, theo quý, tháng. Thông thường ở tầm vĩ mô người ta xây dựng – thực hiện kế hoạch 5 năm và cụ thể của kế hoạch 5 năm là kế hoạch hàng năm (1 năm); Mức độ định lượng, cụ thể ở kế hoạch cao hơn trong chiến lược cũng như trong quy hoạch, có thể nói trong quy trình kế hoạch hoá thì tính định lượng là một đặc trưng của kế hoạch, do đó kế hoạch có tính cứng nhắc hơn, tính sơ cứng, chi tiết hơn , chặt chẽ hơn cũng như tính hiệu quả cao hơn chiến lược, quy hoạch. Hệ thống kế hoạch phát triển Theo phạm vi và theo cấp quản lý Kê hoạch phát triển quốc gia: là kế hoạch mà đối tượng, vấn đề mà kế hoạch đi vào giải quyết là các vấn đề của toàn bộ nền kinh tế – xã hội về mọi mặt. Trong đó xác định các mục tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế, mục tiêu chung cho toàn xã hội cùng với các mục tiêu về môi trường và các giải pháp, chính sách phát triển toàn bộ nền kinh tế. Kê hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: là cụ thể háo Kê hoạch phát triển quốc gia đối với các vấn đề, các lĩnh vực, các phần có liên quan tới ngành. Bên cạnh đó còn phải thành lập phần phát triển riêng của từng ngành, lĩnh vực cụ thể như xây dựng các Kê hoạch phát triển các ngành mũi nhọn, Kế hoạch phát triển các ngành mới, Kê hoạch chuyển hướng cho các ngành không có khả năng phát triển ,… Kê hoạch phát triển vùng: là kế hoạch nhằm cụ thể hoá kế hoạch phát triển quốc gia và kế hoạch phát triển ngành, trong đó xây dựng các mục tiêu, quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ như Việt Nam chúng ta đã xác định các vùng kinh tế như vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng trung du miền núi phía bắc,…Trong xây dựng – thực hiện cũng như trong công tác quản lý Kê hoạch phát triển vùng gặp phải khó khăn là không gắn với bất kể một cấp hành chính, cấp quản lý nào mà việc xây dựng, thực hiện, quản lý do Nhà nước trực tiếp đảm nhận. Kê hoạch phát triển các công ty. Đây là Kê hoạch phát triển cấp vi mô còn được gọi là kế hoạch kinh doanh, thực chất kế hoạch kinh doanh là một quy trình nằm trong quy trình ra quyết định của các doanh nghiệp. Cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái của doanh nghiệp trong tương lai. Xác định, chỉ ra con đường, các phương án, cách thức và thời gian hành động nhằm đạt được mong muốn đó. Kế hoạch kinh doanh có các cách xây dựng, thực hiện và quản lý theo đặc thù của cấp vi mô, có đối thủ cạnh tranh cụ thể, roc ràng,…Các kế hoạch này hoàn toàn độc lập với các kế hoạch ở tầm vĩ mô. các chủ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp tự xây dựng các Kê hoạch phát triển riêng cho công ty mình, doanh nghiệp mình và trực tiếp quản lý việc thực hiện các kế hoạch đó góp phần vào việc đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình. Theo thời gian Theo thời gian thì ở các cấp, các phạm vi đều có Kê hoạch phát triển dài hạn, Kê hoạch phát triển trung hạn, Kê hoạch phát triển ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây chỉ xin đề cập tới Kê hoạch phát triển ở tầm vĩ mô và trong khoảng thời gian trung hạn, ngắn hạn cụ thể là ở đây xin được đề cập tới hai loại kế hoạch phổ biến nhất hiện nay là Kê hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm b.1. Kế hoạch 5 năm kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá của chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước, nhằm xây dựng các mục tiêu định hướng, các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể, các chương trình- dự án phát triển , các cân đối vĩ mô chủ yếu cũng như các giải pháp, chính sách có giá trị hiệu lực hiện hành trong thời gian 5 năm. Nội dung - xác định các nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế – xã hội. Về các chỉ tiêu kinh tế cần chỉ rõ các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cụ thể, ổn định các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (g), các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu, chỉ tiêu về khống chế lạm phát,…Các chỉ tiêu về xã hội như tỷ lệ GDP/ người, chỉ tiêu về xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ chết yểu ở trẻ em, về tuổi thọ bình quân,…. - xây dựng các chương trình- dự án phát triển trong thời kỳ 5 năm. trong thời gian 5 năm việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm được triển khai bằng- thông qua các chương trình- dự án phát triển, đây là một cách, một công cụ có hiệu quả cao nhất để thực hiện các kế hoạch trong thời gian hiện nay. Nó nối liền giữa kế hoạch 5 năm với cấp hoạt động, với thực tế,... - xây dựng các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm. Để thực hiện thì phải xây dựng các cân đối vĩ mô chủ yếu (mục đích là tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển) như cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, cân đối vốn đầu tư,… Bên cạnh việc xây dựng các cân đối là việc hính thành nên các chính sách, các giải pháp về cơ cấu kinh tế, chính sách cải tiến cơ chế quản lý, chính sách về đòn bẩy kinh tế được áp dụng trong thời gian 5 năm. phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm - Theo phương pháp truyền thống: việc xây dựng kế hoạch 5 năm mang tính chất thời điểm, thời kỳ cố định như kế hoạch 5 năm 1991- 9195; kế hoạch 1995 –2000,…Việc tính các chỉ tiêu được thực hiện theo phương pháp bình quân năm của cả thời kỳ kế hoạch hoặc tính theo năm cuối cùng của thời ký kế hoạch ví dụ như tốc độ tăng trưởng trong kế hoạch 1996 –2000 trung bình là 8,2% một năm hoặc cho tới năm 2000 tốc độ tăng trưởng (g) đạt 9% tới 10%,.. + Ưu điểm: theo phương pháp này rễ tính toán, rễ quản lý, rễ theo dõi đánh giá,.. + Nhược điểm: các chỉ tiêu mang tính cứng nhắc, gò ép, khó điều chỉnh- thay đổi, thiếu chính xác làm cho kế hoạch vốn đã sơ cứng lại càng trở lên sơ cứng hơn,… - phương pháp “cuốn chiếu”: Ban đầu các nhà kế hoạch xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chính thức cho năm đầu của thời kỳ kế hoạch. Sau đó xây dựng kế hoạch dự tính cho năm tiếp theo. Sau cùng xây dựng các dự báo kế hoạch cho các năm còn lại ví dụ như để xây dựng kế hoạch 2001- 2005, ta thực hiện xây dựng các chỉ tiêu chính thức cho năm 2001 sau đó xây dựng kế hoạch dự tính cho năm 2002, 2003,.. + Ưu điểm: khắc phục được tính cứng nhắc, bảo đảm tính linh hoạt trong kế hoạch 5 năm. kịp thời đưa vào sử lý những biến đổi, tác động ngoại lai, những tác động chưa được đưa vào trong kế hoạch khi xây dựng. Vừa bảo đảm tính tác ngiệp lại vừa bảo đảm tính định hướng. + Nhược điểm: khó khăn trong xây dựng, thực hiện và quản lý đặc biệt là khó khăn trong việc xây dựng các mục tiêu, trong theo dõi hệ thống. b.2. Kế hoạch hàng năm Kế hoạch hàng năm là sự cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm, trong đó xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể, các chương trình- dự án, các cân đối lơn cũng như các giải pháp, chính sách có giá trị hiệu lực trong vong một năm… Vai trò: kế hoạch hàng năm là công cụ triển khai, cụ thể hoá kế hoạch 5 năm đến cấp hoạt động, là phân đoạn của kế hoạch 5 năm. là một công đoạn của việc xây dựng kế hoạch 5 năm theo phương pháp cuốn chiếu. Góp phần biến các mục tiêu của kế hoạch 5 năm thành hiện thực,… Nội dung: nội dung bao gồm hệ thống kế hoạch mục tiêu và hệ thống các kế hoạch biện pháp. các kế hoạch mục tiêu như kế hoạch nhấn mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mục tiêu về thu chi ngân sách, mục tiêu về tiền mặt,…trong đó đặc biệt nhấn mạnh vế kế hoạch ngân sách. Các kế hoạch biện pháp như kế hoạch về giải quyêt các vấn đề đầu vào, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch nguồn lao động,… Các bước thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm Bước 1 : Bộ kế hoạch & đầu tư căn cứ vào các mục tiêu của kế hoạch 5 năm sẽ cụ thể hoá thành các mục tiêu và các cân đối lớn cho kế hoạch một hàng năm. Bước 2 : Bộ kế hoạch & đầu tư đưa các thông tin hướng dẫn, các cơ chế, chính sách sẽ được áp dụng trong năm kế hoạch và gửi xuống cho các ngành, các địa phương, các các công ty lớn. Bước 3 : Các ngành, các địa phương, các công ty lớn sẽ xây dựng các kế hoạch của đơn vị mình gửi cho Bộ kế hoạch & đầu tư trình quốc hội xét duyệt. Bước 4 : Lập kế hoạch triển khai thực hiện, xây dựng cơ chế triển khai, ban hành các chỉ tiêu, tổ chức thực hiện,.. Trong quá trình đổi mới kế hoạch hoá cho tới nay chúng ta không thực hiện theo cơ chế lên xuống mà thực hẹn theo cách sau: Tổ chức các hội nghị, việc này do cơ quan quản lý thực hiện, mời các cơ quan cấp dưới tham dự để cơ quan cấp trên thông báo các thông tin về cơ chế, chính sách về kinh tế sẽ được thực hiện trong năm kế hoạch. Các cơ quan quản lý cấp trên lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp về năng lực, điều kiện cụ thể của các cơ quan cấp dưới và hướng dẫn các yêu cầu thống nhất của quá trình kế hoạch; khoảng tháng 8 –9 hàng năm ngành kế hoạch cử cán bộ cụ thể đi xuống các cơ quan, đơn vị cấp dưới giúp đỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của họ trong quá trình xây dựng kế hoạch; Khoảng tháng 12 bộ, địa phương, ngành chủ quản giao kế hoạch chính thức cho các cơ quan cấp dưới. 3.3 Nội dung của kế hoạch phát triển Bao gồm các nội dung sau: Các kê hoạch phát triển kinh tế như kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế,…; Các kế hoạch phát triển xã hội như kế hoạch nâng cao phúc lợi của tăng trưởng kinh tế, kế hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu ( y tế, giáo dục, nước sạch,…), kế hoạch cải thiện mức tiêu dùng của dân cư, kế hoạch phát triển các công trình văn hoá,…và nội dung cuối cùng của Kê hoạch phát triển là các cân đối vĩ mô chủ yếu cho sự phát triển như cân đối giữa tích luỹ với tiêu dùng, cân đối ngân sách,…(ở Việt Nam còn có các cân đối một số mặt hàng chủ yếu ) 3.4 trong xu hướng đổi mới tỷ trọng các chỉ tiêu về giá trị, về xã hội, về môi trường được tăng dần. Còn tỷ trọng các chỉ tiêu về mặt hiện vật, các chỉ tiêu có tính pháp lệnh cứng nhắc,… thì giảm dần tới mức tối đa. tuy Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng chúng ta không coi nhẹ các chỉ tiêu xã hội, cũng như các chỉ tiêu về môi trường nhằm đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển, phát triển theo đúng nghĩa của nó ( phát triển bền vững ) Các chương trình- dự án phát triển a. khái niệm: chương trình phát triển kinh tế xã hội là tập hợp các hoạt động của nhiều đối tượng khác nhau, được tổ chức phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện được một mục tiêu đã chọn, trên cơ sở nguồn lực nhất định và trong một khỏang thời gian nhất định. b.Dự án là kế hoạch chi tiết về đầu tư phát triển, nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể được xác định trong một khuôn khổ nguồn lực nhất định và khoảng thời gian định trước. C. Một số tổng kết chung về kế hoạch hoá Bản chất của kế hoạch hoá trong các nền kinh tế Trong cơ chế tập trung Trong nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá là kế hoạch hoá tập trung pháp lệnh, thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các quá trình của nền kinh tế – xã hội bằng , thông qua các quyết định phát ra từ trung ương, đó là sự khống chế trực tiếp, sự can thiệp một cách sơ cứng vào các hoạt động của nền kinh tế,… - Về mặt mục tiêu thì còn bó hẹp trong các hoạt động kinh tế – xã hội , chưa đề cập tới các mục tiêu về môi trường. Nội dung các mục tiêu chưa rộng, chưa bao quát, còn quá chi tiết và được đưa ra dưới dạng hiện vật, thiên về số lượng, ưa hình thức,… - Về cơ chế tác động, việc quản lý thực hiện bằng các mệnh lệnh, pháp lệnh, các chỉ tiêu được cấp trên xây dựng quyết định trực tiếp trên quan điểm của mình (rễ rơi vào chủ quan, duy ý chí ), các chỉ tiêu này được cấp trên giao trực tiếp xuống cấp dưới bằng hiện vật được gọi là chỉ tiêu pháp lệnh hiện vật tạo ra giữa cấp trên và cấp dưới một mối quan hệ cấp phát – giao nộp tạo ra sức ì lớn trong nền kinh tế, gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực đặc biệt là các nguồn lực khan hiếm,… - Giá cả theo pháp lệnh. Nhà nước ấn định mức giá cố định, phủ nhận thị trường , thoát li khỏi thị trường, toạ ra hiện tượng ngăn sông cấm chợ, cấm giao lưu buôn bán, thực hiện cơ cấu kinh tế khép kín, cơ cấu sản xuất cũng là cơ cấu tiêu dùng,… - Ưu điểm: Phù hợp với nền kinh tế trong điều kiện đất nước có chiến tranh, khi trình độ quản lý còn thấp ứng với nền kinh tế còn chậm phát triển cụ thể là nền kinh tế mà trong đó ngành nông nghiệp thống trị, ngành công nghiệp mới phát triển, ngành dịch vụ còn hoang sơ thậm chí mới là mầm mống. - Nhược điểm: Tính phù hợp ngày càng giảm khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tạo ra các tệ nạn xã hội như quan liêu, cửa quyền,… Kết luận: Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung là tính cưỡng chế, tính pháp lệnh và áp đặt. 2 . Trong nền kinh tế thị trường phát triển Đặc điểm của nền kinh tế thị trường phát triển là đa hình thức sở hữu tương ứng là đa thành phần kinh tế, có xu hướng tự do hoá, tư nhân hoá, quốc tế hoá cao. Thị trường phát triển mạnh, lấy thị trường làm tín hiệu cơ bản, tín hiệu chính để tiến hành tổ chức hệ thống kinh tế, giá cả được quyết định bởi thị trường thông qua các quy luật thị trường, giá cả là căn cứ tín hiệu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về mục tiêu của kế hoạch hoá mang tính chất định hướng, dự báo phát triển , rất ít các mục tiêu mang tính chất định lượng, mục tiêu mang tính chất định tính chiếm ưu thế. Xu thế là tỷ trọng các mục tiêu kinh tế giảm cùng với sự phát triển của xã hội thỉ các mục tiêu về xã hội, môi trường tăng lên,… - Về phương thức tác động, Nhà nước thực hiện tác động thông qua các công cụ, chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, công cụ thuế, công cụ lãi suất,… Tóm lại: Bản chất của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường phát triển là tính thuyết phục, tính hướng dẫn, nghĩa là kế hoạch hoá có tính hiệu quả cao, tính chính xác cao,… 3. Trong nền kinh tế hỗn hợp (nền kinh tế các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam) Về sở hữu trong nền kinh tế hỗn hợp là đa hình thức sở hữu trong đó bao gồm sở hữu công, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, ….. Giá cả cũng giống như trong nền kinh tế thị trường phát triển. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự phát triển cao hơn của cả nền kinh tế tập trung và nền kinh tế thị trường phát triển Kết luận: kế hoạch hoá trong nền kinh tế hỗn hợp là kết hợp giữa kế hoạch hoá trực tiếp (kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập trung) và kế hoạch hoá gián tiếp. Trực tiếp thể hiện ở chỗ Nhà nước trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế – xã hội thông qua các chương trình- dự án (Nhà nước làm chủ các chương trình- dự án ) bằng việc Nhà nước trực tiếp phân bổ các nguồn lực khan hiến như lao động có tay nghề cao, vốn ngân sách, vốn ODA, FDI,.. để xây dựng - thực hiện – quản lý các chương trình- dự án phát triển. Gián tiếp bằng cách Nhà nước tác động vào các hoạt động kinh tế – xã hội thông qua các công cụ ở tầm vĩ mô như cac chính sách, các hướng dẫn, khống chế, kiểm soát hoạt động của khu vực tư nhân nhằm đảm bảo thống nhất giữa khu vực tư nhân với với mục tiêu phát triển dài hạn như mục tiêu phát triển của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,… II. So sánh nội dung của kế hoạch hoá trong cơ chế tập trung với kế hoạch hoá trong cơ chế thị trường 1. Về tính chất: Sự khác nhau Trong cơ chế thị trường Kế hoạch mang tính định hướng: từ cơ sở nhận thức đúng thực tế các quy luật khách quan đưa ra mục tiêu để phấn đấu (Xác định mục tiêu theo cơ chế từ dưới lên). Kế hoạch lấy thị trường làm căn cứ và mục tiêu kế hoạch: kế hoạch là sự bổ sung cho thị trường vì thị trường chỉ có thể giải quyết vấn đề lợi ích cục bộ và trước mắt, còn kế hoạch có thể cân đối lợi ích tổnh thể và trong dài hạn. Kế hoạch có tính chất linh hoạt (tính động): Vì thị trường luôn biến động, mục tiêu luôn thay đổi nên kế hoạch phải linh hoạt phải luôn mang tính động. Xác dịnh mục tiêu trên cơ sở thực lực của nền kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Kế hoạch mang tính mệnh lệnh: xuất phát từ sự chủ quan của nhà nước không câưn cứ vào thực lực của nền kinh tế, không xuất phát từ nhu cầu xã hội (xác định mục tiêu theo cơ chế từ trên xuống). Kế hoạch thay thế cho thị trường: vì nhà nước không công nhận cơ chế thị trường không công nhận quy luật khách quan của thị trường, mọi hoạt động do nhà nước vạch ra và quyết định. Kế hoạch mang tính cứng nhắc mệnh lệnh, mang tính ý chí quyết định ngược lại với quy luật của vật chất quyết định ý thức. Xác định mục tiêu bằng ý chí chủ quan . Giống nhau đều mang tính mục tiêu : mọi kế hoạch đều phải xác định cái đích mà mình muốn đạt tới. đều phải có các giải pháp đi kèm: phải cân đối các nguồn lực và phương tiện hiện có để đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất về mòi mặt … đều có hạn định về thời gian. 2. so sánh nội dung quy trình kế hoạch Trong nền kinh tế tập trung xuất phát từ quan điểm phát triển, đường lối phát triển xây dựng các kế hoạch dài hạn. Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. các kế hoạch này chủ yếu để giải quyết các vấn đề kinh tế chưa đề cập tới các vấn đề xã hội và môi trường. Trong nền kinh tế thị trường xuất phát từ các quan điểm phát triển, xây dựng các chiến lược phát triển và các quy hoạch phát triển trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch phát triển, từ đó xây dựng và triển khai các chương trình phát triển ( chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn). Nội dung của kế hoạch hoá được mở rộng hơn, đi vào giải quyết mọi vấn đề về các mặt của._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0028.doc
Tài liệu liên quan