Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 ở Việt Nam & các giải pháp thực hiện

Mở đầu Xây dựng một các ngành kinh tế hợp lý, hiệu quả cao là vấn đề hết sức quan trọng để nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đai hội lần thứ VII, VIII và IX của Đảng đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 ở nước ta có cơ cấu GDP theo ng

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 ở Việt Nam & các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành là: tỷ trọng nông nghiệp khoảng 20-21%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 40-41%, tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 41-42%. Để đạt được mục tiêu đề ra trên đây, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mỗi nhóm ngành phải đạt tốc độ tăng trưởng: nông nghiệp khoảng 4,3%, công nghiệp và xây dựng 10,8%, dịch vụ 6,2%; tăng trưởng GDP bình quân 7,5%. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, mang tính tự phát, chưa thật sự chủ động, còn nhiều bấp bênh, rủi ro; hiệu quả sản xuất thấp dẫn đến không đạt được kế hoạch tăng trưởng kinh tế đề ra. Nó là vấn đề bức xúc nhất hiện nay, đang là vấn đề trung tâm trong các cuộc nghiên cứu,thảo luận của Quốc hội và Chính phủ. Ngày nay, thế giới có những biến đổi sâu sắc, ngày càng nhiều những biến động khó lường, nhiều yếi tố tác động đến sự phát triển kinh tế. Đề án nghiên cứu theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với những biến động của trong và ngoài nước. Đề án nghiên cứu "kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện". Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, TS Ngô Thắng Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành đề án này. mặc dù đã hết sức cố gắng trong qúa trình nghiên cứu, nhưng do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian ngắn chưa nghiên cứu được sâu sắc vấn đề nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Mong được sự góp ý của các thầy, các cô và bạn bè để em có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2001 Chương I một số vấn đề lý luận về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế I. Cơ cấu kinh tế và phân loại cơ cấu kinh tế 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ cấu”. Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội. Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được mặt bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế. Đó là các vấn đề: - Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố câú thành hệ thống kinh tế của một quốc gia. - Số lượng và tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. - Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố...hướng vào các mục tiêu đã xác định. Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng; muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân. 2. Phân loại cơ cấu kinh tế 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Trong bàI viết chú trọng nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Các chỉ tiêu đánh giá: - Loại chỉ tiêu dịnh lượng thứ nhất:tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế. - Chỉ tiêu định lượng thứ hai:Có thể mô tả được phần nào mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành kinh tế, đó là các hệ số trong bảng can đối liên ngành (của hệ MPS) hay bảng Vào- Ra (I/O)(của hệ SNA). Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành (khu vực): + Nhóm ngành nông nghiệp: bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. + Nhóm ngành công nghiệp:bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. + Nhóm ngành dịch vụ: bao gồm các ngành thương mại, bưu điện, du lịch... Trong công nghiệp cần chú ý đến các hệ số liên hệ phía “thượng nguồn” và các hệ số liên hệ phía “hạ nguồn”. * Các ngành công nghiệp “thượng nguồn”:là những ngành công nghiệp tạo nguyên liệu và sản phẩm trung gian, đòi hỏi vốn đầu tư cao và công nghệ cơ bản, công nghệ cao. * Các ngành công nghiệp “hạ nguồn”:là những ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng, thường đòi hỏi vốn đầu tư ít, sử dụng nhiều lao động, có thể có quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Những ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn nêu trên có mối quan hệ dọc rất chặt chẽ. Trong một chuyên ngành nhất định có thể có một hình thức tổ chức khép kín từ công nghiệp thượng nguồn đến hạ nguồn của một quốc gia hay theo sự phân công lao động quốc tế (theo thương mại hay hợp đồng gia công) giữa các quốc gia. 2.2. Cơ cấu lãnh thổ Nếu cơ cấu kinh tế hình thành từ sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản suất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu địa lý thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là sự biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhát trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền sự hình thành phân bổ dân cư phù hựp với các đIều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triể có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc đIểm tự nhiên ngành kinh tế xã hội, phong tục tập quángành truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó. 2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế Nếu như phân công lao động xã hội đã là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý pháI dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phats triển của lực lượng sản xuất, thúc đấy phân công lao động xã hội...Theo nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loạI cơ cấu trong nền kinh tế. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ có quan hệ chặt chễ với nhau. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Mặt khác, việc phân bố không gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên lãnh thổ. II. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khái niệm: Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được coi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất và các nhu cầu về kinh tế-xã hội của đất nước. Chuyển dịch cơ cấu đem tính khách quan thông qua thông qua những nhận thức chủ quan của con người, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đã hình thành các khái niệm: - Điều chỉnh cơ cấu:Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một số yéu tố cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kỳ không tạo ra sự thay đổi đột biến, tức thời. - CảI tổ cơ cấu:Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành. Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi tỷ lệ giữa các ngành do sự xuất hiện hoặc sự biến mất của một số ngành và và sự tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành là không đồng đều. Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà còn là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cảI tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thhiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. 2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế luôn luôn biến đổi cùng với qúa trình phát triển của nền kinh tế. Mỗi thời kỳ, với những điều kiện cụ thể các ngành kinh tế tăng trưởng với tốc độ khác nhau dẫn đến cơ cấu ngành thay đổi. Các điều kiện này vừa có những tác động tích cực vừa có tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần chủ động chuyển dịch cơ cấu ngành phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn do điều kiện hiện tại đặt ra để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững là vấn đề dặt ra đối với tất cả các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển. 3. Những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 3.1. Những yếu tố cơ bản có liên quan đến xu thế phát triển kinh tế của đất nước a. Quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel Ngay từ đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học người Đức E.Engel đã nhận thấy rằng khi thu nhập của gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỷ tọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật của E.Engel được phát hiện cho tiêu dùng lương thực, thực phẩm nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu dùng các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế học gọi lương thực, thực phẩm là các sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền, và việc cung cấp dịch vụ là sự tiêu dùng cao cấp. Qua qúa trình nghiên cứu, họ phát hiện ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tăng thu nhập, còn chi tiêu cho tiêu dùng cao cấp tăngnhanh hơn tốc độ tăng thu nhập. Như vậy, quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel đã làm rõ tính xu hướng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình phát triển. b. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, A. Fisher đã giới thiệu kháI niệm việc làm ở khu vực thứ nhất, thứ hai, thứ ba. A. Fisher quan sát thấy rằng, các nước có thể phân theo tỷ lệ phân phối tổng lao động của từng nước vào ba khu vực. Khu vực thứ nhất bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và theo một số quan điểm còn bao gồm cả khai thác mỏ. Khu vực thứ hai bao gồm công nghiệp chế biến và xây dựng. Khu vực thứ ba gồm có vận tải, thông tin, thương nghiệp, dịch vụ nhà nước, dịch vụ tư nhân. Theo A.Fisher, tiến bộ kỹ thuật đã có tác động đến sự phân bố lao động vào ba khu vực này. Trong qúa trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất lao động. Kết quả là, để bảo đảm lượng lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến lượng lao động như cũ và do vậy, tỷ lệ của lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm. Dựa vào số liệu thống kê thu thập được, A. Fisher cho rằng tỷ lệ giảm này có thể giảm từ 80% đối với các ngành chậm phát triển nhất xuóng 11-12 % ở các nước công nghiệp phát triển và trong điều kiện đặc biệt có thể xuống tới 5%. Ngược lại, tỷ lệ lao động được thu hút vào khu vực thứ hai và khu vực thứ ba ngày càng tăng do tính co giãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực này và khả năng hạn chế hơn của viẹc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là đối với khu vực thứ ba. c. Vai trò của khoa học vai trò nghệ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc và đưa đến sự phân chia các ngành thành nhiều ngành nhỏ hơn, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu, vị trí giữa các ngành, hay thúc đẩy các ngành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: + Các ngành sản xuất vật chất (nông nghiệp, công nghiệp)đều tăng lên về sản lượng tuyệt đối, nhưng về tỷ trọng trong GDP so với các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) lại giảm tương đối. + Cơ cấu kinh tế trong, nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng tăng mạnh quy mô sản xuất ở các ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. d. Xu thế kinh tế thế giới * Xu thế hoà bình hợp tác Nhìn tổng quát, có thể dự báo xu thế hoà bình hợp tác phát triển trên thế giới và khu vực tiếp tục gia tăng đi đôi với những cọ sát đấu tranh, cạnh tranh ngày càng gay gắt, có thể có những bùng nổ khó lường. Các nước lớn, các trung tâm phát triển lớn đang và sẽ giằng co, tranh giành ảnh hưởng, lấn át kinh tế đối với các nước khác. Bên cạnh đó, trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất cũng như kinh tế nói chung của thế giới đã tạo ra những cơ hội hợp tác, hội nhập để khai thác các nguồn lực quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển quốc gia. Mỗi nước với trình độ phát triển khác nhau đều tìm thấy lợi thế của mình qua các quan hệ kinh tế quốc tế và có thể tham gia opj tác phát triển dưói nhiều hình thức. * Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ Trong thế kỷ XXI, với dự báo cách mạng khoa học và công nghệ sẽ có những nhảy vọt khó lường, yêu cầu mới và cũng là khả năng mới trong điều kiện nhân loại đang bứoc vào nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải triển khai theo tư duy mới, phù hợp với giai đoạn mới. Việt Nam có những lới thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và dồi dào về nguồn nhân lực, nếu được phát huy sẽ là nhân tố tích cực để tiếp nhận khoa học và công nghệ gây dựng năng lực nội sinh. * Toàn cầu hoá và khu vực hoá Là xu thế khác quan ngày càng tác động mạnh, thậm chí chi phối phát triển kinh tế của các nước. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần thấy hết mặt tích cực, thuận lợi, cả mặt tiêu cực, khó khăngành thách thức và có chiến lược thích ứng và lợi dụng qúa trình này có hiệu quả nhất. Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đến các nước đang phát triển: Từ những năm đầu của thạp kỷ 90, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã tạo điều kiện cho các dòng vốn FDI đến với các nền kinh tế đang phát triển. Nguồn vốn này tăng liên tục qua các năm, tuy có suy giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế năm 97. Dòng vốn hỗ trợ chính thức với các điều kiện ưu đãi (ODA) đến các nước đang phát triển có xu hướng giảm dần. Quốc tế hoá thương mại, vốn và sản xuất. Bốn mươi năm qua kim ngạch thương mại hàng hoá của toàn thế giới đã tăng 6%/năm trong khi đó sản xuất hàng hoá chỉ tăng 3,7%. Mức độ mở cửa của các nước tăng. Sau thương mại vốn đầu tư cũng đã nhanh chóng được quốc tế hoá. Cạnh tranh thương mại và thu hút đầu tư trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 3.2. Các lý thuyết phát triển Với tư các là loạI lý thuyết chủ yếu nghiên cứu các con đường hay các mô hình phát triển kinh tế của các nước chạm phát triển hiện đang nỗ lực tiến hành công nghiệp hoá, các lý thuyết phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp đều bàn tới một trong những nội dung cơ bản nhất của công nghiệp hoá là chuyển dịch cơ cấu ngành. Song, do bản thân thế giới chậm phát triển bao gồm nhiều quốc gia với các đặc đIểm đặc thù khác nhau, do xuất phát từ các quan điểm và các góc độ nghiên cứu khác nhau nên cách giảI quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành trong qúa trình công nghiệp hoá của các loạI lý thuyết phát triển cũng rất khác nhau. Có thể thấy đIều này qua một số lý thuyết phát triển chủ yếu sau. a. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế Tư tưởng cơ bản của người chủ xưởng lý thuyết này Walt Rostow cho rằng, qúa trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đều trảI qua 5 giai đoạn tuần tự như sau: 1/ Xã hội truyền thống: Với đặc trưng là nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong đời sống kinh tế, năng suất lao động thấp và xã hội kém linh hoạt. 2/ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Với những thay đổi quan trọng là trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới, kết cấu hạ tầng sản xuất, nhất là giao thông đã phát triển. Bắt đầu hình thành những khu vực đầu tầu có tác động lôI kéo nền kinh tế phát triển. 3/ Giai đoạn cất cánh: với những dấu hiệu quan trọng như tỷ lệ đầu tư so với thu nhập quốc dân đạt mức 10%, xuất hiện những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển biến mạnh mẽ trong thể chế xã hoọi, thuận lợi cho sự phát triển của khu vực sản xuất hiện đai và kinh tế đối ngoại. 4/ Giai đoạn chuyển tới sự chín muồi kinh tế là giai đoạn mà tỷ lệ đầu tư trên thu nhập quốc dân đạt mức cao(từ 10-20%) và xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới. 5/ Kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt:là giai đoạn kinh tế phát triển cao, sản xuất đa dạng hoá, thị trường linh hoạt và có hiện tượng suy giảm nhịp độ tăng trưởng. Theo lý thuyết phân kỳ phát triển này hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hànhcông nghiệp hoá hiện nay nằm ở giai đoạn 2và 3, tuỳ theo mức độ phát triển của từng nước. NgoàI những dấu hiệu kinh tế - xã hội khác, về mặt cơ cấu,phải bắt đầu hình thành một số ngành công nghiệp chế biến có khả năng lôi kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, cùng với sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang 3 là sự thay đổi của những lĩnh vực đóng vai trò đầu tàu. Nghĩa là trong chính sách cơ cấu cần xét đến trật tự ưu tiên phát triển những lĩnh vực có thể đảm trách vai trò đó qua mỗi giai đoạn phát triển cụ thể. Do tiếp cận vấn đề góc độ khái quát lịch sử của nhiều nước, lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế không mô tả sâu những khía cạnh đặc thù của từng nước hay từng nhóm nước, song những nhận xét khái quát chung ấy có thể xem như những gợi ý rất có ý nghĩa đối vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong qúa trình công nghiệp hoá của từng nước đang phát triển hiện nay. b. Lý thuyết nhị nguyên Lý thuyết nhị nguyên do A. Lewis (giải thưởng Nobel năm 1979) khởi xướng, tiếp cận vấn đề từ đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Ông đã có những kiến giải khá cụ thể về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp háo hiện nay. Lý thuyết nhị nguyên cho rằng ở các nền kinh tế này có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại, du nhập từ bên ngoài. Khu vực truyền thống có đặc đIểm là trì trệ, năng suất lao động thấp và dư thừa lao động. Vì thế, có thể chuyển một phần lao động từ khu vực này sang khu vực công nghiệp hiện đạI mà không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Do có năng suất cao nên khu vực công nghiệp hiện đạI có thể tự tích luỹ để mở rộng sản xuất một cách độc lập mà không phụ thuộc vào những điều kiện chung của toàn bộ nền kinh tế. Kết luận đương nhiên rút ra từ những nhận định này là để thúc đẩy phát triển kinh tế của những nước chậm phát triển, cần phải bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại càng nhanh càng tốt mà không cần quan tâm tới khu vực nông nghiệp truyền thống. Sự gia tăng của khu vực công nghiệp hiện đại tự nó sẽ rút dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền sản xuất nông nghiệp xã hội từ trạng thaí nhị nguyên thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển. PhảI nói răng những kết luận của lý thuyết nhị nguyên đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với các quốc gia chậm phát triển đang mong muốn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá. Trên thực tế, chính sách công nghiệp hoá và cơ cấu kinh tế ở nhiều quốc gia chậm phát triển từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến thời gian gần đây đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của lý thuyết này. Lý thuyết kinh tế nhị nguyên còn được nhiều nhà kinh tế(J. Fei, G.Raní, Haris, Todaro,...)tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận đIểm phát triển của họ là khả năng phát triểnvà thu nạp lao động của khu vực công nghiệp hiẹen đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn kỹ thuật, trong đó có những loạI kỹ thuật có hệ số sử dụng lao động cao, nên về nguyên tắc, có thể thu hút được lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp truyền thống. Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do sự chênh lẹch về mức thu nhập của lao động từ hai khu vực kinh tế trên quyết định. Có nghĩa là, khu vực công nghiệp hiện đại chỉ có thể thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp trong trường hợp đang có nạn nhân mãn khi nó có mức lương cao hơn mức thu nhập khi họ còn ở nông thôn. Nhưng khả năng duy trì sự chênh lệch này sẽ cạn dần cho đến khi nguồn lao động dư thừa ở nông thôn không còn nữa. Đến lúc đó, việc tiếp tục di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp sẽ làm cho sản lượng nông nghiệp giảm đi, khiến cho giá cả hành hoá nông phẩm tiêu dùng tăng lên, kéo theo mức tăng lương tương ứng trong khu vực sản xuát công nghiệp. Chính sự tăng lương của khu vực sản xuất công nghiệp sẽđặt ra giới hạn về mức cầu tăng thêm về lao động của bản thân nó. Như vậy mặc dù về mặt kỹ thuật- công nghệ khu vực công nghiệp hiện đại có thể có khả năng thu dụng không hạn chế nhân lực, nhưng về mặt thu nhập và độ co dãn cung cầu nhân lực của hai khu vực thì sức thu nạp lao động từ khu vực nông nghiệp của công nghiệp là có hạn. Một hướng phát triển khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả năng di chuyển lao động từ nông thôn ra khu vực công nghiệp- thành thị. Quá trình dịch chuyển lao động chỉ trôi chảy khi “ tổng cung” về lao động từ nông nghiệp phù hợp với “tổng cầu” ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển này không chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch thu nhập mà còn phụ thuộc vào sác xuất tìm được việc làm đối với những người lao động nông nghiệp. Khi đưa thêm yếu tố “ sác xuất tìm được việc làm” vào phân tích, người ta thấy xuất hiện các tình huống làm yếu đi khả năng di chuyển lao động giữa hai khu vực như sau: - Sự năng động của bản thân khu vực công nghiệp:Về mặt này, so với nền công nghiệp ở các nước phát triển, khu vực gọi là ” công nghiệp hiện đạ “ ở các nước chậm phát triển yếu kém hơn rất nhiều. Vì vậy, để vừa có khả năng cạnh tranh với nền công nghiệp nước ngoài khác, vừa làm đầu tàu lôi kéo sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thì khu vực công nghiệp phảI hướng tới những ngành kỹ thuật cao. Nhưng những ngành này cần tăng hàm lượng vốn đầu tư hơn là tăng hàm lượng lao động. Vì thế, khu vực “công nghiệp hiện đạI” ở các nước chậm phát triển cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề dư thừa lao động chứ không riêng gì khu vực nông nghiệp. - Khả năng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật của người lao động nông nghiệp khi chuyển sang lĩnh vực công nghiệp. Về mặt này, một thực tế là lao động nông thôn có trình độ học vấn thấp hơn nhiều so với lao động thành thị, thậm chí chưa quen với môi trường lao động công nghiệp. Việc đào tạo lao động công nghiệp kỹ năng cao chẳng những đòi hỏi nhiều thời gian mà phải có đầu tư lớn, đến mức người ta xem như một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất đối với một nền kinh tế. Với những phân tích trên, người ta thấy rằng xác suất tìm được việc làm mới ở khu vực công nghiệp đối với người nông dân rời bỏ ruộng đồng là có giới hạn. Tóm lại, khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng nhất của các nền kinh tế chậm phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, các lý thuyết nhị nguyên đã đi từ chỗ cho rằng chỉ cần tập trung vào phát triển công nghiệp mà không chú ý tới nông nghiệp đến chỗ chỉ ra những giới hạn của chúng và vì thế, cần quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này c. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành Những người ủng hộ quan điểm này như R. Nurkse, P.Rosenstein-Rodan..., cho rằng để nhanh chóng công nghiệp hoá, cần thúc đẩy phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân. Họ chủ yếu dựa trên những luận cứ sau: - Trong qúa trình phát triển, tất cả các ngành kinh tế liên quan mật thiết với nhau trong chhu trình “đầu ra” của ngành này là “đầu vào” của ngành kia. Vì thế sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất. - Sự phát triển cân đối giữa các ngành như vạy giúp tránh được ảnh hưởng tiêu cực của những biến động của thị trường thế giới và hạn chế mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác, tiết kiệm nguồn ngoại tệ vốn rất khan hiếm và thiếu hụt. - Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối hoàn chỉnh như vậy chính là nền tảng vững chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước thuộc thế giới thứ ba chống lại chủ nghĩa thực dân. Lý cuốicùng tỏ ra rất hấp dẫn đối với nhiều quốc gia chậm phát triển mới giành được độc lập về chính trị những năm sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Vì thế, mô hình phát triển theo cơ cấu cân đối khép kín-mô hình công nghiệp hoá “hướng nội” hay thay thế “nhập khẩu” đã trở thành trào lưu phổ biến thời kỳ đó. Tuy nhiên, thực tế đã dần dần cho thấy những yếu đIểm rất lớn của mô hình lý thuyết này. ở đây có hai vấn đề cần đặc biệt cần được xem xét là: - Thứ nhất, việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín và khu biệt với thế giới bên ngoài. Điều này chẳng những ngược với xu hướng chung của tất thảy mọi nền kinh tế trong điều kiện hiện đại là khu vực háo và toàn cầu hoá, mà trong lúc ngăn ngừa những ứac động tieu cực cua thị trường thế giới, đã bỏ qua những ảnh hưởng tích cực do bên ngoài đem lại. - Thứ hai, các nền kinh tế chậm phát triển không đủ khả năng về nhân tài, vật lực để có thể thực hiện được những mục tiêu cơ cấu đặt ra ban đầu. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá gặp khó khăn, bởi lẽ cách tiếp cận trên đã làm phân tán các nguồn lực phát triển rất có hạn của các quốc gia, khiến cho ngay cả việc sửa chữa lại di sản cơ cấu kinh tế què quặt của thời kỳ thuộc địa cũ cũng bị trở ngại. Chính vì thế, chỉ sau một thời kỳ tăng trưởng, các nền kinh tế theo đuổi mô hình cơ cấu cân đối này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng thiểu năng. d. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành cân đối hay các “cực tăng trưởng” Ngược lại với quan điểm phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu cân đối khép kín nêu trên, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối (A.Hirschman, F.Perrons, G.Destanne de Bernis...)cho rằng không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia, với những luận cứ chủ yếu sau: - Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây lên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối tương quan giữa các ngành, nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Do đó, nếu có những dự án đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì thì áp lực đầu tư sẽ xuất hiện bởi cầu lớn hơn cung lúc đầu và sau đó thì cung lớn hơn cầu ở một số lĩnh vực. Chính những dự án đó có tác dụng lôi kéo đầu tư theo kiểu lý thuyết số nhân. - Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế, cần tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong một thời điểm nhất định. - Do trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, việc phát triển cơ cấu không cân đối là một sự lựa chộn bắt buộc. Lúc đầu lý thuyết này tỏ ra không hấp dẫn lắm vì dường như nó bỏ qua những lỗ lực xây dựng một nền kinh tế độc lập có cơ cấu ngành cân đối để chống lạI chỉ nghĩa thực dân. Mặt khác, đằng sau cách dặt vấn đề xây dựng một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoài là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế-mà thường thì các nền kinh tế chậm phát triển gặp phải nhiều bất lợi hơn. Song, do những hạn chế ngày càng trở nên rõ ràng của ý tưởng thực hiện mô hình công nghiệp hoá hướng nội có cơ cấu ngành cân đối hoàn chỉnh và những thành công “thần kỳ” của một số nước đi tiên phong, điển hình là nhóm NICs Đông á,lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay các cực tăng trưởng ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Trên thực tế, mô hình công nghiệp mở cửa, hướng ngoại đã trở thành một xu hướng chính yếu ở các nước chậm phát triển từ thập niên 1980 trở lại đây. e. Lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” Từ sự phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia và dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế, người khởi xướng lý thuyết này, giáo sư Kaname Akamatsu đã đưa ra những kiến giảivề quá trình “đuổi kịp” các nước tiên tiến nhất của các nước kém phát triển hơn._.. Trong những ý tưởng về sự “đuổi kịp” này, vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xét trên góc độ phát triển của toàn bộ nền công nghiệp, từng phân ngành hay thậm chí từng lọai sản phẩm riêng biệt, qúa trình “đuổi kịp”về mặt kinh tế và kỹ thuật của chúng được chia thành 4 giai đoạn sau: Giai đoạn1:Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công đặc biệt.Giai doạn này xảy ra sự phân biệt hay phân công lao động quốc tế ngay trong lòng các nước kém phát triển-chuyên sản xuất một số sản phẩm thủ công đặc biệt để bán và nhập khẩu hàng tiêu dùng công nghiệp khác từ các nước công nghiệp phát triển. Giai đoạn 2:Các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để tự chế tạo lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phảI nhập. Đây là giai đoạn các nước kém phát triển bắt đầu tích luỹ tư bản (vốn) và phỏng theo (bắt chước) công nghệ chế tạo từ các nước công nghiệp phát triển. Ngoài việc nâng cấp và mở rộng một số ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhìn toàn cục giai đoạn 2 mang dáng dấp của mô hình công nghiệp hoá “thay thế nhập khẩu” đối với nhiều ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng.Vì thế, những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu phát triển mạnh trong giai đoạn này. Song, những điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô lại được giành ưu tiên cho các ngành công nghiệp trợ giúp (kết cấu hạ tầng kinh tế)cho những công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển như điện, nước và giao thông vận tải. Giai đoạn 3:là giai đoạn mà những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu. Những sản phẩm đầu tư trước đây phải nhập giờ đây đã có thể dần dần thay thế bằng nguồn khai thác và sản xuất ở trong nước. Như vậy, khoảng cách kỹ thuật giữa các nước đi sau các nước công nghiệp phát triển (trước hết là trong lĩnh vực chế tạo hàng tiêu dùng) không còn xa cách bao nhiêu. Vì vậy mà số lượng và quy mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng. Cơ cấu công nghiệp đã trở nên đa dạng hơn cho chỗ có nhiều khả năng hơn về kỹ thuật đế lựa chọn và lợi dụng các lợi thế so sánh so với trước đây. Giai đoạn 4: Là giai đoạn việc xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống, nhường chỗ cho việc xuất khẩu các loại hàng hoá đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn 3. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiệp đã đạt mức ngang bằng với các nước kém phát triển hơn. Mô hình “đàn nhạn bay” vẫn tiếp tục diễn ra theo phương thức này, mặc dù có sử dụng sự thay đổi vị trí một số quốc gia nhất định. Như vậy với việc phân chia qúa trình công nghiệp hoá của các nước “đi sau”thành 4 giai đoạn trong mối liên quan với nền kinh tế khác theo mô hình “đàn nhạn bay”, quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành của lý thuyết phát triển này có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành “không cân đối” hay các “cực tăng trưởng”. Cũng giống như trong lý thuyết phát triển “không cân đối”, các “cực tăng trưởng” ở đây cũng thay đổi theo từng giai đoạn và nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thay đổi này là lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Ngoài ra, điều cần lưu ý nữa là việc “đuổi kịp” các nước công nghiệp phát triển diễn ra nhanh hay chậm một phần rất lớn phụ thuộc vào việc lựa chọn các “cực tăng trưởng” trong mỗi giai đoạn nhất định. Mỗi loại lý thuyết trên đây đều có những mặt mạnh không thể chối cãi, song cũng luôn tỏ ra không phải có thể áp dụng thành công ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, có thể tổng hợp lại thành những điều mà đã đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành trong qúa trình phát triển (hay công nghiệp hoá) như sau: 1-Các lý thuyết phát triển đều quan tâm việc xác định các tiền đề cần thiết của qúa trình công nghiệp hoá. 2-Chúng không những chỉ coi chuyển dịch cơ cấu cơ cấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá mà còn chỉ ra nội dung cụ thể của nó là tăng tỷ trọng của công nghiệp giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, dân số thành thị lớn hơn dân số nông thôn. Cách xác định nội dung chuyển dịch cơ cấu như vậy cho phép một mặt đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hoá của một quốc gia; mặt khác, tìm hiểu những nguyen nhân quy định tình trạng thoáI triển hay không sao bắt kịp được vào qúa trình công nghiệp hoá đã xảy ra ở một số nước trên thế giới. 3-Đánh giá sự thành bại của các nước đang công nghiệp hoá, lý thuyết phát triển đã khẳng định rằng có những nguyên nhân thuộc về cơ cấu. Người ta nhận thấy rằng trong những nước không thành công, cơ cấu có tình trạng không liên kết bên trong. G.Grellet nhận xét “ Tình trạng không liên kết bên trong ấy thê hiện một ma trận về giao lưu liên ngành công nghiệp và một ma trận về giao lưu liên vùng hầu như hoàn toàn trống rỗng”. Như vậy, “kinh tế học của sự phát triển”đã đặt vấn đề cơ cấu và một trong những vị trí cơ bản trong lý thuyết của mình để xem xét, đánh giá và phân loại các dạng thức phát triển và thoái triển ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Việc đề cao vấn đề cơ cấu được xem là một trong những thành công trong lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại. Bởi nó khắc phục được sự phiến diện trong nhìn nhận vấn đề kinh tế của các nước chậm phát triển khi chỉ xoay quanh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế -tức là mức độ tăng lên củ GNP và GNP đầu người. Việc quan tâm đến vấn đề cơ cấu kinh tế thông qua việc chỉ ra tính chất “không liên kết bên trong” ở một số nền kinh tế chậm phát triển nào đó mang hàm ý về một giải pháp mang tính nguyên tắc:phải xây dựng một cơ cấu kinh tế có sự liên kết, thúc đẩy, lôi kéo lẫn nhau trong qúa trình phát triển. Một cơ cấu như vậy vừ là điều kiện cho sự phát triển hay công nghiệp hoá, đồng thời lại vừa là kết quả, là một chỉ số để xem xét mức độ thành công của công nghiệp hoá và phát triển. 4- Kinh tế học phát triển cho rằng hình thức chuyển dịch cơ cấu ngành của các nước chậm phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra rất đa dạng. Việc nghiên cứu trắc nghiệm kết hợp với so sánh lý thuyết đã cho phép mô tả một bức tranh nhiều mầu sắc về về qúa trình chuyển dịch cơ cấu của các nước chậm phát triển thuộc các khu vực khác nhau. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người cho rằng không có một khuôn mẫu chung duy nhất nào có thể áp dụng thành công cho mọ quốc gia. Việc công nghiệp hoá bắt đầu từ đâu:công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. 5- Việc thừa nhận tính đa dạng của các hình thức chuyển dịch cơ cấu trong qúa trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển hiện đang để lại một khoảng trống mà người ta cho rằng sứ mệnh đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề đó trao vào tay các chính phủ. Trong các lý thuyết kinh tế, vai trò can thiệp của nhà nước được xem là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế. Khái niệm về mức độ “hợp lý”trong cơ cấu ngành kinh tế giữa các quốc gia là một kháI niệm có tính co giãn lớn, phụ thuộc trước hết vào những đặc đIểm đặc thù của mỗi quốc gia như cư dân, cơ cấu và trình độ kinh tế kỹ thuật hiện có, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và các mối quan hệ kinh tế quốc tế v.v...Rõ ràng là cần có sự giải thích cụ thể hơn trong mỗi trường hợp cụ thể cũng như những ngành cụ thể. 6- Để có cơ cấu ngành hợp lý, các chính phủ phải đánh giá được các nguồn lực bên trong, đồng thời phải được với các nguồn lực bên ngoàI trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Về điểm này, “Kinh tế học phát triển” cho rằng đối với một số quốc gia dân số ít, nhỏ bé, chính điều kiện bên ngoài mới là yếu tố quyết định cơ cấu ngành của họ. 3.3. Lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm Lý thuyết “chu kỳ sống sản phẩm”, xét trong khuôn khổ một hệ thống kinh tế mở, (tức là trong đó, ngoại thương là một yếu tố được giả định), cho rằng sự tồn tại về mặt kinh tế của một sản phẩm (hay một ngành, cũng như vạy) trải qua 5 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là du nhập sản phẩm.Đây là giai đoạn sản phẩm mới sản xuất trên thị trường nội địa. Sự xuất hịên này có thể du nhập sản phẩm mới từ nước ngoàI, có thể là phát minh nhưng điều quan trọng là sự xuất hiện này một mật giả định có tồn tại sẵn công nghệ và kỹ thuật chế tạo nó, mặt khác tạo ra nhu cầu về nó. Thời kỳ thứ hai, thay thế nhập khẩu là giai đoạn tiếp theo, khi nhu cầu về sản phẩm mới đã tăng mạnh trên thị trường trong nước. Bắt đầu qúa trình triển khai công nghệ và kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Thời kỳ thứ ba, bành trướng xuất khẩu, trong thời kỳ này, nhu cầu nội địa với sản phẩm được đáp ứng về căn bản, đồng thời, kỹ thuật-công nghệ sản xuất sản phẩm được cải tiến và hoàn thiện. Sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh trên thị trường quốc tế với khôí lượng ngày càng tăng. Thời kỳ thứ tư là thời kỳ mà cả nhu cầu nội địa lẫn nhu cầu xuất khẩu đối với sản phẩm dều giảm xuống chậm. Điều đó cản trở việc mở rộng sản xuất hơn nữa. Bắt đầu xuất hiện dấu hiệu giảm sút năng lực cạnh tranh so với những nước xuất phát muộn hơn. Thời kỳ thứ năm, nhập khẩu đảo đây là thời kỳ cuối cùng trong chu kỳ sản phẩm nội dung của thời kỳ này là sản xuất trong nước bắt đầu đối mặt với cạnh tranh từ nước ngoài như là hệ quả tất nhiên của qúa trình bành trướng xuất khẩu sản phẩm (đối với nước ngoài là du nhập sản phẩm, sản xuất thay thế nhập khẩu và bắt dầu xuất khẩu). Cuộc cạnh tranh này tạo ra một số bất lợi thế cho qúa trình sản xuất trong nước.Đó là bất lợi thế về thị trường về chi phí sản xuất. Việc tiếp tục sản xuất sản phẩm (mở rộng công suất hay duy trì mức cũ, thậm chí thu hẹp) trở nên kém hiệu quả. Trong một quãng thời gian dài, sự lựa chọn không thể tránh khỏi là chuyển sang một loại sản phẩm mới khác. Để bảo đảm hiệu qua và ưu thế cạnh tranh, đất nước phảI thực hiện bước chuyển đó và vì thế không thể không nhập khẩu trở lại loại sản phẩm trước đây nó đã từng xuất khẩu. Năm giai đoạn trên hình thành nên chu kỳ sống của sản phẩm. Nó xác định tính chất yếu về kinh tế và kỹ thuật cho sự tồn tại của một ngành, một sản phẩm. Đây chính là khuôn khổ lý thuyết tổng quát về qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi thế giới. Trong phạm vi một nước đIều này cũng đúng khi xét trong quan hệ giữa các ngành và công ty. Khi quan sát qúa trình này, người ta thấy qúa trình di chuyển cơ cấu là liên tục và mang tính khách quan. Khái niệm liên tục ở đây hàm nghĩa một sự dượt đuổi thật sự về sản phẩm và công nghệ-kỹ thuật giữa các nước. Trong cuộc dượt đuổi này xuất hiện hai khả năng cho những nước đi sau. Đó là:Thứ nhất, rút ngắn khoảng thời gian của mỗi thời kỳ trong toàn bộ chu kỳ. Thứ hai, có thể bỏ qua nhiều loại sản phẩm để chuyển nhanh sang loại sản phẩm mới. 3.4. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội Với mục tiêu là phát huy tính chủ động của chính phủ trong quản lý kinh tế, bảo đảm và duy trì sự phát triển của các ngành sản xuất truyền thống của dân tộc, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội. Mô hình hướng nội là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng hướng nội, có chiến lược đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực, có thể cả các mặt hàng phi mậu dịch. Ban đầu chính phủ các nước đang phát triển nhiều khi cũng lựa chọn các chính sách chuyển dịch cơ cấu nhằm thúc đảy tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản mà chúng không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực được thực hiện, đồng thời chính phủ cũng đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu nhằm nâng cao nguồn thu, và làm giảm sức thu hút của nền nm định hướng xuất khẩu tương đối so với nền nông nghiệp hướng nội. Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và dần dần khuyến khích nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chhung, họ còn có thể thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có tên là nền công nghiệp non trẻ. Chiến lược đóng cửa là thực hiện công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy ít tạo ra sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn Ngoài ra chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu có xu hướng kèm theo sự hối lộ và độc đoán, gây trì trệ cho quá trình phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng ngoại Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa nhiều hơn, có thể thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, khuyến khích lợi nhuận giữa việc sản xuất cho thị trường trong nước hay thị trường ngoài nước, tạo ra khả năng sinh lãi cao hơn trong việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Có hai loại hình chiến lược kinh tế mở cửa đó là: Thứ nhất, tạo các khuyến khích về giá cả một cách tực theo hướng có lợi cho xuất khẩu (chẳng hạn thông qua trợ cấp xuất khẩu). Thứ hai, tạo ra sự trung lập thích hợp về giá cả giữa sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài. Tức là chuyển các khuyến khích theo hướng có lợi cho sự mở cửa. Đặc đIểm của các chính sách hướng ngoại ban đầu ở nhiều nước đang phát triển là hướng vào xuất khẩu vừa phải để tăng nguồn thu cho chính phủ, nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng để hàng hoá hỗ trợ cho xuất khẩu. Mô hìn này được thực hiện với các chính sách thương mại thiên về ủng hộ sự thay thế nhập khẩu, tạo ra một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ. Sau khi hoàn thành những giai đoạn ban đầu của việc thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy. Cách tốt nhất là quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ. Tài quản lý của chính phủ ở đây là sự lựa chọn sáng suốt sự thay thế nhập khẩu có hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng một chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phát triển, nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội củ mỗi quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại rất có ý nghĩa đối với thuế quan và các hình thức khác của chính sách bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. Việc quyết định hướng ngoại cho dù ở mức độ nào thì cũng có nhiều tác động quan trọng đến các mặt của đời sống kinh tế. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc phân bố sản xuất giữa các mặt hàng trao đổi được xuất hoặc nhập khẩu; tăng cường sử dụng nguồn lực và tới sự phân phối thu nhập thông qua những tác động đối với thị trường nhân tố sản xuất và thị trường sản phẩm; tới cơ cấu và tốc độ công nghiệp hoá; tới việc phân bổ đất đai và các nguồn lực khác giữa cây lương thực và cây phục vụ xuất khẩu, v.v... Ưu đIểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy qúa trình đổi mới và tăng năng suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế; tác động tốt đến qúa trình phát triển dài hạn, có tác dụng tốt đối với sự tăng trưởng của GDP. Tuy nhiên, chiến lược kinh tế mở của sẽ mang lại cho chính phủ nước đó ít có khả năng hành động theo ý mình hơn; có tác dụng xấu tới công nghệ trong nước do dựa vào tư liệu sản xuất và công nghệ nhập khẩu, đặc biệt đối với các nước nhỏ có thu nhập thấp mà nền kinh tế của họ ở vào vị thế không thuận lợi. Việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thấp ở giai đoạn đầu có thể đem lại ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, khi các điều kiện quốc tế trở nên không thuận lợi thì rủi ro có thể xảy ra, đem lại không ít hậu quả xấu cho nền kinh tế-xã hội trong nước. c. Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hỗn hợp Mô hình hướng về xuất khẩu lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm phát triển công nghiệp. Điều đó mang lại những lợi ích thiết thực, song cũng đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe, mà trước hết là các sản phẩm xuất khẩu phảI có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó là điều các nước đang phát triển không dễ thực hiện trong giai đoạn đầu của qúa trình công nghiệp hoá. Mặt khác, việc thiên về thị trường quốc tế đôi khi đẫn tới bỏ trống thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài thâm nhập. Để khắc phục những tình trạng trên đây, người ta chuyển sang thực hiện mô hình hỗn hợp. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của mô hình hướng nội (coi trọng thị trường trong nước, phát triển sản xuất các sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả thay thế nhập khẩu) và các yếu tố của mô hình hướng ngoại (phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, lấy yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phấn đấu phát triển sản xuất trong nước). Sự hình thành mô hình này là sự điều chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất của mô hình hướng nội và mô hình hướng ngoại. Trong sự kết hợp ấy,người ta vẫn ưu tiên nhiều hơn cho hướng ngoại. Trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã định rõ quan điểm “xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả “. 3.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước *Malaxia Là một nước dành độc lập từ năm 1957, Malaixia bắt đầu bằng một nền kinh tế (từ chỗ phụ thuộc Anh quốc)trong đó có 2 mặt hàng chiếm ưu thế là thiếc và cao su. Liên tiếp từ đó, nền kinh tế của Malaixia liên tục thực hiện chính sách đa dạng hoá rộng rãI các hàng sản xuất và đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình từ 7%đến 8%hàng năm. Sản lượng GNP bình quân theo đầu người là 2000USD năm 1984. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu có thêm dầu cọ, gỗ,ca cao và hạt tiêu. Không những thế Malaixia còn là nước sản xuất đứng đầu thế giới về cao su,thiếc, dầu cọ và gỗ nhiệt đới và là nước có khối lượng xuất khẩu lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên hoá lỏng. Bằng những chính sách thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoàI và ngành công nghiệp, số lượng hàng xuất khẩu tăng nhanh, nhất là các linh kiện đIện tử, hàng tiêu dùng đồ đIện,sản phẩm dệt và các hàng công nghiệp khác, góp phần đáng kể tăng trưởng kinh tế. Sau những năm 1981-1982 (suy thoáI kinh tế trên khắp thế giới), các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Malaixia bị giảm giá, làm giảm thu nhập và đầu tư. Nhà nước Malaixia đã tìm cách kích thích nền kinh tế và đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp bằng việc đầu tư vào một số cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng. Chi tiêu Chính phủ tăng bằng cách đI vay nợ nước ngoàI để mua cổ phàn của các công ty nước ngoàI với mụch đích có đIều kiện kiểm soát các công ty lớn của nước ngoàI. Do vậy mà nợ nước ngoài của Malaixia tính đến năm 1984 đã tăng tới 15 tỷ USD. Năm 1985-1986, do ảnh hưởng có giá dầu mỏ và dầu cọ trên thế giới giảm nhanh, sản lượng GNP theo đầu người giảm xuống còn 1600 USD bình quân đầu người, thâm hụt lớn trong ngân sách nhà nước. Chính phủ đã phảI thy đổi một số chính sách như bãI bỏ một vàI mục tiêu và chi tiêu và tăng trưởng trong kế hoạch lần thứ 5 (1986-1990), chú trọng hơn về khu vực tư nhân, tư nhân hoá một số công ty quốc doanh và của chính phủ; Công ty vận tảI biển quốc gia và hàng không quốc gia được bấn một phần cho các nhà đầu tư thông qua thị trường chứng khoán. Nền kinh tế Malaixia bắt đầu phục hồi từ năm 1987 liên tục đến năm 1989 nhờ sự cảI thiện về giá cả hàng hoá và tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp. GDP thực tế tăng 4,7%năm 1987, 9,5%năm 1988 và 7,7 %năm 1989.Hàng xuất khẩu chiếm hơn 3//4 tăng trưởng, dẫn tới cán cân thanh toán dư thừa, đầu tư nước ngoài tăng lên, nợ nước ngoài giảm. Vốn là nước có nguồn lực đất đai dồi dào, lực lượng lao động có học vấn tốt và môI trường chính trị ổn định, tiết kiệm trong nước mạnh tạo đủ vốn cho đầu tư, ngoai ra với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, khả năng tăng trưởng của Malaixia là có triển vọng tiếp tục và thịnh vượng. Tuy nhiên, chính phủ Malaixia vẫn luôn phảI có những chính sách phù hợp để đề phòng những tổn thương do biến động từ bên ngoàI. * ĐàI Loan Giai đoạn thứ nhất (1953-1964). Giai đoạn này tương ứng với 3 kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế của Đài Loan:1953-1956, 1957-1960, 1961-1964. Mục tiêu chiến lược của Đài Loan giai đoạn này là phát triển công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân như ăn, mặc,ở đI lạI, học tập, giảI trí...Do vậy đối với CNH ở giai đoạn này, thay thế nhập khẩu được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn này,Đài Loan một mặt chủ trương phát triển các ngành sản xuất trong nước nhằm thay thế những sản phẩm phảI nhập khẩu trước đây; mặt khác, đưa ra một loạt các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tự sản xuất được. Chính quyền Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ công nghiệp nộ địa như miễn giảm thuế kinh doanh, cho vay với lãI suất thấp và các khoản trợ cấp khác. Chiến lược CNH thay thế nhập khẩu vớ các biện pháp tích cực đã đem lạI cho Đài Loan một số kết quả nhất định. Giá trị sản lượng công nghiệp từ năm 1953-1962 tăng trung bình 11,7%/năm. Công nghiệp được mở rộng đã thu hút thêm một lượng lớn lao động, từ 17%trong toàn bộ lao động đang làm việc năm 1951 tăng lên 25%năm 1964. Bước ngoạt đánh dấu sự phát triển của công nghiệp Đài Loan là giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1956 đã bắt đầu vượt giá trị sản xuất nông nghiệp.trong GDP. Tuy nhiên, chiến lược CNH thay thế nhập khẩu kể từ đầu thập niên 60 cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Sản phẩm công nghiệp của Đài Loan không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, còn tạI thị trường trong nước sức mua của người dân rát hạn chế do thu nhập còn thấp. Trong khi đó, việc nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị cần thiết cho công nghiệp hoá vẫn tiếp tục tăng lên khiến thâm hụt mậu dịch, thâm hụt ngoạI tệ vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bắt đầu giảm vào đầu thập kỷ 60, từ 20%năm 1955 xuống chỉ còn 9,8% năm 1961. Riêng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến- một thế mạnh của dự kiến trong thập kỷ 50 cũng giảm từ 14,4%năm 1960 xuống còn 8,1% năm 1962. Để thoát khỏi tình thế bất lợi này và tìm kiếm con đường phát triển cho Đài Loan, chính phủ và các nhà kinh tế, giới kinh doanh của hòn đảo này đã chuyển chiến lược CNH thay thế nhập khẩu sang CNH theo hướng xuất khẩu. Giai đoạn thứ 2(1964-1973). Triển khai CNH hướng về xuất khẩu Đài Loan đã thực hiện một bước thay đổi căn bản về chiến lược phát triển, về quy chế và quản lý kinh tế, thông qua một loạt cảI cách quan trọng như áp dụng một chế độ một tỷ giá hối đoáI. Thứ hai, chính phủ ĐàI Loan áp dụng nhiều biện pháp ưu đãI đối với các doanh nghiệp sản xuất theo hướng xuất khẩu. Thứ ba, ngoàI các lỗ lực huy động nguồn lực bên trong, ĐàI Loan còn ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoàI. Với phương châm đề ra trong giai đoạn này là “xuất khẩu để nhập khẩu”, “nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu”, cả công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng của ĐàI Loan ở giai đoạn này đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,5%. ĐIều quan trọng hơn là tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên đáng kể, đạt 41,3% trong khi nông nghiệp đã giảm tương đối, chỉ còn 15,5%. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh của ĐàI Loan. GDP của ĐàI Loan giai đoạn này luôn luôn tăng trung bình là 10,1%/năm. - Giai đoạn thứ 3(1974-1990). Giai đoạn này ĐàI loan tiếp tục công cuộc CNH song có bước đIều chỉnh quan trọng về cơ cấu ngành nghề, trong đó ưu tiên hàng đầu là tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao, tuy vẫn duy trì chính sách phát triển các ngành công nghiệp nhẹ hướng ra xuất khẩu. Chương II Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế I. Những phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ 1996-2000 Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10%; dến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôI năm 1990. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Tốc độ tăng gía trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4-4,5%. Phát triển các ngành công nghiệp chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, đIện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng gía trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14-15%. Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực vận tảI, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý...Tốc độ tăng gía trị dịch vụ bình quân hằng năm 12-13 %. Đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34-35% trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 19-20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%. 1. Nông nghiệp * Mục tiêu: Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng và bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cảI thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh tháI, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. * Nhiệm vụ: Tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hoá ở những vùng đồng bằng có năng suất và hiệu quả cao. Bố trí lạI mùa vụ để né tránh thien tai, chuỷên sang các vụ có năng suất cao hoặc sang các cây có hiệu quả hơn. Dự kiến năm 2000, sản lượng lương thực đạt khoảng 30 triệu tấn bình quân đầu người 360-370 kg. Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu có hiệu quả kinh tế cao; Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống, đòi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp. Đến năm 2000 đưa tỷ trọng cây công nghiệp chiếm khoảng 45% gía trị sản phẩm ngành trồng trọt. Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôI tập trung gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm. Đổi mới hệ thống giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực hiện chương trình lạc hoá đàn lợn, cảI tạo đàn bò, phát triển bò sữa, bò thịt và thanh toán một số bệnh nhiệt đới. Phấn đấu đến năm 2000, đưa ty trọng ngành chăn nuôI trong gía trị sản phẩm nông nghiệp lên khoảng 30-35%. Phát triển nghề nuôI trồng thuỷ hảI sản ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bảo vệ và khôI phục rừng ngập mặn. Chuyển một số ruộng trũng, thường bị úng lụt hoặc bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang nuôI trồng thuỷ sản. Đến năm 2000 diện tích nuôI trồng thuỷ sản đạt trên 60 vạn ha. Phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng quốc doanh Sản lượng thuỷ hảI sản năm 2000 khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôI trồng khoảng 50-55 vạn tấn; xuất khẩu thuỷ hảI sản 1-1,1tỷ USD. Trong 5 năm 1996-2000 phảI bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có và tạo thêm 2,5 triệu ha rừng trong đó có 1 triệu ha rừng trồng mới,đưa diện tích đất đai được che phủ bằng rừng và cây lâu năm khác lên 40%. 2. Công nghiệp * Mục tiêu: Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp. Phát triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực-thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu. Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế suất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cảI tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, dưa các cơ sở không có khả năng sử lý ô nhiễm ra ngoàI thành phố, hạn chế xây dựng cơ sở công nghiệp xen lẫn dân cư. * Nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời hướng mạnh về xuất khẩu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao. Kết hợp nhiều loạI quy mô, nhiều trình độ công nghệ thích hợp, bảo đảm chế biến phần lớn nông lâm, thuỷ sản của các vùng. Đầu tư chiều sâu mở rộng công suất và đổi mới công nghệ các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng với một số cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đạI. Đưa công suất xay xát lên khoảng 15 triệu tấn thóc vào năm 2000. Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có. Xây dựng mới một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đạI kể cả liên doạnh với nước ngoàI. Sản lượng dường năm 2000 khỏng 1 triệu tấn. Cho dân vay vốn đầu tư để phát triển mạnh cà phê. Tăng công suất chế biến, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm cà phê. Nâng công suất chế biến mủ cao su từ 20 nghìn tấn hiện nay lên 70 nghìn tấn/năm. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su. Phát triển chế biến thịt, sữa, thuỷ hảI sản ngành rau, quả theo nhiều quy mô. CảI tạo các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới hiện đạI, nhất là để phục vụ cho xuất khẩu. Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giày, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đạI hoá dây chuyền công nghệ, nâng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Khắc phục sự lạc hậu của ngành sợ, dệt; phấn đấu đến năm 2000 sản xuất 800 triệu mét vảI, lụa gắn với việc phát triển bông và tơ tằm. Đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có và xây dựng mới một số nhà máy gắn với phát triển vùng nguyên liệu để đưa sản lượng giấy năm 2000 lên 30 vạn tấn.Sản xuất đồ dùng kim khí, đồ dùng bằng nhựa, chất tẩu rửa, mỹ phẩm đủ ch._.lao động:thiếu công ăn việc làm, trình độ tay nghề của người lao động thấp, tạo ra một áp lực phát triển rất nặng nề. Việc tạo ra nhiều chỗ việc làm để tận dụng lao động đang là một yêu cầu cấp bách hàng đầu cho bất cứ sự lựa chọn cơ cấu nào. Lôgic tự nhiên dẫn tới sự kết luận rằng sử dụng nhiều lao động là tiêu thức chủ yếu nhất để lựa chọn ngành trọng điểm. -Tổ hợp hai tiêu thức trên, chúng ta có tiêu thức thứ ba:chỉ số ICOR thấp để xác dịnh ngành trọng điểm. Khái niệm tổ hợp ở đây hàm một nghĩa rất rõ ràng chỉ số ICOR thấp là tiêu thức tinh lọc số ngành được chọn là ngành trọng điểm theo trật tự ưu tiên của các ngành được lựa chọn theo hai tiêu thức trên. *Đối với yêu cầu mang tính kỹ thuật của việc lựa chọn ngành trọng điểm (bước chuyển bắt buộc do chu kỳ sản phẩm quy định, của định hướng tăng trưởng xuất khẩu), cần phân tích một số tính quy định trên một góc độ khác:mối tương quan giữa tính tất yếu kỹ thuật của qúa trình chuyển dịch cơ cấu với những đòi hỏi thị trường (thị trường quốc tế và trong nước). Nguyên tắc tổng quát rút ra từ đó là việc xác định các ngành trọng điểm, xếp hạng trật tự ưu tiên của chúng là mức độ thoả mãn bốn tiêu chuẩn đó. Ngành nào thoả mãn càng đầy đủ bốn tiêu chuẩn thì xếp hạng ưu tiên càng cao và ngược lại. Các tiêu thức chính để xác định ngành mũi nhọn Trước tiên, cần nói rằng về cơ bản, ngành mũi nhọn phải là ngành đáp ứng các tiêu thức đặt ra cho ngành trọng điểm. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng tổ hợp tiêu thức trên có thể được xem xét trong một tương quan “lỏng”hơn: có những tiêu thức đặt ra nghiêm ngặt hơn (định hướng xuất khẩu, chỉ số ICOR thấp), có những tiêu thức không đòi hỏi nghiêm ngặt lắm (định hướng sử dụng tài nguyên). Sự thay đổi trong tiêu thức lựa chọn này được quy định bởi ngành trọng điểm còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác mang tính đặc trưng:tạo sức thúc đẩy cho qúa trình đổi mới công nghệ-kỹ thuật trong nền kinh tế. Trật tự các tiêu thức chính để xác định ngành mũi nhọn: -Định hướng công nghệ-kỹ thuật tiên tiến; -Định hướng xuất khẩu; -Định hướng sử dụng các lợi thế về nguồn lực trước tiên là nguồn lao động; -Chỉ số ICOR thấp. Thực ra, bốn tiêu thức trên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau (chế định lẫn nhau). Tất cả chúng đều hướng tới những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế: tăng trưởng nhanh với hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ (được coi là nguồn lực khan hiếm nhất hiện nay), tạo nhiều việc làm theo định hướng tăng trưởng đã lựa chọn. Tuy nhiên ngành ngành mũi nhọn, trong sự phân biệt với ngành trọng điểm, còn nhằm một mục tiêu thậm chí còn dài hạn hơn:định hướng công nghệ-kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế. Đây được coi là tiêu thức chủ yếu nhất để xác định tư cách ngành mũi nhọn trong giai đoạn tới ở nước ta. 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành Dạng cơ cấu ngành trong thời kỳ này là công nghiệp -nông nghiệp -dịch vụ các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế chủ yếu: Đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,0-4,5% công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2% -Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm. -Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm. -Giá trị dịch vụ tăng 7,5%. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến: -Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%. -Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41-42%. 2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP sẽ giảm dần từ 24,3%năm 2000 xuống còn 20-21% năm 2005; Cơ cấu trong nội bộ nông, lâm, ngư nghiệp có sự chuyển biến tăng tỷ trọng ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm.Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76%giá trị sản xuất toàn ngành, lâm nghiệp khoảng 5-6%, thuỷ sản khoảng 19-20%. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương.ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông- công nghiệp- dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơI còn đất hoang hóa chưa được sử dụng, phân bố lạI lao động dân cư; giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất. Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động sang làm ngành, nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn. Phán đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản,chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tập trung phát triển cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, cà phê chè, chè, đIều,...Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loạI rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. Phát triển chăn nuôI, dự kiến năm 2005,sản lượng thịt hơI các loạI khoảng 2,5 triệu tấn.Hướng chính là tổ chức lạI sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trạI chăn nuôI quy mô lớn; đầu tư cảI tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y; chế biến thức ăn chăn nuôI; phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa; tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng.Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôI, bảo vệ táI sinh rừng. Trồng mới 1,3 triệu ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39%vào năm 2005; hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng núi. Phát triển khai thác hảI sản xa bờ và đIều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôI trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôI, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôI tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môI trường.Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD. Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cảI tạo đất, thâm canh tăng vụ và khai thác các vùng đất mới. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôI, trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên cố hoá các tuyến đê xung yếu; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương. Phấn đấu đến năm 2005, đưa năng lực tưới lên 6,5 triệu ha gieo trồng lúa và 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp (tăng 60 vạn ha) Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ô tô đến trung tâm, mở rộng mạng lưới cung cấp đIện, thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môI trường nông thôn. Mở mang các làng nghề, phát triển các đIểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn,...tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp. 2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp vói nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đạI hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Xây dựng có chọn lọc, có đIều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loạI quý hiếm...), cơ khí, đIện tử, hoá chất cơ bản... Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, đIện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết. Kết hợp hàI hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,5%/năm. * Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển mạnh theo hướng đầu tư công nghệ hiện đạI, sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoàI; chú trọng các mặt hàng như chế biến thuỷ sản, chế biến lương thực,thịt, sữa,đường mật, nước giảI khát, dầu thực vật... Phấn đấu đến năm 2005 đạt 8-10 lít sữa/người/năm và đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa gấp 2 lần so với năm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước lên 20%. Tiếp tục quy hoạch phát triển đồng bộ ngành mía cả về vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến; dự kiến lượng đường mật các loạI bình quân đầu người vào năm 2005 khoảng 14,4 kg. Chú trọng đầu tư sản xuất dầu thực vật, phát triển cơ sở chế biến rau,quả gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Ngành giấy, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất giấy hiện có, nghiên cứu xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy và giấy để có thể tăng công suất thêm 20 vạn tấn, trong đó có nhà máy bột giấy ở Kon Tum công suất 13 vạn tấn/năm, đưa tổng năng lực sản xuất lên 60 vạn tấn và đạt sản lượng 50 vạn tấn vào năm 2005. Ngành dệt may và da giầy, chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoàI.Tăng cường đầu tư, hiện đạI một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sản xuất sợi, dệt, thuộc da; chú trọng phát triển nguồn bông và khai thác nguồn da các loạI, tăng phần sản xuất trong nước và các nguyên liệu và phụ liệu trong ngành dệt may và da giầy để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 2005, đạt sản lượng 2,5-3 vạn tấn bông xơ, 750 triệu mét vảI, nâng sản lượng giầy dép lên trên 410 triệu đôI. Ngành công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đạI hoá những cơ sở sản xuất đIện tử đã có, xây dựng một số cơ sở mới đẻ đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tằng dần xuất khẩu;tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.Tập trung đầu tư và có chính sách để phát triển mạnh công nghiệp phần mềm phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu, đưa giá trị sản phẩm phần mềm đạt trên 500 triệu USD vào năm 2005, trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD. Ngành cơ khí, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đạI hoá một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng công nghiệp đóng tầu và sửa chữa tàu, đặc biệt là các loạI tầu có trọng tảI lớn. Tăng khả nâưng chế tạo các dây truyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; máy công cụ và máy nông nghiệp; các loạI thiết bị cho các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ; phương tiện vận tảI, máy công cụ, máy xây dựng, cơ khí tiêu dùng. Phát triển một số lĩnh lực hiện đạI như cơ đIện tử; từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá khoảng 70- 80 % các loạI phụ tùng xe máy và 30% phụ tung lắp ráp ô tô. Ngành dầu khí, tiếp tục tìm nguồn vốn hợp tác thăm dò, tìm kiếm khai thác để tăng thêm khả năng khai thác dầu khí.Sản lượng khai thác dầu năm 2005 đạt 27-28 triệu tấn quy đổi. Đẩy mạnh công tác phát triển mỏ và xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn để đưa vào vận hành năm 2002 nhà máy lọc dầu số một đưa vào vận hành năm 2004 nhằm đạt sản lượng 6 triệu tấn xăng, dầu và các sản phẩm dầu vào năm 2005. NgoàI ra sẽ tiến hành một số công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, đường ống dẫn khí và cơ sở chế biến, sử dụng khí ở khu vực Tây Nam, đồng băng sông Hồng. Tận dụng khả năng để đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển lâu dàI ngành dầu khí nước ta. Ngành đIện, sản lượng đIện phát ra năm 2005 khoảng 44 tỷ kWh, tăng bình quân 12%/năm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp,nông nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và phục vụ dân sinh. Trong 5 năm tới công suất nguồn đIện tăng thêm khoảng 5.200 MW đến năm 2005 tổng công suất nguồn đIện khoảng 11.400 MW, trong đó thuỷ đIện chiếm 40%, nhiệt diện kkhí trên 44%, nhiệt đIện than trên 15%,... Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống tảI đIện, tích cực chuản bị cho công trình thuỷ đIện Sơn La, phấn đấu tạo đủ điều kiện để khở công xây dựng trong kế hoạch 5 năm này. Ngành than, mở rộng tiêu thụ than trong và ngoàI nứơc để tăng nhu cầu sử dụng than, bố trí sản xuất than hợp lý giữa cung và cầu. Thực hiện chủ trương đầu tư có trọng đIểm, đổi mới công nghệ, nâng cao tính an toàn trong sản xuất và cảI thiện điều kiện làm việc của công nhân ngành than. Dự kiến sản lượng than năm 2005 khoảng 15-16triệu tấn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng để đưa vào khai thác trong 5 năm tới; nghiên cứu xây dựng với một vàI nhà máy xi măng dể tăng thêm 8-9 triệu tấn công suất. Đến năm 2005 dự kiến tổng công suất đạt trên 24,5 triệu tấn. Phát triển sản xuất các ngành vật liệu xây dựng khác như tấm lợp, gạch, ngói, khai thác và chế biến đá granit, sản xuất các thiết bị trang trí nội thất... để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngành hoá chất phân bón, nghiên cứu các điều kiện để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn phân diamon phốt phát; tăng lực lượng khai thác và tuyển quặng apatít lên76 vạn tấn/ năm, đưa tổng năng lực sản xuất phân lân các loạI đến năm 2005 khoảng 2,2 triệu tấn. Triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí để có thể huy động một phần công suất vào năm 2004.Tích cực thực hiện các công tác chuẩn bị để sớm khởi công xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm từ khí hoá than, gối đầu công súât cho 5 năm sau. Dự kiến sản lượng phân urê năm 2005 vào khoảng 80-90 vạn tấn. Nâng cao năng lực sản xuất một số hoá chất cơ bản như xút, sôđa; đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm cao su, trong đó sản lượng lốp ô tô, máy kéo đạt 1,2 triệu bộ / năm. Ngành thép, tiếp tục triển khai đầu tư chiều sau các cơ sỏ luyện và cán thép hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất phôI thép, nâng năng lực sản xuất phôI từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 1-1,4 triệu tấn năm 2005. Xây dựng nhà máy cán thếp nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tám, thép lá. Nghiên cứu và chuẩn bị xây dựng cơ sở luyện thép liên hợp từ quặng trong nước và nhập khẩu sản lượng thép cán các loạI năm 2005 khoảng 2,7 triệu tấn. Khai thác và chế biến các loạI khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác bôxit, luyện alumin và chế biến nhôm theo 1 trong 2 phương án sản xuất 30 nghìn tấn /năm để đIện phân 75 nghìn tấn nhôm sử dụng trong nước; sản xuất 1triệu tấn alumin cho xuất khẩu, giai đoạn sau nâng lên 3 triệu tấn. Đầu tư khai thác và tuyển quặng đồng, khai thác imenhít, đá quý, vàng, đất hiếm; xây dựng nhà máy luyện kẽm TháI Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai. 3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển thương mạI, cả nội thương và ngoại thương, đảm bảo hàng hoá lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôngành thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mạI nhà nước; tăng cường vai trò đIều tiết của nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%/năm. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch và trọng đIểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các loạI hình và các đIểm du lịch sinh tháI, du lịch văn hoá, lịch sử thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoàI nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác với các nước trong hoạt động du lịch. Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tảI khách, hàng hoá trên tất cả các loạI hình vận tảI; có biện pháp tích cực để giảI quyết tốt vận tảI khách công cộng ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để giảm thiểu tai nạn giao thông...Nâng thị phần vận tải quốc tế bằng hành không, đường biển...Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9-10%/năm. Luân chuyển hành khách tăng 5-6%/năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Năm 2005 mật độ đIện thoạI đạt 7-8 máy/100 dân. Phổ cập dịch vụ đIện thoạI đến 100% số xã trong toàn quốc. Phát triển nhanh các loạI hình dịch vụ tàI chính ngân hàng, kiểm toán ngành tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao... Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trên 7,5%/ năm. III. Các giải pháp: 1. Giải pháp nâng cao chất lượng các quy hoạch, chương trình dự án phát triển ngành -Để nâng cao tính khả thi của quy hoạch ngành, điều quyết định là phải nâng cao chất lượng của quy hoạch, chương trình dự án phát triển cụ thể của từng ngành, cùng đó phải xây dựng chiến lược cho 10 năm tới và “tầm nhìn” đến 2020. Điều này sẽ đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được tieu thụ với giá cả hợp lý, hiệu quả cao. Mặt khác, đảm bảo các yếu tố đầu vào cho qúa trình sản xuất được chuẩn bị đồng bộ, chi phí thấp. -Gắn quy hoạch phát triển ngành với chiến lược, chiến lược quy hoạch vùng, sản phẩm và chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. -Các quy hoạch, chương trình phải được xây dựng trên cơ sở: +Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự đoán sự thay đổi của thị trường (cả thị trường trong và ngoài nước). Đối với thị trường nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nhà nước có liên quan và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau chặt chẽ nghiên cứu thị trường hoạch định được chiến lược, quy hoạch cho mỗi ngành hàng. Do các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng về tài chính, nguồn nhân lực để ra thị trường nước ngoài nghiên cứu đánh giá tình hình cạnh tranh, nhu cầu thị trường, tự quyết định được chính xác chiến lược đầu tư cho mình. +Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát triển ngành. +Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh. +Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất dinh doanh. +Phải gắn quy hoạch với chính sách và giải pháp thực hiện. -Các chiến lược, quy hoạch sẽ được thực hiện thông qua các chương trình và dự án phát triển. 2. Về vốn đầu tư: -Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để nâng cao khối lượng vốn đầu tư. Nguồn vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng. Nâng mức đầu tư toàn xã hội chiếm 31-32% GDP. Trong đó trên 2/3 là vốn trong nước. -Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng +Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đầu tư.Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu phù hợp với khả năng về đất đai, lao động và sinh thái từng vùng, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp then chốt. +Chuyển hướng mạnh mẽ theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chiến lược sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài. +Tăng nhanh chóng sản lượng và nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất khẩu. +Đối với những loại sản phẩm mới cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư nhanh chóng tránh để tình trạng sản xuất tự phát, sản xuất tràn lan không có các biện pháp hỗ trợ kịp thời từ nhà nước. -Nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm và mũi nhọn. Đầu tư phải thấy được hiệu quả tránh mơ hồ, tránh thất thoát lãng phí,lưa chọn đúng công nghệ. Đặc biệt là chống tham nhũng trong xây dựng. -Đáp ứng đúng tiến độ cấp vốn tránh tình trạng dự án phải chờ kế hoạch vốn. -Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn. Mở rộng các hình thức hỗ trợ đầu tư nhất là bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư. -Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;Tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Luật Doanh nghiệp;Tiếp tục thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài. -Đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Quan tâm thu hút nguồn kiều hối. 3. Đào tạo nguồn nhân lực: Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta bước đầu đã có những chính sách đầu tư cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhưng hiện nay cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành tạo tăng trưởng cao. Do đó, cần phải đổi mới một cách căn bản công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: -Tạo ra sự gắn bó hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao động. +Củng cố và phát triển các trường dậy nghề, các trung tâm dậy nghề và xúc tiến việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học, trung học chuyên nghiệp để đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động kỹ thuật lên 30%. +Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật nhất là các ngành nghề mới. Để thực hiện tốt cần có các giải pháp đồng bộ và sự phối hợp giữa các ban ngành và các cơ quan liên quan trong chủ thể hệ thống hướng nghiệp. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường học, trang thiết bị giảng dậy, học tập đáp ứng nhu cầu đào tạo. +Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có kế hoạch và tổ chức các ngành các địa phương sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dậy nghề theo hướng tránh trùng lắp,hình thành các trường trọng điểm, mở rộng quy mô cơ cấu ngành nghề hợp lý. +Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học. 4. Giải pháp về thị trường: Thị trường là cơ sở để mỗi quốc gia,doanh nghiệp nói riêng xác định cơ cấu đầu tư sản xuất của mình. Nó tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu cơ cấu ngành. Để sản xuất có hiệu quả thì cơ cấu sản xuất ngành phải bám sát, dự đoán được xu thế biến đổi của thị trường (bao gồm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường trong nước và nước ngoài, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ... -Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Nhà nước tác đọng đến thị trường trên các khía cạnh: +Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá. +Nhà nước khuyến khích tổ chức các hiệp hội ngành nghề tránh tình trạng tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước. +Chú ý phát triển thị trường nông thôn miền núi.Xây dựng các chợ nông sản bán buôn các chợ cây giống, con giống, chợ thiết bị công nghệ để người nuôi trồng sản xuất mua được các yếu tố "đầu vào" với chất lượng cao giá thấp. +Phát triển các mô hình liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến với các cơ sở sản xuất nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tạo điều kiện ứng vốn vật tư, giống và kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu. +Tăng cường mối liên kết giữa trường học,viện nghiên cứu và doanh nghiệp đưa những phát minh, cải tiến công nghệ nhanh chóng vào sản xuất. +Mở rộng việc thực hiện cơ chế “ mua hàng trả góp” có sự liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hoá. +Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài(đặc biệt là thị trường nước ngoài). Nhà nước công bố những thông tin miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp có liên quan phối hợp lựa chọn mục tiêu và bước đi cho mỗi thời kỳ. +Thiết lập hệ thống phân phối các cơ quan đại diện ngành nghề ở nước ngoài tìm hiểu, phát triển thị trường. +Khuyến khích các hiệp hội ngành nghề đưa thông tin lên mạng Internet, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. -Xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng +Xây dựng cơ chế hạn chế độc quyền và cơ chế giám sát có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có vị thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Kiểm soát hoạt động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp độc quyền. +Đẩy mạnh chống buôn lậu đi đôi với nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để kích thích sức mua. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống làm hàng giả, hàng nhái... -Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số hàng hoá và dịch vụ. -Nhà nước tăng cường quan hệ mở rộng quan hệ,hợp tác ký kết hiệp định với nước ngoài. Doanh nghiệp cần chủ động tăng cường mở rộng thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và tiến hành tốt nhiệm vụ marketing. 5. Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành: Trong điều kiện các doanh nghiệp nước ta tiềm lực, khả năng cạnh tranh còn yếu thì các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu ngành là rât quan trọng. Trong những năm qua nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nhưng chưa đạt được kết quả cao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá ở thị trường trong nước và hội nhập thị trường khu vực và thế giới trong những năm sắp tới cần giải quyết tốt những vấn đề sau: +Thực hiện tốt quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Thực hiện xoá bỏ cơ chế chủ quản đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh. +Nghiên cứu hình thành mô hình công ty mẹ-công ty con đưa vào hoạt động một cách hiệu quả. +Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt: *Mở rộng thêm các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở rà soát thường xuyên các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép để có các biện pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời. *Tiếp tục chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, cải tiến thủ tục hành chính, chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật trong khu vực đầu tư nước ngoài. 6. Xác định các bước đi cho qúa trình chuyển dịch: Mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ cần xác định được các bước đi thích hợp cho mình một cách phù hợp với những nguồn lực của đất nước và điều kiện bên ngoài. Trên cơ sở đó khai thác triệt để lợi thế tuyệt đối và lợ thế so sánh tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Trong thời kỳ 2001-2005 chúng ta cần tiến hành theo một số bước như sau: Trong nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ;tiếp tục chuyển một số diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các loại cây khác như bông, đậu tương, cây ăn quả. Mở rộng diện tích trồng rau,hoa, quả kết hợp với nâng cao chất lượng, tăng năng suất hướng vào thị trường xuất khẩu. Trong công nghiệp: +Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, chế tạo thay thế nhập khẩu, công nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Bảo đảm đủ năng lượng, các loại vật tư chủ yếu như thép xây dựng, xi măng, phân lân các loại và các mặt hàng tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Những ngành đem lại được nguồn ngoại tệ lón cho nền kinh tế. +Tiếp tục ban hành các chính sách phát triển nhanh nguồn nguyên liệu giấy, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu bông xơ, sợi tổng hợp, nguyên liệu da, phôi thép để tawng hàm lượng nội địa hoá sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu. +Khuyến khích sản xuất thiết bị đồng bộ bằng việc không đánh thuế các linh kiện, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được là "đầu vào" của thiết bị đồng bộ. Trong dịch vụ: Phát triển mạnh và đa dạng các loại hình dịch vụ; đa dạng hoá các thị trường; nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển du lịch, bưu chính-viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn, khoa học công nghệ. Công bố rộng danh mục chương trình đầu tư 5 năm 2001-2005, kể cả danh mục kêu gọi vốn và hỗ trợ phát triển chính thức để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn và làm cơ sở cho việc huy đọng nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển. kết luận Chuyển dịch cơ cấu phải được nhận thức, thực hiện từ mọi ngành, mọi cấp, là công việc thường xuyên liên tục. Để làm sao nền kinh tế có thể nắm bắt tổng hợp tốt nhất tất cả các nguồn lực, các cơ hội từ trong và ngoài nước tạo ra. Chuyển dịch cơ cấu phải xây dựng cơ cấu chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế ở những năm tới, đồng thời phải có cái nhìn xa hơn cho các năm sau này. Chuyển dịch cơ cấu phải đến tận những người dân. Làm được như thế chắc chắn nền kinh tế nước ta sẽ phát triển nhanh, vững chắc đưa đất nước ta sớm “sánh vai được với các cường quốc năm châu” như sự mong đợi của Chủ tịch Hồ Cí Minh kính yêu của chúng ta. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX-NXB Sự thật 2. Báo cáo của Quốc hội về thực hiện kế hoạch năm 2001và kế hoạch năm 2002 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới – NXB Chính trị Quốc gia 4. Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam 5. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020- NXB Chính trị quốc gia 6. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0038.doc
Tài liệu liên quan