Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng & biện pháp

Tài liệu Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng & biện pháp: Lời nói đầu Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh muốn làm việc có hiệu quả mỗi người, doanh nghiệp hay mỗi quốc gia đều phải lập những kế hoạch những công việc cần làm và phải làm. Dặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xã hội kế hoạch là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Dự trữ quốc gia là hoạt động dự trữ hàng hóa với mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đảo bảo quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường, gó... Ebook Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng & biện pháp

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia - Hiện trạng & biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phần ổn định nền kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đôt xuất khác của Nhà nước. Như vậy đối với một đất nước dự trữ quốc gia có vai trò cực kì quan trọng. Với vai trò như vậy để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất cần lập kế hoạch phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế. Đó là yếu tố quyết định thành công của công tác dự trữu quốc gia. Được sự giới thiệu của GS,TS Hoàng Đức Thân, tôi được vinh dự đên thực tập tại Cục dự trữ quốc gia. Sau thời gian nghiên cứu, thấy được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch hóa nên tôi chọn đề tài “Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và biện pháp” để nghiên cứu và làm chuyên đề chính cho kì thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS,TS Hoàng Đức Thân (giảng viên trường Đại học kinh tế quốc dân) và ông Mai Huy Tạo (cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp- Cục dự trữ quốc gia) đã hướng dẫn tôi làm đề tài này. Chương I : Tổng quan về kế hoạch dự trữ quốc gia. Đặc trưng của kế hoạch dự trữ quốc gia 1.1.1 Sự cần thiết của kế hoạch quốc gia. Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh không tránh khỏi nhưng sự cố xảy ra ngoài dự kiến, hậu quả của nhưng sự cố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của từng cá nhân gia đình. Để khắc phục được hậu quả của những sự cố có thể xảy ra người ta nghĩ đến cách có thể đảm bảo mọi việc diễn ra bình thường khi sự cố xảy ra. Trong kinh doanh khi xảy ra sự cố có thể dẫn đến tình trạng không có lợi cho doanh nghiệp (ví dụ khi hàng hóa gặp rủi ro trên đường vận chuyển, hàng giao đến chậm so với dự kiến…doanh nghiệp sẽ không có hàng hóa để bán cho khách hàng) để đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, các nhà kinh doanh phải cất trữ hàng hóa phòng khi có sự cố xảy ra. Như vậy để đảm bảo cho công việc kinh doanh diễn ra bình thường các doanh nghiệp cần phải dự trữ một lượng nhất định các yếu tố cần thiết trong kinh doanh. Hoạt động dự trữ quốc gia là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội đất nước khi có sự cố bất lợi do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, thị trường gây ra. Những rủi ro này không báo trước, có thể dự đoán nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm xảy ra và không dự đoán được hậu quả xảy ra. Nếu không có hàng hóa dự trữ trước khi sự cố xảy ra không thể khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất vì không thể thu gom các hàng hóa cần thiết trong một thời gian ngắn. Vì vậy để có thể khắc phục hậu quả nhanh chóng và kịp thời chính phủ cần dự trữ một lượng hàng hóa lớn đủ để có thể khắc phục hậu quả nhanh chóng khi có sự cố một cách nhanh chóng nhất. Dự trữ quốc gia ra đời là một tất yếu không thể thiếu được. Nó là một phần quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là các cường quôc kinh tế hay các nươc nghèo nàn đang phát triển cũng không thể thiếu được. Ở Việt Nam dự trữ quốc gia ra đời từ cuối năm 1946 với các phong trào “hũ gạo cứu đói”, “hũ gạo nuôi quân”…do đồng chí Nguyên Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng đương thời trực tiếp xây dựng kho dự trữ lương thưc ở Đế Rào và các kho muối dự trữ ở chiến khu Việt Bắc. Đến nay hệ thống kho tàng dự trữquốc gia đã phát triển trên tất cả các vùng đất nước, trải dài từ bắc vào nam. 1.1.2 Khái niệm kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. Theo nghĩa gốc, kế hoạch được hiểu là toàn bộ những điều được vạch ra một cách có hệ thong về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với một cách thức, trình tự, thời gian tiến hành. Kế hoạch hóa là làm cho phát triển một cách có kế hoạch thông qua sự tìm tòi,tổ chức. thực hiện liên tục các biện pháp thực hiện dự định. Như vậy có thể thấy vai trò của kế hoạch đối với ngay từng cá nhân, từng gia đình. Trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lại càng khẳng định sự cần thiết của kế hoạhc và kế hoạch hóa. Đối với nền kinh tế hay đối với một xã hội yêu cầu về kế hoachj hóa là không thể thiếu, hơn nữa nó còn giữ vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Trong tiến trình đổi mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng coongj sản Việt Nam xác định “cơ chế kinh tế áp dụng ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa”. Cơ chế nàythể hiện các nội dung cơ bản là: đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân; sử dụng thị trường với tư cách là một công cụ điều tiết sản xuất, giá cả là cơ sở để sản xuất và tiêu dung, điều tiết các yếu tố nguồn lực. Công kế hoạch hóa một nền kinh tế chuyển đổi như vậy không thể là kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh mà nó phải được chuyển sang một mô hình mới: Kế hoạch hóa phát triển. Đó là kế hoạch hóa ỏ tâm vĩ mô, kế hoạch hóa định hướng và kế hoạch hóa dưới dạng chính sách. Nó bao gồm một hệ thống cẩ chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, chương trình có mục tiêu, dự án và bao trùm tất cả các thành phần kinh tế. Theo nghĩa hẹp, Kế hoạch hóa dự trữ quốc gia là kế hoạch quá trình hình thành, cất trữ( bảo quản) và sử dụng quỹ quốc gia( gồm tiền và hàng). Dự trữ nói chung có nhiều cấp độ. Quỹ dự trữ quốc gia là dự trữ cấp Nhà nước do Chính phủ và Thủ tứong chính phủ quản lý, điều hành. Đây là một quỹ tập trung, thuộc kinh tế nhà nước, được hình thànhtrong quá trình phân phối lai GDP( hoặc GNP), bao gồm các loại vật tư hang hóa thiết yêu, vàng và ngoại tệ thuộc sở hữu Nhà nướcđược tích lũy đẻ phòng ngừa và cứu trợ thiên tai, địch họa, dịch bệnh đáp ứng nhu cầu cấp bách về an ninh quốc phòng,góp phần ổn định thị trườngvà thực hiện các nhiệm vụ khác của Nhà nước. Nguồn thành lập quỹ dự trữ quốc gioa hiện nay chủ yếu là do ngân sách Nhà nước, do dố kế hoạch hóa dự trũ quốc gia là một bộ phận cấu thành kế hoạch hóa tài chính quốc gia. 1.1.3 Đặc trưng của kế hoạch hóa dự trữ quốc gia Ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế hoạch hóa phát triển nhưng trong thời kì đầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên trong nội dung kế hoạch hóa phát triển của nước ta còn hàm chứ một số tính chất của kế hoạch hóa tập trung. Kế hoạch hóa dự trữ quốc gia là một biểu hiện rõ nét về xu hướng tập trung này.Điều đó xuất phát từ những yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, tập trung thống nhất vào Chính phủ, thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên cũng cần phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao trách nhiệm và chủ đổng cho các cấp quản lý. Vì vậy dự trữ quốc gia có những đặc trưng sau đây: 1.1.3.1 Kế hoạch hóa việc hình thành, bảo quản và sử dụng một tiềm lực vật chất dự phòng chiến lược thuộc sở hửu Nhà nướcmang tính tập trung, phân bổ trực tiếp, khống chế củ thể. Điều này thể hiện ở sự cuông chế phổ biến; các vấn đè cơ bản của hoạt đọng dự trữ quốc giađược thực hiện bằng hệ thống các quyết định của ban lãnh đạo 1.1.3.2 Chỉ tiêu hiện vật mang tính pháp lệnh cao. Điều này xuất phát từ mục tiêu, mục đích của dự trữ quốc gia là không nhằm mục tiêu sinh lợi nhuận thuần túy mà nhằm góp phần giữ ổn định kinh tế xã hội khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc phòng;đối phó hiệu quả, kịp thời diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh và nền kinh tế thị trường. Khi sự cố thiên tai, địch họa xảy ra, cái cần để ổn định đời sống, khôi phục sản xuất tức thời là lương thực, muối ăn, xăng dâu… chứ không phải tiền. 1.1.3.3 Kêt hợp hài hòagiữa hai công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp ( bằng kế hoạch và thông qua thị trường) Kế hoạch dự trữ quốc gia tuy theo xu hướng tập trung, nhưg không thể thoát ly khỏi thực tiễn của nền kinh tế thị trường. Đặc trưng này còn xuất phát từ một trong những nguyên tắc cơ bản của kế hoạch phát triển là nguyên tắc thị trường, do tính đa dạng và phức tạp của kế hoạch và thị trường quy định. Quá trình quản lý, điều hành hoạt động dự trữ quốcgiathông qua công cụ kế hoạch cần phaan biệt khâu nào, măt nào phải quản lý cứng rắn, tập trung, khâu nào, mặt nàophải tuân theo quy định khách quan của thị trường. Ví dụ: Tổng mức xuất- nhập kho, xuất kho để cứu trợ thiên tai, địch họa ,viện trợ trả nợ chính phủ thì phải căn cứ quyết địnhcủa thủ tướng chính phủ hoặc người lãnh đạo quản lý được Thủ tướng chính phủ ủy quyền. Hoạt đọng mua bán để nhập kho, hoạt động xuất bán khi xuất hàng luân phiên do hết thời hạn lưu kho, hoặc không càn phải lưu tiếp…thì phải căn cứ vào quan hệ thị trường giá cả cung cầu mới định đoạt thành công. Nội dung kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam, nếu phân theo nội dung gồm: chiến lược phát triển, kế hoạch phất triển, chương trình phát triển và dự án phát triển; phân theo thời gian thì gồm ba mức: Kế hoạch dài hạn (10 năm), kế hoạch trung hạn (5 năm), kế hoạch ngán hạn (1năm). Kế hoạch dự trữ quốc gia đã phát triển theo hệ thống này. Kế hoạch tăng giảm các mặt hàng và khối lượng từng mặt hàng dự trữ quốc gia. Đây là nội dung kế hoạch căn bản nhằm xác định quy mô quỹ dự trữ quốc gia hiện vật trên hai phươn diện số lượng mặt hàng cần dự trữ và mức dự trữ từng mặt hàng, hợp lại thành tổng mức dự trữ quốc gia hàng năm. Đẻ xác định đúng đắn tổng mức dự trữ quốc gia và mức dư trữ từng mặt hàng trong từng giai đoạn, phải xem xét nhiều khía cạnh như: kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu đảm bao an ninh quốc phòng của nha nước, quy trình công nghệ bảo quản, thờ hạn lưu kho hàng, khả năng ngân sách Nhà nước…Danh mục hàng hóa phải đươc nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với dự trữ quốc gia trong từng giai đoạn. Kế hoạch luân phiên đổi mới hàng hóa dự trữ quốc gia. Trong điều kiện bình thường, chưa phải xuất kho sử dụng vào những mục đích trước thì việc luân phiên đổi mới hàng đang cất trữ trong kho là viẹc hết sức cần thiết nhằm làm cho quỹ dự trữ quốc gia hiện vật luôn sẵn sang cả về số lượng cũng như chất lượng. Xuất luân phiên căn cứ vào thời hạn lưu kho tối đa, về nguyên tắc: Xuất luân phiên bao nhiêu thì nhập lại bấy nhiêu. Tuy nhiên ở từng tổng kho không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc này. Nội dung các kế hoạch tăng- giảm và luân phiên đổi mới hàng dự trữ quốc gia đều thông qua họat động nhập xuất hàng dự trữ quốc gia. Đây là kế hoạch, hoạt động nhằm hình thành, bảo tồn, và sử dụng đúng đắn quỹ dự trữ quốc gia. Hoạt động này thực hiện chủ yếu qua phương thức mua bán. Nguyên tắc nhập xuất- xuất hàng dự trữ quốc gia. Yêu cầu quản lý quỹ dự trữ quôc gia rất chặt chẽ. Hàng nhập, hàng xuấtkho dự trữ quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Nhập hàng đúg kế hoạch được duyệt hoắc quyết định của cấp có thẩm quyền. Nhấp kho nói chung và xuất luân phiên được đưa vào kế hoạh àng năm do Thủ tướng chính phủ xét duyệt tổng số, Thủ trưởng cơ quan dư trữ, quyết định nhập xuất cụ thể. Nhưng việc nhập xuất kho không chỉ gồm như trên mà còn nhiều trường hợp khác không thể dự liệu trước theo kế hoạch, khi xuất hiện thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Via dụ: xuất khắc phcj hâu quả của thiên tai, điạch họa dịch bệnh, bình ổn thi trường; nhập viện trợ, xuất viện trợ, cho vay hoặc trả nợ trong quan hệ đối ngoại…Tóm lại mọi trường hợp nhập xuất hàng dự trữ quốc gia đều do cấp có thẩm quyền quy định. Nhập hàng đúgn chủng loại, quy cách, mã hiệu, kí hiệu, số lượng, khối lượng, chất lượng và thời gian quy định. Khác với những trao đổi thong thừong trên thị trường, hàng dự trữ quốc gia luôn được xác định trước về quy cách, chủng loại, mã hiệu kí hiệu, số lượng, chất lượng nên không được tùy tiện thay đổi khi nhập xuất kho. Thời gian nhập xuất, nhất là thời gian xuất hàng nhanh gọn mới đáp ứng kịp thời khi khắc phục hậu quả xấu xảy ra. Có đủ chứng từ hợp pháp và tuân theo đúng thủ tục nhập xuất hàng đã được quy định. Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu hạch toán, đánh giá kết quả hoạt động nhập xuất. Chứng từ hợp pháp cần chuẩn bị trước, trong và sau khi nhập, xuất hàng như: quyết định nhập xuất, hợp đòng kinh tếhoặc bản kê; giấy chứng minh chất lượng sản phẩm, sổ nhập xuất hàng, hóa đơn mua bán, biên bản nhập, bản thanh lý hợp đòng (nếu có)… Thủ tục nhập xuất hàng dự trữ quốc gia là một thủ tục hành chính, quy định cơ chế điều hàng nhập xuất về thẩm quyền, trình tự, cách thức tiến hành… và được coi như một nghĩa vụ hành chính bắt buộc chủ thể thực hiện và chủ thể tham gia phải chấp hành. Các trường hợp nhập xuất. Nhập xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, gồm: kế haọch nhập tăng, kế hoạch nhập xuất do luân phiên đổi mới hàng. Các kế hoạch này do thủ tướng chính phủ phê duyệt, thủ trưởng cơ quan dự trữ căn cứ các quy định hiện hành để quyết định nhập xuất cụ thể. Nhập hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Đó là các trường hợp không thể tính toán trước được từ kế hoạch đầu năm, khi xuất hiện thì làm theo quyết định của thủ tướng chính phủ: - Xuất hàng khắc phuc hậu quả thiên tai, địch họa, dịch bệnh. Gọi chung là các trường hợp xuất hàng cứu trợ. - Nhập đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng. Khi xuất hiện tình hình đột xuất đe dọa an ninh, quốc phòng thì thủ Tướng chính phủ có thể quyết định tăng nhập dự trữ quốc gia hay xuất một số vật tư thiết bị phục vụ an ninh, quốc phòngcho lực lượng vũ trang để phòng ngừa. - Xuất góp phần ổn định thị trường. - Nhập viện trợ, xuất viện trợ, cho vay hoặc trả nợ trong quan hệ đối ngoại. - Nhập khẩu, xuất khẩu. - Các trường hợp khác: quà tặng… Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia. Việc điều chuyển hàng nội bộ hàng dự trữ quo9óc giãuất phát từ yêu cầu quản lý, trong các trường hợp: Di chuyển hàng dự trữ theo kế hoạch, quy hoạch để bảo quản an toàn, phù hợp với các điều kiện về kho chứa hàng. Di chuyển hang hóa dự trữ quốc gia ra khỏi nơi bị thiên tai, hỏa hoạn. Di chhuyển hàng hóa dự trữ quốc gia đến nơi cần thiết để sẵn sang ứng cứu cho những nhiệm vụ bất thườngvề kinh tế, quốc phòng, an ninh. Do yêu cầu đặc biệt cần thiết của công tác kiểm kê, bàn giao, điều tra, thanh tra. Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp phải đáp ứng ngay các yêu cầu quốc phòng, an ninh, Thủ trưởng các cơ quan dự trữ được phép: Xuất nguyên liệu, nhiên lieeuj, vật lieu dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý cho các nhiệm vụ trên và chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ. Giá trị hàng xuất cho mội nhiệm vụ chỉ dưới 1tỷ đồng. Tạm xuất thiết bị, trang bị, xe máy dự trữ quốc gia ra sử dụng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải tái nhập để bảo quản theo quy định. Các trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia khác: Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa trong quá trình bảo quản. Xuất hàng trong các trường hợp sau đây: Hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do nguyên nhân khách quan khác Hàng phải tiêu hủy do quá thời hạn lưu khohoặc do nguyên nhân khách quan mà không sử dụng vào mục đích khác được. Hao hụt trong định mức, hao hụt vượt định mức do nguyên nhân khách quan, hao hụt do nguyên nhân khác đã được xủ lý. Phương thức nhập xuất hàng dự trữ quốc gia: Phưong thức nhập xuất hợp lý quyết định thành công của công tác nhập xuất. Hiện nay, thực hiện phương thức nhập xuất nào là do các cấp có thẩm quyền quyết định. Xét về hình thức, có hai nhóm phương thức nhập xuất hàng hóa dự trữ quốc gia như sau: Mua bán theo cơ chế thị trường.đây là phương thức nhập xuất chủ yế, tiến bộ thay thế phương thức “cho vay đổi hạt” trước đây có quá nhiều sơ hở tiêu cực. Phương thức mua bán lương thực dự trữ quốc giađược quy định chi tiết tại quyết định số 253/QĐ-DTQG và quyết định số 254/QĐ-DTQG ngày 15-6-2001 của cục dự trữ quốc gia. Tùy theo từg đối tượng hàng cần nhập xuất mà áp dụng các hình thức mua bán thích hợptheo quy định: Đấu thầu, đấu giá: áp dụng khi mua gạo, mua vật tư thiết bị xe máy; bán một số vật tư thiết bị, xe máy mà thi trường đang có nhu cầu cao.Hình thức đấu thầu có thể rộng rãi, hạn chế hoặc chỉ định đấu thầu. Mua bán với mọi khách hàng có nhu cầu: mua bán thóc, bán gạo, bná một số vật tư thiết bị đã lưu kho quá lâu, lạc hậu kỹ thuật… Nhập xuất theo quyết định củ cấp có thẩm quyền. Khi xuất hàng cứu trợ, viện trợ, quà tặng, ổn định thị trường, trả nợ chính phủ… theo quyết định của thủ tướngchính phủ: xuất hàng trong trường hợp khẩn cấp; điều chuyển hàng nội bộ… Trong các quyết định này đã nói rõcả phương thức nhập xuất, đối tượng hưởng thụ, giá, thời gian thực hiện…nhiệm vụ của người quản lý và thủ kho là chấp hành nghiêm chỉnh các quyêt định đó. Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Thường được thực hiện theo từng dự áncăn cứ các quy hoạch được duyệ. Trong ngành dự trữ quốc gia, đầu tư chủ yếu cho xây dựng kho tang, nhà làm việc, trang bi công nghệbảo quản mới, công nghệ thong tin… Kế hoạch nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong tình hình khao học công nghệ và quản lý trên thế giới phát triển nhanh chónghiện nay thì việc nghiên cứu, nhất là ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học đó rất cấp bác, tạo đột phá trong công nghệ bảo quản và quản lý dự trữquóc gia. Kế hoạch này được thể hiện trrên các đề tài khoa học của các cán bộ cục dự trữ quốc gia. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Gồm: đào tạo mới, đào tạonâng cấp, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ dưới nhiều hình thức, nhằm giúp cán bộ công chức đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kế hoạch tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia. Để hoạt động dự trữ quốc gia được thực hiện cần có các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. Nội dung cơ bản của kế hoạch tài chính là: Dự toán ngân sách chi tăng dự trữ quốc gia để mua nhập quỹ dự trữ quốc gia; dựtoán ngân kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động của bộ máy quản lý các cấp. Để xác lập được kế hoạch tài chính phải căn cứ vào mức tăng quỹ dự trữ quốc gia hiện vật hàng năm, tổ chức, biên chế và các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan. 1.2.7 Nội dung kế hoạch nhập hàng dự trữ quốc gia. Chuẩn bị nhập: Căn cứ kế hoạch nhập, loại hàng nhập, phương thức nhập… để chuẩn bị nhập, gồm: Dự kiến nhập kho, kho trống, chất lượng tôt phù hợp cho bảo quản hàng sẽ nhập, kho nừ trong quy hoạch… Tổ chức vệ sinh, kê ló, sát trùn kho theo quy địnhtrước thời điểm nhập ít nhất 28bngày. Có đủ dụng cụ cân, đo, kiểm nghiệm. Các dụng cụ này phẩi có giấy chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương. Mỗi cân phải có quả cân chuẩn đẻ mọi người có thể kiểm tra. Khi mua lương thực cần khảo sát chủng loại thóc, gạo và diễn biến giá thị trường báo cáo cấp trên xem xet xử lý. Bố trí nhân lực nhập, bảo vệ, hậu cần… Lập dự toánchi cho quá trình nhập. Tổ chưc tập huấn hoặc trao đổi nghiệp vụ mua. Sổ sách quản ly, bảng kê, hóa đơn nhập mua… Thực hiện nhập: Đây là bước quan trọng nhất quyết định quá trình nhập kho, phải thực hiện nghiêm chỉnh vàthận trọng các công việc sau: Tổ chức đâu thầu mua các mặt hàng do cấp trên quy định, khâu này do chi cục và cục dự trữ quốc gia tiến hành. Ký hợp đồng kinh tế mua. Kiểm nghiệm chất lượng hàng, cân đo hoặc đếm. Chỉ chấp nhận nhập những lô hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất đã xác định trước. Đối với lương thực phải qua cân 100%. Đối với vật tư thiết bị, xe máy thì thực hiên nhập theo hướng dẫn của Cục dự trữ quốc gia. Thanh toán tiền mua hàng theo tiến độ nhập kho. Tuyệt đối không ứng tiền cho khách hàng. Thay đổi giá mua khi cần thiết. Ghi chép các sổ sách quản lý cần thiết như sổ nhập hàng, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, biên bản nhập kho, hóa đơn mua hoặc phiếu nhập kho… Kết thúc nhập: Thanh lý hợp đồng kinh tế mua. Quyết toán nhập. Tổng kết rút kinh nghiệm. Tổ chức bảo quản lần đầu và thường xuyên theo quy định. Nội dung kế hoạch xuất hàng dự trữ quốc gia Chuẩn bị xuất: Căn cứ kế hoạch xuất phải tổ chức kiểm tra các kho hàng để lập biểu thống kê từng ngăn kho hoặc lô hàng cần xuất. Thời gian lưu kho và chất lượng hàng hiện tại là những tiêu thức chính để quyết định việc xuất bán luân phiên. Lập phiếu kiểm nghiệm chất lựong từng ngăn kho, lô hàng hoặc đơn vị hàng phục vụviệc đấu thầu bán hoặc them thong tin để định giá bán… Có đủ dụng cụ cân, đo, kiểm nghiệm, các loại sổ sách, hóa đơn bán hàng… Bố trí nhân lực, bảo vệ, hậu cần. Dự toán chi cho quá trình xuất. Tập huấn trao đổi nghiệp vụ bán. Thực hiện xuất: Tổ chức đấu thầu bán các mặt hàng do cấp trên quy định. Khâu này do chi cục và cục dự trữ quốc gia thực hiện. Ký hợp đồng kinh tế bán. Thực hiện xuất kho theo quyết định hoặc lệnh của cấp trên trực tiếp. Xuất hết từng ngăn kho, lô hàng. Thay đổi giá khi cần thiết. Thu tiền mua hàng của khách hàng. Không xuất hàng khi chưa thu tiền. Ghi chép các sổ sáchquản lý cần thiết như sổ xuất hàng, biên bản xuất kho hoặc tịnh kho, hóa đơn xuất hàng và phiếu xuất kho… Kết thúc xuất: Xác định dôi hao theo định mức và kiến nghị hướng xử lý. Thanh lý hợp đòng bán. Quyết toán xuất. Vệ sinh kho tàng, thu hồi bảo quản vật liệu kê lót. Tổng kết rút kinh nghiệm. 1.3 Xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia Kế hoạch trong kinh doanh cũng như trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đều đóng vai trò quan trọng, nó là định hướng để thực hiện các mục tiêu chính, nó xác định hướng đi đúng đắn trong quá trình hoàn thành mục tiêu vì vậy để xây dựng được kế hoạch cần xem xét thật kĩ lượng các cơ sở để xây dựng, các yêu cầu cần thiết cho kế hoạch đồng thời xác định trình tự để xây dựng kế hoạch. 1.3.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia. Để xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia cần dựa trên 4 căn cứ sau là chủ yếu: Mục tiêu, yêu cầu của dự trữ quốc gia. Khả năng ngân sách nhà nước. Dự báo về tình hình chính trị, kinh tế - xã hộitrong nước và quốc tế. Dự báo khác liên quan đến dự trữ quốc gia. Mục tiêu, yêu cầu của dự trữ quốc gia. Trong giai đoạn tiếp theo dự trữ đăt ra 5 muc tiêu chính choc ac hoạt đọng như sau: Mục tiêu dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đamư bảo quốc phòng an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước. Xây dựng dự trữ quốc gia đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầ, nhiệm vụ được giao, có một lực lượng dư trữ quốc gia vững mạnh, cơ cấu hợp lí phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước. Có đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật đồng bộ. Từng bước tăng cường quỹ dự trữ quốc gia có quy mô phù hợp vớ sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu danh mục hàng hóa phù hợp với các điều kiện hiện có và tác động kịp thời, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong mọi tình huống, biến động đột xuất xảy ra. Nâng cao chất lượngcôngtác bảo quản dự trữ quốc gia; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, định mức kinh tế kỹ thuật, từng bước đổi mới kỹ thuật và đưa các giải pháp công nghệ bảo quản mới vào công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo đảm trình độ kỹ thuật, công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và ngang tầm với các nước tiên tiến. Tiếp tục kiện toàn, phát triển tổ chức quản lý dự trữ quốc gia theo hướng tập trung vàocơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lí, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Mục tiêu là những điều cần đạt được trong thời gian tới, là mục đích của mọi hoạt động. kế hoạch là tập hợp những công việc dựđịnh làm để đạt đựợc mục tiêu vì vậy phải dựa vào các mục tiêu thì mới có thể xác định đúng các công việc cần phải làm và các cách thức làm như thế nào đẻ đạt được hiệu quả tối ưu. Khả năng ngân sách của nhà nước. Dự trữ quốc gia là cơ quan nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia chủ yếu là ngân sách nhà nước. Tỷ lệ dự trữ quốc gia phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nền kinh tế phát triển càng cao thì tỷ lệ dự trữ càng cao. Ngân sách nhà nước không phải năm nào cũng như năm nào, qua mỗi năm ngân sách nhà nước lại có sự thay đổi (có thể là tăng hoặc giảm) vì vậy phải phụ thuộc vào tỷ lệ ngân sách của nhà nước dành cho dự trữ để lập kế hoạch dự trữ quốc gia. Mặt khác phải dự vào tỷ lệ ngân sách dành cho các loại mặt hàng để có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách vào các laọi mặt hàng dự trữ. Dự báo về tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế. Con người không thể biết trước những rủi ro có thể xảy ra trong tuơng lai vì vậy muốn có thể hạn chế, khắc phục hậu quả của những rủi ro có thể xảy ra cần nghien cứu tình hình và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra. Đối với các doanh nghiệp thì việc dự báo nhưng rủi ro này rất quan trọng nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Đối với dự trữ quốc gia, nhiêm vụ chủ yếu là đáp ứng yêu cầu cấp bách, khắc phục các hậu quả có thể xảy ra khi có rủi ro; góp phàn bình ổn thị trường…Trong các rủi ro có thể xảy ra thì rủi ro về kinh tế sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nhất, không chỉ ảnh hưởng đén cuộc sống người dân nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế đồng thời sẽ kéo theo nhiều vấn đè nảy sinh, vì vậy để khắc phục được hậu quả của những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế thì cần nghiên cứu kĩ lưỡng tình hình kinh tế trong nước và tình hình kinh tế thế giới để dự đoán các biến cố có thể xảy ra từ đó có các kế hoạch dự trữ hàng hóa khắc phục các hậu quả có thể xẩy ra. Dự báo khác có liên quan đến dự trữquốc gia. Nhiệm vụ của dự trũ quôc gia là khăc phục kịp thời tát cả các rủi ro xảy ra trên đất nước. Các rủi ro này không chỉ về mặt kinh tế mà còn do thiên nhiên hay do những lí do bất ngờ xảy ra. Vì vậy ngoài nghiên cứu các dự báo về tình hình kinh tế trong và ngoài nược các nhà kế hoạch cũng cần nghiên cứu nhiều đên các yếu tố như thời tiết, các dự báo về thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, các nguy cơ về địch họa, các mầm mống của dịch bệnh…để có kế hoạch xây dựng các mức dự trữ hợp lí cho từng vùng, từng địa điểm bảo quản các mặt hàng dự trữ quốc gia. Quy trình xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia. Để xây dựng một kế hoạch kinh tế xã hội phải tuân theo bốn bước xây dựng kế hoạch chung cho nền kinh tế, gồm những bước sau: Bước một: Đây là bước đầu tiên ở tầm vĩ mô, Bộ kế hoạch và đầu tư căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm năm, xác định lại các chỉ tiêu tổng hợp: tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành, tốc độ tăng trưởng ngành, các mục tiêu về xã hội, môi trường, xác định các cân đối lớn: vôn đầu tư, ngân sách, thanh toán quốc tế, xuât nhập khẩu và một số loại vật tư hnàg hóa chủ yếu… và hệ thống các giải pháp. Bước hai: Bộ kế hoạch đầu tư thông báo cho các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty những thông tin định hướng cần thiết để tự đánh giá nguồn lực của mình và xây dựng kế hoạch ngành, địa phương. Bước ba: Các bộ, ngành, địa phương gửi kế haọch cho bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp, phân tích, lựa chọn kế hoạch tối ưu, hình thành kế hoạch kinh tế xã hội toàn diện trình chính phủ và quốc hội. Bước bốn: Xây dựng kế hoạch điều hành thực hiện mục tiêu xác lập cơ chế điều hành, phân công và phân cấp diều hành, kiểm tra và đôn đóc thực hiện. Dưa trên các bước xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội trên xây dựng kế hoạch dự trữ quôc gia cũng gồm bốn bước cơ bản như sau: Bước một: Cục dự trữ quốc gia cùng các Bộ, ban ngành có lien quan nghiên cứu các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổng hợp các chỉ tiêu tăng trưởng GDP, tăng ngân sách… từ đó xác định tỷ lệ ngân sách dành cho dự trữ quôc gia tư đó lập các kế hoạch các mức dự trữ quốc gia. Bước hai: Cục dự trữ quốc gia cùng cac bộ, ngành liên quan gủi các kế hoạch dự kiến lên thủ tướng chính phủ kí duyệt. Bước ba: Sau khi nhận lại bản kế hoạch đã được kí duyệt của thủ tướng chính phủ, cục dự trữ quôc gia cùng các bộ ngành liên quan gửi bản kế hoạch xuống từng vùng kho, từng khu vực bảo quản hàng hóa. Bước bốn: Xây dựng kế hoạch điều hành thực hiện mục tiêu: xác lập cơ chế điều hành, phân công phân cấp điều chỉnh kiểm tra đôn đóc thực hiện. Ngoài phải tuân theo bốn bước của qui trình xây dựng kế hoạch kế hoạch dự trữ quôc gia còn tuan theo viêc xây dựng kế hoạch theo ba vòng: Vòng một: Đề xuất nhu cầu, đây chính là bước một của quá trinh xây dựng kế hoạch. Cục dự trữ quốc gia sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế và yêu cầu của việc dự trữ, tình hình dự trư thực tế của năm trước để dự tính nhu cầu dự trong năm tới sau đó trình lên thủ tướng chính phủ kí duyệt. Thủ tướng chính phủ tùy theo tình hình ngân sách và tình hình cụ thể để ra chỉ thị cho cuc dự trữ quôc gia thực hiện. Vòng hai: Xác định mức kế hoạch sơ bộ, đây là bước thứ hai và ba trong qui trình xây dựng kế hoạch dự trữ quôc gia. Sau khi được thủ tướng chính phủ kí duyệt cục dự trữ quốc gia dựa vào kế hoạch đó lập lên kế hoạch chi tiết cho từng vùng, từng khu vực bảo quản hàng hóa. Sau đó gửi các bản kế hoạch chi tiết cho từng vùng để nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch của từng vùng để báo cáo chi tiết cho cục điều chỉnh kế hoạch. Vòng ba: Điều chỉnh, cung cấp, giao và nhận hàng hóa. Khi các kế hoạch đã được điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng thì bắt đầu tổ chức thực hiện kế hoạch. Tổ chức giao nhận hàng cho kế hoạch xuất nhập hàng, công tác bảo quản tốt, điểu chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt khi cần thiết. Yêu cầu của kế hoạch dự trữ quốc gia. Kế hoạch dự trư quốc gia phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Kế hoạch dự trữ quốc gia phải phù hợp với nguồn ngân sách của nhà nước, nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống, khắc phục được các rủi ro khi sự cố xảy ra. Kế hoạch dự trữ phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu do chính phủ đặt ra (ví dụ lương thực phải mức dự trữ la 4-5kg/người…). Kế hoạch dư trữ đảm bảo phù hợp với tình hình của từng vùng được giao, có tính khả thi với tát cả các vùng. Kế hoạch phải xác định rõ các loại hàng hóa nào phù hợp với điều kiện bảo quản ở vùng nào từ đó đưa ra các quyết định xuất nhập hàng hóa cho phù hợp. Kế hoạch phải dự tình được mức chi tài chính cho các công tác dự trữ hàng hóa. Kế hoạch phải xây dựng được danh sách các mặt hàng dự trữ, số lượng, chất lượng từng loại mặt hàng. Kế hoạch dự trữ có thể điều chỉnh được khi có những biến đổi, tác động của yếu tố thị trường cũng như các tác nhân khác tác động vào tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho các hoạt động dự trữ hàng hóa. Dự trữ quốc gia tuy mang tính tập trung, phân bổ trực tiếp, khống chế cụ thể nhưng các ho._.ạt động nhập xuất hàng hóa trong kế hoạch luân phiên đổi mới hàng hóa dự trữ thực chất cũng là hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường, vì vậy nó cũng chịu tác động của cơ chế thị trường. Các thay đổi về giá cả trên thi trường sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch dự trữ, vì vậy cần dự tính được xu hướng giá cả để có hướng điều chỉnh kế hoạch… Chương II : Thực trạng kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia 2.1 Tổng quan về Cục dự trữ quốc gia Cục dự trữ quốc gia là cơ quan nhà nước, có vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và được sự quản lí trực tiếp của thủ tướng chính phủ. Đây là cơ quan trọng yếu, góp phần quan trọng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế cũng như của đất nước. Ra đời từ cuối những năm 1946 cho đến nay cục dự trữ quôc gia đã có rất nhiều thành tích, hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ quốc gia. Sau sự thành công của cách mạng tháng 8-1945, đặc biệt là những thiệt hại do nạn đói năm 1945, đồng thời từ những kinh nghiệm trong lịch sử, phát huy phong trào « tích cốc phòng cơ », Đảng và nhà nước đứng đầu la Hồ chủ tịch đã bắt đầu chú trọng đến công tác dự trữ quốc gia. Cuối năm 1946, dồng chí Nguyễn Lương Bằng (ủy viên trung ương Đảng) được lệnh xây dựng kho dự trữ lương thực ở Đế Rào và các kho muối dự trữ ở chiến khu Việt Bắc. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp , nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng Việt NAm là chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Hệ thống dưj trữ hầu hết do Hậu Cần quân đội trực tiếp đảm bảo. Hệ thống dự trữ quốc gia ngay từ khi được thành lập đã góp phần không nhỏ trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,Nhà Nước ta xác định hai nhiệm vụ quan trọng là khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng Chủ Nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Vì vậy phải xây dựng hệ thống dự trữ quốc gia trở thành lực lượng dự trữ chiến lược với tiềm lực mạnh. Để thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngày 13-1-1956, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số663/TTg về tổ chức lực lượng dự trữ vật tư quốc gia, với danh mục 27 mặt hàng thiết yếu, ước tôpngr mức dự trữ lên gần 50 tỷ đồng( theo tỷ giá đương thời). Đồng thời Thủ tướng chính phủtạm giao cho Ủy ban kế hoạch quốc gia theo dõi hoạt động dự trữ này và giao cho các Bộ công Nghiệp, Thương Nghiệp,Quốc phòng, Y Tế trực tiếp quản lý 27 loại hàng hóa dự trữ quốc gia và chỉ được xuất kho theo lệnh của Thủ tướng chính phủ. Với quyết định 663/TTg, lần đầu tiên nhà nước đã đề ra nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành và quản lý quỹ dự trữ quốc gia, phân công các cơ quan quản lý lực lượng dự trữ chiến lược của nhà nước. Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lượng dự trữ quốc gia, ngày 7-8-1956, Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 997/TTg, về việc thành lập cục quản lý dự trữ vật tư của Nhà Nước trực thuộc chính phủ. Cụcquản lý dự trữ vật tư Nhà Nước (Cục dự trữ) có các nhiệm vụ chính sau : Nghiên cứu lập kế hoạch tam thời ba tháng hàng năm về tích lũy dự trữ vật tư của Nhà Nước để trình chính phủ phê duyệt, xét định. Tổ chức quản lý dự trữ vật tư theo kế hoạch đã định. Quản lý lượng vật tư của các Bộ hiên tại chưa dùng tới mà chính phủ liệt vào loại hàng dự trữ. Nghiên cứu các đề nghị của các Bộ và các cơ quan về tích lũy dự trữ vật tư nhà nước hay xin sử dụng các loại vật tư đó trình Hội đồng chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ xét định Tổ chức bộ máy đầu tiên của Cục Dự Trữ quốc gia : Phòng hành chính quản trị. Phòng thiết bị. Phòng nguyên, nhiên, vật liệu. Phòng sản phẩm lương thực và công nghệ. Hệ thống kho dự trữ vật tư của Nhà Nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Hệ thống kho dự trữ được xây dựng trên 18 tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống ko còn được tăng cường và củng cố thông qua việc tiếp nhận kho từ các Bộ bàn giao sang. Như vậy, với nghị định997/TTg ngày 7-8-1956, tổ chức quản lý dự trữ quốc gia của nước ta đã chính thức ra đời và hoạt động với tư cách là một hệ thống tổ chức độc lập với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Quá trình phát triển Cục Dự Trữ Quốc Gia Giai đoạn 1956-1960 : Đặc trưng : Nhà nước thống nhất quản lý tập trung cao đối với hoạt động dự trữ quốc gia và họat động dự trữ đã đóng góp có hiệu quả đối với nền kinh tế trong giai đoạn đầu khôi phục sản xuất ,ổn định đời sống nhân dân miền Bắc và chi viền cho miền Nam đấu tranh thống nhất đát nước. Tuy được Đảng và nhà nước quan tâm nhưng khi đó dự trữ quốc gia la một tổ chức kinh tế mới ra đời còn non yếu và gặp nhiều khó khăn thể hiện ở một số điểm sau đây : + Khối lượng hàng hóa dự trữ còn nhỏ bé ,chủng loại còn nghèo nàn ,phần lớn là các vật tư : kim khí , thiết bị … kém phẩm chất ,ứ đọng ,không cần dùng của các Bộ thì đưa vào dự trữ .Lực lượng hàng hóa để phân tán ở nhiều cơ quan,trên nhiều địa bàn .Cùng một loại hàng hóa thông dụng nhưng có rất nhiều cơ quan cùng dự trữ . + Tình trạng kho tàng bảo quản hàng dự trữ tiếp nhận bàn giao của các Bộ hầu hết là kho lán tạm ,hư hỏng ; thiếu kho trầm trọng nên nhiều loại hàng hóa phải để ngoài trời . +Cơ chế ,quy chế quản lý dự trữ ;quy trình quy phạm ,định mức bảo quản hàng hóa dự trữ hầu như chưa có ; nhất là các cơ chế về kế hoạch hóa ,tài chính kế toán trong quản lý dự trữ , các định mức về kinh tế kỹ thuật trong xây dựng kho tàng , bảo quản hàng dự trữ …đều thiếu. + Tổ chức bộ máy quản lý dự trữ còn đơn giản ; đội ngũ cán bộ quản lý vùa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng . Khi thành lập Cục Dự trữ ,bộ khung lãnh đạo chỉ có 15 người , do đồng chí Phan Phuc Tường làm cục trưởng (1956-1961) ; đến năm 1958 số cán bộ của ngành là 236 người năm 1960 là 465 người ;hầu hết cán bộ ,công chức của cục là những cán bộ chính trị và quân sự chuyển sang . Trong giai đoạn này , Cục quản lý dự trữ đã tiếp nhận hàng hóa kho tàng từ các bộ chuyển sang và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý lương thực , vật tư dự trữ quốc gia đồng thời đẩy mạnh việc nhập tăng cường một số hàng hóa dự trữ, tính đến cuối năm 1958 mặt hàng lương thực tăng 227% so với năm 1956, vải tăng 100%, thiết bị tăng10%. Tính đến năm 1959 tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho tăng 300% so với năm 1956 và được phân bố rộng khắp 12 tỉnh thành trong cả nước. Giai đoạn 1961- 1975 : Đây là giai đoạn nhà nước tăng cường mạnh tiềm lực hàng hóa dự trữ để phục vụ công cuộc CNXH ở miền Bắc và chi viện miền Nam. Đồng thời, do yêu cầu củ thời chiến, đã thay đổi về bộ máy tổ chức quản lý dự trữ : thực hiện chuyển giao nhiệm vụ trực tiếp bảo quản một số mặt hàng cho các Bộ chuyên ngành, tiến hành phân tán, sơ tán hàng hóa dự trữ để chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Để phù hợp với điều kiện chiến tranh khốc liệt ngày 18-10-1961 Hội đồng chính phủ ban hành nghị định 165/CP về việc thành lậpTổng cục vật tư và đưa Cục Dự Trữ Quốc Gia về trực thuộc Tổng cục vật tư. Ngày 24-1-1970 Bộ vật tư ban hành quyêt định số 45/VT-QĐ về tổ chức bộ máy của Cục Dự Trữ Quốc Gia. Cơ quan cục được chia thành sáu phòng ban như sau : ban kế hoạch, ban kế toán tài vụ, ban kỹ thuật bảo quản, ban quan lý kho hành, ban thanh tra bảo vệ, tổ chức hành chính, ngoài ra còn có các bộ phận trực thuộc các tổng kho dự trữ, Đội xe vận tải 29-3. Trong những năm từ 1961-1975, mặc dù hoàn cảnh đất nước còn tạm thời bị chia cắt và chiến tranh rất ác liệt nhưng hàng năm Nhà Nước vẫn dành một khoản ngân sách đáng kể để tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia : Danh mục hàng hóa đưa vào dự trữ quốc gia đồng bộ hơn, đưa mức dự trữ hàng năm liên tục tăng so với năm trước.Bình quân tổng giá trị hàng hóa dự trữ trong những năm 1970- 1975 tăng từ 5- 7 lần, riêng thiết bị tăng 9 lần, xăng dầu tăng 1,33 lần so với giai đoạn đầu những năm 60 ; danh mục hàng hóa từ 28 loại vào đầu những năm 60 tăng lên 80 loại hàng hóa vào những năm 70. Thời điểm đầu năm 1970 tổng giá trị vật tư hàng hóa ttòn kho bằng 5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Giai đoạn 1976-1985 : Đây là giai đoạn khó khăn, Đất nước vừa được giải phóng, hậu quả của cuộc chiến tranh chống Mỹ còn rõ rệt, tình hình tài chính của nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Trong điều kiện đó hoật động của dự trữ quốc gia gặp nhiều thách thức rất to lớn : Tổ chức Dự trữ quốc gia phân tán khắp nơi, nhiều cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động dự trữ, kho tàng và cơ sở vật chất kỹ thuật manh mún, hiệu lực quản lý Nhà nước với hoạt động dự trữ không đủ mạnh. Chính phủ chưa kịp thời nắm bắt đượctình hình dự trữ do chức năng quản lý nhà nước về dự trữ của Bộ vật tư chưa được chú trọng. Trong khi ở các cơ quan khác thì mỗi nơi một mô hình tổ chức và cơ chế quản lý riêng. Giai đoạn đầu sau chiến tranh lực lượng dự trữ quốc gia tồn kho ở mức rất thấp, nhiều loại hàng thiết yếu khi đó không còn dự trữ : lương thực cả nước năm 1977 chỉ còn 7,5 vạn tấn( bằng 12,9% kế hoạch), vải mặc không còn tồn kho,… Tổng giá trị hàng hóa dự trữ quốc gia tồn kho cả nước trong những năm1981-1982 chỉ bằng 59% so với mức tồn kho đầu năm 1979. Để khắc phục tình hình trên ngày 18-2-1984 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành nghị định số 31/HĐBT về việc thành Cục Quản Lý Dự Trữ Vật Tư Nhà Nước. Nghị định quy định về tổ chức bộ máy của Cục quản lý vật tư nhà nước như sau : Cơ quan giúp việc cục trưởng gồm có các phòng ban : + Phòng kế hoạch + Phòng quản lý kinh tế, kỹ thuật bảo quản. + Phòng kế toán tài vụ + Phòng kiến thiết cơ bản + Phòng tổ chức cán bộ, lao động tiền lương + Phòng hành chính quản trị + Phòng thanh tra bảo vệ + Ban thi đua -Các cơ quan chuyên trách về quản lý xây dựng cơ bản gồm có 17 ban Quản lý công trình. Giai đoạn 1986 đến nay: Do những khó khăn trong việc quản lý lực lượng dự trữ quốc gia nên ngày 27-5-1995, Chính phủ ban hành nghị định số 35/CP về việc đặt cục dự trữ quốc gia trực thuộc Chính phủ; tiếp đó ban hành nghị định số 66/CP ngày 18-10-1995 Chính phủ đã quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ quốc gia. Đồng thời ban hành nghị định số 10/CP ngày 24-6- 1996 về quy chế quản lý dự trữ quốc gia. Như vậy ngành Dự trữ quốc gia đã được tổ chức thành một hệ thống thống nhất gồm nhiều ngành dự trữ thuộc nhiều Bộ, ngành khác nhau, dưới sự chỉ đạo điều hành tập trung của chính phủ; bao gồm: Cục dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý dự trữ lương thực, thực phẩm, kim khí, xe máy và thiết bị… Bộ thương mại trực tiếp quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia ( nay là Bộ công thương). Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý dự trữ vật tư, thiết bị chuyên dùng cho quốc phòng. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thổntực tiếp quản lý dự trữ vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bộ y tế trực tiếp quản lý vật tư thiết bị y tế. Bộ công nghiệp trực tiếp quản lý dự trữ thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. Bộ công an trực tiếp quản lý dự trữ vật tư thiét bị chuyên dung cho ngành an ninh… Đài tiếng nói Việt Nam trực tiép quản lý vật tư dự trữ chuyên dung cho ngành phát thanh… Đài truyền hình Viêt Nam trực tiếp quản lý vật tư thiết bị chuyên dung cho truyền hình. Ban cơ yếu chính phủ trực tiếp quản lý dự trữ vật tư chuyên dung cho ngành cơ yếu. Cũng theo nghị định 66/CP cơ cấu tổ chức của cục bao gồm: Cơ quan giúp việc cục trưởng: Ban chính sách Dự trữ quốc gia (nay là ban pháp lệnh) Ban kế hoạch Ban xây dựng cơ bản Ban kỹ thuật bảo quản Ban tài chính kế toán Ban tổ chức cán bộ Thanh tra Văn phòng Các chi cục dự trữ: gồm có 19 chi cục được tổ chức theo vùng kinh tế trên địa bàn cả nước, trực thuộc các chi cục có 118 tổng kho dự trữ, với 243 điểm kho gồm 637200tấn kho chứa lương thực và 50000mét vuông kho chứa vật tư các loại. Các đơn vị sự nghiệp thuộc cục: Trung tâm Khoa học công nghệ bảo quản Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ - Các doanh nghiệp nhà nước thuộc cục: Công ty vận tải dịch vụ Xí nghiệp xây dựng, vận tải và kinh doanh dịch vụ Đà Nẵng. Trong năm 2004 theo pháp lệnh Dự trữ quốc gia, nghị đínho 196/2004/NĐ-CP của chính phủ phân công quản lý ngành hàngdự trũ quốc gia cho các bộ ngành: Bộ tài chính (Cục dự trữ quốc gia) quản lý hàng dự trữ lương thực, vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn, vật tư động viên công nghiệp. Bộ công thương quản lý hàngnhiên liệu (xăng, dầu, diesel, dầu hỏa, madut) Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn quản lý muối ăn, thuốc bảo vệ thực vật, thuôc thú y, giống cây trồng. Bộ quốc phòng quản lý một số vật tư dự trữ chuyên dung cho công nghiệp quốc phòng, thiết bị chuyên dụng đặc chủng cho quốc phòng. Bộ công an quản lý một số vật tư máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng chuyên dùng cho công an. Bộ y tế quản lý một số nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc, thuốc và thiết bị y tế thiết yếu để phòng, chữa bệnh cho người. Bộ giao thông vận tải quản lý ray, dầm cầu đường sắt, nhiên liệu dung cho máy bay dân dụng. Bộ công thương quản lý vật liệu nổ công nghiệp, hạt giống bông. Ban cơ yếu chính phủ quản lý vật tư máy móc, thiêt bị, phương tiện chuyên dùng cho ngành cơ yếu. Đài tiếng nói Việt Nam quản lý hệ thống thu phát thanh đồng bộ Đài truyền hình Việt Nam quản lý hệ thông thu phát hình đồng bộ Năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngnàh dự trữ quốc gia, chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành dự trữ do đã lập được nhiều thàng tích xuất sắc. Đặc điểm về lao động, cơ sở vật chất của Cục dự trữ quốc gia. Lao động trong ngành dự trữ quốc gia là những người được tuyển chọn rất kĩ càng, đội ngũ lãnh đạo cần có trình độ, cán bộ bảo quản phải là người có kinh nghiệm, trình độ, hiểu biết về các mặt hàng dự trữ… Đến nay ngành dự trữ đã có được đội ngũ cán bộ lành nghề, được đào tạo bài bản, đội ngũ lãnh đạo có trình độ, đúng đắn trong các quyết định. Lao động trong ngành dự trữ được tuyển chọn rất kĩ về trình độ cũng như về trình độ chính trị. Điều kiện tuyển dụng của cục dự trữ rất chặt chẽ. Người muốn được tuyển dụng cần có những điều kiện sau: Người muốn được tuyển dụng phải có đủ các điều kiện quy định tại điều 6 của nghị định 95/1998/NĐ-CP của chính phủ. Về lý lịch: bản sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập. Về văn bằng chứng chỉ: người đăng ký dự thi nộp đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch thi (bản sao phải có công chứng). Khi được tuyển dụngphải xuất trình bản chính để kiểm tra. Giấy chứng nhận đủ sức khẻo để công tác do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (bệnh viện cấp huyện, quận trở lên). Về tuổi đời dự tuyển: quy định chung đới với nam phải đủ từ 18 tuổi đến 40 tuổi, đối với nữ từ 18 đến 35 tuổi. Đối với người dự tuyển đã là sĩ quan trong lực lượng vũ trang (quân đội và công an nhân dân), viên chức tổng doanh nghiệp nhà nước, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thì tuổi dự tuyển vào công chức có thể cao hơn nhung tối đa cũng không quá 45 tuổi đối với nam, 40 tuổi đối với nữ. Về quốc tịch: người được tuyển dụng vào công chức phải là người chỉ mang 01 quốc tịch Việt Nam. Trường hợp những người đang công tác ở các doanh nghiệp nhà nước hoặc ở lực lượng vũ trang khi chuyển về khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau: Những viên chức đã làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng từ trước khi ban hành Nghị định số 26/Cp ngày 23/5/1993 của chính phủ hoặc những người công tác ở lực lượngvũ trang từ trước khi có Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ mà được tiếp nhận vào cơ quanthuộc khu vực hành chính sự nghiệp thì phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chuyển đến. Cơ quan sử dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và đề nghị với vụ tổ chức cán bộ (đối với Bọ, ngành trung ương) hoặc ban tổ chức chính quyền (đối với tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) làm thủ tục tiếp nhận. Sauk hi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của vụ tổ chức cán bộ, ban tổ chức chính quyền thì người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền thì người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền sau đây ra quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm vào ngach: Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh thành phố thuộc Trung ương bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương. Ngưới đứng đầu tổng cục, cục viện, trường…trực thuộc bô, giám đốc sở, ban, ngành, trường thuộc tỉnh quyết định bổ nhiệm từ ngạch chuyên viện và tương đương trở xuống. Đặc điểm cơ sở vật chất của cục dự trữ quốc gia. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dự trữ quốc gia chủ yếu là hệ thống kho tàng, các thiết bị, quy trình công nghệ bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia. Cơ sở vật chất của cục dự trữ quốc gia chủ yếu là đất đai, các thiết bị bảo quản vì vậy khi đầu tư vào cơ sở vật chất chủ cục dự trữ quôcvs gia chình là xây dựng hệ thống kho tàng để bảo quản các hàng hóa dự trữ quốc gia. Từ khi thành lập đến nay hệ thống kho tàng này phátt triển rất nhanh chóng, đến nay hệ thống kho tàng của cục dự trữ quốc gia đã phát triển trên khắp cả nước với 19 khu vực bảo quản: DTQGKV Hà Nội, DTQGKH Hà Sơn Bình, DTQGKV Tây Bắc, DTQGKV Vĩnh Phú, DTQGKV Bắc Thái, DTQKV Hà Bắc…Tuy nhiên hệ thống kho tàng còn nhiều điều cần khăc phục. Định hướng phát triển hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia. Hiên nay mạng lưới kho tang dự triữ quốc gia rất phân tán, manh mún. Do điều kiện lịch sử, đa số kho đều có tích lượng nhỏ. Hệ thống kho này chủ yếu là các kho dược xây dựng từ trướcnên thường đơn giản không đồng bộ và hiện nhiều kho đã xuống cấp nghiêm trọng. Các điểm kho p0hân bố phân tán nên vừa khó quản lý vuằ lãng phí nguồn nhân lực. Do vậy, định hướng công tác quy hoạch hhệ thống kho dự trữ quốc gia trong thời gian tới là: Về nhà kho: trên cơ sở định hướng về tổng múc dự trũ lương thực, vật tư, cân đối với quỹ kho hiện có để cố gắng từng bước không áp dụng những kho có tích lượng nhỏ và những kho bố trí không phù hợp cho hoạt động dự ttữ quốc gia. Trong điều kiện mức đàu tư cho phép, việc xây dựng mới phải bảo đảm các kho có tích lượng lớn, đủ điều kiện đẻ triển khai các công nghệ bảo quản hiện đại như thong gió, bảo quản khối hạt tự động… Về phân bố kho: việc phân bố kho dự trữquôc gia phải gắn với chiến lược an ninh quốc phòng và phân cùng bão lụt. Bảo đảm tính tạp trung nhưng thuận lợi trong quá trình tác nghiệpcủa hoạt động dự trữ quốc gia. Hệ thống các tổng kho dự trữ , mặc dù từ lâu đã nhận rõ sự bất câpạ trong mạng lưới tổng kho song do điều kiện lịch sử, sự hạn chế trong vốn đầu tư và thiếu sự quy hoạch tổng thể nên vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Hiện nay số lượng tổng kho tương đối nhiều, phạm vi quản lý của các tổng kho không thống nhất, quy mô tổng kho bé nhỏ, phân tán thành nhiều điểm kho manh múc. Đặc điểm này vừa dẫn đến tình trạng khó khăn, phức tạp trong quản lý, vừa lãng phí trong việc sử dụng lao động. Do vậy cần thiếtphải có quan điểm, định hướng về tổ chức hệ thống tổng kho, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch tổng thể hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia. Các định hướng này phải thể hiện được xu hướng tổ chức lao động khoa học, phục vụ cho việc đẩy mạnh CNH,HĐH trong công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Khi xem xét tổ chức hệ thống các tổng kho dự trữ, ngoài việc phải bảo đảm thuận tiện trong quản lý, xuất nhập, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ còn phải tính toán quy mô của các tổng kho dự trữ. ể từng bước đưa cơ khí hóa, tự động hóa vào công nghệ quản lý, bảo quản hàngdự trữ không thể thực hiện trên tổng kho quy mô nhỏ hiện nay. Đáp ứng yêu cầu này, các tổng kho dự trữ phải bảo đảm mang tính tập trung cao và có quy mô đủ lớn, có vị trí thuận tiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ỹ thuật và phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ của lực lượng dự trữ. Vì vậy, trên cơ sở định hướng về tổ chức, xu hướng triển khai công nghệ bảo quản và tính toán đầy đủ đến việc sử dụng lao động hợp lí, trong điều kiện hệ thống kho DTQG còn mang nhiều dấu ấn lịch sử như hiện nay, quy mô các tổng kho, điểm kho dự trữ cần bố trí theo hướng sau: Mỗi điểm kho dự trữ có quy mô không nhỏ hơn 3000 tấn, mỗi tổng kho dự trữ có quy mô không nhỏ hơn 5000 tấn. Do điều kiện và đặc điểm lịch sử của hệ thống kho tàng DTQG hiện nay nên việc quy định quy mô các điểm kho như trên là để có căn cưsuwr dụng hệ thống kho tàng hiện có. Đối với các điểm kho xây dựng mới phải tính toán với quy mô lớn hơn, ít nhất cũng phải đạt 10000 tấn tích lượng. Tiến tới sử dụng các tổng kho không có điểm kho lẻ, mỗi tổng kho là một quần thể các nhà kho, gắn trực tiếp các hệ thống tổng kho với hệ thống kho dự trữ. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy kế hoạch của cục dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia được hiểu là việc nhà nước đưa một bộ phận của cải vật chất xã hội vào tich trữ, thiết lập nên các quỹ tập trung của nhầ nước để sử dụng vào mục đích phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, góp phần ổn định đời sống sản xuất xã hội. Vì mục tiêu trên Nghị quyết số 270/2003/QĐ-Tg quy định về chức năng và nhiệm vụ của Cục dự trữ quốc gia như sau: Cục dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dự trũ quốc gia và trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục dự trữ quốc gia: Trình Bộ trưởng Bộ tài chính các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia. Trình Bộ trưởng Bộ tài chính chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về dự trữ quốc gia. Trình Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành: Quy định về chế độ quản lý tài chính dự trữ quốc gia Quy định về mua, bán, xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia Quy định về mức kinh tế ký thuật, quy trình, quy phạm, thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia, Trình Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sử dụng quỹ dự trữquốc gia hàng năm và trong các trường hợp đột xuất. Giúp Bộ trưởng Bộ tài chính phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của ngân sách trung ươngcho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia. Thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được các cơ quan chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lýhàn dự trữ quốc gia. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc giảtình Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các bộ, ngành được Chính phủ giao quyền quản lý hàng dự trữ quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý nhừg vi phạm về quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia được giao: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của thủ tướng chính phủ và sự chỉ đạo của bộ tài chính; tổ chức xuất bán để thực hiện đổi hàng hóa dự trữ theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sátviệc tổ chức quản lý hàng hóa được giao tại các kho hàng dự trữ quốc gia thuộc Cục dự trữ quốcc giatheo đúng quy định; xử lý cac vi phạm theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvà công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hóa hệ thống kho, trang thiết bị công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và đánh giá hiệu quả về tình hình quản lý, sủ dụng hàng dự trữ quôc gia theo quy định của nhà nước. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ tài chính. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống tổ chức của cục; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện theo các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức theo quy định của nhà nướcvà phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ tài chính. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ tài chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trửong bộ tài chính giao. Tổ chức bộ máy kế hoạch của Cục dư trữ quốc gia. Các kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia đều do ba kế hoạch tổng hợp của Cục dự trữ quốc gia lập. Ban kế hoạch Tổng hợp hiên nay có 10 tành viên: Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trưởng ban, hai phó trưởng ban là ông Xuân Quang và ông Thời, ngoài ra còn các thành viên khác như ông Tạo, ông Tuấn, bà Giang… Nhiêm vụ của ban kế haọch tổng hợp như sau: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển về dự trữ quốc gia trong từng thời ký và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia năm năm, hang năm. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt thực hiện phân bổ, giao kế hoạch hàng năm cho các đơn vị trực thuộcvà hướng dẫn, chỉ đạo triển khai kế hoạchđược phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với ban quản lý kho hàng, các Bộ , ngành được phân công quản lý hàng hóa dự trữ quốc gia đề xuất việc huy động, sủ dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng ăm và trong các trường hợp đột xuất; tổ chức hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị triển khai xuất quỹdự trữ quốc gia theo quy định của pháp luạt. Nghiên cứu hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các văn bản pháp luật về chế độ quản lý tài chính, cơ chế về mua bán nhập xuất đấu thầu hàng dự trữ quốc gia, xác định giá, khung giá mua, bán, nhập, xuất, bảo quả, bảo hiểmhàng hóa. Phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng dự toán và phương án bổ sung dự trữ quốc gia cư ngân sách trung ương; kiểm tra hồ sơ thủ tục trình cục trưởng cuc dự trữ quốc gia để trình bộ cấp phát vốn bổ sung dự trữ quốc giavà thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nướccho hoạt đôngj nhập, xuất hàng dư trữ quốc gia của các cơ quan được chính phủ, thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia. Chủ trì nghiên cứu xây dựng chương trình, dự án, kế hoach hiện đại hóa hệ thống kho, cơ sở vật chất ký thuật phục vụ công tác bảo quản trong hệ thống cục dự trữ quốc gia. Tổ chức thưc hiện, quản lý đầu tư xây dựngcơ bản và hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản ý đất đai, vật kiến trúc của các đơn vị trong cục theo quy định. Phối hợp với các cơ quancó liên quantổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá, phí đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hàng dự trũ quốc gia. Tổ chưc công tác thống kê, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý hàng dự trữ quốc giảtong toàn ngành và đánh giá hiệu quả tình hìnhquản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cục trưởng cục dự trữ quốc gia giao. Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. Trong những năm qua Cục dự trữ quốc gia đã đề gia các kế hoạch hợp lí phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và đã nhiều lần góp phần không nhỏ đưa đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn, góp phần khắc phục các hậu quả nghiêm trọng do các sự cố xẩy ra.Thời gian tới Cục dự trữ quôc gia đã lập các kế hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực. Thực trạng xây dựng kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. Trong thời gian qua Cục dự trữ quốc gia đã gia những quyết định quy định rất chặt chẽ cho công tác lập kế hoạch, gồm có: Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia. Kế hoạch dự trữ quôc gia cùng là một phần trong kế hoạch chung của nền kinh tế, nó góp phần ổn định thị trường, nằm trong ngân sách của nhà nước nên các kế hoạch của cục dự trữ quốc gia được quy định rất chặt chẽ. Kế hoạch dự trữ quốc gia. Việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia thực hiện theo quy đinh tại điều 12 pháp lệnh dự trữ quốc giavà điều 7nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh dự trữ quốc gia; một số nội dung cụ thể như sau: Kế hoạch tổng hợp nhập, xuất hàng dự trữ quộc gia hàng năm bao gồm mức dự trữ, số lượng và giá trj nhập, xuất và tồn kho cuối kỳ. Kế hoạch tăng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trịcác mặt hàng cần nhập bổ sung đưa vào dự trữ trong năm kế hoạch, chi tiết theo từng mặt hàng , quy cách, kí mã hiệu… Kế hoạch giảm hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng cần giảm do không có nhu cầu tiếp tục dự trữ hoặc do thay đổi nhu cầu về chất lượng, danh mục hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch, chi tiết theo từng danh mục hang hóa, quy cách, ký mã hiệu… - Kế hoạch luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia bao gồm danh mục, số lượng, giá trị nhữg mặt hàng cần nhập, xuấtluân phiên đổi hàng, chi tiết từng mặt hàng theo ký mã hiệu, quy cách… Trừong hợp thay đổi danh mục hay quy cáchmặt hàng nhập so với mặt hàng cần xuất luân phiên đổi hàng thì phải nêu rõ lí do. Trong quá trình triển khai thực hiện cần thay đổi mặt hàng so với kế hoạch thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trũ quốc gia phải thuyết minh rõ lí do, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để trình thủ tướng chính phủ quyết định. - Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật: Căn cứ quy hoạch hệ thống kho đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới kho chứa hàng dự trữ bảo đảm yêu cầu thiết kế, xây dựng phù hợp với công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại đối với từng loại hàng; thanh lý những kho không nằm trong quy hoạch, kho cũ, lạc hậu kỹ thuật, không bảo đảm việc bảo quản  hàng dự trữ quốc gia. - Căn cứ nhiệm vụ được giao, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm rà soát danh mục mặt hàng, tổng mức dự trữ quốc gia, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 10/7 hàng năm để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định. . Lập, phân bổ và giao dự toán về dự trữ quốc gia - Cùng với việc lập kế hoạch dự trữ quốc gia, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia hàng năm bao gồm dự toán thu từ bán hàng dự trữ quốc gia, dự toán chi tăng dự trữ quốc gia và dự toán chi hoạt động dự trữ quốc gia, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Bộ, ngành mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách cho dự trữ quốc gia trình cơ quan nhà nước có thẩm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11583.doc
Tài liệu liên quan