Lời nói đầu
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có mối lien hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định, vừa là yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia, một tỉnh lên một trình độ mới
Trong từng giai đoạn 5-10 năm để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch 5 năm của quốc gia, cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần được xem xét một cách
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế & giải pháp thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu KT của Vĩnh Phúc thời kỳ 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng quát để rút ra các ưu nhược điêm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh hơn.
Vĩnh phúc được thành lập năm 1950 do sự sát nhập của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sát nhập với Phú Thọ để trở thành Vĩnh Phú. Từ T1/1997 Vĩnh phúc lại được tái lập. Sau 10 năm kể từ ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, là một trong 15 tỉnh tự cân đối được ngân sách và có đóng góp vào ngân sách nhà nước, nằm trong vành đai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có được những thành quả trên là do Vĩnh Phúc đã xác định đúng hướng phát triển kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nên em đã chọn đề tài: Kế hoạch chhuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc thời kỳ 2006-2010. Do hạn chế về mặt thời gian nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những đóng góp của thầy giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh
Em xin chân thành cảm ơn
Nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I.Lý luận về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành.
1.Các khái niệm.
1.1.Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành tổng thể kinh tế, các bộ phận này có mối liên hệ hữu cơ,những tác động qua lại cả về số lượng lẫn chất lượng, các quan hệ tỷ lệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào mục tiêu cụ thể.Dưới các giác độ khác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều loại:
Cơ cấu ngành-xét dưới giác dộ phân công sản xuất
Cơ cấu vùng-xét dưới giác độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ
Cơ cấu thành phần kinh tế-xét hoạt động kinh tế theo quan hệ sở hữu
Cơ cấu đối ngoại-xét trình độ mở của và hội nhập của nền kinh tế
Cơ cấu tích luỹ-xét tiềm năng để phát triển kinh tế
1.2.Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hưũ cơ và mối quan hệ cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào mục tiêu cụ thể.Như vậy cần phải hiểu cơ cấu ngành theo những nội dung sau:
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Từ đầu thế kỷ 19 nhà kinh tế học Collin Class đã chia nền kinh tế thành 3 nhóm ngành:Khai thác tài nguyên thiên nhiê (gồm nông nghiệp và khai thác khoáng sản);công nghịêp chế biến;và ngành sản xuất sản phảm vô hình.Sau này Liên Hợp Quốc căn cứ vào tính chất của hoạt động sản xuất để chuyển công nghiệp khai thác khoáng sản sang ngành công nghiệp và gọi ngành sản xuất sản phẩm vô hình là ngành dịch vụ. Như vậy nền kinh tế được chia làm 3 khu vực:Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; khu vực II là công nghiệp và xây dựng; khu vực III là ngành dịch vụ
Thứ đến, cơ cấu kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả số và lượng. Mặt lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động giữa các ngành có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp thể hiện theo các câp 1,2,3…Nói chung mối quan hệ iữa các ngành cả về số lượng lẫn chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển ủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế
1.3.Chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn biến đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hoá và hợp tác hoá. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của tỉnh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra lien tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát triển tính bền vững của tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và lợi thế tương đối của nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện hiệu quả của việc phân bố nguồn lực. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, việc lựa chọn và chuyển dịch cơ cấu hợp lý dựa trên lượi thế tương đối và khả năng cạnh tranh là cơ sở cho việc chủ động hội nhâp và hội nhập thành công
3.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc
Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp trong tổng thể nền kinh tế cả về tỷ trọng trong GDP lẫn tỷ trọng lao động
Tốc độ tăng của ngành công nghiệp là rất cao, với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung càng thúc đẩy phát triển công nghiệp. Thêm vào đó là Vĩnh Phúc có nhiều ưu đãi trong đầu tư nên ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Vĩnh Phúc, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dịch vụ cũng tăng tỷ trọng song không cao bằng công nghiệp, chủ yếu là phát triển du lịch bởi vĩnh Phúc nằm ngay sát Hà Nội nên thuận tiện trong việc thu hut khách du lịch trong những ngày nghỉ cuối tuần đến ngững địa điểm du lịch của Vĩnh Phúc như hồ Đại Lải, đầm Vạc, Tam Đảo.Vĩnh Phúc cũng nằm kề sát sân bay quốc tế Nội Bài nên viẹc thu hút khách quốc tế đến với Vĩnh Phúc cũng không khó khăn gì.
Tăng tỷ trọng những ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, dung lượng vốn lớn. Tỉnh rất chú trọng đến việc thu hút và ưu tiên những dự án đầu tư vào những ngành có công nghệ cao. Trong hiện tại cũng như tương lai Vĩnh Phúc sẽ hình thành các khu công nghệ, khu chế suất cao, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ
II.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh VĨnh Phúc
Các nguồn lực tự nhiên: Là một tỉnh ở đồng băng trung du Bắc Bộ Vĩnh phúc có đầy đủ ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du, đồi núi. Diện tích đất tự nhiên không nhiều, khoảng1370km2 nhưng có nhiều địa điểm có thể phát triển thành các danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chỉ cách thủ đô Hà Nội 50 km(khoảng hơn 1 tiếng đi xe máy hoặc gần 1 tiêng đi ôtô) là du khách có thể thưởng thức không khí trong lành và những đặc sản ở các khu du lịch nổi tiếng của Vĩnh Phúc. Bạn có thể dạo chơi trong những rừng thông xanh mát với không khí mát lành, hơi se lạnh ở khu du lịch Tam Đảo, ăn hoặc mua về làm quà món ăn nổi tiến ở đây là ngọn susu. Bạn cũng có thể thư giãn với tró chơi gôn ở khu du lịch Đầm Vạc, những đôi lứa yêu nhau thì lại hay chọn Đại Lải làm điểm đến trong những ngày nghỉ cuối tuần bởi vẻ đẹp thơ mộng với núi và hồ thật lãng mạn. Đây là điều kiện rất thuạn lợi để Vĩnh Phúc phát triển ngành du lịch nói riêng, ngành dịch vụ nói chung
Vĩnh Phúc nằm gần các khu công nghiệp lớn của Hà Nôi như KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long nên ít nhiều có sự giao lưu, ảnh hưởng, điều này giúp ngành cong nghiệp và dịch vụ của Vĩnh Phúc phát triển
Đát đai màu mỡ cũng giúp Vĩnh Phúc có thể phát triển cả nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã tập trung phát triển theo hướng trồng những cây phù hợp với đặc điểm của vùng và có hiệu quả kinh tế cao như: Phát triển vùng trồng hoa ở Mê Linh, trồng rau ở Tam đảo, Mê Linh, Vĩnh Tường
Nguồn lực con người:Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc có trình độ khá cao, bởi trước đây Vĩnh Phúc cũng là một vùng đất khoa bảng với những con người lao động cần cù chăm chỉ, có tinh thần kỷ luật và trách nhiệm lao động cao. Bên cạnh nguồn nhân lực hiện có của địa phương Vĩnh Phúc còn được bổ sung một lượng lớn lao động có trình độ cũng như tay nghề cao từ các tỉnh khác do họ đến làm việc trong các công ty các KCN đóng trên địa bàn tỉnh . Tuy nhiên nguồn nhân lực này đôi khi lại gây trở ngại đối với quá trình phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đó là những tệ nạn xã hội gây ra tại các khu dân cư tập trung tại các khu công nghiệp
Cơ chế chính sách của tỉnh, của Nhà nước:Nhà nước đã quy hoạch Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh vành đai của Hà Nội, trong tương lai có thể sát nhập vào Hà Nội, là vùng kinh tế trọng diểm ở phía Băc nên Vĩnh Phúc được chính phủ rất ưu đãi trong việc phát triển: gới thiệu các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đường giao thông để giúp tỉnh thu hút được các nhà đầu tư. Ban lãnh đạo tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách giúp phát triển công nghiệp của tỉnh như chính sách thu hút đầu tư,thành lập các ban giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện cho các dự án có thể nhanh chóng đi vào hoạt động, cải cách các thủ tục hành chính để tránh rườm rà, giảm bớt thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Thành lập các ban hỗ trợ thông tin để trợ giúp doanh nghiêp.
Chương 2: Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2006-2010
I. Thành tựu của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2005
Sau khi tái lập tỉnh,Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997 là: Khu vực I: 46,35%, khu vực II: 39%, khu vực III: 20,7%. Chỉ sau 8 năm, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2005, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực ( công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp). Năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, giá tri sản xuât công nghiệp, xây dựng tăng 20,4%, nông lâm thuỷ sản tăng 5,3%, dịch vụ tăng10,4%
Năm 2005 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp, xây dựng 52,2%
Nông, lâm, thuỷ sản21,2%
Dịch vụ 26,6%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28%, giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động.
Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo, làm đòn bẩy kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển của ngành công nghiệp.Thành tựu trong các ngành cụ thể như sau:
Về công nghiệp: Trong cơ cấu giá trị GDP của tỉnh , giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng từ 39% năm 1997 lên 52,2 % năm 2005, bình quân trong giai đoạn 2000-2005 tăng 23,1%/năm trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 63,5%/năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%. Nếu tính theo con số tuyệt đối thì riêng về giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm từ 2000-2005 ta có số liệu sau: 2000:5411tỷ đồng; 2001: 6222 tỷ đồng; 2002: 7829 tỷ đồng; 2003: 10259 tỷ đồng; 2004: 12696 tỷ đồng; 2005: 15614 tỷ đồng.
Bước đầu trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như : cơ khí, lắp ráp ôtô, xe máy,các sản phẩm hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dệt may da giày…Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như ôtô, xe máy, gạch ốp lát, đồ gỗ nội thất, săm lốp, quần áo may sẵn…đều tăng cao và vượt xa so với mục tiêu đề ra. Cơ cấu sản xuất hàng hoá chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng có chất lượng cao
Về nông nghiệp:Nhờ xác định đúng các chính sách phát triển nông nghiệp, triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực đất đai, vốn, kỹ thuật- công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và tổ chức sản xuất mà Vĩnh Phúc đã làm được những điều không thể tưởng chừng như không thể, đó là: Biến khó thành dễ, biến yếu thành mạnh. Sủ dụng đất là một ví dụ điển hình. Trong quá trình phân loại, những vùng đất có khả năng canh tác được nhiều mùa vụ được xếp hạng cao, do đó thường rơi vào những vùng, những khoảng đất ba vụ, nghĩa là trồng được cả lúa lẫn màu , điều kiện tưới tiêu thuận lợi.Nhưng nhờ tinh thần sáng tạo, sau một thời gian mày mò tìm kiếm người dân đã chủ động trồng lúa một vụ không ăn chắc sang kết hợp nuôi thả cá đông trên vùng đất trũng vốn trước đây được xếp vào loại đất xấu nay lại có giá tri kinh tế cao, thu hoạch cá mỗi năm đem lại giá tri kinh tế cao hơn ca hai vụ lúa và một vụ màu cộng lại
Nghị quyết 10 của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc chủ trương chuyển 4 ngàn ha đất trồng cây lương thực sang trông dâu tằm, rau, hoa, qủa và nuôi trồng thuỷ sản nhưng an ninh lương thực trong tỉnh vẫn được đảm bảo. Điều đó thể hiện ở chỗ, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 43,6 tạ năm 2000 lên gần 53 tạ năm 2005. Trong bối cảnh diện tích canh tác, số lao động trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, bình quân khoảng 6,7%/năm, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi…Để có một nền sản xuất nông nghiệp thực sự có cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất trong ngành tăng 6,7% (kế hoạch đặt ra là 4,5-5%), trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,5%/năm, thuỷ sản tăng 19,5%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 31,2% năm2000 xuống còn 21.2% năm 2005. Cơ cấu giá trị trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 71,3% xuống còn 60,9%, chăn nuôi tăbg từ 25,2% lên 35,3%( mục tiêu đề ra là 30%), thuỷ sản tăng từ 2,6% lên 5,2%
Về dịch vụ: Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11,8%/năm(mục tiêu đề ra là 9%). Kinh doanh thương mại khá sôi động, đảm bảo lưu thông hàng háo trong và ngoài tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 1,5 lần. Hoạt đông xuất nhập khẩu tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 180 triệu USD( mục tiêu đè ra là 40-45 triệu USD)
Vận chuyển hàng hoá và vận tải hành khách tăng mạnh. Bưu chính viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở vật chất phát triển nhanh, toàn tỉnh có 95092 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 8,5 máy/100 dân. Khai thác dịch vụ Internet bước đầu phát triển. Ngành du lịch có bước phát triển quan trọng từng bước phấn đấu trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều khu du lịch tập trung có chất lượng cao như Đại Lải, Tam Đảo, Đàm Vạc. Doanh thu du lịch tăng bình quân 12-15%/năm. Lượng khách quốc tế bình quân 17500 lượt /năm, khách du lịch nội địa tăng bình quân 14-16%/năm. Hoạt động du lịch còn thu hút nhiều lao động vào làm việc
Về lao động trong các ngành kinh tế:Năm năm gần đây, lao động trong các ngành kinh tế tăng 43140 người, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng 7,8 lần. Còn cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có nhiều chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh ở khu vực công nghiệp dịch vụ, giảm ở khu vực nông nghiệp. Tuy vậy người ta cũng thấy rằng lao đông trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,93 nhưng chỉ tạo ra 17,31%GDP, điều đó cho thấy năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật của người lao đông chưa cao. Vĩnh Phúc là một tỉnh có tiềm năng về nguồn lao động có trình độ cao, hầu hết người dân có trình độ từ tiểu học ttrở lên, chất lượng nguồn lao động ngày một tăng lên do lượng học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh tăng trên 20%/năm. Mặc dù vậy, thực tế cũng cho thấy tỷ lệ lao động không qua đào tạo ở các ngành kinh tế còn cao: khu vực I là 95,4%, khu vực II 61,76% và khu vực III là 51,65%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chưa cao và đặc biệt còn thiếu các lao động có tay nghề kỹ thuật.
II. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006-2010
1.Định hướng phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2010:
Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, tạo việc làm cho người lao động nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư cho khu vực nông thôn miền núi
Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, đa dạmg hoá các loại hình sản xuất kinh doanh; Phát huy tốt nội lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn và công nghệ từ nước ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và quốc tế
Phát triển và nâng câo chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng những ứng dụng khoa học và công nghệ mới
2.Mục tiêu tổng quát:
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Vĩnh Phúc. Phát triển nguồn lực con người, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, nâng cao một bước về trình độ công nghệ. Chủ động và chuẩn bị tốt những điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới trên con đường công nghiệp hoá rút ngắn theo hướng hiện đại hoá. Tận dụng các thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khai thác có hiệu qquả kinh tế đối ngoại , đảm bảo tự chủ về kinh tế tài chính, ngân sách. Phát triển kinh tế xã hội gắn liền với phát triển kinh tế; Tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghéo tạo thêm nhiều việc làm mới, hạn chế tệ nạn xã hội . Phát triển từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra, kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống nạn quan liêu, tham nhũng. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
3.Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2006-2010:
Nhịp độ tăng GDP theo giá so sánh năm 1994 bình quân hàng năm đạt 14-14,5%/năm
Nhịp độ tăng bình quân hàng năm:
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng là 18,5-20%/năm
Giá trị sản xuất nông laam thuỷ sản là 5-5,5%/năm
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 13-14%/năm
Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đến năm 2010 chuyển dịch theo hướng: Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng- dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản với mục tiêu phấn đấu về cơ cấu như sau: Công nghiệp 58,4%, dịch vụ 27,4%, nông lâm thuỷ sản 14,2%
Số lao đông được giải quyết việc làm khoảng 24-25 ngàn người/năm
Cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc đến năm 2010 chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng làm việc trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ (45%) và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm, thuỷ sản (55%)
Tỷ lệ lao đọng qua đào tạo của tỉnh đến 2010 đạt 40-45%
Mục tiêu phát triển các ngành cụ thể như sau:
Ngành công nghiệp: Trong chiến lược phát triển Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư phát triển các khu công nghiệp để đến năm 2010 trên địa bàn có khoảng 4500 đến 5000 ha đất công nghiệp với kết cấu hạ tầng công nghệ cao đồng bộ. Tỉnh định hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao như cơ khí chế tạo, công nghiệp dệt may, chế biến đồ uống, thực phẩm, điện tử và đặc biệt chú ý đến thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2015 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 trở thành một thành phố công nghiệp
Về nông nghiệp: Vĩnh Phúc xác định phương hướng cơ bản trong phát triển nông nghiệp là công nghiệp hoá tập trung hoá và chuyên môn hoá với phương châm năm tăng (tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng sản lượng lương thực hàng hoá, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, tăng thu nhập cho hộ nông dân) và năm giảm( giảm trồng cây lương thực những nơi đất xấu năng suât thấp, giảm đất trống đồi núi trọc, giảm thấp nhất ô nhiễm môi trường, giảm những thiệt hại do thiên tai, giảm hộ nông dân nghèo)
Về dịch vụ: Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các trục giao thông chính cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ đi qua, lại tiếp giáp với thủ đô Hà Nôi – trung tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nước. Vĩnh Phúc dễ dàng giao thương với các trung tâm văn hoá thương mại lớn của thủ đô Hà Nội, cân tận dụng điều này để phát triển các ngành dịch vụ. Trong những năm tới, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục định hướng phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của quốc tế. Phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 phải được coi là khâu đột phá quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng cường hội nhập quốc tế
III. Đánh giá thực hiện đến thời điểm hiện tại.
1. Đánh giá thực hiện năm 2006.
Tổng quan tình hình kinh tế năm 2006 như sau:
Tổng giá trị tăng thêm (GDP) giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh năm 2006 đạt 7277.3 tỷ đồng, tăng 16.98% so với năm 2005, trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 2.51%, công nghiệp xây dựng tăng 21,42%, dịch vụ 20,4%. Cơ cấu kinh tế năm 2006 của tỉnh là : khu vực I 17,31%, kkhu vực II 57,01% và khu vực III 25,68%; so với năm 2005 khu vực I giảm3,17%, khu vực II tăng 4,57% và khu vực III gỉm 1,4%. tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,03% giảm 0,02%, tỷ lệ sủ dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng, cơ cấu lao đông làm việc trong các ngành chuyển dịch theo hướng tích cực
Tình hình cụ thể các ngành như sau:
Sản xuất nông , lâm nghiệp, thuỷ sản:
Sản xuất nông nghiệp:Sơ bộ kết quả sản xuất trồng trọt cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 117,3 ngàn ha-1,45% so với năm 2005 và-0,79% so với kế hoạch, nguyên nhân chính giảm diện tích là do chuyển mục đích sủ rdụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp, đất giao thông. Trong đó diện tích lúa 68,3 ngàn ha -1,81%, ngô 16,8 ngàn ha +2,02%, cây rau đậu 8,9 ngàn ha +5.36%, cây công nghiệp hàng năm 9,7 ngàn ha -24,58%. Diện tích một số cây trồng có hiệu qủa cao tiếp tục tăng nhanh như hoa cây cảnh, cây làm thuốc, cây thức ăn gia súc. Năng suất lúa cả năm đạt 46,82 tạ/ha -8,2% so với kế hoạch và -7,34% so với năm 2005, năng suất một số cây trồng khác: ngô 37,22 tạ/ha -1,35% , đậu tương 14,82tạ/ha -5,48%, lạc 15,68 tạ/ha +3,7% so với năm 2005...Năng suất lúa cả năm giảm do giũa vụ mà một số địa phương bị ngập úng trên diện rộng, một số diện tích bị mất trắng.
Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 382,4 ngàn tấn, bằng 93,42 % kế hoạch, và -7,47% so với năm 2005, trong đó thóc 319,8 ngàn tấn -9,02%, ngô 62,6 ngàn tấn +1,4%, rau xanh 144,9 ngàn tấn -3,42% so với năm 2005
Kết quả trông trọt cây lâu năm: toàn tỉnh hiện có 10,1 vngàn ha cây lâu năm +0,91% so với năm trước trong đó cây ăn quả 9189,6 ha chiếm 90,96%. Năng suất cây lâu năm nhìn chung tăng riêng vải giảm do thời tiết không thuận. Sản lượng cây lâu năm tăng khá nhưng giá bán sản phẩm thấp, thị trường hẹp trong khi giá phân bón tăng cao nên giá trị đạt được trên 1 ha thấp
Kết quả chăn nuôi: Do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng và nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm nên đàn gia súc gia cầm của tỉnh phát triển chậm. Bên cạnh đó thức ăn gia súc, con giống cao nên người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất còn cầm chừng. Đàn trâu 27879 con -11.89%, đàn bò 177143 con +18,4%, đàn lợn không tính lợn sữa 555 ngàn con +4,46%, đàn gia cầm 5,8triêu con +11% so với năm 2005. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: trâu979,2 tấn+23,75%, bò 2836 tấn +18,41%, lợn 59,8 ngàn tấn +13,14%, gia cầm 16,9 ngàn tấn +31,47% … So với cùng kỳ năm ngoái. Đàn bò lai sind 104360 con chiếm 58,9% tổng đàn +30,27%, bò sữa 760 con -23,54% so với cùng kỳ. Công tác phòng chữa bệnh cho đàn gia súc được tiến hành thường xuyên, các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm được xử lyd kịp thời kiên quyết
Sản xuất lâm nghiệp: Năm 2006 các đơn vị lâm nghiệp thực hiện trồng rừng đạt kết quả khá so với năm 2005 song vẫn chưa đạt được kế hoạch đề ra. Diện tích trồng đạt 838,2 ha đạt 93,5% kế hoạch, trong đó rừng trồng dự án 661 đạt 658,2 ha đạt 91,9% kế hoạch. Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được tiến hành thường xuyên, diện tích rừng trồng được chăm sóc 1989,4 ha. Công tác quản lý khai thác lâm sản được tăng cường, không xẩy ra việc khai thác rừng trái phép trên địa bàn, cả năm dự kiến khai thác 25,9 ngàn m3 gỗ -4,09%. Công tác phòng chống cháy rừng được cảnh báo, kiểm tra giám sát thường xuyên, trong năm chỉ có một vụ cháy rừng nhỏ gây thiệt hại không đáng kể
Sản xuất thuỷ sản:Năm 2006 sản xuất thuỷ sản trên địa bàn tỉnh vẫn giữ được ổn định và phát triển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt5994,7 ha đạt 105,2% kế hoạch và +7,32% so với năm 2005, trong đó diện tích sản xuất giống đạt 99,8ha -8,9%. Dự án cải tạo ruộng trũng chuyển sang nuôi một vụ cá xho kết quả khá, các địa phương đang tích cực thực hiện. Trong tháng 8/2006 mưa to gây ngập úng ảnh hưởng đấn năng suất, sản lượng thuỷ sản. Sản lượng thuỷ sản đạt 9422,3 tấn đạt 104,7% kế hoạch và+10,68% so với năm ngoái. Các mô hình nuôi trồng giống thuỷ sản có giá tri cao được nhân rộng và đi vào sản xuất như cá chim trắng, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá tra, cá lóc bông…Sản xuất giống thuỷ sản đạy kết quả khá với 1767,5 triẹu con giống các loại +13,26%. Chi cục thuỷ sản tỉnh tiếp tục triển khai nuôi trồng thủ nghiệm các loại gióng cho hiệu quả kinh tế cao
1.2. Sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng
Sản xuất công nghiệp:Sản xuất công nghiẹp phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994( không tính công nghiệp do ANQP, điện lực quản lý và một số chi nhánh doanh nghiệp) đạt 19558 tỷ đồng +26,15% so với 2005 và vượt 1,34% kế hoạch năm; trong đó kinh tế nhà nước thực hiẹn 748,2 tỷ +21,03%, ngoài nhà nước 2833,2 tỷ +13,09% và khu vực FDI 15976,5 tỷ +29,05%. Theo ngành công nghiệp cấp I thì : công nghiệp khai thác mỏ đạt 23,7 tỷ -27,59%, công nghiệp chế biến 19524,2 tỷ +26,26% và công nghiệp khai thác phân phối điện nước 10,1 tỷ +39,4%. Sản xuất công nghiệp tăng do có thêm nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động, hầu hết sản xuất công nghiệp tăng cao trong những tháng cuối năm; Sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu đạt khá, điển hình là công ty Honda Việt Nam và công ty Toyota Việt Nam tăng sản lượng xe máy ôtô. Nhìn chung các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp trong nước đều tăng so với năm trước. Khu vực FDI các sản phẩm có giá trị lớn đều tăng so với năm 2005: ôtô 15726 chiếc +19,43%, xe máy 917,8 ngàn chiếc +31,44%, xăm lốp xe máy 6,9 tiệu chiếc +21,69%
Đầu tư xây dựng:Năm 2006 thực hiẹn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn đầu tư của nhà nước do địa phương quản lý đạt 837,4 tỷ đồng -11,87%, trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách trung ương thực hiện 30,3 tỷ -11,33%, vốn ngân sách địa phương 760,1 tỷ đồng -4,99%. Nhìn chung các dự án, công trình trọng điểm đều có tiến độ thi công còn chậm, công tác giải ngân từ nguồn vốn ngân sách còn chậm, dàn trải thiếu tập trung. Năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã khởi công một số dự án; Môt số dự án ttrọng điểm vẫn tiếp được đẩy mạnh thi công như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ II, các dự án đê điều…Các dự án đầu tư xây dựng trường học đã hoàn thành và đua vào sủ dụng phục vụ kịp thời cho năm học mới. Phong trào giao thông nông thôn phát triển mạnh ở khắp các địa phương trong tỉnh với số vốn lên đến hàng tỷ đồng, trong đó dân góp một phầnn không nhỏ
Trong năm 2006 giá tri sản xuất ngành xây dựng địa phương quản lý đạt 1275,5 tỷ đồng +7,97% so với năm 2005
1.3 Các ngành dịch vụ chủ yếu
Vận tải: Năm 2006 hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định và phát triển. Mặc dù giá xăng dầu tăng nhưng các chủ phương tiện chủ động khai thác tốt nguồn hàng tuyến đường tốt nên sản lượng và doanh thu vận tải vẫn tiếp tục tăng. Vận tải hàng hoá đạt 8,3 triệu tấn, so với năm 2005 +3,84%. Vận tải hành khách đạt 5,1 triệu lượt hành khách, so với năm 2005 +32,29%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các tuyến xe buýt các hãng taxi hoạt động ổn định góp phần tăng sản lượng hành khách. Tổng doanh thu vận tải đạt 444,3 tỷ đồng +28,97% so với năm 2005 trong đó doanh thu vận tải đường bộ đạt 384,7 tỷ đồng +31,48% , đường sông 59,6 tỷ +14,84%
Thương mại, giá cả: năm 2006 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 4696,1 tỷ đồng +29,29% so với 2005 . Lượng khách đến địa bàn du lịch nghỉ mát tăng nên doanh thu ngành khách sạn nhà hàng, dịch vụ tăng khá so với năm trước: khách san nhà hàng +47,83%, dịch vụ +38,85%
Năm 2006 tổng giá trị xuất khẩu trên lãnh thổ đạt 257,9 triệu USD +29,67% so với 2005. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè 9,8 ngàn tấn (+15,2%), hàng dệt may 87,5 triệu USD (127,51%), giày dép 18,4 triệu USD (+6,94%), xe máy 152,5 ngàn chiếc trị giá 36,8 triệu USD, phụ tùng ôtô trên 20,2 triệu USD…Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu linh kiện ôtô xe máy và máy móc thiết bị của khu vực FDI.
Tài chính tín dụng: kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá, ổn định nên công tác thu chi ngân sách địa phương đạt kết quả cao. Năm 2006 các chi nhánh ngân hàng được thành lập mơi đi vào hoạt động như chi nhánh VIB bank, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Phúc Yên, Quang Minh, Bình Xuyên … góp phần đẩy mạnh hoạt động ngành tín dụng ngân hàng trên địa bàn. Tính đến hết 31/11/2006 toàn ngành ngân hàng đã huy động vốn đạt 3987,7 tỷ đồng + 34,1% so với đàu năm. Cùng với huy động vốn toàn ngành ngân hàng đẩy mạnh cho vay, số dư nợ đến hết 31/11/2006 đạt 5438,1 tỷ đồng.
2. Đánh giá tình hình kinh tế của Vĩnh Phúc 9 tháng năm 2007
Chín tháng đầu năm 2007 tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ổn định và duy trì sự phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân tuy bị mất mùa, chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng, tai xanh và nguy cơ tái phát của dịch cúm gia cầm, song do có sự phòng chống tích cực và chủ động khắc phục của bà con nông dân nên sản xuất vẫn giữ được mức ổn định. Sản xuất vụ mùa khả năng tăng năng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0793.doc