GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU
I.Tên đề tài:
Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội: Những đổi mới về mặt nội dung và phương pháp.
II.Lý do lựa chọn đề tài
Kế hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong việc lượng hoá những mục tiêu phát triển và ý nghĩa định hướng cho việc phát triển kinh tế trong thời kỳ trung hạn
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và phương pháp thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu nhanh chóng mà vẫn đảm bảo yếu tố khách quan và bền vững.
Đánh giá
Những thàn
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - Xã hội: Những đổi mới về mặt nội dung và phương pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tựu
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao năm sau cao hơn năm trước: GDP tăng bình quân 7,5 %
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.Tỷ trọng các ngành công nghiệp,xây dựng tăng lên đáng kể.
Phát huy tốt nguồn lực cho đầu tư phát triển nhất là nguồn lực cho dân: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, bình quân trong 5 năm so với GDP đạt 37.5%
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,các cân đối chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước đổi mới rất quan trọng : Quan hệ quốc tế được mở rộng, ký kết nhiều các hiệp định song phương, đa phương.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến: khoa học công nghệ có tiến bộ.
Văn hóa-xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, nhất là xóa đói giảm nghèo: việc gắn kết giữa phát triển với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực,chỉ số phát triển con người được nâng lên.
Chính trị xã hội ổn định,quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ chính trị đối ngoại được mở rộng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững hơn.
Bên cạnh những thành tựu trên còn có những yếu kém:
Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng của đất nước và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa;chất lượng phát triển còn thấp,năng lực canh tranh của nền kinh tế còn yếu kém.
Cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm và chưa đồng đều,chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng ngành,từng vùng từng sản phẩm.Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể,dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế
Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc
Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế
Cơ chế chính sách về văn hóa,xã hội chậm được đổi mới và cụ thể hóa,nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết.
Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém
a.Nguyên nhân thành tựu
Kiên trì thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xhcn
Sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng, toàn dân, toàn quân,sự thể chế hóa và giám sát của Quốc hội,sự chỉ đạo điều hành kiên quyết và tập trung của chính phủ vào những lĩnh vực then chốt.
kết quả đầu tư của nhiều năm qua cùng với sự huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước.
b.Nguyên nhân yếu kém
Tư duy kinh tế chậm đổi mới
xuất phát điểm của nền kinh tế thấp
Tổ chức bộ máy,công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Chỉ đạo và thực hiện vẫn là nốt khâu yếu nhất
2. Phương pháp:
Phải phát triển nhanh và bền vững:phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhất là nội lực,
Hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ:
Hội nhập kinh tế là yêu cầu khách quan;phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong nước.
Phát triển kinh tế thị trường đồng thời với chăm lo ngày càng tốt hơn phúc lợi xã hội.
Công tác tổ chức thực hiện và tuyển chọn bố trí đúng cán bộ.
III. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu kế hoạch 5 năm 2006-2010
IV. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tổng hợp các số liệu
Phân thích các số liệu
V. Nguồn thông tin,tài liệu.
Kế hoạch 5 năm
Văn kiện Đại hội 10
Thành tựu và hạn chế trong 20 năm đổi mới.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm chung
Mỗi nước có một hệ thống kế hoạch khác nhau.Ví dụ như,ở Pháp hình thức duy nhất của kế hoạch là kế hoạch 5 năm,nước Đức thường xây dựng hệ thống kế hoạch trung hạn (5 năm) và ngắn hạn ( 1 năm).,ở Malaysia lại có 4 mức kế hoạch: kế hoạch viễn cảnh (15, 20 năm), kế hoạch trung hạn 5 năm,kế hoạch trung hạn 3 năm và kế hoạch năm.
Ở Việt Nam, kế hoạch 5 năm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng Cọng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng kế hoạch 5 nẳm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa phát triển”. thời hạn 5 năm là thời hạn thường trùng lặp với nhiệm kì làm việc của cơ quan Chính phủ, là thời hạn mà theo đó lợi tức đầu tư bắt đầu có sau một năm hoặc một vài năm. những kế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn những kế hoạch có thời gian dài hơn.
Khái niệm: kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch năm năm là công cụ định hướng dựa trên cơ sở cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển.Kế hoạch phát triển được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, biện pháp, và các giả pháp chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra trong khoảng thời gian nhất định là 5 năm.
Các nội dung và bộ phận của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội.
Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước.Nó xác định mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển khu vực kinh tế Nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh té tư nhân.Nội dung chủ yếu của việc lập kế hoạch 5 năm bao gồm:
Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn 5 năm như: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế,huy đọng tiết kiệm, ccs chỉ tiêu phúc lợi xã hội.
Xác định các chương trình và lĩnh vực phát triển. Các vấn đề được đưa vào chương trình và lĩnh vực để được đưa vào chương trình và lĩnh vực phát triển kinh tế có sự lựa chọn, nó thực sự phải có vấn đề nổi cộm, trọng yếu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.Các chương trình phát triển chính là cơ sở dể hoàn thành các mục tiêu phát triển của kì kế hoạch 5 năm.
Phần giải pháp lớn của kế hoạch 5 nắm sẽ bao gồm 2 nội dung cơ bản: thứ nhất là xá định các cân đối vĩ mô chủ yếu:cân đối vốn đầu tư,cân đối xuất nhập khẩu cán cân thanh toán quốc tế, cân đối sức mua toàn xã hội, xác định khả năng thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài nước,đòng thời xá định những quan hệ lớn về phân bổ đầu tư giữa các vùng kinh tế,giữa công nghiệp nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xác định cung cầu một số vật tư chủ yếu.Thứ hai là xây dựng hoàn thiện những vấn đề cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế,về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện.
Các bộ phận của kế hoạch
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kế hoạch vốn đầu tư
Kế hoạch lao động việc làm
Kế hoạch tài chính ngân sách
Kế hoạch về các vấn đề xã hội
2. Vai trò - ý nghĩa của kế hoạch 5 năm
- Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khoảng thời gian thực hiện 5 năm. Nó là sự định lượng dần của chiến lược, là nhịp cầu nối giữa chiến lược và qua trình biến chiến lược thành hiện thực.
- Kế hoạch 5 năm là công cụ định hướng về chính sách. Nó đề ra phương hướng, các giải pháp, biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra cho thời gian 5 năm.
- Kế hoạch 5 năm là bộ phận trọng tâm, quan trọng nhất trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội.
+ vì kế hoạch 5 năm có khỏng thời gian không quá dài, nhưng đủ lớn để có thể có đủ thời gian cho các giải pháp, chính sách tác động đến kinh tế vĩ mô và phát huy hiệu quả.
+ 5 năm cũng là khoảng thời gian để các công trình đầu tư lớn và nhỏ đưa vào sử dụng và mang lại lợi ích, các khoản đầu tư bắt đầu phát huy và mang lại lợi nhuận sau một năm hoặc vài năm.
+ 5 năm cũng là khỏng thời gian trùng với nhiệm kì chính trị, qua đó có thể đánh giá được các thành tích, các kết quả, các hậu quà các hạn chế của cán bộ lãnh đạo
3.Phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm áp dụng ở Việt nam và các nước đang phát triển là xây dựng kế hoạch 5 năm theo giai đoạn cố định,ví dụ như kế hoạch 5 năm 1996-2000; kết hợp 5 năm 2001- 2005 … các chỉ tiêu kế hoạch được tính cho cả thời kì 5 năm, bình quân năm hoặc con số năm cuối. Đây là phương pháp truyền thống dễ xây dựng, dễ quản lý dễ đánh giá
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010
I.CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010
1. Các mục tiêu phát triển KT-XH
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn đinh chính trị và trật tự xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
1.2. Nhiệm vụ chủ yếu:
Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Hai là, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
Ba là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Bốn là, phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
Năm là, tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.
Sáu là, thực hiện tiến bọ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; đầy lùi các tệ nạn xã hội.
Bảy là, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, lãng phí.
Tám là, tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu.
Các chỉ tiêu phát triển được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển nhằm đẩy nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắc phục nguy cơ tụt hậu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nước có thu nhập thấp, từng bước thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ. Các chỉ tiêu chủ yếu được xác lập trên cơ sở đảm bảo sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững theo 3 trục: kinh tế-xã hội-môi trường.
Về kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu trên 8%.
Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.690-1.760 nghìn tỉ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 94-98 tỷ USD và GDP bình quân đầu người khoảng 1.050-1.100 USD.
Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3-3,2%
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5-10,2%
Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 21-22% GDP/
Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến: Nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 43-44%; các ngành dịch vụ khoảng 40-41%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm; đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770-780USD/người, gấp đôi năm 2005.
Tổng đầu tư toàn xã hội trong 5 năm khoảng 2.200 tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD, chiếm 40% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm 65% và vốn nướ ngoài chiếm 35%.
Đến năm 2010, mật độ điện thoài đạt trên 35 máy/100 dân; mật độ internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân; tỷ lệ số người sử dụng internet đạt 48%.
Về xã hội
Đến năm 2010, 100% dân số tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cấp giáo dục trung học cơ sở; giáo dục đại học và cao đảng đạt 200 sinh viên/10.000 dân.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2010 đạt 40% tổng lao động xã hội;
Quy mô dân số năm 2010 dưới 89 triệu người, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%.
5 năm tạo việc làm, giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao động, bình quân mỗi năm trên 1,6 triệu lao động, trong đó 50% là lao động nữ.
5 năm dạy nghề cho 7,5 triệu lao động, trong đó 25-30% dài hạn.
Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5% năm 2010.
Năm 2010, lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 72 tuổi năm 2010.
Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16/1.000 trẻ đẻ sống và dưới 5 tuổi 25/1.000 trẻ đẻ sống; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống 20% năm 2010.
Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan thai sản xuống 60/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ bác sỹ 7/10.000 dân, tỷ lệ dược sỹ đại học 1-1,2/10.000 dân; tỷ lệ giường bệnh 26 giường/10.000 dân năm 2010.
Đến năm 2010, 70% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, 9-% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ, chăm sóc.
Kiềm chế mức tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS không quá 0.3% dân số năm 2010.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10-11% vào năm 2010.
Đảm bảo diện tích ngà ở đến 2010 đạt bình quân 14-15m2 sàn/người.
Về môi trường:
Năm 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên mức 42-43%.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải, 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đến năm 2010, có 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thâỉ, thu gom và xử lý 90% chất thải rắn thông thường, 80% chất thài nguy hại và 100% chất thải y tế.
Phần đấu đạt 95% dân cư thành thị và 75% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch vào năm 2010.
2.Dự báo các cân đối lớn của nền kinh tế
2.1.Dự báo quan hệ tích lũy và tiêu dùng.
Trong 5 năm 2006-2010 theo mục tiêu tăng trưởng, tổng GDP được tạo ra khoảng 6.530-6.680 nghìn tỷ đồng (tính theo giá hiện hành)
Tổng quỹ tiêu dùng 5 năm đạt 4.440-4.490 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 67,5-68%GDP. Tỷ lệ tiêu dùn trên GDP có xu hướng giảm nhanh hơn so với thời kỳ 2001-2005, từ 69,8% năm 2995 xuống khoảng 67,7-66-5% năm 2010. Điều này là xần thiết để tăng tích lũy cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế nên quỹ tiêu dùng trong 5 năm tăng 13-13,5%; nếuloại trừ yếu tố giá thì tăng khaongr 6-7% năm, đảm bảo cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển nhanh thị trường nội địa và dịch vụ.
Tổng quỹ tích lũy trong 5 năm đạt 2.530-2.610 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 38,5-49% GDP. Tỷ lệ tích lũy trên GDP có xu hướng tăng lên, từ 35,4% năm 2005 lên 40,5-41% năm 2010. Tỷ lệ tiết kiệm nội đía trên GDP tăng từ 30,2% năm 2005 lên 32,3-33,5% năm 2010. Khả năng huy động tiết kiệm nội địa vào đàu tư đạt khaongr 85%; tức là tỏng đầu tư từ nguồn nội địa đạt khoảng 26,6-27% GDP.
2.2.Dự báo cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Để thực hiện mục tiêu trên và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5-8%, tỷ lệ đầu tư GDP trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 đạt 40% (5 năm 2001-1005, đạt 37,5%). Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 theo giá nămg 2005 đạt khoảng 2,2000 nghìn tỷ đồng tương đương gần 140 tỷ USD (theo giá hiện hành 160 tỷ USD). Tốc độ tăng tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (kể cả yếu tố trượt giá) dự kiến 17,2%/năm, đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế đề ra. Tỏng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, dự kiến nguồn vốn trong nước chiếm khaongr 65%, nguồn vốn nước ngoài chiếm khaongr 35%.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàng xã hội theo giá năm 2005, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước dự kiến đạt khaongr 445,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng nguồn vốn đầu tư toàng xã hội; đầu tư từ nguồn vốn tín dụng Nhà nước dự kiến đạt khoảng 205,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,3%; đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhànước dự kiên đạt khaongr 333,2 nghìn tỷ đồng, chiếm khaongr 15,1%; đầu tư từ nguồn vốn của khu vực dân cư và tư nhân dự kiến đạt 758,9 nghiền tỷ đông, tương đương khoảng 24 tỷ USD, chiếm khoảng 17,1%; đầu tư bằng các nguồn vốn khác dự kiến đạt 83,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,8%.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong 5 năm 2006-1020 dự kiến có khả năng huy động 19 tỷ USD vốn cam kết. Nguồn vốn ODA giải ngân dự kiến tăng từ 1,7 tỷ USD năm 2005 lên 2,3 tỷ USD năm 2010; tính chung tổng nguồn vốn ODA giải ngân thực hiện trong 5 năm 2006-2010 khoảng trên 11 tỷ USD, trong đó đưa vào đầu tư khaongr 85%.
Đầu tư cho lĩnh vực kinh tế dự kiến chiếm khaongr 69,9% tổng cốn đầu tư toàng xã hội, trong đó đầu tư cho nhành nông lâm ngư nghiệp chiếm khaongr 13,5%; công nghiệp và xây dựng 44,5%; giao thông, vận tải và bưu điện11,9%. Đầu tư cho loinhx vực xã hội chiếm 28,3% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục & đào tạo chiếm 4,6%; ngành y tế-xã hội chiếm 2,7%; ngành văn hóa, thể thao chiếm 2,3%.
2.3.Dự báo cân đối ngân sách Nhà nước.
Thu ngân sách Nhà nước.
Với mục tiêu cân đối ngân sách một cách tích cực, theo hướng ổn định về mặt chính sách thu chi, giữ bội chi ở mức hợp lý, tăng dần dự trữ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phủ hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trong 5 năm 2006-2010 đạt khaongr 1.477 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với 2001-2005; mức động viên 21-22%GDP, trong đó thuế và chi phí 20-21% GDP; tốc độ tăng thu nhân sách bình quân 10,8% /năm. Tỷ trọng thu nội địa (không kể dầu thô( 59-60% tổng thu ngân sách, thu từ hoạt động xuất khẩu 17% thu từ đâu thô 22-23%.
Cơ cấu thu dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tỷ trọng cac snguồn thu nội địa tăng lên và tỷ trọng thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống.
Chi ngân sách Nhà nước.
Chi ngân ách được xây dựng trên cơ sở cân đối với nguồn thu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu vừa đảm bảo trả được nơcj của Chính phủ và kiểm soát mức nợ trong và ngoài nước trong giời hạn an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách. Quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 khoảng 1.815 nghìn tỉ đồng, bằng 27,5% so với GDP, tăng 85,2% so với giai đoạn 2001-1005.
Tốc độ tăng chi ngân sách tăng khoản 11,2%/năm, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ, trong đó, chi đầu tư băng khaongr 30% tổng chi ngân sách nhà nước.
Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng, đảm bảo tăng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên cho hạ tầng xã hội, bảo đảm nguồn tài chings trả nợ đúng hạn, thực hiện các chings sách về xã hội theo các mục tiêu đã được để ra cho 5 năm 2006-2010.
Bội chi và phương thức vù đáp bội chi ngân sách
Tỷ lệ bội chi ngân sách dự kiến bằng 5% GD. Bội chi ngân sách sẽ được vù đắp bằng 2 nguồn là vay trong nước và nước ngoài.
2.4.Dự báo cân đối cán cân thanh toán quốc tế, vay và trả nợ nước ngoài.
Căn cứ vào các dự báo về hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mai trong 5 năm tới thặng dư khaonr 0,8 tỷ USD do khối lượng nhập khẩu tăng trưởng chậm lại vì nhiều mặt hàng trước đây nhập khẩu sắp tới trong nước sẽ sản xuất được. Thâm hụt cán cân dịch vụ và thu nhập đầu tư dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ qua từng năm trong 5 năm tới. Tình chung 5 năm 2006-2010, thâm hụt cản cân dịch vụ và thu nhập đầu tư khoảng 22,8 tỷ USD.
Thặng dư cán cân chuyển tiền chính thức và tư nhân được dự kiến sẽ tăng dần qua các năm trong 5 năm 2006-2010, từ 3,4 tỷ USD năm 2005 lên 4 tỷ USD năm 2010 do chuyển tiền về nước của dân cư tăng nhanh. Tính chung, thặng dư 5 năm có thể đạt 19 tỉ USD.
Cán cân thanh toán vãng lai (gồn cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán dịch vụ và thu nhập đầu tư, cán cân chuyển tiền chính thức và tư nhân) thời kỳ 2006-2010 dự kiến thâm hụt 5 năm 2,9 tỉ USD.
Về cán cân vốn, dự kiến vốn FDI trong 5 năm 2006-2010 có khả năng sẽ được giải ngân được khoảng 13,8 tỷ USD, bình quân 2,8 tỷ USD/năm (phần đưa vào cân đối cán cân thanh toán quốc tế).
Giải ngân vốn vay nước ngoài sẽ tăng khá; dự kiến trong 5 năm tới đạt khaongr 19,9 tỷ USD. Tuy nhiên, yêu cầu trả nợ trong 5 năm tới sẽ tăng mạng so với 5 năm trước; tính chung sẽ phải thanh toán nợ khaongr 16,5 tỷ USD. DO vậy, vốn trung và dài hạn trong 5 năm tới dự kiến chỉ tăng 3,4 tỷ USD. Ngoài ra, trong 5 năm dự kiến sẽ đầu tư ra nước ngoài khoảng 0,5 tỷ USD.
Tính chung, cán cân vốn của thời kỳ 2006-2010 sẽ thặng dư 17,2 tỷ USD; bình quân 3,4 tỷ USD/năm.
Do cán cân vốn thặng dư lớn, cán cân thanh toán quốc tế tổng thể 5 năm tới sẽ thặng dư khoảng 10,8 tỷ USD, bình quân khaongr 2,2 tỷ USD/năm.
Về vay và trả nợ nước ngoài.
Dự kiến trong 5 năm 2006-1020, tổng số vay mới đạt 14,4 tỷ USD, tăng 38,6% so với 5 năm 2001-2005, trong đó vốn vay mới của Chính phủ là 8,4 tỷ USD, chiếm 58,3% vốn vay mới của khu vực doanh nghiệp đạt 6 tỷ USD, chiếm 41,7%.
Tổng trả nợ nước ngoài bao gồm trả gốc và lãi trong 5 năm tới dự kiến đạt 11 tỷ USD; trong đó, trả nợ của Chính phủ là 5,4 tỷ USD, trả nợ của doanh nghiệp là 5,6 tỷ USD.
Trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 5,1%, năm 2010 giảm xuống còn 3,8%.
Trả nợ của Chính phủ so với tổng thu nhân sách nhà nước năm 2005 là 6,4%, năm 2010 giảm xuống còn 5,4%. Nếu trừ đi số nựo phải trả từ nguồn cho vay lại thông qua QUỹ tích lũy trả nợ nước ngoài (không cân đối vào ngân sách Nhà nước) thì trả nợ của Chính phủ từ Nhân sách nhà nước chỉ chiếm khaongr 2-4% tông thu ngấn sách. Nhà nước.
Dư nợ nước ngoài của toàn nền kinh té dự kiến tăng từ 16,7 tỷ USD năm 2005 lên 24,4 tỷ USD năm 2010. Tổng dư nợ vốn vay nước ngoài so với GDP trong 5 năm tới ổn định ở mức 35,9%, tăng nhẹ so với năm 2001-2005 (5 năm 2001-2005 là 31,6%). Tỷ lệ tổng dư nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 51,5% năm 2010 giảm xuống còn 35,9%.
II. CÁC ĐỔI MỚI TRONG NỘI DUNG VÀ PHƯƠN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010.
1.Đổi mới về nội dung kế hoạch
Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ của các ngành lĩnh vực trong 5 năm tới phải được thể hiện rõ ràng, có tính khả thi, với tinh thần đổi mới về tư duy, tránh bảo thủ nóng vội, duy ý chí. Hiệu quả, chất lượng của sự phát triển sẽ là mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh, bảo đảm ổn định cân đối kinh tế vĩ mô, phát huy mạnh nhân tố con người, đầu tư nhiều hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đẩy lùitệ nạn xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái.
Những đổi mới về nội dung của kế hoạch 5 năm 2006-2010 được thực hiện bằng việc thay đổi hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch, trên cơ sở thu hẹp chỉ tiêu số lượng, mở rộng các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng và phát triển. Ngoài các chỉ tiêu kinh tế sẽ tính toán thêm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống phát triển con người, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, Các mục tiêu cần tính đến khi VN hội nhập đầy đủ vào khu vưc mậu dịch tự do và gia nhập WTO. Trong dự thảo mới bổ sung thêm nội dung gắn kết kinh tế và xã hội nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững, cải thiện chất lượng sống, giá trị dân tộc và tôn giáo, bình đẳng giới, chương trình đầu tư công...
1.1. Về kinh tế:
1.1.1) Các chỉ tiêu về kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD.
- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.
- Tỉ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%.
- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP.
1.1.2) Đổi mới:
a) Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch đồng bộ cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về đầu tư phát triển, xoá bỏ cơ chế xin - cho, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát lãng phí và nợ đọng, tăng cường quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển trên quy mô rộng.
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Tập trung phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có tiềm năng, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống. Phát triển các loại hình dịch vụ mới. Phát triển và tăng khả năng cạnh tranh những ngành dịch vụ có tiềm năng. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công - khâu đột phá để đưa tiến trình xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội lên một bước phát triển mới.
b) Chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
c) Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp. Phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đạt khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vào năm 2010.
d) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế và tôn trọng yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường trong các hoạt động kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế về phát triển các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, bất động sản, lao động, tài chính và khoa học công nghệ. Đổi mới công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy tối đa những tác động tích cực của thị trường.
e) Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội, trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn đi đôi với đề cao trách nhiệm đối với các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách. Nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong sử dụng và quản lý ngân quỹ, ngân sách nhà nước, tạo chuyển biến rõ rệt trong kiểm soát, tăng cường công tác kiểm toán nhà nước để góp phần ngăn chặn lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiền và tài sản nhà nước.
Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Huy động tốt các nguồn vốn gắn liền với đổi mới, tăng khả năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt; đổi mới phương thức thanh toán theo hướng tăng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phân tích và dự báo; tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát tình hình biến động của thị trường và giá cả, chủ động xử lý những tác động bất lợi của biến động giá cả thế giới, giá cả những vật tư và hàng tiêu dùng chủ yếu, vừa bảo đảm yêu cầu hội nhập vừa bảo đảm kiềm chế lạm phát, tạo môi trường ổn định cho sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân.
Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. Nghiên cứu và áp dụng thống nhất mức tiền lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xử lý những bất hợp lý về tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức trong bộ máy các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; thu nhập của người về hưu và các đối tượng hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.
1.2.Về xã hội:
1.2.1) Các chi tiêu :
- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%.
- Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.
- Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5%.
- Tỉ lệ hộ nghèo còn 10 - 11%.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội.
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20%.
1.2.2)Đổi mới:
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thực hiện các dự án, công trình, chương t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30474.doc