LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại. Thực tế đã chứng minh ngoại thương là con đường tốt để đưa đất nước vào con đường hội nhập với xu thế phát triển chung cùng thế giới . Nền kinh tế toàn cầu mở rộng, giao dịch quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia khi các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ng
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu INCOTERMS với việc vận dụng vào ký kết, thực hiện & giải quyết tranh chấp hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng. Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of comerce),đã xây dựng điều kiện quốc tế-Incoterms được nhiều Doanh Nghiệp của nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng vì tính rỏ ràng, dễ hiểu, phản ảnh được tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế.
Chính vì những lý do trên mà em muốn tìm hiểu kỷ lưỡng hơn về những quy định khi vận dụng Incoterms,để tránh rủi ro, tổn thất đáng tiếc xảy ra trong kinh doanh vì vậy em quyết định chọn đề tài:”Incoterms với việc vận dụng vào ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng ” cho bài tiểu luận của mình.
Bài viết này em xin trình bày một số vấn đề sau:
KHÁI QUÁT VỀ INCOTERMS
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ INCOTERMS
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA INCOTERMS
NHỮNG KHUYẾN CÁO
NHỮNG VÍ DỤ CỤ THỂ
NỘI DUNG
KHÁI QUÁT VỀ INCTERMS
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ INCOTERMS
1. Khái niệm về Incoterms
+ Khái niệm chung: Incoterms là hệ thống thuật ngữ buôn bán quốc tế, quy định địa điểm, điều kiện giao hàng, nghĩa vụ của bên mua, bên bán hàng, xác định thời điểm rủi ro mất mát và hư hỏng hàng từ người bán sang người mua.
+ Mới đầu do tính chất đa dạng của tập quán thương mại, việc giải thích các thuật ngữ trong Incoterms không đồng nhất ở nhiều nước như: ở Mỹ và các nước Bắc Mỹ thường áp dụng các định nghĩa trong ngoại thương của Mỹ ban hành năm 1941 (định nghĩa gồm 11 điều kiện thương mại, có đến 6 điều kiện FOB khác nhau )…
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng, phòng thương mại quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce) có trụ sở tại Paris, đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế lần đầu tiên vào năm 1936.
Lập tức, Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp của nhiều nước thừa nhận và áp dụng. Ngoài ra, khi điều kiện kinh doanh và môi trường thay đổi thì Incoterms cũng hoàn thiện và đổi mới theo thực tiễn.
Từ ngày ra đời đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung sáu lần vào các năm:1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000.
Về phương pháp trình bày của Incoterms cũng thể hiện tính cải tiến và hoàn thiện qua các lần sửa đổi giúp các nhà doanh nghiệp dễ nhớ và dễ nắm bắt về nghĩa vụ của mình trong từng điều kiện thương mại lựa chọn.
3-Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của Incoterms
* Mục tiêu của Incoterms là:
Cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng thông thường nhất trong buôn bán quốc tế. Do đó, sẽ tránh được hay ít nhất cũng giảm được một mức độ đáng kể những sự giải thích khác nhau không chính xác các điều kiện đó tại nhiều quốc gia khác nhau.
* Phạm vi nghiên cứu của Incoterms:
Cần nhấn mạnh rằng phạm vi nghiên cứu của Incoterms được giới hạn trong các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoại thương đối với việc giao nhận hàng hoá (hàng hoá theo nghĩa là hàng hoá hữu hình chứ không bao hàm nghĩa hàng hoá vô hình như phần mềm máy tính ).
Đã xuất hiện hai hiểu biết sai lầm đáng nói về Incoterms:
- Một, Incoterms thường bị hiểu nhầm là các điều kiện để áp dụng trong hợp đồng vận tải chứ không phải là hợp đồng mua bán quốc tế.
- Hai, Incoterms đôi khi bị hiểu sai là hàm chứa mọi nghĩa vụ mà các bên muốn quy định trong hợp đồng ngoại thương.
Như phòng thương mại quốc tế đã luôn nhấn mạnh, Incoterms chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán theo hợp đồng ngoại thương và hơn thế nữa, chỉ giải quyết mối quan hệ đó trong một số khía cạnh rất riêng biệt.
Thật cần thiết khi các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên biết rằng: Nhiều loại hợp đồng khác nhau, được sử dụng để thực hiện một giao dịch buôn bán quốc tế, có mối quan hệ rất thiết thực với nhau, ở đó không chỉ có hợp đồng ngoại thương là cần thiết mà còn có hợp đồng vận tải, bảo hiểm và tín dụng nữa. Incoterms chỉ liên hệ đến một trong những hợp đồng này, đó là hợp đồng ngoại thương.
Kế đến, Incoterms quy định một số nghĩa vụ xác định được dành cho các bên (như nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua hoặc giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao dịch tại nơi đích đến) đồng thời phân chia sự rủi ro giữa các bên theo từng phần cụ thể nói trên.
II-KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA INCOTERMS
1-Kết cấu của Incoterms
Các điều kiện giao nhận đã được chia làm 4 nhóm khác nhau một cách cơ bản :Nhóm 1 bắt đầu bằng điều kiện mà người bán chỉ chuẩn bị hàng cho người mua tại cơ sở sản xuất của mình, đó là điều kiện Ex Works - nhóm E; Nhóm thứ hai tiếp theo, người bán được yêu cầu giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định, đó là điều kiện FCA, FAS và FOB thuộc nhóm F; Tiếp tục là những điều kiện nhóm C, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá hay chi phí phát sinh thêm do các sự cố sảy ra sau khi giao hàng, đó là các điều kiện CFR, CIF, CPT và CIP; Và cuối cùng là các điều kiện nhóm D, người bán phải chịu rủi ro và chi phí cần thiết để đưa hàng đến địa điểm đích, đó là các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và DDP.
2- Nội dung của Incoterms
Về nội dung cơ bản, Incoterms 2000 được quy định với các điều kiện thương mại cũng giống như Incoterms 1990, nhưng ở Incoterms 2000 có 3 thay đổi nhỏ:
Thay đổi thứ nhất: quy định rõ ràng về nghĩa vụ, chi phí xếp dỡ trong điều kiện FCA – Free carrier.
Nếu việc giao hàng được thực hiện tại cơ sở của người bán thì người bán phải chịu chi phí để bốc, xếp hàng lên phương tiện vận tải.
Nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không chịu chi phí bốc hàng, mà rủi ro và chi phí của người bán sẽ kết thúc sau khi đã giao hàng xong cho người vận tải.
Thay đổi thứ hai: Thay đổi ở điều kiện FAS Free alongside ship- giao hàng tại mạn tàu trong Incoterms 2000 quy định người bán phải làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuẩt khẩu.
Thay đổi thứ ba: Thay đổi ở điều kiện DEQ Delivered Ex quay- giao hàng trên cầu cảng .
Trong Incoterms 2000 quy định người mua phải làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu.
III. NHỮNG KHUYẾN CÁO, CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS:
Vì Incoterms được sửa đổi liên tục, nên khi các bên có ý định áp dụng Incoterms vào trong hợp đồng ngoại thương, phải đảm bảo thực hiện việc dẫn chiếu tham khảo đến ấn bản Incoterms hiện hành. Ví dụ, điều này dễ bị bỏ qua khi việc tham khảo đến ấn bản trước đã được ghi sẵn trong mẫu hợp đồng tiêu chuẩn hoặc trong mẫu đơn đặt hàng mà các thương nhân hay dùng. Việc không tham chiếu đến ấn bản hiện hành có thể dấn đến tranh chấp sau đó vì không biết là các bên dự định áp dụng ấn bản hiện hành hay ấn bản trước đó để thực hiện hợp đồng . Do đó, các doanh nhân muốn sử dụng Incoterms 2000 nên chỉ rõ ra rằng hợp đồng ngoại thương của mình chịu sự chi phối bởi “Incoterms 2000”. Chúng ta phải ghi tên của loại đang sử dụng để thuận tiện trong việc thực hiện giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện theo đúng quy định của từng loại Incoterms.
Trong Incoterms không quy định những điều khoản như: Mẫu mã, chất lượng, hình dạng…vì vậy chúng ta phải vận dụng và thoả thuận ký kết giữa hai bên để khi xảy ra tranh chấp thì Incoterms không chịu trách nhiệm.
Đối với các doanh nghiêp Việt Nam: Nên lựa chọn điều kiện thương mại sao cho bên doanh nghiệp Việt Nam dành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Các điều kiện thương mại của Incoterms chỉ đề cập những nghĩa vụ chủ yếu có liên quan đến mua bán hàng hoá như: giao nhận hàng hoá, nghĩa vụ về vận tải hàng hoá, chuyển và nhận các chứng từ…cho nên Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương.
Nên hạn chế áp dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động buôn bán được nhiều doanh nghiệp thừa nhận và áp dụng vì mỗi nơi hiểu một cách, không có định nghĩa rõ ràng nhất quán, cho nên nếu có tranh chấp sảy ra sẽ rất khó cho quá trình phân xử.
Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các vấn đê đã nêu trên, và cụ thể là Incoterms như trong đề tài em đã trình bày, đó là sử dụng “Incoterms trong việc ký kết thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng”. Em xin phép đưa ra một số ví dụ cụ thể để chứng minh và phân tích sâu sắc hơn về việc vận dụng Incoterms trong thực tế.
MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ:
Ví dụ 1: Một nhà nhập khẩu mua hàng theo điều kiện nhóm C, sau khi ký hợp đồng hàng bị rớt giá trên thị trường trong nước, nếu nhận hàng sẽ bị lỗ. Hỏi nhà nhập khẩu lấy lý do người bán xuất trình bộ chứng từ có bất hợp lệ để từ chối nhận hàng và huỷ hợp đồng có được không ? Tại sao?
Tại các điều kiện nhóm C của Incoterms có quy định người mua phải chấp nhận việc giao hàng và nhận hàng từ người chuyên chở khi người bán đã hoàn thành nhiệm vụ chuyên chở của mình. Nếu người mua không nhận hàng, người mua có thể phải chịu bồi thường thiệt hại cho người bán hoặc có thể phải chi trả phí phạt do dỡ hàng chậm cho người cho người vận chuyển mới nhận được hàng về. Như vậy không thể vì lý do hàng rớt giá mà từ chối nhận hàng. Nhưng nếu bộ chứng từ hàng hoá người bán trình cho ngân hàng có bất hợp lệ, người mua có thể từ chối không nhận chứng từ, không thanh toán, và do đó không nhận hàng, như quy định của UCP 500, chứ không được điều tiết bởi quy định của Incoterms.
Ví dụ 2: Trong hợp đồng xuất khẩu nông sản, điều kiện áp dụng thương mại là FOB Tp Hồ Chí Minh, nhưng điều khoản phạt (panalty) của hợp đồng quy định: bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua nếu chất lượng hàng không đúng với hợp đồng quy định, giấy chứng nhận do SGS của Singapore cấp ở cảng đến. Việc quy định như vậy có đúng không?
Việc quy định như trên hoàn toàn có thể nếu như hai bên mua và bán thoả thuận áp dụng . Như trên đã đề cập, mặc dù bán theo điều kiện FOB với địa điểm chuyển giao rủi ro là lan can tàu (Ship’s rail) ở cảng xếp hàng, nhưng Incoterms chỉ mang tính chất khuyên nhủ nên các bên có thể thoả thuận áp dụng khác đi miễn là điều đó được ghi rõ trong hợp đồng.
Lời bình: Việc quy định về điều khoản khiếu nại như hợp đồng xuất khẩu nông sản kể trên rõ ràng không có lợi cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu Việt Nam nên thu xếp mọi chứng từ có liên quan tới hàng hoá và thanh toán phải thực hiện tại lãnh thổ Việt Nam mới có lợi.
Ví dụ 3: Tại sao ở Việt Nam hiện nay khi xuất khẩu người ta thường lựa chọn điều kiện FOB, khi nhập khẩu thường áp dụng điều kiện CFR (CF, CNF) hoặc CIF, lựa chọn điều kiện thương mại như vậy có đúng không ? Lựa chọn điều kiện thương mại quốc tế phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
Việc ở Việt Nam, các nhà xuất khẩu khi buôn bán với nước ngoài thường áp dụng điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CFR hoặc CIF là do những nguyên nhân sau :
* Do thói quen buôn bán.
* Do năng lực kinh doanh yếu: Không biết cách thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hoá, thêm nữa nhiều nhà kinh doanh không am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương lại cho rằng: Nếu xuẩt khẩu theo FOB hàng đã lên tàu thì người xuất khẩu hết nghĩa vụ có thể thanh toán được tiền hàng ngay, và cũng hiểu lầm rằng: Nếu xuẩt khẩu theo điều kiện CFR hoặc CIF thì tại cảng Việt Nam, giảm bớt rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hoá. Nhưng nếu nghiên cứu bảng phân chia chi phí và rủi ro của Incoterms cần phải giao hàng tận cảng đích cho nhà nhập khẩu mới được thanh toán.
* Ngoài ra còn có nguyên nhân là cả 3 điều kiện FOB, CFR, CIF đều áp dụng với phương tiện vận tải thuỷ, trong khi ở Việt Nam khoảng 90% lượng hàng hoá được vận chuyển bằng phương tiện thuỷ, nên các điều kiện khác của Incoterms ít được sử dụng .
Ví dụ 4: Incoterms 2000 quy định về chi phí bốc xếp hàng hoá lên phương tiện vận tải trong điều kiện FCA ai phải chịu? Người bán hay người mua?
Khác với Incoterms 1990, trong Incoterms 2000 quy định rất rõ về chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nước người xuất khẩu như sau:
* Nếu địa điểm giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán thì người bán phải chịu chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải.
Nếu giao hàng tại một địa điểm khác thì chi phí bốc dỡ hàng lên phương tiện vận tải do người bán chịu nhưng người bán không chịu chi phí dỡ hàng ra khỏi phương tiện đó mà do người mua tự lo.
Ví dụ 5: Nếu một hợp đồng nhập khẩu áp dụng điều khoản nhóm E và quy định thêm người bán phải ký hợp đồng vận tải. Vậy theo Incoterms 2000 người bán có đương nhiên chịu cả chi phí và rủi ro để ký hợp đồng vận tải không? Tại sao?
Nhóm E của Incoterms 2000 có quy định người bán không có nghĩa vụ và chịu chi phí thu phương tiện vạn tải, nhưng hợp đồng mua bán được thoả thuận giữa các bên là người bán phải giúp người mua thuê phương tiện vận tải, thì người bán sẽ làm việc đó với chi phí và rủi ro do nười mua chịu.Có như thế mới đảm bảo được tính nguyên tắc quy định của các điều khoản nhóm E. Còn như người bán chịu rủi ro và chi phí thuê phương tiện vận tải thì nên sử dụng các điều khoản nhóm C.
Ví dụ 6: Khi ký hợp đồng mua bán hàng chuyên chở bằng tàu chuyến theo điều kiện nhóm C Incoterms 2000, người bán không thông báo cho người mua biết là hàng được chuyên chở trên tàu có sử dụng thiết bị bốc dỡ đặc biệt, nên người mua không có sự chuẩn bị phù hợp, không nhận được hàng, phải neo tàu hoặc phải chuyển cảng, vậy ai là người chịu chi phí phát sinh trong tình huống đó?
Các điều kiện nhóm C Incoterms 2000 có quy định người bán phải thông báo cho người mua các thông tin đầy đủ về việc giao hàng để người mua có sự chuẩn bị phù hợp nhằm nhận được hàng tại cảng đến. Do đó trong trường hợp trên, người bán là người đã vi phạm các quy định nên phải bồi thường cho người mua các chi phí phát sinh thêm để lấy được hàng.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, Incoterrms là văn bản luật, vì vậy muốn áp dụng đúng Incoterms phải nắm vững từng nội dung và kết cấu các điều kiện thương mại mà Incoterms chỉ đề cập đến một số nghĩa vụ có liên quan đến giao nhận, vận tải, bảo hiểm…cho nên Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương, việc lựa chọn Incoterms có lợi cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó nằm ngoài ý muốn chủ quan, khách quan của DN vậy chúng ta cũng nên nắm vững những khuyến cáo về Incoterms.
Đối với nước ta- một đất nước đang trên đường phát triển nền kinh tế vì vậy chúng ta phãi nghiên cứu thật kỷ lưỡng các điều kiện thương mại quốc tế-Incoterms để tránh những rủi ro,tổn thất đáng tiếc xảy ra
Qua bài tiểu luận đã trình bày ở phần nội dung cho ta thấy được một phần nhỏ kiến thức về vấn đề vận dụng Incoterms cùng với những tác động của nó, qua đó cũng biết được tình hình áp dụng Icoterms trong việc ký kết xuât nhập khẩu của nước ta những năm trướcđây.
Do khối lượng kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian hạn hẹp nên bài tiểu luận còn nhiều sơ suất, Vì vậy em rất mong nhận được sự cảm thông, ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô, các bạn và toàn thể những ai quan tâm đến vấn đề này.
Điều đó giúp em có kết quả tốt trong kỳ thi học phần Ngoại Thương và có thể hoàn thành tốt hơn các bài tiểu luận sau.
Em xin chân thành cảm ơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình thương mại
trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.
2/ Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms: PGS. TS Võ Thanh Thu
TS. Đoàn Thị Hồng Vân
nhà xuất bản thống kê
MỤC LỤC
A- LỜI NÓI ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 2
KHÁI QUÁT VỀ INCOTERMS 2
I- NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ INCOTERMS 2
1-Khái niệm về Incoterms 2
2-Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms 2
3-Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
II- KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA INCOTERMS 4
1-Kết cấu của Incoterms 4
2-Nội dung của Incoterms 4
III. NHỮNG KHUYẾN CÁO, CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS 5
MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ 6
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
MỤC LỤC 12
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0169.doc