Huy động vốn ở Xí nghiệp xây lắp Điện

Mục lục Lời cảm ơn Để hoàn thành chương trình nghiên cứu cử nhân kinhh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, bên cạnh sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý giá trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân của các thầy, cô, gia đình và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc và chân thành của mình tới: - Thầy giáo hướng dẫn, Phó Giáo sư , Tiến sỹ Lê Văn Tâm – Đại Học Kinh tế

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Huy động vốn ở Xí nghiệp xây lắp Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc dân - Lãnh đạo Phòng Tài chính Kế toán Xí nghiệp xây lắp Điện. - Gia đình và đồng nghiệp của tôi tại Xí nghiệp. Xin chân thành cảm ơn./. lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kỳ một đất nước nào, dù cho là theo chế độ XHCN hay TBCN thì việc phát triển kinh tế cũng là một mục tiêu quan trọng nhất. Vì kinh tế có phát triển thì thu nhập của người lao động mới được nâng cao. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu vật chất và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần. Đó là cơ sở cho việc giữ ổn định chính trị, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia tạo đà cho xã hội ngày càng tiến bộ. Đất nước chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong cơ chế hiện nay, cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước, thì mục tiêu phát triển kinh tế, giữ ổn định chính trị xã hội từng bước tạo ra sự công bằng giữa các tầng lớp, là những vấn đề quan trọng nhất. Về mặt vĩ mô thì phát triển kinh tế có nghĩa là tăng GDP, GNP,… Đóng góp vào sự phát triển của xã hội là các thành viên của xã hội đó. Xét về mặt kinh tế, thì đó là các thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, dù cho là thành phần kinh tế nào, với loại hình doanh nghiệp nào thì để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề quan trọng nhất, đó là vốn. Có thể coi, vốn là máu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đó có thể là hiệu quả trong huy động vốn, hiệu quả trong sử dụng vốn, hiệu quả trong tiêu thụ, tóm lại, doanh nghiệp phải đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động đầu vào và đầu ra. Một thực trạng đang được đặt ra đối với chúng ta là hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều đang ở trong tình trạng thiếu vốn, đặc biệt các doanh nghiệp đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như điện, xây dựng, thuỷ sản, nông sản,… ngoài phần vốn NSNN mà có xu hướng ngày càng hạn hẹp, thì các doanh nghiệp phải luôn tìm cách huy động các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình. Nhưng huy động vốn không có nghĩa là tìm mọi cách để có vốn mà không tính đến hiệu quả của nó. Mặt khác, việc huy động vốn từ các nguồn cũng không phải là đơn giản mà ngược lại, còn có rất nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: " huy động vốn ở Xí nghiệp xây lắp Điên" 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cũng như đánh giá và phân tích thực trạng của các hoạt động chuyên ngành đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề có tính chất cụ thể ở tầm vi mô. Mốc thời gian khảo sát từ năm 2003 đến năm 2005. Đối tượng nghiên cứu: Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp chung của khoa học kinh tế, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích kinh tế- xã hội, điều tra tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp của luận văn - Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vốn và công tác huy động vốn. - Phân tích đánh giá thực trạng, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại cần khắc phục của Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I. - Đưa ra các giải pháp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 2 phần: Phần I: Thực trạng huy động vốn ở Xí nghiệp xây lắp Điện. Phần II: Một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của Xí nghiệp xây lắp Điện. Phần II thực trạng huy động vốn ở xí nghiệp xây lắp điện 1.1 Khái quát chung về xí nghiệp xây lắp điện 1.1.1 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của xí nghiệp a. Quá trình thành lập xí nghiệp: Xí nghiệp xây lắp điện trực thuộc Công ty Điện lực I được thành lập ngày 23/10/1992 theo quyết định số 523NL/TCCB-LĐ của Bộ năng lượng, trên cơ sở sát nhập hai xí nghiệp: Xí nghiệp xây lắp điện và Xí nghiệp lắp đặt điện hạ thế thuộc Sở điện lực Hà Nội. Theo quyết định này, Xí nghiệp xây lắp điện là đơn vị có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản, được sử dụng con dấu riêng để quan hệ giao dịch với các đơn vị trong và ngoài ngành. Nhìn chung, Xí nghiệp xây lắp điện là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, với số vốn kinh doanh ban đầu là 2.119 triệu đồng. Trong đó: - Vốn lưu động: 1.519 triệu đồng - Vốn cố định: 600 triệu đồng Theo nguồn vốn: - Vốn ngân sách: 2.047 triệu đồng - Vốn tự bổ sung: 72 triệu đồng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Xí nghiệp xây lắp điện ngày càng mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu, hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, đem ánh sáng đến mọi miền Tổ quốc đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa và cũng đã tham gia xây dựng công trình với nước bạn Lào. Trong tương lai, Xí nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa. b. Nhiệm vụ kinh doanh Là đơn vị phụ trợ thuộc Công ty Điện lực I, Xí nghiệp xây lắp điện có đăng ký ngành nghề kinh doanh.: - Xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện - Xây dựng, sửa chữa công trình công nghiệp và dân dụng. Theo chứng chỉ hành nghề xây dựng số 53 BXD/CSXD ngày 14/04/1999 của Bộ Xây dựng và quyết định số 2163 EVN/ĐLI-3 ngày 3/5/1999 của Công ty Điện lực I, Xí nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau: - Xây lắp các kết cấu công trình, thi công móng công trình. - Gia công, lắp đặt các kết cấu kim loại hòm tủ, bảng điện, cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đường dây và trạm điện đến 35kV. - Xây dựng đường dây và trạm điện đến 110kV và một số hạng mục (gói thấu) đường dây có điện áp đến 220kV. - Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C. *Phạm vi hoạt động trên toàn quốc. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp a. Đặc điểm tổ chức quản lý: Đặc điểm loại hình sản xuất của Xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có quy mô nhỏ phổ biến ở mức (100 triệu đến 600 triệu đồng), phân tán hầu hết các tỉnh phía Bắc từ Nghệ Tĩnh trở ra. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hoá cũng như đảm bảo thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp thực hiện mô hình tổ chức quản lý như sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức Phòng Kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán 17 Đội Xây lắp điện 4 Đơn vị phụ trợ Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí nghiệp xây lắp điện b. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện: Do đặc tính của công tác xây lắp các công trình điện, Xí nghiệp thành lập các đội xây lắp điện. Có 17 đội xây lắp (gọi tắt là đội điện 1, đội điện 2,…, đội điện 18). Mỗi đội có từ 15 đến 30 người, bao gồm 01 đội trưởng phụ trách chung, 01 kỹ thuật viên và 01 nhân viên kinh tế. Các đội điện tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Xí nghiệp ký kết và theo thiết kế được duyệt. Các công trình có quy mô lớn phải huy động nhiều đội cùng tham gia thi công như: Công trình đường dây 35kV Sầm Nưa- Lào (năm 2003), công trình cải tạo đường dây trung áp và các TBA thành phố Hà Nôi thuộc dự án "Cải tạo lưới điện 3 thành phố Hà nội, Hải phòng, Nam định" (năm 2004)… Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức ở các đội xây lắp Đội trưởng Công nhân Nhóm trưởng Nhân viên kinh tế Kỹ thuật viên * Các đơn vị phụ trợ: Do tính chất và nhu cầu của sản phẩm xây lắp, ngoài các đội điện còn có các đơn vị phụ trợ phục vụ cho việc thi công các công trình điện gồm các đội: đội xe, xưởng cơ khí và đội xây dựng. c. Các bước tác nghiệp để hoàn thành một công trình xây lắp: Để thực hiện và hoàn thành một công trình xây lắp cần trải qua các bước sau: * Bước 1: Chuẩn bị tiền, vật tư, nhân công. * Bước 2: Thực hiện thi công * Bước 3: Kết thúc bàn giao công trình cho chủ đầu tư. d. Đặc điểm công tác lao động tiền lương Lực lượng lao động được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1: Lao động của Xí nghiệp Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số CBCNV 431 456 505 Đảng viên 48 51 55 Nữ 85 97 108 Dưới 30 tuổi 186 219 227 Trên 50 tuổi 35 32 31 Trên đại học 0 0 2 Đại học 89 92 100 TH + CĐ 61 86 94 CNKT 272 263 282 LĐPT 9 15 11 Qua các biểu bảng trên, ta có một số nhận xét sau: - Số lượng lao động của Xí nghiệp khá lớn, và năm sau nhiều hơn năm trước. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do số quy mô sản xuất của Xí nghiệp mở rộng. Với một số lượng lao động lớn như vậy, sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. - Về cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động nữ từ 19,72% - 21,37%. Trình độ của số lao động nữ chủ yếu là từ trung cấp trở lên, làm việc ở các khâu như văn phòng, nhân viên của các phòng Xí nghiệp, nhân viên kinh tế ở các đội sản xuất, có một số rất ít là công nhân tại các đơn vị sản xuất. Xí nghiệp xây lắp điện là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện - một mặt hàng có tầm quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến vấn đề xã hội- chính trị của đất nước. Để tạo được uy tín và vị thế cạnh tranh đòi hỏi lực lượng lao động của Xí nghiệp phải có trình độ văn hoá chuyên môn, sức khỏe tốt, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong việc tuyển dụng, Xí nghiệp chú trọng những cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng được nhiệm vụ của Xí nghiệp. Lao động trẻ dưới 30 tuổi của Xí nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, năm 2005 chiếm 44,16% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động trên 50 tuổi giảm nhẹ, từ 8,1% xuống 6,1%. Chất lượng lao động tăng thể hiện lao động có trình độ trung cấp trở lên chiếm 34,8% (2003) tăng lên 38,41% (2005). Hàng năm, một số công nhân là lao động phổ thông của xí nghiệp tham gia khoá đào tạo lại nghề tại trường Công nhân kỹ thuật điện Sóc Sơn. Và do vậy số lao động phổ thổng của xí nghiệp qua các năm đều giảm xuống. e. Đặc điểm về tình hình tài chính - kinh doanh của Xí nghiệp Để có thể hiểu rõ hơn về Xí nghiệp xây lắp điện, chúng ta sẽ xem xét tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2003-2004-2005. Bảng 1.3: Báo cáo tài chính trong 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Tổng tài sản 88.297 91.741 84.779 - Tài sản lưu động 84.476 87.364 79.583 - Tài sản cố định 3.821 4.377 5.713 2. Tổng nguồn vốn 88.297 91741 84.779 - Nợ phải trả 82.593 86.281 75.069 - Nguồn vốn chủ sở hữu 5.705 5.460 9.710 3. Tổng doanh thu 51.061 77.844 56.856 4. Doanh thu thuần 51.061 77.844 56.856 5. Giá vốn hàng bán 48.603 77.582 53.748 6. Lãi gộp 2.548 4.261 3.107 7.Thuế thu nhập phải nộp 66,5 17 11 7. Lãi ròng 141 98 28 8. Thu nhập bình quân 0,644 0,78 0,801 9. Lợi nhuận ròng / vốn chủ 2.47% 1.80% 0.29% (Nguồn: Phòng tài chính kế toán – XNXLĐ- 03-05) Theo như bảng 1, ta thấy trong 3 năm vừa qua, tình hình kinh doanh của Xí nghiệp có những dấu hiệu không tốt, lãi sau thuế ngày càng thấp đi, năm 2005 chỉ còn 28 triệu đồng, việc biến động này chủ yếu do những lý do khách quan mang lại, năm 2005 công tác xây dựng cơ bản chịu sự tác động trực tiếp về việc áp dụng luật thuế VAT, nhất là các công trình trúng thầu năm 2003 nhưng chuyển tiếp sang năm 2004, phần thuế VAT đầu ra của sản phẩm xây lắp Nhà nước đã thu nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán bù cho đơn vị thi công về phần giá trị này dẫn đến lợi nhuận của Xí nghiệp được trích từ những công trình trúng thầu đó bị cắt giảm và thua thiệt. Năm 2005, Xí nghiệp được giao tổng doanh thu xây lắp về điện là 75.000 triệu đồng. Xí nghiệp đã thực hiện được 56.856 triệu đồng đạt 75.82%. Mức này đã tăng hơn năm 2004, nhưng vẫn không đạt được như kế hoạch đã đề ra. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân, như yếu tố cạnh tranh trong XDCB về uy tín chất lượng, về yêu cầu tiến độ và quan hệ hiểu biết giữa A và B để giữ vững và phát triển địa bàn sản xuất vẫn là một tồn tại và thách thức với Xí nghiệp, hoặc là vấn đề về bộ máy quản lý, chỉ huy sản xuất từ phòng ban và các đội sản xuất còn có những hạn chế, yếu kém chưa đạt ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả, đó là chủ trương cổ phần thực hiện cổ phần hoá xí nghiệp vào năm 2006 cho nên Xí nghiệp không nhận nhiều công trình về thi công mà tập trung vào khâu thanh quyết toán các công trình tồn đọng từ các năm trở về trước. Mặc dù Xí nghiệp cũng luôn đôn đốc công tác quyết toán của các A, và đề nghị công ty trực tiếp tháo gỡ cho Xí nghiệp nhưng tình hình vẫn chuyển biến chậm và chưa giải quyết triệt để nên dẫn tới thiếu hụt, căng thẳng về huy động vốn để tổ chức thi công, nhận thầu và đấu thầu. Như vậy, dù đã cố gắng, dù đã áp dụng một số biện pháp, nhưng hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp vẫn chưa đạt được như mong đợi, vấn đề đặt ra là Xí nghiệp cần xem lại công tác huy động vốn. Huy động vốn ở đây không chỉ về mặt lượng, mà còn là vấn đề hiệu quả của nó, thể hiện trong việc lựa chọn nguồn tài trợ một cách hợp lý sau khi đã phân tích được thực trạng công tác huy động vốn hiện nay thông qua việc nghiên cứu cụ thể tình trạng tài chính của Xí nghiệp, trước tiên ta nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 1.4 Bảng hiệu quả sử dụng vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Tổng doanh thu 51.061 77.844 56.856 - Mức tăng - 26.783 -20.988 - Tỷ lệ - 52,5% -36,91% 2. Lợi nhuận trước thuế 208 115 39 - Mức tăng - -91 850 - Tỷ lệ - -43,8% -200% 3. Tổng vốn 88.298 91.741 84.779 - Mức tăng - 8.443 -6.962 - Tỷ lệ - 3,90% -8,21% 5. Hệ số đảm nhiệm vốn = DT/TV 0,58 0,85 0,67 - Mức tăng 0,27 -0,18 - Tỷ lệ 46,7% -26,5% 6. Lợi nhuận trên vốn 0,24% 0,13% 0,05% - Mức tăng - -0,11 -0,08 - Tỷ lệ - -45,8% -117% (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – XNXLĐ) Nhìn vào bảng trên, ta có thể nói, tình hình hoạt động của Xí nghiệp đang có những dấu hiệu xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm dần củng như tỉ lệ doanh thu trên vốn, đặc biệt năm 2005 là một năm mà Xí nghiệp hoạt động không hiệu quả, doanh thu giảm gần 40% so với năm 2004 đồng thời lợi nhuận trước thuế cũng giảm đi 200%,. Chính vì vậy làm cho hệ số đảm nhiệm vốn giảm từ 0,85 xuống 0,67. Mặt khác, lợi nhuận giảm trong khi tổng vốn tăng làm cho tỉ lệ lợi nhuận trên vốn cũng giảm đi hơn một nửa tương ứng với giá trị từ 0,13 xuống xuống 0,05. Thực tế, tỉ lệ 0,13 đã là thấp nhưng tỉ lệ 0,05 là điều không thể chấp nhận được, nó quá thấp và hầu như không có nghĩa trước một số lượng vốn khổng lồ như vậy, nguyên nhân tình trạng giảm sút quá thấp của năm 2005 cũng đã nói ở trên, việc tồn đọng hàng loạt các công trình chuyển tiếp, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ lên, đó là một hệ quả của việc huy động vốn không hợp lý cũng như một cơ cấu vốn không hợp lý trong Xí nghiệp. Từ sự bất hợp lý trong hiệu quả sử dụng vốn, ta đi nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của Xí nghiệp qua bảng cân đối kế toán sơ lược của Xí nghiệp ta có nhận định chung như sau: Bảng 1.5 Bảng cân đối kế toán sơ lược của Xí nghiệp: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 A. Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn 84.476 87.364 79.583 I. Tiền 2.533 380 955 II. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 17.262 35.007 26.877 IV. Hàng tồn kho 54.183 39.933 36.403 V. Tài sản lu động khác 10.498 12.044 15.348 B. Tài sản cố định và đầu t dài hạn 3.821 4.377 5.713 I. Tài sản cố định 3.821 4.377 5.713 II. Các khoản đầu t tài chính dài hạn III. Chi phí XDCB dở dang IV. Các khoản ký cợc, ký quĩ dài hạn V.Chi phí trả trớc dài hạn Tổng cộng tài sản 88.298 91.741 84.779 A. Nợ phải trả 82.593 86.281 75.069 I. Nợ ngắn hạn 79.205 86.281 75.069 II. Nợ dài hạn III. Nợ khác 3.388 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.705 5.460 9.710 I. Nguồn vốn – quĩ 5.372 5.795 9.821 II. Nguồn kinh phí - quĩ khác 333 (335) (111) Tổng cộng nguồn vốn 88.298 91.741 84.779 * Về tài sản Năm 2003, tổng tài sản là 88.298 triệu đồng, trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm phần lớn với tỉ lệ 96%, tương đương với số tiền là 84.476 triệu đồng. Còn TSCĐ và ĐTDH chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ là 4% tương ứng với 3.821 triệu đồng.. Trong TSLĐ và ĐTNH, năm 2004 có giảm một chút ít về tỉ trọng còn về mặt lượng, cũng là một số không nhỏ 3.443 triệu đồng, phần giảm này tập trung chủ yếu vào giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có thể nói tài sản năm 2004 tuy tăng hơn năm 2003 nhưng tính hiệu quả của việc tăng này thì đi ngược lại vì tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (trong hàng tồn kho) đều là Xí nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến giá thành, lợi nhuận…. Đến năm 2005, lượng tài sản giảm xuống 84.779 tập trung chủ yếu vào giảm các khoản phải thu của khách hàng. Nguyên nhân là do Xí nghiệp đang bắt đầu chuẩn bị công tác đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho công tác Cổ phần hoá vào năm sau nên đẩy mạnh việc quyết toán các công trình dở dang từ các năm trước để lại. Nhìn chung, tình hình tài sản của Xí nghiệp còn đang biến động rất không ổn định nên Xí nghiệp cần phải chú trọng lưu tâm hơn nữa đến việc điều chỉnh các khoản phải thu, đến hàng tồn kho và đến TSLĐ khác, ba khoản này luôn chiếm tỉ trọng lớn và nó sẽ gây khó khăn nếu như không được quản lý và kiểm soát tốt. * Về nguồn vốn: Năm 2003, tổng nguồn vốn của Xí nghiệp là 82.298 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 6.46%%, tương ứng với 5.705 triệu đồng còn các khoản nợ phải trả là 82.593 triệu đồng tức là 93,54%. Năm 2004, tổng nguồn vốn là 91.741 triệu đồng, nhưng vốn chủ sở hữu thì giảm xuống, kể cả về mặt số lượng (5.460 triệu đồng) hay mặt tỉ lệ (5,95%). Như vậy, so với 2003, vốn chủ sở hữu bị giảm đi 245 triệu đồng tức là giảm còn 97,01% so với 2003, còn nợ phải trả lại tăng lên đến 3.688 triệu đồng. Điều này là không tốt vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của Xí nghiệp, nếu quá thấp thì khả năng tự đảm bảo về tài chính thấp, do đó ảnh hưởng đến lòng tin của bạn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do giảm quỹ đầu tư phát triển. Đến năm 2005, vốn chủ sở hữu có tăng lên, về tỉ trọng thì tăng gần gấp đôi so với 2004, về mặt lượng là 4.250 triệu đồng, mặc việc tăng này đánh dấu sự tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh tuy nhiên vẫn không hề làm tăng lợi nhuận thậm chí còn giảm đi xuống còn 28 triệu. Một con số không thể chấp nhận được với một doanh nghiệp có tổng nguồn vốn kinh doanh lớn như vậy. Một vấn đề nữa trong nguồn vốn cần phải xem xét đó là nợ phải trả, nhìn chung thì lượng này giữ vai trò chủ đạo trong nguồn vốn, và dù cho năm 2004 có giảm đi 11.212 triệu đồng so với 2004 thì tỉ trọng của nó trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm gần 90%. Mà nợ phải trả, thì chỉ có nợ ngắn hạn, chứ tuyệt nhiên không có nợ dài hạn và trong nợ ngắn hạn thì tín dụng ngân hàng cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại hoàn toàn là tín dụng thương mại, việc tín dụng thương mại lớn cũng có mặt tốt vì chi phí cho tín dụng thương mại là thấp nhất so với các nguồn huy động nhưng nó cũng làm cho doanh nghiệp mất tự chủ về tài chính, có thể nói là khá nguy hiểm trong kinh doanh. Vì vậy, Xí nghiệp cần tìm các bố trí lại cơ cấu vốn và các nguồn huy động phù hợp hơn. 1.2 tình hình huy động vốn Cũng như các doanh nghiệp khác, để có đủ vốn cho kinh doanh Công ty phải tiến hành tìm nguồn tài trợ. Các hoạt động tạo vốn kinh doanh được gọi là hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là khâu quan trọng trong quản lý vốn nói riêng và trong kinh doanh nói chung. Kết quả huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Xí nghiệp những năm qua, chúng ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn. Bảng 1.8 Tổng hợp nguồn vốn sơ bộ theo nguồn hình thành. ĐVT: Triệu đồng Năm Vốn vay Vốn CSH Tổng nguồn vốn Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 2002 82.593 93,54 5.705 6,46 88.298 100 2003 86.281 94,05 5.460 5,95 91.741 100 2004 75.069 88,55 9.710 11,45 81.779 100 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán Xí nghiệp 3 năm 03-05, Phòng tài chính Xí nghiệp) Tuy là một Xí nghiệp thành viên, quy mô cấp nhỏ và thời gian thành lập hoạt động còn là rất ngắn, nhưng Xí nghiệp đã có một lượng tiền vốn tương đối lớn về mặt lượng dù cho có những biến động đáng kể giữa các năm. Bảng 2.8 cho chúng ta thấy tuy lượng vốn lớn nhưng trong đó vốn vay chiếm một tỉ trọng rất cao đều xấp xỉ 90% trở lên và năm 2004 còn lên tới 94,05%. Một Xí nghiệp mà hoạt động hầu như hoàn toàn bằng nguồn tài trợ bên ngoài cho thấy có những bất cập về công tác huy động vốn và bố trí cơ cấu vốn của Xí nghiệp. Để đánh giá được chính xác hơn, ta đi nghiên cứu cụ thể về cấu trúc các nguồn. Bảng 1.9: Tổng hợp nguồn vốn của Xí nghiệp ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng I. Vốn vay 84.140 95,706 90.452 96,10 63.622 91,81 1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 924 1,333 2. Phải trả người cung cấp 27.838 3,166 23,030 24.33 35,121 3. Người mua đặt trước 49.802 56,648 61.387 65,22 32.383 46,73 4. Thuế và nghĩa vụ 3.290 3,742 2.229 2,367 1.737 2,507 5. Phải trả CNV 657 0,747 409 0,435 431 0,62 6. Phải trả nội bộ 1.420 1,616 1.837 1,952 2.669 3,852 7. Phải trả khác 1.133 1,289 1.033 1,098 1.142 1,648 II. Nguồn vốn CSH 3.775 4,294 3.662 3,892 5.670 8,183 1. NSNN 1.065 1,211 1.012 1,075 1.009 1,456 2. Tự BX 2.100 2,389 2.299 2,444 3.438 4,962 3. Các quỹ 610 0,694 351 0,373 1.223 1,765 Tổng 87.915 100% 94.114 100% 69.292 100% (Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp xây lắp đIện qua 3 năm 2002-2003-2004) Nguồn vốn của Xí nghiệp được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ (trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, luôn chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 90% các năm). Vốn chủ sở hữu là một bộ phận trong tổng nguồn vốn, bảo đảm cho Xí nghiệp chủ động trong kinh doanh, vượt qua thời điểm khó khăn về vốn vay. Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp được hình thành từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp và bổ sung từ khoản lợi nhuận để lại. Phân tích số liệu cho thấy vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp có xu hướng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định và không đem lại sự tăng trưởng của lợi nhuận. Việc các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao như vậy thì khả năng thanh toán của Xí nghiệp có đảm bảo hay không? Chúng ta có bảng tổng hợp khả năng thanh toán sau: Bảng 1.10: Bảng Tổng hợp khả năng thanh toán Nội dung phân tích Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Khả năng thanh toán hiện hành= (TSLD-Tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn 0,38 0,55 0,58 2. Khả năng thanh toán chung = Tổng TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn 1,07 1,01 1,06 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp xây láp đIện qua 3 năm 2003-2004-2005) Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán. Đối với khả năng thanh toán chung, chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng hơn nếu chỉ số lớn hơn 2, còn đối với khả năng thanh toán hiện hành, nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ bị rơi vào tình trạng vỡ nợ. Xét các chỉ số này ở Xí nghiệp, ta thấy chúng đều còn rất thấp và không hấp dẫn với các đối tác kinh doanh. Khả năng thanh toán nhanh năm 2002 là 0.38, năm 2004 là 0.55 xét về mặt lý thuyết mà nói, thì Xí nghiệp đang gặp nguy hiểm về vốn, vì khả năng thanh toán của Xí nghiệp đã nhỏ hơn 1, tức là có nguy cơ cao tình trạng vỡ nợ. Mặc dù cho khả năng thanh toán thông thường của Xí nghiệp trong 3 năm đều lớn hơn 1, nhưng khả năng thanh toán đã nhỏ hơn 1 và quá thấp. Thậm chí nếu ta xem xét đến khả năng thanh toán tức thời, thì Xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản! Việc này cho thấy lượng hàng tồn kho của Xí nghiệp quá lớn. và nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nó sẽ làm mất đi một số cơ hội trong kinh doanh đặc biệt với Xí nghiệp xây lắp công tác đấu thầu là một lĩnh vực hoạt động, mà khả năng thanh toán thấp rõ ràng là sẽ ảnh hưởng đến tính thuyết phục đối với bên mời thầu. Qua phân tích cơ cấu vốn trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp mặc dù tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm dần và còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, Xí nghiệp đã tiến hành nhiều biện pháp , huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên với hệ số thanh toán qua thấp như trên nhắc nhở Xí nghiệp phải xem xét chú ý tới khả năng thanh toán bởi nó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình huy động vốn, nhìn vào nó có thể đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp có lành mạnh hay không, Xí nghiệp có nắm thế chủ động hay không? Chúng ta sẽ phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Xí nghiệp trong thời gian qua. 1.2..1 Tăng vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được hình thành từ 3 nguồn: vốn khấu hao cơ bản Công ty cấp, nguồn tự bổ sung, các quỹ để lại. Nguồn tự bổ sung này được trích từ lợi nhuận để lại tạo nên nguồn tái đầu tư của doanh nghiệp. Bảng 1.11 Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng. Năm Vốn KHCB Vốn tự bổ sung Nguồn vốn quỹ Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 2002 2.611 45,8 2.159 37,84 935 16,00 2003 3.201 55,2 2.185 37,7 74 1,00 2004 3.898 40,1 5.488 56,52 324 3,00 Bảng 2.11 cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp luôn được bảo toàn và phát triển, số liệu trong 3 năm gần đây đã chứng thực điều đó. Năm 2004, lượng vốn này có giảm đi một chút bằng 90,006% so với năm 2003 nhưng đến năm 2005 đã tăng lên bằng 150,199% so với 2003 và bằng 154,833% so với 2004, đây có thể nói là một nỗ lực thành công của Xí nghiệp. Nhưng dù cho nguồn vốn chủ sở hữu có xu thế tăng thì tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn là quá nhỏ bé và Xí nghiệp có một tỉ lệ vốn vay rất lớn, điều này cũng do ảnh hưởng bởi chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp xây lắp, dù vậy, điều cần thiết là phải đi phân tích cơ cấu nguồn vốn vay này để xem xét công tác huy động vốn của Xí nghiệp. 1.2.2. Sử dụng hình thức tín dụng nhà cung cấp để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn Bảng 1.12: Bảng phân tích tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Xí nghiệp ĐV tính: tr đ Chỉ tiêu N 2003 N 2004 N 2005 2004/2003 2005/2004 I. Chiếm dụng vốn (Nợ ngắn hạn) 82.593 86.281 75.069 1,09 0,87 1. Vay ngắn hạn 2.082 8.050 8.061 3,87 1 2. Phải trả người bán 26.409 27.328 20.829 1,03 0,76 3. Người mua ứng trước 44.360 24.824 21.543 0,56 0,87 4. Thuế và các khoản phải nộp 1.331 705 (13) 0,53 (0,02) 5. Phải trả CNVC 1.147 3.362 3.196 2,93 0,95 6. Phải trả nội bộ 2.797 7.757 3.689 2,77 0,48 7. Phải trả khác 1.079 14.255 17.764 13,21 1,25 II.Bị chiếm dụng (khoản phải thu) 17.262 35.007 26.877 2,03 0,77 1. Phải thu khách hàng 13.468 25.900 22.405 1,93 0,86 2.Trả trước cho người bán 973 3.353 1.435 3,45 0,43 3. Thuế GTGT được khấu trừ 2.097 560 288 0,37 0,51 4. Phải thu nội bộ 365 4.778 2.602 13,09 0,54 5. Phải thu khác 359 326 147 0,91 0,45 III. Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với khoản phải thu 4,59 2,46 2,79 0,54 1,13 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp xây lắp Điện qua 3 năm 2003-2004-2005) Tín dụng thương mại hay khả năng chiếm dụng vốn lẫn nhau thể hiện qua các khoản nợ ngắn hạn và các khoản phải thu. Tín dụng thương mại bao gồm hai mục là phải trả cho người cung cấp và người mua trả trước. Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Xí nghiệp vẫn luôn được đánh giá là thanh toán nhanh và có uy tính, tuy nhiên tình trạng mua bán chịu vẫn là một tất yếu trong tình hình kinh doanh hiện nay, với đặc điểm kinh doanh của mình và trước những đòi hỏi về vốn kinh doanh vì khách hàng cũng nợ của Xí nghiệp quá nhiều nên để đảm bảo hiệu quả, Xí nghiệp đã phải nợ nhà cung cấp hoặc chiếm dụng vốn của người mua trả trước để tài trợ cho việc thi công xây lắp các công trình. Theo như trên, ta nhận thấy rất rõ là: tỉ trọng của Tín dụng thương mại trong vốn vay nói riêng và tổng nguòn vốn nói chung rất cao, và từ đó, rút ra nhận xét rằng Xí nghiệp hoạt động chủ yếu nguồn vốn này, tuy rằng việc Xí nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn của khác hàng như vậy chứng tỏ quan hệ giữa Xí nghiệp và khách hàng là rất tốt và Xí nghiệp làm ăn có uy tín, nhưng cũng đồng thời, việc đi chiếm dụng vốn quá nhiều như thế, sẽ gây ra không ít những khó khăn trong hoạt động của Xí nghiệp, và đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của Xí nghiệp. 1.2.3 Nguồn khác Được thể hiện bằng các ngồn vốn vay còn lại, như thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác. Trong cơ cấu nguồn vốn vay, nợ phải trả công nhân viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhưng thực ra phần nợ lương này đôi khi cũng không phải là do Xí nghiệp cố tình trì hoãn mà do đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp, bên cạnh đó là việc thực hiện chế độ tiền lương theo sản phẩm với công nhân sản xuất trực tiếp và chế độ tiền lương theo ngày giờ làm việc với nhân viên cán bộ các phòng ban. Nhưng đặc điểm sản phẩm xây dựng lại đòi hỏi thi công trong một thời gian dài, do vậy quyết toán lương thường thực hiện theo quý và để đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động thì Xí nghiệp tiến hành tạm ứng 2 lần trong tháng, nếu xem xét phần tạm ứng này với phần nợ lương công nhân viên, ta thấy thực tế thì công nhân viên còn nợ lại Xí nghiệp vì phần tạm ứng quá lớn. Tuy nhiên, tạm ứng lại năm trong tài sản, còn phải trả công nhân viên thì nằm trong nguồn vốn và Xí nghiệp vẫn được sử dụng khoản này như một nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh với thời gian theo quy định của cấp quản lý. Thứ hai là về nợ Ngân sách nhà nước, theo quy định, Xí nghiệp phải tiến hành tính toán và nộp các khoản thuế vào đầu các quý. Tuy nhiên, trong giới hạn được phép, Xí nghiệp vẫn có quyền sử dụng khoản này vào kinh doanh. Bảng 1.13: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32801.doc
Tài liệu liên quan