Tài liệu Huy động vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay: ... Ebook Huy động vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Huy động vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhiệm vụ đặt ra là phải tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển. Trong giai đoạn đầu khối lượng vốn đầu tư được huy động đều tăng qua các năm đã giải quyết được phần nào nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh bền vững cả về số lượng và chất lượng, đồng thời hạn chế đến mức tối đa sự phụ thuộc bên ngoài. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước. Nguồn vốn này bao gồm: Vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Nếu như nguồn vốn Nhà nước chủ yếu được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phần quyết định vào sự gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển đã thu được những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, trong đó phải kể đến hiện tượng vốn còn nhưng lại không huy động được, trong khi đó nền kinh tế đất nước thì đang cần vốn để phát triển. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu kinh tế thì hiện nay ở Việt Nam khối lượng vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiền tiết kiệm của dân cư chưa được huy động hết.Có thể nói đây là một khối lượng vốn không phải là nhỏ. Vậy làm thế nào để có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi này? Đây là một câu hỏi lớn đối với các nhà làm chính sách. Để góp phần vào việc lý giải câu hỏi trên thông qua việc phân tích thực trạng, hạn chế và những nguyên nhân của vấn đề, em đi vào nghiên cứu đề tài:
“Huy động vốn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay”.
Nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về đầu tư và đầu tư phát triển
Chương II: Huy động vốn khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển.
Chương III: Một vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển.
Mỗi chương được vài biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vón khu chia thành các mục khác nhau để có thể tiếp cận đến vấn đề một cách cụ thể thấy đựơc những mặt được, chưa được trong hoạt động huy động vốn khu vực kinh tế tư nhân và từ đó có những biện pháp để góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn khu vực.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn, thầy giáo Từ Quang Phương cùng các bạn đã có những góp ý quý báu về nội dung của đề tài giúp em hoàn thiện tốt bản đề án này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót em rất mong tiếp tục nhận được những góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn.
Chương I
Những vấn đề chung về đầu tư và đầu tư phát triển
Trong những năm gần đây khái niệm về đầu tư, đầu tư phát triển đã trở nên quen thuộc trong các tầng lớp xã hội. Điều đó chứng tỏ chủ trương xã hội hoá đầu tư của Đảng và Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong các tầng lớp xã hội đã và đang tồn tại những quan niệm, cách hiểu rất khác nhau về đầu tư phát triển, về vai trò tác dụng của đầu tư phát triển đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để góp phần vào việc hoàn thiện về quan niệm, cách hiểu về đầu tư phát triển cũng như về các vấn đề khác có liên quan. Chúng ta đi vào nghiên cứu từng nội dung trong chương này.
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển
1. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, dưới góc độ của các nhà nghiên cứu lập dự án thì đầu tư được hiểu: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực tham gia đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ của con người. Và kết quả của hoạt động đầu tư có thể là sự tăng thêm các tài sản cố định cho nền kinh tế (nhà cửa, đường xá, cầu cống…), tài sản tài chính (tiền vốn), và có thể là tài sản trí tuệ…
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của đầu tư đó là đầu tư phát triển, trong đó nhà đầu tư bỏ vốn ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập nâng cao đời sống mọi người dân. Như vậy, đầu tư phát triển được định nghĩa.Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi ding vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất(nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng …),gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triẻn.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực.Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
Hoạt động đàu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây
2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn
Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phảI có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dung các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm
Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực thì việc sử dụng nguồn lực “lớn” khác nhau. Nguồn lực sử dụng cho dự án này được coi là lớn nhưng với dự án khác thì khối lượng vốn đó lại rất nhỏ. Chẳng hạn sử dụng một vài triệu USD, để đầu tư xây dựng kênh mương dẫn nước trong nông nghiệp, cũng có thể coi là tương đối lớn, nhưng đối với những dự án xây dựng đường xá giao thông thì một vài triệu USD chẳng đáng là bao nhiêu.
2.2. Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều cộng trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng choc năm.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng caohiệu quả vốn đầu tưT, cần tiến hành phân kỳ đầu t ư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dút điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ ké hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dung cơ bản
2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đén khi hết thòi hạn sử dụng và đào thảI công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát của Cam Pu Chia…)
2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dung thường phát huy tác dụng ở ngay tạ nơi nó được tạo dung nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng
Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoạt đọng đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau:
Trứoc tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết địng đầu tư đúng. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý…cần phảI được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa hoc
Lựa chọn địa điẻm đầu tư hợp lý. Để lựa chọn địa điẻm thực hiện đầu tư đúng phảI dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá…
2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành cấc kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suet sản xuất không đạt công suất thiết kế
3. Vai trò của đầu tư phát triển
3.1. Đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu
- Tác động đến cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư..Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bọ nền kinh tế.Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rất rõ trong ngắn hạn.Xét theo mô hình kinh tế vĩ m ô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu.Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tốc đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng (nếu các yếu tố khác không đổi).
AD =C + I + G +X – M trong đó
C : tiêu dùng
I : đầu tư
G: tiêu dùng của chính phủ
M: Nhập khẩu
Tác động đén cung: Tổng cung của nền kinh tégồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…thể hiện qua phương trình sau
Q = F (K, L, T, R…) trong đó:
K: Vốn đầu tư
L: Lao động
T: Công nghệ
R: Nguồn tài nguyên
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế
3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vùa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hơp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế…do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ só ICOR
Hệ só ICOR (Incremental Capital Output Ratio- tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư càn thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm
Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau:
ICOR
=
Vốn đầu tư
DGDP
=
Mức đầu tư tăng thêm
Mức tăng GDP
=
Tỷ lệ vốn đầu tư /GDP
Tốc độ tăng GDP
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Và ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 6- 10 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiẹn đại có giá cao. ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 3 – 5 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai doạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực
Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 1995- 2003, không ngừng gia tăng, thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.2: Hệ số ICOR thời kỳ 1995-2003
Năm
VĐT
(Ngàn tỷ đồng)
GDP giá thực tế
(Ngàn tỷ đồng)
Tốc độ tăng GDP ( % )
VĐT /GDP
( % )
ICOR
(lần l)
1995
72.45
228.9
9.54
31.65
3.32
1996
7.39
272
9.34
32.13
3.44
1997
108.37
313.6
8.15
34.56
4.24
1998
117.13
361
5.76
32.45
5.63
1999
131.17
399.9
4.77
32.8
6.88
2000
145.33
441.6
6.79
32.91
4.85
2001
163.54
481.3
6.86
33.98
4.95
2002
193.1
535.8
7.08
36.04
5.09
2003
219.68
605.6
7.26
36.27
5.00
Nguồn: tính toán từ niêm giám thống kê 2003
3.3. Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có qua hệ chặt chẽ với nhau, dược biểu hiện cả về mặt lượng và mặt chất, tuỳ thuộc mục tiêu của nên kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng
Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế
Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ 1990-2004, thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm
1990
1994
1995
1999
2000
2004
GDP (%)
100
100
100
100
100
100
Trong đó
Nông nghiệp
38.7
27.4
27.2
25.4
24.5
20.4
Công nghiệp
22.7
28.9
28.8
34.5
36.7
41.1
Dịch vụ
38.6
43.7
44.1
40.1
38.7
38.5
Nguồn: Từ Quang Phương và tập thể tác giả Bộ môn Kinh tế đầu tư. Đề tài khoa học cấp bộ “Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư dến chất lượng tăng trưởng kinh tế Viẹt Nam: thực trạng và giải pháp”. 2005
3.4. Đầu tư phát triển tác động đến khoa học và công nghệ
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bịm), phần mềm (các văn bảnc, tài liệu, các bí quyết…), yếu tố con người (cấc kỹ năng quản lýc, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chếc, phương pháp tổ chức…Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liêu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, sau đó, giảm dần hàm lượg lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đản bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học và công nghệ
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua linh kiện thiết bị rồi lắp đặtC, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu đến thí thí nghiệm, sản xuất thử, sản xuất thường, mất nhiều thời gian, rủi ro cao. Dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghê thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân
II. Nguồn vốn đầu tư
1. Khái niệm
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hộiV, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội
ở tầm vi mô vốn đầu tư bao gồm của các đơn vị phi lợi nhuận, tổ chức ngoài quốc doanh, tổ chức quốc doanh.
2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh té chính trị học Mác – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh
2.1. Theo kinh tế học Mác
Với giả định về một nền kinh tế đóngV, để đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng K.Marx chia nền kinh tế ra làm hai khu vực:
* Khu vực I: Sản xuất tự liệu sản xuất
* Khu vực II: Sản xuất tư liệu tiêu dùng
Tổng giá trị của từng khu vực đều bằng: C + V + M trong đó:
C : là phần tiêu hao vật chất
V + M : là phần giá trị mới sáng tạo
Để đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng diễn ra liên tục thì
(V + M)I ³ CII hay ( C + V + M)I > CI + CII
Tức là tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không những đủ bồi hoàn cho những tiêu hao vật chất CI và CII ở cả hai khu vực mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng thì:
(C + V + M) II > (V + M)I + (V + M)II
Tiêu dùng do khu vực II tạo ra phải đảm bảo tiêu dùng ở cả hai khu vực và phải có dư thừa để đáp ứng nhu cầu tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô sản xuất xã hội tăng thêm.
Để có tư liệu sản xuất dư thừa cần phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I. Đồng thời phải sử dụng tiết kiệm ở cả hai khu vực. Để có tư liệu tiêu dùng dư thừa thì phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II và tiết kiệm ở cả hai khu vực. Như vậy, để đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng thì phải tiết kiệm ở hai khu vực.
2.2. Theo kinh tế học hiện đại
2.2.1. Đối với nền kinh tế đóng
Ta có: GDP = C + I
Trong đó: GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
C : Tiêu dùng của nhân dân và của Chỉnh phủ
I : Tiêu dùng của doanh nghiệp (đầu tư)
Trong nền kinh tế đóng thì đầu tư của doanh nghiệp cũng chính là phầnmà doanh nghiệp tiết kiệm được.
Như vậy: GDP = C + S
Trong đó: S : Là phần tiết kiệm của doanh nghiệp
Khi GDP tăng làm cho C + I hoặc C + S cũng tăng theo và đầu tư tăng càng nhiều thì sản xuất càng tăng mạnh.
2.2.2. Đối với nền kinh tế mở
Ta có: GDP = C + I + X - IM
Trong đó:
X : Giá trị hàng xuất khẩu
IM : Giá trị hàng nhập khẩu
Theo trên thì GDP = C + S Þ S = I + X - IM Þ I = S + IM + X
Hay I = S + F với F = IM - X tiền đầu tư từ nước ngoài và
I : Đầu tư của đất nước
S : Tiết kiệm trong nước
Theo đó quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế mở nguồn vốn được sử dụng để đầu tư bao gồm cả tiền tiết kiệm được trong nước và tiền huy động từ nước ngoài nếu như nguồn tiết kiệm trong nước không đáp ứng đủ.
3. Phân loại nguồn vốn đầu tư
3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiêm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hôi
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước một vấn đề khó khăn đặt ra đó là sự thiếu vốn để đầu tư. Để đảm bảo vừa có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa tránh được sự lệ thuộc vào bên ngoài chúng ta cần phải tận dụng và phát huy mọi nguồn lực trong nước. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư Nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân
3.1.1. Nguồn vốn Nhà nước
Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nướcN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quóc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dung đô thị và nông thôn
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế quy mô tổng thu ngân sách Nhà nước không ngưng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khấc nhau. Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Tổng thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước hàng năm bình quân đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nước đã bước đầu dần dần tăng. Tổng chi ngân sách Nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng và đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điêu tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 – 2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước
Giai đoạn 1991 – 1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới chiếm 5.6% tổng vốn đầu tư toàn xẫ hội thì giai đoạn 2001 – 2005 đã chiếm 14% tổng vốn đàu tư toàn xã hội. Trong nhưng năm tiếp theo, tín dụng đầu tư của nhà nước sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá đọ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp Nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp
3.1.2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng15 % GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng
Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiẹn các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đâu tư và thúc đẩy sự đan xen, hỗn hợp các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Với Luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật đầu tư chung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp dân cư và khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục được khuyến khích, động viên đại bộ phận phần tích luỹ cho đầu tư phát triển
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhând, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đI vào hoạt động, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó nhiêu hộ gia đình cũng đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phói vốn quan trọng trong nền kinh tế
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kệm thấpë); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội
3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm
Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước, vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. Tuy rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không thể thay thế được các nguồn vốn đầu tư khác, nhưng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì nó là một trong những nguồn lực chủ yếu để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn vốn ODA chưa đáng kể, thì FDI góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu của ngân sách, giải quyết việc làm…
FDI là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Như vậy, có thể nói rằng vốn đầu tư nước ngoài góp phần bổ sung thêm những thiếu hụt về vốn cho đầu tư phát triển trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
3.3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau. Xét tổng thể thì nguồn vốn trong nước mang ý nghĩa quyết định còn nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Điều này được thể hiện:
Nguồn vốn trong nước là bộ phận đối ứng để thu hút vốn nước ngoài nó được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao..) tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi vào đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư ở nước ta đều nhằm mục đích lợi nhuận do vậy nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu về an ninh, quốc phòng và các mục tiêu xã hội: Y tế, giáo dục…Tạo được nhiều chỗ làm việc và đóng góp vào GDP lớn hơn khu vực có vốn nước ngoài.
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ, bổ sung những thiếu hụt về vốn trong đầu tư phát triển. Nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam họ mang theo những dây truyền sản xuất, những công nghệ tiên tiến, điều này giúp cho trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế được nâng lên, bên cạnh đó nó còn tạo dựng được một đội ngũ lao động “công nghiệp” cho đất nước. Hơn nữa với các quốc gia khi mới bắt đầu tiến hành đổi mới thì tích luỹ từ nền kinh tế rất thấp. Do vậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là tận dụng nguồn nguyên liệu cũng như nguồn lao động rẻ mạt nhằm tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh để xuất khẩu, chính vì vậy làm cho hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh.
Nắm vững và hiểu rõ mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào việc huy động và sử dụng nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển có hiệu quả cao. Nhận thức được vấn đề này từ đó thấy được sự cần thiết của việc tồn tại song song hai nguồn vốn này trong công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế đất nước.
III. Khái niệm và vai trò của nguồn vốn khu vực kinh tế tư nhân trong đầu tư phát triển của nước ta
1. Khái niệm
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước với mục tiêu trở thành nước công nghiệp. Để có thể đạt được điều này, ngay bây giờ và hơn lúc nào hết chúng ta phải dốc toàn lực từ mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Nền kinh tế nước ta hiện nay được chia thành 6 thành phần kinh tế trong đó kinh tế tư nhân được xem là bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế tư nhân cũng như khái niệm về nguồn vốn tư nhân. Tuy nhiên chúng ta có thể xuất phát từ khái niệm về nguồn vốn đầu tư nói chung, theo đó có thể hiểu: Nguồn vốn khu vực kinh tế tư nhân là những nguồn lực có thể huy động được từ khu vực kinh tế tư nhân để phục vụ cho đầu tư một hoạt động nào đó.
Cấu thành nên khu vực kinh tế tư nhân bao gồm:
Các doanh nghiệp không phải của Nhà nước bao gồm C: doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn do tư nhân góp vốn thành lập, Công ty cổ phần mà không có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt của Nhà nước.
* Hộ kinh doanh cá thể (hay kinh tế hộ gia đình) gồm: Cá nhân hay gia đình.
* Nhân dân:
Như vậy có thể hiểu nguồn vốn kinh tế tư nhân là nguồn vốn được huy động từ các doanh nghiệp không phải của Nhà nước, từ hộ kinh doanh cá thể và từ nhân dân.
2. Vai trò của nguồn vốn khu vực kinh tế tư nhân.
* Tạo cho nền kinh tế đất nước đạt được sự tăng trưởng cao, bền vững mà không phụ thuộc vào bên ngoài. Hiện nay có không ít các quốc gia tuy phát triển nhưng hầu như phải phụ thuộc bên ngoài.
* Bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào vốn đầu tư phát triển toàn xã hội nói chung và nguồn vốn trong nước nói riêng. Như đánh giá của các nhà phân tích thì nguồn vốn khu vực kinh tế tư nhân có tiềm năng rấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0253.doc