LỜI NÓI ĐẦU
Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, cần phải có số vốn rất lớn. Nguồn vốn đó có thể khai thác được bao gồm nguồn trong nước và nguồn từ bên ngoài. Muốn đi lên bằng chính sức mình, phải coi nguồn vốn tích luỹ từ bản thân nền kinh tế trong nước là chủ yếu. Tuy nhiên, do điểm xuất phát từ nền kinh tế còn thấp, cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn bên ngoài. Tạo dựng được vốn cho yêu cầu phát triển này, đòi hỏi toàn bộ hệ thống Tài chính Quốc gia phải nỗ lực vượt b
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Huy động vốn của Ngân hàng thương Mại cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậc. Hệ thống ngân hàng với những ngân hàng ngày một lớn mạnh, là lực lượng chủ yếu trong việc thu hút nguồn vốn. Cách đây gần một thế kỷ, V.I.Lê Nin đã đưa ra một luận điểm vĩ đại, đánh giá vai trò của ngân hàng như :
“...Không có những ngân hàng lớn thì sẽ không thể thực hiện được Chủ nghĩa xã hội “. Và người đã ví hệ thống ngân hàng “...Đó là cái gì giống bộ xương của xã hội Xã hội chủ nghĩa “.
Tạo vốn cho Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước chính là một trong những giải pháp khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước, trước hết là các nước trong khu vực. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng là ngành chủ yếu làm cho cung cầu tiền tệ gặp nhau.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn tồn tại phát triển và đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước, không có cách nào khác là phải bằng mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy trong hệ thống ngân hàng đã có nhiều đổi mới về mọi phương diện song nó chỉ đóng một vai trò khá “khiêm tốn” trong việc tập trung nguồn vốn tiết kiệm để phân phối vào các hoạt động tăng trưởng kinh tế. Vậy làm thế nào để người dân gửi tiền vào ngân hàng?. Cách tốt nhất để huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn?. Đây là vấn đề mà tất cả các ngân hàng đều quan tâm. Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: ”Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHTM cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”.Với đề tài này, chỉ nghiên cứu ở phạm vi:
+Phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
+Phạm vi nội dung: Giải pháp huy động vốn trong nước.
Bài viết có sử dụng những phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tổng hợp.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm:
+Chương I : Những vấn đề lí luận cơ bản.
+Chương II : Thực trạng về huy động vốn của hệ thống NHTM Việt Nam
+Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn của NHTM
Do kiến thức về chuyên môn còn có hạn nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô .Và em xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Tài đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN
I. CHỨC NĂNG NHTM
1. Quá trình ra đời của NHTM
Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình ra đời của ngân hàng thương mại:
-Theo quan điểm của Mác: NHTM ra đời từ các nhà Tư bản thương nghiệp.Trong các nhóm nhà Tư bản thương nghiệp tách ra một nhóm chuyên chuyển tiền, đổi tiền cho khách hàng giữa các vùng, giữa các Quốc gia với nhau.Trong qúa trình đó họ nắm giữ một số tiền nhàn rỗi nhất định nào đó, họ sử dụng số tiền đó để cho vay hoặc đầu tư và thông qua đó để thu lợi nhuận .
-Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Các NHTM ra đời từ các nhà thợ kim hoàn và trải qua một thời kỳ 3 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Các nhà thợ vàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi và vàng của khách hàng. Thông qua việc giữ hộ đó người ta nhận được một khoản phí, gọi là lệ phí hoa hồng. Đặc trưng của giai đoạn này là: các nhà thợ kim hoàn phải giữ lại 100% số tiền và vàng mà khách hàng gửi. Trong thời kỳ này các kho tiền, quỹ tiền đó giống như các kho hàng bình thường khác .
+Giai đoạn 2 : Các nhà thợ vàng nhận thấy rằng việc giữ lại 100% tiền gửi của khách hàng là không cần thiết vì trường hợp tất cả các khách hàng cùng rút tiền cùng một lúc là không xảy ra. Trong thực tế hàng ngày có một số người đến rút tiền ra, đồng thời có người đến gửi tiền vào. Họ qui định chỉ giữ lại một tỉ lệ nhất định nào đó so với tiền gửi của khách hàng để bảo đảm khả năng chi trả thường xuyên khi khách hàng đến rút tiền . Còn đại bộ phận số tiền là đầu tư và cho vay.
+Giai đoạn 3 : Các nhà thợ kim hoàn không chỉ nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư, còn mở rộng ra một số dịch vụ khác như: chuyển tiền hộ, thanh toán hộ khách hàng, các dịch vụ trên thị trường tài chính: mua, bán hộ chứng khoán, ngoại tệ. Khi đầy đủ 3 nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cho vay; đầu tư và dịch vụ thanh toán thì NHTM ra đời.
2. Khái niệm NHTM
NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, mà hoật động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, để đầu tư, để chiết khấu và để làm phương tiện thanh toán.
3. Chức năng và hệ thống NHTM Việt Nam
3.1 Chức năng:
Từ tháng 9/1989 cùng với việc xây dựng đề án đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động ngân hàng, hai nhóm nghiên cứu đổi mới ngân hàng do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng thành lập đã cùng ngân hàng nhà nước Việt Nam xây dựng dự thảo 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính .Tháng 5/1990, Hội đồng nhà nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh trên, có hiệu lực từ tháng 10/1990.
Định hướng cơ bản của các pháp lệnh về ngân hàng là :
-Tách bạch chức năng: Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương, có chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các NHTM và các tổ chức tín dụng.
-Tạo lập 1 hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ : thực hiện việc dẫn vốn từ người có khả năng cho vay sang người có nhu cầu vay vốn , đồng thời thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng như (thanh toán, chuyển tiền, môi giới, tư vấn).
Pháp lệnh ngân hàng đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy các NHTM. Các NHTM Quốc doanh đã bỏ cấp quản lý trung gian gắn với địa dư hành chính tỉnh, thành phố, thực hiện mô hình quản lý tập trung trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và độc lập tương đối của chi nhánh cơ sở , thành lập các công ty con để mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới ....Hội sở chính của NHTM Quốc doanh là trung tâm điều hành , với 2 chức năng: vừa quản lý, vừa chỉ đạo toàn hệ thống, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Các chi nhánh NHTM Quốc doanh được đặt ở những trung tâm công nghiệp và thương mại . Đặc biệt ngân hàng nông nghiệp đã tổ chức theo mô hình có nhiều loại chi nhánh (cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4) và điểm giao dịch lưu động đối với qui mô thích hợp ở các địa phưong để phục vụ tốt hơn kinh tế hộ ở nông thôn.
3.2.Hệ thống NHTM Việt Nam
-Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 53 chi nhánh tỉnh, 470 chi nhánh các quận, huyện, 2 văn phòng đại diện, 4 hội sở khu vực, 200 đại lý ở nước ngoài và hơn 2600 đầu mối cơ sở giao dịch nội địa tại các huyện, thị.
-Ngân hàng Công thương Việt Nam với một hệ thống bao gồm: Trụ sở chính và hai Sở giao dịch, 67 CN phụ thuộc, 26 CN trực thuộc, 170 phòng giao dịch, 506 QTK, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại các trung tâm kinh tế và các khu vực công thương nghiệp phát triển trong cả nước; quan hệ đại lý với 435 ngân hàng và tổ chức tiền tệ của 40 nước và khu vực trên thế giới. Ngoài ra Ngân hàng Công thương Việt Nam còn có các đơn vị thành viên: Trung tâm đào tạo nghiệp vụ, công ty cho thuê tài chính, 2 liên doanh với nước ngoài INDOVINABANK và công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC.
-Ngân hàng ngoại thương Việt Nam với hội sở trung ương tại Hà nội và 17 chi nhánh tại các thành phố lớn, hải cảng, khu chế xuất và những vùng kinh tế trọng điểm khác.
-Ngân hàng đầu tư và phát triển là Ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam (26/4/1957). Ngân hàng có 54 chi nhánh tỉnh, gần 100 chi nhánh quận, huyện và có hội sở giao dịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua việc thiết lập quan hệ đại lý với 379 ngân hàng thế giới và mở quan hệ tín dụng với 32 ngân hàng, mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ và thanh toán với 40 ngân hàng trên thế giới.
II.MỘT SỐ HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN
1.Tiền gửi có thể phát séc
Đây là những tài khoản ở một ngân hàng, người sở hữu chúng có quyền được phát séc cho những người thuộc bên thứ 3. Các khoản tiền gửi có thể phát séc gồm tất cả các tài khoản sau : tài khoản séc không có lãi (tiền gửi không kỳ hạn), các tài khoản NOW có lãi (NOW-negotiable order of withdrawal-lệnh thu hồi có thể mua bán ), các tài khoản super-NOW, và các tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ (MMDA). Tiền gửi có thể phát séc là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng.
Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể được thanh toán theo yêu cầu; tức là , nếu người gửi tới ngân hàng gửi vừa đòi thanh toán bằng cách viết ra một giấy rút tiền, ngân hàng đó sẽ thanh toán cho khách hàng đó ngay lập tức. Tương tự, nếu một người nhận được một tấm séc phát theo một tài khoản ở một ngân hàng, khi ngân hàng đó nhận được tấm séc này, ngân hàng đó phải chuyển ngay lập tức số tiền ấy vào tài khoản của người đó.
Tiền gửi có thể phát séc là một tài sản có đối với người gửi nó, bởi vì nó là một phần của cải của người gửi nó. Ngược lại, bởi vì người gửi tiền này là có thể rút vốn khỏi tài khoản của ông ta, vốn đó ngân hàng có nghiã vụ thanh toán, do đó các tiền gửi có thể phát séc là một tài sản nợ của ngân hàng.Tiền gửi này thường là nguồn vốn ngân hàng có phí tổn thấp nhất bởi vì những người bỏ tiền sẵn lòng bỏ qua số tiền lãi để có được một tài sản lỏng có thể dùng để mua hàng. Những chi phí của ngân hàng cho việc duy trì tiền gửi có thể phát séc bao gồm tiền thanh toán lãi và những chi phí trong việc phục vụ những tài khoản này . [Xử lý và lưu giữ những séc đã thanh toán, soạn và gửi các thông báo tình hình hàng tháng, cung cấp những thủ quỹ có năng lực hoàn thành công việc (người hoặc máy), duy trì một toà nhà gây dược ấn tượng, và quảng cáo / marketing tới những khách hàng hấp dẫn để họ gửi vốn vào một ngân hàng nhất định nào đó.]
2.Tiền gửi phi giao dịch
Tiền gửi phi giao dịch là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Chúng có đặc tính chung là được hưởng tiền lãi và người sở hữu chúng không được quyền phát séc. Mức lãi suất của chúng thường cao hơn tài khoản séc bởi vì những người gửi tiền đó không được hưởng nhiều những dịch vụ như đối với các tài khoản séc. Tiền gửi phi giao dịch gồm hai loại chính: tài khoản tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hay còn gọi là giấy chứng nhận tiền gửi (certificate of deposits-CD).
2.1.Tài khoản tiết kiệm
Với tài khoản tiết kiệm, vốn có thể được thêm vào hay rút ra bất kỳ lúc nào, những giao dịch và tiền thanh toán lãi được ghi trong một cuốn sổ nhỏ (sổ tiết kiệm do người sở hữu tài khoản giữ) hoặc trong thông báo tình hình hàng tháng. Về mặt kỹ thuật dạng tiền gửi này không được rút ra khi yêu cầu (Ngân hàng có thể đợi đến 30 ngày để thanh toán ); tuy nhiên do sự cạnh tranh các món gửi, các ngân hàng cho phép những người gửi rút tiền khỏi tiền gửi tiết kiệm của họ ngay.
2.2.Tiền gửi kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi Ngân hàng theo định kỳ nhất định.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn rất quan trọng, đặc biệt nó đảm bảo cho Ngân hàng ổn định, giúp cho Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn.
Tiền gửi kỳ hạn có thời gian đến ngày mãn hạn cố định trước trong khoảng một vài tháng đến hơn 5 năm, và có những khoản phạt đáng kể cho trường hợp rút tiền trước hạn (bị mất tiền lãi của một vài tháng). Tiền gửi tiết kiệm loại nhỏ là loại kém lỏng hơn so với tiền gửi tiết kiệm có sổ tiết kiệm: chúng có lãi suất cao hơn và là nguồn vốn có chi phí lớn hơn đối với các ngân hàng có hình thức gửi này .
Tiền gửi kỳ hạn loại lớn (CD) chủ yếu do các công ty hoặc các ngân hàng khác mua. CD loại lớn là loại có thể mang bán, do đó giống như một trái khoán, chúng có thể được bán lại ở thị trường cấp hai trước khi mãn hạn. Vì lí do này, loại CD có thể bán được này các công ty, các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ và các tổ chức tài chính khác nắm giữ như là tài sản thay thế cho các tín phiếu kho bạc và những trái khoán ngắn hạn khác .
3.Trái phiếu ngân hàng
Trái phiếu ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ của các tổ chức tín dụng, phát hành để huy động vốn trong đó cam kết trả lãi và gốc cho người mua (hoặc người sở hữu sau một thời gian nhất định. Về phía người mua, trái phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu .
Trái phiếu ngân hàng được chuyển nhượng quyền sở hữu dưới các hình thức mua, bán, cho, tặng, thừa kế. Người sở hữu trái phiếu có thể dùng trái phiếu thế chấp tiền vay nếu được người cho vay chấp nhận và được thừa kế theo luật thừa kế .
Trái phiếu ngân hàng có thể phát hành dưới hai hình thức: trái phiếu có ghi tên hoặc trái phiếu không ghi tên.
Thời hạn của trái phiếu ngân hàng từ 01 năm trở lên. Thời hạn cụ thể do các tổ chức tín dụng quyết định tuỳ theo phương án sử dụng vốn huy động từ trái phiếu.
Nguồn vốn huy động huy động từ trái phiếu ngân hàng là nguồn vốn dài hạn của các tổ chức tín dụng, chủ yếu để đầu tư theo các dự án. Các tổ chức tín dụng không phải thực hiện dự trữ bắt buộc trên số vốn huy động từ trái phiếu ngân hàng. Các tổ chức tín dụng vừa có thể trực tiếp phát hành, vừa có thể tổ chức thực hiện các dịch vụ cất trữ, mở tài khoản, thanh toán môi giới mua bán và mua bán trái phiếu.
Lãi suất của trái phiếu do các tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường, sao cho có thể khuyến khích, động viên được người gửi vốn dài hạn, người vay có thể chấp nhận được, tổ chức tín dụng đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Phương thức trả lãi :
+Để đáp ứng các yêu cầu khác của người mua, tổ chức tín dụng có thể lựa chọn 1 trong 3 phương thức sau :
1.Trả lãi trước : tức bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá, khi đến hạn người mua sẽ lĩnh số tiền theo mệnh giá và được hưởng lãi số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua.
2.Trả lãi sau : Trái phiếu được bán theo mệnh giá, khi đến hạn người mua sẽ lĩnh số tiền theo mệnh giá và được hưởng lãi là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua.
3.Trả lãi từng kỳ sáu tháng hoặc một năm căn cứ vào mức lãi ghi trên các phiếu lĩnh lãi kèm theo trái phiếu.
Các tổ chức tín dụng có thể trả lãi theo lãi suất có điều chỉnh định kỳ, căn vào một mức lãi suất làm cơ sở đã được Thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định .
III.MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA NHTM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN.
1. Kinh nghiệm của ngân hàng nước ngoài
1.1. Một số phương thức huy động vốn ở một số nước
Nhằm đạt hiệu quả tối đa trong huy động vốn, ở các nước công nghiệp phát triển, các phương thức huy động vốn bằng tiền gửi và tiết kiệm rất phong phú, đa dạng.
-Mỹ: Tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiết kiệm, tiểu ngạch chứng chỉ tiết kiệm thông thường, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản hưu trí cá nhân (individual retirement account: Tài khoản mở cho những người không hưởng lương hưu của nhà nước hoặc doanh nghiệp, muốn để dành tiền tiêu dùng khi già)...
-Anh: Tài khoản tiết kiệm-sổ tiết kiệm-tín phiếu cho người cao tuổi (Ganary bond: được hưởng chỉ số CPI)...
-Pháp: Phiếu tiết kiệm-chứng chỉ tiền gửi-tài khoản tiết kiệm nhà ở-tiết kiệm gửi theo hợp đồng-sổ tiết kiệm loại A,B-sổ tiết kiệm màu hồng(livret rose được miễn thuế thu nhập)...
-Hàn quốc: Gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,ưu đãI, tiết kiệm từng phần, tiền gửi xây dựng nhà ở, tiền gửi tài sản của người lao động...
Các khoản tiền gửi thường chia thành hai loại: Loại thường phải chịu thuế thu nhập về tiền lãi; loại ưu đãi được miễn thuế thu nhập.
1.2.Phương pháp các ngành ngân hàng nước ngoài khuyến khích người dân gửi tiền ký thác hoạt kỳ
FMI áp dụng các biện pháp sau :
-FMI không trả trước tiền học bổng cho các học viên, mà mở cho mỗi học viên một tài khoản. Lương công nhân viên FMI cũng không được trả bằng tiền mặt, mà qua tài khoản ngân hàng.
-Tương tự như trên, ở Mỹ, tiền lương cán bộ công nhân viên, công nhân các xí nghiệp được thanh toán chủ yếu qua tài khoản ngân hàng.
-Các học viên người Việt Nam, nhận được tiền gửi của gia đình qua một ngân hàng ở Mỹ muốn nhận lĩnh số tiền này, sẽ không phải trả phí lĩnh tiền ra, nếu có mở tài khoản ở ngân hàng. Còn nếu muốn lĩnh bằng tiền mặt, không mở tài khoản sẽ phải chịu một số phí tổn khá cao.
-Các số tiền lớn thanh toán bằng Séc, sẽ giảm được thuế con niêm, còn thanh toán bằng tiền mặt, thuế con niêm sẽ cao hơn.
-Các xí nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp thanh toán không tiền mặt đối với các chi phí lớn, còn các chi phí nhỏ bằng Séc quỹ, do đó 100% số chi các xí nghiệp phải thanh toán bằng Séc. Tất cả số thu trong ngày (Séc, tiền mặt) đều phải nộp vào ngân hàng. Như vậy, bản tình hình tài khoản xí nghiệp mỗi ngày của xí nghiệp biến thành sổ chi thu xí nghiệp. Ké toán trở nên chính xác 100% và không thể lập hệ kế toán ma.
-Ở Mỹ cũng như nước ngoài, có hệ thống pháp luật rất nghiêm trừng trị việc phát hành Séc không tiền bảo chứng.
2.Kinh nghiệm của ngân hàng trong nước
2.1.Sở giao dịch-Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
Ngày 1-7-1988, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt nam (nay là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-NHNo&PTNT Việt Nam ) được thành lập. Những Sở giao dịch I (GD) trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì ra đời muộn hơn, mới được gần 5 năm, song đã khẳng định được tính phù hợp trong hệ thống tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của NHNo&PTNT Việt nam trong toàn hệ thống.
Trong hoạt động kinh doanh của một NHTM, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồnvốn.
Do ra đời muộn hơn các NHTM và chi nhánh NHTM khác, nên việc huy động vốn thời gian đầu khó khăn, khách hàng chưa biết đến , uy tín chưa có. Song Sở GDI đã chủ động tìm đến tiếp cận trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng, tập trung là các DNNN, các tổng công ty, các đơn vị trực thuộc bộ No&PTNT, thu hút họ mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch
vụ thanh toán và các quan hệ tín dụng....Đồng thời chú trọng tuyên truyền quảng cáo, mở các điểm dịch vụ đến các khu vực tập trung, thu hút các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các bộ phận dân cư, mở tài khoản, gửi tiền tiết kiệm, mua tín phiếu và kỳ phiếu...Cộng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả quy định về lãi suất của ngân hàng No&PTNT Việt Nam , tổ chức giao dịch tiện lợi và lịch sự đối với khách hàng, nên nguồn vốn huy động tại chỗ của Sở GDI liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm.
Tình hình biến động nguồn vốn
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
QuýI/1998
I-Nguồn vốn
1.Không KH
TĐ: Tiết kiệm
2.Có kỳ hạn
TĐ: Tiết kiệm
Kỳ phiếu-TP
3.Vay TCKT
99.028
39.572
4.200
59.456
46.546
12.910
369.881
106.388
6.824
263.493
114.032
44.392
902.089
241.144
20.310
650.945
89.651
269.697
2.173.354
773.688
17.557
899.666
79.329
559.018
500.000
2.106.379
1.004.664
73.948
527.704
500.000
Trong vòng hơn 5 năm, nguồn vốn đã tăng gấp hơn 21 lần, một tốc độ tăng hiếm có. Cơ cấu các loại tiền gửi cũng có sự thay đổi , tiền gửi bảo đảm thanh toán tăng nhanh và chiếm tới 48%. Do nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, Sở GDI đã hoàn toàn tự lực đáp ứng được nhu cầu cho vay trên địa bàn và góp trên 1.500 tỷ đồng hỗ trợ cho nhu cầu tín dụng trong toàn hệ thống với lãi suất thấp. Sở GDI là đơn vị có khối lượng và nguồn vốn huy động bình quân một CBCNV đạt cao nhất , tới 42 tỷ đồng/ người.
Việc hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán và sử dụng séc đã góp phần giảm thu chi tiền mặt và ngân phiếu, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lượng khách hàng. Trong năm 1997 sở GDI đã đón tiếp trên 30.000 lượt khách hàng tới giao dịch, rút tiền hoặc chuyển và nhận tiền. Tính đến ngày 31-12-1997 có 9.709 khách hàng còn số dư tại Sở GDI, bao gồm:
+724 khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán với doanh số gửi vào là 4.798 tỷ đồng, doanh số rút ra là 4.169 tỷ đống, số đư đến 31-12-1997 là 663 tỷ đồng; Trong đó có 389 tài khoản cá nhânvới số dư cuối năm là 7 tỷ đồng. Số dư cuối năm tuy nhỏ nhưng doanh số hoạt động trong năm tương đối lớn là cơ sở cho việc mở rộng các dịch vụ thẻ thanh toán, rút tiền qua máy tự động...(số tài khoản tiền gửi thanh toán đến cuối năm so với đầu năm là 204 tài khoản).
+8.361 khách hàng còn số dư tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu với số tiền là 656 tỷ đồng.
2.2 .Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình
Chi nhánh ngân hàng Công thương (NHCT) Ba Đình là đơn vị thành viên trực thuộc NHCT Việt Nam , trụ sở đóng trên địa bàn quận Ba Đình , Thủ đô Hà Nội .
Tạo vốn để mở rộng đầu tư luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Xác định được điều đó, Chi nhánh đã thực sự bắt tay vào việc khai thác khối lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng cách đề cao công tác tiếp thị, đổi mới phong cách phục vụ, mở rộng mạng lưới huy động trong và ngoài địa bàn ( đến nay chi nhánh có 9 quỹ tiết kiệm đặt ở các nơi thuận tiện cho giao dịch và một phòng giao dịch ở quận Cầu Giấy được trang bị phương tiện làm việc khang trang lịch sự). Nhiều hình thức tiết kiệm phù hợp với yêu cầu của người gửi tiền trong điều kiện mới: tiên gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu; huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ.Tuyên truyền và hướng dẫn cá nhân mở tài khoản tiền gửi và sử dụng séc thanh toán qua ngân hàng ...nên mặc dù trên địa bàn có nhiều NHTM khác cùng hoạt động cạnh tranh nhưng chi nhánh đã chiếm được lòng tin với nhân dân, bởi vậy hầu hết nguồn tiền nhàn rỗi đã được Chi nhánh thu hút. Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 1993 là 248 tỷ đồng , trong đó tiền gửi tiết kiệm của nhân dân 181 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 73% so với tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 1997 tổng nguồn vốn huy động đạt 1075 tỷ đồng tăng hơn 330% so với năm 1993, trong đó 616 tỷ là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân, tăng so với năm 1993 hơn 240%, chiếm tỷ trọng 57% so với tổng nguồn vốn. Đây là thành tựu có một không hai trong lĩnh vực huy động vốn của một NHTM. Người có tiền nhàn rỗi (kể cả trong và ngoài quận) đã tin tưởng tuyệt đối không chút do dự, đem tiền gửi chi nhánh sinh lời, còn chi nhánh thì có vốn cho vay nền kinh tế.
Kết quả huy động vốn của chi nhánh(1993-1997)
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1993
1994
1995
1996
1997
Vốn huy dộng
247.690
590.861
861.310
869.173
1.075.475
Tiền gửi TCKT
65.900
382.710
421.358
421.358
459.200
Tiền gửi tiết kiệm
181.790
487.600
447.815
447.815
616.275
2.3.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam -VietComBank
VietComBank luôn là NHTM có tốc độ tăng trưởng vốn cao, có tổng nguồn vốn rất lớn. Tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ tăng dần, vốn huy động từ nền kinh tế và trong dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong phần vốn huy động thì tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn tăng đều, tạo điều kiện mở rộng đầu tư trung và dài hạn.
Để huy động được một lượng vốn ngày càng tăng thì VietComBank đã áp dụng mạng thanh toán điện tử hiện đại: rút tiền tự động qua mạng ATM. Bên cạnh việc củng cố, phát huy các mặt nghiệp vụ truyền thống, VietComBank đã tiếp tục đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, trong đó đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: kỳ phiếu, trái phiếu NHTM, tiết kiệm, tiền gửi....Mở rộng các dịch vụ Ngân hàng mới được thị trường chấp nhận, như dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ tín dụng ở trong và ngoài nước.
2.4.Ngân hàng đầu tư và phát triển
Đôi điều rút ra qua đợt phát hành trái phiếu Ngân hàng đầu tư phát triển
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4, khoá VIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội đến năm 2000”; nhằm khai thác nội lực, huy động vốn trong dân cư để cho vay các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước. Được Chính phủ và NHNN cho phép , ngày 20 tháng 4 năm 1998, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (NH ĐT&PT)
Việt Nam bắt đầu phát hành trái phiếu tại 2 thành phố Hà nội , thành phố Hồ Chí Minh, với 5 đơn vị phát hành và sau đó được tiến hành tại tất cả các chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau gần một tháng phát hành trái phiếu,NHĐT&PT VN đã hoàn thành kế hoạch huy động trái phiếu.
Qua đợt phát hành trái phiếu NH ĐT&PT bước đầu có thể rút mặt được và chưa dược như sau:
1.NH ĐT&PT VN đã huy động được vốn , đặc biệt lần đầu thử nghiệm huy động được vốn trung dài hạn trong dân cư phục vụ đầu tư phát triển. Đến hết ngày 15 tháng 5 năm 1998 đã huy động được hơn 1000 tỷ đồng (kể cả USD qui đổi); bao gồm: Việt Nam đồng bằng 82%và USD bằng 18% so với tổng số. Phân theo kỳ hạn : kỳ hạn 1 năm chiếm 46,8% ; 2 năm chiếm 34,5%; 3 năm chiếm 5,5% và kỳ hạn 5 năm chiếm 13,2%so với tổng số .
2.Góp phần thực hiện chính sách tiền tệ. Số vốn huy động bằng tiền mặt (cả Việt Nam đồng và USD) được thu hút vào ngân hàng góp phần giảm áp lực tăng hàng hoá, ổn định tỷ giá ; không làm biến động mặt bằng lãi suất trong cả nước nói chung và từng địa bàn nói riêng; không dẫn đến chu chuyển vốn lớn từ các ngân hàng khác sang.
3.Trái phiếu NH ĐT&PT là một loại chứng chỉ có giá, góp phần chuẩn bị “hàng hóa” để tham gia thị trường chứng khoán trong nước.
4.NH ĐT&PT VN đã và đang củng cố được niềm tin tưởng, yên tâm của người dân gửi tiền vào ngân hàng.
-Mười quyền lợi của người mua trái phiếu được viết ngắn gọn, dễ hiểu: được mua trái phiếu bằng VND hoặc USD với số lượng không hạn chế; được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm; được giữ bí mật số tiền mua trái phiếu; mua trái phiếu bằng USD được thanh toán cả gốc lẫn lãi bằng USD; được chuyển nhượng trái phiếu cho người khác dễ dàng, thuận lợi; được đem trái phiếu NH ĐT&PT cầm cố để vay vốn; được NH ĐT&PT VN mua lại tờ trái phiếu theo thể thức chiết khấu với giá thoả thuận; được rút trước hạn và hưởng lãi suất theo lãi suất tiết kiệm ; trái phiếu có ghi danh thanh toán cả gốc và lãi tại nơi mua, trái phiếu không ghi danh thanh toán tại tất cả các chi nhánh NH ĐT&PT trong cả nước; được NH ĐT&PT phục vụ tận tình, chu đáo. Đặc biệt người mua trái phiếu loại từ 2 năm trở lên hiểu rõ cách tính lãi suất từ năm thứ 2,3,4 và 5 một cách rất rõ ràng.
-Trên tờ trái phiếu in sẵn mệnh giá và người mua được biết trái phiếu NH ĐT&PT ấn hành có các yếu tố bảo mật;
-Dân tin vào khả năng tài chính, phong cách phục vụ của NH ĐT&PT VN.
5.Được các cấp, các ngành đồng tình ủng hộ.NH ĐT&PT VN đã thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, ý kiến góp ý của các vụ, cục NHNN. Các chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh, thành phố đã báo cáo và nhận được ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và các giám đốc NHNN tỉnh, thành phố.
6.Rút được những bài học bổ ích trong việc tổ chức phát hành trái phiếu. Việc tổ chức phát hành traí phiếu NH ĐT&PT đã tổ chức chu đáo từ khâu nghiên cứu cơ chế, quy trình tác nghiệp, in và chuyển trái phiếu đến các chi nhánh, tuyên truyền giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng tại các nơi bán trái phiếu đến việc bán trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu được an toàn tuyệt đối về tài sản của ngân hàng và của khách hàng.
Đợt phát hành trái phiếu đạt kết quả tốt. Song quá trình thực hiện còn một số hạn chế nhất định. nhất là ở khâu tính toán cơ cấu trái phiếu chưa lường hết nhu cầu của người mua. Những khách hàng mua trái phiếu với số tiền lớn có nơi , có lúc còn phải chờ lâu, hoặc nhận trái phiếu mệnh giá nhỏ.
Đợt phát hành trái phiếu lần này có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau:
-Cơ chế, chính sách phát hành trái phiếu NH ĐT&PT đã bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, đủ sức hấp dẫn người mua trái phiếu, ngân hàng huy động được vốn nhưng lại góp phần thực hiện chính sách tiền tệ.
Lãi suất huy động vừa qua thực chất bằng tỷ lệ trượt giá cộng với lãi suất tiền gửi 6%/năm là hợp lý. Như vậy, nếu có chính sách tài chính hợp lý đối với dự án và ngân hàng thì ngành Ngân hàng có khả năng huy động vốn trong nước phục vụ đầu tư và phát triển.
-Để phát hành trái phiếu thành cônh cần thực hiện thật tốt khâu chuẩn bị.
Trong đó có một số khâu đặc biệt quan trọng là:
+Xác định những quyền lợi của người mua trái phiếu. Nếu chỉ áp dụng một cách cứng nhắc những quy định về trái phiếu như những thông lệ quốc tế mà không nghiên cứu vận dụng vào tình hình thực tiễn Việt Nam thì trái phiếu đó khó thành công. Vấn đề cần giải quyết là người sở hữu trái phiếu có được rút trước thời hạn không? Nếu rút trước thời hạn thì giải quyết như thế nào?.
+Xác định mức lãi suất của từng loại trái phiếu.Đây là khâu khó khăn nhất trong việc xác định trái phiếu. Việc xác đinh mức lãi suất của từng loại trái phiếu cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa quyền lợi của người mua trái phiếu, của ngân hàng và Nhà nước. Lãi suất của từng loại trái phiếu làm sao hấp dẫn được người mua trái phiếu ở mức độ nhất định: đồng thời lại đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ, không làm thay đổi mặt bằng lãi suất nói chung và trên từng địa bàn nói riêng. Lãi suất trái phiếu không làm chu chuyển vốn lớn từ ngân hàng khác vào ngân hàng phát hành.
+Đối với trái phiếu có kỳ hạn từ 2 năm trở lên thì lấy cơ sở nào để điều chỉnh lãi suất từng năm. NH ĐT&PT VN chọn phương án lấy lãi suất bình quân lãi suất tiền gửi tiệt kiệm 12 tháng của các NHTM quốc doanh trên địa bàn Hà Nội vào thời điểm 20/4 hàng năm cộng thêm 1%.
Chương II : THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VIỆT NAM
I.Thực trạng huy động vốn
1.So sánh tổng tiết kiệm nội địa của Việt Nam với các nước Đông á phát triển
Gia tăng huy động vốn tiết kiện nội địa là vấn đề không thể thiếu được của các dước đang trên đường phát triển. Nhưng tổng tiết kiệm nội địa (Gross Domestic Saving) cần là bao nhiêu? Ta thử xem qua số liệu của các nước đang phát triển trong khu vực Đông á.
Bảng tỷ lệ tiết kiệm nội địa GDS
trên tổng sản phẩm quốc nội GDP các nước
Country/year
1988
1989
1990
1991
1992
1993
China
Indonesia
Japan
Malaysia
Philippines
Thailand
38
34
33
36
20
31
37
38
33
25
20
33
37
32
34
33
18
34
37
32
34
31
17
35
37
31
34
36
17
35
40
31
33
38
16
36
*Nguồn: World Table 1994, Stars
Ta thấy các nước có mức tăng trưởng GDP khá cao và giữ được mức tăng trưởng đó như Trung Quốc, Malaysia có tỷ lệ GDS/GDP khá ổn định và có xu hướng tăng lên. Nhật Bản và Indonesia có tỷ lệ GDS/GDP rơi nhẹ được thấy qua giai đoạn suy thoái chu kỳ của nền kinh t._.ế. Philippines được xem như một nước Đông á đánh mất cơ hội phát triển trong thập niên qua , biến thành suy thoái và trì trệ, và hiện trạng của nước có thể gặp trong xu hướng sút giảm dưới mức 20% của tỷ lệ GDS/GDP.
Việt Nam thì sao?
Year
1994
1995
1996
1997
Việt Nam
17.6
19.1
21.1
32
22
34
Expected
Should be
*Nguồn: Báo cáo ADB, VietNam Investment Review 22/4/1996
Tỷ lệ GDS/GDP của Việt Nam dưới mức 20% như Philippines trong hai năm 1994 và 1995. Tuy nhiên có xu hướng cải thiện đi lên 21.1% năm 1996 và 22% năm 1997 theo dự đoán. Tuy nhiên khuyến cáo của ADB để giữ mức tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần tỷ lệ tổng tiết kiệm nội địa gộp phải là 32% cho năm 1996 và 34%, ngang bằng tỷ lệ của các nước Đông á- Thái Bình Dương, trong năm 1997. Tỷ lệ này được tái xác nhận qua kế hoạch của Bộ đầu tư và kế hoạch do bộ trưởng Trần Xuân Giá đưa ra (VIR 18/11/1996).
Vấn đề còn lại của chúng ta là làm sao hoạch định chương trình và biện pháp huy động vốn tích luỹ đầu tư cho Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm từ các nước Châu á trong giữ mức tăng trưởng bền vững là vô cùng quý giá cho Việt Nam.
2.Tình hình gửi tiền ở hệ thống ngân hàng của dân chúng
Trong những năm vừa qua, nhiều công cụ và hình thức huy động vốn đa dạng đã được đưa vào áp dụng trong hệ thống ngân hàng: kỳ phiếu NHTM, trái phiếu, tiết kiệm xây dựng nhà ở...Nhờ đó, vốn huy động của các ngân hàng tăng liên tục với tỷ lệ khá cao: năm 1991 tăng 68%, 1992 tăng 19%, 1993 tăng 14%, 1994 tăng 59%, 1995 tăng 32%. Nguồn vốn trong nước được tăng trưởng cùng với nguồn vốn từ nước ngoài là điều kiện cơ bản, đã góp phần tích cực tăng đầu tư, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Theo số liệu của các NHTM báo cáo, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong những năm qua, đã đạt được kết quả lớn: cuối năm 1995 có số dư tiền gửi là 17.000 tỷ đồng; nhất là năm 1997 số dư tiền gửi của khách hàng tăng lên thường xuyên qua các quý trong năm và tăng vững chắc mặc dù ngành ngân hàng đã 4 lần hạ lãi suất tiền gửi, tiền vay. Tại thời điểm cuối năm 1997 tổng số dư tiền gửi của các ngân hàng (NH) Việt Nam đạt 80.312.606 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 15.437.537 triệu đồng (+28,1%). Trong đó khối các NHTM quốc doanh chiếm 72% tổng số dư tiền gửi toàn quốc. Đến thời điểm đầu năm 1998 tổng số dư tiền gửi khách hàng toàn quốc vẫn đạt trên 80.000 tỷ đồng. Như vậy với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền trên cơ sở một chính sách tiền tệ quốc gia tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong điều kiện mở cửa, ngành ngân hàng xây dựng một chính sách huy động vốn đã và đang thu hút ngày một tốt hơn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng.
*Về huy động tiết kiệm trung và dài hạn
Thời hạn trung hạn trên thị trường thường được xem từ 1-3 năm, và dài hạn trên thị trường là trên 3 năm. Thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại cho thấy thời gian qua tỷ lệ tiết kiệm trung và dài hạn rất ít, hầu như không có, trong khi đó nhu cầu vốn vay trung dài hạn lại tăng nhanh trong thời điểm đầu tư cho hàng hoá vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mức tăng là 8,8 % năm 1994, 9,5% năm 1995 và 9,9 % năm 1996 (Vietnam Investment Review 18-11-1996). Và vấn đề nảy sinh là bù đắp nguồn vốn thiếu hụt này như thế nào? Hay làm thế nào để gia tăng tiết kiệm trung và dài hạn.
Việc phát hành trái phiếu dài hạn hiện nay đã được các ngân hàng thương mại áp dụng, tuy nhiên kết quả không cao. Bởi vì hiện nay trái phiếu do ngân hàng nhà nước phát hành được dùng như khoản đầu tư an toàn cho khoản vốn tồn đọng của ngân hàng thương mại thay vì tung ra cho dân chúng. Một số liệu cụ thể về huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: Năm 1998, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huy động 4000 tỷ đồng trái phiếu trung và dài hạn để cho vay theo chương trình tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi của Nhà nước Việt Nam (0,81% tháng đối với đồng Việt Nam và 8,5% đối với đồng USD). Thời hạn cho vay không quá 10 năm, nếu vay trên 10 năm phải có ý kiến của Chính phủ. Theo số liệu ước tính của Ngân hàng, đến hết tháng 6, Ngân hàng đã nâng tổng tài sản lên 23.500 tỷ đồng (tăng 8% so với đầu năm), huy động được 1.095 tỷ đồng trái phiếu trung và dài hạn. Trong đó số trái phiếu huy động bằng VNĐ là 900 tỷ và bằng Đôla Mỹ là 15 triệu USD.
II.ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1.Những thành công và nguyên nhân
1.1.Những thành công
Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã nhận được thành tích đáng ghi nhận trong việc thu hút tiền gửi từ dân cư. Nổi bật ở các điểm như sau:
-Nhân dân và các tổ chức, đơn vị tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng với khối lượng lớn, số dư tiền gửi tăng đều đặn, vững chắc.
-Thu hút được khối lượng tiền mặt lớn tạo thành nguồn vốn tín dụng quan trọng của hệ thống ngân hàng; đồng thời góp phần điều hoà, hướng dẫn chu chuyển tiền mặt lưu thông theo hướng tích cực..
-Mạng lưới huy động tiền gửi ngày càng mở rộng ở hầu hết các vùng dân cư. (hệ thống ngân hàng No&PTNT có mạng lưới huy động vốn rộng lớn nhất, hơn 2600 chi nhánh loại 4, ngân hàng Công thương có gần 700 phòng giao dịch, ngân hàng Ngoại thương có 17 chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
-Huy động vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn huy động của ngân hàng tăng với tỷ lệ khá cao: 1991 tăng 68%, 1992 tăng 19%, 1993 tăng 14%,
1994 tăng 59% và 1995 tăng 32%.
1.2.Nguyên nhân thành công
-Những năm vừa qua không có biến động về sự trượt giá (lạm phát) lớn.
-Bên cạnh việc củng cố, phát huy các mặt nghiệp vụ truyền thống, các NHTM đã đa dạng hóa các loại hình hoạt động, mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới được thị trường chấp nhận, như dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ tín dụng trong và ngoài nước.
-Trình độ năng lực của cán bộ nhân viên huy động vốn được trau dồi thêm.
-Từng bước thay thế một số công việc thủ công bằng máy móc hiện đại. Một số ngân hàng đã áp dụng mạng thanh toán điện tử hiện đại: rút tiền tự động qua mạng ATM.
-Thái độ phục vụ và công tác tuyên truyền cũng có nhiều tiến bộ, làm cho dân hiểu, dân tin tưởng vào ngân hàng hơn.
-Khung lãi suất ngày càng hợp lý. Ngân hàng đã thực hiện chính sách lãi suất dương. Cùng với quá trình khống chế lạm phát, tỷ lệ lãi suất đang được điều chỉnh xuống nhưng vẫn bảo đảm lãi suất dương. Lãi suất các loại tiền gửi được xác định trên cơ sở tỷ lệ trượt giá cộng với khoảng 5% lãi suất thực trong 1 năm, đã khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng: số dư tiền gửi những năm 1986, 1987, 1988 chỉ đạt trên dưới 2.000 tỷ đồng, thì cuối năm 1995 đã lên tới con số 17.000 tỷ đồng, cuối năm 1997 đạt 80.312.606 triệu đồng và tới thời điểm đầu năm 1998 là 80.000 tỷ đồng.
-Ngân hàng đã tổ chức mạng lưới tín dụng tại các địa bàn trong cả nước để tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi.
-Ngân hàng đã có các loại tiết kiệm với kỳ hạn khác nhau, từ không kỳ hạn đến kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm/ Có những loại hình tiết kiệm mới như tiết kiệm xây dựng nhà ở.
2.Những tồn tại và nguyên nhân
2.1.Những hạn chế trong huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng. Kể từ khi ngân hàng được phân thành hai cấp trong đó NHTM thật sự kinh doanh thì vốn huy động được đặt lên hàng đầu với quan điểm “đi vay để cho vay” từ đó các NHTM đa dạng hoá các hoạt động, đa hình thức và phương pháp huy động vốn với việc khuyến mãi, xổ số có thưởng, đảm bảo giá trị (vàng, ngoại tệ) và nâng lãi suất huy động vốn, có những lúc vốn huy động tăng nhanh và tăng cao ở từng nơi, từng lúc vì thế có ngân hàng thì thừa vốn, có ngân hàng thì thiếu vốn, dù huy động vốn ở mức độ nào đi chăng nữa thì trong thới gian qua nguồn vốn của chúng ta cũng ở mức ngắn hạn, chưa ổn định và dòng chảy vốn vào ngân hàng vẫn còn có những mặt hạn chế, yếu kém:
-Các hình thức huy động vốn chưa nhiều, còn đơn điệu, phần lớn chủ yếu là các hình thức truyền thống.
-Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở rộng, nhưng công tác phục vụ, tác phong giao tiếp của các nhân viên ngân hàng chưa thực sự khẳng định khách hàng gửi tiền là “thượng đế”.
-Công nghệ khoa học ngân hàng áp dụng trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách hàng nhất là trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của dân chúng chưa được cải tiến nhiều, đa số các hoạt động gửi và lĩnh tiền của dân chúng với khách hàng được thực hiện chủ yếu là thủ công và trực tiếp ..., mọi khoản tiền gửi ở ngân hàng dân chúng chỉ nhận được một khoản lãi ( lợi nhuận) còn các tiện ích khác hầu như không có: thanh toán, chi trả, chuyển đổi, chiết khấu, mua bán...
-Trên lĩnh vực thông tin, tiếp thị về ngân hàng nhìn chung dân chúng chưa có được lòng tin vững vàng cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về ngân hàng; trong khi đó hoạt động ngân hàng có sự hạn chế về thời gian( dân chúng có nhu cầu gửi tiền và lĩnh tiền cả ngày, ngân hàng chỉ phục vụ được 6-7 giờ trong ngày).
-Chất lượng hoạt động của ngân hàng của nước ta hiện nay, nhất là “chất lượng đầu ra” đã và đang là vấn đề không bình thường đối với người gửi tiền, kể cả ở những ngân hàng lớn.
Đó là những hạn chế của chính sách huy động. Khắc phục được ngay những được những điểm hạn chế trong huy động vốn của hệ thống ngân hàng hiện nay sẽ khuyến khích mọi pháp nhân và thể nhân gửi tiền vào ngân hàng.
2.2.Những nguyên nhân
*Một số nguyên nhân cụ thể trong các hình thức huy động vốn
-Huy động vốn bằng tiền mặt
Vốn được huy động dưới dạng tiền mặt chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn, không kỳ hạn), phát hành kỳ phiếu có mục đích (tạm thời cân đối tín dụng cho một dự án đầu tư của ngân hàng).
-Lãi suất huy động tuy có cao hơn chỉ số giá cả nhưng trên thực tế thì vẫn chưa thực sự hấp dẫn người gửi tiền.
-Về hình thức huy động thì được phân chia ra loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn. Loại không có kỳ hạn với lãi suất là 0,6% tháng, thấp hơn loại có kỳ hạn từ 0,3-0,5% tháng. Tất nhiên không ai muốn gửi loại tiết kiệm này. Còn loại tiết kiệm có kỳ hạn được phân ra các loại 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng với khoảng chênh lệch từ 0,05%-0,1% tháng.Với khoảng chênh lệch này thực sự không có sự hấp dẫn nào cả, bởi vì người gửi tiền bao giờ cũng có tâm lý phân vân không biết chọn lựa loại hình tiết kiệm nào gửi cho phù hợp: nếu gửi thời gian ngắn thì lãi suất thấp quá, còn nếu gửi thời gian dài thì lãi suất tuy có chênh lệch nhưng không cao lắm trong khi đó bị đọng vốn không rút ra được khi cần thiết.
-Thời gian dài trước năm 1988-1989 chúng ta đã có huy động tiết kiệm thời hạn 3 năm, 5 năm nhưng với phương pháp tính lãi luỹ tiến, khi đến hạn trả nợ thì số tiền vốn và tiền lãi rất cao. Điều này là có lợi cho khách hàng nhưng ngân hàng không có lợi bởi hai lý do: Một là phải tính trả lãi luỹ tiến, số tiền chi trả rất cao. Hai là vốn huy động dài hạn nhưng không có kế hoạch cho vay dài hạn được.
-Cũng trong thời gian trước năm 1988-1989, chúng ta có huy động tiền gửi tiết kiệm có bảo hiểm bằng lúa. Điều này cũng chỉ có lợi cho khách hàng còn ngân hàng chưa thực sự có lợi bởi hai lý do: Một là giá lúa tăng nhanh và thay đổi từng giờ, từng ngày, hai là chỉ trong một hoặc vài ngày vốn huy động chưa được sử dụng cho vay ra thì giá lúa đã tăng lên.
-Huy động vốn bằng vàng
Với hình thức huy động này chúng ta đã có những tồn tại sau:
Trước đây chúng ta chủ trương huy động vốn bằng vàng đưa ra chưa đúng lúc. Bởi vì người dân thường có tâm lý khi vàng lên giá thì người dân sẽ ồ ạt đi mua vàng dự trữ, càng thúc đẩy giá vàng tăng lên (một phần do lượng cung về vàng khan hiếm trong khi cầu tăng cao) đến khi vàng xuống lại ào ạt đi bán vàng. đẩy giá vàng giảm xuống (cung về vàng lớn hơn cầu về vàng). Lúc vàng xuống thì huy động, lúc vàng lên thì ngưng, người dân không thể gửi vàng vào ngân hàng được, mặc dù chủ trương huy động vàng của ta đúng, nhưng thực hện chưa đúng lúc.
Các ngân hàng huy động vàng nhưng lại gặp khó khăn trong hạch toán chêng lệch giá vàng.
-Huy động vốn bằng ngoại tệ
Với hình thức này chúng ta có những tồn tại sau:
Giá mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước thấp hơn ở ngoài, nhưng phần lớn ngoại tệ được mua bán ở thị trường tự dokhông qua ngân hàng. Lượng ngoại tệ được mua ở thị trường tự do rất lớn nhưng tư nhân không thể bán lại cho ngâ hàng được vì giá mua của họ ở thị trường tự do cao hơn giá mua lại của ngân hàng.
Khối lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài thông qua việc thanh toán hàng lậu, nhập hàng trái phép.
Nhà nước chưa phát hành trái phiếu ngoại tệ để thu hút ngoại tệ.
-Huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán
Vấn đề này cũng có nhiều tồn tại:
Các ưu đãi về việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa khuyến khích người thanh toán.
Thanh toán bằng séc còn nhiều hạn chế về thời hạn lưu hành, chỉ có 15 ngày là quá ngắn, chưa quy định thế nào là trường hợp bất khả kháng dẫn đến đơn vị không nộp séc gây thiệt hại cho người thụ hưởng.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư còn rất hạn chế bởi nhiều vấn đề như nơi làm dịch vụ (bưu điện, điện, nước) không chấp nhận thanh toán hình thức này bởi vì chưa quen. Hơn nữa khoản thu nhập của đại bộ phận dân cư và cán bộ công nhân viên còn quá thấp không thể mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán theo hình thức này được.
*Những nguyên nhân chung
2.2.1.Vấn đề lãi suất
-Sự thay đổi lãi suất một cách bất thường trong hệ thống NHTM
Vào giữa những năm 1996 lãi suất tiền gửi giảm đồng loạt ở các NHTM, đến cuối năm 1996 lãi suất tiền gửi được giảm đồng loạt lại tăng lên, phải thừa nhận rằng việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi là những biểu hiện bình thường . Tuỳ thuộc vào điều kiện và nhu cầu vốn của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ mà họ có thể tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi trong khuôn khổ quy định về lãi suất của ngân hàng Nhà nước vẫn đảm bảo duy trì được hoạt động kinh doanh của mình. Song sự giảm đồng loạt (vào giữa những năm 1996), rồi lại tăng đồng loạt ( vào cuối năm 1996) là một nghịch cảnh trong môi trường kinh tế có lạm phát thấp và mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Vào giữa năm 1996 vì lãi suất trần giảm và vốn tồn đọng cao nên các NHTM đều giảm lãi suất, đó là lý do chính đáng, song điều đáng nói ở đây đi kèm với việc giảm lãi suất là sự tạm thời xoá bỏ hình thức huy động vốn có thời hạn. Những kỳ hạn tiền gửi vốn dĩ đã rất ngắn : 6 tháng, 9 tháng cũng không còn được ngân hàng chấp nhận nữa, thậm chí ngay cả loại tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng cũng có ngân hàng từ chối.
Dân chúng xôn xao không biết nên chuyển vốn đầu tư vào đâu khi thị trường bất động sản thì đang chựng lại, và rủi ro thì rất cao, thị trường chứng khoán thì chưa có, hụi hè thì dễ vỡ đổ, chỉ còn một nơi duy nhất có thể yên tâm thì nguồn sinh lời cho số tiền tích luỹ của mình, đó là ngân hàng thì ngân hàng lại cũng tháo lui. Đến cuối năm 1996, nhu cầu về vốn lại rõ lên. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thể hiểu được điều đơn giản này, vì người ta thấy lãi suất của các ngân hàng tăng lên, lãi suất kỳ hạn 3 tháng từ 0,6% tháng trước được kéo lên thậm chí 1% tháng. Các kỳ hạn “gửi tiền” lại đa dạng như trước, ngân hàng lại nhận tiền gửi 6 tháng, 9 tháng và tiền gửi 13 tháng- loại kỳ hạn trước đây không có. Vâng, đối với người gửi tiền thì lãi suất tiền gửi cao là tốt, song sự bất bình thường trong điều chỉnh lãi suất như vậy sẽ gây một cảm giác không yên tâm: có vẻ như ngân hàng thiếu một định hướng chiến lược cho hoạt động của mình.
-Nâng lãi suất tiền gửi thanh toán- điều không nên làm
Trong số các lãi suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất tiền gửi thanh toán được quan tâm nhất. Xét về bản chất tiền gửi thanh toán là những khoản tiền gửi mà người ký thác nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn và thuận tiện trong giao dịch, thanh toán chứ không phải để hưởng lãi. ở hầu hết các nước trên thế giới người ta không trả lãi cho loại tiền gửi này. ở Việt Nam, do muốn tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng, do các loại lãi suất tiền gửi khác cũng khá cao...nên chúng ta đã trả một tỷ lệ lãi nhất định cho tiền gửi thanh toán, song cho dù có trả lãi thì định hướng cho loại tiền gửi này vẫn là: dần dần tiến tới xoá bỏ việc trả lãi. Nhìn lại lãi suất của tiền gửi của nước ta mới thấy diễn biến của nó phức tạp, không theo một quy luật nào: từ 0,1% tháng lên 0,5%; 0,7% rồi lại xuống dần trở lại 0,1% và đến cuối năm 1996 cùng với các loại lãi suất khác, nó lại tăng lên ở tất cả các ngân hàng (0,4% và có ngân hàng trả 0,5%; 0,7% tháng). Khi lãi suất tiền gửi tăng lên, không cần có thói quen thì mọi người vẫn dễ dàng chấp nhận, nhưng khi giảm xuống thì quả là người ta không dễ dàng chấp nhận. Sau khi lãi suất đã được kéo tụt trở lại 0,1% tháng, tất cả có vẻ như yên vị rồi vì mọi người đã quen (từ 1-1996 đến 10-1996), thì chiến dịch lãi suất cuối năm 1996 lại bật tung nó lên. Các ngân hàng tỏ ra có sự cạnh tranh khá quyết liiệt đối với nguồn vốn rẻ nhất này. Một sự cạnh tranh không có cầm cương, không có định hướng đã dẫn đến một kết quả thật đáng tiếc: làm mất đi một thói quen đang được nuôi dưỡng “ đã là tiền gửi thanh toán thì chỉ có lãi suất khuyến khích (thấp) thậm chí không trả lãi”.
-Chênh lệch 0,35% giữa lãi suất cho vay bình quân với lãi suất tiền gửi bình quân
Đây là một quy định gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên các báo, tạp chí kể cả trong ngành lẫn ngoài ngành.
Ý kiến ủng hộ quy định này cho rằng: chênh lệch 0,35% có tác dụng bảo vệ người gửi tiền và với mức khống chế 0,35% sẽ có tác dụng khuyến khích và các ngân hàng quan tâm hơn đến chất lượng quản lý, ngân hàng nào quản lý tốt, tiết kiệm được chi phí thì lợi nhuận cao, ngược lại ngân hàng quản lý kém, để chi phí phát sinh nhiều thì lợi nhuận thấp. Song theo chúng tôi, sử dụng thước đo chung 0,35% này cho tất cả các ngân hàng là việc làm không hợp lý và cách lý giải trên có nhiều điều chưa được kín kẽ.
Thứ nhất, chênh lệch lãi suất 0,35% áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng, có khác nào khoác cho tất cả mọi người lớn, bé, già, trẻ, mập, ốm một cái áo có cùng một cỡ số.
Mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì nhu cầu chi phí khác nhau; có những loại chi phí phát sinh do đièu kiện hoàn cảnh cụ thể, chúng ta có muốn cắt giảm cũng không được.Như trong lĩnh vực nông nghiệp, chi phí hoạt động cho vay và huy động vốn có phần tốn kếm hơn các lĩnh vực khác. Bởi trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều đối tượng vay vốn nằm dải dác phân tán, đặc biệt là cho vay hộ nông dân, không những thế, những khoản vay phát sinh thường rất nhỏ...Các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này phải chấp nhận một thực tế khách quan: doanh số cho vay thì thấp mà chi phí lại rất tốn kém. Các chi phí này phát sinh một cách tự nhiên, hoàn toàn không phải do kết quả của sự quản lý yếu kém, với chi phí cao lại chống chế trong giới hạn 0,35%, chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ thu hẹp lại và như vậy là không hợp lẽ. Ngược lại trong lĩnh vực có nhiều điều kiện thuận lợi do khách quan, các khoản cho vay phát sinh thường lớn và tập trung, và vì thế nên họ tự nhiên được hưởng mức lợi nhuận cao hơn. Như vậy, nếu đặt ngang bằng về khách quan quản lý thì sự chênh lệch về lợi nhuận giữa các ngân hàng là điều khó chấp nhận.
Thứ hai, tạo ra một mặt bằng cạnh tranh bất hợp lý.
Chúng ta thừa nhận với nhau rằng chuyển sang cơ chế thị trường phải chấp nhận cạnh tranh, song sẽ không có một mặt hàng cạnh tranh thực sự nếu khống chế chênh lệch 0,35% cho các ngân hàng. Ngân hàng nếu có lợi thế do chi phí thấp có thể chấp nhận mức lợi nhuận ngang với các ngân hàng khác để nâng lãi suất thu hút, giảm lãi suất cho vay. Như vậy, vô tình chúng ta cũng cung cấp thêm sinh khí cho một số ngân hàng và cũng có nghĩa đẩy số ngân hàng còn lại vào tình trạng khó khăn.
Thứ ba, chênh lệch 0,35% một con số không thực:
Trên thực tế chúng ta không thể tính được chênh lệch thực sự giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi do sự chênh lệch về thời hạn của tiền gửi và thời hạn cho vay. Chúng ta có thể tính được một con số đúng về chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi một khi ngân hàng chỉ là trung gian chuyển nguyên vẹn một số tiền từ khách hàng gửi tiền sang khách hàng vay tiền trong cùng một khoảng thời gian. Nghĩa là nếu khách hàng nào đó cần vay một số tiền trong một thời gian nhất định, ngân hàng sẽ vay của một người khác để chuyển cho khách hàng vay đúng số tiền đó và cũng trong thời gian đó. Song hoạt động của ngân hàng đâu phải như vậy, các kỳ hạn của nguồn vốn trong hoạt động của ngân hang phần lớn là không phú hợp với kỳ hạn cho vay.
Có những ngân hàng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn (60%-70% tổng nguồn vốn) thì cũng không bao giờ lại có khoản vay không kỳ hạn phát sinh, cho dù nguồn vốn là có kỳ hạn thì cho vay vẫn luôn luôn có hạn. Chức năng chuyển hoá về thời hạn là vhức năng tuyệt vời và chứa đựng nhiều rủi ro của ngân hàng .
Vậy thử hỏi làm sao chúng ta có thể tính được một con số thực về chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi khi cả hai đều có cùng một điểm tựa và hầu như khác biệt nhau về thời điểm và thời gian?.
Thứ tư, chênh lệch lãi suất thực tế không phản ánh đúng chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Trong thông tư 05/TT-NH1 ngày 17/8/1996 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn phương pháp xác định lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân thực tế nhằm kiểm tra việc thực hiện lãi suất hàng tháng. Trong công thức tính lãi suất hàng tháng cho thấy:
-Lãi suất cho vay bình quân thực tế tháng phụ thuộc vào tổng số lãi cho vay trong tháng.
-Lãi suất huy động bình quân thực tế tháng phụ thuộc vào tổng số chi trả tiền gửi trong tháng.
Nhưng trên thực tế việc tính toán tiền lãi cho vay thu trong tháng và số tièn gửi trả trong tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-Có loại cho vay thu lãi 3 tháng 1 lần, có loại cho vay lại thu hồi mỗi tháng một lần.
-Có thể thu đủ 100% số lãi phải thu trong kỳ, song có nơi, có vùng, có thời kỳ chỉ thu được 60% hoặc 70% số lãi phaỉ thu.
Có loại tiền gửi, có thời kỳ trả lãi cuối kỳ song có nhu cầu về vốn bức xúc, không muốn nâng lãi suất một cách lộ liễu, các ngân hàng có thể công bố mức lãi suất cũ thay vì trả lãi cuối kỳ thì ngân hàng trả lãi đầu kỳ. Cách thu lãi cho vay và mức thu lãi cho vay khác nhau, cách trả lãi tiền gửi khác nhau đều làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay bình quân thực tế và lãi suất tiền gửi bình quân thực tế và ảnh hưởng này chắc chắn tác động đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân.
Thứ năm, quy định chênh lệch 0,35% không có tác dụng bảo vệ người gửi tiền:
Quan tâm đến người gửi tiền là một ý tưởng tốt đẹp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặt khác bảo vệ người gửi tiền không chỉ là quân tâm đến người gửi tiền mà chính là đến sự tồn tại, suy vong của một ngân hàng. Theo cách lập luận của một số người khi ngân hàng Nhà nước khống chế chênh lệch 0,35% giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tièn gửi bình quân thì các ngân hàng không thể hạ thấp lãi suất tiền gửi, vì hạ lãi suất tiền gửi sẽ làm cho chênh lệch thực tế cao lên. Song nếu suy xét một cách kỹ càng chúng ta sẽ thấy 1,25% cũng chỉ là lãi suất trần, chứ không phải là lãi suất bặt buộc. Nếu 1,25% chỉ là lãi suất trần thì các ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn có chi phí thấp sẽ là điều kiện để cho ngân hàng định ra lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất trần. Hơn nữa, chỉ trong cơ chế độc quyền mới có thể định ra một mức lãi suất tuỳ thích, còn trong cơ chế cạnh tranh thì việc đưa ra một lãi suất tiền gửi thấp thì chẳng khác nào tự giết mình. Và trong thực tế cho thấy, vì cạnh tranh để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn nên các ngân hàng đã thi nhau đẩy lãi suất tiền gửi thanh toán lên.
2.2.2.Các hình thức huy động vốn trong nhân dân chưa hoàn thiện
Hiện nay chúng ta có hai hình thức huy động chính: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. ở đây chỉ tập trung xem xét loại tiền gửi có kỳ hạn
Người gửi tiền có kỳ hạn thường chú ý hơn đến lãi suất tiền gửi, họ có sự lựa chọn kỹ càng nhưng không phải lúc nào cũng chọn được hình thức gửi tiền thích hợp voứi đặc diểm thu nhập và chi tiêu của mình.
-Về kỳ hạn: chúng ta chỉ có kỳ hạn ngắn 3-6-12 tháng là chủ yếu, chưa có các loại tiền gửi dài hạn từ 5-10-15 năm.
-Về lãi suất: chưa thật rõ nét về sự ưu đãi lãi suất cho tiền gửi trung và dài hạn.
-Chưa thật sự ưu tiên cho người gửi tiền có kỳ hạn dài:
Hiện nay tiền gửi có kỳ hạn thường chỉ được lấy lại khi đáo hạn và cũng chưa có hình thức gưỉ dài hạn với lãi suất ưu đãi hơn. Một người gửi dài hạn 10 năm nhằm lấy chi tiêu thường xuyên đã không thực hiện được. Các NHTM thường không trả lãi hàng tháng. Người gửi phải gửi vào loại kỳ hạn 3 tháng để lấy lãi thường xuyên hơn và do đó giảm tính vững chắc của số dư tiền gửi.
-Chưa có sự đảm bảo rõ nét cho giá trị của tiền gửi dài hạn.
Người gửi tiền trung và dài hạn không thể yên tâm rằng sau 5-10 năm giá trị của tiền gửi vẫn còn được bảo toàn, nếu như chỉ nhìn vào con số về lãi suất. Thực tế mất giá đồng tiền vẫn còn và mức độ trượt giá là khó dự đoán. Đòi hỏi bên cạnh lãi suất phải có công cụ khác, một khẳng định chắc chắn hơn.
2.2.3.Chưa đồng bộ thiếu khoa học trong tổ chức các nghiệp vụ huy động tiền gửi.
-Các thẻ tiết kiệm là ấn chỉ quan trọng, nếu là thẻ tiết kiệm không ghi danh thì còn có giá trị như tiền nhưng không có các yếu tố an toàn đặc biệt như tiền.
Trong thực tế khi một thẻ tiết kiệm lưu hành thì tại một nơi khác, không phải là nơi phát hành không thể xác định thẻ đó là thật hay giả bởi không có ký hiệu đặc biệt như sợi phản quang... hoặc không có ký hiệu mật khác.
-Thiếu thông tin lẫn nhau gây khó khăn cho người gửi tiền.
Ví dụ một khách hàng A gửi tiền ở quỹ tiết kiệm số 1 và dùng thẻ tiết kiệm đó để thế chấp vay vốn tại phòng giao dịch B (cùng chi nhánh ngân hàng), thì phòng giao dịch B không có thông tin đảm bảo đó là thẻ tiết kiệm thật-còn số dư-chưa báo mất(?) phải yêu cầu khách hàng trở lại quỹ tiết kiệm số 1 chứng nhận. Mặc dù việc chứng nhận đã cũng ít ý nghĩa vì mẫu dấu và chữ ký của Quỹ tiết kiệm số 1 không được đăng ký trước.
-Chưa đáp ứng nhu cầu quan trọng và phổ biến của người gửi là : gửi một nơi nhưng lại rút ở một nơi khác
-Chưa tổ chức được các hoạt động thanh toán, chuyển tiền ngay từ cơ sở huy động tiền gửi. Người bắt buộc phải rút tiền mặt để thực hiện thanh toán lẫn nhau, hoặc vận chuyển tiền đến nơi khác.
-Áp dụng các qui định một cách máy móc, dành thuận lợi cho mình, nhường thiệt thòi cho người gửi tiền.
Hiện tại một số NHTM để thuận tiện cho hạch toán thì chỉ sử dụng các thẻ tiết kiệm có kỳ hạn theo kiểu sử dụng một lần ( gửi một lần, rút một lần), làm thiệt hại cho khách hàng.
Ví dụ: Ông A gửi tiền tiết kiệm 3 tháng, theo cách nhiều kỳ liên tục không rút vốn, ngày 1/1 nhằm ngày 1/4 được lấy lãi. Khi đó ông phải rút toàn bộ vốn và lãi vì lập thủ tục mới để gửi lại số tiềnvốn. Nếu do chậm trễ, ngày 15/4 mới tới được thì món gửi mới ( do rút ra gửi lại) tính từ 15/4. Còn từ 1-15/4 ông phải chịu thiệt thòi không có lãi hay hưởng lãi không kỳ hạn.
-Thủ tục rườm rà không cần thiết.
Theo nguyên tác người gửi tiền xuất trình giấy chứng minh nhân dân để gửi tiền, thì họ cũng chỉ làm như vậy khi rút, kể cả khi báo mất thẻ tiết kiệm. Trong thực tế khi báo mất thẻ lại yêu cầu chứng nhận của chính quyền là không cần thiết. Vả lại nếu họ báo mất vào ngày đáo hạn thì phải đợi 10 ngày sau nếu chưa có ai lợi dụng mới được rút ra cũng càng không cần thiết. Điều đó gây tâm lý không an tâm, người gửi có thể hiểu rằng tiền gửi tại ngân hàng vẫn có thể bị người khác đến rút và có thể sẽ bị mất nếu người khác lợi dụng. ở đây phải khẳng định rằng: Nếu tiền gửi có ghi danh mà quĩ tiết kiệm bị người khác lợi dụng rút ra thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, chứ không phải là người gửi kể cả họ bị mất thẻ tiết kiệm.
2.2.4.Nhân dân chưa tin vào ngân hàng
Dù nhà nước có khá nhiều nỗ lực cho hoạt động ngân hàng và ngày càng có nhiều tiện ích ngân hàng ra đời như: ngân phiếu thanh toán, chi phiếu cá nhân, thẻ tín dụng... nhưng hiện nay vẫn còn một số không ít người chưa thực sự tin vào ngân hàng, dĩ nhiên họ có lý do riêng như sợ có người biết có tiền hoặc lý do nào khác nữa.
2.2.5.Sự trượt giá của đồng tiền
Đồng tiền của chúng ta dù đã ổn định nhưng vẫn còn trượt giá nhất định biểu hiện qua sự tưng lên của giá cả hàng hoá, hoặc sút giá so với đồng đô-la.
Nếu làm con tính kỹ lưỡng thì sự trượt giá vẫn còn thấp hơn tiền lãi thu được, nhưng điều này còn là một nỗi ưu tư của người dân vì họ vẫn còn phần nào dè dặt và đối với một số ít người việc chuyển thành những thứ có giá trị bền vững như là: mua vàng, mua đô-la, nữ trang quí ( Hạt xoàn, kim cương) có vẻ như an toàn hơn.
Tiết kiệm và tiêu dùng luôn luôn là hai yếu tố đối nghịch nhau. Một điều rất hiển nhiên là trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và sự phát triển của cơ chế thị trường, áp lực chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng tăng cao và điều đó có ý nghĩa là người dân sẽ giảm bớt đi tiết kiệm, trước hết cho bản thân họ và gia đình, nhưng sau cùng ảnh hưởng đến việc nhập nguồn vốn đầu tư từ nhân dân qua con đường tiết kiệm...Dĩ nhiên, chúng ta không quên một điều là sức mạnh tiêu dùng cũng là một động cơ phát triển sản xuất, nhưng sự tiêu dùng hiện nay vượt quá sự cần thiết và có những tiêu dùng chưa chắc là đã góp phần vào sự thúc đẩy sản suất trong nước phát triển, ví dụ như tiêu dùng mà chỉ nhằm vào hàng ngoại, tiêu dùng lãng phí, đua đòi...
2.2.6.Chính sách tập trung vốn từ dân
-Chúng ta chưa cụ thẻ hoá chính sách này và ngược lại trong khi chúng ta có chính sách này cùng lúc lại có những biện pháp tuy đúng đắn nhưng lại khiến cho người dân có cảm giác là Nhà nước không cần đến vốn của dân. Ví dụ, việc giảm lãi suất tiết kiệm hoặc khá nhiều ngân hàng từ chối nhận tiền gửi 3 thàng mà không có những giải thích cần thiết.
-Việc thu hút vốn dài hạn cũng không nhất quán, dù ngân hàng Nhà nước có nêu lên vấn đề là biện pháp thu hút vốn trung và dài hạn nhưng nếu nhiều ngân hàng không chấp nhận gửi dài hạn thì dù có đề ra bao nhiêu biện pháp cũng vô dụng.
2.2.7.Chưa hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán có tổ chức để thực hiện huy động vốn
Khi nghiên cứu thực trạng huy động vốn của nhân dân ta trong những năm gần đây, chúng ta đều thấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0816.doc