Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - Nông thôn

Lời nói đầu Đổi mới nông nghiệp, nông thôn là khâu đột phá của công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta. Trong 15 năm đổi mới nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tao điều kiện cho đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. Những thành tựu trong đổi mới nông nghiệp, nông thôn những năm qua có ý nghĩa quan trọng, song xét trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước ở nước ta thì nh

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - Nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững thành tựu dó mới chỉ góp phần đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội để chuyển sang một giai đoạn mới. Thập niên 2001-2010 có thể xem là một giai đoạn phát triển mới, có vị trí đặc biệt quan trọng trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.Trong thập niên này, nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa để tạo điều kiện cần thiết góp phần đưa nền kinh tế mchuyển sang một trình độ phát triển kinh tế mới về chất. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao có sức cạnh tranh về cơ bản độc chiếm thị trường nội địa và mở rộng nhanh thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn. Để đạt được những mục tiêu trên thì yêu cầu về vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn ngày càng nhiều. Vì vậy, làm thế nào để huy động được lượng vốn đầu tư cần thiết và cần những điều kiện gì để sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động đang là những vấn đề bức xức cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. Đứng trước vấn đề này, Em mạnh dạn đưa ra đề tài “Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn". Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn . Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh , người đã giúp đỡ, dẫn dắt em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hằng Chương I: những vấn đề lý luận chung cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn . I- Lý luận về đầu tư phát triển: 1. Khái niệm đầu tư phát triển: Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu vè các kết quả nhất định trong tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ, quyền sở hữu... Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc trong nền sản xuất xã hội. 2. Vốn đầu tư : Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong qúa trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạop ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình. Như vậy, hoạt động đầu tư là qúa trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất. Kinh doanh, dịch vụ,và sinh hoạt đời sống. 3. Quan hệ giữa đầu tư và phát triển: Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối quan hệ nhân quả giưã đầu tư và phát triển kinh tế nói chung. Quan điểm cho rằng, đầu tư là chìa khoá trong chiến lược và kế hoạch phát triển đã được cụ thể hoá trong mối tương quan giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng trưởng GDP hoặc GNP . Điều rõ ràng là một nền kinh tế muốn giữa được tốc độ tăng trưởngở mức trung bình, thì phải giữ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng. Tỷ lệ thoả đáng đó phải lớn hơn 15% GNP. Trong một số trường hợp phải đạt 25% GNP. J.Mkeynes trong lý thuyết “ đầu tư vào mô hình số nhân” đã chứng minh được rằng tăng đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của cầu tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và kích thích tái sản xuất phát triển. ở đay có sự tác động theo chu kỳ: tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập từ đó tăng sức mua và tăng đầu ra. Tăng đầu tư mới dẫn đến tăng thu nhập mới, sức mua mới dẫn đến tăng đầu ra mới và tăng truởng nhanh. Bổ sung lý thuyết “ số nhân” của keynes, các nhà kinh tế Mỹ đưa ra lý thuyết “gia tốc”. Lý thuyết này không những nghiên cứu các quyết định đầu tư, mà còn chứng minh mối liên hệ giữa gia tăng sản lượng làm cho đầu tư tăng lên thế nào, sau đó đầu tư tăng lên sẽ gia tăng sản lượng với nhịp độ nhânh hơn thế nào. Sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của nguyên tắc ‘gia tốc”. Theo lý thuyết gia tốc để vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng liên tục. Nhưng logic của vấn đề ở chỗ, số lượng sản phẩm bán ra ngày hôm nay là kết quả đầu tư của thời kỳ trước năm trước. II- Đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn : 1. Vai trò của nông nghiệp - nông thôn trong điều kiện hiện nay: Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Đặc biệt là một nước đang phát triển như nước ta, với xuất phát điểm thấp, 80% dân số sống ở nông thôn, hơn 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Thì vai trò của nông nghiệp lại càng quan trọng. Qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn nhấn mạnh vị trí của nông nghiệp và nông thôn trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội, CNH-HĐH đất nước. Đây là khu vực sản xuất chủ yếu, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cả trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Thực tế khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn đã đóng góp 40% GDP và gần 40% kim ngạch xuất khẩu. Khu vực này cũng đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, một ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay. Các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản nước ta đã có mặt nhiều nơi trên thế giới và đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới. Cũng nhờ vậy mà đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, người dân ngày càng tin tưởng vào cuộc sống và hăng hái tham gia sản xuất làm giàu cho mình và cho đất nước. Thật thiếu sót nếu không thấy rằng khu vực nông thôn là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Chiếm hơn 80% dân số của cả nước, các nhu cầu sinh hoạt như ăn, ở, mặc, đi lại, vui chơi giải trí....ngày càng tăng thì đây là một thị trường mở, hứa hện tương lai tươi sáng cho các nhà sản xuất. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Đảng ta đã khẳng định: “ nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, nguồn vốn trong nước là quyết định...”. Như vậy để phát triển nhanh kinh tế xã hội thì phải kết hợp vốn trong và ngoài nước. Nhưng để phát triển ổn định bền vững thì phải phát huy tôiư đa nội lực của mình. Muốn vậy cần phải có tích luỹ nội địa, phải tích luỹ từ dân cư. Hay nói cách khác là phải coi trọng lĩnh vực nông nghiệp –nông thôn, chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Có như vậy mới tăng khả năng tích luỹ vốn nội bộ để phát triển đất nước một cách bền vững, góp phần giải quyết việc làm và phát huy tối đa khả năng cạnh tranh tối đa của nước ta về các sản phẩm nông nghiệp. 2. Nội dung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn : 2.1. Cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp ,nông thôn : -Như chúng ta đều biết nước ta có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Dân số khá đông( gần 80 triệu dân) trong đó 80% dân số sống ở nông thôn và 70%lực lượng lao động xã hội làm việc ở nông thôn, yều cầu về việc làm ngày càng bức xúc và gay gắt, đòihỏi phải giải quyết nhanh chóng. Xuất phát từ mục tiêu CNH_HĐHcủa nước ta. Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, để trở thành một nước CNH, trước hết phải ưu tiên phát triển nông nghiệp, CNH nông nghiệp. Nước ta do điều kiện kinh tế xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên, địa hình đa dạng và phong phú nên thuận lợi cho phát triển đa dạng cả trồng trọt và chăn nuôi. Đầu tư phát triển nông nghiệp sẽ là nền tảng, tạo đà cho CNH-HĐH đất nước. Chúng ta sẽ không thực hiện được CNH-HĐH đất nước nếu không tiến hành CNH-HĐH nông thôn. Có thể nói CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là việc tạo một nền tảng vững chắc và ổn định giúp ta nhanh chóng thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nói chung. Xuất phát từ mục tiêu xoá đói giảm nghèo. ở nước ta hiện nay số hộ đói nghèo ở nông thôn còn khá nhiều, điều kiện sống của nhiều bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu vùng xa. Họ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu về văn hoá tinh thần. Nhiều nơi đời sống còn rất nghèo khổ, không có điện, đường sá chưa lưu thông, chưa có phương tiện truyền thong đem văn hoá đến cho bà con nông dân vì vậy nhân dân nhiều nơi không nắm được chủ trương chính sách đường lối của Đảng nên còn nhiều suy nghĩ sai lệch lạc hậu, nhiều khi bị kẻ xấu lợi dụng xúi bẩy làm nhiều việc trái với dường lối của Đảng, phi khoa học.... Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta là xoá đói giảm nghèo, khai thông đường xá, đem văn hoá, đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân nhất là vùng sâu vùng xa. Xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Trong điều kiện hiện nay thì nông nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn là một ngành sản xuất hàng hoá. Mà đã là hàng hoá thì phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường như giá cả, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm... Sản phẩm nông nghiệp muốn trở thành hàng hoá có chất lượng và giá thành cao thì phải qua khâu chế biến, bảo quản. Do vậy yêu cầu về đầu tư xây dựng các cơ sơ chế biến nông –lâm –thuỷ sản, đầu tư vào khoa học kỹ thuật trong các khâu: giống, tưới tiêu, nuôi trồng, thu hoạch... là rất cần thiết, đảm bảo hiệu quả cao cho nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế nông nghiệp. Là ngành sản xuất mang tính thời vụ, người nông dân chỉ bận rộn những ngày mùa, thời gian nông nhàn rất nhiều. Do vậy, bên cạnh nghề nông thuần tuý người dân có thể làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập, tiết kiệm được khoảng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy yêu cầu là phải đầu tư phát triển đa dạng hoá các ngành nghề kinh tế nông thôn. Xuất phát từ điều kiện kinh tế của từng vùng mà có kế hoạch đầu tư hợp lý . Các vùng đồng bằng có điều kiện thích hợp trồng lúa, hoa màu, các cây công nghiệp như bông, đay,... nuôi trồng thuỷ sản, gia súc nhỏ gia cầm. Các vùng ven biển có điều kiện về trồng các cây nước lợ, nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản có giá trị như tôm sú, ba ba.... Các vùng núi trung du và cao nguyên, do điều kiện đất đai chủ yếu là đất đồi, đất đỏ bazan nên thích hợp được các cây công nghiệp ngắn ngày như chè, caphê, hật điều, hạt tiêu....ở các vùng này cũng có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn và nhỏ như: trâu bò, dê, lợn, gà...... Nắm được điều kiện, lợi thế của từng vùng và có hướng đầu tư hợp lý thì hiệu quả đầu tư sẽ cao. Để đạt được hiệu quả cao thì ta phải tiến hành đầu tư toàn diện và đầu tư đồng bộ, đầu tư từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư tư cả phát triển nông nghiệp lẫn phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân. 2.2. Phương thức đầu tư phát triển nông nghiệp-nông thôn. Đầu tư trực tiếp bằng ngân sách nhà nước để khuyến khích phát triển những sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia như: cây lương thực, cây xuất khẩu, cây đặc sản có giá trị cao. Vốn đầu tư sẽ được sử dụng để chuyển giao công nghệ mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối tượng đầu tư theo nội dung này là hệ thống trạm trại nghiên cứu, thực nghiệm và triển khai như: giống, thuỷ nông, bảo vệ thực vật, cải tạo đất... Đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng phát triển nông nghiệp-nông thôn với lãi suất ưu đãi. Nhà nước dành một phần vốn ngân sách , một phần vốn đi vay cho các đối tượng sản xuất kinh doanh nông nghiệp và kinh tế nông thôn với mục tiêu hỗ trợ vốn. Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp, bù lỗ cho hộ sản xuất phần lãi suất ưu đãi. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện, chợ, thông tin liên lạc, kho tàng bến bãi....tuỳ theo khả năng ngân sách , nhà nước đầu tư toàn bộ hoặcnhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và tăng hiệu quả.Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những vùng sản xuất hàng hoá lớn về lương thực, thực phẩm và nông sản xuất khẩu. Đầu tư qua gia mua vật tư và bán nông sản của hộ sản xuất cũng là phương thức được nhiều nước áp dụng. Hộ sản xuất nông nghiệp được mua vật tư, xăng dầu phục vụ sản xuất với giá thấp và ổn định, được bán nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề dịch vụ ở nông thôn với giá cao, ổn định. Nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thu mua của nhà nước cho hộ sản xuất cũng là một dạng đầu tư gián tiếp. Đầu tư cho việc thực hiện chính sách thuế sử dụng đất, thuế doanh thu: Chính phủ thực hiện chính sách miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất, thuế sản xuất hàng hoá cho nông dân, coi như một khoản đầu tư hỗ trợ khuyến khích nông dân sản xuất. Đầu tư cho việc khai hoang và xây dựng các khu kinh tế mới: ở những khu này, nhà nước đầu tư khai phá dất mới, xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuyển giao cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp. Như vậy sẽ vừa tạo nên việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo; vừa bố trí lại dân cư và lao động trên các vùng lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư ở nông thôn. Và kết quả cuối cùng là sản xuất phát triển, độ đồng đều trong nông thôn cao hơn, sản phẩm xã hội được tạo ra nhiều hơn. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây là một hướng đầu tư có hiệu quả. Nhà nước tiến hành đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp với đủ các ngành nghề, từ kỹ thuật đến quản lý, nhập nội các giống tốt, phù hợp với đất đai và khí hậu để giống đó có thể phát triển mạnh, cho năng suất chất lượng cao. Tiến hành chuyển giao công nghệ đến hộ nông dân, đến đồng ruộng, thực hiện công tác khuyến ngư, khuyến nông, giúp bà con nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật để hiểu rõ tính chất, đặc điểm của từng giống, từng loại phân, thuốc hoá học.... từ đó tiến hành thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Đầu tư cho công nghiệp nông thôn Việc đầu tư này vừa có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Kinh nghiệm nhiều nước đã khẳng định: trong khu vực nông thôn, công nghiệp phải cùng với nông nghiệp để tạo nên cơ cấu hoàn chỉnh và thống nhất, đồng thời là động lực của sự phát triển .nông nghiệp không thể phát triển vững chắc nếu như không có sự phát triển của công nghiệp và thị trường. Nếu đất nông nghiệp là trung tâm của kinh tế nông thôn thì công nghiệp là giá đỡ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển thể hiện ở bốn vị trí: đầu vào, khoảng giữa, đầu ra và cơ sở hạ tầng. ở đầu vào công nghiệp cung cấp phân bón xăng dầu, máy móc, nông cụ điện.... ở khoảng giữa, công nghiệp cung cấp máy móc và công cụ để chăm sóc, tỉa bón, và thu hoạch nông sản điều tiết hoạt động sinh quần trong hệ sinh thái.ở đầu ra, công nghiệplà thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp bao gồm: nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng lương thực thực phẩm. ở hạ tầng, công nghiệp xây dựng và hoàn thiện đường xá, bến bãi, trâm trại gnhiên cứu thực nghiệm, cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thông tin liên lạc... Đầu tư mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu nông sản khi ngành nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thì việc tìm thị trường và mở rộng thị trường là rất quan trọng. Đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hoá sản xuất tại địa bàn nông thôn bao gồm các nội dung: xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tổ chức mạng lưới thu mua nông sản từ các chủ hộ sản xuất, xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản nông sản, sơ chế nông sản, quảng cáo và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hiện nay, các nước dâng chuyển nhanh từ nông nghiệp tự cấp tự túc thì vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản phải càng được quan tâm và đầu tư thoả đáng. đầu tư cho thị trường cũng bao gồm tiền vốn và công nghệ. Thị trường còn có chức năng hướng dẫn người sản xuất thông qua hệ thống thông tin, quảng cáo về nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, dự báo thị trường nông sản trong nước và trên thế giới. Những nước có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển hiện nay cũng là những nước biết đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Thị trường là đầu ra, nên càng thông thoáng thì sản xuất càng có điều kiện phát triển nhanh. 2.3. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp-nông thôn. 2.3.1. Bản chất của nguồn vốn đầu tư . Với những giả định về một nền kinh tế đóng, CacMac đã chứng minh điều kiện để dẩm bảo qúa trình tái sản xuất mở rộng không ngừng bằng cách chia nền kinh tế thành hai khu vực: khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng gí trị của từng khu vực đều bao gồm c+v+m trong đó c là phần tiêu hao vật chất, v+m là phần mới sáng tạo ra. Để đảm bảo qúa trình tái sản xuất mở rộng không ngừng, nền sản xuất xã hội phải đảm bảo v+m của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất của khu vực II tức là:(v+m)I > cII. . hay là (v+c+m)I > ci +cII Như vậy, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn cho những tiêu hao vật chất ci và cII ở cả hai khu vực của nền kinh tế mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong qúa trình tiếp theo. Còn khu vực II thì: (c+v+m)II > (v+m)I+(v+m)II . Có nghĩa là: tư liệu tiêu dùng do khu vực II tạo ra không chỉ bù đắp tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực mà còn phải thừa để đamr bảo thoã mãn nhu cầu tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô của nền sản xuất xã hội được mở rộng. Để có dư thừa về tư liệu sản xuất, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I,mặt khác phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Từ đó có thể rút ra kết luận: con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Vấn đề này cũng được kinh tế học hiện đại chứng minh. Nếu gọi GDP là tổng sản phẩm quốc nội, C là tiêu dùng của cá nhân và chính phủ, I là tiêu dùng của doanh nghiệp để bổ sung vào vốn cố định và vốn lưu động (tức là vốn để đầu tư) thì : GDP =C+I (1) Phần tiêu dùng I của doanh nghiệp là phần thừa ra không tiêu dùng đến từ GDP. Nếu gọi phần tiết kiệm này là S thì : GDP=C+S (2) Từ (1),(2) ta có S=I Như vậy, tăng GDP cho phép tăng C+I hoặc C+S. trong đó S hoặcI càng lớn, sản xuất càng được mở rộng, đến lượt mình, sản xuất càng mở rộng, GDP càng tăng và có điều kiện để tăng tiêu dùng, nâng cao đời sống của người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế mở: GDP =C+I+X-M (3) Trong đó: X. là giá trị hàng hoá xuất khẩu. M .là gía trị hàng hoá nhập khẩu. Mà GDP =C+S (4) Từ (3), (4) ta có S= I+X-M hay I= S+M-X hay I-S=M-X Nếu I-S> 0 thì M-X > 0 S là tiết kiệm trong nước M-X là tiền đầu tư từ nước ngoài. Như vậy, trong điều kiện nên kinh tế mở, nguồn vốn để đầu tư ngoài tiết kiệm trong nước còn có thể huy động từ nước ngoài trong điều kiện tiết kiệm trong nước không đáp ứng được yêu cầu đầu tư. 2.3.2 Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn. xuất phát từ lý luận trên và thực tiễn vai trò của nông nghiệp trong điều kiện hiện nay thì yêu cầu về vốn đầu tư cho nông nghiệp –nông thôn là rất lớn. Do vậy nguồn vốn đầu tư là đa dạng, nó bao gồm : Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Vốn đầu tư của dân cư. Trong đó vốn đầu tư của dân cư bao gồm; Nguồn vốn đầu tư của bản thân nông thôn. Nguồn vốn đầu tư của những người sống ở đô thị vào nông thôn. Nguồn vốn đầu tư từ kiều bào. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia qúa trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn đầu tư giàn tiếp nước ngoài ODA: là vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như viện trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài, lãi suất thấp, kể cả cho vay theo hình thức thông thường Nguồn vốn tín dụng: vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính ... 2.4. Sử dụng và quản lý vốn đầu tư. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng rất đa dạng và phong phú. Do vậy, bên cạnh việc thu hút tối đa các nguồn vốn thì việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư rất quan trọng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương và các cơ sở. Mỗi nguồn vốn thường có cơ chế sử dụng và quản lý riêng. Vốn ngân sách nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch của nhà nước, cụ thể là : Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh mà không có khả năng thu hồi vốn thì được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển . đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, các dự án kinh tế ( thuộc ngân sách trung ương). Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dùng để đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của nhà nước.việc bố trí đầu tư cho các dự án này do chính phủ quyết định cụ thể cho tùng đối tượng trong từng thời kỳ kế hoạch. Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, được quản lý trong luật ngân sách nhà nước. Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của nhà nước dùng cho đầu tư và phát triển . Vốn tín dụng thương mại dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động... dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành. Doanh nghiệp thuộc tổ chức nào quản lý thì tổ chức đó còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước: trường hợp các doanh nghiệp nhà nước được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất, mặt nước, mặt biển, nhà xưởng, thiết bị và các công trình khác thuộc vốn nhà nước phải được cấp có thẩm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả vốn cho nhà nước theo quy định hiện hành. Vốn do chính quyền cấp tỉnh và các huyện huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện. Các nguồn vốn trên phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng với quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư của dân. chủ đầu tư phải làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh,giấy phép xây dựng. Việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo quy định của chính phủ. Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam, được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác và các tổ chức, cơ quan nước ngoài. Việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư có tích chất quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. nếu chỉ thu hút mà không sử dụng một cách ccó hiệu quả và không có sự quản lý chặt chẽ, thống nhất thì sẽ không đạt được mục tiêu và gây lãng phí nguồn vốn. Đối với đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn, do đặc điểm của nó là : tính sinh lợi trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay thấp hơn các ngành khác, chu kỳ kinh doanh của nông nghiệp thường dài, năng suất thấp, thời gian khấu hao kéo dài. Bên cạnh đó tính rủi ro và kém ổn định của sản xuất kinh doanh nông nghiệp một mặt ảnh hưởng đến thời gian thu hồi vốn đầu tư trong nông nghiệp mặt khác ảnh hưởng đến thòi gian thu hồi vốn đầu tư của các ngành kinh tế nông thôn có sử dụng nguồn lực nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng và quản lý vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn càng đồi hỏi phải được thực hiện chi tiết, cụ thể từng ngành, từng cấp, từng địa phương. 2.5 Hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn : Khi tiến hành bất cứ hoạt động đầu tư nào,việc phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư là một yêu cầu không thể thiếu vì nó là cơ sở để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không ,các tổ chức tài chính có đồng ý cấp vốn ,cho vay vốn hay không ....Tính hiệu quả là việc so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó . Hiệu quả hoạt động đầu tư baqo gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội . Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức đọ đáp ứng nhu cầu phát triễn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở đã sử dụng socác kỳ khác , cơ sở sản xuất khác hoặc so với định mức chung. Hiệu quả kinh tế xã hội kinh tế đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư . Đối với một dự án phát triễn nông nghiệp nông thôn cụ thể ta thường phân tích hiệu quả tài chính và hiiêụ quả kinh tế xã hội . *Phân tích hiệu quả tài chính: Để phân tích hiệu quả tài chính ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá . -Các chỉ tiêu không dùng hiện giá bao gồm: + Vòng quay của vốn lưu động =tổng doanh thu /vốn lưu động . + Tỷ suất lợi nhuận =lãi ròng /tổng vốn đầu tư . - Các chỉ tiêu dùng hiện giá gồm: Thời gian hoàn vốn (T),tổng lãi ròng (NPV),tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR),tỷ số lợi ích /chi phí (B/C),tỷ suất lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận thuần /vốn đầu tư ). Xác định điểm hoà vốn của dự án. -Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính bao gồm: + An toàn về vốn :tỷ lệ vốn tự có =vốn tự có /tổng vốn đầu tư . Hệ số lưu hoạt =tài sản lưu động có /tài sản lưu động nợ + An toàn về khả năng trả nợ =tích luỹ /ngạch số trả nợ . trong đó tích lũy=lợi nhuận + khấu hao . ngạch số trả nợ =nợ gốc +lãi vay đến hạn . Phân tích độ nhạy của dự án . *Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội : - xác định tỷ lệ sinh lời xã hội =lời lỗ xã hội /(tổng chi phí sản xuất của dự án + lãi vay đến hạn ) -xác định những lợi ích và những chi phí mà xã hội thu được và bỏ ra . - Xác định giá trị gia tăng gồm: +Giá trị gia tăng gián tiếp . + Giá trị gia tăng trực tiếp =lãi ròng +lương +thuế +các khoản nợ –trợ giá, bù giá . Xác định khả năng tạo việc làm cho người lao động : Ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu : + Mức vốn đầu tư cần thiết tạo ra việc làm cho một lao động + Thu nhập bình quân một lao động . Xác định mức đóng góp cho ngân sách. Xác định mức tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ : + Mức tăng thu ngoại tệ =số ngoại tệ thu được do xuất khẩu –chi phí ngoại tệ cần nhập . + Mức tiết kiệm ngoại tệ = chi phí ngoại tệ nhập khẩu các sản phẩm –chi phí ngoại tệ cần nhập khẩu . Xác định mức đọ ảnh hưởng của dự án đến các ngành khác . Xác định mức đọ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân . Xác định mức đóng góp vào sự phát triễn kinh tế của địa phương :Tăng cương hệ thống kết cấu hạ tầng , tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người lao động . *Dưới đây ta xem xét hiệu quả của đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn . - Góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. Thực tế kinh tế nông nghiệp –nông thôn nước ta đóng góp khoảng 40% GDP. Nên có thể khẳng định nếu ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp –nông thôn thì sẽ làm tăng sự đóng góp vào GDP của nghành kinh tế này. Nâng cao cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Cái mà người nông dân thiếu là vốn bằng tiền mặt, máy móc, công cụ,dụng cụ, giống cho năng suất cao...và kiến thức về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do vậy một yêu cầu đặt ra là phải có sự đầu tư thích đáng, hợp lý giúp người nông dân có vốn để sản xuất kinh doanh, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và đời sống văn minh,văn hoá. Đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia,đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Góp phần tạo việc làm cho người lao động. Do sản xuất nông nghiệp có tính chất mùa vụ nên người lao động thường nhàn rỗi vào những kì không phải là mùa vụ. Vì vậy, đầu tư vào các ngành kinh tế nông thôn sẽ huy động được lực lượng lao động nhàn rỗi, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Điều này không những chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có cả ý nghĩa về mặt chính trị, tư tưởng. Nhiều cầu cống được xây dựng, đường xá được khai thông, mở rộng nối liền các vùng. Trường học, bệnh viện, điểm bưu điện văn hoá...cũng được đầu tư xây dựng góp phần đổi mới bộ mặt kinh tế nông thôn , đưa nông thôn tiến gần đến thành thị, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo công bằng xã hội, giúp nhân dân tin tưởng vào đường lối chính trị của Đảng. Tăng tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi quốc gia là phải phát h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35149.doc
Tài liệu liên quan