Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội

BẢNG CHỮ VIẾT TẤT -TPCP: Trái phiếu chính phủ. -KBNN:Kho bạc nhà nước. -DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. -NSNN: Ngân sách nhà nước. -TTCK: Thị trường chứng khoán. -TCTD:Tổ chức tín dụng. -NHTM: Ngân hàng thương mại. -TPCQĐP: Trái phiếu chính quyền địa phương. -UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước. -TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán. MỞ ĐẦU Với vị thế là thủ đô,trung tâm chính trị văn hóa giáo dục của cả nước,và cùng với cả nước,Hà Nội đã tiến hành các công cuộc đổi mới sâu sắc toàn

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu quan trọng.Thành phố Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước về tốc độ phát triển kinh tế,về đóng góp ngân sách nhà nước cũng như tiềm năng và thực tế huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Xét trên phạm vi quốc gia và từng địa phương,bên cạnh việc huy động vốn từ ngân sách,từ các nguồn đầu tư nước ngoài,thì nguồn vốn dân cư dài hạn là vô cùng quan trọng.Nhiều năm qua.Hà Nội đã quan tâm và đạt được một số kết quả tích cực bước đầu trong việc thu hút nguồn vốn dân cư cho phát triển kinh tế-xã hội thủ đô,song trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập và vấn đề mới được đặt ra,đòi hỏi được nhận thức và giải quyết vấn đề phải làm sao huy động vốn tối đa các nguồn vốn dân cư cho phát triển kinh tế của thủ đô.Đây cũng chính là mục tiêu chủ yếu của chuyên đề thực tập”Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội”. Nhận thức về các nguồn vốn,trong đó có vốn dân cư chưa hoàn toàn được hiểu thống nhất và càng chưa từng được chuẩn hóa trong bất kỳ một định nghĩa và văn bản tài liệu chính thức nào.Nói cách khác,khái niệm vốn dân cư là có tính mở cao và khá linh hoạt trong thực tế sử dụng của các cơ quan Nhà nước,cũng như trong nhiều tài liệu và nghiên cứu khoa học khác nhau.Tiếp cận dưới góc độ tài chính học và để tránh những phức tạp về lý thuyết cũng như khắc phục những hạn chế về số liệu thống kê và tránh trùng lặp với các đề tài khác đã được thực hiện,nên trong chuyên đề này vốn dân cư được giới hạn là tiền tích lũy trong dân tức bằng tổng các khoản thu trừ đi tổng các khoản chi dùng thường xuyên bắt buộc hàng ngày cho sinh hoạt và chi thiết yếu khác của hộ gia đình dân cư.Đồng thời,các kênh huy động vốn dân cư được giới hạn ở một số kênh chính thức trên thị trường vốn,thị trường chứng khoán Hà Nội,như phát hành trái phiếu qua kho bạc nhà nước cho thu NSNN,tiền tiết kiệm gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng,các khoản tiền mua công trái và chứng khoán doanh nghiệp khác trên TTCK… Mặc dù có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo T.S Nguyễn Hồng Minh đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương1:Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư cho đầu tư phát triển. 1.1.Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội. Hà Nội - mảnh đất có truyền thống nghìn năm văn hiến và lừng lẫy chiến công đánh giặc, nơi định đô của các vương triều phong kiến tự chủ Việt Nam tự hào là trung tâm đầu não chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á với bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9-1945, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Là trái tim đất nước, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ở Hà Nội. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây. Người Hà Nội còn giữ mãi hình ảnh những ngày hoạt động tưng bừng và sôi động; những cuộc đón tiếp anh em bầu bạn từ bốn phương xa đến với Việt Nam. Hà Nội tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai như Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN... Nếu như cách đây gần 1000 năm, Thăng Long đã có Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, thì nay Hà Nội là nơi tập trung 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước, với hơn 330 nghìn học sinh - sinh viên. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tất cả các trường ở Việt Nam đều dùng tiếng Việt. Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng gấp 13 lần năm học sau giải phóng. Tính bình quân cứ 3 người Hà Nội có một người đang đi học. Nhiều học sinh Hà Nội đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước được công nhận phổ cập xong cấp trung học cơ sở, có một số trường đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật. Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. Thành phố Hà Nội có số dân khoảng 6,1 triệu ngưới.Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37265 người/km2, ở ngoại thành 1721 người/km2). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước. Việc dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần biến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên khắp các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu. Hà Nội là trung tâm chính trị,kinh tế văn hóa giáo dục của cả nước.Bên cạnh đó còn nhiều bất cập như mật độ dân số tăng nhanh cộng với quy hoạch kiến trúc đô thị còn lộn xộn vì vậy nhất thiết phải tăng cường thu hút vốn cho đầu tư phát triển để xây dựng Hà Nội thành một thành phố bền vững trong tương lai.Bên cạnh việc huy động vốn từ ngân sách,từ các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn trong dân cư về dài hạn là vô cùng quan trọng.Thực tế phát triển thế giới cho thấy,bất kỳ nước nào cũng đều sử dụng nguồn lực nội bộ là chính.Nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài,dù là viện trợ,cho vay hay đầu tư từ nước ngoài cũng không thể thay thế nguồn vốn trong nước.Hơn nữa các nguồn vốn nước ngoài không phải là vốn cho không mà đều có điều kiện và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.Về lâu dài vốn vay phải trả cả gốc lẫn lãi,còn FDI phải dành một phần cho chuyển lãi và vốn gốc về chính quốc. Xét dưới góc độ tổng quát,nguồn vốn trong dân cư có vai trò: -Lăm tăng vốn đầu tư toàn xã hội,trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trong nước. -Đáp ứng sự linh hoạt phương thức,qui mô,lĩnh vực đầu tư,từ đó góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư của xã hội. Với GDP bình quân đầu người vào mức cao của cả nước thì việc huy động tối đa các nguồn vốn dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế là cần thiết hơn bao giờ hết. 1.2.Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư cho đầu tư phát triển. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có một nguồn vốn lớn.Chính sách huy động và sử dụng vốn là một bộ phqqnj quan trọng trong chính sách tài chính -tiền tệ quốc gia,nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập trong phạm vi toàn xã hội,tác động trực tiếp đến các mối quan hệ tích lũy,tiêu dùng và các chính sách tiền tệ tín dụng. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 của ngân hàng Thế giới, đầu tư hàng năm của Việt Nam vào cơ sở hạ tầng chiếm từ 9-10% GDP (tỉ lệ cao nhất so với tiêu chuẩn quốc tế). Tuy nhiên, cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều cho rằng, để duy trì tỉ lệ hiện tại, Việt Nam nên tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến 11-12% trong tổng GDP. Theo Thứ trưởng Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Bích Đạt, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phải gấp 2 lần tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, nếu không, mọi thứ sẽ phải được bố trí lại. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp phát triển vào năm 2020, Việt Nam phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và toàn diện. Giai đoạn 2007-2008, đất nước cần khoản 30 tỉ USD/năm để phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện tại, gần 40% trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là được cung cấp từ nguồn vốn quốc tế, trong khi đó, chỉ 15% là từ tư nhân. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20-30% tổng nhu cầu. Hà Nội là trung tâm tài chính-tiền tệ lớn nhất Miền Bắc và đứng thứ hai đất nước sau thành phố Hồ Chí Minh.Trong những năm qua,Hà Nội đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đã được khẳng định và thể chế hóa qua nghị quyết của Bộ chính trị về phương hướng,nhiệm vụ phát triển thủ đô trong thời kỳ 2001-1010 và Pháp lệnh Thủ đô,theo đó mục tiêu đề ra là đến năm 2010,tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội đạt khoảng 9%,GDP bình quân đầu người đạt 2100-2200USD/người,cơ cấu kinh tế là:dịch vụ 56%.công nghiệp 42%,nông nghiệp 2%. Để thực hiện được các mục tiêu nói trên,việc huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thủ đô đóng vai trò quyết định.Theo ước tính,trong thời kỳ 2001-2010,nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội 329.000 tỷ đồng,bình quân hàng năm nhu cầu về vốn là 32.900 tỷ đồng. 1.3.Kết quả huy động nguồn vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế qua các kênh chính thức chủ yếu. 1.3.1.Huy động nguồn vốn dân cư cho NSNN theo kênh phát hành trái phiếu chính phủ thông qua kho bạc nhà nước. Việt Nam bắt đầu tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu thí điểm từ 1991 và tính đến 2005, Bộ Tài chính đã huy động  được 200 ngàn tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2000-2005 là huy động nhiều nhất. Hiện nay, trái phiếu Chính phủ đang là lượng hàng hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồng trái phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhà nước, 8.000 tỉ đồng phát hành qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tài chính để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóng tàu. Bảng 1: Các đợt huy động vốn của kho bạc Hà Nội. Năm 1995 6.681.015 Đợt 1 6 tháng 1,7 2.060.901 Đợt 2 12 tháng 21 4.620.114 Năm 1996 734.482 Đợt 1 12 tháng 16 260.302 Đợt 2 12 tháng 12 474.180 Năm 1997 1.218.956 Đợt 1 24 tháng 12 925.087 Đợt 2 24 tháng 14 293.869 Năm 1998 638.570 Đợt 1 24 tháng 12 29.341 Đợt 2 24 tháng 12 149.616 Đợt 3 24 tháng 13 412.874 Đợt 4 24 tháng 14 46.739 Năm 1999 3.814.207 Đợt 1 24 tháng 13 893.837 Đợt 2 60 tháng 10 2.920.370 Năm 2000 1.024.000 Đợt 1 24 tháng 7 591.000 Đợt 2 60 tháng 6.4 433.000 Năm 2001 759.528 Đợt 1 24 tháng 6.8 637.749 Đợt 2 24 tháng 7.0 80.426 Đợt 3 60 tháng 7.2 41.353 Năm 2002 759.528 Đợt 1 24 tháng 7.1 167.796 Đợt 2 24 tháng 7.4 277.446 Đợt 3 24 tháng 7.8 273.545 Năm 2003 2.513.876 Đợt 1 24 tháng 8.2 293.824 Đợt 2 60 tháng 8.0 1.490.747 Đợt 3 24 tháng 8.4 140.818 Đợt 4 24 tháng 8.2 147.761 Đợt 5 60 tháng 8.5 44.726 Năm 2004 1.323.071 Đợt 1 24 tháng 8.2 788.962 Đợt 2 60 tháng 8.5 534.109 Năm 2005 2.459.648 Đợt 1 24 tháng 8.4 381.903 Đợt 2 60 tháng 8.2 2.077.745 Đợt 3 60 tháng 8.6 120.198 Nguồn:Kho bạc Hà Nội Để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn từ năm 1996.KBNN đã ngừng phát hành trái phiếu loại 1 năm để phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm.Thời hạn phát hành trái phiếu thường là 2 năm.Lãi suất trái phiếu cũng được điều chỉnh giảm dần từ 16% năm 1996 xuống còn khoảng trên dưới 8% cho đến hiện nay. Về huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), tính đến hết ngày 24/12/2008, Kho bạc Nhà nước đã huy động được trên 39.627 tỷ đồng, bằng 63,6% kế hoạch được giao. Trong năm 2008, đã có 70 thành viên thị trường tham gia vào thị trường đấu thầu TPCP, 40 thành viên bảo lãnh phát hành. Trong 2 năm 2005 và 2006,Hà Nội đã phát hành TPCQĐP qua KBNN thành phố thu được 1500 tỷ đồng dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị(cầu Nhật Tân và đường 5 kéo dài).Thời hạn huy động chủ yếu là 5 năm với lãi suất gần 8%. Ngày 1/4/2009, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 400 tỷ đồng đợt 1 năm 2009 theo cơ chế cấp phát các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, và nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể, ngân sách TP sẽ tạm ứng 200 tỉ đồng thực hiện các dự án đầu tư theo cơ chế cấp phát thuộc kế hoạch năm 2008 nhưng mất cân đối nguồn do hụt thu nguồn tiền sử dụng đất, tiền bán nhà phục vụ tái định cư thuộc kế hoạch thu năm ngoái, chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư năm 2009. Một số dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản điều chỉnh năm 2008 giao Kho bạc Nhà nước thành phố thanh toán như: Nhà NƠ1 đô thị mới Định Công; Nhà N1A, N1B, N5A, N5BC, N5D đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính; cụm nhà ở cao tầng trên ô đất N2A, N2B, N2C, N2D, N2E, N2F cũng thuộc khu Trung Hòa - Nhân Chính... 1.3.2.Huy động vốn dân cư qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Với mục đích huy động nguồn vốn lớn trong dân cư,hệ thống ngân hàng đã thực hiện nhiều cải cách theo hướng thị trường hóa và hiện đại hóa nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tăng cường lòng tin của công chúng trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó,ngân hàng cũng đưa ra quy chế mới về tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình.Nội dung cải cách gồm: -Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. -Cho phép các TCTD được tự quy định các điều kiện và điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình.Nội dung cải cách bao gồm: -Quy định đối tượng gửi tiết kiệm bao gồm cả cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. -Cho phép các tổ chức tín dụng được tự quy định các điều kiện và các điều khoản đối với hoạt động gửi tiết kiệm như thời hạn,các hình thức huy động… -Cho phép tổ chức tín dụng tổ chức việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại các địa điểm giao dịch khác nhau trong cùng hệ thống. -Cho phép tổ chức tín dụng áp dụng chức năng thanh toán đối với tài khoản riền gửi tiết kiệm của người gửi tiền trong một số trường hợp. Đánh giá việc huy động vốn của thành phố Hà Nội trong thời gian qua: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động bình quân của các TCTD của thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005 đạt trên 23% /năm(dự kiến năm 2006 vốn huy động tăng hơn 30% so với năm 2005).thấp hơn mức tăng trưởng bình quan của toàn ngành ngân hàng(24%/năm).Tiền gửi của dân cư và các doanh nghiệp ,đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn trên 1 năm tăng khá trong những năm gần đây đã tạo được thế chủ động trong cho vay và đầu tư trung và dài hạn.Đây là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các ngân hàng trên địa bàn. Bảng 2:Nguồn huy động vốn của các tổ chức dân cư thông qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đơn vị:tỷ đồng 2000 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 74.477 92.500 147.175 172.160 175.227 231.779 397.852 483.972 Trong đó Tổ chưc kinh tế 41.214 51.270 90.917 107.410 96.559 128.271 292.417 320.659 Dân cư 33.263 41.230 56.228 64.750 78.668 13.508 105.435 163.313 Nguồn:Tổng cục thống kê Hà Nội. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã tìm mọi biện pháp đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế thông qua phát triển mạng lưới các chi nhánh trực thuộc,các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm,mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng thanh toán.Các phương thức huy động vốn và công cụ lãi suất đã được đáp ứng một cánh linh hoạt đa dạng. Đặc biệt các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng còn quan tâm và chú trọng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống,phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng,đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế,bao gồm:dịch vụ thanh toán,dịch vụ ngân quỹ.dịch vụ thu đổi ngoại tệ,nhận và chi trả kiều hối.dịch vụ tư vấn , thanh toán liên ngân hàng qua mạng máy vi tính,chuyển tiền điện tử.dịch vụ rút tiền tự động(qua máy ATM),ngân hàng điện tử…Kết quả thu nhập từ hoạt động dịch vụ của cá ngân hàng và tổ chức tín dụng không ngừng được nâng lên. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được ứng dụng với những tiện ích do công nghệ mới hiện đại mang lại đã có ý nghĩa kinh tế xã hội,khuyến khích dân cư mở rộng giao dịch với ngân hàng,giảm lượng tiền mặt trong lưu thông,góp phần phát triển thương mại điện tử.Hiện nay ngân hàng nhà nước Việt Nam và tất cả các ngân hàng thương mại đã xây dựng website để giới thiệu về hoạt động của mình,thông tin các dịch vụ ngân hàng.trên 80% nghiệp vụ ngân hàng được tin học hóa,công nghệ tin học được ứng dụng trực tiếp vào công tác thanh toán.Đồng thời phần lớn các ngân hàng thương mại đã giao dịch một cửa,đặc biệt là trong giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm,áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi tài khoản cá nhân,áp dụng mã số hóa tiền gửi tiết kiệm,áp dụng phần mềm vi tính cho quá trình giao dịch nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm của dân cư. 1.3.3.Huy động vốn trong dân cư qua trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. TTCK Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới.TTCK bước vào giai đoạn bùng nổ về quy mô,đặc biệt là thị trường cổ phiếu.Kể từ khi thành lập tính đến ngày 31/3/2009,có 177 công ty đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội. TTCKVN đã thực sự thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 TTCKVN đã huy động được 90.000 tỷ đồng vốn cho các doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức: UBCKNN đã cấp phép chào bán cổ phiếu cho 179 công ty, với tổng cộng 2.460 triệu cổ phiếu được phát hành ra công chúng, tương ứng với khoảng 48.000 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2006. UBCKNN cũng tổ chức phát hành được 3.468 triệu trái phiếu, tương đương 3.750 tỷ đồng cho 3 NHTM cổ phần; UBCKNN chấp thuận phát hành 25 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương 250 tỷ đồng cho quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife. Trải qua nhiều thăng trầm, TTCKVN năm 2007 vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường đạt 43,7% GDP - một con số không nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Tính đến 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp niêm yết tại đây đã tăng lên 168 công ty, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 21,715 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt 55.174 tỷ đồng. Mặc dù thị trường sụt giảm so với thời điểm cuối năm 2007, giá trị vốn hóa thị trường giảm trên 40%, nhưng quy mô niêm yết trong năm 2008 đã tăng mạnh: số lượng công ty niêm yết tăng 50%, khối lượng niêm yết tăng 62,8%. Bảng 3:Quy mô niêm yết trên TTGDCK Hà Nội. Loại chứng khoán 7-12/2005 2006 2007 2008 Số lượng Giá trị niêm yết(tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết(tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết(tỷ đồng) Số lượng Giá trị niêm yết(tỷ đồng) Cổ phiếu 6 118,255 84 14.054,793 113 18.758,408 171 37.824,298 Trái phiếu 7 1200 78 17270 157 64.175,598 501 158.503,598 Toàn thị trường 13 1318,255 162 34.324,793 270 81.934,006 672 212.154,848 Nguồn:TTGDCK Hà Nội. 1.3.3.1.Về hoạt động đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Tính đến thời điểm ngày 31/3/2006.trên TTGDCK Hà Nội có 10 công ty thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu với vốn hóa trên thị trường trên 2.300 tỷ đồng và 6 loại trái phiếu với tổng trị giá 1.060 tỷ đồng.Nhưng đến ngày 22/12/2006,đã có đến 87 tổ chức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường là 32.096 tỷ đồng và 90 loại trái phiếu với tổng giá trị là 18.140 tỷ đồng. Năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc đấu giá và IPO các doanh nghiệp lớn với số lượng cổ phần chào bán đạt mức kỷ lục trong lịch sử 7 năm hoạt động của TTCK với một số tên tuổi tiêu biểu sau: Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ(tỷ đồng) Số lượng cổ phiếu đấu giá Giá trúng thầu bình quân(đồng/cổ phiếu) Thời gian đấu giá PVFCCo 3.800 128.626.000 54,403 24/04/2007 Tập đoàn Bảo Việt 6.800 59.440.000 73,910 31/05/2007 Tài chính dầu khí 5.000 59.638.900 69,974 19/10/2007 Vietcombank 15.000 97.500.000 107,680 26/12/2007 Nguồn: TTGDCK Hà Nội. Về nhà đầu tư tham gia đấu giá,năm 2005 có tới 4.085 lượt nhà đầu tư tham gia đấu giá;2.880 lượt nhà đầu tư đã trúng giá,trong đó có 2.734 nhà đầu tư cá nhân trúng giá.Như vậy trung bình có 146 nhà đầu tư tham gia vào một đợt đấu giá,trung bình có 103 nhà đầu tư trúng giá trong một phiên đấu giá.Tổng số cổ phần đăng ký đặt mua cao hơn 16,7% so với tổng số cổ phần chào bán.Số tiền chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng thầu là 1.500 đồng.Nói cách khác thông qua đấu giá cổ phần nhà nước đã thu được khoản chênh lệch gần 300 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Nếu tính đến thời điểm ngày 31/12/1007 thì tổng số đợt đấu giá đã thực hiện là 53 đợt.Tổng số đợt nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá là 59.808,có 17.973 nhà đầu tư đã trúng giá trong đó có 17.602 nhà đầu tư cá nhân trúng thầu và 371 nhà đầu tư có tổ chức trúng thầu.Như vậy trung bình có 1129 nhà đàu tư tham gia vào một đợt đấu giá. THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN TẠI TTGDCKHN (chỉ bao gồm các đợt đấu giá do TTGDCKHN chủ trì) Cập nhật: 1/1/2007 - 31/12/2007 STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG 1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 53 2 Tổng số cổ phần chào bán 331 134 518 3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 3 311 345 180 000 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 59 808 5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1 207 024 357 6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 51 0 7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá:                     Tổ chức:                     Cá nhân: 17 973 371 17 602 8 Tổng số cổ phần trúng giá 285 299 763 9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 14 847 720 279 200 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 11 993 569 569 200 11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 6 628 471 662 800 Năm 2006 STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG 1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 40 2 Tổng số cổ phần chào bán 258.191.736 3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 2.599.590.120.000 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 29.633 5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1.160.332.422   6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 29.347   7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá 5.279      + Tổ chức: 190      + Cá nhân: 5.089  8 Tổng số cổ phần trúng giá 213.987.456  9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 7.746.140.938.760  10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 5.588.658.418.760  11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 5.205.880.021.690 NĂM 2005 STT CHỈ TIÊU NỘI DUNG 1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 28 2 Tổng số cổ phần chào bán 204.523.854 3 Tổng giá trị cổ phần bán đấu giá 2.128.186.749.750 4 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá 4.085  5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 238.686.830   6 Tổng số nhà đầu tư tham gia hợp lệ 4.075   7 Tổng số nhà đầu tư trúng giá 2.880      + Tổ chức: 137      + Cá nhân: 2.743  8 Tổng số cổ phần trúng giá 184.058.194  9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá 2.039.215.515.900  10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá 329.903.575.900  11 Tổng giá trị chênh lệch so với giá khởi điểm 274.109.285.200 Nguồn:TTGDCK Hà Nội. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp huy động thêm vốn thành công qua TTCK.Nhìn chung tất cả các công ty niêm yết đều có mức tăng trưởng khá cả về doanh thu và lợi nhuận,trình độ quản lý,trình độ quản trị công ty được nâng cao và tính công khai minh bạch ngày càng được tăng cường nên càng thuận lợi trong việc huy động vốn. b.Hoạt động giao dịch trên TTGDCK Hà Nội. Hastc-Index kết thúc năm 2008 với mức giảm 0.32 điểm xuống 105,12 điểm. Khối lượng giao dịch khớp lệnh toàn thị trường đạt 5,19 triệu cổ phiếu, tương đương 118,6 tỷ đồng. Tính chung giao dịch thỏa thuận, tổng khối lượng giao dịch phiên này là 6,13 triệu cổ phiếu, tương đương 166,79 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu ACB giao dịch thỏa thuận 500.000 đơn vị và khối ngoại mua thỏa thuận 600.000 cổ phiếu KBC.Ba cổ phiếu có dư mua trần nhiều nhất phiên đều là 3 cổ phiếu nhỏ: HNM có dư mua trần 195.500 cổ phiếu (giá 10.300 đồng); POT (dư mua 133.000 cp giá 8.900 đồng), V11 (dư mua 77.400 cp giá 11.800 đồng); HBE (dư mua 82.300 cp giá 9.700 đồng). Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất phiên này trên sàn Hà Nội là SPP, VBH, NPS và KBC (cũng tăng 1.000 đồng), VTL tăng 900 đồng. Ngoài KBC giao dịch khớp lệnh 38.200 cổ phiếu, các mã còn lại đều giao dịch dưới 1.000 đơn vị.Như vậy, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2008, Hastc-Index đã để mất 217,22 điểm so với đầu năm. Năm VN-index (31/12) KLGD (CP&CCQ) GTGD (1000đ) Hastc index (31/12) KLGD (CP) GTGD (1000đ) 2000 207 3.641.000 90.214.760 0 0 2001 235 19.028.200 964.019.550 0 0 2002 183 35.715.939 959.329.653 0 0 2003 167 28.074.150 502.022.234 0 0 2004 239 76.393.008 2.003.868.492 0 0 2005 308 120.959.797 3.040.370.004 96,24 20.423.383 264.372.635 2006 752 643.281.249 38.175.024.441 242,89 95.606.426 3.917.384.521 2007 927.02 2.008.535.798 205.732.389.629 323,55 612.038.933 63.422.391.065 2008 315.62 367.992.000.000 105,12 1.531.376.137 57.122.358.541 Nguồn:TTGDCK Hà Nội. Theo Giám đốc HASTC, ông Trần Văn Dũng, trong năm 2008, với 248 phiên giao dịch, tổng giá trị giao dịch cả năm đạt hơn 57.122 tỉ đồng, giảm 10,6% so với năm 2007. Tuy nhiên, xét về khối lượng giao dịch trong năm lại tăng khá mạnh, với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.531 triệu cổ phiếu, tăng gấp gần 2,5 lần năm 2007. Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong năm 2008 đạt 6,17 triệu cổ phiếu, tăng 148% so với năm 2007. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 230 tỉ đồng/phiên.Trong năm 2008, HASTC đã nhận được 76 bộ hồ sơ từ các doanh nghiệp xin niêm yết và đã chấp thuận đưa 53 cổ phiếu vào giao dịch. Kênh chứng khoán đang dần thể hiện vai trò thu hút vốn đầu tư của dân cư,bên cạnh kênh truyền thống là ngân hàng và các kênh khác như bảo hiểm,bất động sản…Đến cuối năm 2006,số lượng của nhà đầu tư chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán chỉ đạt 86.184 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường có 327.000 tài khoản giao dịch mở tại các công ty chứng khoán(tăng 240.816 tài khoản,tương đương 279% so với cuối năm 2006).Khối lượng các nhà ._.đầu tư cá nhân chiếm khoảng 80-90% tài khoản giao dich trên thị trường.Với đà tăng trưởng như hiện nay,số lượng các nhà đầu tư sẽ tăng lên từ 3-4 lần so với hiện tại,đạt khoảng 900-1000 nghìn tài khoản.Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư.Hơn nữa so với các năm trước,năm nay các nhà đầu tư cũng đã trưởng thành hơn,và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn.Trình độ và nhu cầu về đầu tư chứng khoán của các nhà đàu tư cá nhân hay tổ chức ngày một tăng.Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo sự ổn định cho thị trường. 1.3.4.Huy động vốn qua các doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm là ngành dịch vụ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân,gia đình,cho mọi tổ chức và các doanh nghiệp. Thị trường bảo hiểm là nơi dẫn vốn để cho các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các vai trò trung gian trung gian tài chính;vai trò nhà đầu tư có tổ chức và vai trò các tổ chức phát hành. Với vai trò là trung gian tài chính,các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã khẳng định là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.Bảo hiểm con người là công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền nhàn rỗi nằm ở các tầng lớp dân cư trong xã hội.Khi kinh tế phát triển,đời sống nhân dân ngày càng cao sẽ xuất hiện nhu cầu tiết kiệm hoặc đầu tư số tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.Ở các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển thường thiếu các công cụ để đáp ứng nhu cầu này,vì vậy bảo hiểm con người,đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ ra đời đã giúp các cá nhân và các tổ chức thực hiện nhu cầu một cách có hiệu quả.Do đối tượng rộng,lại vừa mang tính tiết kiệm,vừa mang tính rủi ro,hơn nữa,do cơ chế và cách thức đóng phí thuận lợi,cho nên bảo hiểm nhân thọ có nhiều ưu điểm hơn hẳn gửi tiền tiết kiệm. Có thể thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ấn tượng nhất trong khu vực và trên thế giới,với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2005 đạt khoảng 29%/năm.Trong một thập kỷ qua,tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0.37%(năm 1993) lên 2,0% năm 2005.Đến hết năm 2005,các doanh nghiệp đã đầu tư trở lại nền kinh tế gần 20.000 tỷ VND(khoảng 1,2 tỷ USD). Cơ cấu đầu tư từ nguồn tiết kiệm bảo hiểm đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn,dưới các hình thức:mua TPCP,đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết,đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông,năng lượng, khu đô thị,khu công nghiệp,các dự án sản xuất,dịch vụ…Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn ngày càng tăng,trong đó tỷ trọng đàu tư TPCP năm 2005 đã tăng 1,5 lần so với năm 2003. Một số công ty bảo hiểm đã thành lập công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ đầu tư để chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh,cung cấp thêm các dịch vụ tài chính cho thị trường qua đó góp phần tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế,nhất là vốn từ các tầng lớp dân cư.Chính sự tham gia tích cực và ngay từ đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm vào thị trường vốn và các TTCK Việt Nam là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị trường. Với vai trò là các nhà đầu tư có tổ chức,các doanh nghiệp bảo hiểm thu hút được lượng vốn nhàn rỗi lớn,bằng các đặc thù của các loại hình bảo hiểm,các doanh nghiệp bảo hiểm huy động được cả vốn ngắn hạn và dài hạn trên thị trường.Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn dài hạn trên thị trường vốn.Vai trò của bảo hiểm nhân thọ không chỉ thể hiện trong từng gia đình đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống mà còn thể hiện rõ trên phạm vi xã hội,bảo hiểm nhân thọ góp phần thu hút vốn đàu tư nước ngoài,huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm trong dân cư.Nguốn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn mà còn góp phần thực hiện tiết kiệm,chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngành bảo hiểm được đánh giá là kênh huy động vốn tiềm năng đầu tư vào nền kinh tế quốc dân lớn thứ hai-sau ngành ngân hàng. Theo đánh giá của cục thống kê,GDP bình quân đầu người trong giai đoạn năm 2003-2004 đã tăng lên 30% so với giai đoạn 2001-2002.Mức thu nhập bình quân cao hơn cũng giúp cho người dân tiết kiệm được nhiều hơn. Tổng mức tiết kiệm của các hộ gia đình trong năm 2004 là 114.400 tỷ đồng(7.2 tỷ USD) trong khi các kênh vốn như tiền gửi ngân hàng,TTCK,bất động sản và bảo hiểm chỉ thu hút khoảng được 70.000 tỷ đồng,vẫn còn 42.000 tỷ đồng nữa đang đợi đầu tư vào nền kinh tế,đó cũng chính là cơ hội cho ngành bảo hiểm phát triển. Việt Nam có dân số là 83 triệu người với 60% dân số dưới 30 tuổi.Hiện nay theo đánh giá chỉ có khoảng 8% dân số tham gia vào thị trường bảo hiểm,như vậy vẫn còn là một khoảng trống rất lớn để mở rộng thị trường (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ). Thị trường bảo hiểm năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,song quy mô thị trường bảo hiểm vẫn còn nhỏ,chưa xứng đáng với tiềm năng.Thủ đô Hà Nội là một trong 2 địa bàn(Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có hoạt động kinh doanh bảo hiểm lớn nhất cả nước. Bảng 7:Một số chỉ tiêu bảo hiểm chủ yếu. Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 1.Kết cấu thị trường .Tổng số DNBH,MGBH 8 15 20 24 26 32 .Doanh nghiệp phi nhân thọ 6 10 13 14 14 16 .Doanh nghiệp nhân thọ 3 4 4 5 8 .Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 .Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 2 5 6 7 2.Quy mô thị trường bảo hiểm(tỷ đồng) .Doanh thu phí bảo hiểm(tỷ đồng) 1.264 2.091 6.992 10.390 12.479 13.558 +Phi nhân thọ 1.264 1.606 2.624 3.815 4.768 5.535 +Nhân thọ 1 485 4.368 6.575 7.711 8.023 .Doanh thu đầu tư (tỷ đồng) 92 200 833 986 1.609 2.120 .Đóng góp vào GDP(%) 0.49 0.57 1.46 1.86 1.97 2.03 +Phi nhân thọ 0.46 0.4 0.49 0.54 0.67 0.72 +Nhân thọ 0.12 0.81 1.18 1.08 1.04 +Hoạt động đầu tư 0.03 0.05 0.16 0.14 0.22 0.27 .Phí bảo hiểm bình quân đàu người(nghìn đồng) 17 27 88 125 152 163 3.Đầu tư trở lại nền kinh tế(tỷ đồng) 1.232 2.664 9.955 14.602 21.195 26.906 4.Giải quyết công ăn việc làm(lao động và đại lý bảo hiểm) 7.000 30.000 76.600 125.100 136.700 143.540 Nguồn:Niên giám bảo hiểm năm 2005. Trong giai đoạn 2001-2006 và năm 2006,thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường thành phó Hà Nội nói riêng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,đóng góp cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống của xã hội;cải thiện môi trường đầu tư;giảm bớt gánh nặng cho NSNN,góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trong số 32 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có trụ sở tài thành phố Hà Nội.Sự tăng trưởng và phát triển về cả quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa thị trường bảo hiểm thủ đô thành một bộ phận quan trọng trong phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.Năm 2004,doanh thu phí trên toàn thành phố Hà Nội chiếm khoảng 46.8% so với doanh thu toàn thị trường.trong khi đó hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn này cũng chiếm trên 60% tổng số tiền các doanh nghiệp đầu tư trở lại nền kinh tế. Tổng doanh thu bảo hiểm bình quân năm 24%/năm,trong đó bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 28%/năm. Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2003 là 1.390 tỷ đồng,tăng so với năm 2002 là 33,6%,trong đó bảo hiểm nhân thọ đạt doanh thu 60.575 tỷ đồng(tăng 38,7%) với tổng số hợp đồng bảo hiểm mới là 2.070.816 hợp đồng(tăng 16,4 % so với năm 2002)và tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2003 là 5.606.237 hợp đồng tăng 16,4% so vơi năm 2002) và tổng số hợp đồng có bảo hiểm hiệu lực đến cuối năm 2003 là 5.606.237 hợp đồng,tăng 41% so với năm 2002.Tuy nhiên tỷ lệ này mới tương đương 6% dân số Việt Nam và còn qua thấp.tốc độ tăng trưởng toàn thị trường bảo hiểm năm 2003 đạt 48%,trong đó tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 53% của bảo hiểm phi nhân thọ là 40%.Tổng số vốn đầu tư lại nền kinh tế đạt khoảng 14.602 tỷ đòng. Mức phí bảo hiểm thu được toàn thị trường tính đến cuối năm 2004 đã được trên 12.479 tỷ đồng,trong đó bảo hiểm nhân thọ là 7.711 tỷ đồng.Năm 2005,tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ,là 8.023 tỷ đồng,đầu tư đạt 2.120 tỷ đồng,tăng trưởng 10% so với năm 2004.Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế quốc dân là 26.276 tỷ đồng,trong đó tiền gửi và mua TPCP là 1.216 tỷ đồng,cho vay và ủy thác đầu tư 2.155 tỷ đồng.So với năm 2004 ,tốc độ tăng trưởng năm 2005 có phần tăng chậm lại.Trong năm 2005,cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra khá gay gắt,các doanh nghiệp đua nhau hạ phí ,mở rộng điều khoản bảo hiểm,hạ thấp mức khấu trừ nên giá trị tài sản được bảo hiểm tăng 50% so với năm 2004 nhưng phí bảo hiểm lại chỉ tăng 16%.Doanh thu của bảo hiểm nhân thọ năm 2005 chỉ tăng 5,5 % so với năm 2004.Đây được coi là năm khó khăn nhất.có tốc độ tăng thấp nhất của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam .Số lượng hợp đồng khai thác mới chỉ đạt 882.929 giảm 982.860 hợp đồng so với năm 2004 và chỉ bằng 49% so với năm 2004.Số lượng hợp đồng đến cuối kỳ chỉ đạt 5.102.751 bằng 78% năm 2004,giảm 1.447.154 hợp đồng.Phí bảo hiểm thực thu năm 2005 là 1.335 tỷ đồng bằng 66% so với năm 2004.Doanh thu phí bảo hiểm đạt 80.128 tỷ đồng,tăng 5.5% so với năm 2004.Số lượng hợp đồng khai thác mới chỉ đạt 882.929 giảm 982.860 hợp đồng so với năm 2004 và chỉ bằng 49% so với năm 2004.Số lượng hợp đồng đến cuối lỳ chỉ đạt 5.102.751 bằng 78% năm 2004,giảm 1.447.154 hợp đồng.Phí bảo hiểm thu năm 2005 là 1.335 tỷ đồng bằng 66% so với năm 2004.Số lượng đại lý bảo hiểm đến cuối năm 2005 là 91.734 người,bằng 96% so với năm 2004.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các doanh nghiệp bảo hiểm chưa nắm bắt kỹ càng về nhu cầu của thị trường bảo hiểm để ra những sản phẩm phù hợp.Các doanh nghiệp bảo hiểm chưa phân tích rõ ràng chất lượng đại lý nên việc tuyển dụng,đào tạo đại lý vất vả và số đại lý nghỉ việc giữa chừng ngày càng tăng.Ngoài ra NHTM tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tới 8%-9%/năm,chỉ số giá cả tăng 8,5 %/năm cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý người tham gia bảo hiểm nhân thọ với hợp đồng dài hạn từ 10 năm,20 năm… Năm 2006 thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định,doanh thu đạt gần 18.000 tỷ đồng,tăng 10%so với năm 2005.Trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 7000 tỷ đồng,bảo hiểm nhân thọ đạt 8300 tỷ đồng và doanh thu từ hoạt động đàu tư đạt 2.700 tỷ đồng.Đến cuối năm 2006,ngành bảo hiểm đã đầu tư lại nền kinh tế khoảng 34.400 tỷ đồng,tăng trên 7.500 tỷ đồng so với năm 2005. Năm 2008, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt xấp xỉ 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỷ đồng).Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỷ đồng, PVI 2.016 tỷ đồng, Bảo Minh 1.981 tỷ đồng, PJICO 1.061 tỷ đồng, PTI đạt 429 tỷ đồng. Chính vì vậy, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấm dứt tình trạng các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh có kết quả âm đang được đặt lên hàng đầu vì bị hạn chế nguồn bù đắp từ lãi đầu tư. Không nên quá chú trọng tăng trưởng doanh thu chiếm lĩnh thị phần mà quên đi hiệu quả kinh doanh.Doanh nghiệp bảo hiểm nên nhìn nhận rõ liệu việc hạ phí bảo hiểm để giành giật dịch vụ khách hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, xử lý thiên tai, tai nạn và bồi thường kịp thời, đầy đủ, nâng cao uy tín doanh nghiệp sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.Khối doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng đạt doanh thu 10.334 tỷ đồng. Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Prudential 4.270 tỷ đồng, Bảo Việt 3.425 tỷ đồng, Manulife 1.072 tỷ đồng, AIG 634 tỷ đồng, Dai-ichi 585 tỷ đồng. 1.3.5.Huy động vốn thông qua cổ phần hóa DNNN và phát triển các công ty cổ phần. Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tăng cường huy động vốn dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế,đồng thời đó là một kênh tạo hàng và thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Việc cổ phần hóa không chỉ thu hút vốn của các nhà đầu tư,của những người lao động trong các doanh nghiệp mà còn thu hút được cả vốn của những người nông dân cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,chuyển họ thành những cổ đông và gắn bố thực sự với danh nghiệp. Việc chuyển cổ phần hóa từ hướng khép kín,nội bộ sang hình thức đấu giá công khai,bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống các DNNN,đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các thành phần khác,trong đó có dân cư cùng tham gia. Trên phạm vi toàn quốc,kể từ ngày 8/6/1992 thực hiện chỉ thị số 202/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và sau nhiều lần đổi mới các quy định các chính sách (NĐ 28,NĐ 44,NĐ 64,NĐ 187) nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ,gắn việc cổ phần hóa với việc phát triển TTCK,đến hết năm 2008 đã có trên 3.863 DNNN và bộ phận DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần.Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng sau. Bảng 8: Số lượng DNNN của Việt Nam cổ phần hóa qua các năm Năm Số DNNN đã cổ phần hóa 1993 2 1994 1 1995 3 1996 5 1997 7 1998 100 1999 250 2000 212 2001 204 2002 164 2003 532 2004 753 2005 754 2006 659 2007 116 2008 74 Tổng cộng 3.836 Nguồn: cục thống kê Bảng trên cho thấy tiến trình cổ phần hóa ngày càng được đẩy mạnh,do đó số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa tăng nhanh,liên tục(trừ 2 năm 2007,2008) Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp,hình thức cổ phần hóa phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu(chiếm 43,4%) tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành thêm cổ phiếu(chiếm khoảng 43,4 %),tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp(26%).còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%) và giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu(15,1%). Tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN tính đến 31-12-2008 (số doanh nghiệp cổ phần hóa nằm trong số doanh nghiệp sắp xếp lại) - Sắp xếp lại Cổ phần hóa Cả nước 5.414 3.836 Các bộ, ngành 1.354 1.164 Các tổng công ty 91 554 440 Các địa phương 5.506 2.232 Sau 15 năm cổ phần hóa các DNNN,có thể nhận thấy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến sau: Thứ nhất,sự chuyển hướng từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực sang cổ phần hóa DNNN ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực,trong cả nền kinh tế,dịch vụ văn hóa,kể cả NHTM,trừ DNNN trong lĩnh vực dầu khí và an ninh quốc phòng. Thứ hai,chuyển biến từ việc chỉ cổ phần hóa các DNNN quy mô nhỏ về vốn và lao động,làm ăn thua lỗ,nay sang cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi với các ngành trọng yếu của nền kinh tế(như điện lực,xi măng,viễn thông,hàng không),với kết quả hoạt động sau cổ phần hóa ngày càng tiến bộ. Thứ ba,việc cổ phần hóa không chỉ nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư ,của những người lao động trong doanh nghiệp,mà còn thu hút cả vốn những người nông dân cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp ,chuyển họ thành những cổ đông,gắn bó họ với sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ tư,việc chuyển từ cổ phần hóa theo hướng cơ bản khép kín,nội bộ chuyển sang hình thức đấu giá công khai ,bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước .Đây được coi là sự chuyển biến “có chất “ nhất thể hiện sự thay đổi căn bản về quan điểm và chủ trương về cổ phần hóa,góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh ,mạnh mẽ đến tiến trình cải các hệ thống DNNN một cách công khai minh bạch và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia. Trong số gần 3.000 doanh nghiệp cổ phần thì Nhà nước nắm 46,5% vốn điều lệ.Cổ đông là người lao động chiếm 15,1%. Bảng 9:Một số đặc điểm của các DNNN sau khi cổ phần hóa. 2002 2003 2005 2006 2007 Vốn điều lệ trung bình 7,0 6,6 10,3 12,6 14,5 Tỷ trọng vốn điều lệ của DNNN lớn hơn 10 tỷ đồng(%) 17 29 27 29 38 Nợ ngân hàng trung bình (tỷ đồng) 5 6 8 9 19 Số nhân công trung bình 247 218 184 237 304 Tỷ lệ nhà nước nắm giữ trong cac scong ty cổ phần hóa nắm giữ trên 35(%) 27 29 43 56 53 Cổ phần hóa các DNNN không có cổ phiếu bán ra bên ngoài 50 50 52 46 29 Nguồn:Dự án giám sát việc thành lập và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Theo bảng trên,quy mô trung bình của các DNNN tiến hành cổ phần hóa mặc dù nhỏ nhưng vẫn tăng lên theo thời gian.Năm 2006,vốn cổ phần trung bình của các DNNN có số vốn nhà nước là 14,5 tỷ đồng,nợ ngân hàng 18 tỷ đồng và 300 nhân công,tất cả các chỉ tiêu này đều cao hơn so với năm 2005. Cổ phần hóa các DNNN thường giao dịch đóng với bên ngoài ,nhưng số liệu trên bảng cho thấy tình hình ngày càng giảm đi.Tỷ lệ các DNNN cổ phần không bán cổ phiếu ra bên ngoài giảm từ 52% năm xuống còn 29% năm 2006.Trong năm 2005,phần vốn bán ra bên ngoài chiếm chưa đến 9% tổng số vốn của các doanh nghiệp này nhưng đến năm 2006 con số này đã tăng lên 14%.Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên khi các DNNN lớn hơn được cổ phần hóa. Với 2242 DNNN được cổ phần hóa năm 2005,các tổ chức và các cá nhân đã đầu tư 12.411 tỷ đồng mua cổ phiếu,nhà nước đã có 10.169 tỷ đồng(chiếm 58% tổng số vốn nhà nước cổ phần hóa )để đầu tư trở lại vào DNNN hoặc vào các mục đích khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Trên địa bàn Hà Nội,CPH DNNN cũng phát triển mạnh và phản ánh kết quả đặc điểm chung nêu trên của quá trình cổ phần hóa DNNN trên toàn quốc. Về công tác cổ phần hóa DNNN địa phương: Hà Nội đã tích cưc triển khai công tác cổ phần hóa DNNN địa phương.thành ủy đã ban hành chỉ thị số 10-CT/TU,chương trình 18-CTr/TU,kế hoạch 20-KH/TU(khóa XIII) và chương trình 13-CTr/TU(khóa XIII),trong đó xác định những nhiệm vụ,mục tiêu về cổ phần hóa DNNN địa phương.Ban chỉ đạo đổi mới DNNN thành phố được thành lập.Danh sách và lộ trình các DNNN trong diện cổ phần hóa được xây dựng và đôn đốc thực hiện với các nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng bộ phận,cá nhân có trách nhiệm… Ngày 7/5/2003,chính phủ có quyêt định số 86/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp,đổi mới DNNN thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2005.Ngay sau đó,thành phố đã có chỉ thị số 20-CT/TU ngày 18/6/2003 và UBND Thành phố có tờ trình số 25/TTr-TB ngày 19/6/2003 về “Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ sắp xếp và đổi mới DNNN thuộc thành phố Hà Nội”;Quyết định số 2063/QĐ-UB về quy trình sắp xếp ,cổ phần hóa và quyết định số 3287/QĐ-UB về quy trình sắp xếp,cổ phần hóa và quyết định số 3287/QĐ-UB về quy chế thuê tư vấn công ty cổ phần hóa. Nhìn chung mặc dù có sự chững lại vào những năm 2000-2002,song việc sắp xếp,đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được thành ủy và UBND Thành phố đặc biệt quan tâm,chỉ đạo theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Từ năm 1998 đến 30/6/2004,thành phố đã hoàn thành cổ phần hóa 11 doanh nghiệp(trong đó cổ phần hóa bộ phận 20 doanh nghiệp,cổ phần toàn bộ 91 doanh nghiệp)và thành lập 114 công ty cổ phần. Các mục tiêu của cổ phần hóa bước đầu đạt kết quả tốt.Sau cổ phần hóa,bình quân vốn doanh nghiệp đạt gần 4,6 tỷ đồng,tăng gấp 2,2 lần.Hầu hết cá doanh nghiệp đều có mức doanh thu lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước cao hơn khi còn là DNNN(tăng khoảng 15-20%).Đa số các công ty cổ phần đều có cổ tức chia cho cổ đông và tỷ lệ cổ tức chia cho cho các cổ đông và tỷ lệ cổ tức thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.Đào tạo và đào tại lại 2.500 lao động,tuyển thêm 622 lao động mới.Ý thức, năng suất lao động và thu nhập của người lao động được cải thiện.Huy động thêm được 351,4 tỷ đồng tiền vốn từ các cổ đông,vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa được bảo toàn và tiếp tục tăng trưởng… Chất lượng công tác sắp xếp,cổ phần hóa được nâng cao:Các tồn tại tài chính,lao động của doanh nghiệp được săp xếp,cổ phần hóa cơ bản được xử lý. Phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp,cổ phần hóa được xây dựng công phu và có tính khả thi cao…Đa phần các doanh nghiệp sau sắp xếp,cổ phần hóa hoạt động ổn định ,có hiệu quả hơn so với khi còn là DNNN.Đặc biệt,các mục tiêu cổ phần hóa DNNN đều được thực hiện: + Cổ phần hóa đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu,đồng thời tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. Theo số liệu tổng hợp của 58 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2005,tổng vốn điều lệ của 58 công ty cổ phần là 622.497 triệu đồng,trong đó nhà nước giữ 212.972 triệu đồng,tương đương :34,2%,cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp giữ 392.899 triệu đồng,chiếm 53% và tổng giá trị cổ phần bán đấu gái cho các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp là :79.626 triệu đồng,chiếm 12,8%.Chính sách cổ phần hóa cho phép đại đa số người lao động trở thành cổ đông của công ty cổ phần.Người lao động-cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình,có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp với tinh thần dân chủ trách nhiệm cao như:Tham dự đại hội đồng cổ đông để thông qua điều lệ công ty ,bầu các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát ,biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh daonh của doanh nghiệp …làm cho cơ chế quản lý doanh nghiệp thay đổi theo chiều hướng tích cực,hoạt động quản lý năng động,có hiệu quả và thích nghi với nền kinh tế thị trường.Chính sách cổ phần hóa cho phép đại đa số người lao động trở thành cổ đông của công ty cổ phần.Người lao động-cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình .có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả bằng việc dự Đại hội đồng cổ đông để thông qua các điều lệ công ty,bầu các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát,biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh,kế hoạch phát triển dài hạn hàng năm,tăng giảm vốn điều lệ,đầu tư sản xuất phân chia lợi nhuận …Nhờ đó họ nâng cao được tính chủ động,ý thức kỷ luật,tinh thần tự giác,tiết kiệm trong sản xuât kinh doanh,góp phần làm cho hiệu quả hoạt đọng của doanh nghiệp ngày một tăng. Việc kiểm tra,giám sát của người lao động-cổ đông và xã hội đối với công ty cổ phần thực sự có hiệu quả,tài chính của công ty cổ phần được minh bạch,công khai,cùng với những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cổ đông tạo điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách đầy đủ và triệt để. +Cổ phần hóa trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN,để DNNN có cơ cấu thích hợp ,quy mô lớn,tập trung vào những ngành những lĩnh vực then chốt của thành phố. Thông qua việc cổ phần hóa số lượng DNNN được giảm bớt,đồng thời DNNN có bước cơ cấu lại quan trọng.Từ chỗ DNNN rất phân tán ,dán trải trong tất cả các ngành,lĩnh vực này tập trung vào những ngành .lĩnh vực then chốt của thành phố cần ưu tiên để phát triển:cung cấp nước sạch;vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus;đầu tư phát triển hạ tầng đô thị ;kinh doanh thương mại hiện đại… +Cổ phần hóa đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cổ phần hóa tạo hàng hóa cung cấp cho các hoạt động của TTGDCK Hà Nội.Ngược lại,TTGDCK Hà Nội ra đời có tác động thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa được nahn hơn,đồng thời là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp vừa rẻ vừa tiện lợi. TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần được tham gia niêm yết trên sàn sàn giao dịch để huy động vốn ,tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư. + Cổ phần hóa mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động ,có hiệu quả và thích nghi với nền kinh tế thị trường. Chuyển sang công ty cổ phần ,doanh nghiệp hoat động theo có chế thị trường,tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật và trước cổ đông.Theo luật doanh nghiệp mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần thể hiện sự phân định rõ ràng vè quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu và người sử dụng tái sản của công ty để kinh doanh.Vì vậy đa số các công ty cổ phần phải tiến hành rà soát lại và xây dựng mới các nội quy hoạt động như:Quy chế tài chính;quy chế lao động,tuyển dụng,đề bạt cán bộ;xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ban lãnh đạo,của người lao động của cổ đông,có cơ chế phân phối rõ ràng;thực hiện tinh giản bộ máy quản lý,hợp lý hóa các bộ phận sản xuất kinh doanh;…trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động,chất lượng sản phẩm,hạ giá thành,nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với quá trình sắp xếp lại DNNN theo phương án sắp xếp tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,cơ cấu DNNN thuộc thành phố có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực,như:Số lượng DNNN giảm dần từ 222 doanh nghiệp (năm 2001) xuống còn 208 doanh nghiệp(1/1/1/2003) và đén 31/12/2004 dự kiến còn 82 doanh nghiệp.Các DNNN được giữ lại tạp trung vào các ngành nghề:Điện tử -thông tin,cơ kim khí;dệt may –da giày;chế biến thực phẩm;giao thông đô thị;thương mại-du lịch.Đồng thời quy mô vốn DNNN từ 17,4 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2002),dự kiến sẽ tăng đạt 48,3 tỷ đồng/doanh nghiệp(năm 2005) Tính đến thời điểm 31/3/2006,trên TTGDCK Hà Nội có 10 doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu với vốn hóa trên thị trường trên 2300 tỷ đồng và 6 loại trái phiếu với tổng trị giá 1.060 tỷ đồng.Tính đến hết ngày 31/3/2006,TTGDCK Hà Nội đã tổ chức được trên 100 phiên giao dịch thành công với giá trị trung bình hơn 4 tỷ đồng/1 phiên. Bảng 10-Các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội (tính đến hết ngày 31/3/2006) Đơn vị:triệu đồng Mã CK Tên công ty Vốn điều lệ BBS Công ty cổ phần bao bì xi măng Bút Sơn 40.00 CID Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 5.140 DXP Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 35.000 GHA Công ty cổ phần giấy Hải Âu 12.894,8 HSC Công ty cổ phần Hacinco 5.800 ILC Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài 6.000 KHP Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa 152.522,6 VNR Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 343.000 VSH Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh sơn sông Hinh 1.225.000 VTL Công ty cổ phần Thăng Long 18.000 Nguồn: Cổ phần hóa đã gây được tiếng vang trong toàn xã hội,mở ra cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp cũng như cơ hội đầu tư cho các nhà đàu tư cá nhân.Mặt khác cổ phần hóa cũng làm cho người lao động từ người làm công ăn lương đã có cơ hội làm chủ doanh nghiệp,cổ phần hóa đã trực tiếp tác động đến đời sống,việc làm của người lao động,từ đó góp phần phổ biến chứng khoán và đầu tư chứng khoán trong dân chúng.Việc tham gia nghiêm túc,nhiệt tình của công chúng đầu tư trong các phiên đấu giá của công ty trên TTGDCK Hà Nội thời gian qua cho thấy không chỉ người lao động làm việc tại các công ty được đấu giá mà cả công chúng đàu tư đã khá quan tâm đến việc đầu tư,kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu. Bên cạnh sự bùng nổ về giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch ,thì giao dịch các loại cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động trên thị trường OTC. Thực tiễn thời gian qua cho thấy trong số hàng ngàn các công ty và doanh nghiệp cổ phần hóa,trong đó chỉ có một số lượng nhỏ công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán,còn lại một số lượng cổ phiếu lớn của công ty chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường OTC.Thậm chí có những cổ phiếu được đánh giá là có tính thanh khoản cao và hấp dẫn hơn cả các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội. Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng,số lượng các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng.Tổng số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tính đến năm 2005 đã tăng lên gấp 5 lần từ năm 2000,từ 3.658 doanh nghiệp lên 16.641 doanh nghiệp.Trong đó loại hình công ty cổ phần không có vốn nhà nước tăng từ 151 doanh nghiệp trong năm 2000 lên đến 4.495 doanh nghiệp năm 2005.Sự tăng trưởng nhanh chóng này cho thấy môi trường kinh doanh của nhà nước đang được cải thiện và ngày càng khẳng định được vai trò của dân cư trong hoạt động kinh doanh. Bảng 11:Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước 3.658 5.297 8.374 10.645 13.866 16.641 Công ty cổ phần vốn NN<50% 45 80 78 97 119 171 Công ty cổ phần không có vốn nhà nước 151 332 988 1.782 3.130 4.495 Nguồn cục thống kê Hà Nội. Cùng với số lượng các doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng lên qua các năm thì một lượng vốn từ các cá nhân cũng được huy động để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.Với những sự hỗ trợ từ chính sách của nàh nước,các doanh nghiệp ngoài nhà nước càng thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của mình. Quy mô vốn của các doanh nghiệp cổ phần ngoài nhà nước cũng được tăng lên.Số lượng các doanh nghiệp có số vốn từ 10 tỷ đến 50 tỷ từ 666 doanh nghiệp năm 2003 cũng tăng lên 1.190 doanh nghiệp năm 2005. Bảng 12:Số doanh nghiệp ngoài nhà nước chia theo quy mô vốn ĐVT:doanh nghiệp Tổng số <500 triệu đồng Từ 500 triệu đồngđến dưới 5 tỷ Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến 50 tỷ Trên 50 tỷ Năm 2003 10.645 2.720 6.372 771 666 116 -Công ty cổ phần vốn NN<50% 97 1 18 21 33 24 -Công ty cổ phần không có vốn NN 1.782 316 1.096 179 159 32 Năm 2004 13.866 3.194 8.461 1.110 907 194 -Công ty cổ phần vốn NN<50% 119 13 18 45 43 -Công ty cổ phần không có vốn NN 3.130 515 1.996 320 254 45 Năm 2005 16.641 3.719 10104 1.342 1.190 286 - Công ty cổ phần vốn NN<50% 171 2 13 18 67 71 -Công ty cổ phần không có vốn NN 4.495 827 2.805 430 360 73 Nguồn:Cục thống kê Hà Nội. Nếu phân chia theo các ngành sản xuất kinh doanh,thì các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hoạt động chủ yếu trong các nghành công nghiệp chế biến,xây dựng,kinh doanh,thương mại và dịch vụ tư vấn. Trong năm 2003,trong số 10.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21599.doc
Tài liệu liên quan