Hướng đi nào cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

Lời mở đầu Loài người vẫn phải tấp nập ngược xuôi với biết bao lo toan, bao vấn đề trong cuộc sống. Và như thế, họ luôn bị những rủi ro, nguy hiểm rình dập ; những lo lắng, sợ hãi bủa vây. Bảo Hiểm ra đời để giải quyết tất cả các vấn đề đó. Bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro, trút bớt gánh nặng tâm lí và làm cho người ta cảm thấy an toàn hơn, yên tâm hơn . Theo tang bậc nhu cầu của Maslow, mặc dù nhu cầu Bảo Hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất ( nhu cầu sinh lí ) của con người, song lại là nh

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hướng đi nào cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu kề cận với nhu cầu căn bản và điều quan trọng hơn là khi nhu cầu của bảo hiểm được thoả mãn, thì sẽ có tác động trở lại để thực hiện tốt hơn nhu cầu căn bản cũng như các nhu cầu khác. Như vậy Bảo hiểm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi như một tấm lá chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời huy động nguồn vốn đầu tư phát triển. Cuộc sống không có Bảo hiểm được ví như “Cầu thang không có tay vịn” , con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với Việt Nam , hoạt động kinh doanh bảo hiểm sau gần 40 năm - kể từ khi ra đời đến nay (1965- 2003), đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Điều này được thể hiện bằng sự phát triển vượt bậc trong toàn bộ ngành bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm đang được đa dạng hoá với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường ngày càng lớn. Nhiều cơ hội và thử thách mới . Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải đối phó như thế nào ? Môi trường , cơ chế hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang cần những thay đổi gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước vươn lên, đáp ứng nhu cầu của tiến trình của hội nhập ? Những vấn đề trên được đặt ra vô cùng cấp thiết đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm. Vì vậy trong đề án môn học của mình, em xin giải quyết câu hỏi chung nhất cho những vấn đề này là : “ Hướng đi nào cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam ?”. Do còn nhiều hạn chế về hiểu biết và cách tiếp cận nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất kính mong nhận được những góp ý của Cô. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1: Khái luận chung về các công ty bảo hiểm 1.Khái niệm. Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính phi ngân hàng ( tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Tài Chính - Tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn và làm dịch vụ thanh toán) mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro về tử vong thương tật,tuổi già ,tài sản hoặc các rủi ro khác. Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản thoả thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.Trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) về những thiệt hại,mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra,với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mụch đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận được một khoản phí từ việc bán các hợp đồng bảo hiểm và cam kết bồi thường theo thoả thuận. 2 Vai trò của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội. + Bảo hiểm góp phần bảo vệ tài sản, ổn định cuộc sống con người mang lại sự an toàn trong xã hội: Sự tồn tại và phát triển của các tổ chức bảo hiểm là tất yếu khi con người hàng ngày phải đối mặt với những rủi ro trong mọi lĩnh vực làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính cá nhân.Dựa theo nguyên tắc phân tán rủi ro theo quy luật số lớn , các tổ chức bảo hiểm có vai trò khắc phục hậu quả của rủi ro, giúp các tổ chức ,cá nhân bảo toàn vốn liếng, khắc phục khó khăn về tài chính không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần. + Bảo hiểm thúc đẩy hoạt động tiết kiệm , tập trung vốn góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn trong xã hội : Các loại hình bảo hiểm (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ) đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt. Cá nhân ,hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ dành ra một phần thu nhập để có một tương lai an toàn hơn.Bên cạnh đó các tổ chức bảo hiểm sẽ huy động và tập chung vốn tạo nên một quĩ tiền tệ khá lớn. Một điểm đáng chú ý là : đặc điểm kinh doanh bảo hiểm là “phí nộp trước ,việc bồi thường , trả tiền bảo hiểm chỉ được thực hiện sau đó một thời gian”, lượng vốn mà các tổ chức bảo hiểm đã gom góp được phần lớn là có thời gian tạm thời nhàn rỗi.Vì thế mọi tổ chức bảo hiểm sẽ tính toán ,đầu tư hiệu quả số vốn đó(đầu tư tài chính). Như vậy các tổ chức bảo hiểm thu góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn thúc đẩy tăng nhanh sự tăng trưởng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó vai trò của bảo hiểm còn thể hiện ở các mặt khác như: Tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế -xã hội ; Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ tiền tệ cho nền kinh tế quốc dân. Tóm lại ,hoạt động bảo hiểm luôn có ý nghĩa rất lớn đến việc phát triển và ổn định của nền kinh tế quốc dân và xã hội nói chung. 3.Phân loại bảo hiểm. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm người ta chia thành các loại sau: 3.1/ Bảo hiểm nhân thọ(life insurance): Là bảo hiểm đời sống hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người bị chết hay bị thương tật toàn bộ ,vĩnh viễn. Hợp đồng bảo hiểm do công ty bảo hiểm cung cấp sẽ bảo vệ tài chính cho bản thân hoặc thân nhân của người có hợp đồng bảo hiểm.Có hai loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ : - Hợp đồng bảo hiểm kì hạn : Người có hợp đồng này sẽ nhận được một nguồn tài chính từ công ty bảo hiểm ,tuỳ theo giá trị hợp đồng khi hết thời hạn.Nếu trong kì đó chẳng may họ gặp phải rủi ro thì bản thân hoặc gia đình họ cũng được chu cấp tài chính tuỳ vào giá trị hợp đồng và mức rủi ro mà họ gặp phải. - Hợp đồng bảo hiểm trọn đời: Người có hợp đồng này sẽ được cấp một khoản thu nhập đều đặn hàng tháng kể từ khi nghỉ hưu hoặc mất sức lao động cho đến hết đời.Trường hợp bị chết thì thân nhân của họ cũng được trợ cấp một khoản tiền tuỳ thuộc vào giá trị hợp đồng bảo hiểm. Sự ra đời và lớn mạnh của các công ty bảo hiểm nhân thọ đã mang lại lợi ích rất cơ bản cho cộng đồng.Trước hết đó là việc bảo vệ tài chính cho những người tham gia bảo hiểm. Bằmg việc bán ra các hợp đồng bảo hiểm,họ đã tập trung được một khối lượng lớn các vốn tiết kiệm từ các cá nhân .Số vốn này ngoài việc dùng để bù đắp những tổn thất cho những người có rủi ro,còn được dùng để đầu tư hoặc cho vay ,đầu tư sinh lợi chính là mụch đích thứ hai mà các công ty bảo hiểm nhân thọ đem đến cho nền kinh tế. Nguồn vốn mà các công ty bảo hiểm nhân thọ huy động được bao gồm: - Phí bảo hiểm từ các hợp đồng :Các công ty bảo hiểm bán ra các hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng và nhận được một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm . Đối với công ty bảo hiểm, nguồn tiền thu được từ việc bán ra các hợp đồng là rất lớn ,nó chi phối và quyết định cơ bản hoạt động của công ty bảo hiểm. - Thu nhập từ đầu tư :đây là sự bổ sung hết sức quan trọng trong ngành bảo hiểm.Nguồn vốn này tăng rất nhanh và chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn đối với các công ty lớn. - Các hợp đồng bảo lãnh (GiC):Đây cũng là nguồn huy động quan trọng khác.Các công ty bảo hiểm bán ra các hợp đồng đầu tư bảo lãnh với lời hứa trả lãi suất dài hạn cho những người mua.Thực chất đây chính là việc huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành GiC của công ty bảo hiểm.GiC cũng như chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng (CD),nhưng lãi suất phải trả cho GiC thường rất cao,cho nên đây là nguồn vốn có nguy cơ rủi ro cao đối với các công ty bảo hiểm. - Các tài sản riêng biệt của các doanh nghiệp,cá nhân,các quĩ trợ cấp, hưu bổng do công ty bảo hiểm quản lý: nguồn vốn này không nằm trong tài khoản chung của công ty bảo hiểm.Họ quản lý ,điều hành , kinh doanh và đầu tư nguồn vốn này theo sự uỷ thác của các doanh nghiệp ,cá nhân ,các quĩ trợ cấp để được hưởng một phần theo thoả thuận với các chủ đầu tư. Trong chiến lược đầu tư vốn của mình ,các công ty bảo hiểm nhân thọ dành phần lớn nguồn vốn của mình cho đầu tư dài hạn,vì thực chất các khoản bồi thường của bảo hiểm nhân thọ thường phải chờ thời gian dài.Các loại đầu tư mà công ty bảo hiểm quan tâm thường bao gồm: + Chứng khoán chính phủ: Công ty bảo hiểm tăng cường nắm giữ loại chứng khoán này vì sự an toàn cao và tính lỏng của nó. Do tài sản lưu hoạt của các công ty thường được dự trữ ở mức thấp,cho nên các chứng khoán Nhà nước rất được ưa chuộng trên thị trường thứ cấp sẽ là dự trữ thanh khoản bổ sungvì tính chất an toàn trong ngành bảo hiểm. + Trái phiếu công ty: Các trái phiếu mà công ty bảo hiểm nhân thọ quan tâm chủ yếu là trái phiếu của ngành công nghiệp và chế tạo phát hành. Đặc biệt là trái phiếu của các ngành công nghệ mới như công nghệ thông tin và truyền thông ,điện tử ,tiện ích công cộng...Đầu tư vào trái phiếu là hoạt động quen thuộc và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong ngành bảo hiểm hiện nay.ở những nước phát triển , lượng trái phiếu công ty mà công ty bảo hiểm nắm giữ chiếm khoảng 40% tài sản có. Họ đầu tư một lượng rất lớn vào tài sản này vì lợi nhuận cao và ổn định mà chúng mang lại cho công ty. + Cổ phiếu công ty : Loại này chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty bảo hiểm. Chúng mang lại thu nhập lâu dài nhưng cũng có nhiều nguy cơ. Vì chiến lược đầu tư tiềm năng và dài hạn mà các tài khoản riêng biệt chiếm chỗ chủ yếu trong loại này. + Cho vay thế chấp về thương mại, nông nghiệp ,bất động sản. Các công ty bảo hiểm nhân thọ thực hiện cho vay thế chấp được bảo đảm bằng bất động sản,trung tâm dịch vụ thương mại, cơ sở chế biến...vì lợi tức khá cao và vì chất lượng đầu tư bảo đảm. Hoạt động đầu tư này khá an toàn, nhưng nó phải chịu một áp lực đầu tư lớn trước tác động của lạm phát. Điều này khiến các công ty bảo hiểm phải xem xét một cách thận trọng hơn trước khi đưa ra các quyết định đầu tư theo hướng này. + Đầu tư trực tiếp vào bất động sản: Hoạt động này xảy ra nhằm đương đầu với những thực trạng lạm phát kéo dài.Công ty bảo hiểm ra tăng sở hữu bất động sản cũng là một hình thức tự bảo vệ và tăng cường cho chiến lược đầu tư lâu dài của công ty. + Cho vay ứng trước đối với người được bảo hiểm: Loại này được áp dụng đối với những người có hợp đồng bảo hiểm trọn đời.Thực chất đây là hình thức nhận tiền thanh toán trước.Tuy số lượng không nhiều nhưng vì quyền lợi của khách hàng, công ty bảo hiểm nhân thọ sẵn sàng cho vay và điều này đã gây không ít khó khăn đặc biệt là về vốn cho công ty. 3.2/Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Khác với công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn chuyên cung cấp các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến các rủi ro về tai nạn, sở hữu tài sản, thiết bị kinh doanh, sản phẩm nông nghiệp , tàu thuyền ,các phương tiện và tài sản có giá trị khác.Người ta coi công ty bảo hiểm này như một bách hoá tổng hợp với một phạm vi bảo hiểm rất rộng và phổ biến.Tuy nhiên ,khác với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, các tổ chức bảo hiểm này phải đối mặt với một khó khăn rất lớn, đó là khả năng dự đoán chính xác mức bồi thường và thời điểm bồi thường. Ngoài ra lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này, lạm phát làm tăng chi phí sửa chữa tài sản ,chi phí y tế và các chi phí khác cho những người được bảo hiểm. Nguồn vốn của công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn chủ yếu là phí bảo hiểm từ các hợp đồng. Ngoài ra họ cũng có thu nhập từ các hoạt động đầu tư và các nguồn vốn khác, như dự trữ tổn thất ,dự trữ bổ sung... Từ nguồn vốn có được,công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn dành một phần đáng kể cho dự trữ tài sản lưu hoạt, gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.Phần còn lại được dùng vào các hoạt động đầu tư. Do tính chất bất định của các yêu cầu bồi thường nên công ty bảo hiểm phải có dự trữ một phần chứng khoán loại an toàn , có tính thanh khoản cao. Loại tài sản chủ yếu là trái phiếu của chính phủ .Đây là loại tài sản được công ty bảo hiểm rất quan tâm vì chúng có thu nhập ổn định ,khá an toàn và dễ tiêu thụ trên thị trường. Một loại chứng khoán khác cũng chiếm vị trí quan trọng là trái phiếu công ty ,đặc biệt là các trái phiếu do các công ty tư nhân phát hành.Loại này được ưu tiên đầu tư vì chúng mang laị thu nhập ổn định và tương đối cao cho ngành bảo hiểm. Ngoài ra, công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn còn đầu tư một phần nhỏ vào cho vay thế chấp, chủ yếu là thế chấp thương mại, văn phòng, trung tâm thương mại cao ốc, nhà hàng lớn và một số ít cho vay thế chấp dân cư. Như đã trình bày ,điều hết sức quan trọng đối với công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn là việc chi trả bồi thường cho khách hàng một cách kịp thời trong mọi trường hợp ,mà khối lượng tiền chi trả lại khó dự đoán trước .Vì vậy ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đầu tư của họ là những đầu tư ngắn hạn, đầu tư vào tài sản “lỏng”. Đây là một biện pháp quan trọng của công ty trong việc dự phòng ,phân tán rủi ro .Vì vậy tỉ trọng tài sản chủ yếu của các công ty bảo hiểm này là các trái phiếu chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương hoặc trái phiếu tư nhân an toàn khác. 4.> Đặc trưng của các loại hình kinh doanh bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm. Tại kì họp thứ tám , quốc hội khoá X,luật kinh doanh bảo hiểm đã được thông qua toàn văn với 9 chương, 129 điều. Đây là đạo luật đầu tiên điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm . Theo qui định , doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập,tổ chức và hoạt động theo qui định của luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định khác có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tái bảo hiểm (hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của một doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường do các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm). Còn sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan cho các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định mà khi có sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thu hưởng hoặc cho người được bảo hiểm. Xuất phát từ các đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ,các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại việt nam có các đặc trưng pháp lý sau đây: - Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) và doanh nghiệp tư nhân(DNTN) không được phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Theo qui định thì chỉ có doanh nghiệp nhà nước ,công ty cổ phần, tổ chức bảo hiểm tương hỗ (tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên.Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm) doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh,doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài là được phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Qui định này xuất phát từ tính chất riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm,đòi hỏi chỉ có những doanh nghiệp trên mới được phép tham gia. Việc không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức công ty TNHH và DNTN là do: * Doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có tổ chức bộ máy quản lý mà kiểm soát tốt, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm rất phức tạp, tính trách nhiệm và độ rủi ro cao( bên cạnh khả năng sinh lời) mà đòi hỏi đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý chuyên trách,nên loại hình DNTN và công ty TNHH chưa thể đáp ứng được (đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.). * Các doanh nghiệp bảo hiểm theo qui định phải lập một khoản tiền dự phòng nghiệp vụ( do doanh nghiệp trích lập nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ). Khoản tiền này được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm (do bộ tài chính qui định) và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích trả cho các nghiệp vụ. Khoản dự phòng nghiệp vụ này tách biệt với sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm và sử dụng để chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong khi đó ,mô hình công ty TNHH và DNTN chưa có sự phân tách rõ ràng giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp, vốn đầu tư nhỏ nên rất khó thực hiện được qui định trên. Mặt khác, việc kí quĩ lập quĩ dự trữ bắt buộc hàng năm( tỉ lệ 5% lợi nhuận sau thuế) để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm là điều mà không phải công ty TNHH và DNTN nào ở Việt Nam ( vốn nhỏ nhỏ ,qui mô hẹp) cũng có thể làm được. * Xuất phát từ tính chất pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải hoạt động ổn định,tồn tại lâu dài và không phụ thuộc vào sự thay đổi về chủ sở hữu . Trong khi, đối với DNTN và công ty TNHH, nếu xảy ra sự kiện pháp lý đối với chủ pháp lý có thể dẫn đến chấm dứt hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp. *Ngoài ra, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm như: Kinh doanh bảo hiểm ; kinh doanh tái bảo hiểm ;đề phòng hạn chế rủi ro,tổn thất ,giám định tổn thất ;đại lý giám định tổn thất , xét giả quyết bồi thường ,yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; quản lí quĩ và đầu tư vốn; các hoạt động khác theo qui định của pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng huy động vốn rộng rãi và đa dạng để đáp ứng các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Trong khi đó khả năng này của công ty TNHH và DNTN ở Việt Nam là rất hạn chế . Việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam có những điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệpkhác được thành lập theo qui định tại các luật khác như: luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nhà nước tại Việt Nam.Thẩm quyền quyết định thành lập. 5 Sự cần thiết phải cho phép các tổ chức khác hoạt động ngân hàng (trong đó có bảo hiểm). Không ít người nghĩ rằng, cho các tổ chức khác hoạt động ngân hàng sẽ tạo cơ sở cho những ngân hàng “rởm” ra đời, trong khi khả năng quản lý của ngân hàng nhà nước(NHNN) còn rất yếu như hiện nay.Lo ngại đó không phải không có cơ sở. Bởi vì ,nếu cho hoạt động ngân hàng mà không quản lý tốt,không kiểm soát được nó thì có khi lợi bất cập hại. Tuy nhiên thực tế cho thấy: -Có những tổ chức mà phần hoạt động chính của nó rất gần gũi với hoạt động ngân hàng, làm thêm hoạt động ngân hàng là trong tầm tay. -Có doanh nghiệp có những điều kiện kĩ thuật rất thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng .Việc tận dụng nó là hợp lý. -Thông thường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nào cũng quản lý theo ngành kinh tế - kĩ thuật là chủ yếu ,chứ không quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu. Bởi vì nếu không như vậy thì có những hoạt động bị bỏ sót ,không ai quản lí. Trong lĩnh vực ngân hàng ,tính hệ thống và tính thống nhất rất cao lại càng cần quản lí theo ngành. Trong thư gửi Quốc Hội trong quá trình thảo luận để thông qua luật các tài chính tín dụng(TCTD), nguyên thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt cho rằng : “ Tuy nhiên, ý kiến phân tích là một số doanh nghiệp có thể ( và nên khuyến khích) thực hiện một vài nghiệp vụ ngân hàng , cũng rất có lý. Vì vậy điều này có thể dung hoà. Ví dụ :Thống đốc NHNN cấp phép cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng.” Để đa dạng hoá họat động ngân hàng ,tận dụng năng lực và điều kiện kĩ thuật của một số doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự giao dịch của dân cư được thuận tiện và nhà nước kiểm soát được các hoạt động này, luật các TCTD khẳng định : “các tổ chức không phải tài chính tín dụng có hoạt động ngân hàng phải tuân theo các qui định của luật này có liên quan đến các hoạt động ngân hàng được phép”.(điểm 2, điều3,luật các TCTD). Chương II: thực trạng của các doanh nghiệp bảo hiểm trước xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. I/Điểm qua tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm trên thế giới hiện nay (Tổng kết 2000 - tạp chí tài chính ). 1.Thị trường bảo hiểm toàn cầu: Trong những năm qua, bảo hiểm đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Năm 1998 tổng số phí bảo hiểm thu được trên toàn thế giới theo ước tính đạt 2.155 tỷ USD , trong đó các nước công nghiệp phát triển chiếm 90,7%. Cũng năm 1998,tính trung bình trên toàn thế giới, mỗi người dân chi tiêu 271 USD để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm. Mức chi tiêu của người dân ở các nước phát triển cho bảo hiểm ước đạt 1.805 USD/1 người, tức là gấp 6 lần mức trung bình của thế giới và tương đương 85% GDP. Trong khi đó,ở những thị trường mới nổi ,chi tiêu của người dân cho bảo hiểm thấp hơn rất nhiều và mới chỉ đạt ở mức 37 USD/1người. Sự chênh lệch về tỷ lệ chi tiêu phí bảo hiểm giữa nhóm nước giàu và nghèo cho thấy những tiềm năng to lớn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm ở những nước đang phát triển . 2. Thị trường bảo hiểm tại liên minh Châu Âu. Liên minh Châu Âu đựoc coi là khu vực có trình độ hội nhập rất cao về kinh tế nói chung và bảo hiểm nói riêng . Với mục tiêu xây dựng một thị trường bảo hiểm thống nhất, theo tinh thần hiệp ước Rome, các nước thành viên đã áp dụng 3 nguyên tắc tự do cơ bản là:tự do thành lập, tự do cung cấp dịch vụ và tự do lưu chuyển vốn. Từ năm 1973 tới nay,các nước thành viên EU đã từng bước áp dụng pháp luật thống nhất về điều kiện gia nhập thị trường bảo hiểm , cơ chế công nhận hiệu lức của một số giấy phép duy nhất...Nhờ những biện pháp có tính triệt để mà cho đến nay, có thể nói trên thị trường bảo hiểm EU hầu như không tồn tại những trở ngại pháp lý đáng kể về gia nhập thị trường và đãi ngộ quốc gia. Ngoài ra , thông qua các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn tài chính - bảo hiểm đa quốc gia, các công ty bảo hiểm Châu Âu đã và đang chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng tại các Châu lục khác đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như các nước Đông Âu, Châu á và Châu Mĩ LaTinh. 3. Hợp tác về bảo hiểm giữa các nước ASEAN: Xu thế mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam á.Trong khuôn khổ hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN được kí kết cuối tháng 12 năm 1998 và có hiệu lực kể từ ngày 13/10/1999, bảy nước thành viên ASEAN (trừ Lào,Myanma và Campuchia) đã đưa ra những cam kết cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm theo hướng huỷ bỏ về cơ bản những hạn chế về tiếp cận thị trường ,tăng cường chiều sâu và phạm vi tự do hoá trong lĩnh vực bảo hiểm. Hiện nay, các nước ASEAN đang trong quá trình hoàn tất việc thông qua nghị định thư số 5 về thiết lập chương trình chung của ASEAN về bảo hiểm vấn đề bắt buộc đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới. Bên cạnh đó, các cố gắng xây dựng thể chế cũng đang được đẩy mạnh với sáng kiến thành lập hiệp hội các nhà quản lí bảo hiểm ASEAN và hiệp hội bảo hiểm ASEAN ,để gắn kết và tăng cường sự hợp tác giữa các chính phủ và ngành bảo hiểm các nước trong khu vực. 4.Trung Quốc và việc mở cửa thị trường bảo hiểm. Từ năm 1992, Trung Quốc đã từng bước thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực bảo hiểm như là một phần của toàn bộ chiến lược hội nhập kinh tế của nước này nhằm tiến tới việc gia nhập WTO theo 4 nguyên tắc : Một là , ưu tiên cấp giấy phép cho công ty bảo hiểm nội địa. Việc cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm nước ngoài được tiến hành “từng bước “. Hai là, lĩnh vực ưu tiên cấp giấy phép là bảo hiểm nhân thọ- một loại hình kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao. Ba là, khuyến khích thành lập công ty bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần để phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng huy động vốn. Bốn là, phát triển ngành bảo hiểm một cách tích cực và vững chắc . Cho đến nay thị trường Trung Quốc đã có 26 công ty bảo hiểm được thành lập, bao gồm 4 DNNN, 9 công ty cổ phần, 4 công ty liên doanh và 9 chi nhánh của công ty bảo hiểm nước ngoài, hơn 80 văn phòng đại diệncông ty bảo hiểm nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm tăng vọt từ 2,5 tỷ USD (năm 1995) lên đến 12 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 1999. Vậy Việt Nam thì như thế nào? II/Thực trạng bảo hiểm Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay có khoảng gần 20 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.Trong đó có doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty bảo hiểm Việt Nam; Các công ty liên doanh như:công ty Bảo Việt,công ty cổ phần Petrolimex, Bảo Minh, Bảo Hiểm Liên Hiệp, tái bảo hiểm quốc gia...Các công ty 100% vốn nước ngoài như Prudential,Chifon-Manulife, AIA, Gras Savoye, ALLianz-AGF ,công ty liên doanh Việt-úc và một công ty môi giới bảo hiểm. Trong số ấy có các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn như Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Prudential, AIA, Chifon-Manu life... Kể từ khi ra đời cho đến nay hoạt động của các công ty này không ngừng phát triển, thay đổi cả về số lượng và chất lượng, nhưng do còn là một ngành công nghiệp khá non trẻ nên chúng cũng không tránh khỏi những bất cập nhất định. Điều đó được thể hiện rõ ở những thuận lợi và hạn chế sau: 1/Thuận lợi: * Thành tựu: Trước năm 1993, Việt Nam duy trì cơ chế độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Từ khi ban hành nghị định 100 CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm , một thị trường bảo hiểm với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng về loại hình doanh nghiệp đã được hình thành và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm đã hình thành với sự cạnh tranh diễn ra hết sức mạnh mẽ, tạo ra sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp. Mức độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm. Việt nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7% - một tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi. Những tác động tích cực đó được thể hiện bằng kết quả doanh thu phí bảo hiểm đạt mức tăng trưởng cao trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể :Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 7.680 tỷ đồng (=1,39% GDP năm 2002) tăng trưởng 51,5% so với năm 2001, ước nộp ngân sách nhà nước trên 300 tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với năm 2001,trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 4.500 tỷ đồng (chiếm 58,6%),tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 3.180 tỷ đồng (chíêm 41,4%). %năm trước/năm sau. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổng doanh thu bảo hiểm giữa năm trước và năm sau (lấy năm 1994 là 100%) Trên đà tăng trưởng đó ,năm 2003 ngành bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt ,và rất có thể sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 50% nếu các công ty bảo hiểm có hợp đồng đáo hạn khuyến khích được các chủ hợp đồng tái tục bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục cạnh tranh sôi động đạt mức tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2002 như vậy mức độ tăng trưởng chung của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam dự kiến ở mức 38% với tổng doanh thu phí bảo hiểm trên 10.590 tỷ đồng( bằng kkhoảng 1,8% GDP năm 2003). Tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc có thể giảm dần theo lộ trình thức hiện cam kết hiệp định thương mại Việt -Mỹ. *Có những đường lối chính sách đúng đắn ,phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước nhà, góp phần định hướng cho việc đa dạng hoá nhiều loại hình sở hữu trong đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta,trong đó có hoạt động bảo hiểm. Môi trường pháp lý không ngừng được đổi mới ,hoàn thiện bằng sự ra đời của luật dân sự, luật đầu tư ,luật thương mại,luật doanh nghiệp luật hàng hải...và luật bảo hiểm, tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý căn bản để các doanh nghiệp chủ động đầu tư lâu dài. *Bên cạnh đó,các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng cường đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ như bảo hiểm nhân thọ dành cho phụ nữ, boả hiểm nông nghiệp ,bảo hiểm tai nạn sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua các chương trình khuyến mại, tạo sự hấp dẫn đối với những người tham gia bảo hiểm. Cùng với các công ty bảo hiểm Việt nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Năm qua, Prudential-doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam ,đã tham gia giả quyết quyền lợi bảo hiểm cho 620 trường hợp với tổng số tiền 35 tỷ đồng thông qua 20 trung tâm phục vụ khách hàng trong cả nước. Công ty vừa thành lập quĩ tiến dụng 1,3 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực. *Mức độ mở cửa của thị trường bảo hiểm việt nam được đánh giá cao.Để đánh giá một cách khách quan về mức độ mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt Nam, có thể so sánh thực trạng thị trường bảo hiểm và các qui định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới,căn cứ trên những tiêu chí chủ yếu thể hiện trên bảng sau: So sánh mức độ mở cửa thị trường bảo hiểm tại các nước trong khu vực đông nam á (tính đến hết năm 1999) Tiêu chí Brunây Indonexia Malaixia Philipin Xingapo Thailan Việt Nam Tổng doanh thu phí bảo hiểm(triệu USD) 95 766 3.286 816 4.810 3.712 148 Doanh thu phí bảo hiểm tính trên đầu người(USD) 311 4 151 11 1.550 61 2 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP(%) 1,74 1,67 3,34 0,99 4,99 2,41 0,58 Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm 23 180 67 145 109 100 15 Tỷ lệ số doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp bảo hiểm(%) 52% (12/23) 25% (45/180) 20% (14/67) 16% (24/145) 81% (89/109) 5% (5/100) 53% (8/15) Hạn chế về việc tham gia góp vốn của nước ngoài Tuỳ từng trường hợp cụ thể Không quá 80% Không quá 30% có Không quá 49% Không quá 49% Không quá 50% Tái bảo hiểm bắt buộc Không Có(30%) có Có(10%) Có(5%) Có(20%) Nhìn vào bảng ,chúng ta có thể nhận thấy rằng Việt Nam luôn đứng cuối trong hầu hết các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm, trong khi đó riêng về các chỉ tiêu xác định mức độ mở cửa thị trường ( Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ lệ cổ phần tối đa do doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ),Việt Nam lại nằm trong số các nước đứng đầu. Ngoài ra xét dưới góc độ thời gian, chỉ sau 3 năm kể từ ngày chấm dứt tình trạng độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm(1993),doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.Chỉ riêng trong năm 1999, đã có thêm 5 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép. Như vậy so sánh với nhiều nước khác ,việc mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam diễn ra với một tốc độ khá nhanh.Chẳng hạn như Thái Lan, từ năm 1982-1995,không một giấy phép bảo hiểm mới nào được cấp. Trong số 100 công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường , số lượng công ty bảo hiểm trong nước lên tới 95 công ty, trong khi số chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn giữ nguyên không thay đổi là 5 chi nhánh suốt từ năm 1982 đến năm 2000. Tại Brunây từ năm 1984 đến năm 2000, trong khi chờ ban hành luật bảo hiểm , nước này đã không cấp giấy đăng kí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35472.doc
Tài liệu liên quan