Lời Giới Thiệu
ở nước ta trong giai đoạn quá độ tiến liên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Mỗi thành phần đều có vị trí và vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Trong cơ chế quản lý theo lối hành chính, kế hoạnh hoá tập trung và bao cấp trước đây cũng như trong cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Cụ thể hoá đường lối trên Nhà n
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hướng dẫn thành lập, đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có hai đạo luật quan trọng, đó là: Luật Công Ty và Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân là hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, hai Luật trên đã trở nên bất cập, không đáp ứng kịp sự phát triển của nền kinh tế. Do đó Luật Doanh Nghiệp được ban hành xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm thay thế Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân và Luật Công Ty ngày 21 /12/1990, có hiệu lực thi hành ngày 1/1 /2000. Luật Doanh Nghiệp ra đời là một quá trình tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thực tế, từ những sai lầm, thiếu sót trong công tác làm luật trước đây, từ những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân là một nội dung quan trọng trong Luật Doanh nghiệp. Doanh Nghiệp Tư Nhân sau khi được thành lập phải hoạt động và mang lại hiệu quả kinh tế, do đó việc thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân phải rất thận trọng và tuân theo một thủ tục do luật quy định.
Với mong muốn được sử dụng những kiến thức đã học tập được ở trong nhà trường về Luật Doanh Nghiệp, em chọn đề tài: "Hướng dẫn thành lập, đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân”.
Có thể bài tiểu luận này em chưa nêu lên hết được các điều kiện và không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong thầy, cô giáo góp ý kiến để cho bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
Hướng dẫn thành lập, đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân
Thành lập doanh nghiệp tư nhân là quyền của mỗi người. Bất cứ một công dân nào khi đáp ứng đủ điều kiện như đòi hỏi của pháp luật, có tài sản muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân điều được Nhà nước khuyến khích và bảo hộ. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích của tập thể, Nhà nước và lợi ích của chính các doanh nghiệp, Nhà nước đã qui định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990, Luật sửa đổi một số điều Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 /06/1994,Luật Doanh nghiệp ngày 01/01/2000 và các văn bản pháp luật khác điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
I. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân:
1. Điều kiện về chủ thể:
Luật doanh nghiệp tư nhân quy định: ”Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân ”Như vậy,mọi người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,cư trú và làm ăn sinh sống trên lảnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đủ 18 tuổi cũng không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Người mất quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân là:
- Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người mất trí.
- Người bị kết án tù và chưa được xoá án.
- Viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, sỹ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Điều kiện về vốn:
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất quan trọng nhất để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa vốn còn là đảm bảo về mặt taì chính của doanh nghiệp đối các chủ nợ. Do đó Luật Doanh Nghiệp tư nhân, Luật công ty quy định vốn pháp định là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để thành lập doanh nghiệp.Điều này có nghĩa: Vốn đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra phải phù hợp với quy mô,ngành nghề dự định kinh doanh. Số vốn này không được thấp hơn số vốn tối thiểu mà pháp luật quy định,tuỳ thuộc vào ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp,đây là mức tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Tuy nhiên trong khi thi hành hai đạo luật này, thì quy định về mức vốn pháp định không còn phát huy được hiệu quả như ý nghĩa ban đầu của nó,tức thể hiện khả năng kinh tế của doanh nghiệp và đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ nợ.Thực tế cho thấy cả hai ý nghĩa trên đều không được đảm bảo,vì nhà nước không quản lý được nguồn vốn của doanh nghiệp sau khi được thành lập, dẩn đến có doanh nghiệp khi làm hồ sơ thành lập đã đi vay mượn toàn bộ số vốn pháp định để đủ điều kiện thành lập nhưng sau đó lại rút toàn bộ số vốn để trả nợ,thực tế là doanh nghiệp được thành lập mà không có vốn,đây chính là sơ hở để các doanh nghiệp lừa đảo,chiếm đoạt tài sản của nhau.Bên cạnh đó việc quy định về mức vốn pháp định đã tạo điều kiện cho hiện tượng cửa quyền,tham nhũng phát triển làm giảm lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp vào các chính sách đúng đắn của Đảng,Nhà nước.
Vì vậy Luật Doanh Nghiệp quy định: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hầu hết các ngành nghề đều không cần tuân thủ quy định về vốn pháp định,trừ một số ngành nghề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thăng trầm của nền kinh tế dẩn đến đòi hỏi cần có sự đảm bảo về mặt tài chính như: ngân hàng,bảo hiểm, chứng khoán…quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp,vừa giảm bớt được thủ tục hành chính,vừa nâng cao trách nhiệm của chính doanh nghiệp trước khi giao kết hợp đồng kinh tế.
3. Các điều kiện khác:
Ngoài hai điều kiện cơ bản kể trên người muốn thành lập doanh nghiệp còn phải có đủ các điều kiện dưới đây:
- Mục tiêu ngành nghề kinh doanh rỏ ràng, có trụ sở giao dịch và phương án kinh doanh cụ thể.
- Bản thân hoặc người được thuê làm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một số ngành nghề.
Như vậy để được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân người muốn thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện là:
+ Người đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
+ Số vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định (quy địmh cho các ngành như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán).
+ Có mục tiêu, ngành nghề kinh doanh rỏ ràng,có trụ sở giao dịch,có phương án kinh doanh ban đầu.
+ Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định người quản lý doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn tương ứng.
II. Đăng ký kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh và đăng báo theo luật định. Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mới được tiến hành công việc kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh là một thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp tư nhân. Việc Uỷ ban nhân dân Tỉnh và cấp tương đương cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp là xác định người xin phép có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân theo điều kiện của pháp luật,nhưng chủ doanh nhiệp vẩn chưa được xác nhận về địa vị pháp lý.Địa vị pháp lý này chỉ được xác nhận sau khi chủ doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Mục đích đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp tư nhân là:
- Đăng ký kinh doanh là việc ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một doanh nghiệp.Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mới có tư cách chủ thể để tham gia các hoạt động kinh doanh.
- Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khi thành lập đến khi giải thể hoặc phá sản.
- Thông qua đăng ký kinh doanh, Nhà nước nắm bắt được các loại hình doanh nghiệp, quy mô và trạng thái hoạt động của nó theo từng ngành nghề trong nền kinh tế để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh.
1. Nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh:
Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp (hoặc uỷ quyền) đến cơ quan quản lý để đăng ký kinh doanh.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết nhanh chóng thủ tục đăng ký kinh doanh củng như sớm để doanh nghiệp tư nhân sớm đi vào hoạt động, pháp luật qui định, chủ doanh nghiệp tư nhân, phải lập bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải gồm có:
- Đơn đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ đối với công ty.
- Tên chủ sở hửu đối công ty.
- Giấy chứng thực trụ sở doanh nghiệp tư nhân. Nếu là nhà riêng thì phải có giấy chứng thực sở hữu nhà của chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà của doanh nghiệp tư nhân có xác nhận của công chứng. Các giấy tờ này phải là bản chính.
- Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu thường trú của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thời gian đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân là 60 ngaỳ kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập. Qua thời hạn đó mà chủ doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh nếu muốn tiếp tục thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải làm lại thủ tục thành lập. Trong trưòng hợp có lý do chính đáng, Uỷ ban nhân dân cấp giấy phép thành lập có thể gia hạn giấy phép thành lập, nhưng thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ doanh nghiệp tư nhân, cơ quan kế hoạch có thẩm quyền phải xem xét, kiểm tra hồ sơ kinh doanh theo các nội dung sau:
- Tính hợp pháp của hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp tư nhân đã có chứng nhận phù hợp với vốn đầu tư ban đầu đã được ghi trong giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không(Nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định)
- Giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch để xác định chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền sử dụng.
Nếu hồ sơ nộp đúng hạn theo quy định, đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh có hẹn ngày trả lời.
2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau khi xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kế hoạch cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ doanh nghiệp tư nhân và ghi vào sổ đăng ký kinh doanh của cơ quan kế hoạch.
Thời hạn quy định để Cơ quan kế hoạch xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân là 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh.Trong vòng 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơ quankế hoạch gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp cho cơ quan tài chính,thuế,thống kê và cơ quan quản lý ngành kinh tế cùng cấp.
Khi việc đăng ký kinh doanh được hoàn tất, có nghĩa là doanh nghiệp đã ra đời về mặt pháp lý, chủ doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh và được pháp luật bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của mình.Tuy nhiên chủ doanh nghiệp còn phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp những thông tin tối thiểu của doanh nghiệp cho công chúng biết.
Luật doanh nghiệp tư nhân quy định chậm nhất là 30 ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải công bố hoạt động của mình trên các báo hàng ngày của Trung ương và báo điạ phương các nội dung chủ yếu sau:
- Họ tên chủ doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
- Trụ sở doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh.
- Vốn đầu tư ban đầu
- Ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nơi đăng ký kinh doanh và số đăng ký kinh doanh.
- Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Việc công bố công khai này có ý nghĩa như lời tự giới thiệu của doanh nghiệp để công chúng biết rằng thời điểm này có một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên thị trường.
KếT LUậN
Từ những bước tiến hành như đã nêu ở trên đã cho chúng ta thấy được việc thành lập doanh nghiệp tư nhân hiện nay không khó khăn như trước nữa,nhưng chúng ta củng phải tuân theo một quy chế pháp lý, tránh việc thành lập doanh nghiệp một cách tuỳ tiện.Muốn thành lập Doanh nghiệp thì phải xây dựng dự án kinh doanh có tính khả thi cao, hoạt động với chi phí thấp, kinh doanh phải có lải.Như vậy mới nâng cao được đời sống xã hội,góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá của đất nước.
Như chúng ta đã biết con người trong xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể cải tạo xã hội, vừa là mục tiêu của cải tạo,do đó trong đường lối chính sách của mình Đảng luôn đặt vấn đề con người lên vị trí hàng đầu, làm sao để mọi người trong xã hội đều có cơ hội phát huy mọi năng lực của mình để tạo ra của cải cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người lao động.Luật Doanh nghiệp củng vậy với quy định những loại hình doanh nghiệp mới, đồng thời với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, cùng với việc bải bỏ các loại giậy phép không cần thiết là điều kiện cần thiết để huy động tối đa nguồn lực trong xã hội,tạo thêm nhiều chổ làm việc mới cho người lao động.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số bất cập, hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi luật doanh nghiêp. Cản trở lớn nhất trong quá trình thực thi luật doanh nghiệp là sự chậm trễ của các cơ quan chức năng hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp vào trong thực tiến cuộc sống. Mong rằng Chình phủ, Bộ, Ban ngành… Sớm có biện pháp khắc phục để luật doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng của nó “Để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh.
TàI Liệu tham khảo
1. Hiến pháp 1992
2. Luật doanh nghiệp tư nhân 21/12/1990
3. Giáo trình luật kinh tế –Nhà xuất bản công an nhân dân.
4. Đặng Ngọc Huy-Những nội dung mới của luật doanh nghiệp. Pháp lý số 10/1999
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0138.doc