Hướng dẫn học sinh lập và phân tích biểu đồ địa lý

nội dung gồm 5 phần Phần 1: Lý do chọn đề tài Phần 2: Lý luận khoa học thực tế của đề tài Phần 3: Nội dung đề tài: Hướng dẫn học sinh lập và phân tích biểu đồ địa lý. Phần 4: Đánh giá học sinh và kết quả công việc Phần 5: Kiến nghị đề xuất - kết luận Phần 1 Lý do chọn đề tài Biểu đồ địa lý là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy và học tập địa lý đặc biệt là địa lý kinh tế vì phải tiếp xúc làm việc nhiều với số liệu bảng thống kê. Việc lập và phân tích các biểu đồ địa

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hướng dẫn học sinh lập và phân tích biểu đồ địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý cũng là một phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý như bản đồ, sơ đồ, lát cắt địa hình, bảng số liệu….. giúp cho việc học tập và lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn. Phần 2 Lý luận khoa học thực tế của đề tài Trong quá trình học tập đặc biệt là địa lý kinh tế có rất nhiều số liệu như dân số, gia tăng dân số, diện tích, khí hậu, nhiệt độ, khoáng sản đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp hoặc cơ cấu xuất nhập khẩu của một vùng hay một nước trên thế giới. Ngoài một số, số liệu quan trọng cần ghi nhớ học sinh làm việc với số liệu thống kê bằng cách phân tích đối chiếu so sánh để tìm ra những kết luận cần thiết soi sáng cho những khái niệm địa lý được học và giúp cho các nhận định đánh giá chính xác về các hiện tượng địa lý (dân số tự nhiên, kinh tế…) để cụ thể hoá các con số tạo điều kiện cho việc phân tích dễ dàng sinh động hơn người ta thường đưa các số liệu lên biểu đồ vì vậy rèn kỹ năng lập và phân tích biểu đồ địa lý cho học sinh trong môn địa lý cũng giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức có ý nghĩa quan trọng cả về mặt sư phạm và thực tiễn. phần 3 Nội dung hướng dẫn học sinh lập và phân tích biểu đồ địa lý Đối với học sinh hệ 11 môn: (BTTHPT hay hệ 9 môn BT) thường lập biểu đồ với nội dung như mật độ dân số, kết cấu dân số, hiện tượng tự nhiên diễn biến nhiệt độ, lượng mưa qua các tháng đặc biệt về sản xuất một số ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế … Muốn vẽ được các biểu đồ cần nắm được khả năng yêu cầu chung khi vẽ các biểu đồ này giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được nguyên tắc cơ bản. 1. Tên biểu đồ, đồ thị 2. Vẽ đúng (tỷ lệ, mỹ thuật đơn vị) 3. Chú thích (chú giải và ký hiệu) 4. Nhận xét Để đặt tên cho biểu đồ, đồ thị học sinh phải xác định mục đích vẽ dựa vào yêu cầu của bài xem xét chủ thể để thể hiện biểu đồ lựa chọn biểu đồ thích hợp ví dụ: biểu đồ cột, biểu đô đường, biểu đồ kết hợp cột và đường, hoặc biểu đồ cơ cấu, biểu đồ so sánh được cả quy mô và cơ cấu thời gian khác nhau. Vẽ đúng và mỹ thuật phụ thuộc vào mục đích minh hoạ cho chuỗi số liệu yêu cầu của đề ra học sinh chọn lựa kích thước vẽ biểu đồ đơn vị phù hợp với số liệu bài ra và giấy vẽ. Đối với bài tự chọn khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp cần hiểu rõ những ưu điểm hạn chế khả năng biểu diễn của từng loại biểu đồ. Khi vẽ biểu đồ cột, đồ thị các dạng biểu đồ miền cần chú ý xây dựng theo hệ toạ độ vuông góc: trục tung (phải có mốc giá trị cao nhất) cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu phải ghi đơn vị ghi rõ gốc toạ độ nếu số liệu vẽ gián đoạn. Trục hoành thường thể hiện thời gian, nhóm tuổi sản phẩm và vùng. Biểu đồ tròn dùng để thể hiện quy mô cơ cấu khi vẽ lưu ý 3600 = 100% có trường hợp từ số liệu tuyệt đối thì khi vẽ sẽ chuyển thành số liệu tương đối. Có loại biểu đồ cột vẫn thể hiện được cả quy mô cơ cấu Biểu đồ hình vuông cũng có thể hiện cơ cấu có thể lựa chọn kích thước các ô vuông vừa phải trên giấy tính % của từng thành phần là vẽ cũng giống biểu đồ tròn. Dựa vào phần vẽ đúng cần thiết kế chú giải hợp lý theo nguyên tắc tỷ lệ càng nhỏ màu càng mạnh trong biểu đồ tròn hoặc hình vuông. Nhận xét biểu đồ, đồ thị, dựa vào hình đã vẽ để phân tích hiện trạng về hiện tượng địa lý đã vẽ, từ đó có những so sánh hợp lý cho vào mối quan hệ giữa các hiện tượng có khi học sinh còn phải huy động cả kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ bảng số liệu. Ví dụ 1: Trên cùng một biểu đồ vẽ: - Đường biểu diễn số dân - Đường biểu diễn sản lượng lúa ở Việt Nam từ 1980 - 1996 theo bảng số liệu. Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 Số dân (triệu người) Sản lượng lúa (triệu tấn) 56,2 14,4 58,6 15,6 61,2 16,0 63,6 17,0 66,2 19,2 69,4 21,6 72,5 23,5 76,0 26,5 Từ biểu đồ đã vẽ em có thể rút ra nhận xét gì? Bài giải: 1. Vẽ biểu đồ 2. Nhận xét: Dân số và sản lượng lúa đều tăng nhưng mức tăng khác nhau, nếu lấy năm 1982 là 100% thì năm 1996 là 135% sản lượng lúa tăng 184%. Như vậy mặc dù dân số nước ta tăng khá nhanh tăng 2%/năm nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người không ngừng tăng Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 Sản lượng lúa bình quân đầu người 256 266 261 267 290 311 324 348 Tuy nhiên nếu so với nhu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống thì sản lượng lúa tăng còn chậm (nếu tăng 1% dân số thì phải tăng 4% sản lượng lương thực). Do đó để đảm bảo ổn định vấn đề lương thực thì chúng ta phải có nhiều biện pháp tổng thể: tăng sản lượng lúa chủ yếu bằng con đường thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa, hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số. Ví dụ 2: Nguồn lao động và vấn đề việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau anh (chị) hãy: Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất mối quan hệ: tổng số lao động, số lao động có việc làm, số lao động cần phải giải quyết việc làm ở 3 khu vực, cả nước, thành thị, nông thôn năm 1995 dựa vào bảng số liệu: Hiện trạng lao động và việc làm ở nước ta năm 1995 (đơn vị triệu người). Cả nước Thành thị Nông thôn Tổng số lao động Số người có việc làm Số người cần giải quyết việc làm 37 31 6 9 7 2 28 24 4 Từ biểu đồ đã vẽ có thể rút ra nhận xét gì? Bài giải: 1. Vẽ biểu đồ Triệu lao động Số người cần giải quyết việc làm Số người có việc làm 28 4 2 6 9 37 Biểu đồ thể hiện: hiện trạng lao động và việc làm ở Việt Nam năm 1995 (triệu lao động). 2. Nhận xét: Năm 1995 cả nước có 37 triệu lao động. Số người chưa có việc làm là 6 triệu chiếm 16,2% lực lượng lao động cả nước đây là tỷ lệ quá cao. Khu vực thành thị có 9 triệu lao động trong đó có 2 triệu lao động chưa có việc làm chiếm 22,2% số lao động thành thị. Cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 6%. Khu vực nông thôn có 26 triệu lao động trong đó số người cần phải giải quyết việc làm là 4 triệu lao động, chiếm 14,3% số lao động ở nông thôn. Ngoài 6 triệu lao động cần phải giải quyết việc làm hàng năm có khoảng 1,1 - 1,2 triệu lao động đến tuổi lao động cần có việc đây là một khó khăn lớn đối với nước ta. Vì vậy giải quyết việc làm là một chiến lược quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ví dụ 3: Cho bảng số liệu về tỷ trọng các ngành trong tổng thu nhập quốc dân (%) Ngành Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1970 1980 1990 1970 1980 1990 1970 1980 1990 Inđônêxia 44,9 24 23,4 18,7 41,7 37,3 36,4 34,3 39,3 Anh 2,4 1,8 1,5 38,7 37,5 35 58,9 60,7 63,5 1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu tỷ trọng cua ngành trong tổng thu nhập quốc dân năm 1970 đến 1990 của Inđônêxia và Anh. 2. Phân tích biểu đồ rút ra nhận xét. Hướng dẫn 1. Xác định mục đích vẽ tên biểu đồ 2. Vẽ đúng mỹ thuật 3. Chú thích phần đã vẽ 4. Nhận xét kết luận 1. Vẽ biểu đồ: 100 100 100 100 100 100 Tên nước 1990 1980 1970 2. Nhận xét: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ trọng các ngành trong tổng thu nhập quốc dân năm 1970 - 1990 của Inđônêxia và Anh. Nhận xét: nước Inđônêxia có thu nhập quốc dân từ năm 1970 - 1990 về các ngành: nông nghiệp giảm dần công nghiệp dịch vụ tăng -> Inđônêxia là nước đang phát triển Nước Anh nông nghiệp tỷ lệ nhỏ ngày càng giảm công nghiệp giảm dịch vụ tăng -> nước Anh là nước kinh tế phát triển Ví dụ 4: Dựa vào số liệu sau đây hãy vẽ biểu đồ cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển năm1985 và 1995 theo các loại đường giao thông ở Việt Nam rút ra nhận xét. Cơ cấu hàng hoá vận chuyển theo loại đường giao thông năm 1985 - 1995 (đơn vị %) 1985 1995 Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 7,6 58,3 29,2 4,9 5,1 64,5 23,2 7,2 2. Nhận xét trong thời gian 10 năm 1985 - 1995 Tỷ trọng ngành vận tải đường sắt, đường sông giảm (2,5% và 6%). Tỷ trọng vận tải đường ô tô, đường biển tăng (6,2% và 2%) Vận tải hàng hoá có chiều hướng ngày càng tập trung vào loại hình vận tải đường bộ đây là loại hình thích hợp với vận tải hàng hoá ở cự ly ngắn trung bình nhất là giao thông trong thành phố lớn, giao thông đường bộ có tính cơ động cao hơn loại hình vận tải khác. Nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích nên loại hình vận tải đường bộ thích hợp hơn cả. Ví dụ 5: Dựa vào bảng số liệu dưới đây dân số sản lượng lúa thời kỳ 1980 - 1998 Năm 1980 1985 1990 1995 1998 Số dân (triệu người) Sản lượng lúa (triệu tấn) 54,0 11,6 59,8 15,9 66,1 17,0 73,9 24,9 78,0 28,4 1. Vẽ biểu đồ thích hợp (đường kết hợp cột) để thể hiện diễn biến dân số và sản lượng lúa thời kỳ 1980 - 1998 2. Bình quân sản lượng lúa theo đầu người qua các năm rút ra nhận xét. Hướng dẫn: Xác định giao điểm của trục số liệu và trục năm vẽ cột trước, vẽ đường sau (bề rộng các cột bằng nhau) điểm vẽ của đường chia đôi bề rộng cột làm 2 phần bằng nhau ghi số liệu trên đỉnh các cột và trên điểm vẽ đường, ghi tên biểu đồ chú thích và nhận xét. 1. Vẽ biểu đồ Dân số 17 Sản lượng lúa Biểu đồ dân số, sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 1980 - 1998 2. Nhận xét: Trong thời kỳ 1980 - 1998 dân số và sản lượng lúa đề tăng nhưng mức độ tăng khác nhau (dân số tăng 1,44 lần sản lượng lúa tăng 2,44 lần). Như vậy mặc dù dân số tăng khá nhanh nhưng do có nhiều cố gắng để đẩy mạnh sản xuất lúa nên bình quân lúa theo đầu người của nước ta vẫn tăng. Năm 1980 bình quân 215 kg/người; năm 1998 364 kg/người (gấp 1,7 lần so với năm 1980). Tuy nhiên, sản lượng lúa vẫn còn đang tăng chậm so với yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống vì khi tăng 1% dân số thì ít nhất phải tăng 4% sản lượng lương thực. Ví dụ 6: Cho bảng số liệu dưới đây Tỏng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Năm 1985 1989 1991 1993 1995 1996 1997 Nông, lâm, thuỷ, sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 40.2 27.3 32,5 42,1 22,9 35 40,5 23,8 35,7 29.9 28.9 41.2 28,4 30.0 41,6 27.2 30.7 42.1 26,2 31,2 42,6 1. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm của Việt Nam thời kỳ 1985 - 1997. 2. Nhận xét giải thích sự thay đổi trên Hướng dẫn: Giao điểm của trục số liệu của năm là năm nhỏ nhất Chia số liệu, chia năm chính xác theo cấp số nhân Vẽ biểu đồ giống như vẽ đường nhưng điểm vẽ cuối phải khép kín, 2 đường có 3 miền. Ghi tên biểu đồ chú thích và nhận xét 1. Vẽ biểu đồ Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế Chú thích: Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2. Nhận xét Sự chuyển dịch cơ cấu biến động không đều qua các năm. Giảm rất nhanh nông lâm ngư nghiệp (42,2% xuống còn 26,2%) Tăng tương đối nhánh dịch vụ (32,5% lên 42,6%). Tăng trung bình công nghiệp và xây dựng 27,3% lên 31,2% 3. Giải thích Việc chuyển dịch cơ cấu nói trên là theo xu thế chung của thời đại. Thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta. Phần IV đánh giá học sinh kết quả thu được Việc vẽ và phân tích biểu đồ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về một số số liệu của các đối tượng hiện tượng địa lý đặc biệt phân tích biểu đồ có tính trực quan không bỏ sót số liệu tìm mối quan hệ … Vẽ biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy tính độc lập sáng tạo, gây hứng thu học tập mặt khác trên các báo kinh tế có biểu đồ qua đó học sinh có thể hiểu thêm kinh tế thế giới hoặc Việt Nam hoặc các vùng kinh tế trong nước trên thế giới từ đó học sinh có thể phân tích trình bày một cách sinh động các báo cáo nhỏ về một số hiện tượng địa lý địa phương. Đối với lớp 10A, 10B, 11A, 11B, 12A, 12B (hệ BTTHPT 11 môn) các em đều làm bài tập đạt kết quả tương đối cao đạt 10% giỏi, 70% khá, còn lại 30% chỉ áp dụng đơn thuần chưa sáng tạo nhiều lúc còn ngại làm bài tập chỉ đạt mức trung bình. Phần V Một số yêu cầu kiến nghị Học đi đôi với hành là một trong những yêu cầu cơ bản hiện nay của nhà trường đặc biệt là loại hình BTTHPT hệ 11 môn. Lập và phân tích biểu đồ địa lý cho học sinh phải đặt vào yêu cầu cơ bản trong dạy địa lý qua đó khắc sâu kiến thức thực tiễn với lý thuyết là vô cùng cần thiết. Vì vậy, bản thân tôi phải dày công suy nghĩ từ khâu tìm hiểu bài giảng đến soạn bài giảng và chấm bài, chuẩn bị bài, các công việc phải lôgic với nhau nhưng cũng thể hiện rất riêng ở từng khâu. Đối với học sinh cần có sự chuẩn bị bài trước dưới sự hướng dẫn của giáo viên cần có ý thức chủ động tiếp thu bài thao tác thành thạo kỹ năng lập và phân tích biểu đồ địa lý. Nếu hoạt động của thầy và trò nhịp nhàng thì kết quả thu được là rất tốt tuy nhiên việc lập và phân tích biểu đồ địa lý còn gặp nhiều khó khăn vì đối tượng học sinh đầu vào thấp. Bản thân tôi có một số kiến nghị như sau cho thêm một số giờ dạy lập và phân tích biểu đồ địa lý để các em có điều kiện làm quen và rèn luyện kỹ năng được tốt hơn. Với việc từng bước nâng cao chất lượng học sinh với năng lực của bản thân có hạn nhưng với tinh thần trao đổi để học hỏi tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp lập và phân tích biểu đồ. Tất nhiên những suy nghĩ cách làm này ắt có nhiều thiếu sót tôi rất biết ơn và mong được sự chỉ bảo và sự góp ý của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV625.doc
Tài liệu liên quan