TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thanh Hiền
Lớp A1 – CN9
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Hữu Tửu
Hà nội năm 2003
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. MỐI LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA HAI HỢP ĐỒNG. .....
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................. 4
I Hợp đồng mua bán ngoại thương: .............................................................. 4
1 Khái niệm ............................................................................................... 4
2 Sự ra đời và phát triển của Hợp đồng mua bán ngoại thương. ............... 5
II Hợp đồng vận tải ......................................................................................... 6
1 Định nghĩa ............................................................................................... 6
2 Sự ra đời và phát triển của vận tải. .......................................................... 7
3 Mối quan hệ giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ vận tải. ....................... 9
CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ...................................................................... 12
I Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá ......................................................... 12
1 Các điều kiện chung .............................................................................. 12
2 Các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán ngoại thương ............. 16
II Hợp đồng vận tải. ...................................................................................... 36
1 Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá ... 36
2 Vận tải hàng hoá bằng đường biển. ....................................................... 50
3 Các phương thức vận tải thường dùng trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường biển............................................................................... 51
4 Vận đơn đường biển .............................................................................. 54
III Một vài nét khái quát về vận tải bằng đường hàng không. ................... 71
1 Vị trí của vận tải hàng không ................................................................ 71
2 Đặc điểm của vận tải hàng không ......................................................... 72
3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không.................................... 73
IV Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không ............................................ 77
1 Vận tải hàng không quốc tế. .................................................................. 77
2 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB) .......................................... 79
3 Cước phí vận tải đường hàng không ..................................................... 80
4 Các loại cước phí: .................................................................................. 81
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT HƠN NỮA VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ...................................................................................................................... 85
I Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng ngoại thương .............................................................................................................. 85
1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán ............................................................ 85
2 Giai đoạn 2: đàm phán........................................................................... 86
3 Giai đoạn 3: sau đàm phán .................................................................... 88
II Một số biện pháp để làm tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng vận tải......... 88
1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán ............................................................ 89
2 Giai đoạn 2: đàm phán........................................................................... 89
3 Giai đoạn 3: sau đàm phán .................................................................... 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường thế giới là một thể thống nhất, cơ cấu hàng hoá buôn bán mạnh mẽ. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi các hình thức giao thương trên thị trường thế giới, tạo ra những phương thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp. Đồng thời làm xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh và các phương thức mua bán khác nhau. Các quốc gia đều mong muốn và cố gắng thực hiện chính sách " mở cửa" nền kinh tế và như vậy, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán với hàng trăm quốc gia.
Hợp đồng mua bán hàng hoá là biểu hiện cụ thể của quan hệ ngoại thương giữa các thương nhân với nhau. Đồng thời nó cũng là phương tiện để các chính sách kinh tế của Nhà nước được thực thi trên thực tế.
Nếu như việc ký kết một hợp đồng mua bán Ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương , thì vận tải là khâu không thể thiếu được trong các phương thức giao dịch và mua bán Quốc tế. Vận tải Quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Việc ký kết một hợp đồng chuyên chở cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Nó quyết định mức độ của vận tải và giá cả cạnh tranh.
Mối liên kết giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Ngoại thương rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán còn Hợp đồng mua bán ngoại thương là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng Vận tải.
Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức
được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh
chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế dối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều chủ yếu mà chúng ta phải quan tâm đó là bằng cách nào để có thể soạn ra những Hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng vận tải với những điều khoản có lợi nhất cho chúng ta và được đối tác chấp nhận. Chính vì mối liên quan mật thiết này đã dẫn đến vấn đề bức xúc trong việc nghiên cứu và phân tích Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải".
Tuy nhiên phạm vi đề cập ở đây chỉ giới hạn ở mối quan hệ Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải dưới góc nhìn của một cán bộ nghiệp vụ Thương mại chứ không phải là người nghiên cứu.
Đối tượng đề cập: Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải các thiết bị viễn thông tin học
Phương pháp đề cập: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng có kết hợp với phương pháp phân tích và phê phán.
Bố cục của khoá luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Một số nét khái quát về hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương. mối liên quan mật thiết giữa hai hợp đồng.
CHƯƠNG II: Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải
CHƯƠNG III: Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Kinh tế Ngoại thương trường ĐH Ngoại thương và thầy Vũ Hữu Tửu. Qua luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ quý báu trên và mong rằng luận văn đã nêu ra được những vấn đề cốt yếu khi ký kết một hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng vận tải nói chung và cho các thiết bị viễn thông tin học trong ngành viễn thông tin học của nước nhà nói riêng.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rộng nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong có được sự góp ý phê bình của các thầy cô giáo để luận văn có tính khả thi cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. MỐI LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA HAI HỢP ĐỒNG.
I Hợp đồng mua bán ngoại thương:
1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán Ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán Quốc tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một Bên gọi là Bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (Bên Mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Định nghĩa trên đây nêu rõ:
Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các đương sự). Chủ thể của hợp đồng này là Bên bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập
khẩu). Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và, để đổi lại, Bên Mua phải trả một đối giá (counter value) cân xứng với giá trị đã được giao (contract with consideration).
Đối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc định (specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods).
Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). Đây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên.
2 Sự ra đời và phát triển của Hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hợp đồng mua bán ngoại thương được hình thành giữa các doanh nghiệp phải có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngoại thương phải được chính phủ các nước hữu quan cho phép vận chuyển từ nước này sang nước khác, việc mua bán được tiến hành theo ý chí của các chủ thể hợp đồng và không bị quốc gia nào ràng buộc. Trong hoạt động ngoại thương việc lập văn bản Hợp đồng kinh tế để trao đổi hàng hoá là yêu cầu bắt buộc, các điều khoản trong hợp đồng do bên mua và bên bán cùng bàn bạc thoả thuận.
Qua nhiều thế kỷ, từ thực tiễn Thương mại quốc tế đã dẫn đến sự hình thành các tập quán Thương mại được áp dụng ở khắp mọi nơi và đối với từng mặt hàng. Trong xã hội sự cạnh tranh gay gắt về lợi nhuận giữa các công ty, các nhà sản xuất và các tập đoàn diễn ra quyết liệt, kết quả của sự cạnh tranh trong lĩnh vực Thưng mại quốc tế đã tạo ra những tập quán.
Do sự phát triển của nền sản xuất, trong xã hội đã hình thành các tập đoàn độc quyền trong từng lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Tập đoàn độc quyền về sản xuất và phân phối máy tính xách tay như IBM, phân phối phần mềm cho hệ điêu hành như Microsoft…Đối với mỗi tập đoàn lại có những " Tập quán Thương mại" riêng của nó và những tập đoàn này thường từ chối ký kết các hợp đồng vụn vặt và những hợp đồng với những điều kiện khác với những điều kiện do tập đoàn đã quy định. Còn bên đối tác yếu hơn thì không thể đòi các điều kiện có lợi cho mình và buộc phải theo các điều kiện mà tập đoàn đã quy định. Những tập đoàn ký kết vơi nhau tạo điều kiện hình thành những tập quán ngành - hãng. Tập quán thương mại về một mặt hàng do một tập đoàn lũng đoạn đã được sinh ra như vậy. Trên cơ sở những tập quán đó đã hình thành những hợp đồng mẫu trong Thương mại quốc tế.
Sự phát triển các hợp đồng mẫu đã tạo điều kiện cho hai bên đương sự trong khi đàm phán. Để ký kết hợp đồng mua bán chú trọng đến vấn đề cần phải thống nhất như phẩm chất cụ thể của hàng hoá, giá cả, thời hạn và nơi giao hàng. Trong các trường hợp đồng mẫu, phần lớn các văn bản hợp đồng đã in sẵn vào một bản hợp đồng và ta khó sửa đối những điều kiện chung cũng như các điều kiện khác. Do được xây dựng từ trước, nên các văn bản của hợp đồng mẫu kỹ lưỡng hơn là đến khi đàm phán một dự thảo. Sử dụng hợp đồng mẫu, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sử dụng những kinh nghiệm của thực tiễn.
Các Hợp đồng mẫu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cùng ngành kinh tế. Sự lan rộng của nó là kết quả của sự cố gắng tiêu chuẩn hoá các điều kiện thương mại quốc tế. Ví dụ: như xây dựng Incorterms hay Uniform customs and practice for Commeroial ducumentary credits. Hơn nữa các liên đoàn của ngành đã xây dựng cho mỗi loại hàng một Hợp đồng mẫu. Những mẫu này thường khác nhau ở phương pháp định giá ( FOB, CIF...) cách giao hàng ( Partical shipment is allowed or prohibited ) Phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hoá hoặc đóng gói...
Chính vì vậy, hợp đồng mẫu được sử dụng và phát triển rộng rãi.
II Hợp đồng vận tải
1 Định nghĩa
Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc gia và quốc tế.
Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về. Tuy nhiên có khi hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với Hợp đồng mua bán. Nói chung, hai hợp đồng này phải đi song hành với nhau.
Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải và hợp
đồng vận tải phản ảnh ý chí mua bán của các bên.
2 Sự ra đời và phát triển của vận tải.
2.1 Đặc điểm của vận tải
Theo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp), vận tải chỉ bao gồm nhứngự di chuyển của vật phẩm và con người khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập.
Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một số đặc điểm chủ yếu như sau:
Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian của đối tượng chuyên chở.
Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách. Con người thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng.
Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới.
Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Tuy vậy, sản phẩm này cũng có hai thuộc tính của hàng hoá đó là:giá trị sử dụng và giá trị. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phải làm thay đổi hình dáng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở.
Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó.
Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồng thời sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được.
Để đáp ứng nhu cầu chuyên chở tăng lên đột biến trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trữ toa xe, đầu máy, ô tô, tăng tần suất phục vụ...
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận : vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn.
2.2 Sự ra đời và phát triển.
Vì ở đây, đối tượng chúng ta đề cập đến là vận tải trong các hợp đồng ngoại thương nên chúng ta sẽ đi sâu về phần vận tải quốc tế.
Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói một cách khác, vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước.
Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động quốc tế và sự buôn bán quốc tế. Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới. Vận
tải quốc tế và ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. V. Lênin nói: "Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài". Khi buôn bán quốc tế mở rộng và phát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng phát triển hoàn thiện.
Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biển đóng vai trò chủ đạo
3 Mối quan hệ giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ vận tải.
Như ở trên chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Thương mại rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán Thương mại và Hợp đồng mua bán ngoại thương - là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng vận tải. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động.
Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế đối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Trong một hợp đồng mua bán ngọai thương ký kết giữa người bán (người xuất khẩu) và người mua ( người nhập khẩu) có nhiều điều khoản khác nhau, trong
đó có một điều khoản quy định về vận tải hàng hoá. Vận tải có tác dụng to lớn
đối với buôn bán quốc tế và được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
- Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày một tăng trong buôn bán quốc tế
Hiện nay, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt tới khoảng 7 tỷ tấn /năm, trong đó trên 3/4 được chuyên chở bằng đường biển. Khối lượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vận tải. Uyliam nhà nghiên cứu của Anh đã mô tả như sau: "khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tích số của tiềm năng kinh tế hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách chuyên chở của hai nước đó". Khoảng cách chuyên chở càng xa, thì chi phí vận tải càng lớn. Chi phí vận tải chiếm trong giá cả hàng hoá lớn sẽ hạn chế quan hệ buôn bán giữa các nước. Trái lại, chi phí vận tải rẻ, tổ chức chuyên chở thuận tiện thì dung lượng hàng hoá trên thị trường càng lớn.
- Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị
trường trong buôn bán quốc tế.
Trước đây, công cụ vận tải thô sơ, giá thành vận tải cao... nên đã hạn chế buôn bán nhiều loại hàng, nhất là hàng nguyên nhiên liệu. Mặt khác, vận tải quốc tế lúc bấy giờ cũng hạn chế trao đổi buôn bán với các thị trường xa xôi.
Vận tải quốc tế phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mở rộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng.
Hệ thống vận tải quốc tế mở rộng, giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ. Do đó vận tải quốc tế góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Cự ly chuyên chở
hàng hoá trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày càng tăng lên, ví dụ
năm 1985 là 3.967 hải lý, năm 1998 tăng lên 4.230 hải lý (1 hải lý = 1,85 km).
- Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán.
Vận tải quốc tế có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế đảm bảo phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hoá nhập khẩu của mỗi nước. Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, nhất là sản phẩm vận tải đường biển. Xuất nhập khẩu sản phảm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế.
Tóm lại, Vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế. "Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải. Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu. Còn vận tải làm cho hàng hoá đó bị thay đổi".
CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI
I Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá
1 Các điều kiện chung
Hiện nay ở nước ta, do tính chất công việc nên có rất nhiều Tổng công ty và các công ty Xuất nhập khẩu chuyên ngành.Ví dụ: Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Công ty xuất nhập khẩu Cokyvina... Mỗi một Tổng Công ty hoặc Công ty Xuất nhập khẩu đều có chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ cho nhu cầu về trao đôi hàng hoá ngoại thương trong ngành mình phụ trách. Do tính chất công việc nên trong các thương vụ buôn bán, mỗi đơn vị đều có những hợp đồng mẫu cho riêng mình, phù hợp với sự đặc thù của ngành và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Trong các hợp đồng đó, cho dù là hợp đồng xuất khẩu hay nhập khẩu, cũng cần phải có điều kiện chung. Điều kiện chung phải được xây dựng như một cái ô cho phép che chắn đến mức cao nhất những rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Điều kiện chung này sẽ được xây dựng sau khi có sự bàn bạc, thảo luận, phân định các rủi ro pháp lý, giữa những bên có trách nhiệm trong hoạt động, những cán bộ kinh doanh và những cán bộ pháp chế trong đơn vị đôi khi cả các luật gia cũng được mời đến.
Để các điều kiện chung làm chọn chức năng bảo vệ quyền lợi một cách có hiệu quả, chúng phải chính xác và đặc trưng cho hoạt động của của doanh nghiệp và phải được các cán bộ kinh doanh nắm vững để có thể vận dụng chúng thành thạo. Thông thường điều kiện chung được in ở mọi chứng từ thương mại. Ví dụ ở mặt sau của giấy tờ dùng cho giao dịch thư tín, hoá đơn thương mại, hoá đơn pro-forma... các điều kiện chung mang tính đặc thù của từng đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Chẳng hạn điều kiện bán hàng của một Công ty kinh doanh
lương thực thực phẩm phải khác với điều kiện chung của một Công ty kinh doanh máy tính và thiết bị tin học.
Khi sử dụng Điều kiện chung ta phải chú ý rằng khi người bán trả lời chấp nhận đơn đặt hàng của người mua và gửi kèm điều kiện chung bán hàng cho người mua nếu người mua không có ý kiến gì khác thì các điều kiện chung này tạo thành hợp đồng. Cũng tương tự như vậy khi người mua gửi kèm điều kiện chung mua hàng trong thư trả lời chấp nhận đơn chào hàng của người bán. Các điều kiện chung dù chẳng được ký chấp nhận vẫn được vận dụng không có bảo lưu kể từ khi các điều kiện đó được các bên tham gia quan hệ hợp đồng biết đến. Trường hợp cả hai bên, người bán và người mua đều gửi cho nhau điều kiện chung của mình, trong đó có mâu thuẫn số điều khoản thì điều kiện nào sẽ được điều chỉnh quan hệ hợp đồng? Khi có sự xung đột về điều kiện chung thì sự lựa chọn phụ thuộc vào vấn đề thị trường thuộc về ai.
Một số vấn đề nữa đặt ra là không phải điều kiện chung thảo ra là có thể áp dụng cho mọi thương vụ mua bán của đơn vị. Mỗi thương vụ có những đặc thù riêng biệt mà ta phải đàm phán để quy định cụ thể . Khi có sự mâu thuẫn giữa những điều khoản này với những điều kiện chung thì theo tập quán quốc tế "Cái riêng áp chế cái chung" - do vậy những điều khoản ghi nhận rõ ràng áp chế các điều khoản chung.
Trong mua bán quốc tế không chỉ các Điều kiện chung do các thương nhân thảo ra, mà còn có những điều kiện chung do các tổ chức quốc tế soạn thảo. Các điều kiện chung bán hàng xuất khẩu của các tổ chức này trở thành những công cụ pháp lý để bảo vệ một cách tốt nhất những lợi ích vè tài chính và thương mại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu.
Đại bộ phận các điều kiện chung bán hàng đều có những điểm chung cả về mặt hình thức cũnh như nội dung. Nét chung đó là về khuôn khổ chung và các quy định riêng. Về mặt hình thức, phần khuôn khổ chung có tính không đổi, nó bao
gồm các điều khoản mà nhà xuất khẩu hoặc có thể sử dụng chúng (với điều kiện là chúng phù hợp với những nét đặc thù của sản phẩm hoặc tập quán nghề nghiệp), hoặc thay đổi những quy định chung nhằm làm cho chúng phù hợp với những điều mong muốn của người mua hoặc những mệnh lệnh bắt buộc của quy chế địa phương. Nhìn chung, các điều kiện xuất khẩu đều quy định rằng "Chúng có thể được áp dụng ngoại trừ những thay đổi mà hai bên có thể thoả thuận tiến hành và được thừa nhận bằng văn bản"
Các quy định riêng được lập nên riêng rẽ. Nó bao gồm toàn bộ những điểm mà các bên sẽ phải đàm phán có tính đến những nét đặc thù của hợp đồng. Những điều khoản riêng này phải được lập ra tuỳ theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Như vậy cho dù có khuôn khổ được định ra bởi các điều kiện chung, vẫn còn một sự tự do lớn cho các bên tham gia ký kết hợp đồng nhằm làm cho những quy định của điều kiện chung bán hàng xuất khẩu phù hợp với những hoạt động của họ.
Xu hướng xây dựng các điều kiện chung bán hàng (mua hàng) ngày càng mở rộng trên thế giới. Điều kiện chung tạo thuận lợi cho các bên khi đàm phán ký kết hợp đồng tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế tối đa rủi ro, tranh chấp do sự quy định không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ngày nay, không chỉ các công ty thảo ra điều kiện chung cho mình mà còn có các điều kiện chung của các ngành.
Một hợp đồng cho dù được ký kết thông qua bản điều kiện chung bán hàng hoặc mua hàng của một trong hai bên, hay bằng cách ký kết một hợp đồng riêng thì nội dung của hợp đồng hay nói cụ thể là các điều khoản của hợp đồng vẫn luôn là cái mà các bên ký kết quan tâm nhất. Chúng quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các bên, và chính các điều khoản hợp đồng cũng chứa đựng những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra đối với một trong hai bên. Các rủi ro pháp lý gắn với mỗi thương vụ có thể giảm nhiều, thậm chí loại trừ hoàn toàn bằng cách xây dựng các điều khoản hợp đồng thích hợp.
Tuy nhiên, hợp đồng là sự thoả thuận ý chí của hai bên, sự ra đời của nó chính là kết quả của quá trình đàm phán với bạn hàng. Không phải lúc nào ta cũng thảo được một hợp đồng với các điều khoản hoàn toàn bất lợi Bạn hàng của mình. Và tất nhiên, chắc chắn ta cũng không bao giờ đặt bút ký vào một hợp đồng mà trong đó mỗi điều khoản là một cái bẫy cài với đầy rẫy những rủi ro và bất lợi cho mình và doanh nghiệp của mình. Vấn đề là hợp đồng ký kết phải đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên. Để làm tốt nhiệm vụ phòng ngừa rủi ro đòi hỏi người cán bộ kinh doanh phải nắm được các điều khoản thông thường của một hợp đồng xuất nhập khẩu để xây dựng các điều khoản đó.
Nói đến nội dung một hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán ngoại thương nói riêng, việc phân biệt đâu là kỹ thuật nghiệp vụ, đâu là góc độ pháp lý là điều không cần thiết. Để hợp đồng đảm bảo tính hợp pháp người ta nói về mặt pháp lý, nhưng mục đích của hợp đồng mua bán ngoại thương là người bán thì nhận được tiền còn người mua nhận được hàng mà mình thực sự muốn mua.
Như vậy, trong một bản hợp đồng mua bán ngoại thương, người ta phải biết kết hợp hai mặt kỹ thuật nghiệp vụ với pháp lý một cách chặt chẽ. Ví dụ: về điều khoản phẩm chất hàng hoá, mặt kỹ thật nghiệp vụ tập trung vào cơ sở để xác định chất lượng như tỷ lệ chất hữu dung, quy cách dài, rộng, cao, công suất... Nhưng ở khía cạnh pháp lý người ta cần phải tính đến giá trị pháp lý của giấy chứng nhận phẩm chất do cơ quan giám định cấp cũng như ở đâu thì việc xác định phẩm chất được coi là giá trị cuối cùng. Vì vậy nếu chỉ quy định khi giao hàng người bán phải bảo đảm phẩm chất nh quy định trong hợp đồng là chưa đủ.
Mọi tranh chấp trong hoạt dộng kinh tế đối ngoại thường chỉ xảy ra chủ yếu trong quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương mà thôi.
2 Các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán ngoại thương
2.1 Điều khoản tên hàng (Đối tượng hợp đồng)
Tên hàng là điều khoản đầu tiên trong một hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong buôn bán quốc tế do tính chất đa dạng của tên gọi đối với hàng hoá nhất là khi tên hàng lại được dịch ra một ngôn ngữ khác, nếu không xác định tên hàng một cách thống nhất và chính xác thì người ta không xác định rõ loại hàng muốn mua bán. Ngay trong cùng một nước tên của một loại hàng ở mỗi vùng cũng đã khác nhau. Để tránh sự hiểu nhầm có thể dẫn đến những tranh chấp không cần thiết trong một hợp đồng ngoài tên hàng, có nhiều trường hợp tên hàng ghi kèm theo cả việc mô tả hàng nhằm đảm bảo chắc chắn, ta nên dùng tên hàng theo một số nguyên tắc sau:
Tên hàng cần ghi chính xác để tránh sự hiểu lầm hàng này sang hàng khác. Ví dụ: Nếu chi ghi máy tính Pentium III... thì có thể bị nhầm giữa máy tính xách tay với máy tính để bàn hay nếu chỉ ghi Cisco Router 3600 series không thôi thì sẽ không qui định được rõ là router 3640 hay 3620 và như vậy nếu có tranh chấp xảy ra thì ta không có cơ sở chính xác để thắng kiện.
Ghi tên hàng kèm theo với địa danh sản xuất ra chúng. Ví dụ: Máy tính
Compaq Mỹ, Cisco Router 3600 Mexico.
Ghi tên hàng kèm theo tên chủ hãng sản xuất. Ví dụ: Máy tính Sun
Microsystem (Sun), hoặc máy tính IBM, HP, Cisco Router ....
Khi ký hợp đồng tuỳ theo từng tên hàng cụ thể mà chọn cách ghi cụ thể, tuyệt đối tránh trường hợp ghi chung chung (Ví dụ máy tính Pentium mà kh._.ông qui định rõ Pentium mấy, của hãng nào, cấu hình ra sao? nếu có tranh chấp thì ta không có cơ sở xác đáng để tranh kiện thành công. Cần phải ghi rõ như: Máy tính IBM NetVista Pentium IV 2GHz-256Mb DDRam-HDD 40Gb-FDD
1,44Mb-CDRom 48X-AGP Card 32Mb-NIC 10/100Mbps-Monitor IBM 17"- Keyboard, Mouse IBM), tên hàng có thể ghi kèm theo năm sản xuất để khẳng định hàng hoá. (Ví dụ: Thiết bị định tuyến - Router của Cisco được sản xuất từ năm 2002 trở lại đây mới được đưa vào hệ thống mạng của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam)
Trong hợp đồng chúng ta nên ghi rõ tên hàng bằng tiếng Việt và bằng tiến nước hữu quan hoặc bằng tiến Anh.
Nếu hợp đồng trao đổi nhiều loại hàng khác nhau hoặc một mặt hàng nhưng có nhiều loại có đặc điểm chất lượng khác nhau thì có thể lập thành bản liệt kê (còn gọi là phụ lục) đính kèm theo hợp đồng và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng, nhưng trong văn bản chính của hợp đồng cần phải có điều khoản bảo lưu thích ứng cho vấn đề này. Chẳng hạn: "Bên A xuất bán cho Bên B các mặt hàng được ghi trong bảng liệt kê đính kèm hợp đồng.
2.2 Điều khoản số lượng
Đây là điều khoản quan trọng nó góp phần vào việc xác định rõ đối tượng mua bán và liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ của người mua và người bán, do vậy việc lựa chọn đơn vị đo lường nào phải vừa căn cứ vào tính chất của bản thân hàng hoá, vừa phải căn cứ vào tập quán buôn bán Quốc tế về đo lường mặt hàng đó.
Quy định của thế giới về cách tính số lượng trên cơ sở đơn vị đo cũng rất khác biệt nhau. Trong vệc xác định số lượng ghi trong hợp đồng, cần chọn và áp dụng những đơn vị mang tính chất phổ biến và dễ hiểu, nhất là những đơn vị đo chiều dài, diện tích, dung tích... sau đây là một số cách tính khác nhau trong thương mại: Cho các mặt hàng đa dạng:
Khi tính bao thì một bao bông ở Ai Cập là 330 kg, ở Brazin là 180 kg.
Đơn vị đo chiều dài dùng chung là mét (m), centimet (cm)... nhưng có nước lại dùng inch = 2,45 cm; foot (= 12 inches = 0,304m)...
Ngoài ra một số đơn vị đo lường khác cũng được áp dụng trong thương mại quốc tế như Dram (= 1,772 gam); Ouce (= 28,350 gam); Pound (=
453,39 gam); Longton (tấn dài = 1.016,47 kg); Shorton (tấn ngắn =
907,184 kg).
Do tính chất phức tạp của hệ thống đo lường được áp dụng trong thương mại quốc tế nên khi xác định số lượng ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu có liên quan đến đơn vị đo lường phức tạp cần lưu ý giải thích rõ.
Trong buôn bán quốc tế, có không ít trường hợp dù hợp đồng cụ thể quy định tấn, mét ... nhưng khi thực hiện người bán không thể giao hàng chính xác 100%. Để tránh bị người mua kiện, thông thường người ta ghi thêm phần cộng trừ (+) phần trăm (ví dụ: 1000 tấn +10%) để tạo cho người bán có được một dung sai hợp pháp mà khi giao hàng trong phạm vi cộng trừ ấy người bán có thể coi là đã hoàn thành giao hàng. Đối với người mua thì việc chọn dung sai này có ý nghĩa thực tế ở chỗ có thể tránh được trường hợp lãng phí phương tiện hoặc tiền hàng (ví dụ: nếu phương tiện cho phép, người mua có thể yêu cầu giao tối đa (+) hoặc ở thời điểm giao hàng, do giá hàng tăng cao so với lúc ký hợp đồng thì yêu cầu giao số lượng tối thiểu (-) để đỡ bị thiệt thòi). Việc người bán, người mua được chọn (±) là do hai bên thoả thuận ghi vào hợp đồng.
Trong những trường hợp, đối tượng hàng hoá thường biến động giá, nếu cần có sự thoả thuận cụ thể việc tính giá đối với phần dung sai (+) để đề phòng một trong hai bên lợi dụng sự biến động giá làm lợi cho mình. Phạm vi dung sai nếu không được xác định và ghi trong hợp đồng thì thông thường được áp dụng theo tập quán quốc tế hiện hành đối với hàng hoá. Ví dụ: tập quán quốc tế về buôn bán ngũ cốc dung sai là ±5%, cà phê là ±3%, cao su là ±2,5%, gỗ là ±10% trọng lượng hàng giao.
Trong điều khoản này đôi khi người ta còn ghi tỷ lệ miễn trừ (-fromchise), tỷ lệ này có nghĩa là nếu hao hụt dọc đường dưới mức này người bán không phải bồi thường.
Cũng trong điều khoản này phương pháp xác định trọng lượng được xác định rõ. Phải thoả thuận trọng lượng ghi trong hợp đồng, trọng lượng cả bì, trọng lượng tính phải xác định một cách cụ thể. Trong những trường hợp khi ký hợp đồng nếu thực xác định trọng lượng cả bì thì cần ghi trọng lượng tịnh và quy định phương thức cung cấp số liệu về trọng lượng cả bì để đảm bảo cho việc thuê phương tiện vận tải của người mua (ví dụ mua theo điều kiện FOB) sát thực tế.
Cần đặc biệt lưu ý đến địa điểm xác định khối lượng, trọng lượng và giá trị pháp lý của việc xác định ấy. Thông thương nếu là người mua chúng ta cần thoả thuận trong điều khoản này việc chọn bến đến là địa điểm cuối cùng để xác định khối lượng, trọng lượng và chứng thư giám định do cơ quan giám định cấp ở bến đến có giá trị cuối cùng. Sở dĩ như vậy vì hàng hoá trong buôn bán quốc tế trước khi đến tay người mua thường phải trải qua một quãng đường dài và thời gian hàng đi trên đường có khi là cả tháng hoặc hơn nữa. Trong điều kiện ấy có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên sự hao hụt đối với hàng hoá (như hao hụt tự nhiên, do thay đổi khí hậu, thời tiết, mất mát). Để tránh việc phải giải quyết thiếu hụt mà nguyên nhân không do phía mình gây ra phương pháp chọn điểm giám định khối lượng hàng hoá ở bến đến (cảng nhận hàng) được áp dụng khá phổ biến trong thương mại quốc tế.
Đối với các thiết bị viễn thông, việc qui định rõ số lượng các thiết bị và phụ kiện đi kèm là vô cùng quan trọng. Một thiết bị định tuyến (Router), thiết bị chuyển mạch, phân tách kênh có khi chỉ dùng một (01 chassis) nhưng phụ kiện đi kèm hay các module cần thiết và những sợi cable tương thích thì có khi dùng đến cả chục nếu chỉ ghi chung chung một bộ (01 bộ) thì đến khi không lắp được hay lắp lên không chạy được ta cũng khó mà tranh cãi được. Nên chi tiết thế nào, dùng số lượng ra sao, là điều cần thiết phải qui định rõ trong hợp đồng.
2.3 Điều khoản về quy cách phẩm chất
Đề cập đến điều khoản quy cách phẩm chất trong hợp đồng mua bán ngoại thương người ta nhấn mạnh hai mặt, mặt chất lượng hàng hoá và phương pháp kiểm tra cũng như địa điểm cuối cùng mà việc kiểm tra phẩm chất hàng hoá thuộc hợp đồng được tiến hành.
Trong trường hợp mua bán hàng theo mẫu, mẫu sẽ là chuẩn mực để người bán giao hàng và người mua làm cơ sở để đối chiếu và xác định phẩm chất khi nhận hàng.
Khi mua bán hàng theo mẫu người bán và người mua thường phải chọn ba mẫu hàng đồng nhất như nhau: sau khi mẫu hàng đã được niêm phong, người bán giữ một mẫu, người mua cũng phải giữ một mẫu và mẫu thứ ba người ta giao cho một khác để làm đối chứng (người thứ ba này thông thường do người bán và người mua chọn). Nếu khi nhận hàng mà người mua qua đối chiếu với mẫu hàng của mình, thấy hàng không đúng như mẫu, người mua có thể khiếu nại với người bán. Trong trường hợp ấy mẫu do người thứ ba giữ sẽ được đem ra làm đối chứng. Người bán sẽ phải bồi thường khi hàng hoá của họ giao không đúng mẫu đã thoả thuận trong hợp đồng.
Có những trường hợp hàng được mua bán trên cơ sở phẩm cấp (Category) hoặc tiêu chuẩn (Standard). Đã mua hàng theo tiêu chuẩn phẩm cấp nào thì thì tiêu chuẩn phẩm cấp ấy sẽ là cơ sở để xác định chất lượng hàng hoá khi giao. Khi thoả thuận mua hàng theo phẩm cấp, tiêu chuẩn, người mua cần lưu ý tìm hiểu và nắm chắc tiêu chuẩn, phẩm cấp, hiểu nội dung tiêu chuẩn phẩm cấp ấy một cách chi tiết cụ thể, tránh tình trạng hiểu chung chung, mơ hồ mà vẫn chấp nhận.
Dựa vào quy cách hàng hoá (Như mua bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...). Để đảm bảo xác định chính xác phẩm chất hàng hoá mình cần mua, người mua cần quan tâm đến vấn đề bảo hành và kiểm tra chất lượng đánh giá sau khi vận hành. Trường hợp này nhằm khẳng định cho mình quyền được khiếu nại
người bán nếu hàng hoá (máy móc, thiết bị, xe cộ...) do người bán giao không
đạt quy cách như đã thoả thuận trong hợp đồng.
Thông thường, trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo hàng đủ quy cách trước khi giao hàng thuộc người bán. Còn việc có công nhận phẩm chất hàng hoá đúng hợp đồng hay không lại là chuyện khác. Để đảm bảo nhận hàng đúng quy cách phẩm chất, người mua cần lưu ý đến địa điểm cuối cùng mà phẩm chất được xác định cũng như giá trị pháp lý của việc giám định phẩm chất ở vị trí đó. Vì vậy trong hợp đồng mua bán ngoại thương, thường người mua buộc người bán phải chấp nhận kết quả xác định phẩm chất mới có hợp đồng? Đối với hàng hoá phải thông qua vận hành để kết luận thì biên bản giám định phẩm chất sau vận hành có giá trị pháp lý. Đối với hàng hoá có quy định thời hạn bảo hành thì vấn đề phẩm chất có phù hợp với hợp đồng hay không được xác định căn cứ vào kết quả khắc phục khuyết tật hàng hoá. Vì vậy, mặc dù hàng đã di chuyển quyền sở hữu, điểm di chuyển rủi ro từ người bán sang người mua từ khi qua hẳn lan can tàu tại cảng xếp hàng chỉ là mang tính tương đối. Người bán không vì vậy mà hoàn toàn hết trách nhiệm đối với hàng hoá của mình nếu người mua chứng minh được hàng hoá có vấn đề về phẩm chất. Ngược lại người mua cũng không vì quyền sở hữu hàng hoá đã di chuyển sang phía mình mà mất quyền đòi người bán phải bồi thường.
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu cần phải ghi rõ phương pháp xác định phẩm chất hoặc phương tiện thiết bị để thí nghiệm. Cần tránh trường hợp người bán xác định phẩm chất bằng phương pháp khác và người mua lại thử bằng phương pháp khác.
Vấn đề phẩm chất qui cách hàng hoá xuất nhập khẩu bao giờ cũng là khâu yếu nhất trong hợp đồng, nó có yêu cầu cao hơn về phẩm chất qui cách của hàng hoá giao dịch trong nội địa, đồng thời yêu cầu sự bảo đảm tính ổn định hơn về phẩm chất qui các hàng hoá xuất nhập khẩu qua từng thời gian và từng chuyến hàng xuất nhập khẩu. Bởi vậy việc kiểm tra phẩm chất qui cách hàng hoá phải tuân
theo các tiêu chuẩn và nguyên tắc của luật quốc tế hoặc tập quán quốc tế về xuất nhập khẩu.
2.4 Điều khoản bao bì, đóng gói, ký mã hiệu
Ở khía cạnh pháp lý, bao bì, ký mã hiệu có một ý nghĩa quan trọng trong hợp đồng. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng bao bì là bao bì phải đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển giao nhận, nhất là hàng hoá phải vận chuyển bằng đường biển, phải trải qua nhiều vùng khí hậu và những phương tiện vận chuyển khác nhau. Trong thực tiễn có nhiều trường hợp hàng hoá bị tổn thất mà nguyên nhân là do bao bì không bảo vệ được hàng hoá. Tập quán buôn bán Quốc tế hình thành ngay cả trong lĩnh vực bao bì. Thông thường, nếu trong hợp đồng không có quy định cụ thể thì người bán sẽ sử dụng bao bì theo tập quán (cả về nguyên liệu, hình dáng, kích thước) để đóng hàng của mình. Vì vậy người mua cần lưu ý trong việc quy đinh bao bì một cách cụ thể để đảm bảo cho hàng hoá mình mua giữ được phẩm chất. Trong mọi trường hợp nên tránh dùng các khái niệm chung chung như bao bì phải phù hợp với vận chuyển, phải chắc chắn, phải bảo vệ được hàng hoá ... Những quy định như vậy có thể dẫn đến hậu quả tranh chấp sau này do quan niệm về sự phù hợp hoặc chắc chắn giữa người mua và người bán thường không đồng nhất.
Mặt khác trong hợp đồng cần xác định bao bì do bên bán hay bên mua cung cấp. Thông thường và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế là người bán cung cấp bao bì phù hợp với hàng hoá mà khi người mua nhận hàng không cần phải trả lại cho người bán (trừ những trường hợp hàng hoá phải sử dụng loại bao bì đặc biệt mà người bán yêu cầu phải trả lại sau khi người mua đã nhận hàng). Đồng thời với việc xác định bên cung cấp bao bì, người ta phải xác định giá cả bao bì. Thông thường giá hàng bao giờ cũng gồm cả giá bao bì (Packing charges included). Nhưng dù sao trong hợp đồng cũng nên cho thêm một dòng "Giá cả trên đây bao gồm cả giá bao bì" cũng không thừa và về mặt pháp lý thì nó sẽ tạo tính chặt chẽ hơn cho hợp đồng.
Xung quanh vấn đề ký mã hiệu, cần hiểu rằng để phân biệt được hàng hoá của mình, người bán và người mua không có cách nào khác là sử dụng ký mã hiệu ghi lên bao bì hàng hoá. Muốn tránh sự lẫn lộn và thất lạc đối với hàng hoá, khi ký hợp đồng người ta không quên quy định với nhau ký mã hiệu như thế nào, cách kẻ ký mã hiệu, chiều rộng, chiều cao và các mặt trên kiện hàng phải kẻ ký mã hiệu (thông thường là hai mặt). Ngoài ký mã hiệu cần chú ý cả những ký hiệu phụ nhưng hết sức quan trọng buộc phải có trên bao bì như ký hiệu về hàng dễ cháy, dễ bị ướt, không được để ngược chiều, hàng dễ bị đổ vỡ, không lật ngược... Loại ký hiệu này đối với những mặt hàng như: xăng, dầu thùng, hàng tân dược, hàng thuỷ tinh, pha lê...
Việc kẻ mã ký hiệu phải đảm bảo nguyên tắc: sáng sủa dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn (hoặc mực) không làm ảnh hưởng tới phẩm chất hàng hoá.
2.5 Điều khoản về thời gian và địa điểm giao hàng
Thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương là một thời hạn nhất định nào đó mà trong khoảng thời gian hàng phải được giao, hay nói cách khác là thời hạn ngưòi bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua . Thời hạn giao hàng có thể ngắn , dài tuỳ theo khối lượng hàng hoá hợp đồng . Trong buôn bán quốc tế có nhiều cách quy định về thời hạn giao hàng ( giao ngay, giao một lần giao một chuyến, giao thành nhiều chuyến, hoặc thời hạn mà người phải giao xong ) .Việc quy định thời gian giao hàng vào một ngày cụ thể là không có khả năng thực hiện trong buôn bán quốc tế, bởi nguời bán hay người mua bị phụ thuộc vào thời gian hàng hoá nằm trong quá trình vận tải trên biển hay các phương tiện khác.
Người ta cũng có khoảng thời gian giao hàng theo khoảng thời gian theo tháng, quý, năm .
Trong trường hợp nếu người bán muốn giao hàng trước thời hạn hoặc thay đổi cách giao hàng thì phải được người mua chấp thuận . Nếu hàng lẻ ra phải giao toan bộ mà người bán chuyển sang giao từng bộ phận thì ngày giao bộ phận cuối cùng được coi là ngày giao hàng . Trường hợp nếu người bán giao hàng chậm có thể bị người mua huỷ hợp đồng hoặc phạt giao chậm ( điều kiện chung giao hàng SEV 1968- 1988 quy định phạt từ 0,05 % - 0,12 % trị giá hàng giao chậm trên mỗi ngày giao chậm).
Tuy nhiên cũng cần lưu ý những trường hợp mà hợp đồng mua bán quy định việc giao hàng của người bán chỉ có thể tiến hành trên cơ sở người mua đã thực hiện xong một nghĩa vụ nào đó. Ví dụ hợp đồng quy định rằng người bán chỉ giao hàng sau khi người mua đã mở L/C. Hoặc người mua phải cung cấp những thông số để đảm bảo cho người bán sản xuất, hoặc thời hạn bắt buộc người mua phải đưa đến địa điểm giao hàng. Trong những trườnghợp trên nếu người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghiã vụ của mình thì người bán chẳng những có quyền được giao hàng chậm mà có khi còn buộc người mua bồi thường những thiệt hại xảy ra mà trực tiếp do người mua vi phạm nghĩa vụ gây nên.
Về địa điểm giao hàng, cần chú ý rằng địa điểm giao hàng có liên quan rất chặt chẽ đối với phương thức chuyên chở và đặc biệt liên quan đến điều kiện cơ sở giao hàng. Địa điểm giao hàng gắn với biên giới chuyển quyền sở hữu và di chuyển mọi rủi ro tổn thất từ người bán sang người mua. Cho nên khi ký hợp đồng việc chọn điều kiện cơ sở giao hàng phải gắn liền với một địa điểm cụ thể. Ví dụ FOB Hải Phòng, CIF cảng Sài Gòn, CIF Vladivostokz, FOB Singapore... Những địa danh đi kèm điều kiện cơ sở giao hàng là những địa điểm giao hàng cụ thể.
Điều kiện cơ sở do hoạt động buôn bán quốc tế sáng tạo ra. Chúng làm cho hoạt
động xuất nhập khẩu đơn giản hơn và phần nào được tiêu chuẩn hoá.
Theo điều kiện FOB (Free on board): giao hàng trên tàu tại cảng qui định. Theo điều kiện này, người bán phải đưa hàng xuống tàu tại cảng bốc hàng qui định trong hợp đồng. Rủi ro mất mát và hư hại đối với hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua khi hàng ra khỏi lan can tàu, trách nhiệm của các bên như sau:
Trách nhiệm của người bán phải: Chịu mọi chi phí và rủi ro giao hàng lên tàu mà người mua thuê tại cảng bốc hàng qui định trong thời hạn qui định và trao cho người mua vận đơn đường biển. Việc xếp hàng vào khoang, xếp gọn ghẽ hoặc rơi vãi không thuộc trách nhiệm của người bán và theo tiêu chuẩn thuê tàu đã thông qua sẽ do người chủ tàu thực hiện và được tính vào trị giá cước phí do người mua trả. Nếu như người bán nhận về mính việc thuê sà lan thì việc này được thể hiện trong điều kiện FOB bằng cách thêm vào đó chữ "C" thành FOBC.
Trách nhiệm của người mua phải: thuê tàu tính vào chi phí của mình và thông báo kịp thời cho người bán về thời gian và địa điểm bốc hàng, tên tàu, thời gian tàu đến, điều kiện bốc hàng. Rủi ro về tổn thất và mất mát hàng chuyển từ người bán sang người mua vào thười điểm chuyển hàng thực tế qua lan can tàu tại cảng bốc hàng hai bên đã thoả thuận.
Theo điều kiện CIF (Cost Insurance and Freight) tức là "Tiền hàng + Phí bảo hiểm + Cước phí" đến cảng qui định. Theo điều kiện này thì trách nhiệm của các bên như sau:
Trách nhiệm của người bán phải: Giao hàng đúng như hợp đồng qui định; ký kết cà chịu phí tổn ký kết hợp đồng vận tải hàng hoá đến cảng qui định; xin giấy phép xuất khẩu; bốc hàng và chịu phí tổn bốc hàng xuống tàu và thông báo cho người mua biết hàng đã được bốc xuống tàu; phải cung cấp và chịu phí tổn cung cấp một hợp đồng bảo hiểm rui ro về việc vận tải hàng trong hợp đồng, chịu rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc hàng.
Trách nhiệm của người mua phải: Nhận chứng từ khi người bán xuất trình, nếu chứng từ đó phù hợp với hợp đồng bán hàng và trả tiền như hợp đồng qui định; chịu mọi chi phí và phí tổn hàng hoá kể từ lúc hàng đã qua hẳn lan can tàu tại cảng bốc hàng và nhận hàng tại cảng qui định.
Trong tập quán buôn bán quốc tế khi xuất khẩu thường ký giá FOB và khi nhập khẩu thường ký giá CIF. Điều này cũng được áp dụng đôi với các thiét bị viễn thông tin học. Ngoài hai loại phổ biến trong mua bán ngoại thương còn áp dụng các điều kiện cơ sở giao hàng như: Giao tại xưởng: EXW (Exworks), giao dọc mạn tàu: FAS (Free alongside ship), cước phí và bảo hiểm tới đích: CIP (insurance paid to…), giao tại biên giới: DAF (Delivery at frontier )…
2.6 Điều khoản giá cả
Điều khoản giá cả là trung tâm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Người bán và người mua có thể chấp nhận có châm chước những điều kiện khác của hợp đồng, chứ khó mà chấp nhận những châm chước về giá cả. Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, người bán và người mua nhiều trường hợp không đi đến việc ký kết hợp đồng chủ yếu là không thống nhất được giá bán và giá mua. Vì vậy khi xác định giá trong hợp đông mua bán ngoại thương cần nêu rõ: đơn vị tính giá, giá cơ sở, đồng tiền tính giá, phương pháp định giá và mức giá.
2.6.1. Xác định đơn vị tính giá
Căn cứ vào tính chất hàng hoá và tập quán buôn bán mặt hàng này trên thị
trường thế giới để xác định đơn vị tính như:
Dựa vào đơn vị đo lường phổ biến cho mặt hàng đó như: kg, tấn, bộ, chiếc..ví dụ như: một bộ máy tính nguyên chiếc sẽ bao gồm cả CPU và màn hình (monitor), hay một bộ thiêt bị định tuyến Cisco 2509 sẽ bao gồm đầy đủ phần mềm (software ) cũng như dây cab (cable) đi kèm.
Đối với quặng mỏ, hoá chất có thể căn cứ vào một đơn vị trọng lượng kèm hàm lượng thành phần chính trong hàng hoá: chẳng hạn như giá 1MT quặng nhôm hàm lượng 42% là 130 USD.
2.6.2. Giá cơ sở
Điều kiện cơ sở giaohàng có ảnh hưởng lớn đến giá hàng trong hợp đồng. Giá cơ sở căn cứ vào chí phí chuyên chở, phí bảo hiểm, phí lưu kho …Giá cơ sở thường qui định phù hợp với những thwtsj ngữ "FOB", "CIF, "FAS"…đồng thời ghi kèm theo địa danh điểm giao hàng khi ký hợp đồng.
2.6.3. Đồng tiền tính giá
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, giá có thể được tính bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba mà không bị ràng buộc gì. Tập quán buôn bán quốc tế có ảnh hưởng đến việc chọn đồng tiền để thoả thuận giá từng loại mặt hàng. Ví dụ trong mua bán cao su, kim loại màu người ta tính bằng giá đồng Bảng Anh, còn trong mua bán thiết bị viễn thông ở nước ta thường dùng đồng tiền đô la Mỹ (USD)
2.6.4. Phương pháp định giá
Hai bên thoả thuận việc định giá vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trong thời gian hợp đồng đang có hiệu lực hoặc thời điểm thực hiện thanh toán. Tuỳ theo phương pháp tính giá mà áp dụng các loại giá sau cho thích hợp: Giá cố định, giá linh hoạt, giá trượt.
Trong hợp đồng mua bán các thiết bị viễn thông tin học thường thì áp dụng giá cố định. (Giá này được qui định khi ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng)
2.6.5. Xác định mức giá
Khi định mức giá các bên thường dựa vào hai loại giá: giá công bố và giá tính toán. Đối với hợp đồng mua bán thiết bị viên thông thì thường chỉ áp dụng giá công bố.
Giá công bố là giá được đăng trong những ấn phảm của các hãng, giá này thông thường được coi như giá quốc tế, đó là giá của những hựop đồng xuất nhập khẩu lớn và được thanh toán bằng những đồng tiền tự do chuyển đổi.
Giá công bố bao gồm các loại: Giá hướng dẫn, giá yết bảng tại các sở giao dịch, giá đấu thầu, giá xuất nhập khẩu trung bình. Và thường chúng ta dùng giá đấu thầu (là loại giá sát với giá giao dịch vì theo thường lệ nó phản ánh những hợp đồng thực)
2.6.6. Sự giảm giá
Giảm giá là cách vận dụng khá phổ biến trong buôn bán quốc tế hiện nay. Sở dĩ như vậy vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải giảm giá. Giảm giá có thể xảy ra trong trường hợp do người mua đã trả tiền hàng gọn và sớm cho người bán. Trong trường hợp đó người bán có điều kiện quay nhanh nguồn vốn của mình. Thông thường một tỷ lệ như vậy được áp dụng đối với việc trả ngay là 3%, trả trong nửa tháng là 2%, trả trong một tháng là 1% (tính từ ngày giao hàng).
Trong trường hợp do bán hàng trái vụ người bán có thể giảm giá để khuyến khích người mua hoặc có trường hợp do người mua mua với số lượng lớn , người bán cũng ưu tiên giảm giá cho người mua hoặc có khi tuy khối lượng không lớn nhưng để chiếm lĩnh thị trường, duy trì quan hệ lâu dài và mở rộng khả năng kích thích tiêu thụ người ta vẫn có thể thực hiện giảm giá cho người mua.
Giảm giá về số lượng là sự giảm giá cho người mua với số lượng lớn hoặc đặt hàng sản xuất thường xuyên nhăm thu hút sự quan tâm của người mua và nhằm
duy trì những mối quan hệ mà giúp nhà sản xuất giữ được bạn hàng thường xuyên.
Ngoài những trường hợp trên người mua còn được hưởng quyền giảm giá trong một số trường hợp khác mặc dù có thể hợp đồng không quy định. Đó là trường hợp do người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà người mua không trả lại hàng, hoặc người bán giao hàng chậm (nhất là hàng có tính thời vụ). Trong những trường hợp như vậy thường người mua đòi giảm giá và không ít trường hợp người bán buộc phải chấp nhận yêu cầu chính đáng của người mua.
Sự giảm giá chung thông thường được áp dụng chung với giá thị trường hoặc giá tham khảo, áp dụng rộng rãi khi ký kết hợp đồng mua bán về máy móc, thiết bị nói chung và thiết bị viên thông nói riêng thường từ 20-40%.
Giảm giá như thế nào, giảm trong trường hợp nào là do người mua và người bán thoả thuận. Vì vậy các bên ký kết cần lưu ý xác định, lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp với từng loại hàng hoá để có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên và quy định rõ trong hợp đồng.
2.7 Điều khoản thanh toán
Khi qui định nội dung điều khoản thanh toán trong hợp đồng các bên phải nêu rõ: dùng loại tiền nào để thanh toán; thời hạn thanh toán; phương thức thanh toán và hình thức thanh toán.
Thông thường trong hợp đồng mua bán thiết bị viễn thông tin học, chúng ta qui định đồng tiền thanh toán là đồng đô la Mỹ (USD), thời hạn thanh toán sẽ được ấn định và qui định rõ trong hợp đồng. Phương thức thanh toán thường là bằng tiền mặt; có khi thanh toán tiền ngay từng phần hoặc thanh toán ứng trước (advance payment) và cũng có thể thanh toán thông qua tín dụng.
Đôi với phương thức thanh toán, trong buôn bán quốc tế người ta dùng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, nhưng khi chọn một phương thức thanh toán
nào đó để áp dụng trong hợp đồng người mua hoặc người bán đều xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu ở vị trí của người bán, người ta sẽ chọn phương thức thanh toán nhằm không những đảm bảo chắc chắn thu dược tiền hàng mà còn thu được nhanh nhất. Còn ở vị trí người mua, họ sẽ chọn phương thức nào để đảm bảo chỉ thanh toán khi mình đã thực sự nhận được hàng hoá. Sau đây là một số phương thức thanh toán chủ yếu:
Phương thức nhờ thu (Collection) được thực hiện thông qua ngân hàng bằng viêc người bán sau khi giao xong hàng phải lập hối phiếu và ký phát hối phiếu đó gửi cho người mua. Trên cơ sở hối phiếu đó ngân hàng sẽ thu tiền hộ người bán. Tuy nhiên sử dụng phương thức này người bán không thể bảo đảm chắc chắn có thu được tiền hàng hay không. Mặt khác việc trả tiền phụ thuộc vào người mua cho nên có thể bị thanh toán chậm vì ngân hàng chỉ có chức năng là người trung gian thu hộ mà thôi. Vì vậy đối với khách hàng chưa thực sự có tín nhiệm và chưa thực sự tin cậy nhau người ta tránh sử dụng phương thức này ( khi ở địa vị người bán).
Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) được sử dụng thông dụng nhất trong quan hệ thanh toán quốc tế. tính ưu việt của phương thức này thể hiện ở chỗ, khả năng bảo dảm thanh toán chắc chắn hơn và ngân hàng không còn đóng vai trò trung gian đơn thuần như trong phương thức nhờ thu mà họ thưc sự là người đứng ra đảm bảo việc thanh toán. Thông qua một thư tín dụng (Letter of Credit viết tắt là L/C) ngân hàng mở theo yêu cầu của người mua cho người bán, ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán khi người bán thực hiện đúng những quy định do người mua đưa ra trong L/C. Như vậy ngân hàng chỉ mở L/C cho người mua khi ngân hàng xác định được rằng người mua có đầy đủ khả năng thanh toán.
Khi sử dụng phương thức thanh toán này ta cần lưu ý rằng L/C hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán giữa hai bên , nhưng do ngân hàng không tham gia
ký kết hợp đồng mà chỉ căn cứ vào yêu cầu mở L/C của người mua để cam kết trả tiền hộ người mua cho người bán nên L/C mang tính độc lập với hợp đồng ngay cả trong trường hợp người mua vì muốn huỷ hợp đồng, đưa thêm vào L/C những điều kiện để người bán do không có khả năng đáp ứng và buộc phải huỷ hợp đồng thì ngân hàng cũng không nắm được. Có những loại thư tín dụng như: Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable letter of credit), thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit), thư tín dụng tuần hoàn (Back to back letter of credit)... và một loại thư tín dụng khác. Trong những loại thư tín dụng đã đề cập trên đây, mỗi loại đều có chức năng và nội dung riêng. Vì lẽ đó khi chọn sử dụng một loại nào thì một mặt người chọn phải nắm vững nội dung, chức năng và vai trò của chúng, mặt khác cần căn cứ vào việc mua bán cụ thề để chọn loại thư tín dụng nào buộc người có nghĩa vụ mở phải áp dụng và ghi cụ thể vào hợp đồng loại tín dụng thư, thời hạn chậm nhất phải mở thư tín dụng.
Thường thường để tránh những rủi ro và đảm bảo được thanh toán, trong các hợp đồng xuất nhập khẩu ta quy định phương thức thanh toán là mở L/C không huỷ ngang. Đây cũng là phương thức được dùng nhiều nhát trong hợp đồng mua bán thiết bị viễn thông tin học của ta vì những hợp đồng này trị giá thường rất cao
Đối với các hợp đồng xuất khẩu, nếu chúng ta là người bán thì cần lưu tâm đặc biệt đến vấn đề này. Chúng ta buộc người mua phải mở L/C vào một thời điểm thích hợp. Ví dụ: chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu giao hàng, người mua phải mở cho người bán hưởng lợi L/C không huỷ ngang qua ngân hàng. Nếu đã quy định như vậy trong hợp đồng thì người mua không mở L/C hoặc mở chậm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng, người bán có quyền lùi thời hạn giao hàng hoặc không giao hàng mà vẫn không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
Trong điều khoản thanh toán cũng nêu rõ Ngân hàng mà người bán yêu cầu người mua mở L/C để việc thanh toán được thực hiện trót lọt, người bán phải chọn ngân hàng có quan hệ tốt với ngân hàng của nước mình.
Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, trong một vài trường hợp nếu là người bán nên quy định: người mua phải chịu phạt bội ước vì không mở L/C mà không có lý do chính đáng để đề phòng người mua thông qua hành vi đó để huỷ hợp đồng.
Đối với hợp đồng nhập khẩu, nếu chúng ta là người mua cũng phải đưa ra những điều kiện như người bán không giao hàng khi thư tín dụng đã được mở theo đúng hợp đồng thì phải bồi thường chi phí mở L/C và lãi suất ngân hàng.
Thanh toán bằng điện chuyển tiền TTR (Telegraphic transfer): TTR chỉ nên dùng với những bạn hàng quen thuộc có tín nhiệm.
Còn ngược lại, đối với các hợp đồng nhập khẩu, mức % phải TTR ngay sau khi ký hợp đồng càng ít càng có lợi. Phần còn lại sẽ TTR sau khi nhận được B/L gốc hoặc bằng Fax. Dùng phương thức thanh toán bằng TTR có lợi hơn trong các hợp đồng nhập khẩu vì ta dễ chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí hàng nhận xong đã lâu mà chưa thanh toán.
Nếu thanh toán bằng TTR trong các hợp đồng nhập khẩu phải quy định chi tiết các loại chứng từ và số lượng của chúng mà người bán cần phải chuyển cho người mua và phải chuyển bằng DHL để đảm bảo an toàn. Trong các hợp đồng nhập khẩu nên tránh điều khoản phải TTR 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng, vì làm như vậy người bán dễ chiếm dụng vốn của chúng ta. Còn đối với hợp đồng xuất khẩu nên có điều khoản phạt về thanh toán chậm để buộc người mua thanh toán tiền ngay, không bị đọng vốn.
Trong các loại hợp đồng mua bán ngoại thương cụ thể, các bên nghiên cứu ích lợi của từng loại hình thức thanh toán mà thoả thuận chọn một hình thức thích hợp có lợi ích cho cả hai bên và ghi cụ thể vào bản hợp đồng để căn cứ vào đó thực hiện một cách nghiêm túc.
2.8 Điều khoản về bảo hành
Trong các hợp đồng mua bán về máy móc thiết bị nói chung và về các thiết bị viễn thông tin học nói riêng điều khoản về bảo hành thường phải được qui định rõ trong hợp đồng. Điều khoản này phải xác định rõ khối lượng hàng người bán phải bảo hành, thời hạn bảo hành (thường là một năm, nhưng cũng có khi là ba năm), nghĩa vụ của người bán trong từng trường hợp phát hiện có khuyết tật hoặc không phù hợp với hợp đồng. Khối lượng bảo hành phụ thuộc vào tính chất của hàng hoá và các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng. Nếu trong thời hạn bảo hành mà thiết bị máy móc bị hỏng hóc hoặc không thích hợp với điều khoản của hợp đồng, thì người bán có nghĩa vụ tiến hành chịu mọi phí tổn và theo sự lựa chọn của người mua khắc phục thiếu sót hoặc thay thế thiết bị hỏng hóc bằng thiết bị mới chất lượng tốt và giao không chậm trễ tạ._.rên biển.
Nhìn chung, trong các hợp đồng chuyên chở có những điều khoản là giống nhau, tuy nhiên bên canh đó nó cũng có những điểm quy định riêng cho từng loại hợp đồng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tham khảo nội dung của một hợp đồng tiêu biểu trong các loại Hợp đồng vận tải:
III Một vài nét khái quát về vận tải bằng đường hàng không.
1 Vị trí của vận tải hàng không
Ngày nay vận chuyển hàng không đóng vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế, những hàng hoá có giá trị cao, nhạy cảm về thời gian và mau hỏng ngày càng được vận chuyển nhiều bằng đường hàng không. Vận tải hàng không chiếm khoảng 20 - 30 % tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế.
So với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không đứng vị trí số 2. Hàng không vận chuyển 1% khối lượng hàng hoá nhưng trị giá của nó chiếm
33%. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính
trong du lịch quốc tế. Nó là một mắt xích quan trọng trong quy trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế.
2 Đặc điểm của vận tải hàng không
Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung gian và hầu như là đường thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng. Thông thường, tuyến đường tuyến đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn tuyến đường sắt và đường ô tô khoảng 20% và tuyến đường sông khoảng
10%.
Tốc độ vận tải hàng không cao, thời gian vận chuyển ngắn. Nếu chúng ta so sánh trên một quáng đường vận chuyển dài 500 km, thì máy bay bay mất 1 tiếng đồng hồ, còn tàu hoả đi mất 8,3 tiếng, ô tô chạy mất khoảng 10 tiếng và tàu biển đi mất khoảng 27 tiếng.
Vận tải hàng không an toàn nhất: so với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất, vì do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy bay bay ở độ cao tren 9.000 mét trên tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay hầu như không bị tác động bởi các điều kiện thiên nhiên như: sét, mưa bão... trong hành trình chuyên chở.
Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao: do có tốc độ cao, phục vụ chuyên chở hành khách, một số hàng hoá có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp... là chính, nên đòi hỏi phải an toàn tuyệt đối trong quá trình chuyên chở. Vận tải hàng không không cho phép sai sót dù là nhỏ nhất, vì thế vận tải hàng không đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe về công nghệ kỹ thuât.
Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hẳn so với phương thức vận tải khác và được đơn giản hoá về thủ tục, giấy tờ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát...
Tuy vậy, vận tải hàng không cũng có một số hạn chế nhất định:
Cước phí vận tải hàng không cao nhất, do chi phí trang thiết bị hiện đại, chi phí sân bay, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ cao... Nếu so sánh cước phí vận chuyển 1 kg hàng hoá trên cùng một tuyến đường từ Nhật đến Luân Đôn, thì cước phí bằng máy bay mất 5,5 USD, trong khi đó bằng tàu biển chỉ mất 0,7
USD. So sánh với cước phí vận tải đường sắt và ô tô thì cước phí vận tải hàng không vẫn cao gấp từ 2 đến 4 lần.
Vận tải hàng không bị hạn chế đối với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, hàng cồng kềnh, do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ.
Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu, đặt chỗ toàn cầu, chi phí tham gia các Tổ chức quốc tế về hàng không...
3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không
3.1 Cảng hàng không (Airport)
Cảng hàng không (hay còn gọi là sân bay) là toàn bộ diện tích mặt đất, thậm chí cả mặt nước cộng với toàn bộ các cơ sở hạ tầng gồm đường cất hạ cánh, các toà nhà, nhà ga, kho tàng liên quan đến sự di chyển của hành khách và hàng hoá do máy bay chuyên chở đến. Như vậy, sân bay là nơi cất hạ cánh của máy bay và là nơi cung cấp các dịch vụ cho hành khách và hàng hoá.
Sân bay gồm một số khu vực chính sau đây:
Đường cất hạ cánh của máy bay,
Nơi đỗ và cất giữ máy bay,
Khu vực điều hành bay,
Khu vực đưa đón khách,
Khu vực giao nhận hàng hoá,
Khu vực quản lý hành chính...
Khu vực giao nhận hàng hoá thường gồm:
Trạm giao nhận hàng xuất khẩu: là nơi tiến hành kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục thông quan, lập chứng từ về hàng hoá, giao hàng hoá xuất khẩu, đóng hàng hoá vào các công cụ vận tải, xếp hàng lên máy bay, lưu kho trước khi xếp lên máy bay...
Tram giao nhận hàng nhập khẩu: là nơi làm thủ tục thông quan, kiểm tra và giao hàng cho người nhận hàng...
Trạm giao nhận hàng chuyển tải: là nơi tập trung hàng hoá chuyển tải, nơi tiến hành các thủ tục để giao cho các hãng hàng không chuyển tiếp... Người kinh doanh dịch vụ ở đây thường là các hãng hàng không là thành viên của IATA làm đại lý cho nhau.
3.2 Máy bay ( Aircraft/ Airplane)
Máy bay là cơ sở vật chất chủ yếu của vận tải hàng không. Tuỳ thuộc vào mục
đích, tính năng kỹ thuật, nước sản xuất, máy bay được phân thành các loại:
3.2.1. Căn cứ vào đối tượng chuyên chở, gồm có:
Máy bay chở hành khách (Passenger Aircraft): là máy bay dùng chủ yếu để chuyên chở hành khách, đồng thời có thể chuyên chở một lượng ít hàng hoá và hành lý của hành khách ở boong dưới (Lower Deck). Loại nỳ thường có tần suất bay rất cao và có tiện nghi tốt để phục vụ hành khách.
Máy bay chở hàng hoá (All Cargo Aircraft): là máy bay chủ yếu dùng để chuyên chở hàng hoá. Loại máy bay này có thể hàng chục, hàng trăm tấn hàng/chuyến. Tần suất bay thấp, chi phí hoạt động nhiều, chỉ thích hợp với các hãng hàng không có tiềm năng lớn và kinh doanh ở những khu vực có nguồn hàng luân chuyển lớn và ổn định...
Máy bay hỗn hợp (Combined Aircraft/Mixed Aircraft): là loại máy bay vừa chuyên chở hành khách vừa chuyên chở hàng hoá ở cả boong chính và boong dưới. Loại máy bay này còn gọi là máy bay thay đổi nhanh (Quick Change) tuỳ theo số lượng hành khách hoặc hàng hoá cần chuyên chở
3.2.2. Căn cứ vào động cơ, gồm có:
Máy bay động cơ Piston như các loại: máy bay DC3, Lockheed của Mỹ...
Máy bay động cơ tua bin cánh quạt (Turbo - Pro) như: Viscount 700, Britana
310...
Máy bay động cơ tua bin phản lực như các loại: A320, Boing 747, Boing 767...
3.2.3. Căn cứ vào nước sản xuất
Những nước sản xuất máy bay dân dụng lớn trên thế giới là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Italia, Hà Lan...
3.2.4. Căn cứ vào số ghế trên máy bay
Loại nhỏ: từ 50 đến dưới 100 ghế,
Loại trung bình: từ trên 100 đến 200 ghế,
Loại lớn: từ trên 200 ghế trở lên.
Đối với máy bay chở hàng hoá, người ta có thể căn cứ vào số ghế để quy đổi thành tấn hàng hoá mà máy bay có thể chuyên chở được.
3.3 Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá tại sân bay
3.3.1. Công cụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá tại sân bay
Gồm hai loại chính: Công cụ xếp dỡ hàng hoá lên xuống máy bay và các công cụ vận chuyển hàng hoá từ sân bay đến máy bay:
Xe vận chuyển Container/Pallet (Container/Pallet Transport),
Xe nâng hàng (Forklift Truck) để xếp dỡ Container và Pallet,
Thiết bị nâng Container/Pallet (Container/Pallet Loarder),
Băng chuyền hàng rời (Self PropelledConveyor/Bulk Cargo Loarder),
Giá đỡ hay rơ - moóc dùng để chở Container/Pallet (không có động cơ
riêng)...
3.3.2. Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị (Unit Loard Divive)
Là các công cụ hay thiết bị dùng để ghép các kiện hàng nhỏ hay các kiện hàng riêng biệt thành các kiện hàng lớn theo tiêu chuẩn nhất định phù hợp với cấu trúc của các khoang chứa hàng trên máy bay), gồm có:
Pallet: là một bục phẳng có kích thước tiêu chuẩn dùng để tập hợp hàng hoá trên đó nhằm thuận lợi cho việc xếp dỡ, bảo quản trong suốt quá trình chuyên chở. Theo bảng xếp loại của IATA và tạp chí Boing 1994, Pallet gồm : Pallet máy bay (Aircraft Pallet) và Pallet không chuyên dụng cho máy bay (Non Aircraft Pallet).
Igloo: là một cái lồng không có đáy, làm bằng thép hoặc sợi thuỷ tinh hoặc vật liệu phù hợp dùng để chụp lên Pallet nhằm giữ chặt hàng, sau đó có trùm hoặc không trùm lưới lên trên tuỳ thuộc vào loại Igloo. Igloo có
2 loại chính là: Igloo không kết cấu (Non Structural Igloo) và Igloo kết cấu (Structural Igloo).
Lưới Pallet máy bay (Aircraft Pallet - Net): là lưới hay đai sử dụng trùm lên Pallet máy bay để giữ chặt hàng. Lưới không tự tạo thành một đơn vị hàng hoá, mà chỉ góp phần tạo nên đơn vị hàng hoá
Container: Container chở máy bay gồm hai loại chính:
Container theo tiêu chuẩn của IATA: là những Container sản xuất chuyên dụng để chuyên chở hàng hoá bằng máy bay, không thích hợp với chuyên chở hàng hoá bằng các công cụ vận tải khác như ô tô, tàu biển.
Container đa phương thức: Loại container này không chỉ dùng chuyên chở hàng hoá bằng máy bay, nó có thể dùng cho chuyên chở bằng các phương tiện vận tải khác. Đối với máy bay, loại này được chuyên chở trên boong chính. Container đa phương thức gồm 6 loại: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của ISO số 1496/VII.
IV Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không
1 Vận tải hàng không quốc tế.
Đối với vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng không quốc tế nói riêng, ngoài việc phải tuân thủ những điều chỉnh của các Công ước, Quy tắc, Nghị định thư về vận tải hàng không thì chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây khi tham gia ký kết một Hợp đồng vận tải hàng không:
1.1 Trách nhiệm của người chuyên chở đường hàng không đối với hàng hoá.
1.1.1. Thời hạn trách nhiệm
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển hàng hoá bằng máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên chở ở trong cảng hàng không, trong máy bay và ở bất kỳ nơi nào, nếu hạ cánh ngoài cảng hàng không.
- Vận chuyển hàng hoá bằng máy bay không bao gồm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, trừ phi nhằm thực hiện hợp đồng vận tải không có chuyển tải.
1.1.2. Cơ sở trách nhiệm
- Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về thiệt hại khi hàng hoá bị mất mát, hao hụt hay bị chậm giao hàng (sau 7 ngày kể từ ngày lẽ ra hàng phải tới hoặc người chuyên chở tuyên bố bị mất hàng, thì người nhận hàng có quyền kiện người chuyên chở. Điều 13, Mục 3 của Công ước Vác - sa - va 1929).
- Người chuyên chở được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được rằng anh ta và đại lý đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hoặc không thể áp dụng được những biện pháp như vậy để tránh thiệt hại.
- Người chuyên chở cũng được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được thiệt hại trong việc hoa tiêu, chỉ huy bay, vận hành máy bay.
1.1.3. Giới hạn trách nhiệm
- Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá được giới hạn bằng số tiền là 250 Fr. vàng/1 Kg theo Công ước Vác - sa - va Và Nghị định thư Hague. Theo Hiệp định Montreal 1996 giới hạn trách nhiệm là 9,07 USD/1 Pound, tương đương với 20 USD/1Kg.
- Nếu hàng hoá đã kê khai giá trị ở nơi giao hàng vào lúc giao hàng cho người chuyên chở, thì trách nhiệm giới hạn là giá trị đã kê khai, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực sự của hàng hoá.
- Theo Nghị định thư Guatemala, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá là 250 Fr. vàng/1 Kg. Theo các Nghị định thư Montreal năm
1975 số 1, 2, 3, 4, giới hạn ttrách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa là 17 SDR/1 Kg.
1.1.4. Khiếu nại người chuyên chở bằng đường hàng không
* Thời gian thông báo tổn thất và khiếu nại người chuyên chở
Trường hợp thiệt hại: phải khiếu nại ngay khi phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất trong vòng 7 ngày.
Trường hợp chậm giao hàng: khiếu nại trong vonhg 14 ngày, kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải phải đặt dưới sự định đoạt của rngười nhận hàng.
* Thời gian khởi kiện
Thời hạn khởi kiện là 1 năm, kể từ ngày máy bay phải đến hoặc từ ngày việc vận chuyển chấm dứt
2 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB)
2.1 Khái niệm
Vận đơn hàng không (AWB) là một chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật dân dụng hàng không qui định)
Vận đơn hàng không là chứng từ không giao dịch được (Non Negociable) bằng cách ký hậu thông thường.
2.2 Chức năng của vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không có các chức năng sau:
Là bằng chứng của hợp đồng vận tải được ký kết giứ ngời chuyên chở và người gửi hàng
Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người chuyên chở hàng không
Là hoá đơn thanh toán cước phí (Freight bill)
Là giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Là chứng từ khai hải quan
Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
3 Cước phí vận tải đường hàng không
3.1 Khái niệm về cước phí
Cước phí (Charge): là số tiền phải trả cho việc vận chuyển lô hàng hoặc cho các dịch vụ liên quan đến chuyên chở. Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người chuyên chở thu trên một đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển.
3.2 Cơ sở tính cước phí
Cước có thế tính trên cơ sở trọng lượng, nếu là lô hàng nhỏ và thuốc loại hàng nặng
Cước tính theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng nhẹ
hoặc cồng kềnh.
Cước tính theo giá trị đối với hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị trọng lượng hoặc đơn vị thể tích.
Tổng tiền cước được tính bằng cách: nhân số đơn vị hàng hoá chịu cước với mức cước. Tuy nhiên, tiền cước không được nhỏ hơn cước tối thiểu đã qui định.
Cước vận chuyển hàng hoá bằng đương hàng không quốc tế được qui định trong các biển cước do IATA ban hành: Quyển thứ nhất "Qui tắc TACT" (The Air CArgo Tariff Rules) một năm ban hành 2 lần. Quyển thứ hai "Cước TACT" hai tháng ban hành một lần> Quyển thứ hai gồm cuốn: Cuốn 1 về cước toàn thế giới, trừ Bắc Mỹ, Cuốn 2 về cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội hạt của Canada và Mỹ
4 Các loại cước phí:
4.1 Cước hàng bách hoá (General Cargo Rate - GCR):
Là cước áp dụng cho nhóm hàng bách hoá thông thường vận huyển giữa hai điểm. Số lượng hàng hoá càng lớn, mức cước càng giảm. Cước hàng bách hoá thường được tính theo từng mức trọng lượng hàng hoá: đến 45kg, từ 45-100kg, từ 100-250kg, từ 250-500k, từ 500-1.000kg, từ 1.000-2.000kg…
4.2 Cước tối thiểu (Minimum Rate - M):
Là mức cước mà thấp hơn thế thì các hãng Hàng không coi là không kinh tế khi vận chuyển một lô hàng dù là một kiện rất nhỏ. Thực tế khi tính cước bao giờ cũng cao hơn hoặc bằng cước tối thiểu. Cước tối thiểu do IATA quy định trong TACT.
4.3 Cước đặc biệt (Special Cargo Rate - SCR):
Thường thấp hơn cước GCR và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên những tuyến
đường nhất định.
Mục đích là để chào giá cạnh tranh nhằm cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng Hàng không.
Trọng lượng tối thiểu để áp dụng tính cước là 100kg.
Theo TACT thì những hàng hoá áp dụng tính cước SCR đợc chia làm 10 nhóm:
0001 đến 0009; 2.000 đến 2.999; 3.000 đến 3.999; 4.000 đến 4.999; 5.000 đến
5.999; 6.000 đến 6.999; 7.000 - 7.999; 8.000 - 8.999; 9.000 - 9.999.
4.4 Cước phân loại hàng (Class Rate/Commodity Classification Rate - CR/CCR):
Được tính trên cơ sở 0% so với cước hàng bách hoá, áp dụng đối với những mặt hàng không có cước riêng trên một số tuyến nhất định.
Cước Class Rate gồm một số loại chính là: động vật sống, hàng giá trị cao như vàng, bạc, đồ trang sức, tạp chí, sách báo, hành lý gửi như hàng hoá, hài cốt (Human Remains) bằng 50% cước GCR…
4.5 Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kinds - FAK):
Là mức cước áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá xếp chung trong một
Container.
4.6 Cước ULD (ULD Rate):
Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD. Cước này thấp hơn cước hàng rời, khi tính chỉ căn cứ vào loại và số lượng ULD, không căn cứ vào hàng hoá (số lượng và chủng loại hàng).
4.7 Cước hàng chậm:
Là cước tính cho lô hàng gửi chậm. Cước này thường thấp hơn cước hàng gửi nhanh và hàng thông thường, vì các hãng Hàng không khuyến khích loại hàng gửi chậm.
4.8 Cước thống nhất (Unified Cargo Rate):
Là cước áp dụng khi hàng hoá chuyên chở qua nhiều chặng, người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước dù giá cước chuyên chở phải áp dụng cho các chặng là khác nhau. Cước này có thể thấp hơn tổng tiền cước mà chủ hàng phải trả riêng cho từng người chuyên chở.
4.9 Cước gửi hàng nhanh (Priority Rate):
Còn gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho lô hàng gửi gấp trong vòng 3 tiếng đồng hồ, kể từ khi người chuyên chở nhận hàng. Cước này thường bằng 130- 140% của cước GCR.
4.10 Cước hàng gộp (Group Rate):
Là cước áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng nguyên cả Container hay Pallet (thường là Đại lý hay người gom hàng hay người giao nhận). Tại Hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng Hàng không thuộc IATA giảm tối đa là 30% so với GCR cho đại lý, người giao nhận.
*******
Tóm lại , hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải (ngoại thương) là hai cam kết khác hẳn nhau:
Về chủ thể của Hợp đồng mua bán ngoại thương là bên mua và bên bán;
của hợp đồng vận tải ngoại thương là cam kết chủ hàng với người vận tải
Về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá; của hợp
đồng vận tải ngoại thương là quãng đường
Về giá cả của hợp đồng mua bán ngoại thương là giá hàng được hình thành do sự thoả thuận của hai bên, còn của hợp đồng vận tải ngoại thương là giá cước.
Về luật pháp điều chỉnh hợp đồng của hợp đồng mua bán ngoại thương là luật pháp liên quan đến việc mua bán hàng hoá, còn của hợp đồng vận tải là luật và công ước vận chuyển hàng hoá như công ước Brussels, Visby, Hamburg.
Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này lại có những điểm chung, ví dụ như:
Về số lượng hàng: Số lượng hàng mua bán bao nhiêu thì vận tải bấy nhiêu
Về thời hạn giao hàng: Hàng được giao vào thời hạn nào thì tàu chở được thuê để chở hàng vào lúc đó.
Về điều kiện vận tải: Hợp đồng mua bán ký như thế nào thi trong hợp
đồng vận tải ký như thế
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT HƠN NỮA VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI
V Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng ngoại thương
Việc đàm phán để đi đến một hợp đồng mua bán ngoại thương là vấn đề vô cùng quan trọng. Thông qua đàm phán ta có thể thuyết phục được bạn hàng theo những điều khoản và phương thức mà ta mong muốn nếu chúng ta đàm phán tốt.
Đàm phán được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đàm phán, giai đoạn đàm phán và giai đoạn sau đàm phán. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng giai đoạn này;
1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, nó quyết định 80% kết quả của đàm phán. Trong giai đoạn này, nhà đàm phán phải chuẩn bị kỹ càng về ba mặt sau:
Thu thập thông tin
Trước khi đàm phán cần nắm được những thông tin như:
Đối phương có lợi gì trong thương vụ này, Ta có lợi gì trong thương vụ này
Đối phương là ai và đại diện cho đối phương là người như thế nào? Những thông tin gì có thể cung cấp cho đối phương
Khuynh hướng thị trường ra sao?
vv…
Chuẩn bị chiến lược
Trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chủ đạo của mình là tư duy chiến lược (Strategic thinking) hay tư duy ứng phó (incremental thinking).
Những công cụ và phương tiện ta sẽ dùng là gì? (hăng hái, nhiệt tình hay lãnh đạm, thờ ơ, đơn giản và thúc ép hay lạnh nhạt và xa lánh)
Chuẩn bị kế hoạch
Trước khi đàm phán, cần phải xác định mục tiêu của cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và giá cả thấp nhất…), những nhượng bộ có thể phải thực hiện, những đòi hỏi đổi lại cho mỗi nhượng bộ đó..
Ta cũng phải sắp xếp về nhân sự cho cuộc đàm phán (trong đoàn đàm phán nên gồm có những ai?)
Việc tiếp tân cũng không kém phần quan trọng trong việc đưa đàm phán đến thắng lợi cuối cùng.
2 Giai đoạn 2: đàm phán
Trong quá trình đàm phán, các bên cần luôn luôn thực hiện những nguyên tắc sau:
Lễ phép, lịch sự
Hoà khí và thiện cảm
Không xa rời mục tiêu đã định
Chủ động
Để mở đầu cuộc đàm phán, người ta có thể sử dụng một trong những cách sau:
Mở đầu làm dịu căng thẳng
Mở đầu kiếm cớ
Mở đầu kích thích trí tưởng của đối phương
Mở đầu trực tiếp (nhanh chóng chuyển vào nội dung chính)
Đi vào đàm phán, cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về từng vấn đề
một. Muốn vậy, những phương pháp thường dùng là:
Trình bày với vể bề ngoài thật thà
Khéo léo sử dụng chữ "nhưng"
Nêu ra những câu hỏi để đối phương trả lời và tự thuyết phục chính họ
Đề ra yêu cầu ban đầu cao rồi chủ động giảm dần yêu cầu của mình
Đưa ra phương án để đối phương tự lựa chọn
Cuối cùng, cần thúc đẩy ra quyết định bằng văn bản
Nhằm góp phần tạo nên thành công cho cuộc đàm phán, thái độ của các cán bộ trong đàm phán cũng là một yếu tố quan trọng. Hạn chế trao đổi, tranh luận riêng mang tính chất nội bộ, bởi có thể bị lộ ý định nếu bên đối tác hiểu được tiếng nước mình.
Nhạy bén đánh gía tình hình diễn biến của cuộc đàm phán để quyết định ở mức nào là vừa phải do việc cương quyết giữ vững đề nghị của mình với khả năng đối tác chấp nhận được. Phải biết nhượng bộ lúc nào, ở mức độ nào để đảm bảo vừa có lợi cho ta đồng thời gây được sự thoả mãn cho đối phương.
3 Giai đoạn 3: sau đàm phán
Sau đàm phán, cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điều thoả thuận nào đó
Việc theo dõi thực hiện cần phải có sổ sách và tuần kỳ đối chiếu, kiểm điểm cùng đối phương.
Mỗi cuộc đàm phán là một khoá học mà đối với những người có ý chí cầu tiến, mỗi bên đều có thể rút ra cho mình những bài học để tự hoàn thiện mình.
Đàm phán có thể thông qua giao dịch thư tín, cũng có thể qua điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp. Tuy nhiên việc đàm phán bằng cách trực tiếp gặp gỡ nhau sẽ tạo điều kiện cho việc hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán. Vì vậy cần phải luôn luôn học hỏi, trau dồi và tỉnh táo trong mọi trường hợp.
VI Một số biện pháp để làm tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng vận tải
Cũng như ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, việc ký kết một hợp đồng vận tải cũng vô cùng quan trọng và cũng được chia ra làm ba giai đoạn.
1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán
Cần nắm vững thực tế vận tải như:
Trên quãng đường đó có đường tàu chợ hay không?
Đường tàu chuyến thì cước phí ra sao?
Tàu chuyến có khó thuê không?
Tàu container có không?
v.v…
2 Giai đoạn 2: đàm phán
Cần nắm vững những thay đổi trên quãng đường, những quy định mới trên quãng đường đó để vận dụng cho thích nghi.
3 Giai đoạn 3: sau đàm phán
Cần xem xét có những điều cần rút kinh nghiệm cho thời gian tới như:
Khai tên hàng, lấy vận đơn như thế nào? Khai cước phí ra sao?
v.v…
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp vận tải ( Nhà nước và tập thể…) thường khoán vận chuyển cho từng đầu phương tiện (kể cả khoán cho đi khai thác hàng), nhiều chủ hàng hay ký trực tiếp với lái xe, chủ tàu…, không ký với đơn vị vận tải. Về nguyên tắc của hợp đồng là không đúng, nhưng quan trọng hơn là có tranh chấp xảy ra (như mất mát hàng hoá…) thì đơn vị vận tải chủ quản không chịu trách nhiệm giải quyết và cơ quan trọng tài cũng không xem xét giải quyết được, do hợp đồng không phải hai pháp nhân
ký với nhau. Vì vậy, chủ hàng nên kiên quyết tránh kiểu ký hợp đồng trên. Lưu ý việc ký hợp đồng theo giấy giới thiệu cũng không đảm bảo nguyên tắc.
Soạn thảo bản hợp đồng với nôi dung thật cụ thể về loại hàng, khối lượng, phương thức giao nhận cụ thể, tỷ lệ hao hụt, áp tải, giá cước và nên có trách nhiệm vật chất (thưởng phạt…) để hai bên cùng có trách nhiệm với hợp đồng và khi có tranh chấp đưa đến cơ quan trọng tài thì việc xem xét giải quyết sẽ thuận lợi, rõ ràng. Chủ hàng cần tránh tư tưởng ký hợp đồng vận tải miễn sao có được phương tiện vân chuyển theo yêu cầu chở hàng của mình, trong khi nội dung hợp đồng quá đơn giản chỉ thể hiện được khối lượng hàng vận chuyển, giá cả thanh toán và người đại diện là ai ký vào cũng được, thì rất rắc rối khi có hậu quả xảy ra.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh thêm các sự kiện mới như đổi địa điểm giao nhận, thay đổi loại hàng, chờ kho…thì hai bên cần làm phụ lục hợp đồng cụ thể, rõ ràng, tránh không nên thoả thuận bằng miệng, sẽ không có cơ sở giải quyết khi có tranh chấp.
Hợp đồng ký xong ngoài các văn bản hai bên giữ, cần phải gửi thêm cho
Ngân hàng mà hai bên có tài khoản để làm cơ sở cho vay và thanh toán
Hợp đồng phải được thủ trưởng đơn vị của hai bên ký tên và đóng dấu. Nếu vì một vài điều khoản mà hai bên chưa thống nhất thì ghi vào hợp đồng, mỗi bên vẫn còn bảo lưu quan điểm của mình, thì hai bên vẫn ký hợp đồng với các điều kiện đã thống nhất, còn những điều chưa thống nhất nên ghi rõ vào hợp đồng ý kiến bảo lưu của hai bên báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên xử lý.
Cần nắm vững chế độ thưởng phạt của hợp đồng vận tải để vận dụng tốt hơn trong khi thanh toán tiền thưởng (dispatch money) và tiền phạt (Demuerrage) này.
Để thực hiện tốt hơn nữa hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương, Nhà nước phải có chính sách xuất nhập khẩu rõ ràng và phù hợp, lên được số lượng (quota) cho mỗi hàng hoá dự kiến nhập khẩu trong năm, để từ đó lựa chọn được phương thức cũng như đối tác để ký kết hợp đồng vận chuyển phù hợp.
Để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải cho các thiết bị viễn thông của nước nhà, các doanh nghiệp cũng như các ban ngành bưu chính viễn thông cần nẵm rõ mục tiêu đề ra của Tổng Công ty bưu chính viễn thông trong từng giai đoạn.
Giai đoạn 2002-2005, với mục tiêu hội nhập thế giới và ra nhập AFTA, Chính phủ và cục bưu chính viễn thông đang lên chính sách và kế hoạch để keu gọi đầu tư, đảy mạnh nguồn vốn ODA, BCC, tái đầu tư trong nước, mở rộng các nguồn vốn từ có để nhập thêm công nghệ và các dịch vụ viễn thông mới để tiến đến ngang bẵng với nền viễn thông trong khu vực, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, hoà mạng với thế giới, đưa giá cước điện thoại và internet xuống phù hợp với khả năng tiêu dùng của người dân.
Chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2005 đặt ra là phải tăng tốc phát triển các khu vực, các tỉnh,.. năng cao hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, yêu cầu các chủ đầu tư, các đơn vị trực thuộc lập dự án đầu tư, tư vấn để xin đầu tư, xin nguòn vốn từ Tổng Công ty Bưu chính viễn thông. Khi dự án khả thi và được phê duyệt thì cần tiến hành đấu thầu và gọi thầu Quốc tế. Về qui chế
đấu thầu, cần nghiên cứu kỹ các NĐ42/CP, 43/CP và gần đây nhất là
NĐ88/CP.
Việc lựa chọn nhà thắng thầu phải dựa vào công nghệ, giá cả, dịch vụ hậu mãi và khả năng tài chính cũng như chiến lược của đôí tác dự định đầu tư vào nước ta. Bên cạnh đó cũng cần phải nắm rõ qui định số 91 về quản lý NK thiết bị máy móc của Thủ Tướng chính phủ và thông tư hướng dẫn
04TM-ĐT ký ngày 30/4/93 của bộ thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định. Đồng thời cũng phải nắm rõ các quic chế, qui định về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu để dự trù, tính toán mức thuế xuất cần thiết.
Sau khi có kết quả phê duyệt, cần thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng. Dựa vào những điều khoản và nguyên tắc đã trình bày ở trên để tiến hành. Cần lưu ý đối với thiết bị toàn bộ, công nghệ cao dưới sự quản lý của nhà nước, cần nhập khẩu và đưa vào những công nghệ đáp ứng công nghệ tiến tiến, không bị lạc hậu. Với các thiết bị hay công nghệ dưới sự quản lý chuyên ngành thì cần phải có giấy phép của bộ bưu chính viễn thông. Những hợp đồng trị giá trên 500.000 USD phải có giấy phép của Bộ Thương mại và nếu trị giá lớn hơn 10.000.000 USD thì cần có giấy phép của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó cũng đưa ra phương thức vận chuyển phù hợp với từng loại mặt hàng. Có những hàng cần phải đựơc vận chuyển bằng đường hàng không để tránh bớt rủi ro đổ vỡ, hư hỏng trong quá trình vận chuyển bằng đường biển nhưng cũng có hàng phải vận chuyển bằng đường biển do quá kích cỡ hay để giảm bớt chi phí…
KẾT LUẬN
Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải ngoại thương là hai hợp đồng quan trọng nhất trong buôn bán quốc tế của ngành ngoại thương ở nước ta. Hai hợp đồng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh doanh có cái được ký kết trước, có cái được ký kết sau. Là một cán bộ kinh doanh, tôi thấy cần phải có nhận định về mối quan hệ giữa hai hợp đồng này.
Trong 90 trang của luận văn này, tôi đã:
Trình bày các nguyên tắc cơ bản trước khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải
Trình bày các điều khoản của hai loại hợp đồng này
Trình bày về các văn bản, nhất là về các loại vận đơn, có liên quan
đến các chứng từ của hợp đồng này.
Trình bày các loại cước phí có liên quan
Một số qui định và những vấn đề liên quan cần lưu ý khi ký kết một hợp đồng mua bán ngoại thương các thiết bị, công nghệ tin học cho nước nhà.
Bằng phương pháp so sánh, đối chiếu hai loại hợp đồng này chúng ta thấy đây là hai loại hợp đồng cơ bản trong quan hệ kinh tế thương mại đối ngoại. Trên thực tế trong ngành bưu chính viễn thông tin học, bằng phương pháp phân tích chúng ta đã thấy có những phương thức khác nhau trong quá trình ký hợp đồng nói trên.
Dựa vào những điều cơ bản được trình bày trong luận văn này, chúng ta đúc kết ra được những nguyên tắc nhất định. Vì vậy trước khi ký kết chúng ta cần lưu ý, nghiên cứu kỹ để hai hợp đồng này được ký kết rõ ràng.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Hữu Tửu cùng sự giảng dạy tận tâm của toàn bộ giáo viên trường Đại học Ngoại thương trong suốt thời gian học tập đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Vũ Hữu Tửu
2. Sách: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương - PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (Chủ biên), GS.TS. Hoàng Văn Châu, PGS.TS Nguyễn Như Tiến, TS. Vũ Sĩ Tuấn
3. Những điều kiện thương mại Quốc tế - Incoterm 2000 – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
4. Soạn thảo hợp đồng kinh tế - Nguyễn Quang, Anh Minh
5. Hợp đồng kinh tế và chế định về tài phán trong kinh doanh tại Việt nam - Bùi Thị Khuyên, Phạm Văn Phấn, Phạm Thị Thuỳ Dương
6. Những lỗi thường gặp trong ký kết hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại – Nguyễn Thu Thảo.
7. Thời báo kinh tế Việt nam Số: 57 (9/4), 58 (11/4), 60 (14/4), 62 (18/4), 64 (21/4), 67 (26/4)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8381.doc