Hợp đồng tương lai với vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam

MỤC LỤC HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM RỦI RO DO BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ HÀNG HOÁ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính tất yếu của đề tài Cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động sản xuất mang tính quốc tế, theo đó giá cả hàng hoá cũng có tính quốc tế. Quá trình này đang điễn ra mạnh mẽ và có tính phổ biến. Gắn với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế chủ động và tích cực đó, gần đây các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào các sàn giao dịch quốc tế l

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hợp đồng tương lai với vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn như NYBOT, CBOT, và LIFFE… nhằm ổn định giá cả hàng hoá của mình bằng các hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là một sản phẩm phái sinh, mặc dù đã được sử dụng phổ biến và lâu đời trên thế giới song mới chỉ được các doanh nghiệp ở Việt Nam tiếp cận thời gian gần đây. Vì thế hợp đồng này còn rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam về quy cách hợp đồng, cơ chế hoạt động và các quy định có liên quan của sàn giao dịch… Điều đó, dẫn tới việc bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá bằng hợp đồng tương lai chưa thực sự hiệu quả, gây không ít thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp. Hơn nữa, vai trò của chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận các sàn giao dịch quốc tế và hợp đồng tương lai cũng chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này có tính hệ thống và sâu sắc là hết sức cần thiết. Theo cách xem xét đó, đề tài “Hợp đồng tương lai với vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế Cho đến nay có nhiều nghiên cứu về hợp đồng tương lai hàng hoá. Một trong những công trình đó là tài liệu chuyên khảo “Options, Futures and Other Derivatives” (2003) của John C.Hull (Đại học Toronto), đề cập đến những nguyên lý cơ bản, tạo cơ sở về mặt lý thuyết của hợp đồng tương lai hàng hoá. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hải Long (2006), “Phát triển giao dịch hợp đồng tương lai qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, ban đầu đề cập đến vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá bằng hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, những đề do luận văn đặt ra còn chưa đầy đủ, chưa tính hết được những tình huống thực tế phát sinh gần đây. Ngoài ra còn có một số tài liệu và các bài viết khác có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro do biến động giá bằng hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, các bài viết này mới dừng lại ở việc giới thiệu hợp đồng tương lai mà chưa đề cập đến việc sử dụng hợp đồng đó để bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả trong xuất nhập khẩu của Việt Nam. 3.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá ở trên thế giới và Việt Nam bằng các hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch quốc tế trong thời gian qua. Đồng thời luận văn tìm hiểu các quy định quốc tế của các sàn giao dịch và môi trường luật pháp của Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu sự biến động của giá cả hợp đồng tương lai, cơ chế bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả trong xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp bảo hiểm và giao dịch có hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra các gợi ý về hướng điều chỉnh chính sách của chính phủ đối với hoạt động này. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ chế vận hành của hợp đồng tương lai bao gồm cơ chế hoạt động của thị trường tương lai, vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá của doanh nghiệp Việt Nam trên các sàn giao dịch quốc tế. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ chế hoạt động của hợp đồng tương lai hàng hoá và các hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá trên các sàn giao dịch quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam với các mặt hàng: Cà phê, cao su và kim loại mầu từ năm 2004 đến nay. 5.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đồng thời luận văn còn sử dụng phương pháp mô hình hoá, phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong giao dịch hàng hoá… Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu chuyên khảo của các hãng thông tin tài tài chính Reuters, Bloomberg, các bài viết trên các báo tạp chí chuyên ngành và các thông tin trên internet. 6. Những đóng góp của luận văn Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết cơ bản về giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá. Đánh giá tình hình hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hóa trên các sàn giao dịch quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất phương hướng và các giải pháp để các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả bằng hợp đồng tương lai hàng hoá có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7.Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hợp đồng tương lai và vấn đề bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trong xuất nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trên sàn giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá cả hàng hoá trên các sàn giao dịch quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ VẤN ĐỀ BẢO HIỂM RỦI RO DO BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ HÀNG HOÁ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU. 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 1.1.1.Khái niệm và lịch sử hình thành 1.1.1.1. Khái niệm Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn nhiều công cụ khác, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số những công cụ đó. Còn có khá nhiều những khái niệm và công cụ đầu tư khác được sử dụng phổ biến, mà chứng khoán phái sinh là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua. Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát triển trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, giá cả hàng hoá,…những tài sản gốc (Underlying Asset), nhằm thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ tài chính như quyền mua cổ phiếu, hàng hoá, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn… Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Do các hợp đồng kỳ hạn được giới thiệu và giao dịch trước các hợp đồng tương lai hàng thế kỷ, do vậy các hợp đồng kỳ hạn vẫn là những phương thức giao dịch cơ bản và phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối. Các hợp đồng tương lai được sinh ra từ các hợp đồng kỳ hạn, do đó để hiểu được về hợp đồng tương lai cần hiểu được hợp đồng kỳ hạn trước. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán. Hợp đồng tương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A ký hợp đồng futures với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003. Như vậy vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg và công ty A phải mua 100 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường vào cuối năm 2003 là bao nhiêu chăng nữa. Về cơ bản hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Giá của hợp đồng được xác định ngay tại thời điểm kí và được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Dù cho vào thời điểm giao hàng, giá hàng hóa trên thị trường thế giới có biến động theo chiều hướng nào đi chăng nữa, thì giá bán của hàng hóa theo hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là một công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu. Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Song khác với hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sàn giao dịch còn hợp đồng kỳ hạn là do các bên tự gặp nhau và thoả thuận. Để thuận tiện trong việc giao dịch, sàn giao dịch quy định các đặc trưng tiêu chuẩn cho một hợp đồng. Do giao dịch qua sàn nên các bên trong hợp đồng không cần thiết phải biết nhau, do vậy sàn đưa ra một cơ chế đảm bảo cho cả hai bên là hợp đồng sẽ được thực hiện đúng. Sàn giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất trên thế giới hiện nay là CBOT và CME. Trên các sàn này và các sàn khác trên toàn thế giới, có rất nhiều hàng hoá và các tài sản tài chính đóng vai trò là tài sản gốc trong các hợp đồng tương lai. Hàng hoá từ các dạng như thịt lợn, thịt gia cầm, đường, len, gỗ đến các loại kim loại mầu như, nhôm, thép, đồng, vàng, dầu mỏ, Urani và thậm chí cả các chứng chỉ giảm thải. Các tài sản tài chính bao gồm các chỉ số chứng khoán, ngoại tệ và trái phiếu kho bạc. Một đặc điểm nữa khác với hợp đồng kỳ hạn của hợp đồng tương lai là ngày giao hàng cụ thể không được quy định. Hợp đồng tương lai được chiếu tới tháng giao hàng của nó, sàn giao dịch quy định việc giao hàng phải được thực hiện trong một khoảng thời gian của tháng đó. Đối với hợp đồng tương lai hàng hoá, khoảng thời gian giao hàng thường là toàn bộ tháng đó. Người bán có quyền chọn thời gian giao hàng khi họ muốn giao hàng. Đối với hợp đồng tương lai thì các hợp đồng với các tháng giao dịch khác khác nhau có thể được giao dịch cùng một thời gian. Sàn giao dịch quy định cụ thể số lượng tài sản được giao trong một hợp đồng và cách thức yết giá. Đối với tài sản là hàng hoá, sàn quy định cụ thể chất lượng hàng hoá và địa điểm giao hàng. Ví dụ hợp đồng tương lai về lúa mì hiện đang được giao dịch trên CBOT. Khối lượng một hợp đồng là 5000 bushels. Hợp đồng có các tháng giao hàng là Tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 12, có thể giao dịch các hợp đồng tương lai với 18 tháng. Sàn quy định tiêu chuẩn đánh giá lúa mì được phép giao hàng và địa điểm của việc giao hàng. . Giá của các hợp đồng tương lai thường được công bố trên các ấn phẩm tài chính, các kênh cung cấp thông tin tài chính. Giả sử, vào tháng 3 giá hợp đồng tương lai của lúa mì tháng 12 được yết là 700 cent. Đây là giá không có phí mà người giao dịch có thể mua hoặc bán lúa mì cho tháng 12. Giá của nó được xác định trên cơ sở cung cầu như các hàng hoá khác. Nếu nhiều người mua hơn người bán thì giá có xu hướng tăng và ngược lại. Nhìn chung hợp đồng tương lai giống với hợp đồng kỳ hạn ở chỗ đều là những thoả thuận về việc mua bán tài sản ở một mức giá tại một thời điểm trong tương lai. Song hợp đồng tương lai khác với hợp đồng kỳ hạn ở các điểm cơ bản sau : Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Địa điểm giao dịch Phi tập trung, có mạng lưới toàn cầu. Tập trung trên các sàn giao dịch Giá trị một hợp đồng Không được tiêu chuẩn hoá và là giá trị tuỳ ý; giá được thoả thuậngiữa người mua và người bán Được tiêu chuẩn hoá, cố định và không thương lượng được. Các giao dịch có độ lớn bằng bội số của giá trị một hợp đồng Đồng tiền giao dịch Tất cả các đồng tiền có thể mua bán được Hầu hết là các ngoại tệ chính Biến động giá hàng ngày Biến động theo cung cầu thị trường và không có giới hạn giá, trừ khi có can thiệp của Ngân hàng Trung ương Mức biến động giá được giới hạn bởi sở giao dịch Ngày đến hạn Vào bất kỳ ngày làm việc nào, do thoả thuận giữa bên mua và bên bán Bất kỳ ngày nào trong cả tháng giao dịch được quy định bởi sàn Thời hạn tối đa Không hạn chế. Có hợp đồng kỳ hạn tới 20 năm Thường không quá 3 năm Rủi ro tín dụng Phụ thuộc vào đối tác. Rủi ro được phòng ngừa bằng hạn mức tín dụng. Ngày nay yêu cầu ký quỹ cũng được sử dụng Rủi ro tín dụng gắn với sở giao dịch. Rủi do được phòng ngừa bằng cơ chế ký quỹ và đánh giá lãi lỗ hàng ngày. Luồng tiền Chỉ khi đến ngày đáo hạn hợp đồng mới phát sinh Do cơ chế đánh giá theo giá trị thị trường và cơ chế ký quỹ. Do vậy luồng tiền phát sinh hàng ngày trên tài khoản ký quỹ. Thanh toán khi đến ngày đáo hạn Giờ giao dịch 24 giờ/ngày Thường là 8 giờ/ngày. Các sở giao dịch kết nối nhau tạo ra thị trường toàn cầu Thành viên đủ tư cách Về mặt chính thức không có hạn chế nào Phải là thành viên của sở giao dịch. Những người không phải là thành viên muốn giao dịch phải qua nhà môi giới Nguồn : Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến 1.1.1.2. Lịch sử hình thành Giữa thế kỷ XIX, sau khi hội đồng thương mại Chicago giới thiệu các hợp đồng tương lai về ngũ cốc, các hợp đồng tương lai được giao dịch một cách chính thức trên các sở giao dịch có tổ chức. Những hợp đồng này cho phép nông dân bán ngũ cốc trước khi thu hoạch. Do đó, hợp đồng cho phép những người nông dân biết trước giá cả của ngũ cốc trước khi thu hoạch. Mãi cho đến những năm 1970, các hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sở giao dịch khác nhau và đơn thuần chỉ là các hợp đồng về hàng hoá. Vào thời gian này, trên thị trường hầu hết là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích chủ yếu là giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ, công ty sản xuất sô- cô- la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca-cao trên thị trường, sử dụng các hợp đồng tương lai để giới hạn rủi ro nếu giá ca- cao tăng lên. Hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Vào năm 1972, hợp đồng tiền tệ tương lai đầu tiên được giới thiệu và giao dịch trên sở giao dịch Chicago. Sau đó vào năm 1975 hợp đồng tương lai về các công cụ nợ được giới thiệu và giao dịch trên các sở giao dịch khác nhau. Vào năm 1980, hợp đồng tương lai về các chỉ số giá cả của thị trường cổ phiếu cũng được giới thiệu và giao dịch trên các sở giao dịch khác nhau. Các hợp đồng tương lai bắt đầu phát triên và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (Metal and Mineral Futures). Ngày nay, các hợp đồng tương lai được sử dụng phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng hoá chính trên thị trường chứng khoán, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến tiền tệ và hàng hoá như sắt, năng lượng, sản phẩm nông nghiêp…. Sự phố biến của các hợp đồng tương lai trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của hợp đồng này được hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều chỉnh. Điều này giúp cho các ngân hàng, các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể “đánh cược” vào sự biến động về giá cả mà bỏ qua những tranh cãi về giá trị thực tế của tài sản. Các công cụ chứng khoán phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai nói riêng có mặt nhiều trong các Quỹ phòng hộ (hedge-fund) và cả các quỹ đầu tư (đầu cơ). Hedge fund là một phát minh lớn trên thị trường chứng khoán dùng để bù đắp lại rủi ro đầu tư. Tại quỹ này, các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình chống lại những tăng trưởng không dự tính trước cũng như sự sụt giá bất ngờ hay lên giá đột ngột của hàng hoá. Và thế là các Quỹ bảo hộ (Hedge fund) liên tục xuất hiện và được điều hành bởi một công ty đầu tư huy động vốn của cổ đông rồi đầu tư vào các chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi nhuận ổn định và đều đặn. George Soros, nhà đầu cơ tài chính lớn nhất thế giới, là hình mẫu thành công khi áp dụng các công hợp đồng tương lai trên thị trường. Ngay trong những thời điểm khó khăn nhất vào cuối thập niên 1990 khi giá cả biến động liên tục, thì các Quỹ phòng hộ của Soros vẫn luôn đạt con số lợi nhuận trên 10% nhờ biết cách mua đi và bán lại các hợp đồng tương lai. Với các danh mục đầu tư dàn trải trên nhiều thị trường khắp các châu lục, Soros luôn đảm bảo các hợp đồng tương lai của mình đem lại hết lợi nhuận này đến lợi nhuận khác. Nổi bật trong số những Quỹ Phòng hộ là Quantum Fund và Quota Fund thông qua công ty quản lý quỹ mang tên Soros Fund Managerment. Không ai có thể phủ nhận rằng hợp đồng tương lai đã giúp nhiều nhà đầu tư, nhà sản xuất chế biến… thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường và khiến mọi người an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro. 1.1.2. Cơ chế của thị trường hàng hoá tương lai 1.1.2.1. Giao dịch hàng hoá tương lai Hợp đồng tương lai hiện nay được giao dịch trên toàn thế giới. Hai sàn giao dịch lớn nhất ở Hoa Kỳ là CBOT và CME. Hai sàn lớn nhất ở châu Âu là LIFFE và Eurex. Các sàn giao dịch lớn khác như TOCOM ở Nhật Bản, SFE ở Úc, …vây một hợp đồng hàng hoá được đưa vào giao dịch trên các sàn như thế nào? Dưới đây là ví dụ về hợp đồng tương lai ngô giao dịch trên CBOT để tìm hiểu cơ chế giao dịch hàng hoá tương lai. Vào ngày 5 tháng 3, một nhà đầu tư ở New York gọi cho nhà môi giới muốn mua 5000 giạ ngô thông qua sàn, giao hàng vào tháng 7 cùng năm. Người môi giới ngay lập tức đưa lệnh mua tới người giao dịch trên sàn CBOT. Như vậy người môi giới đã đặt mở một trạng thái trường (long position) cho một hợp đồng ngô bởi vì mỗi hợp đồng ngô trên CBOT được quy định cho việc giao hàng là 5000 giạ. Cùng lúc đó, một nhà đầu tư khác ở Kansas cũng yêu cầu người môi giới của anh ta bán 5000 giạ ngô giao hàng vào tháng 7. Người môi giới này cũng đưa lệnh mở một trạng thái đoản (Short position) thông qua người giao dịch trên sàn. Hai người giao dịch trên sàn gặp nhau thoả thuận về mức giá sẽ trả cho ngô vào tháng 7 và giao dịch sẽ được thực hiện. Khi giao dịch được thực hiện mức giá này chính là mức giá hợp đồng tương lai ngô tháng 7. Giả sử giá là 170 cents cho một giạ. Mức giá này cũng như là các giá hàng hoá khác được xác định dựa trên cơ sở cung cầu. Ở thời điểm nào đó có nhiều người giao dịch bán ngô tháng 7 hơn mua tháng 7 ngô, giá ngô sẽ giảm. Những người mua mới sẽ tham gia vào thị trường để cân bằng giữa người mua và người bán. Ngược lại nếu nhiều người giao dịch muốn mua ngô tháng 7 hon bán ngô tháng 7 giá ngô sẽ lên, sẽ có những người bán mới tham gia vào thị trường và cân bằng giữa người bán và người mua được duy trì. Đóng trạng thái trên sàn : một phần rất lớn các hợp đồng tương lai không đi đến việc giao hàng. Bởi vì đa số những người giao dịch chọn cách đóng trạng thái của họ trước giai đoạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Đóng trạng thái là việc đặt một trạng thái ngược chiều với trạng thái ban đầu lên sàn. Ví dụ, nhà đầu tư ở New York, người mà đã mua hợp đồng tương lai ngô tháng vào ngày 5 tháng 3, có thể đóng trạng thái bằng cách bán một hợp đồng mua ngô tháng 7 vào ngày 20 tháng 4. Nhà đầu tư ở Kansas, người đã bán hợp đồng ngô tháng 7 ngày 5 tháng 3, có thể đóng trạng thái bằng cách mua một hợp đồng ngô tháng 7 vào ngày 20 tháng 4. Trong mỗi trường hợp, tổng lãi lỗ của các nhà đầu tư được xác định dựa trên cơ sở sự thay đổi giá tương lai giữa ngày 5 tháng 3 và ngày 30 tháng 4. Có thể nhận thấy là không cần thiết để biết đối tác bên kia trong giao dịch tương lai với mình là ai. Giả sử, ban đầu người giao dịch A là người mở trạng thái trường bằng cách mua một hợp đồng trên sàn. B là người giao dịch bán. Giai đoạn sau khi người giao dịch A đóng trạng thái bằng cách đặt một trạng thái đoản (short) lên sàn. Người giao dịch bên kia, người mua trạng thái này, lúc này không nhất thiết, thường không phải là B. Có thể mô hình hoá hoạt động của người mua, người bán thông qua sàn giao dịch như sau : Sơ đồ 1.2 : Mô hình hoạt động của sàn giao dịch HỆ THỐNG ĐẦU GIÁ ĐIỆN TỬ KHO HÀNG GIÁM ĐỊNH TRUNG TÂM . THANH TOÁN BÙ TRỪ (Tổ chức tài chính có uy tín ) BÊN MUA BÊN BÁN Chứng chí Hàng hoá Hàng hoá Chứng chỉ Lệnh Mua Lệnh Bán Lện khớp Thanh toán bù trừ Ký quỹ Chứng chỉ Lưu ký Kho ngoại quan Kho ngoại quan Nguồn : Tư liệu của Techcombank 1.1.2.2.Quy cách của hợp đồng tương lai Khi phát triển một hợp đồng mới, sàn giao dịch phải xác định các chi tiết chính xác bản chất của hợp đồng giữa 2 bên. Đặc biệt, họ phải xác định tài sản giao dịch, quy mô hợp đồng (bao nhiêu tài sản sẽ được giao hàng trong cái hợp đồng đó), việc giao hàng ở đâu và khi nào sẽ giao hàng. Những chi tiết khác (địa điểm giao hàng) cũng được đưa vào tính điểm cho tài sản sẽ được giao hàng. Một quy tắc chung là, bên bán có quyền chọn địa điểm giao hàng. Khi bên bán (bên giữ trạng thái Short) sẵn sàng giao hàng, họ sẽ đưa ra Thông báo ý định giao hàng với sàn. Thông báo này đưa ra những lựa chọn tương ứng với việc tính điểm của tài sản giao hàng và địa điểm giao hàng. * Tài sản của hợp đồng tương lai Khi tài sản là hàng hoá thì có thể có sự khác nhau trong chất lượng được giao dịch trên thị trường. Khi tài sản được xác định, một công việc quan trọng là sàn giao dịch sẽ ấn định điểm hoặc cách tính điểm của hàng hoá được chấp nhận giao dịch. Sàn Giao dịch NYMEX đã quy định tài sản trong hợp đồng tương lai dầu thô như sau: Dầu trong nước (Hoa Kỳ) không nhiều hơn hoặc ít hơn 0.42% lưu huỳnh, trọng lượng không nhẹ hơn 37 độ API cũng như là không nặng hơn 42 độ API. Các loại dầu trong nước đưới đây là có thể giao hàng: West Texas Intermediate, Low Sweet Mix, New Mexican Sweet, North Texas Sweet, Oklahoma Sweet, South Texas Sweet. Sàn Mậu dịch Chicago (CME) đã quy định trong hợp đồng tương lai gỗ có chiều dài ngẫu nhiên là: mỗi đơn vị giao hàng phải có chiều dài ngẫu nhiên từ 8 đến 20 feet, điểm được đánh dấu Contruction and Standard, Standard and Better, hoặc #1 và #2; Mỗi đơn vị giao hàng phải được sản xuất ở California, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Washington, Wyoming, hoặc Alberta hoặc Anh, Columbia, Canada và chứa đựng lượng gỗ được sinh ra từ Thông Anpơ, gỗ cây vân sam, Thông có vân, Thông Lodgepole và Thông vân sam. Mỗi loại hàng hoá được phép giao hàng có một khoảng điểm, nhưng mức giá nhận được phụ thuộc vào mức điểm được đánh giá. Vị dụ, hợp đồng giao dịch ngô trên sàn CBOT, điểm chuẩn là “ Số 2 mầu Vàng”( No.2 Yellow), song hàng thay thế thì vẫn được chấp nhận, tuy nhiên mức giá được điều chỉnh theo quy định của sàn. Hợp đồng tương lai có tài sản là tài chính thì được định nghĩa chính xác, không mập mờ. Ví dụ, không cần thiết phải quy định điểm cho đồng JPY. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm cần quan tâm cho hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc (Treasury Bond và Treasury Note) giao dịch trên sàn CBOT. Tài sản gốc trong hơp đồng trái phiếu kho bạc (Treasury Bond) là những trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ dài hạn có thời gian đáo hạn lớn hơn 15 năm và không thể trả ngay trong vòng 15 năm. Trong hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn (Treasury note) tài sản là những trái phiếu kho bạc với kỳ hạn không nhỏ hơn 6.5 năm và không hơn 10 năm từ ngày giao hàng.. Trong cả 2 trường hợp, sàn giao dịch có một công thức cho việc điều chỉnh giá theo Coupon và thời gian đáo hạn của trái phiếu. *Quy mô hợp đồng tương lai Quy mô hợp đồng xác định số lượng tài sản mà sẽ được giao hàng. Đây là một quyết định quan trọng với sàn. Nếu quy mô hợp đồng quá lón, số lượmg nhà đầu tư sẽ muốn bảo hiểm tài sản rủi ro tương đối ít hoặc những người muốn cầm những trạng thái tương đối nhỏ sẽ khó có khả năng tham gia vào giao dịch. Mặt khác, nếu quy mô hợp đồng quá nhỏ, chi phí giao dịch cho mỗi hợp đồng sẽ trở nên đắt. Quy mô hợp đồng phụ thuộc vào người giao dịch tương lai. Giá trị của hợp đồng cho các sản phẩm nông nghiệp thường là 10,000 đến 20,000 USD nhưng giá trị của các hợp đồng tài chính thì cao hơn nhiều. Hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc được giao dịch trên sàn CBOT , mệnh giá thường là 100,000 USD. Trong một vài trường hợp, sàn giao dịch cũng giới thiệu những hợp đồng mini để thu hút những nhà đầu tư nhỏ, hợp đồng chỉ số Nasdaq nhỏ chỉ là 20 lần chỉ số Nasdaq 100 nhưng hợp đồng bình thường là 100 lần. *Điều khoản giao hàng. Nơi giao hàng sẽ được sẽ được quy định bởi sàn. Điều này rất quan trọng đối với các hợp đồng hàng hoá vì nó sẽ bao gồm cả chi phí vận chuyển. Trong hợp đồng gỗ trên sàn CME, địa điểm giao hàng là trên đường và mỗi đơn vị sẽ là những thùng xe 2 cửa, không chi phí nào thêm với bên mua, hoặc mỗi đơn vị sẽ được gói trong giấy riêng và được chất lên xe. Việc giao hàng được thực hiện ở California, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, và Washington, và ở trong huyện của British Columbia. Khi địa điểm khác được quy định, giá nhận được bởi bên có trạng thái bán sẽ được điều chỉnh theo địa điểm được chọn bởi bên còn lại. Ví dụ, trong trường hợp hợp đồng tương lai Ngô được giao dịch trên sàn CBOT, việc giao hàng có thể được thực hiện tại Chicago, Burns Harbor, Toledo, hoặc St. Louis. Tuy nhiên, giao hàng ở Toledo và St. Louis là được chiết khấu 4 cent/Bushel. *Các tháng giao hàng trong hợp đồng Một hợp đồng tương lai là phải dựa trên các tháng giao hàng của nó. Sàn giao dịch phải xác định thời điểm chính xác trong suốt tháng mà việc giao hàng có thể thực hiện. Có nhiều hợp đồng, giai đoạn giao hàng có thể là cả tháng. Các tháng giao hàng là khác nhau và được quy định bởi sàn để thoả mãn nhu cầu của những người tham gia thị trường. Ví dụ, Các tháng giao hàng cho các hợp đồng ngoại tệ trên sàn CME là tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 12; hợp đồng tương lai Ngô được giao dịch trên CBOT các tháng giao hàng là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 , tháng 11 và tháng 12. Tại thời gian nhất định, các hợp đồng được giao dịch cho tháng giao hàng gần nhất và một số tháng giao hàng phụ. Sàn xác định khi nào việc giao dịch các hợp đồng của tháng sẽ bắt đầu. Sàn giao dịch cũng xác định ngày cuối cùng có thể giao dịch cho một hợp đồng. Nhìn chung thì việc giao dịch có thể dừng một vài ngày trước ngày cuối cùng mà việc giao hàng có thể được thực hiện. *Giá niêm yết trên sàn Giá tương lai là được niêm yết theo cách thuận lợi và dễ hiểu. Ví dụ, giá hợp đồng tương lai dầu mỏ trên sàn mậu dịch New York là được niêm yết theo USD cho một thùng tới 2 số thập phân. Trái phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn và dài trên sàn CBOT được niêm yết theo USD và 32 cent. Mức giá tối thiểu mà giá biến động đối với một giao dịch phải phù hợp với cách mà giá được niêm yết. Theo đó, nó sẽ là 0.01USD/ thùng cho hợp đồng tương lai dầu mỏ và 32 cent cho hợp đồng trái phiếu. *Mức giới hạn biến động giá Với hầu hết các hợp đồng, giới hạn biến động giá được quy định bởi sàn. Nếu giá biến động xuống bởi một lượng cân bằng với mức giới hạn giá ngày, hợp đồng được coi là giảm hết biên độ (chạm sạn) Limmit down. Nếu giá biến động tăng tới mức giới hạn, hợp đồng được coi là tăng kịch biên độ (kịch trần) Limmit up. Biến động giới hạn là một biến động theo cả 2 hướng giới hạn. Thông thường, giao dịch ngừng trong ngày khi một hợp đồng là tăng kịch trần hoặc giảm sàn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp sàn có quyền tham gia và thay đổi mức giá giới hạn. Mục đích của mức giá giới hạn là để ngăn cản những biến động giá lớn khỏi việc đầu cơ vượt quá. Tuy nhiên, mức giá giới hạn có thể trở thành một hàng rào nhân tạo đối với việc giao dịch khi giá của hàng hoá gốc tăng hoặc giảm nhanh. *Hạn mức trạng thái Hạn mức trạng thái là số lượng hợp đồng lớn nhất mà một nhà đầu cơ có thê giữ. Trong hợp đồng giao dịch gỗ của sàn CME, hạn mức trạng thái ở thời điểm quy định là 1000 hợp đồng và không hơn 300 trong một tháng giao hàng. Những người bảo hiểm rủi ro đích thực sẽ không bị tác động bởi hạn mức. Mục đích của hạn mức là để ngăn cản đầu cơ thực hiện quá mức ảnh hưởng trên thị trường. 1.1.2.3.Cơ chế biến động của giá hợp đồng tương lai Khi tháng giao hàng của hợp đồng gần đến, giá hàng hoá tương lai gần với giá giao ngay của hàng hoá. Khi giai đoạn giao hàng đến gần, giá tương lai bằng hoặc rất gần với giá giao ngay. Điều này là do nếu giá tương lai lớn hơn giá giao ngay trong suốt thời gian giao hàng. Các nhà buôn có thể thực hiện cơ hội kinh doanh chênh lệch giá một cách dễ dàng thông qua các hoạt động sau: 1.Bán các hợp đồng tương lai 2.Mua tài sản tại thời điểm hiện tại 3.Thực hiện việc giao hàng Khoản lợi nhuận kiếm được sẽ tương đương với khoản chênh lệch giữa giá của các hợp đồng tương lai và giá giao hàng ngay. Khi các nhà buôn thực hiện việc kinh doanh chênh lệch giá, giá của các hợp đồng tương lai sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu giá giao ngay lớn hơn giá các hợp đồng tương lai trong thời điểm giao hàng. Các công ty các nhà buôn sẽ thực hiện việc mua các hợp đồng tương lai và sau đó chờ nhận hàng. Khi họ làm như vậy, giá các hợp đồng tương lai sẽ tăng. Kết quả là giá hợp đồng tương lai sẽ rất gần với giá giao ngay khi thời gian giao hàng đến. 1.1.2.4.Hợp đồng tương lai hàng hoá. Hợp đồng tương lai hàng hoá có những đặc điểm riêng khác với cơ chế biến động trong các hợp đồng tương lai về tài chính. Do vậy để hiểu được cơ chế biến động giá của hợp đồng tương lai hàng hoá cần hiểu các yếu tố tác động đến nó. Trước hết cần xem xét tác động của yếu tố giữ hàng đối với giá của hàng hoá tương lai là tài sản đầu tư. Giả định là không có thu nhập khi giữ hàng. Chi phí lưu kho Nếu không tính chi phí giữ hàng thì giá tương lai sẽ được tính như sau: Fo = Soert Fo: là giá tương lai, So là giá giao ngay, r là lãi suất phi rủi ro, T thời gian giữ hàng. -Nếu tính đến chi phí giữ hàng thì giá tương lai của hàng hoá như sau Fo=(So + U)ert. trong đó U là chi phí giữ hàng Xem xét giá hợp đồng tương lai vàng có thời hạn là 1 năm. Giả sử việc giữ 1 Ounce Vàng trong vòng 1 năm mất p._.hí là 1.865 USD, khoản này sẽ được thanh toán vào cuối năm. Giả sử giá giao ngay của Vàng là 450USD và lãi suất phi rủi ro là 7% một năm. Và Fo = (450 + 1.865)e0.07*1 = $484.63 Nếu Fo>484.63, những người kinh đoanh chênh lệch giá sẽ mua vàng ở hiện tại và bán các hợp đồng vàng 1 năm để kiếm lời. Nếu Fo<484.63, nhà đầu tư mà sở hữu vàng sẽ bán vàng ở hiện tại và mua các hợp đồng tương lai vàng một năm để tăng thêm thu nhập. Nếu chi phí giữ hàng tỉ lệ với giá hàng hoá thì chúng có thể được coi là tạo ra khoản lợi tức âm (làm giảm lợi tức). Fo = (So+U)erT Hàng hoá tiêu dùng Nếu giá tương lai lớn hơn giá giao ngay và phí giao hàng Fo>(So+U)ert , các nhà đầu cơ sẽ nhìn thấy cơ hội kinh doanh và thực hiện chiến lược sau: 1.Vay một lượng tiền tương ứng với (So+U) với mức lãi suất phi rủi ro và sử dụng nó để mua một đơn vị hàng hoá và trả chi phí giữ hàng. 2.Bán hợp đồng kỳ hạn với một lượng hàng hoá tương ứng. Nếu coi hợp đồng tương lai như là một hợp đồng kỳ hạn, chiến lược này tạo ra một khoản lợi nhuận là Fo-(So+U)ert ở thời điểm t. Tuy nhiên, khi các nhà đầu cơ làm điều này, việc đấu thầu sẽ khiến So tăng lên và Fo có xu hướng giảm xuống cho đến khi Fo>(So+U)ert không còn đúng nữa. Do đó người đầu cơ sẽ không giữ hàng hoá này trong một thời gian quá dài. Ngược lại, nếu giá tương lai nhỏ hơn giá hiện tại và chi phí giữ hàng (Fo<(So+U)ert ), nếu hàng hoá là tài sản đầu tư như vàng và bạc, các nhà đầu tư chỉ giữ tài sản cho mục đích duy nhất là đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện chiến lược sau để kiếm lời 1.Bán hàng hoá ở thời điểm hiện tại, tiết kiệm chi phí giữ hàng và đầu tư khoản tiền thu được với lãi suất bằng lãi suất phi rủi ro. 2.Mở trạng thái long cho các hợp đồng kỳ hạn Vào ngày đáo hạn họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận phi rủi ro bằng với (So+U)ert – Fo so với số tài sản họ đã giữ ban đầu. Cũng như trường hợp trên, nhà đầu tư cũng sẽ không thể giữ tài sản trong một thời gian dài, họ chỉ giữ đến khi nào đạt được cân bằng giữa Fo và (So + U)ert. Với những hàng hoá không phải là tài sản đầu tư thì cân bằng trên không còn đúng nữa. Bởi vì nhà đầu tư, các cá nhân, công ty thực hiện chiến lược đó không phải vì mục đích đầu tư, vì mục đích tiêu dùng, vì giá trị tiêu dùng của nó. Họ buộc phải bán hàng hoá và mua các hợp đồng kỳ hạn bởi vì các hợp đồng kỳ hạn không thể tiêu dùng được. Theo đó, không có thời điểm dừng cho việc thôi không giữ tài sản, có thể khẳng định hàng tiêu dùng là Fo<(So+U)ert Lợi ích của việc giữ hàng Đối với hàng tiêu dùng người nắm giữ tài sản không quan tâm tới công thức sự cân bằng giữa hàng tương lai với giá hiện tại và chi phí giữ hàng bởi vì người cầm hàng hoá cảm nhận là, việc sở hữu hàng hoá cung cấp cho họ lợi ích mà họ không thể có được nếu nắm giữ các hợp đồng tương lai. Một người lọc dầu sẽ không coi hợp đồng tương lai dầu thô như là lượng dầu mà họ để trong kho được. Lượng dầu thô trong kho có thể là đầu vào cho quá trình lọc dầu trong khi hợp đồng tương lai thì không thể sử dụng được. Nhìn chung, việc sở hữu hàng hoá cho phép người sản xuất giữ được quá trình sản xuất vận hành liên tục và lợi ích của việc thiếu hàng tạm thợi. Một hợp đồng tương lai thì không tạo ra được những lợi ích đó. Lợi ích từ việc nắm giữ hàng hoá đó được gọi là lợi ích của việc giữ hàng. Nếu tổng chi phí lưu kho được coi là U, thì lợi ích của việc giữ hàng được coi là Y được định nghĩa là FoeyT =(So+U)erT. Nếu chi phí giữ hàng cho một đơn vị là một số tỉ lệ với So (như một chi phí như lãi suất) u, thì lợi ích của việc giữ hàng là FoeyT =Soe(r+u)T hoặc Fo=Soe(r+u-y)T Đối với tài sản đầu tư thì lợi ích của việc giữ hàng là bằng không. Lợi ích của việc giữ hàng phản ánh kỳ vọng của thị trường liên quan đến sự sẵn sàng của hàng hoá trong tương lai. Khả năng sự thiếu hụt hàng hoá càng lớn thì lợi ích của việc giữ hàng càng cao. Nếu một người giữ hàng có nhiều hàng trong kho thì nhu cầu giữ hàng trong tương lai là không cao và theo đó lợi ích của việc giữ hàng sẽ thấp. Mặt khác, nếu lượng hàng trong kho thấp thí lợi ích của việc giữ hàng sẽ cao. Chi phí thực hiện Quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay được goi là Chi phí thực hiện. Chi phí này được đo bằng chi phí lưu kho cộng với lãi suất mà phải trả để tài trợ cho tài sản, chi phí này thấp hơn thu nhập kiếm được nhờ vào tài sản. Đối với các chứng khoán không có lợi tức, chi phí thực hiện là r, bởi vì không có chi phí lưu kho và không có thu nhập. Đối với hàng hóa có chi phí lưu kho (u) tỉ lệ với giá giao ngay, chi phí này là r+u. Nếu gọi chi phí thực hiện là c. Đối với tài sản đầu tư, giá hợp đồng tương lai là Fo= SoecT. Đối với tài sản tiêu dùng, giá tương lai là Fo=Soe(c-y)T , y là lợi ích giữ hàng thật. Quyền giao hàng Trong khi hợp đồng kỳ hạn xác định cụ thể là việc giao hàng xẩy ra vào một ngày cụ thể, thì một hợp đồng tương lai lại cho phép bên có trạng thái Short lựa chọn giao hàng vào bất kỳ thời gian nào trong suốt thời kỳ giao hàng (Bên bán phải đưa ra thông báo ý định giao hàng của họ trong một vài ngày). Lựa chọn giao hàng là một quá trình phức tạp để xác định giá hợp đồng tương lai. Thời gian đáo hạn của hợp đồng tương lai là thời điểm bắt đầu, thời điểm giữa hay thời điểm cuối của giai đoạn giao hàng? Mặc dù đa số các hợp đồng tương lai được đóng trước thời gian đáo hạn, song sẽ là rất quan trọng để biết khi nào việc giao hàng sẽ thực hiện để tính toán giá hợp đồng tương lai theo lý thuyết. Nếu giá hợp đồng tưong lai là một hàm thời gian tăng theo thời gian đáo hạn, từ công thức Fo=Soe(c-y)T thấy là c>y, nghĩa là lợi ích từ việc cầm tài sản (bao gồm lợi ích giữ hàng trừ đi chi phí lưu kho) nhỏ hơn mức lãi suất phi rủi ro. Trong trường hợp này, sẽ là tối ưu hơn cho bên có trạng thái bán giao hàng sớm, bới vì lãi suất thu được bằng tiền mặt nhận được lớn hơn lợi ích của việc giữ tài sản. Như là một quy tắc, giá hợp đồng tương lai trong trường hợp đó sẽ được tính trên cơ sở là việc giao hàng sẽ diễn ra vào thời điểm bắt đầu của giai đoạn giao hàng. Nếu giá tương lai giảm khi thời gian đáo hạn tăng (c<y), thì bên có trạng thái Short sẽ thực hiện việc giao hàng muộn và giá hợp đồng sẽ được tính dựa trên giả định này. Giá hợp đồng tương lai và giá giao ngay tương lai kỳ vọng Một câu hỏi thường được đưa ra là liệu giá của hợp đồng tương lai của một tài sản bằng với giá giao ngay được kỳ vọng trong tương lai. Mức giá của tài sản trong tương lai là gì? Giá của hợp đồng tương lai có phải là sự ước lượng chính xác không? Câu trả lời là: Tham gia vào thị trường có 2 lực lượng chính là đầu cơ và những người bảo hiểm rủi ro. Các nhà đầu cơ sẽ không giao dịch hợp đồng tương lai nếu kỳ vọng lợi nhuận của họ không lớn hơn không. Ngược lại, những người bảo hiểm sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận kỳ vọng âm bởi vì lợi ích giảm rủi ro họ nhận được từ hợp đồng tương lai. Nếu nhiều nhà đầu cơ giữ trạng thái long hơn trạng thái Short, giá hợp đồng tương lai theo hướng nhỏ nhơn giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai. Ở mức trung bình thì các nhà đầu cơ luôn kỳ vọng là có lãi, bởi vì giá tương lai hội tụ với giá giao ngay khi thời điểm đáo hạn đến. Tương tự, nếu các nhà đầu cơ giữ trạng thái long hơn trạng thái Short thi giá hợp đồng tương lai theo hướng lớn hơn giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai. 1.1.3. Ứng dụng của hợp đồng tương lai Với những đặc điểm và cơ chế biến động như trên, đặc biệt là chi phí giao dịch thấp và có đòn bẩy. Các hợp đồng tương lai hàng hoá được dung cho 2 mục đích chính là đầu cơ kiếm lời và bảo hiểm rủi ro khi giá cả biến động. Trên thị trường, có 2 kiều người tham gia giao dịch chính là nhà đầu cơ và người bảo hiểm. Đầu cơ (Speculator): là những người họ nhận thấy cơ hội chênh lệch giá giữa giá hiện tại và giá giao tương lai, những người nhìn thấy cơ hội kiếm lời hoặc những người bỏ tiền ra để đánh cược với sự biến động giá của thị trường. Trên các sàn hiện nay là các quỹ đầu cơ lớn và một số nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trên các sàn giao dịch lược lượng này lại là lực lượng chiếm ưu thế. Bảo hiểm (Hedger): là những người bảo hiểm rủi ro biến động giá thực thụ, những người này là những người sản xuất, những người bán sản phẩm đầu ra hoặc người sử dụng hàng hoá như đầu vào sản xuất. Họ muốn bán trước sản phẩm đầu ra hoặc cố định sản phẩm đầu vào cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai. 1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM RỦI RO (HEDGING) 1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm rủi ro là chiến lược quản lý rủi ro được sử dụng để giới hạn hoặc bù đắp lại khoản tổn thất do biến động trong giá hàng hoá, ngoại tệ hoặc chứng khoán. Trong thực tế, bảo hiểm rủi ro do biến động giá là hoạt động chuyển đổi rủi ro mà không cần mua hợp đồng bảo hiểm. Nó sử dụng nhiều kỹ thuật nhưng chủ yếu là việc nắm giữ những trạng thái bằng và ngược chiều trong 2 thị trường khác nhau (thị trường tiền mặt và thị trường tương lai). Bảo hiểm rủi ro do biến động giá cũng được sử dụng để bảo vệ vốn khỏi những tác động của lạm phát thông qua việc đầu tư vào những công cụ tài chính đem lại lợi suất cao như (trái phiếu, giấy tờ có giá, cổ phiếu), bất động sản và kim loại quý. Ngày nay có rất nhiều người tham gia vào thị trường là những người bảo hiểm rủi ro do biến động giá. Mục đích của họ là sử dụng thị trường hàng hoá tương lai để giảm thiểu những rủi ro mà họ phải đối mặt. Những rủi ro này liên quan đến sự biến động giá dầu, tỷ giá, thị trường chứng khoán và các sự biến động khác. Để thực hiện được việc bảo hiểm rủi ro trên thị trương tương lai cần phải: có thị trường tương lai hoạt động hiệu quả và tích cực; Có tiêu chuẩn cụ thể hoá về xếp loại và đánh giá chất lượng hàng hoá sản xuất và giao dịch theo đúng hợp đồng tương lai; Xác định được một mức giá cụ thể (USD/ tấn); Giá trị/tỷ trọng của hợp đồng giao hàng thật được bảo hiểm (thường do kế hoạch quản trị) 1.2.2. Nguyên tắc Người tham gia bảo hiểm rủi ro do biến động giá có 2 loại là bảo hiểm rủi do cho đầu vào sản xuất và bảo hiểm rủi do cho đầu ra sản xuất: - Đối với người mua (Long hedges) : Bảo hiểm rủi ro mà nắm giữ trạng thái long (trường) trong hợp đồng tương lai là long hedges. Bảo hiểm với trạng thái long là ứng với công ty biết là họ sẽ mua một tài sản nhất định trong tương lai và muốn xác đinh mức giá vào thời điểm hiện tại. Giả sử ngày 15/02. Công ty SNC biết là họ cần có 100 tấn đồng vào ngày 15/05 để đáp ứng một hợp đồng nào đó. Giá đồng giao ngay là 7000 USD/tấn và giá hợp đồng tháng 5 là 6800 USD/tấn. Công ty SNC có thể bảo hiểm trạng thái của họ bằng việc giữ một trạng thái long (4 hợp đồng mua đồng) vào tháng 5 trên sàn LME và đóng trạng thái đó vào ngày 15/05. Mỗi hợp đồng. Mỗi hợp đồng cho việc giao hàng vào tháng 5 trên LME là 25 tấn đồng). Chiến lược này có tác dụng chốt giá đồng theo yêu cầu ở mức 6800 USD/tấn. Giả sử giá đồng vào ngày 15/05 tăng lên là 7100 USD/tấn. Bởi vì tháng 5 là tháng giao hàng cho hợp đồng cho hợp đồng tương lai cho nên mức giá này sẽ gần với giá tương lai. Do vậy công ty SNC sẽ nhận được khoản lãi là 100*(7100-6800)=30000 USD trên hợp đồng tương lai. SNC phải trả 100*7100=710000 cho hợp đồng mua đồng thật của họ. Như vậy tổng chi phí cho hợp đồng mua đồng của họ chỉ là 710000-30000=680000 USD. Ngược lại, giả sử giá đồng tương lai là 6500 USD/tấn vào ngày 15/05. SNC sẽ lỗ một khoản là 100*(6500-6800)=-30000 USD. Công ty phải trả cho hợp đồng mua hàng thật là 100*6500=650000 USD. Như vậy tổng chi phí cho hợp đồng mua đồng là /-30000-650000/=680000 USD. Ví dụ trên cho thấy ngay là công ty SNC sử dụng hợp đồng tương lai hơn là mua đồng giao ngay vào ngày 15/01. Nếu SNC mua sau này thì họ phải trả 6800 USD/tấn đồng thay vì phải trả 7000 USD/tấn và họ phải chịu khoản tiền cả chi phí lãi suất và chi phí lưu kho. Đối với công ty sử dụng đông thường xuyên thì những thuận lợi này được bù đắp bằng lợi ích của việc giữ hàng. Tuy nhiên đối với công ty họ biết là họ sẽ không cần đồng cho đến ngày 15/05 do vậy lợi ích của việc giữ hàng là không có giá trị. Ví dụ trên cho thấy là trạng thái hợp đồng tương lai là được đóng vào tháng giao hàng. Việc bảo hiểm cũng có hiệu quả tương tự nếu việc giao hàng được phép. Tuy nhiên, việc giao hàng thường khá đắt. Do vậy việc giao hàng thường ít xẩy ra khi người bảo hiểm giữ trạng thái tương lai cho đến ngày giao hàng. Họ thường đóng trạng thái trước ngày giao hàng. - Đối với người bán (Short Hedges) : Short Hedge là việc bảo hiểm mà người bảo hiểm nắm trạng thái Short (đoản) các hợp đồng tương lai. Bảo hiểm rủi ro trạng thái Short khi người bảo hiểm nắm giữ một tài sản và sẽ bán nó vào một thời điểm trong tương lai. Ví dụ, bảo hiểm rủi ro bán có thể được sử dụng bới một người nông dân (một người xuất khẩu) mà đã có cà phê và biết là họ sẽ bán nó trong thị trường trong vòng 2 tháng tới. Bảo hiểm trạng thái short cũng có thể được sử dụng khi tài sản chưa được nắm giữ bây giờ nhưng sẽ được nắm giữ vào một thời điểm khác trong tương. Ví dụ, một công ty xuất khẩu Hoa Kỳ biết là họ sẽ nhận được EURO trong vòng 3 tháng tới. Họ nhận thấy là họ sẽ lãi hơn nếu EURO tăng so với USD và sẽ lỗ nếu Euro giảm so với USD. Trạng thái short Future dẫn tới một khoản lỗ nếu Euro tăng giá và lãi nếu Euro giảm giá. Điều đó tác động đến rủi ro của nhà xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn ta giả định là ngày 15/05, một nhà sản xuất dầu mỏ đã đàm phán bán một hợp đồng 1 triệu thùng dẩu thô. Hai bên thống nhất là giá hợp đồng là giá thị trường vào ngày 15/08. Giả định giá giao ngay ngày 15/05 là 19 USD/thùng, giá hợp đồng tháng 8 trên NYMEX là 18.75 USD/thùng. Một hợp đồng chuẩn dầu thô trên NYMEX là 1000 thùng. Do vậy, công ty phải bảo hiểm trạng thái rủi ro của họ bằng việc bán 1000 hợp đồng vào tháng 8. Nếu nhà sản xuất đóng trạng thái vào ngày 15/08, hiệu qủa của chiến lược sẽ là chôt mức giá gần với 18.75 USD/thùng. Giả sử giá giao ngay vào ngày 15/08 là 17.5 USD/thùng. Công ty sẽ thực hiện hợp đồng bán dầu và thu được 17.5 USD/thùng. Bởi vì tháng 8 là tháng giao hàng do vậy giá hợp đồng tương lai ngày 15.08 sẽ rất gần với giá giao ngay là 17.50 USD/thùng. Do vậy công ty nhận được khoản lãi khi đóng trạng thái là 18.75-17.5=1.25 USD/thùng hay là 18.75 nghìn USD cho tổng 1000 hợp đồng. Ngược lại, nếu giá tăng lên 19.50 USD/thùng. Công ty bán hợp đồng được 19.50 nghìn USD cho hợp đồng bán và lỗ một khoản 19.5-18.75=0.75 USD cho hợp đồng trên thị trường tương lai. Dễ thấy là công ty sẽ luôn bán được ở mức 18.75 triệu USD trong cả 2 trường hợp biến động giá. 1.2.3. Chi phí và hạn chế trong hoạt động bảo hiểm Trong hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá, về bản chất công ty là người có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, là người đi mua hợp đồng bảo hiểm, do vậy họ là những người phải trả phí bảo hiểm. Đối với hoạt động bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn thi phí bảo hiểm thực sự là một khoản khá đắt, đắt nhất trong các hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn là phương thức an toàn nhất và hiệu quả hơn cả, kể cả khi thị trường đi không theo đúng hướng dự tính của mình. Đối với hoạt động bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai thì phí bảo hiểm không lớn, song nó cũng mất đi những chi phí cơ hội của mình. Đây chính là hạn chế và là vấn đề tranh luận có nên bảo hiểm rủi ro hay không. Những chi phí chủ yếu trong hoạt động bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai bao gồm: + Phí môi giới: (commission, brokerage) Đây là chi phí mà công ty bảo hiểm phải trả tiền cho nhà môi giới (các ngân hàng hoặc các công ty môi giới), chi phí này bao gồm chi phí cho hoạt động của các công ty môi giới và chi phí các công ty môi giới phải trả cho sàn. Càng nhiều cấp công ty môi giới thì chi phí này càng lớn. + Chi phí chuyển tháng hợp đồng (Rolling position): Chi phí này chi phí cho những công ty phải chuyển trạng thái từ các hợp đồng tháng gần sang các hợp đồng tháng xa hơn. Chi phí này là nổi bật trên thị trường kim loại London (LME). + Chi phí cơ hội cho ký qũy (Margin): các công ty tham gia hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá bằng hợp đồng tương lai, khi mở trạng thái họ phải đặt một khoản ký quỹ vào tài khoản ký quỹ của mình ở công ty môi giới. Công ty môi giới sau đó chuyển số ký qũy này cho sàn. Đây là cơ sở để sàn giao dịch ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa công ty thực hiện bảo hiểm đối với sàn. Khoản ký quỹ này thường chiếm khoảng 10% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, hàng ngày sàn giao dịch hợp đồng tương lai cũng có cơ chế đánh giá giá trị của các hợp đồng, đối với các công ty có các hợp đồng có ở trong trạng thái bất lợi, dẫn tới tình trạng thiếu ký quỹ thì các công ty này phải bổ sung thêm ký qũy. Các công ty có trạng thái càng lớn thì số ký quỹ sẽ càng nhiều. Do vậy, trong thời gian bảo hiểm công ty mất đi chi phí cơ hội cho một khoản tiền cũng không nhỏ để thực hiện việc bảo hiển. + Chi phí cơ hội về lợi nhuận: bằng việc tham gia bảo hiểm bằng hợp đồng tương lai, công ty bảo hiểm đã cố định khoản lợi nhuận của mình với những biến đổi của thị trường. Một công ty tham gia bảo hiểm rủi ro do biến động giá đi xuống, vào ngày thực hiện nghĩa vụ giao hàng nếu giá đi xuống thì lợi nhuận của công ty vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, trong trường hợp giá biến động tăng, nếu không tham gia hoạt động bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng tương lai lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên. Đây chính là điểm dẫn tới câu hỏi cho một công ty có nên tham gia bảo hiểm hay không. 1.3.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HOÁ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.3.1.Kinh nghiệm phát triển thị trường giao dịch hàng hoá ở một số quốc gia thành công Sự phát triển của các sàn giao dịch trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Mặc dù, sàn giao dịch CBOT (sàn giao dịch nông sản có khối lượng giao dịch lớn nhất) vẫn là trung tâm định giá chuẩn toàn cầu cho lúa mì và ngô. Tuy nhiên, từ những năm 1990, các sàn giao dịch tương lai và giao ngay ở cả các nước phát triển và các nước mới nổi đã nhận được sụ chú ý của người tham gia trong khu vực. Bằng việc đưa ra thị trường giao dịch tập trung và các sản phầm giao dịch phù hợp với mô hình giao dịch và những điều kiện về số lượng, chất lượng, giao hàng và thanh toán trong nước. Các quốc gia này đã đưa tới những người giao dịch trong nước một thị trường với các công cụ tiện lợi hơn, phù hợp với điều kiện địa phương như dư thừa và thiếu hụt nguồn cung trong khu vực, vấn đề chất lượng, logistic và hành động của chính phủ. Những điều kiện này thường không phản ánh được trong giá trên CBOT. Điều đặc biệt đáng chú ý là nông nghiệp lại là lĩnh vực dẫn đầu trong thị trường phái sinh, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 29% trong những năm 2001 và 2005. Nhìn chung, hoạt động giao dịch hàng hoá được coi là thành công nhất ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, ở Châu Á có 8 trong tổng số 15 sàn giao dịch lớn trên thế giới. Một phần của sự thành công ở các sàn này là vì khối lượng hợp đồng của chúng nhỏ, một số sàn cũng có những hợp đồng có khối lượng vượt quá hoặc gần bằng với những sàn giao dịch đã có tiếng. Ấn Độ là một hiện tượng trong tăng trưởng trong thị trường giao dịch hàng hoá như từ năm 2003, khi chính phủ dỡ bỏ những hạn chế trong việc giao dịch các hợp đồng tương lai, chấp thuận cho sự hoạt động đa thị trường, do đó môi trường giao dịch trở lên cạnh tranh hơn, phù hợp với sự phát triển sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, chính phủ cũng tạo rất nhiều lỗ lực trong việc đào tạo và quảng cáo cho các sàn trước khi đi vào hoạt động. Hai sàn giao dịch lớn của Ấn Độ là – Sàn giao dịch đa hàng hoá (the Multi Commodity Exchange-MCX) và Sàn giao dịch phái sinh và hàng hoá quốc gia (the National Commodities and Derivatives Exchange –NCDEX), cả 2 sàn đều giới hạn tổ chức sở hữu và giao dịch nhiều sản phẩm trong một vài lĩnh vực hàng hoá. Cả 2 thị trường đều giao dịch những hợp đồng giao hàng thật, NCDEX báo cáo khoảng 50000 MT nông sản được giao dịch mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, mặc dù gạo được đưa vào danh sách giao dịch trên cả 2 sàn nhưng hợp đồng gạo được coi là hợp đồng giao dịch không thành công. Điều này là bởi vì sự phân đoạn thị trường và những chính sách can thiệp của chính phủ đối với gạo trong nước. MCX và NCDEX đã đưa vào nguồn cung hàng hoá lâu dài trong thị trường Ấn Độ và đã chứng minh là phương pháp xác định giá này làm giảm sự biến động của giá đối với các nhà sản xuất trước vụ mùa. MCX cũng đã đưa ra ý tưởng để kết hợp các sàn giao dịch hàng hoá giao ngay của Ấn Độ vào hệ thống giao dịch điện tử ở mức quốc gia và cung cấp dịch vụ đưa hàng vào kho trên toàn đất nước. Những ý tưởng đó nhằm cải tiến hệ thống quản lý tài sản thế chấp, thanh toán hoá đơn nhận hàng và chất lượng sản xuất. Trung Quốc đã cho thấy kinh nghiệm nổi trội trong sự sáng tạo thị trường hàng hoá phái sinh và các sàn giao dịch hàng hoá sau trong những năm 1990. Sau khi nhận thấy sự đầu cơ quá mức ở rất nhiều sàn giao dịch, chính phủ đã can thiệp với 2 biện pháp cải cách có tính cấu trúc gọi là “ sửa chữa” và đóng cửa rất nhiều sàn. Ngày nay, chỉ còn tồn tại 3 sàn giao dịch lớn là: Sàn giao dịch Đại Liên (The Dalian Commodity Exchange – DCE), Sàn giao dịch các hợp đồng tương lai Thượng Hải (The Shanghai Futures Exchange – SHFE), và sàn giao dịch hàng hoá Shengzhou (the Shengzhou Commodity Exchange –ZCE). Trong 3 sàn này, sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên là sàn giao dịch nông sản lớn nhất và là sàn giao dịch đậu tương lớn trên thế giới, đứng sau đậu tương, hợp đồng ngô là một hợp đồng có tính thanh khoản tốt trên sàn này, giao dịch trong năm 2006 cho hợp đồng ngô là 70 triệu hợp đồng. Với múc đích xác định giá nông sản trên toàn quốc, các sàn giao dịch này đưa vào giao dịch các hợp đồng 10 MT và cho phép đăng ký ở nhiều kho hàng là những địa điểm giao hàng trên toàn quốc. Sàn giao dịch hàng hoá Shengzhou cũng nổi tiếng với hợp đồng lúa mì, khối lượng giao dịch trong năm 2006 lên tới 14.5 triệu hợp đồng. Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo và cao su lớn lên thế giới, do vậy họ đã bắt đầu đưa ra sàn giao dịch hợp đồng tương lai cho nông sản (the Agricultural Futures Exchange of ThaiLand) cho 2 loại hàng hoá trong năm 2004. Cao su là hợp đồng được giao dịch thành công nhất trên sàn của Thái Lan, mặt hàng gạo mặc dù cũng là một sản phẩm thế mạnh của đất nước. Tuy nhiên, hợp đồng gạo không thực sự thành công, do có nhiều những thiếu sót trong quá trình đưa ra hợp đồng và sự biến động nhanh mạnh khi đi vào giao dịch. Sau đó, chính phủ có sự sửa đổi đối với hợp đồng này và nhận được sự thành công đáng kể. Tuy nhiên, sau đó nó cũng không được giao dịch nhiều vì các chiến lược hỗ trợ giá sản xuất được đưa ra và sửa đổi bởi chính phủ. Nhật Bản là một quốc gia có nên nông nghiệp không thực sự phát triển mạnh song lại là một trong những quốc gia có sàn giao dịch lâu đời trên thế giới. Sàn giao dịch ngũ cốc TOKYO (The Tokyo Grain Exchange), là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lâu đời nhất trên thế giới, ngày nay chính phủ Nhật đã hợp nhất sàn giao dịch này với sàn giao dịch Yokohama. Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch hợp đồng Ngô từ năm 1992 nhưng cũng sớm có sự thành công cho hợp đồng này. Hợp đồng này hợp đồng dựa trên cơ sở nhập khẩu, quy định rõ giao hàng là ngô có nguồn gốc từ Mỹ với khối lượng là 100 tấn, điều kiện giao hàng CIF tại cảng của Nhật và được giao dịch bằng tiền JPY. Từ khi Nhật Bản phải nhập khẩu ngô, hợp đồng này là tiêu chuẩn cơ bản cho những người chăn nuôi gia súc trong nước và những người tiêu dùng cuối cùng khác. Năm 2006, có đến 4.7 triệu hợp đồng ngô được giao dịch. Hợp đồng gao cũng được đưa vào giao dịch tại sàn này năm 1893, nhưng sau đó không được giao dịch nữa vào năm 1930. Mặc dù đến năm 2006 sàn giao dịc Tokyo và Kansai có yêu cầu cho phép giao dịch hợp đồng gạo, song chính phủ vẫn không cho phép, bởi nó liên quan đến các chính sách thương mại và mức giá ưu đãi của gạo ở trong nước, giá gạo ở trong nước của Nhật cao hơn vài lần với thế giới. 1.3.2.Bài học cho Việt Nam. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, để phát triển thị trường phái sinh nói chung và thị trường giao dịch hàng hoá nói chung, các quốc gia đều xây dựng cho mình một trung tâm giao dịch cho loại hàng hoá đó (sàn giao dịch) và đưa ra những hợp đồng với điều kiện phù hợp về số lượng, chất lượng và điều kiện giao hàng. Do đó, trong thời gian tới để thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh ở Việt Nam có thể phá triển thì cần quán triệt những quan điểm sau: - Sự phát triển của các sàn giao dịch hàng hoá và thị trường phái sinh sẽ là những trung tâm quản lý rủi ro cho tăng trưởng và ổn định thu nhập cho các nhà sản xuất. Công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của các sàn giao dịch, các sản phẩm giao dịch của sàn sẽ là những sản phẩm bảo hiểm rủi ro đối với những rủi ro truyền thống như thời tiết và sản lượng. -Tự do hoá thị trường là yếu tố cơ bản cho sự phát triển của các sàn và thị trường phái sinh. Sự can thiệp của chính phủ các Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ đối với hợp đồng gạo là một ví dụ, và nó giải thích cho sự thanh khoản mạnh của hợp đồng gạo trên CBOT. Những biện pháp của chủ nghĩa bảo hộ như hạn chế xuất nhập khẩu sẽ làm cản trở sự linh hoạt của giá và chức năng chuyển đổi rủi ro của thị trường mới phát triển. - Các sàn giao dịch cần phải thận trọng trong việc quản lý hoạt động để duy trì được long tin của người tham gia. Lịch sử gần đây cho thấy, các sàn giao dịch đang có những biện pháp toàn diện để quản lý thị trường- Thanh toán bù trừ, các quy định, giám sát, kết nối, hệ thống giao dịch điện tử và sự phát triển các sản phẩm – là những sàn giao dịch thành công trên thế giới. Sự kết hợp giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư đối với các sàn cũng sẽ là mấu chôt cho sự phát triển và thành công của các sàn giao dịch. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC BẢO HIỂM RỦI RO DO BIẾN ĐỘNG GIÁ CẢ HÀNG HOÁ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1.TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Từ khi mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu đến nay, ngoại thương là một thành tố năng động nhất trong nền kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng phát triển và đem lại những lợi ích rất lớn cho nền kinh tế. Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ và mang theo những điểm nổi bật sau: 2.1.1.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá gia tăng nhanh chóng Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 8 trên thế giới). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và năm 2007 đạt 557 USD. 2.1.2.Thị trường được củng cố và mở rộng Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh mún, đơn điệu, chủ yếu là nông sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công bán thành phẩm. Đến nay, nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà nước, hàng hoá của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của hơn 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn. Rất nhiều mặt hàng đã có vị trí trên thị trường như dầu thô, gạo, hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn... Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng về phạm vi và dung lượng. Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Hiện nay, khu vực Châu á vẫn đang là thị trường xuất và nhập khẩu lớn nhất của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN là những đối tác chiếm thị phần buôn bán lớn nhất trong số các đối tác châu Á. Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canada. Thị trường các nước Trung Đông cũng đã và đang được khai thác triệt để, bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá hộp, quần áo may sẵn và một số mặt hàng tiêu dùng khác..., đến nay một số mặt hàng của Việt Nam như cà phê, gạo, chè đã có ưu thế mạnh trên thị trường này. Dung lượng hàng hoá tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển về cả khối lượng và chất lượng. Chính vì vậy những biến động lớn trong nền kinh tế thế giới ảnh hưởng nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1998 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút mạnh do sự giảm sút của kinh tế thế giới và ảnh hưởng tai hại của nó tới giá cả các mặt hàng xuất khẩu chưa qua chế biển của Việt Nam: gạo, cà phê, cao su, dầu mỏ. 2.1.3.Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng có xu hướng giảm dần, từ mức bình quân 48,0% thời kỳ 1991 - 1995 giảm xuống còn 38,5% trong thời kỳ 1996 - 2000, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng tương ứng từ 21,7% lên 35,9%. Về nhập khẩu tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể từ 16,4% bình quân thời kỳ 1991 - 1995 xuống còn 8,1% vào thời kỳ 1996 - 2000, trong đó riêng năm 1999 chỉ còn 5,9%, năm 2000 dự kiến giảm còn 4,7%. Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm dần. Việt Nam tập trung chủ yếu vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi đã cố gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng trước đây vẫn phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ vậy giảm tương đối thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu đang đứn._.h phủ các Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ đối với hợp đồng gạo trên các sàn giao dịch của họ là một ví dụ. Những biện pháp của chủ nghĩa bảo hộ như hạn chế xuất nhập khẩu, quy định giá, đánh thuế xuất khẩu… sẽ làm cản trở sự linh hoạt của giá và chức năng chuyển đổi rủi ro của thị trường được hình thành. 3.1.3.Phát triển sàn giao dịch hàng hoá trong nước Mục tiêu của việc phát triển sàn giao dịch hàng hoá trong nước sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực, đặc biệt nông dân được tiếp cận và hiểu biết sâu rộng hơn về thị trường giao dịch hàng hoá; sàn giao dịch hàng hoá trong nước sẽ trở thành nơi cung cấp các chỉ số tham chiếu cho các giao dịch hàng hoá, đặc biệt là nông sản trong nước, trong tương lai một số nông sản có thể sẽ là mức giá chuẩn cho thế giới; sàn giao dịch hàng hoá trong nước sẽ gắn liền được cơ chế giao dịch với việc giao hàng thật, sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nông dân khi không cần giao dịch trên các sàn quốc tế, nơi giá cả biến động đến chóng mặt do sự có mặt của các quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới; việc giao dịch qua sàn giao dịch trong nước sẽ là cơ sở cho các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nông dân trong việc sản xuất và kinh doanh nông sản. Trong thời gian tới, để phát triển được thị trường giao dịch hàng hoá ở Việt Nam, đặc biệt là chợ giao dịch (sàn giao dịch tập trung) thì chính phủ cần có các biện pháp: + Thành lập cơ quan quản lý hoạt động giao dịch hàng hoá tương lai, Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (Commodity Futures Trading Commission). Cơ quan này có chức năng đưa ra các quy định quy tắc giao dịch hàng hoá tương lai …giống như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. + Kết hợp với các tổ chức thương mại, hải quan, tổ chức giám định quốc tế, vận tải….để xây dựng, giao nhận và kiểm định hàng đưa vào kho của sàn giao dịch. Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng và kiểm soát chất lượng: Xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho từng mặt hàng…Bởi vì, hàng hóa nông sản được đưa vào giao dịch trên sàn cần được tiêu chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn của quốc tế về chất lượng, khối lượng, kiểu cách… Đây là đòi hỏi quan trọng được sở giao dịch đặt ra, vì trên thị trường giao dịch, người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với nhau, tất cả đều thông qua các trung gian môi giới. Do đó để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường, sàn giao dịch cần đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, khối lượng, quy cách… của từng loại hàng hóa được giao dịch.Việc xây dựng kho hàng và kiểm định chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Cần xây dựng các kho hàng ở Trung tâm giao dịch và hệ thống kho hàng vệ tinh tại các địa bàn trồng, sản xuất, chế biến nông sản. Các kho hàng cần được kết nối và quản lý trực tuyến nhằm đảm bảo cập nhật và đồng bộ về thông tin tại mọi thời điểm. Ngân hàng được uỷ thác bù trừ cần phối hợp tốt với các tổ chức uỷ thác kiểm định chất lượng để quản lý việc cấp, chuyển nhượng các chứng chỉ hàng hoá, cũng như chuyển các chứng chỉ hàng hoá thành giao dịch hàng thật khi có nhu cầu Sự thành công của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn độ một phần là họ đưa ra được quy cách hợp đồng chuẩn phù hợp với điều kiện về cung cầu, chất lượng và giao hàng tại địa phương. + Đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch: Cơ sở hạ tầng, hệ thống máy giao dịch, có thể thuê hẳn các công ty nước ngoài có kinh nghiệm trong việc cung cấp hệ thống khớp lệnh điện tử...Cơ sở hạ tầng của trung tâm giao dịch ngoài hệ thống nhà, kho bãi thì hệ thống giao dịch điện tử hiện đại là phần quan trọng không thể thiếu. Giao dịch điện tử ngày nay đã thay thế cho các giao dịch cổ điển trước kia (giao dịch our-cry). Các sàn giao dịch thành công đều là các sàn giao dịch điện tử. Hệ thống giao dịch điện tử sẽ giúp khớp nhanh chóng hàng triệu lệnh trong một vài tiếng. Hệ thống giao dịch điện tử sẽ giúp kết nối những người tham gia thị trường một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Đây chính là cơ sở cho sự tham gia đầy đủ của các bên vào thị trường. Các quốc gia mới phát triển sàn giao dịch hàng hoá như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc đều dựa trên công nghệ phần mềm của các tập đoàn như Calgie, PATS, GL, TT… Trung tâm giao dịch sẽ có 3 bộ phận chính để vận hành hệ thống giao dịch: Bộ phận nhận lệnh giao dịch : trực tiếp giao dịch với tổ chức, cá nhân đăng ký để đưa lệnh lên hệ thống khớp lệnh Bộ phận hỗ trợ, xử lý thông tin và kết quả khớp lệnh, nhập kết quả xử lý giao dịch vào hệ thống phần mềm của Trung tâm và chuyển tải thông tin tới Ngân hàng thanh toán bù trừ Bộ phận thông tin: cung cấp thông tin liên quan đến các khâu trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu + Kết hợp với các tổ chức tài chính có uy tín, các ngân hàng hàng thương mại. Hàng ngày có đến hàng triệu giao dịch được thực hiện, và thực tế cho thấy chỉ có khoảng 2-3% của các giao dịch được giữ đến ngày đáo hạn và thực hiện việc chuyển giao hàng. Do vậy, công việc bù trừ, thanh toán hàng ngày giữa sàn giao dịch và người tham gia thị trường là rất lớn, chỉ có những ngân hàng, tổ chức tài chính lớn có kinh nghiệm, có sẵn hệ thống thanh toán và có đủ năng lực tài chính mới thực hiện được việc này. Ngân hàng bù trừ có vai trò giống Trung tâm thanh toán bù trừ tại các sàn giao dịch hàng hoá tiêu chuẩn, bao gồm: Mở tài khoản ký quỹ và lưu ký cho các tổ chức, cá nhân đăng ký; Nhận lưu ký các chứng chỉ hàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá theo quy định của Trung tâm, và ghi có vào tài khoản ký quỹ của tổ chức đăng ký các trạng thái giao dịch. Phối hợp với hệ thống kho hàng để giải toả hàng hoá trong kho khi có nhu cầu giao hàng của tổ chức,cá nhân đăng ký; Vận hành và cập nhật thông tin trực tuyến từ hệ thống kho bãi để quản lý và đánh giá, cân đối trạng thái hàng hoá lưu ký, phối hợp với Tổ chức giám định chất lượng và quản lý kho hàng trong việc điều phối, kiểm soát giá trị, chất lượng hàng hoá trong kho; Thực hiện thanh toán cho các hoạt động giao dịch; Đảm bảo kiểm soát ký quỹ để thực hiện các giao dịch. Ký quỹ: để tham gia giao dich, các tổ chức đăng ký phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch. Tổ chức uỷ thác thanh toán chấp nhận ký quỹ bằng tiền mặt, hợp đồng kinh tế, hoặc bằng hàng hoá đã được kiểm định; Đánh giá trạng thái và kiểm soát rủi ro hàng ngày, theo dõi các hợp đồng giao dịch về mặt biến động giá, thời gian đáo hạn, chuyển nhượng chứng chỉ hàng hoá; Chịu trách nhiệm đảm bảo tổ chức đăng ký thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán với Trung tâm, và đứng ra bảo lãnh cho các tổ chức đăng ký theo đúng quy định về kiểm soát rủi ro và thực hiện thanh toán của Trung tâm. + Cũng như những sàn giao dịch thành công của Trung Quốc (SHFE, DCE), Nhất Bản (TOCOM), sàn giao dịch của Việt Nam nên được liên kết với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như CBOT, TOCOM, SHFE.. thông qua các bản ghi nhớ giữa các bên. 3.1.4.Tiếp tục nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Hiện nay việc giao dịch hàng hoá ở Việt Nam đang theo hai giai đoạn của sự phát triển. Giai đoạn đầu như hiện nay, khi trong nước chưa có các sàn giao dịch hàng hoá của riêng mình các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm giao dịch tương lai và các nhà môi giới phải giao dịch trên thị trường nước ngoài. Giai đoạn 2, trong thời gian tới các nhà môi giới cùng với các cơ quan quản lý sẽ xây dựng hệ thống sàn giao dịch riêng cho các doanh nghiệp trong nước. Phương thức giao dịch với các sàn này giao dịch điện tử, giao dịch qua điện thoại và qua email…Do vậy cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển là tiền đề cơ bản trợ giúp cho hoạt động giao dịch này. Cần nâng cấp hệ thống cơ sở viễn thông theo hướng: - Tiêp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống thông tin viễn thông: Hiện tại các nhà môi giới giao dịch với sàn thông qua các Flatform được kết nối thông qua internet, nhưng hệ thống đường truyền internet tốc độ châm (làm chậm tốc độ lệnh được đặt lên sàn), hay đứt mạng, hay xẩy ra tình trạng không truy cập được các trang web giao dịch có tính bảo mật của nước ngoài do hệ thống tên miền (DNS) của các nhà dịch vụ không dịch được hệ thống tên miền của các trang Web bảo mật của các nhà môi giới nước ngoài. Hoặc như giao dịch qua điện thoại thì chất lượng cuộc gọi quốc tế không cao (nhiều tiếng ồn). - Hạ thấp các chi phí viễn thông: Chi phí đàm thoại quốc tế và chi phí cho dịch vụ ADSL vẫn còn khá đặt. Điều này đẩy các chi phí môi giới và các chi phí giao giao dịch cho các doanh nghiệp lên. Để khác phục sự bất ổn của hệ thống đường truyền Internet các nhà môi giới có ý định kết nối với các Broker nước ngoài thông qua đường Leased Line quốc tế. Tuy nhiên chi phí cho các đường truyền này hàng tháng là rất đắt khoảng 7000 USD cho một đường truyền 256K, 9000 USD cho một đường truyền 512K (tính cho cả 2 đầu) sang Singapore hoặc Hồng Kông, các đường truyền trên 1G là rất đắt. Đấy là chưa kể đến đường truyền kết nối sang Anh hoặc Mỹ… 3.2.GIẢI PHÁP TỪ CÁC NGÂN HÀNG 3.2.1.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến để doanh nghiệp hiểu biết nghiệp vụ và thị trường Các ngân hàng với vai trò là nhà môi giới giúp các doanh nghiệp giao dịch với các sàn, đưa tới các doanh nghiệp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro nói chung và sàn phẩm hợp đồng tương lai hàng hoá nói riêng cần tiếp tục phát triển hơn nữa hoạt động xúc tiến để các doanh nghiệp biết đến các sản phẩm dịch vụ của mình, những dịch vụ mà doanh nghiệp cần. Các nhà môi giới cần phát triển hoạt động xúc tiến theo hướng: - Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống Website dịch vụ của mình, tăng cường các hoạt động quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp tìm đến. Đưa lên trang Web của mình các thông tin về dịch vụ bảo hiểm rủi ro hàng hoá, các kiến thức chung, quy tắc chung của việc bảo hiểm hàng hoá, các yêu cầu và thủ tục cần thiết để tham gia giao dịch, đưa lên các thông tin thị trường hàng hoá và các thị trường cho các hàng hoá mà các doanh nghiệp quan tâm… - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng: Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp thu cái mới, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước thì việc xây dựng riêng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp kinh doanh trong từng lĩnh vực là cần thiết. Dựa trên cơ sở dữ liệu này để các nhà môi giới chủ động tìm đến giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp. - Xây dựng đội ngũ bán sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ này sẽ có chức năng đào tạo việc tiếp thị sản phẩm cho các chi nhánh để mở rộng việc tiếp thị tới cơ sở. Đội ngũ bán hàng này phải chủ động tổ chức được những buổi hội thảo dành cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cà phê, cao su, kim loại, gạo, dầu mỏ…Thậm chí phải đến tận nơi doanh nghiệp làm việc để giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp. - Phát triển và nâng cao hoạt động hỗ trợ khách hàng: đào tạo sâu cho khách hàng hiểu biết về quy tắc, quy định trong giao dịch trên thị trường quốc tế, cách phân tích thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin và đưa ra các nhận định về thị trường… 3.2.2.Phát triển các sản phẩm mới về bảo hiểm rủi ro Thế mạnh của Việt Nam là các sản phẩm nông sản, xuất khẩu dầu thô. Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản nhưng hiện tại chỉ có vài chục khách hàng lĩnh vực cà phê, cao su và sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia giao dịch bảo hiểm. Một phần là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực gạo, hạt điều, hạt tiêu, ca cao và các loại ngũ cốc khác chưa biết đến các sản phẩm này, một phần là do các nhà môi giới chưa tập trung phát triển và đưa vào các sản phẩm giao dịch cho các doanh nghiệp trong ngành này. Do vậy trong thời gian tới các nhà môi giới trong nước cần tiếp tục chú trọng mở rộng giao dịch sang các hàng hoá khác theo hướng: - Tiếp tục đẩy mạnh giao dịch các sản phẩm bảo hiểm rủi do cho nông sản: cho gạo trên sàn CBOT hay sàn AFET của Thái Lan, các sản phẩm ca cao trên sàn LIFFE, NYBOT, các sản phẩm ngũ cốc trên sàn của Malaysian, Thái Lan và CBOT, gỗ trên sàn NYBOT… thậm chỉ cả các sản phẩm đường, sữa trên sàn LIFFE….Ngoài các hợp đồng tương lai thì các nhà môi giới cũng cần phải tập trung đẩy mạnh thêm sản phẩm quyền chọn (hiện nay phí quyền chọn còn rất đắt nên ít doanh nghiệp tham gia). - Nghiên cứu đưa vào sản phẩm giao dịch cho dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ là ga, xăng, khí đốt, nhựa tổng hợp và các chất dẻo khác…Hiện nay các sàn phẩm dầu mỏ (crude oil) và các sản phẩm từ dầu mỏ được giao dịch nhiêu ở châu Á thông qua sàn giao dịch của Singapore, thị trường của các nước Trung Đông và đặc biệt là trên sàn giao dịch NYMEX của Mỹ. Sự phát triển của nền kinh tế ngày càng làm tăng nhu cu cầu sử dụng năng lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô (hơn một nửa thu nhập từ xuất khẩu là dầu thô mang lại), trong khi đó cũng là một nước nhập khẩu xăng và các sản phẩm từ dầu thô. Sự bất ổn trong giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu ngày nay ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xăng dầu và người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp xuất dầu thô vào thời điểm giá thấp, nhập xăng dầu vào thời điểm giá cao, thì gây tổn thất cực kỳ lớn cho nên kinh tế chứ không chỉ là đối với doanh nghiệp. Do vậy trong thời gian tới cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào giao dịch các sản phẩm này. Đặc biệt, cần chú trọng tới các doanh nghiệp xuất khẩu đầu thô, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng, doanh nghiệp vận tải và hàng không… - Phát triển cơ chế giao hàng thật đối với các sàn: Cơ chế giao hàng thật đối với sàn là cơ chế khá phức tạp, mất thời gian và chưa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với các nhà môi giới trong nước. Do đó thời gian vừa qua các nhà môi giới trong nước chưa đưa vào cơ chế giao hàng đối với sàn. Nếu có cơ chế giao hàng đối với sàn thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bán được hàng cho sàn với giá tốt hơn giá xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cũng nhập được hàng đúng chất lượng hơn, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hơn để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của sản, qua đó gắn được giá cả trong nước liền với giá cả trên thế giới. - Đầu tư tiền của để có một ghế trong sàn giao dịch: Qua đó cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời với những biến động giá trên sàn cho doanh nghiệp. Hiện nay để giao dịch trên sàn quốc tế, các nhà môi giới trong nước (Broker), doanh nghiệp và cả nông dân thường thuê những kênh thông tin tài chính Reuters, Bloomberg để nắm bắt giá cả và những thông tin cơ bản khác về thị trường. Tuy nhiên, khi mà những thông tin này đến với các doanh nghiệp trong nước thì thị trường đã phản ứng xong với thông tin vừa nhận được. Do đó, có người nghiên cứu, cung cấp những thông tin trực tiếp trên sàn sớm sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại lớn hàng tỷ đồng. 3.2.3.Cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực quản lý Hiện nay các vấn đề lớn nhất với các nhà môi giới trong nước là vẫn còn có những lỗi do khi giao dịch với các khách hàng phát sình, hãy còn những tranh chấp với doanh nghiệp khi giao dịch (vấn đề lệnh vào hay không vào), quản lý trạng thái khách hàng không tốt để trạng thái của khách hàng vượt quá ngày thông báo đầu tiên, ngày thông báo cuối cùng mà không giao hàng, quản lý tiền và trạng thái của khách hàng ở Broker nước ngoài chưa tốt… Do vậy, để khắc phục tình trạng này, để hạn chế những tranh chấp trong quá trình giao dịch cho khác hàng, các nhà môi giới cần thực hiện một số giải pháp sau: + Nâng cấp hệ thống thông tin, hệ thống thiết bị đặt lệnh, hệ thống điện thoại, hệ thống ghi âm… + Sử dụng những phần mềm chuyên dụng cho giao dịch hàng hoá phái sinh để quản lý, đánh giá trạng thái của khách hàng và của mình ở đối tác nước ngoài hàng ngày. + Ứng dụng hệ thống giao dịch điện tử để cung cấp tài khoản cho khách hàng có thể tự giao dịch khi cần. 3.3.GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP 3.3.1.Thành lập phòng quản trị rủi ro Một trong những hạn chế nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là sự thụ động. Doanh nghiệp còn thờ ơ với thị trường, với các sản phẩm tài chính để bảo hiểm rủi ro, vẫn còn làm ăn theo thói quen cũ cần thì mua, và có nhu cầu thì bán. Có doanh nghiệp khi biết đến các sản phẩm bảo hiểm rủi ro thì cũng ngại tham gia vào thị trường bởi chưa thực sự hiểu biết về tác dụng của sản phẩm bảo hiểm hoặc còn cho là nó mạo hiểm hoặc cho là “rủi ro cao thì lợi nhuận cao”, phần lớn các doanh nghiệp lại thường làm theo nguyên tắc “giới hạn lợi nhuận và để khoản lỗ chạy”. Có những doanh nghiệp khi tham gia thì lại không đạt được hiệu quả cao, mở trạng thái xong thì bỏ mặc, do chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về nghiệp vụ. Tất cả điều đó là bởi vì các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng và chưa có bộ phận quản lý riêng biệt. Do vậy, trong thời gian tới để các doanh nghiệp có thể tham gia sâu rộng hơn nữa, và để bảo hiểm có hiệu quả hơn thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần cơ cấu thêm trong mô hình tổ chức của mình một bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận phân tích tài chính (không chỉ có bảo hiểm về hàng hoá mà còn bảo hiểm những biến động khác như tỷ giá và tính thanh khoản của doanh nghiệp). Thông qua bộ phận này các doanh nghiệp xây dựng lên cho mình những chiến lược kinh doanh cụ thể. Bộ phận quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần tập trung vào những mặt sau - Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên nhiên vật liệu đầu vào, kế hoạch bán sản phẩm đầu ra và tồn kho. - Xậy dựng và đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu là doanh nghiệp xuất khẩu) phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn chung của các sản phẩm trên sàn giao dịch quốc tế. - Nghiên cứu và đưa vào sử dụng sản phẩm bảo hiểm rủi ro cho nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phù hợp với kế hoạch kinh doanh. Lựa chọn sản phẩm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng hoán đổi hàng hoá, mua bán số lượng bao nhiêu để phù hợp với lượng hàng hoá kinh doanh của mình (giao dịch trên sàn là hợp đồng đã quy định trước khối lượng giao dịch chuẩn)… - Khi xác định được sản phẩm bảo hiểm cần dùng. Cần tiếp tục nghiên cứu chọn thời điểm ra vào thị trường một cách hợp lý để có được hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp cần tiếp cận với các kênh thông tin tài chính Reuters, Bloomberg để biết được tình hình biến động giá cả mặt hàng mình cần bảo hiểm và những thông tin liên quan. Tiếp cận thêm những công cụ phân tích kỹ thuật để qua đó đưa ra những nhận định về xu hướng biến động thị trường. Đưa ra những quyết định có cần tham gia thị trường để bảo hiểm không. Hoặc nếu cần tham gia thì đây đã phải là thời điểm thích hợp chưa….Thời điểm chốt hàng là rất quan trọng. + Khi tham gia thị trường bộ phận này cần chủ động theo dõi những báo cáo đánh giá trạng thái của mình theo giá đánh giá của thị trường mà các Broker gửi về. Qua đó chủ động huy động nguồn tiền trong việc điều chỉnh trạng thái hoặc bổ sung thêm ký quỹ khi các Broker yêu cầu. Làm được việc này sẽ tránh khỏi hiện tượng các Broker buộc phải đóng trạng thái của khách hàng khi tiền ký quỹ đã hết. - Nhiệm vụ cuối cùng của bộ phận quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là thực hiện việc thanh lý, tất toán trạng thái cho các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn trên thị trường kỳ hạn khi việc giao dịch hàng thực đã kết thúc và chuyển sang chu kỳ kinh doanh mới. 3.3.2.Đào tạo nhân lực Để tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá được những khoản thiệt hại, để tham gia giao dịch bảo hiểm được hiệu quả ngoài việc thành lập bộ phận riêng biệt về quản lý rủi ro. Để vận hành được bộ phận này hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo nhân lực. Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu nhân lực trong lĩnh vực này. Nhân lực lâu năm trong doanh nghiệp thì các nghiệp vụ về quản lý rủi ro còn quá mới mẻ, nhân lực mới, trẻ thì kiến thức và kinh nghiệm trong trường học còn chưa đủ. Việc đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp trong việc bảo hiểm rủi do, đặc biệt rủi ro biến động giá bằng các hợp đồng tương lai cần tập trung theo các hướng sau: - Đào tại lại về quản trị chiến lược và lập kế hoạch. - Đào tạo về các sản phẩm bảo hiểm rủi ro: các sản phẩm hợp đồng tương lai, sản phẩm quyền chọn… - Đào tạo về nghiệp vụ giao dịch. Kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch là công đoạn quan trọng không kém gì với việc xây dựng và thiết lập kế hoạch kinh doanh. Bởi việc xây dựng được chiến lược giao dịch ( xác định điểm (mức giá) có lời, mức giá dừng lỗ (stoploss)), xác định điểm ra điểm vào thị trường là rất quan trọng. Để có được nguồn nhân lực có trình độ trong việc giao dịch thì cán bộ trong các doanh nghiệp cần được trang bị các kiến thức về phân phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong giao dịch. + Phân tích cơ bản là việc phân tích những thông tin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới giá cả. Những yếu tố liên quan đến cung cầu (các báo cáo tình hình cung cầu), các thông tin liên quan về thời tiết, vụ mùa, các thông tin về tình hình xuất nhập khẩu của các nước sản xuất và tiêu dùng lớn….Ngoài ra còn các thông tin liên quan gián tiếp tác động tới giá: như tỷ giá, lãi suất, những ảnh hưởng tác động từ thị trường bên ngoài, giá vàng, giá dầu mỏ, các thông tin liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô như lạm phát…Đối với những doanh nghiệp khi tham gia giao dịch trên thị trường quốc tế thì các thông tin, chỉ số liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô của Mỹ, Châu Âu là rất quan trọng. Các chỉ số vĩ mô như lạm phát, GDP, chỉ số thất nghiệp, thay đổi lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp… được đưa ra hàng tuần hàng tháng công khai theo từng thời điểm được công bố trước. Khi các chỉ số này được đưa ra thì ngay lập tức tác động đến giá. + Phân tích kỹ thuật là kỹ thuật phổ biến được những người tham gia thị trường sử dụng, những người giao dịch theo kỹ thuật cho là “giá đã thể hiện tất cả các thông tin”, họ chỉ dựa vào đồ thị thống kê giá hàng ngày, hàng tuần, dựa vào các đường xu hướng giá và các chỉ số thống kê để dự đoán xu hướng biến động của giá. Để lắm vững được kỹ thuật này, các doanh nghiệp cần được đào tạo sử dụng các công cụ kỹ thuật của Reuters, các đồ thị giá, cách xây dựng các đường xu hướng giá, các mức điểm chặn trên, điểm chặn dưới của thị trường, hiểu biết các ý nghĩa của các chỉ số giao động, chỉ số động lực của thị trường (Momentum), chỉ số mức mạnh thị trường (RSI), các đường MACD hay Schoashtic … Việc lắm vũng được kỹ thuật phân tích trên sẽ là điều kiện tốt để doanh nghiệp xây dựng được chiến lược giao dịch và xác định điểm ra vào thị trường một cách hiệu quả. Qua đó có phương án chốt hàng thực một cách tối ưu nhất. Tránh được việc phải bán giá quá thấp hoặc phải nhập với mức giá quá cao. - Ngoài các kiến thức trên thì việc trang bị kiến thức về các quỹ đầu cơ, các quỹ bảo hiểm, các kỹ năng về tin học …cũng là một việc cần thiết. Bởi vì việc tham gia bảo hiểm trên thị trường kỳ hạn không chỉ có những người tham gia bảo hiểm mà còn có sự có mặt rất nhiều của các quỹ đầu cơ lớn trên thế giới, thậm chí nhiều thời điểm giá cả trên thị trường còn là do những quỹ này thao túng. III. KẾT LUẬN Hợp đồng tương lai (Futures) là sự thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn, được quy định trước về loại tài sản được ký kết, khối lượng tài sản giao dịch, các tiều chuẩn của hàng được giao dịch, loại tiền để giao dịch, hợp đồng cũng quy định trước ngày tháng và địa điểm giao hàng. Về bản chất hợp đồng tương lai là một hợp đồng kỳ hạn, song nó có những đặc điểm riêng khác hợp đồng kỳ hạn như được giao dịch tập trung tại sàn, cơ chế không phải giao hàng, cơ chế ký quỹ, cơ chế đánh giá hàng ngày…Do đó cơ chế biến động giá của nó có phức tạp, giá của hợp đồng tương lai lên xuống xung quanh giá giao ngay của hàng hoá và phụ thuộc nhiều đến các yếu tố đầu cơ, chi phí lựu kho, lợi ích của việc cầm hàng và chi phí thực hiện…Với những đặc điểm và cơ chế trên hợp đồng tương lai được các nhà đầu tư, sản xuất trên thế giới sử dụng từ rất lâu và sử dụng với 2 mục đích chính là đầu cơ và bảo hiểm rủi ro do biến động giá. Những người tham gia bảo hiểm rui ro do biến động giá gồm có 2 dạng chính là những người bảo hiểm rủi do trạng thái Long và những người bảo hiểm rủi ro với trạng thái Short. Họ tham gia bảo hiểm rủi ro dựa trên nguyên lý tạo trạng thái bằng và ngược với trạng thái hàng thật cần bảo hiểm. Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ và có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, một nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản, nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, thì sự biến động giá trên thế giới ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng. Những biến động nhanh không lường trước được trong giá nông sản (Cà phê, cao su, gạo, ca cao…) và giá nguyên vật liệu (kim loại mầu, xăng dầu…) gây ra những tổn thất rất lớn đối với doanh nghiệp, khiến một số đứng trước bờ vực phá sản. Nhận thức được điều đó, nhận thấy tác dụng của việc bảo hiểm rủi ro do biến động giá bằng hợp đồng tương lai. Trong năm 2004, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép đưa nghiệp vụ bảo hiểm rủi do bằng hợp đồng tương lai vào giao dịch thông qua các sàn giao dịch quốc tế. Kể từ đó đến nay đã đạt được một số thành tựu đáng kể, có hơn 40 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê, hơn 10 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kim loại mầu và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cao su và thức ăn chăn nuôi gia súc tham gia. Việc tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai đem lại những lợi ích to lớn đối với các doanh nghiệp: Giúp các doanh nghiệp cố định được giá sản phẩm đầu ra, sản phẩm đầu vào, gắn giá cả sản xuất trong nước liền với giá cả thế giới, học hỏi được kinh nghiệm giao dịch và quản lý rủi ro… qua đó đảm bảo được lợi nhuận và ổn định được sản xuất. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trình giao dịch bảo hiểm rủi ro còn bộc lộ nhiều hạn chế: vẫn còn rất ít các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, có doanh nghiệp tham gia bảo hiểm chưa hiệu quả, có doanh nghiệp tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ, đánh bạc…Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do chưa ở Việt Nam chưa có luật giao dịch hợp đồng tương lai, các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu biết hết tác dụng của hợp đồng và chưa hiểu biết các quy định giao dịch trên thị trường quốc tế cũng như là chưa có kiến thức đầy đủ trong giao dịch. Do đó, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm rủi ro do biến động giá trên các thị trường hàng hoá thì nhà nước, nhà môi giới và các doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho quá trình giao dịch hàng hoá tương lai. Từ phía nhà nước cần sớm ban hành luật về giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng sàn giao dịch hàng hoá trong nước. Từ phía các nhà môi giới cần tiếp tục nghiên cứu đưa vào các sản phẩm bảo hiểm rủi ro mới, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tới doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ phía các doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro cho riêng mình, đào tạo nhân lực có kiến thức về quản trị rủi ro và kiến thức phân tích thị trường, bao gồm cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương Anh, “Xuất khẩu cà phê có lặp lại bài học cá tra?”, CẬP NHẬT: 2008-03-12 14:23:01 2 Anh Đào, “Giao dịch cà phê trên thị trường kỳ hạn” 3 Cẩm Hà, “Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, hoá 4 Phước Hà, “Giao dịch tương lai phải có hàng thật”, 5 Tô Hà, “Giá kim loại tăng, doanh nghiệp sợ trúng thầu”, 6 Bình Minh, “Chỉ số tương lai của giao dịch điện tử” 7 Nguyễn Đình Minh, “Luật Giao dịch hàng hoá Singapore: Nhằm bảo hiểm rủi ro”, 8 Đông Nghi, “Hợp đồng tương lai” - xu thế của hội nhập, nhưng… SGGP:: Cập nhật ngày 15/10/2006 9 Dương Ngọc, “Xuất, nhập khẩu của Việt Nam: Bốn điểm nổi bật”, Cập nhập: 2007-10-03 09:45:29 (GMT+7)  10 Hồng Phúc, “Doanh nghiệp Việt Nam “ngại” phòng chống rủi ro tài chính”, 11 Phúc Hồng, “Giao dịch tương lai với đậu nành, cao su”, 12 Nguyễn Văn Tiến, Sách “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê, 2005. 13 Đinh Xuân Trình, Sách “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo dục, trường Đại học Ngoại thương, 1996. 14 H.Văn, “Cà phê ký kết xuất khẩu theo “hợp đồng tương lai””, 15 “Bảo hiểm rủi ro thương mại: Vì sao doanh nghiệp chưa chọn”, 16 “Cà phê Việt Nam sẽ lên sàn giao dịch Chicago”, 17 “Các sở giao dịch Futures”,”. 18 “Các sở giao dịch hàng hoá”, 19 “Commodity hàng hoá vật tư sản xuất”, ”. 20 “Công cụ phái sinh:Cơ hội và rủi ro”, 21 “Đọc bảng giao dịch Future”. 22 “Futures options và các công cụ phái sinh”, 23 “Giao dịch chứng khoán Futures có cơ chế hoạt động như thế nào”, 24 “Giao dịch Futures tài chính”, 25 “Giao dịch hợp đồng Future”, ”. 26 “Hạn chế rủi ro và người đầu cơ”, 27 “Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch” 28 “Nông sản tăng giá mừng ít, lo nhiều” 29 “Thêm một công cụ bảo hiểm rủi ro kinh doanh” , 30 “Thêm một công cụ tài chính”, 31 “Việt Nam sẽ khảo sát sàn giao dịch cà phê Hoa Kỳ”, 32 Cà phê xuất khẩu theo giá “Hợp đồng tương lai” , 33 “Cà phê xuất khẩu Việt Nam trên đà khởi sắc”, Vietnam Trade Review, 34 Đề án tham gia xây dựng Trung tâm giao dịch cà phên Buôn Mê Thuột trình Hội đồng Quản trị chi tiết – Techcombank soạn thảo 35 Luật thương mại 2005 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, 37 Nông sản Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO- Giải pháp cho giao dịch tương lai, Theo VOV 38 “Thị trường kim loại trượt giá: Khó khăn không chỉ của riêng ngành điện”, 39 “Việt Nam đã có sàn giao dịch nông sản?” 40 Act Trading Commodity, CFTC 41 John C.Hull, Sách biên tập lần thứ 5 “Options, futures and other derivatives”, Bản quyển bởi Pearsen Education, Inc.,Upper Saddle River, New Jersey, 07458, 2003. 42 www.cbot.com 43 www.Liffe.com 44 www.lme.co 45 www.nymex.com 46 www.tocom.or.jp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-15.doc
Tài liệu liên quan