MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Mua bán hàng hoá là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Khi hai bên tiến (thường gọi bên mua và bên bán) tiến hành mua bán hàng hoá với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên ký kết có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax… mà người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá rất phong phú
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Nhà xã hội nổi tiếng người Pháp A.Foullier đã nhận định, hợp đồng chiếm 9/10 dung lượng các bộ luật hiện hành và đến khi nào đó, trong các bộ luật quy định về hợp đồng ở các điều khoản, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005.
Như vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc.
Công ty TNHH IPC là một công ty chuyên kinh doanh thép. Các mặt hàng thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, phôi thép, thép lá… được công ty nhập khẩu từ nước ngoài về bán ra thị trường trong nước. Thép là mặt hàng có mặt hàng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước như Việt Nam hiện nay. Do đó, hoạt động mua bán thép đang diễn ra rất sôi nổi trên thị trường trong nước. Đây chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài: “Hợp đồng mua bán hàng hoá từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC”.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần chính sau:
- Chương I: Cơ sở pháp lý về chế định hợp đồng quy định ở Việt Nam
- Chương II: Thực tiễn áp dụng hợp đồng tại công ty TNHH IPC
- Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật hợp đồng cũng như tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hoá trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cán bộ và nhân viên của công ty, tạo điều kiện cho tôi có thể thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây có thể xem như một tiền đề về kiến thức thực tế quan trọng để tôi bắt đầu sự nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty đã giúp tôi có được một khoá thực tập thật bổ ích. Đồng thời, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS. Vũ Văn Ngọc đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành bài thực tập cuối khoá này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHẾ DỘ HỢP ĐỒNG QUY ĐỊNH Ở VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng kinh tế (HĐKT) trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (KHHTT)
Hợp đồng kinh tế trong cơ chế KHHTT: Theo điều lệ tạm thời về chế độ HĐKT theo Nghị định đô 04/TTg ngày 4/6/1960 thì HĐKT là hợp đồng về sản xuất, vận tải và xây dựng bao thầu. Từ đó ta rút ra rằng điều lệ tạm thời mới khái quát được một vài lĩnh vực cụ thể của HĐKT mà chưa nêu ra được khái niệm chung về HĐKT. Sau đó điều lệ về chế độ HĐKT ban hành theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 mới đưa ra định nghĩa về HĐKT: HĐKT là công cụ pháp lý của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân XHCN. Nghị định này đã xây dựng khá rõ rằng mối quan hệ XHCN giữa các bên có liên quan dẫn đến việc ký kết và thực hiện HĐKT đã ký đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của từng bên đối với nhau, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia ký kết, định hướng cho các bên bằng những kế hoạch cụ thể giúp các thành viên thực hiện được mục tiêu ban đầu đặt ra.
Từ những đặc điểm kinh tế và những quy tắc, những quy định về HĐKT trên ta rút ra được kết luận sau: HĐKT trong cơ chế KHHTT có đặc điểm:
- HĐKT là hình thức pháp lý của các quan hệ mang tính chất tổ chức kế hoạch
- Mục đích của HĐKT là thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước
- Chủ thể của HĐKT là các đơn vị, tổ chức được giao chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước
2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ( PL HĐKT)
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới về chất. Trong điều kiện đó, điều lệ về chế độ HĐKT ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Nhà nước đã ban hành PL HĐKT ngày 25/9/1989 và nhiều văn bản khác để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng theo quan điểm đổi mới. PL HĐKT 1989 ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp lý về HĐKT nói chung bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng hóa.
* Chủ thể của HĐKT: Tại Điều 2 PL HĐKT quy định, hợp đồng được ký giữa pháp nhân với pháp nhân (một tổ chức có tư cách pháp nhân cần đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 1 Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990 quy định chi tiết thi hành PL HĐKT), pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (cá nhân có đăng ký kinh doanh là người được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Tuy cá nhân có đăng ký kinh doanh hay pháp nhân đều là chủ thể của hợp đồng kinh tế nhưng pháp lệnh chỉ coi hợp đồng kinh tế là những hợp đồng có ít nhất một bên là pháp nhân, còn bên kia là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh mà các bên đều nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài ra, những người tham gia công tác kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ ngư dân, nông dân cá thể, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam ký kết HĐKT với một pháp nhân Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của PL HĐKT (Điều 42,43). Khi tiến hành ký kết, mỗi bên tham gia quan hệ HĐKT chỉ cần cử một đại diện để ký vào HĐKT. Người đại diện đương nhiên có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết, thực hiện HĐKT cũng như trong tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng.
* Nội dung của HĐKT là toàn bộ các điều khoản mà các bên ký kết thỏa thuận, được hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự nguyện ý chí. Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các điều khoản, nội dung của HĐKT bao gồm ba loại điều khoản chủ yếu sau:
+ Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nếu các bên không ghi nhận trong hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đó.
+ Điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản bắt buộc phải có trong HĐKT
+ Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu, và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế của mình và không trái pháp luật.
* HĐKT vô hiệu khi HĐKT đó ký kết trái với quy định của pháp luật. Có hai loại HĐKT vô hiệu là HĐKT vô hiệu từng phần và HĐKT vô hiệu toàn bộ. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định HĐKT vô hiệu.
Trong những văn bản được pháp luật xây dựng và ban hành sau khi Đảng và nhà nước ta khởi xướng chính sách đổi mới thì PL HĐKT được coi là một trong những bước đi lập pháp tiên phong, một trong những phản ứng nhanh chóng trước đòi hỏi của kinh tế.
Điểm thành công nhất trong số những thành công ít ỏi của pháp lệnh HĐKT là sự khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng bằng quy định ký kết HĐKT là quyền của các đơn vị kinh tế, không cơ quan, cá nhân, tổ chức nào được áp đặt ý chí của mình cho các chủ thể khác khi ký kết các HĐKT. Pháp lệnh đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của cơ chế KHHTT trong lĩnh vực hợp đồng nơi mà các chủ thể phải được tự do tự nguyện thể hiện ý chí của mình. Tuy nhiên, pháp lệnh HĐKT vẫn còn tồn đọng một số bất cập sau:
+ Xét từ góc độ lý luận, điểm đầu tiên là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên suốt của cơ quan soạn thảo pháp lệnh này đó là quyền tự do hợp đồng được thể hiện trên một số nguyên tắc chung về ký kết và thực hiện hợp đồng. Với những quy định của nó trong việc xử lý các khía cạnh cụ thể của đời sống sản xuất kinh doanh. Khi xem xét các quy định cụ thể trong pháp lệnh thì quyền tự do hợp đồng lại bị ràng buộc và triệt tiêu một cách khó giải thích. PL HĐKT chỉ cho phép pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh tham gia các quan hệ hợp đồng, trong khi đó tự do HĐKT đòi hỏi trước hết là tự do lựa chọn đối tác. Điểm thứ hai, các chủ thể tham gia ký kết còn bị hạn chế bởi nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp về tài sản đồng nghĩa với việc không cho các chủ thể tham gia ký kết HĐKT dưới sự bảo lãnh của chủ thể khác.
+ Xét từ góc độ thực tiễn áp dụng: sự giới hạn chủ thể tham gia ký kết HĐKT ngay từ đầu đã tỏ ra bất công và trong thực tiễn ngày càng trở nên đậm nét hơn. Sự giới hạn này của pháp lệnh đã không tính tới sự đa dạng của các chủ thể kinh doanh khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã xuất hiện nhiều chủ thể kinh doanh tham gia rộng rãi các quan hệ kinh tế, xong không phải là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Chẳng hạn như: công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có số lượng tăng dần nhưng không rơi vào phạm trù pháp nhân theo quy định của pháp lệnh.
3. Hệ thống pháp luật hợp đồng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương mại 1997
Trong hai năm 1995, 1997 Quốc hội đã lần lượt ban hành hai văn bản pháp luật mới là Bộ luật dân sự (BLDS) và Luật thương mại (LTM). Đây chính là một bước đột phá mới trong những quy định về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng. Nhìn chung, nội dung hai văn bản pháp luật này đều dựa trên cơ sở nền tảng của PL HĐKT nhưng BLDS 1994 và LTM 1997 đều có những quy định thoáng hơn về hợp đồng.
Thứ nhất, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng không chỉ giới hạn ở pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh mà tùy thuộc vào tính chất của từng loại hợp đồng, phạm vi chủ thể có quyền giao kết có những sự khác nhau nhất định.
Theo BLDS 1995, các chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: cá nhân (có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự), pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Trong Điều 5 LTM 1997cũng quy định chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại. Như vậy, phạm vi chủ thể có quyền giao kết hợp đồng được mở rộng đáng kể.
Thứ hai, về hình thức hợp đồng, BLDS 1995 và LTM 1997 đều quy định hình thức có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào kể cả fax, email…mà vẫn bảo đảm chặt chẽ cần thiết về mặt pháp lý. Trong khi đó, PL HĐKT lại bắt buộc các chủ thể khi ký kết thì hợp đồng phải được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc những giấy tờ có giá trị tương đương.
Như vậy, với những quy định mở rộng về chủ thể giao kết và hình thức giao kết mà BLDS 1995 và LTM 1997 đã phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa tư tưởng xuyên suốt của PL HĐKT về quyền tự do hợp đồng với các quy định của nó, mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp mà PL HĐKT không điều chỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện quy định về hợp đồng đang tồn tại này ngày càng nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Đó là:
- Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, chúng ta thấy có ba khái niệm cùng tồn tại: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại. Một mặt các hợp đồng này có những điểm đặc trưng về hợp đồng nhưng mặt khác giữa chúng lại có điểm thiếu sót như:
- Sự trùng lặp, thiếu nhất quán và không đồng bộ gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để tiến hành giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
- Với thực trạng pháp luật về hợp đồng như hiện nay thì việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế và hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng về nó là không cần thiết trong khi có nguy cơ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật.
- BLDS 1995 và các văn bản về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành.
- Các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường nên gây nhiều khó khăn khi áp dụng gây ra nguy cơ không thực hiện hợp đồng cao.
Bên cạnh đó, việc xác định chính xác phạm vi áp dụng của chế định hợp đồng cũng gặp nhiều khó khăn:
- Các tiêu chí phân định hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại không rõ ràng, vì vậy thường xuyên xuất hiện những quan hệ “giáp ranh” không biết thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, BLDS 1995, LTM 1997 hay PL HĐKT?
- Cách thức áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể cũng không rõ có thể áp dụng các quy định của BLDS 1995 để điều chỉnh quan hệ HĐKT được hay không? Thứ tự ưu tiên áp dụng các văn quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định trong BLDS 1995, LTM 1997, PL HĐKT như thế nào?
Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới để thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng.
II. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
Để đáp ứng yêu cầu cấp thết trên, trong năm 2005 Quốc Hội lần lượt thông qua hai văn bản pháp luật lớn là: BLDS 2005 và LTM 2005 vào ngày 16/6/2005 và ngày 14/6/2005. Đây cũng chính là hai van bản chủ yếu điều chỉnh những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá. Trong đó, BLDS 2005 quy định những vấn đề pháp luật mang tính chung về hợp đồng, còn LTM 2005 quy định những vấn đề mang tính chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hoá. Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng chuyên ngành được giải quyết theo hướng ưu tiên áp dụng luật hợp đồng chuyên ngành. Những quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong hệ thống pháp luật hiện hành được cụ thể ở những nội dung sau:
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá
Hàng hoá theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thoả mãn những nhu cầu mang tính xã hội. Nhu cầu của con người rất phong phú và biến thiên liên tục vì vậy hàng hoá luôn phát triển phong phú và đa dạng. Theo định nghĩa của pháp luật hiện hành của Việt Nam tại Điều 3 khoản 2 LTM 2005: “Hàng hoá bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai”. Cũng tại Điều 3 Luật này có quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó các bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo đúng thoả thuận”. Việc mua bán hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể nào về hợp đồng mua bán hàng hoá mà lại đưa ra khái niệm chung về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 BLDS 2005: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Cần phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá với các hợp đồng khác, ví dụ như thuê mua tài sản, dịch vụ gắn liền với hàng hoá, gia công hàng hoá… Mua bán hàng hoá khác với quan hệ thuê mua tài sản. Khi thuê tài sản, quyền sử dụng và chiếm hữu được chuyển cho người thuê nhưng quyền sở hữu lại không được người cho thuê chuyển giao cho người đi thuê. Mua bán hàng hoá khác với các dịch vụ giao nhận hàng hoá, vì người giao nhận hàng hoá chỉ thực hiện chức năng trung gian.
2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được giao kết giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân. Thương nhân có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có tiến hành hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Thương nhân khi là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá phải phù hợp với phạm vi và lĩnh vực của họ trong đăng kí kinh doanh. Chủ thể khác không phải là thương nhân khi kí một hợp đồng với một thương nhân khác mà bản thân họ không nhằm mục đích sinh lời thì họ có thể là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn luật thương mại để áp dụng khi giao kết hợp đồng. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng có quyền kí các hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.2. Hình thức hợp đồng
Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 thì: Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hình thức của hợp đồng là do các bên giao kết hợp đồng lựa chọn trừ trường hợp pháp luật có quy định hình thức bắt buộc, thủ tục nhất định. Song không phải bất cứ chủ thể nào được phép kinh doanh những mặt hàng nhất định. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của một số loại hàng hoá, pháp luật quy định, chỉ có một số thương nhân được kinh doanh một số mặt hàng nhất định. Bao gồm những loại hàng hoá:
- Chỉ được một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh do Thủ tướng quy định theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật
- Chỉ được các doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân không được phép kinh doanh
- Chỉ được các doanh nghiệp hoặc cá nhân nhất định sau khi được Bộ trưởng, Tổng cục trưởng ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh xem xét và cho phép
Ngoài ra, đối với những loại hàng hóa này, khi kinh doanh thương nhân phải có một số điều kiện như:
- Điều kiện về cơ sở vật chất
- Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người kinh doanh…
2.3. Mục đích, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá
Để hợp đồng mua bán hàng hoá có hiệu lực, thì mục đích và nội dung các thoả thuận trong hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam những loại hàng hoá mà trong quá trình sử dụng hoặc lưu thông có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới an ninh, quốc phòng, chính trị, xã hội, truyền thông văn hoá dân tộc, môi trường và sức khoẻ của nhân dân thì bị cấm kinh doanh. Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quy định tuỳ theo yêu cầu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn.
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các bên về những vấn đề chủ yếu sau (Điều 402 BLDS 2005)
- Tên hàng
- Số lượng
- Quy cách, chất lượng
- Giá cả
- Phương thức thanh toán
- Địa điểm và thời hạn giao hàng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Các nội dung khác.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết với nhau đều phải thoả thuận, nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợp đồng. Khi đã thoả thuận được nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hoá coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng, khi các bên không ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những tập quán thói quen trong hoạt động thương mại.
2.4. Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu
Trong LTM 2005 không đề cập đến hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu nhưng BLDS 2005 lại có những quy định điều chỉnh khá đầy đủ về vấn đề này (từ Điều 127 đến Điều 138). Một hợp đồng vô hiệu khác với hợp đồng mất hiệu lực vì việc mất hiệu lực có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào khi xuất hiện các điều kiện cần thiết và không mang tính hiệu lực hồi tố. Hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Nội dung, mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128)
- Trong giao dịch hợp đồng có sự giả tạo (Điều 129)
- Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130)
- Trong quá trình giao dịch có sự nhầm lẫn (Điều 131)
- Giao dịch có dấu hiệu của sự đe doạ, lừa dối (Điều 132)
- Giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133)
- Giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức trong một số trường hợp do pháp luật quy định (Điều 134)
Hợp đồng vô hiệu có hai loại, đó là: Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng đó vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại và hợp đồng vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó vô hiệu. Việc tuyên bố một hợp đồng vô hiệu thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 136). Để Toà án có thể tuyên bố một hợp đồng có thể vô hiệu hay không, bên có nhu cầu làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bên có nhu cầu ở đây có thể là các bên tham gia hợp đồng hoặc bên thứ ba có liên quan. Sau khi được tuyên bố vô hiệu, hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Nếu các bên chưa tiến hành thì không được phép thực hiện hợp đồng. Nếu đã thực hiện hợp đồng thì các bên phải khôi phục lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì các bên hoàn trả cho nhau bằng tiền. Nếu không bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu, chi phí cho việc hoàn trả nghĩa vụ cũng như các thiệt hại thực tế xảy ra do các bên tự chịu, mỗi bên chịu thiệt hại chi phí của mình. Nếu hợp đồng vô hiệu do lỗi của một bên gây ra thì bên có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường (Điều 137).
3. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
3.1. Những vấn đề có tính nguyên tắc
* Nguyên tắc chung về giao hàng (LTM 2005)
- Bên bán giao hàng đúng như đã thoả thuận đồng thời phải kèm theo chứng từ có liên quan đến hàng hoá (Điều 42). Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá mà hàng hoá phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển. Nếu hợp đồng quy định bên bán không ký hợp đồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên bán những thông tin về hàng hoá để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm.
- Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng. Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung của pháp luật
- Khi thực hiện hợp đồng thì bên bán phải có nghĩa vụ bảo đảm tính hợp pháp của hàng hoá, bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hoá, bảo đảm tính hợp pháp về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá đó, chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá.
* Địa điểm giao hàng (Điều 35)
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Nếu hàng hoá gắn liền với đất đai thì nơi giao hàng chính là nơi có hàng hoá đó
- Nếu hàng giao qua người vận chuyển thì nơi giao hàng là tại địa điểm bốc xếp, kho giao hàng hoặc nơi sản xuất (của bên bán) mà cả hai bên đều biết
- Trong các trường hợp khác nơi giao hàng sẽ coi như tại địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bên bán
* Thời gian giao hàng (Điều 37)
- Nếu có thoả thuận về thời điểm thì bên bán phải giao hàng đúng như đã thoả thuận
- Nếu chỉ thoả thuận thời hạn thì các bên có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó
- Nếu không có thoả thuận gì thì bên bán phải giao hàng trong thời hạn hợp lý (theo quy định, thói quen, tập quán thương mại)
* Trách nhiệm do giao hàng không phù hợp với hợp đồng (Điều 39): Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng. Bên bán phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp những khiếm khuyết của hàng hoá bên mua phải biết hoặc đã biết khi ký hợp đồng
3.2. Thanh toán (Điều 50)
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận nếu không có thoả thuận gì thì thanh toán khi giao hàng. Giá thanh toán phải do thoả thuận nếu không có thoả thuận nào về giá thì theo chỉ dẫn của nhà nước về giá hoặc được xác định trong điều kiện tương tự về phương thức giao bán, thị trường địa lý, thời điểm giao bán. Địa điểm thanh toán có thể do các bên thoả thuận hoặc nơi kinh doanh, cư trú của bên bán hoặc là nơi giao hàng, chứng từ.
3.3. Chuyển rủi ro (từ Điều 57 đến Điều 61)
- Theo thoả thuận giữa các bên
- Nếu có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hàng hoá sẽ chuyển từ người bán sang người mua tại nơi giao hàng
- Nếu không có nơi giao hàng xác định thì nơi giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên là nơi chuyển rủi ro hoặc nơi giao hàng cho người nhận hàng dể đưa cho người mua hoặc nếu hai bên mua bán hàng hoá mà lúc đó hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì chuyển rủi ro là lúc giao kết hợp đồng .
3.4. Chuyển quyền sở hữu (Điều 62)
Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ bên bán sang bên mua là do hai bên thoả thuận hoặc nếu không có thoả thuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua là tại thời điểm giao hàng .
4. Trách nhiệm vật chất khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý thường được hiểu là sự áp dụng chế tài cho một chủ thể vi phạm hợp đồng. Trong quan hệ hợp đồng, bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất. Điều kiện để xuất hiện trách nhiệm vật chất là sự vi phạm hợp đồng được hiểu là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm. Pháp luật Việt Nam tuân thủ nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm khi có lỗi (Điều 312 BLDS 2005) do đó nếu chững minh mình không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm vật chất. Người bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với hợp đồng trừ trường hợp chứng minh là mình không có lỗi.
Tuỳ theo từng loại nghĩa vụ hợp đồng, các bên có thể thoả thuận hoặc bên vi phạm có thể lựa chọn các loại chế tài sau đây (Điều 292 LTM 2005):
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Phạt vi phạm
- Bồi thường thiệt hại
- Huỷ hợp đồng
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng
- Các trường hợp khác do các bên thoả thuận không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp LTM có quy định khác (Điều 307 LTM 2005)
Các bên được miễn trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp sau (Điều 294 LTM 2005):
- Xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được giao kết hợp đồng
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp trách nhiệm bằng văn bản, dự liệu trước các hậu quả có thể xảy ra, tìm biện pháp xử lý hậu quả trên tinh thần hợp tác (Điều 295 LTM 2005)
Đối với những quan hệ mua bán hàng hoá có thời hạn cố định về giao hàng, nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng các bên đều có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền đòi bên kia bồi thường. Nếu việc giao hàng được thoả thuận trong một thời hạn khi các bên không thoả thuận, thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.
5. Giải quyết tranh chấp
Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổn các vụ án kinh tế đã được thụ lý và giải quyết. Để hiểu rõ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá nhằm xác định đúng cấp cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng là rất cần thiết.
Tại điều 3 khoản 8 của LTM 2005 quy định : “mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại”. Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại là: Ưu tiên hàng đầu cho việc hoà giải giữa các bên, chỉ khi các bên không thương lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá không quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con đường giải quyết sau:
- Thương lượng
- Hoà giải
- Trọng tài thương mại (theo thủ tục tố tụng trọng tài được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003)
- Toà án (theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thì điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của LTM (Điều 319 LTM 2005).
Như vậy, sự ra đời của hai văn bản pháp luật quan trọng này đã góp phần giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của cơ chế pháp luật trước đây. Đó là:
- Vấn đề chồng chéo, trùng lắp và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá đã được giải quyết bằng cách: BLDS 2005 đưa ra các khái niệm, phạm trù mang tính quy định chung mà các văn bản pháp luật điều chỉnh các chủng loại hợp đồng khác nhau không cần quy định chỉ cần dẫn chiếu tới quy định chung đó là được.
- BLDS 2005 không quy định nội dung nào là nội dung chủ yếu, bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng mà chỉ quy định có tính chất định hướng (Điều 402). Quy định mới tạo ra tính khả thi áp dụng cho cả hợp đồng và cho thấy các quy định về hợp đồng trong BLDS đã thể hiện vai trò là quy phạm pháp luật về đối tượng hợp đồng.
- BLDS 2005 có quy định mới ghi nhận vấn đề phát sinh từ thực tế, cụ thể về quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng dân sự (Điều 416), quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng song vụ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và về hụi, họ, biểu, phường (Điều 479). Do đó, BLDS 2005 đã điều chỉnh vấn đề nguy cơ không thực hiện hợp đồng, các quan hệ thực tế đang diễn ra trong đời sống dân sự mà nhiều vụ kiện toà án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
- LTM 2005 chỉ quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong đó ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31995.doc