0TBỘ GIÁO DỤC 0T1VÀ 0T1ĐÀO TẠO
0TĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
0TU RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
4THỒN 3T4QUÊ VIỆT 3T5NAM
5T RONG 4T5 HƠ NGUYỄN BÍNH
0TLUẬN ÁN THẠC SĨ0T6 0T6KHOA HỌC NGỮ VĂN
0TMÃ SỐ : 5.040T6.33
2TNgười hướng dẫn : PGS - PTS TRẦN HỮU TÁ
2TNgười thực hiện : ĐẶNG TRỌNG HỘ
2T hành phố Hồ Chí Minh – 1997
0TBỘ GIÁO DỤC 0T1VÀ 0T1ĐÀO TẠO
0TĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
0TU RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
4THỒN 3T4QUÊ VIỆT 3T5NAM
5T RONG 4T5 HƠ NGUYỄN BÍNH
0
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hồn Quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TLUẬN ÁN THẠC SĨ0T6 0T6KHOA HỌC NGỮ VĂN
0TMÃ SỐ : 5.040T6.33
2TNgười hướng dẫn : PGS - PTS TRẦN HỮU TÁ
2TNgười thực hiện : ĐẶNG TRỌNG HỘ
2T hành phố Hồ Chí Minh – 1997
3
MỤC LỤC
8TMỤC LỤC8T ......................................................................................................... 3
8TLỜI CẢM ƠN8T .................................................................................................... 4
8TDẪN LUẬN8T ...................................................................................................... 5
8T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:8T ............................................. 5
8T2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:8T ...................................................................................................... 5
8T3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:8T ........................................................................... 12
8T4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:8T ....................................................................... 13
8T5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:8T ............................................................................... 14
8T6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN:8T ............................................................................................. 14
8TCHƯƠNG 1: HỒN QUÊ VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ HỒN QUÊ VIỆT
NAM TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ MỚI8T .......................................... 15
8T1.1. Giới thuyết về “Hồn quê Việt Nam”8T ......................................................................... 15
8T1.1.1. Đặc trưng làng xã Việt Nam:8T ............................................................................. 15
8T1.1.2. Vài nét về văn hóa làng:8T .................................................................................... 16
8T1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của văn hóa làng:8T ............................................................. 16
8T1.1.2.2. Nội dung cơ bản của văn hóa làng:8T .............................................................. 18
8T1.1.3. Hồn quê Việt Nam:8T ............................................................................................ 19
8T1.2. Vài nét về “hồn quê Việt Nam" trong thơ Trung đại và Thơ Mới:8T ............................. 21
8T1.2.1. Thơ ca với "Hồn quê Việt Nam"8T ........................................................................ 21
8T1.2 2. Nét "Hồn quê Việt Nam " trong một số tác giả, tác phẩm của văn học Trung Đại: 8T
.................................................................................................................................... 23
8T1.2.2.1. Nét "Hồn quê " trong một số thi phẩm của văn học Lý -Trần:8T ...................... 23
8T1.2.2.2. Nét "Hồn quê "trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi:8T ................................. 24
8T1.2.2.3. Nét hồn quê trong thơ Nguvễn Du:8T .............................................................. 24
8T1.2.2.4. Nét hồn quê trong thơ Nguyễn Khuyến:8T ...................................................... 26
8T1.2.3. Nét "Hồn quê Việt Nam " trong Thơ Mới:8T ......................................................... 27
8T1.2.3.1. Thơ Mới với nguồn thi hứng đồng quê:8T ....................................................... 27
8T1.2.3.2. Nét “Hồn Quê Việt Nam" trong thơ Hàn Mạc Tử, Huy Cận và Tế Hanh:8T .... 28
8T1.2.3.3. Nét "Hồn quê Việt Nam'' trong thơ Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Anh Thơ:8T
................................................................................................................................ 29
8TCHƯƠNG 2: HỒN QUÊ VIỆT NAM - GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH8T .............................................................................................. 32
8T2.1. Cội nguồn cảm hứng:8T................................................................................................ 32
8T2.1.1. Nguồn thơ gắn với cảnh sắc và cuộc sống quê hương:8T ....................................... 32
8T2.1.2. Thi vị hóa làng quê - nét đặc trưng trong cảm hứng trữ tình của Nguyễn Bính:8T .. 33
8T2.1.2.1. Nguồn thơ gắn với chất liệu hiện thực:8T ......................................................... 33
8T2.1.2.2. Nguồn thơ gắn với cảm hứng lãng mạn:8T ...................................................... 34
4
8T2.1.3. Nguồn thơ gắn với cảm quan dự báo:8T ................................................................ 37
8T2.2. Cảnh sắc và cuộc sống thấm đượm hồn quê:8T ............................................................. 39
8T2.2.1. Cảnh sắc và con người hòa quyện trong bản thôn ca ngọt ngào:8T ......................... 39
8T2.2.1.1 . Mùa xuân và ngày hội - Dịp thăng hoa của đời sống tâm linh:8T .................... 39
8T2.2.1.2. Tết - niềm khát khao đoàn tụ ấm áp : 8T ........................................................... 43
8T2.2.1.3. Mái tranh, mảnh vườn, lũy tre v.v… biểu tượng của quê hương thanh bình và
thi vị:8T ....................................................................................................................... 45
8T2.2.2. Khát vọng tình yêu gắn với sự lỡ làng:8T ............................................................... 55
8T2.2.2.1. Cảnh sắc và cuộc sống làng quê - Mối cơ duyên tác hợp lứa đôi:8T................. 55
8T2.2.2.2. Tình yêu lỡ làng - nỗi đau thầm lặng:8T .......................................................... 61
8T2.3. Khát vọng trở về “chân quê” trở thành niềm khắc khoải:8T ......................................... 66
8T2.3.1. Làng quê trong sự chuyển mình:8T ........................................................................ 66
8T2.3.1.1. Làng quê truyền thống đẹp trong hoài niệm:8T ................................................ 66
8T2.3.1.2. Làng quê chuyển mình về mặt tâm lý, ý thức:8T ............................................. 68
8T2.3.1.3. Những cuộc l y hương đậm màu phiêu lãng – hệ quả của sự biến đổi tâm l ý ,
ý thức:8T ..................................................................................................................... 69
8T2.3.2. Tự ý thức sự tha hóa - khao khát được trở về quê hương:8T ................................... 70
8T2.3.2.1. Ý thức sự tha hóa trong những ngày ở "đô thị":8T ........................................... 70
8T2.3.2.2. Khao khát được trở về quê hương:8T .............................................................. 73
8TCHƯƠNG 3: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
"HỒN QUÊ VIỆT NAM"8T ................................................................................ 77
8T3.1. Phương thức chiếm lĩnh cuộc sống của Nguyễn Bính:8T .............................................. 78
8T3.1.1. Cái nhìn nghệ thuật về con người:8T ...................................................................... 78
8T3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật: Ngậm ngùi tha thiết:8T ...................................................... 82
8T3.1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật:8T ................................................................... 90
8T3.2. Hình thức thơ Nguyễn Bính:8T ..................................................................................... 95
8T3.2.1. Thể thơ và cách thức thể hiện:8T............................................................................ 95
8T3.2.2. Hệ thống từ ngữ và hình ảnh:8T ............................................................................. 97
8TKẾT LUẬN8T ..................................................................................................... 99
8T ÀI LIỆU THAM KHẢO8T .............................................................................. 102
4
LỜI CẢM ƠN
Luận án "Hồn quê Việt nam trong thơ Nguyễn Bính" đã được hoàn thành. Nhân dịp
này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dạy dỗ và giúp đỡ của các quý
thầy thuộc trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Nhà giáo ưu tú, PGS - PTS Trần Hữu Tá - Người thầy
trực tiếp hướng dẫn - đã chỉ bảo tận tình và chu đáo cho tôi trong cả quá trình thực hiện luận
án.
Tôi cũng xin được cảm ơn bà quả phụ Nguyễn Hồng Châu và chị Ái Nữ Hồng Cầu (vợ
và con gái cố thi sĩ Nguyễn Bính) đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý về cuộc đời và sự
nghiệp văn học của thi sĩ Nguyễn Bính, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho tôi hoàn thành luận
án.
Cũng nhân dịp này tôi xin cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Phổ Thông
Trung Học Thăng Long (Lâm Hà, Lâm Đồng), đặc biệt là anh chị em Tổ Văn đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 12-1997
Người thực hiện luận án
Đặng Trọng Hộ
5
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám năm
1945. Ở giai đoạn đó, ông đã để lại bảy tập thơ, một truyện thơ, một kịch thơ và một số bài
thơ lẻ chưa xuất bản. Sau cách mạng tháng tám năm 1945, thơ ông vẫn đọng lại nhiều giá trị
nhưng chưa được sưu tập một cách đầy đủ. Suốt mấy chục năm, cùng số phận với thơ Mới,
thơ Nguyễn Bính ít được nghiên cứu. Nhưng từ năm 1986 đến nay đã có rất nhiều ý kiến
đánh giá thơ Nguyễn Bính. Các ý kiến đó dù đứng ở góc độ này hay góc độ khác, về phương
diện này hay phương diện khác nhưng đều góp phần khẳng định thành tựu và vị trí của thơ
Nguyễn Bính trong thơ Mới nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung.
Giá trị và thành tựu nổi bật nhất của thơ Nguyễn Bính thuộc giai đoạn sáng tác trước
năm 1945. Ở đó ông đã bộc lộ đầy đủ tài năng và cá tính sáng tạo của mình. Hầu hết các nhà
nghiên cứu đã chú trọng khám phá giá trị của thơ ông trong giai đoạn sáng tác trên. Thơ
Nguyễn Bính là một hiện tượng khá đặc biệt. Điều gì khiến thơ ông đã sống, và cứ ngân nga
mãi trong tâm hồn biết bao thế hệ độc giả Việt Nam? Thành tựu nghiên cứu về thơ Nguyễn
Bính trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đã góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng
của nhiệm vụ trên những điều đó vẫn tiếp tục được đặt ra đối với giới nghiên cứu văn học.
Hơn nữa trong xu hướng quay về khám phá và tôn vinh những giá trị mang bản sắc văn học
dân tộc hiện nay, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Vì vậy
đề tài nghiên cứu này muốn được góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, luận án này có mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu vài nét cơ bản về hồn quê Việt Nam và hồn quê Việt Nam trong thơ của một
số tác giả thời Trung đại và trong phong trào thơ Mới.
- Tìm hiểu và đánh giá một phương diện đặc sắc về tư tưởng nghệ thuật của thơ
Nguyễn Bính : Những vần thơ mang đậm hồn quê .
- Tìm hiểu và đánh giá các phương diện nghệ thuật đặc sắc của thơ Nguyễn Bính để
thấy rõ khả năng khám phá và biểu đạt "Hồn quê " của chúng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn Bính là nhà thơ duy nhất sống bằng sự
nghiệp sáng tác thơ của mình. Kể từ bài thơ "Cô hái mơ" được đăng báo Ngày nay năm 1936
đến năm 1945, Nguyễn Bính đã xuất bản được bảy tập thơ. Đây là tác giả có số tập thơ trình
6
công chúng nhiều nhất thời ấy. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vấn đề nghiên cứu về
thơ Nguyễn Bính có giai đoạn hầu như là bị lãng quên, có giai đoạn lại được hết sức chú ý.
Và cũng từ đó, có giai đoạn thơ ông không được đề cao, có giai đoạn lại được định giá một
cách khách quan và đặt ông vào hàng của những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới.
Không phải ngay từ đầu thơ Nguyễn Bính đã tạo được sự chú ý đối với độc giả. Phải từ khi
tập "Tâm hồn tôi" được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1937 và nhất là đến "Lỡ
bước sang ngang" được đăng liền nhiều số trên Tiểu thuyết thứ năm thì thơ ông mới thực sự
có sức thu hút mạnh mẽ đối với độc giả và đã có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học
lúc bấy giờ. Thời đó, trên tờ Tin mới, tác giả Nghị sĩ chê thơ Nguyễn Bính là ''làm vè chứ
không phải làm thơ"7TP0F(1)P7T. Đến năm 1941, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài
Chân lại đánh giá cao thơ Nguyễn Bính và đã khẳng định ông là nhà thơ của chân quê: "Tôi
muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính
đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cam bụi chuối là
hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản
của ta”7TP1F(2)P7T. Hai ông tiếp tục nhận định: “Thành ra cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ Nguyễn
Bính hơn các nhà thơ khác, ít được người ta nhìn thấy. Đó là một điều đáng phàn nàn với
Nguyễn Bính. Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt ca dao Người bỗng chen vào một
đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên
bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng”7TP2F(3)P7T. Lời phàn nàn này
không phải không có cơ sở. Nhưng ta có thể chia xẻ được với Nguyễn Bính vì ông là nhà thơ
của thế hệ 1932 - 1945. Nhưng Hoài Thanh và Hoài Chân cũng đã khuyến cáo người đọc lúc
bây giờ: “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công
chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn
Bính họ sẽ bảo: "Thơ như thế này thì có gì?" Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta
không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần: Hồn xưa của đất nước...''P(4)
Sự đánh giá của Hoài Thanh và Hoài Chân về thơ Nguyễn Bính xuất phát từ một sự
cảm nhận tinh tế và sắc sảo. Tuy sự đánh giá đó chủ yếu thiên về một phương diện cơ bản
của nội dung và nghệ thuật nhưng cũng chính là một ý kiến cơ bản nhất và mở đầu cho lịch
sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính.
(1) Hoàng Tấn. Nguyễn Bính - Một vì sao (dẫn theo Hoàng Việt Nguyễn Bính - Thỉ sĩ của yêu thương-Nhà xuất
bản Hội nhà văn , Hà Nội, 1992, Trang 73.
(2) Hoài Thanh- Hoài Chân - Thi nhân Việt nam, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996, Trang 73.
(3), (4) Hoài Thanh-Hoài Chân - sách đã dẫn, trang 344, 345.
7
Sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc, sự nhìn nhận đánh giá thơ Mới chịu sự chi phối
sâu sắc của đời sống chính trị. Thơ Mới không những chưa được đặt đúng nấc thang giá trị
của nó mà còn bị phê phán nặng nề. Sự đánh giá thơ Nguyễn Bính một phần cũng chịu ảnh
hưởng xu hướng đó.
Giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) sau khi đánh giá sự
tiếp thu thể thơ lục bát của thơ Mới nói chung và của Nguyễn Bính nói riêng đã phê phán:
"Ngay cả những câu ca dao có tính chiến đấu, có sức tố cáo hiện thực cũng không vào được
thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư. Rõ ràng là về mặt nghệ thuật thơ Mới có một số thành
tựu nhưng cũng có nhiều hạn chế…”7TP3F(1)P7T. Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -
1945, các tác giả đã khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính mang đậm phong
cách thơ ca dân gian. Nhưng nội dung của thơ ông rất nghèo nàn. Ông rất dài lời về tình chị
em, về tình yêu không thỏa mãn; tình cảm trong thơ ông nhiều khi loãng và giả tạo. Có khi
ông lại gán cho nông dân tình cảm của tiểu tư sản thành thị ..."7TP4F(2)P7T. Cùng với khuynh hướng
đánh giá này, giáo sư Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức - Thơ ca Việt nam - Hình thức và thể
loại, sau khi khẳng định thơ lục bát của Nguyễn Bính thuộc khuynh hướng trở về với làn điệu
ca dao đã có một đôi điều đáng tiếc về thơ ông là "Nguyễn Bính về thực chất không phải là
một nhà thơ của đồng quê. Nguyễn Bính là một nhà thơ tiểu tư sản thích viết về nông thôn
theo cảm xúc và suy nghĩ riêng của mình. Thơ lục bát của Nguyễn Bính còn thiếu cái chất
phác bình dị trong nội dung cảm xúc. Tác giả hay thi vị hóa cuộc sống ở nông thôn. Nguyễn
Bính lại dùng nhiều từ sáo và màu mè để diễn tả những mối tình không được bù đắp, có tình
cảm éo le bi đát..."7TP5F(3)P7T Các tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoàng Khung, Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Trác trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I, xuất bản năm
1978 (có sửa chữa), đánh giá thơ Nguyễn Bính không có gì thay đổi so với lần xuất bản năm
1973. Các tác giả này đã khẳng định: "Nguyễn Bính đã tìm đến điệu thơ dân tộc và có được
phần nào cái tình tứ duyên dáng mộc mạc của ca dao, Trong lúc thơ Mới đang đầy dẫy những
cảm xúc phức tạp của cái "tôi" được nuôi dưỡng từ văn hóa Âu Tây, thơ Nguyễn Bính cũng
được nhiều người ưa thích và khá được phổ biến. Mượn giọng ca dao, Nguyễn Bính trở lại
hình ảnh những giàn trầu, hàng cau, vườn dâu, bến đò, những nỗi lòng ngậm ngùi của người
con gái "lỡ bước sang ngang", của "cô lái đò", mơ "quan trạng", của "cô hàng xóm" quay tơ
... và đã đưa lại trong thơ Mới ít nhiều không khí của quê hương xa xưa”P(3)P. Nhưng ngay sau
đó các tác giả đã phê rằng "Nguồn thơ Nguyễn Bính cũng rất đơn điệu, chỉ quanh quẩn với
(1) Phan Cự Đệ -Phong trào Thơ Mới (1932-1945). NXB KHXH HN 1982, trang 252.
(2) Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945. NXB Văn Học Hà Nội, 1964, trang 159
(3) Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại. NXB KHXH, HN, 1968, trang
302
8
những mối tình dở dang, ngậm ngùi với giọng than thở dài dòng, dễ dãi, nhiều khi giả tạo,
nhạt nhẽo”7TP6F(4)P7T. Đồng thời cũng ở giáo trình này, sau khi khẳng định giá trị của hướng đi về
đồng quê của Thơ Mới, các tác giả đã phê phán, đó "cũng chỉ là một xu hướng thoát ly"P(5)P.
Cho nên những cây bút được gọi là "tả chân" ấy chỉ vẽ nên những bức phong cảnh tĩnh ngưng
đọng, có không khí cổ xưa , không hề có dấu vết của thời đại, không hề thấy cuộc sống khổ
cực của người nông dân"P(6)P. Đến năm 1984, bộ Từ điển văn học7TPF(7)P7T ra đời, trong phần viết về
Nguyễn Bính, ông Nguyễn Hoàng Khung vẫn đánh giá căn bản giống như cuốn Lịch sử văn
học Việt Nam của nhóm tác giả trên.
Như thế, hầu hết các ý kiến trên đều khẳng định thơ Nguyễn Bính ít nhiều khơi dậy
được không khí của quê hương xa xưa. Nhưng cũng đã có mấy khuynh hướng chủ yếu khi
phê phán thơ Nguyễn Bính như sau : Một là Nguyễn Bính là nhà thơ tiểu tư sản viết về nông
thôn, nên thiếu sự chất phác bình dị, hai là nguồn thơ Nguyễn Bính còn đơn điệu, có lúc giả
tạo, nhạt nhẽo, ba là thơ ông về mặt nghệ thuật còn dễ dãi, dùng từ sáo và màu mè. Có thể ở
góc độ này hay góc độ kia ta không chia sẻ được với những ý kiến này nhưng ta cũng không
có quyền đòi hỏi gì hơn ở tác giả Nguyễn Bính cũng như các nhà nghiên cứu khi mà những
sản phẩm tinh thần và trí tuệ ấy ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định.
Trong thập niên sáu mươi và đầu thập niên bảy mươi, ở Miền Nam, các nhà nghiên cứu
dành cho Nguyễn Bính một sự quan tâm đáng quý. Đặc biệt là trong dịp kỷ niệm 5 năm ngày
mất của thi sĩ Nguyễn Bính , tạp chí Văn số 189/1971 - Số đặc biệt - đã có rất nhiều hồi ký,
bài viết về cuộc đời và thơ của Ông. Ở giai đoạn đó, có hàng chục ý kiến đánh giá thơ
Nguyễn Bính nhưng đáng chú ý hơn cả là các ý kiến sau :
Sớm hơn cả là nhận định của nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ. Trong Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên ông chủ yếu đánh giá thơ Nguyễn Bính ở phương diện nghệ thuật. Ở
đây, ông khẳng định nhược điểm của thơ Nguyễn Bính là "'thơ ông kỹ thuật hơi dễ, nhiều chỗ
ngả sang vè đều là những lời than thở não nùng về cuộc thất tình với một nàng Oanh nào đó
hoặc về bước sang ngang lỡ làng của một người chị tên Trúc." Nhưng ông cũng đã thấy được
rằng: “Trong nhiều bài ông từ bỏ được cái điệu rền rĩ sống sượng giữ giọng trữ tình ở chỗ
chừng mực hàm súc, đó là những bài có giá trị hơn cả của ông: "Hai lòng", "Thời trước",
"Chờ mong", về sau ông cũng chuyển sang thể bảy chữ và cũng có nhiều bài chứa chan thi vị
bình dân súc tích: "Cô lái đò", "Lời mẹ", “Lòng mẹ"7TP8F(1)P7T. Cũng ở công trình nghiên cứu này,
ông Phạm Thế Ngũ đã khẳng định thơ lục bát là sở trường của Nguyễn Bính ở giai đoạn 1932
(4), (5), (6) Huỳnh Lý-Hoàng Dung-Nguyễn Hoành Khung-Nguyễn Đăng Mạnh-Nguyễn Trác. Lịch sử văn học
Việt Nam, Tập V, phần I. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1978, trang 106, 107.
(7) Nguyễn Hoành Khung. Nguyễn Bính (Dẫn theo từ điển Văn học, tập II. NXB KHXH, HN, 1984.
(1) Phạm Thế Ngũ. Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, tập III NXB Quốc học Tùng Thư, 1961, trang 594
9
- 1940. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long - Phan Canh đứng từ góc độ khuynh hướng
nghệ thuật để xếp thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân và Đoàn Văn Cừ vào khuynh
hướng hiện thực và đã ca ngợi: "Vườn thơ của họ có đủ màu sắc và rất gần gũi với con mắt
chúng ta"7TP9F(2)P7T. Còn ông Vũ Bằng lại khẳng định thơ Nguyễn Bính cảm được lòng người là nhờ
"bệnh tương tư"7TP10F(3)P7T. Thực ra về căn bản thì chưa hẳn như vậy. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu
Đào Trường Phúc, trong "Nguyễn Bính - Những mùa xuân tha hương" lại khẳng định: "tình
hoài hương của Nguyễn Bính, như thế, vẫn không biến đổi gì từ cái bản chất đặc biệt phảng
phất trong mỗi câu thơ, từ Lỡ bước sang ngang đến những bài thơ cuối cuộc đời ông. Nguyễn
Bính trước sau vẫn chỉ là một thi sĩ giang hồ, một thi sĩ tha hương”7TP1F(4)P7T. Chính ở đây, ông Đào
TrườngPhúc đã gián tiếp khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ của quê hương, của cội nguồn.
Tựu trung lại, các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính ở Miền Nam trước năm 1975 chủ
yếu theo ba khuynh hướng: Nguyễn Bính - nhà thơ của truyền thống; Nguyễn Bính - nhà thơ
của tương tư; Nguyễn Bính - nhà thơ giang hồ lãng tử, nhà thơ của tha hương. Cho dù các ý
kiến về thơ Nguyễn Bính ở giai đoạn trên như thế nào chăng nữa thì ta cũng thấy được rằng
các cây bút này có cái nhìn cởi mở đối với thơ ông và đã góp phần đưa thơ Nguyễn Bính trở
lại với nguồn mạch văn học dân tộc nói chung, khẳng định vị trí của thơ ông trong phong trào
thơ Mới nói riêng.
Từ năm 1986, trong xu thế đổi mới, thơ Nguyễn Bính lại được tái bản và được các nhà
nghiên cứu đề cập đến nhiều hơn. Ngay trong năm này, hai nhà xuất bản đã cho ra đời hai
tuyển tập thơ Nguyễn Bính mở đầu cho việc định giá lại thơ ông. Lời nói đầu trong Thơ
Nguyễn Bính (Tuyển tập của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh) viết: "Đó là những câu
thơ mang phong vị đồng quê rất đậm đà, thân thuộc và cảm động. Những câu thơ cứ như
nhắn gửi, như lay gọi, khơi dậy những tình cảm quê hương của mỗi chúng ta"7TP12F(1)P7T. Còn trong
lời giới thiệu Nguyễn Bính - Tuyển tập, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định Nguyễn Bính là nhà
thơ của quê hương, là nhà thơ "tầm vóc, thật tầm vóc''7TP13F(2)P7T. Sang thập niên chín mươi, thơ
Nguyễn Bính càng được xuất bản với số lượng lớn hơn và chưa bao giờ thơ ông lại được giới
nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá một cách sâu rộng như vậy. Trong bài viết ''Nguyễn Bính - Nhà
thơ chân quê", Tôn Phương Lan đã khẳng định: "Khi Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và
phần lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây và chính đó đã đem lại
(2) Nguyễn Tấn Long – Phan Cảnh. Khuynh hướng thi ca tiền chiến: Một biến cố Văn học thế hệ 1932 – 1945,
NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1968.
(3) Vũ Bằng. Nguyễn Bính – Một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư (Dẫn theo tạp chí Văn số 189, năm 1971).
(4) Đào Trường Phúc: Nguyễn Bính: Những mùa xuân tha hương (Dẫn theo tạp chí Văn số 189, năm 1971).
(1) Lời giới thiệu. Thơ Nguyễn Bính (Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh). NXB Văn học, HN,
1986
(2) Tô Hoài. Lời giới thiệu - Nguyễn Bính - Tuyển tập. NXB Văn học, HN, 1986
10
cho phong trào thơ Mới những nét đặc sắc thì Nguyễn Bính mang đến cho phong trào thơ
một phong cách mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao..."7TP14F(3)P7T.P PTrong cuốn
''Nguyễn Bính - thi sĩ của yêu thương”7TP15F(4)P7T(tái bản năm 1992) Hoài Việt đã tập hợp được khá
nhiều ý kiến về thơ Nguyễn Bính. Đáng chú ý hơn cả là các bài viết của Hoài Việt, Vương
Trí Nhàn, Lại Nguyên An và của Đỗ Lai Thúy7TP16F(5)P7T. Các tác giả này đánh giá rất cao thơ
Nguyễn Bính. Mặc dù điểm nhìn có khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở chỗ khẳng định thơ
Nguyễn Bính là hồn thơ nặng tình nặng nghĩa với quê hương, ông là nhà thơ của chân quê,
của hồn quê. Cũng trong cuốn sách này, với bài viết "Thông điệp Nguyễn Bính", Nguyễn
Phan Cảnh và Phạm Thị Hòa lại khai thác từ góc độ thật - ảo trong thơ Nguyễn Bính để kết
luận thơ Nguyễn Bính là một thông điệp ''dự báo đầy thiên tài về một hiện thực "thật - ảo" sẽ
diễn ra trong tiến trình xã hội tộc người Việt Nam"7TP1F(6)P7T. Cũng trong năm 1992 đã diễn ra một
cuộc hội thảo Thơ Mới và một cuộc hội thảo về thơ Nguyễn Bính. Cuộc hội thảo về thơ Mới
ngày 15-02-1992 đã cho ra đời cuốn sách "Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca"7TP18F(7) P7T
(Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên). Trong cuốn sách này, Đoàn Thị Đặng Hương đã khẳng
định Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê và đánh giá rất cao thơ ông7TP19F(8)P7T. Đến ngày 12-06-1992,
Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn
Bính. Đây là cuộc gặp mặt có tính chất một cuộc hội thảo và đã có khá nhiều ý kiến về thơ
Nguyễn Bính. Đáng chú ý nhất là ý kiến của Vũ Quần Phương trong bài viết Đóng góp của
thơ Nguyễn Bính. Với thức độ trân trọng và cách đánh giá khách quan, Vũ Quần Phương đã
ca ngợi: "Đọc thơ Nguyễn Bính chúng ta như được nhập vào hồn của làng mạc, quê hương,
vườn cau mái rạ"7TP20F(9)P7T. Tiếp đến năm 1993, trong lời giới thiệu 150 bài thơ tình Nguyễn Bính,
giáo sư Lê Đình Kỵ đã khẳng định thơ Nguyễn Bính vừa đậm đà giá trị truyền thống vừa
mang sức sống của thời đại7TP21F(10)P7T. Đặc biệt, cuối năm 1995 đầu năm 1996 là thời gian có nhiều
bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính nhất. Công trình nghiên cứu của
giáo sư Hà Minh Đức - Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê - là những nhận định có tính chất
''nhìn nhận lại" thơ Nguyễn Bính mà ông đã nhận định gần 30 năm trước đó: “Có thể nói rằng
trong thơ ca thời kỳ hiện đại, Nguyễn Bính là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về
(3) Tôn Phương Lan. Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê (Dẫn theo tạp chí Văn học số 3, 1990)
(4) Hoài Việt. Nguyễn Bính - Thi sĩ của yêu thương. NXB Hội nhà văn, HN, 1992.
(5) Vương Trí Nhàn. Thi sĩ của hồn quê (Dẫn theo Hoài Việt. Sách đã dẫn).
(6) Nguyễn Phan Cảnh - Phạm Thị Hòa. Thông điệp Nguyễn Bính (Dẫn theo Hoài Việt, sách đã dẫn)
(7) Huy Cận – Hà Minh Đức – Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ Mới). NXB
Giáo Dục, HN, 1993.
(8) Đoàn Thị Đặng Hương. Nguyễn Bính – Nhà thơ “chân quê” (Dẫn theo Huy Cận, Hà Minh Đức. Sách đã dẫn,
tr. 186).
(9) Vũ Quần Phương. Đóng góp của Nguyễn Bính (Dẫn theo Phụ san báo GVND, tháng 7, 1989 - Nhìn lại mội số
hiện tượng văn học).
(10) Lê Đình Kỵ. Lời giới thiệu-150 bài thơ tình Nguyễn Bính. NXB Văn học, 1993
11
làng quê. Ông đã khơi dậy ở mỗi người đọc tình cảm quê hương. Ông yêu mến và trân trọng
giới thiệu những hình ảnh đẹp tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà mỗi cảnh vật, con người
đều thấm đậm hồn quê…7TP2F(11)P7T. Như vậy giáo sư Hà Minh Đức đã khẳng định Nguyễn Bính là
thi sĩ của đồng quê. Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính
(20/01/1996) đã có hàng loạt bài viết về thơ ông được đăng tải trên các báo. PGS-PTS Trần
Hữu Tá - một trong những người tổ chức lễ kỷ niệm đó tại Tp. Hồ Chí Minh - với bài viết
Nguyễn Bính - Nhà thơ của nông thôn Việt Nam đã khẳng định : "Ông để lại cho đời non
2000 bài thơ, trong đó không hiếm những viên ngọc quý có sức lan tỏa lắng sâu. Đó quả thật
là một hồn thơ thuần khiết, tài hoa, một khuôn mặt khả ái trong nền thơ hiện đại của dân tộc.
Có thể thấy giá trị của thơ ông trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng nền tảng của giá trị
thơ Nguyễn Bính, như trên đã nói đó là hồn quê, tình quê, lòng quê chân chất, sáng trong tình
nghĩa..."7TP23F(12)P7T. Mặc dù trong phạm vi một bài viết ngắn, nhưng nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã
có một cái nhìn bao quát đầy đủ các phương diện và các khía cạnh khác nhau về nội dung và
nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính. Đây chính là ý tưởng cho một công trình nghiên cứu đầy
đủ, cụ thể về thơ Nguyễn Bính. Ông Trần Mạnh Hảo với cái cảm tinh tế và sự rung động sâu
sắc của một nhà thơ trước hồn thơ Nguyễn Bính đã khẳng định rằng Nguyễn Bính là "nhà thơ
hiện đại". Ông không nhất trí với cách đánh giá Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, hồn quê,
nhà thơ của ca dao mới, thậm chí là văn hóa làng quê Việt Nam. Ông viết: "Theo thiển ý của
chúng tôi, thơ Nguyễn Bính là hành trình từ dân tộc tới hiện đại, đi tới tận cùng cái hồn Việt
Nam nên nó đã bắt gặp hồn vía của nhân loại..."7TP24F(13)P7T. Cũng trong dịp này có hai bài viết đáng
chú ý của Vương Trí Nhàn - Thế giới hôm qua7TP25F(14)P7T - và của Đoàn Đức Phương - Thơ Nguyễn
Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái dân gian7TP26F(15)P7T. Ở đó hai ông đã khẳng định vị trí
của thơ Nguyễn Bính trong việc lưu giữ, biểu hiện những giá trị của một thời đã qua.
Điểm qua một số ý kiến về thơ Nguyễn Bính từ năm 1986 đến nay, ta thấy các ý kiến
này đều đánh giá rất cao thơ Nguyễn Bính. Nếu như ở mấy chục năm trước có sự phê phán
thơ ông thì trong giai đoạn này lại thiên về sự ca ngợi: Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, nhà
thơ của hồn quê, tình quê, nghệ thuật biểu hiện đậm đà giá trị truyền thống. Duy có hai ý kiến
cũng rất ca ngợi thơ Nguyễn Bính nhưng thuộc một khuynh hướng khác đó là ông Hoài Anh
trong Chân dung văn học khi viết về Nguyễn Bính đã cho rằng: ''Nét chủ đạo trong thơ ông
trước năm 1945 là thuộc dòng bi tráng của thâm tâm, Trần Huyền Trân, chứ không phải dòng
(11) Hà Minh Đức. Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê. NXB Giáo Dục, HN, 1995, trang 14
(12) Trần Hữu Tá. Nguyễn Bính – Nhà thơ của nông thôn Việt Nam (Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 3, 1996)
(13) Trần Mạnh Hảo. Nguyễn Bính – Nhà thơ hiện đại (báo Văn Nghệ, số 4, 1996)
(14) Vương Trí Nhàn. Thế giới hôm qua (Báo Tuổi trẻ, số xuân Bính Tý, 1996)
(15) Đoàn Đức Phương. Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian (Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, số 3, 1996).
12
thơ điền viên của Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân"7TP2F(16)P7T. Và ông Trần Mạnh Hảo khẳng định
Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại7TP28F(17)P7T.
Như vậy, trong sáu mươ._.i năm qua đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về thơ Nguyễn Bính.
Sự khen - chê, khẳng định - phủ định là một tất yếu trước sự ra đời và tồn tại của một hiện
tượng như thơ Nguyễn Bính. Nhưng điều đáng mừng là trong vòng 10 năm trở lại đây, thơ
của ông đã được phục hồi giá trị. Từ các nhà nghiên cứu văn học đến những độc giả bình
thường đều rất đề cao thơ Nguyễn Bính. Điều đó chứng tỏ sức sống, sự thấm đượm, lan tỏa
của thơ ông và thái độ nâng niu, trân trọng đối với một hồn thơ đã "đi đến tận cùng cái hồn
quê Việt Nam", đã làm sống dậy "hồn xưa của đất nước''. Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn
Bính ở những cấp độ, phương diện và khuynh hướng có khác nhau nhưng đó đều là thành
quả của tâm huyết và trí tuệ. Mặc dù các ý kiến hầu hết ở dạng các phần nhỏ trong các giáo
trình, các bài viết trong các cuốn sách và các bài báo nhưng đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề
khi làm đề tài này. Tuy vấn đề Hồn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà
nghiên cứu đề cập đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới có
những nhận định chung hoặc ở mức độ khái quát. Do đó chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể
vấn đề trên.
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Nguyễn Bính là một nhà thơ tài hoa, một hồn thơ phong phú và đa dạng. Giá trị của thơ
ông được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Trong phạm vi một luận văn, chúng tôi
không có điều kiện để tìm hiểu và khái quát tư tưởng nghệ thuật của ông. Như phần lý do
chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu đã nói, ở đây chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một phương
diện mà chúng tôi cho là cơ bản nhất, bao trùm nhất và đặc sắc nhất trong thơ Nguyễn Bính
đó là vấn đề Hồn quê Việt Nam. Khi giải quyết vấn đề, luận án này sẽ có những đóng góp
mới sau:
1. Hồn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính được tỏa sáng từ việc thơ ông đã làm sống
dậy một làng quê bình dị, chất phác và thi vị. Đó là cái hồn của quê hương Nguyễn Bính
nhưng cũng chính là cái hồn của quê hương Việt Nam của con người Việt Nam
2. Hồn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính còn được tỏa sáng từ sự khắc khoải, từ
niềm khát vọng được trở về với quê hương trong những ngày "sầu đô thị".
(16) Hoài Anh. Chân dung văn học. NXB Văn Nghệ, TP.Hồ Chí Minh, 1995, trang 194
(17) Trần Mạnh Hảo. Tài liệu đã dẫn.
13
3. Thơ Nguyễn Bính thâu giữ được Hồn quê Việt Nam trước hết phải nói đến phương
diện nghệ thuật - phương tiện khám phá và lý giải cuộc sống - mang tính cảm tính vừa mang
tính quan niệm của Nguyễn Bính như thể thơ, ngôn từ, hình ảnh đến nghệ thuật biểu hiện
đến quan niệm nghệ thuật về con người, giọng điệu nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ
thuật.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đặt thơ Nguyễn Bính trong hệ quy chiếu
với Văn hóa làng Việt Nam - Yếu tố mang đậm hồn quê Việt Nam - đã được hình thành và
phát triển hàng ngàn năm nay. Đồng thời chúng tôi cũng đặt Hồn quê Việt Nam trong thơ
Nguyễn Bính bên cạnh Hồn quê Viêt Nam đã được các tác giả khác từ thời Trung đại tới thời
thơ Mới thể hiện để thấy rõ hơn sự đặc sắc của thơ Nguyễn Bính
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong ngót 40 năm sáng tác, Nguyễn Bính đã để lại một khối lượng thơ lớn nhưng cho
đến nay chưa thể nói là đã sưu tập được đầy đủ. Những sáng tác của ông trong những năm
kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ và những năm tập kết ra Bắc cũng rất giá trị nhưng như ở
phần lý do chọn đề tài đã nói Hồn quê Việt Nam trong thơ ông: tỏa sáng nhất, thấm đượm
nhất, là ở những sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì thế khi tiến hành đề tài
nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu, khảo sát Hồn quê Việt Nam trong các tập
thơ sau :
1. Lỡ bước sang ngang
2. Tâm hồn tôi
3. Hương cố nhân
4. Một nghìn cửa sổ
5. Người con gái ở lầu hoa
6. Mười hai bến nước
7. Mây Tần
Cạnh bảy tập thơ này, chúng tôi còn căn cứ vào những bài thơ của Nguyễn Bính sáng
tác trong giai đoạn trên nhưng chưa được in thành tập. Cũng có những bài thơ lẻ của Nguyễn
Bính trước năm 1945 gửi cho ông Bùi Hạnh Cẩn ở dạng các bức thư và đã được đưa vào
trong cuốn Nguyễn Bính và tôiP(34)P xuất bản năm 1995. Như thế trong tay chúng tôi có hơn
250 bài thơ của Nguyễn Bính được sáng tác trong khoang thời gian 10 năm trước cách mạng
14
tháng tám 1945. Đây là nguồn tài liệu cơ bản để chúng tôi tìm hiểu vấn đề Hồn quê Việt Nam
trong thơ ông.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Với việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên luận án này chủ yếu đi
vào thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính nên sẽ sử dụng các phương pháp chính sau :
1. Phương pháp loại hình
2. Phương pháp lịch sử
3. Phương pháp hệ thống
4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
5- Phương pháp so sánh
Ngoài ra, khi tiến hành làm luận văn, một số phương pháp khác sẽ được sử dụng đan
xen vào.
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN:
Luận án này gồm ba phần: Dẫn luận, Nội dung và Kết luận.
Ở phần DẪN LUẬN gồm có:
- Lý do chọn đề tài và Mục tiêu nghiên cứu
- Lịch sử vấn đề
- Đóng góp mới của luận án
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Cấu trúc của luận án.
Ở phần NỘI DUNG gồm có ba chương:
UChương IU : "HỒN QUÊ VIỆT NAM" VÀ VÀI NÉT VỀ "HỒN QUÊ VIỆT NAM "
TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ MỚI.
UChương IIU : "HỒN QUÊ VIỆT NAM "-GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG THƠ NGUYỄN
BÍNH.
UChương IIIU :NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN •'HỒN
QUÊ VIỆT NAM" TRONG THƠ NGUYÊN BÍNH.
PHẦN KẾT LUẬN
15
CHƯƠNG 1: HỒN QUÊ VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ HỒN QUÊ VIỆT
NAM TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ MỚI
1.1. Giới thuyết về “Hồn quê Việt Nam”
"Hồn quê Việt Nam" là gì? Nó được hun đúc từ đâu và có thể miêu tả nó ra sao? Đây là
một vấn đề lớn và phức tạp. Hồn quê có thể cảm nhận được nhưng rất khó cụ thể hóa, mô
hình hóa. Nhưng chắc chắn rằng ''Hồn quê" được toát ra từ đời sống vật chất và tinh thần của
làng quê. Hay nói cách khác, "Hồn quê" được khởi nguyên từ Văn hóa làng. Trước khi đi
vào trình bày khái niệm "Hồn quê Việt Nam", chúng tôi xin được điểm qua vài nét đặc
trưng của làng Việt Nam và Văn hóa làng Việt Nam - nơi hun đúc, lưu giữ "Hồn quê Việt
Nam".
1.1.1. Đặc trưng làng xã Việt Nam:
Làng là một đơn vị địa bàn cư trú ở nông thôn. Đó là một đơn vị có đời sống riêng về
nhiều mặt và là đơn vị hành chính cấp thấp nhất thời phong kiến. Làng Việt Nam là một hiện
tượng lạ ở Đông Nam Á và trên thế giới. Gần đây có nhiều nhà xã hội học, văn hóa học của
Việt Nam và thế giới nghiên cứu địa bàn này. Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh, thì làng Việt
Nam được hình thành từ thời Hùng Vương7TP29F(1)P7T. Đến cuối đời Trần thì làng nước ta đã có cơ cấu
hoàn chỉnh và nhà nước phong kiến trung ương đã biến làng thành đơn vị hành chính tự
quản7TP30F(2)P7T. Như vậy tính đến cuối thế kỷ XX, làng Việt Nam đã phát sinh, phát triển và tồn tại
hàng ngàn năm. Và ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ làng xã Việt Nam đều có những sự biến đổi
nhất định. Dù vậy làng xã Việt Nam vẫn có những đặc trưng cơ bản, được PGS Thành Duy7TP31F(3)P7T
rút ra như sau :
- Ý thức cộng đồng là một đặc trưng của làng xã Việt Nam. Ý thức này có trước ý thức
cộng đồng dân tộc. Nó thể hiện trên hầu hết các mặt của cuộc sống ở nông thôn như tính cộng
đồng trong lao động sản xuất, trong việc chống ngoại xâm, bảo vệ làng xã, bảo vệ dân tộc,
trong việc xây dựng văn hóa, lối sống đạo đức...
- Do ý thức cộng đồng làng xã rất mạnh nên nhà nước phong kiến để cho làng có một
vị trí độc lập tương đối, do đó nảy sinh ý thức tự quản. Ý thức này được thể hiện trong hương
ước. Mỗi làng có một hương ước khác nhau, do người dân tham gia xây dựng và tự nguyện
thực hiện. Đây là một nhu cầu tự quản, một đặc trưng của làng xã Việt Nam.
(1) Toan Anh. Ta về ta tắm ao ta. NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, trang 87
(2) Đỗ Long - Trần Hiệp. Tâm lý cộng đồng làng và di sản. NXB KHXH, HN, 1993, trang 63
(3) Nguyễn Duy Quý - Vũ Ngọc Khánh - Thành Duy - Bùi Khắc Việt. Văn hóa làng và làng văn hóa (Dẫn theo
tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 (43), 1993).
16
- Một đặc trưng khác là tính đặc thù, độc đáo rất riêng của một làng. Có khi hai làng rất
gần nhau nhưng không làng nào giống làng nào. Giữa các làng thường khác nhau về nội dung
hương ước, về tập quán, nếp sống, về đời sống tâm linh, về tôn giáo và thậm chí về cách ứng
xử.
1.1.2. Vài nét về văn hóa làng:
Ở đây chúng tôi không đặt vấn đề tìm hiểu kỹ và miêu tả văn hóa làng mà chủ đích
chính là nêu lên những nét đặc trưng của bộ phận văn hóa này theo hướng yêu cầu của luận
án.
Trước kia Văn hóa làng chưa được nhận thức một cách đầy đủ nhưng gần đây các nhà
nghiên cứu đã khẳng định có một văn hóa làng. "Dùng thuật ngữ văn hóa làng" chính là
muốn làm rõ nét đặc sắc truyền thống dân tộc ở địa bàn cơ sở. Vì vậy có khả năng được
nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận. Đó là một thuật ngữ, một khái niệm có một nội hàm và một
ngoại diên xác định nên chúng ta có thể chấp nhận được. Nó giúp chúng ta hiểu được nội
dung của văn hóa làng xã, văn hóa cơ sở"7TP32F(1)P7T.
Bất kỳ một nền văn hóa nào cũng đều là sản phẩm của một cộng đồng. Đến lượt nó,
văn hóa lại tạo ra một động lực phát triển của cộng đồng và nhu cầu hưởng thụ của cộng
đồng. Văn hóa làng cũng không nằm ngoài mối quan hệ này. Ba đặc trưng của làng xã Việt
Nam đã chi phối đến Văn hóa làng và tạo nên đặc trưng cơ bản cũng như nội dung của bộ
phận văn hóa này .
1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của văn hóa làng:
1.1.2.1.1. Văn hóa làng là một hệ thống giá trị mang tính cộng đồng:
Những giá trị về vật chất và tinh thần của làng xã phải do cả cộng đồng từ thế hệ này
đến thế hệ khác góp công sáng tạo nên. Từ con đường làng, đến bến nước, ngôi đình, lớp học
cho con em đều do cộng đồng góp công, góp của để làm nên; những dịp hội hè đình đám cả
cộng đồng phải tham gia; trong làng, ai có việc vui, buồn cả làng đều có mặt. Tính cộng đồng
của văn hóa làng đã làm cho cái "tôi" ít có dịp được bộc lộ mà chỉ có cái ta là trên hết. Người
ta thường nói ''làng ta" (làng ta phong cảnh hữu tình) mà ít khi nói "làng tôi". Mà khi có nói
"làng tôi" thì người nói đó cũng đang đứng ở vị thế của một người đại diện cho cộng đồng
làng để thực hiện công việc "đối ngoại". Nhờ tính cộng đồng trong văn hóa làng mà mọi
người sống kết chặt với nhau. Những điều tốt đẹp được thăng hoa, được đề cao. Nhiều điều
(1) Nguyễn Duy Quý – Vũ Ngọc Khánh – Thành Duy – Bùi Khắc Việt. Tài liệu đã dẫn.
17
xấu bị cơ chế dư luận lên án và bài trừ, làm cho thuần phong mỹ tục được giữ vững, được bổ
sung và phát triển.
1.1.2.1.2. Văn hóa làm là một hệ thống giá trị mang tính tự trị:
Tính tự trị trong văn hóa làng được biểu hiện trên nhiều phương diện. Trước hết đó là
việc tự sáng tạo cho mình một đời sống văn hóa. Có nhiều giá trị mang ý nghĩa biểu trưng,
biểu tượng cho làng đều do những người dân làng tự tạo nên. Mái đình to hay nhỏ, quay theo
hướng nào; cổng làng được thiết kế ra sao; lũy tre làng có đủ khả năng để thể hiện tính tự trị
của làng hay không. Tất cả đều được chú ý xây dựng một cách cẩn thận. Kế đến mỗi làng đều
thờ Thành Hoàng để thể hiện tính độc lập về đời sống tâm linh, tín ngưỡng với làng khác.
Đặc biệt là mỗi làng có một hương ước. Ở đây đã quy định tất cả mọi hoạt động của người
dân làng. Tính chất, nội dung của bản hương ước ấy đã thể hiện được ý thức tự trị, tự quản
của làng. Đã gọi là một làng thì phải có bản sắc văn hóa riêng. Người dân làng ai cũng có tình
cảm tự nhiên sâu đậm đối với làng của mình. Ý thức này đã thấm sâu trong đời sống tâm linh
của cộng đồng. Một người trai làng đậu đạt cao, vinh hiển mà đi ở rể ở làng khác dứt khoát là
bên làng ''trai" không chịu. Làng này tự hào hơn làng khác ở số người đỗ đạt, ở trình độ học
vấn và ngay cả khả năng, quy mô của các phường hội trong làng. Tính tự trị trong văn hóa
làng còn được thể hiện ở việc người dân làng tự sáng tạo ra các giá trị để đáp ứng nhu cầu
của mình. Họ tự lập phường chèo, tự dựng lên những vở diễn và hoạt động theo nhu cầu và
thị hiếu thẩm mỹ của người dân làng. Như thế người dân làng rất có ý thức khẳng định "cái ta
làng"7TP3F(1)P7T để phân biệt với cái chung.
1.1.2.1.3. Văn hóa làng là một hệ thống giá trị mang tính nguyên hợp chưa tách phân,
chưa được chuyên môn hóa:
Văn hóa là một hệ thống giá trị bao gồm cả văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng
đồng và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Trong văn hóa làng, các phương
diện này còn mang đậm tính nguyên hợp. Những sáng tạo về vật chất như cây đa, bến nước,
đình làng, lũy tre làng... trước hết là những hoạt động sản xuất vật chất nhưng đồng thời cũng
có giá trị như một thực thể tất yếu trong đời sống tư tưởng tình cảm của người nông dân ở
làng xã. Nếu xét theo nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa (nghệ thuật) thì văn hóa làng không
có một lực lượng hoạt động chuyên nghiệp. Người sáng tạo, người thực hiện và người hưởng
thụ đều là những người nông dân làm ruộng. Nhiều khi họ tạo ra những giá trị tinh thần ngay
trong hoạt động sản xuất vật chất.
(1) Đỗ Long – Trần Hiệp. Sách đã dẫn.
18
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của văn hóa làng:
Văn hóa làng là một bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc, là đặc trưng của văn hóa dân
tộc. Cùng với những đặc trưng cơ bản trên Văn hóa làng có một nội dung phong phú và đa
dạng.
Theo PGS Vũ Ngọc Khánh nội dung của văn hóa làng được thể hiện qua ba bình diện:
văn hóa tư tưởng, văn hóa xã hội và văn hóa nghệ thuật7TP34F(2)P7T. Ta thấy ở mỗi bình diện này đều
chứa đựng nhiều giá trị quý báu.
1.1.2.2.1. Về bình diện văn hóa xã hội:
Văn hóa làng xét từ bình diện xã hội là xét việc tổ chức cộng đồng tập thể và ý nghĩa
của nó (giá trị). Đặc trưng của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng, và tính tự trị (tự quản) và
tính độc đáo riêng biệt. Từ đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn việc tổ chức cộng đồng làng xã. Cộng
đồng ấy được kết chặt, được thể hiện ở mấy cấp độ sau :
- Trước hết là mối quan hệ gia đình và dòng tộc. Đây là mối quan hệ rất đặc biệt.
Trong gia đình phải tuân thủ chặt chẽ theo thứ bậc: con cái, cháu chắt phải kính trọng ông
bà, cha mẹ; cha mẹ, ông bà phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái, cháu chắt. Chính mối quan
hệ này đã tạo nên nét đẹp trong tính cách và nếp sống của người Việt Nam. Và giá trị của
mối quan hệ này
- Thứ hai là mối quan hệ làng xóm ở làng xã được xây dựng trên cơ sở đùm bọc lẫn
nhau. Điều này do tính cộng đồng và tính tự trị quy định.
1.1.2.2.2. Về bình diện văn hóa tư tưởng:
Một làng thường có đình làng, ngôi đền thờ Thành Hoàng, lũy tre, giếng nước, cây đa,
bến đò... tất cả đã trở thành giá trị biểu trưng cho đời sống tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên cùng với những tập tục như cưới xin, ma chay, ngày tết ngày hội đều để lại những giá trị
quý báu mà ngày nay chúng ta vẫn cần tiếp tục bảo lưu và phát triển.
1.1.2.2.3. Về bình diện văn hóa nghệ thuật:
Văn hóa làng ở bình diện này có nhiều giá trị độc đáo và thú vị. Nó được biểu hiện ở
các khía cạnh sau :
- Những phường chèo, phường trống của làng biểu diễn trong ngày hội với niềm phấn
chấn hân hoan của người dân làng. Thường thì những vở diễn đề cao cái thiện, cái tốt, bài trừ
cái xấu, cái ác.
(2) Nguyễn Duy Quý – Vũ Ngọc Khánh – Thanh Duy – Bùi Khắc Việt. Tài liệu đã dẫn.
19
- Những đêm hát giao duyên, những đêm hát trong lao động của các phường, hội.
Chính trong lời ca, tiếng hát này, vẻ đẹp tự nhiên của tâm hồn người dân quê được bộc lộ
- Những bức tranh dân gian và cách trang trí cho ngôi chùa, ngôi đền và đình làng cũng
thể hiện cách cảm, cách nghĩ và lối thể hiện vừa mộc mạc vừa sâu sắc.
Ba bình diện của văn hóa làng kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và thường là đan
xen nhau góp phần tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho văn hóa dân tộc.
1.1.3. Hồn quê Việt Nam:
Theo Từ điển tiếng Việt 7TP35F(1)P7T : Hồn d.l. Thực thể tinh thần mà tôn giáo và triết học duy
tâm cho là độc lập với thể xác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống và tâm lý của con
người; linh hồn ... 2. Tư tưởng và tình cảm của con người (nói khái quát). Quê d.1. Nơi gia
đình , dòng họ đã nhiều đời làm ăn sinh sống , thường đối với mình có sự gắn bó tự nhiên về
tình cảm. 2. Nông thôn, nơi có đồng ruộng và làng mạc.
Qua việc xác định nghĩa của các từ này, ta thấy "Hồn quê" là sự kết hợp từ tạo nên một
tổ hợp nghĩa . Vậy chưa kết luận "Hồn quê" là một thuật ngữ biểu đạt khái niệm, ta hãy nói
đến "Hồn quê" và đặc trưng của "hồn quê" là gì?
Thứ nhất, từ "Quê" ở đây là một danh từ, do đó không đề cập đến khía cạnh quê mùa.
"Quê" có thể đồng nhất với làng ở phương diện địa bàn cư trú của những người nông dân gắn
bó với nghề làm ruộng. Cao hơn nữa, "Quê" là quê hương bản quán. Và ở cấp độ vĩ mô
"Quê" là đất nước, là quốc gia . "Quê" được hiểu ở cấp độ đó là xuất phát từ văn hóa tổ chức
cộng đồng của tộc người Việt Nam như PGS-TS Trần Ngọc Thêm khẳng định "Một nền văn
hóa gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn lại là lĩnh vực quan trọng
nhất. Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn
tính cách con người. Nắm vững những đặc thù của tổ chức nông thôn tức là nắm được chìa
khóa trong việc tổ chức đời sống cộng đồng của người Việt Nam”7TP36F(1)P7T. Về địa bàn cư trú có thể
đồng nhất "Quê" với làng . Tuy nhiên từ ''Quê" được dùng với một sắc thái biểu cảm còn làng
chỉ mang tính chất trung tính.
Thứ hai, người ta vẫn thường nói "Bức tranh này có hồn'' , "Bài thơ này rất có hồn"...
Đó chính là sự khẳng định giá trị tinh thần tinh túy nhất toát ra từ bức tranh, từ bài thơ. "Hồn"
chính là yếu tố tạo nên sức sống cho một thực thể, yếu tố làm cho một thực thể nào đó tồn tại
(1) Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.
(1) Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam. NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997, trang 200.
20
trong cảm thức của con người . ''Hồn" của thực thể như thế nào đó là do sự cảm nhận phong
phú đa dạng của con người. Chính vì thế "Hồn" rất khó miêu tả về mặt lý thuyết.
Trở lại với "hồn quê" - "Hồn quê Việt Nam" - giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc
nhất của làng quê, làng xã. Cái tạo nên thực thể là văn hóa. Văn hóa bao trùm lên tất cả mọi
hoạt động của cộng đồng. Những giá trị đẹp nhất, tinh túy nhất, đặc sắc nhất đã kết tụ lại tạo
nên cái hồn của làng quê, làng xã Việt Nam. Đó chính là cái đã tạo nên sức sống, tạo nên sự
trường tồn của làng quê, làng xã Việt Nam.
Như vậy "Hồn quê Việt Nam" là cái linh hồn của làng quê Việt Nam. Ba yếu tố: Làng
xã - Văn hóa - Làng và "Hồn quê" quan hệ hữu cơ với nhau. Văn hóa rộng hơn "Hồn quê" .
Nó bao gồm cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, còn "Hồn quê" là giá trị tinh thần của văn
hóa. Chính vì thế văn hóa là yếu tố thâu giữ "Hồn quê". Hay nói cách khác "Hồn quê" được
bộc lộ từ văn hóa và là yếu tố đặc sắc nhất, tinh hoa nhất của văn hóa . Có thể người ta không
được giáo dục nhiều, nhận thức nhiều về văn hóa nên có thể người ta không chú ý nhiều đến
nó hoặc có thể không ý thức về nó. Nhưng "Hồn quê", hồn làng thì không. Một món ăn đậm
đà hương vị quê hương, một nét phong cảnh hữu tình... sẽ đọng mãi trong tình cảm của các
thế hệ người dân làng. Điều đó cũng đủ thấy "Hồn quê" gắn bó và ăn sâu trong đời sống tình
cảm của người dân như thế nào.
Như trên đã nói, "Hồn quê Việt Nam" gắn chặt với văn hóa làng Việt Nam. Trong cuộc
sống thường nhật, người ta ít chú ý đến những biểu hiện của văn hóa mặc dù nó hết sức cần
thiết. Nhưng khi có một khoảng cách về thời gian hoặc không gian thì những yếu tố của văn
hóa lại trở thành niềm khao khát mong chờ, trở thành những điều gần gũi thân thương nhất,
sâu đậm nhất trong tình cảm của mỗi một con người. Người cao tuổi xa quê thường nhớ quê
da diết hơn. Ở nơi xa lạ, họ nghe một giọng nói quê hương thường muốn bắt chuyện làm
quen để giãi bày nỗi niềm về quê hương. Trong ngày rằm tháng bảy (ngày giỗ tổ), một cụ già
theo con cháu từ ngoài Bắc vào định cư tại Đà Lạt cứ thẫn thờ vì nhớ quê hương, nhớ họ
hàng, nhớ ngày thiêng liêng nhất của dòng tộc mình. Một Việt kiều ở Pháp nuôi ếch trong
vườn để được nghe tiếng ếch kêu, để được hoài niệm về quê hương xứ sở của mìnhP37F(1)P. Văn
hóa Việt Nam là văn hóa gốc nông nghiệp nên ở tầng sâu xa nhất, những gì thân thuộc nhất,
gần gũi nhất, tự nhiên nhất đã thuộc về địa bàn nông thôn. Với việc tổ chức làng xã, với
những phong tục tập quán, với mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ, với những lễ hội, với những
hoạt động nghệ thuật sinh động, thuần phác, với những cảnh sắc thơ mộng bình dị mà chứa
bao nỗi thân thương trìu mến. Chính nơi ấy, tổ tiên mình đã ngàn đời sinh sống, chính nơi ấy
(1) Hoài Việt. Sách đã dẫn, trang 17.
21
còn để lại bao dấu tích công lao của cha ông mình. Chính nơi ấy cha ông mình đã gửi nắm
xương tàn về với đất. Và chính nơi ấy đã trở thành một phần máu thịt của mình.
Vì thế "Hồn quê Việt Nam" chính là tâm hồn Việt Nam. Người ta rung động, xúc cảm
một cách rất tự nhiên trước một sự vật, một hiện tượng mà người ta cảm thấy gần gũi. Người
ta cảm thấy đó như là cái của mình, của quê hương, đất nước mình. Chính sự vật hiện tượng
ấy đã đánh thức tâm khảm người ta, đã khơi dậy những gì sâu kín nhất trong đời sống nội
tâm của người ta.
Như vậy cơ chế để tạo nên "Hồn quê Việt Nam" là: cảnh sắc và cuộc sống làng quê
phải chứa đựng một giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc nhất. Giá trị tinh thần ấy phải có
khả năng tác động vào ý thức, vào tâm hồn của con người, phải gợi được những tình cảm sâu
đậm, thuần phác, và tự nhiên nhất.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn học nói riêng dùng từ "Hồn
quê" để biểu đạt cái mà họ cảm nhận được và làm rung động lòng người từ các làng quê làng
xã nói riêng. Từ quê hương, đất nước Việt Nam nói chung. Chúng ta nhận thấy có "Hồn quê
Việt Nam". Và từ đó chúng ta chấp nhận "Hồn quê Việt Nam" là một thuật ngữ, là một khái
niệm.
Như vậy ta có thể tạm đưa ra một định nghĩa "Hồn quê Việt Nam" như sau: "Hồn quê
Việt Nam'' là tinh thần đặc biệt của làng quê Việt Nam, do những giá trị văn hóa lâu đời kết
tinh lại mà thành, tạo nên sức sống của làng quê Việt Nam, đã làm rung động những tình
cảm sâu đậm nhất, thuần phác nhất và sâu kín nhất trong đời sống nội tâm của con người
Việt Nam.
1.2. Vài nét về “hồn quê Việt Nam" trong thơ Trung đại và Thơ Mới:
1.2.1. Thơ ca với "Hồn quê Việt Nam"
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, là một hoạt động tinh thần của con người. Nó
thuộc về văn hóa nghệ thuật. Ở một nước có nền văn hóa gốc nông nghiệp như ở nước ta, con
người sống thiên về duy cảm, trọng tình cho nên thơ ca cũng thể hiện khuynh hướng ấy rất
rõ. Lê Quý Đôn quan niệm thơ bao gồm tình - cảnh - sự . Cái tình, cảnh, sự ấy ở nước ta gắn
liền với cuộc sống nông nghiệp, nông thôn đến mấy nghìn năm. Nó chỉ mới bị pha tạp, giao
hòa khoảng hơn một thế kỷ nay. Chính vì thế mà thơ ca Việt Nam có một luồng mạch quan
trọng gắn liền với văn hóa nông nghiệp nói chung và văn hóa làng nói riêng. Nó đã thể rõ giá
trị Chân - thiện - mỹ Việt Nam theo cách cảm nhận và cách nghĩ Việt Nam. Cuộc sống gian
khó đau thương và đậm đà tình nghĩa với tính tình mộc mạc, với khát vọng một cuộc sống ấm
22
no hạnh phúc cùng với phong cảnh hữu tình là một nguồn thi hứng vô tận cho thơ ca Việt
Nam. Hơn ai hết, nhà thơ - chủ thể trữ tình - là những người rất nhạy cảm trước cuộc sống.
Họ chắt lọc, họ cảm nhận được những vấn đề tinh túy nhất, đẹp nhất và sâu sắc nhất, cho dù
những vấn đề ấy nhiều khi chỉ là những nét thoáng qua.
Người đọc thấy được một cuộc sống làng quê Việt Nam trong các trang thơ. Cuộc sống
đó được cảm nhận tinh tế, được biểu hiện bằng cả tình yêu tha thiết. Đó có thể chỉ là một
chiếc lá vàng rơi trong tiết heo may thu sớm, một sắc cỏ mùa xuân, đó có thể chỉ là một con
đò gối bãi bên con sông quen thuộc của quê hương, là một cánh diều no gió chơi vơi trên tầng
không trong trẻo, hoặc chỉ là một nét phong tục tập quán từ ngàn xưa để lại.
Về phương diện này có thể nói ca dao ta đã bộc lộ rõ nhất và sâu đậm nhất. Thơ ca của
văn chương bác học cũng có nhiều tác phẩm hay khi viết về làng quê, về quê hương đất nước
mình. Tuy chưa trở thành một hệ thống, mọt luồng mạch riêng, nhưng các tác giả của các tác
phẩm ấy đã đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam. Qua đó họ
đã thể hiện cái tình với quê hương mình.
Như vậy trong lịch sử văn học Việt Nam, không ít tác giả, tác phẩm đá chú ý miêu tả
những nét đẹp Việt Nam mà địa bàn nông thôn làng xã Việt Nam là cơ sở. Và cao hơn, rộng
hơn là quê hương đất nước Việt Nam. Chính giá trị này đã tạo nên yếu tố "Hồn quê Việt
Nam" trong thơ ca Việt Nam.
"Hồn quê Việt Nam" trong thơ ca chính là sự đề cập, biểu hiện những yếu tố mang tinh
thần đặc biệt của làng quê Việt Nam, do những giá trị văn hóa lâu đời kết tinh lại mà thành,
tạo nên sức sống của hình tượng làng quê trong thơ và đã làm rung động những tình cảm sâu
đậm nhất, thuần phác nhất trong đời sống nội tâm của con người Việt Nam.
Như thế chúng ta thấy, để có một "Hồn quê Việt Nam" trong thơ phải có hai quá trình:
Quá trình thứ nhất: Nhà thơ cảm nhận cái hồn của cảnh vật và thể hiện trong lời thơ của
mình. Quá trình thứ hai: người đọc cảm nhận cái hồn của cảnh vật từ trang thơ tức là từ thế
giới hình tượng trong thơ. Cả hai quá trình này đều đòi hỏi phải có một tâm hồn tinh tế. Ta
có thể mô hình hóa như sau :
23
1.2 2. Nét "Hồn quê Việt Nam " trong một số tác giả, tác phẩm của văn học
Trung Đại:
1.2.2.1. Nét "Hồn quê " trong một số thi phẩm của văn học Lý -Trần:
Cảm hứng chủ đạo của văn học Lý - Trần là cảm hứng dân tộc với biểu hiện cơ bản là
tinh thần yêu nước và ý chí quật cường trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm - Cảm hứng
đó còn biểu hiện ở sự ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, ở tình cảm gắn bó tha thiết với quê
hương. Tuy không nhiều nhưng chúng ta có thể bắt gặp những vẻ đẹp , những tình cảm đó
trong một số thi phẩm của giai đoạn này. Trần Nhân Tông - một vị vua tài đức đã viết:
"Thôn Hậu, thôn Tiền đạm tự yên,
Bán vô, bán hữu, tịch dương biên
Mục đồng địch Lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"
(Thiên trường vãn vọng)7TP38F(1)
Bài thơ là một bức tranh thôn quê, giản dị, chân chất, mà chan chứa một niềm vui, một
tình yêu sâu sắc. Nét hồn quê ở bài thơ toát ra từ sự mờ ảo sương khói của chôn quê, từ bước
chân trâu đi trong tiếng nhạc, từ một cánh cò trên mặt ruộng xanh. Một cảnh quê bình yên và
hạnh phúc. Bài thơ có lẽ sống mãi là nhờ những hình ảnh giản dị, mộc mạc và thơ mộng đó.
Trần Nhân Tông được gợi hứng trực tiếp từ cảnh sắc của Thiên Trường. Còn Nguyễn
Trung Ngạn viết về quê hương từ một sự gợi hứng khác : Từ nỗi nhớ, từ sự đối lập cảnh và
tình :
Lão tang, diệp lạc, tàm phương tận
Tảo đạo hoa hương, giải chính phì
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo
Giang Nam tuy lạc bất như quy,
(Quy hứng)P39F(P7T1)
(Dâu già lá rụng tằm vừa chín
(1) Thơ văn Lý – Trần, tập II, thượng. NXB KHXH, HN, 1989.
(1) Tuyển tác phẩm văn học 10, tập 1, NXB Giáo Dục, 1990.
24
Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà )
Tình ý bài thơ thật giản đơn mà thật sâu sắc. Tác giả đi xa mong muốn được trở về.
Giữa chốn sang trọng vui vẻ lại muốn trở về với sự nghèo khổ của quê hương. Cái sâu sắc
của bài thơ chính là chỗ đó. Và hồn quê toát ra cũng từ chỗ đó. Từ mảnh đất Giang Nam xa
xôi xứ người ấy, tác giả thực sự trở về quê hương xứ sở bằng tâm tưởng, bằng tình yêu và
bằng cả bản lĩnh văn hóa của mình.
Tuy chưa phải là nguồn mạch chủ yếu nhưng một số thi phẩm của văn học Lý - Trần
đã thể hiện được những vẻ đẹp tao nhã, thanh khiết và mộc mạc của thôn quê, của quê hương
Việt Nam với một tình cảm mến yêu và gắn bó tha thiết. Đây là một vốn quý cho nguồn thi
hứng đồng quê của văn học Việt Nam sau này.
1.2.2.2. Nét "Hồn quê "trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi:
Nguyễn Trãi có nhiều bài thơ hay về quê hương, về cảnh vật nơi thôn dã. Có đến hàng
trăm bài thơ của ông (trong tập Quốc Ẩm thi tập và Ức Trai thi tập) đã gợi cho người đọc sự
khát khao được sống giao hòa với thiên nhiên và đặc biệt hơn sự ý thức về quê hương mình.
Bài thơ "Thanh Minh" gây xúc động cho người đọc khi ông bấm đốt ngón tay nhẩm tính mấy
tiết thanh minh đã qua để rồi buồn đau vì không chăm nom được phần mộ của người thân ở
quê nhà. Và nỗi buồn đó càng trầm sâu khi ông tự ép mình một chén rượu hòng vơi bớt nỗi
buồn, nỗi nhớ ấy. Ta lại gặp ý thơ này, tình cảm này trong bài thơ "Quy còn sơn chu trung
cảm tác". Một nét phong tục lâu đời và thiêng liêng của dân tộc đã trở thành thổn thức và
thiêng liêng gấp bội qua lời thơ Nguyễn Trãi.
Hai bài thơ ''Trại đầu xuân độ" và "Mộ xuân tức sự" lại tác động đến tình cảm người
đọc bằng vài nét về cảnh sắc mùa xuân. Mùa xuân ở đây được miêu tả với những hình ảnh
quen thuộc : màu xanh miên man của đồng cỏ, lất phất làn mưa xuân , hoa xoan nở trong mưa
bụi, một con đò trên sông vắng... Nhưng cái đặc sắc ở đây là những cảnh vật ấ y đã nhuốm
một tâm trạng bâng khuâng một nỗi niềm hoài niệm, tạo một dư vị ngọt ngào trong tâm hồn
người đọc.
1.2.2.3. Nét hồn quê trong thơ Nguvễn Du:
Cũng như bao người con quê hương, Nguyễn Du luôn hoài niệm về xứ sở của mình.
Chính từ đó đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác nhiều bài thơ hay về quê hương Tiên Điền.
Tình cảm này được thể hiện rõ nhất trong tập "Thanh Hiên thi tập" và "Nam trung tạp ngâm".
25
Ở đó tình cảm và tâm trạng của Nguyễn Du phần nào giống với Nguyễn Trãi. Đó là một nỗi
nhớ da diết, một tình yêu thiết tha và một nỗi buồn sâu đậm đối với quê hương trong những
ngày xa cách "Xuân dạ":
"Ky lữ đa niên đăng hạ lệ,
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
Nam Đài thôn ngoại Long Giang thủy,
Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm. (Kim)".
Cái hồn quê của bài thơ cứ bàng bạc mặc dù tứ thơ không mới. Cùng với mạch cảm
hứng này, cái hồn quê, tình quê trong bài:"Độ Long vĩ giang" (Qua sông Long Vĩ) càng thấm
đượm hơn ._.thành không
gian trần thế gần gũi..."P(3)P.
Nguyễn Bính cảm nhận, thể hiện không gian theo cách riêng của mình. Vẫn là không
gian làng quê, không gian đô thị và không gian xa cách nhưng khi vào thơ Nguyễn Bính nó
đã trở thành sống động, trở thành hình tượng không gian. Tức là không gian ấy vừa cụ thể,
vừa khái quát, vừa gợi cảm, vừa thể hiện cá tính sáng tạo của Nguyễn Bính. Đặc điểm của
không gian nghệ thuật luôn gắn với đặc điểm của thời gian nghệ thuật trong thơ ông. Chúng
tôi cho rằng không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính là không gian tâm tưởng. Nguyễn
Bính thể hiện không gian bằng ấn tượng bằng sự khơi gợi nên ông không tả cụ thể. Không
gian đó được nhìn qua con mắt của một thi sĩ lãng mạn nên mang đậm chất thi vị. Tuy nhiên,
cái không gian trong thơ Nguyễn Bính được thể hiện khác nhau và có sức gợi khác nhau theo
từng hoàn cảnh tâm trạng.
Không gian làng quê trong thơ Đoàn Văn Cừ và Anh Thơ vẫn được thể hiện bằng
những chất liệu quen thuộc: Mùa xuân, bến đò, đám hội. Cũng không gian đó, nhưng ở thơ
Nguyễn Bính chúng ta chỉ thấy nỗi niềm mà ít thấy cảnh. Điều này xuất phát từ ý thức nghệ
(1) Vương Trí Nhàn. Thế giới hôm qua. Tài liệu đã dẫn.
(2), (3) Trần Đình Sử. Sách đã dẫn, trang 166.
91
thuật của từng tác giả, ở cách thức thể hiện của từng tác giả. Tại không gian làng quê đó
Nguyễn Bính thể hiện một thế giới nghệ thuật của cái đẹp. Chính vì thế ông chỉ chọn những
chi tiết, những biểu hiện của cảnh của cuộc sống thuộc về mảng sáng. Cảnh sắc đến con
người trong thơ ông hòa quyện với nhau tạo nên một không gian làng quê yên bình và thơ
mộng. Hình như để khắc họa hình tượng không gian tâm tưởng qua không gian làng quê,
Nguyễn Bính đặc biệt chú ý đến mùa xuân, những đêm hội, những ngày Tết, những đám
cưới, những mảnh vườn, những mái tranh, những con người mộc mạc, chân chất, và thiết tha
giao cảm:
" Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non cành tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi"
(Xuân về)
Không gian đó vừa cụ thể vừa gửi được sự liên tưởng chung đến không gian quê
hương vào mùa xuân trong tâm hồn của người đọc. Nguyễn Bính thường thể hiện không gian
làng quê với những nét tươi sáng về màu sắc: màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu nhung,
màu xanh của vườn của hoa lá, của những cánh bướm, của những tà áo và đặc biệt là sắc
diện của các cô gái :
"Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em dừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh
(Mưa xuân)
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
92
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(Xuân về)
Thể hiện không gian làng quê, Nguyễn Bính không chú ý đến sự ảm đạm, u tối và tù
đọng của nó mà ông tập trung thể hiện một không gian tươi sáng, bình yên và thơ mộng. Phải
chăng có một không gian nghệ thuật như vậy là xuất phát từ niềm mơ ước, khát khao của
chính Nguyễn Bính về một cuộc sống tươi đẹp của làng quê Việt Nam?
Không gian tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính còn được thể hiện ở loại Không gian
chia ly. Trong thơ Đường và thơ Trung Đại của ta không gian chia ly, tiễn biệt thường là một
bến đò hoặc một chiếc cầu hoặc một ngàn dâu xanh. Trong thơ Nguyễn Bính có thêm một
loại không gian chia ly mới: sân ga và con tàu. Tuy Nguyễn Bính vẫn sử dụng những chất
liệu cũ nhưng không gian nghệ thuật trong thơ ông đã mang một tố chất thẩm mỹ mới. Nếu
những cuộc chia ly trong thơ Cổ chủ yếu diễn ra giữa những người đàn ông, khao khát chí
"tang bồng hồ thỉ" thì trong thơ Nguyễn Bính có hai loại chia ly: Chia ly tình duyên và chia
ly để thực hiện khát khao tìm đến "bến vinh quang". Nguyễn Bính đã tổ chức không gian cho
những cuộc chia ly ấy vừa truyền thống vừa hiện đại.
Những cuộc chia ly trong tình duyên thường được Nguyễn Bính đặt trong một không
gian vừa thực vừa ảo: con đò, con thuyền, bến đò, dòng sông: "Bến đò đã tắt chuyến sang
ngang", "Đưa nàng sang tận bến đò ngang", "Tình đã sang sông đã tới bờ", "Tuy gang tấc
đây mà tôi biết", "Người cách sông rồi, tôi cách sông", "Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông".
Tiêu biểu nhất cho việc tổ chức Không gian chia ly của Nguyễn Bính là bài thơ dài "Lỡ bước
sang ngang". Ồng để cho nhân vật ''sang ngang" trên một con thuyền, trên một dòng sông
đầy sự đe dọa :
"Rồi đây sóng gió ngang sông
Đầy thuyền hận chị lo không tới bờ"
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu"
Cách mấy mươi con sông sâu
Và trăm vạn nhịp cầu chênh vênh"
"Chị từ lỡ bước sang ngang
93
Trời giông bão giữa tràng giang lật thuyền"
Tôi ra đứng tận đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa"
Với chất liệu chủ yếu: Con thuyền, dòng sông và ngàn dâu, Nguyễn Bính đã tạo được
một không gian nhuốm đầy tâm trạng. Chính không gian này gợi cho người đọc thấu tỏ hơn
và đồng cảm hơn với thân phận của cô gái đi lấy chồng trong tâm trạng "Trăm cay nghìn
đắng".
Bên cạnh không gian chia ly mang màu sắc truyền thống đó, Nguyễn Bính còn tổ chức
một loại không gian chia ly khác đó là con tàu và nhà ga. Con tàu và nhà ga trong thơ ông đã
chuyển hóa thành một thực thể mang chứa nỗi niềm của con người :
"Tàu chạy hình như để chở buồn
Chở người đi nhớ kẻ về thương
Nâng bao nhiêu gót chân xinh đẹp
Tàu chạy đêm nay có lạc đường
(Chuyến tàu đêm)
"Lừng lững tàu đi mất nửa rồi
Sao không dừng lại ở ga tôi
Lấy mươi lăm phút cho tôi gửi
Chút ít xuân xanh trả lại giời"
(Chuyến tàu đêm)
Không gian ở đây không còn tươi sáng, ấm áp và bình yên như không gian làng quê.
Không gian này phần nào lạnh lẽo và cô đơn. Đối với Nguyễn Bính không gian nhà ga là
không gian của ly tán :
"Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này ?"
(Những bóng người trên sân ga)
94
Không gian chia ly trong thơ Nguyễn Bính bao giờ cũng chứa đựng đầy những lo âu,
bất ổn và đe dọa đến thân phận con người.
Không gian tâm tưởng trong thơ Nguyễn Bính còn được thể hiện ở một loại Không
gian gián cách. Nhân vật ở không gian này trông ngóng về không gian khác. Không gian này
bao giờ cũng có "vật cản":
"Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau một dậu mùng tơi xanh rờn"
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng"
(Người hàng xóm)
"Chén sầu nghiêng giữa tràng giang
Canh gà bên ấy giằng sang bên này"
(Một con sông lạnh)
Loại không gian này được Nguyễn Bính sử dụng trong khi thể hiện sự chia ly trong tình
duyên hoặc trong nỗi hoài hương của người con đi xa:
" Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”
(Hành Phương Nam)
"Thôn Vân ơi hỡi thôn Vân
Nơi nào kết giải mây Tần cho ta"
(Thôn Vân)
Không gian gián cách trong thơ Nguyễn Bính là một phương thức tổ chức không gian
để tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật được bộc lộ rõ hơn.
Không gian tâm tưởng là đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật của thơ Nguyễn
Bính. Cảnh sắc và con người trong không gian đó là cảnh sắc và con người của làng quê Việt
Nam. Người đọc cảm nhận được ở đó một vùng kí ức đẹp đẽ, ấm áp và gần gũi.
Thời gian nghệ thuật: là sự quan niệm thời gian là một yếu tố nghệ thuật. Thời gian vật
lý là thời gian khách quan được đo, được tính một cách cụ thể. Thời gian nghệ thuật không
hẳn như thế. Theo trục thời gian và trong không gian, tác giả thể hiện thế giới nghệ thuật của
95
mình. Chính vì thế thời gian nghệ thuật sẽ trở thành một hình tượng nghệ thuật mang đậm nét
quan niệm của nhà văn.
Trong thơ Nguyễn Bính, thời gian cũng có thời gian ba chiều nhưng cách tổ chức của
ông đã biến thời gian đó trở thành một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Ông thường
dùng các từ chỉ thời gian: Thuở ấy, thuở trước, năm xưa, ngày xưa, năm ấy, cái ngày, từ
ngày, bữa ấy v.v... Đây chính là cách biểu hiện thời gian quá khứ.
Nét chính có tính quy luật trong thời gian nghệ thuật của Nguyễn Bính là thời gian quá
khứ tạo thành một thời gian nghệ thuật: Thời gian tâm tưởng.
Tuy nhiên trong thơ ông có mô típ thời gian theo mùa vụ: Mùa xuân. mùa thu, mùa
đông: (Mấy lần xuân trôi chảy mãi /Thu đi trên những cánh bàng) nhưng đặt trong một hoàn
cảnh tâm trạng nhớ tiếc quá khứ, bâng khuâng trong hiện tại lại tạo cho thời gian đó mang
một nét tâm trạng mới.
Cách tổ chức thời gian tâm tưởng đã giúp Nguyễn Bính thể hiện tâm trạng của "nỗi
lòng" hiệu quả cao hơn. Thời gian đó đã hoàn toàn thuộc về quan niệm chủ quan của Nguyễn
Bính, chứa tâm trạng, nỗi lòng và mơ ước, khát khao của ông đối với cuộc đời. Chính cách tổ
chức thời gian tâm tưởng ấy, làm cho mọi sự kiện của cuộc sống hầu như được đẩy lùi về quá
vãng, tạo nỗi niềm lưu luyến bâng khuâng cho người đọc.
3.2. Hình thức thơ Nguyễn Bính:
3.2.1. Thể thơ và cách thức thể hiện:
Lâu nay khi xem xét thể loại thơ Nguyễn Bính, các nhà nghiên cứu đều đánh giá rằng
thành công nhất của ông là việc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống một cách nhuần nhị, đặc
biệt nhất là việc ông đưa vào thơ lục bát các chất mới của thời đại. Về vấn đề này bà Đoàn
Thị Đặng Hương nhận định: “Về mặt thi pháp trên thi đàn Thơ Mới, Nguyễn Bính có thể coi
là một cách tân. Sáng tạo trong một cấu trúc có sẵn, một mô hình truyền thống cố định là một
điều khó khăn không kém, sự sáng tạo ra những cấu trúc mới cho thơ. Ông là nhà thơ đầu tiên
trên thi đàn thơ hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thức thơ ca dân gian (đặc biệt là của ca
dao dân ca) để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của Thơ Mới: Nội dung trữ tình cá nhân của một
nhà thơ lãng mạn”.
Việc sử dụng thể thơ lục bát với nhịp điệu nhịp nhàng, với âm điệu trầm lắng dễ đọc, dễ
thuộc để chuyển tải một nội dung tình cảm thiết tha chân thành và hồn nhiên đã góp phần làm
cho thơ Nguyễn Bính có sức phổ cập rộng rãi trong mọi tầng lớp người đọc và nhận được sự
96
đồng vọng chân thành và tự nguyện của họ. Cũng nhờ Nguyễn Bính sử dụng thể thơ lục bát
mà tính dân tộc và đặc biệt là hồn quê được chuyển tải và được bộc lộ rõ nét hơn.
Khi nói đến nghệ thuật biểu hiện của thơ Nguyễn Bính người ta có thể phác ra nhiều
khía cạnh khác nhau có liên quan mật thiết đến quan niệm về con người, giọng điệu, thời gian
và không gian nghệ thuật. Nhưng cái chung nổi trội trong nghệ thuật của thơ ông là lối ví von
và cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ. Có nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng đây là sự
tiếp nối truyền thống nghệ thuật biểu hiện của ca dao dân ca với một tình cảm mới, với một
"cái tôi" trữ tình lãng mạn.
Trước hết đó là cách so sánh :
"Hồn tôi như vũng nước đầy
Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi"
(Vũng nước)
Hoặc :
"Hồn tôi giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh
Hồn cô cát bụi kinh thành
Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe"
(Tình tôi)
Quả thật cách so sánh của Nguyễn Bính vẫn nhuần nhụy và có hồn như ca dao. Nhưng
cái hay của Nguyễn Bính là đã đối lập sự tương đồng của từng cặp đối một để làm nổi bật
tâm trạng, thái độ và tình cảm của mình. Ca dao ít khi có sự so sánh như Nguyễn Bính. Hay
nói cách khác nghệ thuật so sánh trong thơ Nguyễn Bính là sự so sánh "kép" còn ca dao là sự
so sánh "đơn". Cách sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy cũng góp phần tạo cho thơ ông sự
lung linh, lan tỏa.
Bên cạnh đó, Nguyễn Bính sử dụng rất nhiều ẩn dụ: Giàn trầu, hàng cau, đám cưới, con
đò sang ngang, mái gianh, vườn cam, vườn dâu v.v... Nếu giàn trầu, hàng cau, đám cưới là
biểu tượng cho tình yêu lứa đôi, hạnh phúc lứa đôi thì con đò là biểu tượng cho sự chia ly, lỡ
làng. Đặc biệt là Nguyễn Bính đã lấy các loại vườn để làm biểu tượng cho gia đình, cho quê
hương :
"Nàng mà làm dâu nhà tôi
97
Vườn dâu nó thẹn với đôi tay ngà"
(Nhà tôi)
Ở đây "vườn dâu" chính là gia cảnh của nhân vật trữ tình được thể hiện bằng sự liên
tưởng giữa nếp sống của "nàng" với nếp sống thanh đạm của gia đình nhân vật trữ tình. Việc
sử dụng hệ thống ẩn dụ là để diễn ý, diễn tình. Nhưng bên cạnh đó, thơ Nguyễn Bính còn có
lối lập ý rất tài tình theo thể tỉ của ca dao. Tác giả cứ nói vòng vo trước sau mới đề cập đến
vấn đề chính, nhiều khi tạo được sự bất ngờ, thú vị và duyên dáng. Kiểu lập ý này được tác
giả sử dụng trong khá nhiều bài thơ: "Qua nhà", "Tương tư", "Truyện cổ tích" v.v...
Như thế cách so sánh, diễn ý và lập ý trong thơ Nguyễn Bính vừa tạo được sự hứng thú
thẩm mĩ tức thời vừa tạo được sự liên tưởng có chiều sâu đối với người đọc.
Thể thơ, từ ngữ, hình ảnh và nghệ thuật biểu hiện trong thơ Nguyễn Bính nếu được
khảo sát kỹ chắc chắn sẽ góp phần đắc lực cho việc lý giải "cái lý" của nghệ thuật thơ ông.
Những phương diện nghệ thuật này không tách khỏi những phương diện khác như cái nhìn
nghệ thuật về con người, giọng điệu nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật. Đồng
thời, thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh cũng chịu sự chi phối của các phương diện trên. Không thấy
được ý nghĩa của các phương diện ấy thì sẽ gặp khó khăn trong việc lý giải tại sao tác giả lại
sử dụng thể thơ, ngôn ngữ và hình ảnh như vậy. Chính vì thế chúng tôi chỉ phác qua vài nét
về thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh và nghệ thuật biểu hiện của thơ Nguyễn Bính - Những phương
diện đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và có những nhận định xác đáng về vai trò, ý
nghĩa của nó trong việc biểu đạt giá trị nội dung tư tưởng của thơ ông.
3.2.2. Hệ thống từ ngữ và hình ảnh:
Nguyễn Bính sử dụng hầu hết những từ thuần Việt, trong sáng và đậm đà chất dân dã.
Hệ thống từ ngữ đó dường như không cách xa ngôn ngữ ''đời thường" là mấy nhưng khi được
đưa vào hệ thống thì chúng có một sức lay động kỳ diệu :
"Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một cánh đồng mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn"
98
(Qua nhà)
Tuy nhiên, cách thức sử dụng từ ngữ như thế nào đó là do nhiều yếu tố chi phối. Chẳng
hạn như hệ thống hình ảnh, cách thức thể hiện, giọng điệu... ta thấy Nguyễn Bính thường sử
dụng những từ gợi cảm : Gieo thoi, gieo mưa, nhỡ nhàng, nói chòng, thui thủi, dan díu,
chừng đâu, ý chừng, hình như, năm xưa, thuở ấy, thuở trước, sang ngang, suồng sã, giăng
mắc v.v... Đặc biệt là trong thơ ông những từ ngữ chỉ màu sắc xuất hiện tương đối nhiều:
Bướm trắng, Bướm vàng, Yếm thắm, tóc bạc, thắt lưng xanh, trời xanh, hoa cải vàng, hoa
cam đỏ, pháo đỏ, rượu hồng v.v... Đó là hệ thống từ ngữ biểu đạt hình ảnh bình dị, mộc mạc
và thi vị của làng quê. Hệ thông hình ảnh trong tế giới thơ Nguyễn Bính là hệ thống hình ảnh
gần gũi của xóm làng quê hương: vệ đê, khăn nhung, yếm lụa sồi, thắt lưng xanh, mùa xuân,
lũy tre làng, vườn cam, vườn cải, vườn dâu, hội làng, hội chèo, giậu tầm xuân, hoa cam, hoa
bưởi, đám cưới, giàn trầu, hàng cau v.v... Với việc sử dụng những hình ảnh như vậy, Nguyễn
Bính đã tạo nên một làng quê thanh bình, thơ mộng và thi vị. Chính hình ảnh một làng quê
như thế đã tạo được ở người đọc một cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp, một tình cảm sáng trong đối
với quê hương và cội nguồn của mình.
Các phương diện nghệ thuật như cái nhìn nghệ thuật về con người, giọng điệu nghệ
thuật, không gian và thời gian nghệ thuật cùng với thể thơ, từ ngữ, hình ảnh và cách kết thức
thể hiện thống nhất toàn vẹn tạo thành phương thức chiếm lĩnh và lý giải cuộc sống của
Nguyễn Bính. Ở mỗi phương diện đó đều có nhiều cách thức biểu hiện khác nhau nhằm biểu
đạt cho nhiều giá trị khác nhau. Tuy nhiên cách tổ chức, sử dụng, thể hiện các phương diện
này đều góp một phần đắc lực để biểu đạt hồn quê Việt Nam - Một giá trị đặc sắc trong thơ
Nguyễn Bính.
99
KẾT LUẬN
Trong hàng trăm nhà thơ của phong trào Thơ Mới, Nguyễn Bính là một trong những tác
giả người đọc mến mộ nhất. Người ta nhớ đến thơ ông như nhớ đến một hương vị ngọt ngào
đặc biệt trong vườn thơ của giai đoạn 1932-1945. Hương vị đó vẫn tiếp tục lan tỏa trong
không gian và trôi theo dòng chảy của thời gian, đến với tâm hồn Việt Nam. Chính "Hồn Quê
Việt Nam" bàng bạc, sâu đậm trong thơ ông cùng với tài năng nghệ thuật của ông đã tạo nên
điều đó.
Lâu nay các nhà nghiên cứu đều nhất trí đánh giá: Nguyễn Bính là nhà thơ "chân quê",
của tình quê, của đồng quê Việt Nam. Tất cả sự đánh giá đó đều có lý và đều xác đáng, đều
chỉ ra được sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính trong đời sống tâm hồn độc giả Việt Nam. Trên
cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi coi sức sống của thơ
Nguyễn Bính là ở chỗ ông đã thâu tóm được hồn quê vào trong tác phẩm dưới góc độ văn hóa
làng. Đó chính là một trong những giá trị đặc sắc của thơ ông.
Nguyễn Bính đã đề cập và biểu hiện những yếu tố mang tinh thần đặc biệt của làng quê
Việt Nam, do những giá trị văn hóa lâu đời kết tinh lại mà thành, tạo nên sức sống của ''hình
tượng làng quê" và đã làm rung động những tình cảm sâu đậm nhất, thuần phác nhất trong
đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Đúng thế, ông đã đưa vào những trang thơ của
mình một làng quê bình dị, chất phác và thi vị. Trong đó cảnh vật và con người hòa quyện
với nhau làm cho cuộc sống trở nên thành bình, hồn hậu, ấm áp và tha thiết tình đời, tình
người. Những bài thơ về đồng quê của Nguyễn Bính là những bức tranh tươi sáng nhưng
không ngồn ngộn những chi tiết, những cảnh vật mà ông chỉ chú trọng chắt lọc những yếu tố
đặc sắc nhất, tinh túy nhất của cảnh cốt để cho cảnh tự cất "tiếng nói" đặc biệt của nó. Chính
như vậy, ông đã chớp được cái hồn của cảnh vật, của cuộc sống và thể hiện nó trong tác
phẩm của mình. Vì vậy mà ông ít tả, chủ yếu là mượn cái ''hồn" của cảnh để gợi những hứng
thú thẩm mĩ ở người đọc, để người đọc cảm nhận và rung động trước giá trị nhân bản sâu sắc
được tác giả gửi gắm vào cảnh vật và cuộc sống thông qua cái "hồn" của nó.
Thứ nhất, "Hồn quê Việt Nam" trong thơ Nguyễn Bính toát ra từ cảnh sắc và cuộc sống
làng quê. Cảnh sắc và cuộc sống ấy được ông thể hiện bằng nhiều hình ảnh gần gũi, mộc mạc
và thơ mộng của làng quê. Nhưng tiêu biểu nhất là Mùa xuân là những ngày hội - Dịp thăng
hoa của đời sống tâm linh; Tết - ngày hội tụ ấp áp; Mái tranh - mảnh vườn - biểu tượng cho
quê hương thanh bình và thi vị. Trong từng nét cảnh sắc và cuộc sống đó, chúg ta bắt gặp
những hình ảnh thân thuộc những nỗi niềm, những tấm lòng thiết tha, ấm áp và bình dị như
chính bắt gặp những phẩm chất sâu kín nhất trong tâm khảm của mình. Bên cạnh đó, Nguyễn
100
Bính cũng đã đề cập đến những tình yêu "chân quê" trong sáng nhưng hầu hết đều rơi vào
một nỗi đau thầm lặng vì "nhỡ nhàng". Cái hồn quê tỏa sáng từ những mối tình quê này ở
chỗ, Nguyễn Bính thể hiện chúng với những phẩm chất e ấp, thơ mộng và thiết tha mãnh liệt.
Những mối tình đó bao giờ cũng được ông đặt trong một khung cảnh thanh bình mộc mạc
của làng quê. Chính khung cảnh đó là một tác nhân, một mối cơ duyên tác hợp cho những
mối tình quê đó. Đồng thời chính Nguyễn Bính vừa là người trong cuộc vừa là nhân vật "hóa
thân" vào các cuộc tình duyên đã cảm thông, san sẻ cũng như khao khát một tình yêu toàn
vẹn và chung thủy. Đây cũng chính là nỗi khát khao đến cháy lòng của bao tâm hồn tuổi trẻ
làng quê.
Thứ hai, "Hồn quê Việt Nam" trong thơ Nguyễn Bính toát ra từ khát vọng, từ nỗi niềm
được "trở về" với quê hương trong những ngày ''sầu đô thị". Nguyễn Bính đã nhận ra được sự
đổi thay về tâm lý, ý thức của cộng đồng làng quê, bằng một cảm quan triết học và văn hóa.
Chính từ thái độ "không bằng lòng" với lối sống đô thị xâm nhập vào làng quê truyền thống
đã theo Nguyễn Bính đến tận những vần thơ viết về nỗi niềm, tâm trạng của ông trong những
ngày ở chốn "kinh kỳ". Hồn thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng hướng về quê hương như hướng
về vẻ đẹp thuần phác bình dị và sáng trong. Quê hương là tất cả những gì thân thương trong
thơ Nguyễn Bính. Chính từ đó, quê hương có một sức hút đặc biệt, càng làm cho nỗi niềm
khát khao được "trở về" quê hương trở nên khắc khoải da diết hơn. Đó là khát vọng của hồn
thơ Nguyễn Bính. Khát vọng này đã nhận được sự đồng cảm của người đọc. 'Trở về" với quê
hương bao hàm sự trở về với cội nguồn, trở về với bản chất sáng trong, bình dị, tốt đẹp của
con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Đó chính là sự đóng góp về mặt giá trị tư tưởng
của thơ Nguyễn Bính.
Để chuyển tải được giá trị đặc sắc ấy, hệ thống hình thức nghệ thuật của thơ Nguyễn
Bính cũng rất đa dạng và đặc sắc. Muốn chiếm lĩnh và lý giải được bản chất cuộc sống,
Nguyễn Bính thiết lập một hệ thống hình thức nghệ thuật "mang tính quan niệm". Đó là cách
sử dụng thể thơ lục bát truyền thống với lối ví von với cách diễn ý và lập ý (dùng ẩn dụ)
mang đậm chất ca dao về hình thức và đậm đà sức sống thời đại ở tình ở ý. Đó là cách sử
dụng hệ thống từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, dân dã, thân thuộc, và gợi cảm đã giúp cho thơ
Nguyễn Bính tự nói lên một tiếng nói khác ngoài ngôn từ. Tất cả những phương diện này
chịu sự chi phối của "cái nhìn nghệ thuật về con người", "giọng điệu nghệ thuật", "không
gian nghệ thuật" và "thời gian nghệ thuật" trong thơ ông.
Trong hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bính, con người hiện lên như là một đối tượng để
nghệ thuật chiếm lĩnh và lý giải. Hầu hết con người trong thế giới nghệ thuật ấy là con người
101
của nỗi lòng. Điều này đã chi phối ''giọng điệu nghệ thuật", "không gian nghệ thuật" và "thời
gian nghệ thuật". Nguyễn Bính đã thể hiện một giọng điệu "ngậm ngùi", một "không gian
tâm tưởng" và một "thời gian tâm tưởng". Chỉ có như vậy mới đẩy thời gian và không gian
lùi vào tâm trạng, tâm thức của con người, mới làm cho cái hồn của cảnh sắc và cuộc sống
bộc lộ rõ.
Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính như vậy đã giúp thơ ông "đứng
riêng ra một lối" không hòa lẫn với thơ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ và Bàng Bá Lân lại càng
không thể hòa lẫn với thơ của những tác giả chuyên chú về những cảm xúc mới lạ, mãnh liệt
ở các đô thị. Thơ Nguyễn Bính thầm lặng, nhẹ nhàng len lỏi vào cõi tâm linh của con người
như những hiện tượng tự nhiên cần thiết cho cuộc sống thường nhật của con người.
Càng có độ lùi thời gian, càng cưỡng lại tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thơ Nguyễn
Bính càng lộ rõ và trở thành sức hút đối với tâm hồn người đọc. Nói cách khác, trong khi
những giá trị truyền thống đang có nguy cơ ngày càng bị bào mòn thì thơ Nguyễn Bính càng
được người đọc yêu mến hơn.
Tóm lại "Hồn quê Việt Nam" trong thơ Nguyễn Bính là một vệt sáng, lấp lánh, trong
tâm hồn người đọc Việt Nam, hướng những tâm hồn đó tự nguyện đi theo dòng chảy của
những giá trị truyền thống của dân tộc để tìm được sự hài hòa trong mọi hoàn cảnh sống.
Với việc thể hiện "Hồn quê Việt Nam" sáng trong, mộc mạc, chất phác và thi vị,
Nguyễn Bính tiếp tục truyền thống gắn bó, ca ngợi quê hương, đất nước của văn học dân tộc.
Ông đã để lại cho văn học một làng quê Việt Nam bình yên và thơ mộng. Qua đó người đọc
cảm nhận được "Hồn xưa của đất nước".
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Thơ - tuyển tập. Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1987
2. Bùi Hạnh cẩn – Nguyễn Bính và Tôi. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1995
3. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức. Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, 1968
4. Cù Đình Tú - Phong cách học và tu từ tiếng Việt. Nhà xuất bản đại học và trung học
chuyên nghiệp, 1983
Đào Trường Phúc - Nguyễn Bính - những mùa xuân tha hương (dẫn theo Tạp chí
Văn số 789 năm 1971)
5. Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu. Nhà xuất bản Bộ quốc gia giáo dục,
Sài Gòn. 1951
6. Đoàn Đức Phương - Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật đậm đà sắc thái văn học dân
gian (Dẫn theo Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 3 năm 1996)
7. Đoàn Thị Đặng Hương - Nguyễn Bính - Nhà thơ "chân quê" (dẫn theo Nhìn lại
một cuộc cách mạng trong 60 năm phong trào Thơ Mới). Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội, 1997.
8. Đoàn văn Cừ - Thôn ca. Nhà xuất vân Văn học, Hà Nội, 1960.
9. Đỗ Đức Hiểu - Đổi mới phê bình văn học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Nhà xuất
bản Mũi Cà Mau, 1994.
10. Đỗ Lai Thúy - Con mắt thơ. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 1993
11. Đỗ Long - Trần Hiệp- Tâm lý cộng đồng làng và di sản. Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1993.
12. Hà Minh Đức - Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội, 1995
13. Hoài Anh - Chân dung văn học. Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
1995
14. Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội,
1996
103
15. Hoài Việt (tuyển chọn) - Nguyễn Bính - Thi sĩ của yêu thương. Nhà xuất bản Hội
nhà văn, Hà Nội, 1992.
16. Hoàng Tấn - Nguyễn Bính - Một vì sao (dẫn theo Hoài Việt, sách đã dẫn)
17. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Đăng Mạnh - Lịch sử văn học Việt Nam - Tập IV
(1930-1945). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1978.
18. Hoàng Xuân (tuyển chọn) - Nguyễn Bính thơ và đời. Nhà xuất bản Văn học, Hà
Nội, 1994
19. Lam Giang- Khảo luận về thơ. Nhà xuất bản Đồng Nai, 1994
20. Lại Nguyên Ân - Văn học và phê bình văn học. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà
Nội, 1954.
21. Lê Bá Hán (chủ biên) - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1992
22. Lê Đình Ky - Đường vào thơ. Nhà xuất bản Văn học, 1969
23. Lê Đình Ky - Thơ Mới - Những bước thăng trầm. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1989
24. Lê Đức Thọ - Thơ Lê Đức Thọ, Nhà xuất bản Văn học, 1984
25. Lê Ngọc Trà - Lý luận và văn học. Nhà xuất bẩn Trẻ, 1990
26. Lê Trí Viễn - Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1997
27. M.B. Khrápchengko - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học.
Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội. 1978
28. Nguyễn Bính - Lỡ bước sang ngang. Nhà xuất bản Lê Cường, Hà Nội, 1940
39. Nguyễn Bính - Tâm hồn tôi. Nhà xuất bản Lê Cường, Hà Nội, 1940
30. Nguyễn Bính - Hương cố nhân. Nhà xuất bản Lê Cường, Hà Nội, 1941
31. Nguyễn Bính - Một nghìn cửa sổ. Nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, 1944
32. Nguyễn Bính - Mười hai bến nước. Nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, 1951
33. Nguyễn Bính - Mây Tần. Nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, 1951
34. Nguyễn Bính - Người con gái ở lầu hoa. Nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, 1951
104
35. Nguyễn Bính - Nguyễn Bính thơ - Tuyển tập. Nhà xuất bản Long An, Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội, 1986
36. Nguyễn Bính - Nguyễn Bính thơ - (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh).
Nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1986
37. Nguyễn Bính - 150 bài thơ tình Nguyễn Bính. Nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1993
38. Nguyễn Du toàn tập, tập I, II. Nhà xuất bản Trung tâm quốc học, 1996
39. Nguyễn Duy Quý - Vũ Ngọc Khánh - Thành Duy - Bùi Khắc Viện - Văn hóa làng
và làng văn hóa (dẫn theo Tạp chí văn hóa dân gian, số 3(43)/1993)
40. Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất
bản Giáo dục, 1994
41. Nguyễn Khuyến - Nguyễn Khuyến tác phẩm. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1994
42. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao. Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1992
43. Nguyễn Nguyên Trứ - Thơ và phẩm bình thơ. Nhà xuất bản giáo dục, 1991
44. Nguyễn Phan Cảnh - Ngôn ngữ thơ. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội, 1987
45. Nguyễn Tấn Long - Việt Nam thi nhân tiền chiến. Nhà xuất bản sống mới, Saigon,
1968
46. Nguyễn Tấn Long - Khuynh hướng thi ca tiền chiến: Biến cố văn học thế hệ 1932-
1945. Nhà xuất bản Sống mới Sàigòn, 1968
47. Nhiều tác giả - Từ điển văn học, tập II. Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1984.
48. Nhiều tác giả - Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945. Nhà xuất bản văn
học, Hà Nội, 1964
49. Nhiều tác giả - Thơ Việt Nam 1930 - 1945. Nhà xuất bản giáo dục, 1992
50. Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi toàn tập. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1969
51. Phạm Thế Ngũ - Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập III Nhà xuất bản
Quốc học Tùng thư, Ất Tỵ.
52. Phan Cự Đệ - Phong trào thơ mới (1932-1945), Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà
Nội, 1982
105
53. Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi - Văn học Việt Nam (1930-1945), Tập I, II. Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội, 1961
54. Phùng Quý Nhâm - Tiếp cận văn chương. Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, 1994
55. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa,
thành phố Thái Bình - Lý luận văn học. Nhà xuất bản giáo dục, 1997
56. Quang Huy - Nguyễn Bùi Vợi - Võ Văn Trực (tuyển chọn)— Tuyển tập thơ lục bát
Việt Nam. Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội, 1994.
57. Trần Đăng Khoa - Trần Đăng Khoa - Thơ tuổi ấu thơ. Nhà xuất bản Đồng Nai,
1996.
58. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1987
59. Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1997
60. Trần Hữu Tá - Nguyễn Bính - nhà thơ của nông thôn Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ chủ
nhật, số 3.1996
61. Trần Ngọc Thêm - Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh, 1997
62. Trần Mạnh Hảo - Nguyễn Bính - nhà thơ hiện đại (Báo Văn nghệ, số 4.1996)
63. Tố Hữu - Tố Hữu - thơ. Nhà xuất bản Văn hóa, 1994
64. Tố Hữu - Nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê (dẫn theo Nguyễn Bính thơ và
đời Nhà xuất bản văn học, 1996)
65. Tôn Phương Lan - Nguyễn Bính nhà thơ chân quê (Tạp chí Văn học số 3.1990)
66. Thơ văn Lý Trần, Tập II. Thượng. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1989
67. Vũ Bằng - Nguyễn Bính, một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư. (Dẫn theo Tạp chí
văn, số 183/1971)
68. Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội,
Hà Nội, 1997
69. Vũ Quần Phương - Đóng góp của Nguyễn Bính (dẫn theo Phụ san báo Giáo viên
nhân dân, tháng 7, 1997. Nhìn lại một số hiện tượng văn học).
106
70. Vũ Tiến Quỳnh - Nguyễn Bính - Thâm Tâm - Vũ Đình Liên. Nhà xuất bản Tổng hợp
Khánh Hòa, 1996
71. Vương Trí Nhàn - Thế giới hôm qua (dẫn theo Báo Tuổi trẻ, số xuân Bính Tý 1996)
72. Xuân Diệu -Tuyển tập Xuân Diệu. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1986.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5725.pdf