Tài liệu Học thuyết hình thái Kinh tế - Xã hội & việc nhận thức thực hiện nó ở Việt Nam: ... Ebook Học thuyết hình thái Kinh tế - Xã hội & việc nhận thức thực hiện nó ở Việt Nam
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Học thuyết hình thái Kinh tế - Xã hội & việc nhận thức thực hiện nó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VIỆC NHẬN THỨC THỰC HIỆN NÓ Ở VIỆT NAM.
Lêi më ®Çu
Tõ khi b¾t ®Çu cã nhËn thøc con ngêi ®· cã xu híng t×m hiÓu chÝnh m×nh vµ thÕ giíi xung quanh. Mét trong nh÷ng vÊn ®Ò ®îc ®Æt ra nhiÒu nhÊt ®ã lµ x· héi. T¹i sao l¹i ph¶i cã x· héi, x· héi h×nh thµnh tõ ®©u, cã mang tÝnh giai cÊp hay kh«ng?... §Ó tr¶ lêi nh÷ng c©u hái nµy trong c¸c lÜnh vùc cã rÊt nhiÒu gi¶ thuyÕt kh¸c nhau, ®Æc biÖt lµ trong triÕt häc - khoa häc vÒ nh÷ng c¸i chung nhÊt. C¸c nhµ duy t©m cho r»ng x· héi b¾t nguån tõ ý thøc, r»ng x· héi lµ do nh÷ng ngêi trong nã kÕt hîp víi nhau ®Ó duy tr× nh÷ng ®iÒu kiÖn chung nh»m tån t¹i vµ ph¸t triÓn. Ngîc l¹i c¸c nhµ duy vËt th× l¹i cho r»ng x· héi cã nguån gèc vËt chÊt. Tiªu biÓu trong sè nh÷ng quan ®iÓm nµy lµ häc thuyÕt vÒ h×nh th¸i kinh tÕ - x· héi cña M¸c. §©y lµ häc thuyÕt dùa trªn tÝnh kh¸ch quan vµ duy vËt lÞch sö x©y dùng nªn. ViÖc nghiªn cøu nã ®ãng vai trß rÊt quan träng trong c«ng cuéc x©y dùng ®Êt níc, v× muèn thùc hiÖn tèt mét ®iÒu g× ph¶i hiÓu ®îc b¶n chÊt cña nã, h¬n n÷a con ®êng mµ chóng ta theo lµ con ®êng ®i lªn CNXH, chÝnh v× vËy mµ viÖc nghiªn cøu h×nh th¸i kinh tÕ - x· héi l¹i quan träng ®Õn nh vËy.
§ã lµ lý do v× sao em chän ®Ò tµi nµy.
Tuy nhiên, do nhận thức còn chưa đầy đủ, bài luận còn nhiều thiếu sót, em mong được cô góp ý.
NỘI DUNG
A- HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI.
Xã hội là một phạm trù có tính lịch sử. Trong đó, các mặt của đời sống xã hội thống nhất, biện chứng với nhau, tạo thành các xã hội cụ thể, tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Và xã hội cụ thể đó được chủ nghĩa duy vật khái quát thành phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Vậy hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp mà các mặt cơ bản của nó có vị trí riêng tác động qua lại và thống nhất với nhau.
Mặt cơ bản đầu tiên của hình thái kinh tế - xã hội là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, bao gồm người lao động với kĩ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong đó, người lao động với sức mạnh và kĩ năng của mình đã sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động, để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Cùng với quá trình lao động sản xuất thì khả năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người không ngừng được phát triển. Điều đó dẫn đến công cụ lao động sản xuất cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cải tiến và hoàn thi1ện không ngừng này đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Và đây chính là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử. Vậy lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.
Song song với lực lượng sản xuất là sự tồn tại của quan hệ sản xuất. Đây là quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác, là một trong hai mặt của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Ba yếu tố trên của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất., đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ…, do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Như trên phân tích, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội thì có một lực lượng sản xuất , dẫn đến mỗi hình thái kinh tế - xã hội cũng có kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng của nó. Mặc dù quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quy trình sản xuất , không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nên đây là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Và các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội.
Kiến trúc thượng tầng là mặt cơ bản thứ ba trong hình thái kinh tế - xã hội. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ với quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Cơ sỏ hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sỏ hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó, và cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi. Như vậy, kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, đồng thời là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài các mặt nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “ Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Thật vậy, hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống mà trong đó các mặt cơ bản như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng… không ngừng tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự hoạt động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế - xã hội vận động từ thấp đến cao.
Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ sản xuất, kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi. Lần lượt như vậy, hình thái kinh tế - xã hội cũ sẽ được thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn, và quá trình đó diễn ra một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên, sự phát triển đó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào các quy luật khách quan, mà chúng còn bị chi phối bởi các điều kiện về tự nhiên, chính trị, truyền thống văn hoá…Do đó, không phải tất cả các dân tộc đều trải qua lần lượt các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, mà có thể bỏ qua một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo quy luật khách quan, theo một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Tóm lại, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội và phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định các mặt của đời sống xã hội. Từ đó, để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội thì không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, ý chí chủ quan của con người mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất. Học thuyết cũng cho thấy xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản. Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.. Đặc biệt, phải đi sâu phân tích về quan hệ sản xuất thì mới hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Ngoài ra, vì hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên nên cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành chung.
B- VIỆC NHẬN THỨC THỰC HIỆN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM.
Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời cho đến nay, loài người đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt nhưng học thuyết đó vẫn còn nguyên giá trị. Nó là một phương pháp thực sự khoa học để nhận thức một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Và sau khi vận dụng học thuyết đó vào phân tích xã hộ tư bản, vạch ra các quy luật vận động và phát triển của xã hội, C.Mác đã đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, đó là hình thái cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta đã khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Và mục tiêu của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là: “Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Vì thế việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là rất quan trọng đối với nước ta. Từ việc nghiên cứu nó, Đảng ta có thể tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp. Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường và tất nhiên, nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bởi lẽ, kinh tế thị trường là một thành tựu chung của văn minh nhân loại, là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đồng thời là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội khác nhau thì kinh tế thị trường được sử dụng với mục đích khác nhau. Ở nước ta, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, cơ chế vận động của thị trường chịu sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý nên kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do đặc thù của nước ta là từ chế độ phong kiến - thực dân tiến lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên hiện nay chúng ta thiếu một nền đại công nghiệp. Kinh tế phổ biến của nước ta là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến, chính vì thế mà chúng ta cần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp nay nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, chúng ta cần phát huy nguồn trí lực và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Song song với việc phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, cần phải phát triển văn hoá, xây dựng nền kinh tế đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội theo mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”.
KẾT LUẬN
Tãm l¹i h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi lµ mét trong nh÷ng thµnh tùu khoa häc mµ C.M¸c ®· ®Ó l¹i cho nh©n lo¹i. Lý luËn ®ã ®· chØ ra: x· héi lµ mét hÖ thèng mµ trong ®ã quan hÖ s¶n xuÊt ph¶i phï hîp víi tr×nh ®é ph¸t triÓn cña lùc lưîng s¶n xuÊt, vµ c¸c quan hÖ s¶n xuÊt nhÊt ®Þnh mµ trªn ®ã dùng lªn mét kiÕn tróc thưîng tÇng ph¸p lý vµ chÝnh trÞ còng như c¸c h×nh th¸i x· héi tư¬ng øng. §ång thêi lý luËn còng chØ ra r»ng sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn cña c¸c h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi lµ mét qu¸ tr×nh lÞch sö tù nhiªn. Th«ng qua c¸ch m¹ng x· héi, c¸c h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi thay thÕ nhau tõ thÊp lªn cao. Tuy nhiªn sù vËn ®éng vµ ph¸t triÓn cña c¸c h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi võa bÞ chi phèi bëi c¸c quy ®Þnh chung, võa bÞ t¸c ®éng bëi ®iÒu kiÖn lÞch sö cô thÓ cña c¸c quèc gia.
Ngµy nay, x· héi loµi ngưêi ®· cã nh÷ng ph¸t triÓn m¹nh mÏ h¬n rÊt nhiÒu so víi thêi C.M¸c. Nhưng sù ph¸t triÓn ®ã vÉn dùa trªn c¬ së lý luËn h×nh th¸i kinh tÕ chÝnh trÞ x· héi vÉn gi÷ nguyªn gi¸ trÞ cña nã trong mäi giai ®o¹n. Tuy nhiªn lý luËn h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi kh«ng cã tham väng gi¶i thÝch tÊt c¶ c¸c hiÖn tưîng cña ®êi sèng x· héi mµ nã ®ßi hái ®ưîc bæ sung b»ng c¸c phư¬ng ph¸p tiÕp cËn míi vÒ x· héi, kh«ng ph¶i v× thÕ mµ lý luËn h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi trë nªn lçi thêi.
Lý luËn vÒ h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi ®· chØ ra con ®ưêng ®i lªn chñ nghÜa x· héi lµ mét tÊt yÕu kh¸ch quan vµ chÝnh nã ®· ®Ò ra nh÷ng hưíng ®i ®óng ®¾n vµ tõ ®ã ®a ra nh÷ng gi¶i ph¸p cho c«ng cuéc x©y dùng ®Êt níc ta ngµy cµng ph¸t triÓn tíi mét ®Ønh cao míi.
Như vËy ta cã thÓ ch¾c ch¾n ®Ó kh¼ng ®Þnh r»ng: h×nh th¸i kinh tÕ – x· héi vÉn cßn gi÷ nguyªn gi¸ trÞ khoa häc vµ tÝnh thêi ®¹i cña nã. Nã thËt sù lµ phư¬ng ph¸p luËn khoa häc ®Ó ph©n tÝch thêi ®¹i hiÖn nay nãi chung vµ c«ng cuéc x©y dùng ®Êt nưíc ë ViÖt Nam nãi riªng.
MÆc dï ®· cã nhiÒu cè g¾ng ®Ó cã thÓ hoµn thµnh tèt bµi tiÓu luËn triÕt nµy song trong qu¸ tr×nh chuÈn bÞ vÉn kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt v× vËy em rÊt mong nhËn ®ưîc sù gãp ý cuÈ c¸c thÇy c« bé m«n.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0231.doc