Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - Xã hội

Mở đầu Một trong hai phát hiện vĩ đại nhất của Mác đối với lịch sử loài người là học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội. Học thuyết này thể hiện thế giới quan duy vật về lịch sử mà các nhà triết học trước đây chưa triệt để. Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ xã hội từ những nấc thang lịch sử khác nhau với những quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên các quan hệ sản xuất ấy.

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế-xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tê-xã hội trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Mác viết:’Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên’(1). Các quy luật khách quan đó là quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trong đó mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là quan trọng nhất chi phối các mối quan hệ khác. Sau đây ta sẽ trình bày học thuyết này và ý nghĩa của nó đối với thế giới hiện nay nói chung và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói riêng. (1) C. Mác: Tư bản , quyển I, t. I, Nxb Sự thật,. HN, 1973, tr20 Chương 1 Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế-xã hội Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế-xã hội là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không tách rời nhau, mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế-xã hội vận động phát triển và thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người. Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế-xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. 1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. a. Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Thực chất nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất vì con người biết sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất để tạo ra cuả cải vật chất. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và những tư liệu lao động khác cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản sản phẩm v.v... Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con người sử dụng mới là đối tượng lao động trực tiếp. Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn, mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động. Sự phát triển của sản xuất có liên quan với việc đưa những đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sản xuất. Điều đó hoàn toàn có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới mở rộng khả năng sản xuất của con người. Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất. Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Cùng với sự cải tiến và hoàn thiện của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển và phong phú thêm, những ngành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước đo trình độ trinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Đối với mỗi thế hệ mới, những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự phát triển tương lai. Vì vậy những tư liệu đó là cơ sở của sự kế tục lịch sử. Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu, nhưng nếu tách khỏi nhân dân lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Lênin viết:’Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động’(2). Giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất có sự tác động biện chứng. Sự hoạt động của tư liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết, kinh nghiệm của con người. Đồng thời bản thân những phẩm chất của con người, những kinh nghiệm và thói quen của họ đều phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có, phụ thuộc vào chỗ họ sử dụng những tư liệu lao động nào. Không có nền đại công nghiệp cơ khí thì không thể có người công nhân hiện đại. Sự phụ thuộc về trình độ, kinh nghiệm, thói quen của người sản xuất vào kỹ thuật sản xuất là một trong những biểu hiện sự phụ thuộc của các nhân tố chủ quan vào các nhân tố khách quan, nhân tố con người sản xuất vào nhân tố vật chất của sản xuất. Hơn nữa con người không chỉ sử dụng những công cụ hiện có mà còn sáng chế ra những tư liệu lao động mới. Những tư (2) V.I. Lê-nin : Toàn tập, t. 38, Nxb Tiến bộ, M., 1977,tr130 liệu lao động này là lực lượng vật chất của tri thức con người. Những tri thức khoa học, những kinh nghiệm, thói quen của con người đều cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sản xuất. Như vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân con người, với sự phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thuật của họ. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong lực lượng sản xuất. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất, tạo ra những ngành sản xuất mới, kết hợp khoa học kỹ thuật trở thành một thể thống nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, phát hiện ra nhiều cái mới mà loài người trước kia chưa biết tới, tạo ra sự thay đổi trong chức năng của người sản xuất. Con người không còn thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là sáng tạo và điều khiển quá trình đó một cách tự động, tri thức khoa học trở thành tất yếu trong hoạt động của người sản xuất thay cho thói quen và kinh nghiệm thông thường, tri thức khoa học được kết tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất, từ đối tượng lao động, tư liệu lao động, phương pháp công nghệ đến tri thức của người lao động-‘khoa học hoá sản xuất’. Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà thành phần người cấu thành lực lượng sản xuất cũng thay đổi. Người lao động trong lực lượng sản xuất không chỉ gồm lao động chân tay mà còn gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư, và những cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất. b. Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Cũng như lĩnh vực sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực vật chất đời sống của xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Quan hệ sản xuất bao gồm các mặt cơ bản: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào. Có hai hình thức cơ bản về tư liệu sản xuất là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế hiện thực giữa người với người trong xã hội. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là gạt bỏ tất cả quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân, chỉ còn lại chế độ công hữu và tập thể, trái lại tất cả những gì thuộc về sở hữu tư nhân góp phần vào sản xuất kinh doanh thì chấp nhận nó như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội, khuyến khích mọi hình thức kinh tế để phát triển sản xuất và nâng cao cuộc sống của nhân dân. Trong sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò quan trọng. Những quan hệ này có thể góp phần củng cố quan hệ sản xuất cũng có thể làm biến dạng quan hệ sở hưũ. Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa những năm qua do không nhận thức đầy đủ vấn đề này, chúng ta đã mắc khuyết điểm là tuyệt đối hoá quan hệ sở hữu, coi nhẹ các quan hệ khác dẫn đến việc cải tạo quan hệ sản xuất không đồng bộ, nên quan hệ sản xuất mới chỉ là hình thức. Các hệ thống quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử đèu tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội quyết định tính chất và hình thái kinh tế-xã hội ấy. Vì vậy khi nghiên cứu, xem xét tính chất của một hình thái xã hội nào thì không thể chỉ nhìn ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phải xét đến tính chất của các quan hệ sản xuất. c. Quy luật về sự phủ hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách dời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người: quy luật về sự phù hợp cuả quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. Nó thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủ công và tính chất của lao động là lao động riêng lẻ. Những công cụ sản xuất do một người sử dụng để sản xuất ra vật dùng, không cần tới lao động tập thể, lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân. Khi máy móc ra đời đòi hỏi có nhiều người mới sử dụng được, để làm ra một sản phẩm cần phải có sự hợp tác của nhiều người, mỗi người làm một công việc mới hoàn thành được sản phẩm ấy thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá. Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội v.v...Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì sự phân công lao động càng tỷ mỷ. Trình độ phát triển của phân công lao động thể hiện rõ ràng nhất trình độ của các lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất được hình thành,biến đổi, phát triển được quyết định bởi lực lượng sản xuất: Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố họat động nhất, cách mạng nhất. Còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh hướng lạc hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức, hình thức phụ thuộc vào nội dung, nội dung thay đổi trước sau đó hình thức mới biến đổi theo. Tất nhiên, trong quan hệ với nội dung thì hình thức không phải mặt thụ động, nó cũng tác động trở lại đối với sự phát triển của nội dung. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, trở thành trướng ngại đối với sự phát triển của nó, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội loà người. Sự tác động của nó trong lịch sử làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Những quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển,nó tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trở thành động lực cơ bản thúc đẩy, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất thì trở thành xiềng xích trói buộc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, song tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất, qui định hệ thống tổ chức sản xuất và quản lí xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ của quần chúng nhân dân lao động- lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nó tạo ra những điều kiện kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phân công lao động .v.v... Tuy nhiên không được hiểu một cách đơn giản tính tích cực của quan hệ sản xuất chỉ là vai trò của những hình thức sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống một chỉnh thể gồm cả 3 mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối. Chỉ trong chỉnh thể đó quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm phát triển sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này đẫ đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật vận động phát triển của xã hội qua sự thay thế kế tiếp nhau từ thấp đến cao của các phương thức sản xuất, nhưng không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả các phương thức sản xuất trên. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trước khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác- Lênin, trước khi xuất hiện chủ nghĩa xã hội thì có nhiều nước bỏ qua một hoặc hai phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn. Sự khủng hoảng và sụp đổ của nhiều nước chủ nghĩa xã hội hiện nay có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là không nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội. Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phất triển tư bản với ý nghĩa là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về mặt chính trị tức không để hình thành một hệ thống chính trị của giai cấp tư sản. Để xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa chúng ta chủ trương có một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Trong thực tế thì nền sản xuất đi lên xã hội chủ nghĩa trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển. Quá trình đó được thực hiện từng bước thông qua sự kết hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần chủ nghĩa tư bản nhà nước .v.v... để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong đó các đơn vị quốc doanh là nòng cốt đem laị hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. 2. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị, những quan hệ sản xuất là tàn dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất là mầm mống của xã hội sau. Những đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Trong một cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì kiểu quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu quan hệ sản xuất khác. Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng do kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn ngay từ trong cơ sở hạ tầng. b. Kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, nhưng không tồn tại tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên hệ như nhau đối với cơ sở hạ tầng của nó. Trái lại một số bộ phận như các tổ chức chính trị, pháp luật có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng còn các yếu tố khác thì ở xa cơ sở hạ tầng và chỉ liên hệ gián tiếp với nó. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại, quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định. Khi mà cơ sở hạ tầng tồn tại những quan hệ đối kháng thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất đối kháng để phản ánh tính đối kháng của cơ sở hạ tầng, biểu hiện ở sự xung đột, quan điểm tư tưởng và đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Bộ phận có quyền lực cao nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước-công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế và nắm giữ chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng cùng những thể chế của giai cấp ấy giữ địa vị thống trị. Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và quyết định cả tính chất, đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội. Tuy mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó và mang tính chất lịch sử cụ thể nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội, cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế-xã hội này sang một hình thái kinh tế xã hội khác. Vai trò quyết định đó còn thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng ấy. Giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế thì cũng giữ địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng thống trị tương ứng. Khi cơ sở hạ tầng mất đi thì kiến trúc thượng tầng sinh ra nó cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới ra đời thì kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Trong xã hội có đối kháng có giai cấp sự biến đổi đó diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Khi cách mạng xã hội xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới thì sự thống trị về trính trị của giai cấp thống trị bị xoá bỏ và được thay thế bằng sự thống trị của giai cấp thống trị mới, bộ máy nhà nước mới ra đời và hệ tư tưởng thống trị mới hình thành thay thế cho hệ tư tưởng cũ đã lỗi thời. Tuy cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng mất theo, song có những nhân tố của kiến trúc thượng tầng ấy còn tồn tại rất lâu sau khi cơ sở kinh tế sinh ra nó dã bị tiêu diệt, cũng có những nhân tố nào đó của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp thống trị mới duy trì để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới. Như vậy sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định. Tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ một hình thái kinh tế-xã hội này sang một hình thái kinh tế-xã hội khác. Sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng là thế, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng .Tuy nhiên kiến trúc thượng tầng luôn luôn là lực lượng tác động mạnh mẽ trên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội và tác động trở lại tích cực đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó. Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng đó là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã cũ. Trong xã hội đối kháng có giai cấp,kiến trúc thượng tầng đảm bảo sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về trính trị và tư tưởng thì cơ sở kinh tế của nó cũng không thể đứng vững được. Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng mà còn dựa trên những hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội, sử dụng bạo lực để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị, củng cố vững chắc địa vị của quan hệ sản xuất thống trị. Ăng-ghen viết:’bạo lực cũng là một lực lượng kinh tế’(3). Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng đều tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng bằng những hình thức khác nhau, thường thường là thông qua nhà nước, pháp luật thì mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng như đối với toàn xã hội. Trong bản thân kiến trúc thượng tầng cũng diễn ra quá trình biến đổi, phát triển có tính chất độc lập tương đối. Quá trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng có hiệu quả cao. Như vậy kiến trúc thượng tầng có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng khi nó tác động cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng và ngược lại nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng khi nó tác động ngược chiều với quy luật khách quan. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhấn mạnh rằng, chỉ có kiến trúc thượng tầng phát triển mới có thể thúc đẩy kinh tế phát triển, xã hội đi lên và ngược lại nó sẽ gây tác dụng kìm hãm. Nhưng nếu quá thổi phồng hoặc nhấn mạnh vai trò của kiến trúc thượng tầng, phủ nhận tính tất yếu của kinh tế xã hội, sẽ không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và không nhận thức đúng đắn sự phát triển của lịch sử. Nước ta, cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ bao gồm các thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu thống nhất, đó là kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tức là sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với những hình thức và bước đi thích hợp theo hướng kinh tế quốc doanh ở những vị trí nòng cốt. Các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng, các tập đoàn kinh doanh lớn có sức tri phối trong nền kinh tế được hình thành. Còn về xây dựng kiến trúc thượng tầng thì lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo, đảm bảo nhân dân là người chủ của xã hội, (3). C. Mác - Ăng-ghen: Tuyển tập, t. II, Nxb Sự thật, HN 1971, tr.604. đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính chủ động của mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá , phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân. Các tổ chức, bộ máy chính trị không vì mục đích cá nhân mà vì con người phục vụ, thực hiện cho lợi ích và quyền lợi của nhân dân lao động. Chương 2 ý nghĩa của học thuyết Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội, học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế-xã hội vạch ra nguồn gốc bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở của sợ xuất hiện, biến đổi của hiện tượng xã hội, đặt cơ sở khoa học cho xã hội học. Chống lại quan điểm duy tâm về lịch sử, coi xã hội là sự kết hợp có tính máy móc của nhiều cá nhân và gia đình, coi sự vận động và phát triển của xã hội là do ý chí của những nhà cầm quyền chi phối, coi kỹ thuật là cái chung quyết định tính chất chế độ xã hội là tiêu chuẩn khách quan phân biệt các hình thái kinh tế-xã hội. Học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế-xã hội giúp chúng ta có phương pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển của xã hội qua các chế độ xã hội khác nhau hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế-xã hội và những quy luật phổ biến tác động, chi phối sự vận động phát triển của xã hội. Cơ cấu và quy luật phổ biến tác động của mọi hình thái kinh tế-xã hội được biểu hiện theo những kiểu riêng biệt trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội cụ thể: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. ở mỗi hình thái kinh tế-xã hội cụ thể, những quy luật phổ biến đó lại được thể hiện theo những hình thức đặc thù ở những nước khác nhau, dân tộc khác nhau. Điều đó cho phép chúng ta có thể vận dụng các quy luật phổ biến để nghiên cứu một hình thái kinh tế-xã hội cụ thể. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29922.doc
Tài liệu liên quan