Học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Long Xuyên - An Giang: Nguyên nhân và biện pháp giáo dục

Tài liệu Học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Long Xuyên - An Giang: Nguyên nhân và biện pháp giáo dục: ... Ebook Học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Long Xuyên - An Giang: Nguyên nhân và biện pháp giáo dục

pdf44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Long Xuyên - An Giang: Nguyên nhân và biện pháp giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRỂN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - AN GIANG: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHỦ NHIỆM: LÊ THANH HÙNG . MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: Những vấn đề chung I. Tính cấp thiết của đề tài II. Mục tiêu nghên cứu III. Nôi dung nghiên cứu IV Phương pháp nghiên cứu V. Khả năng, triển vọng của đề tài PHẦN THỨ HAI Chương I Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu II. Khái niệm học sinh chưa ngoan. III. Đặc điểm tâm , sinh lý của học sinh THCS IV. Đặc điểm tâm lý học sinh chưa ngoan Chương II. Kết quả nghiên cứu I Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên và xã hội của thành phố Long Xuyên II Tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên III.. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan IV Những biện pháp giáo dục đối với loại học sinh chưa ngoan PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT Tài kiệu tham khảo PHẦN PHỤ LỤC . 3 3 3 3 3 4 5 5 8 8 15 18 18 19 30 33 36 40 41 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi lọt lòng, qua lời ru của mẹ, trẻ đã thực sự học tập, noi theo các hành vi chuẩn mực của người lớn, của cộng đồng mà góp phần xây dựng sáng tạo các chuẩn mực, khuôn mẫu xã hộI ( được xã hội chấp nhận), và liên tiếp trong suốt cuộc đời của mỗi con người, quá trình xã hội hoá diễn ra, trong đó con người sống và phát triển cả hai phương diện: vừa là một cá thể, vừa là một thành viên của xã hội. Tuy vậy, trong bất cứ xã hội nào cũng có tỷ lệ nhất định những con người, trong hoạt động của họ đôi lúc hoặc thường xuyên vượt ra khỏi các quy tắc, các chuẩn mực mà xã hội mong đợi. Vì thế bất cứ xã hội nào cũng có cơ chế kiểm soát, điều chỉnh nhằm duy trì sự cân bằng cần thiết của đời sống xã hội, điều tiết các hành vi lệch lạc đã xuất hiện hoặc có nguy cơ sẽ xuất hiện trong cộng đồng. Trong nhà trường cũng vậy, lúc nào, thời gian nào cũng có thể có loại học sinh chưa ngoan. Trong xã hội, trong nhà trường, đại đa số đều phát triển, di động, biến chuyển hợp quy luật theo các khuôn mẫu, các chuẩn mực về văn hoá xã hội, nhưng vẫn có một số ít phát triển không bình thường, dẫn đến hiện tượng khó giáo dục mà chúng ta có thể gọi đó là những học sinh chưa ngoan. Do đó, chúng tôi muốn nắm được hiện trạng học sinh chưa ngoan ở Long Xuyên, từ đó có thể có những biện pháp giáo dục phù hợp./. 2 PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. I. Tính cấp thiết của đề tài. 1. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục, học sinh luôn luôn có sự phân hoá phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức, thể chất khác nhau của quá trình tiếp thu giáo dục và quá trình tự giáo dục của mỗi người. Trong sự phân hoá đó có một tỷ lệ rơi vào tình trạng trì trệ , chậm phát triển, thậm chí có một số học sinh quậy phá bướng bỉnh… nếu không được quan tâm giúp đỡ kịp thời, rất dễ rơi vào tình trạng suy thoái nhân cách, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng có thể trượt dài vào vòng tội lỗi. Chính nghị quyết trung ương II khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đã đề cập: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và của đất nước”. Qua tiếp xúc với một số đ/c hiệu trưởng và một số giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên, chúng tôi được biết ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên, đều có loại học sinh chưa ngoan. Từ trước tới nay ở nước ta, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan được nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học và các nhà giáo ở các trường phổ thông rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp, nhằm đưa các em học sinh thuộc dạng chưa ngoan thành học sinh tốt. Vì vậy, điều tra, nghiên cứu, để nắm được số lượng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên, từ đó chỉ ra được biện pháp giáo dục đặc thù đối với đối tượng học sinh chưa ngoan là một sự cần thiết. 2. Vấn đề giáo dục học sinh “ chưa ngoan”, từ trước đến nay là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Tuy số lượng loại học sinh này không nhiều, nhưng nó lại làm mất nhiều thời gian và sức lực, làm đau đầu các nhà giáo dục, quản lý cũng như phụ huynh học sinh. Nhiều trường vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung nên tìm cách đuổi các em cho rảnh nợ. trong thực tế, có ông chủ tịch công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, ông đã mạnh dạn mở trường tư nhằm thu nhận tất cả những học sinh bị nhà trường đuổi hoặc sắp đuổi học vào trường của ông, thật bất ngờ những học sinh này lại trở thành học sinh ngoan, học giỏi thậm chí tỷ lệ thi đậu vào trường Đại học khá cao. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra phương pháp tác động tích cực có hiệu quả sẽ góp phần thiết thực cho việc giáo dục loại học sinh này. Làm sao có thể chứng minh được câu nói của Macarencô: “ Không có trẻ em hư theo đúng nghĩa của nó” II, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nắm được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giáo dục đối với loại học sinh này. III.Nội dung nghiên cứu của đề tài. 1. nghiên cứu vấn đề lý luận về giáo dục học sinh chưa ngoan. 2. Điều tra để nắm tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên. 3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan . IV. Phương pháp nghiên cứu . 1. Phương pháp đọc sách. Nhằm thu thập những tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra. Dùng những phiếu điều tra để thu thập số liệu, nắm được nguyên nhân của loại học sinh chưa ngoan. Mẫu 1 nhằm thống kê nắm số liệu học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên. Mẫu 2 nhằm nắm được hoàn cảnh gia đình học sinh chưa ngoan,như: nghề nghiệp của cha, mẹ, trình độ văn hoá của cha, mẹ, số con trong gia 3 đình, kinh tế gia đình, gia đình hoàn thiện hay thiếu, quan hệ giữa cha,mẹ với nhau và quan hệ giữa cha, mẹ với con cái., mẫu 3 nhằm nắm được mối quan hệ của học sinh chưa ngoan, như :quan hệ của các em với lớp, với trường, với giáo viên chủ nhiệm và với bạn bè cũng như môn học mà em ưa thích. mẫu 4,5. nhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của phụ huynh đối với các em học sinh thuộc dạng chưa ngoan. 3. Phương pháp trò chuyện. Thông qua trò chuyện trực tiếp với ban giám hiệu các trường THCS, giáo viên, học sinh và một số bậc phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ chưa ngoan” của học sinh. V.Khả năng, triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phục vụ cho công tác giảng dạy môn giáo dục học và môn PPNCKHGD ở hệ đào tạo giáo viên THCS. - Góp phần vào công tác giáo dục “ học sinh chưa ngoan” ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên. 4 PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề học sinh “ chưa ngoan” hoặc “ khó giáo dục”, từ lâu đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu. Ngay từ thế kỹ XVII, Cômenxki, đã xem cung cách đối xử cá biệt với học sinh là phương tiện đấu tranh với nhà trường kinh viện. Ông quan niệm rằng : “ Trẻ em là thứ báu vật vô cùng quý giá, thậm chí quý giá hơn bất cứ loại vàng nào; nhưng nó cũng là một thứ tấm gương dễ vỡ hoặc bị hư hỏng dẫn đến tác hại không sao sửa chữa được nữa!” [ 1] Dựa vào thực trạng của học sinh đương thời, để phân loại trẻ trên những đặc điểm cá tính khác nhau của các em biểu hiện ra các hành vi trong học tập, sinh hoạt, phản ánh các khía cạch khác nhau trong nhân cách của chúng. Chẳng hạn: Chất lượng trí tuệ : Thông minh hay ngu đần. Nhịp điệu hoạt động trí tuệ: Nhanh, chậm hoặc uể oải. Thái độ học tập: Có khát vọng hiểu biết hoặc nhu nhược trong học tập; hiếu học hoặc thờ ơ với tri thức. Biểu hiện các đặc điểm, tính cách trong học tập: Vâng lời hay bướng bỉnh; trẻ bình tỉnh hay không tự kiềm chế được, nhân hậu hay độc ác… . Trên cơ sở tạm phân loai như vậy, thì đối với mỗi loại cần phải dùng phương pháp giáo dục thích hợp, đặc biệt. Chẳng hạn, đối với học sinh thông minh, có khát vọng hiểu biết, có khả năng học tập thì cần bồi dưỡng bằng tri thức khoa học và phải đối xử thận trọng đối với chúng; không tham lam nhồi nhét kiến thức làm cho chúng kiệt sức trước lứa tuổi. Trẻ thông minh nhưng chậm chạp thì phải gợi mở và “thục dục” chúng. Còn đói với trẻ thông minh nhưng bướng bỉnh, không tự kiềm chế thì phaỉ nhẩn nại, bền bỉ kiên trì uốn nắn giáo dục… Với đối tượng chậm chạp, uể oải cần phải tính đến các đặc điểm, nhược điểm của chúng, không vội vã và nêu lên các yêu cầu quá khắt khe; trái lại phải khoan dung, độ lượng, khuyến khích chúng, nâng đỡ từng tiến bộ nhỏ của chúng. Theo Cômenxki, để giúp mỗi học sinh đạt được mục đích giáo dục dự kiến, phải có thái độ giáo dục phù hợp với đặc điểm từng học sinh. Bằng thái độ thận trọng, kiên nhẫn, hoàn toàn có thể xoá bỏ ở học sinh những thói xấu, những mặc cảm và khơi gợi những tiềm năng của các em. Mặc dù có những hạn chế có tính lịch sử, nhưng công lao và đóng góp của ông là ở chỗ đã nêu được những đặc điểm của trẻ được biểu hiện qua sự tri giác, lĩnh hội, ghi nhớ các tài liệu học tập và trong cách thực hiện các yêu cầu giáo dục.. Tiếp theo đó là JJ. Rutxô, qua kinh nghiệm của mình, ông nêu lên các nhận xét rằng: Sự phát triển nhân cách phải dựa trên đặc điểm và trình độ phát triển lứa tuổi của các em. Trong thái độ của mình, Rutxô căm ghét lối giáo dục kinh viện đã làm tê liệt mọi khả năng phát triển của con người. Ông chủ trương giáo dục phải tôn trọng tính tự nhiên trong sự phát triển, bản tính tự nhiên rất đa dạng, đó là những yếu tố hấp dẫn và có giá trị nhất. Rutxô quan niệm rằng không nên xem xét trẻ như là người lớn chưa hoàn thiện, mà phải khẳng định rằng: ngay từ nhỏ, trẻ đã thể hiện chính mình, chúng biết nhận thức thế giới, có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên và thế giới bên ngoài. Theo ông, trẻ em là một thực thể đang phát triển và sự phát triển ấy diễn ra theo các giai đoạn nhất định: [1] Iamôt Cômenxki. Tuyển tập sư phạm ( Phần II), trang 32. Matxcơva ( bản tiếng nga) 5 Thời kỳ đầu tiên: đặc trưng bằng sự phát triển thể lực và sự phát triển các cơ quan vận động; Thời kỳ thứ hai : phát triểncơ quan cảm giác. Thời kỳ thứ ba: phát triển trí tuệ. Thời kỳ thứ tư : hình thành các tình cảm xã hội. Trong quá trình phát triển của con người, thiên nhiên và sự vật ( mà con người tiếp xúc hàng ngày) giữ một vai trò rất lớn. nhưng vấn đề là phải xuất phát từ bản tính tự nhiên của trẻ để phát triển đúng hướng. So với các bậc tiền bối, nguyên tắc đối xử cá biệt mà Rutxô đề ra được xem như là một thành phần hữu cơ của quá trình giáo dục. Theo ông, nhiệm vụ giáo dục là nhằm phát triển những khả năng về tiềm năng học tập sẵn có của con người. Phải đối xử cá biệt để khai thác và phát huy những đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ. So với Cômenxki, Rutxô đi xa hơn trong việc dựa vào sự khác biệt về cá tính để phân loại trẻ và tiến hành giáo dục thích hợp trong các lứa tuổi nhất định. Ông chủ trương nghiên cứu tỷ mĩ, sâu sắc, những đặc điểm tự nhiên của trẻ, đấu tranh chống rập khuôn, máy móc trong công tác giáo dục, tìm ra nét độc đáo trong thế giới nội tâm của trẻ, để có cách giáo dục thích hợp. Một nhà giáo dục khác là Petxtalôgi cũng rất coi trọng vấn đề giáo dục “cá biệt”, nhưng ông còn đi sâu hơn Rutxô, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục, như sự kết hợp giữa việc đảm bảo tự do và sự vâng lời của trẻ, việc chuẩn bị cho trẻ tâm lý sẳn sàng tiếp thu các yêu cầu giáo dục của thầy giáo, ý nghĩa và vai trò của lòng tin trong quan hệ qua lại với học sinh…, ông cho rằng, nghiên cứu học sinh là nghiên cứu “ một cá nhân riêng lẻ không trùng lập”, bằng cách quan sát chúng – đó là điều kiện quan trọng nhất để đạt tới kết quả thật sự của quá trình giáo dục dựa trên cứ liệu rút ra được từ quan sát trên. Đixtecvec, là người rất chú trọng đến việc giáo dục “cá biệt” trong “ bất cứ giai đoạn dạy học nào” và ông cũng nhấn mạnh rằng học sinh chỉ thấy hạnh phúc khi được thầy giáo không bỏ qua những điểm mạnh và yếu của mình”. Trãi qua một quá trình lịch sử lâu dài vấn đề giáo dục “cá biệt” vẫn được nhiều nhà giáo dục tìm tòi cách giải quyết. Đặc biệt sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà giáo dục XôViết đã kế thừa và phát triển những cơ sở phương pháp luận và phương pháp giáo dục mới trong đó đáng chú ý là các vấn đề sau: Phải đặt việc đối xử cá biệt trong mối quan hệ của trẻ với hoàn cảnh xã hội nhằm phát huy, nâng cao tính tích cực, tính tự giác và khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện của học sinh. Thầy giáo và nhà trường phải chủ động tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện quá trình giáo dục một cách sáng tạo trên cơ sở hiểu biết đầy đủ đặc điểm nhân cách của học sinh. Về phương pháp và tổ chức giáo dục: phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt trên cở sở bảo đảm mục đích định hướng chung của giáo dục, chống mọi áp đặt cứng nhắc, giáo dục theo kiểu máy móc, với “ hình thức đồng loạt”. Giáo dục chỉ có thể thực hiện các mục tiêu, các yêu cầu thông qua hoạt động. Nhưng thái độ của từng đứa trẻ đối với từng hình thức hoạt động là khác nhau. Vì vậy muốn thu hút trẻ tích cực hoạt động cần khêu gợi, kích thích hứng thú của chúng đối với hoạt động, trên cơ sở hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý cá tính và điều kiện sống của trẻ và phải tìm hiểu, nghiên cứu chúng trong các hoạt động, trong quá trình hoạt động ( học tập, vui chơi, giao lưu, giao tiếp). Nhà giáo dục cần hoà nhập vào đời sống của trẻ và đối thoại với chúng; qua các cứ liệu thu được mà tim ra nguyên nhân của hành vi, thiết lập được mối quan hệ mật thiết và được chúng tin tưởng. Những đóng góp của Krupxkaia, Macarencô, Xukhômlinxki… về lĩnh vực giáo dục trẻ em “hư” rất to lớn. Đặc biệt là Macarencô, với luận điểm: Xem sự phụ thuộc trực tiếp của tâm lý và hành vi của nhân cách vào điều kiện sống là cơ sở của phương pháp giáo dục lại. Luận 6 điểm này không chỉ là quan điểm lý luận mà đã được Macarencô kiểm chứng trong thực tế giáo dục trẻ hư của chính ông trong nhiều năm. Thực tế giáo dục ở trại Gorki của Macarencô đã làm sáng tỏ con đường và các nhân tố quyết định đến sự hình thành nhân cách xã hội của trẻ, đó là cuộc sống xã hội, hoạt động lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn nói chung. Ông đã chứng minh rằng: yếu tố tư tưởng trong sự hình thành nhân cách chịu nhiều ảnh hưởng của các yêu cầu xã hội, tuy nó có ý nghĩa sâu xa nhưng phải gắn với các nhân tố vật chất. Hệ thống này luôn luôn phát triển và phụ thuộc vào sự thay đổi các nhiệm vụ, các yêu cầu xã hội trong từng thời kỳ phát triển của xã hội. Điều cần ghi nhớ là sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ luôn luôn được xác định bởi các nhu cầu phát triển về vật chất và tinh thần của thời đại, biểu lộ ra ở hệ thống các yêu cầu trong giáo dục; con người ta dù ở lứa tuổi nào cũng tiếp thu các yêu cầu của xã hội một cách chủ động, tích cực trên cơ sở kết hợp hài hoà, thích ứng với lợi ích riêng và yêu cầu riêng của mình, nghĩa là có sắc thái riêng. Thực tế cho thấy không chỉ xã hội đặt ra yêu cầu đối với nhân cách mỗi người mà mỗi cá nhân cũng đặt ra cho xã hội( một cách có ý thức) các nhu cầu của mình, và do đó, con người phải luôn luôn tự điều chỉnh, tự hoàn thiện.. Cả Crupxkaia và Macarencô đều xuất phát từ tác động tương hỗ và sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội trong quá trình hình thành nhân cách. Con đường hình thành nhân cách thông qua tính tích cực của cá nhân, qua kinh nghiệm và hoạt động độc đáo, riêng của từng người. Vì vậy, nhiệm vụ chính của cách thức đối xử cá biệt là phải chuẩn bị cho mỗi cá nhân thực hiện các yêu cầu của tập thể, của cộng đồng, của xã hội nói chung mà tất nhiên phải thông qua các hoạt động, qua đó chúng sẽ tự sáng tạo, đúc rút được kinh nghiệm, hình thành vốn sống có tính riêng, độc đáo của mỗi cá nhân. Những nét mới của nhân cách sẽ hình thành và phát triển khi con người thật sự sống và hoạt động trong thực tiễn với tất cả tính tích cự xã hội, tính sáng tạo, năng động trong quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện và từ đó bên cạnh những phẩm chất, tính cách chung nhất sẽ hình thành những nét độc đáo, riêng biệt của cá nhân và kể cả các phẩm chất mới mẻ của con người. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận công tác giáo dục học sinh cá biệt của giáo sư Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Sinh Huy…, theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan, chúng ta cần lưu ý: - Giáo dục lại và giáo dục học sinh chưa ngoan là hai lĩnh vực giáo dục gần nhau, phải dựa vào nhau để phát triển nhưng không hoàn toàn giống nhau ( về tính chất, phạm vi, mức độ) - Giáo dục học sinh chưa ngoan cung cấp cho giáo dục lại những quan điểm có tính chất cơ sở chung, có tính phương pháp luận mà thiếu chúng, chúng ta sẽ không thể phát triển sâu sắc, đầy đủ các vấn đề đặt ra.. - Với mức độ biểu hiện có khác nhau, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan, giáo dục lại tuy không bao trùm lên tất cả các hoạt động giáo dục nhưng nếu thiếu chúng, lý luận giáo dục sẽ không hoàn chỉnh, không đạt tới sự cân đối trong lý luận cũng như trong thực tế hoạt động giáo dục. Ở An Giang, đã có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh : “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở An Giang- thực trạng nguyên nhân và giải pháp” của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, do bà Lê Thị Hiền làm chủ nhiệm. Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, như : trẻ lang thang, trẻ lao động sớm, trẻ nghiện hút, phạm pháp… Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn Cách mạng đều có những yêu cầu giáo dục, có những đặc điểm riêng. Tuy vậy, trước khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề giáo dục hiện nay, cũng như 7 vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong phạm vi một thành phố như đề tài này, chúng ta đều phải kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận giáo dục tiến bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS thuộc dạng chưa ngoan trên địa bàn thành phố Long Xuyên. II. Khái niệm về học sinh “chưa ngoan”. 1..Về lý luận, trong phạm vi nhà trường các học sinh có “trục trặc” trong sự phát triển thường được gọi với những tên khác nhau. Tuỳ theo mức độ, quan điểm nhận thức của các nhà giáo dục, từng cơ sở giáo dục. Có nơi gọi đối tượng này là học sinh chậm tiến, có nơi gọi là học sinh “khó giáo dục” hay học sinh “chưa ngoan”. Thậm chí có nơi gọi là học sinh “ cá biệt”. Tuy cách gọi khác nhau nhưng nội dung và tích chất của các biểu hiện loại học sinh này thường giống nhau. Có lúc, có nơi người ta gọi thẳng đối tượng này là “học sinh hư” và xếp vào loại phải giáo dục lại, nghĩa là phải được giáo dục theo yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục có tính đặc thù. Do đó trong đề tài này, đôi khi chúng tôi cũng dùng những thuật ngữ như : “học sinh cá biệt”, “ học sinh hư”, ‘ học sinh chậm tiến”… đều ám chỉ loại học sinh chưa ngoan, rất mong quý vị và bạn đọc thông cảm. Những điều dễ nhận thấy ở loại đối tượng này là: Né tránh việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo khuôn mẫu chung ( về đạo đức, lối sống, nội quy, quy chế…) nghiêm trọng hơn các em có những biểu hiện gây rối trật tự xã hội, làm mất an ninh cho những người xung quanh và của toàn xã hội, như các em có những tác phong và hành vi thấp kém: trộm cắp, phá phách, sa vào các tệ nạn xã hội, sống cẩu thả, thậm chí chà đạp lên mọi giá trị đạo đức văn hoá… có học sinh đánh thầy, cô giáo. 2.Theo thông tư số 29/TTGD, ngày 16/10/90 của bộ giáo dục và đào tạo, thì: Xếp loại hạnh kiểm yếu là những học sinh không đạt tới mức trung bình theo tiêu chuẩn; có những biểu hiện yếu, kém, chậm tiến bộ…những biểu hiện của loại học sinh yếu về hạnh kiểm là : - Có hành vi vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của thầy cô giáo trong và ngoài trường. - Quá lười học, được nhắc nhở nhiều lần nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần quay cóp hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong tiết kiểm tra. - Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ nhiều tiết học, nhiều buổi học. - Lấy cắp trong lớp, trong trường hoặc tham gia lấy cắp tài sản XHCN, tài sản riêng của công dân. - Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối nghiêm trọng. - Có hành động xấu, thiếu văn hoá đối với phụ nữ, người gìa, người tàn tật, các em nhỏ và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng tiếp thu và sửa chữa rất chậm. - Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỹ luật ở mức đuổi học một năm đều xếp loại hạnh kiểm kém. Như vậy, để xác định rõ đối tượng thực nghiệm của đề tài, chúng tôi dựa vào cách phân loại hạnh kiểm trên để điều tra, nghiên cứu loại học sinh này. III. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THCS. 1. Sự phát triển thể chất của thiếu niên có những biến đổi căn bản trong đó điều đáng lưu ý nhất đó là sự phát dục vì vậy, tuổi thiếu niên , người ta còn gọi là tuổi dậy thì đây là một chức năng sinh lý hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và được thể hiện ra bên ngoài bằng những đặc trưng phụ khiến chúng ta và bản thân các em cũng có thể nhậ thấy được, như các em gái tự nhiên thấy đau xương, nhức đầu rồi có lần đầu ngực bắt đầu phát triển, tóc mọc nhanh và mượt, các mô mỡ phát triển mạnh hơn., các em nam, lông mọc nhanh, có râu, mặt có nhiều mụn cá, giọng nói òm òm ( Vỡ giọng). Tuổi dậy thì đem lại cho các em thiếu niên nhiều xúc cảm, nhiều ý nghĩ, hứng thú, tính cách mớI mẻ mà bản thân các em cũng không ý thức được. 8 Sự phát triển thể chất của thiếu niên chưa cân đối dẫn đến mất cân bằng tam thời giữa các bộ phận của cơ thể cũng như toàn bộ cơ thể với ngoại cảnh : - Do xương phát triển nhan hơn cơ, nên thiếu niên thường có thân hình cao, ốm, không cân đối, khiến cho thiếu niên khi hoạt động có nhiều động tác thừa, chân tay lóng ngóng vụng về. - Dung tích của tim tăng gấp đôi mà dung tích của hệ huyết quản chỉ tăng gấp 1,5 lần, hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây ra hiện tượng thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não. Do đó thiếu niên dễ có cảm giác mệt mỏi, dễ bị kích động và có tâm trạng thất thường. - Hai quá trình thần kinh cơ bản không cân bằng nhau thường hưng phấn mạnh hơn ức chế, nên các em thiếu niên dễ có phản ứng mạnh mà không biết tự kiềm chế, khiến các em không làm chủ được bản thân. Chính vì vậy, tuổi thiếu niên có một vị trí đặc biệt trong chu kỳ phát triển tâm lý của trẻ được phản ánh trong các tên gọi khác nhau như : “thời kỳ quá độ”, “ tuổi khó khăn”, “thời kỳ khủng hoảng”, những tên gọi đó đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của quá trình phát triển diễn ra ở lứa tuổi này. - Tuổi thiếu niên được gọi là tuổi “ Quá độ” vì ở tuổi này có sự tồn tại song song vừa “tính trẻ con” , vừa “tính người lớn” các em rất muốn mọi người coi mình là người lớn nhưng lại lòi cái đuôi trẻ con của mình khi thích chơi trò chơi của trẻ con. - Thời kỳ thiếu niên được coi là thời kỳ khó khăn và khủng hoảng vì: + Thời kỳ này diễn ra vô số những biến đổi về chất, những biến đôi khi những đặc điểm những hứng thú và quan hệ đã có trước đó ở trẻ. + Những biến đổi thường kèm theo một mặt là sự xuất hiện ở bản thân thiếu niên những khó khăn chủ quan đáng kể, mặt khác là những khó khăn trong việc giáo dục thiếu niên, cá em không chịu sự tác động của người lớn, tỏ ra bướng bỉnh chống đối và phản kháng (ương bướng, thô bạo, phủ nhận, ngang ngược kín đáo, lầm lì.) 2. Sự thay đổi trong hoàn cảnh sống và hoạt động. 2.1 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ Chúng ta thấy rằng ở trường THCS, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song tính chất của hoạt động có những thay đổi so với tuổi học sinh tiểu học, cụ thể : - Ở bậc học này các em được học nhiều môn hơn, các môn học có nội dung trừu tượng, đòi hỏi các em phải có phương thức lĩnh hội mới. Nếu không thay đổi kịp, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu tri thức mới. -Các em được học với nhiều thầy cô hơn( ở tiểu học các em chỉ học với một giáo viên) do đó các em tiếp thu được nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, cách đánh giá khác nhau dẫn đến các em có sự so sánh các giáo viên với nhau và không còn tuyệt đối tin tưởng giáo viên như hồi còn ở tiểu học. Từ đó xuất hiện những đặc điểm nhân cách, những động cơ và quan hệ mới đối với hiện thực. 2.2 Hoạt động lao động và hoạt động khác. -Do hệ xương và cơ phát triển cho nên các em đã lao động nặng được, vì vậy nhất là các em nam, rất thích lao động nặng mà nhất là được lao động chung với người lớn để có dịp đọ sức với người lớn -Các em rất thích được hoạt động được sinh hoạt trong tập thể, đặc biệt là những hoạt động văn nghệ thể dục thể thao. Vì vậy, để lôi cuốn các em vào tập thể, để giáo dục tốt cho các em , chúng ta phải biết tổ chức hoạt động cho các em. Chúng ta phải hướng dẫn các em tham gia vào đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và hướng chúng vào hoạt động có ích cho xã hội. 9 3. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS Do có sự cải tổ về gải phẩu sinh lý làm thay đổi vị trí của học sinh trong mối quan hệ với những người xung quanh, cụ thể: 3.1 .Quan hệ với người lớn: -Trong gia đình. Trong gia đình cha mẹ các em không còn coi các em làø hoàn toàn bé bỏng nữa mà đã bắt đầu giành cho các em nhiều quyền sống độc lập hơn: các em có thể tự bao tập, tự viết nhản vở, tự bố trí góc học tập … Mặt khác gia đình cũng đề ra cho các em những yêu cầu cao hơn, nhiều em được giao những trọng trách nặng nề như chăm sóc, giáo dục em nhỏ. Quản lý việc ăn uống chi tiêu trong gia đình. Ở nông thôn, những hộ lao động nghèo hoặc đơn chiếc có em trở thành lao động chính. Dần dần, trong cuộc sống các em muốn tách khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ. Thiếu niên thường không muốn được hưởng sự chăm sóc quá tỉ mỉ, thậm chí còn ngại đi chơi chung với ba mẹ, sợ người khác coi mình là trẻ con theo đuôi người khác .Trong gia đình các em muốn được cha, mẹ tôn trọng hơn là chiều chuộng. -Ở nhà trường. Học sinh THCS là đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, một số em lớn đã là đoàn viên thanh niên CS HCM. Đối với thầy cô giáo các em vẫn rất kính trọng nhưng không còn “ sùng bái” như hồi còn ở tiểu học Do được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo có phong cách ứng xử khác nhau, có trình độ khác nhau, các em dễ có sự so sánh +Do cương vị của thiếu niên trong hoạt động đặc biệt là vai trò của thiếu niên tiền phong trong xã hội, thành tích trong sản xuất, công tác…nên người lớn xung quanh đã chú ý đến vai trò của các em. +Các em rất phấn khởi, sung sướng khi được người lớn, anh chị phụ trách, thầy, cô giáo, các bác lãnh đạo địa phương đánh giá đúng thành tích và vai trò của các em. + Gần gủi với người lớn xung quanh, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết và cách cư xử. Nhưng do còn hạn chế về mặt nhận thức, nên đôi khi các em bắt chước những tính xấu như hút thuốc lá, uống rượu đua đòi các kiểu ăn mặc càn quấy… các em lại nhầm tưởng đó chính là dấu hiệu, những đặc tính của người lớn. + Thiếu niên rất tò mò muốn tìm hiểu cuộc sống của người lớn đặc biệt là quan hệ nam nữ, đây không phải là biểu hiện xấu của trẻ. Tuy nhiên, đối với các em, ta cần tránh những kích thích phát triển giới tính, mặt khác,có thể giải thích cho các em hiểu đến một chừng mực nào đó trong quan hệ nam nữ. Tóm lại, trong quan hệ với người lớn, thiếu niên không còn an phận coi mình là trẻ con nữa mà có xu hướng muốn vươn lên thành người lớn. Vì vậy, những quan hệ củ giữa trẻ em và người lớn được hình thành trước đây đến nay dường như không còn phù hợp nữa. Nó đòi hỏi phải được cải tổ, trước hết đòi hỏi người lớn phải công nhận khả năng và tôn trọng nhân cách của các em, nếu không các em sẽ có thái độ bất mãn, đôi khi có những phản ứng kịch liệt. 3.2. Giao tiếp của thiếu niên với tập thể và bạn bè - Đối với tập thể. +Thiếu niên rất thích hoạt động trong tập thể, sống với tập thể. Bạn Lan Anh 13 tuổi, kể: “ Nơi nào đông vui nhất, thì em sẽ đến nơi đó. Em cùng các bạn và các bạn cùng với em. Bạn sẽ có cảm giác rất rất thú vị, khi mọi người cùng chơi chung với nhau, cùng sinh hoạt với nhau trong không khí “ tập thể”. + Ở lứa tuổi này, tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội được phát triển mạnh. Các em rất quý trọng danh dự tập thể, tự hào về tập thể, các em biết và luôn luôn có ý thức bảo vệ uy tín cho lớp, cho trường. 10 + Các em rất hăng say hoạt động trong tập thể, nếu một tập thể có tổ chức hợp lý, có những hoạt động hợp lý và lành mạnh sẽ thu hút được các em. Ngược lại, một tập thể rời rạc hoạt động nghèo nàn kém sinh khí, sẽ làm các em chán ghét muốn từ bỏ để cùng nhau tự động lập nên nhóm hoạt động riêng, nhiều khi còn bị lôi kéo vào bè đảng, các nhóm lưu manh mà các em cho là ở đó có nhiều hoạt động hấp dẫn hơn. + Những em xa rời tập thể, thường là những em, bị tập thể thành kiến, thầy cô giáo anh chị phụ trách ghét bỏ. -Đối với bạn bè. + Thiếu niên khát khao tình bạn. Bạn Xuân Quyên 12 tuổi, kể: “Cha mẹ, Anh chị em trong gia đình chưa đủ để mình cảm thấy mình không cô đơn, không có bạn thì em không thể sống được” + Các em có nhu cầu tình bạn theo đúng nghĩa, tình bạn là để giúp đỡ nhau và cùng nhau tâm sự. Chúng ta thấy có hiện tượng: “ Hai đứa học sinh gái nói chuyện huyên thuyên suốt dọc đường, về nhà, lại còn ba hoa thêm nửa giờ nữa trước cửa nhà rồi mới chia tay với nhau. Thế mà vừa vào nhà chúng đã vội gọi giây nói cho nhau để thổ lộ những điều thầm kín”. + Các em đã có một số yêu cầu đối với bạn bè, vì vậy các em có sự lựa chọn bạn, cho nên tình bạn của thiếu niên tương đối bền vững, có khi các em chơi thân với nhau đến già. + Quan hệ tình bạn của thiếu niên, cởi mở tin tưởng hiểu nhau và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau. + Quan hệ tình bạn của thiếu niên rất bình đẳng. +Tình bạn của các em được xây dựng trên cở sở cùng hứng thú, cùng sở thích, cùng hoạt động. Tình cảm của các em có nội dung phong phú. 3.3 Quan hệ với các em nhỏ tu._.ổi hơn. +Bước vào tuổi thiếu niên, các em thấy mình không còn trẻ con nữa. Trong quan hệ với trẻ nhỏ hơn, thiếu niên thấy mình lớn hơn hẳn. Cho nên khi chơi với trẻ nhỏ hơn, thiếu niên thường tỏ ra “ bề trên” và hơn hẳn chúng về mọi mặt. + Thiếu niên rất sợ người khác xem mình lẩn vào đám trẻ con, nên cố tình tìm cách tách mình ra khỏi đám trẻ. Chẳng hạn, Nhiều đội viên lớn tuổi không chịu đeo khăn quàng đỏ, chỉ vì sợ giống các đội viên nhi đồng. Hoặc tại một khu phố nọ,người ta đã tổ chức khám bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng chỉ sau không đầy một tiếng đồng hồ các em thiếu niên đã lần lượt rút sổ y bạ của mình ra, trong phòng khám chỉ còn trẻ nhỏ. +Thường trong các trò chơi, thiếu niên giữ vai trò tổ chức, chỉ huy, thậm chí các em còn cậy lớn để bắt nạt trẻ nhỏ. Tóm lại, mối quan hệ giữa thiếu niên với những người xung quanh đã trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Chính trong những mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ ấy đã làm cho tâm lý của thiếu niên được phát triển mạnh mẽ và mang sức thái riêng, độc đáo của nó. 4. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS. 4.1 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS. Sự phát triển trí tuệ của tuổi thiếu niên thể hiện rất rõ sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ định sang tính chất có chủ định… ở thiếu niên, tính chất không chủ định không giảm đi, tính chất chủ định đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế. Tính chất chuyển tiếp được thể hiện ở tất cả các quá trình nhận thức. -Tri giác: tri giác của thiếu niên có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật hiện tượng. Khả năng quan sát của các em rất tinh tế, như trường hợp có em học sinh ở Phú thọ hỏi: tại sao ở quê em, em chỉ thấy các bà già còng mà không thấy có ông già còng? GS Nguyễn 11 Lân Dũng khen em có óc quan sát rất tốt, đúng như vậy do cấu tạo xương của phụ nữ và do sanh nở nên nữ thiếu can xi dẫn đến hiện tượng trên. -. Đặc điểm trí nhớ của học sinh THCS. So với học sinh tiểu học, trí nhớ của học sinh THCS có những biến đổi căn bản: +Năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ được nâng cao.Vd: đối với học sinh THCS, khi học bài các em không cần phải có tranh vẽ như học sinh tiểu học. +Để ghi nhớ một tài liệu phức tạp, các em đã biết chia bài thành nhiều đoạn và xây dựng được mối liên hệ giữa các phần của bài. +Cách ghi nhớ của các em cũng phong phú, các em đã biết chọn lựa cách ghi nhớ thích hợp. +Ghi nhớ trừu tượng của học sinh THCS hơn hẳn học sinh tiểu học. Khi cùng ghi nhớ một tài liệu cụ thể, học sinh lớp 8 hơn học sinh lớp 5 là 1,6 lần, nhưng đối với tài liệu trừu tượng thì hơn 2,8 lần. +Những tiến bộ đáng kể của thiếu niên là khả năng các em có khả năng ghi nhớ có ý nghĩa. Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ của bài học, các em biết chọn cách ghi nhớ thích hợp… do vậy các em nhớ lâu hơn, đúng hơn so với học sinh tiểu học. +Mặt khác, ghi nhớ của các em cũng thể hiện tính mâu thuẫn. Mặc dù có khả năng ghi nhớ có ý nghĩa, nhưng các em vẫn rất tuỳ tiện trong việc ghi nhớ: khi gặp khó khăn là các em từ bỏ việc ghi nhớ có ý nghĩa. Đồng thời các em chưa hiểu đúng về ghi nhớ máy móc, coi đó là học vẹt, coi thường việc ghi nhớ chính xác…do vậy, không phải lúc nào các em cũng nhớ đúng những tài liệu cần nhớ chính xác. Vì thế, giáo viên cần chú ý giúp các em kết hợp cả hai cách ghi nhớ trong mỗi môn học. -Đặc điểm về tư duy. Trên cơ sở của vai trò hệ thống tín hiệu thứ hai được nâng cao và do tính chất trừu tượng của hệ thống kiến thức ở bậc THCS làm cho tư duy của thiếu niên được phát triển. +Khả năng tư duy trừu tượng của thiếu niên được phát triển nhanh. Trong quá trình học tập nhiều khái niệm trừu tượng được hình thành. +Khả năng vận dụng các thao tác tư duy có những tiến bộ hơn so với nhi đồng. Song sự tiến bộ diễn ra dần dần suốt quá trình học tập ở bậc THCS, càng lên lớp cao, các em càng đi sâu vào bản chất của khái niệm hơn. Chẳng han, lúc đầu thiếu niên vẫn có xu hướng dựa vào hình ảnh cụ thể, những dấu hiệu dễ thấy nhưng không bản chất , như học sinh lớp 6 vẫn xếp cây rau muống là cây lương thực, hoặc góc đối đỉnh là góc kề nhau. Dần dần đến cuối lứa tuổi này, những khái niệm trở nên chính xác hơn, phong phú hơn, các em đã biết áp dụng khoa học vào thực tiễn. Biết lấy những điều quan sát được hoặc những kinh nghiệm riêng của mình để minh hoạ kiến thức. +Khi lập luận khi đưa ra nguyên lý mới các em đòi hỏi phải được chứng minh, phải có có căn cứ, các em không hoàn toàn dễ tin, dễ công nhận như học sinh tiểu học +Các em có khả năng phân biệt cái đúng cái sai trong khoa học, các em biết đề ra những thắc mắc và muốn gải được giãi đáp đến cùng. Vd : Mít là loại trái một hạt hay nhiều hạt?, Thân cây chuối ở đâu?, củ xu hào? Củ đậu phọng? Hạt luá?. Hoặc có em hỏi chương trình KCT của đài truyền hình VN 18 Đời vua Hùng trị vì đất nước 2622 năm ( từ năm 2879 TCN đến 258 TCN ), như vậy, mỗi vua Hùng trị vì đất nước trên 100 năm? +Tuy nhiên tư duy của thiếu niên không phải lúc nào cũng là sự suy nghĩ có phê phán. Nếu suy nghĩ của các em chủ yếu là nghi ngờ, tranh cải không có căn cứ, bướng bỉnh…thì cần phải khắc phục. Từ những đặc điểm trên giáo viên cần chú ý: +Phát triển tư duy trừu tượng cho thiếu niên để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập 12 +Chỉ dẫn cho thiếu niên những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập. Vấn đề là biết sử dụng những thông tin, tri thức… để giải quyết những vấn đề mới trong những tình huống mới. - Đặc điểm về ngôn ngữ của học sinh THCS. +Do nội dung kiến thức được mở rộng, việc học tập có hệ thống, hình thái hoạt động muôn màu muôn vẻ ở nhà trường và xã hội làm cho ngôn ngữ của các em phong phú và chính xác hơn học sinh tiểu học. +Do được tiếp xúc với nhiều bộ môn khoa học làm cho vốn từ của các em được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là những thuật ngữ khoa học. +Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên cũng còn nhiều thiếu sót, cần kịp thời uốn nắn. Nhiều em, viết và nói sai ngữ pháp và cẩu thả, nhất là những từ có âm đầu là; “ v”. “d”, “r”…chẳng hạn rõ ràng thì các em lại nói “gõ gàng”. Vì vậy thì các em lại nói “ dzì dzậy” … - Sự phát triển chú ý của thiếu niên +Sự phát triển chú ý của thiếu niên cũng có nhiều mâu thuẩn, một mặt,chú ý có chủ định của các em phát triển rõ nét; mặt khác, những ấn tượng và rung động mạnh mẽ, phong phú của thiếu niên khiến cho sự chú ý của các em không bền vững. +Một tiến bộ của thiếu niên là chú ý của các em có tính lựa chọn rất rõ. Các em có khả năng tập trung làm việc nghiêm chỉnh nếu các em thấy vấn đề là cần thiết và hứng thú. +Khối lượng chú ý, khả năng di chuyển của chú ý của các em cũng tăng lên rõ rệtù. Do vậy, cần tổ chức giờ học sao cho có nội dung cụ thể rõ ràng, đòi hỏi học sinh phải hoạt động nhận thức tích cực. 4.2 Sơ lược sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS 4.2.1. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS Cá tính của con người được hình thành và phát triển, biển đổi được xãy ra ở mọi lứa tuổi. Ngay cả người trưởng thành cũng có những nét tính cách mới được hình thành,và từ bỏ những nét tính cách củ không phù hợp. Song, ở mỗi lứa tuổi thì sự hình thành cá tính có những nét đặc thù.- -Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức. Do mối quan hệ xã hội của thiếu niên ngày càng phong phú và phức tạp đã thúc đẩy quá trình hình thành tự ý thức khiến cho thiếu niên nhận thức được mình. + Thiếu niên đánh giá về mình dựa vào ý kiến đánh giá của những người xung quanh. Do đó, đòi hỏi những người xung quanh khi nhận xét các em phải suy nghĩ chín chắn và thống nhất ý kiến. Nếu không các em sẽ khó khăn trong việc tự đánh giá mình thậm chí có thể bị lệch hướng. + Các em rất nhạy cảm đối với người chung quanh đánh giá về mình. Do đó, đôi khi chỉ một thành công ngẩu nhiên mà được người ta quá chú ý cũng có thể đưa các em đến chổ đánh giá quá cao về mình sinh ra tự kiêu, tự mãn. Trái lại, dù chỉ một lần thất bại tạm thời nhưng bị mọi người dè biểu cũng có thể gây cho cá em tính tự ty, rụt rè. +Sự phản ứng nhậy bén của thiếu niên đối với sự đánh giá của những người xung quanh là một điều kiện thuận lợi cho sự giáo dục chúng. Chúng ta có thể dùng dư luận tập thể để giáo dục các em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là thiếu niên rất dễ tự ái nên nhiều khi có những phản ứng gay gắt đối với những nhận xét của người khác về mình. Đó cũng là nguyên nhân gây ra xung đột giữa thiếu niên và người lớn. Vì vậy, yêu cầu của người lớn cũng như thầy cô giáo phải có thái độ đối xử với thiếu niên hết sức tế nhị, khéo léo, cần phân tích có lý có tình những thiếu sót của các em, đừng nên dùng lời lẽ quá khích dễ chạm tự ái của các em . 13 + Thiếu niên còn nhận thức về mình thông qua việc đối chiếu , so sánh mình với người khác trong khi tìm hiểu đánh giá về họ. Khi đánh giá phẩm chất của người khác, thiếu niên thường hay xuất phát từ những hành vi riêng lẻ, những mặt hoạt động riêng lẻ mà chưa biết đặt nó trong mối quan hệ với những phẩm chất khác và các em có thái độ đánh giá rất cứng nhắc thường đem một phẩm chất gắn cho toàn bộ cá tính của người đó. Vì vậy, chỉ cần một thiếu sót nhỏ của người lớn cũng đủ quy định một cách lâu dài thái độ của thiếu niên với người đó. + Nhu cầu tự giáo dục được hình thành và phát triển, các em đã tự đặt mình nhiệm vụ tự rèn luyện tự giáo dục. + Sự hình thành ý thức về bản thân còn biểu hiện ở sự phân tích “ thế giới nội tâm” của chính mình. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp một số thiếu niên đứng ngẫm nghĩ một mình, hay viết nhật ký, tự phân tích về ý nghĩ, tình cảm, hành vi của mình. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng, tạo điều kiện cho các em tự giáo dục, tự tu dưỡng nhưng phải gắn liền với việc xây dựng tập thể lớn mạnh, với sự tiến bộ của bạn bè. -Tính độc lập được phát triển mạnh ở tuổi thiếu niên. Bước vào tuổi thiếu niên, các em nhận rõ những biến đổi về thể chất và đời sống tâm lý của mình. Các em có khuynh hướng đánh giá cao những biến đổi đó và tự cho mình đã lớn để có thể sống độc lập. -Do có nhu cầu tự khẳng định mình và xu hướng muốn vươn lên làm người lớn, thiếu niên đòi hỏi mọi người xung quanh công nhận quyền làm người lớn của mình. -Trong thực tế,so với tiểu học, thiếu niên đã có nhiều khả năng để tự lập cuộc đời mình, tuy nhiên các em thường đánh giá mình quá cao, dẫn đến tình trạng bảo thủ, không chịu nghe người khác, nên các em dễ vi phạm những quy tắc ứnh xử và kỹ luật tập thể. -Trong công tác giáo dục thiếu niên, việc tôn trọng tính độc lập của thiếu niên không có nghĩa là buông lỏng các em, mà phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn những lệch lạc và đề ra cho các em những yêu cầu ngày càng cao trong học tập, lao động, xử thế. 4.2.2 Sự hình thành đạo đức, lý tưởng của học sinh THCS: - Do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức… mà đạo đức của các em được phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lỉnh hội tiêu chuẩn hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên. - Cũng bước vào tuổi thiếu niên, sức lực và khả năng của các em được phát triển. Nhiều em đã có ý thức sáng tạo, năng khiếu được hình thành tương đối rõ nét. Đó là cơ sở để các em đặt ra những ước mơ về tương lai. + Tính chất ước mơ của các em nói chung là trong sáng . chẳng hạn, có em mơ ước sau này trở thành nhà khoa học, nhà thơ, phi công…Song mơ ước của các em còn nặng tính viễn vông xa thực tế. Thường các em ít gắn những ước mơ của mình với việc học tập, rèn luyện hàng ngày. + Chúng ta cần khuyến khích các em ước mơ, vì có ước mơ mới có sáng tạo, ước mơ còn là động lực cho việc học tập và lao động. Ước mơ mới thức tỉnh sự say mê và ý chí con người vào hoạt động. + Tuy nhiên, chúng ta cần giáo dục để các em thấy rằng, muốn thực hiện ước mơ phải cố gắng ngay từ bây giờ trong học tập và rèn luyện, tạo cho mình khả năng dồi dào, đặc biệt là tạo cho mình một ý chí mãnh liệt, một tình cảm say mê, để khắc phục khó khăn nhằm vươn tới ước mơ. - Đến tuổi thếu niên, các em đã hình thành con người lý tưởng. Hình tượng trong lý tưởng của thiếu niên thường là con người cụ thể có những nét đạo đức và tài năng được các em khâm phục. Càng về cuối tuổi thiếu niên, hình ảnh lý tưởng càng có tính chất tổng hợp & khái quát hơn. 14 Việc hình thành lý tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các em. Nhờ hướng theo những tấm gương đó mà các em học tập rèn luyện có kết quả. Lúc đầu các em chỉ bắt chước những hành vi được biểu hiện bên ngoài,sau đó các em đã học tập nội dung bên trong của con người lý tưởng. 4.2.3 Sự phát triển tình cảm của thiếu niên. -Do điều kiện và phạm vi tiếp xúc rộng hơn, được học nhiều môn học và các môn học có nội dung trừu tượng hơn làm cho năng lực nhận thức phát triển do đó tình cảm của các em thiếu niên phong phú và sâu sắc hơn tuổi nhi đồng. Bạn bè trong gia đình cũng là môi trường để các em tiếp xúc và chịu ảnh hưởng. Do đó, gia đình có quan hệ với những ai, đó là loại người thuộc loại nào? Đều có ảnh hưởng đến các em. - Đặc điểm nổi bật trong biểu hiện tình cảm của tuổi thiếu niên là dễ xúc động, dễ bị kích động. Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên, nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, thường hưng phấn mạnh hơn ức chế, khiến các em không kiềm chế được bản thân. - Thiếu niên dễ xúc cảm khi tham gia bất cứ hoạt động nào: học tập, lao động hay vui chơi giải trí, các em đều thể hiện tình cảm rất rõ rệt & mạnh mẽ. Đặc biệt, những lúc xem phim, xem kịch, các em có những biểu hiện xúc cảm rất đa dạng, khi hồi hộp, cảm động, lúc thì phấn khởi vui tươi, khi lại la hét om xòm. - Thiếu niên có tâm trạng thay đổi dể dàng và nhanh chóng. Có lúc đang vui nhưng chỉ vì một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay. Do đó chúng ta thấy , các em thiếu niên lúc thì vui quá trớn, lúc lại buồn ủ rủ, khi thì quá hăng say, lúc lại chán nản u sầu. - Do sự thay đổi quá dễ dàng trong xúc cảm, nên thái độ của các em thiếu niên đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẩn. Chẳng hạn, đối với các em nhỏ, có lúc thiếu niên tỏ ra trìu mến, nhưng có lúc lại vô cớ bắt nạt, đe doạ, trêu trọc. Đối với những người già yếu, tàn tật cũng vậy có lúc các em giúp đỡ tận tình, có lúc lại tỏ ra vô lễ, thô tục. Tóm lại, những biểu hiện tình cảm của thiếu niên mang tính đôïc đáo. Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi do những biến đổi về sinh lý gây ra. Tuy nhiên, tình cảm của thiếu niên đã bắt đầu biết phục tùng ý chí và đã trở nên chiều sâu và chiều rộng. Tính bột phát trong tình cảm dần dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. Nhờ giáo dục và dạy học cũng như mối quan hệ xã hội của các em ngày càng phong phú và phức tạp hơn. IV. Đặc điểm tâm lý học sinh chưa ngoan. 1. Trẻ “chưa ngoan” có nhiều biểu hiện lệch lạc trong sự phát triển nhân cách và về đời sống tâm lý. Toàn bộ hành vi của trẻ khó giáo dục đều do các nhu cầu gây ấn tượng, nhu cầu tự khẳng định ( một cách bất bình thường) quyết định. Những biểu hiện của tính khó giáo dục thường gắn với cách thức thoã mãn rất không bình thường các nhu cầu về vật chất và tinh thần có tính chất điển hình của loại trẻ này; mà sự thoả mãn nhu cầu này lại phản ánh sự phát triển lệch lạc về các nhu cầu đó. Ví dụ: Vì muốn tự khẳng định mình nên chúng thường gây gổ, hung hăng trước mọi người; càng hung hăng chúng càng bị xa lánh, ghét bỏ, dấn sâu vào các hành vi sai trái khác ( thật ra trong thâm tâm chúng vẫn ao ước khát khao được vỗ về, an ủi, thậm chí muốn được che chở…, nhưng đó chỉ là cái ẩn tàng bên trong còn hành vi bộc lộ ra ngoài rõ ràng là sự phản ứng bất bình thường mà trừ các nhà chuyên môn ra, khó có thể làm cho người ta thương mến chúng được). Các sai lệch trong sự hình thành và phát triển các nhu cầu thuộc về nội dung và phương thức biểu hiện. Chúng rất muốn quan hệ giao tiếp bình thường, cởi mở với mọi người. Nhưng do thói quen thích gây gổ, xung đột với mọi người một cách không bình thường, ngẫu nhiên, vô ý thức, nên nếu không dữ dằn, hung bạo, gây gổ hình như chúng không chịu nổi. Như vậy, ở 15 trẻ hư nhu cầu giao tiếp bình thường biến dạng thành nhu cầu gây sự, cải lộn, va chạm với mọi người. Cách biểu lộ nhu cầu tự khẳng định ( như muốn tỏ ra thích tự lập, không phụ thuộc vào bất cứ ai, “bất cần đời”, hoặc lì lợm chịu trận để tỏ ra can đảm, có “ bản lĩnh”) và học làm người lớn ( một cách bệnh hoạn), qua tác phong, nói lóng, hút thuốc lá, xài ma tuý… Nhu cầu về ấn tượng mạnh luôn luôn ám ảnh chúng : Nỗi khao khát trở thành “ đại bàng”, “ Đại ca”, yêng hùng tứ chiếng…đã đưa chúng vào các trò chơi mạo hiểm (dại dột), phiêu liêu đầy ấn tượng li kỳ hấp dẫn ( thậm chí rất tinh quái) như kiểu phim trinh thám giật gân mà chúng biết đến. 2. Theo thời gian, các hứng thú lệch lạc, các sai lầm tích tụ lại hình thành ở chúng tâm lý phản xã hội, tâm lý chống đối mọi điều bình thường (về ăn ở, quan hệ, giao tiếp…) của xã hội. Các suy nghĩ -hành vi này trở thành yếu tố thống trị mọi hành vi của chúng. Chi phối tất cả các nhu cầu khác. Tiến thêm một bước nữa, sự khó giáo dục trở thành đường hướng hướng phát triển tiêu cực chủ đạo tâm lý và trở thành yếu tố định hướng mọi hành vi, mọi suy nghĩ của trẻ hư. Trong phạm vi giáo dục lại trẻ chưa ngoan, khái niệm “ đường hướng phát triển tiêu cực chủ đạo của tâm lý”, bao gồm : -Gồm một phức hợp các nhu cầu phản xã hội, giữ vai trò thống trị trong thế giới đạo đức, từ đó quyết định mục đích, động cơ hành vi của trẻ, kết quả là hình thành ở chúng một kiểu hành vi ương bướng, trái với lẽ thông thường: trẻ hư làm tất cả mọi việc theo kiểu phản ứng, trêu ngươi, trái với những điều được giáo dục, trái với mong đợi của mọi người. -Là phức hợp những phẩm chất tiêu cực và những khuyết điểm ( so với các chuẩn mực đạo đức thông thường) nhưng đảm bảo đem lại sự thoả mãn nhanh chóng và đầy đủ các nhu cầu lệch lạc của chúng; chính do những nhu cầu sai trái đó, chúng cự tuyệt các phẩm chất tốt, ngày càng sa vào những thiếu sót và khuyết điểm. -Đôi lúc trong thâm tâm chúng vẫn lờ mờ cảm thấy sự không bình thường trong phẩm chất đạo đức, trong tính cách của mình nên mọi cách che đậy những khuyết điểm, những sai trái; biện hộ cho các hành vi phản xã hội của mình. - Ở trẻ chưa ngoan còn bộc lộ cách suy nghĩ và hành vi là sự thiếu tính xu hướng xã hội lành mạnh, sự không ổn định của tính cách. Sự thiếu tính xu hướng xã hội cuối cùng dẫn tới tính vô nguyên tắc và hình thành tính liều lĩnh, tuỳ tiện, nhưng lại nhát gan, nhu nhược trước những khó khăn thử thách; và do đó mà đạo đức phẩm hạnh của chúng, theo thời gian, dần thoái hoá suy đồi. 3. Một trong những nét tính cách đặc trưng của học sinh chưa ngoan là thái độ bất chấp tất cả mọi ảnh hưởng của giáo dục, coi thường hoặc phủ nhận các thầy cô giáo, các nhà giáo dục. Lúc đầu trẻ có biểu hiện coi thường cha mẹ và người lớn xung quanh, khi chúng đến trường trong tình cảm và tâm tư như vậy mà lại gặp phải sự lạnh nhạt, bất công của thầy cô thì các “ đặc điểm” ấy liên tục bị khoét sâu “ vết thương lòng” của trẻ càng khó chữa trị và trẻ càng trở nên khó dạy. 4. Tình trạng hay xung đột giữa trẻ khó giáo dục với tập thể trẻ và với các nhà giáo dục là nét nổi trội trong tính cách của trẻ khó giáo dục. Tình trạng này nếu bị làm ngơ, nếu có điều kiện phát triển (âm ỉ hoặc công khai) giữa trẻ hư và tập thể lớp sẽ vô hiệu hoá ảnh hưởng giáo dục của tập thể với cá nhân, những trẻ này sẽ mất dần tính xấu hổ, mất đi sự tự kiểm tra bên trong và chúng luôn luôn tìm cách vượt ra khỏi ảnh hưởng các tác động giáo dục lành mạnh. Chúng thường xuyên “ cảnh giác”, phản ứng thô bạo với mọi người một cách xấc xược, một kiểu phản ứng tự vệ bất bình thường, ngăn chặn chúng tiếp thu các ảnh hưởng giáo dục. khi phản ứng, chúng nhìn đời qua lăng kính chủ quan, mang tích chất tiêu cực: chúng cho là người lớn khéo giả vờ hoặc mọi người còn tệ hơn rất nhiều, có điều họ biết dấu điếm bao che cho nhau mà thôi. những kiểu suy luận như vậy “ an ủi” chúng gần như là động cơ phương thức để 16 chúng tự trấn an đối với sự sai phạm của mình. Dần dần nếu không được khắc phục, chúng tiếp tục trượt dài, nhanh chóng và sẳn sàng làm những việc sai trái. 5. Những nét tính cách của học sinh chưa ngoan xuất hiện gắn liền với việc phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển nhân cách. Theo quy luật phát triển tâm lý trẻ em, thì tiến trình phát triển của trẻ diễn ra không đồng đều; nhưng đối với học sinh chưa ngoan, nhiều khi lại có những năng khiếu nào đó, nếu chúng ta biết khai thác, phát hiện được các ưu điểm thì quá trình phát triển rất nhanh. Chẳng hạn có em học sinh không thích học môn địa lý, trong tiết học em không chú ý nghe giảng mà còn quậy phá, cô giáo , sau khi về thăm nhà em mới phát hiện em này rất thích nuôi dạy chó. Cô đã mở ngay một câu lạc bộ bàn về những con chó cần vụ của Công an và bàn về những con chó ở vùng digôn, miền tây Châu Úc. Mỗi buổi như vậy cô đều mời em này lên bục để trình bày kinh nghiệm nuôi dạy chó của mình cho cả lớp nghe, những buổi như vậy, em trình bày rất nhiệt tình và hứng thú. cuối cùng em thốt lên : À hoá ra môn địa lý cũng không có gì đáng chán cả. Từ đó em bắt đầu thích môn địa lý và tất nhiên em rất chú ý học tập. Chính vì vậy, trong công tác tư tưởng nói chung, công tác giáo dục nói riêng, người lãnh đạo, người giáo viên cần biết phát huy những ưu điểm là chính trên cơ sở đó để khắc phục nhược điểm. Bởi vì trong thực tế đời sống ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Đánh giá con người là ở chổ ưu trội hay nhược điểm trội hơn CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên và xã hội của thành phố Long xuyên. 17 Thành phố Long xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học của tỉnh An Giang. Long Xuyên có diện tích tự nhiên 106, 87 km, dân số 247.281 người, gồm 9 phường và 3 xã. Tây giáp huyện Châu Thành, đông bắc giáp huyện Chợ Mới, đông nam giáp huyện Lấp Vò ( Đồng Tháp), nam giáp huyện Thốt Nốt ( Cần Thơ), tây nam giáp huyện Thoại Sơn. Long Xuyên là nơi tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ tương đối cao, có điều kiện nâng cao dân trí và tiếp nhận các thành tựu khoa học, kỹ thuật.đồng thời, Long Xuyên là trung tâm chính trị trực tiếp chỉ đạo và khai thác vùng tứ giác Long Xuyên. Long Xuyên là thành phố trẻ ( tháng 3/ 1999), là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, với cơ cấu kinh tế : thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Long xuyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Về giáo dục, hiện ở Long Xuyên có 9 trường THCS ( Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự., Mạc Đĩnh Chi, Phan Văn Trị) . Ngoài ra còn trường THPT Mỹ Thới có đào tạo học sinh THCS , nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu ở các trường THCS mà thôi. Long Xuyên là địa phương đứng đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục. Theo báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2002-2003 của phòng giáo dục thành phố Long Xuyên về chất lượng giáo dục và đào tạo. -Giáo dục đạo đức. Các đơn vị trên địa bàn đảm bảo tốt nề nếp dạy và học, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Về mặt giáo dục đạo đức các trường đã thực hiện giảng dạy đầy đủ và đúng chương trình môn Giáo dục công dân. Hoạt động đoàn đội được quan tâm củng cố và nâng chất, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chủ điểm theo nội dung, kế hoạch năm học đã góp phần hình thành thói quen hành vi lễ phép- văn minh, đại bộ phận học sinh có ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Ngoài giảng dạy chương trình chính khoá, giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với các tổ chức Đoàn- Đội và các ngành chức năng thực hiện tốt nội dung giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, ý thức phòng chống HIV- AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tổ chức kỹ luật, như nghĩ học không xin phép, trốn học, chưa có thái độ đúng đắn trong học tập hpặc chưa tập trung trong giờ học, nói năng thô lỗ… Kết quả xếp loại hạnh kiểm: NĂM HỌC TỐT KHÁ TB YẾU 2000-2001 66,9% 25,7% 6,8% 0,6% 2001-2002 70,4% 23,1% 6,1% 0,4% 2002-2003 72,4% 22,5% 4,8% 0,2% Giáo dục văn hoá. Giáo viên các trường đảm bảo kỷ cương, nề nếp giảng dạy, thực hiên đúng chương trình, chất lượng từng bước được nâng lên. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, đại bộ phận giáo viên có chú ý cải tiến phương pháp “ phát huy tính tích cực của học sinh”. Đầu tư nghiên cứu thực hiện khá tốt yêu cầu về phương pháp và nội dung đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 6, thực hiện chương trình giảm tải theo quy định. Hoạt động tổ chuyên môn có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung sinh hoạt tổ- nhóm chuyên môn được nâng cao chất lượng. Các chuyên đề của hội đồng bộ môn được triển khai và và vận dụng khá tốt vào giảng dạy. Tập trung triển khai và vận dụng các chuyên đề do hội đồng bộ môn hướng dẫn, chủ yếu là phương pháp giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa lớp 6, phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh khối 7,8,9 và triển khai có hiệu quả 8 chuyên đề về cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học thay sách lớp 6 do Sở Giáo dục hướng dẫn. 18 Tham dự “ Học sinh giỏi 9” cấp tỉnh, phòng giáo dục Long Xuyên có 180 học sinh dự thi, đạt 171 HSG cấp tỉnh, tỷ lệ 95%. Thi kỹ năng thực hành thí nghiệm có 45 học sinh dự thi đều đạt yêu cầu. Chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên, các đơn vị đã quan tâm củng cố và xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, phối hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường- hội PHHS và địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Kết quả chất lượng học sinh hàng năm được nâng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm dần đáng kể. Kết quả xếp loại chung về học lực. NĂM HỌC GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM 2000-2001 27,5% 28,6% 29,7% 12,7% 1,4% 2001-2002 30,2% 29,3% 28,6% 10,9% 1,0% 2002-2003 27,2% 31,4% 31,9% 9,1% 0,5% -Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: năm học 2001-2002 là 97,8%. Năm học 2002-2003 đạt 98.1%. Kết luận: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của sở giáo dục – đào tạo An Giang, thành uy,uỷ ban nhân dân thành phố Long Xuyên và dự hỗ trợ tích cực của chính quyền đoàn thể địa phương và với sự quyết tâm cao, ngành giáo dục thành phố Long Xuuyên đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của nghành và địa phương giao. Phần lớn các chỉ tiêu quan trọng của năm học đã cơ bản hoàn thành như : việc huy động trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 ở đầu năm học; duy trì sỉ số mầm non- tiểu học và nâng cao chất lượng PCTH-CMC; …Tuy nhiên,ngành còn nhiều khó khăn cần phải phấn đấu khắc phục… tỷ lệ bỏ học ở THCS còn cao… II. TÌNH HÌNH HỌC SINH “CHƯA NGOAN’ Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN. Chúng tôi đã về tất cả các trường THCS ở Long Xuyên, để nắm tình hình học sinh loại này và kết quả thu được như sau: Trường THCS Nguyễn Trãi có 316 em. Trường THCS Lý Thường Kiệt 204 em. Trường THCS Ngô Gia Tự 78 em. Trường THCS Trần Hưng Đạo70 em. Trường THCS Nguyễn Huệ 25 em. Trường THCS Phan Văn Trị 22em. Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 20 em Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa 15em Trường THCS Hùng Vương 14 em. Nhìn vào danh sách trên ta thấy tất cả các trường THCS trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên đều có loại học sinh khó giáo dục. Đúng như nhận định của phòng giáo dục Thành phố Long Xuyên: “ Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức tổ chức kỹ luật… trốn học, nói năng thô lỗ..”. Tuy vậy con số có sự quá chênh lệch, mặc dù khi tiến hành lập danh sánh loại học sinh này chúng tôi đã đề nghị các trường lập danh sách theo nhưng biểu hiện của hành vi như sau: - Lười biếng, trốn bỏ các tiết học, các hoạt động của tập thể.(1) - Luôn mất trật tự trong giờ học và hoạt động tập thể.(2) - Hay nói tục, chửi thề, thiếu văn hoá.(3) - Hỗn láo, vô lễ. Gây bè phái gây gỗ, đánh nhau.(4) - Bè phái, gây gỗ, đánh nhau. (5) - Gian dối trong công việc cũng như quan hệ với mọi người.(6) - Gây rối trật tự công cộng.(7) - Hút thuốc uống rượu, bài bạc.(8) 19 - Sống cẩu thả, mất vệ sinh.(9) Chúng tôi cũng đã giải thích rất rõ, đây chỉ là đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả điều tra số lượng này không ảnh hưởng đến công tác thi đua cũng như các mặt hoạt động khác của trường. Nhưng hình như một số trường vẫn ngại lập danh sánh đầy đủ những em học sinh có những biểu hiện mà chúng tôi đã đề xuất. Khi trao đổi trực tiếp với đ/c hiệu trưởng trường Bùi Hữu Nghĩa, đ/c cho rằng nếu nhiều học sinh khó giáo dục như Nguyễn trãi là không đúng vì theo chị học sinh khó giáo dục phải là học sinh sắp bị đuổi học mà loại học sinh này thường chị chỉ có ngần ấy. Như vậy mặc dù đã nêu tiêu chí cụ thể về loai học sinh này nhưng mỗi trường lại nhận thức một cách khác nhau và cũng không loại trừ trường hợp họ đã dấu bớt loại học sinh này. Điều này, tôi rất mong hội đồng khoa học và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này hết sức thông cảm, do cái khó của vấn đề này vì thực tế người ta cũng ngại nói về cái được coi là khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, số lượng học sinh thuộc loại này thường xuyên thay đổi, do đó, chúng tôi nghĩ vẫn có thể dựa vào danh sách ban đầu này để tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra nguồn gốc và đề xuất biện pháp giáo dục loại học sinh này. Nhìn vào bảng 1. (Trang 22 ) Chúng ta thấy,hành vi chủ yếu của loại học sinh “chưa ngoan”, là sự lười học, trốn bỏ các tiết học, các hoạt động của tập thể 33,5%. Điều đó nói lên rằng, trẻ loại này rất biếng học thích tụ tập chơi bời, khi sinh hoạt tập thể thì quậy phá , trong hứng thú của loại học sinh chưa ngoan, ._.ó là môi trường quan trọng là phương tiện mạnh mẽ nhất để giáo dục nhân cách cho trẻ cũng như để phát huy sở trường năng khiếu của các em. Việc xây dựng tập thể để giáo dục để giáo dục cá nhân được thông qua việc xây dựng các quan hệ giao lưu đúng đắn trong tập thể, thông qua việc tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là hoạt động lao động tập thể, nhằm đạt được mục đích chung có ý nghĩa xã hội, thông qua việc xây dựng dư luận tập thể lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể, thông qua việc tổ chức đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh bổ ích của tập thể và mỗi thành viên. Nguyên tắc này, còn yêu cầu công tác giáo dục phải coi trọng tập thể học sinh là một đối tượng chủ yếu, hướng các tác động giáo dục đến các em học sinh, phải coi tập thể trẻ là một đối tượng giáo dục chủ yếu, hướng các tác động giáo dục đến trẻ, phải coi tập thể trẻ là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ, phải thông qua các phương tiện này mà tiếp xúc đến từng nhân cách. Như vậy, quá trình giáo dục muốn đạt được kết quả cao phảI là một quá trình tác động song song, tức là nhà giáo dục phải đồng thời tác động đến tập thể và đến từng cá nhân học sinh. Để người đọc dễ hiểu về phương pháp giáo dục song song, chúng tôi xin dẫn ra ví dụ sau: “ Một cô giáo dạy văn đang say sưa giảng bài, chợt có một học sinh huyết sáo. Cô giáo nói: Cô đang giảng bài mà em nào đã vô kỹ luật huýt sáo trong giờ học. Cô không có thời gian để tìm hiểu xem em nào đã huýt sáo, cô yêu cầu tổ 4 ( học sinh ngồi theo tổ), cuối giờ học báo cho cô biết bạn nào đã huýt sáo. Như vậy, cô giáo đã tác động đến cả tập thể ( Lớp và Tổ 4), và cả em học sinh đã huýt sáo.. Do đó đứa trẻ vừa là đối tượng chịu hai tác động ( của nhà giáo dục và của cả tập thể) vừa là chủ thể của tác động giáo dục đến người khác cũng như của bản thân. Mỗi tác động đến cá nhân phải là tác động đến tập thể và mỗi tác động đến tập thể là tác động đến cá nhân của các thành viên, sẽ làm cho tác động giáo dục được nhân lên. Vì vậy để tránh ảnh hưởng xấu từ môi trường, chúng ta cần tạo ra môi trường giáo dục tốt đẹp, trong đó xây dựng tập thể lành mạnh, đoàn kết thân ái và sẳn sàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của trẻ là một viẹc làm hết sức cần thiết và quan trọng. 3. Ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh. - Từ những sai trái của người lớn xung quanh, của bạn bè… các em thuộc đối tượng học sinh chưa ngoan có thể nhận thức sai về các giá trị của cuộc sống, do đó, dễ có hành vi sai trái. Qua bảng 3, cho chúng ta thấy rõ, học sinh chưa ngoan thích giao du với người lớn mà lại là những người không nghề nghiệp, có thể đó là những thanh niên ngoài xã hội (47,4%) trả lời thường xuyên giao du với người lớn cùng khối phố lúc rãnh rỗi và 34,6% trả lời những lúc rãnh rỗi thích giao du với bạn bè cùng phố, những người đã bỏ học và tự kiếm sống đây cũng là những bạn có “thành tích” bất hảo. Chính việc giao lưu này làm trẻ dễ có nhận thức sai lệch về các chuẩn mực. - Từ sách, báo, phim ảnh… không lành mạnh, các em học sinh khó giáo dục dễ bắt chước những hành vi đó. Bởi vì, đặc điểm trí tuệ của học sinh thuộc loại này, thường thiếu hiểu biết về nhiều khía cạnh. Một số em thực hiện hành động nhưng không biết điều đó bị ngăn cấm, hoặc không hiểu được hậu quả sẽ như thế nào. Các em thường có tư duy trừu tượng kém, mà nghiêng về tư duy thực dụng, cụ thể nhiều hơn. Do đó dễ bị lôi kéo bởi những thành phần xấu vì các em cho rằng như thế là hay với các em. IV. Những biện pháp giáo dục đối với loại học sinh khó giáo dục. 32 Qua kết quả nghiên cứu thực tế hiện tượng về học sinh khó giáo dục, sự tiếp xúc trực tiếp với những nhà giáo dục, chúng tôi thấy, để giáo dục loại học sinh này, chúng ta cần dựa vào những phương pháp giáo dục sau: 1. Phương pháp xây dựng lại niềm tin. Bình thường trẻ em vốn có niềm tin vào thế giới người lớn, yêu thương hồn nhiên ông bà, anh chị em và mọi người xung quanh. Vì những lý do xã hội và hoàn cảnh phức tạp của cá nhân mà niềm tin của chúng phai nhạt hoặc bị đổ bể( với mức độ khác nhau), thậm chí chúng có những tình cảm ngược lại: oán giận xã hội căm thù gia đình và mọi người xung quanh, mặc cảm về chính bản thân, về thân phận bất hạnh của mình…, từ đó chúng ta cần lưu ý: - Từng bước thích hợp phải tạo cơ hội để các em có được cái nhìn đúng đắn về thế giới khách quan, về các mối quan hệ giữa người và người, từng bước khôi phục lại, nâng lên dần dần, giúp các em hiểu đúng các quy tắc xã hội và tiêu chuẩn đạo đức nhân cách, những tiêu chuẩn của hành vi, gợi lên lòng tin của chúng đối với mọi người trong cuộc sống. Và theo thời gian phải đồng thời gợi mở, vạch cho chúng thấy các khía cạnh của sai lầm ngộ nhận trong cách nhìn người, nhìn việc, xem xét các mối quan hệ. Để cảm hoá chúng và tạo điều kiện cho chúng tự thuyết phục mình. - Việc khôi phục lại niềm tin là một công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, nhẩn nại và có lòng tin thì chúng ta mới có khả năng đạt mục đích. Nên tổ chức hoạt động (lao động, lễ hội, văn nghệ…) để các em được tiếp xúc, giao lưu học tập…dần dà các em sẽ tự khẳng định được cái đúng cái sai, phát hiện ra thái độ lệch lạc, cực đoan của mình và giúp nhau tự điều chỉnh. Có như vậy chúng mới có cơ sở để tin rằng người với người là bạn… - Khi khôi phục lòng tin cho học sinh, chúng ta cần hết sức tế nhị, không bao giờ tỏ ra nghi ngờ hoặc chế nhạo sự non nớt hoặc sai lầm của trẻ. Thế giới tâm hồn của trẻ cực kỳ phong phú và nhạy cảm, vì vậy, chúng ta phải khéo léo ứng xử sư phạm, có như vậy học sinh mới tin chúng ta và tin vào bản thân chúng và tin vào cuộc sống. 2. Phương pháp khuyến khích và trừng phạt. Đối với loại học sinh khó giáo dục, khen thưởng và trừng phạt không phải là phương pháp giáo dục bình thường, vì các em đã chai sạn, phớt đời, quen với mọi tình huống dữ dằn, bạo lực, thì việc khen chê cần phải thận trọng. Chính vì vậy, để trừng phạt hay khen thưởng cần chú ý: 2.1. Về trừng phạt. Trừng phạt phải được đối tượng nhận thức, tiếp thu Trừng phạt nhằm sửa chữa những lỗi lầm của học sinh, nhưng phải chú ý đến tính ranh mãnh, đối phó theo kiểu đạo đức giả Khi thực hiện việc trách phạt phải được dư luận của lớp của nhóm … đồng tình ủng hộ. Phải nhạy bén, linh hoạt thay đổi hình thức trừng phạt khi cần thiết và cũng không nên trừng phạt một cách máy móc. 2.2. Về khen thưởng Có nhiều người quan niệm, không nên áp dụng phương pháp khen thưởng đối với loại học sinh này. Tuy vậy trong giáo dục, sự nâng đỡ khuyến khích cái tốt, cái thiện dù là nhỏ đều rất cần thiết cho sự khôi phục lòng tin của loại học sinh này. Nếu trừng phạt thực hiện ba chức năng( giúp trẻ ý thức đầy đủû về khuyết điểm; từ đó thừa nhận không thể dung thứ những sai phạm như vậy; từ đó tìm cách khắc phục sai phạm, khuyết điểm và tự điều chỉnh hành vi của mình) thì khen thưởng cũng có chức năng như vậy. Việc khuyến khích và trừng phạt được thực hiện một cách có hệ thống, liên tục sẽ giúp trẻ hiểu rõ, phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái gì được xã hội chấp nhận, cái gì không thể và không được làm. Từ đó khuyến khích trẻ cố làm theo cái tốt, loại dần những sai trái. Đặc biệt đối với những học sinh thiếu thốn tình cảm gia đình, thì sự yêu thương, thông cảm, khuyến 33 khích chúng có sức cảm hoá rất mạnh; ngay cả những học sinh thuộc dạng “ hư hỏng” nhất thì sự khen chê một cách thích đáng cũng rất cần thiết. Chẳng hạn có một em học sinh nổi tiếng là vô kỹ luật và thường xuyên không thuộc bài, nhưng có một hôm, em đã dũng cảm cùng các chú bảo vệ bắt được một tên cướp nguy hiểm giao nộp cho công an phường. Giáo viên chủ nhiệm đã khen ngay em trước lớp và thông báo về cho gia đình biết hành động dũng cảm của em, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng nhắc nhở em, nếu trong học tập và rèn luyện em cũng dũng cảm như thế thì tốt quá. Chính cách giáo dục đó làm cho em này đã tự sửa chữa những khuyết điểm để dần dần trở thành học sinh ngoan. 3.. Phương pháp “ bùng nổ”. Đây là phương pháp mà trong kinh nghiệm giáo dục do Macarencô sáng tạo và kiểm nghiệm trong thực tế. Do đó trong nhóm giải pháp giáo dục loại học sinh này, chúng tôi thấy cần thiết phải đưa phương pháp này vào việc giáo dục học sinh chưa ngoan. Cơ sở của phương pháp này là dùng biện pháp tác động mạnh, để phá vỡ, xoá đi những thái độ sai lầm. Cụ thể là tạo ra những tình huống đưa học sinh vào tình huống bất ngờ, không kịp chống trả theo tập tính của nó; từ tình thế bất ngờ này, các em có dịp nhìn rõ tư cách, tư thế cô lập, thảm hại của bản thân, chán ghét lối sống, cách cư xử của mình với mọi người , ác cảm với bản thân với những sai phạm, lầm lỗi và có nhu cầu phục thiện, để trở thành học sinh ngoan. Trong cuốn bài ca sư phạm của Macarencô, có một trường hợp có một em làm lớp trưởng nhưng lại ăn cắp một Radiô của bạn, Macarencô, yêu cầu em lớp trưởng phải tìm bằng được chiếc Radiô cho bạn, nhưng đã 3 ngày rồi mà em lớp trưởng vẫn chưa tìm ra, Macarencô hỏi cậu vẫn nói rằng rất tích cực tìm kiếm, nhưng không tìm thấy, có lẽ kẻ lấy cắp đã đưa ra khỏi trường. Trong thời gian đó Macarencô đã tìm hiểu tình hình và biết được rằng ngày xãy ra mất cắp Radiô, có người thấy lớp trưởng lãng vảng ở gần rạp hát bỏ không. Macarenô, đã trực tiếp kiểm tra thấy đúng là chiếc Radiô đang được dấu gần đống gạch củ. Hôm sau, Macarencô, cho gọi lớp trưởng đến hỏi lại lần nữa xem lớp trưởng đã tìm thấy chưa, lớp trưởng vẫn bình thản cho rằng chiếc Radiô đã mất, Macarencô đã nắm lấy cổ áo của cậu và chỉ thẳng vào mặt cậu lớp trưởng và nói rằng: Chính cậu là thằng ăn cắp, ra ngay sau rạp hát mang chiếc Radiô về đây, cậu đã không kịp phản ứng và đã nhận là mình đã ăn cắp và phải đi lấy chiếc Radiô về trả cho bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp cuối cùng, khi mà chúng ta đã thực hịên nhiều phương pháp nhưng không đạt kết quả. 4. Phương pháp di chuyển trong giáo dục. Chuyển hướng những sức lực, sự chú ý của đối tượng từ những hành vi tiêu cực sang hành vi tích cực là một trong phương pháp giáo dục tích cực. Khơi dậy những tiềm năng vốn có của trẻ, làm cho chúng tự tin hơn, phấn khởi hơn trong quá trình sửa chữa các khuyết điểm và củng cố những nét tính cách tích cực của mình . Thông thường, do thói quen, do định kiến, khi học sinh vi phạm khuyết điểm, người giáo viên thường thiên về kiểu giáo dục đối phó, giản đơn dùng quyền lực để trấn áp, ngăn cấm răn đe chúng. Nhưng hiệu quả giáo dục theo kiểu này rất hạn chế, vì không khơi dậy được tính tích cực, tự giác của trẻ( chúng tự cảm thấy được các hành vi sai trái và dễ có mặc cảm không còn gì để vươn dậy nữa).Chính vì vậy, khi giáo dục đối với loại học sinh này, giáo viên phải biết phát huy ưu điểm trên cơ sở khắc phục nhược điểm, muốn vậy, chúng ta bằng phương pháp giáo dục thông thường kết hợp với việc nghiên cứu các điểm mạnh trong năng lực, trong hành động của trẻ, khơi gợi hết các nhân tố tích cực còn tiềm ẩn của chúng, từ đó mà tin tưởng, giao cho chúng , những trách nhiệm phù hợp( vốn là những việc khơi dậy hứng thú sở trường của chúng) thì chúng dễ tiếp thu các tác động giáo dục và “hết mình” thực hiện công việc để đáp ứng lòng tin, tình cảm thương mến của các nhà giáo dục. Phát hiện và phát huy đúng đắn năng lực, sở trường của trẻ là nâng đỡ, đưa trẻ bước trở lại con đường chân chính, trở lại hoà nhập với tập thể. 34 Tóm lại, để thành công trong công tác giáo dục đối với học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan nói riêng, chúng ta rất cần có một tấm lòng của nhà giáo đó là lòng yêu nghề, mến trẻ. Lòng yêu người trước hết là lòng yêu trẻ là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người, là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người thầy giáo. Lòng thương người, yêu trẻ càng sâu sắc bao nhiêu thì càng làm được nhiều việc vĩ đại bấy nhiêu. Lòng yêu trẻ của người thầy giáo thể hiện: Người thầy giáo phải cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ, khi đi sâu vào thế giới độc đáo của trẻ, luôn luôn đặt niềm tin vào trẻ. Vì niềm tin có tác dụng giáo dục rất tốt đến học sinh nhất là loại học sinh chưa ngoan. Trong trường của Macarencô, có một học sinh chuyên ăn cắp vặt, dù đã dùng nhiều biện pháp để giáo dục nhưng chứng nào tật ấy, em vẫn không chừa. Cuối cùng Macarencô, đã dùng lòng tin để giáo dục, đó là nhân một lần, trường ông có một séc lĩnh tiền ( 500 rúp), ông đã giao cho em này đi lĩnh tiền và không đếm lại khi em về giao tiền cho em…, nhiều lần như vậy. cuối cùng em đã sửa được tính ăn cắp vặt của mình. Có thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ kể cả em học kém và vô kỹ luật, luôn luôn thấm nhuần quan điểm “ Không có trẻ em hư theo đúng nghĩa của nó”. Người thầy giáo có lòng thương yêu trẻ lúc nào cũng thể hiện tinh thần giúp đỡ các em, không phân biệt đối xử mặc dù có em chưa ngoan hoặc chậm hiểu. chính thái độ đó của nhà giáo dục, làm cho các em nhất là loại học sinh chưa ngoan, cảm thấy được thầy cô thương mến, từ đó các em có ý muốn sửa chữa khuyết điểm của mình. Từ đó, có thể nói rằng: Bí quyết thành công của nhà giáo bắt nguồn từ một thứ tình cảm vô cùng sâu sắc- đó là tình người, tình yêu trẻ. Khẩu hiệu : “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, cũng xuất phát từ tình cảm đó. Thầy giáo phải có lòng yêu nghề, vì lòng yêu trẻ và lòng yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào nhau. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Có yêu người mới có cơ sở để yêu nghề. Không có lòng yêu thương con người, yêu trẻ thì khó mà tạo ra cho mình những động lực mạnh mẽ để suốt đời phấn đấu vì lý tưởng Cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp. 35 PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Học sinh chưa ngoan luôn bị ám ảnh bởi các sai phạm, khuyết điểm đã từng mắc phải. Do đó về mặt nhân cách, tâm lý chúng có những biểu hiện đặc thù và thâm tâm chúng vẫn khát khao được chăm sóc, giúp đỡ, nhưng do vi phạm nhiều khuyết điểm nên chúng luôn thiếu niềm tin, thiếu động cơ hoạt động lành mạnh. Nắm vững các nội dung, yêu cầu của công tác giáo dục đối với loại học sinh này và thương yêu đối với các em, chúng ta sẽ có biện pháp giúp trẻ học hỏi, nắm được các giá trị văn hoá, đạo đức lấy lại sự bình an trong cuộc sống, có được niềm tin trở lại như xã hội mong đợi. Tất cả đòi hỏi chúng ta, những người làm công tác giáo dục, phải tự bồi dưỡng cho mình những kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đối tượng học sinh khó giáo dục. Việc bồi dưỡng giáo dục nhân cách cho học sinh luôn luôn là một công việc sáng tạo. Phải bằng mọi phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh, phải xâ dựng tốt mối quan hệ giữa người và người để trẻ lại cảm thấy yêu đời, thích thú đi học, thích thú với cộng đồng xã hội và gia đình; có cảm giác thoải mái bình yên trong cuộc sống, có đà vươn lên để tự khẳng định mình, tin vào tương lai hơn. Để làm tốt công tác giáo dục đối với học sinh loại này, chúng tôi xin đề xuất những biện pháp sau. 1. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục. Cần phân luồng học sinh, không nên chạy theo bệnh thành tích, nếu một số nào đó không thể học lên được, ta đành chấp nhận. Không nên nài nỉ các em phải học cho bằng được. Vì làm như vậy các em càng nghỉ rằng ta không đi học nhà trường lại phải năn nỉ nên dù có quậy phá, nhà trường cũng không dám đuổi, không dám kỹ luật. Điều này nói lên để chúng ta cần thông cảm với nhà trường, vì trong thực tế vẫn có hiện tượng chính quyền can thiệp quá sâu vào chuyên môn của ngành giáo dục, thậm chí còn chỉ đạo tỷ lệ %, để yêu cầu nhà trường, giáo viên phải “phấn đấu”, thậm chí còn dựa vào chỉ tiêu để xếp loại giáo viên và để đạt danh hiệu thi đua, giáo viên phải nâng điểm cho hoạ sinh… Chỉ khi nào, chúng ta mạnh dạn đánh giá chất lượng theo thực chất và chấp nhận một bộ phận không thể lên lớp hoặc đỗ tốt nghiệp, thì mới tạo ra sự phấn đấu học tập lành mạnh. Chúng ta cũng không nên dựa vào tỷ lệ lưu ban hay tốt nghiệp thấp để đánh giá giáo viên, vì chúng ta ai cũng biết : Quá trình dạy- học là quá trình hoạt động song song, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kia. Chất lượng thấp không chỉ do lỗi cho giáo viên. 2. Về phía nhà trường THCS. Cần nhận thức rõ đây là một trong những nhiệm vụ của công tác giáo dục, vì vậy từ ban giám hiệu đến giáo viên bộ môn, đều phải xác định trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể trong nhà trường cần xây dựng mô hình tổ chức giáo dục loại học sinh chưa ngoan. Tổ chức giáo dục trong nhà trường phải bao gồm các thành phần sau: Đại diện của ban giám hiệu nhà trường( tốt nhất là một phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức) Giáo viên chủ nhiệm lớp có đối tượng học sinh chưa ngoan Tổ tư vấn ( bao gồm các nhà giáo có uy tín cao kể cả nhà giáo về hưu, các nhân sỉ có tâm huyết…) Tập thể học sinh( tập thể lớp, đội…) Hội cha mẹ học sinh Tập thể giáo viên trong nhà trường. Mỗi thành phần trong tổ chức này hoạt động theo quy định thống nhất và phối hợp với nhau chặt chẽ, nhưng có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau: 36 2.1. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục đạo đức là người thay mặt hội đồng giáo dục điều hành chung toàn bộ kế hoạch giáo dục, đặc biệt là loại học sinh chưa ngoan trong toàn trường. Cụ thể: - Vạch kế hoạch giáo dục, đề ra những yêu cầu giáo dục cụ thể đối với các đối tượng cần được giáo dục trong lớp; đưa ra những quyết định khen thưởng hoặc trừng phạt đối với các đối tượng giáo dục - Tổ chức mối liên kết giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Rõ ràng, công tác giáo dục đã được Đảng ta xác định đó là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, nhất là việc giáo dục đối tượng học sinh chưa ngoan, rất cần có sự phối hợp của các lực lượng xã hội. - Giúp đỡ các giáo viên chủ nhiệm nội dung và phương pháp giáo dục đối với từng đối tượng một. - Trực tiếp góp phần giáo dục các đối tượng khi cần thiết. 2.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp. - Chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục, trước cha mẹ học sinh về sự phát triển nhân cách của từng học sinh theo mục tiêu giáo dục. - Tổ chức mối liên kết giáo dục giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài lớp, trong trường và ngoài trường. - Cố vấn về nội dung và phương pháp giáo dục cho các bậc phụ huynh, cho tập thể học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài lớp trong phạm vi mà mình phụ trách. - Trực tiếp đưa ra các quyết định và thực thi các quyết định trong quá trình giáo dục các em học sinh chưa ngoan của lớp mình phụ trách. - Trực tiếp giáo dục các em chưa ngoan trong lớp mình phụ trách. 2.3. Tổ tư vấn : Bao gồm một số giáo viên có uy tín cao, có nhiều kinh nghiệm giáo dục, góp phần cùng ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em học sinh chưa ngoan. Thực tế cho thấy, trong quá trình giáo dục loại học sinh chưa ngoan, không phải tất cả các giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục thành công đối với tất cả các đối tượng của lớp mình phụ trách. Ở nhiều trường đã có những giáo viên chủ nhiệm bất lực trong quá trình giáo dục đối với một vài trường hợp riêng biệt. Nhưng những học sinh cá biệt này lại có thể dễ dàng bị cảm hoá bị thuyết phục… bởi những phương pháp hoặc uy tín của những giáo viên khác. Chính đây là lực lượng tích cực, cánh tay đắc lực giúp ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm thành công trong giáo dục loại học sinh này. 2.4. Tập thể học sinh. Là một tổ chức có khả năng tập hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp tham gia hoạt động giáo dục một cách tự nguyện, xuất phát từ yêu cầu giáo dục của các thành viên trong tập thể dưới sự cố vấn, lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm, do đó tập thể này có rất nhiều khả năng để góp phần tác động tốt đến loại học sinh chưa ngoan, đó là: - Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động thi đua. - Động viên, khen thưởng những thành viên có nhiều thành tích, đấu tranh phê bình với những thành viên có nhiều sai phạm - Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ở trong nhà trường cũng như ở ngoài trường để tiến hành đồng bộ các hoạt động giáo dục - Phân công các thành viên có uy tín, có khả năng hoặc kết bạn kèm cặp, giúp đỡ nhưng bạn “học sinhchưa ngoan”. Muốn làm được như vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức lớp thành một tập thể đoàn kết thân ái và có kỹ luật chặt chẽ, có dư luận tập thể lành mạnh đúng đắn, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2.5. Hội cha mẹ học sinh. Trong phương pháp giáo dục thông thường cũng cần kết hợp tốt giữa nhà trường và gia đình, đối với học sinh chưa ngoan thì việc kết hợp với gia đình là một công việc vô cùng quan trọng. Muốn vậy, chúng ta phải chú ý đến hội cha mẹ học sinh vì đó là cầu nối giữa nhà trường với gia đình. 37 - Hội cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục bản thân các bậc cha mẹ nếu họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan. - Tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần thiết về phương pháp giáo dục con cái thuộc dạng học sinh chưa ngoan. - Có thể phân công các thành viên trong hội trực tiếp đỡ đầu, kết nghĩa với học sinh có vấn đề để tạo điều kiện tiếp cận đối tượng, trực tiếp giúp đỡ đối tượng vượt qua những cơn khủng hoảng trong đời sống hàng ngày. 2.6. Các tổ chức xã hội khác ( như hội phụ nữ, hội những người cao tuổi…)cũng góp phần trách nhiệm vào công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, có thể phát triển các chương trình trên cơ sở dựa vào cộng đồng để mở mang các điểm dịch vụ vui chơi, giải trí… nhằm thu hút các em tham gia vào các hoạt động bổ ích ngoài giờ học, không tiêu phí thời gian, công sức vào những công việc vô ích, thậm chí xấu sa ( như hút hít hêrôin, trộm cắp…). 2.7. Tập thể sư phạm bao gồm tất cả giáo viên khác ngoài giáo viên chủ nhiệm. Tập thể này cùng với giáo viên chủ nhiệm và tổ chức tư vấn , hỗ trợ tạo thêm sức mạnh tổng hợp tác động thống nhất đến các em học sinh chưa ngoan. Kết hợp với địa phương, xây dựng tổ chức mô hình giáo dục học sinh chưa ngoan trên địa bàn dân cư. Tổ chức hội đòng giáo dục lại trong nhà trường chỉ có thể có hiệu quả khi có sự phối hợp với các tổ chức ở địa phương. Khi tổ chức mô hình giáo dục lại ở địa phương, chúng ta cần lưu ý: Về tích chất: Đây là mô hình giáo dục của xã hhội đối với con em mình, hoạt động ngoài nhà trường nhưng phải phối hợp rất chặt chẽ với công tác giáo dục ở nhà trường. Về mục tiêu hoạt động: nhằm xây dựng nên môi trường giáo dục thuận lợi, giúp cho học sinh THCS có những khuyết điểm, tiếp nhận sự quan tâm, săn sóc đầy tình thương yêu của gia đình và cộng đồng, từng bước khôi phục lại niềm tin, từng bước sửa chữa các sai phạm về đạo đức, về hành vi trong sự thương yêu đùm bọc của cộng đồng. Trong môi trường dân cư, gia đình và xã hội thực sự tạo điều kiện cho các em hoạt động, đáp ứng các nhu cầu hoạt động, giải toả được những mặc cảm của bản thân, có cơ hội học nghề, học chữ với hình thức phù hợp. Từ đó các em xa rời các bạn xấu, xoá dần các ý thức tiêu cực, hoà nhập với tập thể học sinh.. Về nội dung. Cần khuyến khích động viên trẻ vợt khó khăn, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, khẳng định mình là người có ích cho gia đình và cho xã hội. Định hướng giá trị xã hội nói chung và các chuẩn mực đạo đức cho trẻ. Trên cở sở đó uốn nắn những hành vi lệch chuẩn, chỉ ra những tác hại nhiều mặt đối với cá nhân, gia đình, xã hội. Trao đổi ý thức lao động , phấn đấu có nghề nghiệp để có cuộc sống lương thiện. -Về tổ chức. Để góp phần thực hiện tốt việc giáo dục những học sinh chưa ngoan, thì ngay trên địa bàn dân cư cũng cần hình thành cơ cấu bộ máy tổ chức nhằm tập hợp và liên kết các lực lượng giáo dục trên địa bàn; khai thác những khả năng giáo dục của mỗi lực lượng giáo dục. + Đảng uỷ và chính quyền. Quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng đến từng chi bộ và đảng viên, làm cho toàn xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục liên quan đến mọi người, liên quan đến lợi ích của cộng đồng và mỗi gia đình. Nếu để một đứa trẻ hư thì đó là sự thiếu trách nhiệm và quan lý và giáo dục con người. +Ban dân số gia đình & trẻ em. Giúp UBND phường, xã hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em hư nói riêng. 38 Phối hợp với nhà trường, các đoàn thể quần chúng bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ có con là học sinh chưa ngoan biết cách giáo dục con theo khoa học. Tổ chức các hoạt động giáo dục, thu hút các lực lượng kinh tế, văn hoá và các tôn giáo, các nhà từ thiện… chăm sóc và giáo dục trẻ em hư. + Các đoàn thể quần chúng. Bao gồm : Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… đều có thể góp phần vào việc giáo dục lại đối với loại học sinh chưa ngoan. Vì vậy bằng tổ chức của mình phải thưỡng xuyên vận động cha mẹ làm tốt công tác giáo dục con cái; động viên các tầng lớp xã hội xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá… tạo môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục. Tổ chức các hoạt động thích hợp nhằm thu hút các em học sinh, qua đó hướng dẫn các em phong cách sống trong sạch văn minh đạo đức… 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bác Hồ với thiếu nhi, nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội, 1999. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ các năm học 2000-2001; 2001-2002; 2002- 2003, của Phòng giáo dục Long Xuyên. Các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, nhà XBCTQG, Hà nội, 1997. Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhà XBCTQG, Hà nội, 1999. Chỉ số về quyền trẻ em ở Việt Nam, nhà XBTK, 1999. Dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất, nhà XBCTQG,Hà nội, 1996. Địa chí An Giang, UBND tỉnh An Giang, 2003. Giáo dục kỹ năng sống và bảo vệ sức khoẻ, phòng chống HIV/AIDS trong trường học, nhà XBGD, Hà Nội, 2000. Giáo dục gới tính, nhà XBGD, Hà Nội,1999. Phạm Minh Hạc, Văn hoá và giáo dục, Giáo dục và văn hoá, nhà XBGD, Hà Nội, 1998. Hồ Chí Minh về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhà XBCTQG, Hà Nội, 1997. Khả năng tái hoà nhập của trẻ em lang thang và lao động sớm, nhà XBCTQG, Hà Nội, 1999. Kỷ yếu hội nghị quốc gia về trẻ em, Hà Nội, 1991. Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhà XBCTQG, Hà Nội, 1996. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS, sách bồi dưỡng thường xuyên, chu kỳ 1997- 2000, nhà XBGD, Hà Nội, 1998. Một số kinh nghiệm giáo dục của A.X. Macarencô, nhà XBGD, Hà Nội, 19974. Đức Minh, Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên, nhà XBphụ nữ, Hà Nội, 1976. Võ Qang Phúc, Dự án ngăn chặn và giáo dục lại trẻ em chưa ngoan và trẻ em phạm pháp tại TP. HCM, 1985. Võ Quang Phúc, Muốn trẻ em hư thành công dân tốt. TP HCM,1991. B.Spock, Nuôi dạy con như thế nào, nhà XB phụ nữ, Hà Nội, 1983. Sách hướng dẫn đánh giá thực hiện quyền trẻ em, nhà XB thống kê, Hà Nội, 1996. Tâm lý học trẻ em, nhà XBGD, Hà Nội, 1996. Tâm lý học gia đình, nhà XBGD, Hà Nội, 1999. 40 PHAÀN PHUÏ LUÏC Maãu 1. Ñeå naém ñöôïc soá löôïng hoïc sinh chöa ngoan, chuùng toâi veà caùc tröôøng THCS ñeà nghò caùc tröôøng cho laäp danh saùch theo maãu sau: Phoøng Giaùo duïc Long Xuyeân DANH SAÙCH HOÏC SINH CAÙ BIEÄT Tröôøng THCS……………… SÖÏ BIEÅU HIEÄN CUÛA HAØNH VI TT HOÏ VAØ TEÂN LÔÙP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Long Xuyeân, ngaøy… thaùng….. naêm…….. T/M BGH ( kyù teân, ñoùng daáu) Ghi chuù: -Ghi hoï teân hoïc sinh, lôùp vaø ñaùnh daáu (x) vaøo coät 1,2,3…öùng vôùi haønh vi sai leäch cuûa caùc em. Ngoaøi 9 coät, neáu thaáy coù theâm bieåu hieän khaùc, ñeà nghò ghi theâm coät 10, 11… Söï bieåu hieän cuûa haømh vi: Löôøi bieáng, troán boû caùc tieát hoïc, caùc hoaït ñoäng taäp theå. Maát traät töï trong giôø hoïc vaø hoaït ñoäng taäp theå. Noùi tuïc, chöûi theà, thieáu vaên hoaù. Hoãn laùo, voâ leã. Beø phaùi gaây goã, ñaùnh nhau. Gian doái trong quan heä cuõng nhö trong coâng vieäc. Gaây roái traät töï coâng coäng. Huùt thuoác, uoáng röôïu, baøi baïc. Soáng caåu thaû, maát veä sinh. Maãu 2. Ñeå tìm hieåu hoaøn caûnh cuûa hoïc sinh caù bieät, chuùng toâi ñöa ra maãu ñieàu tra sau: 41 Em haõy vui loøng traû lôøi baèng caùch ñaùnh daáu( x)vaøo yù phuø hôïp ( khoâng caàn ghi teân cuûa em vaøo phieáu traû lôøi). Cha, meï em laøm ngheà gì? Caùn boä coâng nhaân vieân Buoân baùn Noâng daân Coâng nhaân Lao ñoäng töï do Ngheà khaùc Trình ñoä vaên hoaù cuûa cha meï. THPT THCS Tieåu hoïc Soá con trong gia ñình. 2 con trôû xuoáng 3con 4 con trôû leân Kinh teá gia ñình. Khaù Trung bình khoù khaên 5.tình traïng cha meï. Coøn ñuû Thieáu 6.Quan heä giöõa cha meï. Baát hoaø Hoaø thuaän 7.Cha, meï ñoái xöû vôùi em nhö theá naøo? -Tin töôûng Chieàu chuoäng Quaù khaét khe Khoâng bao giôø tin töôûng Maãu 3. Ñeå tìm hieåu tình hình quan heä giöõa caùc em vôùi taäp theå, giaùo vieân chuû nhieäm vaø höùng thuù hoïc taäp cuûa caùc em, thuoäc loaïi hoïc sinh chöa ngoan, chuùng toâi ñöa ra maãu ñieàu tra sau: 1. Baàu khoâng khí cuûa lôùp, cuûa tröôøng laøm em caûm thaáy: - Khoù chòu - Deã chòu - Bình thöôøng 2. Giaùo vieân chuû nhieäm ñoái xöû vôùi em nhö theá naøo? - Khaét khe. - Khoâng quan taâm. - Hay traùch maéng. 42 - Thöông yeâu quan taâ 3. Khi raõnh roãi em thöôøng giao du vôùi nhöõng loaïi ngöôøi naøo? - Baïn cuøng hoïc - Baïn cuøng hoïc, cuøng khoái phoá - Nhöõng ngöôøi khoâng ngheà nghieäp 4. Em thích hoïc moân naøo nhaát? -Caùc moân khoa hoïc töï nhieân -Caùc moân khoa hoïc xaõ hoäi -Moân ngoaïi ngöõ -Khoâng thích hoïc Maãu 4 Ñeå tìm hieåu möùc ñoä quan taâm cuûa caùc baäc phuï huynh ñoái vôùi con caùi hoï, chuùng toâi duøng maãu ñieàu tra sau: Xin oâng baø vui loøng traû lôøi caâu hoûi sau ñaây baèng caùch ñaùnh daáu ( x) vaøo yù phuø hôïp. 1. Thôøi gian oâng, baø daønh ñeå taâm söï vôùi con caùi trong moät ngaøy laø: - Khoaûng 30 phuùt - Khoaûng 45 phuùt - Khoaûng 60 phuùt - Döôùi 30 phuùt 2 OÂng, baø coù quan taâm ñeán keát quaû hoïc taäp, reøn luyeän cuûa con vaùi hay khoâng ? - Raát quan taâm - Ñoâi khi - Khoâng quan taâm 43 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7131.pdf