Hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà

Lời mở đầu Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, nó đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, hàng gia công xuất khẩu chiếm tới 90%. Điều này khẳng định, hoạt động gia công xuất khẩu vẫn rất cần thiết đối với ngành dệt may Việt Nam. Phát triển hoạt động gia công xuất khẩu là một trong những giải pháp đối với các nước phát triển như Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá,

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đại hoá đất nước khi mà khả năng về vốn và công nghệ còn hạn chế. Hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu hàng dệt may mặc nói riêng góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Công ty cổ phần may Nam Hà là Công ty sản xuất hàng dệt may, được thành lập từ năm 1969. Qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, trải qua rất nhiều những khó khăn và thử thách, Công ty đã tự mình vượt qua những khó khăn và thử thách đó để đi lên. Từ đó đến nay, Công ty đã tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao, góp phần vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Hiện nay, do khả năng về vốn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Công ty không có nhiều điều kiện để trang bị thêm máy móc mới và hiện đại, không có nhiều điều kiện để đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Chính vì vậy, hoạt động gia công của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Nam Hà, qua tìm hiểu và phân tích hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty em thấy việc hoàn thiện hoạt động xuất khẩu là cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài : “ Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà” . Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần : Chương I : Lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà Chương III : một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu . Chương I : lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo hình thức gia công xuất khẩu ở các doanh nghiệp dệt may. 1.1 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam. Khái niệm về xuất khẩu. Xuất nhập khẩu là thực sự cần thiết vì lý do cơ bản là nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu và khai thác lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được. Hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hoá, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Cần coi các hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ là một nhân tố bổ sung cho kinh tế trong nước mà phải coi rằng sự phát triển kinh tế trong nước phải thích nghi với sự lựa chọn phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia trên thế giới . Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế phát triển như thế nào phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là: Thứ nhất : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng mức sống dân cư. Về mặt ngắn hạn, để tập trung phát triển các mặt hàng xuất khẩu thì cần phải gia tăng lao động, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển ngành nghề cần nhiều lao động như ngành dệt may. Một đất nước với 80 triệu dân, tỷ lệ thất nghiệp cao thì bước phát triển này là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu tăng không những tạo được công ăn việc làm cho người lao động mà còn tăng thêm thu nhập giúp họ ổn định cuộc sống, thúc đẩy nến kinh tế – xã hội phát triển. Thứ hai : Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế so sánh của đất nước. Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn gía trị trung bình trên thế giới. Họ phải dựa vào những hàng, những mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Chẳng hạn như ngành dệt may chủ yếu khai thác lợi thế so sánh giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào. Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy khai thác lợi thế của đất nước vừa làm cho hoạt động khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp có ngoại tệ nhập khẩu các máy móc, thiết bị tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng xâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước. Các lợi thế cần khai thác ở nước ta là nguồn lao động dồi dào, cần cù, giá thuê rẻ và vị thế kinh tế lý tưởng. Thứ ba : Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng xuất khẩu chính - đó là xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi nhọn. Xuất khẩu đa dạng là làm phong phú danh mục mặt hàng xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì có thể lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp nên không hiệu quả. Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Tuân theo quy luật lợi thế so sanh của David Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu mà mình có điều kiện nhất, có lợi thế so sánh nhất hay chính là việc chuyên môn hoá và phân công hóa lao động quốc tế. Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành độc “quyền” mặt hàng đó và thu được lợi nhuận siêu ngạch. Hiện nay, đây là xu hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, và đồng thời thực hiện đa dạng hoá xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ. Mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đem lại những hiệu qủa cao thì các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư phát triển ngành hàng đó, cũng như phát triển các ngành và dịch vụ có liên quan. Chúng ta có thể thấy rõ rằng, khi ngành may xuất khẩu phát triển, khi ngành hàng dệt may phát triển, ngành dệt cũng phát triển để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt. Bên cạnh đó, những hàng hoá, dịch vụ đi kèm theo ngành dệt may cũng phát triển như sản xuất kim, chỉ, cúc, thêu, len... Hơn nữa, định hướng xuất khẩu mũi nhọn này sẽ làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nền kinh tế vì cơ cấu một nền kinh tế chính là số lượng các ngành sản xuất và tỷ trọng của chúng so với tổng thể. Rõ ràng, nhờ tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn tăng lên, những nhãn hiệu, những loại sản phẩm trong nội bộ ngành đó được ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng phát triển hơn. Tức là xuất khẩu ngành mũi nhọn sẽ làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước. Mặt khác, trên thị trường thế giới, các ngành hàng luôn yêu cầu hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao. Chỉ những doanh nghiệp có đủ sức mạnh cạnh tranh ở mỗi nước mới tham gia vào thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải luôn chú ý nâng coa chất lượng sản phẩm và giảm chi phí để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thị trường quốc tế. Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng theo hướng tích cực. Thứ tư : Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Như chúng ta đã biết, một trong những điểm yếu của hàng hoá Việt Nam chính là chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cố gắng cải tiến kỹ thuật, nâng cao công nghệ sản xuất để chất lượng hàng hoá ngày một tốt hơn, cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác. Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam được bầy bán trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài đã biết đến hàng hoá Việt Nam với chất lượng luôn đảm bảo. Do đó, hoạt động xuất khẩu luôn được đẩy mạnh, sản xuất trong nước luôn phát triển, hàng hoá mang thương hiệu Việt Nam đã khuyếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết trên thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, để cạnh tranh được hàng hoá cùng chủng loại của các nước khác trên thế giới, hàng hoá Việt Nam cũng cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa, phải có chiến lược đầu tư hợp lý và đồng bộ để chất lượng ngày một tốt hơn. Thứ năm : Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng, đảm bảo nhu cầu nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà để đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ. Xuất khẩu và nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là điều kiện vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển sản xuất. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, để phát triển nền kinh tế, tránh được nguy cơ tụt hậu với thế giới, đồng thời còn tìm cách đuổi kịp các nước khác, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại là một điều kiện tiên quyết. Muốn nhập khẩu, chúng ta phải có ngoại tệ. Có thể thấy rằng, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ là nguồn thu quan trọng nhất vì: Nó chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là khả năng đảm bảo trả được các khoản đi vay, viện trợ... trong tương lai. Như vậy, cả về dài hạn và ngắn hạn, xuất khẩu là tiền đề quan trọng cho nhập khẩu. Như vậy, vai trò của xuất khẩu là không thể phủ nhận đối với nước ta, kể từ khi chuyển đổi tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường với khẩu hiệu: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” thì nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến rõ rệt và đã đạt được những kết quả kỳ diệu. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng hoá Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước, kim nghạch xuất khẩu có xu hướng ngày cang tăng qua các năm. Nếu năm 1990 giá trị xuất khẩu nước ta là 2,404 tỷ USD thì đến năm1995 là 5,4489 tỷ USD, năm 2000 là 14,9 tỷ USD và năm 2003 là 19,8 tỷ USD. Nói tóm lại, với những vai trò quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế, phát triển xuất khẩu luôn là một chiến lược để phát triển kinh tế ở nước ta. 1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu và vai trò của hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. 1.2.1 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. Mỗi quốc gia đều có thế mạnh và hạn chế riêng của mình, vì vậy khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở những tiềm năng vốn có và những điểm yếu của mình để lựa chọn cách thức, phương thức tiến hành sao cho phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất, thoả mãn mục tiêu kinh doanh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Các hình thức xuất khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp : Là việc xuất khẩu hàng hoá, do chính doanh nghiệp đó sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị trong nước tới khách hàng thông qua các tổ chức của mình. ưu điểm : Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc; Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn phải chia sẻ lợi nhuận; Có nhiều điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục những thiếu sót; Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá XNK, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động. Nhược điểm : Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường có nhiều bỡ ngỡ, dễ dàng sai lầm, bị ép giá trong mua bán...Đỏi hỏi năng lực hiểu biết về ngoại thương và ngiệp vụ của cán bộ phải sâu, phải có nhiều thời gian tích luỹ kinh nghiệm; Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn mới có thể chi phí trong giao dịch như : Giấy tờ, đi lại, điều tra tìm hiểu thị trường.. + Buôn bán đối lưu : Buôn bán đối lưu trong thương mại quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Mục đích của xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không phải là thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá, dịch vụ khác có giá trị tương đương. Trong quá trình buôn bán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá chung. Trong buông bán đối lưu, người ta luôn luôn chú trọng đến yêu cầu cân bằng. Đó là yêu cầu phải có sự cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Lợi ích của buôn bán đối lưu là tránh được những rủi ro về biến động trong tỷ giá hối đoái trên thị trường, đồng thời còn có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán lô hàng nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó đối với một quốc gia, buôn bán đối lưu còn có thể làm cân bằng hạn mục thường xuyên trong cán cân thanh toán. + Giao dịch tái xuất : Là việc xuất khẩu trở ra nước ngoài những mặt hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở các nước tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất. + Xuất khẩu uỷ thác : Là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đóng một vai trò trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký hợp đồng mua bán ngoại thương, làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá của nhà sản xuất và qua đó thu về một khoản tiền nhất định. Ưu điểm : Mức độ rủi ro thấp, không cần bỏ vốn vào kinh doanh những vẫn thu được một khoản lợi nhuận đáng kể. Do chỉ nhận hợp đồng uỷ thác nên tất cả những chi phí nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải là chi phí, dẫn tới giảm chi phi trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn kinh doanh nên không đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì Công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu khách hàng. + Xuất khẩu theo nghị định thư : Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu điểm như : khả năng thanh toán chắc chắn, giá cả hàng hóa nhìn chung là chấp nhận được... + Gia công quốc tế : Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra sản phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với nước nhận gia công, phương thức này giúp họ giả quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Các hình thức gia công xuất khẩu hiện nay là: * Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dưới các hình thức sau đây: - Bên gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả chi phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc bên đặt gia công. - Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu thuộc về bên nhận gia công. - Ngoài ra, người ta còn áp dụng hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ. * Xét về mặt gía cả gia công, người ta có thể chia việc gia công thành hai hình thức sau đây: - Hợp đồng thực thi thực thanh trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. - Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi chăng nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. * Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, ta có hai loại gia công sau đây: - Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. - Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. 1.2.2 Vai trò của gia công xuất khẩu ở đối với một quốc gia. Gia công xuất khẩu ngày này khá phổ biến trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế của nhiều nước. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động đó. Sự phát triển nhanh chóng ở một số nước Châu á đã chứng minh rằng gia công xuất khẩu đã góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, nâng cao trình độ buôn bán quốc tế của các quốc gia. * Với bên đặt gia công : Phương thức này giúp họ giảm chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguyên liệu gía rẻ của bên nhận gia công. Chính nhờ có ích lợi này mà ngày nay đã và đang có xu hướng chuyển dịch những ngành sản xuất đỏi hỏi nhiều nhân công, nhiều công đoạn sản xuất từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển, nơi mà có nguồn nhân công dồi dào và giá nhân công lại rẻ. Bên đặt gia công thường có lợi về thị trường tiêu thụ là thị trường truyền thống hoặc những thị trường đòi hỏi khắt khe mà chỉ họ mới đáp ứng được. Bởi vậy khi thị trường phát sinh những nhu cầu lớn người thuê gia công khó có thể đáp ứng được mà không phải bỏ thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhân công. Trong quá trình thuê gia công, bên đặt gia công còn có thể tạo thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng cho chính mình và những ưu đãi có được của nước nhận gia công giành cho. * Đối với bên nhận gia công. Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động ở trong nước hoặc nhập được thiết bị công nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp tiên tiến. Việc gia công cho nước ngoài giúp nước nhận gia công khắc phục được những khó khăn về thị trường tiêu thụ, không phải chịu rủi ro khi tìm kiếm thị trường và kinh doanh trên thị trường quốc tế. Qua hoạt động gia công, có thể kết hợp xuất khẩu những loại vật tư, nguyên vật liệu sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, khai thác sử dụng thêm những máy móc thiết bị tiên tiến hay công nghệ hiện đại mà không cần thử nghiệm. Nhiều nước đã phát triển được nhờ phương thức gia công xuất khẩu và đã xây dựng được một nền công nghiệp tương đối tiên tiến như : Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaixia... Việt Nam với nguồn lao động dồi dào, chúng ta đã tiến hành hoạt động gia công xuất khẩu hơn 10 năm nay, chúng ta đã và đang đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu mà chúng ta có thế mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc, trên cơ sở đó phát triển ngành công nghiệp may mặc thành ngành công nghiệp mũi nhọn hướng về xuất khẩu. Gia công dệt may là ngành có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các ngành khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư phát triển những ngành này. Bên cạnh đó lao động ngành may có đặc điểm là số lượng lao động nhiều, thời gian đào tạo nhanh, phù hợp với cả nam và nữ. Vì thế, khi hoạt động ngành may gia công xuất khẩu phát triển nó vừa giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động vừa là cơ sở cho các ngành liên quan phát triển. Trong hơn 10 năm qua ngành này với sự phát triển bình quân 20%/năm đã thu hút được lực lượng lao động đông đảo. Bên cạnh vai trò tạo công ăn việc làm và tạo động lực cho các ngành liên quan phát triển, gia công xuất khẩu hàng may mặc còn góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước... Do những lợi ích to lớn mà hoạt động gia công xuất khẩu đem lại cho cả hai bên : Bên đặt gia công và bên nhận gia công nên phương thức giao dịch quỗc tế này ngày càng phát triển. Không chỉ ở các nước đang phát triển mả cả những nước phát triển cũng sử dũng gia công xuất khẩu nhằm tận dũng tối đa những lợi ích mà ngành này đem lại. Đỗi với nước ta, gia công xuất khẩu hàng may mặc là không thể thiếu được trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, nhằm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nội dung hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu. Kinh doanh thương mại quốc tế là hoạt động thương mại phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh thương mại nội địa bởi nhiều lý do : bất đồng ngôn ngữ, hệ thống pháp luật, phong tục tập quán, thói quen tâm lý... rất khác nhau. Do đó, xuất khẩu hàng hoá bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu mang những đặc điểm riêng được tiến hành theo những cách thức nhất định: từ điều tra nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, giao dịch, ký kết hợp đồng... để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả tối đa, trước khi xuất khẩu phải làm tốt những khâu, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu thị trường gia công. Đây là vấn đề đầu tiên cần thiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng. Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các doanh nghiệp nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung - cầu giá cả trên thị trường, giúp cho họ giả quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như : yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá...công việc này bao gồm : 1.3.1.1 Nghiên cứu nhu cầu thuê gia công. Đây là yếu tố quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp gia công xuất khẩu nào khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Khi nghiên cứu nhu cầu thuê gia công xuất khẩu thì doanh nghiệp phải biết được. + Những doanh nghiệp nào hiện nay đang có nhu cầu thuê gia công ? + Số lượng doanh nghiệp muốn thuê gia công là bao nhiêu? 1.3.1.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần xem số lượng đối thủ cạnh tranh. Hình thái cạnh tranh cơ bản? Tuỳ hình thái mà doanh nghiệp ứng xử khác nhau. Xách định sức mạnh đối thủ : qua quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lức tài chính, kỹ thuật công nghệ, tổ chức quản lý, lợi thế cạnh tranh, uy tín doanh nghiệp, mức độ quen thuộc nhãn hiệu...qua đó xách định vị thế của đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp phải Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp muốn khai thác 1.3.1.3 Nghiên cứu gía cả gia công . Giá cả gia công là một khoản chi phí bình quân trên một sản phẩmmà bên đặt gia công trả cho bên nhận gia công sau khi gia công xong sản phẩm và giao hàng. Giá gia công gồm: giá gia công khép kín, giá thêu, giá đóng gói, giá FOB, giá vận chuyển...Khi nghiên cứu gía gia công doanh nghiệp phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới giá gia công Tổ chức giao dịch đám phán và ký kết hợp đồng. 1.3.2.1 Giao dịch. Để ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người đặt gia công và người gia công thường phải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế những bước giao dịch chủ yếu như sau. *Chào hàng. Trong chào hàng người đặt gia công nêu rõ : tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả gia công, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu... Trong trường hợp hai bên đã có quan hệ buôn bán với nhau hoạc có điều kiện trung giao hàng đã điều chỉnh thì chào hàng có thể chỉ nêu nội dung thiệt như : tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng. Trong buôn bán quốc tế có những loại chào hàng như : + Theo mức độ chủ động của người xuất khẩu. Chào hàng chủ động. Chào hàng thụ động. + Theo sự ràng buộc trách nhiệm. Chào hàng cố định. Chào hàng không ràng buộc trách nhiệm. * Hoàn giá. Là việc, khi bên gia công nhận được chào hàng của bên đặt gia công, nhưng không chấp nhận hoàn toàn điều kiện trong đơn chào hàng đó, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này gọi là trả giá. Thông thường, trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần trả giá thì mới kết thúc. * Chấp nhận. Là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện của trào hàng mà phía đặt gia công hoặc gia đưa ra. Khi đó hợp đồng được giao kết. * Xác nhận. Hai bên mua và bán, sau khi đã thống nhất với nhau về điều kiện giao dịch, để cho chắc chắn ghi lại mọi điều kiện đã thoả thuận, gửi cho đối phương. Đó là văn kiện xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên nhận xác nhận kỹ trước rồi đưa cho bên kia. Đàm phán. Việc đàm phán có thể tiến hành theo hai hình thức là trực tiệp hoặc gián tiếp. Mục đích của đàm phán là thoả thuận với nhau các điều kiện của hợp đồng, cho nên nội dung của đàm phán bao gồm :giá cả gia công, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, địa điểm giao nhận hàng, tiến độ gia công, thời gian giao nguyên liệu. Quá trình đàm phán thường diễn ra giữa đãi diện của bên đặt gia công tại Việt Nam và đại diện của Công ty. Ký kết hợp đồng. Việc ký hợp đồng thường được diễn ra ngay sau khi hai bên đã thoả thuận xong với nhau các điều kiện của hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam thì hợp đồng được thể hiện dưới văn bản, nội dung của hợp đồng phải đầy đủ các điều kiện để tránh sảy ra tranh chấp sau này của hai bên. Trong hợp đồng gia công thường có những điều khoản sau. + Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. + Tên hàng hoá. + Số lượng, hoạc giá trị quy ước của loại hàng hoá đó. + Chất lượng, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá. + Giá cả. +Phương thức thanh toán. + Địa điểm và thơi gian giao nhận. 1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng. 1.3.3.1 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu. Hiện nay chủ yếu các hợp đồng gia công là do bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chuẩn bị con người và phương tiện để tiếp nhận nguyên vật liệu theo thời gian và địa điểm quy định. Để tiếp nhận nguyên vật liệu về thì các doanh nghiệp phải làm các thủ tục sau. + Đăng ký thủ tục Hải Quan. Bản thống kê tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu. Phụ lục tiến anh và bản dịch. Hai bản đinh mức. Làm thủ tục Hải Quan. Trong trường hợp doanh nghiệp phải mua nguyên phụ liệu thì doanh nghiệp phải tiến hành mua nguyên vật liệu 1.3.3.2 Tiến hành gia công. Trước khi đi vào gia công thì doanh nghiệp phải làm các công việc sau. + Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật ở đây gồm: mẫu sản phẩm gia công do bên đặt gia công đưa, bảng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, một tài liêu nêu rõ các tiêu chuẩn gia công, bản tác nghiệp do doanh nghiệp chuẩn bị. + Lập kế hoạch sản xuất: Trong kế hoạch sản xuất phải ghi rõ số lượng và kích thước mỗi loãi, thời gian hoàn thành, các bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất. Sau khi chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết doanh nghiệp sẽ tiến hành gia công sản phẩm theo kế hoạch. + Kiểm tra và đóng gói. Sau khi gia công xong sản phẩm các doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm, nếu đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tiến hành đóng gói hàng hóa và chuyển bị giao hàng. 1.3.3.3 Tiến hành giao hàng. Sau khi sản xuất xong sản phẩm, căn cứ vào các điều kiện trong hợp đồng về giao hàng. Công ty sẽ chuẩn bị người và phương tiện đẻ giao hàng, làm các thủ tục hải quan cần thiết như: xin giấy phép xuất khẩu, làm tờ khai xuất khẩu, nộp lệ phí xuất khẩu... 1.3.4 Đánh gía hiệu qủa thực hiện hợp đồng hợp đồng xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu. Đánh gía hiệu quả thực hiện hợp đồng là công việc cũng rất quan trọng, mặc dù là không quan trọng như các công việc trước nhưng qua đó doanh nghiệp xem xét việc gia công xuất khẩu có đem lại hiệu quả hay không. Việc đánh giá hiệu qủa gia công được đánh giá trên hai mặt đó là hiệu qủa kinh tế và hiệu qủa xã hội Hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau. + Tổng doanh thu xuất khẩu: tổng giá trị xuất khẩu thu được. + Tỷ xuất ngoại tệ hàng xuất khẩu: là số đồng nôi tệ phải bỏ ra phải thu được một đơn vị ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ nhỏ hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc xuất khẩu này có hiệu quả. + Hiệu qủa gia công tuyệt đối = Kết qủa thu được – Tổng chi phí bỏ ra. Hoặc + Hiệu quả gia công tương đối = Kết quả thu được/ Chi phí bỏ ra Trong đó: + Nếu gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn: thì kết quả thu được tính bằng giá trị hàng hoá gia công xuất khẩu. Chí phí bỏ ra bao gồm cả chi phí về máy móc, nhân công, điện nước... + Nếu gia công theo phương thức gia công thuần tuý thì kết quả đạt được tính bằng doanh thu gia công và chi phí bỏ ra không bao gồm chi phí bỏ ra mua nguyên vật liệu. Qua công thức trên ta thấy bất kỳ hoạt động kinh tế nào chi phí bỏ ra nhỏ hơn so với kết quả thu được hoặc tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra lớn hơn một thì mới có hiệu quả. Ngoài ra, hiệu quả gia công cũng được thể hiện qua một số chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận và hiệu qủa sử dụnh lao động như sau: + Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu gia công = Lợi nhuận/Doanh thu gia công chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu gia công có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh giữa các hợp đồng gia công khác nhau + Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí gia công = Lợi nhuận/ Chi phí gia công Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng bỏ ra để tiến hành gia công thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Về chỉ tiêu sử dụng hiệu quả lao động : Năng xuất lao động: là chỉ tiêu phán ánh sức sản xuất kinh doanh của lao động trong kỳ được xách định bằng công thức sau: W = Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ/ Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết số sản phẩm trung bình một lao động sản xuất ra trong kỳ. Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động: HID = Lợi nhuận đạt được trong kỳ/ Số lao động. Hiệu quả xã hội mà gia công xuất khẩu mang lại cho nền kinh tế quốc dân được đánh giá thông qua việc thực hiện các chủ trương chính sách và biện pháp xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ và số lượng lao động được giải quyết việc làm. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu. 1.4.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là những yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể nào kiểm soát được. Các yếu tố này tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh._. nghiệp. Những yếu tố cơ bản bên ngoài doanh nghiệp là : 1.4.1.1 Môi trường văn hoá - xã hội của nước đặt gia công. Yếu tố này ảnh hưởng tới hoạt động gia công của doanh nghiệp thông qua đơn đặt hàng của doanh nghiệp đặt gia công như: Mẫu mã sản phẩm,nguyên liệu làm sản phẩm....Các yếu tố của môi trường này là: + Dân số của nước đặt gia công: Tiêu thức này ảnh hưởng tới lượng tiêu dùng hàng hoá, qua đó ảnh hưởng tới lượng hàng đặt gia công. + Xu hướng vận động của dân số ở nước đặt gia công: Tiêu thức này ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thoả mãn nó trên thị trường. Dó đó, nó ảnh hưởng tới loại sản phẩm đặt gia công. + Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ ở nước đặt gia công: Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm cần đáp ứng. ảnh hưởng tới số lượng mỗi loại sản phẩm và chất lượng mỗi loại sản phẩm đặt gia công. 1.4.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật. Đây là yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành cơ hội và khả năng thực hiện cơ hội thương mại của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may nói riêng. Sự thay đổi điều kiện chính trị thúc đẩy doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp này. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường này thường được lưu ý là: Sự ưu tiên hay không ưu tiên của Nhà nước đối với các doanh nghiệp gia công hàng may mặc. Điều này thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động gia công của doanh nghiệp. Mức độ ổn định chính trị - xã hội: Tạo ra sự ổn định cho các doanh nghiệp dệt may nói chung, doanh nghiệp gia công hàng may mặc nói riêng làm ăn. Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện luật pháp trong đời sống kinh tế- xã hội: Đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp gia công hàng may mặc. 1.4.1.3 Môi trường kinh tế và công nghệ. ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động gia công của các doanh nghiệp gia công hàng may mặc là rất lớn. Nó cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp gia công. Các yếu tố ảnh hướng lớn tới hoạt động gia công của doanh nghiệp: + Mức độ toàn dụng nhân công : Liên quan đến nguồn lực về lao động, chi phí nhân công qua đó ảnh hưởng tới chi phí gia công một sản phẩm. + Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở/ đóng của nền kinh tế: Tác động mạnh đến cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp gia công. + Cở sở hạ tầng của nền kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi hay kho khăn cho các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các hợp đồng gia công. + Trình độ trang thiết bị kỹ thuật/công nghệ của ngành/nền kinh tế : ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đổi mới công nghệ trang thiết bi; khả năng gia công một sản phẩm với các chất lượng, năng suất lao động. + Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nền kinh tế/ngành kinh tế. Phán ánh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý... liên quan đến đổi mới sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, khả năng cạnh tranh. 1.4.2 Tiềm lực của doanh nghiệp. Cơ hội và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp. Một cơ hội có thể trở thành hấp dẫn với doanh nghiệp này, nhưng có thể trở thành hiểm hoạ đối với doanh nghiệp khác vì những yếu tố thuộc tiềm lực bên trong của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc về tiềm lực doanh nghiệp là : 1.4.2.1 Tiềm lực tài chính. Vốn là yếu tố rất quan trọng không chỉ đối với riêng doanh nghiệp gia công hàng may mặc mà đối với tất cả các doanh nghiệp. Vốn thể hiện quy mô, thể hiện sức mạnh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp gia công càng có nhiều vốn thì càng có điều kiện mua sắm, trang bị thêm những máy móc mới, hiện đại, doanh nghiệp có điều kiện xây thêm nhà xưởng, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có điều kiện nhận gia công những hợp đồng lớn, những hợp đồng đòi hỏi chất lượng cao, số lượng lớn... Có nhiều vốn, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường, cải tiến sản phẩm... 1.4.2.2 Tiềm năng con người. Đối với doanh nghiệp gia công hàng may mặc hay bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào khác, con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp đó. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sủ dụng được sức mạnh mà đã sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật... Một doanh nghiệp gia công mà tay nghề công nhân viên trong Công ty càng cao thì, năng suất, chất lượng sản phẩm gia công càng cao. Năng suất gia công càng cao, chi phí gia công một sản phẩm càng giảm. Chất lượng sản phẩm gia công càng cao thì uy tín của doanh nghiệp càng lớn. Trình độ lao động nghiên cứu thị trường, xúc tiến sản phẩm, tìm kiếm khách hàng càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều hợp đồng gia công. 1.4.2.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức, quản lý thể hiện phần nào đó tính thống nhất trong doanh nghiệp. Vì môi trường doanh nghiệp là một hệ thống với mối liên kết chặt chẽ với nhau, nên mỗi bộ phận thực hiện tốt chức năng của mình thỉ chưa thể khẳng định rằng toàn bộ hệ thống bộ máy tổ chức của doanh nghiệp đã hoạt động tốt theo mục tiêu đề ra. Do đó, một bộ máy làm việc hợp lý, gọn nhẹ đảm bảo hiệu quả hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, sao cho phù hợp giữa các bộ phận có sự phụ thuộc và tính độc lập tương đối. Mọi thành viên trong đó phải làm việc hết mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ trưởng thành và không ngừng lớn mạnh. 1.4.2.4 Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ. ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí và chất lượng sản phẩm gia công. Vì vậy, nó là một trong những nhân tố quyết định liệu sản phẩm gia công có đáp ứng được yêu cầu của người đặt gia công hay không? Liên quan đến khả năng cạnh tranh trong việc nhận hợp đồng gia công. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng việc tăng hiệu quả gia công, cở sở vật chất kỹ thuật hiện đại là một trong những lợi thế lớn của mỗi doanh nghiệp gia công trong quá trình kinh doanh. Chương ii : thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà. 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Nam Hà 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Nam Hà: - Tên giao dịch Việt Nam: Công ty cổ phần may Nam Hà - Tên giao dịch Quốc tế: Nam Ha Gament Stock Company - Đơn vị quản lý: Trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Nam Định. - Chủ tịch HĐQT/Giám đốc Công ty: Nguyễn Thị Thanh - Trụ sở chính: 510 - Đường Trường Chinh- TP Nam Định- tỉnh Nam Định - Tổng số CNVC: 800 - Tel:( 0350) 649563/649326 - Fax: 0350644767 - Lĩnh vực hoạt động: + Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa + Kinh doanh dịch vụ thương mại. + Liên kết, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, bách hoá, bông vải sợi, thiết bị phụ tùng may công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại. 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần may Nam Hà Công ty cổ phần may Nam Hà là đơn vị chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước ngày 10/12/1999 tiền thân từ xí nghiệp may nội địa Nam Hà được thành lập ngày 6/9/1969 do ty thương nghiệp Nam Hà quyết định. Trong những năm mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất hàng may mặc phục vụ cho thị trường trong nước. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra được phân phối theo hình thức tem phiếu. Tới năm 1982, Công ty sát nhập với Công ty Bách hoá thuộc ty Thương nghiệp Hà Nam Ninh và đổi tên thành Công ty công nghệ phẩm, trực thuộc ty Thương nghiệp Hà Nam Ninh. Giai đoạn này nhiệm vụ sản xuất của Công ty chủ yếu là thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng bảo hộ lao động sang thị trường Liên Xô cũ theo kế hoạch của Nhà nước với mục đích trả nợ. Đến năm 1993, Công ty chuyển sang làm hàng xuất khẩu và đổi tên thành Công ty may xuất khẩu Nam Hà. Cuối năm 1999, Công ty tiến hành cổ phỗn hoá, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp lúc này là thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu. Qua hơn 30 năm sản xuất kinh doanh hàng may mặc Công ty đã có nhiều kinh nghiệm, được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ, tín nhiệm. Hiện nay Công ty có 18 dây chuyền sản xuất với 650 thiết bị may và nhà xưởng hiện đại, khang trang trên diện tích 11500m2 với 800 cán bộ công nhân viên. Hàng năm sản xuất 500000 sản phẩm, mắt hàng sản xuất chủ yếu là: Aó jácket, áo khoác, quần các loại với chất lượng khá cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đã xuất đi nhiều nước trên thế giới như: Các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Mêxico, Đài Loan... 2.2. Bộ máy tổ chức: Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Công ty không ngừng được hoàn thiện. Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty gồm các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau. HĐQT GIáM ĐốC ĐDLĐ về chất lượng PGĐ PTTCHC – Cơ điện PGĐPhụ trách sản xuất Phòng kế hoạch Phòng K.T.tài vụ Phòng TC-HC Phòng K.thuật Ban cơ điện PX cắt PX II PX I Sơ đồ tổ chức tổng thể của Công ty cổ phần may Nam Hà * Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị Công ty làm một số nhiệm vụ sau: + Ban hành quy chế làm việc của HĐQT, quy chế điều hành doanh nghiệp của Ban giám đốc và các quy chế nội bộ doanh nghiệp khác. + Bầu Ban giám đốc, bổ nhiệm các Phó giám đốc và quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. + Phân tích tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh để có những chủ trương, giải pháp thích hợp, quyết định ứng cổ tức cho cổ đông. * Giám đốc: Giám đốc có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Giám đốc là người đại diện pháp nhân có quyền cao nhất của Công ty theo quy định tại: “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần may Nam Hà” - Nhiệm vụ: + Điều hành mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty theo pháp luật, điều lệ của Công ty và nghị quyết của HĐQT và đại hội đồng cổ đông một cách có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác. + Chủ động xây dựng các dự án đầu tư và mở rộng sản xuất, các dự án liên doanh, liên kết để trình HĐQT và chịu trách nhiệm điều hành các dự án có hiệu quả. + Duyệt hệ thống nội quy, quy chế, hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật phù hợp với các quy định của Nhà nước và điều lệ Công ty. + Cam kết bảm đảm thực hiện thành công các dự án áp dụng phương thức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000. + Đề ra chính sách chất lượng chung cho Công ty và mục tiêu chất lượng cho cùng thời gian cụ thể. + Chủ trì các cuộc họp của ban lãnh đạo để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. + Đảm bảo cung cấp đầy đủ mọi nguồn, bao gồm: Con người, thiết bị, thời gian, ngân sách để thực hiện những mục tiêu đề ra. * Đại diện lãnh đạo về chất lượng. Đại diện lãnh đạo về chất lượng có chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Là người đại diện cho lãnh đạo phụ trách dự án đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000 - Nhiệm vụ: + Chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001: 2000 + Chỉ đạo việc áp dụng, duy trì hệ thống chất lượng. + Chỉ đạo công tác đào tạo để CBCNV hiểu biết về văn bản theo ISO 9001: 2000 + Chỉ đạo việc xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ. + Chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa. + Chuẩn bị mọi tài liệu có liên quan đến cuộc họp của lãnh đạo. + Giúp giám đốc về việc xây dựng mục tiêu chất lượng cho từng thời kỳ. + Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc uỷ quyền. * Phó giám đốc phụ trách sản xuất- kế hoạch xuất nhập khẩu. Phó giám đốc phụ trách sản xuất – kế hoạch có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Phó giám đốc phụ trách sản xuất- kế hoạch sản xuất là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành lĩnh vực sản xuất, điều hành kế hoạch và công tác xuất nhập khẩu. - Nhiệm vụ: + Chỉ đạo bộ phận kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn. + Chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng và tổ sản xuất có liên quan thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của toàn Công ty và tiến độ giao hàng theo chương trình đã thoả thuận với khách hàng. + Chỉ đạo công tác thống kê báo cáo tình hình sản xuất trong ngày, tháng, quý, năm và nộp mẫu biểu tới hệ thống nghành dọc cấp tỉnh, trung ương. + Chỉ đạo công tác xuất nhập khẩu đảm bảo các nguyên tắc quy định của hải quan. + Chỉ đạo công tác đưa hàng đi gia công tại các đơn vị khác . + Chỉ đạo các phòng ban có liên quan trong việc mua nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. * Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính, cơ điện. Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính, cơ điện có chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Phó giám đốc phụ trách TC-HC và ban cơ điện là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành lĩnh vực tổ chức hành chính và cơ điện. - Nhiệm vụ: + Quản lý bố trí nhân lực các bộ phận trong Công ty. + Giải quyết công tác hành chính, thuê khoán kinh doanh. + Xếp loại lao động, duỵệt lương, phụ trách công tác đào tạo tuyển dụng lao động. + Phụ trách công tác quản lý công cụ thiết bị, máy móc- Phụ trách công tác đầu tư, xây dựng cơ bản và sửa chữa nhỏ. * Phòng tổ chức – hành chính. Phòng tổ chức hành chính có chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Tham mưu giúp việc Ban giám đốc công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính của Công ty. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và đề xuất việc bố trí, sắp xếp cán bộ phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất. Đào tạo, tuyển dụng, bố trí lao động các đơn vị. + Nghiên cứu và đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng, các chế độ chính sách cho CBCNV. + Nghiên cứu đề xuất công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ CNVC, vệ sinh, nhà trẻ. + Quản lý quỹ tiền mặt, thuê thiết bị phụ tùng cấp đổi thu hồi. + Văn thư, hành chính, tạp vụ phục vụ lãnh đạo Công ty. + Lập các biểu báo cáo. * Phòng Kỹ thuật. Phòng Kỹ thuật có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: + Tổ chức và thực hiện công tác Kỹ thuật của từng mã hàng một cách đầy đủ, chính xác, đồng bộ, đảm bảo đúng theo kế hoạch sản xuất. + Giúp việc tham mưu cho Giám đốc về công tác chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu và chỉ đạo công tác chuyên môn KCS ở các phân xưởng. - Nhiệm vụ: + Nhận sản phẩm mẫu gốc, tài liệu kỹ thụât, mẫu giấy, sơ đồ mini, bảng phối màu gốc của mã hàng để chuẩn bị và có phương án bố trí thực hiện. + Nhận tờ kế hoạch sản xuất. + Nhận nguyên, phụ liệu để may sản phẩm cỡ đối. + Nhận mẫu và làm mẫu mực một bộ mẫu cỡ đối để may chế thử sản phẩm duyệt mẫu với khách hàng. + Nhận mẫu và nhảy mẫu các cỡ. + Làm mẫu mực các cỡ. + Giác và sao sơ đồ đồng bộ các nhóm cỡ theo đúng số đăng ký giác mẫu mà phòng kế hoạch đã ghi sổ. + Cung cấp vào sao sơ đồ cho phân xưởng cắt theo đúng kế hoạch. + Hướng dẫn công nghệ may lắp cho các tổ phó kỹ thuật. + Đi tiền phương đầu chuyền hướng, dẫn kiểm tra trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng may. + Kiểm tra các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng, đảm bảo các yêu cầu công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Ký và chịu trách nhịêm về chất lượng sản phẩm khi xuất kho cho khách hàng. + Chỉ đạo KCS trong việc kiểm tra nguyên phụ liệu, BTP... thêu in trước khi triển khai sản xuất. + Chỉ đạo và quản lý nhân viên kỹ thuật, KCS khi có yêu cầu về gia công. Thực hiện các nhiệm vụ về chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. * Ban cơ điện. Ban cơ điện có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: + Bảo trì, bảo toàn thiết bị may và thiết bi điện trong Công ty cổ phần may Nam Hà. + Vận hành nồi đốt than, bảo trì và bảo toàn nồi hơi, hệ thống dẫn hơi. + Giúp lãnh đạo Công ty thay đổi, trang bị thêm thiết bị phụ tùng cho phù hợp với sản xuất từng thời kỳ. + Đảm bảo các thiết bị phục vụ sản xuất liên tục với chất lượng tốt . + Vận hành trạm biến áp điện, máy phát điện bảo trì và trông coi phục vụ liên tục điện cho sản xuất. - Nhiệm vụ: + Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc thiết bị máy, thiết bị điện trong quá trình sản xuất. + Lập kế hoạch và bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị. Thiết bị điện, nồi hơi, hệ thống dẫn hơi hàng tháng, hàng quý, hàng năm. + Thay đổi thiết bị, gá lắp phụ trợ tăng năng xuất trong sản xuất. + Giám sát và hướng dẫn sử dụng vận hành các thiết bị cho công nhân. + Hàng tuần báo cáo với lãnh đạo Công ty về tình hình thiết bị máy và điện trong Công ty. * Phòng kế hoạch nghiệp vụ. Phòng kế hoạch nghiệp vụ có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: + Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Nhiệm vụ: + Lập các hợp đồng gia công , mua bán vật tư, hàng hoá. + Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập và bảo quản hàng hoá, vật tư thiết bị, nguyên phụ liệu. + Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. * Phòng kế toán tài vụ. Phòng kế toán tài vụ có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: + Phòng kế toán tài vụ tổ chức và thực hiện việc hạch toán kế toán trong toàn doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu đề xuất hình thức hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán, thiết lập hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, theo dõi và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý kinh tế. + Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính, kế toán tài chính của doanh nghiệp, lập các báo cáo, báo cáo kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quy chế quản lý tài chính, kế toán trong doanh nghiêp, phối hợp với các phòng ban và đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Chức năng: Tổ chức thực hiện sản xuất tạo thành bán thành phẩm của từng mã hàng một cách đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để cấp cho các đơn vị may trong Công ty. - Nhiệm vụ: + Nhận kế hoạch sản xuất, bản tác nghiệp, bản điều tiết sản phẩm của mã hàng để chuẩn bị và có phương án bố trí thực hiện. + Nhận tờ trải vải và tiếp nhận nguyên liệu, chuẩn bị cắt. + Nhận bản giác mẫu, trải vải đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Thực hiện công đoạn cắt. + Hạch toán bàn vải theo định mức liên hao. + Đánh số thứ tự chi tiết bán thành phẩm theo lớp lá vải/bàn vải, đóng gói, ép mex, nhồi lông. + Cấp bán thành phẩm cho các tổ máy theo kế hoạch. * Phân xưởng may. Phân xưởng may có các chức năng, nhiệm vụ sau. - Chức năng: Tổ chức quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. - Nhiệm vụ: Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty giao, phối hợp cùng các phòng ban, liên quan trong quá trình sản xuất, đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của Ban giám đốc và khách hàng. 2.1.3. Quy mô của doanh nghiệp. 2.1.3.1. Lao động. Là một doanh nghiệp được thành từ khá sớm chính vì vậy lực lượng ban đầu của Công ty không nhiều và có trình độ hạn chế, phần lớn là chưa qua đào tạo. Qua hơn 30 năm phát triển tới nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng cả về chất và lượng (800người vào cuối tháng 2-2004). Sự tăng trưởng về lao động của Công ty được thể hiện qua số liệu ở bảng sau. H1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần may Nam Hà (Theo trình độ văn hoá) Chỉ tiêu Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 Năm2003 Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng ĐH 10 2,3% 10 1,96% 10 1,82% 11 1,74% 13 1,67% CĐ-TC 52 12,1% 52 10,18% 53 9,64% 56 8,85% 58 7,44% CN 368 85,6% 449 87,86% 487 88,54% 566 89,41% 709 90,89% Tổng 430 100% 511 100% 550 100% 633 100% 780 100% (Nguồn: Phòng TC-HC Công ty cổ phần may Nam Hà) Để đáp ứng được yêu cầu của công việc thì đỏi hỏi lao động quản lí ngày càng phải có trình độ cao hơn, phải biết được những kiến thức mới, thông tin mới. Vì vậy phải tiến hành đào tạo để nâng cao trình độ cho họ. Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, cho nên lao động quản lý của Công ty không được gửi đi đào tạo, hay được các chuyên gia đến phổ biến cho những kiến thức, thông tin mới mà chỉ được nghiên cứu qua các tài liệu của Công ty mua về. Do đó trong công việc họ còn gặp nhiều khó khăn. Đối với công nhân trong Công ty trước khi vào làm việc sẽ được đào tạo tại Công ty, hoặc gửi đi đào tạo tại các trường dạy nghề trong tỉnh. Hàng năm doanh nghiệp tiến hành thi tay nghề công nhân để nâng bậc tay nghề công nhân và tiến hành nâng lương. Chính điều này đã thúc đẩy tinh thần lao động của công nhân viên trong Công ty. Trong những năm qua Công ty đã kí được những hợp đồng mới với khối lượng ngày càng lớn. Vì vậy để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được hiệu quả, một mặt Công ty trang bị thêm máy móc mới để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, mặt khác Công ty còn tuyển thêm lao động để tham ứng yều cầu của sản xuất. Lao động của Công ty trong những năm qua không ngừng tăng, thể hiện qua bảng dưới đây. H2: Tốc độ tăng lao động của Công ty cổ phần may Nam Hà Chỉ tiêu 2000/1999 2001/2000 2002/2001 2003/2002 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng ĐH 0 0 0 0 1 10% 2 18,2% CĐ_TC 0 0 1 1,9% 3 5,66% 2 3,6% CN 81 22% 38 8,46% 79 16,2 143 25,3% Tổng 81 18,8% 39 7,6% 83 15,1% 147 23,2% (Nguồn: Phòng TC-HC Công ty cổ phần may Nam Hà) Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng lao động của Công ty trong 5 năm qua là rất cao, tuy nhiên tốc độ tăng chủ yếu tập là công nhân, lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng với tỷ lệ thấp đặc biệt là năm 2000, 2001 không có sự tăng về lao động có trình độ đại học. Trong khi đó lao động là công nhân lại tăng cao(22%-2000), tốc độ tăng này là chưa phù hợp, rất khó tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong một doanh nghiệp hai yếu tố thể hiện quy mô, sức mạnh, quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp đó là vốn và con người. Tuy nhiên qua số liệu trên ta thấy lực lượng lao động của Công ty là không mạnh, lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của doanh nghiệp (Từ năm 2000-2003 chiếm chưa đến 2%), lao động có trình độ CĐ-TC chiếm tỷ lệ cũng không cao vào khoảng 10%). Trong khi lao động là công nhân lại chiếm tỷ lệ rất cao (85%-90%). Đây thật sự là khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức được điều này cho nên trong định hướng phát triển của mình,lãnh đạo doanh nghiệp đã chỉ ra là phải tăng tỉ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng nên 10,1% trong năm 2004. 2. Vốn kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần may Nam Hà có lượng vốn nhỏ, tính đến đầu năm 2004 là 15.5249 (triệu đồng). Tuy nhiên lượng vốn của Công ty tăng rất nhanh trong những năm gần đây, nếu năm1999 lượng vốn là 2000 (triệu đồng) thì đến hết năm 2003 tăng gần 7,7 lần. Như vậy trong vòng 4 năm lượng vốn tăng gần 7,7 lần, trung bình mỗi năm tăng gần hai lần đây là một tỷ lệ tăng rất cao. Tốc độ tăng vốn của Công ty được thể hiện qua bảng dưới đây. H3: Tốc độ tăng vốn của Công ty cổ phần may Nam Hà (Đơn vị :Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm2000/1999 Năm2001/2000 Năm2002/2001 Năm2003/2002 Năm2003/1999 Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ Vốn 2263 51,21% 89 1,33% 5891 87% 2862 22,6% 15522 776,1% (Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị Công ty cổ phần may Nam Hà) Với số vốn còn nhỏ cho nên trong những năm qua Công ty đã tích cực huy động vốn, một mặt Công ty huy động công nhân viên chức trong cơ quan mua cổ phần, mặt khác Công ty triển khai vay vốn của các tổ chức tín dụng. Biện pháp này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên canh việc tăng quy mô vốn, doanh nghiệp cũng điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với yều cầu của sản xuất kinh doanh. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây. H4: Bảng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần may Nam Hà (Đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 Năm2003 Số vốn Tỉ lệ % Số vốn Tỉ lệ % Số vốn Tỉ lệ % Số vốn Tỉ lệ % Số vốn Tỉ lệ % Vốn CĐ 2434 55,1 4044 60,5 3974 58,7 6143 49,5 11066 71,3 Vốn LĐ 1985 44,9 2638 39,5 2797 41,3 6519 51,5 4458 28,7 Tổng vốn 4419 100 6682 100 6771 100 12662 100 15524 100 ( Nguồn : Báo cáo của hội đồng quản trị Công ty cổ phấn may Nam Hà) Trong cơ cấu vốn của Công ty thì tỷ lệ vốn cố định của Công ty thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động(Trên 50%), cao nhất là năm 2003 với tỷ lệ 71,3% tiếp đến là năm 2000 là 60,5%. Việc vốn cố định chiếm một tỷ lệ cao cho thấy Công ty đã chú trong tới việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất. Vốn dữ một vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh và giữ vai trò quyết định trong việc mở rộng quy mô của doanh. Để phục vụ cho việc mở rộng quy mô và mua sắm trang thiết bị mới, trong đính hướng phát triển của mình, Công ty đã chỉ ra việc huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đòi hỏi toàn doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện cho bằng được. Công ty đã chỉ ra hai nguồn chủ yếu để huy động đó là: Thứ nhất bán cổ phần cho công nhân viên trong Công ty, phấn đấu tăng 10% trong năm 2004. Hiện nay 100% cổ phần trong Công ty là của công nhân viên trong doanh nghiệp, tuy nhiên số người có cổ phần là rất ít. Do đó viêc bán cổ phần cho của doanh nghiệp là phù hợp và có thể huy động được nhiều vốn hơn nữa từ đối tượng này, việc làm này còn có tác dụng kích thích người lao động làm việc, và gắn bó với Công ty hơn. Thứ hai là huy động từ các tổ chức tín dụng, đây là nguồn rất dồi dào nhưng lại có nhược điểm là mất chi phí, tuy nhiên đây là nguồn không thể bỏ qua. Trong những năm tới đây là nguồn chủ yếu của doanh nghiệp . Hiện nay Công ty đã liên doanh với các doanh nghiệp trong tỉnh để gia công một số sản phẩm, nhưng số lượng còn hạn chế, trong những năm tới doanh nghiệp có chủ trương đẩy mạnh hơn nữa việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh cả về số lượng lẫn các mặt hàng chước đây chưa liên doanh. 3. Thị phần, thị trường của doanh nghiệp Công ty cổ phấn may Nam Hà là doanh nghiệp may gia công xuất khẩu, nó có thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, doanh số hàng bán ra hàng năm chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng hàng bán ra hàng năm của doanh nghiệp (3,8%-2003) .Với thị trường trong nước thì Công ty chủ yếu là gia công cho các đơn vị khác hoặc may theo đơn đặt hàng cho các cơ quan đoàn thể. Với dân số 80 triệu thì đây được coi là thị trường tiềm năng không thể bỏ qua, vì vậy trong định hướng phát triên thị trường doanh nghiệp đã đề ra mục tiêu phát triển thị trường trong nước lên hai lần vào năm 2004, và mười lần trong vòng 5 năm tới. Đối với thị trường nước ngoài, đầy là thị trường chủ yếu của doanh nghiệp hiện nay (96,2%-2003). Hàng hoá của doanh nghiệp xuất vào thị trường này chủ yếu là thông qua hoạt động gia công xuất khẩu, nó chiếm tới 90,5% trong tổng lượng hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra. Ngoài ra doanh nghiệp còn tiến hành thông qua hoạt động uỷ thác xuất khẩu. Trong tương lai thì đây vẫn là thị trường chính của doanh nghiệp, vì vậy trong định hường phát triển thị trường thi doanh nghiệp đã chỉ ra việc mở rộng thị trường này hơn nữa, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU. Là một Công ty nhỏ nên thị phần của doanh nghiệp là rất nhỏ không đáng kể trên thị trường. Hiện nay Công ty cũng chưa xác định được thị phần của mình là bao nhiêu mà chỉ biết được doanh thu tính theo sản phẩm là 490928 sản phẩm vào năm 2003, tính theo giá trị là 15622 tỉ đồng năm 2003. Kết quả này là còn nhỏ, nhưng đây cũng là những nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp trong những năm qua, đặc biệt là trong điều kiện xuất khẩu hàng may mặc đang phải chịu sự canh tranh gay gắt không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. Để lượng hàng bán ra trong mỗi năm, tiến tới nâng cao thị phần của mình doanh đã chỉ ra những hạn chế trong sản phẩm của mình như: chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã ít có sự thay đổi. Bên canh đó thì doanh nghiệp cũng chỉ ra các biên pháp để mở rộng thị trường của mình. 2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà. 2.3.1 Trình tự các bước của quá trình gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà. Hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà gồm nhiều bước khác nhau: từ tìm kiếm khách hàng, giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, đánh giá thực hiện hợp đồng 2.3.1.1 Tìm kiếm khách hàng. Theo Phó giám đốc phụ trách sản xuất Bùi Đình Hùng của Công ty cổ phần may Nam Hà thì hiện nay Công ty thực sự chưa có lực lượng, hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động đầu tiên trong hoạt động gia công của Công ty là hoạt động tìm kiếm khách hàng. Hoạt động tìm kiếm khách hàng của Công ty làm theo các cách sau: + Thông tin về Công ty trên trang web của Công ty. Thông tin về Công ty gồm có: lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, lao động của Công ty, trang thiết bị, nhà xưởng , khả năng sản xuất của Công ty, các mặt hàng gia công chủ yếu... + Trên cơ sở biết điạ chỉ, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp muốn đặt gia công, Công ty tiến hành mang tờ rơi tới phát (mẫu tờ rơi được nộp kèm theo bài) ở các doanh nghiệp đó. Nội dung của tờ rơi gồm: lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, điạ chỉ, lĩnh vực hoạt động, lao động, máy móc và các trang thiết bị sản xuất.... Hàng năm nếu có Công ty nào mà có văn phòng đại diện tại Việt Nam thì Công ty cũng tiến hành phát tờ rơi như trường hợp trên. + Tìm kiếm khách hàng theo mối quan hệ của Công ty với các doanh nghiệp gia công khác, các cơ quan Nhà nước, qua sự giới thiệu của khách hàng quen thuộc của Công ty. Đây là ba cách hiện nay mà Công ty cổ phần may Nam Hà dùng để tìm kiếm khách hàng. Hi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2333.doc
Tài liệu liên quan