Hoạt động Xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Tài liệu Hoạt động Xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay: LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Than khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc gia, đấy là nguồn lợi thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia. Đối với Việt Nam, Than khoáng sản có một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác, sử dụng và tiến hành xuất khẩu. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam đã thu về một nguồn lợi lớn cho quốc gia, là một trong những nhóm ngành có tỷ trọng đóng góp GDP lớn nhất của đất nước. Ngành Than khoáng sả... Ebook Hoạt động Xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động Xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n được coi là ngành công nghiệp hạ tầng của các ngành công nghiệp quan trọng khác khi mà cung cấp đầu vào cho các ngành về hóa chất, xi măng, điện và phân bón… Sự phát triển của ngành Than khoáng sản của Việt Nam gắn liền với sự phát triển của các ngành nghề khác trong tổng thể nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vẫn đang được tiến hành đều đặn trong thời gian qua, nhưng có những vấn đề được đặt ra bên cạnh hoạt động xuất khẩu đó như chất lượng hàng hóa, hàm lượng công nghệ chưa trong sản phẩm, giá thành hàng hóa trên thị trường, thị trường xuất khẩu và quan trọng là phải đặt hoạt động xuất khẩu đó trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh năng lượng của quốc gia, với những mục tiêu cụ thể là thu được giá trị lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Với tầm quan trọng và tính thời sự đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay” Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về ngành Than khoáng sản Việt Nam, thực trạng hoạt động xuất khẩu từ đấy có được những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, thông qua sự kiểm soát của các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không gian và thời gian. Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam, về mặt thời gian trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn số liệu; so sánh, đối chiếu sự phát triển của ngành Than khoáng sản nói chung và hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản nói riêng với tình hình chung của sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới. Cùng với việc sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu giữa các thời kỳ phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về ngành Than khoáng sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam từ nay đến năm 2015. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Chương 1. Tổng quan chung về Than khoáng sản Việt Nam 1.1. Than khoáng sản và lịch sử ngành Than khoáng sản Việt Nam 1.1.1. Than khoáng sản Than khoáng sản là một trong những tài nguyên khoáng sản trong lòng đất của quốc gia, cùng với các loại khoáng sản khác như: Đồng, chì, kẽm, thiếc…đã tạo thành một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú và có giá trị của Việt Nam. Than khoáng sản là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy, các xác cây cối thực vật được nước và bùn lưu giữ khỏi bị oxi hóa và phân hủy bởi sinh vật mà hình thành nên Than đá ngày nay. Thành phần chính của Than khoáng sản là chất Cacbon, ngoài ra còn có các chất khác như lưu huỳnh, nên Than có tính năng là đốt cháy tốt và sinh ra lượng nhiệt lớn, vì vậy Than khoáng sản là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Hiện nay, lượng Than được khai thác trên thế giới và Việt Nam được sử dụng trong các ngành năng lượng, phục vụ sản xuất nhà máy nhiệt điện và các ngành công nghiệp sử dụng chất đốt… Than đang được khai thác từ các mỏ Than lộ thiên hay các hầm lò nằm sâu dưới lòng đất. Ngày nay, với trình độ công nghệ hiện đại, công tác thăm dò và khai thác đã giúp con người phát hiện ra nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị đồng thời khai thác có hiệu quả hơn đối với nguồn tài sản quốc gia này. Việt Nam được đánh giá là có nguồn dự trữ Than đá đáng kể và có giá trị về mặt kinh tế, trong tài nguyên về khoáng sản thì Than đá là nguồn tài nguyên có trữ lượng và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế thì trữ lượng Than hiện nay trên thế giới rất lớn, khoảng 910 tỷ tấn, đủ cho sản xuất trong 155 năm với tốc độ như hiện nay và nếu như không có sự đột biến nào thì nhu cầu sử dụng Than trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2050. Theo các cuộc thăm dò và khai thác thì Than hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, phục vụ các ngành công nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhưng được sử dụng lớn nhất là trong các nhà máy nhiệt điện, do đó 40% lượng điện được sản xuất trên toàn cầu là từ các nhà máy nhiệt điện dùng Than. 1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rõ, đánh dấu mốc son chói lói trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trải qua quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của ngành, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, người thợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sáng tạo và tinh thần đoàn kết, dũng cảm, luôn tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đã đi qua, ngành Than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn và thăng trầm trong lịch sử phát triển, đặc biệt là thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới của đất nước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác Than trái phép phát triển tràn lan đã dẫn đến nhiều hậu quả đối với ngành Than và xã hội, tình trạng tài nguyên môi trường vùng mỏ Than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành Than đã phải cắt giảm sản xuất… với những khó khăn đó đã đẩy ngành Than của Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian. Trong giai đoạn trưởng thành và phát triển từ 1985 đến năm 1994, ngành Than Việt Nam đã có những bước đầu thành công trong việc khai thác tập trung tại các khu mỏ, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc tại các hầm mỏ nên sản lượng khai thác và tiêu thụ đã được phản ánh qua kết quả kinh doanh của ngành. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 1988 (Đơn vị: 1000 tấn) 1985 1986 1987 1988 Than nguyên khai 6295 6855 7690 7605 Than tiêu thụ 5689 6120 6340 5657 - Xuất khẩu 640 620 201 314 - Tiêu thụ nội địa 5049 5500 6139 5343 (Nguồn: Số liệu lịch sử ngành Than – Bộ Năng lượng) Cho đến những năm 1988, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ từ Liên Xô nên ngành Than đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các mỏ lộ thiên lớn cùng các hầm lò được xây dựng, cải tạo và mở rộng. Trong thời gian này, ngành Than hoạt động theo cơ chế bao cấp, nhận kế hoạch sản xuất từ nhà nước và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Nhờ có được sự quan tâm đúng lúc khó khăn nên ngành Than đã có được một số kết quả ban đầu trong quá trình sản xuất và kinh doanh Than sản phầm. Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn những năm 1989 – 1994 Đơn vị: 1000 tấn 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Than nguyên khai 4221 5198 4895 5226 5835 7575 Than tiêu thụ 3873 4091 4128 4852 5351 6000 - Xuất khẩu 528 676 920 132 182 215 - Tiêu thụ nội địa 3345 3415 3208 3528 3526 3850 (Nguồn: Số liệu lịch sử ngành Than – Bộ Năng lượng) Trong giai đoạn 1985 – 1988, ngành Than đã đạt được nhiều kết quả cao trong việc khai thác và tiêu thụ Than, đỉnh điểm của giai đoạn này là hai năm 1987 và năm 1988, riêng trong năm 1987 đã công ty khai thác được 7690 nghìn tần Than, tăng hơn 20% so với lượng Than khai thác được trong năm 1985 và tăng 835 nghìn tấn so với năm trước 1986. Với lượng Than khai thác tăng lên qua các năm nên lượng Than tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên hàng năm trong giai đoạn, lượng Than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong nước chiếm 34% - 50% trong tổng số Than được tiêu thụ nội địa. Trong năm 2008, toàn ngành Than đã bốc 29,2 triệu m3 đất và đã khai thác được 7605 nghìn tấn Than nguyên khai, sàng tuyển được 6304 nghìn tấn Than sạch để đưa đi tiêu thụ trên thị trường. Nhưng từ năm 1989, tổ điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình lần lượt được đưa vào vận hành sử dụng và nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng thì nhu cầu sử dụng Than bị suy giảm, lượng Than khai thác từ lòng đất cũng giảm sút so với các năm trước đó dẫn đến tình trạng giảm sút trong kinh doanh và tiêu thụ của ngành Than Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn khủng hoảng nhất của ngành Than, khi mà nạn khai thác Than trái phép lại phát triển, cùng với tình hình thị trường tiêu thụ lũng đoạn nên đã đẩy các mỏ Than chính thống phải cắt giảm sản xuất, hạn chế bóc đất, giảm đào lò, cắt giảm tiền lương công nhân viên để cân đối tài chính theo nguyên tắc tự trang trải, công nhân thiếu việc làm… Trong bối cảnh đấy, ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 563/1994/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Than Việt Nam. Sự ra đời của Tổng công ty Than như một cuộc cách mạng trong ngành Than khoáng sản của Việt Nam, tạo cơ hội để ngành Than phát triển trở lại, phục hồi và phát triển công việc khai thác và kinh doanh Than. Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty Than là: ● Lập lại trật tự trong khai thác. Kinh doanh Than ● Thỏa mãn các nhu cầu về Than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp Than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước giao phó, ngay trong năm 1995, Tổng công ty Than Việt Nam đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Trên cơ sở tiềm năng và nội lực sẵn có về vốn, lao động, các phương tiện sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện thực tế, Tổng công ty Than Việt Nam đã lựa chọn phương hướng xây dựng một tập đoàn kinh doanh đa ngành trong nền sản xuất Than sản phẩm. Từ mục tiêu chiến lược đã được đề ra, Tổng công ty đã cụ thể hóa những mục tiêu đấy thành giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể hóa trong ngành sản xuất Than khoáng sản. Một trong những chiến lược quan trọng và mang tính chất sống còn với ngành Than trong những ngày mới thành lập Tổng công ty đó là chiến lược quản lý tài nguyên và môi trường. Tổng công ty Than Việt Nam và cùng các doanh nghiệp thành viên đã triển khai và áp dụng đồng bộ các biện pháp hành chính - kinh tế - kỹ thuật, sắp xếp lại tổ chức, lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh Than. Bên cạnh đấy, an ninh chính trị và trật tự trong quá trình thăm dò, khai thác là vấn đề cấp bách được đặt ra, Tổng công ty đã tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu, báo cáo địa chất sẵn có, tính toán trữ lượng; Tiếp tục điều tra, khảo sát, thăm dò bổ sung, thăm dò mới tài nguyên.. Công tác cập nhật địa chất đã có một bước tiến rõ rệt so với trước đây, nhờ có sự đổi mới trong tư duy và ứng dụng công nghệ mới theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Một số chiến lược cụ thể và mang tính quyết định được ngành Than cụ thể hóa như: ● Bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành Than Việt Nam, để khắc phục hậu quả suy thoái môi trường ở các vùng mỏ sau nhiều năm để lại, ngành Than Việt Nam đã có các cuộc khảo sát và đánh giá tác động của hoạt động khai thác Than đến môi trường của vùng mỏ rồi đưa ra các giải pháp và chương trình để cải thiện môi trường. Tổng công ty đã quyết định thành lập Qũy môi trường Than Việt Nam trên cơ sở sử dụng 1% chi phí tính thêm vào giá thành được Chính phủ cho phép và các nguồn huy động khác, qua đấy đã đầu tư trồng mới và chăm sóc được 1780 ha rừng trong ranh giới mỏ, tạo nguồn gỗ chống lò phục vụ trong quá trình khai thác của các hầm lò. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành viên đã có nhiều biện pháp để tăng cường cải tạo, nâng cấp đường sá, giảm thiểu bụi trong công tác khoan nổ mìn, bốc xúc và sàng tuyển, vận chuyển Than, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động. ● Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu được Tổng công ty Than đặc biệt quan tâm, nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất; cải thiện điều kiện làm việc cho lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng Than trong nguyên khai, Than sạch và tỷ lệ thu hồi Than đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Tại các mỏ lộ thiên, công nghệ xuống sâu đã được áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn đồng thời các mỏ được trang bị máy xúc thủy lực gần ngược và áp dụng công nghệ xúc chọn lọc nên giảm thiểu được hệ số bóc đất ở một số mỏ. Công nghệ cột chống thủy lực đơn và giá thủy lực di động cũng được đưa vào sử dụng tại một số hầm lò, giảm được tổn thất Than từ 40%-50% xuống còn 15%-20%, giảm tiêu hao gỗ chống lò, giảm tỷ lệ gỗ dăm trong Than và đảm bảo được an toàn cho người lao động. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ cho khai thác Than, các doanh nghiệp đã chú trọng trong đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tận thu Than bùn và xử lý nước thải trước khi ra biển. Công tác đầu tư và hoàn thiện các kho bãi cũng được đẩy mạnh, nâng cấp bến rót tiêu thụ, đầu tư luồng lạch mở rộng cảng biển đảm bảo cho tàu thuyền giao nhận Than thuận lợi và nhanh chóng. ● Song song với việc đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành Than của Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi “có thị trường là có tất cả”. Tổng công ty đã kiên trì xây dựng ngành Than, trước hết là trật tự trong kinh doanh Than, đổi mới tổ chức, quản lý và phương pháp kinh doanh Than của hệ thống các công ty Than trong nội địa, hoàn thiện và phát triển cách thức quản lý trong công tác tiếp thị và giao dịch xuất nhập khẩu Than. Bằng việc phát triển thị trường sản phẩm chính là cách để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm và cân bằng cung cầu Than trên thị trường. Than Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn đầu thành lập Tổng công ty, ngành Than Việt Nam đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng được các mối quan hệ bạn hàng tin cậy trong và ngoài nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng Than tiêu thụ hàng năm. Than Việt Nam đã có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ở khắp các châu lục, năm 1997 đã xuất khẩu được 3,7 triệu tấn Than, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong giai đoạn này, Than Việt Nam đã xuất sang các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Bằng nhiều biện pháp kinh tế tổng hợp, phương châm nhất quán “Cùng phát triển với bạn hàng”, Tổng công ty Than Việt Nam đã phát huy nội lực sẵn có để xây dựng một chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc mở rộng và giữ vững thị trường là yếu tố quyết định để ngành Than Việt Nam mở rộng tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận các thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo vốn cho kinh doanh, phục vụ các dự án khai thác, đầu tư và phát triển. Bên cạnh những nỗ lực phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao trình độ công nghệ thì ngành Than còn chủ động tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho riêng mình, tiến hành đàm phán và kí kết các hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo, cạnh tranh để tăng cường khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ Than trong và ngoài nước, đưa Than sản phẩm đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới bán Than đến các tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm cả thị trường nông thôn, miền núi. Trong giai đoạn sản xuất và kinh doanh 1995-2001, ngành Than khoáng sản Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công trong khai thác, chế biến và xuất khẩu. Bằng sự nỗ lực của chính Tổng công ty đã giúp cho lượng Than khai thác và Than sản phẩm xuất khẩu hàng năm không ngừng gia tăng, đó là một dấu hiệu đáng mừng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ trong quá trình khai thác và chiến lược phát triển thị trường của công ty đưa ra trong những năm đầu thành lập. Việc đổi mới công nghệ cọc chống trong hầm lò hay công nghệ khai thác các mỏ lộ thiên, đổi mới và cải tiến công nghệ trong giai đoạn vận chuyển trên băng chuyền… cùng với việc phát triển thị trường, bạn hàng đã mang đến cho ngành Than một số thành công nhất định. Bảng 1.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Than tiêu thụ (1000 tấn) 7592 9653 10779 10721 10500 11409 - Xuất khẩu 2783 3666 3525 2900 3300 3076 - Trong nước 4809 5987 7254 7821 7200 8333 Doanh thu tiêu thụ (tỷ Đồng) 1917 2584 2953 2953 2792 3114 - Xuất khẩu 955 1262 1323 1246 1328 1765 - Trong nước 962 1322 1630 1707 1464 1349 Doanh thu sx- kd khác (tỷ Đồng) 485 1074 1301 1605 1337 1764 Tổng doanh thu (tỷ Đồng) 2402 3658 4254 4558 4129 4887 Nạp ngân sách (tỷ Đồng) 120 152 199 154 133 155 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Than Việt Nam) Với những chính sách và đướng lối hoạt động đúng đắn, trong năm 1995 ngành Than đã tiêu thụ được 7592 nghìn tấn Than với doanh thu tiêu thụ thu về khoảng 1917 tỷ Đồng, tuy sản lượng Than tiêu thụ trong nước lớn gấp 2 lần lượng Than tiêu thụ trên thị trường quốc tế nhưng doanh thu tiêu thụ của 2 thị trường này lại bằng nhau, như vậy có thể thấy rằng ngành Than đang thực hiện trợ giá cho thị trường trong nước. Đây cũng có thể là một biện pháp để khuyến khích nhu cầu sử dụng Than trong nước và một phần hỗ trợ thị trường trong nước. Trong những năm tiếp theo, sản lượng Than khai thác và sản lượng kinh doanh trên thị trường của ngành Than Việt Nam tăng liên tục, trong năm 1996 sản lượng Than khai thác và doanh thu từ kinh doanh Than tăng khoảng 30% so với năm trước nên doanh thu từ thị trường trong nước và thế giới cũng tăng với tốc độ 32% so với năm 1995. Ngành Than đã rất nỗ lực để giữ vững được tốc độ tăng lên trong khai thác và kinh doanh tiêu thụ, năm 1997 ngành Than đã khai thác được 10779 nghìn tấn Than, tăng gần 42% sản lượng khai thác so với năm 1995 về Than sản phẩm, kết quả đó được đánh giá là một thành quả vượt bậc và là mong ước của ngành Than trong thời gian bấy giờ. Tuy trong khai thác Than thành phẩm tăng nhanh nhưng lại xuất hiện dấu hiệu chững lại của hoạt động kinh doanh xuất khẩu do những ảnh hưởng ban đầu của cuộc đại khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á trong năm 1997, sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ và đó là dấu hiệu đầu tiên cho những giảm sút của doanh thu trong những năm tiếp theo. Đánh giá trong những năm 1995-1997, ngành Than của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc nhờ biết phát huy được nội lực, công nghệ mới áp dụng và những chính sách phát triển hợp lý, đóng góp vào ngân sách nhà nước 471 tỷ Đồng trong 3 năm 1995-1997. Năm 1998, sau khi chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực nên đã tác động đến Than xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới về lượng lẫn về giá cả, ngành Than của Việt Nam phải cạnh tranh hơn khi mà cung vượt quá cầu trên thị trường, nhưng nhờ sự mềm dẻo trong quan hệ bạn hàng và có các mối quan hệ bạn hàng lâu năm nên lượng Than xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì tại mức 3 triệu tấn và giữ được 25%-30% thị phần Than Antraxit buôn bán thế giới. Thị trường trong nước cũng có sự giảm sút trong tiêu thụ, đặc biệt là năm 1999, lượng Than tiêu thụ giảm hơn 600 tấn so với năm 1998 và doanh thu kinh doanh Than của Việt Nam đã giảm xuống từ 2953 tỷ Đồng năm 1998 xuống 2792 tỷ Đồng cả năm 1999. Cho đến năm 2001, Tổng công ty Than Việt Nam đã mở rộng quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ như: Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Hà lan, Hàn Quốc, Nam Phi… Về thị trường xuất khẩu, công ty không chỉ duy trì ở các thị trường tiêu thụ tiềm năng mà còn mở rộng ra các thị trường mới nên sản phẩm Than của công ty đã có mặt tại khoảng 40 nước trên thế giới, và công ty cũng đã tiến hành ký kết nhiều hợp đồng cung cấp Than dài hạn cho khách hàng. Các giai đoạn phát triển và trưởng thành của ngành Than Việt Nam từ năm 1955 đến nay, có thể nhìn nhận mô hình quản lý ngành Than từ trước đến nay: ● Từ tháng 4/1955 đến tháng 7/1960, ngành Than do Bộ Công nghiệp quản lý. ● Từ tháng 7/1960 đến tháng 8/1969, ngành Than do Bộ Công nghiệp nặng quản lý. ● Từ tháng 8/1969 đến tháng 1/1981,ngành Than do Bộ Điện và Than quản lý. ● Từ tháng 1/1981 đến tháng 3/1987, ngành Than thuộc sự quản lý của Bộ Mỏ và Than. ● Từ tháng 3/1987 đến tháng 10/1994, ngành Than thuộc sự quản lý của Bộ Năng lượng. ● Từ tháng 10/1994, ngành Than của Việt Nam chịu sự quản lý của Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam là một tập đoàn kinh tế trực thuộc Chính phủ. 1.2. Tầm quan trọng của ngành Than khoáng sản Việt Nam 1.2.1. Đối với nền kinh tế, xã hội Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng Than lớn trên thế giới, với ước tính có khoảng 4 tỷ tấn Than Antraxit. Với trữ lượng Than phân bố chủ yếu là ở độ sâu dưới 500m trong khi lượng Than ở các mỏ lộ thiên lại rất nhỏ, khoảng 300 triệu tấn nên gặp không ít khó khăn trong việc khai thác. Hơn nữa, Việt Nam có trữ lượng khoảng 17 tỷ tấn Than nâu thích hợp cho việc sử dụng trong các ngành công nghiệp nồi hơi, nhưng phần lớn lượng Than này nằm dưới Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên số Than này sẽ rất khó khăn trong việc khai thác do việc ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao. Than Antraxit nằm chủ yếu ở vùng mỏ Quảng Ninh còn Than nâu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng. Ngành Than là một bộ phận của nền kinh quốc dân thống nhất, phát triển của ngành Than phải đặt trong sự phát triển của các ngành liên quan và đặt trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành Than là một trong những ngành công nghiệp mang tính chất hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác. Mang tính chất là một ngành công nghiệp hạ tầng nên ngành cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển nội ngành và cả con người, đảm bảo cho ngành Than Việt Nam phát triển một cách bền vững, chắc chắn và đồng bộ với các ngành nó phục vụ. Khi nói đến tầm quan trọng của ngành Than, chúng ta cần đánh giá Than trong các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng… Về Kinh tế Việc khai thác Than có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng, cụ thể như: ● Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu cho một số ngành trong nền kinh tế quốc dân như: điện, xi măng, sắt thép, giấy, đạm, vật liệu xây dựng và chất đốt sinh hoạt… Hàng năm, một lượng Than lớn được cung cấp cho các ngành công nghiệp luyện kim cũng như phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong sinh hoạt không ngừng được tăng lên. Nếu như trong năm 1995 với lượng Than cung cấp cho các ngành trong nước khoảng 4,8 triệu tấn thì đến năm 2000 lượng Than tiêu thụ trong nước đã tăng lên gần gấp đôi và đạt mức 8,4 triệu tấn. Sau cuộc khủng hoáng kinh tế châu Á năm 1997 thì nhu cầu tiêu dùng Than phục vụ trong sản xuất của các ngành công nghiệp sử dụng Than cũng được ổn định nên đến năm 2004, lượng Than cung cấp cho tiêu dùng trong nước đạt trên 14,5 triệu tấn Than, tốc độ trung bình gia tăng cung cấp Than cho nền kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2004 đạt tốc độ khoảng 13%/năm. Dự kiến từ nay đến năm 2020, sản lượng cung cấp Than cho nền kinh tế ước đạt khoảng 15 – 43 triệu tấn Than, tốc độ gia tăng bình quân hàng năm là 8%/năm. Bảng 1.4: Nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong nước trong quý 1/2008 Đơn vị tính Kế hoạch năm 2008 Thực hiện quý 1/2008 So sánh với (%) kế hoạch cùng kỳ Than tiêu thụ trong nước 1000 tấn 20 000 4 419 22.1 117.2 - Điện “ 6 780 1 549 22.8 111.8 - Đạm “ 475 116 24.4 148.7 - Giấy “ 260 41 15.8 105.1 - Xi măng “ 4 852 752 15.5 147.2 - Hộ khác “ 7 633 1 961 25.7 111.7 (Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam - 2008) Ngoài ra, nhờ giá bán Than của công ty Than đối với thị trường trong nước chỉ bằng một nửa so với giá bán Than trên thị trường thế giới nên nó đã gián tiếp làm giá thành một số mặt hàng này trong nước; Hay nói cách khác, Than đã gián tiếp đóng góp vào giá trị GDP của đất nước thông qua các ngành sử dụng Than… Bảng 1.5: Giá trị kinh tế của hoạt động kinh doanh Than khoáng sản Việt Nam 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008* Than tiêu thụ (1000 tấn) 12500 15700 18100 24700 30200 371100 40000 9119 Doanh thu tiêu thụ (tỷ Đồng) 5935 7020 9830 14689 18481 22983 29000 5644 Nạp ngân sách (tỷ Đồng) 165 294 383 602 776 942 1080 --- (Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than Việt Nam – 2008*: thực hiện quí I/2008) ● Ngành Than đóng góp vào giá trị gia tăng của đất nước – giá trị GDP. Mỗi năm, ngành Than đã đóng góp vào giá trị GDP hàng ngàn tỷ đồng, năm 1995 giá trị đóng góp của ngành Than mới chỉ khoảng 120 tỷ Đồng thì đến năm 2004 giá trị đóng góp của ngành Than đã đạt mức 6 ngàn tỷ Đồng và mức độ đóng góp này ngày càng tăng lên, trong giai đoạn 1995 đến 2004, tốc độ trung bình đóng góp của ngành Than đối với nhà nước đạt 19,1%. Không những thế, trong hoạt động xuất khẩu Than hàng năm, ngành cũng đã thu về một lượng ngoại tệ lớn, năm 2004 lượng ngoại tệ thu về đạt 322 triệu USD. Về xã hội Ngành Than đã trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn việc làm cho người lao động và gián tiếp tạo việc làm cho hàng chục vạn người ở các ngành kinh tế khác. Theo số liệu tổng kết của ngành Than về số lượng lao động tham gia hoạt động trong ngành và thu nhập bình quân qua các năm. Bảng 1.6: Thu nhập BQ của công nhân ngành Than khoáng sản 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TNBQ/người (triệu Đồng) 2.0 2.3 2.5 3.4 3.9 4.3 (Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam) ● Ngành Than đã tạo việc làm cho một bộ phận lớn người lao động tại địa phương hay khắp các vùng miền khác đến tham gia khai thác trong các mỏ Than hay quản lý. Năm 2002 , lượng lao động tham gia trong ngành Than mới khoảng hơn 80 ngàn người, nhưng đến năm 2004 thì lượng lao động của ngành Than đã tăng lên đến 93 ngàn lao động, với mức thu nhập bình quân của một lao động khoảng 2.587 ngàn Đồng/lao động. Ngoài ra, nếu tính mỗi lao động của ngành Than nuôi thêm 1,5 – 2 người ăn theo thì trong thực tế việc khai thác Than đã nuôi sống hàng trăm ngàn người. ● Tạo mới và phát triển các khu dân cư, hình thành nhiều làng mỏ, phát triển dân số và từ đó phát triển về nhà ở, trường học, bệnh viện… và các dịch vụ hạ tầng cơ sở hạ tầng gần các khu mỏ khai thác. Tại các khu vực khai thác mỏ Than sẽ hình thành các dịch vụ, các ngành nghề sản xuất nhỏ để phục vụ hay cung cấp cho công nhân, hay đấy chính là việc phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một bộ phận người dân. ● Hình thành giai cấp công nhân mỏ ở Việt Nam và văn hóa người mỏ, nhất là ở Quảng Ninh. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa… Ở những vùng xa xôi hẻo lánh, phát triển khai thác mỏ Than là việc làm gia tăng sử dụng vùng đất xung quanh và giá trị của chúng. ● Góp phần phân bố lại dân cư lao động hợp lý hơn, giảm được sức ép gia tăng dân số lên các trung tâm, thành thị. Tuy nhiên trong việc khai thác Than, đặc biệt là hoạt động khai thác trong hầm lò luôn tiềm ẩn những rủi ro nổ lò, cháy lò, bục nước, sập lún hầm lò… Hậu quả là người lao động gánh chịu, bên cạnh đấy cũng có nhiều lao động mắc bệnh nghề nghiệp… đấy cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận lao động của ngành. Về bảo vệ môi trường Từ khi được thành lập vào năm 1994, Than Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường vùng mỏ khai thác theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Than và các vùng Than. Với phương châm và mục tiêu đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường, ngành Than đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc quản lý môi trường và giảm thiểu các ô nhiễm do hoạt động khai thác. Có thể những kết quả trong công tác quản lý môi trường của ngành Than không triệt để hay chưa kiểm soát hoàn toàn lượng ô nhiễm của hoạt động khai thác gây ra nhưng những hành động của ngành đã tạo động lực và bước đi đầu cho những ngành công nghề khác học tập và làm theo trong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục sự suy thoái của môi trường sống xung quanh con người. Một số kết quả mà ngành Than đạt được: ● Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất – kinh doanh đã lập và được duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quan trắc, quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Bên cạnh đấy, các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã, đang và thực hiện các dự án xây dựng các công trình chống bụi, thoát nước, xử lý nước thải, thực hiện nạo vét sông suối, khôi phục một số hồ nước ở Quảng Ninh, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá của quá trình khai thác và trồng cây xanh xung quanh các vùng mỏ, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc… tổng cộng đã trồng mới và chăm sóc được hơn 2 nghìn ha. ● Với sự tài trợ của UNDP đã thực hiện dự án VIE/95/003 về bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên ở vùng mỏ Than Quảng Ninh. Ngoài ra, ngành cũng đã và đang thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường khác do các tổ chức quốc tế tài trợ như: SIDA, JICA… Về phía Than Việt Nam, trong giai đoạn 1996-1998 đã chủ động thành lập quỹ nhằm chi vào hoạt động bảo vệ môi trường (trích 1% từ giá thành). Đến năm 1999, đã thành lập Quỹ môi trường TVN, quỹ môi trường TVN được trích từ 1% giá thành và từ hoạt động khác có liên quan. Hiện nay, mỗi năm ngành Than sử dụng khoảng 60 tỷ Đồng để thực hiện các c._.hương trình bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học vùng mỏ và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác Than của Than Việt Nam. Mục đích của Than Việt Nam là xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp. ● Than Việt Nam đã xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường các cấp và ban hành “Quy định về công tác bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi trường trong Than Việt Nam”, đề ra giải pháp cũng như thực hiện các dự án, khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên toàn vùng và tại các khu đô thị, dân cư. 1.2.2. Than khoáng sản trong ngành năng lượng Than là một trong những tài nguyên năng lượng của quốc gia trong nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang khai thác nguồn năng lượng thương mại bao gồm: dầu khí, Than, thủy điện và khí đốt với tổng năng lượng khai thác trong năm 2003 là 35,1 triệu TOE (triệu tấn dầu tương đương) và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nguồn năng lượng thương mại là 13,14%/năm. Nguồn tài nguyên năng lượng của Việt Nam có thể đáp ứng dược nhu cầu cơ bản về năng lượng trong nước và một phần cung cấp cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu như phần trên của bài viết nghiên cứu về vai trò của Than sản phẩm trong nền kinh tế xã hội, thì phần này bài viết sẽ nhìn nhận đóng góp của Than trong tổng thể các nguồn năng lượng Việt Nam đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Do hạn chế về phát triển kinh tế và trình độ công nghệ nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ các dạng năng lượng thương mại trên đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1990 là 107 kgOE và năm 2003 là 436 kgOE mỗi năm. ● Quan hệ năng lượng và GDP Trong sản lượng năng lượng sản xuất ra hàng năm thì Than sạch có tốc độ gia tăng bình quân hàng năm khoảng 12%/năm, với năm 2003 đạt 18,7 triệu tấn, năm 2004 tăng lên đến 25,4 triệu tấn… Trong những năm qua, cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng được tăng lên, đó là điều tất yếu khi mà Việt Nam đang trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa nên thực hiện quá trình thay đổi năng lượng phi thương mại (củi gỗ, Than gỗ, phụ phẩm nông nghiệp…) bằng các nguồn năng lượng thương mại. Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách trợ giá năng lượng và áp dụng chính sách giá năng lượng thấp cũng như việc sử dụng các nhà máy, các thiết bị có hiệu suất thấp và đã quá thời hạn sử dụng cũng làm tăng cường độ sử dụng nănh lượng; Cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam theo giá hiện hành hiện nay là khoảng 400 kgOE/1000 USD, trong khi giá trị bình quân của các nước đang phát triển OECD là 130,5, giá trị bình quân của thế giới là 176,5 và một số nước trên thế giới như: Thái Lan 248, Inđônêxia 319, Malaixia 262, Trung Quốc 538, Hàn Quốc 209 và Nhật Bản 61… Xét về hệ số đàn hồi giữa năng lượng và GDP (tỷ số giữa tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng và tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng một giai đoạn) – một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mối quan hệ giữa Năng lượng và Kinh tế trong cùng một giai đoạn nghiên cứu. Bảng 1.7: Mối quan hệ tương quan Năng lượng – Kinh tế của Việt Nam 1991-1995 1996-2003 2004-2007 Nhịp tăng nhu cầu Năng lượng (%) 13.8 9.3 10.2 Nhịp tăng GDP (%) 8.18 6.99 8.16 Hệ số Năng lượng - GDP 1.68 1.33 1.25 (Nguồn: Ban quản lý dự án – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong quan hệ năng lượng – GDP giai đoạn đầu của cuộc đổi mới kinh tế 1991 – 1995 ở mức 1,68 là phù hợp với tình hình của một quốc gia đang phát triển ở giai đoạn đầu, giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu đổi mới và phát triển kéo theo nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lượng tăng cao. Nhưng đến giai đoạn sau, hệ số Năng lượng – GDP đã giảm xuống còn 1,33, điều đó chứng tỏ nền kinh tế đã vận hành một cách đúng hướng và có hiệu quả hơn, tập trung phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng hơn 1.3. Những yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến ngành Than khoáng sản Việt Nam 1.3.1. Vấn đề phân bố vùng mỏ và địa phương khai thác ● Hiện nay, đa số các vùng mỏ Than khai thác, các kho vật liệu nổ… đều nằm ở các khu vực hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn nên ngành Than gặp không ít khó khăn trong việc đưa phương tiện và vận chuyển Than khai thác được đi tiêu thụ. Các mỏ Than được đánh giá có trữ lượng lớn và giá trị lớn nằm rải rác trên khu vực rộng lớn, các mỏ nằm trong khu vực đồi núi thì ngành Than có thể tiến hành bóc đất khai thác nhưng các mỏ Than tập trung ở đồng bằng sông Hồng thì ngành Than gặp nhiều khó khăn do việc bóc đất và ảnh hưởng đến một diện tích đất nông nghiệp nên các mỏ Than trọng tâm thường là ở khu vực hẻo lánh và xa khu dân cư hay ở các vùng đồi núi. Công tác khai thác các mỏ Than ở khu vực đồi núi sẽ kéo theo một hệ quả là ngành Than phải đầu tư nhiều hơn vào công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất phục vụ của công nhân viên từ các dịch vụ phục vụ cuộc sống như: điện, nước, trạm y tế, trường học, bệnh viện, đường sá giao thông… đã phần nào làm tăng chi phí đầu tư cố định phục vụ ngành Than. Đặc biệt, hiện nay lượng công nhân phục vụ trong các khu mỏ ngày càng lớn nên sức ép về đảm bảo cuộc sống cho lao động ở khu vực đồi núi, hẻo lánh là một nhiệm vụ không dễ giải quyết của ngành. ● Vùng mỏ Than Quảng Ninh lâu nay chỉ tập trung sản xuất và kinh doanh xoay quanh sản phẩm Than mà các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ có khả năng thu hút lao động nữ lại hạn chế. Với vùng mỏ Than Quảng Ninh, để đòi hỏi lượng nhân công khai thác trong khu mỏ là rất lớn và chủ yếu là nhân công nam trong khi các chính sách và chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho nữ giới trong khu mỏ lại triển khai còn chậm; những người phụ nữ ở đấy là người thân, là vợ, là con của công nhân đang khai thác Than trong các hầm mỏ… Cuộc sống của những hộ gia đình đó mà phụ thuộc vào đồng lương của ngành Than độc canh sẽ gây không ít khó khăn và gành nặng cho công nhân tham gia hoạt động trong ngành Than. ● Quảng Ninh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế Bắc bộ, có tốc độ đô thị hóa nhanh nên ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan môi trường, di tích lịch sử văn hóa lại càng được chú trọng. Bên cạnh Quảng Ninh là Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới mở ra triển vọng về du lịch văn hóa và dịch vụ… những yếu tố đấy buộc ngành Than phải có một số điều chỉnh trong ngành để phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội, ngành Than đã phải tháo dỡ hệ thống đường sắt Hà Lầm – Hòn Gai, Hòn Gai – Cọc 5 – Cọc 8 và chuyển đổi mục đích sử dụng cảng Than Hòn Gai… Với những thay đổi đấy đã đẩy chi phí sản xuất của ngành Than tăng lên, đẩy giá thành sản xuất Than tăng lên. 1.3.2. Vấn đề thuộc nội bộ ngành Than khoáng sản ● Chất lượng Than nguyên vỉa của các mỏ Than là khác nhau, điều kiện khai thác Than ở các mỏ cũng không giống nhau nên giá bán Than và hiệu quả khai thác của các mỏ Than là khác nhau dẫn đến sự khác khác nhau trong thu nhập của cán bộ công nhân viên lao động trong các mỏ Than. Mặt khác, hiện nay giá bán Than trong nước và xuất đi thị trường quốc tế là khác nhau, giá bán trên thị trường thế giới gấp đôi giá bán trong nước nên các mỏ Than được xuất đi nước ngoài sẽ có doanh thu trong kinh doanh lớn hơn là các mỏ Than chỉ được tiêu thụ trong nước. ● Xuất phát từ lợi nhuận của hoạt động bán Than mà tổng công ty có những đầu tư trong công nghệ khai thác và đào tạo nguồn lao động mới cho ngành Than. Đối với các mỏ mới được đưa vào hoạt động hay mỏ kinh doanh Than trong nước thì lượng tích lũy không cao trong khi điều kiện khai thác là rất phức tạp và nguy hiểm, các mỏ Than càng ngày càng phải khai thác xuống sâu dưới lòng đất nên suất đầu tư ngày càng tăng. Đối với các mỏ hầm lò, các công nghệ lạc hậu vẫn còn sử dụng nên tổn thất trong quá trình khai thác Than khá cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp, đã nhiều năm các mỏ Than phải tự cân đối tài chính bằng cách giảm hệ số bóc đất ở mỏ lộ thiên và giảm hệ số đào lò ở các mỏ hầm lò nên đã đưa các mỏ vào tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghiệp ở các mức độ khác nhau. ● Do tài nguyên phân chia không đồng đều và khác nhau về trữ lượng, chất lượng trong khi các công ty khai thác lại khác nhau về điều kiện kỹ thuật khai thác và vốn khác nhau nên trong trường hợp nhiều công ty khai thác ở cùng một vùng mỏ thì cần phải có các phương án điều hòa hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực và công nghệ - kỹ thuật của các bên. ● Điều chỉnh quan hệ cung – cầu trên thị trường là một vấn đề phức tạp đã tồn tại lâu nay mà ngành Than vẫn chưa giải quyết được. 1.3.3. Tác động chung của nền kinh tế ● Các biến cố xảy ra trong nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển sẽ tác động mạnh đến bất cứ một ngành nghề nào trong nền kinh tế, ngành Than cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Việt Nam đã là thành viên của WTO, nền kinh tế của Việt Nam sẽ chịu trực tiếp các tác động trên thị trường thế giới nhanh và sâu hơn; Hiện nay, giá dầu trên thế giới tăng cao đã tác động gần như là tất cả các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế. Đối với ngành Than, chi phí vào vận chuyển sản phẩm, vận chuyển đất đá thải ra trong quá trình khai thác và chi phí vào các máy móc khoan, khai thác tăng lên, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao. ● Sự điều chỉnh của các chính sách của Chính phủ cũng tác động sâu sắc đến sản lượng khai thác và tiêu thụ của ngành Than. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng đã có các chính sách vĩ mô hợp lý và tích cực vào ngành Than như hướng dẫn trong công tác lập kế hoạch khai thác, kinh doanh và xuất khẩu của ngành Than nhưng bên cạnh đấy nhiều trường hợp Nhà nước cũng chưa có các chính sách thỏa đáng hỗ trợ nhân dùng Than thay củi đốt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn gỗ tự nhiên của Việt Nam đang cạn kiệt và tàn phá nặng nề, trong khi lượng Than khai thác ra đủ để đảm bảo tiêu thụ trong nước vì vậy Nhà nước cần phải đưa ra chính sách bảo vệ nguồn gỗ phục vụ chống lò trong ngành Than và đưa Than đến với các hộ dân sinh hoạt hay sản xuất… ● Việc sử dụng công nghệ lạc hậu của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón… nên phải tiêu tốn một lượng Than khá lớn và quen dùng với giá Than thấp, do đó khó chấp nhận việc tăng dần giá Than, buộc Nhà nước phải vào cuộc để điều chỉnh lại. Trường hợp thay đổi công nghệ ở nhà máy xi măng Bỉm Sơn và ở ngành đường sắt đã dẫn đến sự mất hẳn thị trường tiêu thụ của mỏ Than Na Dương, mỏ Khe Bố vốn dĩ đã từ lâu được xây dựng để phục vụ riêng cho ngành xi măng và đường sắt... 1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam Bên cạnh những nhân tố tác động đến hoạt động nói chung của ngành Than khoáng sản nói chung của Việt Nam, những nhân tố về kinh tế - xã hội, nhân tố thuộc nội bộ ngành Than khoáng sản và những tác động chung của nền kinh tế đã tác động trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu Than khoáng sản, tuy nhiên đấy là những nhân tố xuất phát từ bên trong và mang tính khách quan. Trong quan hệ buôn bán ngoại thương đối với sản phẩm Than khoáng sản thì các chúng ta đề cập đến sự tác động của các nhân tố mang tính chiến lược và phát triển hoạt động xuất khẩu. Đó là những nhân tố mang tính chủ quan do ngành Than khoáng sản của Việt Nam chủ động thực hiện do tầm quan trọng của những nhân tố đó đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay và kế hoạch trong tương lai. ● Hoạt động mở rộng quan hệ bạn hàng Trong thời gian qua, ngành Than khoáng sản Việt Nam đã thực hiện mở rộng quan hệ bạn hàng, mở rộng và tìm kiếm thị trường nhằm mục đích tìm đầu ra hợp lý cho sản phẩm Than. Việc mở rộng quan hệ bạn hàng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao doanh thu trên các thị trường, thị trường phát triển, sản phẩm sẽ cạnh tranh công bằng và có nhiều cơ hội để lựa chọn trong việc quyết định cung cấp hàng cho thị trường nào, bạn hàng nào để tạo điều kiện phát triển ngành Than khoáng sản, không những thế, việc phát triển các quan hệ bạn hàng thì sẽ tránh được tình trạng bị ép giá trên các thị trường. Trong xu thế hiện nay, các quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản có xu hướng tăng lên về số lượng quốc gia và cả lượng Than nhập khẩu trong một thời kỳ, lượng cung trong những năm gần đây đã không đáp ứng đủ lượng cầu nên đã đẩy giá Than lên. Với hoạt động mở rộng quan hệ bạn hàng trong thời gian này sẽ giúp ngành Than khoáng sản Việt Nam Than gia các cuộc đầu giá quốc tế trong việc cung ứng nguồn Than. Với hoạt động này, ngành Than khoáng sản của Việt Nam phải phát triển một đội ngũ nhân viên tiếp thị sản phẩm đến từng thị trường khác nhau, lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại của ngành và Bộ công thương có tác động rất lớn đến hiệu quả doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy hoạt động này phải được phát triển về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động của ngành, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ra thị trường quốc tế. ● Giá Than khoáng sản trên thị trường Giá Than khoáng sản là một trong những nhân tố trực tiếp đến doanh thu xuất khẩu của ngành Than khoáng sản Việt Nam, trong những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu, giá Than Antraxit trên thị trường đạt 54 USD/tấn sản phẩm nhưng trong những năm tiếp đấy giá Than có xu hướng giảm xuống nên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn so với tốc độ gia tăng sản lượng xuất khẩu. Giá cả là sự phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường Than quốc tế, nó là yếu tố tác động trực tiếp và nhanh nhất đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và tác động đến sản lượng xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam. ● Chất lượng và chủng loại Than khoáng sản Than khoáng sản Việt Nam được biết đến chủ yếu với loại Than Antraxit, chất lượng Than không chỉ là việc đáp ứng các tiêu chuẩn của từng loại Than như nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi đơn vị sản phẩm, đọ tro hay hàm lượng các chất Lưu huỳnh hay Cacbon … mà còn là hàm lượng công nghệ chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm được đem đi xuất khẩu. Việc duy trì quan hệ bạn hàng phụ thuộc nhiều vào chất lượng Than khoáng sản của mình mang đi bán, trong một số trường hợp Than của Việt Nam giao bán trong mùa mưa nên độ ẩm trong Than cao hơn yêu cầu đã bị khách hàng ép giá đẫn đến doanh thu từ lô hàng đó giảm xuống. Vì vậy, chất lượng sản phẩm và cả hàm lượng công nghệ trên mỗi đơn vị sản phẩm quyết định sự uy tín và phát triển các hợp đồng mua bán trong tương lai, đồng thời làm tăng giá trị mỗi đơn vị Than khoáng sản. Chủng loại Than cũng là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu, nhu cầu hiện nay của thị trường rất đa dạng và phong phú, các khách hàng luôn muốn mua các laoị Than khoáng sản đáp ứng đúng với yêu cầu của quá trình sử dụng nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình sử dụng, đồng thời hạn chế lãng phí nên vấn đề chủng loại cũng rất quan trọng trong các hợp đồng mua bán Than quốc tế. Với việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như chủng loại Than khoáng sản thì đấy là những yếu tố mang tính chiến lược cần thực hiện nhanh và hiệu quả nhằm tăng cao giá trị xuất khẩu của ngành. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2001 ĐẾN NAY Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay 2.1. Thị trường tiêu thụ Than khoáng sản thế giới trong giai đoạn hiện nay 2.1.1. Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới Than được dùng làm nguồn năng lượng phục vụ nhu cầu của con người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, Than được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt, là nguyên liệu phục vụ trong các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất, sành sứ và thủy tinh… Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào những năm thập niên 70 đến nay, nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng thương mại không ngừng được tăng lên với mức tăng khoảng 60%, trong dó 1/4 nguồn năng lượng được cung cấp từ Than. Trên thực tế thì Than vẫn là nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng lượng hóa thạch khác như dầu mỏ, khí đốt, Uran, với trữ lượng chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng của năng lượng hóa thạch. Trong lòng trái đất đang có một trữ lượng Than khổng lồ mà chưa thể khai thác hết được, theo dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới – IEA thì tổng lượng Than khoáng sản của thế giới hiện nay vào khoảng 1089 tỷ tấn và được nằm rải rác trên khắp trái đất. Các quốc gia có trữ lượng Than lớn trên thế giới là Mỹ 25%, Liên Xô cũ 23%, Trung Quốc 12%, các quốc gia Ấn Độ, Australia, Nam Phi, Đức có tổng trữ lượng chiếm 29% và phần còn lại là các nước khác trên thế giới. Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới (Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ 2003) Tuy được dự báo là trự lượng Than khoáng sản chưa khai thác là khá lớn nhưng nếu vẫn giữ tốc độ khai thác năm 2002 thì sau khoảng gần 250 năm nữa là lượng Than trên trái đất này sẽ cạn kiệt, do đó cần phải tính đến các phương án khai thác, kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu của trái đất này. Theo báo cáo của BP statistical Review 2004, tính đến năm 2004 thì trữ lượng Than trên toàn thế giới là 984 tỷ tấn trong đó 50% Than Antraxit và 50% là Than nâu, chỉ có thể được trong 192 năm nữa. Các quốc gia Mỹ, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Trung Quốc là có trữ lượng lớn nhất (chiếm trên 50% trữ lượng Than của thế giới), một số quốc gia có trữ lượng Than như: Ấn Độ là 90 tỷ tấn, Úc là 90 tỷ tấn và Nam phi là 50 tỷ tấn Than… Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng Than trên thế giới tính đến năm 2007 (Nguồn: BP statistical Review 2007) Trong hơn 50 năm qua, sản lượng Than được khai thác và tiêu thụ trên thế giới tăng lên gấp 3 lần, cùng với các giao dịch và buôn bán Than trên thế giới được mở rộng nên đã tăng hệ số sử dụng Than trong ngành năng lượng, giảm được sức ép lên dầu mỏ. Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác ở các mỏ Than nên sản lượng sản xuất của năm sau luôn lơn hơn năm trước, đấy cũng là một phần của nguyên nhân vì sao giá Than trên thị trường ít có biến động lớn so với giá của các nguồn năng lượng khác. Hiện nay, hàng năm con người moi từ lòng đất lên hơn 3 tỷ tấn Than mỗi năm và các quốc gia có trữ lượng Than lớn cũng chính là những quốc gia có lượng Than được sản xuất ra nhiều nhất, như: Hoa Kỳ khoảng 25-35% tổng sản lượng Than thế giới, Trung Quốc khoảng 23-25%, Ấn Độ khoảng 8%, Astraulia khoảng 8%, Nga khoảng 5%, Nam Phi khoảng 7% và một số nước như Đức, Inđônêxia, Ba Lan và Canada mỗi nước khai thác và tiêu thụ khoảng 3% sản lượng Than trên toàn thế giới. 2.1.2. Xu hướng và tình hình cung – cầu Than khoáng sản trên thị trường thế giới 2.1.2.1. Xu hướng tiêu thụ Than khoáng sản của thế giới Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm Than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng Than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, Than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ Than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển. Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu cầu mua nhiều Than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4% Than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu Than hết sức nhanh chóng, tỷ lệ Than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6 năm lại nay, lượng Than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá Than trên thế giới đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng tiêu thụ Than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và Than nói riêng trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ Than nhiều nhất trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á. Nhu cầu tiêu dùng Than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn Than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng, trong đó Than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại. Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng. Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm 2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức 9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3 tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%. Biểu đồ 2.3: Xu hướng kinh doanh Than khoáng sản quốc tế năm 2006 (Nguồn: BP Statistical Review 2007) Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng… Trong 6 năm quan, lượng Than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên một số quốc gia tiêu thụ Than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ Than hàng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng Than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3 tỷ tấn Than. Lượng Than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/năm trong các năm 2004 – 2006, lượng Than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng gia tăng lượng tiêu thụ Than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan… Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không nhiều thì Than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là Than đá, chiếm ưu thế hẳn so với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ Than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng Than nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường. Trong năm 2007, lượng Than khoáng sản xuất khẩu của các nước trên thế giới đạt khoảng 782 tỷ tấn, trong đó Than cốc đạt khoảng 187 tỷ tấn và còn lại 595 tỷ tấn Than dùng đốt nồi hơi. Hai quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu Than vẫn là Australia và Inđônêxia với sản lượng Than cung cấp cho thị trường quốc tế đạt số lượng theo thứ tự là 237 tỷ tấn và 171 tỷ tấn. Lượng Than nhập khẩu của các quốc gia lại tập trung chủ yếu vào hai khối nước là châu Âu và châu Á. Các quốc gia châu Âu nhập khẩu 247 tỷ tấn, trong đó các nước EU-25 nhập khẩu 224 tỷ tấn; với xu hướng tiêu thụ tăng nhanh của các quốc gia ở khu vực châu Á, nhất là các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lượng Than nhập khẩu vào khu vực châu Á đạt 470 tỷ tấn, trong đó các quốc gia có lượng Than nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản, nam Triều Tiên, Đài Loan và một số quốc gia mới nổi lên trong hoạt động năng lượng Than là Ấn Độ và Trung Quốc. Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới – 2007 Đơn vị: tỷ tấn Than cốc Than đốt nồi hơi Tổng Châu Âu 56 191 247 EU – 25 47 177 224 Châu Á 117 353 470 Nhật Bản 63 114 177 Nam Triều Tiên 13 61 74 Đài Loan 9 54 63 Hồng Kông 0 12 12 Ấn Độ 25 28 53 Mỹ Latinh 11 11 22 Quốc gia khác 3 40 43 Tổng 187 595 782 (Nguồn: VDKI, Hamburg 2008) Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ Than hiện nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về Than nói riêng của các quốc gia xuất nhập khẩu Than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc gia tiêu thụ Than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ Than đáng kể… Hiện nay, lượng Than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng Than tiêu thụ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lượng Than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu hụt lâu nay. 2.1.2.2. Tình hình cung-cầu Than khoáng sản trên thị trường Trong thời gian gần đây, thị trường Than khoáng sản thế giới có một số biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả Than trên thị trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về Than tiêu thụ thì từ thời gian này về sau, lượng Than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu Than lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung Than thương phẩm không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn. Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về Than để phục vụ phát triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển hướng ưu tiên dùng Than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu Than trên thị trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất Than và tiêu thụ Than lớn trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ Than tăng bình quân mỗi năm khoảng 10% đã ngừng xuất khẩu Than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến cho giá Than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định ngừng cung cấp Than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá Than khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn Than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu Than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu Than trong thời gian tới đề bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng Than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy điện Than từ các quốc gia như Inđônêxia, Úc trong những năm tới và một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng Than tiêu thụ… Mặt khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng Than tiêu thụ phục vụ cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng Than tiêu thụ trong năm 2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm với mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007. Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về Than lại tăng lên nhanh chóng thì lượng cung lại khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng, ngoài việc Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu Than trong tháng 1/2008, đã ảnhh hưởng lớn đến giá Than trên thì trường thì bên cạnh đấy một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu Than lớn trên thị trường những năm trước lại gặp khó khăn trong nguồn cung, như: Australia gặp phải khó khăn trong điều kiện khai thác, một số mỏ Than của Austraulia phải tạm dừng khai thác và xuất khẩu do mưa lớn, Nam Phi cũng gặp phải tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do Công ty Than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ nên Chính phủ Nam Phi hạn chế xuất khẩu Than nhằm giải quyết trước mắt nhu cầu cung cấp điện cho quốc gia. Với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nguồn cung đã làm tăng giá Than FOB lên 3 lần tại cảng Newcastle (Austraulia) lên mức kỉ lục 102,75 USD/tấn… Trước tình trạng đấy, buộc nhiều nhà nhập khẩu Than của châu Âu và Nhật Bản phải ký các hợp đồng dài hạn giá cao với các công ty khai thác và xuất khẩu Than nhằm ổn định nguồn cung phục vụ cho các ngành công nghiệp năng lượng trong nước. Than đã trở thành một nguồn năng lượng thương mại tốt nhất để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Theo dự báo của các chuyên gia về tình hình tiêu thụ Than trên thế giới hiện nay, lượng Than cung ứng không đủ đáp ứng được lượng cầu trong hiện tại và tương lai do nhu cầu tăng quá nhanh về năng lượng của các quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, sự phát triển và nhu cầu sử dụng Than của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và cả Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Than tiêu thụ. Một loạt các chính sách về an ninh năng lượng quốc gia được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia; Nhu cầu tiêu thụ Than của Trung Quốc được dự báo trong năm 2008 tăng 5,3% so với năm 2007, đạt 2,76 tỷ tấn và nước này có thể nhập siêu 18 triệu tấn. Đến năm 2010, tiêu thụ Than của Trung Quốc sẽ đạt 3,06 tỷ tấn Than. Đặc biệt là trường hợp của Ấn Độ, khi nước này quyết định nhu cầu nhập khẩu Than tăng mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nhất tới ngành Than thế giới, Ấn Độ có kế hoạch đưa vào hoạt động tổng công suất phát điện mới là 40-60 gigawatts, ngoài 60 gigawatts hiện nay, tức là hàng năm Ấn Độ sẽ phải nhập thêm 80 triệu tấn Than mỗi năm. Bên cạnh đấy, Inđônêxia cũng._.ng mại quốc tế, bởi đây là mặt hàng có liên quan đến tài nguyên và an ninh năng lượng của các quốc gia nên nhiều khi nó còn mang cả yếu tố chính trị trong đó; không những thế, hoạt động khai thác Than lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và sự phân bố của các mỏ khoáng sản. Theo dự báo của các tổ chức trên thế giới về thì trường Than những năm tới có nhiều biến động về giá và sản lượng xuất khẩu trên thị trường. Cùng với sự tăng lên của dân số thế giới, nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong các nền kinh tế đều tăng lên đáng kể, theo dự tính của các chuyên gia thì nhu cầu năng lượng nói chung đến năm 2030 tăng lên khoảng 27% so với năm 2007, trong đó Than khoáng sản là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng trong khi nguồn dầu mỏ đang cạn dần. (xem biểu đồ). Với các quốc gia phát triển có mức độ sử dụng Than lâu nay ổn định thì mức tăng lên trong giai đoạn tới là không nhiều nhưng ngược lại, đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thì nhu cầu Than phục vụ cho nền kinh tế là rất lớn, điển hình là Trung Quốc và sau là Ấn Độ. Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tiêu dùng Than khoáng sản của các nước trên thế giới (Nguồn: BP Statiscal Review 2007) Qua kết quả dự báo của các chuyên gia như trên biểu đồ đã cho thấy nhu cầu Than tăng tương đối ổn định trong các giai đoạn nhưng lại với tốc độ cao trong mỗi năm. Trong thời gian từ nay đến năm 2030, tốc độ gia tăng sử dụng Than toàn thế giới tăng lên 2,2%/năm, theo số liệu tuyệt đối thì mức tăng là 70% so với nhu cầu tiêu thụ Than của toàn thế giới năm 2006. Theo dự đoán thì nhu cầu về Than khoáng sản trên thị trường thế giới vẫn tăng nhanh với tốc độ không đổi. Biểu đồ 3.2: Dự báo Thương mại Than khoáng sản thế giới (Nguồn: BP Statiscal Review 2007) 3.3.2. Thách thức Trong quá trình phát triển và tiến hành hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ngành Than Việt Nam gặp không ít thách thức bà khó khăn mà phải vượt qua để đạt được mục tiêu đã đề ra. Có thể nhận thấy các thách thức lớn nhất mà Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian gần đây là: Thứ nhất là thứ tự ưu tiên của Than khoáng sản Việt Nam phải là thị trường trong nước, phục vụ lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, giá bán Than hiện nay của ngành Than cho các hộ tiêu thụ chính trong nước chỉ bằng một nửa giá bán Than xuất khẩu. Để hoàn thành được doanh thu kế hoạch từ hoạt động kinh doanh Than nói chung thì Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam buộc phải đẩy mạnh sản lượng sản xuất và tăng sản lượng xuất khẩu. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu Than với mục đích là bù lỗ cho lượng Than tiêu thụ trong nước, mặt khác thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Than của nền kinh tế ngày càng cao hay xuất khẩu một số chủng loại Than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như trong năm 2005 xuất khẩu 17,1 triệu tấn, trong đó theo tính toán gần 3 triệu tấn Than để bù lỗ cho Than tiêu thụ trong nước; khoảng 11,4 triệu tấn để thu lợi nhuận, đáp ứng 30% tổng vốn đầu tư; số còn lại khoảng 2,7 triệu tấn là các loại Than trong nước chưa có nhu cầu. Một hệ quả không nhỏ là sự xuất hiện của hiện tượng do giá Than trong nước thấp và giá Than xuất khẩu cao nên một khối lượng Than gọi là tiêu thụ trong nước, nhưng trên thực tế đã bị xuất khẩu lậu để ăn chênh lệch giá (tương tự như hiện tượng xuất khẩu lậu xăng dầu qua biên giới phía Tây Nam). Theo ước tính, hàng năm có khoảng 2 triệu tấn Than đã xuất khẩu lậu theo kiểu này.bán Than khoáng sản lậu theo con đường tiểu ngạch không được sự quản lý của ngành Than Việt Nam, những thương nhân buôn bán Than chui đã vì lợi nhuận mà kinh doanh trộm để đem đi bán do sự chênh lệch giá lớn giữa giá thành trong nước và giá thành xuất khẩu. Những hoạt động đó không chỉ làm giảm uy tín, gây khó khăn trong việc quản lý chung trong chiến lược phát triển chung của ngành Than mà có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến việc suy thoái nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia do khai thác quá mức. Thứ hai là việc khai thác Than khoáng sản của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế về công nghệ trong khai thác. Nếu như trong Bể Than Antraxit ở Quảng Ninh với các mỏ Than lộ thiên đang dần được khai thác hết và phần Than trữ lượng còn lại dưới lòng đất còn nhiều nhưng phần lớn lại là các mỏ Than nằm sâu dưới lòng đất, với độ sâu nằm từ -3500 m trở xuống, rất khó khăn trong việc khai thác. Trong việc khai thác dưới mặt đất đã gây rất nhiều khó khăn, bên cạnh đấy công nghệ áp dụng trong giai đoạn khai thác ở Việt Nam lại còn lạc hậu và thô sơ nên rất nguy hiểm cho thợ mỏ. Đối với Bể Than bùn ở đồng bằng Bắc bộ thì một lượng Than lớn lại cũng nằm sâu dưới lòng đất và bể Than này được hình thành nên một diện tích lớn là đất nông nghiệp nên nếu khai thác thì công tác bóc lớp đất rất khó khăn do phải tiến hành bóc một diện tích rất lớn và khó khăn trong việc đào hầm lò… Những khó khăn và thách thức đó xuất phát từ tự nhiên là điều kiện hình thành các mỏ Than nhưng cũng xuất phát từ trình độ công nghệ của ngành Than khoáng sản áp dụng trong quá trình khai thác Than. Thứ ba là vấn đề hàm lượng công nghệ chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm. Sự khó khăn này phản ánh trình độ công nghệ của ngành Than khoáng sản nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Than Việt Nam có các đặc tính tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của đối tác, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta cứ khai thác lên rồi tiến hành xuất khẩu luôn. Ngành Than đang thiếu đi các công nghệ tiên tiến trong việc sàng tuyển và phân loại Than sát với các loại Than xuất khẩu. Việc đầu tư công nghệ cũng đã gặp nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, kỹ sư, công nhân giỏi trong việc đánh giá, sử dụng và vận hành dây chuyền công nghệ. Bên cạnh đó, ngành Than phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở Việt Nam, với mùa mưa kéo dài nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác, vận chuyển và bảo quản Than đạt tiêu chuẩn. Thứ tư là tình trạng cơ sở hạ tầng vùng mỏ và phục vụ hoạt động xuất khẩu còn hạn chế. Xuất phát từ điều kiện phân bố vùng mỏ của Than khoáng sản Việt Nam nên khi tiêu thụ Than trong và ngoài nước đều phải vận chuyển một quảng đường khá xa và phức tạp. Phương tiện giao thông và hệ thống giao thông là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngành Than, nổi bật lên là vấn đề đầu tư cảng biển xuất khẩu. Hiện nay, cảng biển của vùng bể Than Quảng Ninh đã có cảng Cẩm Phả phục vụ hoạt động xuất khẩu Than nhưng cảng này chỉ phục vụ được tàu cỡ nhỏ và vừa nên cước phí chuyển tải cho những chuyến hàng có lượng lớn bị tăng lên, làm giảm doanh thu của ngành. Một số khó khăn và thách thức mà ngành Than phải đối mặt trong quá trình phát triển đó là vấn đề đảm bảo tình trạng môi sinh môi trường vùng mỏ khai thác, tình trạnh sức khỏe và an toàn cho người lao động khi tham gia khai thác trong các hầm lò. Vấn đề cải thiện, nâng cấp và tái tạo lại điều kiện môi trường của vùng mỏ trong và sau khi khai thác là vấn đề nan giải và tốn rất nhiều kinh phí. 3.3.3. Mục tiêu & chiến lược phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam Với mục tiêu đặt ra cho ngành Than trong quá trình phát triển là xây dựng các mỏ Than “xanh, sạch, ít người, sản lượng cao”, trong những năm qua, Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thực hiện các chương trình đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất nhằm đạt được sản lượng cao. Nhiều giải pháp về công nghệ và kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng và sử dụng trong sản xuất như các dự án cơ giới hóa đào lò và khai thác Than ở các mỏ hầm lò; hàng loạt dây chuyền công nghệ tuyển Than được sử dụng tại các cụm mỏ nhỏ đã góp phần nâng cao chất lượng Than tiêu thụm giảm thiểu tỷ lệ Than ứ đọng do chất lượng thấp. Vấn đề môi sinh môi trường vùng mỏ cũng đặc biệt được quan tâm và xử lý bằng cách triển khai nhiều dự án khắc phục suy thoái môi trường, tích cực cùng địa phương chuyển đổi các phương thức vận chuyển, chế biến, tiêu thụ Than theo hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh những phương châm và chiến lược phát triển xuyên suốt của ngành Than là bảo vệ môi sinh – môi trường vùng mỏ, đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ vào sản xuất và chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngành Than cũng xác định những phương hướng phát triển trong ngắn hạn để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư , cơ cấu lao động và lấy Than để hỗ trợ phát triển các ngành khác… Tổng công ty đã lựa chọn: ● Chiến lược phát triển: Xây dựng tổng công ty Than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh dựa trên nền sản xuất Than. Bên cạnh đó là tăng cường phát triển, củng cố ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành Than từ trước khi thành lập Tổng công ty Than, phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành Than như các nhà máy nhiệt điện, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề giải quyết được nhiều lao động nữ (may mặc, giày da hay dịch vụ…). Trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng thế mạnh của địa phương, phát huy năng lực quản lý, sử dụng lao động và tận dụng tối đa cơ sở vật chất, công nghệ. ● Phương châm phát triển: ngành Than Việt Nam đã xác định phương châm phát triển là “Cùng phát triển với bạn hàng” mà trước hết là hợp tác cùng các tổng công ty, công ty trong nước, giúp đỡ nhau, phân chia thị trường và định giá phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tổng công ty Than Việt Nam cũng tạo điều kiện để các công ty nước ngoài nghiên cứu và sử dụng sản phẩm Than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế. ● Mục tiêu chiến lược đề ra trong tương lai là tiêu thụ được 35-40 triệu tấn Than thương phẩm mỗi năm. 3.4. Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam Thứ nhất là Nhà nước cho phép nâng giá bán Than trong nước lên để giảm sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán xuất khẩu và giá bán trong nước, đồng thời tăng thuế xuất khẩu Để khắc phục những khó khăn của ngành và đạt được những mục tiêu đã đề ra, Nhà nước nên cho phép ngành Than khoáng sản Việt Nam tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ trong nước, có thể quá trình tăng lên đó là một quá trình từng bước bởi vì các ngành sử dụng Than trong nền kinh tế lại cũng là các ngành công nghiệp quan trọng như: điện, hóa chất – phân bón hay xi măng… Đồng thời là việc tăng thuế xuất khẩu Than, với 2 biện pháp đó sẽ hạn chế được hiện tượng xuất khẩu Than ồ ạt ra thị trường quốc tế như hiện nay, mặt khác lại tăng được lượng Than phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước. Từ nay đến năm 2010, tức là trong vòng 2 năm tới, giá Than trong nước tăng lên bằng giá FOB xuất khẩu và cho đến năm 2020 thì bằng giá CIF xuất khẩu thì sản lượng Than khai thác sẽ được giành tối đa cho các nhu cầu trong nước, chỉ xuất khẩu những lượng Than thừa hoặc chưa có nhu cầu sử dụng đến và ngành Than khoáng sản Việt Nam cũng thu được lợi nhuận đúng bằng mục tiêu đề ra. Như thế, ngành Than không những tự cân đối, tự chủ được tài chính mà còn tích lũy để để đầu tư phát triển các ngành nghề khác theo phương châm “đi lên từ Than, phát triển trên nền Than”. Qua phân tích kết quả tính toán các phương án khác nhau cho thấy, biện pháp hợp tình, hợp lý nhất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất để hạn chế/giảm thiểu xuất khẩu Than phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa là thực hiện lộ trình thị trường hóa giá Than trong nước. Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện cho ngành Than phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu Than ngày càng tăng cao của nền kinh tế; khắc phục các bất cập hiện nay do giá Than thấp gây ra; đồng thời cũng là một công cụ để buộc các ngành sử dụng Than phải có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn đối với nguồn “vàng đen”, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để vững vàng trong quá trình hội nhập. Thứ hai là: Nhà nước sớm ban hành Quyết định hạn chế xuất khẩu và tiến tới chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản từ nay đến năm 2015. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ồ ạt đã gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động này không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển chung của cả nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đền an ninh năng lượng hiện nay đang là vấn đề nổi cộm khi mà giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng cao, than là một trong những nguồn năng lượng thương mại được ưu tiên và thay thế hữu hiệu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt… Nếu như tốc độ khai thác hiện nay thì không lâu nữa Việt Nam sẽ phải tiến hành nhập khẩu Than khoáng sản để phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết tích trữ tài nguyên quý giá của đất nước, để khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng Than khoáng sản tăng cao thì không bị khủng hoảng về an ninh năng lượng mà ở đây là khủng hoảng về nguồn cung Than khoáng sản. Chính phủ Việt Nam sớm hạn chế xuất khẩu Than khoáng sản bằng cách chỉ chấp nhận cho xuất khẩu những sản phẩm Than đã qua chế biến, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao; đây cũng chính là bài học của Indonexia, khi mà quốc đảo tiến hành hạn mức xuất khẩu trong năm 2009 nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Nếu như tình trạng khai thác và kinh doanh như hiện nay thì khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp cơ bản vào năm 2020 thì sẽ không đủ Than khoáng sản phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên từ nay đến năm 2015, Việt Nam cần có quyết định chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vào khoảng năm 2015. Thứ ba là: Đổi mới công tác quản lý trong ngành Than, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Than khoáng sản và tổ chức hoạt động xuất khẩu. ● Trong công tác tổ chức quản lý ngành Than khoáng sản Việt Nam Công tác đổi mới trong hoạt động quản lý ngành Than theo hướng nhanh nhạy và bắt kịp với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội cũng chính là công tác đào tạo và phát huy nhân tố con người. Mọi biện pháp thúc đẩy kinh doanh rốt cuộc vẫn chỉ xoay quanh yếu tố con người mà thôi. Do vậy nghệ thuật sử dụng con người chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất để ngành Than mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Tập đoàn Than khoáng sản cần phải sử dụng hết tài năng của các cán bộ, nhân viên, đó là một nguồn vốn, tài sản quý giá của ngành. Vì vậy, ngành cần đầu tư và bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận, đào tạo chính quy đội ngũ có năng lực quản lý, kiên định với định hướng và kế hoạch phát triển. Đây chính là đầu tư để bồi dưỡng vun đắp cho lợi thế lâu dài của Than Việt Nam. Để có thể kinh doanh và làm ăn có hiệu quả trên thị trường nước ngoài thì ngành Than Việt Nam phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, có đầu óc tư duy tốt và linh hoạt, tinh thông ngoại ngữ…Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng được các yêu cầu đó thì việc đào tạo và đào tạo mới cán bộ công nhân viên trong thời gian tới phải tiến hành theo một số định hướng như: (1) Khuyến khích cán bộ theo học các khoá học dài hạn như học tại chức đại học văn bằng II khối kinh tế về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhóm các ngành làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh XNK. (2) Mở trung tâm đào tạo ngắn hạn về kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao trinh độ ngoại ngữ cho lực lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu. (3) Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế. Cùng với việc đào tạo và đào tạo lại chế độ khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên. Tập đoàn nên có chế độ ưu đãi đối với những người đã có cống hiến lâu năm nhưng đặc biệt quan tâm đến lực lượng cán bộ, nhân viên trẻ. Vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối với lực lượng kinh doanh, có hay không có hiệu quả của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. ● Trong công tác nghiên cứu thị trường Ngành Than Việt Nam cần nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật vận động của thị trường Than khoáng sản thế giới một cách có hiệu quả và công tác đẩy mạnh nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động Than khoáng sản, nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia. Hoạt động này giúp ngành Than Việt Nam nói chung nắm bắt được các nhu cầu và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, lượng tiêu thụ của mỗi thị trường riêng biệt. Nhờ năm rõ được các yếu tố về cung cầu trên thị trường, từ đó có chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp, nhằm tránh các tình trạng lượng Than sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc có hiện tượng dư cung. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong ngành Than là một việc làm thường xuyên nhằm xuất khẩu Than khoáng sản có hiệu quả. Muốn vậy, ngành Than Việt Nam phải nắm bắt, thu thập xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu, các hội nghị thương mại quốc tế và tăng cường gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với khách hàng. Bám sát diễn biến tình hình thị trường và khách hàng để có những phương án sản xuất và xuất khẩu hiệu quả đối với từng thị trường và bạn hàng riêng biệt. Việc nghiên cứu tiếp cận thị trường phải đáp ứng các thông tin về: - Chính sách xuất khẩu về tình hình cạnh tranh trên thị trường. - Luật pháp của các quốc gia có quan hệ buôn bán - Hệ thống tài chính tiền tệ và tình hình tài chính các khách hàng. - Giá cả, quy luật biến động giá cả, các nhân tố ảnh hưởng tới giá trong thời gian tới. - Các thông tin về điều kiện phương tiện vận chuyển, bảo hiểm, thuế quan. Trên cơ sở các thông tin đó Than Việt Nam tiến hành lựa chọn thị trường để kinh doanh. ● Trong công tác hoạt động kinh doanh xuất khẩu Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao giá trị hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Sau khi ký các hợp đồng xuất khẩu Than, Tập đoàn Than phải nhanh chóng triển khai và thực hiện ngay những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Than Việt Nam phải chủ động kết hợp với các đơn vị vận tải để giao Than đúng thời gian qui định. Than Việt Nam phải xác định phương hướng và đề ra mục tiêu đúng đắn, chương trình hành động trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó cần chú trọng những vấn đề sau đây: (1) Luôn luôn phải cho rằng thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong khâu lưu thông. Phải biết tận dụng triệt để tiềm năng của thị trường bất kỳ đó là thị trường có kim ngạch lớn hay nhỏ. Phải luôn đề cao vai trò của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Biết tận dụng mọi khả năng của để phục vụ tốt khách hàng nước ngoài, không nên coi nhẹ một thị trường nào. (2) Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin kinh tế trong và ngoài nước về diễn biến thị trường và giá cả để tranh thủ thời cơ thuận lợi kinh doanh có hiệu quả và tránh rủi ro. Thứ tư là: Đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho điều kiện kinh doanh của ngành Than khoáng sản. Xuất phát từ những tồn tại và yếu kém của cơ sở hạ tầng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cũng như tiến hành kinh doanh Than trong những năm qua. Phương tiện giao thông vận chuyển, cầu cảng và bến bãi là những yếu tố mà ngành Than Việt Nam cần phải quan tâm và đầu tư đúng hướng. Các mỏ Than của Việt Nam được phân bố phần lớn tại khu vực giao thông khó khăn nên hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển đất đá và sản phẩm đi tiêu thụ phải được xây dựng hợp lý và thuận tiện. Hiện nay, các cảng nước phục vụ tàu cập cảng nhận Than còn quy mô nhỏ, chỉ tiếp nhận được các tàu có trọng tải trung bình và nhỏ nên các hợp đồng lớn phải chuyển tải. Trong thời gian tới, ngành Than nên đầu tư xây dựng các bãi tập kết, kho bãi chứa Than sản phẩm tiêu thụ và chờ tiêu thụ, tránh tình trạng giao hàng chậm và dồn dập trong việc thực hiện hợp đồng do thiếu bến bãi nên giao hàng phải tập trung trong một thời gian ngắn. Thứ năm là: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hàm lượng công nghệ chế biến trong sản phẩm Than khoáng sản xuất khẩu. ● Đảm bảo chất lượng hàng hóa Để làm được điều này một mặt Tập đoàn phải đôn đốc các đơn vị sản xuất đặc biệt quan tâm chú ý đến chất lượng Than giao cho tàu xuất khẩu. Mặt khác cùng với sự chỉ đạo của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, các đơn vị thành viên cử cán bộ điều hành trực tiếp đo lường giám sát việc rót Than lên tàu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng Than giao cho khách hàng, kiên quyết không đưa Than kém phẩm chất có lẫn tạp chất lên tàu. Kiểm tra chất lượng hàng hoá là một nguyên tắc không thể thiếu được. Việc kiểm tra chất lượng dựa theo các chỉ tiêu chất lượng sau: - Chỉ tiêu về độ ẩm của Than: đó là lượng nước chứa trong Than, độ ẩm càng thấp thì Than càng tốt. - Chỉ tiêu về độ tro: tro là phần không cháy ở trong Than, nó là chất vô cơ trong Than do quá trình hình thành, quá thình khai thác, vận chuyển gây nên. Độ tro trong Than càng ít càng tốt. - Chỉ tiêu về nhiệt lượng của Than: đó là nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng Than. Khi kiểm tra về chất lượng Than đòi hỏi người kiểm tra lô hàng đó phải kiểm tra xem lô hàng đó có đúng chỉ tiêu về độ tro, độ ẩm và nhiệt lượng như trong hợp đồng đã ký kết hay không. Viêc kiểm tra chất lượng giám định được kiểm tra thường xuyên tại Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, một mặt kiểm tra chất lượng hàng xuất để từ đó có những kinh nghiệm điều chỉnh chất lượng của mình và loại trừ những sản phẩm không đạt chất lượng. Còn hầu hết các khách hàng nước ngoài khi mua Than đều yêu cầu Than phải được giám định qua các Công ty giám định trung gian độc lập để có kết quả khách quan. Từ trước đến nay Than Antraxit được khách sử dụng Vinacontrol, Quacontrol để làm nhiệm vụ này. Khi xem xét việc làm cho sản phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài cần phân biệt hai loại tiêu chuẩn. Một loại là tiêu chuẩn quốc tế đã được tất cả các nước thừa nhận như một chuẩn mực quốc tế. Một loại tiêu chuẩn khác là tiêu chuẩn riêng của một thị trường khác biệt với các thông lệ quốc tế và đã hình thành theo truyền thống song vì nó là những thị trường quan trọng thuộc các nước công nghiệp phát triển nên cũng phải được thoả mãn. Điều này rất có ý nghĩa đối với các sản phẩm của các nước đang phát triển mà ở đây là Than. Về mặt này có thể nói ngành Than Việt Nam chưa thể đáp ứng được tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, Bỉ do vậy mà trong các năm qua Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam vẫn chưa tăng được kim ngạch tại các thị trường này, mặc dù nhu cầu ở đây rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, những cố gắng theo kịp sự phát triển của tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường trọng điểm là cơ hội để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường ấy. ● Nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm Từ nay đến năm 2015, ngành Than cần chuyển dịch cơ cấu Than khoáng sản xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và tinh. Hàng xuất khẩu được chế biến có tác dụng giảm bớt tốc độ khai thác tài nguyên khoáng sản của quốc gia, tiết kiệm nhiên liệu cho đất nước. Mặt khác, Than khoáng sản qua chế biến sẽ thu được lượng ngoại tệ lớn hơn do sự phân loại trong cơ cấu sản phẩm sát với các tiêu chuẩn đặt ra. Vấn đề nâng cao hàm lượng công nghệ sản phẩm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị doanh thu, uy tín và giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam. Để thực hiện quá trình đó, ngành Than Việt Nam phải đầu tư một cách đúng hướng và có hiệu quả, phải áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm giảm sự lãng phí ngay trong những công đoạn đầu tiên cho ra sản phẩm là khai thác. Trong giai đoạn khai thác, ngành Than cần đầu tư áp dụng các băng chuyền có hiệu suất làm việc phù hợp với các mỏ khai thác, bên cạnh đó cần thay cọc chống trong hầm lò lâu nay bằng gỗ dần chuyển sang các cọc chống thủy lực, không những an toàn cho thợ mỏ mà nó còn có tác dụng giảm tạp chất là mùn gỗ trong Than khai thác ra. Mặt khác, công nghệ khai thác cũng được đổi mới cho các công nghệ cũ hiện nay đang áp dụng đã lạc hậu gây lãng phí và sản phẩm khai thác không đều. Trong công đoạn sàng tuyển và phân loại Than là giai đoạn quan trọng nhất quyết định hàm lượng công nghệ hàm chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm. Trước tiên là quá trình nghiên cứu và phân loại Than và sau đấy là quá trình tuyển chọn Than phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế và Việt Nam quy định đối với Than khoáng sản xuất khẩu. KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay đã đưa ra cái nhìn tổng quan về Than khoáng sản cùng sự phát triển của ngành Than khoáng sản của Việt Nam từ khi được hình thành và phát triển cho tới nay; phân tích và đánh giá được hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong thời gian qua; cùng với những kinh nghiệm quốc tế cũng như triển vọng và mục tiêu đặt ra trong hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản để đề xuất những nhóm giải pháp phù hợp với sự phát triển của ngành Than khoáng sản trong tổng thể nền kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Xác định được tính tất yếu, mục đích nghiên cứu cũng như nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình đi sâu nghiên cứu đề tài, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của ngành Than khoáng sản trong nền kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và đặt sự phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam trong sự phát triển chung của các thành phần kinh tế khác cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động của ngành. Bên cạnh sự phát triển của ngành Than khoáng sản trong mối quan hệ tổng hòa của nền kinh tế Việt Nam thì đề tài đã dựa vào số liệu báo cáo của ngành Than khoáng sản trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay để nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong thời gian qua. Thông qua việc đánh giá tầm quan trọng của ngành Than trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại và nguyên nhân cùng khắc phục để tìm giải pháp hữu hiệu phát triển ngành Than khoáng sản. Cùng với việc phân tích những tác động của yếu tố quốc tế; xu hướng tiêu thụ trên thị trường và những thách thức triển vọng đặt ra cho ngành Than khoáng sản trong hiện tại và tương lai; cùng với việc phát huy những thế mạnh, ưu điểm và hạn chế, khắc phục những khó khăn, tồn tại đặt ra cho ngành Than khoáng sản; tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp mang tính vi mô và vĩ mô đối với Nhà nước và ngành Than khoáng sản nhằm mục đích phát triển và kinh doanh hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu than khoáng sản trong sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Chúng ta nhận thấy rằng, ngành Than khoáng sản Việt Nam đang phát triển, có đầy đủ khả năng đáp ứng các mục tiêu của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ Than cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, xuất khẩu hiệu quả và xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài nghiên cứu: Energy Vietnam – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003 Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam từ năm 2003 – Quý 1/2008 Bàn về giải pháp hạn chế xuất khẩu than - PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam - 2006 “Chuyển hóa và sử dụng Than” - TS Trần Kim Tiến, TS Võ Thị Thu Hà. 1/2008 “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010” Bộ Thương mại 3/2006 Giáo trình Kinh tế quốc tế - GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội Giới thiệu ngành Than – Tài liệu thuộc Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam 2007 “Tăng giá than để giảm xuất khẩu than” - TS. Hoàng Quốc Đô, Nguyễn Chân - 2007 Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ Tạp chí Than khoáng sản Việt Nam 2007, 2008 “World market for hard coal 2007” Dr Wolfgang Ritschel, Dr Hans-wilhelm Schiffer, October 2007 “Sale & Trading coal” “Asian Development Outlook 2008” Các website liên quan: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN KHÓA LUẬN MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới 31 Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng Than trên thế giới tính đến năm 2007 32 Biểu đồ 2.3: Xu hướng kinh doanh Than khoáng sản quốc tế năm 2006 35 Biểu đồ 2.4: Sản lượng khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 - 2007 53 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tiêu thụ Than trong nước và xuất khẩu 55 Biểu đồ 2.6: Sản lượng Than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc 60 Biểu đồ 2.7: Thị phần Than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản 62 Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tiêu dùng Than khoáng sản của các nước trên thế giới 79 Biểu đồ 3.2: Dự báo Thương mại Than khoáng sản thế giới 80 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 6 Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 1988 6 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 7 Việt Nam trong giai đoạn những năm 1989 – 1994 7 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 12 Bảng 1.4: Nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong nước trong quý 1/2008 16 Bảng 1.5: Giá trị kinh tế của hoạt động kinh doanh Than khoáng sản 17 Bảng 1.6: Thu nhập BQ của công nhân ngành Than khoáng sản 18 Bảng 1.7: Mối quan hệ tương quan Năng lượng – Kinh tế của Việt Nam 22 Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới – 2007 37 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam 48 Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than trong giai đoạn 1995 – 2000 50 Bảng 2.4: Sản lượng khai thác và xuất khẩu Than khoáng sản 51 Bảng 2.5: Tốc độ gia tăng tương đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam 54 Bảng 2.6: Một số kết quả sản xuất và kinh doanh Than – Quý 1/2008 56 Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam – 2006 58 Bảng 2.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam 59 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10400.doc
Tài liệu liên quan