Lời mở đầu
Phát triển thương mại quốc tế (TMQT) đã trở thành một xu thế mang tính tất yếu khách quan của lịch sử và ngày nay nó được xem như là điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế của toàn thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng . Hoạt động xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân khi tham gia TMQT. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho TMQT phát triển, đảm bảo sự
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty mỹ thuật Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai tác được tiềm năng và thế mạnh của nước ta trên cơ sở phân công lao động sâu sắc hơn và chuyên môn hoá quốc tế ngày càng cao hơn. Chính thương mại quốc tế đã tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, giúp nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhìn lại những năm cuối cùng của thế kỷ 20 ta thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu nôỉ bật, trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu. Có được kết quả này là nhờ có sự đổi mới về chính sách, về chế độ quản lý, đa dạng hoá đa phương hoá các hoạt động ngoại thương.
Hiện nay ở Việt Nam có trên 10 mặt hàng phát triển chủ lực, đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước(80%). Mỗi mặt hàng có đặc tính, điều kiện sản xuất khác nhau.Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là sản phẩm của những ngành nhề thủ công truyền thống mang nét vâưn hoá dân tộc, văn hoá phương Đông, những dấu ấn lịch sử nhất định, nên không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là nhưngx văn hó phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của các dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng trong ở nước, vừa có nhu cầu ngày càng cao trên thị trường thế giới theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới.
Để nối nghiệp cha ông để lại, các thế hệ đã không ngừng phát huy học hỏi để phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc.Quan tâm và có chính sách thoả đáng đảy mạnh xuất khẩu , làm sống động các ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản vă hoá quý giá của dân tộc ta. Phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được xen như là một bước đi đứng đắn mà chính phủ Việt Nam đã lựa chọn. Một mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường thế giới liên tục tăng trong các năm tới, nhưng mặt khác nó sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, giải quyết đáng kể việc làm cho người lao động.
Những năm qua, Việt Nam dẫ đạt được những kết quả khả quan về sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này làm cho kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng đang còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Chúng ta cần có những chính sách, biện pháp phù hợp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta đạt kết quả cao hơn nữa, tận dụng tốt lợi thế so sánh của đất nước.
Chương 1:
Những vấn đề chung về thương mại quốc tế
1.1.Thương maị quốc tế - ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Sự ra đời và khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa . Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người sản xuất và người kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia .Thương mại Quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động Quốc tế , phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay , Thương mại Quốc tế không phải đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy phải coi trọng Thương mại Quốc tế là một tiền đề , một nhân tố cho sự phát triển kinh tế trong nước, là cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá Quốc tế .
Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao.
Thương mại Quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu hướng phát triển và quan hệ kinh tế Quốc tế . Mặt khác , phảI tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội . Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động Quốc tế để có đối sách thích hợp .Vì vậy, để phát triển Thương mại quốc tế có hiểu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.
Thương mạI quốc tế mang tính chất sống còn vì lý do rất cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước . Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thưch hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán.
Một lý do nữa dẫn đến sự xuất hiện của thương mại quốc tế đó là so có sự khác nhau về sở thích , mức cầu , điều này đã làm cho thương mại quốc tế có thể diễn ra ngay cả với những nước có hiểu quả kinh tế giống hệt nhau . Cũng chính nhờ đặc điểm này, hoạt động ngoại thương hay quan hệ kinh tế quốc tế đã luôn diễn ra một cách thường xuyên và ngày càng phát triển giữa các quốc gia .
1.1.2.Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế . Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng , nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác .
Xuất khẩu có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia . Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được , cải thiên cán cân thanh toán , tăng thu trong ngân sách , kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân.
Đối với nước ta , nền kinh tế chậm phát triển , cơ sở vật chất lạc hậu , không đồng bộ, dấn số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng . Đảng và nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển quan hệ đối ngoại, đặc biệt hướng mạnh vào sản xuất xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.
Như vậy đối với mọi quốc gia cũng như nước ta , xuất khẩu thực sự có vai trò quan trọng thể hiện ở chỗ :
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta . Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước , trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài , nhằm trang bị cho nền sản xuất . Nguồn vốn để nhập khẩu thường là : đi vay , viện trợ , đầu tư từ nước ngoài vào và xuất khẩu . Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoàI thì có hạn , hơn nữa thưòng phụ thuộc vào nước ngoài . Vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu .Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu cũng gia tăng theo . Ngược lại , nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân.
* Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ , đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển cuả kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để tổ chức sản xuất . Điều đó có tác dụng tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển . Sự tác động này thể hiện:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi . chẳng hạn khi phát triển nghành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như : bông đay , thuốc phiện . Sự phát triển chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo ,dầu thực vật, cà phê…) có thể kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó.
- Xuất khẩu tao khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ , góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
* Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường mà ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Sự tồn taị và phát triển của hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đố phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn đổi mới, tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng. Mặt khác xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao ty nghề cho người lao động.
* Xuất khẩu có tác động tới việc giải quyết công ăn việc làm và cảI thiện đời sống nhân dân
Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, có thu nhập cao, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo nguồn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho quá trình liên kết kinh tế, xã hội nước ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, góp phần vào sự ổn định kinh tế và chính tri của đất nước.
Đối với nước ta hướng mạnh về xuất khẩu là trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ýnghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Cho đến nay, tuy chưa lâu và cũng chưa nhiều, song chúng ta cũng thấy được những kết qủa đáng mừng từ chính sách mở cửa nền kinh tế, trọng tâm là xuất khẩu. Nước ta đã từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất bằng những công nghệ, khoa học tiên tiến.Tin tưởng rằng với những hướng đi đúng đấn, với những ưu thế của mình và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
1.1.3.Các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
1.1.3.1.Các hình thức của xuất nhập khẩu.
a)Hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp.
Trong thương mại quốc tế đây là hình thức được áp dụng nhiều nhất. Theo hình thức này , người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc, thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với các lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán. Hoạt động theo phương thức này chi khác với hoạt động nội thương ở chỗ bên mua và bên bán co quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ và hàng hoá được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Trong khi giao dịch người ta làm một loạt các công việc như nghiên cứu tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá. Cuối cùng là hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc trao đổi bằng thư từ, điện tín.
Về nguyên tắc, xuất nhập khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật sau: giảm bớt chi phí trung gian do đố tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên ta có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết.Hoạt động xuất nhập khẩu theo phương pháp trực tiếp chỉ có hai bên mua bán quan hệ trực tiếp với nhau mà không có bên thứ ba. Do vậy, các công việc được tiến hành tương đối đơn giản và nhanh chóng.
b)Xuất nhập khẩu uỷ thác
Trong hình thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu (gọi là bên uỷ thác) giao cho đơn vị xuất nhập khẩu (gọi là bên nhận uỷ thác) tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên nhận uỷ thác. Về bản chất pháp lý, bên nhận uỷ thác được nhận phí uỷ thác, thực chất là tiến hành thù lao trả cho đại lý.
c)Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tuơng đương. Vì nhữnh đặc đIúm đó cho nên người ta gọi đây là phưong thức xuất nhập khẩu liên kết hoặc phương thức đổi hàng
Trong loại hình xuất nhập khẩu này, hàng hoá hai bên phải được cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng… có nghĩa là:
- Cân bằng về mặt giao hàng: mặt hàng quý hiếm phải đổi lấy mặt hàng quý hiếm còn hàng tồn kho đổi lấy hàng tồn kho.
- Cân bằng về giá cả: so với giá quốc tế, nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất kho đối phương phải tính giá cao tương ứng và ngược lại.
- Cân bằng về mặt giá trị hàng giao cho nhau: do khong có sự di chuyển tiền tệ, hai bên thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ giao cho nhau phải tương đối cân bằng nhau.
- Cân bằng về đIều kiện giao hàng: tức là khi xuất khẩu với đIều kiện giao hàng nào thì khi nhập khẩu cũng phải tuân theo điều kiện giao hàng đó. Ví dụ: nếu xuất khẩu với điều kiện CIF thì khi nhập khẩu cũng phải là đIều kiện CIF.
Buôn bán đối lưu có hai nghiệp vụ chủ yếu nhất đó là hàng đổi hàng và bù trừ.
+Với nghiệp vụ hàng đổi hàng: hai bên trực tiếp trao đổi với nhau những hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng gần như diễn ra đồng thời. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điện, đồng tiền không được dùng để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia, nhưng với nghiệp vụ đổi hàng hiện đại, người ta có thể thanh toán một phần tiền hàng và hơn nữa lại có thể thu hút tới ba đến bốn bên tham gia.
+Với nghiệp vụ bù trừ: hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sởquan hệ giá trị hàng hoá giao. Đến cuối kỳ hạn, hai bên so sổ sách, đối chiếu trị giá hàng giao với trị giá hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng mà còn số dư, thì số tiền dư đó được dự lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.Nghiệp vụ này là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán đối lưu. Hợp đồng cho hình thức bù trừ thường được ký kết cho thời gian dài(từ 10 đến 20 năm).
Ngoài ra, trong buôn bán đối lưu còn có một số nghiệp vụ như nghiệp vụ mua đối lưu, nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ hoặc giao dịch bồi hoàn. Những nghĩa vụ này được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và nó đảm bảo được tính linh hoạt của hàng hoá trong thương mại quốc tế.
d)Hình thức tạm nhập tái xuất
Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất,nhưng các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoaì những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước đó là nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Tái xuất có thể thực hiện bằng hai phương thức sau:
+ Tái xuất theo đúng nghĩa: Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của tiền. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
+ Chuyển khẩu: Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu(không qua nước tái xuất). Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Về hợp đồng tái xuất: Doanh nghiệp kinh doanh táI xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. Hai hợp đồng này về cơ bản không khác những hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường song chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hoá, bao bì, ký mã hiệu, nhiều khi cả về thời hạn giao hàng và các chứng từ hàng hóa.Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Về thanh toán: Phương thức dùng khá phổ biến là thư tín dụng giáp lưng(back to back of credit). Bên tái xuất thường cố dàn xếp để chậm trả tiền hàng nhập khẩu và nhanh chóng thu tiền hàng xuất. Nhờ những biện pháp đó, người tái xuất thu được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng thời gian chênh lệch .
Như vậy, kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhảy bén về tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặy chẽ trong các hợp đồng mua bán.
e)Mua đứt bán đoạn
Trong đó đơn vị cumg cấp hàng xuất khâủ giao hàng và quyền sở hữu cho người nhập khẩu và được nhận tiền hàng.
f)Hàng đổi hàng
Trong đó đơn vị ngoại thương gioa nhận một loạI hàng hoá thường là phân bón, thuốc trừ sâu,máy nông nghiệp hay tư liệu tiêu dùng để đổi lấy hàng hoá phù hợp với yêu cầu xuất khẩu.
1.1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
Bên cạnh việc nghiên cứu nội dung, kiến thức, nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, đẻ có được thành công trong việc kinh doanh với nước ngoài, đòi hỏi các đơn vị kinh danh xuất nhập khẩu cần phảI quan tâm nghiên cứu tới một số vấn đè khác có liên quan như các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
a)Tác động do chính sách của chính phủ
Có thể khẳng định, không một nền kinh tế nào trên thế giới hiện nay phát triển hoàn toàn thuần tuý theo quy luật của thị trường. Mọi chính phủ đều có những tác động nhất định vào sự phát triển kinh tế, nhằm hướng nó theo mục tiêu của mình.Sự phát triển trong knh doanh xuất nhập khẩu cũng chỉ là một trong những đường lối của chính phủ. Bởi vì , với chính sách bế quan toả cảng, một nền kinh tế tự cung tự cấp không thể là một nền kinh tế phát triển.
Chính sách ngoại thương ở mỗi nước đều khác nhau, tuy nhiên mục đích của chúng lại tương đối thống nhất đó là đều phục vụ cho lợi ích quốc gia. ậ mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau, khi tình hình kinh tế – chính trị thay đổi, chính phủ lạI có những biện pháp, chính sách, đường lối khác nhau để đIều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp với lợi ích chung của đất nước. Chính sách ngoại thương thường tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào phân công lao động quốc tế, mở mang hoạt động xuất khẩu và bảo vệ thị trường trong nước, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – chính trị và xã hội.Tuy nhiên cũng có trường hợp vì mục đích kinh tế vĩ mô có thể có những chính sách không thuận lợi cho một số doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần quan tâm để có thể khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi do chính sách của nhà nước tạo ra.
ở Việt Nam trong thời kỳ nao cấp xuất nhập khẩu làm theo chỉ định, theo nghị định thư đã ký kết, số doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp không đều. Đến nay, trong nền kinh tế thị trường, số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp đã là con số đáng kể, làm cho các loại mặt hàng xuất nhập khẩu cũng trở nên phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý, chất lượng được nâg cao, chi phí giảm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.
b)ảnh hưởng của yếu tố thời vụ
Các loại hàng hoá như hàng tiêu dùng thường mang tính thời vụ mặc dù chúng có những đặc điểm, đặc tính khác nhau.(Đặc biệt đối với Việt Nam,sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp nên bị ảnh hưởng nhiều).Tính thời vụ tác động đến việc xuất khẩu như: vào mỗi vụ mùa, mỗi vụ thu hoạch hàng nông sản (gao, đậu tương, cà phê…) lúc đó mới có sản phẩm để xuất khẩu. Hay như đối với nhập khẩu,các doanh nghiệp thường nhập quạt vào đầu mùa hè, nhập phân bón kịp thời chuẩn bị cho vụ lúa…
Tính thời vụ làm thay đổi hàng hoá, nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm rất lớn. Việc nghiên cứu để xác định kế hoạch nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
c)ảnh hưởng của yếu tố công nghệ
Chiến lược nhập máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ là chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, ngày càng có nhiều phát minh, cải tiến mới đã làm cho xã hội loài người thay đổi một cách nhanh chóng.Một doanh nghiệp phải ý thức được điều này để tránh việc nhập khẩu máy móc thiết bị lạc hậu,gây lãng phí ngoại tệ của doanh nghiệp cũng như của nhà nước.
Đối với hàng xuất khẩu, ngoài những mặt hàng sản xuất từ dây chuyền công nghệ nhập khẩu, còn có một số mặt hàng thủ công đòi hỏi sự tinh hoa, khéo léo của người thợ trong nghệ thuật truyền thống, yếu tố công nghệ ở đây chính là sự chú trọng và sự phát triển tài năng, kinh nghiệm trong công việc, không chạy theo số lượng sản phẩm mà phải đặc biệt chú ý đến yếu tố kỹ thuật ngày càng nâng cao trong mỗi sản phẩm xuất khẩu tạo uy tín trên thị trường quốc tế.
d)ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải.
Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động giữa các doanh nghiệp có sự cách biệt về không gian, đây là đặc điêm nổi bật của hoạt động này. Vì vậy, nói đến kinh doanh xuất nhập khẩu không thể không nói đến giao thông vận tải và liên lạc. Một sự phát triển của vận tải đường biển, đường hàng không hay đường sắt… cũng sẽ góp phần vào việc đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung ứng hàng hoá đầy đủ và chính xác. Đó chính là cơ sở, niềm tin và uy tín của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong thời đại thông tin, kỹ thuật truyền thông phát triển vượt bậc như máy Fax, điện thoại di động, internet…v.v đã giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được các thông tin thị trường, giảm hàng loạt các chi phí trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn và hiểu quả.
e)ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng.
Hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay phát triển hết sức lớn mạnh, có thể can thiệp hoặc phục vụ tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thông qua vai trò quản lý, cung cấp vốn, dịch vụ thanh toán và các loại dịch vụ khác một cách thuận tiện, chính xác cho các doanh nghiệp.Trong nhiều trường hợp nhờ có quan hệ tốt, có uy tín với ngân hàng, doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh, được trả chậm, được vay số tiền lớn… đã chớp được thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh.
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thì hệ thống tài chính ngân hàng càng trở nên quan trọng bởi vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà xuất nhập khẩu, do đó cần phải hết sức quan tâm chú ý cả về những định chế cũng như diễn biến hoạt động của tổ chức này.
f)Các nhân tố thuộc về môi trường
Đó chính là sự biến động kinh doanh tong và ngoài nước cùng với môi trường văn hoá, chính trị và xã hội hay sự thay đổi về thị hiếu, tập quán tiêu dùng… hoặc những sự kiện như Việt Nam gia nhập APEC, ASEAN và tham gia AFTA, ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ… sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong làm ăn, mở ra cho Việt Nam nhiều đối tác, thị trường và cơ hội kinh doanh mới nhất về hoạt động ngoại thương.
Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng chính, ngoài ra còn có các yếu tố khác như ảnh hưởng của ngôn ngữ, điều kiện giao hàng, điều kiện khí hậu thời tiết… mà các doanh nghiệp cần chú ý quan tâm để nó có thể tạo ra được những thuận lợi, hạn chế những khó khăn khách quan cũng như chủ quan, tìm ra cho mình những mục tiêu và hướng đi phù hợp.
1.2.Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
1.2.1.Những nội dung cơ bản của chính sách xuất nhập khẩu hiện nay
Trong điều kiên quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các nước phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào quá trình liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế. Do đó một chính sách đóng cửa là không thích hợp và không thể tồn tại. Trước tình hình đó năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và phát triển theo cơ chế mới.
Trong những năm qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại đã thu được những thành công bước đầu và có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, sự phát triển và những thành công đó còn chưa cân xứng với tiềm năng, thế mạnh của một quốc gia có vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có những chủ trương chính sách ưư đãi, coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu và cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra nhân tố kích thích, cơ sở hiện thực cho các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Khẳng định điều này, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ sáu đã nhấn mạnh “Nhiệm vụ ổn định, phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào việc mở rộng và nâng cao hiểu quả kinh tế đối ngoại” và trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội lần thứ VIII lại một lần nữa nhấn mạnh “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển ” và “Đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sản xuất những mặt hàng có hiểu quả… là một nhiệm vụ chiến lược quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
Như vậy, việc khuyến khích xuất nhập khẩu là một trong những ưu tiên để phát triển kinh tế trong nước. Bởi vì xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng có nhiều tiềm năng và mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Trên đây là những quan điểm mang tính lý thuyết, còn thực tế những ưu tiên, khuyến khích đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được thông qua những hoạt động hết sức tích cực, như việc chính phủ (cụ thể là Thủ tướng chính phủ và các Bộ trưởng các bộ có liên quan) trong những năm gần đây thường xuyên có những buổi trực tiếp làm việc với các nhà doanh nghiệp, đẻ lắng nghe các doanh nghiệp giải bày những khó khăn, vướng mắc và những đề xuất, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời để khắc phục nhằm tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà doanh nghiệp nói chung và cho các nhà hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Hơn nữa, trong những chuyến ngoại giao công tác của các nhà lãnh đạo cấp cao gần đây luôn cho phép một đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng động đi theo nhằm khảo sát thực tế ,tìm kiếm thị trường, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu .
Đặc biệt hơn, trong năm 1997 – 1998 Chính Phủ đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu rất cụ thể, rõ ràng như cho phép các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tự do hơn, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu được chỉ cần đăng ký mã số thuế với hải quan, xoá bỏ yêu cầu vốn pháp định 200.000USD theo tinh thần của nghị định 57/NĐ - CP ngày 31/07/1998, sửa đổi luật khuyến khích đầu tư trong nước theo hướng dành ưu đãi cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu, kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu, thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, miễn thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, bãi bỏ thuế xuất khẩu tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục hải quan, trước đây thời gian làm thủ tục cho một lô hàng xuất khẩu phải mất 1-3 ngày thì nay rút ngắn xuống còn không quá 8 tiếng đồng hồ, hỗ trợ nóng tài chính và thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và các hình thức khuyến khích cụ thể khác.
Như vậy, chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán, rõ ràng, khuyến khích, tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế tham giao vào hoạt động xuất nhập khẩu,để phát triển kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào tiến trình phát triển chung của nhân loại.
1.2.2.Những kết quả và hạn chế của xuất nhập khẩu trong những năm qua
1.2.2.1.Tiềm năng và xu thế hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Để xac định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế đất nước, người ta thường bắt đầu bằng nghiên cứu lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của một đất nước, trên cơ sở đo xác định đường hướng phát triển xuất khẩu, nhập khẩu có hiểu quả cao nhất.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, là vùng đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhât thế giới, bình quân mỗi năm đạt 6 – 7%.Việt Nam là nước có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung quốc, Nhật Bản,Nam Triều Tiên sang các nước Nam á, Trung Đông và Châu Phi. Ven biển Việt Nam có nhiều cảng biển nước sâu, tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn.Mặc dù vận tải hàng không ta không có nhiều sân bay, đặc biệt sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều thủ đô các thành phố trong vùng (Băng cốc, Giacacta, Manila, Singapore... ). Với vị trí thuận lợi như vậy, cho phép ta mở rộng quan hệ thương mại với các nước, làm tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu.
So với các nước khác thì nước ta thuộc loại có tài nguyên phong phú,với diện tích đất đai khoảng 330.991km2, trong đó có 50% là đất dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Cộng thêm khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hoà cho phép chúng ta phát triển nông sản và lâm sản xuất khẩu có hiểu quả kinh tế cao như: gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới khác. Thêm vào đó chúng ta có chiều dài bờ biển 3.260km2 , trên mặt đất có 2860 sông ngòi, với diện tích 653.566 ha, 394.000 ha hồ, ...Với tài nguyên này cho phép chúng ta phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu và phát triển thuỷ lợi, vận tải biển và du lịch.
Về khoáng sản, tuy chưa có số liệu công bố chính thức nhưng dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại cho chúng ta nhiều hy vọng nhất, với sản lượng khai thác hàng năm gia tăng, ngoại tệ mang lại trên dưới 2 tỷ USD/ năm. Theo các chuyên gia dầu khí thế giới thì tài nguyên dầu khí Việt Nam rất có triển vọng.Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều tài nguyên khoáng sản khác như: than đá, than bùn, than nâu, cac mỏ sắt và hàng chục loại khoáng sản kim loại khác tuy trữ lượng không nhiều như đồng, chì, vàng, kẽm, thiếc ..._..
Nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Vệt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tính đến năm 2001 dân số của Việt Nam đã vượt qua con số 78 triệu người.Với nguồn nhân lực dồi dào, trong đội ngũ có trên 400000 người có trình độ đại học và trên đại học, khoảng gần 3 triệu người có trình độ tay nghề cao, giá nhân công rẻ.Đây cũng là lợi thế cơ bản của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhân công như : dệt may, da dày, chế biến nông lâm thuỷ sản, lắp ráp sản phẩm điện tử ....
Với truyền thống văn hoá 4000 năm lịch sủ, Việt Nam là nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá của nhân loại đã để lại cho chúng ta những làng nghề truyền thống như: gốm sứ, dệt , chảm khảm, ... Với các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề, khéo léo, tinh xảo trong cả nước, với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nguyên phụ liệu dồi dào và có sẵn trong nước. đáp ứng tới 95 – 97% nhu cầu sản xuất .Nguồn lực này có thể tạo ra khối lượng khổng lồ, đủ chủng loại, đa dạng và phong phú đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng cao trong những năm gần đây. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ đứng thứ 8 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, với kim ngạch xuất khẩu năm 1996 đạt 76,8 triệu USD thì đến năm 2001 đã tăng lên 237 triệu USD(tăng gấp 3 lần), trong khi kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước chỉ tăng có 2 lần. Cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm cho 3.000 – 4.000 lao động và mang lại ngoại tệ thu được sau xuất khẩu khoảng 95 – 97%. Có thể thấy rằng nghành thủ công mỹ nghệ còn rất nhiều tiềm năng, vì vậy nhà nước cần quan tâm và đầu tư đung hướng hơn nữa để trong những năm tới hàng thủ công mỹ nghệ cùng với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đem về cho chúng ta một nguồn thu ngoại tệ lớn.
Việt Nam là Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Bởi vậy nhu cầu nhập khẩu đã và đang rất lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là nhập khẩu những máy móc thiết bị có công nghệ kỹ thuật cao, các nguyên liệu, phụ liệu... mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhằm đảm bảo kịp thời và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản xuất, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối đóng góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60 – 100% nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Trong năm 1999 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11.622 triệu USD, tăng 0,9% so với năm 1998 thì đến năm 2000 đã đạt đến 15.639 triệu USD , tăng 4,6%. Theo dự báo, trong những năm tới nhu cầu nhập khẩu của nước ta vẫn tiếp tục tăng và tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như : bông, sợi ,nguyên liệu, phụ liệu cho ngành may mặc 16 –33,6%. Nhập khẩu phân bón ,thuốc trừ sâu tăng 7,9 – 10,6%...
Nhu cầu nhập khẩu của chúng ta là rất lớn, nhưng phải biết chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu mà các nước đang tìm cách thải ra, đừng biến nước mình thành bãi rác của các nước tiên tiến.
*Xu hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới.
Đối với nhập khẩu:
- Tiếp tục duy trì chiến lược nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nhằm củng cố và phát triển sản xuất trong nước .
- Chuyển dần quy chế quản lý hợp đồng xuất nhập khẩu từ các công cụ thuế quan và hạn ngạch sang cacs công cụ phi thuế quan
- Tiếp tục sử dụng công cụ thuế và công cụ phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ phẩm.
Đối với xuất khẩu:
- Trước mắt: chúng ta vẫn tiếp tục xuất khẩu sản phẩm thô như: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công(may mặc, lắp ráp hàng điện tử tiêu dùng ...) và một số sản phẩm cơ khí khác.
- Về lâu dài: chúng ta phải cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng phát triển tỷ trọng hàng chế biến và chế biến sâu, giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu .Sớm tạo được một số mặt hàng gia công lắp ráp, chế biến công nghệ hiện đại
1.2.2.2.Những nội dung cơ bản của chính sách xất nhập khẩu hiện nay
Trong điều kiên quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các nước phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào quá trình liên kết, hợp tác quốc tế. Do đó một chính sách đóng cửa là không thích hợp.Trước tình hình đó năm 1986 Đảng và nhà nứơc ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và phát triển theo cơ chế mới.Chủ trương mở cửa nền kinh tế gắn với thương mại quốc tế và thương mại quốc tế trở thành một hình thức làm giàu, phất triển và tăng trưởng kinh tế.
Chủ trương của Đảng trong đại hội VI,VII,VIII,IV đều nhấn mạnh đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương và đa dạng các quan hệ đối ngoại với tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn dấu vì hoà bình, độc lập và phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”
1.2.2.3.Những kết quả và hạn chế của xuất nhập khẩu trong thời gian qua
Kể từ khi phát triển theo cơ chế mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến đáng khích lệ, từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp, nghèo nàn và lạc hậu, tốc độ tăng trưởng thấp, đến nay nước ta đã trở thành một nươc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đời sống được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, tính bình quân từ năm 1995 đến năm 1997 đạt 9%/năm, riêng năm 1998 trong khi hầu hết các nước trong khu vực đều lao đao với suy thoái kinh tế, do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thì Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng 5,8%, năm 2001 đạt 6,84%/năm, đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc). Đây là một kết quẩ tuy không cao so với những năm trước nhưng vẫn được đánh gía là cao so với khu vực và trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua ta đi vào xem xét bảng sau:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ
1991 – 2000 của Việt Nam
Năm
Tốc độ tăng GDP
Kim ngạch XK
Tốc độ tăng XK
GDP
XK so với GDP
Kim ngạch NK
Tốc độ tăng NK
Cân đối cán cân TM
Nhập siêu so với XK
Đơn vị
%
Tr.USD
%
Tr.USD
%
Tr.USD
%
XK-NK
%
1991
6,0
2.087
-13,2
15.620
13,4
2.338
-15,1
-251
12,0
1992
8,6
2.581
23,7
16.970
15,2
2.541
8,7
-40
-
1993
8,1
2.985
15,7
18.340
16,3
3.924
54,4
-939
31,5
1994
8,8
4.054
35,8
19.960
20,3
5.826
48,5
-1.772
43,7
1995
9,5
5.449
34.4
21.850
24,9
8.155
40,0
-2.706
49,7
1996
9,3
7.255
33,1
23.880
30,4
11.143
36,6
-3.888
53,0
1997
8,2
9.185
26,1
25.840
35,5
11.592
4,0
-2.407
26,2
1998
5,8
9.361
1,9
27.340
34,2
11.527
-0,6
-2.166
23,1
1999
4,8
11.540
23,3
28.650
40,3
11.622
0,8
-82
0,7
2000
6,7
14.455
25,3
30.570
47,3
15.639
34,6
-1.164
8,2
Nguồn: - Số liệu thống kê chính thưc của tổng cục thống kê Việt Nam
- Vụ kế hoạch thống kê, Bộ Thương mại Việt Nam
Theo bảng số liệu trên thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991 – 2000 là 153,21 tỷ USD, tăng gấp năm lần so với thời kỳ 1981 –1990, trong đó xuất khẩu là 68,9 tỷ USD, tăng bình quân 19,6%/năm; nhập khẩu là 84,3 ỷu USD, tăng bình quân 19%/năm ; kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng 31,1% GDP; thâm hụt thương mại ở mức 22,3%(theo một số chuyên gia nước ngoài thì thâm hụt thương mại ở mức cho phép không quá 20%).
Về xuất khẩu:
Trong suốt hơn 10 năm qua, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt rất xa tốc độ tăng trưởng GDP (trừ năm 1998 là năm bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực). Kết quả này đã đưa xuất khẩu trở thành một trong những nhân tố chính thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp hình thành nhiều ngành sản xuất mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn để thanh toán dần nợ nước ngoài.Nhờ tăng trưởng với tốc độ nhanh nên mục tiêu kim ngạch đề ra vào năm 1991 trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 đã được hoàn thành.Kim ngạch xuất khẩu năm năm 1991 – 1995 tăng đúng 2,5 lần so với 5 năm 1986 – 1980.Kim ngạch năm 2000 tăng hơn 5 lần so với kim ngạch của năm 1990. Đây là thành tích lớn trong hoàn cảnh bị mất thị trường quen thuộc là Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu vào đầu thời kỳ 1991 – 1995 và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vức trong thời kỳ 1996 – 2000
Chủ trương đa phương hóa quan hệ knh tế với mọi quốc gia, tích cực thâm nhập các thị trường mới đã được thực hiện triệt để. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Tỷ trọng của khu vực Châu á đã giảm từ 77% vào năm 1991 xuống còn 54,2% vào năm 2000 nhờ nổ lực khai thông 3 khu vực thị trường mới là Châu Âu (năm 2000 chiếm 22%), Bắc Mỹ (5,8%) và Châu Đại Dương (8,8%).Tỷ trọng của các thị trường trung gian như: Hồng Kông, Singapore giảm dần.
Về nhập khẩu:
Nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt, nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của một quốc gia. Nước ta là một nước đang phát triển muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng vào xuất khẩu phải có những công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm hàng hó có chất lượng, giảm gía thành, qua đó có thể cạnh tranh với các nước khác, nhưng tự bản thân chúng ta không ssản xuất được những thứ đó, vì vậy đương nhiên là phải nhập khẩu từ nướ ngoài.Nước ta là nước chậm phát triển có nhiều bất lợinhưng cũng có lợi thế của người đi sau, có thể lựa chọn được công nghệ và phương thức nhập khẩu hợp lý, đúng người, đúng chỗ, đúng lúc, giảm chi phí, tiết kiệm được ngoại tệ.
Trong những năm qua, nhu cầu nhập khẩu về tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu, đến năm 2000 đã đạt xấp xỉ 95%, trong đó máy móc thiết bị chiếm khoảng 26 – 27%; nguyên nhiên vật liệu khoảng 68%. Tỷ trọng hàng tiêu dùng được hạ từ 15% vào năm 1990 xuống còn dưới 5% vào năm 2000, cho thấy việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng sản xuất trong nước đã có tiến bộ đáng kể. Nhập khẩu đã cung ứng đủ nhu cầu máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu và hàng tiêu dùng htiết yếu cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Thị ttrường hàng hoá nhờ nhập khẩu trở nên phong phú và đa dạng hơn, gía cả ổn định.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới, trong đó co cả sản phẩm xuất khẩu.
Như vậy, trong năm 2000, mức chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 118 triệu USD, thấp nhất kể từ năm 1996 đến nay. Tuy nhiên mức nhập siêu thương mại của khu vực kinh tế trong nước còn cao – lên tới 1.310 triệu USD. Do vậy, cần phải tính toán lại mức nhập khẩu trong những năm tới một cách chặt chẽ hơn.
Chương 2:
Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty Mỹ thuật trung ương
2.1.Tổng quan về công ty Mỹ Thuật Trung Ương
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Tên đơn vị : Công ty mỹ thuật Trung Ương
Trụ sở : Số 1 – Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại : (84-4) 8.444555 / 8.46191
Fax : (84-4) 8.62352 / 8.463021
Số tài khoản: 710A – 00321 tại Ngân hàng công thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Công ty Mỹ Thuật Trung Ương được thành lập năm 1978, nguyên là xưởng Mỹ thuật Quốc gia. Công ty là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ văn hoá thông tin, có quy mô lớn, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Trong cỏ chế cũ, công ty chủ yếu là hoạt động công ích và bị trói buộc bởi chính sách quản lý chung của Nhà nươc, các hoạt động chỉ bó hẹp trong phạm vi Quốc gia và chịu sự phân bổ theo kế hoạch Nhà nước. Chính vì những ràng buộ đó mà công ty không thể phát huy hết khả năng của mình.
Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý điều tiết của Nhà nước đã tạo cho hoạt động kinh doanh của công ty có thêm luồng sinh khí mới.
Công ty Mỹ Thuật trung Ương là đơn vị hàng đầu về tư vấn thiết kế, tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình văn hoá của ngành Mỹ thuật Việt Nam. Suốt 25 năm xẩ dựng và trưởng thành, công ty đã cống hiến cho nền mỹ thuật Việt Nam và thế giới nhiều công trình nổi tiếng. Để đánh giá thành tích đó công ty liên tục được Bộ văn hoá thông tin, Chính phủ tặng cờ luân lưu. Đặc biệt năm 1998, công ty được chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng hai.
Với dội ngũ hơn 150 nhà điêu khác, hoạ sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và cử nhân kinh tế, công ty đã tư vấn thiết kế, tổ chức sáng tác, tu bổ, tôn tảo và xây dựng nhiều công trình tầm cỡ quốc tế như: Tượng đài liên minh chiến đấu Việt Nam – Cam Phu Chia tại Phnôm Pênh, tượng đài Bác Hồ tại Can Cát Ta (ấn Độ), tái tạo khu di tích Khuê văn các tỷ lệ 1/1 tại hội chợ văn hoá Hanover 2000 (CHLB Đức), khu di tích Đền Hùng, hệ thống các nhà bảo tàng nỹ thật, bảo tàng lịch sử Việt Nam ... Không những thế công ty còn đứng vững và phát triển, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quan hệ bạn hàng với các nước như: CHLB Đức, Pháp, Bỉ, Canađa ...
* Trong quá trình hoạt động, công ty được Bộ văn hoá thông tin giao một số nhiệm vụ sau :
- Lâp dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, sáng tác, thi công xây dựng các công trình văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật lịch sử.
- Thực hiện trang trí nội thất, ngoại thất các công trình văn hoá, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, tranh nghệ thuật và các công trình xây dựng.
- Tổ chức sáng tác xuất bản, in ấn phát hành tranh tuyên truyền cổ động, tranh nghệ thuật và các văn hoá phẩm khác.
- Tư vấn thiết kế, sáng tác mẫu quảng cáo, thi công các hạng mục quảng cáo.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm mỹ thuật, mỹ nghệ, vật tư thiết bị chuyên ngành mỹ thuật, trang trí nội ngoại thất.
* Cho đến nay bộ máy tổ chức của công ty là:
a) Các đơn vị trực tiếp gồm:
Xưởng điêu khắc hoành tráng
Xưởng hội hoạ và nội thất
Xưởng trang trí nội ngoại thất
Xưởng Đồ hoạ và quảng cáo
Xưởng tranh cổ động
Xưởng in mỹ thuật và văn hoá phẩm
Xưởng tư vấn thiết kế
Chi nhánh công ty ở phía nam tại TPHCM
Chi nhánh công ty ở Hải Dương
Chi nhánh công ty ở thành phố Huế
Văn phòng đại diện ở Đức và Hàn Quốc
Phòng xuất nhập khẩu
Trung tâm xuất khẩu lao động
Xí nghiệp xây dựng công trình
Phòng kinh doanh tiếp thị
Các cửa hàng.
b) Các đơn vị gián tiếp gồm:
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế hoạch kinh doanh
2.1.2.Quy mô của các nguồn lực
* Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một trong ba nguồn lực cơ bản của quá trình tái sản xuất, vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vốn tồn tại dưới nhiều hình thức: nhà xưởng, đất đai, máy móc, ...Tuy nhiên ở đây ta xét trên phương diện vốn tài chính thì nó được biểu hiện bằng tiền. Vốn có tác động điều hoà và lưu thông mọi hoạt động của công ty. Nếu không có vốn hoặc không đủ vố để hoạt động sẽ làm cho mọi hoạt động của công ty bị ngưng trễ, giảm sút. Chính vì điều này mà hiện nay công ty đang cố gắng nâng cao vốn kinh doanh hiện có nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Với vốn lưu động từ ngày thành lập chỉ có 177.00 đồng, đến nay đã có 2.770.974.079 đồng do công ty tự làm nên. Hàng năm nạp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Cùng với số vốn lưu động ít ỏi thì tài sản cố định của công ty khi mới thành lập chỉ trị gía 434.000 đến nay số tài sản cố định này đã lên tới 7.784.025.055 đồng, bao gồm nhà xưởng, thiết bị, máy móc, thiết bị, xe cộ ...
Với số vốn ngày càng được củng cố, công ty từng bước đi vào kinh doanh những mặt hàng yêu cầu nhiều vốn, lợi nhuận cao như: trang trí nội ngoại thất, điêu khắc, kinh doanh xuất nhập khẩu, ... Qua đó lợi nhuận thu được từ các hoạt động này tăng thêm, đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận của công ty. Chính vì thế vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế cũng có những chuyển biến đáng kể (Công ty là một trong 3 công ty cấp I trong tổng số 63 doanh nghiệp thuộc Bộ văn hoá thông tin) mà như chúng ta đã biết khi vị thế của chúng ta được nâg cao thì đồng nghĩa với nó là lợi nhuận lớn hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn.
Mặc dù vậy, không phải việc kinh doanh lúc nào cũng suôn sẻ.Trong quá trình làm ăn, nhiều khi công ty có vốn nhưng không kịp thu hồi do khách hàng nợ hoặc cùng một lúc thu mua các nguồn hàng để xuất khẩu. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra đều đặn, công ty phải tạm thời vay vốn của ngân hàng, các quỹ tín dụng hoặc xin gia hạn thanh toán chậm. Như vậy , một mặt công ty mất uy tín, một mặt lợi nhận bị hạn chế do phải trả lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do đặc điểm của công ty là vừa hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực mỹ thuật, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy đồng vố bị phân chia mà chủ yếu là tập trung cho các công trình nghệ thuật, bởi thế gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Từ những điểm đã nói trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn có một ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và công việc kinh doanh nói chung của côngty. Với thành quả hoạt động được đến nay từ chỗ hầu như không có vốn kinh doanh, chứng tỏ công ty đã làm ăn rất hiểu quả.
* Công nghệ kỹ thuật
Do tính chất công việc của công ty là chuyên về hoạt động nghệ thuật và kinh doanh. Vì vậy, công nghệ kỹ thuật của công ty không đáng là bao mà chủ yếu là dựa trên khối óc và bàn tay tài hoa của tập thể cán bộ công nhân viên công ty.Công ty không tự sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu, mà các nguồn hàng này chủ yếu được đặt ở các làng nghề truyền thống (Hà Tây, Bát Tràng, Bắc Ninh, Hải Dương. Thái Bình ...) trên cơ sở đơn đặt hàng và mẫu mã thiết kế của công ty.
* Nguồn nhân lực
Với hơn 20 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Do vậy, trong những năm đầu hiểu quả của công ty còn chưa cao.Nhưng trong quá trình hoạt động, công ty không ngừng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, kết hợp tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu nặg động, tinh thông nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác. Do vậy, hiểu quả kinh doanh nói chung và hiểu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng cao và ổn định.
Hiện tại, công ty đã có đội ngũ hơn 150 các nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và cử nhân kinh tế. Trong đó phòng xuất nhập khẩu của công ty có 18 người, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đã và sẽ là những thuận lợi, ưu thế rất lớn để cho công ty nâng cao hiểu quả hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Một minh chứng cụ thể là trong năm 1998 mặc dù kinh doanh vô cùng khó khăn (do cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực) kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm ở một số nước, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhâph khẩu năng động, sáng tạo, nhờ đó công ty đã thu được kết quả khá khả quan, lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu vẫn ở mức cao.
2.1.4.Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2000 - 2001)
TT
Các chỉ tiêu
ĐV tính
Thực hiện
2000
Thực hiện
2001
% 2001 so 2000
1
Tổng số CBCNV trong danh sách (Bao gồm cả lao động ngắn hạn)
Trong đó số người làm việc thường xuyên
Người
640
140
924
210
144%
146%
2
Tuyển thêm lao động dài hạn
Người
30
70
233%
3
Giá trị tổng sản lượng
Tr. đồng
38.015
53.000
139%
4
Tổng doanh thu thực hiện
Tr. đồng
32.054
45.998
121%
5
Sản phẩm chủ yếu
C. trình
37
38
129,7%
6
Bình quân 1 người nộp
ngân sách
1000đ
2.666
3.372
126%
7
Tổng vốn kinh doanh
Tr. đồng
6.065
6.565
108%
8
Lợi nhuận thực hiện
Tr. đồng
1.140
1.435
109%
9
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng số vốn kinh doanh
%
18
22
122
8
Bình quân thu nhập người/ Tháng
Tr. đồng
2,1
2,3
109%
* Công tác quản lý cán bộ
Về tổ chức công ty đã chủ động nghiên cứu hoàn thiện chức năng đã có và triển khai thành lập kịp thời các chức năng mới được bổ sung. Trong năm 2001 công ty bổ sung thêm 4 đơn vị đó là:
Công ty hội chợ – triển lãm quốc tế và trong nước
Chi nhánh ở Huế
Chi nhánh ở Hải Dương
Văn phòng đại diện ở Hàn Quốc
Năm 2001, công ty đã tuyển dụng thêm được nhiều lao động ngoài xã hội tham gi vào các bộ phận trức tiếp cuả công ty. Năm nay, công ty tuyển dụng hơn 50 lao động thường xuyên và 300 lao động thời vụ cho tất cả các đơn vị.
Do nhiều chức nâưng mới và tuyển dụng nhiều lao động mới nên việc triển khai công tác có nơi còn lúng túng. Tuy vậy, hầu hết anh chị em mới vào cũng hoà nhập được không khí chung doàn kết, hăng say lao động của công ty. Đặc biệt là xưởng điêu khắc hoành tráng, xưởng trang trí nội ngoại thất, xưởng tư vấn thiết kế kiến truc,xí nghiệp xây dựng công trình,phòng tài vụ, phòng xuất nhập khẩu, chi nhánh tại TPHCM và một số bộ phận khác.
* Thực hiện nhiệm vụ chính trị, văn hoá - xã hộ
Bám sát chức năng nhiệm vụ của mình, công ty đã ttriển khai tốt các lĩnh vực hoạt động. Các công trình nghệ thuật,công trình tượng đài, di tích, bảo tàng,tranh tuyên truyền cổ động quảng cáo ...đều chú trọng đến tính khoa học trong nội dung trình bày. Tìm giải pháp thể hiện hợp lý để nhấn mạnh những nội dung chính ở các thời kỳ lịch sử, tránh tình trạng giàn trải, trùng lắp.
Từ năm 2000 đén nay, công ty đã tiến hành thiết kế và thi công một số công trình di tích như: Phú Quốc, Tân Trào, Nha công an ở Tuyên Quang, tượng đài Trần Hưng Đạo, di tích đại thi hào Nguyễn Du, di tích Nguyễn Trãi ở Côn Sơn ... Uy tín của công ty với các địa phương, các ngành ngày càng vững vàng, nên chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật ngày càng tiến bộ.Giá thành sản phẩm được hạ nhiều so với các đơn vị khác. Đến nay công ty đã có mặt trên gần 40 tỉnh thành trên cả nước với gần 50 công trình nghệ thuật và một số công trình nghệ thuật ở nước ngoài.
Từ năm 2000 đến nay, công ty đã chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài như mở văn phòng đại diện tại CHLB Đức, mở trung tâm văn hoá Việt Nam tại Hannover, mở hội chợ ở Bỉ và Đan Mạch, ý. Năm 2001 công ty đã gioa lưu với nhiều thị trường quốc tế. Đặc biệt là Đức, Bỉ, Canađa, Mỹ, đã có các trung tâm trưng bày hàng mỹ thuật, mỹ nghệ ở Đức, Canađa, Bỉ và nghiên cứu thêm một số nước khác. Nhằm khai thác sức mạnh triệt đệ của các làng nghề, các nghệ nhân có đôi tay vàng trong cá nước. Công ty đã được Bộ cho thành lập trung tâm dạy nghề truyền thống và hiện nay đang tập trung xây dựng cơ sở vật chất để triển khai đào tạo.
* Thực hiện kế hoach kinh tế – tài chính
Song song với việc phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công ty cũng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế, tài chính được Bộ giao.
Phát huy những thành tích đã đạt được những năm trước. Năm nay, cán bộ công nhân viên ở công ty đã hoàn thành vượt mức ở tất cả các chỉ tiêu được giao. Hơn 50 công trình và hàng loạt sản phẩm được khai có hiểu quả với giá trị doanh thu hơn 45 tỷ đồng, lãi và các chỉ tiêu kinh tế hoàn thành vượt mức.
Nhiệm vụ đóng thuế, nộp ngân sách cho nhà nước công ty đã làm tròn trách nhiệm. Tuy vậy, vì vốn lưu động thiếu, không cấp đủ định mức nên nhiều lúc công ty chiếm dụng nguồn vốn kể cả thuế, để ứng cho công trình , một số công trình ở miền núi, vùng cao khó khăn lại phải chấp nhậ thanh toán chậm. Bình quân thu nhập đầu người trên tháng cũng tăng đáng kể, năm 2001 đạt 2.300.000 đồng/tháng, tăng 109% so với năm 2000. Công tác xuất nhập khẩu, kể cả xuất khẩu uỷ thác năm nay so với năm trước đạt mức cao hơn. Riêng mấy lĩnh vực: tranh cổ động, tranh đồ hoạ, xuất khẩu lao động vẫn còn gặp khó khăn. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế ở các lĩnh vực này còn chưa tốt. Nhưng nhìn chung tổng hợp lại công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch ở tất cả các chỉ tiêu.
2.2.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Mỹ Thuật Trung Ương
2.2.1.Cách thức hoạt động
2.2.1.1.Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
Để thành công trong hoạt động xuất khẩu, công ty phải nhận diện các thị trường xuất khẩu, thu hút, đánh giá tiềm năng xuất khẩu đối với sản phẩm của mình càng chính xác càng tốt. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường vì thế có vai trò rất quan trọng.Bởi vậy, cần đánh giá quy mô của thị trường và các đặc điểm nhu cầu, sở thích của khách hàng, cũng như những khác biệt về văn hóa – xã hội có thể ảnh hưởng đến phương thức kinh doanh của công ty với thị trường đó. Do đó, từ năm 2000 công ty đã chủ động mở thị trường ra nước ngoài, giao lưu văn hóa với các nước như : CHLB Đức, Bỉ, Canađa, ý .... ở các khu vực trên công ty đã cử nhiều lao động sang làm việc và nghiên cứu thị trường nhằm hướng lâu dài. Họ sẽ liên kết cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ặt chẽ với phòng xuất nhập khẩu của công ty để thông tin chọn các mặt hàng xuất khẩu sang và nhập khẩu về một cách chính xác có hiểu quả hơn. Công ty cho đây là một định hướng đúng để mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên xu thế hội nhập nhằm phát triển ngành nghề Thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước. Khai thác triệt để sức mạnh của các làng nghề, các nghệ nhân có đôi tay vàng trong cả nước.
Song song với công tác nghiên cứu thị trường quốc tế, công ty cũng rất quan tâm đến thị trường trong nước, như thường xuyên cử các nhân viên về các làng nghề để tìm kiếm các sản phẩm mới, để đa dạng hóa các sản phẩm, đa dạng hoá phương thức kinh doanh và có thể liên kết các làng nghề với công ty để cùng hợp tác làm ăn lâu dài.
2.2.1.2.Phương thức giao dịch
* Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà công ty trực tiếp bàn bạc, thảo luận hoặc thông qua điện tín, fax ...Có thể nói, đây là phương thức kinh doanh cơ bản của công ty (chiếm 60% trong tổng xuất khẩu), được công ty áp dụng kinh doanh ngay từ những ngày đầu thành lập. Công ty trực tiếp nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các bạn hàng tiêu thụ và đồng thời kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục những thiếu sót. Từ đó, công ty chú trọng xây dựng các phương án kinh doanh cho từng mặt hàng, từng hợp đồng, phân loại mức độ tiêu thụ, tạo nguồn để sử dụng hiểu quả đồng vốn bỏ ra. Đồng thời công ty có thể xác định được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, sự cạnh tranh của các đối thụ trên thị trường.
Tuy nhiên trong giao dịch này, công ty sẽ gặp khó khăn bởi những đối thủ tầm cỡ trên thị trường. Do vậy sản phẩm cũng dễ bị ép giá hoặc không xâm nhập được thị trường thế giới. Hơn nữa, còn bị ràng buộc bởi chi phí cho điều tra nghiên cứu thị trường, chi phí cho đi lại, giao dịch.
*Xuất khẩu uỷ thác:
Xuất khẩu uỷ thác là phương thức giao dịch mà công ty quy định những điều kiện trong giao dịch và mua bán hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán phải qua người thứ ba (người trung gian buôn bán).
Giao dịch qua trung gian, rất thuận lợi cho các công ty khi mới bắt đầu xâm nhập thị trường, đưa sản phẩm của mình vào thị trường hoặc trưng bày sản phẩm mới. Qua hình thức này, công ty có thể tránh được rủi ro, khi những thông tin phản hồi từ khách hàng là không chính xác đôi khi còn là những thông tin sai lệch do đối thủ đưa ra.
Việc thực hiện xuất khẩu uỷ thác đem lại cho công ty cũng như bên nhận uỷ thác nhiều lợi ích khác nhau. Bên uỷ thác thì xuất khẩu được mặt hàng của mình ra thị trường nước ngoài, còn bên uỷ thác thì tăng thêm kim ngạch xuất nhập khẩu
Nhưng trong giao dịch này, công ty không trực tiếp thâm nhập thị trường nên không hiểu rõ thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đối thụ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty còn phải chịu một khoản chi phí rất lớn cho bên nhận uỷ thác. Chính vì những hạn chế đó mà hàng năm lưu lượng xuất khẩu theo hình thức uỷ thác của công ty chỉ chiếm khoảng 10%.
* Giao dịch tại hội chợ triển lãm:
Thông qua giao dịch tại hội chợ, công ty có thể mở rộng buôn bán với các nước, mở rộng thị trường bằng cách trực tiếp đàm phán với các đối tác và phát triển tần số thông tin về sản phẩm của mình với các khách hàng một cách trực tiếp. ở loại hình giao dịch này rất có lợi, doanh nghiệp có thể trực tiếp gặp gỡ khách hàng của mình, có thêm những thông tin về nhu cầu của khách hàng và tự làm nổi bật mặt mạnh của công ty.
Hàng năm, lượng hàng hoá giao dịch của công ty tại hội chợ chỉ khoảng 30% nhưng 70% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là thông qua hình thức này.Có thể nói đây là hình thức giao dịch rất quan trọng, bởi thế mà ngày nay hầu hết các hợp đồng thương mại được ký kết thông qua các hộ chợ.
Sau khi giao dịch, tìm kiếm được bạn hàng.Hai bên đã thoả thuận với nhau về hàng hoá, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, phương thức thanh toán ... và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng.
2.2.1.3.Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trình tự hợp đồng xuất khẩu theo các bước sau:
Kiểm tra
LC
Uỷ thác
Thuê tàu
Chuẩn bị hàng hoá
Xin giấy phép xuất khẩu
Ký kết hợp đồng xuất khẩu
Kiểm nghiệm hàng hoá
Làm thủ tục
Bảo quản
Giao hàng lên tàu
Mua bảo hiểm
Giải quyết khiếu nại
Làm thủ tục
Thanh toán
- Xin giấy phép xuất khẩu của bộ thương mại, bao gồm: đơn xin phép xuất khẩu
- Chuẩn bị hàng hoá, bao gồm: Thu gom hàng hóa, bao bì đóng gói, ký mã hiệu.
- Thuê tàu: Tuỳ theo phương thức thuê tàu (theo giá CIF hoặc FOB) có hình thức thuê tàu khác nhau.
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá
- Làm thủ tục hải quan: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá, thực hiện các quy định của hải quan
- Mua bảo hiểm, gồm có: hợp đồng bảo hiểm bao, hợp đồng bảo hiểm chuyến, các đIều kiện bảo hiểm A, B, C mà công ty có thể sử dụng.
- Giao hàng lên tàu
- Làm thủ tục thanh toán: Công ty thường thanh toán bằng phương thức TTR
2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu
2.2.2.1.Kim ngạch xuất khẩu theo ngành hàng
Hiện nay cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Mỹ thuật trung Ương bao gồm một số mặt hàng chủ yếu sau:
- Đồ gỗ (gỗ mỹ nghệ, gỗ chạm khảm) bao gồm: bàn ghế, tủ, giường, tượng các loại…
- Đồ gốm: bát đĩa, cốc chén, bình hoa, các loại tượng…
- Sơn dầu cốt tre: đĩa, bát, khay…
- Mây tre đan: giỏ, kệ, bàn ghế, lẵng, chỏng, đèn lồng…
- Các hàng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34262.doc