Hoạt động Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trạng và một số kiến nghị

Lời nói đầu Vừa qua tại Hà Nội, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây thực sự là một cột mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa hai nước. Đây cũng là một bước tiến có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, hơn nữa nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Th

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trạng và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới (WTO) của Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết là dấu hiệu đáng mừng cho quan hệ thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng giữa hai nước. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua diễn ra như thế nào, Việt Nam có những thế mạnh gì và có những mặt hạn chế gì khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đem lại những cơ hội và thách thức nào cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, giải pháp nào nhằm đẩy mạnh năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp này là điều đang rất được nhiều người quan tâm. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Thực trạng và một số kiến nghị”. Qua bài viết này, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của Thầy, và các cô chú ở Viện Khoa học Thống kê để bài viết của em được tốt hơn, hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Cơ sở lí luận 1. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu. A. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế. Được ra đời trên cơ sở của sự phân công lao động quốc tế và lời thế so sánh giữa các nước khác nhau, hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên cần thiết và không thể thiếu được đối với mọi quốc gia naò có thể tồn tại và phát triển mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với các quốc gia khác, đặc biệt là về kinh tế Thực tế đã chứng minh cho sự phát triển của các nước NIC, xuất khẩu không chỉ giúp các nước này tiêu thụ hàng hoá mà nó còn tạo động lực cho nền sản xuất trong nước phát triển. Nhờ có thương mại quốc tế , các quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình về tài nguyên thiên nhiên, về giá nhân công rẻ, trình độ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động ngoại thương còn là một chiếc câù nối giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên toàn thế giới Hơn mười năm qua không phải là một khoảng thời gian quá dài nhưng nó đã đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có thể thấy ngay sau khi đổi mới, bộ mặt nền kinh tế nước nhà đã có sự thay da đổi thịt nhanh chóng. Đánh giá một cách toàn diện, chúng ta có thể nhận thấy kinh tế Việt Nam chỉ thực sự có được những bước phát triển thần kỳ khi nước ta thức hiện những chính sách mở cửa, khuyến khích các hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài . Nền kinh tế mở của Việt Nam phát triển mạnh mẽ cũng chính là cơ hội để các nhà xuất khẩu nước ta tìm cách tiêu thụ hàng hoá của mình bên ngoài lãnh thổ Việt Nam , vươn ra các thị trường rộng lớn hơn .Hoạt động xuất khẩu ngày càng có nhiều thành công rực rỡ và ngược lại, xuất khẩu đã tạo một động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Như vậy, đối với mọi quốc gia cũng như nước ta xuất khẩu thực sự có vai trò quan trọng và nó được thể hiện qua - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị ,kĩ thuật,vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vay nợ, viện trợ ,tài trợ, đầu tư từ nước ngoài vào trong nước, các khoản thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động,....Song nguồn vốn chủ yếu và lâu dài phục vụ cho hoạt động nhập khẩu vẫn là từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Năm 1994, thu xuất khẩu đã đảm bảo 80% nhập khẩu so với 24,6% vào năm 1986. - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Tổ chức sản xuất những sản phẩm phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra thị trường thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất và khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi và tác động tích cực đến chuyển dịnh cơ cấu kinh tế. Xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Xuất khẩu đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp và đổi mới, hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. - Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, thay đổi cơ cấu tiêu dùng theo hướng có lợi nhất. -Xuất khẩu giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Ngày nay, với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một yêu cầu bức thiết đối với các quốc gia bởi sự phát triển kinh tế quốc tế của các nước ngày nay không chỉ đơn thuần là sự hợp tác nà nó đã trở thành một hệ thống với những ràng buộc nhất định. Đẩy mạnh xuất khẩu là có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước , nâng cao vị thế của đất nước trên thương trường quốc tế … xuất khẩu công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quĩ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế …Mặt khác , chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất khẩu Với những thành công trên lĩnh vực phát triển kinh té nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, Việt Nam đã nhanh chóng nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế , tạo đà thuận lợi cho quá trình hội nhập của mình. Các nước hiện nay biết tới Việ Nam không chỉ với ý nghĩa là đất nước đã anh dũng chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà coàn là một nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, với những mặt hàng có tiếng trên thế giới. Cùng với gạo, hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil , lọt vào tốp 20 nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới, là bạn hàng đáng tin cậy của EU về các sản phẩm giầy dép và may mặc… Hiện nay nhiều hiệp hội xuất khẩu đã phải tính tới ảnh hưởng của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời , trong một nài văm qua, Việt Nam cũng gia nhập nhiều tổ chức và hiệp hội kinh tế trên thế giới , ở đây , ta cũng có thể thấy tính tương hỗ qua lại : hoạt động xuất khẩu sẽ nâng cao vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế , và đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và ngược lại khi vai trò vị thế của chúng ta được nâng cao và hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Tầm quan trọng của xuất khẩu cũng đã được chính phủ và các ban ngành rất coi trọng, trong bài phát biểu của mình thủ tướng Phan Văn Khải nhận định rằng: “nếu xuất khẩu tăng 3% thì sẽ kéo theo GDP tăng lên 1% “ .Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế , đặc biệt là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước và đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho xuất khẩu B .Nhiệm vụ của xuất khẩu. - Phải mở rộng thị trường, đa dạng hoá nguồn hàng và đa phương hoá đối tác kinh doanh nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có. - Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ, chất xám theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh (cơ hội). - Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu theo hướng tăng cường tỉ trọng chất xám và kĩ thuật, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu, tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. -Xây dựng những mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới về số lượng và chất lượng, hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo sự bình ổn trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. C . Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những đơn vị dinh doanh ngoại thương, môi trường kinh doanh của họ còn phéc tạp hơn nhiều bởi vì có yếu tố quốc tế tác động vào. Việc tìm hiểu kỹ các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh nói riêng và các nhân tố khác nói chung có ý nghĩa rất lớn giúp cho các doanh nghiệp ngoại thương hạn chế được tối đa những rủi ro trong kinh doanh + Các nhân tố kinh tế -cán cân thanh toán và chính sách tài chính Nhân tố này quyết định phương án kinh doanh, mặt hàng và quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu . Sự thay đổi của những nhân tố này sẽ gây xáo trộn lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu.Ví dụ khi chính phủ áp dụnh chính sách tiền tệ thật chặt thị hoạt động xuất khẩu có lợi vì tạo cơ hội thu hút lượng ngoại tệ lớn , còn hoạt động nhập khẩu lại bị rớt vào thế bất lợi. Cán cân thanh toán thay đổi cũng có thể làm cho cơ cẩu mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp phải thay đổi do sức ép của các chính phủ đòi cải thiện cán cân thanh toán trong từng thời kỳ -Hệ thống ngân hàng tài chính Hệ thống tài chính-ngân hàng có thể chi phối rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua lãi xuất cho vay, các dịch vụ thanh toán…..Lợi ích của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các ngân hàng do hầu hết các hoạt động thanh toán đều được thẹc hiên qua ngân hàng. Nếu các ngân hàng thẹc hiện nghiệp vụ thanh toán nhanh, chính xác sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong thanh toán + Các yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô Mặc dù thương mại quốc tế đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các chính phủ đều đưa ra những chính sách thương mại quốc tế riêng để phục vụ cho lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chính phủ can thiệp theo chiều hướng tiêu cực mà ngược lại là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp khác nhau, sự tác động này góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hồi , đẩy nhanh qua trình phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường . Những công cụ chủ yếu mà các chính phủ thường dùng để quản lý hoạt động xuất khẩu là: Thuế quan Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi dơn vị hàng hoá xuất khẩu . Việc đánh thuế xuất khẩu làm tăng tương đối mức giá của hàng hoá xuất khẩu với mức giá quốc tế do đó đem lại nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước . Nhìn chung các nước chỉ áp dụng đối với một số ít các mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách, điều chỉnh thu nhập một cách hợp lý giữa các ngành và các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu. Mục đích chủ yếu của việc đánh thuế xuất khẩu là nhằm điều tiết lượng hàng hoá xuất khẩu , điều tiết cung cầu hàng hoá trong nước và để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng của các lĩnh vực mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu Tuỳ thuộc vào mỗi nước mà các chính phủ sẽ thay đổi các mức thuế cho phù hợp với từng giai đoạn . Tuy nhiên, méc thuế đặt ra phải hợp lý và đảm bảo được lợi ích cho nhà xuất khẩu . -Quota (Hạn ngạch xuất nhập khẩu) Hình thức này được áp dụng như là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu như quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định thông qua hình théc cấp giấy phép Mục đích của các chính phủ khi sử dụng công cụ quota xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh hàng hoá xuất khẩu. Hơn vữa là có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước bảo vệ tài nguyên và cán cân thanh toán. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng nhất định theo mỗi quốc gia và theo từng khoảng thời gian. Bên cạnh việc quy định những biện pháp quản lý lượng hàng hoá xuất hay nhập khẩu kể trên, thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một chương trình kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia Muốn đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có những chính sách và biền pháp hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều nhất khi hướng hoạt động của mình ra thị trường thế giới. Điều kiện cần thiết đầu tiên là phải duy trì tỉ giá hối đoái phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi bán các sản phẩm của họ ra thị trường thế giới. Kinh nghiệm của những nước đang thực hiện chiến lựơc xuất khẩu là phải phá giá đồng tiền để đạt méc tỉ giá cân bằng trên thị trương và duy trì tỉ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước. Ngoài ra, nếu các chính phủ muốn các nhà sản xuất kinh doanh trong nước hướng ra thị trường thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất kinh doang của thị trường trong nước. Điều đó đòi hỏi phải giảm thuế quan có tính chất bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đaĩ và tránh quy định hạn ngạch hàng hoá xuất khẩu . Lợi nhuận sản xuất thay thế nhập khẩu phải giữ ở mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thấp nhất đối với các mặt hàng. Điều quan trọng nhất mà chính phủ phải làm là sử dụng những công cụ để nâng đỡ hoạt động sản xuất như trợ cấp trực tiếp hay cho vay vốn kinh doanh với mức lãi suát thấp , cung cấp công nghệ mới cho các nhà sản xuất hoặc cho vay ưu đãi với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm của nước mình. Đó là những khoản tính dụng , viện trợ mà các nước công nghiệp phát triển thường áp dụng đối nới các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Tuy nhiên, đối nới những biện pháp hỗ thợ này , lợi nhuận mà các nhà xuất khẩu thu được thường nhỏ hơn chi phí xã hội nên cần cân nhắc thận trọng khi áp dụng. Trên thực tế , nó vẫn được dùng cho một mục đích cụ thể nào đó. + Các yếu tố về công nghệ Hiện nay, có rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo cơ hội cungx ngư các nguy cơ kkối với tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng . Nhìn chung , các doanh nghiệp đều phải lao vào công việc nghiên cứu , tìm tòi các giải pháp kỹ thuật hay các công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại về những công nghệ hiện có trên thị trường. Với nó có thể tạo ra sự đa dạng về chủng loại hàng hoá và nhiều loại mới ra đời với nhiều tính năng ưu việt. Yếu tố công nghệ ác động làm tăng hiệu quả công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp .Ví dụ: nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thôngmà các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán nới khách hàng qua Telex, Fax… hảim bớt được chi phí đi lại . Hơn nữa các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được ngững thông tin mới nhất vè thị trường. Khoa kọc công nghệ tác động gián stiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc tác động trực tiếp tới : Vần tải hàng hoá, công nghệ ngân hàng…Đây là ngững yếu tố của công nghệ tác động đến công tác xuất nhập khẩu. + Các nhân tố khác: - nhân tố về con người Vấn đề con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết . Nếu có hiệu quả kinh tế cao cũng phải nói đến từng cán bộ của doanh nghiệp đó vì điều đó chứng tỏ phần nào cố gắng tổ chức kinh doanh của cán bộ trong doanh nghiệp . Về phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản ký cần có những kỷ luất khen, chê rõ ràng.Quản lý là cách quan trọng để tác động gây sự chú ý và tác dụng thuyết phục người khác làm theo. Thưởng , phạt nghiêm chỉnh để giữ vững kỷ cương , để ngăn chặn kịp thời các khuyng hướng xấu. Lãnh đạo doanh nghiệp còn phải luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề , nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng và đào thải người lao động có hiệu quả. Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống hoạt dộng kinh doanh . Trong công tác xuất khẩu , từ khâu tìm hiểu thị trường, khách hàng đến ký kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ phải giỏi chuyên môn và hết sức năng động. Đâylà yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công của mỗi hoạt động, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất Mỗi một phương pháp quản lý đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm. Để phất huy sức mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải suy nghĩ tổng hợp các phương pháp trong quản lý kinh tế. -Nhân tố giá cả Vấn đề về giá cả hàng hoá trong cơ chế thị trường là rất phức tạp vì thị trường có một loại giá khác nhau (tính cho cùng một loại hàng hoá ). Do giá cả thị trường bấp bênh không ổn định, nhất là thị trường có hiện tượng “mốt” tức là mặt hàng nào mới và hay thị người ta đổ xô để mua, xong một thưòi gian thì chẳng có ai mua nữa.. do vầy , các doanh nghiệp cần phẩi phán đoán để chọn lựa mặt hàng xuất khẩu sao cho phù hợp với thị trường về giá cả và sở thích -Nhân tố về dịch vụ Dịch vụ thương mại rất cần thiết đối nới sự phât triển sản xuất hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú. Dịch vụ xuất hiện ở mỗi giai đoạn của hoạt động xuất khẩu , nố hỗ trợ trước , trong và sau khi bán hang hoá. Dịch vụ trước khi bán hàng nhằm chuẩn bị tiêu thụ, khuyếch trương gây sự chú ý cho khách hàng. Dịch vụ trong quá trình bán hàng nhắm tạo dựng và thể hiện sự tôn trọng, niềm tin cho khách hàng. Còn dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu của khách hàng Nói tóm lại, dịch vụ có tác dụng rất mạnh mữ đối với các doanh nghiệp vì nó tạo cho doanh nghiệp luôn luôn biết được nhu cầu của khách hàng .Do vầy đây cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trỉnh kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Nội dung hoạt động xuất khẩu a)Lập phương án kinh doanh Đối với doanh nghiệp xuất khẩu , công việc lập phương án kinh doanh phải trải qua các bước như sau +Lập phương án sản xuất (đối với các doanh nghiệp sản xuất ) và các nguồn hàng có tiềm năng (đối nới các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần) -Lựa chọn bạn hàng: Việc lựa chọn bạn hạng thưo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thông thường khi lựa chọn bạn hàng các doanh nghiệp thường trước hết lưu tâm đến các mối quan hệ cũ của mình. Sau đó , những bạn hàng mà các doanh nghiệp khác trong nước đã quen cũng là một căn cứ để xem xét, lựa chọn ở các nước đang phát triển -Lựa chọn phương thức giao dịch : Có một số phương thức giao dịch chủ yếu trên thị trường quốc tế mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn như: . Giao dịch thông thường : là sự giao dịch mà người mua và người bán thảo luận trực tiếp với nhau trông qua thư từ, điện tín… để bàn về các điều khoản sữ ghi trong hợp đồng. Các bước tiến hành giao dịch thông thường bao gồm: Hỏi giá -Báo giá -Chào hàng _Chấp nhận , xác nhận. .Giao dịch qua trung gian: là việc người mua hoặc người bán qui định những điều kiẹn trong giao dịch mua bán hàng hoá và nhò tới sự giúp đỡ của người thứ ba để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng .Buôn bán đối lưu: là phương théc giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu , người bán đồng thời là người mua, lượng hạng hoá trao đổi với nhau có giá trị tương đương. .Đấu giá quốc tế: đây là phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chéc công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi người mua xem xét trước hàng hoá, những người bán hàng để các người mua đưa ra giá mình muốn Ngoài ra còn rất nhiều hình thức giao dịch khác như giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá, giao dịch tại hội chợ và triển lãm….. b)Tổ chức nghiên cứu thị trường +Nội dung nghiên cứu thị trường thế giới Nghiên cứu thị trường thế giới nhằn tìm kiến cơ hội thuận lợi , có hiệu qủa cho việc thâm nhập thị trong quan hệ thương mại của doanh nghiệp với nước ngoài. Nghiên cứu thị trường để tìm thị trường cho các hàng hoá, trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế Công tác nghiên cứu thị trường bao gồm 3 vấn đề chủ yếu sau: --Nghiên cứu chính sách ngoại thương của các quốc gia bao gồm: + chính sách thị trường +chính sách mặt hàng +chính sách hỗ trợ Chính sách ngoại thương của các quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Những thông tin mà hà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần nắm được là: Chính sách ngoại thương đó có ổn định hay không? Chính phủ ở quốc gia đó tham gia vào hoạt động ngoại thương với mức độ nào?Sự can thiệp của Chính phủ đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế ta sao?.. --Xác định và dự báo biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá trên thị trường bao gồm: -Nhóm nhân tố làm cho dung lượng thị trường bién đổi có tính chu kỳ: Trong nhóm này có thể kể ra những nhân tố quan trọng như : Sự nậm động của tình hình kinh tế của các nước trên thế giới , tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hoá . Khi nghiên cứ u nhân tố nhóm này, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế cần đặc biệt lưu ý tới sự vận động của các nước giữ vai trò chủ yếu trên thị trường thế giới trong việc xuất nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc đối tượng nghiên cứu -Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường:Các nhan ố thuộc nhóm này có thể kể ra như: tiến bộ khoa họcvà công nghệ ; biện pháp, chế độ, chính sách của các Nhà nước; thị hiếu , tập quán của người tiêu dùng; các hàng hóa thay thế… -Nhóm nhân tố ảnh hưởng tàm thời với dung lượng thị trường: các nhân tố thuộc nhóm này có thể kể rra như: Sự đầu cơ; sự thay đổi chính sách bất ngờ của nhà nước hoặc cua rcác tập đoàn kinh doanh lớn; các yếu tố bất thường khác như các xung đột chính trị xã hội chiến tranh , hạn hán , bão lụt… Điều quan trọng khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự thay đổi dung lượng thị trường là phải xác định nhân tố nào có ý nghĩa quyết định xu hướng phát triển của thị trường ở giai đoạn hiện tại và tương lai -Tìm hiểu thông tin giá cả và phân tích cơ cấu các lại giá quốc tế Giá cả quốc tế là mức giá có tính chấ đại biểu cho một loại hàng hoá nhấtđịnh trên thị trường thế giới, ở một thời điểm nhất dịnh. Một mức giá cả muốn được coi là giá cả quốc tế phải hội đủ 3 điều kiện: +Mức giá đó phải được ghi trong hợp động thương mại +Mức giá đó phải thể hiện trên thị trường tập trung phần lớn khối lượng giao dịch để đảm bảo tính khách quan và sát với quan hệ cung cầu nói chung; +Mé giá đó phải được dtính bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, vì thông qua đó dễ dàng so sánh với từng đồng tiền dân tộcvà ít chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát ở từng quốc gia + Phương pháp nghiên cứu thị trường Có hai phương pháp nghiên cứu thị trường, đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Hai phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tại bàn Đây là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất vì nó ít tốn kém và phù hợp với khả năng của mọi cán bộ nghiên cứu. Các tài liệu dùng để nghiên cứu tại bàn bao gồm: Các tài liệu xuất bản trong nước, các tài liệu xuất bản ngoài nước và nguồn tài liệu không xuất bản của các tổ chức , cơ quan có liên quan Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường Phương pháp này tốn kém hơn phương pháp trên. Thông tin thu được thông qua tiếp xúc với những người kinh doanh trên thị trường bàng một số biện pháp như Quan sát là phương pháp rẻ tiền nhất, tránh được thiên kiến của người trả lời câu hỏi nhưng có những nhược điểm là chỉ mô tả bên ngoài, tốn kém công sức và thời gian Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp có độ tin cậy cao đòi hỏi nghệ thuật của người phỏng vấn Phỏng vấn qua diện thoại: là phương pháp tssts nhất để tiếp xúc nới những người bận việc hoặc những người không muốn dành thời gian cho một cuộc phỏng vấn nhưng là phương pháp khá tốn kém và không thể thẹc hiện rộng rãi Phỏng vấn qua thư: ít tốn kém nhất song có độ tin cậy kém nhất trong các phương pháp nghiên cứu thị trường. Tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng Nhà kinh doanh quốc tế phải luôn nhận théc rằng đàm phán không chỉ có nghĩa là ngồi vào bàn và thảo luận , mà đàm phán càn diễn ra dưới mòi góc độ của công việc kinh doanh . Bất cứ điều gì nhà kinh doanh làm , bất cứ điều gì bạn hàng làm đều có thể trở thành những yếu tố tạo nên sự thành công của đàm phán . Trong kinh doanh thương mại quốc tế nói riêng và kinh doanh vói chung , nghệ thuất và kỹ thuất đàm phán là yếu tố không thể thiếu được trong hành trang của các nhà doanh nghiệp Khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp phải tập trung vào các điều kiện sau đây: -Điều kiện tên hàng -Điều kiện phẩm chất -Điều kiện số lượng -Điều kiện bao bì -Điều kiện cơ sở giao hàng -Điều kiện giá cả -Điều kiện giao hàng -Điều kiện thanh toán -Điều kiện khiếu nại -Điều kiện bảo hành -Điều kiện vận tải -Điều kiện trọng tài +Tổ chức thực hiện hợp đồng Khâu này bao gồm các bước cơ bản sau -Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá: Đối với hàng hoá thuộc nhóm hàng hoá quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch, hàng gia công , hàng hoá thuộc diện cần điều hành để bảo đảm cân đối cung cầu trong nước , khi muốn xuất khẩu doanh nghiệp phải đến Bộ thương mại xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá Ngoài các danh mục hàng hoá vêu trên, các doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng hoá tuỳ theo nhu cầu . Khi tiến hành hoạt động xuất khẩu các loại hàng hoá này , các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất khẩu do Bộ thương mại cấp và có ngành hàng phù hợp, không phải xin giấy phép xuất khẩu của bấy kỳ cơ quan nào, mạ chỉ cần đến cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan để xuất khẩu - Chuẩn bị hàng xuất khẩu: .Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu , chủ hàng phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu . Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng dã ký kết nới nước ngoàivà thư tín dụngL/C .Thu hom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu : Nếu là doanh nghiệpkd thương mại đơn thuần thì phải tổ chức đi thu mua hàng hay thuê gia công hàng, hay đi nhạn uỷ thác xuất khẩu . Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tổ chéc dự trữ ở doanh nghiệp . Tổ chức đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu sao cho phù hợp với hợp đồng đã ký và phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu. Yêu cầu chung về bao bì. đống gói hàng hoá ngoại thương và “an toàn , rẻ tiền , và thẩm my”. Ngoài ra , cần xứt đến những nhân tố như điều kiện vận tải, điều kiện khí hậu, Điều kiện về luật pháp và thuế quan để có hình théc, phương pháp đóng gói bao bì cho phù hợp. Việc dỉ ký mã hiệu hàng xuất khẩu cần phải đạt được yêu cầu sáng sủa , dễ đọc, không phai mầu , không thấm nước, sơnkhông làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá - Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu là nghĩa vụ của các nhà xuất khẩu và được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và uy tín cho nhà sản xuất Việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu có liên quan tới các cơ quan Nhà nước trong các bước như kiểm tra niêm phong kẹp chị khi dỡ hàng, kiểm nghiệm, kiểm dịch -Thuê tàu lưu cước -Mua bảo hiểm -Làm thủ tục hải quan: khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá , thực hiện các quyết định của hải quan -Giao nhận hàng xuất khẩu -Tổ chức thanh toán: thanh toán theo hình thức đã ghi trong hợp đồng -Tổ chức giải quyết tranh chấp, khiếu nại 3. Sự cần thiết của việc thiết lập và phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kì của Việt Nam. Tuân theo xu thế hợp tác trong kinh tế, tính đến nay nước ta đã có quan hệ về kinh tế thương mại với hơn 160 quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự kiện đáng lưu ý gần đây nhất là việc sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam thì ngày 23-7-2000, Hiệp định thương mại đã được kí kết giữa hai chính phủ và đã đựơc hai bên chính thức thông qua. Sự kiện này đã chấm dứt một thời gian dài đình trệ quan hệ giữa hai nước, ảnh hưởng đến sự ổn định, hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước cũng như ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới. a. Vai trò của thị trường Hoa Kì trong quan hệ thương mại toàn cầu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ chiếm 50% GDP, 65% thu nhập tư bản, 1/3 buôn bán quốc tế. Tỷ trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới tuy giảm song hiện nay vẫn giữ ở mức 22% GDP thế giới (GDP hàng năm của Hoa Kỳ đạt khoảng 8000 tỷ USD). Mỗi năm, quốc gia này nhập 50 tỷ USD trị giá sản phẩm quần áo, 10 tỷ USD trị giá sản phẩm giày dép, 8 tỷ USD trị giá hàng thuỷ hải sản, 2 tỷ USD trị giá hàng rau quả chế biến. Đây thực sự là một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Các “con rồng” Châu á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh được thị phần khá lớn tại thị trường này. Điều này có thể cho thấy các quốc gia trên thế giới đều mong muốn thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Không chỉ là nước nhập khẩu thuỷ sản và dệt may lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ còn là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ hai và xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Hàng nông sản của Hoa Kỳ chiếm trên 21% khối lượng buôn bán hàng nông sản chung của thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới. Với tiềm lực tài chính của mình, Hoa Kỳ là quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như: WTO,WB,IMF...Bên cạnh đó USD là đồng tiền mạnh, 24 nứơc gắn trực tiếp đồng USD với đồng tiền của họ, trên 55 nước gắn trực tiếp đồng USD để thị trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toán giá trị đồng tiền của mình. Đặc biệt, với thị trường chứng khoán chi phối hàng năm khoảng 8000 tỷ USD (trong khi đó con số này ở thị trường chứng khoán Nhật Bản chỉ vào khoảng 3800 tỷ USD, thị trường chứng khoán EU khoảng 4000 tỷ USD,...) mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Hoa Kỳ đều có sự ảnh hưởng đáng kể đến nền tài chính quốc tế. Với tiềm năng to lớn và những ưu thế nêu trên, trong thập kỷ này Hoa Kỳ vẫn là cường quốc kinh tế số 1 thế giới, đóng vai trò chi phối đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu. b. Sự cần thiết của việc thiết lập và phát triển mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ của Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ đang phát triển, có trình độ._. khoa học công nghệ cũng như quản lý còn yếu kém. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá, Việt Nam cần có lượng vốn lớn, tiếp cận với công nghệ hiện đại và học hỏi được trình độ quản lý tiên tiến của thế giới, trong khi đó Mỹ là một nước có khả năng làm cho Việt Nam đạt được mục tiêu này qua hai cách tác động :Trực tiếp và gián tiếp. Một mặt Mỹ là một thị trường lớn tương đối dễ tính . Đến năm 2000, dân số Mỹ với mức thu nhập quốc dân đầu người hơn 40.000 USD, và xã hội Mỹ là xã hội tiêu dùng ( người dân Mỹ dùng 21% thu nhập của mình cho nhập khẩu hàng tiêu dùng). Chính vì vậy, Mỹ được coi là thị trường lớn nhất thế giới mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam mong muốn hàng của mình thâm nhập được vào. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu một lượng hàng trị giá 1100 tỷ USD .Với mức tăng trưởng kinh tế 7-9% trong những năm gần đây, chỉ cần giành 1% thị phần Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng đạt trên 10 tỷ USD. Với chiến lược hướng tới xuất khẩu dể phục vụ mục tiêu CNH-HĐH đất nước thì thị trường Mỹ là một thị trường không thể bỏ qua Mặt khác nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố thúc đẩy cho công nghiệp hoá đất nước nhanh hơn . Chỉ trong 10 năm đối mới, hoạt động đầu tư nước ngoài nhộn nhịp hơn bao giờ hết . Trong số các nhà đầu tư lớn nào Việt Nam, Mỹ luôn có mặt trong danh sách 20 nước đứng đầu Xét trên góc độ các ngành sản xuất, thị trường Hoa Kỳ là đầu ra tiêu thụ cho nhiều sản phẩm hiện có tại Việt Nam và đồng thời sức hấp dẫn của thị trường này thậm chí còn kích thích sự phát triển của nhiều ngành nghề mới tại Việt Nam .Ví dụ cụ thể : mặc dù là một trong những nước xuất khẩu hạo hàng đầu trên thế giới nhưng Mỹ vẫn nhập khẩu một số lượng lớn gạo hàng năm để thực hiện tái xuất ( chủ yếu phục vụ mục đích viện trợ). Vì vậy, Mỹ có thể là bạn hàng của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Thêm nữa, hàng năm nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản của Mỹ là rất lớn, trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn thứ 2 về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Ngoài ta , thị trường Hoa Kỳ còn có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm như : Cà phê. Chè, hạt tiêu, hạt diều, giầy dép, quàn áo , dầu thô… Đây đều là những mặt hàng Việt Nam có lợi thé , và tiềm năng này của thị trường Hoa kỳ sẽ còn có thể giúp các ngành nói trên của Việt Nam tăng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của mình trong những năm tới Về gián tiếp, bình thường hoá quan hệ thương mại với Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thâm nhập thị trường Bắc Mỹ và gia nhập WTO .Bắc Mỹ là một thị trường lớn với tổng số dân là 390 triệu người; GDP khoảng 7000 tỷ USD . GDP bình quân đầu người khoảng 17000USD .Kim ngạch xuất khẩu đạt hàng tỷ USD .Mặc dù có số dân tương đương với EU nhưng Bắc Mỹ có sức tiêu thụ gấp 1.5 lần. Tham gia thị trường Bắc Mỹ là một nhiệm vụ mang tầm chiến lược quan trọng trong hệ thống chính sách đối ngoại của ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, tạo tiền đề cho nên kinh tế phát triển cao và lâu bền vào những thập kỉ mới Việc Việt Nam và Hoa Kỳ kí kết và thông qua Hiệp định thương mại được đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì: Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, thông tin, ... đưa đến hệ quả xu hướng hội nhập là tất yếu khách quan đối với các quốc gia, vì lợi ích của chính quốc gia đó. Qui mô toàn cầu thì có WTO (Tổ chức thương mại thế giới). Luật của WTO có nhiều điểm tương đồng với luật thương mại của Mỹ do đó rất nhiều nội dung của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gần giống với qui định của WTO mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán để xin gia nhập. Vì thế, việc kí kết hiệp định này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Thứ hai, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF, ADB,...đều có vai trò quan trọng của Mỹ nên việc kí kết hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp Việt Nam nhận được những tác động tích cực từ những tổ chức này. Thứ ba, Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới. Quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ phát triển nhanh chóng và thuận lợi khi hai bên trao cho nhau qui chế quan hệ thương mại bình thường. Kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển như Thái Lan, Mêhicô, Trung Quốc... cho thấy quan hệ thương mại với Mỹ sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trưòng này và thâm nhập vào thị trường những nước láng giềng của Mỹ, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra trong năm 1999, Hiệp định này có thể giúp Việt Nam nâng kim ngạch xuất khẩu với Mỹ lên tới khoảng 800 triệu USD ngay trong năm đầu khi Hiệp định có hiệu lực. Thứ tư, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì khi đó các nhà đầu tư hoạt động tại thị trường Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ với mức thuế ưu đãi. Môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ được hoàn thiện theo hướng minh bạch hơn, thông thoáng hơn. Hiệp định có hiệu lực, thuế xuất đối với hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm từ mức trung bình là 40% xuống còn 3% và theo ngân hàng thế giới thì thì xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2005, và 8 tỷ USD vào năm 2010 . Nó sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó nó sẽ khuyến khích các nhà đầu tư từ các quốc gia trong và ngoài khu vực, kể cả các nhà đầu tư Mỹ gia tăng đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng hoá sau đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nhiều mặt hàng mà thị trường Mỹ có nhu cầu lớn như dệt may, thuỷ hải sản, giày dép, cà phê. Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới với nhu cầu hàng năm lên tới gần 100 tỷ USD , trong đó hơn 50% được nhập khẩu từ bên ngoài. Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng chủng loại , và có nhiều mẫu mã chủng loại phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam . Bên cạnh đó Mỹ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản với giá trị nhập khẩu hàng năm gần 60 tỷ USD .Thuỷ sản là một trong những mặt hàng được Mỹ khuyến khích nhập khẩu ( thuế xuất là 0%) . Thị trường Mỹ ngày càng tỏ ra hấp dẫn đối với thuỷ sản Việt Nam . Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong văn 2000 đạt 307 triệu USD và trong năm 2001 đạt gần 400 triệu USD. Giầy dép cũng là một mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, nhưng hiện nay giá trị xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường Mỹ. Hàng năm Mỹ nhập khẩu hơn 15 tỷ USD nhập khẩu giày dép và đâu là một thị trường đầy tiềm năng cho Việt Nam, hy vọng sẽ tăng thị phần ở Mỹ lên 10% . Ngoài ra thị trường Mỹ còn là thị trường tiềm năng với rất nhiều mặt hàng khác nữa mà Việt Nam nên khai thác triệt để….. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ hai phía. Nó đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân hai nước, cụ thể là giới kinh doanh, tạo ra cơ sở pháp lí cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Phần II : Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kì 1. Động thái thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Nhìn từ góc độ lịch sử, quan hệ thương mại Việt Mỹ đã bắt đầu từ cách đây hơn 150 năm, với những thương vụ lẻ tẻ. Và cho đến 4/1975 Mỹ cũng chỉ có quan hệ kinh tế với chính quyền Sài Gòn cũ thông qua các khoản viện trợ chiến tranh. Khối lưọng giao dịch thương mại không lớn, chủ yếu là một số hàng nhập khẩu sang Mỹ: cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm... với số lượng khiêm tốn. Chỉ sau ngày tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và đặc biệt là đối với sự kiện Việt Mỹ bình thường hoá mối quan hệ, mối giao thương giữa hai nước mới có điều kiện để phát triển. a.Giai đoạn cấm vận kinh tế. Mặc dù lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam kéo dài 30 năm (từ 5/1964 đến 2/1994), song thông qua con đường gián tiếp và không chính thức, Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và buôn bán với nhiều tổ chức kinh tế phi chính phủ của Mỹ. Một số công ty Mỹ thông qua trung gian cũng đã đưa được hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Thương Mại Mỹ năm 1987, Mỹ xuất sang Việt Nam 23 triệu USD hàng hoá, năm 1988 là 15 triệu USD và năm 1989 là 11 triệu USD. Còn theo số liệu thống kê của Việt Nam, trong cả thời kì 1986-1989 xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần như bằng không. Song bước sang thập kỉ 90, tình hình đẵ có những chuyển biến nhất định. Năm 1990, Việt Nam đã xuất sang Mỹ một lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD, tăng lên 9.000 USD vào năm 1991, 11.000 USD vào năm 1992 và lên tới 58.000 vào năm 1993. Về nhập khẩu trong 3 năm 1991-1993, giá trị hàng hoá Mỹ nhập vào Việt Nam đã đạt gần 7 triệu USD so với 5 triệu USD của cả thời kì 1986-1990. b. Giai đoạn sau cấm vận kinh tế. Ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ B.Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Tiếp đó Bộ Thương Mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba và Việt Nam) lên nhóm Y - ít hạn chế thương mại hơn (gồm Mông Cổ, Lào, Campuchia,Việt Nam cùng một số nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, đồng thời cho phép các tàu mang cờ Việt Nam được cập các cảng Mỹ. Ngay sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, các hãng lớn của Mỹ với sự chuẩn bị từ trước, thông qua các chi nhánh của mình tại các nước trong vùng, đã lập tức tung sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của hãng Coca-Cola, Pepsi-Cola, Kodak tràn ngập thị trường Nam và Bắc Việt Nam, còn các hãng như Mobil, IBM, General Motor, Microsoft, Esso... ngay lập tức đã kí kết các hợp đồng khai thác và cung cấp các thiết bị có giá trị lớn với các đối tác Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư của Mỹ vào Việt Nam từ con số không đến hết tháng 5-1997 đã đạt 1,2 tỷ USD cho 69 dự án, khiến Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Việt Nam tại thời điểm này, đứng trên cả những nước đã có mặt tại Việt Nam từ trước như Pháp, Anh, Đức... Năm 1997 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai nước với việc Việt Mỹ thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện cho các loại sản phẩm trí tuệ có mặt tại thị trường Việt Nam. Đây cũng là năm các Bộ trưởng tài chính của hai nước đã thay mặt Chính phủ của mình kí Hiệp định về xử lí khoản nợ 145 triệu USD của chính quyền Sài Gòn cũ. Song sự kiện đáng chú ý nhất lại là việc Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngài Pete Peterson nhậm chức vào ngày 9-5-1997. Đây là những bứơc tiến quan trọng để hai nước tiến tới kí Hiệp định thương mại và bình thưòng hoá hoàn toàn về kinh tế. Tiếp theo, năm 1999 hai nước kí thoả thuận sơ bộ về hiệp định Thương mại và chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng áp dụng Tu chính án Jackson Vanik đối với Việt Nam, đã khích lệ các nhà kinh doanh yên tâm và vững tin vào triển vọng bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ. Tháng 7-2000, Hiệp định Thương mại được kí kết giữa Việt Nam với Hoa Kỳ,và chính thức được hai bên thông qua vào tháng 11-2001. Quan hệ thương mại giữa hai nứơc bước sang một trang mới, sáng sủa hơn và đầy triển vọng. 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. a. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trước khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ rất thấp và chiếm một tỷ trong nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1990, Việt Nam bắt đầu có những lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ với lượng giá trị hàng hoá khoảng 5.000 USD, con số này tiếp tục tăng lên gần gấp đôi, 9.000 USD vào năm 1991; 11.000 USD vào năm 1992 và năm 1993, chỉ ngót một năm trước khi lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam được chính thức bãi bỏ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng lên 58.000 USD. Nhưng ngay sau khi hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước sôi động hẳn lên và tăng lên rất nhanh mặc dù còn không ít những trở ngại.(bảng 1) Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (1994-2000). Đơn vị : Triệu USD. Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch XK sang HK 50,4 169,7 204,2 286,7 468,6 504 732,4 Tổng kim ngạch XK của VN 4.054,3 5.448,9 7.255,9 9.185 9.361 11.523 14.308 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch XK (%) 1.2 3,1 4,4 3,1 5,0 4,4 5,1 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, Bộ Thương mại. Sau khi hủy bỏ lệnh cấm vận, hàng hoá Việt Nam mới chính thức được thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và ngày càng gia tăng về giá trị qua các năm. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ dừng ở 50,4 triệu USD, chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: 1,2%. Giá trị xuất khẩu ngày càng tăng nhanh và 6 năm sau, năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp gần 15 lần, đạt 732,4 triệu USD, chiếm tới 5,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trên mới chỉ phản ánh được những thành công bước đầu trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Hoa Kỳ hiện đang là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam, có sức mua lớn và nhu cầu đa dạng. Mức tiêu dùng của người Hoa Kỳ cao gấp hai lần người Nhật và bằng 1,6 lần người Châu Âu. Hiện nay, Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 7 của Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù là nước xuất siêu khi buôn bán với Mỹ nhưng Việt Nam chỉ chiếm một thị phần quá nhỏ bé trong thị trường Mỹ (0,05%), đứng số 76 trong tổng số các nước và lãnh thổ buôn bán với Mỹ, so với các nước trong khu vực Châu á thì tỷ lệ này là 1,3% đối với Philippines, Thái lan 1,48%, Singapore 1,97% và Malaysia 2,07%...Năm 1997, mặc dù Việt Nam đã cố gắng nâng được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Hoa Kỳ lên trên 1,2 tỷ USD nhưng so với tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN và Hoa Kỳ là 119 tỷ USD cũng trong năm đó thì Việt Nam mới chỉ chiếm 1% tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Năm 1998, khả năng xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 0,6% khả năng xuất nhập khẩu của ASEAN và Hoa Kỳ.(bảng 2) Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN với Hoa Kỳ Đơn vị: triệu USD STT Nước XK từ ASEAN sang Hoa Kỳ 1997 1998 1 Malaysia 18.027 19.001 2 Singapore 20.075 18.357 3 Thái lan 12.602 13.434 4 Philippin 10.445 11.949 5 Indonesia 9.188 9.338 6 Việt Nam 389 553 7 Bruney 56 221 8 Mianma 115 164 9 Lào 14 21 Tổng số 70.911 73.028 Nguồn:US Department of commerce,trích lại từ Châu Mỹ ngày nay số 5/200 Như vậy, rõ ràng là quan hệ thưong mại giữa hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào của nó và chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của giới kinh doanh và nhân dân hai nước. b. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam chủ yếu là nông - lâm - thuỷ sản chế biến, hàng dệt may, giày dép và dầu thô.Cơ cấu mặt hàng đang có sự thay đổi. Trong những năm đầu xuất khẩu, các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm tới hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng giày dép, dệt may và khoáng sản có bước chuyển biến tích cực, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (bảng 3). Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đơn vị : Triệu USD. 1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ Trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Thuỷ sản 33,86 16,6 42,5 14,8 81,55 17,4 125,6 24,9 304,4 41,6 Dầu thô 80,6 39,5 34,6 12,1 79,22 16,9 99,6 19,8 91,4 12,5 Cà phê 109,5 53,6 90 24,2 125,1 24,1 59,21 9,8 69,93 9,5 Dệt may 19,74 9,7 20 7,0 26,34 5,6 34,7 6,9 49,57 6,8 Gạo 5,82 2,9 63,5 17,1 39,03 7,5 4,95 1,0 10,66 1,5 Rau quả 7,6 3,7 11,6 4,0 2,6 0,6 3,2 0,6 5,0 0,7 Tổng KNXK sang HK 204,2 100 286,7 100 468,6 100 504 100 732,4 100 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, Bộ Thương mại. Từ những số liệu trên đây ta thấy, riêng mặt hàng thuỷ sản là có giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong khi các mặt hàng khác như dầu thô, cà phê, gạo và rau quả có xu hướng không ổn định. Mặt hàng thuỷ sản. Hoa Kỳ là thị trường lớn của thế giới về thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt nam sang Hoa Kỳ tăng liên tục trong những năm qua, từ 33,86 triệu USD năm 1996 (chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ) lên tới 304,359 triệu USD năm 2000 (chiếm 41,6%), đưa thị trường Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai sau Nhật Bản. Sở dĩ mặt hàng thuỷ sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vì một mặt Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản ( bờ biển dài, vùng biển có năng lực tái sinh học cao, tương đối sạch và nhiều cửa sông, lạch,v.v...). Mặt khác, một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được miễn thuế nhập khẩu, cho dù được xuất khẩu từ một nước chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc hay hệ thống ưu đãi thuế quan chung như Việt Nam. Mặt hàng thuỷ sản được thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng nhất là tôm sú, cá basa, cá tha, cá ngừ, cá cờ, cá kiếm. Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ công nghệ mà việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua đã không đạt dược những hiệu quả như mong muốn. Việc xuất khẩu hải sản sang thị trường này phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của văn phòng hải sản thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc bệnh (FDA) thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ. Các quy định tập hợp thành bộ tài liệu HACCP và đã được Bộ hải sản Việt Nam phổ biến đến các công ty hải sản của ViệtNam áp dụng trong quá trình xin phép xuất khẩu hải sản vào Hoa Kỳ. Do đó , triển vọng tăng xuấ khẩu hải sản , nhất là tôm, vào thị trường này là khá lớn , nếu vấn đề vệ sinh thực phẩm được quan tâm Mặt hàng dầu thô. Đến năm 1996, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang Hoa Kỳ. Nhưng ngay trong năm này, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đạt 80,6 triệu USD (chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ), đứng vị trí thứ hai sau cà phê trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong hai năm tiếp theo, do giá dầu trên thế giới giảm mạnh, xuất khẩu về dầu thô sang Hoa Kỳ giảm cả về giá trị và tỷ lệ (năm 1997 đạt 34,6 triệu USD, chiếm 12,2 %; năm 1998 đạt 79,22 triệu USD, chiếm 16,9%). Trong hai năm trở lại đây, do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng mạnh, trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu khai thác, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt tới 91,37 triệu USD năm 2000, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn so với khả năng thăm dò khai thác dầu khí còn non trẻ và đầy triển vọng của Việt Nam, so với nhu cầu nhập khẩu dầu thô hàng năm của Mỹ (lên tới 78 tỷ USD), so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (chỉ chiếm 4,9% năm 1999). Mặt hàng dệt may. Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu mặt hàng may mặc. Hàng năm Hoa kỳ nhập khẩu khoảng 50-60 tỷ USD hàng may mặc và hàng dệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng dần lên qua các năm, tăng từ 19,74 triệu USD năm 1994 (chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ) lên tới 26,34 triệu USD năm 1998 (chiếm 5,6%) và đạt 49,57 triệu USD năm 2000 (chiếm 6,8%). Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tăng đều lên trong các năm qua đã chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam đang được thị trường Hoa Kỳ tiếp nhận và có nhiều hứa hẹn, mặc dù còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước trong khu vực như Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông (chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ). Một trong những đặc diểm của ngành dệt may Việt Nam là trong vòng 10 năm qua là các công ty Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các công ty nước ngoài, lấy công làm lãi , phần lớn nguyên phụ liệu là do các công ty nước ngoài đưa vào , một phần là do nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng thấp. Còn lượng hàng các công ty may xuất khẩu vủa ViệtNam tự lo nguyên liệu, bán thành phẩm còn rất hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của các nước như Hàn Quốc, Đầi Loan, Thái Lan… Cho đến nay, kim ngạch dệt may trong tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng nhanh hơn các mặt hàng khác. Theo dự đoán, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể tăng nhanh khi Hiệp định thương mại đưa vào hoạt động . Thời gian đầu khi hiệp địnhcó hiệu lực, mặt hàng này không bị khống chế bởi hạn ngạch nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội dể mở rộng thị trường . Theo nhiều chuyên gia , ngay trong một vài năm đàu tiên, nếu được chuẩn bị tốt, khim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namvào Mỹ có thể lên toéi gần 1 tỷ USD/năm. Nhưng sau đó , Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này . Do đó , dự đoán vào năm 2005 , kinh ngạch chỉ có thể đạt mức tối đa là 1,5 tỷ USD Mặt hàng gạo Hoa Kỳ hiện đang là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu gạo để tái xuất khẩu hay để thực hiện những hợp đồng về viện trợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm bất thường trong hoạt động nhập khẩu gạo từ Việt Nam của Hoa Kỳ. Bên cạnh việc hạn chế về chất lượng gạo xuất khẩu: ít được chế biến, hạn chế ở các khâu sấy và bảo quản, các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường Hoa Kỳ nên chưa có được các bạn hàng tin cậy, thường phải xuất khẩu qua trung gian nên không chủ động được trong tiêu thụ. Sở dĩ giá trị xuất khẩu gạo sang Hoa Kỳ năm 1999 giảm một cách đột ngột so với năm 1998 (từ 39,03 triệu USD xuống chỉ còn 4,5 triệu USD) chủ yếu do giá gạo trên thị trường thế giới giảm mạnh gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.Vì vậy, các nhà xuất khẩu hạo của ViệtNam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và thấy rằng thị trường nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ vẫn cón rộng mở đối với Việt Nam. Nếu muốn chiếm được thị trường này thì phải nâng cao chất lượng gạo, đặc biệt chú trọng khai thác gạo dặc sản như tám thơm, nàng hương . Hoa Kỳ cũng rất chú trọng yếu tố về thời gian giao hàng , đây cũng là yếu tố cạnh tranh trong các hợpđộng xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ Mặt hàng rau quả. Mặc dù là nước có nền nông nghiệp lớn trên thế giới và có nhiều loại rau quả với sản lượng lớn, nhưng Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ nhập khẩu hầu hết các loại rau quả tươi, bảo quản lạnh và chế biến (bình quân nhập khẩu 2 tỷ USD/năm). Trong những năm gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng lên, nhưng chưa nhiều (mới chỉ đạt 5 triệu USD năm 2000) và chưa thật ổn định. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 11,6 triệu USD năm 1997 xuống còn 2,8 triệu USD năm 1998 là do ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho đồng tiền của Việt Nam mất giá so với USD Mỹ. Mặt khác do khả năng cạnh tranh của hàng rau quả Việt Nam chưa cao, giá cả và chất lượng chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của ngưòi tiêu dùng. Mặt khác, do các đối thủ cạnh tranh như Philippines, Indonesia, Thailand là những nước được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ, do đó thuế suất đánh vào mặt hàng rau quả nhập khẩu vào Hoa Kỳ của họ thấp hơn rất nhiều so với thuế suất đánh váo hàng Việt Nam. Các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là dứa (chiếm tới hơn 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả) và một số mặt hàng khác như long nhãn, dừa đông lạnh, đu đủ.v.v... Ngoài những mặt hàng kể trên, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ là giầy dép, tất, sản phẩm nhựa và cao su... Như vậy, kể từ khi Hoa Kỳ chính thức xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, hàng hoá của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường này với tốc độ tăng trưởng khá. Các mặt hàng và các đối tác tham gia xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì xuất khẩu của ta sanh Hoa Kỳ còn nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, yêu cầu Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới. 3. Những vấn đề đặt ra từ việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ. Những thành công đạt được. Mặc dù thị trường Hoa Kỳ là thị trường tương đối mới mẻ và được đánh giá là dường như quá rộng lớn và phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Trước hết cần ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị các mặt hàng thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Đạt được kết quả như vậy, một mặt do phía Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng miễn thuế vào Hoa Kỳ như cà phê, chè, nông sản, hải sản và một số mặt hàng có thuế suất thấp như hàng may mặc. Mặt khác, hàng hoá Việt Nam đã được cải tiến theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ - một thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt nhất với sự có mặt của hàng hoá từ khắp nơi trên thế giới Kinh nghiệm thâm nhập thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên đáng kể biểu hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên không ngừng. Một ưu điểm nữa là các doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần đứng vững trên thị trường Mỹ và từng bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Nếu như trước cấm vận, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ thông qua một nước trung gian thì trong giai đoạn tiếp theo đã có nhiều hình thức như bán hàng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu Mỹ, tiến hành liên doanh, liên kết với nước ngoài,thực hiện gia công cho các đơn đặt hàng của Mỹ, dựa vào những nhà nhập khẩu từ nước thứ ba...Các doanh nghiệp Việt nam ngày càng tham gia nhiều vào các hội chợ, triển lãm quốc tế, nhất là được tổ chức tại Mỹ, thành lập các văn phòng đại diện tại Mỹ... Việc thâm nhập thị trường Mỹ còn giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thu hút được các công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý, nâng cao uy tín và khả năng thâm nhập thị trường ở nhiều cấp độ hàng hoá khác nhau, từ phổ thông tới cao cấp. Từ đó sẽ giúp ích cho họ trong việc tăng hiệu quả kinh doanh không chỉ trên thị trường Mỹ. Những mặt hạn chế. Bên cạnh những mặt làm được, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỳ thời gian qua còn có rất nhiều mặt hạn chế. Thứ nhất, mặc dù có sự gia tăng về số lưọng và giá trị mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ nhưng nhìn chung qui mô hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ còn nhỏ bé, chưa tương xứng với khả năng của Việt Nam và qui mô của thị trường Mỹ.Tuy vị trí xếp hạng có nhiều tiến bộ, nhưng Hoa Kỳ chỉ xếp thứ 6 trong các thỉtường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam(Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại năm 1998). Năm 200, mặc dù Việt nam đã cố gắng nâng được tổng giá trị ngoại thương với Hoa Kỳ lên trên 1,2 tỷ USD nhưng nếu so với từng nước trong khu vực thì vị trí của Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ chiếm 5,07% tổng khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Hàng hoá của Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Ví dụ như hàng giầy dép , năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu chiếm tới 28% tổng giá trị nhập khẩu nhưng chỉ chiếm 0,1% nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ. Thuỷ sản năm 1999, cũng chỉ chiếm 0,55 trên thị trường Mỹ. Trong khi đó đối với một số nước trong ASEAN thì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất.(bảng 4) Bảng 4: Vị trí và tỉ lệ của Hoa Kỳ trong giá trị xuất khẩu của 4 nước ASEAN năm 1999 Tên nước Tổng giá trị XK (triệu USD) Vị trí và tỷ lệ Số 1 Tỷ lệ (%) Số 2 Tỷ lệ (%) Singapore 114.723 Mỹ 19,2 Malaysia 16,6 Malaysia 84.302 Mỹ 23 Singapore 17 Indonesia 55.979 Nhật Bản 19,7 Mỹ 16,5 Philippin 32.706 Mỹ 35,3 Nhật Bản 14,3 Nguồn: ADB, trích lại từ Tạp chí Kinh tế Châu á -TBD số 4/99 Thứ hai, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là mặt hàng thô, mức độ gia công chế biến trong nước thấp, các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ, chất xám thấp. Về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm của ta lại chưa cao, trong một số trường hợp không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm định ngặt nghèo của Mỹ nên đã bị tái xuất, hoặc chưa hấp dẫn được người tiêu dùng.Việc đổi mới kiếu dáng, chủng loại sản phẩm ít được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Mỹ là một thị trường đòi hỏi cao và nghiêm ngặt về chất lượng hàng hoá. Đây là một khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.Các doanh nghiệp Việt Nam là những người đến sau so với các đối thủ khác trên thị trường, khả năng cạnh tranh còn thấp, còn chịu ảnh hưởng quá lâu của cơ ché cũ nên việc xâm nhập các thị trường mới còn lúng túng. Viẹc thành lập các chi nhánh các đại diện, sử dụng hình thức đại lý bán hàng thiết lập mạng lưới phân phối riêng cho daong nghiệp trên thị trường Mỹ còn rất hạn chế. Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thì trong 2 ngành mà Việt Nam có khả năng thâm nhập mạnh nhất vào thị trường Mỹ là dệt may và thuỷ sản thì tỷ lệ doanh nghiẹp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất thấp. Cụ thể chỉ có khoảng 50 trong tổng số 300 thành viên của Hiệp hội dệt may và 60-70 trong tổng số hàng trăm thành viên của ngành thuỷ sản là có được năng lực này Thứ ba, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Quá trình thâm nhập vào thị trường Mỹ đã bộc lộ ra các điểm còn yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là quy mô về vốn, năng lực sản xuất, khả năng thu gom hàng của các doanh nghiệp còn nhỏ, thấp và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp còn kém nên khó đáp ứng được các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Mỹ vốn luôn lớn về số lượng lại đòi hỏi thời gian giao hàng rất ngắn. Do đó dẫn đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV587.DOC
Tài liệu liên quan