mục lục
Phần 1: Khái quát về thị trường Mỹ
Một vài nét sơ lược về nước Mỹ
Một vài nét đặc trưng về thị trường Mỹ
Ngiên cứu một số quy định pháp lí của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ
Sự cần thiết của việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ
Phần 2: Quan hệ Việt- Mỹ và thực trạng việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ
Quan hệ thương mại giữa hai nước từ trước tháng 4 năm 1994 đến trước tháng 7 năm 2000
Hiệp định thương mại được kí kết giữa
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai nước và những cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Phần3: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh trên thị trường Mỹ
Những thuận lợi
Những khó khăn
Phần 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả
Tầm vĩ mô (cấp nhà nước)
Tầm vi mô (cấp doanh nghiệp)
lời giới thiệu
ĐĐĐ
Như đã biết, đất nước ta đã trải qua một thời kỳ nền kinh tế đóng khá lâu. Tính suốt cả một thời gian dài, kể từ sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước (tháng 4/1975) chúng ta phần lớn chỉ quan hệ với các nước trong phe Xã hội Chủ nghĩa. Mối quan hệ ở đây, em muốn nói đến các hoạt động kinh tế đối ngoại như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế,… Tuy nhiên, trong đề tài này, em muốn đề cập đến lĩnh vực thương mại quốc tế mà cụ thể ở đây là “hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam”.
Sở dĩ, đất nước chúng ta duy trì lâu dài nền kinh tế đóng này một phần do yếu tố chủ quan của các cấp lãnh đạo nhà nước ta nhưng phần lớn do yếu tố chính trị mà chính phủ Mỹ đã áp đặt cho chúng ta. Đó là chính sách cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Mỹ là nước có tiếng nói lớn nhất trên thế giới. Tất cả các nước trên thế giới đều phải kính nể và có phần “ e ngại” Mỹ. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, đất nước chúng ta gần như chỉ quan hệ giới hạn trong phạm vi các nước Xã hội Chủ nghĩa. Phạm vi này càng ngày càng trở nên nhỏ bé kể từ khi khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu bị sụp đổ.
Trước tình hình trên, nhận thấy không thể đóng cửa nền kinh tế mãi được, chính phủ ta đã có những chính sách tích cực thể hiện thiện chí mong muốn quan hệ với tất cả các nước trên thế giới dựa trên quan hệ “ Hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giữa các bên và không xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nhau”. Với những cố gắng, nỗ lực của chính phủ và nhân dân Việt Nam, cuối cùng chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định. Có khá nhiều nước nằm ngoài phe Xã hội Chủ nghĩa đã đặt quan hệ với ta và bước đầu đã có những tiến bộ khả quan.
Trước xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, chính phủ Mỹ nhận thấy không thể cấm vận kinh tế Việt Nam mãi được. Nếu chính phủ Mỹ cứ duy trì chính sách này thì chính các doanh nghiệp Mỹ sẽ bị thiệt thòi vì thị trường Việt Nam khá hấp dẫn. Bây giờ, nếu chính phủ Mỹ còn trần trừ thì các nước Tây Âu như : Anh, Pháp, Đức… sẽ chiếm lĩnh hết thị trường Việt Nam. Chính vì điều này, tổng thống Mỹ Binclinton đã chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm Việt Nam vào tháng 4 năm 1995. Từ đây mở sang một trang mới cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã hòa nhập vào thị trường quốc tế một cách tự tin hơn và đặc biệt hơn cả là họ đã dám xâm nhập vào thị trường Mỹ, một thị trường có sức tiêu thụ vô cùng lớn nhưng cũng vô cùng nghiêm ngặt bởi các quy chế luật pháp.
Trong đề tài này, em muốn đề cập đến những thuận lợi, khó khăn và cả các giải pháp mà theo em là khá hữu hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập hàng hóa vào thị trường Mỹ.
Trên đây, em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện để em làm đề tài này và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Anh Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài.
phần I. khái quát về thị trường Mỹ
1. Một vài nét sơ lược về nước Mỹ:
Mỹ là một trong số những nước rộng nhất trên thế giới với diện tích khoảng 9 triệu kilômet vuông với trên 50 bang.
Vào đầu những năm 40 của thế kỷ này, Mỹ đã thu được một nguồn lợi nhuận khổng lồ nhờ việc buôn bán vũ khí cho các nước tham gia chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, Mỹ lại tiếp tục làm giàu nhờ vào công cuộc khôi phục lại kinh tế ở hầu hết các quốc gia phát triển bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.
Kể từ những năm 60 trở đi,nền kinh tế Mỹ đã phát triển chậm lại thậm chí có lúc gặp khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vậy nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối khá và đều. Điều này được thể hiệ qua bảng sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%) của Mỹ và một số nước điển hình
Quốc Gia
1951-1960
1961-1970
1971-1980
1981-1990
1991-1997
Mỹ
3,4
3,8
2,9
2,6
2,7
Nhật
6,2
10,7
4,6
4,0
1,5
Đức
7,2
4,8
2,7
2,2
2,4
Bảng1
Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Mỹ không cao như của Nhật, Đức vào thập kỷ 60-70 song Mỹ lại không bị suy giảm nhiều như tốc độ tăng trưởng trung bình của Nhầt, Đức vào thập kỷ 90.
Tổng sản phẩm quốc dân của nước Mỹ là gần 7000 tỷ USD.
Dân số Mỹ khoảng trên 260 triệu người, kết hợp với nhân tố trên đã làm cho Mỹ thực sự trở thành một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới.
Một số đặc điểm điển hình về con người Mỹ mà chúng ta nên biết để có thể thiết lập quan hệ lâu dài với họ trong buôn bán quốc tế:
Thứ nhất, là tính thực dụng của người Mỹ rất cao. Người Mỹ rất biết giá trị lao động do họ làm ra cho nên họ rất coi trọng đồng tiền. Làm ra tiền và kiếm tiên là động lực thúc đẩy họ vận động nhanh hơn, căng thẳng hơn và cuồng nhiệt hơn.
Thứ hai, là tinh thần tôn trọng pháp luật của người Mỹ rất cao. Tất cả các mối quan hệ đều được phân xử bằng luật pháp thậm chí đó là các mối quan hệ về gia đình
Thứ ba, là người Mỹ hết sức cởi mở và thẳng thắn. Khi chúng ta là những nhà kinh doanh, chúng ta có thể dễ dàng tạo lập các mối quan hệ với người Mỹ nhưng lưu ý họ hết sức coi trọng lời hứa trong kinh doanh, chữ tín và thời gian.
Thật vậy, “Thời gian là tiền”. Đúng hẹn hết sức quan trọng với người Mỹ. Khi muốn gặp họ, chúng ta phải điện thoại cho họ trước để thông báo và khi đã đến gặp họ thì chúng ta không nên đến chậm trễ một phút nào cả.
Thứ tư, là vấn đề việc làm. Động cơ chính của người dân Mỹ là thu nhập cao và làm việc trong một kỳ hạn ngắn (điểm này rất khác biệt với người châu á thích làm việc lâu dài và ổn định)
Trên đây là một vài nét diển hình về đất nước và con người Mỹ.
2. Một vài nét dặc trưng về thị trường Mỹ
2.1 Trước hết để nghiên cứu về thị trường Mỹ chúng ta tìm hiểu qua về kinh tế Mỹ:
ở Mỹ hiện nay đang hình thành hai nền kinh tế: Kinh tế cổ điển và kinh tế mới.
Kinh tế cổ điển là những ngành sản xuất hàng vật chất (cơ khí, hóa chất, hàng tiêu dùng…)
Nền kinh tế mới là khái niệm mới được đưa ra khi mà Internet ở Mỹ phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào các ngành sản xuất. Công ty Microsoft trong vòng 5 năm trở lại đây đã trở thành công ty có tiềm lực vô cùng lớn ở Mỹ. Nếu như trước kia các công ty General Motor, Ford, Crystle, Electric… là những công ty hàng đầu của Mỹ thì nay chúng được xếp sau các công ty điện tử, tin học…
Họ gọi đó là nền kinh tế mới.
Khi chú trọng vào phát triển khu vực kinh tế mới, họ thường chuyển những ngành sản xuất hàng hóa thông thường sang các nước khác. Vậy Việt Nam có thể lợi dụng được điều này để sản xuất các mặt hàng đang có nhu cầu lớn ở thị trường Mỹ mà lại là thế mạnh của ta như: túi xách, giầy dép, dệt may, hàng nông sản và hàng thủy hải sản
2.2 Thị trường Mỹ có những nét khác biệt mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khi tiếp cận:
Thứ nhất, là quy mô đơn đặt hàng của họ thường rất lớn, có khi họ mua toàn bộ sản phẩm của một nhà máysuốt một vài năm liền. Họ không chỉ mua hàng đắt tiền mà còn mua nhiều loại hàng phục vụ nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Bên cạnh đó, các nhà phân phối của Mỹ thường thiết lập hệ thống phân phối lớn vì hàng hóa không chỉ bán ở Mỹ mà chúng theo các kênh đi khắp thế giới. Đó là lí do vì sao đơn đặt hàng của họ thường lớn.
Thứ hai, tư vấn là tập quán của các công ty Mỹ và thị trường Mỹ. Khi vào Việt Nam làm ăn, họ cũng sử dụng các tư vấn ở Việt Nam giúp họ mua hàng hóa, chỉ định nhà xuất hàng hóa theo yêu cầu, tiếp cận nguồn nguyên liệu hoặc cách thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam. Cho nên các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ chào hàng nếu muốn chắc chắn cũng cần phải sử dụng tư vấn. Hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn đến hỏi thương vụ: “Anh có muốn tiếp cận thị trường cho thị trường may mặc không? Bỏ tiền ra tôi làm cho”
Thứ ba, là phương thức giao dịch kinh doanh trên thị trường Mỹ rất đa dạng và hiện đại. Việc bán hàng trên Internet như công ty Amazon là một thí dụ điển hình. Công ty không có cửa hàng, siêu thị chỉ có một kho chứa hàng và một Website. Khách hàng muốn mua gì cứ vào Website rồi gọi đến công ty, sẽ có người đem hàng ở kho đến giao tận nhà. Hiện nay, nhiều cửa hàng, siêu thị ở Mỹ đã bị lao đao và phải chuyển đổi sang hình thức kinh doanh này kết hợp với hình thức bán hàng ở cửa hàng truyền thống
Thứ tư, là tại thị trường Mỹ yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hóa bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán hàng. Các nhà kinh doanh trên thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt như nhiều người mô tả là “một mất một còn”. Cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng lại mau chán. Vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo thay đổi nhanh đối với sản phẩm của mình, thậm chí phải có phản ứng trước.
Có hai cách tiếp cận thị trường Mỹ : bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông qua đại lý. Lựa chọn cách nào là tùy thuộc ở mỗi doanh nghiệp
3. Nghiên cứu một số quy định pháp lí của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ :
3.1 Quy định pháp lí về một số mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ:
Như trên ta đã biết, hàng hóa tiêu thụ tại thị trường Mỹ rất đa dạng về chủng loại phù hợp với các tầng lớp người tiêu dùng theo kiểu: “ Tiền nào của ấy” với những hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo.
Mỹ có rất nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật…Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định về luật lệ ở Mỹ họ thường cảm thấy khó khăn khi làm ăn tại thị trường này. Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ lại rất rõ ràng, cụ thể, nếu các nhà doanh nghiệp nắm rõ thì làm việc lại rất dễ dàng.
Luật pháp Mỹ quy định: Các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại cục hải quan Mỹ. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải nộp cho cục hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Theo “Copyright Revision Act” của Mỹ, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị hủy. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi thì cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành.
Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hóa, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do cục hải quan quản lý và chia làm 2 loại: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối ( hạn ngạch phi thuế quan).
Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao.
Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt.
Một số mặt hàng sau đây khi nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch:
a) Hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với: sữa, kem các loại, cam quýt, ôliu, xiro,đường mật, whiskroom chế toàn bộ hoặc một phần từ thân cây ngô
b) Hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với: thức ăn gia súc, sản phẩm thay thế bơ, sản phẩm có chứa tới 45% bơ béo trở lên, pho mát được làm từ sữa chua diệt khuẩn, sôcôla có chứa 5,5% trọng lượng là bơ béo trở lên, cồn êtylen và hỗn hợp của nó làm nhiên liệu
Ngoài ra, cục hải quan Mỹ còn kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi nhân tạo, hàng pha tơ lụa, hàng làm từ sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số nước theo quy định. Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những quy định trong Hiệp định hàng dệt mà Mỹ đã ký với các nước.
Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết và rõ ràng đối với từng nhóm hàng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định do các cơ quan chức năng thực hiện
Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác theo quy định: các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là “các loại sợi khác”. Phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Fedcral Trade Commision (FTC) của Mỹ cấp
Thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo các quy định của Bộ nông nghiệp Mỹ, phải qua giám định của cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm từ thịt sau khi đã qua giám định của cơ quan giám định động thực vật (APHIS) còn phải qua giám định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA).
Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khỏe của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định.
Gia cầm sống, lạnh đông, đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của cơ quan giám định an toàn thực phẩm USDA.
Với mặt hàng rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải bảo đảm các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín. Các mặt hàng này phải qua cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc usda để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu.
Đồ điện gia dụng khi nhập khẩu vào Mỹ phải ghi trên nhãn mác các tiêu chuẩn về điện, chỉ tiêu về tiêu thụ điện theo quy định của Bộ năng lượng , Hội đồng thương mại liên bang, cụ thể là đối với: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần áo, thiết bị đun nước, thiết bị lò sưởi, điều hòa không khí, lò nướng, máy hút bụi, máy hút ẩm.
Thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo các quy định của Federal Drug and Cosmetic Act. Theo đó, những mặt hàng kém chất lượng hoặc không bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu, buộc phải hủy hoặc đưa trở về nước xuất xứ.
Hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của National Marine Fisheries Service thuộc cục quản lý môi trường không gian và biển và bộ thương mại Mỹ.
Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu vào Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận tải. Thuế suất có sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng quy chế thương mại bình thường (NTR) với những nước không được hưởng (None NTR), có hàng hóa có thuế, có hàng hóa không thuế nhưng nhìn chung thuế suất ở Mỹ thấp hơn so với nhiều nước khác.
ở Mỹ có luật chống bán phá giá. Nếu hàng hóa bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì các nhà sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra tòa và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hóa bán phá giá mà còn đối với tất cả các hàng hóa khác của nước đó bán vào Mỹ .
3.2 Các thủ tục hải quan cần lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ:
Trước khi đi vào tìm hiểu các thủ tục cụ thể, ta tìm hiểu sơ qua về tổng cục hải quan Mỹ.
Tổng cục hải quan Mỹ có một trách nhiệm lớn lao khi giải quyết với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Nó là một đại diện của Bộ tài chính và là một cơ quan thi hành theo lệnh của tổng thống Mỹ.
Tổng cục hải quan đặt trụ sở chính tại Oasinhtơn, chia thành 7 khu vực hải quan ( Boston, Maiami, Houston, Chicago, New York, New Orleans và Los Angeles). Tiếp theo nó được chia thành 42 quận và mỗi quận có quận trưởng đứng đầu. Quận là đơn vị then chốt trong việc nhập khẩu. Người cộng tác cho hải quan hầu như được dùng một cách phổ biến để quản lý việc nhập khẩu hàng hóa. Quá trình này đã được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính điện tử.
Hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải qua hải quan làm các thủ tục. Nguyên tắc chung là hàng đến thì các đại lý nhận hàng và đưa ngay vào kho hải quan. Sau đó đại lý thông báo cho chủ hàng đến để làm thủ tục theo các bước sau:
a) Xuất trình chứng từ:
Nhà nhập khẩu hoặc người môi giới của nhà xuất khẩu phải xuất trình hồ sơ chứng từ xin làm thủ tục hải quan. Hồ sơ phải xuất trình trước 5 ngày khi tàu tới. Trong 10 ngày sau khi hải quan chấp nhận cho lấy hàng ra thì bên có trách nhiệm xuất trình hồ sơ phải nộp thêm tài liệu mà hải quan yêu cầu để thống kê, tính thuế và đặt cọc thuế dự tính. Chứng từ gồm: vận đơn, hóa đơn, đơn xin làm thủ tục hải quan, phiếu đóng gói, bảo lãnh đóng thuế (có giấy chứng nhận kiểm dịch hàng thực phẩm và hàng có quota). Hải quan tổng hợp thông tin từ tài liệu trên trở thành bản tóm tắt hàng vào tính thuế, xác định mức thuế người nhập khẩu phải nộp. Hóa đơn là tài liệu chính để tính thuế. Hóa đơn có tên cảng đến, tên nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và người nhập hàng, tên hàng, tầu, mô tả hàng hóa, số lượng, giá mua, loại tiền, cước , bảo hiểm, hoa hồng; phí đóng gói và các phí khác có thuộc diện hoàn thuế không; nước xuất xứ, giá trị, người cung cấp hàng hóa, người mua có cung cấp hàng hóa đó ngay cho người bán không, có chiết khấu gì không.
b) Kiểm tra:
Trước khi chủ hàng nhận hàng, hải quan kiểm tra ít nhất mỗi hóa đơn một kiện, cứ 10 kiện kiểm tra ít nhất một kiện để xem hàng hóa có khai đúng. Việc kiểm tra có thể tiến hành cụ thể ở cầu cảng, ở kho nạp container, ở kho bến cảng, ở kho người nhập khẩu. Hoặc mỗi lô hàng lấy ra một ít làm mẫu để kiểm tra, còn lại cho nhận (kiểm tra xong trả lại). Nếu kiểm tra mẫu phát hiện gian lận thì hải quan có quyền tịch thu và phạt cả lô.
c) Hoàn thành thủ tục:
Khi làm xong chứng từ, người nhập khẩu đặt cọc mức thuế tạm tính để lấy hàng ra. Sau đó, hải quan tính thuế chính thức, sẽ báo và thanh toán, thiếu thì nộp thêm, thừa thì trả lại. Sau khi hải quan đã định rõ mức thuế và phí thì sẽ thành quyết toán. Việc thanh toán này được hải quan đăng trên công báo hải quan, người nhập khẩu được quyền khiếu nại.
Ghi chú xuất xứ đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ :
Luật hải quan Mỹ yêu cầu mọi hàng hóa nhập khẩu được sản xuất tại nước ngoài phải ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh để người mua cuối cùng ở Mỹ có thể biết được hàng hóa đó được chế tạo, sản xuất từ nước nào. Tên nước xuất xứ phải được ghi rõ ràng, không thể xóa được, ghi ở một vị trí dễ nhận thấy nhất đối với từng hàng hóa cụ thể.
Nếu hàng hóa không được ghi chú đúng quy định tại thời điểm nhập khẩu, thì mặt hàng sẽ bị đánh một khoản thuế ghi chú (marking- duty) tương đương với 10% giá trị hải quan của mặt hàng đó.
Nói chung người mua cuối cùng có thể được định nghĩa là người cuối cùng ở Mỹ nhận hàng hóa đó dưới dạng nó được nhập khẩu. Thông thường nếu một mặt hàng được sử dụng trong quá trình sản xuất ở Mỹ và sản xuất ra những sản phẩm có tên, đặc điểm và công dụng khác với mặt hàng nhập khẩu thì nhà sản xuất đó chính là người mua cuối cùng. Nếu mặt hàng nhập khẩu được bán lẻ ở nguyên dạng khi nhập khẩu, thì người mua lẻ mặt hàng đó là người mua cuối cùng. Nếu những thay đổi là nhỏ và không làm thay đổi gì tới bản chất của mặt hàng nhập khẩu nào đó thì người thực hiện những thay đổi đó không được coi là người mua cuối cùng.
Ghi chú nước xuất xứ của hàng hóa phải đầy đủ, lâu dài cho đến khi hàng hóa đó đến tay người mua cuối cùng.
Nếu những mặt hàng đã ghi chú sẽ phải đóng gói tại Mỹ sau khi đã làm xong thủ tục hải quan, thì người nhập khẩu phải chứng minh ngay từ khi bắt đầu nhập hàng rằng họ sẽ không làm mờ những ghi chú đã được ghi đúng quy định, bất kể đó là ở trên sản phẩm đã được đóng lại hay ở trên vỏ bọc mới đóng gói lại.
Có danh mục cụ thể về các mặt hàng không phải ghi chú tên nước xuất xứ trên sản phẩm nhưng phải ghi tên nước xuất xứ trên vỏ bọc ngoài khi được chuyển tới người mua cuối cùng tại Mỹ. Những mặt hàng trong danh mục này là hàng không thể ghi chú tên sản phẩm, các loại nguyên liệu thô.
Có ngoại lệ không phải ghi chú xuất xứ đối với hàng hóa nhập vào Mỹ, kể cả vỏ bọc bên ngoài hàng cũng không phải ghi chú, là những mặt hàng nhập khẩu để sử dụng và không có ngụ ý bán đi dưới dạng hàng nhập khẩu hay các dạng khác, những mặt hàng sẽ được người nhập khẩu gia công tại Mỹ hoặc phục vụ mục đích sử dụng của người nhập khẩu chứ không phải là mục đích che dấu hàng hóa bằng chủ tâm xóa bỏ, hủy ghi chú xuất xứ hoặc che dấu nguồn gốc xuất xứ .
4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ:
4.1 Do thị trường Mỹ hấp dẫn:
Thật vậy, qua mục 1 ta thấy Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ lớn với một vài số liệu khá thuyết phục:
10% dân cư có thu nhập cao nhất chiếm 25% thu nhập bằng tiền của người dân Mỹ;
Tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong GDP ở Mỹ rất cao. Nó vượt trột hơn hẳn các nước cũng có nền kinh tế khá phát triển. Ta có thể tham khảo qua bảng thống kê sau đây:
Các nước
Mỹ
Anh
Nhật
Đức
Nga
Tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong GDP (%)
68
64
60
58
58
Bảng 2
Qua bảng thống kê ta thấy sức tiêu thụ của thị trường Mỹ vào loại lớn nhất trên thế giới. Đặc biệt thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn về các mặt hàng như túi xách, giày da, quần áo, hàng thủy sản, hàng dệt, hàng nông sản.
Như chúng ta đều biết, Việt Nam rất có thế mạnh về những chủng loại mặt hàng này. Chúng ta hãy thử xét xem thế mạnh của từng mặt hàng mà Việt Nam có:
Với mặt hàng thủy hải sản thì chúng ta có bờ biển khá dài, hơn 3000 kilômet dọc chiều dài cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản ở ven bờ được thuận lợi và nó có thể tiến hành ở nhiều tỉnh trong cả nước. Hơn nữa, Việt Nam còn có khá nhiều sông, hồ và dặc biệt ở Miền Nam còn phát triển hệ thống kênh rạch khá đa dạng. Chính những con sông, hồ, ao và cả các kênh rạch này là một điều kiện lí tưởng để nuôi và đánh bắt các thủy hải sản.
Với mặt hàng nông sản thì không cần phải nói nhiều vì đất nước chúng ta có truyền thống lâu đời về phát triển nông nghiệp với hơn 70% dân số Việt Nam làm nông nghiệp. Bên cạnh đó là tinh thần lao động cần cù, chịu khó của người dân Việt Nam đã cho chúng ta một lòng nhiệt tình hăng say trong công việc này. Hơn nữa, Việt Nam chúng ta lại nằm trong vùng nhiệt đới với bốn mùa quanh năm. Điều này tạo điều kiện cho chúng ta phát triển các rau quả thời vụ ngắn ngày. Hiện nay kết hợp với khoa học công nghệ tiên tiến thì Việt Nam chúng ta có quyền tự tin vào khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ loại mặt hàng này.
Với mặt hàng giày da, túi xách và dệt may thì đây là loại mặt hàng thuộc về tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp nhẹ. Nó không đòi hỏi trình độ máy móc cao lắm mà quan trọng là phải có đội ngũ công nhân lành nghề. Với nguồn nhân công lao động dồi dào kết hợp với bản tính cần cù chịu khó của người lao động Việt Nam thì có thể nói chúng ta hoàn toàn có thể thành công trong việc cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Như vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng các thế mạnh của mình thì chúng ta có thể thu được một nguồn lợi nhuận khổng lồ từ thị trường tiêu dùng Mỹ và mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
4.2 Do chính sách hội nhập của nhà nước Việt Nam và do xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu:
Thật vậy kể từ sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, chúng ta đã duy trì một nền kinh tế có thể nói gần như: “ khép kín” với cơ chế bao cấp quá lâu dài. Chính sách này không còn thích hợp khi đất nước đã hòa bình và hậu quả của nó là nền kinh tế Việt Nam đã sa sút và rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa một cách nghiêm trọng. Tình trạng kinh tế lúc này cung không đủ cầu trong nước thì nói gì đến xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Trước tình hình vô cùng khó khăn này, nhận thấy chúng ta không thể cứ kéo dài mãi tình trạng trên, Đảng và nhà nước ta đã quyết định thay đổi đường lối kinh tế kể từ đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra vào tháng 12 năm 1986.
Một điểm nổi bật của sự thay đổi đường lối kinh tế là chúng ta đã bước đầu hình thành và tiến tới phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Chính hoạt động của cơ chế thị trường đã là một động lực giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, một sự thay đổi lớn về lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã mở rộng quan hệ của Việt Nam ra nhiều nước khác. Nếu như trước đây chúng ta chỉ quan hệ với các nước trong phe Xã hội Chủ nghĩa thì giờ đây chúng ta đã bắt đầu quan hệ với các nước phương Tây, các con rồng Châu á… Có thể nói kinh tế đối ngoại có sự thay đổi cả về quy mô lẫn hình thức. Chính sự vận hành của cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước kết hợp với sự mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đã mở một luồng sinh khí cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi cho lĩnh vực ngoại thương đặc biệt là chính sách ưu đãi về xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng như: giảm thuế xuất khẩu, giảm thuế lợi tức đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng ưu đãi, gần như không có sự hạn chế về hạn ngạch đối với các mặt hàng xuất khẩu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường nước ngoài
Đường lối đổi mới mọi mặt về kinh tế xã hội chính trị của nhà nước ta cho đến nay đã trải qua 14 năm và nó đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại Việt Nam. Có thể lấy một vài ví dụ điển hình về sự thành công này: Đó là nước ta đã lần lượt gia nhập vào Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), diễn đàn kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC) và đang tích cực trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Bên cạnh đó, kể từ những năm 90 đến nay, cục diện toàn cầu đã hoàn toàn thay đổi. Xu hướng tự do hóa thương mại đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới. Đặc điểm của xu thế tự do hóa thương mại là làm giảm nhanh và mạnh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện cho hàng hóa các nước thâm nhập vào thị trường của nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tất cả những điều trên đã tạo đà thuận lợi vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài (cụ thể chúng ta đang xét ở đây là thị trường Mỹ)
phần ii. quan hệ việt- Mỹ và thực trạng của việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ :
1. Quan hệ thương mại giữa hai nước từ trước khi kí kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ tháng 7 năm 2000 được chia làm các giai đoạn:
1.1 Quan hệ thương mại giữa hai nước tính từ trước khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam vào năm 1994:
Như ta đã biết, đây là thời kỳ vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ đã gần như là một bức tường ngăn cách hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam qua con đường “gián tiếp” 3 năm cuối của thập kỷ 80 như sau:
Các năm
1987
1988
1989
Tổng giá trị xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Việt Nam (triệu USD)
23
15
11
Bảng 3
Có thể nói đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là quan hệ thương mại một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam hầu như chưa có hàntg xuất khẩu sang Mỹ.
Những năm đầu của thập kỷ 90, về phía Mỹ cùng với lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam, bắt đầu từ tháng 4/1992 chính phủ Mỹ đã bắt đầu cho phép các công ty xuất khẩu một số loại hàng hóa sang Việt Nam, trong đó chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Tiếp đó, chính phủ Mỹ đã tiến thêm một bước là cho phép các công ty Mỹ có đủ điều kiện mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, tiến hành công việc nghiên cứu khả thi các dự án trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Trên cơ sở đó nó cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án, công trình tại Việt Nam. Tuy mới ở mức độ thăm dò, nhưng chính phủ Mỹ cũng đã tiến hành xem xét và đề ra những điều kiện quy định về việc cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh buôn bán với Việt Nam.
Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang ở những bước đi đầu tiên thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, với phương châm chủ đạo là mở cửa với tất cả các bạn hàng nước ngoài có thiện chí hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với những tiền đề thuận lợi có được từ cả hai phía, quan hệ thương mại giữa hai nước đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc.
Năm 1990, Việt Nam bắt đầu có những lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ với lượng giá trị hàng hóa khoảng 5.000 USD, con số này tiếp tục tăng lên gần gấp đôi khoảng 9.000 USD vào năm 1991; 11.000 USD vào năm 1992; và năm 1993, chỉ ngót một năm trước khi lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam được chính thức bãi bỏ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tới 58.000 USD, tức là tăng gấp hơn 11,5 lần so với năm 1990 về số tuyệt đối.
1.2 Quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam:
Sự kiện tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 3/2/1994 đã hé mở cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh trên thị trường Mỹ.
Thật vậy, ngay sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, Bộ Thương Mại Mỹ đã chính thức tiến hành chuyển Việt Nam từ nhóm Z (là nhóm nước nằm trong đối tượng bị hạn chế thương mại ở mức cao nhất của Mỹ) lên nhóm Y (là nhóm nước ít bị hạn chế hơn trong quan hệ thương mại với Mỹ) và chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Đây chín._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34976.doc