Lời nói đầu
Nước Việt Nam ta là nước nằm ở khu vực Đông Nam á có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu sông ngòi dày đặc , khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Sản xuất lúa gạo của nước ta có vị trí quan trọng không những đảm bảo cuộc sống kinh tế thường ngày của người dân mà còn ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng tới sự tồn vinh của một quốc gia. Từ khi nước ta thực hiện cải cách n
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xuất khẩu gạo sang Thị trường Châu Á. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển nông nghiệp được coi là chiến lược hàng đầu trong đó việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chiếm vai trò trung tâm. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu lúa gạo có vai trò quan trọng , không những là kênh huy động ngoại tệ phục vụ nhập khẩu máy móc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà nó còn là một cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Hiện nay, thị trường châu á đang là thị trưòng nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta, đây cũng là thị trưòng có nhu cầu nhiều nhất trên thế giới, có các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng hứa hẹn đây là một thị trường lớn mà chúng ta cần phải khai thác triệt để. Vì vậy, mà em xin nghiên cứu đề tài:
“Hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu á.
Thực trạng và giải pháp”.
Với kiến thức ít ỏi của mình em không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong đề tài này nên em xin được sự bổ xung chỉnh sửa của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận, và thư viện trường đã giúp em rất nhiều để em hoàn thành đề tài này.
chương 1
những vấn về lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo.
1. Thương mại quốc tế và các hoạt động trong xuất khẩu hàng hoá.
1.1. Thương mại quốc tế và các hình thức của thương mại quốc tế.
Thương mại nói chung là tất cả những hoạt động kinh doanh buôn bán trên thị trường, là những hoạt động kinh tế nhằm mục đích tối cao là sinh lời của các chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường.
Thương mại theo nghĩa hẹp là tất cả các hoạt động trao đổi thông qua mua bán trên thị trường thể hiện ở hai giai đoạn là :phân phối và trao đổi trong cả quá trình tái sản xuất là : sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
Theo pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì hoạt động thương mại gồm 15 hành vi sau: Cung ứng dịch vụ,mua bán hàng hoá; Phân phối; Đại diện, dại lý thương mại; Ký gửi hàng hoá; Thuê và các hoạt động cho thuê; Thuê mua; Xây dựng; Tư vấn; Kỹ thuật; Lixăng; Đầu tư; Tài chính ngân hàng bảo hiểm; Thăm dò, khai thác; Vận chuyển hàng hoá hành khách bằng các đường; Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Thương mại quốc tế được hiểu là qua trình trao đổi thương mại giữa các nước thông qua mua bán nhằm mục đích kinh tế và đạt được lợi nhuận tối đa.Việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của từng quốc gia với nhau nói riêng và giữa chính các quốc gia với nhau.
Thương mại quốc tế được hình thành dựa tên cơ sở là sự phân công lao đông hợp tác quốc tế và do có các hình thức sở hửu khác nhau về tư liệu sản xuất. Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình vừa được coi là một nghành kinh tế.
+ Với tư cách là một quá trình kinh tế thì thương mại quốc tế được hiểu là một quá trình bắt đầu từ khâu nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường trên thế giới tới khâu tổ chức sản xuất thu mua tại nguồn hàng, cho xuất khẩu phân phối sản phẩm vào các kênh tiêu thụ thực hiện quá trình xúc tiến thương mại, tổ chúc tiêu thụ sản phẩm và đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
+ Với tư cách là một nghành kinh tế thì thương mại quốc tế được hiểu là một lĩnh vực chuyên môn hoá có tổ chức có phân công và hợp tác, có cơ sở vật chất kỹ thuật,có các yếu tố lao động vật tư tiền vốn.
Thương mại quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia thể hiện ở những mặt sau:
Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy khinh tế trong nước phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các nước trh thủ khai thác tiềm năng thế mạnh các nước khác tren thế giới thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội phát triển trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ về khoa học công nghệ.
tạo điều kiện mở rộng khả năng sản xuất tiêu dùng của một quốc gia thúc đẩy cầu và nhu cầu trong kinh doanh.
tạo ra quá trình liên kết xã hội giữa cá nước ngày càng chặy chẽ góp phần ổn định chính trị giữa các quốc gia và trên thế giới.
tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế của nội thân các quốc gia.
Thương mại quốc tế bao gồm những nội dung sau:
Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình: là việc xuất nhập khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng hoá tiêu dùng. Nội dung này có vị trí đặc biệt quan trọng đây là nội dung cơ bản nhất của thương mại quốc tế.
Xuất nhập khẩu các hàng hoá vô hình: các bí quyết công nghệ, các bảng thiết kế mỹ thuật, cá dịch vụ lắp giáp thiết bị máy móc.Các dịch vụ thương mại quốc tế như dịch vụ xúc tiến thương mại, giao nhận hàng hoá, dịch vụ tư vấn về mặt pháp lý, dịch vụ thương mại đầu tư. Dịch vụ thương mại quốc tế ngày càng có tỷ trọng cao, có tốc độ tăng trưởng lớn mang lại doanh thu và lợi nhận ngày càng nhiều cho thương mại quốc tế.
Gia công thuê nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Gia công quốc tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện của sự phát triển lao động gia công quốc tế do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Nó được phân chia thành hai loại hình chủ yếu tuỳ theo vai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia công khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp thiếu vốn,công nghệ thị trường thì các doanh nghiệp thưởng vị trí gia công cho nước ngoài. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn chặt với thị trường nước ngoài lên được coi là một bộ phận của thương mại quốc tế.
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: trong hoạt động tái sản xuất người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngoài vào sau đó thực hiện xuất khẩu sang nước thứ ba gọi là hoạt động tái xuất khẩu. Chuyển khẩu là hoạt động không thực hiện hành vi mua bán hàng hoá mà chỉ thực hiện các hoạt động mang tính dịch vụ như vận tải quá cảnh, thuê cảng, thuê kho, thuê bến bãi, bảo quản….
Xuất khẩu tại chỗ: trong hoạt động này hàng hoá và dịch vụ chưa vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia mà ý nghĩa kinh tế của nó giống như hoạt động xuất khẩu đó là cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, các khách du lịch.
1.2.Hoạt động xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá.
Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động kinh doanh mà phạn vi hoạt động của nó vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia, là một hoạt động mang tính quốc tế tức là phải tuân thủ các nguyên tắc ,luật pháp, quy định của quốc tế của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia.Đây là hình thức kinh doanh quan trọng đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của hoạt động thương mại quốc tế.
Xuất khẩu hàng hoá có những đặc điểm sau:
Thị trường rộng lớn, tách biệt, thông qua thông lệ quốc tế và các quy tắc chung của các tổ chức thương mại trên thế giới.Vì vậy mà cần phải đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu luật pháp và các điều kiện liên quan tới việc trao đổi buôn bán hàng hoá dịch vụ của quốc gia mà chúng ta đã đang và sẽ có quan hệ hợp tác, làm ăn.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra ở hai quốc gia khác nhau, tuỳ thuộc vào khoảng cách địa lý mà ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, chi phí vận chuyển, các điều kiện về giao nhận hàng, thanh toán,bảo quản hàng hoá….
Khi xuất khẩu hàng hoá phải chú ý đến vấn đề thuộc về phong tục tập quán, thói quen, nề nếp sống…..của nước nhập khẩu để bảo đảm hàng hoá xuất khẩu có thể mang lại lợi nhuận như mong muốn.Đây là một điều tất yếu quan trọng trong định hướng xuất khẩu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng tiến tới xá định sản phẩm dịch vụ xuất khẩu.
Xuất khẩu là cơ sở để tăng sản xuất trong nước để không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của nhu cầu các nước khác, kích thích đầu tư nang cao chất lượng chủng loại sản phẩm cho xã hội.
Xuất khẩu cho phép các quốc gia trên thế giới khai thác triệt để lợi thế so sánh của mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn tạo điều kiện chuyên môn hoá sản xuất nâng cao năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho xã hội.
Đối với nước ta xuất khẩu hàng hoá còn đóng vai trò quan trọng:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu thu hút ngoại tệ phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Ví dụ như sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ nó, phát triển nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến đó.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế, kỹ thuật cait tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng a sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đồi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, luôn thích nghi với môi trường luôn luôn biến động.
Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện mọi vấn đề của cuộc sống xã hội, mọi người được ngày càng được thoả mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.
Lúa gạo luôn là cây trồng chủ lực của cả nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Hoạt động xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của việt nam ra nước ngoài. Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung:
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì rất cần tới nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho quá trình này. Xuất khẩu gạo đã tạo một nguồn thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế bảo đảm cán cân thanh toán quốc tế, nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến phục cho nền sản xuất vẫn còn chậm phát triển trong nước.
Xuất khẩu gạo đòi hỏi phải thực hiện đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn hoá hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ khí hoá, hiện đại hoá quá trình sản xuất đến các khâu sau thu hoạch, tiêu thụ thúc đẩy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy cày, máy kéo, máy xay xát, máy thu hoạch…và công nghệ chế biến sau thu hoạch đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.
Xuất khẩu không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và còn giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải tạo điều kiện sống cho người dân góp phần xoá đói giảm nghèo,giảm bớt được tệ nạn xã hội…Xuất khẩu gạo đã làm tăng lượng gạo cần có để thoả mãn nhu cầu nên kích thích sản xuất góp phần giải quyết việc làm tới 70% lực lượng sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy phát triển các mối quan hệ đối ngoại, quan hệ đầu tư , tín dụng quốc tế.
Xuất khẩu gạo giúp chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những nước khác. Đó là lợi thế về tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới đều rất thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa với sản lượng gieo trồng lớn đến phát huy nguồn nhân lực trẻ rồi rào, vị trí địa lý của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hoá, các cảng biển thuận tiện cho việc lưu thông đường thuỷ, thuận tiện cho chuyên chở giao nhận hàng hoá. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có những chính sách để khai thác triệt để lợi thế này trong cả quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo, tạo những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu gạo chính là tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu hướng chuyên môn hoá và phân công lao động sâu sắc trên thế giới đúng theo tư tưởng của các học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh của David Ricardo là khi tham gia thương mại quốc tế tất cả các nước đều có lợi khi biết tận dụng ưu thế về phân công lao động quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền thương mại thế giới hiện nay thì xuất khẩu gạo đã tạo cơ hội để nền kinh tế Việt Nam đẻ hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cán cân trong đàm phán thực hiện các nội dung của thương mại quốc tế.Hơn nữa, các nước công nghiệp phát triển đều có nhu cầu nhập nhiều loại nông sản và quan trọng nhất là gạo rất lớn nên khi hội nhập chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để xuất khẩu gạo.
Xuất khẩu gạo để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức thương mại mà Việt Nam là một thành viên tạo khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cùng những ưu đãi về điều kiện xuất khẩu.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo.
3.1 Các nhân tố thuộc về nguồn cung lúa gạo xuất khẩu
3.1.1 .Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng chịu nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên. Với đặc tính của sản xuất nông nghiệp là chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên thời tiết đất đai mùa vụ,dịch bệnh thiên tai thì cây lúa Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động trên.Sự tác động này ảnh hưởng tới sản lượng và số lượng gạo xuất khẩu của nước ta ngay từ quá trình sản xuất lúa tới quá trình thu gom chế biến, thực hiện quá trình xuất khẩu. Một ví dụ điển hình là năm 2007, thiên tai dồn dập suốt từ đầu năm đến cuối tháng 11 trên diện rộng gây ra thiệt hại năng nề cho sản xuất nông nghiệp cả nước. Tổng diện tích lúa bị ngập do bão lũ gây ra trong năm là 190 nghìn ha,trong đó có trên 40 nghìn ha lúa màu ở miền Bắc và miền Trung bị mất trắng. Mưa lũ cũng phá huỷ, làm sạt lở một số công trình thuỷ lợi,nhấn chìm, làm trôi hư hỏng hàng trăm tấn lúa đã vào kho.Điều đó làm ảnh hưởng tới sản lượng lúa của cả nước và sản lương,chất lượng gạo xuất khẩu.
Hơn nữa,khí hậu nóng ẩm mưa nhiều cũng ảnh hưởng tới khả năng bảo quản lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.Nếu không làm tốt khâu này thì sẽ phủ định hết các kết quả của các khâu sản xuất trước gây thiệt hại và lãng phí lớn nguồn lực và tiền của lớn của xã hội.
3.1.2. Các nhân tố thuộc về chính sách, chủ chương của Nhà nước.
Các chính sách của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất cũng như trong quá trình xuất khẩu gạo để thực hiện mục tiêu vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa bảo đảm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu gạo của thế giới.
Từ những năm 90, để đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ đã kiểm soát hoàn toàn lượng gạo xuất khẩu, chỉ cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện xuất khẩu gạo.Có khoảng 40 công ty thực hiện việc xuất khẩu gạo nhưng đa số làm việc không hiệu quả ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế và tới người nông dân. Đến năm 1997 chỉ còn 17 công ty còn hoạt động. Đến những năm gần đây, Nhà nước cho tư nhân công ty liên doanh thực hiện xuất khẩu gạo làm cho khả năng cung cấp gạo ra thị trường thế giới được mở rộng. Hiện nay công ty tư nhân chiếm 95% thị trường trong nước.Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta khả năng bao quát thị trường cung cấp đa dạng hơn về nhu cầu chát lượng cũng như số lượng tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của hạt gạo xuất khẩu nước ta.
Các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo như chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo: chính sách nâng cấp và làm mới đầu mới công trình thuỷ lợi, tưới tiêu, hệ thống kênh mương từ 150 ha trở lên, đầu tư các công trình phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, vay vốn ưu đãi, kiên cố hoá kênh mương….So với năm 2000, cả nước ta đã có thêm 156 công trình thuỷ lợi hpàn thành đưa vào sử dụng, tăng diện tích tưới lên 94 nghìn ha, tiêu 146 nghìn ha, ngăn mặn 226 nghìn ha , tăng chất lượmh tưới 1035 triệu ha , cải thiện đê điều chống và giảm nhẹ thiên tai.Từ năm 2001, Nhà nước đã huy động 18 ngàn tỷ đồng xây dựng cầu đường giao thông nông thôn làm đường về trung tâm 196 xã .Các chính sách này góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn nói chung và để phát huy triệt để lợi thế so sánh tuyệt đối của nước ta về điều kiện tự nhiên hạ giá thành sản xuất vừa tạo ra khả năng tăng sản lượng, chất lượng gạo xuất khẩu, vừa tạo ra sự cạnh tranh về giá trên thế giới.
Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ về thuế, ưu đãi về xuất khẩu thuế GTGT các chính sách để bình ổn giá mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mà còn bình ổn giá mua lúa gạo cho nông dân, tạm trữ, đầu tư phát triển hệ thống chợ trên toàn quốc phát triển trao đổi buôn bán thông suốt thị trường trong nước tạo điều kiện mở rộng thị trường thế giới.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,nước ta cũng từng bước tiến dần vào sân chơi chung của cả thế giới.Năm 2006 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra những cơ hội mới cho cả nền kinh tế nước ta khi bước vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu.Các mối quan hệ song phương, đa phương được mở rộng tạo điều khiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu gạo nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung. Có được bước tiến quan trọng như vậy là do những chủ chương định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3.1.3. Các yếu tố thuộc về khoa học công nghệ.
Để tăng năng suất sản xuất lúa gạo thì cần 1 yếu tố cực kì quan trọng đó là khoa học công nghệ.Khoa học công nghệ đóng vai trò thúc đẩy tăng sản xuất lúa gạo về cả quy mô lẫn chất lượng. Khoa học công nghệ tạo ra những giống lúa mới thời kỳ sinh trưởng gắn, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh mà đạt năng suất cao.Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, giảm giá thành của sản xuất, cơ khí hoá các quá trìng gieo trồng,thu hoạch, chế biến lúa gạo bảo đảm một cách tốt nhất chất lượng gạo xuát khẩu tránh thất thoát không đáng có trong quá trình chế biến dáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế giới góp phần làm tăng giá trị gia tăng của việc xuầt khẩu lúa gạo.
Trong giai đoạn 2001-2005, Nhà nước ta đã đầu tư 1009 tỷ đồng tăng gấp đôi giai đoạn 1996-2000(416 tỷ đồng). Nhờ vậy mà sản lượng lúa trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân mỗi năm 2%.Đầu tư cho công trình giống khoảng 1900 tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Các chính sách hỗ trợ về giống đã có tác động lớn trong việc chuyển dịch cơ cáu sản xuất lúa theo hướng bảo đảm chất lượng, hiệu quả hình thành nên các vùng sản xuất lúa lớn tập trung, nâng cao chất lượng, năng suất đáp ứng được 30% -35% nhu cầu sản xuất lúa có chất lượng,trên 35% cho sản xuất lúa xuất khẩu.
3.2. Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới.
3.2.1. Thị trường nhập khẩu lúa gạo
Trước năm 1986, nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập chung, bế quan toả cảng chỉ quan hệ với các nước XHCN nên thị trường xuất khẩu gạo bị hạn chế. Sau khi chuyển sang thời kỳ đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu lúa gạo của Việt Nam đã tăng nhanh. Năm 1995, nước ta trở thành viên của ASEAN; năm 1998, tham gia APEC; năm 2001, đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và đặc biệt tháng 11 năm 2006 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, chính sự hợp tác song phương, đa phương tốt đẹp như vậy tạo khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam .
Thị trường nhập khẩu gạo của nước ta đã được mở rộng ngoài những thị trường nhập khẩu chủ lực như Đông Nam á mà chủ yếu là Philippin, Singarpo, Inđônêxia đã chú ý đến các thị trường khó tính như Nhật Bản và một số thị trường ở châu Phi.
Một yếu tố nữa là sản lượng lương thực bình quân trên đầu người của thế giới tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh,thiên tai địch hoạ cũng ảnh hưởng tới cầu về lúa gạo thế giới.
Nhân tố quan trọng làm ảnh hưởng lớn tới thị trường của lúa gạo xuất khẩu Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo.Chúng ta chịu nhiều tác động từ hoạt động cung cấp gạo của Thái Lan,ấn độ, phải chia sẻ thị trường. Trong đó Thái Lan vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ta.
3.2.2.Về giá cả thị trường.
Tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưỏng lớn tới giá cả gạo trên thị trường thế giới.Nếu kinh tế thế giới phát triển sẽ có tác động làm tăng giá cả lúa gạo làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán.Tỷ giá hối đoái cũng là một cản thách thức của xuất khẩu gạo.nếu như tỷ giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND hơn thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại nếu tỷ giá giảm ta sẽ thu được ít tiền VNĐ hơn gây giảm lượng xuất khẩu.
chương 2
thực trạng xuất khẩu lúa gạo của việt nam vao khu vực châu á
1. Thực trạng sản xuất chế biến lúa gạo củaViệt Nam trong những năm gần đây.
1.1. Thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta.
Lúa luôn chiếm vị trị trung tâm quan trọng nhất trong cả nền nông nghiệp và nền kinh tế nước ta .Việt Nam có 2 vùng sản xuất lúa lớn được coi là 2 vựa lúa của că nước cung cấp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước là Đồng bằng sông hồng và Đồng bằng sông Cửu long.Đây cũng là nơi có mật độ dân cư cũng như trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước.
Từ 1986, nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Cơ chế.khoán hộ cùng với cải cách chế độ sử dụng ruộng đất, tự do hoá thương mại, người nông dân được trao quyền quyết định sản xuất từ khâu gieo trồng đến khâu tiêu thụ sản phẩm và các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà nước đã làm cho diện tích và sản lượng lúa gạo tăng nhanh.
1.1.1. Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314,04 km, với khoảng 20-25% đất đai sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích trồng lúa năm 2004 đạt 7.443.800 ha, năm 2005 giảm còn 7.400.000 ha (sau 5 năm 2001-2005 giảm 340000 ha), năm 2007 là 7.201.000 ha bằng 98,3% và giảm 123.800 ha so với năm 2006.
Mức tăng diện tích gieo trồng lúa trong khoảng từ 1990-2003 đạt mức 1,8%/năm, với con số tuyệt đối là 1.442,6 ngàn ha, trong đó mức tăng của Đồng bằng sông Cửu long là 3,31%/năm nhờ cải tạo thuỷ lợi vùng đồng tháp mười, khai thác đất hoang hoá ở các tỉnh trong vùng và tăng thêm vụ sản xuất thứ 3 trên diện rộng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đồng bằng sông Hồng,các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc có tốc độ tăng dưới 1% ,các tỉnh Tây bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ. Diện tích lúa giảm do chuyển sang trồng cây trồng khác có hiệu quả hơn ở các vùng thiếu nước. Diện tích gieo trồng lúa tăng không phải do tăng diện tích canh tác lúa. Trong khi diện tích lúa tăng thêm 24% sau 13 năm (1990-2003) thì diện tích đất canh tác lúa gần như tăng không quá 1%, chủ yếu tăng ở vùng Đồng Tháp Mười. Tăng diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là tăng vụ. Mức tăng vụ thứ 3 trên phạm vi cả nước là 30,4%năm 2004 so với 25,8% năm 1995, mức tăng khoảng 330 nghìn ha. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có 22,3% diện tích, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có 24,5% diện tích và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tới 49,4% diện tích cấy vụ 3(vụ hè thu) trong tổng diện tích gieo trồng lúa.
Diện tích trồng lúa của nước ta được thể hiện rõ nét ở bản sau:
Biểu1:diện tích lúa phân theo vùng giai đoạn 1900-2007
Đơn vị:1.000 ha
chỉ tiêu
1990
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cả nước
6042,8
7666,3
7485,4
7452,2
7443.8
7324,2
7324,8
7201
Đồng bằng S.Hồng
1158
1212,6
1196,7
1183,5
1161,4
1138,9
1124
1110
Đông Bắc
519,2
550,3
562,5
566,1
557,2
555,6
553,8
550,6
Tây Bắc
144,3
136,8
140,8
139,5
151,3
152,8
154,4
167,4
Bắc Trung Bộ
677
695
700,4
694,7
685,6
674,5
638,6
621
D.H
N.T. Bộ
414,6
422,5
399,5
408,3
401
371,5
392,4
401,5
Tây Nguyên
165,3
176,8
186,1
193,9
197,6
192,2
127,6
131,1
Đông N.Bộ
384,3
526,5
485,6
478,9
480,3
417,4
435,4
456,8
Đ.b.sông CLong
2580,1
3945,8
3813,8
3787,3
3809,4
3826,3
3773,2
3762,6
(Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.)
1.1.2. Về giống lúa: Việt Nam trồng rất nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều khiện tự nhiên của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh miền Bắc sử dụng nhiều giống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa lai. Trong khi đó, các tỉnh miền Nam lại trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa Quốc tế(IRRI). Mặc dù có hàng trăm giống lúa, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng nhiều nhất, chiếm khoảng 60% diện tích gieo trồng của cả nước.Trong các giống lúa còn lại, mỗi giống chiếm không quá 1% diện tích đất gieo trồng.Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2000, cả nước mỗi vụ gieo trồng trên 200 giống lúa khác nhau.Vụ đông –xuân ở miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất nhưng đã cũng có tới 131 giống lúa khác nhau.Đặc biệt, lúa chất lượng cao được chú ý đầu tư và gieo trồng, lúa chất lượng cao để phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng nhanh từ 15% năm 2000 lên 30 -35% năm 2004, tăng tỷ lệ gạo ngon lên 305 năm 2005.ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp80 -90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, có tới 63 loại giồn lúa trong đó có nhiều giống chất lượng cao như giống: OM 1490,IR 64, MTL 250, IR 65610,Jasmine 85, OMCS 2000…
1.1.3.Về năng suất lúa: Sản lượng lúa gạo tăng một phần do tăng năng suất lúa, đặc biệt là vụ Đông –Xuân và vụ mùa.Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăngnhanh qua các năm và đạt ở mức cao.Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng và cải thiện công tác quản lý, tốc độ tăng năng suất lúa khác biệt khá đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa đồn bằng sông Cửu long và các vùng còn lại. Năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long trong vòng sáu năm 1998 -2004 đạt mức 4,1 -4,6 tấn/ha, trong khi đó tại Đồng bằng sông Hồng năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên 5,6 tấn/ha. Năm 2005, năng suất lúa bình quân của cả nước đã đạt được 4,9 tấn/ha/vụ, năm 2006 là 48,9 tạ/ha, năm 2007 là 49,8 tạ/ha.
Biểu 2: năng suất lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 -2007
Đơn vị: tạ/ha
Chỉ tiêu
1990
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cả nước
32
42
46
46,1
46,5
48,9
48,9
49,8
Đồng bằng sông Hồng
34
54
56
56,4
56,3
54,3
58,1
59.2
Đông Bắc
23
38
41
42,2
43,3
45,7
45,4
45,5
Tây Bắc
17
35
32
32,2
33,2
35,5
38
39
Bắc Trung Bộ
24
41
45
45
45,3
47,0
51,0
52
Duyên Hải Nam Trung Bộ
32
40
43
42,8
43,0
47,3
49,1
50,2
Tây Nguyên
23
33
33
34,2
34,5
37,3
42,9
43,3
Đông Nam Bộ
27
32
34
34,1
34
38,9
39,1
40,4
Đồngbằng sôngCửu Long
37
42
46
46,4
46,5
50,4
48,2
50,2
(Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.)
1.1.4. Về sản lượng lúa: Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng sản lượng song vai trò của chúng trong những giai đoạn khác nhau và giữa các vùng khác nhau là khác nhau.
Biểu 3: Sản lượng lúa phân theo vùng giai đoạn 1990 -2007
Đơn vị :ngàn tấn
chỉ tiêu
1990
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cả nước
19925,1
32529,5
34063,5
34447
34518,6
35832,9
35862,8
35870
Đồng bằng s Hồng
3890,8
6586,6
6685,3
6752,2
6488,6
6183,5
6528,7
6530,7
Đông Bắc
1180,4
2065
2328,9
2374,6
2463,8
2536,7
2512,3
2510,2
Tây Bắc
248,8
403,6
451,5
453,8
487,3
542,8
587,0
590,2
Bắc Trung Bộ
1642,3
2824
3138,9
3156
3218,3
3170,3
3484,6
3496,2
Duyên Hải Nam T.Bộ
1347,3
1681,6
1705,4
1711
1867,4
1758,9
1928,1
1447,1
Tây Nguyên
386,1
586,8
609,5
635,8
793,9
717,3
891,5
893,6
Đông Nam Bộ
1049,1
1679,2
1666,1
1654,2
1675
1624,9
1701,2
1723,4
Đb .s.Cửu Long
9480,3
16702,7
17477,9
17709,6
17524,1
19298,5
18193,4
18678,6
(Nguồn:Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Số liệu thống kê.)
Trong giai đoạn 1900 -2004 sản lượng lúa tăng bình quân 4,9%/ năm, từ 19,925 triệu tấn năm 1990 lên 34,518 triệu tấn. Sản lượng lúa ở hai vựa lúa chính của nước ta đều tăng nhanh, nhưng ở Đồng bằng sông Hồng do quy mô đất canh tác bình quân của một hộ rất thấp nên sản lượng lúa tăng chủ yếu là do thâm canh tăng vụ tăng năng suất chiếm tới 94% nguyên nhân tăng năng suất. Trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng vụ, 64% sản lượng tăng là do tăng vụ chỉ có 12% là do tăng diện tích canh tác lúa. Năm 2005, sản lượng lúa đạt 35,8 triệu tấn,bình quân mỗi năm của thời kỳ 2000-2005 tăng 670.000 tấn tương đương khoảng 2,4%/năm.
1.2. Thực trạng chế biến lúa gạo ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo Việt Nam khoảng 12 -16%, trong đó 3 khâu tổn thất nhất là phơi sấy,bảo quản, xay xát chiếm khoảng 68 -70% trong tổng số hao hụt.Đối với lúa vụ hè thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này còn ở mức cao hơn, vì thu hoạch vào mùa mưa, các thiết bị phơi sấy còn thiếu, tình trạng lúa bị nẩy mầm,bốc nóng, mốc khá phổ biến.
Chế biến lúa được chia thành 2 loại: chế biến tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu.Chế biến tiêu dùng nội địa được thực hiện trên phạm vi cả nướcvới các trình độ chế biến khác nhau: từ xay xát thủ công đến xay xát bằng máy với quy mô lớn, nhưng xay xát bằng máy với quy mô nhỏ là chủ yếu.Có tới 80% tổng sản lượng lúa của Việt Nam được xay xát bởi các nhà máy nhỏ của tư nhân không được trang bị đồng bộ đầy đủ san phơi, lò sấy kho tàng. Hoạt động của nhà máy này phục nhu cầu trong nước , nếu có phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu dưới dạng gia công nên chất lượng không cao và không được bảo đảm chất lượng. Theo ước tính của Viện công nghệ sau thu hoạch, tỷ lệ xay xát từ lúa ra gạo là khoảng 60%.Con số này đã tí._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6140.doc