Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long

Lời mở đầu Trong bối cảnh kinh tế thế giới hội nhập ngày càng sâu và rộng, sự phát triển của nền kinh tế theo cấp số nhân. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau, số lượng các doanh nghiệp ra tăng không ngừng và ngày càng vươn ra thị trường quốc tế. Cho nên cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt không chỉ diễn ra tại thị trường trong nước mà nó còn diễn ra trên thị trường quốc tế. Năm 2006 Việt Nam chính thức ra nhập vào tổ chức WTO (World T

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
race Organization) - Tổ chức thương mại thế giới nên Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Điều này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức mới. Trong những năm gần đây sự phát triển vượt bậc về nền kinh tế của Việt Nam trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng đã mang lại sự thay đổi mới mẻ cho nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây số lượng các nhà máy xi măng phát triển nhanh do đó đề có vị trí trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải chú trọng đến xây dựng và phát triển thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các công ty xi măng nói riêng. Một trong những yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển thương hiệu đó là hoạt động truyền thông. Hoạt động truyền thông quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Để có được vị thế vững chắc trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp phải chú trọng đến hoạt động truyền thông của công ty. Có như vậy các công ty mới có thể duy trì được vị thế của mình trong tâm trí khách hàng. Công ty cổ phần xi măng Thăng Long cũng vậy là công ty với tuổi đời còn rất non trẻ trong hoạt động sản xuất xi măng. Nhận thức được tầm quan trọng của Thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đặc biệt là hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty nên công ty đã rất chú trọng và có sự đầu tư đúng đắn trong hoạt động này. Hoạt động truyền thông có ý nghĩa và vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt đông kinh doanh của công ty. Là sinh viên chuyên ngành quảng cáo (Truyền thông marketing) nhận thấy vai trò của hoạt động truyền thông là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển thương hiệu nên em đã lựa chọn và quyết định nghiên cứu đề tài: “ Hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long” Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường xi măng Việt Nam và công ty cổ phần xi măng Thăng Long. Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty cổ phần xi măng Thăng Long. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phẩn xi măng Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.s Nguyễn Quang Dũng, Th.s Nguyễn Đình Toàn và các anh chị trong công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình đề em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập. Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm cũng như thời gian nên nội dung của bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được ý kiến đóng góp của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1. Tổng quan về thị trường xi măng Việt Nam và công ty cổ phần xi măng Thăng Long 1.1.Tổng quan về thị trường xi măng Việt Nam. Với lịch sử trên một trăm năm hình thành và phát triển, cùng với những biến cố thăng trầm của đất nước. Đến nay những người làm xi măng có thể tự hào về sự phát triển vượt bậc trong mọi mặt. Là ngành công nghiệp trọng điểm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, ngành CNXM đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Năng lực sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp trong ngành. Năm 2009, cả nước dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất 18 dự án xi măng với tổng công suất 20,47 triệu tấn. Tính đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng trên toàn quốc sẽ đạt gần 60 triệu tấn (trong đó xi măng lò quay đạt 56,8 triệu tấn, xi măng lò đứng khoảng 3 triệu tấn), trong khi đó nhu cầu tiêu thụ dự kiến khoảng 45 - 46 triệu tấn (Theo số liệu theo thống kê của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long). Như vậy, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ. Từ năm 2010 trở đi, một số dự án mới đang xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động nên Việt Nam không phải nhập khẩu clinker và có dư thừa một phần để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng mất cân đối cung cầu xi măng giữa phía Nam và phía Bắc vẫn tiếp diễn tạo nên những đợt "sốt ảo". Thống kê của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long riêng 5 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam thường chiếm từ 38 - 40% nhu cầu xi măng cả nước. Nếu theo quy luật này thì năm 2009, nhu cầu xi măng tại miền Nam khoảng 17,5 - 18 triệu tấn và lượng còn thiếu phải được vận chuyển từ phía Bắc vào sẽ là 12 - 12,5 triệu tấn. tình hình cung cầu xi măng tại các vùng trên cả nước là không đồng đều, trong khi thị trường tại các tỉnh miền Bắc là dư thừa xi măng trong khi tại khu vực phía nam thì lại thiếu, cũng có thể do tài nguyên khoáng sản tập trung tại các tỉnh phía bắc. Có thể hiểu tổng quan ngành xi măng thông qua viêc nghiên cứu tình hình cung cầu tại thị trường Việt Nam như sau: 1.1.1. Xu hướng phát triển của ngành So với khu vực Đông Nam Á, tốc độ phát triển các dự án xi măng tại Việt đang rất mạnh mẽ, một phần do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Với tình hình cung cầu xi măng trên thị trường Việt Nam mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành sản xuất xi măng trong những năm gần đây tuy nhiên nó cũng mang lại không ít những thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Đ iều này buộc các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần có hướng đi đúng đắn để thương hiệu của mình có vị thế vũng chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà còn có vị trí trên thị trường quốc tế, trong đó hoạt động truyền thông nhằm phát triển thương hiệu cần được chú trong thực hiện một cách bài bản. 1.1.2. Tình hình cầu xi măng tại thị trường Việt Nam. Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ xi măng tại thị trường Việt Nam tăng nhanh do Việt Nam là nước đang phát triển nên số lượng các công trình xây dựng ngày càng lớn. Với các dự án xây dựng điện đường trường trạm ở tất cả 64 tinh trên cả nước trong những năm gần đây thì nhu cầu sử dụng xi măng là rất lớn. Không chỉ các công trình dân dụng của các hộ gia đình mà còn lượng cầu lớn về sử dụng xi măng của các tổ chức. Các công trình mang tầm cỡ quốc gia cũng như các công trình có sự đầu tư của các tổ chức quốc tế nên sức tiêu thụ xi măng trên thị trường Việt Nam là rất lớn. Do đó đây là một trong những ngành sản xuất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, hứa hẹn nhiều cơ hội trong tương lai. Theo bảng tổng quan đánh giá về thị trường xi măng trong nhũng năm gần đây của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long. Nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2009 là khoảng 44 – 45,5 triệu tấn, tăng khoảng 10 – 11% so với năm 2008. Tuy nhiên việc tiêu thụ xi măng phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng của từng khu vực và phụ thuộc lớn vào sư nhận biết, sự ảnh hưởng của thương hiêu đó đối với người tiêu dùng trên từng khu vực là khác nhau. Theo thống kê năm năm trở lại đây của công ty cổ phần xi măng Thăng Long, nhu cầu tiêu thụ xi măng tại thị trường phía nam chiếm 38 – 40% nhu cầu cả nước. Năm 2009, nếu nhu cầu cả nước là 45 triệu tấn thì ở thị trường phía nam khoảng 17,5 – 18 triệu tấn lượng còn thiếu khoảng 12 triệu tấn vân chuyển từ phía bắc vào. Dưới đây là bảng tương quan tình hình tiêu thụ xi măng tại ba miền bắc, trung, nam trên thị trường Việt Nam trong năm 2009. Biểu đồ 1: Tương quan tiêu thụ xi măng 3 miền năm 2009 ( Nguồn: Phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long) Hiện nay, chiến lược phân phối của các Doanh nghiệp xi măng là thông qua hệ thống các Nhà phân phối chính, các đại lý và các Cửa hàng VLXD. Khách hàng cuối cùng sử dụng xi măng là: Người tiêu dùng dân dụng: Đặc điểm của nhóm khách hàng: Việc xây dựng thường là rất quan trọng với họ, xây dựng nhà cửa thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản của đối tượng khách hàng này nên việc chọn lựa xi măng thường là một khâu quan trọng. Quyết định chọn nhãn hiệu nào ảnh hưởng bởi tư vấn – giới thiệu của người bán (CH VLXD), nhà thầu xây dựng và Tư vấn thiết kế với các nhà biệt thự - công trình lớn. Bị chi phối nhiều bởi yếu tố thương hiệu - Hình ảnh và chất lượng, uy tín của nhãn hiệu, thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này đang có xu hướng giảm dần vì thông tin ngày càng phong phú, người tiêu dùng có dịp tìm hiểu sâu hơn các sản phẩm khi quyết định chọn mua. Nhạy cảm về giá không cao (trong một chừng mực cho phép). Các nhãn hiệu có sẵn tại các CH VLXD hay dễ dàng chọn mua thường được đối tựơng khách hàng này chọn mua. Nhà thầu xây dựng – các công ty xây dựng Đặc điểm của nhóm khách hàng này : Tiềm năng lớn và sẽ là đối tượng khách hàng chính của thị trường xi măng. Không bị chi phối bởi yếu tố thương hiệu. Rất nhạy cảm với giá. Chất lượng xi măng là yếu tố quan trọng, đối tượng khách hàng này cảm nhận rất rõ về chất lượng sản phẩm của các thương hiệu xi măng trên thị trường. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì hành vi mua, phương thức mua cũng khác nhau chính vì diều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động truyền thông của công ty. (Theo nghiên cứu của Báo SGTT năm 2008 chuyên đề VLXD - nguồn cung cấp phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) Một vài số liệu về thói quen mua hàng của khách hàng cá nhân Người tiêu dùng thích mua xi măng tại các đại lý và các cửa hàng chuyên bán xi măng – vật liệu xây dựng. Biêu đồ2: sở thích mua vật liệu xây dựng Sở thích nơi mua vật liệu xây dựng 69% 72% 75% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Mua trực tiếp tại nơi sản xuất Siêu thị trung tâm VLXD Đại lý Yếu tố (%) Cửa hàng chuyên bán VLXD (Nguồn: Phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) Cửa hàng thực sự là đại lý của thương hiệu, bán hàng chính hãng là một trong những yếu tố chọn nơi mua của người tiêu dùng : Biểu đồ 3: Một số tiêu chí chọn nơi mua hàng Rất quan trọng Một số tiêu chí chọn nơi mua hàng 4,6 4,4 4,2 4,2 3,2 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Bán hàng chính hãng Uy tín Phục vụ nhanh Thái độ phục vụ Gần nhà Yếu tố (Nguồn: phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) Khách hàng thích việc giảm giá trực tiếp nhất trong các chương trình khuyến mại : Biểu đồ 4: Sở thích hưởng hình thức khuyến mại Sở thích hưởng hình thức khuyến mại 34% 52% 9% Giảm giá trực tiếp Cào trúng thưởng Mua hàng kèm quà tặng ( Nguồn: phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.1.3. Tình hình cung xi măng tại thị trường Việt Nam Theo bảng tổng kết các dự án xi măng của bộ phận dự án công ty cổ phần xi măng Thăng Long năm 2009, và bảng đánh giá dối thủ cạnh tranh của phòng bán hàng công ty cổ phàn xi măng Thăng Long. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng cỡ lớn, và 18 dự án sản xuất xi măng sẽ được cấp phép khai thác, sản xuất trong năm 2010. Một số nhà máy lò đứng và 16 trạm nghiền xi măng khác, với công suất thiết kế 18.030.000 tấn. Các nhà máy có công suất khá lớn ra đời từ rất lâu như là Hoàng Thạch 2.300.000 tấn/ năm, Nghi Sơn 2.270.000 tấn/ năm…mặt khác tại thị trường Việt Nam có một số nhà máy xi măng mới xây dựng nên công nghệ khá hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển như CHLB Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ…Năm 2009 cả nước có 105 dây truyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn.sản lượng xi măng năm 2008 đạt xấp xỉ 40,1 triệu tấn tăng khoảng 40% so với năm 2005 và tăng 240% so với năm 2001. Dự báo năm 2010 Việt Nam phấn đấu trở thành top 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới (Trung Quốc 1.370 triệu tấn/năm, Ấn Độ 160 triệu tấn/ năm, Mỹ 113 triệu tấn/ năm, Nhật Bản 68 triệu tấn/ năm…). Đánh giá chung về cung xi măng tại thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ thừa và giải pháp hữu hiệu đó là xuất khẩu xi măng sang các nước trong khu vực và thị trường quốc tế. (Nguồn phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.2 Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Thăng Long. 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần xi măng Thăng Long. - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THĂNG LONG - Tên đối ngoại: Thang Long Cement Joint Stock Company - Địa chỉ: Xã Lê Lợi - Huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh - Văn Phòng: Phòng 603, Toà nhà ford Thăng Long, 105 Láng Hạ , Đống Đa, Hà Nội - Trạm nghiền phía Nam: Lô A3 – Khu Công nghiệp Hiệp Phước – Huyện Nhà Bè – TP.HCM - Số điện thoại: 04-3562 2720 - Fax: 04-3562 2719 / 04-3562 5698 - Website: - Quy mô hiện tại: Doanh Nghiệp tư nhân. Công suất thiết kế 6000 tấn clinker/ ngày, tương đương với 2,3 triệu tấn xi măng PBC40/ năm, trong đó: Nghiền tại chỗ 900.000 tấn clinker/ năm, trạm nghiền phía nam 900.000 tấn clinker/năm, nhà máy điện có công suất 50 MW để cung cấp điện cho nhà máy xi măng. Công ty cổ phần xi măng Thăng Long được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 2203000011 ngày 28/5/2001, thay đổi lần thứ 5 vào ngày 21/10/2004. Công ty cổ phần xi măng Thăng Long được sáng lập bởi ba cổ đông: Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA); Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO) và Công ty lắp máy 69 – 3. Trong đó: Tổng công ty lắp máy Việt Nam nắm giữ 49% cổ phần; Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội nắm giữ 47% cổ phần; Và Công ty lắp máy 69 – 3 nắm giữ 4% cổ phần. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án “ Nhà máy xi măng Thăng Long” với quyết định 627/QĐ – TTg ngày 29/7/2002. Tổng số vốn đầu tư cho dự án là trên 6.000 tỷ đồng. Dự án gồm các hạng mục: Nhà máy chính xi măng Thăng Long được xây dựng tại xã Đê E, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Một trạm nghiền và một cảng bốc dỡ hiện đại được đặt ở khu vực phía Nam. Nhà máy xi măng Thăng Long được coi là nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam tính cho tới thời điểm này. Nhà máy được đầu tư đồng bộ dây chuyền thiết bị hiện đại hãng POLYIUS của Cộng hòa liên bang Đức. Năm 2009 đạt được một số giải thưởng như: Giải cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng, huy chương vàng cho sản phẩm tại triễn lãm VietBuil 2009, huy chương vàng cho sản phẩm chất lượng… Ngành nghề kinh doanh: Bảng1: Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Thăng Long STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH 1 Sản xuất xi măng 2 Khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, thành phẩn xi măng và vật tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất xi măng 3 Cung ứng vận tải 4 Cung cấp điện năng và các mặt hàng khác phục vụ sản xuất xi măng 5 Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị máy mọc phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp 6 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ và bằng tầu viễn dương 7 Bốc xếp hàng hoá cảng biển, cảng sông… 8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thuỷ 9 Hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (Nguồn tài liệu công ty) Cơ cấu theo độ tuổi lao động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 20 – 25 239 38 25 – 30 239 38 30 – 35 82 13 35 – 40 31 5 40 – 45 20 3 45 – 50 13 2 ≥ 50 5 1 (Nguồn: Tài liệu công ty ) Theo bảng trên ta thấy cơ cấu tuổi lao động của công ty là trẻ. Lượng lao động trong độ tuổi 20 – 30 lớn chiếm 76% tổng số lao động trong công ty. Điều đó chứng tỏ công ty có độ ngũ công nhân viên năng động, ham học hỏi, nhạy bén với khoa học công nghệ hiện đại, nhiệt tình, sáng tạo, bên cạnh đó về kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều. + Cơ cấu theo trình độ lao động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Tiến sĩ 1 0,15 Thạc sĩ 5 0,79 Đại học 198 31,47 Cao đẳng 41 6,51 Trung cấp 44 6,99 Công nhân kỹ thuật 310 49,28 Sơ cấp 24 3,81 Lao động phổ thông 6 0,95 (Nguồn: Tài liệu công ty) Nhìn vào bảng trên ta thấy lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng khá lớn trong công ty ( 49,28%), đây là những lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, họ đã qua đào tạo và có một tay nghề nhất định phù hợp với công việc. Lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là những lao động có trình độ đại học (chiếm 31,47%), tiếp đó là những lao động có trình độ trung cấp (chiếm 6,99%), trình độ cao đẳng (chiếm 6,51%). Lao động có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (chiếm 0,94%), tiếp đó là lao động có trình độ sơ cấp và lao động phổ thông (chiếm 4,76%). Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty hầu hết đã qua đào tạo và có trình độ, kỹ thuật nhất định, đó cũng là điều kiện để công ty phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cơ cấu tổ chức. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức P Mỏ P SX P KTCĐ P AT, AN & MT P QL K P MH N ISO P HC NS P QLCL P BH và MKT P VT & GN P KT TH P KT DA B ĐB- GPMB Các P KD Ban QLDA trạm nghiền Khối HC Khối TC - KT P TC KT Khối QLDA Khối KD Trợ lý GĐ Ban GĐ CN tp HCM Nhà máy Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xi măng Thăng Long Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: Ban Giám Đốc ( Ban GĐ) Tổng Giám Đốc: Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động của Công ty và phải thực thi Quyền hạn và Trách nhiệm của mình theo Điều lệ Công ty để đảm bảo mọi mục tiêu, chính sách HĐQT ban hành được thực hiện. Phó tổng Giám Đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc chỉ đạo và giải quyết một số nội dung công việc thuộc các lĩnh vực phụ trách và thay mặt Tổng giám đốc chỉ đạo hoạt động của công ty. Trợ lý Giám Đốc: Giúp việc tổng Giám Đốc và các phó tổng Giám Đốc, thu thập, tổng hợp, phân tích và báo cáo, tư vấn cho ban Giám Đốc, truyền đạt các mệnh lệnh và chỉ thị của tổng Giám Đốc đến các đơn vị, soạn các báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mà tổng Giám Đốc giao… Nhà máy: Nhà máy góp phần thực hiện các mục tiêu, chính sách của Công ty bằng việc đảm bảo toàn bộ quá trình sản xuất từ việc mua nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo vận hành thiết bị hiệu quả và an toàn. Phòng quản lý chất lượng (PQLCL): Phòng quản lý chất lượng kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo toàn bộ chất lượng quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu và chính sách chất lượng của Công ty, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thị trường. Phòng sản xuất (PSX): Phòng sản xuất đảm bảo toàn bộ việc vận hành và kiểm tra và cung cấp thông tin về toàn bộ hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu đến xuất sản phẩm xuống phương tiện vận tải đảm bảo các thông số vận hành, chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tối ưu và khả năng khai thác vận hành lâu dài và ổn định cho thiết bị sản xuất. Phòng kỹ thuật cơ điện (PKTCĐ): Phòng kỹ thuật Cơ điện chịu trách nhiệm toàn bộ công tác sửa chữa bảo dưỡng tất cả trang thiết bị dây chuyền sản xuất và các hệ thống phụ trợ toàn nhà máy nhằm đảm bảo mức độ sẵn sàng khai thác tối đa, ổn định và bền vững thiết bị theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thiết kế và liên tục nghiên cứu ứng dụng để cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác sửa chữa bảo dưỡng phục vụ mục tiêu sản xuất của Công ty. Phòng an toàn an ninh và môi trường (PAN,AT và MT): Đảm bảo tuân thủ các chính sách, quy định về an toàn và vệ sinh lao động, Phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh bảo vệ tài sản  Công ty. Phòng quản lý kho (PQL kho): Phòng quản lý kho chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi toàn bộ kho vật tư phụ tùng, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu và thành phẩm của quá trình sản xuất, quản lý công tác nhập xuất và bảo quản nguyên nhiên vật liệu nhằm đảm bảo nhập xuất chính xác, kịp thời và theo dõi, báo cáo sát thực các số liệu sử dụng nguyên nhiên vật liệu và phục tùng vật tư, cảnh báo thời hạn sử dụng với mục tiêu giảm thiểu chi phí tồn kho. Phòng mua hàng (PMH): Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, tiết kiệm chi phí và đạt yêu cầu kỹ thuật  các loại nguyên nhiên vật liệu, công dụng cụ và phụ tùng dự phòng và các dịch vụ kỹ thuật (không bao gồm phạm vi mua sắm của phòng Hành chính nhân sự, vận tải, Dự án, kế toán: kiểm tóan, bảo hiểm tài sản) đáp ứng nhu cầu sản xuất ổn định  và tạo dựng được hình ảnh một đối tác tin cậy và minh bạch với các nhà cung cấp để duy trì quan hệ đối tác lâu dài và cùng có lợi thông qua việc lựa chọn, đàm phán và giám sát thực hiện hợp đồng, tạo dựng và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp. Phòng mỏ: Phòng mỏ có trách nhiệm quản lý giám sát toàn bộ công tác khai thác mỏ của Công ty đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng nguyên liệu khai thác cho nhu cầu sản xuất của  nhà máy, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường, pháp lý và an toàn toàn với các nhiệm vụ cụ thể. Nhóm ISO: Nhóm ISO là bộ phận thường trực công tác xây dựng hệ thống, kiểm tra đánh giá và hỗ trợ các Đơn vị trong công tác xây dựng và đảm bảo vận hành các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Khối hành chính (Khối HC) Phòng hành chính nhân sự (PHC-NS): Khối Hành chính thực hiện các chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển của công ty qua việc quản lý vận hành hiệu quả hệ thống hậu cần hành chính, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông PR, hỗ trợ pháp lý và thực hiện công tác lễ tân khánh tiết đảm bảo phục vụ kịp thời và đúng mức các yêu cầu về nhân lực, vật lực hỗ trợ các phòng ban trong công ty hoàn thành Chức năng & Nhiệm vụ, góp phần xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp năng động, chuyên nghiệp và môi trường làm việc lành mạnh tạo điều kiện phát triển con người. Khối kinh doanh (Khối KD) Phòng vận tải và giao nhận (PVT và GN): Phòng vận tải và giao nhận có chức năng đảm bảo công tác giao hàng, vận tải sản phẩm của công ty đúng về số/khối lượng, đảm bảo chất lượng của hàng hóa không bị thay đổi trong quá trình vận chuyển, kịp thời gian, tiết kiệm chi phí đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thuận lợi cho kế hoạch sản xuất của Nhà Máy thông qua việc quản lý và kết nối hiệu quả hệ thống vận tải đường bộ; đường thủy, quản lý công tác xuất hàng, phối hợp với phòng Bán hàng và phòng Sản xuất điều động các phương tiện nhận và giao hàng, Quản lý khai thác hiệu quả Cảng của nhà máy xi măng Thăng Long. Phòng bán hàng và marketing (PBH và MKT): Phòng bán hàng và Marketing chịu trách nhiệm đảm bảo bán hết sản phẩm Công ty sản xuất ra với mức giá bán mang lại lợi nhuận nhất cho Công ty trong khi vẫn đảm bảo được sự trung thành của khách hàng và phát triển thị trường bền vững. Khối tài chính kế toán (Khối TC – KT) Phòng tài chính kế toán (PTC-KT): Phòng tài chính kế toán có chức năng nhiệm vụ như sau: Chủ trì xây dựng và thực hiện các quy chế về quản lý tài chính, quy chế về quản lý ngân sách, chính sách và chế độ kế toán. Tổ chức công tác hạch toán kế tóan, lập và phân tích báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo đúng chế độ kế tóan và chuẩn mực kế tóan Việt Nam. Lập phương án huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức, hướng dẫn và đào tạo các Đơn vị trong việc ghi chép, thu thập số liệu chi phí và các chứng từ liên quan phục vụ công tác tài chính kế toán theo các quy định của Luật kế toán, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của Công ty; Kiểm tra chứng từ, hóa đơn và thủ tục thanh quyết toán; Tính toán giá thành, chi phí và báo cáo phục vụ ra quyết định sản xuất kinh doanh; Kiểm soát công tác thu chi tiền mặt Phân tích và quản trị chi phí Quản lý việc thu và nộp thuế, phí các các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Chủ trì trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ bảo hiểm tài sản công ty, cung cấp phần mềm quản lý, cung cấp các hóa đơn chứng từ và các hàng hóa và dịch vụ đặc thù của tài chính kế toán khác. Khối quản lý dự án (Khối QLDA) Phòng kinh tế tổng hợp (PKTTH): Phòng kinh tế tổng hợp có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán các gói thầu của Dự án và là đơn vị đầu mối quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngoài Dự án. Ban đền bù và giải phóng mặt bằng (Ban ĐB & GPMB): Ban đề bù GPMB chịu trách nhiệm hoàn thiện tất cả các công việc liên quan đến đền bù và GPMB là một phần công việc của khối Dự án. Ban đền bù GPMB xây dựng và thực hiện các kế hoạch giải phóng mặt bằng đáp ứng nhu cầu và tiến độ sử dụng đất của Công ty theo quy hoạch và ngân sách được phê duyệt. Phòng kỹ thuật dự án (PKTDA): Chịu trách nhiệm hoàn thiện các công việc kỹ thuật của Dự án như:  Nghiệm thu hoàn thành các công trình hạng mục công trình thuộc Dự án; Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, giám sát chất lượng, xác nhận khối lượng hoàn thành và tiêu hao vật tư thiết bị với các nhà thầu, nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình đã hoàn thiện cho Đơn vị sử dụng đối với các Công trình của Dự án; Hoàn tất các nội dung kỹ thuật của Hồ sơ quyết toán và phối hợp với Phòng KT-TH để hoàn thành công tác Quyết toán Dự án. 1.2.3. Sản phẩm chính XI MĂNG PCB 40 Sản phẩm xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 40, đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997. PCB 40 giúp làm tăng độ dẻo của bê tong, tăng cường tính chống thấm, chống xâm thực đối với môi trường, tăng độ bền vững theo thời gan, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Bên cạnh những đặc tính ưu việt trên, xi măng Thăng Long còn có những đặc điểm cơ bản sau: Độ mịn cao, có màu xám… XMTL có hàm lượng khoáng C3S cao, hàm lượng C3A vừa phải, hàm lượng vôi tự do rất nhỏ, độ ổn định thể tích tốt. Sản phẩm xi măng đựơc đựng trong các vỏ bao KP nhãn hiệu con rồng bay lên được in màu đỏ, xem giữa là dòng chữ THANG LONG CEMENT màu xanh. Sản phẩm xi măng Thăng Long luôn đảm bảo được chất lượng ổn định. Đặc biệt là cường độ xi măng, luôn có độ dư mác lớn rất có lợi cho người sử dụng, có độ bền sunphát cao thuận lợi hơn cho các công trình xây dựng dưới đất và dưới nước. Độ toả nhiệt khi đông cứng thấp thuận lợi cho thi công bê tông khối lớn. CLINKER Clinker TL CPC50 đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024:2002 Sản phẩm clinker CPC50 của công ty cổ phần xi măng Thăng Long luôn đảm bảo kết hạt chắc, có màu xám, không vàng, không lẫn bột tà, không lẫn clinker nung chưa chin cũng như các vật liệu gạch, đá, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7024:2002. Bảng 4: Các tiêu chuẩn chất lượng clinker TT Tên chỉ tiêu Giá trị I Thành phần hoá học 1 Hàm lượng SiO2 20,8 ÷ 22,5% 2 Hàm lượng Al2O3 4,5 ÷ 6,5% 3 Hàm lượng Fe2O3 ≤ 4% 4 Hàm lượng CaO ≥ 65% 5 Hàm lượng MgO ≤ 1,5% 6 Hàm lượng SO3 ≤1,8% 7 Lượng cặn không tan, không lớn hơn 0,75% 8 Hàm lượng vôi tự do (CaOtd), không lớn hơn 1,5% 9 Hàm lượng kiềm tương đương (Na2Otd), không lớn hơn 0,6% 10 Mất khi nung (MKN), không lớn hơn 1% II Hoạt tính cường độ (kiểm tra khi cần): 1 3 ngày ± 45 phút > 25N/mm2 2 28 ngày ± 8 giờ > 50N/mm2 III Các điều kiện khác: 1 Màu sắc: Xanh xám 2 Cỡ hạt: - Nhỏ hơn 5mm, không lớn hơn - Từ 5 ÷ 30mm - Loại ≥ 30mm 25% 70% 5% 3 Độ ẩm không lớn hơn 1% 4 Dung trọng ≥ 1,2kg/l (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.2.4 Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Vốn kinh doanh bao gồm: Vốn ngắn hạn, vốn lưu động là hình thái giá trị của mọi tài sản, máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền sử dụng và quản lý của công ty. Nguồn vốn hoạt động của công ty cổ phần xi măng Thăng Long trong mấy năm gần đây thể hiện dưới bảng sau: Bảng 5: Nguồn vốn công ty cổ phần xi măng Thăng Long ĐVT: Nghìn đồng Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm VNH 529.781.106 1.505.124.137 707.170.099 540.999.322 662.662.150 683.758.404 Tiền. 142.492.610 76.332.601 392.657.809 222.844.505 290.532.725 210.908.533 HTK 229.857.279 1.258.170.207 14.359.6412 170.664.805 218.786.626 149.284.492 Phải thu NH. 147.999.945 160.076.425 156.674.967 139.848.220 85.052.407 57.167.836 TSNH khác. 9.431.269 10.544.902 11.240.908 7.641.790 13.290.390 11.397.542 Vốn DH 2.408.262.593 1.223.728.018 2.535.071.890 2.632.781.408 2.571.717.936 2.683.660.844 TSCD 2.363.319.364 1.200.465.118 2.493.027.638 2.587.164.508 2.523.551.312 2.624.327.177 Dt dh 23.262.900 23.262.900 23.844.700 23.262.900 28.844.700 28.844.700 Ts dh k 21.680.328 0 18.199.551 22.354.000 19.321.924 30.488.967 (Nguồn: Phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Thăng Long trong ba năm gần đây: Bảng 6: Bảng báo cáo kết quả tài chính công ty cổ phần xi măng Thăng Long ĐVT: VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu bán hàng 2.557.285.864.504 2.840.818.898.033 2.941.620.898.453 Các khoản giảm trừ DT 20.498.628.492 23.976.197.200 21.546.791.000 Doanh thu thuần 2.536.787.236.012 2.816.842.700.833 2.920.074.107.453 Giá vốn hàng bán 2.227.603.791.757 2.291.272.590.138 2.123.321.000.138 Lợi nhuận gộp 309.183.444.255 525.570.110.695 796.753.074.315 Doanh thu hoạt động TC 22.257.563.519 18.429.225.831 20.012.243.731 Chi phí tài chính 92.475.367.181 90.096.888.711 91.096.435.754 Chi phí bán hàng 91.044.395.770 143.533.605.036 132.764.345.154 Chi phí quản lý doanh DN 69.069.852.961 118.300.960.652 1928.133.654.635 Lợi nhuận thuần từ hđkd 78.851.391.862 192.067.882.127 189.563.634.455 Thu nhập khác 973.203.491 3.400.916.720 3.654.657.546 Chi phí khác 2.227.276.997 11.959.426.663 12.265.543.879 Lợi nhuận khác (1.254.073.506) (8.558.509.961) (7.958.506.820) Tổng lợi nhuận KTTT 77.597.318.356 183.509.372.166 194.536.368.899 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - 22.986.036.639 21.326.137.398 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - Lợi nhuận sau thuế thuế nhập doanh nghiệp 77.597.318.356 160.523.335.527 173.210.231.501 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.3. Các nhân tố chi phối tới hoạt động của công ty cổ phần xi măng Thăng Long 1.3.1. Môi trường cạnh tranh Các doanh nghiệp hiện diện trên thị trường luôn tận dụng khả năng tài chính, sức mạnh nhân lực, vật lực, hệ thống phân phối, đại lý, chiến lược Marketing, công nghệ sản xuất. Để thực hiện hoàn hảo mục tiêu giành chiếm thị trường và tận dụng hết năng suất máy móc, thiết bị. Sự thông hiểu về các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường (phân tích cặn kẽ SWOT) là bước đầu cho sự thành côn._.g của mỗi doanh nghiệp. Có 5 yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu thâm nhập thị trường đó là: Nguồn tài chính cần thiết, chi phí biến đổi, sự khác biệt về sản phẩm, năng lực của hệ thống phân phối, những thuận lợi mà doanh nghiệp có được. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất xi măng ra đời trong những năm gần đây. Thăng Long đứng trước tình hình khó khăn là đối mặt với các doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh hàng mấy chục năm trước đồng thời phải chịu sự cạnh tranh của rất nhiều các công ty mới thành lập cùng hoạt động trong ngành. Như tổng công ty xi măng Vicem bao gồm rất nhiều các công ty sản xuất xi măng: Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Hải Phòng, Bút Sơn… Các công ty sản xuất xi măng mới ra đời xi măng Quốc Phòng, Duyên Hà, Thanh Liêm cũng đang cạnh tranh và chiếm lĩnh môt phần thị trường, ngoài ra còn có rất nhiều các xi măng địa phương khác… Thị trường luôn hiện diện 02 nhóm nhãn hiệu: Nhóm các thương hiệu mạnh (Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Chinfon…) và nhóm các thương hiệu dễ bị phá vỡ (các công ty mới, công ty địa phương). Tùy từng địa bàn tiêu thụ, địa lý, chiến lược phân phối...nhưng tất cả đều là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của xi măng Thăng Long hiện tại và/ hoặc trong tương lai. Nhận diện một số đối thủ cạnh tranh lớn và một số nhãn hiệu mà Thăng Long cần quan tâm: Công ty xi măng Nghi Sơn: Xi măng Nghi Sơn đang sở hữu rất nhiều điểm mạnh so với các đối thủ trên thị trường: Thương hiệu dẫn đầu trong thị trường xây dựng dân dụng. Tiềm lực tài chính mạnh. Khi nhà máy Bình Phước hoạt động, khai thác được clinker và sản xuất xi măng với tổng công suất sản xuất lớn à thuận lợi cho việc giảm giá thành sản xuất, không phụ thuộc vào biến động giá mua và nguồn cung clinker, tạo điều kiện tốt để đạt các mục tiêu lợi nhuận và mở rộng thị trường. Xi măng Nghi Sơn giao hàng tốt bằng phương tiện thủy. Hệ thống quản lý tốt, chính sách phát triển nhân sự hiệu quả. Chất lượng xi măng tốt, ổn định. Chiến lược Sales – Marketing hiệu quả. (chú trọng chăm sóc khách hàng) Bảng 7: Bảng phân tích ma trân SWOT Điểm mạnh Điểm yếu Nguồn cung ứng Clinker có chất lượng cao, trữ lượng lớn ổn định. Đầu tư chuẩn mực: máy móc, thiết bị hiện đại; vị trí nhà máy thuận lợi… Sản phẩm có chất lượng cao, luôn có độ dư mác theo TCVN, giá thành sản phẩm thấp Thương hiệu mới nhưng có tiềm năng phát triển mạnh Có nhiều mối quan hệ khách hàng lớn Sản phẩm xi măng và clinker Thăng Long chất lượng cao, giá bán hợp lý (sản xuất tại Quảng Ninh) Nhân sự chuyên trách về tiêu thụ, thị trường, kế hoạch, tiếp thị,… có trình độ và kinh nghiệm. Hệ thống cảng xuất thuận lợi cả đường thủy và đường bộ Xi măng Thăng Long là nhãn hiệu mới. Dịch vụ hậu mãi còn đang trong giai đoạn hoàn thiện Bán hàng chưa chuyên nghiệp Chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng do chưa chủ động được nguồn hàng Nguồn cung ứng phụ thuộc vào gia công, tình hình giao hàng không ổn định. Hệ thống phân phối mới, đang trong thời gian vừa thực hiện, vừa sàng lọc, tuyển chọn Nguồn lực tài chính chưa dồi dào cho các hoạt động triển khai các hình thức hỗ trợ, khuyến mại đa dạng cho hệ thống phân phối nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tại khu vực. Cơ hội Thách thức Tiềm năng phát triển của thị trường xi măng Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội mở ra - xét trên phương diện mức tiêu thụ xi măng bình quân trên đầu người ở VN hiện nay đạt 500kg/người/năm, chỉ bằng 1/4 Thái Lan, 1/5 Singapore và Malaysia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn ODA trong những năm gần đây tăng khá cao đã thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ bản trong nước tăng nhanh. Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu trong nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính. Chính phủ thúc đẩy nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng đường bê tông xi măng thay nhựa đường như hiện nay. Kinh tế vượt qua khủng hoảng và đang phục hồi. Kinh tế – xã hội phát triển, tập trung đẩy mạnh các Dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp… Thị trường công nghiệp ngày càng lớnà Thị phần sẽ lớn Việc cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy xi măng không kiểm soát hiện nay đã dẫn đến nguy cơ mất cân đối cung cầu trên thị trường. Sự cạnh tranh trên thị trường xi măng hiện nay là rất khốc liệt với nhiều nhãn hiệu mới tham gia vào thị trường và dự báo sẽ dư thừa vào năm 2010 khoảng trên 2 triệu tấn. Cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa với các sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước lân cận. Con đường xuất khẩu xi măng cũng gặp không ít khó khăn bởi sự cạnh tranh từ khác thị trường xuất khẩu hàng đầu như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia Cung > Cầu xi măng à cạnh tranh ngày càng gay gắt (nội địa, nhập khẩu) Lòng trung thành của hệ thống phân phối ngày càng giảm sút vì có quá nhiều sự lựa chọn Các chi phí sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm ngày càng tăng mạnh, trong khi giá bán luôn phải chú ý yếu tố cạnh tranh. (Nguồn Phòng Marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 1.3.2. Môi trường kinh tế Nến kinh tế đất nước đang phát triển theo chiều sâu nhằm thực hiện thành công mục tiêu trở thành nước công nghiệp về cơ bản, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đi sâu vào quá trình hội nhập cân bằng với nền kinh tế thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, chủ động được nguồn vốn, nhân lực, công nghệ cao. Nguồn vốn trong nước được huy động ở mức cao để đầu tư phát triển: Nguồn vốn FDI đang tăng nhanh tại Việt Nam, Chính phủ tranh thủ huy động vốn bằng nguồn trái phiếu, các ngân hàng tăng lãi suất huy động tiền nhàn rỗi của công chúng … Nguyên nhiên vật liệu thế giới ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là dầu mỏ, đã đẩy giá bán các loại hàng hóa phục vụ cho sản xuất – kinh doanh – đời sống tăng cao. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn và có tiềm năng phát triển nhất thế giới à dẫn đến nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư cao cấp, cao ốc văn phòng... sẽ bùng nổ. Mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 – 2015 là > 9%. Điều này đòi hỏi sự tăng nhanh về đầu tư xã hội, chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; Nâng dần tỷ trọng đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA …Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước (cả về số lượng và chủng loại) và xuất khẩu sang các nước trong ngoài khối ASEAN, đưa ngành công nghiệp xi măng VN thành ngành công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thời hội nhập 1.3.3. Môi trường pháp luật Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và cho tất cả các ngành, lĩnh vực nói riêng là chế độ chính trị – xã hội ổn định. Chính sách của Chính Phủ về quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng, công nghệ sản xuất, quy mô nhà máy, vị trí địa lý bố trí quy hoạch…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng ngành công nghiệp xi măng VN. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thể chế chính trị và đường lối xây dựng đất nước VN. Việc giảm thuế nhập khẩu clinker sẽ là nguồn động lực to lớn cho các nhà sản xuất xi măng (đặc biệt đối với các trạm nghiền). Tuy nhiên, lộ trình hội nhập vào WTO và AFTA đòi hỏi Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ các nước trong ngoài khối ASEAN nhập vào Việt Nam. Chính phủ ban hành nhiều quy định có tính pháp lý cao để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho con người, di tích lịch sử – văn hóa, an ninh – quốc phòng, quy định về sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn năng lượng, tài nguyên… + Nhận xét chung: Trong sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với điều kiện vĩ mô: Môi trường kinh tế có nhiều cơ hội mới, sự hợp tác thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng. Môi trường chính trị pháp luật thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng công nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát tiển, phát huy hết tiềm lực trong ngành. Chương II. Thực trang hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần XMTL 2.1. Thực trạng chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long và hoạt động truyền thông trong. 2.1.1. Định hướng phát triển thương hiệu của công ty đến 2009 Trong bối cảnh thị trường xi măng tại Việt Nam ngày càng phát triển. Số lượng các nhà máy xi măng đang ra tăng không ngừng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng là rất lớn nên đòi hỏi công ty xi măng Thăng Long phải xây dựng chiến lựơc phát triển thương hiệu rõ ràng và bài bản. Ngay trong giai đoạn đầu xây dựng và hình thành công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã có những định hướng rõ ràng và bài bài bản cho thương hiệu của mình trong những năm tới. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển công ty từ 2002 đến 2008 từ giai đoạn truyền thông trước khi bán sản phẩm đến khi sản có sản phẩm. Cố gắng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường tại khu vực miền bắc, miền trung và xây dựng hình ảnh là một doanh nghiệp sản xuất xi măng thân thiện với môi trường, là người bạn thân thiết của mọi công trình. Công ty Cổ Phần xi măng Thăng Long định hướng cho thương hiệu của mình trong năm năm tới nhà sản suất xi măng hàng đầu Việt Nam. Với chất lượng sản phẩm tốt nhất xây dựng uy tín thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm. Xi măng Thăng Long xây dựng các giá trị nền tảng mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam: Phát triển nguồn nhân lực toàn diện và có chế ngộ đãi ngộ công bằng. Xây dựng văn hóa công ty, các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. Xi măng Thăng Long phấn đấu trở thành công ty được xã hội mong đợi bằng việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao, ổ định, dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam, đồng thời đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, cho các nhà phân phối và người lao động. Mục tiêu xi măng Thăng Long trở thành nhà sản xuất xi măng số 1 tại Việt Nam về chất lượng, hiệu quả sản xuất, hệ thống phân phối và bảo vệ môi trường. Xi măng Thăng Long mong muốn xây dựng cho thương hiệu mình là một doanh nghiệp sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam. Xi măng Thăng Long định vị thương hiệu thông qua đặc tính sản phẩm. Thăng Long gây dựng tính cách, đặc tính nôi trội là thương hiệu năng động và xây dựng dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm. Đảm bảo chất lương sản phẩm tốt, ổn định và các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Luôn luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thân thiện với môi truờng. . Sử dụng công nghệ Polysius của CHLB Đức. Với công nghệ sản xuất của Châu Âu hàng đầu thế giới tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Đồng thời lực lượng CNVC là những người trẻ năng động nhiệt tình có trình độ làm việc cao. Là người bạn của mọi công trình xây dựng, với chất lượng tốt nhất. 2.1.2. Qui trình xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là quá trình lâu dài với sự quyết tâm và khả năng vận dụng hợp lý tối đa các nguồn lực và các biện pháp để làm sao sản phẩm có một vị trí trong tâm trí khách hàng. Xây dưng thương hiệu là một chuỗi các hoạt động liên quan tác động qua lại với nhau dựa trên nền tảng chiến lược marketing và quản trị doanh nghiệp. Thường bao gồm các hoạt động như: - Tạo ra các yếu tố thương hiệu. - Hoạt động truyền thông thương hiệu. Qui trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long chưa thực hiện một cách bài bản mà chỉ thực hiện qua các bước sau: Sơ đồ2 : Quy trình xây dựng thương hiệu XÁC LẬP THƯƠNG HIỆU → XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THƯƠNG HIỆU → XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ↓ ↓ CÁC YẾU TỐ TRONG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU BẢN SẮC CỦA HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ↓ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN ↓ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ↓ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG (Nguồn: Phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long) 2.1.2.1. Xác lập các yếu tố thương hiệu Xác định mục tiêu thương hiệu: Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long là một công ty còn non trẻ trong ngành sản xuất xi măng. Trong những năm gần đây, từ năm 2007 đến nay trong quá trình tạo dựng thương hiệu Thăng Long luôn đặt ra cho mình một mục tiêu khá rõ ràng: Luôn mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông qua việc cung cấp một cách tối ưu những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định nhất tới khách hàng. Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối và bán hàng có hiệu quả. Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình phát triển nhân lực toàn diện. Phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi ích chung lâu dài theo phương châm "Hợp tác để cùng Phát triển". Liên tục thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề phát triển bền vững theo triết lý hoạt động của các chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu là đảm bảo về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm đối với xã hội. Xây dựng văn hóa công ty mang bản sắc riêng biệt – năng động, đóng góp vào quá trình phát triển của cộng đồng tại địa phương và của Việt Nam. Tạo ra những giá trị bền vững cho các cổ đông. Mục tiêu Thăng Long đặt ra trong dài hạn qua từng năm Thăng Long từng bước thực hiện mục tiêu của mình. Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đó công ty xi măng Thăng Long luôn đặt ra cho mình mục tiêu trở thành công ty xi măng hàng đầu trên thị trường Việt Nam nói chung và vươn ra thị trường quốc tế. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Bản sắc hệ thống nhận diện thương hiệu: Thăng Long xây dựng cho mình một bản sắc riêng – luôn tạo dựng sự khác biệt với các công ty xi măng khác. Trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. đặc trưng là màu đỏ và màu xanh là màu tượng trung cho sự trẻ trung năng động, màu thể hiện lên sức trẻ đầy nhiêt thành của tuổi trẻ. bản sắc của bộ hệ thống nhận diện thương hiệu là phương tram cảu của công ty. Công ty Xi măng Thăng Long xây dựng tính cách thương hiệu cho mình là một công ty trẻ năng động. Xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng là công ty có uy tín luôn luôn đi đầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống cơ bản trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty: Tên thương hiệu Là những dấu hiệu được sử dụng tạo ra sự nhận biết và phân biệt sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh. Tên một thương hiệu còn thể hiện tính cách thương hiệu đó, là yếu tố quan trọng tạo tình cảm giữa khách hàng và sản phẩm. Một trong cách hiện hữu để tạo tính cách thương hiệu đó là xây dựng một hình tượng đại diện cho thương hiệu hàng hoá. Điều đó tạo ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, có thể từ hình ảnh của hình tượng đại diện cho thương hiệu mà khách hàng có thể lấy ý tưởng kinh doanh. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THĂNG LONG Logo của thương hiệu Quá trình sáng tạo giúp liên kết nhận diện ngôn ngữ và hình ảnh thương hiệu với chiến lược khác biệt hoá. Sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc và hình ảnh tạo nên logo của công ty có nét đặc sắc riêng dễ phân biệt so với các công ty xi măng khác. Nét đặc trưng là hình ảnh con rồng bay lên ở giữa là dòng chữ: THANG LONG CEMENT. Trong thiết kế logo 2 màu chủ đạo là màu đỏ và màu xanh. Hình ảnh 1: Logo công ty xi măng Thăng Long Slogan: NỀN MÓNG CỦA THÀNH CÔNG. Câu slogan ngắn gọn, dề nhớ, bao trùm phương trâm hoạt động kinh doanh của công ty là sản phẩm tạo nên sự vưng chắc cho mọi công trình, khẳng định phương tram, chiết lý của công ty. Luôn luôn xem chất lượng của mọi công trình làm đầu. Sản phẩm xi măng Thăng Long như là một người bạn thân thiết, đảm bảo cho sự vững mạnh của các công trình xây dựng. Đánh giá: Tên công ty dề nhớ, gần gũi. Slogan “NỀN MÓNG CỦA THÀNH CÔNG” ngắn gọn xúc tích tạo cảm giác an toàn cho người nghe, thể hiện triết lý của công ty luôn luôn cố gắng tạo dựng uy tín và đảm bảo cho người sử dụng về chất lượng của sản phẩm. Hệ thống ứng dụng trong bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty: Bao bì mẫu mã Sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Thăng Long đảm bảo thích nghi và đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường về chất lượng, mẫu mã, bao gói sự thích ứng của sản phẩm với thị trường phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: mức độ chấp nhận của người tiêu dùng cuối cùng và mức độ sẵn sang chấp nhận của các nhà sản xuất và các khách trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ). Hình ảnh 2: Bao bì xi măng Thăng Long Hệ thống biển bảng tại các đại lý phân phối xi măng Thăng long: Hình ảnh 3: Mẫu biển hiệu của công ty xi măng Thăng Long tại các cửa hàng, đại lý Tờ rơi, tờ giới thiệu công ty: Hình ảnh 4: Tờ rơi, tờ giới thiệu công ty 2.1.2.2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu Đăng ký thương hiệu là một trong những biện pháp quan trong xác lập quyền sở hữu của công ty về thương hiệu, và cũng thông qua hình thức này ngăn chặn tình trạng đánh cắp, chiếm đoạt và xâm phạm thương hiệu. Tuy việc đăng ký thương hiệu đã thành công từ rất lâu nhưng một thực tế là công ty coi việc bảo vệ thương hiệu là công việc của nhà nước mà nhà nước chỉ có vai trò nhất định trong việc giải quyết những tranh chấp, kiện tụng về mặt pháp lý chứ không thể bảo vệ hoàn toàn cho công ty tránh khỏi được sự xâm phạm về thương hiệu, chính vì vậy công ty nên xây dựng cho mình chiến lược hành động, chứ không thể cứ trông chờ mãi nữa. Công ty phải chủ động đề ra các khả năng có thể xay ra tranh chấp về thương hiệu để có đối sách khi gặp sự cố xảy ra cụ thể như: phải dự đoán được những mối đe doạ tiềm tàng và có hành động ngăn chặn chúng ngay từ khi giai đoạn phôi thai, không để tình trạng “nước đến chân mới nhảy” bởi như vậy sẻ gây ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh thương hiệu công ty và hơn thế là làm giảm uy tín thương hiệu mà còn gây mất lòng tin từ khách hàng gây hao tổn công sức, tiền bạc và giá trị của con người. Thường xuyên đôn đốc rà soát thị trường để phát hiện nhanh nhất các mầm mống gây hại, nâng cao chất lượng công trình, tạo nhiều mối quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng thông qua nhiều hoạt động PR xã hội. Xác định việc quản lí và bảo vệ thương hiệu là một công việc khó khăn và lâu dài, luôn sáng tạo ra những cách thức làm “trong sạch” tên tuổi của mình và từng bước cải thiện thương hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh và chống lại tình trạng xâm phạm, đánh cắp và copy thương hiệu. 2.1.2.3. Xây dựng kế hoạch truyền thông Xúc tiến hỗn hợp đồng thời hướng tới ba mục tiêu: Thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc của sản phẩm, gây sự chú ý của khách hàng đến đặc tính của sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp quảng cáo uy tín của minh và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược truyền thông công ty cổ phần xi măng Thăng Long thực hiện theo qui định các bước sau: Bước 1: Xác định rõ đối tượng mục tiêu: Ai là khách hàng tiềm năng, người sử dụng hiện tại, người quyết định mua hàng ngày hay người có tác động ảnh hưởng, cá nhân hay tổ chức. Xi măng Thăng Long xác định khách hàng chính của mình: → Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân → Khách hàng là các tổ chức Bước 2: Xác định các mục tiêu cần phải đạt được: Năm 2007: Mục tiêu đạt được chỉ có thể là thông báo (doanh nghiệp đặt ra mục tiêu này khi mới đưa sản phẩm ra thị trường) Năm 2008: Mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm. Năm 2009: Chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ nhớ đến sản phẩm, tên công ty. Bước 3: Lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền thông. Trong những năm gần đây công ty xi măng Thăng Long lựa chọn phương pháp phân bổ ngân sách theo mục tiêu, phân tích so sánh. Ngân sách cho hoạt động truyền thông trong năm 2007, 2008, 2009 từ 8 tỷ VNĐ đến 15 tỷ VNĐ. (chi tiết phân bổ ngân sách trong phần thực trạng hoạt động truyền thông của công ty ở phần sau) Bước 4: Quyết định sử dụng công cụ truyền thông. Lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược truyền thông đó. Bước 5: Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông. Công ty xi măng Thăng Long thực hiện hoạt động truyền thông thông qua các chiến dịch truyền thông. Theo từng năm tiêu biểu các chiến dịch truyền thông Năm 2007: Chiến dịch: Truyền thông chủ yếu là các hoạt động xúc tiến bán, và các hoạt động quảng cáo nhỏ lẻ. Năm 2008: Truyền thông - quảng cáo trên báo chí. Năm 2009: Chiến dịch 1: Truyền thông – Tài trợ cho chưong trình Gõ cửa ngày mới. Chiến dịch 2: Tổ chức sự kiện xúc tiến bán hàng như hội nghị khách hàng, tham gia các Triển lãm, hội thảo… Các yếu tố khác: Đầu tư thiết kế xây dựng hệ thống kênh phân phối tối ưu. Số cấp độ trung gian của kênh, số lượng thành viên của cùng một cấp độ kênh, số lưọng được sử dụngj và tỷ trọng hàng hoá đựơc phân bổ vào mỗi kênh. muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường khách hàng và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của kinh doanh. Sau khi thiết kế được kênh phân phối tối ưu, công ty biến mô hình này thành hiện thực. Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần xi măng Thăng Long CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THĂNG LONG → NPP → ĐẠI LÝ CẤP 2 → NGƯỜI TIÊU DÙNG Kênh 1: Nhà phân phối chính là các công ty có đủ năng lực tiêu thụ sản phẩm xi măng Thăng Long trên địa bàn cả nước. Nhà phân phối chính thường có trụ sở đặt tại địa bàn nhà máy xi măng Thăng Long, làm việc trực tiếp với các phòng ban của công ty. Kênh 2: Đại lý lấy hàng trực tiếp từ nhà máy nhưng phải thông qua nhà phân phối chính cấp biên lai chứng nhận. * Nhận xét: Việc lựa chon mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính đã đem lại hiệu quả kinh doanh lớn cho công ty, làm cho quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xây dựng trên thị trường. 2.1.3. Vị trí hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty Trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long thì hoạt động truyền thông có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển thương hiệu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của truyền thông ban quản trị doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến hoạt động truyền thông . Hoạt động truyền thông là công cụ chính của để xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty. Để thực hiện được chiến lược, hoạch định phát triển thương hiệu thì hoạt động truyền thông không thể thiếu, hoạt động truyền thông đứng ngay sau kế hoạch và thực hiện các mục tiêu hoạch định đề ra. Hàng năm công ty bỏ ra một lượng ngân sách khá lớn cho hoạt động truyền thông của công ty (khoảng 15 tỷ VNĐ) trừ những năm đầu chi phí cho hoạt động truyền thông không cao do truyền thông chưa được chú trọng hoạt động phát triển thương hiệu. Các hoạt động tuyền thông nhằm phát triển thương hiệu của công ty là: Hoạt động quảng cáo bao gồm quảng cáo TVC, quảng cáo báo giấy/ báo mạng, quảng cáo trên các website, quảng cáo ngoài trời (biển pano tấm lớn, các vật phẩm quảng cáo – tờ rơi, tờ giới thiệu công ty). Hoạt động PR bao gồm các hoạt động như tổ chức sự kiện (hội nghị khách hàng, hội chợ). Các hoạt động khuyến mại (thưởng theo sản lượng được hưởng chiết khấu). 2.2. Thực trạng hoạt đồng truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu Công ty xi măng Thăng Long mới đi vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải áp dụng nhiều biện pháp để truyền thông thương hiệu và thâm nhập thị trường, trong đó có các hình thức chiết khấu, giảm giá theo từng đợt, thực hiện linh hoạt các cơ chế và chính sách bán hàng, đưa ra một số biện pháp chủ yếu phù hợp với từng thời điểm cho các nhà phân phối, thực hiện có chọn lọc công tác truyền thông quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, đồng thời đôn đốc và hỗ trợ các nhà phân phối tăng sản lượng bán, tiêu thụ 100% xi măng Thăng Long trong những năm tới. Hoạt động truyền thông chịu sự chi phối trực tiếp của hoạt động kinh doanh, nên mọi hoạt động truyền thông chịu sự chi phối của chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược phát triển thương hiệu nói riêng. hoạt động truyền thông của công ty xi măng Thăng Long thực hiện theo chiến lược thương hiệu đề ra và tuân thủ theo chiến lược định vị thương hiệu. Thực tế hoạt đồng truyền thông nhằm phát triển thương hiệu công ty cổ phần xi măng Thăng Long như sau: 2.2.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu sử dụng trong chiến lược truyền thông. Logo Hình ảnh 6: Logo công ty xi măng Thăng Long - Sologan: NỀN MÓNG CỦA THÀNH CÔNG 2.2.2. Mục tiêu truyền thông Với bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào cũng cần phải có mục tiêu nhất định, thực sự rõ ràng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, sản phẩm. Trong những năm đầu của quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu mục tiêu chủ yếu trong các hoạt động truyền thông của công ty cố gắng đưa hình ảnh của công ty tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Mục tiêu truyền thông là những điều mà chiến lược truyền thông mong muốn đạt được sau khi thực hiện các hoạt động truyền thông - Năm 2007: Mục tiêu xây dựng sự nhận thức: Trong năm này khách hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức. Giai đoạn này chủ yếu đưa ra các thông tin, đặc tính nổi trội có lợi cho khách hàng. Kết quả là khách hàng không chỉ hiểu được tính lợi ích của sản phẩm mà còn giữ lại các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định mua sau này. Một thông điệp quảng cáo đôi khi nhắm vào việc tạo ra những niềm tin nhất định khách hàng có thể hiểu và chấp nhận sản phẩm. - Năm 2008: Mục tiêu đưa tin, thuyết phục và củng cố sự nhận thức của khách hàng mục tiêu về sản phẩm. Khi sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường một thời gian thì việc thì việc thường xuyên quảng cáo nhằm kích thích củng cố sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, bên cạnh những khách hàng cũ là những khách hàng mới nên các mục tiêu đưa tin, thuyết phục đồng thời được thực hiện bên cạnh mục tiêu củng cố sự nhận thức cảu khách hàng về hình ảnh công ty. Sự quan tâm của khách hàng về thương hiệu có thể tăng lên khi họ thu nhận thêm nhiều thông tin có ích về sản phẩm, thương hiệu. - Năm 2009: Mục tiêu nhắc nhở. Sau khi xi măng Thăng Long đã thâm nhập được vào thị trường thì việc thường xuyên nhắc nhở cho khách hàng nhớ đến thương hiệu là điều hết sức quan trọng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định mua. Khách hàng sẽ nhớ ngay đến xi măng Thăng Long khi mà họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Mục tiêu truyền thông của công ty trong các năm 2007, 2008, 2009 tuân thủ theo mục tiêu trong chiến lược phát triển của công ty. Việc thực hiện các mục tiêu trong ba năm vừa qua đã phần nào hoàn thành mục tiêu trong chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đặt ra. Việc thâm nhập thị trường và tạo lòng tin của khách hàng về sản phẩm xi măng của công ty. Thực hiện mục tiêu truyền thông trong các năm qua góp phần vào giúp cho sản phẩm của công ty sâm nhập vào các thị trường mới một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội trong ba năm qua sự xuấ hiện của xi măng Thăng Long tại thị trường này khiến cho thị phàn của xi măng Nghi Sơn giảm 3%. (Theo tổng kết của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long năm 2009). 2.2.3. Đối tượng nhận tin mục tiêu Xi măng Thăng Long xác định khách hàng chính của mình: → Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân → Khách hàng là các tổ chức Tuy nhiên là công ty mới xuất hiện trên thị trường nên trong những năm đầu tiên của quá trình đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường cần thực hiện theo từng bước thì mới có hiệu quả và tạo dựng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm xi măng Thăng Long. Công ty xác định rõ khách hàng mục tiêu mà công ty cần tập trung trong từng năm để phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của công ty. Đối với năm 2007: Khách hàng chủ yếu là các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp. các đơn vị này họ tiêu thụ một lượng lớn clinker (thường là các trạm trộn) và xi măng rời sử dụng cho các công trình lớn. Do đo đối tượng nhận tin mục tiêu trong các hoạt động truyền thông là các đơn vị tổ chức. Theo như nghiên cứu về hành vi mua hàng ở phần trên thì thói quen mua hàng của đối tượng khách hàng này là: Mua sản phẩm trực tiếp từ nhà máy, là đối tượng nhạy cảm về giá. Các hoạt động truyền thông chủ yếu là xúc tiến bán như: Khuyễn mại giảm giá, hưởng chiết khấu… Năm 2008: Bắt đầu đóng bao và thâm nhập vào thị trường bán lẻ. Trong năm này thì đối tượng nhận tin mục tiêu bao gồm cả các đơn vị tổ chức và người tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên thói quen mua hàng của hai đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Với đối tượng là các đơn vị tổ chức thi công ty tập trung vào các hoạt động xúc tiến bán: khuyến mai, hưởng chiết khấu. Còn với đối tượng là người tiêu dùng cá nhân các hoạt động truyền thông chủ yếu là quảng cáo chủ yếu là quảng cáo ngoài trời (biển bảng tại các cửa hàng đại lý, biển panô tấm lớn trên các đường quốc lộ, tờ rơi, tờ gấp, quyển giới thiệu công ty…), quảng cáo TVC trên kênh truyền hình Quảng Ninh. Năm 2009: Đối tượng nhận tin mục tiêu vẫn là đơn vị tổ chức và cá nhân (người tiêu dùng cuối cùng), đối với các đơn vị tổ chức thì ngoài các hoạt động xúc tiến bán ra thì công ty tổ chức các hoạt động PR, các đối tượng nhận tin là cá nhân thì hoạt đông truyền thông phong phú hơn như: Quảng cáo, PR… Như vậy trong ba năm qua từ năm 2007 đến 2009 trong hoạt động truyền thông thì đối tượng nhận tin có sự thay đổi để phù hợp với tùng giai đoạn phát triển của công ty. Trong năm 2008, 2009 thì khách hàng là cá nhân chiến hơn 60% khách hàng là các đơn vị tổ chức chiếm hơn 30% (Theo bảng đánh giá khách hàng của phòng bán hàng công ty cổ phần xi măng Thăng Long) điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch truyền thông của công ty trong từng năm. 2.2.4. Thông điệp truyền thông trong năm 2007, 2008, 2009 Thông điệp truyên thông của công ty xi măng Thăng Long trong mỗi năm là khác nhau, mỗi thông điệp công ty đưa ra đều phù hợp với từng thời k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31750.doc
Tài liệu liên quan