LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Trên thế giới, mỗi quốc gia độc lập có nguồn tài nguyên khác nhau, lợi thế sản xuất khác nhau. Một quốc gia không thể sản xuất được mọi thứ mình cần, do vậy phải quan hệ với các quốc gia khác để mua những sản phẩm mà họ không có hoặc nếu có thì giá thành quá cao và bán những sản phẩm mà quốc gia khác không có. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, quan hệ kinh tế quốc tế đã trở thành phổ biến trên toàn thế giới. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu nảy sinh nhu cầu thanh toán và chi trả giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó, xuất hiện hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT).
Việt Nam đang từng bước mở cửa và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: từ quan hệ song phương tới quan hệ đa phương và đỉnh cao là gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO – World Trade Organization) vào cuối năm 2006. Hòa mình vào xu thế hội nhập khu vực và thế giới với chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” thì hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên sôi động và có những chuyển biến vô cùng mạnh mẽ, hoạt động ngoại thương luôn được giữ vị trí trung tâm, ưu tiên phát triển hàng đầu nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Với vai trò là khâu kết thúc của một giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, TTQT đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển trong thời gian qua.
Hoạt động TTQT tại NHNo & PTNT Việt Nam cũng như tại SGD mới được thực hiện trong hơn mười năm trở lại đây, mặc dù đã được đặc biệt quan tâm chú trọng và bước đầu đã đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Song, so với yêu cầu đổi mới trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, hoạt động TTQT tại SGD còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng vị thế của SGD và chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng…
Xuất phát từ thực tế nói trên, đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm nội dung khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Khóa luận làm sáng tỏ vai trò của hoạt động TTQT đối với nền kinh tế và đối với NHTM, nghiên cứu những lý luận cơ bản về TTQT, các ưu nhược điểm và rủi ro của từng phương thức TTQT, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập
Khái quát hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SGD trong điều kiện hội nhập hiện nay, những kết quả đạt được và những tồn tại, khóa luận tìm ra các nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTQT tại SGD trong quá trình hội nhập hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những lý luận có liên quan.
*Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu cụ thể về hoạt động TTQT tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Thời gian nghiên cứu: Từ 2006 đến năm 2008 và có tham khảo thêm một số thực tiễn những năm trước có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lênnin, bao gồm Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Phép biện chứng duy vật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khóa luận bao gồm: phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh… kết hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị làm tăng tính trực quan.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo & PTNT TTQT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT đối với Sở giao dịch NHNo & PTNT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
KHÁI NIỆM VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Khái niệm và đặc điểm thanh toán quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì bộ phận kinh tế đối ngoại là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Kể từ khi công cuộc đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1986, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển. Sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi và thúc đẩy nghiệp vụ TTQT qua hệ thống ngân hàng phát triển theo. Đây là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghiệp vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
1.1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế
* Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán
Trước hết, khi tiến hành hoạt động TTQT, cần phải xác định 5 vấn đề quan trọng đó là: Đồng tiền, địa điểm, phương tiên, phương thức và thời gian thanh toán. Lựa chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì không phải bất kỳ đồng tiền của nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà đồng tiền đó phải “mạnh”, được thị trường quốc tế thừa nhận, tiếp đến lựa chọn đồng tiền nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động TTQT, nhằm mang lại hiệu quả. Vì vậy, khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng, hay dịch vụ quốc tế các bên đàm phán thường thống nhất về loại ngoại tệ được sử dụng.
* Thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch
Nếu xét theo đối tượng giao dịch, TTQT được chia làm 2 loại: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch:
Thanh toán mậu dịch: Là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
Thanh toán phi mậu dịch: Là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa XNK cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là nhữn chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức và của từng cá nhân.
* Thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại
TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó phần lớn phục vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là khâu quan trọng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hóa trao đổi và dịch vụ thực hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ quốc tế ngà càng được mở rộng.
* Khác với thanh toán nội địa: TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự biến động chính trị của mỗi quốc gia, do sự khác biệt về cơ chế luật pháp, phong tục tập quán, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu tình hình, khả năng hoạt động của đối tác. Do vậy các nghiệp vụ bảo đảm, bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ tài chính quốc tế ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT.
Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế
Với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu thương mại quốc tế, không một quốc gia nào có thể độc lập tồn tại mà không có sự phụ thuộc lẫn nhau, cũng như cạnh tranh với nhau để cùng phát triển. Vì thế, mỗi quốc gia luôn phải thực hiện nhiều mối quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật trong đó quan hệ về kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất và là nền tảng cho các quan hệ khác. Trong bối cảnh đó, TTQT nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng.
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt động TTQT được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đối với ngân hàng
TTQT không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà nó được coi là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua cung ứng dịch vụ này, ngân hàng thu hút được một lượng lớn khách hàng trên cơ sở đó tạo ra nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.
TTQT giúp ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng thông qua hoạt động tài trợ XNK cho khách hàng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
TTQT tạo điều kiện để cán bộ ngân hàng có thể học hỏi nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, có khả năng ứng dụng được những công nghệ ngân hàng hiện đại.
TTQT giúp cho ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế, từ đó có điều kiện để khai thác nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.
Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT gắn liền với các chủ thể ở các quốc gia khác nhau với nền văn hóa, phong tục tập quán… khác nhau. Chính vì vậy, việc phát sinh những vướng mắc, tranh chấp trong TTQT là điều khó tránh khỏi. Do đó, một loạt các văn bản pháp lý mang tính quốc tế đã lần lượt được ra đời nhằm điều chỉnh hoạt động TTQT bao gồm:
Luật và công ước quốc tế
Công ước Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contract for the international sale of goods- Wien convention 1980).
Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law of Bill of Exchange – ULB 1930).
Công ước Liên hiệp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note – UN convention 1980).
Công ước Geneve 1931 về séc quốc tế (Geneve convention for check 1931).
Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.
Các hiệp định song phương, đa phương…
Thông lệ và tập quán quốc tế
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credid - UCP)
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế ( ICC ) soạn thảo và phát hành , quy định quyền hạn , trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch TDCT với điều kiện L/C có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Từ khi phát hành lần đầu vào năm 1933 đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi . Đó là vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2007 (UCP 600) để phù hợp với thực tiễn thay đổi không ngừng của nền thương mại thế giới .
Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms – INCOTERMS 2000).
Quy tắc thống nhất về nhờ thu – bản sửa đổi năm 1995 số 522(URC, REV 1995, Pub 522, ICC).
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo phương thức tín dụng chứng từ - bản sửa đổi số 525, năm 1995(URR, REV 1995, Pub 525, ICC)
Một số lưu ý khi áp dụng các văn bản trên:
Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia.
Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Điều này được thể hiện ở các nội dung sau:
Chúng chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Đồng thời, một khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng, thì chúng sẽ trở thành các văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện.
Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế. Trong trường hợp này thì những quy định khác rõ ràng trong hợp đồng sẽ được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế.
Trên thực tế, thương mại và TTQT vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì, nó chịu chi phối bởi không những luật lệ và tập quán địa phương mà còn cả những luật lệ và tập quán quốc tế. Chính vì vậy, các bên liên quan tham gia quá trình thương mại và thanh toán quốc tế cần am hiểu thấu đáo về quy trình nghiệp vụ, thông lệ, tập quán và luật pháp địa phương cũng như quốc tế.
CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT CỦA NHTM
Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.
Có 5 phương thức TTQT được sử dụng, bao gồm: Ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu và TDCT. Nhưng chỉ có 3 phương thức thanh toán có sự góp mặt của ngân hàng là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ (TDCT).
Thanh toán chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Có 2 hình thức chuyển tiền, đó là: Chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện. Hình thức chuyển tiền bằng điện nhanh hơn, nên có lợi cho nhà XK, nhưng chi phí lại cao; còn hình thức chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí lại thấp.
b) Quy trình thanh toán chuyển tiền
Các bên tham gia:
- Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): Do người chuyển tiền chỉ định được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng.
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền.
- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền
Bước 1 (Chỉ xuất hiện trong nghiệp vụ chuyển tiền ngoại thương): Nhà XK thực hiện việc giao hàng đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn… cho nhà NK.
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà NK.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T) cho ngân hàng đại lý để chuyển trả tiền cho người thụ hưởng.
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo Có cho người hưởng lợi.
Nhận xét:
Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò tham gia thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán.
Việc giao hàng của bên XK và trả tiền của bên NK hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy, quyền lợi của người XK khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau. Trái lại, quyền lợi của người NK khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trước.
Phương thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng. Nhưng, chỉ nên dùng khi hai bên mua - bán có quan hệ lâu dài và tín nhiệm lẫn nhau hay khi trị giá hợp đồng không lớn lắm.
Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau, trong thương lượng hai bên nên sử dụng phương thức thanh toán khác thích hợp hơn.
Các phương thức thanh toán khác có thể bổ sung cho những nhược điểm của phương thức chuyển tiền như Nhờ thu hay thanh toán TDCT. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về phương thức nhờ thu.
Thanh toán nhờ thu (Collection of Payment)
Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà XK) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiều hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Trong nhờ thu, việc thanh toán phụ thuộc vào khả năng tài chính và thiện chí trả tiền của nhà NK. Ngân hàng tham gia chỉ với tư cách trung gian và thu phí dịch vụ. Do đó, phương thức này thực sự có hiệu quả trong trường hợp có sự tin tưởng cao giữa các nhà kinh doanh XNK. Đôi khi sự hấp dẫn về chi phí so với phương thức tín TDCT cũng lôi kéo các khách hàng đến với phương thức này.
Không giống như phương thức chuyển tiền, phương thức Nhờ thu có vai trò của ngân hàng, có sự liên quan nhiều hơn trong việc nhận tiền và chuyển giao chứng từ. Nhờ thu là một phương thức thanh toán có hiệu quả, những thỏa thuận và điều khoản chi tiết liên quan đến nhờ thu đã được sự đồng ý của cả nguời mua và người bán, Những thỏa thuận thống nhất đó là cơ sở để người bán làm nhờ thu thông qua NHNT. Do đặc điểm của thanh toán dựa vào thiện chí của người mua hoặc người bán, người mua đã chấp nhận thanh toán nhưng đến hạn không thực hiện cam kết, người bán giao hàng không đúng hợp đồng…. Các trường hợp này đã gây rủi ro cho cả NHTH .
NHTH cũng có thể gặp rủi ro do hành động sai chỉ thị thanh toán của nhà NK nước ngoài, như: biến D/P trả ngay thành D/P trả chậm hoặc D/P trả chậm thành D/A… Hậu quả là NHTH phải gánh chịu rủi ro.
Trường hợp rủi ro cho Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:
Chiết khấu chứng từ cho công ty con cuả nhà NK nước ngoài trong khi công ty đó không có tài sản đảm bảo. Hầu hết những trường hợp nà đều gây rủi ro cho NHCK. Hoặc, người mua và NHTH đã chấp nhận trả tiền, ngân hàng đã chiết khấu bộ chứng từ nhưng đến hạn người mua không thanh toán. Thực tế này đã và đang xảy ra khá phổ biến cho một số khách hàng xuất khẩu tại một số NHTM. Nguyên nhân của loại rủi ro này là do ngân hàng chuyển chứng từ đánh giá không chính xác khả năng đòi tiền của bộ chứng từ hoặc do những lý do đạo đức của đối tác NK.
b) Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ
Trong thương mại quốc tế, Nhờ thu thực chất là quy trình thu hộ tiền từ người mua trả cho người bán. Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng từ mà người mua yêu cầu, nhờ thu bao gồm 2 loại: Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection).
Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection):
Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không qua ngân hàng.
Phương thức này liên quan đến 2 loại chứng từ: chứng từ thương mại (hóa đơn thương mại, vận tải đơn, các loại giấy chứng nhận liên quan đến hàng hóa…) và chứng từ tài chính (hối phiếu). Có thể nói nhờ thu hối phiếu trơn là hình thức nhờ thu trong đó chứng từ tài chính tách rời chứng từ thương mại. Về nội dung, phương thức này có thể được mô tả bằng sơ đồ:
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Nhờ thu phiếu trơn
Chú thích:
Bước (1): Người ủy thác (Nhà XK) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người trả tiền (Nhà NK).
Bước (2): Nhà XK gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để thu tiền từ nhà NK.
Bước (3): NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ nhà NK.
Bước (4): NHTH thông báo lệnh nhờ thu để nhà NK:
Trả tiền ngay (Séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay); hoặc
Ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc
Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Bước (5): Nhà NK trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.
Bước (6): NHTH chuyển tiền, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được chấp nhận cho NHNT.
Bước (7): NHNT chuyển tiền hoặc hối phiếu kỳ hạn đã được chấp nhận cho nhà XK.
Đặc điểm của phương thức Nhờ thu trơn:
Thứ nhất: Thủ tục tương đối đơn giản, chi phí thấp.
Thứ hai: Việc trả tiền trong phương thức nhờ thu trơn không căn cứ vào chứng từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính nên phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán tách rời khỏi việc nhận hàng do đó người mua có thể nhận hàng mà không chịu thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ. Trường hợp hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thương mại thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trong khi không biết việc giao hàng có đúng hợp đồng không.
Phương thức này chỉ áp dụng khi người bán và người mua có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ công ty mẹ – công ty con hoặc là chi nhánh của nhau.
* Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: (i) hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; hoặc (ii) chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính gửi cùng).
NHTH chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền khi người này đã trả tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong lệnh nhờ thu.
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ
Như vậy về nội dung phương thức nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu trơn, tuy nhiên có một số điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất: Nhà XK không chuyển bộ chứng từ hàng hóa trực tiếp cho nhà NK mà chỉ giao hàng cho nhà NK còn bộ chứng từ gửi cho NHNT kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu.
Thứ hai: Khi nộp chỉ thị nhờ thu và hối phiếu vào ngân hàng người XK có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa.
Thứ ba: Ở khâu thứ tư, khi xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà NK, ngân hàng không trao bộ chứng từ mà giữ bộ chứng từ để khống chế nhà NK:
- Trả tiền ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhà NK lấy hàng (D/P).
- Chấp nhận thanh toán ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhà NK lấy hàng (D/A).
Nhận xét:
Ưu điểm:
Đối với nhà XK: có thể chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà NK sau khi nhà NK thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, ngoài ra nhà XK còn có thể khởi kiện nhà NK nếu nhà NK không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
Đối với nhà NK: thời gian thanh toán chậm (trong trường hợp sử dụng hối phiếu ký hạn), hoàn toàn chủ động trong khâu thanh toán.
Đối với Ngân hàng: gia tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng, rủi ro khi thực hiện phương thức này là thấp.
Nhược điểm:
Đối với nhà XK: thời gian thu hồi vốn chậm, trong trường hợp sử dụng hối phiếu kỳ hạn, nhà XK có thể bị mất hàng mà không thu được tiền (nếu nhà NK đã ký chấp nhận hối phiếu nhưng đến hạn không thanh toán), ngoài ra nhà XK chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hóa chứ không thể khống chế được việc trả tiền của nhà NK.
Đối với nhà NK: Phải làm thủ tục thanh toán khi chưa biết thực trạng hàng.
Từ những phân tích trên, phương thức Nhờ thu kèm chứng từ nên được lựa chọn để áp dụng trong trường hợp:
Hàng hóa thường là hàng mẫu hoặc là những lô hàng nhỏ, khó tiêu thụ.
Hai bên mua bán có quan hệ bạn hàng tương đối tin cậy nên sử dụng phương thức này để tiết kiệm chi phí.
Thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
Khái niệm:
TDCT là một trong những phương thức TTQT được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Một cách khái quát, TDCT là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (NHPH L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình được cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
Điều 2 UCP600 của ICC định nghĩa như sau:
“Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
So với các phương thức thanh toán trước, phương thức thanh toán TDCT có ưu điểm như sau:
Đối với nhà XK: được NHPH L/C (chứ không phải nhà NK) bảo đảm thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ XK phù hợp.
Đối với nhà NK: được NHPH L/C đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ phù hợp.
Đối với NH: đây là một dịch vụ khách hàng có giá trị, bên cạnh việc cung cấp một phương thức thanh toán an toàn nhất cho hoạt động thương mại quốc tế của khách hàng, phương thức này còn là cơ hội sinh lãi cho ngân hàng.
Tuy nhiên, phương thức TDCT có sự tham gia của nhiều chủ thể, do đó:
Đối với nhà XK: Để có thể xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo rất khó khăn cho nhà XK và trên thực tế có đến 70% bộ chứng từ xuất trình lần đầu có lỗi, để có thể được chấp nhận thanh toán nhà XK cần đến sự trợ giúp của các ngân hàng và do đó sẽ gia tăng chi phí, tốn thời gian cho nhà XK (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ các doanh nghiệp phải tốn từ 50 – 100USD). Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà XK phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà NK có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NHPH hoặc NHXN mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà XK sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NHPH cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
Người NK: có thể gặp phải rủi ro vì các chứng từ được xem xét có thể phù hợp với các điều khoản của L/C nhưng thực chất là hàng hóa lại không khớp đúng với bộ chứng từ.
Đối với ngân hàng: khi tham gia vào phương thức thanh toán này, các ngân hàng chịu ràng buộc trách nhiệm rất lớn chứ không đơn thuần chỉ là trung gian thanh toán như ở các phương thức khác.
Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.
Các bên tham gia:
- Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ (thường là người NK)
- Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C (thường là nhà XK).
- NHPH (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp “tín dụng” cho người yêu cầu.
- NHTB (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là đại lý hay chi nhánh của NHPH tại nước nhà XK.
- NHXN (Cofirming Bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
- NHđCĐ (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khẩu.
Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ
Chú thích:
Bước (1): Nhà NK căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở L/C cho nhà XK hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.
Bước (2): NHPH căn cứ đơn yêu cầu mở L/C, nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ phát hành L/C.
Bước (3): NHTB thực hiện quyền thông báo L/C và chuyển L/C cho người hưởng.
Bước (4): Nhà XK giao hàng trên cơ sở chấp nhận nội dung của L/C.
Bước (5): Sau khi hoàn thành việc giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C, gửi tới NHđCĐ để thanh toán.
Bước (6): Trên cơ sở kiểm tra bộ chứng từ, NHđCĐ sẽ thanh toán cho nhà XK (hoặc trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu).
Bước (7): NHTB chuyển giao chứng từ sang NHPH và đòi tiền.
Bước (8): NHPH kiểm tra bộ chứng từ để quyết định thanh toán hay từ chối.
Bước (9): NHPH thông báo cho nhà NK biết thực trạng bộ chứng từ, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.
Bước (10): NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Trong 3 phương thức thanh toán trên thì phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu là 2 phương thức chứa đựng nhiều rủi ro cho nhà XK và nhà NK nên ít được sử dụng. Còn phương thức TDCT rủi ro được chuyển từ nhà XK và nhà NK sang cho ngân hàng nhờ vậy đã dung hòa được quyền lợi giữa người mua và người bán, ngoài ra phương thức này còn tạo cơ hội cho ngân hàng thực hiện việc tài trợ XNK có lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại quốc tế, kể cả giữa các đối tác có quan hệ kinh doanh lần đầu.
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Những đặc trưng về hội nhập kinh tế quốc tế của NHTM
1.3.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Thế kỷ 21 là thế kỷ thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức, vật liệu mới, công nghệ điện tử, sinh học, tin học xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, sẽ tác động đến sản xuất, đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Các quốc gia dù có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, trình độ phát triển không đồng đều, đều đứng trước yêu cầu bức bách là phải cấu trúc lại nền kinh tế của mình để hội nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực. Khái niệm về toàn cầu hóa về kinh tế xuất hiện và phổ cập.
Về mặt kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động,… vận động thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc tế, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến, vận hành theo các luật c._.hơi chung được hình thành qua sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế. Trước xu thế ấy, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau hơn.
Như vậy, xét về bản chất” hội nhập kinh tế quốc tế là sự gia tăng về quy mô và hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lưu chuyển vốn quốc tế, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nến kinh tế”.
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là nét đặc trưng cơ bản và là xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
1.3.1.2. Những đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các NHTM
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hội nhập trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng vừa là tiền đề, vừa là kết quả của các lĩnh vực khác. Bản chất của hội nhập trong lĩnh vực này là quá trình các quốc gia từng bước mở cửa để tham gia vào các hoạt động tài chính - ngân hàng ở mỗi nước. Do khu vực tài chính- ngân hàng là yết hầu trong cơ thể kinh tế của mỗi nước, nên việc mở cửa lĩnh vực này luôn là một vấn đề hệ trọng và hết sức nhạy cảm và mang những nét đặc trưng riêng, đó là:
Thứ nhất, đây là quá trình chuyển dịch luồng vốn giữa các thị trường tài chính. Sự dịch chuyển luồng vốn ngày càng mạnh mẽ, vượt nhiều lần so với quy mô giao lưu thương mại giữa các quốc gia.
Thứ hai, hội nhập trong lĩnh vực tài chính– ngân hàng vừa là hệ quả, vừa là động lực của sự tiến bộ khoa học- công nghệ trên thế giới. Nhờ tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin nên các giao dịch được thực hiện nhanh chóng với độ an toàn rất cao. Các thị trường đang xích lại gần nhau do được liên kết với nhau thông qua mạng điện thoại, máy vi tính và các hệ thống truyền tin tự động (Reuters, Telerate…). Ngược lại, sự hội nhập trong lĩnh vực này lại tạo động lực thúc đẩy khoa học- công nghệ ngày càng phát triển, tạo tiền đề để các ngân hàng phát triển các dịch vụ truyền thống và mở ra các dịch vụ mới.
Thứ ba, hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng làm thay đổi tập quán kinh doanh tiền tệ. Do hoạt động tài chính- ngân hàng có liên quan đến tất cả các hoạt động kinh tế khác, cho nên hội nhập trong lĩnh vực này sẽ tạo nền tảng cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế hội nhập hiệu quả, đòi hỏi thể chế, luật pháp, chuẩn mực tài chính –ngân hàng ở mỗi quốc gia cần có sự điều chỉnh cho gần hơn với môi trường cạnh tranh đồng nhất, tạo thuận lợi cho luồng vốn được lưu thông hoạt hóa trên phạm vi toàn cầu.
Thứ tư, hội nhập trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng làm cho các nước ngày càng trở nên phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Nền kinh tế toàn cầu hóa là một nền kinh tế rất dễ bị chấn thương, sự trục trặc ở một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á vào những năm cuối thế kỷ trước và thời gian này là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ thị trường địa ốc Mỹ, cuộc khủng hoảng “nợ dưới chuẩn” đã lan rộng như một con virut máy tính, làm chao đảo thị trường tiền tệ và chứng khoán quốc tế.
Thứ năm, hội nhập trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng đang làm cho cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quyết liệt.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập
Hội nhập kinh tế toàn cầu mặc nhiên đã và sẽ biến các quốc gia thành những “làng” trong giao thương và sinh hoạt cộng đồng quốc tế. Trong đó TTQT thông qua đồng tiền trở thành yếu tố phổ cập hàng đầu. Sự phát triển của hoạt động TTQT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu nhằm có thể đánh giá được tương đối toàn diện hoạt động này.
1.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chung
- Doanh số TTQT: Doanh số TTQT ngày càng tăng chứng tỏ sự mở rộng không ngừng của hoạt động TTQT. Doanh số TTQT càng cao đồng nghĩa với việc hoạt động TTQT phát triển càng mạnh.
- Thị phần: Yếu tố thị phần TTQT chứng tỏ sự phát triển hoạt động TTQT tại các NHTM. Một NHTM có thị phần TTQT lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có uy tín lớn và chất lượng TTQT tốt.
- Thu từ hoạt động TTQT trong tổng thu dịch vụ và tổng thu nhập: Các tỷ lệ này phản ánh sự phát triển của hoạt động TTQT so với các hoạt động dịch vụ khác và các hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.
- Lợi nhuận từ hoạt động TTQT: Chỉ tiêu này chính là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động TTQT và chi phí cho hoạt động TTQT. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động TTQT tăng có nghĩa là hoạt động TTQT ngày càng phát triển.
- Uy tín của ngân hàng: Chỉ tiêu này được thể hiện bởi thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chức có uy tín xếp hạng. Uy tín của ngân hàng càng lớn thì mọi hoạt động của ngân hàng đều có điều kiện phát triển trong đó có hoạt động TTQT.
- Mối quan hệ giữa TTQT với hoạt động XNK, chuyển tiền kiều hối và đầu tư nước ngoài: Thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa doanh số TTQT với kim ngạch XNK, chuyển tiền kiều hối và đầu tư nước ngoài có thể thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động TTQT với các hoạt động này, đồng thời thấy được xu hướng phát triển của hoạt động TTQT, từ đó dự báo sự phát triển của hoạt động TTQT trong tương lai.
- Mối quan hệ giữa hoạt động TTQT với các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác như hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đây được xem là một chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của hoạt động TTQT bởi lẽ, trên cơ sở xem xét mối quan hệ như vậy sẽ thấy được mức độ đóng góp của TTQT trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, thông qua đó có thể đánh giá về sự phát triển của hoạt động này.
- Ngoài ra còn căn cứ vào một số chỉ tiêu như: Doanh số, số lượng giao dịch được thực hiện theo từng phương thức, tình hình TTQT hàng xuất và hàng nhập…
1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT theo chiều rộng
- Đồng tiền thanh toán: Số lượng đồng tiền sử dụng trong TTQT càng nhiều chứng tỏ các đối tác thanh toán càng được mở rộng.
- Phương thức thanh toán: Số lượng phương thức áp dụng trong TTQT càng gia tăng và tiến tới đồng nhất với khu vực và trên thế giới chứng tỏ hoạt động TTQT càng phát triển.
- Số lượng chi nhánh trực tiếp tham gia TTQT: Sự mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng trực tiếp tham gia TTQT đồng nghĩa với việc tạo thuận lợi cho khách hàng, từ đó góp phần kích thích việc thực hiện ngày càng nhiều các giao dịch TTQT qua ngân hàng.
- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng một mặt sẽ giúp ngân hàng gia tăng uy tín, mặt khác chứng tỏ nhu cấu mở rộng thanh toán không ngừng của ngân hàng.
1.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT theo chiều sâu
- Sự hoàn thiện của quy trình thanh toán: Quy trình thanh toán ngày càng hoàn thiện thì hoạt động thanh toán ngày càng có điều kiện để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, sự hoàn thiện của quy trình TTQT phản ánh mức độ phát triển theo chiều sâu của hoạt động TTQT.
- Trình độ sử dụng công nghệ trong thanh toán: Mức độ hiện đại của công nghệ là thước đo tương đối chính xác sự phát triển của hoạt động TTQT. Hiện đại công nghệ theo kịp thế giới là một đòi hỏi tất yếu để phát triển hoạt động TTQT.
- Mức độ an toàn, nhanh chóng của các khoản thanh toán được thực hiện: Các khoản vay được thực hiện càng nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm bao nhiêu thì chứng tỏ hoạt động TTQT càng phát triển bấy nhiêu.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập
Có nhiều loại nhân tố tác động đến hoạt động TTQT của các NHTM trong quá trình hội nhập, có thể phân ra hai loại nhân tố sau:
1.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan bao gồm:
Một là, do thể chế chính trị:
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng chịu sự chi phối của thể chế chính trị. TTQT liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau ở những quốc gia khác nhau và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì sự lệ thuộc giữa các quốc gia còn lớn hơn. Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, XNK sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả TTQT đối với các bên liên quan. Trên thực tế, những thay đổi này thường khiến các ngân hàng và các bên liên quan không thể thực hiện được cam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí bị hủy bỏ, thiệt hại cho các bên.
Hai là, chính sách phát triển kinh tế:
Chính sách tiền tệ: Chính sách ngoại hối thay đổi gây nên sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh, từ đó gây nên rủi ro tín dụng của khách hàng và ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của quốc gia: Nếu cán cân thanh toán bị thâm hụt, dự trữ ngoại hối thấp khiến các ngân hàng, nhà NK gặp khó khăn vì không thể mua được ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài.
Chính sách thương mại, các quy định về XNK của các quốc gia: Việc thay đổi chính sách XNK cũng có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia. Một ví dụ điển hình là việc thay đổi chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong XNK cá ba sa, hàng dệt may gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, sự phát triển của nền kinh tế: Các nước phát triển, nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững thì hoạt động TTQT sẽ ít chịu rủi ro hơn các nước phát triển. Nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng thì rủi ro thấp hơn so với thời kỳ suy thoái.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm:
Một là, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các bên tham gia: Sự hạn chế về năng lực quản lý của ngân hàng cũng như sự non kém về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ là nhân tố hạn chế chất lượng TTQT. Các doanh nghiệp XNK không tinh thông nghiệp vụ, ngoại ngữ nên đã phát sinh rủi ro ngay từ khi ký kết hợp đồng, lập đơn xin mở L/C, khâu lập chứng từ…
Hai là, đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia: nhiều nhà NK, XK làm ăn theo kiểu chụp giật không giữ uy tín nên khi gặp khó khăn sẵn sàng bỏ mặc ngân hàng tự đứng ra giải quyết. Mặt khác, theo quy định của UCP, việc thanh toán L/C là căn cứ vào bộ chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa. Đây cũng là một kẽ hở cho các cá nhân, công ty tiến hành lừa đảo.
Ba là, thiếu thông tin, TTQT liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau nên nếu một bên không có những thông tin chính xác, không đầy đủ về tình hình tài chính, uy tín của đối thủ, lại bị đối thủ lừa đảo sẽ đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình thực hiện TTQT.
Bốn là, các quy định về nghiệp vụ không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các nhân viên ngân hàng, thêm vào đó công tác kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ tạo kẽ hở cho những nhân viên, cán bộ kết hợp với người NK, XK lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TTQT là một nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khá phức tạp, đầy rủi ro nhưng cũng đem lại những nguồn thu đáng kể cũng như có tác động rất tích cực đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lịch sử và những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động TTQT tròn điều kiện hội nhập hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này, chương 1 của khóa luận đã tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích những đặc điểm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.
Thứ hai, giới thiệu các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT.
Thứ ba, tập trung phân tích các phương thức TTQT, trên cơ sở đó rút ra những ưu nhược điểm của từng phương thức và các trường hợp áp dụng.
Thứ tư, xây dựn một hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ phát triển hoạt động TTQT của NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng và những nhân tố ảnh hưởng trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Thông qua những vấn đề lý luận có bản này, khóa luận có những cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động TTQT tại SGD NHNo trong điều kiện hội nhập hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SỞ GIAO DỊCH NHNo
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của SGD NHNo
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
SGD là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo Việt Nam. SGD được thành lập tháng 5 năm 1999 trên cơ sở sắp xếp lại Sở Kinh doanh Hối đoái NHNo Việt Nam. Theo đó, SGD là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo ủy quyền của NHNo Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNo Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo và chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do sự cam kết của SGD trong phạm vi ủy quyền.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống các phòng chuyên môn nghiệp vụ của SGD gồm: Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng kinh doanh ngoại tệ và TTQT, Phòng tín dụng, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, Phòng tổ chức hành chính nhân sự, Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, Tổ vi tính, Tổ tiếp thị nguồn vốn – dịch vụ – sản phẩm mới, và 03 phòng giao dịch (Phòng giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Kim Liên).
Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng theo Quy định số: 367/SGD – HCNS ngày 25/06/2004, quy định về chức năng nhiệm vụ các Phòng nghiệp vụ và quy trình điều hành hoạt động kinh doanh của SGD NHNo & PTNT Việt Nam (Sơ đồ):
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức Sở giao dịch NHNo & PTNT
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Sở giao dịch NHNo
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD năm 2006 - 2008
CHỈ TIÊU
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TỔNG NGUỒN VỐN
8,221
10,990
15,035
Trong đó: Huy động hộ TW
I. Phân theo thời gian
8,221
10,990
15,035
1. Tiền gửi không kỳ hạn
3,491
5,606
6,476
2. Tiền gửi có kỳ hạn
4,730
5,384
8,559
- Kỳ hạn 12 tháng
4,271
4,631
6,728
II. Phân theo TPKT
8,221
10,990
15,036
1. TGTK
2,329
2,832
3,893
- KKH
6
5
5
- CKH
2,323
2,827
3,888
+ CKH 12 tháng trở lên
2,015
2,675
3,567
2. Phát hành GTCG
171
27
18
+ Trong đó loại 12 tháng
44
24
15
3. TG các TCKT
5,705
8,019
10,805
- TGKKH
3,469
5,489
6,456
- TGCKH
2,236
2,530
4,349
+ CKH 12 tháng trở lên
2,212
1,933
3,146
4. TGTV các TCTD
16
112
320
III. Theo đồng tiền huy động
8,221
10,990
15,035
1. Nội tệ
6,463
9,012
12,089
- Dân cư
1,023
1,372
1,838
- Trên 12 tháng
824
1,319
1,650
2. Ngoại tệ quy đổi
1,758
1,978
2,946
* Nguồn USD (1.000 USD)
103,315
117,001
166,539
* Nguồn EUR (1.000 EUR)
4,271
3,020
4,725
- Dân cư
1,464
1,487
2,072
- Trên 12 tháng
1,362
1,383
2,256
TỔNG DƯ NỢ
2,933
4,290
5,474
I. Phân theo thời gian
- DN ngắn hạn
191
1,895
2,197
- DN trung hạn
253
167
345
- DN dài hạn
1,761
2,228
2,932
II. Phân theo TPKT
- DNNN
2,177
2,569
3,307
- DN ngoài quốc doanh
673
1,721
2,167
Trong đó: Hộ tư nhân, cá thể
83
720
728
III. Theo đồng tiền
- DN nội tệ
1,597
2,595
2,912
- DN ngoại tệ quy đổi
1,336
1,695
2,562
* DN USD (1.000 USD)
83,028
105,171
149,568
* DN EUR (1.000 EUR)
958
+ Trong đó: DN quá hạn
6.06
20.1
22.2
+ Nợ xấu
5.28
29.7
55.9
* Kq tài chính
148.89
289.81
358
* Tổng số lao động
92
121
147
* Chênh lệch lãi suất
0.26
0.38
0.4
- LS bình quân đầu vào
0.49
0.37
0.7
- LS bình quân đầu ra
0.74
0.75
1.1
(Nguồn: báo cáo thống kê nguồn vốn qua các năm của SGD NHNo)
a. Huy động vốn: Từ đầu năm 2006 đến nay, kế thừa lợi thế về huy động vốn trước đây, SGD tuy hoạt động độc lập nhưng công tác huy động vốn vẫn không kém hiệu quả. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế quy VND đạt 10,990 tỷ, tăng 2,769 tỷ (34%) so với cuối năm 2006. Tính đến năm 2008, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế quy VND của Sở đạt 15,035 tỷ, tăng 3,045 tỷ (tăng 37%) so với năm 2007.
Cơ cấu nguồn vốn còn tiềm ẩn rủi ro, thiếu tính ổn định như: nguồn vốn huy động tập trung vào một số khách hàng lớn như tiền gửi của kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, tiền gửi các tổ chức tín dụng.
b. Sử dụng vốn: Công tác sử dụng vốn của SGD tăng đáng kể. Năm 2007 dư nợ tín dụng đạt 4,290 tỷ tăng 1.357 tỷ VND (tăng 46%) so với năm 2006, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1,895 tỷ VNĐ tăng 1,704 tỷ VND (892%), trung hạn đạt 167 tỷ VND giảm 86 tỷ VND (34%), cho vay dài hạn đạt 2,228 tỷ VND tăng 467 tỷ VND (26,5%) so với cuối năm 2006.
Tính đến cuối 2008 dư nợ tín dụng đạt 5,474 tỷ tăng 1.184 tỷ VND (27,6%) so với năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3104,25 tỷ VND tăng 302 tỷ VND ( 16%), trung hạn đạt 345 tỷ VND tăng 178 (106,6%) dài hạn đạt 2,932 tỷ VND tăng 704 tỷ (31,6%) so với cuối năm 2007.
Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn cao trên 70%, vượt mức chung của toàn hệ thống dẫn đến mức độ tiềm ẩn rủi ro cao.
c. Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh năm 2007 đạt 289,81 tỷ, tăng 140,9 tỷ (94,6%) so với năm 2006, sang năm 2008 đạt 358 tỷ , tăng 68,2 tỷ (tăng 23,5%) so với năm 2007. Hiệu quả kinh doanh thấp: mặc dù đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, song so với các NHTM khác, chất lượng hoạt động tín dụng vẫn còn thấp và chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quả hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam còn chưa cao. Do vậy, khả năng tích lũy từ nội bộ để tăng cường năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược cũng như khả năng huy động tăng vốn, cho vay của ngân hàng trong tương lai.
d. Công tác khách hàng
Được phát triển trên nền tảng là Sở kinh doanh hối đoái của NHNo & PTNT Việt Nam và tiếp tục chiến lược phát triển thị phần đối với các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, các tổng công ty lớn, các dự án đồng tài trợ. Mới qua 9 năm hoạt động nhưng SGD đã tạo được chữ tín với khách hàng, có nhiều khách hàng truyền thống có năng lực tài chính tốt như: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Hàng Hải…Tuy nhiên việc thu hút khách hàng mới vẫn còn hạn chế và chưa được chú trọng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo & PTNT
2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động TTQT tại SGD NHNo & PTNT
Hiện nay, hoạt động TTQT trong toàn hệ thống NHNo & PTNT nói chung và từng chi nhánh nói riêng đều phải tuân theo “Quy định về quy trình và kĩ thuật nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống NHNo & PTNT VN”, bao gồm:
Quyết định số 280/QĐ- NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN về việc thành lập NHNo & PTNT Việt Nam.
Điều lệ về tố chức hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002 của Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam đã được Thống đốc NHNN chuẩn y.
Quyết định 1998 QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Trong đó chỉ rõ phạm vi áp dụng, nguyên tắc hoạt động và qui trình nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
Quyết định số 388/HĐQT – QHQT ngày 05/9/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo ban hành quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo.
Cũng theo qui định trên, hoạt động TTQT phải phù hợp với UCP 600, URC 522, URR 525 đồng thời phải không mâu thuẫn với các qui định của luật pháp, chính phủ, NHNN Việt Nam cũng như các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam kí kết.
Trách nhiệm TTQT của SGD được liệt kê bao gồm:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Lập và xử lý chứng từ nghiệp vụ TTQT đúng qui định.
Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong nghiệp vụ TTQT.
Chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ để thanh toán NK.
2.2.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại SGD NHNO & PTNT
Khóa luận tiến phân tích chất lượng hoạt động TTQT tại SGD theo các chỉ tiêu đã trình bày ở chương 1. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc phân loại số liệu tại SGD nên chỉ có thể đánh giá một cách khái quát ở một số chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Về doanh số TTQT
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO hoạt động TTQT của SGD đạt mức tăng trưởng cao.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 – 2008
Đơn vị: tr USD
Năm
2006
2007
2008
Doanh số TTQT
507,53
567,32
826,05
Tăng trưởng tuyệt đối
59,79
258,73
Tăng trưởng tương đối (%)
+11,78
+45,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh số TTQT tại SGD luôn có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Doanh số TTQT năm 2007 đạt 576,32 triệu USD, tăng 11,78% doanh số so với năm 2006. Năm 2008, sau 2 năm gia nhập WTO doanh số TTQT tại SGD có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 826,05 triệu USD, tăng 45,6% so với năm 2007.
2.2.2.2. Tình hình thanh toán với mỗi phương thức cụ thể
Thanh toán hàng nhập
Bảng 2.3: Thanh toán hàng nhập tại SGD NHNo
Triệu USD
Năm
2006
2007
2008
+ / -
+ / -
Doanh số TTQT hàng nhập
470,53
493,40
4,86 %
630,82
27,85%
- Chuyển tiền đi
Doanh số
360,79
183,25
-49,21%
436,43
138,17%
Số món
1.034
1.063
+29
1.310
+247
- Nhờ thuhàng nhập
Doanh số
5,49
15,51
182,5%
9,72
-37,3%
Số món
15
18
+3
10
-8
- L/C hàng nhập
Doanh số
104,25
294,64
182,63%
184,67
-37.3%
Số món
300
361
+61
181
-180
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 – 2008)
Biểu đồ 2.1: Doanh số TTQT hàng nhập tại Sở giao dịch NHNo
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
TTQT NK tại SGD liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số (chiếm khoảng 90%) và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2007 doanh số TTQT NK đạt 493,40 triệu USD tăng 4,86% so với năm 2006 (22,87 triệu USD), năm 2008 là 630,82 triệu USD tăng 27,85%.
Thanh toán chuyển tiền đi:
Chuyển tiền là một nghiệp vụ quan trọng của SGD trong TTQT. SGD luôn quan tâm tăng cường đổi mới công nghệ nhằm xây dựng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, trang bị hiện đại, có tính tự động hóa cao để phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Thêm vào đó là mạng lưới đại lý rộng khắp thế giới, SGD đã trợ giúp các ngân hàng nước ngoài rất nhiều trong lĩnh vực TTQT. Sau khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động kinh tế, dịch vụ của Việt Nam trở nên rất năng động. Bên cạnh đó, Sở lại có các khách hàng lớn hoạt động thường xuyên với doanh số cao thuộc các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bảo hiểm nên doanh số chuyên tiền qua SGD khá lớn và có xu hướng tăng dần.
Qua bảng số liệu bảng 2.3, doanh số chuyển tiền đi năm 2006 là 360,79 triệu USD (1034 món) nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 183,25 triệu USD (tương ứng giảm 49,21% so với năm 2006), nhưng số món tăng lên đến 1063 món.. Doanh số chuyển tiền năm 2007 giảm bởi sau khi gia nhập WTO, các rào cản thương mại và phi thương mại dần được dỡ bỏ, hơn nữa giá các mặt hàng NK tăng cao nên các hợp đồng NK tăng giá trị hơn, vì vậy các nhà XK nước ngoài thường tìm kiếm phương thức an toàn hơn, ví dụ như sử dụng phương thức TDCT. Sang năm 2008, kim ngạch NK ước đạt 80,4 tỷ USD, nhập siêu lên đến 15,5 tỷ USD, đây là năm có mức nhập siêu kỷ lục, tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch XK hàng hóa cũng cao nhất trong nhiều năm qua, chiếm tới 27,8% kim ngạch hàng hóa XK, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới tất cả các chủ thể kinh tế thuộc mọi quốc gia, hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp đều bị thu hẹp, họ trở nên thận trọng hơn trong các giao dịch và thường hướng đến các bạn hàng uy tín, truyền thống, do đó, doanh số chuyển tiền tăng mạnh đạt 436,43 triệu USD (tương ứng 138,17% so với năm 2007) và số món tăng mạnh lên đến 1310.
Nhờ thu hàng nhập:
Trong thanh toán nhờ thu, bao gồm nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhưng trên thực tế trong giao dịch thương mại, nhờ thu trơn ít được sử dụng và SGD NHNo cũng thường sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trong đó áp dụng phương thức D/P là chủ yếu.
Khi các bên thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì yếu tố bất lợi thuộc về người XK, rủi ro rất cao. Do vị thế thương mại của Việt Nam nên thường các đối tác XK nước ngoài ít khi đồng ý thực hiện theo phương thức này.
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số nhờ thu hàng nhập chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số TTQT hàng nhập. Thực tế qua các năm doanh số thanh toán nhờ thu cũng như số món đều không cao và không ổn định. Năm 2006 doanh số nhờ thu đạt 5,49 triệu USD (với 15 món), đến năm 2007 con số này tăng vọt lên 15,51 triệu USD (tăng 182,5% so với năm 2006) và số món cũng tăng lên đến 18 món, sang năm 2008 đạt 9,72 triệu USD (giảm 37,3% so với năm 2007) và số món cũng giảm còn 10 món.
Thanh toán TDCT:
Ta thấy, doanh số thanh toán L/C nhập năm 2006 đạt 104,25 triệu USD ( 300 món) sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, hoạt động ngoại thương có những thay đổi rõ rệt, XK tăng trưởng khá, NK tăng cao đột biến và nhập siêu cũng lên mức kỷ lục 12,4 tỷ USD, gấp 2,5 lần năm 2006. Do đó doanh số L/C nhập tại Sở tăng mạnh đạt 294,64 triệu USD (tương ứng tăng 182,63% so với năm 2006), số giao dịch cũng tăng đến 361 giao dịch. Bước sang năm 2008, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, thêm vào đó với sự xuất hiện thêm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh. Ngay tại địa bàn nơi SGD NHNo đóng trên đường Láng Hạ đã có mặt đầy đủ các chi nhánh của các NHTM cổ phần hoặc NHTM Nhà nước khác cùng hoạt động với các dịch vụ khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng, do đó doanh số L/C nhập trong năm 2008 có sự sụt giảm, đạt 184,67 triệu USD (giảm 37,3% so với năm 2007), với số giao dịch là 181 món.
Trong khi số lượng giao dịch bằng chuyển tiền đi lớn và xu hướng ngày càng tăng thì giao dịch bằng cả Nhờ thu và L/C chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm. Như vậy, TTQT hàng nhập chủ yếu được thực hiện bằng phương thức chuyển tiền. Điều đó chứng tỏ khách hàng giao dịch thường là các khách hàng truyền thống, ít có khách hàng mới. Vấn đề này Sở cần chú trọng công tác thu hút khách hàng mới để từ đó gia tăng phương thức TDCT, làm tăng thu nhập TTQT của Sở.
Thanh toán quốc tế hàng xuất
Bảng 2.4: Thanh toán quốc tế hàng xuất tại SGD NHNo 2006 - 2008
Triệu USD
Năm
2006
2007
2008
+ /-
+ /-
Doanh số TTQT hàng xuất
37,00
73,92
99,78%
195,23
164,11%
- Chuyển tiền đến
Doanh số
36,33
65,93
81,48%
187,75
184,76%
Số món
915
1.174
+259
1.340
+166
- Nhờ thu hàng xuất
Doanh số
0,03
0,37
-
0,4
8,1%
Số món
1
1
-
1
-
- L/C hàng xuất
Doanh số
0,06
7,62
-
7,08
-7,08%
Số món
7
19
+12
15
-4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Doanh số TTQT hàng XK cũng giống như doanh số thanh toán hàng NK, tăng dần qua các năm với mức tăng trưởng rất nhanh: 99,78% (2006 – 2007) và 164,11% (2007 – 2008).
Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT hàng xuất tại Sở giao dịch NHNo
(Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
- Chuyển tiền đến:
Trong TTQT hàng xuất, phương thức chuyển tiền luôn chiếm ưu thế. Doanh số chuyển tiền đến tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 36,33 triệu USD ( với số giao dịch là 915 món đến năm 2007 tăng lên đến 65,93 triệu USD (tương ứng tăng 81,48% so với năm 2006), tương ứng là 1.174 món ). Điều này có thể được giải thích, bởi năm 2007 có sự tăng trưởng cao về XK và các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài do đó lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh, cả dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp, vay trả nợ nước ngoài, đầu tư vào giấy tờ có giá và đặc biệt là sự nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các giao dịch chuyển tiền của cá nhân làm cho lượng kiều hối do Việt Kiều chuyển về cho thân nhân trong nước tăng mạnh do đó doanh số cũng như số lượng giao dịch đều tăng. Sang năm 2008, các doanh nghiệp XK gặp nhiều khó khăn hơn nên họ thường có xu hướng giao dịch với các khách hàng quen biết, mặt khác để tiết liệm chi phí thì phương thức chuyển tiền cũng được ưu tiên lựa chọn, do đó doanh số chuyển tiền tại SGD cũng tăng mạnh lên đến 187,75 triệu USD (tăng 184,76% so với năm 2007) với số giao dịch là 1.340.
Nhờ thu hàng xuất:
Như trên đã nói, phương thức nhờ thu ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian hưởng hoa hồng. Mặt khác, do trình độ quản lý của các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn yếu, thu thập thông tin về thị trường, đối tác nước ngoài còn kém, trình độ am hiểu luật quốc tế còn hạn chế, nên rất dễ bị người NK nước ngoài lợi dụng vầ gây bất lợi nên phương thức này rất ít được sử dụng, do đó doanh số thường thấp, cụ thể năm 2006, doanh số chuyển tiền chỉ đạt 0,03 triệu USD, sang đến năm 2007 là 0,37 triệu USD và sang năm 2008 đạt 0,4 triệu USD.
Phương thức TDCT:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy sau khi gia nhập WTO, hoạt động XK có nhiều khởi sắc nên có sự tăng trưởng mạnh trong phương thức TDCT, cụ thể năm 2006, doanh số L/C XK chỉ đạt 0,06 triệu USD – một con số rất khiêm tốn thì sang đến năm 2007 con số nà đã tăng mạnh đến 7,62 triệu USD và sang năm 2008 do sự biến động của thị trường XK trên thế giới doanh số thanh toán L/C XK giảm nhẹ còn 7,08 triệu USD.
So sánh giữa TTQT hàng nhập và xuất có sự khác biệt rõ rệt về số lượng giao dịch cũng như doanh số.
Trong tổng doanh số TTQT doanh số NK luôn cao hơn doanh số XK (doanh số NK chiếm khoảng 90% trong tổng doanh số):
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 - 2008
(Đơn vị: tr USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006-2008)
Bảng 2.5: So sánh số món giao dịch TTQT hàng xuất và hàng nhập
Năm
Chuyển tiền
Nhờ thu
L/C
XK
NK
XK
NK
XK
NK
2006
915
1.034
1
15
7
300
2007
1.174
1.063
1
18
19
361
2008
1.340
1.310
1
10
15
181
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Bảng 2.6: So sánh doanh số TTQT hàng xuất và hàng nhập
(Đơn vị: tr USD)
Năm
Chuyển tiền
Nhờ thu
L/C
XK
NK
XK
NK
XK
NK
2006
36,33
360,79
0,03
5,49
0,06
104,25
2007
65,93
183,25
0,37
15,51
7,62
294,64
2008
187,75
436,43
0,4
9,72
17,08
182,63
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT phòng TTQT SGD 2006 - 2008)
Sự mất cân đối này là do Việt Nam hiện tại vẫn đang là quốc gia được đánh giá là nhập siêu. Số lượng nhập khẩu nhiều hơn rất nhiều so với xuất khẩu, vì thế mà doanh số xuất khẩu cũng thấp theo. Ngoài ra cũng còn sự yếu kém của bản thân SGD trong việc thu hút khá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2565.doc