Lời mở đầu
Chúng ta đang tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phồn vinh và thịnh vượng. Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá ngày càng được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. Cùng với xu hướng đó, nhiều khu vực kinh tế đã được hình thành và đặc biệt từ tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Và một bước tiến nữa đó là tiến tới gia nhập khu vực mậu dịch Đông Nam Á (AFTA), tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Sự kiện này đã
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong quan hệ kinh tế đối ngoại và cả các lĩnh vực khác của nước ta.
Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được phát triển đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại quốc tế cũng như hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khác. Với vai trò là hạt nhân của chất xúc tác cho phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế đứng trước yêu cầu đòi hỏi phải được hoàn thiện và phát triển vượt bậc để theo kịp tiến độ phát triển của thương mại quốc tế. Trong quan hệ quốc tế trải qua chiều dài lịch sử từ khi xuất hiện thương mại quốc tế, thì tuỳ theo tính chất của mối quan hệ đó đã xuất hiện nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Mặc dù vậy, phương thức tín dụng chứng từ ngay từ khi xuất hiện đã thể hiện được sự vượt trội của mình về sự tiện lợi, mức độ nhanh chóng và hết sức an toàn trong thanh toán. Và hiện nay, với ưu điểm của mình, phương thức này đã được sử dụng hết sức rộng rãi ở nước ta.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại phòng kinh doanh đối ngoại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, một chi nhánh có uy tín về Thanh toán quốc tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây, tôi đã cố gắng tìm hiểu nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và thấy rằng chi nhánh thực hiện tốt nghiệp vụ này từ khi mới thành lập phòng kinh doanh đối ngoại. Mặc dù khối lượng giao dịch chưa lớn song chi nhánh có khả năng và điều kiện thuận lợi nhằm hoàn thiện hoạt động này. Thấy được sự cần thiết đó trên cả phương diện lý luận và thực tiễn tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây", và tôi hy vọng với đề tài này, tôi có thể góp một chút sức nhỏ của mình vào hướng đi của ngân hàng. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn này được trình bày với bố cục 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Chương III: Một số giảỉ pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Thanh toán quốc tế là một vấn đề đa dạng, phức tạp, hơn nữa với thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài và trình độ hạn chế, bản thân luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Hải Đạt đã giúp đỡ nhiệt tình để chuyên đề này được hoàn thành một cách tốt nhất trong khả năng của mình cùng toàn thể cán bộ phòng kinh doanh đối ngoại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:
1.1/ Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
1.1.1/ Khái niệm về thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả các nghĩa vụ và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế, các công ty và các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng những hình thức thanh toán khác nhau.
Vậy khi nào một hoạt động thanh toán được coi là thanh toán quốc tế? Khi có sự di chuyển qua lại các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra giữa những người nhập khẩu và xuất khẩu mà kết quả của nó là sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối của một nước thì được coi là hoạt động thanh toán quốc tế.
Khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiền quốc gia khác. Nội tệ với chức năng là phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt khỏi giới hạn sử dụng nếu các bên liên quan không thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải đàm phán và thống nhất về ngoại tệ sử dụng trong giao dịch: đồng tiền của nước người bán, người mua hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, séc ghi bằng ngoại tệ. Các ngoại tệ được sử dụng chủ yếu trong Thanh toán quốc tế là đôla Mĩ (USD), bảng Anh (GBP). Trong những năm gần đây, một số ngoại tệ khác như mác Đức (DEM), yên Nhật (JPY) cũng được dùng phổ biến. Tuy vậy, đồng USD và GBP vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán bởi sự tiện lợi trong giao dịch.
Trong thanh toán quốc tế, ngoài các đồng tiền nguyên tệ là các yếu tố cơ bản không thể thiếu còn có một số yếu tố không kém phần quan trọng khác là các chứng từ. Chứng từ là các căn cứ để người thụ hưởng có quyền được đòi tiền hoặc con nợ chấp nhận hay từ chối trả tiền. Các chứng từ được tạo lập dựa trên luật lệ, tập quán của mỗi quốc gia và thông lệ quốc tế. Số loại, số lượng chứng từ thanh toán cũng như nội dung hay hình thức tạo lập phụ thuộc vào phương thức thanh toán mà các bên lựa chọn.
1.1.2/ Vai trò của thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Dù hoạt động dưới bất cứ hình thức nào, một Ngân hàng Thương mại bao giờ cũng đảm nhận ba nhiệm vụ chính: huy động vốn, cho vay và dịch vụ trung gian. Thanh toán quốc tế thuộc mảng nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thay mặt cho khách hàng của mình thực hiện các giao dịch thu, chi hộ các khoản tiền phát sinh từ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hay dịch vụ. Cùng với sự phát triển các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ ngân hàng trong nước, xu hướng quốc tế hoá ra đời và phát triển trong đó Thanh toán quốc tế ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng.
Thứ nhất, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động của ngân hàng. Thông qua thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được thêm khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, trên cơ sở đó, phát triển các nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh... để tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai, thanh toán quốc tế giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vốn ẩn chứa nhiều rủi ro nên đòi hỏi thanh toán quốc tế phải được hoàn thiện từ khâu thu nhận và xử lý thông tin đến khâu phản hồi thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu đó cũng như để tăng sức cạnh tranh, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, tổ chức tốt khâu thanh toán quốc tế từ trang thiết bị kĩ thuật, đào tạo chuyên viên giúp cho quá trình kiểm tra chứng từ được an toàn và hợp lí. Đồng thời, trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng cũng phải quan tâm tới yếu tố giá cả, phí dịch vụ để lôi cuốn khách hàng.
Thứ ba, hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. Vì trong thanh toán quốc tế, nghiệp vụ ngân hàng không chỉ đơn thuần là làm việc với các chứng từ hay phát các lệnh đòi tiền và chuyển tiền mà còn thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng cố vấn cho khách hàng lập các bộ chứng từ hoàn hảo. Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, người bán nhận được đủ tiền đúng hạn, người mua nhận được hàng hoá đúng số lượng phẩm chất sẽ chứng tỏ kinh nghiệm của ngân hàng trong nghiệp vụ.
Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhờ hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được phí dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... Đây là một loại phí góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Cũng do thanh toán quốc tế đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động này.
1.2/ Một số phương thức thanh toán quốc tế:
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng hơn cả. Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán quốc tế nhưng có ba phương thức sau đây là được dùng phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
+ Phương thức chuyển tiền (Remittance).
+ Phương thức nhờ thu (Collection of payment).
+ Phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit).
1.2.1/ Phương thức chuyển tiền:
1.2.1.1/ Khái niệm:
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia:
+ Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra ngoài nước) là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
+ Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
+ Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
+ Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
1.2.1.2/ Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng chuyển tiền
(3)
(2) (4)
Người hưởng lợi
Người chuyển tiền
(1)
(1): Giao dịch thương mại.
(2): Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng)
(3): Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng.
(4): Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
Thanh toán chuyển tiền là thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền còn các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gì đối với cả người mua lẫn người bán. Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụ hưởng, trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu của người chuyển tiền và người này có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền mà người thụ hưởng không có quyền khiếu nại gì với ngân hàng. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Trong quan hệ mua bán ngoại thương, phương thức chuyển tiền chỉ được lựa chọn làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cung ứng các dịch vụ có quan hệ thận thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanh toán thường dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán.
1.2.1.3/ Trường hợp áp dụng:
- Trả tiền hàng nhập khẩu với nước ngoài, cần chú ý:
+ Lúc nào thì chuyển tiền: thường là sau khi nhận xong hàng hoá, hoặc là sau khi nhận được chứng từ hàng hoá.
+ Số tiền được chuyển dựa vào: trị giá của hoá đơn thương mại, hoặc kết quả của việc nhận hàng về số lượng và chất lượng để quy ra số tiền phải chuyển.
+ Chuyển tiền bằng thư chậm hơn chuyển tiền bằng điện.
+ Không áp dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu với nước ngoài, vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn.
- Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi mậu dịch.
- Chuyển kiều hối.
1.2.2/ Phương thức nhờ thu:
1.2.2.1/ Khái niệm:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
Các bên tham gia:
+ Người bán tức là người hưởng lợi.
+ Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người bán.
+ Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng ở nước người mua.
+ Người mua tức là người trả tiền.
Do phương thức này được thực hiện dựa trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra nên nó có 2 loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:
1.2.2.2/ Nhờ thu phiếu trơn:
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng
Phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người mua, áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua sẽ phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần mà thôi.
Chính vì những lí do trên, phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong những trường hợp:
- Người bán và người mua tin cậy nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau.
- Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường…
Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn:
Ngân hàng
phục vụ bên bán
Ngân hàng
đại lý
(2)
(4)
(1) (4) (4) (3)
Người bán
Người mua
gửi hàng và chứng từ
(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ hàng hoá cho người mua, lập một hối phiếu đòi tiền người mua uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ.
(2): Ngân hàng phục vụ bên bán gửi thư uỷ nhiệm kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán.
1.2.2.3/ Nhờ thu kèm chứng từ:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức mà người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu hối phiếu trơn. Với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ còn có một số mặt yếu sau đây:
- Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ không khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ.
- Việc trả tiền còn quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm.
- Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.
Chính vì vậy, phương thức nhờ thu kèm chứng từ chỉ được áp dụng trong trường hợp hàng hoá mới bán lần đầu (mang tính chất giao hàng); hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ; thu cước phí vận tải, phí bảo hiểm, tiền bồi thường, hoa hồng hoặc trong trường hợp hàng hoá được thanh toán theo phương thức thư tín dụng nhưng do chứng từ không phù hợp với điều khoản của thư tín dụng nên chuyển sang phương thức nhờ thu.
Văn bản pháp lí có tính chất thông dụng của phương thức nhờ thu là "Qui tắc thống nhất về nhờ thu", số 522 của phòng thương mại quốc tế, bản sửa đổi 1995, có hiệu lực từ 1/1/1996.
1.2.3/ Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay, là phương thức thanh toán được sử dụng trong hầu hết các hợp đồng mua bán thương mại quốc tế bởi các đặc tính thuận lợi và tính hiệu quả của nó mang lại. Đây được coi là phương thức thanh toán phức tạp, chặt chẽ nhất. Phương thức tín dụng chứng từ bảo đảm một cách cân đối quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của bên mua và bên bán. Đồng thời ở phương thức này ngân hàng không chỉ tham gia với tư cách là trung gian mà còn tham gia với tư cách là "người hưởng lợi" hay "người thanh toán".
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán nhờ đó việc buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau dễ dàng hơn, góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế. Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là "Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 500, bản sửa đổi năm 1993" của Phòng Thương mại quốc tế (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 1993 Revision, No 500). Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là khi sử dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thoả thuận khác, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở nước ta, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản Quy tắc này như một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và các nước khác.
Đây thực sự là một phương thức thanh toán phức tạp, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn phương thức này trong phần sau.
1.2.4/ Các phương thức thanh toán quốc tế khác:
Ngoài 3 phương thức thanh toán trên còn có một số phương thức khác, tuy nhiên chúng không được sử dụng rộng rãi.
1.2.4.1/Phương thức đối ứng trả tiền ngay hay phương thức trao hàng trả tiền ngay (Cash on delivery COD):
Đây là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác để thanh toán cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
Phương thức này có ưu điểm ở chỗ nhà xuất khẩu rất có lợi vì họ chỉ cần giao hàng xong là nhận được tiền ngay vì nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền ký quĩ. Bộ chứng từ xuát trình đơn giản hơn, ngân hàng thanh toán cho người xuất khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ sẽ xuất trình chứ không kiểm tra nội dung chứng từ. Phương thức này được áp dụng khi người mua và người bán tin tưởng lẫn nhau, trong mua bán những mặt hàng quí hiếm, bán chạy ở thị trường bên người nhập khẩu; trong trường hợp người mua có đại diện ở nước ngoài xuất khẩu để giám sát quá trình giao hàng đề phòng người bán xuất trình bộ chứng từ giả hoặc không phù hợp với hàng giao để rút tiền của người mua.
1.2.4.2/ Phương thức uỷ thác mua (Authority of purchase):
Phương thức uỷ thác mua là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và trao chứng từ cho họ. Phương thức này có đặc điểm là việc mở thư uỷ thác mua không phải dựa vào sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu do người bán ký phát. Vì vậy, ngân hàng bên mua phải đem một số ngoại tệ tương đương số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức không dựa trên cơ sở sự tín nhiệm bảo đảm mà dựa trên cơ sở tiền mặt bảo đảm. Hiện nay, phương thức này được sử dụng rất ít.
1.2.4.3/Phương thức thư đảm bảo trả tiền (Letter of Guarantee):
Phương thức thư bảo đảm trả tiền là phương thức mà theo đó ngân hàng của người nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho người bán gọi là “thư đảm bảo trả tiền” cam kết sau khi giao hàng bên bán đã gửi đến địa điểm bên mua quy định sẽ trả tiền.
Phương thức này khác phương thức tín dụng chứng từ và phương thức uỷ thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hoá để trả tiền. Như vậy, ngân hàng sẽ trả tiền sau khi người mua nhận đủ hàng hoá. Phương thức thư đảm bảo trả tiền nhằm bảo đảm hàng hoá đến đích an toàn, đúng chất lượng và đảm bảo thời gian trả tiền, không đọng vốn ở nước ngoài. Phương thức này có nhược điểm ở chỗ là giá hàng rất cao vì người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá. Phương thức này thường được áp dụng cho các loại hàng hoá yêu cầu chính xác về mặt thông số kỹ thuật.
1.3/ Nội dung cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
1.3.1/ Cơ sở hình thành tín dụng chứng từ:
Trong thực tế, tín dụng chứng từ ra đời từ sự lo lắng của cả người bán và người mua. Người bán vừa muốn giao hàng vừa muốn biết chắc chắn được thanh toán. Ngược lại, người mua vừa muốn thanh toán sòng phẳng vừa muốn chắc chắn nhận được hàng. Do đó, người mua sẽ đề nghị ngân hàng của mình mở một thư tín dụng chứng từ. Đây là cam kết của người thứ ba (ngân hàng), một cam kết về khả năng thanh toán của người mua. Ngân hàng sẽ cam kết thanh toán hàng nhập khẩu đổi lại người bán phải xuất trình bộ chứng từ đã được nêu trong thư tín dụng. Tín dụng chứng từ là một hình thức tín dụng ràng buộc ngân hàng phải can thiệp bằng cách hỗ trợ cho một giao dịch không có chút lòng tin cần thiết nào giữa hai bên mua và bán. Vì lợi ích của khách hàng và nhân danh mình, ngân hàng của người mua hứa thanh toán cho người bán trong trường hợp các chứng từ nêu trong thư tín dụng sẽ được xuất trình để đổi lấy sự thanh toán đó. Như vậy người mua đã đưa cho người bán một bảo đảm với nghĩa người bán không chỉ có một mình mà được hỗ trợ bởi một ngân hàng cam kết thanh toán trực tiếp vào tài khoản của người bán, và người mua cũng được đảm bảo rằng khi mìn cam kết sẽ thanh toán thì sẽ nhận được bộ chứng từ tức là nhận được quyền sở hữu hàng hoá. Tuy nhiên, khác biệt với kinh doanh trong nước, trong kinh doanh thương mại quốc tế người bán và người mua lại ở các quốc gia khác nhau Do đó, để việc thanh toán có được sự đảm bảo, thuận tiện và nhanhh chóng hơn cần phải có một sự can thiệp của một nhân vật mới đó là ngân hàng phục vụ người bán. Trong lý thuyết cũng như thực tiễn, ngân hàng phục vụ người bán được thành lập ở nước người bán cam kết hiểu biết về khả năng thanh toán. Như vậy một lần nữa người bán lại được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng phục vụ người bán, đổi lại là việc xuất trình chứng từ.
Tóm lại, nguồn gốc cơ sở hình thành nên tín dụng chứng từ là sự không hề quen biết giữa người bán và người mua. Khi hai bên mua và bán ở hai nước khác nhau, để thiết lập mối quan hệ thì điều kiện tiên quyết là sự tin tưởng ở nhau. Nhưng do hai bên chưa hề có sự quen biết hoặc biết về nhau quá ít và để tìm hiểu thông tin về đối tác ở nước khác không phải là một điều dễ dàng và có khi chỉ cần một sự chần chừ, do dự do chúng ta chưa tin tưởng đối tác của mình thì chúng ta lại có thể đánh mất cơ hội, đánh mất bạn hàng của mình. Do đó mà trong kinh doanh thương mại quốc tế đòi hỏi phải có một phương thức thanh toán nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên mà không nhất thiết phải có lòng tin. Phương thức tín dụng chứng từ ra đời đã thoả mãn được yêu cầu đó. Đây là hình thức tín dụng có sự hỗ trợ của các ngân hàng để hình thành nên giao dịch không có chút lòng tin cần thiết nào giữa người cung cấp và khách hàng chưa quen biết hoặc quen biết quá ít ở hai nước khác nhau.
1.3.2/ Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
+ Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu.
+ Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
+ Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
1.3.3/ Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:
(2)
(5)
Ngân hàng thông báo L/C
Ngân hàng mở L/C
(6)
(8) (7) (1) (6) (5) (3)
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
(4)
(1): Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(2): Căn cứ vào yêu cầu và đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(5): Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
(6): Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7): Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(8): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
1.3.4/ Cơ sở pháp lí của phương thức tín dụng chứng từ:
Thanh toán xuất nhập khẩu được tiến hành giữa người mua và người bán ở hai nước khác nhau, mỗi nước có một luật lệ và tập quán riêng. Nhưng khi tiến hành các giao dịch, các bên đều phải tôn trọng luật lệ và tập quán của nhau. Điều đó nhiều khi gây trở ngại cho thương mại quốc tế vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật và thể chế chính trị khác nhau. Vì vậy, cần phải có những qui định mang tính thống nhất cho tất cả các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế.
Bản qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) được phòng thương mại quốc tế công bố lần đầu tiên năm 1993. Sau 5 lần sửa đổi, ấn phẩm số 500 xuất bản năm 1993 là bản điều lệ hoàn thiện và sâu sắc nhất, đáp ứng yêu cầu của phần lớn các bên tham gia và phần lớn các qui định cơ bản trong bản điều lệ 500 có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
Nội dung của bản điều lệ 500 bao gồm 49 điều là tổng hợp của các yêu cầu sau:
- Đơn giản hoá điều lệ 400.
- Tổng hợp mọi hoạt động quốc tế của ngân hàng quốc tế.
- Củng cố sự toàn vẹn và tin cậy của cam kết trong tín dụng chứng từ bằng nghĩa vụ không huỷ ngang và rõ ràng không chỉ của ngân hàng thông báo mà cả ngân hàng xác nhận.
Có thể nói "Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" đã trở thành một văn bản sống góp phần ngăn ngừa giải quyết những khó khăn trở ngại trong thương mại quốc tế.
1.3.5/ Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ:
Tín dụng chứng từ ra đời luôn dựa trên cơ sở hợp đồng thương mại được ký kết giữa người mua và người bán trong đó qui định những điều kiện bán, số lượng, khối lượng và các thể thức thanh toán. Căn cứ vào yêu cầu của người nhập khẩu ngân hàng sẽ mở một L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C. Tín dụng chứng từ ngày càng phát huy vai trò trong thanh toán quốc tế giữa các bạn hàng tín nhiệm hay chưa từng quen biết vì nó đảm bảo chắc chắn rằng người xuất khẩu sẽ được trả tiền miễn là họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo tới ngân hàng mà không cần biết đến mối quan hệ giữa ngân hàng mở và người mua. Điều này thể hiện các tính chất vô cùng quan trọng của chứng từ.
Một là, thư tín dụng thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng thương mại được ký kết giữa người mua và người bán, nếu quy định thư tín dụng thì người mua phải mở thư tín dụng cho người bán hưởng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng qua một ngân hàng và khi người bán nhận được thư tín dụng cũng phải dùng hợp đồng mua bán đó để kiểm tra. Như vậy, hợp đồng thương mại là cơ sở của thư tín dụng thương mại nhưng sau khi ra đời thư tín dụng thương mại lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại, thể hiện ở chỗ: ngân hàng chỉ căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C của người nhập khẩu gửi đến để viết một L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu chứ không căn cứ vào hợp đồng mua bán. Sau khi người xuất khẩu giao hàng, nếu xuất trình thanh toán phù hợp với nội dung L/C thì sẽ được ngân hàng mở L/C trả tiền, còn bộ chứng từ ấy có phù hợp hay không thì ngân hàng không chịu trách nhiệm. Nếu bộ chứng từ của người xuất khẩu có sai sót so với các điều kiện quy định trong L/C thì người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C mới có quyền từ chối trả tiền.
Tính độc lập này cũng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng không thay đổi, nếu sửa đổi hợp đồng mà không sửa đổi L/C thì ngân hàng vẫn chỉ dựa vào L/C để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình mà không cần biết đến hợp đồng đã thay đổi đó, hay ngược lại khi L/C đã được sửa đổi mà không sửa đổi hợp đồng thì đến khi xuất trình chứng từ thanh toán tuy phù hợp với hợp đồng nhưng trái với L/C, ngân hàng mở L/C vẫn có quyền từ chối thanh toán... Sau cùng, ._.tính độc lập của L/C còn ở chỗ nếu hợp đồng ký kết giữa hai bên xuất và nhập khẩu bị huỷ bỏ nhưng thư tín dụng vẫn còn hiệu lực nghĩa là ngân hàng mở L/C vẫn có trách nhiệm thực hiện L/C đó.
Hai là, trong các nghiệp vụ tín dụng, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không căn cứ vào hàng hoá. Bởi vì các bên chỉ mua bán theo chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá chứ không mua bán hàng hoá bằng hiện vật nên bộ chứng từ hàng hoá là căn cứ duy nhất để quyết định các giao dịch đó có được thực hiện hay không. Chính bộ chứng từ này mới tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng thư kèm chứng từ, qua đó người bán mới có thể đòi tiền ngân hàng mở L/C, ngân hàng mở L/C trả tiền hay từ chối thanh toán cho người bán, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người mua hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng mở L/C. Như vậy, trong phương thức tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầm quan trọng to lớn vì nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người bán đã giao và cho phép người mua sử dụng hàng hoá.
Ngoài ra thư tín dụng còn trở thành một loại hình dịch vụ mà ngân hàng dành cho khách hàng mua, được bảo đảm bằng số dư trên các tài khoản ngoại tệ và nội tệ của người mua tại ngân hàng hoặc bằng các chứng từ có giá mà người mua sẽ xuất trình để nhận hàng. Thư tín dụng chính là văn bản thể hiện ngân hàng dùng uy tín của mình thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Tín dụng ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa tín nhiệm chứ không đơn thuần là một khoản tiền cho vay. Vì nếu nhà nhập khẩu buộc phải ký quỹ 100% số tiền của L/C thì thực chất ngân hàng không cấp một khoản tín dụng nào cả mà là người mua vay uy tín của ngân hàng, nghĩa là cho vay lời hứa trả tiền đối với nhà xuất khẩu.
Trên đây là hai đặc trưng vô cùng quan trọng của thư tín dụng. Và chính nhờ đặc trưng này mà thư tín dụng phát huy được tính ưu việt trở thành phương thanh toán được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay.
1.3.6/ Nội dung chủ yếu của thư tín dụng:
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Không thể mở được thư tín dụng chứng từ thì phương thức thanh toán này không được xác lập và người bán không thể giao hàng cho người mua. Ngoài ra, thư tín dụng còn là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất định được quy định cụ thể trong thư tín dụng.
Nội dung của một L/C bao gồm:
Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng:
- Số hiệu: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, đồng thời, số hiệu còn dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C.
- Địa điểm mở thư tín dụng được coi là nơi mà ngân hàng mở thư tín dụng viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm rất có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về thư tín dụng đó.
- Ngày mở thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trong hợp đồng không.
* Loại thư tín dụng: Đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia.
Tên và địa chỉ của các bên có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ. Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung chia làm hai loại: một là các thương nhân, hai là các ngân hàng.
- Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu (người mua), là người yêu cầu mở L/C; và người xuất khẩu (người bán), là người hưởng lợi.
- Các Ngân hàng tham gia cùng phương thức tín dụng chứng từ bao gồm ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận..., đều phải được ghi rõ ràng, chính xác.
Số tiền của thư tín dụng: Số tiền của thư tín dụng vừa phải ghi bằng số, vừa phải ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một L/C có số tiền ghi bằng số và ghi bằng chữ mâu thuẫn với nhau, tên đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng.
Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối như "Chúng tôi mở một thư tín dụng không thể huỷ bỏ cho Tổng công ty xuất nhập khẩu than Việt Nam ở Hà Nội hưởng một số tiền là 57.354 đô la Mỹ...", vì ghi như thế, người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, đặc biệt là đối với những mặt hàng rời (quặng, than,...). Một khi giá trị hàng hoá giao không khớp với giá trị trên L/C thì khó có thể được thanh toán, vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện quy định ghi trong thư tín dụng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được dù là hàng giao có tính chất nguyên cái hay là rời. Ví dụ như ghi: "For a sum or sums not exceeding a total of x USD..."(một số tiền không quá tổng số là x đô la Mỹ) hoặc ghi một giới hạn chênh lệch hơn kém x% của tổng số tiền mà người xuất khẩu có quyền xuất trình chứng từ thanh toán như: "For an amount of x USD more and less x%...". Theo điều 39 UCP- DC 500, quy định thì những từ như “vào khoảng”, "ước chừng", "độ chừng" hoặc những từ tương tự được dùng để nói về mức độ số tiền của L/C phải được hiểu và cho phép một sự xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó. Ngoài ra, UCP-500 còn quy định "trừ khi thư tín dụng quy định số lượng hàng giao không được hơn kém, còn thì sẽ được phép có một khoản dung sai trong phạm vi hơn kém 5%, miễn là tổng số tiền chi trả luôn luôn không được vượt quá số tiền của thư tín dụng. Không được áp dụng dung sai này khi L/C quy định số lượng tính bằng đơn vị bao, kiện đã được nói rõ hoặc tính bằng đơn vị chiếc".
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền của và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng:
- Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C (date of issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date).
- Thời hạn trả tiền của L/C (date of payment) là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu trả tiền có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng (date of delivery) cũng phải được ghi trong thư tín dụng và do hợp đồng mua bán quy định. Đó là thời hạn quy định bên bàn giao hàng phải giao hàng cho bên mua kể từ ngày L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu vì lý do gì đó mà thời hạn giao hàng phải kéo dài thêm một số ngày thì đương nhiên ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực cũng được kéo dài thêm một số ngày.
Những nội dung về hàng hóa:
Như miêu tả về hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu,... cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những nội dung về vận tải và giao nhận hàng hoá:
Như điều kiện cơ sở giao hàng (FOB,CIF,CFR,...), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng,... cũng được ghi vào thư tín dụng.
Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình:
Đây là một nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng để người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong L/C.
Các loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu, mà các yêu cầu đó thường được quy định trong hợp đồng. Và ngân hàng sẽ căn cứ vào bộ chứng từ đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Thông thường bộ chứng từ bao gồm:
- Bản gốc thư tín dụng.
- Hoá đơn thương mại (Invoice commercial).
- Bảo hiểm đơn.
- Vận đơn.
- Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
- Bản kê khai hàng hóa (Packing list).
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu.
Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C:
Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Ngoài ra thư tín dụng còn phải được ngân hàng mở L/C ký, đóng dấu và mã khoá (test key). Đây là cơ sở để kiểm tra tính pháp lý của L/C.
L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. Nếu mở L/C bằng thư, chữ ký trên ấn chỉ L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau giữa hai ngân hàng mở L/C và ngân hàng thông báo L/C trong thoả thuận đại lý giữa hai ngân hàng đó. Còn nếu L/C mở bằng điện, thay vì chữ ký nói trên bằng TEST.
1.3.7/ Các loại thư tín dụng:
Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy trong thanh toán quốc tế gồm có:
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (irrevocable Letter of Credit) là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng.
Một thư tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE thì vẫn được coi là không huỷ bỏ được. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, nó là loại L/C cơ bản nhất.
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận, có khi còn phải đặt cọc tiền tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận (full cash cover).
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên thư tín dụng loại này là loại đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.
+ Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hanf mở L/C không còn quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào.
Khi dùng loại L/C này người xuất khẩu phải ghi lên hối phiếu câu “miễn truy đòi lại người ký phát” và trong L/C cũng phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C) là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền hạn của ngân hàng trả tiền được trả tiền toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
+ Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C) là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn và trị giá tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích luỹ, nếu cho phép thì gọi là L/C tích luỹ.
+ Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. L/C gốc và L/C giáp lưng là giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những đặc điểm cần phân biệt: số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc; kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ; thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.
+ Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… qua ngân hàng…”.
Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công quốc tế. Tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.
+ Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C): việc ngân hàng mở L/C đứng ra thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu là thuộc khái niệm trước đây về tín dụng chứng từ, nhưng trong thời đại ngày nay không loại trừ khả năng người xuất khẩu nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, ngân hàng mở L/C sẽ cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. L/C như thế gọi là L/C dự phòng. Nó được áp dụng phổ biến ở Mỹ trong quan hệ một bên là người đặt hàng (người mua) và một bên là người sản xuất (người bán). Các khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền đặt cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C… chiếm tỷ trọng 10 - 15% trị giá của đơn đặt hàng. Việc đảm bảo hoàn lại số tiền đó cho người đặt hàng khi người sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng có ý nghĩa quan trọng.
+ Thư tín dụng thanh toán dần dần (deferred payment L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay là ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY:
2.1/ Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây; được thành lập vào tháng 6 năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 1988, với nhiệm vụ huy động vốn trong xã hội và thực hiện những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Tây. Trước năm 1991 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây nằm trong địa bàn tỉnh Hà Sơn Bình và có tên là ngân hàng công thương tỉnh Hà Sơn Bình, có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hoà Bình. Tháng 9 năm 1991 tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây được thành lập, bàn giao chi nhánh Hoà Bình cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây là ngân hàng chuyên doanh được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và chính thức hoạt động vào tháng 8 năm 1988; hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội ngoài ra còn cho vay vốn tài trợ đối với khách hàng thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình...
Cùng với sự hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, bước đầu Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng để tìm ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả, do vậy trong thời gian hoạt động kinh doanh của ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, số lượng khách hàng quan hệ tín dụng chưa nhiều, khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn thấp, chất lượng tín dụng và các hoạt động kinh doanh còn thấp.
Cơ chế thị trường từng ngày từng giờ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi, tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhận rõ điều đó, ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết rút ra kinh nghiệm khắc phục những mặt chưa đạt được, tận dụng các lợi thế về vốn, khoa học kỹ thuật của toàn hệ thống từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2/ Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
Khác với các ngân hàng khác trên địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây không có các chi nhánh ở các huyện lỵ, do vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, từ ngày thành lập đến năm 2000 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã mở 5 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm ở thị xã Hà Đông và đến tháng 2 năm 2001 được sự đồng ý của Tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây thành lập thêm một phòng giao dịch tại thị trấn Xuân Mai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và do tình hình hoạt động kinh doanh của một số phòng giao dịch, được sự đồng ý của Tổng giám đốc ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng 11 năm 2001 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây có hai phòng sát nhập và nâng lên thành chi nhánh trực thuộc.
BAN GIÁM ĐỐC
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kinh doanh đối ngoại
Phòng quản lý tiền gửi dân cư
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Phòng giao dịch Xuân Mai
Phòng giao dịch số…
Phòng giao dịch số…
Phòng giao dịch số…
Chi nhánh trực thuộc
Phòng kinh doanh
Quỹ tiết kiệm số…
Phòng kế toán
Quỹ tiết kiệm số…
Quỹ tiết kiệm số…
Quỹ tiết kiệm số…
Quỹ tiết kiệm số…
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến, tức là ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Ban giám đốc bao gồm: giám đốc và ba phó giám đốc, ban giám đốc trực tiếp ra quyết định thi hành, quản lý hoạt động của tất cả các phòng ban trong chi nhánh. Giám đốc là người trực tiếp ra các quyết định kinh doanh, ký các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động toàn chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây. Giám đốc và phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm; các phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc, trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc phụ trách về mọi hoạt động của đơn vị mình.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây gồm có: ban giám đốc, 7 phòng ban hội sở chính, 4 phòng giao dịch, 1 chi nhánh trực thuộc và quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhánh, các phòng giao dịch, 1 giám đốc chi nhánh cấp 2, 1 phó giám đốc chi nhánh cấp 2, 14 trưởng phó phòng, với tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh là 236 người, tuổi đời bình quân là 36, là một Đảng bộ bộ phận với 48 Đảng viên.
2.1.3/ Kết quả hoạt động kinh doanh trên một số công tác chính:
2.1.3.1/ Công tác huy động vốn:
Ngân hàng thương mại chỉ có thể đạt kết quả kinh doanh cao khi tổ chức tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây đã nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm cho phù hợp với địa bàn dân cư của thị xã Hà Đông và các khu vực giáp ranh với Hà Nội, tuyên truyền vận động mở tài khoản cá nhân, áp dụng nhiều hình thức gửi tiền vừa linh hoạt, hiệu quả: phát hành kỳ phiếu có mục đích, hợp đồng nhận chi trả tiền cho công nhân trong các doanh nghiệp sản xuất, thu tiền tại các doanh nghiệp… Nguồn vốn ngày càng tăng trưởng mạnh, trong đó số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ tương đối lớn làm thay đổi đáng kể lãi suất bình quân vốn huy động, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Kết quả huy động vốn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn 2000 – 2002 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây:
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
+/_
%
+/_
%
1. Tiền gửi các TCKT
92.521
167.433
225.468
74.912
80,97
58.035
34,66
+ VND
80.968
145.549
169.064
64.581
79,76
23.515
16,16
+USD
11.553
21.884
54.604
10.331
89,42
32.720
149,52
2.Tiền gửi tiết kiệm
361.770
437.403
453.643
75.633
20,91
16.240
3,71
+ VND
177.988
216.208
207.69
38.220
21,47
- 8.589
-3,97
Tr. đó: không kỳ hạn
5.824
8.286
7.539
2.462
42,27
-747
-9,02
+ USD
183.782
221.195
246.024
37.413
20,36
24.829
11,22
3.Kỳ phiếu, trái phiếu
-
18.296
112.653
18.296
94.367
515,72
+VND
-
18.296
112.653
18.296
94.357
515,72
+USD
-
-
-
-
0
4. Nguồn huy động
khác
-
12.285
45.799
12.285
33.514
272,80
+VND
-
4.677
29.214
4.677
24.537
524,63
+USD
-
7.608
16.585
7.608
8.977
117,99
Tổng
454.291
635.417
837.563
181.126
39,87
202.146
31,81
Nguồn: phòng kinh doanh – chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây.
Cơ cấu nguồn vốn huy động biến động theo hướng tỷ trọng vốn bằng ngoại tệ tăng nhanh, nhất là sau khi chi nhánh thực hiện các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ như trang bị các loại máy kiểm tra ngoại tệ, đào tạo thủ quỹ, tuyên truyền quảng cáo… Từ bảng trên cho ta thấy mức độ tăng trưởng của nguồn vốn của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2001 tăng 181.126 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng 39,87%; năm 2002 tăng 202.146 triệu đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 31,81%. Đạt được kết quả trên là một sự cố gắng lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây bởi trên địa bàn thị xã Hà Đông có nhiều chi nhánh thuộc các Ngân hàng khác nhau cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn.
Bảng 1 còn cho thấy cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng trưởng khá đều. Năm 2001 đạt 437.403 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,91% so với năm 2000, mức tăng tuyệt đối là 75.633 triệu đồng, đến năm 2002 tỷ lệ tăng 3,71% so với năm 2001, mức tăng tuyệt đối là 453.643 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2000 là 79,63%, năm 2001 là 68,84%, năm 2002 là 54,16%. Như vậy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư có lãi suất cao tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm xuống. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã có được một kênh huy động vốn khá hiệu quả, an toàn và ổn định.
Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong hai năm gần đây tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định. Năm 2001 tăng 74.912 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng là 80,97%; năm 2002 tăng 58.035 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 34,66%. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên theo hướng tích cực có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2000 tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là 20,36%; năm 2001 tỷ trọng này là 26,35%; năm 2002 tỷ trọng này là 26,91%. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã tăng cường trang thiết bị công nghệ, thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục gửi tiền, hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng an toàn, hiệu quả tạo niềm tin cho các tổ chức kinh tế gửi tiền.
Riêng kỳ phiếu, trái phiếu và nguồn huy động khác là hình thức huy động vốn của Ngân hàng khi có nhu cầu đột xuất về vốn, chỉ mang tính thời điểm nên mức tăng giảm không ổn định.
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây có nhiều bước chuyển biến tích cực, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của chi nhánh. Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh về cả số tuyệt đối và số tương đối; cơ cấu nguồn vốn thay đổi có lợi cho hoạt động ngân hàng.
2.1.3.2/ Công tác đầu tư tín dụng:
Đầu tư tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây. Trong giai đoạn hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng ở khu vực Trung ương cũng như địa phương, đặc biệt tại tỉnh Hà Tây với địa bàn không lớn, kinh tế chưa phải là mạnh trong khi đó có tới 3 Ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn thị xã Hà Đông. Nhưng với sự quyết tâm cao của Ban Giám Đốc thực hiện đúng mục tiêu mà Ngân hàng Công thương Việt Nam đã lựa chọn “phát triển - an toàn và hiệu quả”, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã chung sức đồng lòng phát huy những thế mạnh sẵn có, kiên trì khắc phục những khó khăn, thực hiện những mục tiêu biện pháp đề ra, góp phần vào việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Tây. Trong đó thư tín dụng bằng ngoại tệ đóng vai trò đáng kể trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án lớn của Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thủy điện Yaly, Cần Đơn... và nhập khẩu máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp của tỉnh để phát triển và mở rộng sản xuất cũng như nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm thuốc, nhập len, sợi... góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Cấp tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng, nó đem lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn định, tính chất khách hàng phức tạp, môi trường kinh tế nhiều biến động. Với lợi thế về vị trí, chi nhánh thu hút được khá nhiều khác hàng ở địa bàn trong và ngoại tỉnh, trong đó có nhiều khách hàng thuộc các Tổng công ty 90, 91 như Tổng công ty xây dựng Sông Đà và các đơn vị thành viên, các đơn vị Tổng công ty xây dựng giao thông 8, công ty máy kéo và máy nông nghiệp… Do đó, trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã sử dụng vốn có hiệu quả, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn phân theo thành phần kinh tế:
đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
2000
2001
2002
2001/2000
2202/2001
+/_
%
+/_
%
1.Doanh số cho vay
419.011
686.737
1.200.950
267.726
63,89
514.213
74,88
+ Quốc doanh
281.480
471.422
865.847
189.942
67,48
394.425
83,67
+Ngoài quốc doanh
137.531
215.315
335.103
77.784
56,56
119.788
55,63
2.Doanh số thu nợ
368.864
434.834
669.262
70.970
19,50
234.428
53,91
+ Quốc doanh
269.157
294.986
414.947
25.829
9,6
119.961
40,67
+ Ngoài quốc doanh
99.471
139.847
254.315
40.376
40,59
114.468
81,85
1.Dư nợ cho vay theo
TPKT
235.475
487.397
949.650
251.904
106,98
462.271
94,85
+Quốc doanh
164.450
340.886
771.021
176.436
107,29
430.135
126,18
+Ngoài quốc doanh
71.025
146.493
178.629
75.468
106,26
32.136
21,94
2. Nợ quá hạn
4.246
3.409
2.719
-837
-19,71
-690
-20,24
+ Quốc doanh
3.912
3.276
2.451
-636
-16,26
-825
-25,18
+Ngoài quốc doanh
334
133
268
-201
-60,18
135
101,5
3. Đầu tư khác
21.904
567
2.153
-21.337
-97,41
1.586
279,72
Nguồn: phòng kinh doanh – chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây.
Qua bảng 2 chúng ta thấy tình hình dư nợ của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng cao và khá ổn định. Nếu năm 2001 dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế là 487.379 triệu đồng, tăng 251.904 triệu đồng, tỷ lệ tăng 106,98% so với năm 2000; sang năm 2002 dư nợ tín dụng là 949.650 triệu đồng, tăng 462.271 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 94,45 % so với năm 2001.
Cơ cấu cho vay cũng có sự thay đổi mạnh, năm 2000 cơ cấu cho vay kinh tế quốc doanh - ngoài quốc doanh là 69,8% - 30,2%; sang năm 2001 tỷ lệ này là 69,94% - 30,06%; năm 2002 tỷ lệ này là 81,19% - 18,81%. Từ phân tích trên cho ta thấy tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 là lớn, chiếm 30,06% tổng dư nợ tín dụng nhưng sang năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 18,81%, một số nguyên nhân chính như sau:
+ Kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây tuy đã phát triển mạnh, nhưng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của Hà Tây chủ yếu tập trung vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, không tìm được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đặc biệt là thị trường nước ngoài. Do đó tình hình sản xuất của các cơ sở sản xuất này không ổn định, có nhiều diễn biến phức tạp.
+ Định hướng kinh doanh của chi nhánh trong năm 2002 là: đẩy mạnh đầu tư tín dụng trên cơ sở tăng cường công tác tiếp thị tìm khách hàng mới, đồng thời củng cố mới quan hệ với khách hàng truyền thống, tăng thị phần đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng; mở rộng đầu tư trung dài hạn, đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là các Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên. Đầu tư phải chọn lọc kỹ nhát là đối với khách hàng mới.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế về kỹ thuật, tiền vốn và có lợi thế về việc tìm được thị trường tiêu thụ cả trong nước và thị trường nước ngoài, một phần là do được Nhà nước bảo hộ trong một thời gian.
Tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh năm 2000 là 4.246 triệu đồng, tỷ lệ 1,8% tổng dư nợ, sang năm 2001 tỷ lệ này là 0,7% tổng dư nợ và năm 2002 là 0,29% tổng dư nợ. Nợ quá hạn không chỉ giảm về tỷ lệ tương đối mà cả số tuyệt đối cũng giảm. Điều này phản ánh chất lượng và hiệu quả tín dụng đang được nâng cao. Đạt được kết quả này là Ngân hàng tập trung giải quyết thu nợ quá hạn, xử lý những tồn đọng nợ cũ đồng thời hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi.
* Tình hình cho vay vốn phân theo thời gian:
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn phân theo thời gian:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2001/2000
2202/2001
+/_
%
+/_
%
1.Doanh số cho vay
419.011
686.737
1.200.950
267.726
63,89
514.213
74,88
+Ngắn hạn
374.279
505.028
799.614
130.749
34,93
294.586
58,33
+Trung dài hạn
44.732
181.709
401.336
136.977
306,22
219.627
120,87
2.Doanh số thu nợ
363.864
434.834
669.262
70.970
19,50
234.428
53,91
+ Ngắn hạn
332.864
396.690
531.920
63.826
19._.lý chưa cao. Có những mặt hàng, năm nay cho phép nhập nhưng năm sau lại không cho phép nhập nữa làm cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Biểu thuế luôn được thay đổi nên việc tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động nhập khẩu rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái, thậm chí làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan chưa chặt chẽ, chức năng của từng bộ ngành, đặc biệt là chức năng của ngân hàng trong việc quản lý nhập khẩu chưa được làm rõ cũng là một trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế.
Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai triền miên đã làm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có thời điểm mất cân đối làm cho việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán L/C cho khách hàng, nhất là trong những trường hợp mua số lượng lớn. Đó cũng là điều gây ảnh hưởng lớn tới sức thu hút khách hàng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY
3.1/ Sự cần thiết phải phát triển Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
Nền kinh tế nước ta đang dần hòa nhịp với nền kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên của tổ chức kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC)... Để tiếp cận tiến trình hội nhập, chính phủ Việt Nam đã đưa ra những kế hoạch cụ thể về cắt giảm thuế suất xuất nhập khẩu, thời gian thực hiện, ngành hàng, chế độ hạn ngạch... Mặt khác các bộ ngành đã có những cải thiện đáng kể phải cải cách thủ tục hải quan, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài... góp phần thúc đẩy tăng trưởng các giao dịch quốc tế, giao dịch ngoại thương. Để thực hiện tốt việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cũng chính là hiệu quả của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây phải tự cải thiện nâng cao năng lực phục vụ, năng lực chuyên môn và năng lực quản trị để phục vụ kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp và ngân hàng.
3.2/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
3.2.1/ Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây:
* Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tính dụng chứng từ:
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào nếu muốn mở rộng việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ thì điều phải quan tâm là làm thế nào để khách hàng viết đến sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng và sản phẩm dịch vụ đó được đánh giá là có chất lượng tốt. Thực hiện dịch vụ thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây nói riêng. Vậy, như thế nào thì được coi là dịch vụ có chất lượng tốt? Có thể có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này, song nhìn chung một dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá là có chất lượng tốt khi mà việc thanh toán được Ngân hàng hoàn thành một cách chính xác, nhanh gọn và thuận tiện. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế này không phải chỉ thể hiện ở một hai khâu trong quá trình tiến hành nhiệm vụ mà nó là sự tổng hợp của tất cả các khâu từ: quy trình mở L/C, trình độ của các đơn vị tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, mức độ phức tạp của các giao dịch phát sinh, trình độ của cán bộ thanh toán... Trong khả năng có thể tác động được nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tính dụng chứng từ, chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây nên tập trung vào việc cải tiến dần hoàn thiện quy trình mở L/C, đồng thời nâng cao nghiệp vụ thanh toán của mỗi cán bộ thanh toán, điều này khổng chỉ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về dịch vụ thanh toán quốc tế mà còn làm cho khách hàng cảm thấy đến với ngân hàng mình được chăm sóc một cách chu đáo, uy tín của ngân hàng được nâng cao.
Một là: Đối với quy trình mở L/C:
Hiện nay, ở tất cả các khâu trong quy trình mở L/C đã được tiêu chuẩn hoá mang tính Quốc tế, không thể thêm vào hoặc bớt đi bất cứ một khâu nào cả. Song điều khác biệt ở đây là thời gian hoàn tất công việc này của các ngân hàng. Nếu như ngân hàng thực hiện công việc trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ thì cũng có thể coi là đã cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế chất lượng tốt hơn so với ngân hàng khác với thời gian thực hiện dài hơn. Bởi vì trong cơ chế thị trường sôi động như hiện nay cơ hội kinh doanh đến và đi rất nhanh chóng, chỉ cần nhanh hơn đối thủ một chút ít là có thể đem đến sự thành công lớn. Do đó, việc tiết kiệm được thời gian là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng và cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung ứng. Có thể thấy, tiết kiệm thời gian là một cách tiếp cận khách hàng rất hiệu quả, chiếm được cảm tình của họ một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, chi nhánh nên rút ngắn thời gian làm thủ tục và mở L/C một cách tốt nhất có thể được, ứng dụng một cách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như: đối với khách hàng mới tham gia vào thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, có thể họ còn nhiều bỡ ngỡ thì cán bộ thanh toán phải hướng dẫn tỉ mỉ từng chi tiết, thủ tục và chỉ cho họ cách làm như thế nào là nhanh nhất, tránh cho họ phải đi lại nhiều lần mất thời gian không cần thiết. Tuy nhiên, đối với những khách hàng thuộc đối tượng này ngân hàng cũng cần phải có thời gian để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp vay để mở L/C.. để có quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có sự thông báo về khoảng thời gian mà khách hàng có thể phải chờ để họ yên tâm, đồng thời ngân hàng chủ động liên hệ với khách hàng để cùng tìm hướng giải quyết các vướng mắc tránh việc lãng phí thời gian của khách hàng trong việc đi lại để làm thủ tục.
Đối với các khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với chi nhánh, thì nên giảm bớt các thủ tục không cần thiết với các lần giao dịch sau, ví dụ: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu có)... bởi vì đối với khách hàng này trong lần giao dịch trước ngân hàng đã có sự hiểu viết rõ họ là ai? Tình hình hoạt động sản xuất như thế nào? Và như vậy chỉ trong khoảng thời gian ngắn yêu cầu mở L/C của khách hàng đã được thực hiện.
Trong trường hợp khách hàng vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C thì vấn đề quan trọng nhất là việc rút ngắn thủ tục vay vốn. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa phòng kinh doanh đối ngoại và văn phòng kinh doanh tín dụng, để tạo điều kiện tốt nhất phục vụ khách hàng.
Hai là: Trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ của cán bộ thanh toán. Đây là yếu tố mà khách hàng dễ cảm nhận nhất khi họ đến giao dịch với ngân hàng, bao giờ cũng vậy, con người là yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với khách hàng họ không cần quan tâm đến công việc của ngân hàng là gì? Các cán bộ thanh toán thực hiện mở quy trình L/C ra sao? Kiểm tra thanh toán chứng từ như thế nào? Mà vấn đề chính họ quan tâm để đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán ngân hàng cung ứng là phong cách làm việc, thái độ phục vụ và kết quả họ mong đợi. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ thanh toán không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ vui vẻ nhiệt tình để khi khách hàng đến với ngân hàng họ cảm thấy gần gũi nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng. Bên cạnh đó giữa cán bộ thanh toán phải có sự quan tâm thống nhất trong công việc ngoài việc phục vụ một số khách hàng nhất định thì mỗi cán bộ thanh toán còn phải nắm được tất cả các nhu cầu của khách hàng đến giao dịch thanh toán với ngân hàng theo phương thức tín dụng chứng từ một cách khái quát nhất và sẵn sàng phục vụ khách hàng khi cán bộ thanh toán phụ trách công việc đó đi vắng tránh lãng phí thời gian đi lại chờ đợi của khách hàng.
Không chỉ có vậy, chất lượng thanh toán còn được thể hiện rõ qua cách ứng xử giải quyết các vấn đề của cán bộ thanh toán trong những tình huống đặc biệt phức tạp, mới phát sinh. Nếu như các vấn đề trên được cán bộ thanh toán xử lý nhanh nhạy, chính xác khách hàng cảm thấy hài lòng về kết quả cuối cùng thì đó là một bằng chứng sáng giá nhất để khẳng định khả năng chuyên môn trình độ nghiệp vụ tốt của các cán bộ thanh toán. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ thanh toán phải không ngừng học hỏi mở rộng nâng cao kiến thức đến các lĩnh vực có liên quan đặc biệt là trong nghiệp vụ ngoại thương nhằm xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra. Rõ ràng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ là một giải pháp hợp lý tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho việc mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Đồng thời đây cũng là biện pháp hữu hiệu để thu hút khách hàng mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản chi phí nào cho hoạt động quảng cáo, khuyếch trương. Bởi lẽ khi khách hàng sử dụng và đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế là tốt thì "tâm lý lan truyền" sẽ thúc đẩy các khách hàng khác quan tâm và đi đến sẽ ưu tiên lựa chọn dịch vụ mà ngân hàng cung ứng khi họ có nhu cầu.
* Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và sử dụng nhân lực:
Hiện nay đội ngũ cán bộ chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã và đang được quan tâm đào tạo. Trình độ cán bộ có vai trò rất lớn trong việc quyết định đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
- Đối với cán bộ thanh toán quốc tế phải nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế, quy trình thanh toán quốc tế, những thông lệ quốc tế, các tập quán của các nước trên thế giới có quan hệ trong thanh toán. Phải có trình độ về ngoại ngữ, đây là yêu cầu không thể thiếu đối với cán bộ thanh toán quốc tế, đòi hỏi phải đọc hiểu hợp đồng ngoại thương, các thông lệ quốc tế, các chứng từ liên quan đến quy trình thanh toán, biết soạn thảo các bức điện giao dịch... Có như vậy mới làm chủ được quá trình, giải quyết các nghiệp vụ phát sinh mới đảm bảo được hoạt động có hiệu quả và an toàn.
- Đối với cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu:
Ngoài việc phải nắm vững nghiệp vụ chuyên môn tín dụng, cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu còn phải có trình độ hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương như thanh toán quốc tế, kỹ thuật giao kết hợp đồng ngoại thương, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, chính sách ngoại thương của nhà nước trong từng thời kỳ...
Cán bộ tín dụng phải có trình độ ngoại ngữ để đọc và hiểu được hợp đồng ngoại thương, thư tín dụng từ đó mới làm chủ được công việc, thực hiện tốt việc tư vấn cho khách hàng quyết định đầu tư chính xác, tránh được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.
* Giải pháp thu hút khách hàng:
Đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định khối lượng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán L/C nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này.
Để thu hút được khách hàng thì ngoài việc thực hiện tốt các giải pháp về nghiệp vụ thanh toán L/C, tín dụng, công nghệ thông tin đã nói ở trên, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây cần phải:
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo bằng cách thường xuyên tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tăng cường hoạt động quảng cáo nhằm thu hút khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Làm tốt công tác tư vấn đối với khách hàng, tư vấn ngay từ khi ký hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng để làm giảm bớt rủi ro cho khách hàng cũng như cho ngân hàng.
+ Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh lịch sự, bố trí những cán bộ có trình độ phục vụ các khách hàng chiến lược để có thể sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng làm thủ tục nhanh chóng, chính xác.
+ Phải xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng hợp lý, không phân biệt thành phần kinh tế nhưng có áp dụng một số ưu đãi hợp lý trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, phải đáp ứng đến mức cao nhất các yêu cầu của khách hàng nếu có thể.
+ Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh đối ngoại trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng đồng thời nâng cao uy tín và quy mô hoạt động ngân hàng.
* Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ:
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán bảo đảm tránh rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Vì thế để mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, một mặt phải hiểu và thực hiện đúng các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng để hạn chế rủi ro.
Những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải:
+ Khi ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng mở thư tín dụng: rủi ro về tỷ giá, rủi ro nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo.
+ Với tư cách là ngân hàng thông báo: rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu cẩn thận trong quá trình kiểm tra mà khi quyết định thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C, cụ thể là:
- Đối với rủi ro về giá:
Chi nhánh có thể hạn chế rủi ro này bằng các giải pháp sau:
+ Định mức ký quỹ hợp lý: sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro về tỷ giá, đặc biệt trong thời kỳ tỷ giá tăng mạnh, buộc nhà nhập khẩu phải lựa chọn giải pháp nhận hàng có lợi hơn. Định mức ký quỹ hợp lý là một việc làm không dễ, bởi lẽ định mức kỳ quỹ cao, một cách cảm tính hoặc vì lợi ích cục bộ của chi nhánh sẽ gây khó khăn cho khách hàng, khách hàng có thể không đồng ý và bỏ sang quan hệ với ngân hàng khác có tỷ lệ ký quỹ thấp hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. Nhìn chung mức ký quỹ cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào các yếu tố như: uy tín, khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, khả năng tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu, hiệu quả kinh tế lô hàng nhập khẩu và tỷ lệ trượt giá của đồng tiền...
+ Bên cạnh định mức ký quỹ hợp lý, chi nhánh có thể hạn chế rủi ro tỷ giá bằng cách thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn.
- Đối với rủi ro nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán:
Để hạn chế rủi ro này biện pháp quan trọng là phải thẩm định để nắm tình hình tài chính của nhà nhập khẩu, thể hiện bản chất của L/C là hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hoá.
Có nắm vững được tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu mới giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro trên, việc thẩm định tình hình tài chính chi nhánh không những được thực hiện tốt từ khi khách hàng có yêu cầu mở L/C đặc biệt là các L/C có giá trị lớn, mà còn phải thường xuyên theo dõi để có thể có các giải pháp kịp thời để hạn chế phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng là điều không thể tránh khỏi, vì vậy phòng ngừa rủi ro là hết sức quan cần thiết, đây là cả một nghệ thuật kinh doanh của nhà hoạt động ngân hàng.
* Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát:
Kiến nghị với Phòng Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây hàng năm nên ít nhất một lần tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh đối ngoại nhất là thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ để phát hiện kịp thời những tồn tại, đưa ra được những giải pháp tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ này nhằm giúp cho các thanh toán viên ngày càng hoàn thiện về kiến thức để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
Phòng Kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây cần xem chương trình kiểm tra hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh để giúp cho hoạt động kinh doanh đối ngoại trong đó có thanh toán hàng nhập ngày càng được hoàn thiện hơn.
3.2.2/ Đối với khách hàng:
* Năng lực của cán bộ doanh nghiệp khi tham gia thanh toán quốc tế:
Để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế điều quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp là năng lực của cán bộ tham gia thanh toán quốc tế. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với cán bộ tham gia thanh toán quốc tế phải giỏi về nghiệp vụ ngoại thương, biết tất cả các thông tin có liên quan đến L/C như: quy trình mở L/C, những điều kiện mà ngân hàng yêu cầu... Điều kiện mà ngân hàng yêu cầu đó là: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (bản sao), đơn xin mở L/C trả ngay (theo mẫu của ngân hàng). Để có đội ngũ cán bộ giỏi thì doanh nghiệp cần phải làm gì?
+ Phải xây dựng một chiến lược con người rõ ràng tương xứng với tầm vóc của mình để đưa doanh nghiệp đến sự thành công rực rỡ.
+ Tiêu chuẩn hoá cán bộ doanh nghiệp trên cơ sở các tiêu chuẩn về đạo đức tư tưởng trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp, khả năng quản lý...
+ Thường xuyên tổ chức việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp để họ luôn luôn đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
+ Thực hiện chế độ khuyến khích kịp thời, thưởng phạt nghiêm minh, tạo cho họ có điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc.
+ Thông qua các đơn thi tuyển công khai để tuyển dụng những người có năng lực.
- Tìm hiểu đối tác:
Bên cạnh việc nâng cao năng lực của cán bộ, thì việc tìm hiểu đối tác cung ứng không kém phần quan trọng. Theo điều 15 của UCP 500 quy định: "Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, sự hoàn bị, tính chính xác, tính chân thật, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào, hoặc về những điều kiện chung hoặc riêng được quy định trong các chứng từ hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó; các ngân hàng cũng không chịu tránh nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, trạng thái, bao bì, việc giao, trị giá hoặc sự tổn thất của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện hoặc về thiện chí hoặc hành vi hoặc thiếu sót khả năng thanh toán, sự thực hiện nghĩa vụ hoặc tín nhiệm của người gửi hàng, của những người chuyên chở, những người nhận chuyên chở, những người nhận hoặc những người bảo hiểm hàng hoá hay bất kỳ người nào khác".
Chính vì quy định trên nên khi người mua và người bán khi ký hợp đồng mua bán phải tìm hiểu kỹ về nhau trên các mặt, tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, sở trường và uy tín kinh doanh...
- Nguồn vốn ký quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng:
Khi doanh nghiệp tham gia mở L/C tại ngân hàng thì yêu cầu đặt ra của ngân hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Doanh nghiệp có phải là cổ đông của ngân hàng không?
- Mức độ quan hệ mật thiết và lâu dài với ngân hàng.
- Phụ thuộc vào loại L/C: trả ngay hay trả chậm.
- Số dư tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng mở L/C ít hay nhiều.
- Mức độ uy tín trong thanh toán qua các năm.
- Mức ký quỹ tuỳ vào từng ngân hàng quy định riêng, có khách hàng không phải ký quỹ, hoặc ký quỹ với các mức khác nhau 10%, 20%, 30%, ...50% đôi khi mức ký quỹ lên tới 100% trị giá ký quỹ của L/C.
Những yêu cầu trên của ngân hàng nó cũng đem lại một số những mặt thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với những doanh nghiệp có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và đã trở thành bạn hàng thân thiết của ngân hàng thì họ rất có lợi trong tham gia thanh toán với ngân hàng. Vì trong quá trình mở L/C có thể họ không phải ký quỹ cho ngân hàng, hoặc nếu có ký quỹ thì chỉ phải ký với mức thấp không đáng kể. Còn đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động thanh toán tín dụng thì sẽ gặp nhiều những bất lợi. Vì họ chưa tạo dựng được lòng tin cho ngân hàng nên mức ký quỹ của các doanh nghiệp này tại ngân hàng thường là rất cao nhiều khi doanh nghiệp không thể đáp ứng ngay được, bởi trong quá trình kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn và đều được hy vọng ngân hàng sẽ giúp vốn cho mình. Chính vì vậy để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến với ngân hàng thì ngân hàng có thể có một số giải pháp có lợi hơn nữa đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào quá trình kinh doanh như:
- Giảm bớt mức ký quỹ cho các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh.
- Có thể cho doanh nghiệp vay vốn khi họ đã xuất trình được bản hợp đồng, bản giải trình đầy đủ trong quan hệ giao dịch buôn bán.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà trong giao dịch.
- Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, khi mở L/C cần lưu ý bám sát hợp đồng và ghi rõ ràng, cụ thể trách nhiệm giao hàng, cung cấp hàng của người bán. Đặc biệt các điều khoản về hàng hoá, chủng loại, qui cách, phẩm chất, đơn giá phải ghi ngắn gọn nhưng vẫn rõ ràng tránh để người bán cố tình hiểu sai, giao hàng không đúng. Và ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của mình, người nhập khẩu nên yêu cầu trong L/C là người bán phải Fax hoá đơn và vận đơn tới người mua trong vòng 2-3 ngày kể từ ngày giao hàng, ghi rõ số lượng hàng hoá đã giao, số B/L, tên tàu, ngày tàu khởi hành... để nhà nhập khẩu theo dõi xem người bán có thực hiện đúng L/C không?
- Đối với người xuất khẩu khi nhận được L/C phải xem xét kỹ L/C, phát hiện kịp thời những chỗ mập mờ, những điều khoản bất lợi, điều khoản khó thực hiện, những điều khoản khác với hợp đồng để đề nghị sửa đổi ngay, tránh việc không thực hiện được các qui định trong L/C dẫn đến bị bên mua từ chối thanh toán hoặc trừ tiền.
3.3/ Kiến nghị đối với Nhà nước:
Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều đổi mới, cải cách để phù hợp với xu thế kinh tế mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập như còn thiếu, có sự chồng chéo, tính ổn định không cao. Thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, bên cạnh dó là các Quyết định, các Nghị định,... Song vấn đề ban hành các Nghị định, văn bản pháp quy để thi hành luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó còn có nhiều lĩnh vực chưa được điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật hoặc đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, không có tính ổn định nên việc thực thi và áp dụng là rất khó. Ở các quốc gia phát triển đều có những Luật hoặc văn bản dưới Luật quy định về các giao dịch thanh toán quốc tế trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế và tập quán của nước họ. Cho đến nay ta chưa hề có văn bản nào quy định, hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu để các ngân hàng thương mại áp dụng vào thực tế.
Vậy Nhà nước cần phải sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật lệ, tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho ngân hàng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu nói riêng. Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ kinh tế quốc nội cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia có liên quan và thông lệ quốc tế. Do đó, luật pháp cần phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan với thông lệ quốc tế UCP 500.
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện và có những văn bản dưới luật hướng dẫn việc áp dụng UCP-500 và các thông lệ quốc tế khác trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại, như: ban hành các quy định về quy trình thực hiện thanh toán quốc tế áp dụng tại Việt Nam trên cơ sở các thông lệ quốc tế và cách xử lý các tranh chấp trong thanh toán quốc tế, quy định mẫu biểu về các loại chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế thống nhất với quốc tế, ban hành quy chế chiết khấu chứng từ hàng hoá xuất khẩu...
Giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện tại các ngân hàng nhưng lại liên quan đến rất nhiều ban, ngành, các lĩnh vực khác trong nước như: Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,... nên cần có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành các quy định về thanh toán quốc tế.
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hoà nhập với cộng đồng thế giới. Rút ngắn thời gian giao dịch, giảm bớt chi phí giao dịch. Sớm triển khai các công nghệ ngân hàng ảo (Vituaral Banking).
- Tăng cường quan hệ đối ngoại, khuyến khích hoạt động ngoại thương:
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tài sản cố định tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và ở chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây nói riêng chỉ có thể mở rộng khi hoạt động ngoại thương trên địa bàn diễn ra sôi động. Vậy tăng cường hoạt động đối ngoại sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động ngoại thương.
Chính sách đối ngoại của nhà nước ta là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại với tình thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới... (trích văn kiện Đại hội Đảng VIII) đang ngày càng có hiệu quả. Chúng ta đã đạt được những bước tiến lớn trong quan hệ đối ngoại, tham gia vào khối ASEAN, khu vực mậu dịch tự do Châu Á (AFTA) là thành viên của APEC và tiến tới tham gia vào WTO. Chính những điều đó đã đưa hoạt động ngoại thương của nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Song trong thời gian tới các lỗ lực ngoại giao cần phải tăng cường hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường lớn như Liên minh Châu âu (EU) thị trường Nhật Bản, khu vực châu Phi và Mỹ la tinh. Đây là những thị trường rộng lớn đầy tiềm năng.
Bên cạnh việc tăng cường các quan hệ đối ngoại Nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hơn nữa bằng việc đề ra những luật khuyến khích các doanh nghiệp tự do tìm đối tác xuất khẩu. Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện chiến lược hướng tới xuất khẩu đồng thời từng bước thay thế hàng nhập khẩu. Chúng ta dã và đang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hướng tới xuất khẩu, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước cải cách chính sách thuế...Vì thế công tác xuất nhập khẩu của nước ta đạt được những bước khả quan (xuất khẩu tăng 23% so với năm 1999). Mặc dù vậy nhìn nhận một cách nghiêm túc thì các chính sách và các biện pháp thúc đẩy hoạt động ngoại thương vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định như:
+ Thiếu các giải pháp đồng bộ về phát triển thị trường, đầu tư, công nghệ.
+ Sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa nhịp nhàng, thiếu vắng tổ chức chuyên trách hỗ trợ xuất khẩu.
+ Các thủ tục xuất nhập khẩu đã được cải tiến song vẫn còn là rườm rà.
+ Các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước còn có sự khác biệt thiếu nhất quán đồng bộ.
Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển vững mạnh, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có cả chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ một cách nhanh chóng có hiệu quả .
Kết luận
Trong tiến trình phát triển kinh tế với xu hướng quốc tế hoá toàn cầu, hầu hết các nước đều tham gia thương mại quốc tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình cũng như bổ sung một khoản lớn ngoại tệ vào ngân sách quốc gia. Một trong những yếu tố đóng vai trò xúc tác thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại quốc tế là các phương thức thanh toán quốc tế. Trong số các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ với những đặc tính ưu việt hơn hẳn các phương thức khác, nên hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Chính vì vây, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế luôn là vấn đề được các nhà kinh tế quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, chuyên đề tập trung nghiên cứu những lí luận cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, cách thức, nội dung thực hiện phương thức này tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, trên cơ sở đó thấy được những khó khăn bất cập của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và từ những khó khăn đó, luận văn tốt nghiệp đã đi sâu vào phân tích kỹ lưỡng để tìm hiều nguyên nhân và từ đó đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị mang tính tham khảo nhằm nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Do thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ hiểu biết còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, nhiều ý kiến đưa ra còn mang tính chủ quan, vì vậy, để giúp luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa thực tiễn cao hơn cũng như phạm vi áp dụng rộng rãi hơn, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, các cô giáo, các cán bộ ngân hàng cùng các bạn sinh viên.
Thay cho lời kết, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Th.S Nguyễn Hải Đạt, các thầy cô giáo trong khoa, các cán bộ nhân viên phòng kinh doanh đối ngoại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo:
1. UCP 500 - Phòng thương mại quốc tế, NXB trường Đại học Ngoại thương.
2. Giáo trình luật thương mại - trường Đại học Kinh tế quốc dân 1998.
3. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, PGS. Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục, 1995.
4. Giáo trình Thương mại quốc tế, chủ biên PGS.TS Nguyễn Duy Bột, NXB Thống Kê 1997.
5. Giáo trình kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, tác giả Vũ Hữu Tửu, trường đại học ngoại thương Hà Nội.
6. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Th.S Trần Văn Nam, PTS. Trần Thị Hoà Bình, NXB Thống Kê, năm 1997.
7. Thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng các năm 2000, 2001, 2002.
8. Tạp chí kinh tế đầu tư.
9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh - Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây các năm 2000, 2001, 2002.
10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại, phòng kinh doanh đối ngoại - Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, các năm 2000, 2001, 2002.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37101.doc