Hoạt động tạo nguồn , mua hàng tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I (VINAVETCO)_Thực trạng và giải pháp phát triển

Tài liệu Hoạt động tạo nguồn , mua hàng tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I (VINAVETCO)_Thực trạng và giải pháp phát triển: MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I: 17 Sơ đồ 1.2. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. 32 Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004_2007) 23 Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Của Công ty (2004_2007) 25 Bảng 3: Một số chỉ tiêu về tài sản_nguồn vốn(2005_2007) 26 Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh to... Ebook Hoạt động tạo nguồn , mua hàng tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I (VINAVETCO)_Thực trạng và giải pháp phát triển

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động tạo nguồn , mua hàng tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I (VINAVETCO)_Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án ( 2005_2007) 29 Bảng 5: Các chỉ tiêu về lao động_tiền lương 34 Bảng 6: Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý 35 Bảng 7: Kết quả tạo nguồn, mua hàng theo hình thức(2003_2007) 36 Bảng 8: Kết quả tạo nguồn hàng theo phương thức 37 Bảng 9: Kết quả mua hàng thuốc thú y theo phương thức: 39 Bảng 10: Các chỉ tiêu của chương trình phát triển giai đoạn 2003_2010 57 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đã trải qua gần 20 năm đổi mới,chuyển mình mạnh mẽ.Nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng đã có những thay đổi lớn lao để phù hợp, hòa nhập và phát triển trong cơ chế mới. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để có thành công, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng, luôn luôn tự hoàn thiện, đổi mới mình. Muốn đứng vững,muốn thành công, muốn cạnh tranh và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:vốn,lao động, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, một cơ chế linh hoạt và hiệu quả, một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao,một đầu vào ổn định và có chất lượng…..Trong số đó, hoạt động tạo nguồn mua hàng là một yếu tố rất quan trọng. Xét trên giác độ doanh nghiệp thì tạo nguồn và mua hàng là một khâu quan trọng của việc bảo đảm các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thương mại.Tạo nguồn và mua hàng để đảm bảo hàng dự trữ và bảo đảm nguồn hàng bán ra.Do đó, tạo nguồn và mua hàng trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thường nói riêng, cũng như sự vận hành hiệu quả hay không của cả một nền kinh tế nói chung. Đối với một doanh nghiệp cổ phần như Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I, công tác tạo nguồn, mua hàng dĩ nhiên càng có một vị trí quan trọng.Nó không chỉ là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đạt mục đích cao nhất của mình_lợi nhuận, mà còn giúp cho các cổ đông của Công ty có cơ sở để tin vào hiệu quả hoạt động của Công ty do mình là đồng sở hữu,giúp họ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh những hiểu lầm không đáng có. Nhận thức được điều trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I, với những kiến thức về kinh tế, thương mại đã được học tại trường, với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty, lãnh đạo và nhân viên phòng KCS, phòng thị trường và bán hàng, cũng như sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đinh Lê Hải Hà, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động tạo nguồn, mua hàng tại Công ty và hoàn thành Chuyên đề thực tập : “ Hoạt động tạo nguồn , mua hàng tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I (VINAVETCO)_Thực trạng và giải pháp phát triển.” Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Chuyên đề gồm 3 chương chính: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động tạo nguồn,mua hàng và khái quát về Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. Chương II : Thực trạng hoạt động tạo nguồng,mua hàng của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. Chương III : Một số kiến nghị và biện pháp thúc đẩy hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN,MUA HÀNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I I. Cơ sở lý luận về hoạt động tạo nguồn, mua hàng ở doanh nghiệp thương mại 1.Khái niệm và vai trò của hoạt động tạo nguồn,mua hàng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 1.1.Khái niệm và phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại 1.1.1.Khái niệm Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch ( thường là kế hoạch năm). Để có nguồn hàng tốt và ổn định,doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn.Tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp thương mại mua được trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cung ứng đầy đủ,kịp thời.đồng bộ.đúng chất lượng,quy cách,cỡ loại,mầu sắc…cho các nhu cầu của khách hàng. Điểm bắt đầu của công tác tạo nguồn hàng là việc nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng,cơ cấu mặt hàng, mầu sắc, thời gian, địa điểm mà khách hàng có nhu cầu và đồng thời phải chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất trong nước, nước ngoài để tìm nguồn hàng, để đặt hàng, để kí kết hợp đồng mua hàng. 1.1.2.Phân loại nguồn hàng Phân loại nguồn hàng là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng hóa mua được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp để khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để đảm bảo ổn định nguồn hàng. Các nguồn hàng của các doanh nghiệp thương mại thường được phân loại dựa trên các tiêu thức sau: -Theo khối lượng hàng hóa mua được: gồm 3 loại: + Nguồn hàng chính: là nguồn hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua được để cung ứng cho các khách hàng(thị trường) trong kỳ. + Nguồn hàng phụ, mới: đây là nguồn hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong khối lượng hàng mua được.Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng lớn đến khối lượng hoặc doanh số bán của doanh nghiệp. + Nguồn hàng trôi nổi: đây là nguồn hàng trên thị trường mà doanh nghiệp có thể mua được do các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh thương mại khác bán ra. - Theo nơi sản xuất ra hàng hóa: gồm 3 loại: + Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước: bao gồm tất cả các loại hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ đất nước sản xuất ra được doanh nghiệp mua vào. + Nguồn hàng nhập khẩu: nguồn hàng này có thể có nhiều loại như: tự doanh nghiệp thương mại nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất khẩu chuyên doanh, doanh nghiệp nhận hàng nhập khẩu từ các đơn vị thuộc tổng công ty ngành hàng, công ty mẹ… + Nguồn hàng tồn kho: là nguồn hàng còn lại của kỳ trước hiện còn tồn kho.Nguồn hàng này có thể là nguồn theo dự trữ quốc gia, nguồn hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, và các nguồn hàng tồn kho khác. - Theo điều kiện địa lý: + Theo các miền của đất nước: Miền Bắc, miền núi Đông Bắc, miền Trung du Bắc bộ, miền Trung, miền Nam. + Theo cấp tỉnh, thành phố: ở các đô thị co công nghiệp tập trung, có các trung tâm thương mại, có các sàn giao dịch, sở giao dịch và thuận lợi thông tin mua bán hàng hóa_dịch vụ. + Theo các vùng: nông thôn, trung du, miền núi(hải đảo). 1.2.Vai trò (tác dụng) của công tác tạo nguồn,mua hàng đối với hoạt động kinh doanh thương mại Công tác tạo nguồn và mua hàng làm tốt có tác dụng về nhiều mặt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp.Cụ thể như: - Nguồn hàng là một điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh.Nếu không có nguồn hàng doanh nghiệp không thể tiến hành kinh doanh được.Vì vậy,doanh nghiệp phải chú ý thích đáng đến tác dụng của nguồn hàng và phải đảm bảo công tác tạo nguồn và mua hàng đúng vị trí của nó. - Tạo nguồn và mua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa; vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh, vừa thu hút được nhiều khách hàng, vừa đảm bảo uy tín với khách hàng, vừa bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được việc cung ứng hàng hóa liên tục, ổn định, không đứt đoạn. - Tạo nguồn và mua hàng làm tốt giúp cho doanh nghiệp bảo đảm tính ổn định, chắc chắn, hạn chế được sự bấp bênh của các hoạt động kinh doanh của mình; đặc biệt hạn chế được tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém, mất phẩm chất, hàng không hợp mốt, hàng không bán được…vừa gây chậm trễ, khó khăn cho khâu dự trữ và bán hàng vừa ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo nguồn và mua hàng làm tốt còn có tác dụng lớn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp được thuận lợi. Thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao độnh và thực hiện đày đủ nghĩa vụ đối với Nhà nứớc và trách nhiệm xã hội với xã hội. - Hơn nữa, nó còn có tác dụng tích cực đối với lĩnh vực sản xuất hoặc nhập khẩu mà doanh nghiệp có quan hệ. 2. Nội dung của hoạt động tạo nguồn, mua hàng ở doanh nghiệp thương mại. Tạo nguồn và mua hàng có sự khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ về mục đích là tạo được nguồn hàng chắc chắn ổn định, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Vì vậy nội dung của tạo nguồn mua hàng có thể bao gồm những điểm chính sau đây: Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng. Tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp thương mại phải nhằm mục đích là thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tức là phải bán được hàng. Bán hàng nhanh ,nhiều, doanh nghiệp mới tăng được lợi nhuận và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy cần nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng Nghiên cứu thị trường nguồn hàng. Khi nghiên cứu thị trường nguồn hàng doanh nghiệp phải nắm được khả năng các nguồn cung ứng hàng về số lượng, chất lượng thời gian và địa điểm của đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải nghiên cứu xác định rõ doanh nghiệp nguồn hàng là người trực tiếp sản xuất- kinh doanh hay là oanh nghiệp trung gian , khả năng sản xuất công nghệ và nghiên cứu cả chính sách tiêu thụ hàng hóa của đơn vị nguồn hàng. Cần chú ý đặc biệt đến chất lượng hàng hóa, tính tiên tiến của mặt hàng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận, kiểm tra chất lượng, bao gói….và phương thức thanh toán. Cần phải kiểm tra kỹ tính xác thực, uy tín chất lượng của loại hàng và chủ hàng Lựa chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn định của nguồn hàng.Thiết lập mối quan hệ truyền thống , trực tiếp lâu dài với các bạn hàng tin cậy là một trong những yếu tố tạo được sự ổn định trong cung ứng đối với doanh nghiệp thương mại. Có nhiều phương pháp nghiên cứu phát triển thị trường nguồn hàng, đặc biệt nguồn hàng mới. thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, thông qua hội chợ- triển lãm thương mại, thông qua internet, thông qua quảng cáo và xúc tiến thương mại, thông qua trung tâm giới thiệu hàng hóa, các báo chí, tạp chí thương mại và chuyên ngành,…việc lựa chọ bạn hàng tùy thuộc rất lớn vào mối quan hệ trưyền thống, tập quán và sự phát triển kinh tế- thương mại ở trong nuớc và nước ngoài. Thiết lập mối quan hệ kinh tế- thương mại bằng hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi đã lựa chọn đối tác phù hợp yêu cầu và điều kiện của doanh nghiệp thương mại thì doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ kinh tế- kỹ thuật- tổ chức- thương mại với đối tác để hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để thỏa mãn yêu cầu của mỗi bên. Hai bên mua bán cần có sự thương thảo và ký kết được với nhau bằng các hợp đồng mau bán hàng hóa. Kiểm tra hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Để tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong mua bán hàng hóa hai bên có thể cho phép kiểm tra ngay từ khi hàng hóa được sản xuất ra,ở nơi đóng gói và ở các sở giao hàng. Việc kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc cơ sở giao hàng cho phép hai bên có thể tin tưởng lẫn nhau trong giao nhận và thanh toán. 3. Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại Tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp có nhiều hình thức khác nhau do đặc điểm tính chất của các mặt hàng của từng ngành khác nhau quyết định. Có 7 hình thức tạo nguồn và mua hàng chủ yếu sau : Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa Đây là một hình thức chủ động , có kế hoạch trong việc tạo nguồn hàng cho doanh nghiệp. Nó bảo đảm sự ổn định, chắc chắn cho cả người sản xuất và cả đơn vị kinh doanh. Nó là hình thức mua bán có sự chuẩn bị trước, một hình thức văn minh, khoa học. Mua hàng không theo hợp đồng mua bán Đây là hình thức mua bán hàng trên thị trường, không có kế hoạch trước, không thường xuyên, thấy rẻ thì mua…Với hình thức mua hàng này, người mua háng phải có trình độ kĩ thuật _nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải có kinh nghiệm và phải đặc biệt chú ý kiểm tra kỹ mặt hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, kỳ hạn sử dụng, phụ tùng…để đảm bảo hàng mua về có thể bán được. Mua hàng qua đại lý Mua hàng qua đại lý thì doanh nghiệp không phải đầu tư cơ sở vật chất, nhưng doanh nghiệp cần phải giúp đỡ điều kiện vật chất cho đại lý thực hiện việc thu mua và giúp đỡ huấn luyện cả về kỹ thuật và nghiệp vụ. Nhận bán hàng ủy thác và bán hàng ký gửi Về thực chất, hàng ủy thác và hàng ký gửi là laọi hàng hóa thuộc sở hữu của đơn vị khác. Doanh nghiệp bán hàng ủy thác theo hợp đồng ủy thác và khi bán được hàng được nhận phí ủy thác. Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng Doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn, nguyên vật liệu, về công nghệ, về thị trường tiêu thụ…có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất để tổ chức sản xuất, tạo ra nguồn hàng lớn, chất lượng tốt hơn để cung ứng ra thị trường. Liên doanh, liên kết bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm Nội dung của gia công đặt hàng trong thương mại gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công(Điều 129_Luật Thương mại). Doanh nghiệp có tiến hành gia công đặt hàng thì mới có nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường và mới đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tự sản xuất, khai thác hàng hóa Để chủ động trong tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác các nguồn lực và thế mạnh của mình, cũng như đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tự tổ chức các xưởng sản xuất ra hàng hóa để cung ứng cho khách hàng. Đầu tư vào sản xuất doanh nghiệp sẽ có nguồn hàng vững chắc, đảm bảo được lợi ích của người sản xuất, đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của người kinh doanh. 4. Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua và chọn thị trường mua bán hàng hóa. Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua. Xác định đúng khối lượn hàng cần mua trong kì là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại. Để xác định khối lượng hàng cần mua người ta dùng công thức sau: M = Xkh + Dck – Dđk Trong đó: M: là khối lượng hàng cần mua tính theo từng loại trong kì kế hoạch Xkh: là khối lượng hàng hóa bán ra kì kế hoạch tính theo từng loại Dck: khối lượng hang cần dự trữ cuối kỳ kế hoạch Dđk: khối lượng hàng dự trữ còn lại đầu kỳ kế hoạch Phương pháp chọn thị trường mua bán hàng hóa Khi mua hàng phải chọn thị trường mua hàng với giá hạ nhất, trong điều kiện chất lượng hàng hóa không đổi. Đó là mua ở thị trường có nhiều hàng hóa, mua khối lượng lớn và khi bán cần chọn thị trường bán được giá cao nhất, bán ở những nơi khan hiếm hàng, ít hàng hoặc hàng hóa nghèo nàn; bán sớm trước vụ và bán lẻ tức là bán trực tiếp cho người tiêu dùng. II. Vài nét khái quát về Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I, tên giao dịch là VINAVETCO, là một doanh nghiệp cổ phần tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X. Trước năm 1973, việc cung ứng vật tư và thuốc thú y là một bộ phận nằm trong Công ty thuốc trừ sâu và vật tư thú y. Năm 1973, theo quyết định số 97NN_TCQĐ ngày 23/3/1973 của bộ Nông nghiệp, bộ phận cung ứng vật tư thú y được tách ra thành lập một công ty có tên gọi là Công ty vật tư số I (trực thuộc Tổng công ty vật tư Nông nghiệp). Đến năm 1983, theo quyết định số 156/TCCB_QĐ ngày 11/6/1983 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), công ty được chuyển thành đơn vị cấp 2 ( trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm). Năm 1989, do yêu cầu phát triển của ngành và thuận lợi trong quản lý, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm quyết định sáp nhập Trạm vật tư thú y cấp 1 đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Công ty với Phân viện thú y Trung ương I thành Công ty thú y Trung ương II. Còn lại, các đơn vị trực thuộc Công ty đóng tại phía Bắc và miền Trung sáp nhập với Xí nghiệp thuốc thú y trung ương ( đóng tại Hoài Đức, Hà Tây) thành Công ty Vật tư thú y trung ương. Theo quyết định số 06/2000/QĐ/BNN_TCCB, ngày 26/01/2000, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần, và có tên như ngày nay , Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I ( đăng ký kinh doanh số 0103000065, ngày 07/06/2000). Trụ sở chính của Công ty đặt tại 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. Công ty có hai chi nhánh: Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: đặt tại 343, Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Đà Nẵng: đặt tại 35F, Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định với mục tiêu là tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến để không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh các loại văc_xin, thuốc và vật tư thú y nhằm đáp ứng yêu cầu phòng và chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thúc đẩy chăn nuôi phát triển đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng cố gắng cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm vốn, vật tư để nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay là: Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu các loại vắc-xin, thuồc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi. Tư vấn, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm thú y cho các đơn vị có nhu cầu. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân trong Công ty. Tổ chức thu mua và xuất khẩu thuốca thú y được sản xuất trong nước, thu mua các loại nông sản, thực phẩm để xuất khẩu, nhằm chủ động nguồn ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu thuốc và vật tư thú y. Mở rộng các ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với pháp luật Việt Nam. 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Đặc điểm của bộ máy quản lý của Công ty là cơ cấu chức năng. Cơ cấu này có ưu điểm là: Giúp cho ban lãnh đạo công ty không phải giải quyết các công việc chuyên môn sự vự, những công việc này do các bộ phận chức năng đảm nhận. Nâng cao được trình độ nghiệp vụ, chuyên môn trong quá trình quản lý. Các cấp quản lý có điều kiện tập trung thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, công ty vẫn tồn tại một số hạn chế như: Do có nhiều bộ phận chức năng nên việc phối hợp, kiểm tra khó khăn, phức tạp hơn. Khó đánh giá cụ thể, chính xác những kết quả của hoạt động quản lý và cũng khó khăn trong việc xác định nguyên nhân, trách nhiệm của những tồn tại, thiếu sót. Tổ chức bộ máy của Công ty được thực hiện theo phương pháp ra quyết định từ trên xuống. Đại hội đồng cổ đông mà đại diện là Hội đồng quản trị là cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty. Chức năng quản lý trực tiếp cao nhất là Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Các quyết định được đưa trực tiếp từ trên xuống các phòng ban và các phân xưởng sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong Công ty được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I: BAN GIÁM ĐỐC Chi nhánh TP HCM Chi nhánh Đà Nẵng Phòng kế toán tài vụ Phòng kế toán – Tài chính + kho Phòng kỹ thuật Phòng thị trường & bán hàng Phân xưởng sản xuất Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Phòng kế hoạch vật tư Phó giám đốc ` Nguồn : Phòng tổ chức – hành chính Công ty Đại hội đồng cổ đông là cấp có quyền lực tối cao, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty, bao gồm mọi cổ đông của công ty. Mỗi cổ đông có thể trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho một cổ đông khác tham gia vào Đại hội đồng cổ đông. Quyền biểu quyết của mỗi cổ đông tương ứng với số vốn góp. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị để thay mặt Đại hội đồng cổ đông điều hành công ty. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông, hoặc đại diện của những cổ đông quan trọng nhhất của Công ty. Hàng năm, Đại hội đồng cổ đông họp để thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động của công ty trong kỳ vừa qua, cũng như thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận. Ban giám đốc, mà đứng đầu là giám đốc đièu hành, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty, thực hiện những nhiệm vụ, công việc mà Hội đồng quản trị giao. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, nếu không hoàn thành công việc, nhiệm vụ, Hội đồng quản trị có quyền bãi miễn Ban giám đốc. Các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ và chức năng cụ thể như sau: Phòng Tổ chức_Hành chính: Bộ phận chuyên môn giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác cán bộ, văn thư hành chính, quản lý đời sống…. Phòng Kế toán_Tài chính: Bộ phận chuyên môn giúp Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán của công ty. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chi tiêu trong hoạt động kinh doanh, chấp hành pháp luật của Nhà nước, cung cấp tài liệu kinh tế cần thiết. Phòng Kỹ thuật: Tổ chức quy trình công nghệ, quy trình sản xuất để nhằm thiết kế một quy trình công nghệ, sản xuất phù hợp nhất để đạt hiuệ quả kinh doanh cao nhất. Phòng Thị trườngvà Bná hàng: Giúp Ban giám đốc quản lý, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi toàn quốc, trong đó thị trường toàn quốc này được chia thành 8 vùng. Bộ phận Kho vận: Đảm bảo việc chuyên chở, bảo quản để cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, hay bảo quản sản phẩm của quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa di tiêu thụ. Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm sản xuất ra, đảm bảo sản phẩm đưa đi tiêu thụ đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng. Các phân xưởng sản xuất: Mỗi phân xưởng sản xuất đảm nhận việc sản xuất một chủng loại sản phẩm chủ yếu của Công ty đó là: thuốc nứoc và thuốc bột và một số sản phẩm phụ khác. Các phân xưởng tổ chức sản xuất, san lẻ, đóng gói…các loại thuốc thú y theo kế hoạch trên cơ sở thực hiện đúng quy trình công nghệ, các chế độ quy định của Nhà nước và của Công ty. Mỗi phòng ban trong Công ty đều có nhiệm vụ và chức năng cụ thể, riêng biệt, nhưng đều có chung một mục tiêu đó là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao nhất. 4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I là một doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm chủ yếu là các loại thuốc dùng trong thú y, ngoài ra cũng có những sản phẩm phụ khác. Đồng thời, công ty không chỉ sản xuất mà còn kinh doanh các mặt hàng thuốc thú y như một doanh nghiệp thương mại. Thuốc thú y là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoang chất, hóa dược…được chế dùng trong thú y để: Phòng, chữa, chuẩn đoán bệnh động vật. Điều chỉnh chức năng các cơ quan của cơ thể động vật, quá trình sinh trưởng, sinh sản, phát triển của vật nuôi. Cải tạo, xử lý môi trường. Các sản phẩm thuốc thú y có tác dụng ngăn chặn, điều trị các loại bệnh của gia súc, gia cầm, đồng thời có thể bồi bổ, giúp động vật tăng trưởng nhanh, đáp ứng mục đích chăn nuôi. Ngoài ra, thuốc thú y còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hàng ngày cho con người bằng cách cung cấp những thực phẩm sạch, không dịch bệnh, có chất lượng cao. Ở nước ta hiện nay, ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đang được khuyến khích phát triển, do vậy vai trò của thuốc thú y ngày càng trở nên quan trọng. 4.2. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty Số lượng các chế phẩm thuốc thú y mà Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I sản xuất là trên 100 loại thuốc, và được chia làm 10 nhóm: Nhóm 1: Thuốc kháng sinh: Penicilin, Andia, Colinvinavet, Kanamycin… Nhóm 2: Thuốc kháng chuẩn: Anticocid, Cocistop… Nhóm 3: Thuốc bổ: Bcomplẽ, các loại Vitamin… Nhóm 4: Thuốc bổ sung: khoáng, B12… Nhóm 5: Thuốc trợ tim: Caphein, Strycin… Nhóm 6: Thuốc an thần: Anagin, Aminazin… Nhóm 7: Thuốc giải độc: Mg cancifort, Điện giải… Nhóm 8: Thuốc giảm đau: Atropine… Nhóm 9: Dung môi: Nước cất Nhóm 10: Sát trùng: Methyi Salicilat Thuốc thú y do công ty sản xuất ở 2 dạng: thuốc nước và thuốc bột, 2 loại thuốc này được sản xuất riêng biệt, nhưng đều phải tuân thủ 2 nguyên tắc trong chế phẩm thuốc, đó là: Thuốc không có tính chất tương kỵ ( đối kháng). Có tính dung nạp. Tăng cường hiệp định tác dụng. Do tính chất nguyên vật liệu nhập về đã là thuốc dưới dạng sơ chế, về đến công ty chỉ việc kết hợp các thành phần thuốc đặc trị, nên công nghệ sản xuất thuốc ở công ty chỉ có một sớ khâu tự động, còn lại là lao động thủ công. 4.3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất thuốc thú y của Công ty Việc sản xuất thuốc ở các phân xưởng được thực hiện theo các giai đoạn sau: Việc sản xuất thuốc nước: gồm 7 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: chuẩn bị nguyên vật liệu, bao gồm: nguyên vật liệu chính và ống, lọ đã sấy khô và tiệt trùng. Giai đoạn 2: pha chế, bao gồm các công việc chính là trộn nguyên liệu chính và trộn dung môi. Giai đoạn 3: tiệt trùng ( hấp ướt). Giai đoạn 4: chia lượng thuốc đã pha chế vào ống lọ bằng máy chia tự động. Giai đoạn 5: dán nhãn vào ồng, lọ, hộp, thùng đựng. Giai đoạn 6: kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Giai đoạn 7: chuyền vào kho bảo quản chờ tiêu thụ. Việc sản xuất thuốc bột: gồm 5 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: chuẩn bị nguyên vật liệu, bao gồm nguyên liệu chính nhập khẩu, nguyên liệu phụ và bao bì. Giai đoạn 2: phối chế, trộn từng nguyên liệu đơn chất và trộn tá dược. Giai đoạn này được thực hiện trong phòng điều hòa không khí, có đèn tiệt trùng và bình hút ẩm. Giai đoạn 3: đóng gói, dùng máy tự động chia lượng thuốc đã phối chế thành các lượng nhỏ vào các gói, hàn kín các gói thuốc, đóng vào các hộp một số lượng gói nhất định, sau đó, đóng một số lượng hộp nhất định vào một thùng. Giai đoạn 4: kiểm tra chất lượng sản phẩm. Giai đoạn 5: đưa vào kho bảo quản, chờ thiêu thụ. Là sản phẩm đòi hỏi đặc tính kỹ thuật cao, quy trình sản xuất và bảo quản thuốc thú y phải được thực hiện nghiêm ngặt. Nếu sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cũng như quy trình bảo quản quy định thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN, MUA HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TUNG ƯƠNG I I. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Trong 3 năm 2004, 2005, 2006, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tuy không có sự phát triển nhảy vọt nhưng giữ được sự ổn định và một tỉ suất lợi nhuận khá cao. Tổng doanh thu, lợi nhuận tăng trong năm 2005, nhưng đến năm 2006 lại giảm. Sản phẩm thuốc thú y của Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường từ sản phẩm c ủa các công ty khác. Số liệu tổng hợp có thể thấy qua bảng dưới đây: Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004_2007) Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 N¨m 2007 1.Tổng doanh thu Trong đó DT nội bộ 37.310.000 1.276.453 37.720.000 2.364.674 39.748.000 2.077.192 50.089.000 2.058.374 02.Các khoản giảm trừ -Chiết khấu bán hàng -Hàng bán bị trả lại 1.745.271 1.633.120 112.151 2.965.365 2.874.038 91.327 2.583.029 2.485.016 98.013 3.078.894 2.993.538 85.356 3.Doanh thu thuần 35.564.729 34.754.635 37.164.971 47.610.806 4.Gía vốn hàng bán 24.564.793 24.684.029 26.597.002 33.584.986 5.Lợi nhuận gộp 10.999.990 10.070.606 10.567.969 4.025.820 6.Chi phí bán hàng 4.393.564 5.085.372 3.861.092 4.027.944 7.Chi phí QLDN 3.653.102 4.003.907 3.682.009 3.887.245 8.Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 2.953.324 3.632.450 3.414.735 6.113.631 9.Thuế thu nhập phải nộp 496.266 1.017.086 956.125 1.71.816 10.Lợi nhuận sau thuế 2.561.830 2.615.364 2.458.610 4.401.815 (Nguồ n: Báo cáo tài chính công khai Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I các năm 2004, 2005, 2006, 2007). Ta thấy, đến năm 2007 doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã tăng vọt so với các năm trước. Cụ thể, doanh thu đạt xấp xỉ 50,6 tỷ, tăng 26,29% so với năm 2006 và tăng 33,69% so với năm 2004. Lợi nhuận đạt xấp xỷ 4,4 tỷ, tăng 79,04% so với năm 2006. Có được kết quả này là do Công ty đã chú trọng tới các khả năng làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm, giảm chi phí bảo quản, lưu kho….đồng thời có các biện pháp thúc đẩy, đầu tư cho hoạt động sản xuất. Từ kết quả trên, ta có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí và phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Của Công ty(2004_2007) Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 N¨m 2007 Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng Chi phí 1.Tỷ suất Gía vốn hàng bán/Doanh thu thuần 73,08 72,06 69,36 59,28 2.Tỷ suất Chi phí bàn hàng/Doanh thu thuần 9,47 9,84 11,24 13,56 3.Tỷ suất Chi phí QLDN/Doanh thu thuần 6,79 8,87 9,65 10,34 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 1.Tỷ suất Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần 11,68 11,43 10,93 9,23 2.Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 8,72 7,64 9,75 10,042 3.Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 27,36 26,34 24,67 22,13 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) Tuy tỉ suất giá vốn hàng bán/doanh thu thuần giảm dần qua các năm. Nhưng tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí QLDN/doanh thu thuần lai tăng lên nên tỉ suất lợi nghuận thuần/doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu vẫn giảm. Khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp và Công ty cũng không bỏ qua cơ hội đó để phát triển, tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, hiện tại và trong tương lai Công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, ._.Công ty đã, đang và sẽ có những biện pháp để duy trì và phát triển hơn nữa kết quả này. Công ty đang tìm cách giảm chi phí quản lý và bán hàng. Ví dụ như: tinh gọn bộ máy quản lý, xây dựng kênh phân phối hợp lý hơn….tránh những rủi ro trong việc lãng phí nguồn lực. Song song với việc đó, Công ty liên tục tìm các nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng mà giá cả lại phải chăng để giảm bớt chi phí đầu vào…để đạt được mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận. 2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty. Tổng tài sản và nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua có nhiều biến động. Những thay đổi này có thể thấy qua bảng tổng hợp sau: Bảng 3: Một số chỉ tiêu về tài sản_nguồn vốn(2005_2007) Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Số liệu kế toán 31/12/2005 Số liệu kế toán 31/12/2006 Số liệu kế toán 31/12/2007 Tài sản 17.538.582.821 20.667.304.984 25.597.594.328 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: - Tiền - Các khoản phải thu - NVL tồn kho -Công cụ, dụng cụ - Hàng tồn kho - Hàng gửi bán - Tài sản lưu động khác 13.745.986.652 3.294.362.644 2.565.765.473 1.105.375.642 462.632.998 4.543.865.912 21.534.749 275.706.680 17.054.764.543 7.564.563.654 1.982.496.079 1.174.034.023 58.784.289 5.496.476.103 21.534.678 573.573.684 19.698.040.521 6.568.903.088 3.048.988.728 1.542.996.783 184.030.054 5.808.945.322 207.432 535.702.746 2.TSCĐ và đầu tư dài hạn -Tài sản cố định + Nguyên giá +Gía trị hao mòn lũy kế -Chiphí XDCB dở dang 3.792.596.170 3.725.594.258 8.177.364.260 4.451.770.002 3.612.540.441 3.529.255.773 8.741.638.273 5.212.362.500 5.899.553.807 3.564.895.097 8.674.051.789 5.097.576.420 1.349.625.064 Chỉ tiêu Số liệu kế toán 31/12/2005 Số liệu kế tóan 31/12/2006 Số liệu kế toán 31/12/2007 Nguồn vốn 17.538.582.821 20.667.304.984 25.597.594.328 1.Nợ phải trả - Vay ngân hàng - Vay khách hàng -Các khoản phải trả khác -Phải trả CBCNV -Phải nộp ngân sách 6.179.418.586 1.367.267.590 1.323.309.602 792.784.092 567.986.204 1.178.093.658 7.573.782.035 700.452.785 1.674.452.890 2.056.432.078 894.673.645 1.453.674.890 9.937.254.653 4.056.234.641 784.652.573 3.564.653.573 759.452.684 40.564.663 2.Nguồn vốn chủ sở hữu -Nguồn vốn kinh doanh -Lãi chưa phân phối -Qũy đầu tư phát triển -Qũy khen thưởng -Qũy phúc lợi -Qũy dự phòng tài chính 11.359.164.235 7.472.794.028 890.674.294 2.984.124.650 153.578.274 67.375.896 784.782.096 13.093.522.949 7.354.621.689 912.563.762 3.562.552.763 165.674.652 123.563.752 784.782.096 15.660.339.675 7.564.792.103 639.564.785 5.674.352.120 338.502.017 4.683.096 784.782.096 (Nguồn: Báo cáo tài chính công khai Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I các năm 2005, 2006, 2007) Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 3 năm đều tăng với tốc độ khá cao. Do Đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu là phối chế các nguyên liệu thuốc thú y đã qua sơ chế được nhập khẩu, ngoài ra hoạt động của Công ty không chỉ là chuyên sản xuất mà còn vừa sản xuất vừa kinh doanh hàng hóa nên tài sản lưu động luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Do vậy, việc quản lý vốn lưu động để đảm bảo công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao là một vấn đề quan trọng. Tài sản cố định chiếm tỉ trọng nhỏ và lại giảm trong những năm qua , do đó, công ty đang đầu tư để đổi mới trang thiết bị sản xuất, đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển sản xuất trong thời gian tới. 3. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản công ty lớn, đặc biệt các tài sản lưu động có khả năng thanh toán cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động giúp công ty luôn có khả năng thanh toán tốt. Việc quản lý các khoản phải thu cũng đã tốt lên, biểu hiện bằng việc số vòng thu hồi nợ tăng lên và thời gian thu hồi nợ bình quân trong kỳ giảm xuống. Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán( 2005_2007) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Hệ số khả năng thanh toán chung 3,26 2,94 3,57 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3,27 2,96 3,86 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,66 2,32 2,79 4.Số vòng thu hồi nợ (vòng) 17,43 23,57 24,12 5.Thời gian thu hồi nợ (ngày) 25,67 27,46 28,94 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán nhìn chung là giảm trong năm 2006 so với năm 2005, tuy nhiên chúng vẫn ở mức có thể chấp nhận được, đảm bảo cho công ty luôn có khả năng thanh toán tốt, tình hình tài chính luôn luôn không ở trong tình trạng xấu. Đến năm 2007, các hệ số thanh toán này đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đã tăng lên, đăng được củng cố và Công ty đang ở trong trạng thái an toàn. Có thể yên tâm chú tâm vào sản xuất mà không lo đến các khoản nợ. Như vậy, nhìn chung trong 3 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thuốc thú y trung ương I luôn ở trong tình trạng ổn định, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không có cự biến động tăng vọt nhưng luôn ổn định ở mức khá cao, thu nhập của cán bộ công nhân viên được đảm bảo ở mức khá. Điều này giúp cho công ty có được sự tích lũy nhất định để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, sản phẩm của công ty cũng đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những sán phẩm cùng loại trên thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Công ty tuy đẵ có nhiều cố gắng trong việc giảm giá thành sản xuất, nhưng tỷ suất lợi nhuận xuất vẫn giảm nhẹ. Đây là một sự thách thức lớn đối với công ty trong thời gian tới. 4. Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, Công ty đã có những cố gắng lớn để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn các sán phẩm của Công ty được tiêu thụ thông qua cacc cửa hàng và đại lý của Công ty đặt trên toàn quốc. Việc quản lý, theo dõi trực tiếp do phòng Thị trường_Bán hàng đảm nhận. Các cửa hàng và đại lý phải ký hợp đồng với Công ty theo từng tháng. Công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng cho các đại lý voái giá ưu đãi. Các chính sách ưu đãi và hoa hồng cho các đại lý và khách hàng luôn được Công ty quan tâm để giữ những khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý và khách hàng bằng xuất bán trực tiếp tại kho thành phẩm, Công ty còn tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua các cửa hàng này là không cao. Tuy nhiên, thông qua các cửau hàng đó, công ty có thể tiếp nhận trực triếp thông tin phản hồi từ những người tiêu dùng qua đó tiếp thu nhanh chóng và có những biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết. Ngoài ra, các cửa hàng này cũng đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ củ Công ty. Doanh số của 2 chi nhánh của Công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng cũng không lớn, năm 2005, doanh thu của 2 chi nhánh chỉ chiếm xấp xỉ 10% tống doanh thu của Công ty. Nhưng với yêu cầu ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm của Công ty tiếp cận với người tiêu dùng trong cả nước, việc duy trì hoạt động của các chi nhanh trên là cần thiết, giup Công ty giảm bớt chi phái vận chuyển, hàng hóa được đảm bảo chất lượn dến tận nơi tiêu thụ. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty có thể thấy qua sỏ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. Công ty Công ty Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Đại lý cấp 1 Các chi nhánh Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Trong đó: Kênh 1: Hàng bán qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Kênh 2: Hàng bán qua các đại lý đặt tại các tỉnh, thành. Kênh 3: Hàng bán qua các chi nhánh đặt tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, để thuận lợi cho công tác theo dõi và quản lý, phòng Thị trương và Bán hàng phân chia thị trường tiêu thụ các sản phẩm cản xuất tại trụ sở chính của Công ty thành 9 vùng: Vùng 1: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Vùng 2: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Vùng 3: Ninh Bình, Thanh Hóa. Vùng 4: Từ Nghệ An đến Khánh Hòa. Vùng 5: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Vùng 6: Đông Anh, Sóc Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Lạng Sơn. Vùng 7: Hà Nam, Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm. Vùng 8: Đại lý nằm trên đường Trường Chinh. Vùng 9: Yên Bái, Lào Cai. Việc đa dạng hóa các kênh tiêu thụ làm cho khối lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộnh. Mỗi kênh tiêu thụ có những ưu nhược điểm nhất định như đã nêu ở trên, vì thế, hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm những hình thức tiêu thụ mới. Tronbg những năm vừa qua, cùng với những nỗ lực của toàn thể nhân viên trong Công ty, việc tiêu thụ sản phẩm đã ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi. Nhìn chung, số lượng sản phẩm tiêu thụ đã tăng dần qua từng năm: năm 2004 tiêu thụ được 12.000 sản phẩm và đạt doanh thu là xấp xỉ 38 tỉ đồng, đến năm 2005 con số này đã lên tới 20.000 sản phẩm, đem lại cho Công ty 46,6 tỷ doanh thu. Sang năm 2006, do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty co giảm xuống 18.950 sản phẩm song tới năm 2007 thì lại vọt lên 39.500 sản phẩm, đen lại cho Công ty doanh số kếch xù là xấp xỉ 50,6 tỷ đồng. hiên nay, Công ty đang cung cố, tăng cường các kênh tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ….để số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng cao hơn nữa. 5.Tình hình lao động và thu nhập. Trong 3 năm qua, số lượng lao động của Công ty không có biến động nhiều. Số lao động bình quân năm là 185 người. Trong đó, do tính chất công việc đòi hỏi độ khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ cao và không cần nhiều lao động cơ bắp nên số lượn lao độnh nữ chiếm đa số ( xấp xỉ 60%). Số lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao chiếm tỉ lệ khá lớn. Tình hình chung về lao động của Công ty có thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Các chỉ tiêu về lao động_tiền lương Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng lao động bình quân 185 185 185 Tổng quỹ tiền lương(đồng) 5.058.235.370 5.952.215.169 6.913.524.372 Lương bình quân(đồng) 2.674.923 2.853.764 3.345.954 Thu nhập bình quân(đồng) 2.815.054 3.012.341 3.543.029 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty) Thu nhập của người lao động tăng mạnh trong năm 2007. Thu nhập bình quân của lao động đều ở mức khá. II. Thực trạng hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Công ty. 1.Phân tích kết quả tạo nguồn, mua hàng của Công ty. 1.1.Theo khu vực địa lý. Gía trị nguồn hàng ở các tỉnh tăng mạnh qua các năm trong khi tỷ trọng trong cơ cấu nguồn hàng lại tăng rất ít. Có thể thấy điều đó qua bảng sau: Bảng 6: Kết quả tạo nguồn và mua hàng theo khu vực địa lý TT TỈNH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Gía trị (tr đ) TT (%) Gía trị(trđ) TT(%) Gía trị(trđ) TT(%) 1 Thái Bình 9.316,8 17,61 11.813,9 23,81 14.234,6 18,91 2 Nghệ An 19.585,3 37,02 12.675,0 25,55 25.974,6 34,53 3 Sơn La 3.132,5 5,92 3.236,3 6,52 3.347,9 4,45 4 Phú Thọ 4.771,5 9,02 6.222,5 12,54 7.985,7 10,62 5 Thanh Hóa 13.297,5 25,14 8.131,4 16,39 15.862,8 21,09 6 Yên Bái 1.132,1 2,14 2.950,2 5,95 3.054,3 0,06 7 Lào Cai 757,8 1,43 2.914,5 5,88 3.192,1 4,24 8 Tỉnh khác 926,6 1,75 1.164,1 3,45 1.578,2 2,10 Tổng 52.902,1 100 49.607,9 100 75.230,1 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh_Phòng Thị Trường và Bán hàng. Năm 2006 do dịch lợn tai xanh phát triển mạnh ở miền Trung, đăc biệt là ở Nghệ An và Thanh Hóa nên giá trị nguồn hàng bị sụt giảm. Đến năm 2007, giá trị nguồn hàng tiếp tục tăng, mạnh nhất là ở Nghệ An( 25.974,6 triệu đồng), tiếp đến là Thanh Hóa( 15.862,8 triệu đồng) và Thái Bình( 14.234,5 triệu đồng). Đây cũng là điều dễ hiểu do nhu cầu phòng ngừa bệnh dịch cho gia súc, gia cầm của người dân ngày càng cao. Tất yếu Công ty phải tìm kiếm những nguồn hàng có giá trị hơn và nhiều hơn về số lượng. Bởi vì, trong cơ chế hiện nay chất lượng sản phẩm ngày càng có một vị trí quan trọng, quyết định sự thành bại của Công ty. 1.2.Theo hình thức tạo nguồn và mua hàng. Năm 2002 và 2003 , nguồn hàng của Công ty có được đều thông qua hoạt động mua hàng. Đến năm 2004, Công ty đã bắt đầu chiến lược tạo nguồn hàng và đã đạt được kết quả nhất định, hoạt động tạo nguồn đạt giá trị 6.329 triệu đồng, chiếm 4,36% giá trị nguồn hàng. Năm 2005, do tiếp tục tập trung thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng, xúc tiến hệ thống cung cấp nguyên vật liệu, công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, kí hợp đồng nguyên liệu…, hoat động tạo nguồn đã đạt được nhiều kết quả khả quan hơn, giá trị nguồn hàng đã tăng từ 6.329 triệ đồng lên 14.003 triệu đồng năm 2005. Bảng 7: Kết quả tạo nguồn, mua hàng theo hình thức(2003_2007) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Giá trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Tạo nguồn 0 0 6.329 4,78 14.003 6,78 20.804 7,58 25.711 6,72 Mua hàng 90.663 100 125.954 95,22 170.547 93,41 253.853 92,42 356.875 93,28 Tổng 90.663 100 132.283 100 184.550 100 274.657 100 382.586 100 Nguồn: Phòng Thị trường và Bán hàng Qua năm 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều phát triển hơn. Vì vậy, doanh nghiệp phải tìm kiếm những nguồn hàng mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn. Do đó, năm 2007 giá trị nguồn hàng đã lên đến 382.586 triệu đồng, tăng 39,29% so với năm 2006. 1.3.Kết quả tạo nguồn hàng theo phương thức. Hoạt động tạo nguồn hàng của Công ty cho đến nay chỉ được thực hiện bằng 3 hình thức: mua ngoài, đem nguyên liệu gia công sản phẩm và tự sản xuất, khai thác hàng hóa. Trong các hình thức này, hình thức tự sản xuất, khai thác hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn(56,64% năm 2006 và 72,84% năm 2007). Đó là do Công ty đã thực hiện việc đầu tư cho sản xuất theo chiều sâu để tạo ra nguồn hàng lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Bảng 8: Kết quả tạo nguồn hàng theo phương thức Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) 1.Liên doanh,liên kết 0 0 0 0 0 0 2.Đem nguyên liệu gia công và mua ngoài 3.537 37,22 2.478 13,93 2.597 9,84 3.Tự sản xuất, khai thác 5.967 62,78 15.305 86,07 23.795 90,16 4.Đầu tư cho cơ sở sx 0 0 0 0 0 0 5.Tổng 9.504 100 17.783 100 26.392 100 (Nguồn: Phòng Thị trường) Công ty chỉ chú trọng vào việc tự sản xuất, khai thác. Còn 2 hình thức mua ngoài và đem nguyên liệu gia công thì ít được chú trọng( chỉ chiếm 13,93% năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn 9,84%). Công ty chưa thực hiện việc tạo nguồn hàng qua hình thức liên doanh, liên kết, chưa có sự đầu tư thích đáng cho các cơ sở sản xuất do Công ty gặp hạn chế về nguồn vốn kinh doanh. Song Công ty vẫn không ngừng tìm kiếm cho mình những hình thức tạo nguồn hàng mới nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. 1.4. Kết quả mua hàng theo phương thức. Các hình thức mua hàng mà Công ty đã thực hiện trong những năm gần đây là: Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước Hình thức này chiếm một tỷ trọng đáng kể ( trên 80% tổng giá trị hàng hóa của Công ty). Gìa trị nguồn hàng theo hình thức này ngày càng tăng qua các năm ( năm 2004 chỉ đạt 85.367 triệu đồng, chiếm 76,67% tổng giá trị mua hàng đến năm 2006 đã đạt 204.624 triệu đồng, chiếm 86,36 % tổng giá trị nguồn hàng của Công ty). Mua hàng qua đại lý Hình thức mua hàng này thườn chiếm tỉ trọng khoảng 14% trong tổng giá trị nguồn hàng mua, và cũng có giá trị ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2004 là 9.790 triệu đồng, đến năm 2007 đã là 35.087 triệu đồng. Hình thức này được Công ty áp dụng đối với các nguồn hàng đòi hỏi sự pha trộn của nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nhận bán hàng ủy thác và ký gửi Hình thức này chiếm một tỉ trọng không đáng kể trong các hình thức mua hang của doanh nghiệp(xấp xỉ 2%). Đối với hình thức này, hàng không thuộc sở hữu và vốn của Công ty. Công ty chỉ việc bán hàng và nhận phí ủy thác, ký gửi. Tuy nhiên, mức phí này không cao, do đó, hình thức này ít được Công ty quan tâm tới. Bảng 9: Kết quả mua hàng thuốc thú y theo phương thức: (2005_2007) Hình thức Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) Gía trị(triệu đồng) Tỷ trọng(%) 1.Mua theo đơn đặt hàng và HĐKT 117.057 84,32 204.624 86,36 272.782 87,46 2.Mua hàng không theo HĐ 0 0 0 0 0 0 3.Mua qua đại lý 18.936 13,66 28.078 11,85 35.087 11,25 4.Nhận bán hàng ủy thác và ký gửi 2.804 2,02 4.241 1,79 4.012 1,29 Tổng 138.824 100 236.943 100 311.881 100 (Nguồn: Phòng Thị trường) 2. Nội dung của công tác tạo nguồn và mua hàng của Công ty. Qua hơn 3 năm thực hiện chiến lược tạo nguồn hàng, hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Công ty đã thực hiện được các nội dung sau: Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng và nghiên cứu thị trường nguồn hàng: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thu nhập thông tin, nghiên cứu thị trường, Phòng Thị trường và Bán hàng ở các chi nhánh của Công ty đã cử cán bộ chuyên trách công tác tìm hiểu thị trường thực hiện việc thu thập thông tin về tình hình cung, cầu, giá cả, sự thay đổi trong tiêu dùng mặt hàng thuốc thú y, thông tin về đối thủ cạnh tranh một cách đầy đủ nhất và nhanh nhất trên từng thị trường qua đài, báo, thông tin từ việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thông tin từ các cán bộ công nhân mà Công ty cử đi khảo sát thị trường nước ngoài, qua mạng Intẻnet, qua các đại lý chi nhánh của Công ty, qua những khách hàng quen thuộc, qua các tổ chức của Nhà nước như: Sở Thương Mại, Cục xúc tiến thương mại. Hàng năm Công ty đã cử các phái đoàn đi thâm nhập, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy đây là hoạt động khá tốn kém song Công ty vẫn duy trì để đảm bảo thông tin về thị trường được cuh thể và sát với tình hình thực tế hơn. Trên cơ sở những thông tin thu thập được về tình hình thị trường trong nước và nước ngoài, Công ty tiến hành sàng lọc thông tin, đưa ra những đánh giá về nhu cầu hiện tại của thị trường. Từ đó, Banh lãnh đạo và các phòng ban liên quan lập các phương án kinh doanh xem nên sản xuấ mặt hàng gì, với số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở những thị trường nào, số lượng cần dự trữ là bao nhiêu… Không chỉ tìm hiểu xác định nhu cầu hiện tại của thị trường ma Công ty còn tiến hành dự báo những nhu cầu của thị trường trong tương lai, đưa ra những phương án dự phòng trước những biến đổi sắp diễn ra trên thị trường. Kết quả hiện tại kết hợp với dự báo về nhu cầu thị trường trong tương tai chính là căn cứ để Công ty đề ra các chi tiêu kế hoạch năm cho các phòng ban, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng rất chú trọng nghiên cứu các dự báo kinh tế ngành, hệ thống chính sách của Nhà nước và các điều kiệ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động tạo nguồn và mua hàng thuốc thú y của nước ta. Lựa chọn bạn hàng: Để thích ứng với môi trường kinh doanh, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới chân hàng, các đại lý mua hàng rộng khắp cả nước. Công ty đã chọn được những địa điểm tối ưu để thu mua từng loại sản phẩm. Cụ thể,Công ty đã tiến hành mua kháng sinh chủ yếu các cơ sở miền Trung( Nghệ An, Thanh Hóa..); mua nước cất ở Sơn La, Lào Cai… Công ty cũng luôn coi trọng việc củng cố những bạn hàng lâu đời, đáng tin cậy, nhờ vậy đảm bảo được nguồn hàng ổn định, phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ. Mặt khác, với định hướng sớm, Công ty thường xuyên cử cán bộ nghiệp vụ tới khảo sát trước tại các địa bàn được phân công nhằm chuẩn bị trước các phương án mua hàng và xây dựng uy tín tốt với các cơ sở cung cấp. Thiết lập mối quan hệ kinh tế_thương mại bằng hợp đồng mua bán hàng hóa: Do tính chất thường xuyên biến động mạnh mẽ của mặt hàng thuốc thú y về cung, cầu, giá cả…, tùy từng điều kiện cụ thể, Công ty đã thực hiện những biện pháp mua hàng hợp lý. Ví dụ, năm 2006 bùng nổ dịch lợn tai xanh, lường trước tình huống đó, ngay từ những tháng đầu năm, Công ty đã chỉ đạo Phòng Thị trường theo dõi biến động về cung, cầu và giá cả các mặt hàng thuốc kháng sinh, kháng khuẩn, thuốc bổ, tập trung tài chính, triển khai lực lượng cắm chốt tại các vùng nguyên liệu để mua hàng trên cả 3 miền Bắc_Trung_Nam. Do vậy, giá trị nguồn hàng từ hoạt động mua hàng của Công ty không giảm mà còn tăng cao so với năm 2006 và kế hoạch giao. Kiểm tra hàng hóa và thực hiện hợp đồng: Với định hướng sớm, Công ty thường xuyên cử cán bộ nghiệp vụ tới khảo sát trước tại các địa bàn được phân công nhằm chuẩn bị trước các phương án mua hàng và xây dựng uy tín tốt với các cơ sở cung cấp. Trong quá trình mua hàng, Công ty luôn cử cán bộ nghiệp vụ theo dõi, giám sát không kể thời gian tại các cơ sở tái chế, cố gắng nhất để đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Trước và sau mỗi hợp đồng, cán bộ nhân viên của Công ty thường xuyên tổ chức họp mặt nhằm nghiên cứu tỉ mỉ, đưa ra các tình huống có thể xảy ra và những biệ pháp xử lý, đồng thời đúc rút kinh nghiệm kịp thời để chuyến hàng sau tốt hơn chuyến hàng trước, tránh những rủi ro chủ quan. Do đó, mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh mua hàng từ một số công ty thương mại khác như: HANVET, Doanh nghiệp vật tư thú y… hoạt động mua hàng của công ty vẫn hoàn thành kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Huy động vốn phục vụ cho hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Công ty: Hiện nay, vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất hàng hóa, chất lượng hàng hóa, đến công tác tạo nguồn, đến quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa của bất kỳ một công ty nào. Và Công ty VINAVETCO cũng không phải là một ngoại lệ. Để có nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn dùng để mua hàng thuốc thú y đòi hỏi một lượng vốn lớn nên Công ty đã thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn vay từ các ngân hàng: Hiện nay việc vay vốn tại các ngân hàng ngày càng trở nên thuận lợi hơn. Công ty thường vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn với các mức lãi suất khác nhau. Công ty có tài khoản và có mối quan hệ tốt với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội… Nhờ vậy công ty đã có những khoản vay lớn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các hợp đồng. Với mỗi hợp đồng công ty đã tính toán kỹ lưỡng, lập phương án kinh doanh khả thi nên vay như thế nào để phục vụ cho công tác kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Hoạt động tạo nguồn và mua hàng của công ty mang tình thời vụ nên công ty thường vay các nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty: Đây là lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đây là nguồn vốn hỗ trợ đóng vai trò khá quan trọng đồng thời thời hạn thanh toán nợ cho các cán bộ công nhân viên không bị khắt khe như tại các ngân hàng, công ty có thể chủ động hơn trong kinh doanh. Hơn thế nữa với hình thức vay vốn này công ty đã huy động được một cách tối đa năng lực và lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên. Huy động vốn từ chính lợi nhuận tích lũy được của Công ty: Đây là nguồn vốn cơ bản lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh của Công ty. Những năm gần đây công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt nên lợi nhuận hàng năm thu được trên 1 tỷ đồng nên tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy hoạt động tạo nguồn và mua hàng. Ngoài việc huy động vốn từ các nguồn trong nước thì công ty cong tiến hành vay vốn nước ngoài. Tận dụng nguồn vốn của các bạn hàng: thông qua thanh toán trả chậm hoặc xin ứng trước vốn trước khi xuất hàng. Do công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng nên công ty cũng đã huy động được vốn tư hình thức này. Khi đã huy động được vốn, công ty đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này bằng cơ chế vay vốn, góp vốn, cổ phần…để tạo nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh tạo nguồn và mua hàng thuốc thú y. Công ty đã chỉ đạo triển khai một khối lượng lớn công việc bao gồm: Xây dựng và lắp đặt xong máy móc thiết bị cho một số nhà máy, xí nghiệp thuộc Xí nghiệp chế biến, sản xuất. Xúc tiến xây dựng hệ thống cung cấp nguyên liệu bằng công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất. Quy hoạch tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, khảo sát địa chất, đo đạc và vẽ bản đồ quy hoạch cụm công nghiệp, thỏa thuận kỹ thuật hạ tầng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Công ty và các chi nhánh. Các sản phẩm thuốc nứoc và thuốc bột của Công ty như: Penicilin, Khoáng, Cocistop… đã và đang được có mặt rộng rãi và được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Sang năm 2008, Công ty vẫn tiếp tục hoàn chỉnh các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Mặt khác, Công ty cũng đem nguyên liệu gia công sản phẩm tại một số doanh nghiệp để đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ. 3.Hiệu quả hoạt động tạo nguồn, mua hàng thuốc thú y của Công ty. Hoạt động tạo nguồn và mua hàng của Công ty trong thời gian qua tỏ ra rất hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đồng thời, số lượng và cơ cấu nguồn hàng luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, đáp ứng một cách tương đối đầy đủ các hợp đồng kinh tế. Điều đó đã giúp cho doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 đạt xấp xỉ 37,9 tỷ VND, năm 2005 đạt xấp xỉ 46,6 tỷ VND, năm 2007 đạt xấp xỷ 50,6 tỷ VND. Hiệu quả của hoạt động tạo nguồn: Qua hơn 3 năm thực hiện chiến lược tạo nguồn, khối lượng và chất lượng hàng hóa từ hoạt động tạo nguồn hàng thuốc thú y của Công ty luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2005 đạt 14.003 triệu đồng, tăng 13,92% so vơi kế hoạch đề ra. Năm 2006 đạt 20.804 triệu đồng, tăng 24,27% so với kế hoạch và tăng 84,6% so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này là 25.711 triệu đồng, tăng 20,29% so với kế hoạch và tăng 48,66% so với năm 2006 và tăng 121% so với năm 2005. Chất lượng nguồn hàng thuốc thú y từ hoạt động tạo nguồn của Công ty luôn đảm bảo vệ sinh an toàn cho người và vật nuôi. Tuy nhiên, giá trị nguồn hàng thuốc thú y tự hoạt động tạo nguồn của Công ty còn tương đối nhỏ so với chi phí mà Công ty bỏ ra đầu tư cho các dự án tạo nguồn và so với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Vì vậy, trong những năm tiếp theo cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tạo nguồn hàng thuốc thú y của Công ty. Trong 3 hình thức tạo nguồn của Công ty, giá trị nguồn hàng từ hình thức mua ngoài và đem nguyên liệu gia công sản phẩm giảm ( từ 3.537 triệu đồng năm 2005 xuống 2.478 triệu đồng năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn2.597 triệu đồng) trong khi giá trị nguồn hàng từ hình thức tự sản xuất, khai thác hàng hóa lai tăng ( từ 5.967 triệu đồng năm 2005 lên 15.305triệu đồng năm 2006 tới năm 2007 đã là 23.795 triệu đồng). Đây là một xu hướng tốt và là điều hoàn toàn hợp lý. Hiệu quả của hoạt động mua hàng: Bằng việc thiết lập mạng lưới chân hàng rộng khắp cả nước, thường xuyên củng cố mối quan hệ với các bạn hàng lâu đời, Công ty đã tạo ra được một nguồn hàng thuốc thú y tương đối ổn định phục vụ cho thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, do đánh giá không chính xá năng lực của các nhà cung ứng nên đôi khi có một vài hợp đồng Công ty không có hàng để đáp ứng, do đó bỏ lỡ hợp đồng. Do biết lựa chọn những địa điểm tối ưu để mua từng loại sản phẩm tối ưu nên chất lượng nguồn hàng của Công ty thường xuyên đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do đặc tính chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, chất lượng hàng hóa trong từng thời điểm, từng mùa vụ tại một địa điểm có sự khác nhau, dẫn đến việc một số lô hàng bán ra bị trả về. Mặt khác, việc có các chân hàng rộng khắp cả nước đã khiến chi phí mua hàng của Công ty hiện vẫn ở mức cao so vơi các Công ty khác và so vơi định mức do chi phí đi lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Dù vậy, giá trị nguồn hàng thuốc thú y tự hoạt động mua hàng của Công ty vẫn không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao ( trên 90% tổng giá trị nguồn hàng của Công ty), thường xuyên đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt, năm 2005, giá trị nguồn hàng thuốc thú y từ hoạt động mua hàng đạt 236.943 triệu động, tăng 70,56% so với năm 2004, tăng 11,1% so với kế hoạch đề ra. Trong các hình thức mua hàng, hình thức mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế chiếm tỷ trọng đáng kể ( trên 80% giá trị nguồn hàng mua) với giá trị ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2004 tăng 29,34%, năm 2005 tăng 49,67%, năm 2006 tăng 74,8%, năm 2007 tăng 84,7%). Hình thức mua hàng này giúp Công ty ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn để đáp ứng nhu cấu của khách hàng, mặt khác giúp Công ty tính toán được một cách chính xác vad chặt chẽ các chi phí, so sánh giá mua và giá bán, giá mua vơi nhau để có được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là mang tính rủi ro. Khi giá cả lên xuống thất thường, Công ty không kiểm soát nổi nên nhiều lô hàng phải chịu lỗ hoặc không có lãi khi giá xuất bằng giá mua. Tiếp đó là hình thức mua qua đại lý ( chiếm tỷ trọng gần 12% giá trị nguồn hàng mua) và hình thức nhận bán hàng ủy thác và ký gửi ( chiếm tỷ trọng gần 2% giá trị nguồn hàng mua). Hình thức nhận bán hàng ủy thác và kí gửi đem lại lợi nhận thấp do Công ty chỉ nhận được phí ủy thác, ký gửi, do đó Công ty không chú trọng hình thức này. III. Đánh giá hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương I. 1. Thành tựu đạt được Hoạt động tạo nguồn: Với tinh thần trách nhiệm cao và sự tận tụy hết mình đối với công việc, các phòng ban của Công ty đã nghiên cứu một cách chính xác, đầy đủ thông tin về thị trường và tiềm lực của Công ty, giúp cho việc lập dự án đầu tư được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thực hiên hiệu quả chiến lược tạo nguồn hàng của Công ty. Công ty cũng đã quản lý tốt việc triển khai các dự án đầu tư, do đó đảm bảo đúng tiến độ thi công và thời gian hoàn thành các dự án. Mặc dù chiến lược tạo nguồn hàng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20353.doc
Tài liệu liên quan