Lời Nói Đầu
Để xây dựng một đất nước phát triển trên mọi phương diện điều đầu tiên là phải xây dựng một nền kinh tế vững chắc và phát triển. Một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đó chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt đông tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt đông tài chính là hoạt dông xuyên suốt qua tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu huy động vốn cho tới khâu cuối
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động tài chính & phân tích hoạt động tài chính tại Trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm & thiết bị văn phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng là khâu phân phối lãi thu được từ hoạt động đó. Do đó hoạt đông tài chính có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ biết huy động vốn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh mà điều quan trọng hơn là phải biết phân phối và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách của luật pháp hiện hành. Chính vì vậy cần phải thương xuyên phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Không chỉ những nhà quản lý mà bên cạnh đó còn có các nhà đầu tư, các nhà cung cấp nhìn nhận về doanh nghiệp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính, sau thời gian thực tập ở trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng để nghiên cứu và tìm hiểu chuyên đề tốt nghiệp " Hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp" em đã hoàn thành được nội dung và hiểu được rõ hơn phần nào những lý luận trong thực tế.
Chuyên đề bao gồm nhữnh nội dung sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính.
ChươngII: Thực trạng hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính ở trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng.
ChươngIII: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Chương I
Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính
I . Khái niệm và một số đường lối hoạt động tài chính.
1. Doanh nghiệp và cơ sở hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp. Tuỳ theo các ngành nghề kinh doanh khác nhau có các loại hình doanh nghiệp khác nhau như phân loại theo ngành nghề kinh doanh, phân loại theo hình thức sở hữu.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những cách thức tổ chức và quản lý khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng của loại hình doanh nghiệp kia và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau.
Để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đều phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề của mình. Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một lượng vốn bằng tiền nhất định. Doanh nghiệp dùng số vốn có thể mua các yếu tố đầu vào: bao gồm tài sản cố địng, nguyên vật liệu và các vật tư hàng hoá... Doanh nghiệp dùng các yếu tố đầu vào quá trình sản xất quá trình sản xuất dưới sự tác động của sức lao đông tạo ra các sản phẩm, hàng hoá vật chất khác để bán ra thị trường tương ứng với các hoạt động đó là doanh thu bán hàng.
Toàn bộ quá trình chuyển hoá đó được khái quát qua sơ đồ:
Dòng
vật chất đi vào
Dòng tiền tệ đi ra (xuất quỹ)
Sản xuất
chuyển hoá
Dòng tiền tệ đi vào (nhập quỹ)
Dòng
vật chất đi ra
Qua sơ đồ, thấy rằng tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền tệ đi ra và ngược lại tương ứng với dòng vật chất đi ra là tiền tệ đi vào doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường đầu vào hoặc với thị trường phân phối tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Dòng tài chính chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu những hành hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ trong mỗi doanh nghiệp, nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích luỹ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Để khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp, ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ hoạt động tài chính doanh nghiệp
2. Hoạt động tài chính và nội dung hoạt động tài chính
2.1. Khái niệm chung về tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tính chất, mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất trình độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế tập chung đã sản sinh ra cơ chế quản lý tài chính tập chung, còn nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng loạt các quan hệ tài chính mới. Do đó, tinh chất và phạm vi hoạt động của tài chính doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt đông sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp có nội dung là giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Nói cách khác, tài chính doanh nghiệp là hệ thống chỉ tiêu kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối của xã hội, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu chung của xã hội.
2.2. Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp
Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Những quan hệ đó tuy chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau nhưng chúng có những đặc trưng giống nhau, nên có thể chia làm bốn nhóm quan hệ:
2.2.1. Nhóm quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân giữa nhà nước với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước quan hệ này có tính chất hai chiều: Nhà nước cấp vốn để doanh nghiệp hoạt đông, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả và trích nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của nhà nước. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì quan hệ này chỉ thể hiện qua khoản thuế phải nộp.
2.2.2. Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi, mua bán các sản phẩm của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
+ Đối với thị trường tiền tệ: Thông qua thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Đối với thị trường tạo vốn: Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn bằng cách phát hành chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu nhằm thoả mãn thêm nhu cầu về vốn cho kinh doanh.
2.2.3. Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có rất nhiều quan hệ trao đổi, quan hệ với các thị trường khác như thị trường hàng hoá, dịch vụ, sức lao đông ... trong qúa trình thu mua các yếu tố sản xuất, đồng thời mua bán hàng hoá, dịch vụ. Qua mối quan hệvới thị trường đó, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
2.2.4. Nhóm quan hệ tài chính diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.
Quan hệ này được thể hiện trong doanh nghiệp: Thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng và tiền phạt với công nhân viên của doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia cổ tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp.
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính được tổ chức tốt cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. Vai trò, vị trí của tài chính doanh nghiệp.
2.3.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Vai trò của tài chính là hoạt động chủ quan của người quản lý trong việc nhận thức và sử dụng tổng hợp các chức năng cuả nó nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế nhất định. Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay tiêu cực đối với kinh doanh do nhiều nguyên nhân tác động, bởi lẽ tài chính doanh nghiệp không chỉ là một phạm trù kinh tế khách quan mà còn là một công cụ quản lý kinh tế. Trong điều kiện môi trường kinh doanh đang từng bước hoàn thiện, tài chính doanh nghiệp có đủ điều kiện để phát huy vai trò của mình. Bởi vì:
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để tạo lập vốn, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây là vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì vốn là điều kiện đầu tiên và quyết định trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào.
+ Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời của vốn.
+ Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất, tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao.
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính nói chung và trong các công cụ quản lý kinh tế ở mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Nếu xét trên góc độ hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp được coi là cầu nối giữa nhà nước với doanh nghiệp . Thông qua mạng lưới tài chính doanh nghiệp, nhà nước thực hiện chính sách quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trường bằng các cơ chế chính sách và luật pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế chung, đồng thời mở rộng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Nếu xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó được coi là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình sản xuất kinh doanh, nên nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.
2.4. Nội dung, chức năng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Hoạt dộngtc doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là có lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế và tồn tại phát triển doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu và như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã lựa chọn.
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp huy dộng ở đâu, cơ cấu vốn và chi phí thấp nhất.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào để phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, phân tích các hoạt động tài chính như thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Quản lý các hoạt động tài chính như thế nào để đưa ra các quyết định đầu tư cho phù hợp.
2.4.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp.
Từ vai trò và nội dung của hoạt động tài chính mà tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng phân phối: (sản phẩm xã hội trong doanh nghiệp).
Chức năng phân phối là thuộc tính khách quan vốn có của tài chính doanh nghiệp, là công cụ quản lý kinh tế, là sự phân chia sản phẩm, xác lập các quan hệ giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp có khả năng khai thác, thu hút nguồn tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng nhờ khả năng phân phối mà vốn kinh doanh được đầu tư và sử dụng vào các mục đích kinh doanh để tạo ra thu nhập và tích luỹ tiền tệ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định phương hướng và sự tồn tại sủa doanh nghiệp.
+ Chức năng Giám đốc:
Biểu hiện tập chung nhất của chức năng Giám đốc là Giám đốc các quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Với khả năng Giám đốc tài chính các quỹ tiền tệ được hình thành từ các nguồn tài chính hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả. Thông qua chức năng Giám đốc đảm bảo cho các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp sử dụng đúng các mục đích đã định từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Chức năng Giám đốc chính là sự giám sát, dự báo tính hiệu quả các quá trình phân phối từ đó nhà quản lý có thể thấy được các nhược điểm trong sản xuất kinh doanh để điều chỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.
II. Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Để có cơ sở hướng kinh doanh cho kỳ tới, các nhà quản lý phải biết được tình hình biến động tài sản, mức thừa thiếu vốn trong kinh doanh, mức đảm bảo nhu cầu cho vốn lưu động tình hình thanh toán, khả năng thanh toán trong những kỳ vừa qua. Do đó khi phân tích cần phải dựa trên các yêu cầu đó nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho quản lý. Trong phân tích tài chính sử dụng các nhóm tỷ lệ:
+ Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: Đây là chỉ tiêu đặc chưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Nhóm tỷ lệ và khả năng cân đối vốn ( Hoặc cơ cấu vốn ): Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
+ Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
1.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rất rõ nét qua khả năng thanh toán. Muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, có đủ khả năng chi trả hay không ta phải phân tích khả năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn. Nếu tình hình tài chính khó khăn thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán, chi trả, hoạt động kinh doanh bị đình trệ và dẫn đến thua lỗ, phá sản.
Để đánh giá khả năng thanh toán, ngoài việc dựa vào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , ta còn phải tính đến các khả năng sau:
1.1. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán hiện thời" (ngắn hạn)
Tỷ suất thanh toán Tổng số tài sản lưu động (loại A - Tài sản)
hiện hành (ngắn hạn) tổng số nợ ngắn hạn Loại A - Mục I, NV)
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng cho các khoản nợ ngắn hạn (Phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Để trả được khoản nợ này doanh nghiệp phải dùng toàn bộ phần tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để thanh táon các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp không khả quan và ngược lại. Nếu tỷ suất này bằng 1 khả năng trả nợ của doanh nghiệp bằng 1 nhưng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế vì tài sản lưu động trong doanh nghiệp chỉ vừa đủ để trả nợ, không có dư thừa để mua các yếu tố dự trữ cho quá trình sản xuất sau. Nếu tỷ suất này cao hơn 1 quá nhiều sẽ gây tình trạng thừa tài sản lưu động và giải quyết nợ ngắn hạn, dễ gây ứ đọng vốn lưu động, hiệu quả đạt được sẽ hạn chế.
1.2. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán của vốn lưu động".
Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền (Loại A - Mục I, tài sản)
của vốn lưu động Tổng số tài sản lưu động (Loại A - Tài sản )
Tỷ suất này phản ánh vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số tài sản lưu động. Thực tế này cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiến khi cần thiết để thanh toán.
1.3. Chỉ tiêu "tỷ suất thanh toán tức thời nhanh".
Tỷ suất thanh toán Tiền và tương đương tiền
tức thời nhanh Nợ tới hạn
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
Để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần xem xét hệ số "quay vòng các khoản phải thu" thành tiền của doanh nghiệp.
Vòng quay các Doanh thu thuần
khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
Nếu hệ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ, tránh được các khoản vốn bị chiếm dụng. Nếu hệ số này cao quá có nghĩa là doanh nghiệp bị hạn chế các khoản nợ và sẽ ảnh hưởng đến doanh thu.
2.Cấu trúc tài chính.
Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nợ người cung cấp, nợ công nhân viên chức ... ) Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức ... )
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng đảm bảo về tài chính và mức độ độc lập hay phụ thuộc cũng như sự chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp cần tháo gỡ cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cần xác định chỉ tiêu:
Tỷ suất tự Nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B - Nguồn vốn)
tài trợ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều đưọc đầu tư bằng vốn của mình và ngược lại.
Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng vốn kinh doanh là việc xem xét đánh giá và phân bổ nguồn vốn kinh doanh như thế nào cho phù hợp. Vì vậy, việc xem xét xác định tỷ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số vốn, đối chiếu nhiệm vụ của doanh nghiệp để xác định tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn là việc phải làm.
Khi nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu ngu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu Tồn kho và các khoản phải Nợ ngắn
động thường xuyên thu (không phảilà tiền) hạn
Để biết được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ta phải xét đến cơ cấu: Tồn kho, các khoản phải thu, nợ ngắn hạn đồng thời mối quan hệ giữa các khoản mục này. Từ kết quả tính được và so sánh các năm để đánh giá xu hướng dùng vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Sau khi biết được tỷ trọng từng khoản mục ta phải xem xét đến cơ cấu đó ra sao. Điều đó giúp ta trả lời câu hởi trong tổng số hàng tồn kho gồm những cái gì vì nếu cần có chuyển thành tiền dễ dàng không? Biết được điều đó nhà quản lý sẽ có những chính sách thích nghi để tìm kiếm lợi nhuận hoặc đầu cơ hoặc tung hàng ra bán nhanh.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu là nguyên nhân gây ứ đọng vốn mà nhiều khi không đem lại hiệu quả kinh tế gì? cơ cấu các khoản phải thu cho phép nhà phân tích thấy dược quy mô vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng, phần nào là tự nguyện, phần nào là bắt buộc. Điều này giúp nhà quản lý xem xét các khả năng làm thế nào để vốn bị chiếm dụng là thấp nhất nhưng có hiệu quả. Do vậy, vai trò của người quản lý phải có cách thức làm thế nào để có biện pháp thu hồi vốn hay tiếp tục huy động vốn lưu động, thúc đẩy tuêu thu hàng hoá ..... Bên cạnh đó, cần chú ý đến các khoản nợ ngắn hạn, khoản thường phải chịu lãi suất cao, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, khoản phải trả người bán, khoản phải trả người mua, khoản phải trả cán bộ công nhân viên để có những giải pháp cụ thể.
Như vậy, để đánh giá mức độ đảm bảo nguồn vốn và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà phân tích không chỉ so sánh tỷ trọng trong từng kỳ của từng khoản mục mà còn so sánh với các kỳ kế toán khác để biết định hướng tăng, giảm của từng khoản mục.
Tuy nhiên đó mới chỉ là những con số đánh giá mức độ đảm bảo nguồn vốn, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá về cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo tài chính.
3. Phân tích, đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh giữa số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Qua phân tích cơ cấu tài sản, ta có:
Tỷ suất TSCĐ đã và đang đầu tư (Loại B - Mục I, III, Tài sản)
đấu tư Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp, nó chobiết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp . Nếu xu hướng hay tỷ trọng của tài sản cố định tăng lên qua các năm, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang tập chung đầu tư vào tài sản cố định và điều này có nghĩa rằng trong tương lai gần năng lực sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng cường và hiện tại năng lực có thể giảm. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối và tỷ trọng tài sản cốđịnh giảm dần nghĩa là doanh nghiệp đầu tư ít, lẻ tẻ vào tài sản cố định. Với tài sản lưu động, tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn cho phép te xem xét sự chuyển hoá từ hình thức nọ xang hình thức kia của tài sản loại này. Tuỳ từng khoản mục chiếm tỷ lệ cao hay thấp, giá trị là bao nhiêu có thể kết hợp phân tích qua bảng phản ánh cơ cấu hàng tồn kho, các khoản phải trả mà có sự đánh giá về tình hình tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Từ việc phân tích đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản sẽ giúp cho nhà quản lý nhận thứcđược quá trình sử dụng nguồn của mình một cách có hiệu quả cao nhất.
4. Phân tích các chỉ số hoạt động tài chính.
4.1. Chỉ số về khả năng cân đối vốn - nguồn vốn của doanh nghiệp.
Chỉ số chính để đánh giá khả năng cân đối của doanh nghiệp là "Hệ số nợ". Hệ số này dùng để đo phần vốn góp của các chủ sở hữu so với phần tài trợ của chủ nợ đối với doanh nghiệp.
Hệ số Tổng nợ (A - Nguồn vốn)
nợ Tổng tài sản
Bên cạnh đó các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán lãi vay"
Hệ số khả năng Lợi nhuận trước thuế
Thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm. Đồng thời nó cũng nói lên khả năng sinh lời của tài sản doanh nghiệp so với mức trung bình ngành. Nếu như hệ số này thấp thì doanh nghiệp khó lòng mà thêm vốn hay chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
4.2. Chỉ số về khả năng hoạt động của tài sản lưu động và tài sản cố định.
4.2.1. Chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản lưu động và vốn lưu động.
Trong sản xuất kinh doanh, do đặc điểm của tài sản lưu động là tham gia thường xuyên và xuyên suốt tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ) nên việc đẩy nhanhtốc độ luân chuyển tài sản lưu động (vốn lưu động) sẽ góp phần vào giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại hoặc các doanh nghiệp sản xuất có kinh doanh thương mại là chính thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động là rất quan trọng vì tỷ trọng vốn lưu động thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trước tiên, ta xét " Hệ số vòng quay hàng tồn kho"
Hệ số vòng quay thành Trị giá vốn hàng xuất kho đã bán
Phẩm, hàng hoá tồn kho Trị giá thành phẩm, hàng hoá tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Hệ số này càng cao thể hiện tình hình bán ra tốt và ngược lại. Ngoài ra, nó còn có thể hiện tốc độ luân chuyển hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh thì cùng một mức như vậy doanh nghiệp đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng vốn như vậy nhưng doanh thu của doanh nghiệp đạt ở mức cao hơn.
Số vòng quay Tổng số doanh thu
Vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Số vòng quay của vốn lưu động cho biết tốc độ luân chuyển của vốn lưu độngtrong kỳ. Từ đó có chỉ tiêu "Sức sinh lợi của vốn lưu động", chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Sức sinh lời Lợi nhuận thuần (Lãi gộp)
của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Khi phân tích chung, cần tính các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa các kỳ, nếu các chỉ tiêu sản xuất và mức sinh lời của vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại. Ngoài ra, ta còn có chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động".
Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động bình quân
vốn lưu động Tổng số doanh thu thuần
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Với mỗi chỉ tiêu trên được phản ánh khả năng của người quản lý trong việc điều hành để đem lại hiệu quả kinh doanh. Chỉ số vòng quay tăng lên và thời gian một vòng quay giảm đi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động mà còn giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về mặt biến động thị trường. Hơn thế nữa, còn cho biết công ty tiết kiệm được bao nhiêu vốn khi số vòng quay giảm đi.
4.2.2. Chỉ số về năng lực hoạt động của tài sản cố định vốn lưu động.
Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp , bên cạnh tài sản lưu động là tài sản cố định và vốn cố định. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật thì tài sản cố định càng có vai trò quan trọng để hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu tuêu dùng và tạo chỗ đứng trên thị trường. Hiệu quả của tài sản cố định được đánh giá qua chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng Tổng doanh thu thuần
Tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định
Chỉ số này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Trên cơ sở đó có biện pháp để quản lý, khai thác tối đa công suất của máy móc, thiết bị, nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả tốt hơn.
Muốn đánh giá mức phân bổ, đóng góp của tài sản ta xét tới chỉ tiêu:
Hiệu suất sử Tổng số doanh thu thuần
dụng tổng tài sản Tổng tài sản
Từ chỉ tiêu trên kết hợp với hai chỉ số năng lực hoạt động tài sản cố định và tài sản lưu động nhà phân tích sẽ có đánh giá phù hợp. Tuy nhiên, để đánh giá thành quả của đội ngũ quản lý và hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp phải đánh giá khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
4.3. các chỉ số về khả năng sinh lợi vốn kinh doanh.
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng khăng định được vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Các nhà phân tích đã dùng chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với dổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh và doanh thu trong kỳ:
Hệ số doanh lợi Lợi nhuận
doanh thu thuần Tổng số doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu thuần mang lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Hệ số này còn cho phép loại trừ thuế thu (thuế VAT) để đánh giá khả năng thu lợi nhuận sau khi noọp thuế cho nhà nước:
Hệ số doanh lợi Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này là quan trọng nhất tổng quát phản ánh khảnăng sinh lời của toàn bộ vốn chủ sở hữu noí riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn nói chung. Lợi nhuận ở đây có thể là trước thuế hoặc sau thuế nhưng nó đều nói lên điều mà chủ sở hữu mong muốn. Hệ số này càng cao càng tốt, giúp cho nhà đầu tư, chủ sở hữu định hướng cho đồng vốn tương lai mà họ bỏ ra.
Trên đây là phần cơ sở lý luận về hoạt động tài chính và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, ta sẽ đi vào phân tích thực trạng tình hình tài chính của "Trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng " để từ đó thấy được những mặt tích cực và hạn chế có các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương II
Thực trạng hoạt động tài chính trong công ty
I. Khái quát chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, một đơn vị trực thuộc công ty bách hoá I Bộ thương mại nằm tại số 1 Bích câu - Cát Linh - Hà Nội. Công ty đã được thành lập khoảng 30-40 năm và có tên là công ty Văn hoá phẩm.
Từ năm 1995 đến nay do sự biến đổi của nền kinh tế chuyển từ kinh tế tập chung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước công ty văn hoá phẩm đã đổi tên thành trung tâm buôn bán lẻ bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng theo quyết định số 100 của bộ thương mại.
Những năm trước năm 95 công ty văn hoá phẩm chuyên doanh vào các mặt hàng văn hoá phẩm và văn phòng phẩm và công ty hạch toán độc lập. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là nhạc cụ, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em và các đồ dùng phục vụ cho học tập và văn phòng. Hiện nay do sự tác động của nền kinh tế thị trường công ty đã thu hẹp thị trường của mình để tập chung vào kinh doanh các mặt hàng đem lại lợi nhuận cho công ty và phù hợp với yêu cầu kinh doanh của mình. Với nhiệm vụ cung cấp hàng văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng công ty đã ngày một vững mạnh hơn để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.
Qua hơn 30 năm, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn trung tâm, trung tâm đã thu được những hiệu quả kinh tế góp một phần đáng kể vào công cuộc xây dựng nền kinh tế phát triển.
Nhiệm vụ chính của trung tâm là phân phối những sản phẩm về văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng của các nhà máy trong nước sản xuất cũng như của nước ngoài như giấy các loại: giấy ngoại, giấy cuộn, giấy in, giấy photocopy ..... của công ty giấy Bãi bằng, việt trì vì các dụng cụ văn phòng phẩm cao cấp phục vụ làm việc.
Hiện nay công ty có tất cả 66 người với trình độ trung cấp và một số lớn hơn là có trình độ Đại học, có trình độ và kinh nghiệm cao. Với số công nhân viên như vậy thì cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, gọn, nhẹ, dễ quản lý .
Trong những năm qua giá trị tổng sản lượng của công ty dần được nâng cao và mục tiêu năm 200là 5 tỉ VND.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân theo pháp luật của Việt nam, có điều lệ tổ chức hoạt động ._.và bộ máy tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh, có vốn, tài sản và các quỹ để sử dụng theo quy định của nhà nước. Trung tâm đã có con dấu riêng và có tài khoản tại sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam.
Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế thì toàn bộ cơ cấu quản lý và sắp xếp các phòng ban cho phù hợp là rất quan trọng. Với một cơ cấu tổ chức khoa học thì người quản lý vừa dễ điều hành và kiểm soát các hoạt động một cách chặt chẽ có hiệu quả. Hiện nay bộ máy quản lý của trung tâm gồm: Ban giám đốc, 3 phòng nghiệp vụ và 3 cửa hàng đại lý ở tại Hà nội.
Ta có sơ đồ khái quát bộ máy quản lý của công ty theo mô hình sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng
kinh doanh
Phòng
tổ chức
hành chính
Phòng
kế toán-tài vụ
3 cửa
hàng
đại lý
Phòng
nghiệp vụ III
Phòng
nghiêp vụ II
Phòng
nghiệp vụ I
Giám đốc: Ban Giám đốc công ty gồm Giám đốc và phó Giám đốc.
- Giám đốc là người được đại diện pháp nhân vủa công ty, chịu trách nhiệm về tất cả kết quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ của nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc diều hành kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đảm bảo đơn giá và có hiệu quả.
- Phó Giám đốc là người được Giám đốc lựa chọn và đề nghị cấp trên bổ nhiệm, giúp Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm với Giám đốc, với cấp trên về tất cả các công việc của mình được phân công.
Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty theo lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về chức năng tham mưu được phân công.
- Phòng tổ chức hành chính bao gồm bộ phận tổ chức, bộ phận hành chính tổng hợp và tổ bảo vệ phòng này vó nhiệm vụ làm công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương, các chế độ đối với công nhân viên chức, quản lý hồ sơ, con dấu, nhà đất, công cụ lao động và làm công tác giao dịch khi khách đến làm việc với công ty. Đây là văn phòng tổng hợp của Giám đốc công ty, có chức năng tham mưu, trợ lý cho Giám đốc, thực hiện các chế độ hành chính, đồng thời có quyền kiểm tra, giám sát, đình chỉ mọi hoạt động của các cá nhân cũng như tập thể khi vi phạm qui định của công ty.
- phòng chuyên môn bao gồm ba phòng nhỏ đó là nghiệp vụ I, II, III. Phòng này có chức năng tham mưu tổng hợp cho Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch cho các cửa hàng và tham mưu giúp Giám đốc xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh. Từ đó dựa vào các kế hoạch đặt ra để có kế hoạch tài chính phù hợp để thực hiện kế hoạch, mục tiêu trong kinh doanh.
- phòng kế toán tài vụ: đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Nhiệm vụ của phòng là chỉ đạo, lập chứng từ ban đầu và sổ sách cho các cửa hàng, quản lý vốn, tiền hàng, sử dụng vốn có hiệu quả, chỉ đạo công nợ và thu hồi công nợ, giám sát chứng từ chi tiêu theo đúng chế độ của nhà nước.
Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ ngang cấp, các phòng cùng hỗ trợ nhau để nâng cao sự hoàn thành công việc lên ở mức tốt nhất và cùng có chức năng tham mưu cho Giám đốc về từng mặt nhất định.
Hiện nay công ty có ba cửa hàng bán lẻ tại Hà nội, các cửa hàng này hoạt động theo hình thức khoán nộp cho trung tâm nhằm cung cấp các mặt hàng văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng cho người tiêu dùng.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung, tức là toàn bộ công tác kế toán của công ty được sử lý tại phòng kế toán tài vụ, từ khâu thu nhận và sử lý chứng từ ghi sổ, tập hợp và kết chuyển chi phí, lập báo cáo kế toán, phân tích và kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh tế của công ty. Phòng kế toán - tài vụ của công ty có 6 thành viên được phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Tuy có nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Bộ máy kế toán của công ty được biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Thống
ke
kế
hoạch
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
tiền mặt
Kế
toánkho
Thủ
quỹ
Kế
toán
mua
bán
2.1. Tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh những năm qua.
Từ năm 1995 đến nay, do sự biến động của nền kinh tế thị trường chuyển sang chủ yếu bán buôn bán lẻ hàng văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng để khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Thị trường đã thu hút được những hiệu quả kinh tế, không làm mất vốn mà còn làm tăng nguồn vốn và đảm bảo vốn kinh doanh của mình. Đồng thời cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và nghĩa vụ với cấp trên năm sau cao hơn năm trước.
Ta có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một sôa chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
KH năm 2001
1. Tổng vốn doanh thu
88889230293
52654004350
50000000000
2. Vốn kinh doanh
29995507496
2965014974
2965014974
Vốn nhà nước cấp
2190538755
2136086233
2136086233
Vốn tự bổ sung
808968741
82828741
828928741
3. Lợi nhuận trước thuế
119484227
258998832
81243182000
4. Nộp ngân sách
896131711
193282832
1167000000
5. Lợi nhuận sau thuế
29871056
65716000
76182000
6. Thu nhập bình quân đầu người
649026
674513
700000
Chỉ tiêu của tổng doanh thu giảm 36.235.225.943 đồng bằng 59.2% so với năm 1999 do tác động của thuế VAT tính tách khỏi doanh thu, như lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng vì thu nhập bình quân đầu người tăng 25.487 đồng. Với mức thu nhập bình quân là 674.513 đồng/1 tháng, đây chưa phải là con số thật cao nhưng so với mức thu nhập bình quân ngành thì đó cũng là một con số khả quan, nó đánh giá mức độ kinh doanh của công ty có hiệu quả và khẳng định được vị trí của mình là người cung cấp tin cậy cho khách hàng về mặt hàng văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng. Nhìn vào kế hoạch của công ty năm 2001 ta thấy công ty đang hết sức tự chủ, tìm ra lối đi để phát triển và đem lại lợi nhuận cao hơn nữa.
Tuy vậy, những chỉ tiêu trên mới chỉ phản ánh một cách tổng quát nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua (năm 99 và năm 2000), để có thể đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh mật cách chi tiết cũng như đi sâu vào phân tích hoạt động tài chính của công ty thì ta sẽ ddi vào phân tích các số liệu trên các báo cáo tài chính của công ty, từ đó mới có thể kết luận một cách chính xác, cụ thể tình hình hoạt động tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.
II. Phân tích hoạt động tài chính tại trung tâm bán buôn bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng.
1. Phân tích thực trạng của công ty.
1.1. Phân tích, đánh giá tổng quát thực trạng tài chính của công ty.
Đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty sẽ cung cấp một cách tổng hợp nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng xuy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Trước khi đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể ta đánh giá khái quát quy mô vốn và khả năng huy động vôns công ty trong năm 99 và 2000.
Bảng1: Cơ cấu vốn của công ty (99 - 2000).
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Nguồn vốn nhà nước cấp
2190538755
73
2136086233
72
Nguồn vón tự bổ sung
808968741
27
8289287412
28
Nguồn vốn kinh doanh
2999507496
100
2965014974
100
Qua số liệu bảng 1 ta nhận thấy vốn kinh doanh của công ty giảm 34.492.522 đồng với tỷ lệ giảm 10%, do việc điều động vốn của công ty. Cuối năm 2000 công ty đã bổ sung nguồn vốn cho tổng công ty là 54.452.222 nên nguồn vốn kinh doanh của công ty giảm xuống vì công ty là đơn vị phu thuộc tổng công ty bách hoá I - Bộ thương mại. Đồng thời ta cũng thấy công ty có nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn chếm dụng ổn định sai lệch không nhiều. Tuy nhiên ta cũng thấy nguồn vốn chiếm dụng của công ty tương đối thấp chiếm 27% - 28% trong vốn kinh doanh. Từ đó ta chưa thể nhận định được về tình hình tài chính một cách chính xác mà chỉ cho ta biết sự biến động về quy mô, sự biến động về lượng mà thôi. Do đó, ta cần phân tích các chỉ tiêu cụ thể:
1.1.1. Đáng giá khái quát tình hình tài chính qua các năm.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện thông qua các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu này luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhận định của ta khi đánh giá chính xác và kỹ lưỡng. Để đánh giá tình hình tài chính của công ty ta cần xem xét khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của công ty qua chỉ tiêu "Tỷ suất tài trợ".
Bảng 2: Tỷ suất tài trợ.
Chỉ tiêu
Năm 1999 ( % )
Năm 2000 ( % )
Tỉ suất tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
46
67
Từ bảng hai ta thấy, so vơi năm 99 thì tỷ suất tài trợ năm 200 có biến động với mức biến động là 2%. Điều này chứng tỏ tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của công ty là tương đối ổn định. Song ta thấy mức tài trợ sấp sỉ bằng 72%, mức độ độc lập về tài chính của công ty là chưa cao, nhưng cuối kỳ lại có su hướng giảm dần, cần phải xem xét về khả năng các công nợ phải trả đặc biệt là công nợ đã đến hạn và quá hạn. Với mức độ độc lập tài chính như vậy thì công ty sẽ bị phụ thuộc vào các đối tác khác, sự tự chủ trong tài chính sẽ bị hạn chế.
Tuy nhiên tỷ suất tài trợ mới chỉ nói lên mức độ phụ thuộc hay độc lập về tài chính của trung tâm là cao hay thấp, nó chưa nói nên được thực trang tài chính của trung tâm. do đó để đánh giá xem tình tình tài chính của công ty có lành mạnh hay không trước hết phải thể hiện ở khả năng thanh toán của trung tâm được thể hiện qua nhóm tỷ lệ khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn trong đó khả năng thanh toán ngắn hạn là đặc biệt quan trọng. Tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Ta có thể tính các chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn của trung tâm như sau:
Bảng 3: Các chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty ( 1999 - 2000 )
Chỉ tiêu
1999 (%)
2000 (%)
Tỷ suất thanh toán Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
hiện hành (ngắn hạn)
Tổng nợ ngắn hạn
1,74
2,8
Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền
của vốn lưu động
Tổng số tài sản lưu động
0,57
0,36
Tỷ suất thanh toán Tiền và tương đương tiền
tức thời ( nhanh )
Nợ ngắn hạn
1,74
2,75
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành của trung tâm lớn hơn 1 có nghĩa là tài sản lưu động của trung tâm ngoài việc dùng để trả nợ ngắn hạn thì tài sản lưu động còn thừa để trang trải cho các nhu cầu khác. Tỷ suất này của trung tâm có sự biến động qua hai năm là 1.06 vì cuối kỳ tăng lên điều đó có nghĩa là có sự ổn định tương đối trong tỷ lệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. So với mức trung bình ngành là 2 thì tỷ suất thanh toán của trung tâm hiệ nay là cao.
Tỷ suất thanh toán hiện hành phản ánh một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản lưu động, mà trong cơ cấu tài sản lưu động lại bao gồm rất nhiều các khoản muc khác nhau như nguyên vật liệu hàng tồn kho, các khoản phải thu ... vì vậy chỉ số về khả năng thanh toán vốn lưu động sẽ cho biết rõ hơn khả năng chuyển đổi thành tiền củ tài sản lưu động. Theo đánh giá chung thì tỷ số này lớn hơn 0.5 hoặc nhỏ hơn 0.1 đều không tốt, gây ứ đọng vốn băng tiền hoặc thiếu tiền để thanh toán. Cũng từ số liệu trên bảng 3 cho thấy, tỷ suất thanh toán của vốn lưu động năm 1999 là 0,57 cho thấy trung tâm đã thừa tiền để thanh toán, nhưng đến năm 2000 chỉ số này là 0,36 đã giúp công ty không bị ứ đọng tiền trong thanh toán và so với mức trung bình ngành là 0,2 thì tỷ suất này đã đáp ứng được nhu cầu trong khả năng thanh toán.
Tuy vậy, tỷ suất thanh toán vốn lưu động cũng chưa phản ánh khả năng thanh toán của các khoản nợ tới hạn phải trả trước mắt của doanh nghiệp là cao hay thấp. Do đó ta cần xem xét khả năng thanh toán tức thời. Khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán nhanh của trung tâm từ một đến ba tháng. Thực tế cho thấy tỷ suất này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. qua bảng 3 cho thấy năm 99 công ty đạt 1,74 vào năm 2000 tăng 2,75, tỷ aút này là cao do đó có thể nói trung tâm rất khả quan trong việc thanh toán và trung tâm đã duy trì được khả năng đó đến cuối năm 2000 vẫn có đủ tiền để thanh toán các khoản công nợ.
1.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh dùng chỉ tiêu, nhu cầu vốn lưu động thương xuyên để phân tích.
Bảng 4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
%
Tồn kho và phải thu
2493544338
2343009699
- 150534699
- 6,03
Nợ ngắn hạn
3642833646
1490281811
- 2152551835
- 59
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
- 1149289308
852727828
2002017136
+ 25,8
Ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của năm 99 nhỏ hơn 0, nghĩa là nợ ngắn hạn lớn hơn tồn kho và phải thu chứng tỏ nợ ngắn hạn của trung tâm lớn là không tốt không đảm bảo lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. Đến năm 2000 thì nhu cấu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, cho thấy tồn kho và phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn.
Để nhận xét được một cách chính xác xem trung tâm có giảm hàng tồn kho và phải thu hay không ta phải nghiên cứu cơ cấu tồn kho và phải thu của công ty trong hai năm 1999 - 2000.
Bảng 5: Cơ cấu tồn kho và phải thu.
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tồn kho và phải thu
2493544338
100
2343009699
100
- 150534699
-6,03
Tồn kho
58940253
2,4
1223566728
52,2
1164626475
19,8
Phải thu
2434604085
97,6
1119442911
47,8
-1315161174
-54
Qua bảng trên cho thấy so với năm 99 tồn kho và phải thu giảm là do giảm khoản phải thu. Còn hàng tồn kho tăng lên một cách đáng kể. Trong khi phải thu giảm đi 54% hay1.315.161.174 đồng thì tồnkho tăng 1.164.626.475 đồng. Vì vậy tổng hợp hai nhân tố này làm cho tồn kho và phải thu giảm 3% hay giảm một số tiền tương ứng là: -150.534.699 đồng.
Năm 1999 tỷ trọng hàng tồn kho trong khoản tồn kho và phải thu là 2.4%, phải thu chếm 97.6% nhưng đến cuối năm 99 tỷ trọng của hàng tồn kho là 52.2% và phải thu là 47.8%. Nhìn vào số tương đối và tuyệt đối ta thấy cả về tỷ trong chiếm trong tổng số so với năm 1998 đã tăng nên rất nhiều. Tuy nhiên, các khoản phải thu lại giảm đi 45.9% so với năm 99 điều đó cho thấy trung tâm ít bị chiếm dụng vốn và doanh nghiệp đang giải quyết tốt trong viẹec thu hpồi công nợ hay không? để đánh giá cụ thể tình hình tăng, giảm các khoản tồn kho và phải thu đi sâu vào phân tích cơ cấu của từng khoản mục
Bảng 6: Cơ cấu tồn kho.
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Nguyên vật liệu tồn kho
---
--
---
--
---
--
2. công cụ dụng cụ tồn kho
3378308
57,3
37496878
3,06
+3712520
11
3. Hàng hoá tồn kho
25155945
42,7
1186069850
96,94
1160913905
461,5
Tổng hàng tồn kho
58940235
100
1223566728
100
116426475
197,6
Thực tế cho thấy hàng tồn kho tăng 197,6 lần so với năm 99 hay với một lượng tăng tương ứng là 1.164.626.475 đồng chủ yếu là do tăng hàng hoá tồn kho. Trong khi năm 99 hàng hoá tồn kho là 25155945 đồng nhưng đến năm 200 tăng lên 1186069850 đồng gấp 461,5 % và chiếm 96,94% trong tổng số hàng hoá tồn kho của công ty. Như vậy, có thể nói lượng hàng hoá tồn kho khá hợp lý so với nhu cầu của vốn lưu động. Nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty sẵn sàng ngay từ ngày đầu của tru kì kinh doanh sau.
Cùng với việc phân tích hàng tồn kho, đẻ thấy rõ hơn nhu cầu về vốn lưu động thường xyyên ta cần xem xét cơ cấu các khoản phải thu và các khoản đó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của công ty
Bảng 7: Cơ cấu phải thu.
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải thu của khách hàng
234500007
96,3
987767543
88,2
-1357232534
-57,9
Trả trước cho người bán
2329140
0,096
112220106
10,03
109890966
418,1
Phải thu khác
232028330
9,53
19455262
1,74
-212573118
-91,6
Dự phòng phải thu khó đòi
144753512
-5,9
--
--
--
--
Tổng các khoản phải thu
243460408
100
1119442911
100
-1315161174
-54
Từ bảng trên cho thấy các khoản phải thu của khách hàng giảm 57,9% với số tiền là 11357232534 đồng .Điều đó cho thấy công ty đã thực hiện tốt việc thu hồi công nợ đối với kháhc hàng để thu hồi vốn cho công ty. Năm 1999 tỉ trọng khoản phải thu của khách hàng chiếm 96,3% trong tổng số khoản phải thu làm cho doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. đến năm2000 khoản phải thu của khách hàng giảm xuống 88,2% trong tổng số khoản phải thu. Qua 2năm, hầu hết các khoản phải thu của công ty đều là phải thu từ khách hàng
. Đầy là khoản tiền khách hàng .Đây là khoản tiền không sinh lợi. Mặc dù năm 2000 có giảm nhưng vẫn còn là cao so với tổng phải thu. Nếu công ty càng giảm được khoản này sẽ có điều kiện nâng cao hơn hiẹu suất sử dụng TSLĐ.
Khoải phải thu khác của công ty giảm nhanh với tốc độ 91,6% trong tổng phải thu. Năm99 khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng 9,53% với số tiền tương ứng là 232028380 đồng.Nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 19455262 đồng. Công ty tích cực thu hồi nợ đòi với các khoản phải thu khác tốt, đây là nhân tố tích cực trong công tác quản lý vốn của công ty,
Ngược lại với khoản phải thu của khách hàng và khoản phải trả trước cho người bán tăng kinh doanhên một cáhc đáng kể, tăng 461,5 % với số tiền tương ứng là 109890966 đồng.
Năm 99 công ty trả trước cho người bán là 2329140 đồng, chiếm 0,096% trong tổng khoản phải thu là 0,037 % trong tổng số TSLĐ. Đến cuối năm 2000, khoản trả trước cho người bán của công ty tăng lên 112220106 đồng, chiếm 10,03% trong tổng số khoản phai thu và chiếm 2,7% trong tổng TSLĐ. Đây là yéu tố đảm bảo cho các hợp đồng đã kí cuối năm của công ty chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh của năm tới. Điều này khá hợp lý trong kế hoạch kinh doanh của công ty.
Như vậy khi phân tích các khoản phải thu ta thấy các khoản phai thu của công ty giảm xuống khi thay đổi cơ cấu các khoản phai thu của khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu khác.Công ty đã giảm được khoản phải thu của khách hàng, mang lại lợi ích kinh tế cho công ty mặc dù chưa được cao và công ty cần phải có giải pháp để giảm khoản này hơn nữa, nâng cao hiệu suất sử dụng TSLĐ.
Việc giảm các khoản phải thu của công ty trong năm 2000 là 54,02% để tăng hàng tồn kho là khá hợp lý đã đảm bảo lượng hàng hoá sẵn sàng cho việc thực hiện kế hoạch kì sau.
1.2. Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty
thực trạng tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua bảng cân đối kế toán bởi vì bảng cân đối kế toán nói nên sự thay đổi trong cơ cấu tài sản, cơcấu nguồn vốn cũng như nói nên sự huy đọng và sử dụng vốn hiện có của công ty giưã 2kì kế toán liên tiếp. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể duy trì và mở rộng thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì việc mở rộng vốn kinh doanh là hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng tài chính của công ty ta không chỉ dừng lại ở quy mô vốn sản xuất kinh doanh mà cần lắn được sự biến động của tài sản và nguồn vốn cùng với những nhân tố tác động tới sự biến động này.
để phân tích, đấnh giá cơ cấu và nguồn vốn của công ty ta lạp thành 2 bảng phân tích cơ cấu tài sản (vốn) và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) từ bảng cân đối kế toán (CĐKT) của công ty năm 99 -2000
Bảng 8: Cơ cấu tài sản vốn.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
63 55355266
93,78
4134879670
91,4
- 220475556
-34,94
I. Tiền
3860810888
56,96
1763140031
39,0
-209767 09857
-54,3
II. Các khoản đttc ngắn hạn
---
--
---
---
---
--
III. Các khoản phải thu
2434604085
35,9
119442911
24,8
- 1315161174
-54,0
IV. hàng tồn kho
58940253
0,87
1223566728
27,1
1164626475
197,9
V TSLĐ khác
1000000
0,015
28730000
0,64
27730000
277,3
VI. Chi sự nghiệp
---
--
---
--
---
--
B. TSCĐ và đầu dài hạn
422251548
6,23
387759026
8,57
- 34492522
8,17
I. TSCĐ
422251548
6,23
387759026
8,57
- 34492522
8,17
II. Các khoản đttc dài hạn
---
--
---
--
---
--
III. Chi phí xdcơ bản d. dang
---
--
---
--
---
--
IV. Kí quỹ kí cược dài hạn
---
--
---
--
---
--
Tổng tài sản
6777606704
100
4522638696
100
-2254968008
-33,27
Theo số liệu bảng 8 tổng tài của công ty cuói năm giảm 33,7% với số tuyệt đối là 2254968008 đồng. NĂm 99 công ty đầu tư 93,78% tổng tài sản vào TSLĐ, trong khi đó TSCĐ là 6,23% và năm2000 tỉ trọng tương ứng là 91,4% và 8,57 %. đối với một doanh nghiệp lấy nhiệm vụ kinh doanh thương mại là chính như trung tâm bán buôn , bán lẻ hàng bách hoá văn hoá phẩm và thiết bị văn phòng thì bao giờ tỉ trọng TSLĐ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều TSCĐ bởi lẽ doanh nghiệp cần nhiều vốn để luân chuyển hàng hoá hơn doanh nghiệp sản xuất. Điều này là khá hợp lý.
So với mức trung bình ngành là 80% trên tổng tài sản thì tỷ trọng TSLĐ của công ty đã đạt được mức cuối năm so với đầu năm tỷ trọng của TSLĐ chiếm trong tổng số tài sản giảm đi 2,38%. Nếu việc đầu tư vào TSLĐ của công ty giảm xuống thấp hơn nữa sữ gây khó khăn cho công ty trong khâu thanh toán cũng như trả nợ tiìen vay , đậc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu còn chiiến tỉ trọng lớn trong tổng số tài sản của công ty.
Qua số liệu phân tích , cho thấy so với năm 99 TSLĐ và đàu tư ngắn hạn giảm 34,94% hay giảm 220475556 dồng, chiếm 78,1% trong tổng số tài sản . Trong khi TSLĐ giảm đi thì TSCĐ cũng giảm đi ,do trong năm 2000 công ty khấu hao TSCĐ vào phí là 54456522 đồng .
Tăng hay giảm TSLĐ là do hniều nhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khach quan . Nhiều khi TSLĐ tăng nhưng hiệu quả sử dụng TSLĐ không tăng hoặc kếm đi, đó là khi các khoản phải thu quá cao hay tăng lượng tồn kho mà không đem lại lợi ích kinh tế gì . Do vậy , để có thể đánh giá được sự tăng giảm TSLĐ là do nhân tố nào , là tốt hay xấu , có lợi hay không có lợi cho công ty phải đi vào phân tích sự biến động của tương khoản mục .
Từ bảng số liệu trên cho thấy cuối năm 2000 so với năm 99 số tiền gửi giảm đi 54,3% , đây là một con số không phải là nhỏ , đầu kì tiền chiếm 56,96% trong tổng tài sản nên chênh lệch với cuối năm là : 2097670857 đồng , Trong cơ cấu TSLĐ thì khoản phải thu người mua và hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng lớn , Năm 99 các khoản phai thu chiếm 35,9% và hàng tồn kho chiếm 0,87% trong tổng số tài sản và năm 2000 con số tương ứng là 24,8% và 27,1% ,Nếu xét riêng trong cơ cấu TSLĐ thì năm 99 các khoản phai thu chiếm 38,3% và hàng tồn kho chiếm 0,93% trong tổng TSLĐ , đến cuối năm 2000 thì con số tương ứng là 27,13% và 29,64%.
Theo phân tich ta thấy các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống và các khoản hàng tồn kho có xu hướng tăng lên nhiều. Việc giảm các khoản phải thu là do giảmgiảm các khoảm phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác trong khi các khoản phải trả rtước cho người bán lại tăng lên . Tổng hợp 3 nhân tố nay làm cho các khoản phải thu giảm đi 54% tư-ơng ứng với 131516117 đồng . Các khoản phải thu giảm chướng tỏ công ty đã có biện hpáp thu hồi vốn ốt và làm tăng đầu tư tài chính đảm bảo cho việc tăng khả năng thanh toán của công ty . Điều này sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho công ty là điều phù hợp cho chu kì kinh doanh sau.
Như vậy qua phân tích các khoản mục trong cơ cấu TSLĐ ta thấy TSLĐ giảm chủ yếu là do giảm các khoản phải thu, giảm tiìen msựt nhưng lại tăng khoản hàng tồn kho . Nó có ý nghĩa tác động cho chu kì kinh doanh sau , đảm bảo cho khả năng kinh doanh gây tác động đến tiền . Cùng với giảm TSLĐ so với năm 99 TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty giảm một lượng là 34492522dồng tương ưngs với 8,17% là nhỏ so với tốc độ giảm TSLĐ là 34,9% và tốc đọ giảm của tổng tài sản là 33,27%. Hơn nữa ta thấy tỉ trọng TSCĐ chiếm tổng tài sản năm 2000 là 2,34% năm 99 . Theo thực tế tại công ty thì nguyên giá TSCĐ tăng 97960000 đồng , giá trị cond lại của TSCĐ giảm do trích khấu hao và phí lưu thông .
Xuất phát từ thực tế của công ty , việc đầu tư vao TSCĐ là cần thiết. Bởi vì khi công ty đầu tư vào TSCĐ như nhà kho , các thiét bị bảo đảm cho viẹc bảo quản hàng hoá . Qua việc phan tích kết cấu tài sản và số liệu báo cáo năm trớc ta có thể biết đượpc tỉ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty biến động ra sao trong kì kế toán tiếp .
Bảng 9: Tỷ suất đầu tư TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
TSCĐ và đang đầu tư
Tỉ suất đầu tư vào TSCĐ =
Tổng tài sản
0,062
0,086
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỉ suất đầu tư vào TSCĐ có xu hướng tăng . Tuy nhiên tố dộ tăng của năm 200 so với năm 99 là rất nhỏ . viẹc tăng đầu tư vào TSCĐ là do công ty có xu hướng tăng tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp . Tuy nhiên việc tăng tỉ trọng của TSCĐ phải thấp hơn tốc đọ tăng của TSLĐ bởi vì đây là doanh nghiệp kinh doanh theơng mại . Việc tăng đầu tư vào TSCĐ phải ánh tình hình tăng trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật , xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của công ty .
Qua phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy sự biến động của TSLĐ và TSCĐ , nó có tác động đói với hoạt đọng tài chính , kết quae sản xuất kinh doanh của công ty . Bên cạnh đó cần quan tâm đến nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn ) của công ty để biết được khả năng huy động vốn của công ty trong kì cao hay thấp và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Bảng 10: Cơ cấu nguồn hình thành TS (nguồn vốn).
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ phải trả
3642833646
53,75
1490281811
32,95
- 2152551835
-59,1
Nợ ngắn hạn
3642833646
53,75
1490281811
32,95
- 2152551835
-59,1
Nguồn vốn chủ sở hữu
3134733128
46,25
3032356885
67,5
-102376234
-3,27
Nguồn vốn – quỹ
3134733128
46,25
3032356885
67,5
-102376234
-3,27
Tổng nguồn vốn
6777606774
100
4522638696
100
- 2254968078
33,3
Với tỉ suất tài trợ bình quan xấp xỉ 56,5%đã cho thấy mức độ độc lập của vốn chủ sở hữu của công ty . Đây là đơn vị phụ thuộc công ty bách hoá I nên mức dộ phụ thuộc tài chính của công ty hoang toàn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh và điều tiế của công ty trong quá trình kinh doanh.
Cùng với sự biến dộng về tài sản , nguòn vón cùng giảm đi một tỉ lệ là 33,3% tương ứng là 2245968078 đồng . Trong đó nợ phải trả giảm 59,1 % băng 2152551835 đồng và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 3,2% 102376143 đồng như vậy tôc độ của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tôc độ nợ phải trả, nợ phải trả giảm gấp 18 kinh doanhàn số giảm của nguồn vốn chủ sở hữu . hay nói cách khác
công ty đã thực hiện tốt khả năng thanh toán của mình . Nợ phải trả của công ty năm 99 chiếm tỉ trọng là 53,75% so với đầu năm giảm 20.8% nên nó làm giảm nguồn vốn một lượng tương ững là 215251835 đồng chiếm 94,76% trong tổng số giảm của nguồn vốn .
Xét riêng trong cơ cấu nợ phải trả cho thấy nợ ngắn hạn chiến chủ yếu trong nợ phải trả. Như vậy nợ ngắn hạn giảm xuông chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt khả năng thanh toán của mình . thực tế lượng dự trữ hàng hoá tồn kho phù hợp , khả năng thanh tóan kịp thời đối với các khoản phải thu trong năm đã có tác dộng tích cực đảm bảo cho công ty giảm khoản vay ngắn hạn so với đầu năm , điều này có ý nghĩa tích cực trong quá trình kinh doanh của công ty , nó làm giảm khoản vay phải trả kết cấu trong phí , là yếu tố tiềm
ẩn cho việc kinh doanh kì sau.
Bảng 11: Cơ cấu nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000 Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Phải trả cho người bán
2504756019
68,8
994316420
66,7
-1510439599
-60,5
2. Người mua trả tièn trước
58704075
1,61
99051753
66,6
40347678
68,7
3.Thuế và các khoản phải nộp
749905960
20,6
61322064
4,1
-688467896
-91,8
4. phải trả đơn vị nội bộ
243905437
6,7
71878128
4,28
- 172027309
-70,5
5.Phải trả CBCNV
58523982
1,6
90059632
6,04
32526630
55,6
6. Phải trả phải nộp khác
27154173
0,75
173203814
11,62
146049641
537,9
Tổng nợ ngắn hạn
3542833646
100
1490281811
100
-2152551835
-59,1
Qua số liệu bảng 11 cho thấy số nợ ngắn hạn là do tổng hợp của nhiều nhân tố có liên quan . Năm 99 khoản pải trả cho người bán trong tổng nợ ngắn hạn có tỉ trọng là 68<8% . Năm 2000 tỉ trọng này giảm xuống 66,7% trong tổng nợ ngắn hạn. Rõ ràng khoản phải trả của công ty giảm xuống , điều đó chứng tỏ công ty đã thanh toán nự tốt . Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn cũng là một biện pháp tạo vốn có hiệu quả vì khoản vốn cgiếm dụng của người cung ứng không phải trả lãi , do vậy công ty giảm bớt được một khoản chi phí vì nếu nợ tín
dụng thì công ty sẽ phải trả lãi cho khoản vay đó và sẽ giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh , giảm lợi nhuận . Việc công ty giảm khoản phải trả cho người bán sẽ tạo được uy tín đối với người cung ứng . Tuy nhiên với tỉ trọng tương ứng là 66,7 % trong tổng cơ cấu ngắn hạn và 22% trong tổng vốn kinh doanh năm 99 vẫn còn cao . khoản phải trả người bán 60,3% làm cho nợ ngắn hạn giảm 151049599 đồng . Tốc độ giảm nợ phải trả người bán nhiều hơn tốc độ tăng vón kinh doanh , tăng vốn lưu động , cũng như tăng nợ phải trả và nợ ngắn hạn . Điều dó cho thấy công ty đã có khả năng thanh toán tương đối tốt cho người cung cũng như thanh toán các khoản nợ khác .
khoản người mua trả tiền trước tăng lên 68,7% làm cho tổng nợ ngắn hạn tăng lên 403347678 đồng . Năm 99 tỉ trọng của nó tổng nợ ngắn hạn thì dến năm 2000 tỉ trọng của nó trong tổng nợ ngắn hạ tăng lên 6,66% . khoản do người mua trả tiền trước là khoản tiền công ty không phải thanh toán bằng tiền , chỉ cần trả bằng giá trị hàng hoá . thực tế đây kà khoản có lợi cho công ty vừa sử dụng được vốn lại vừa gán được hàng hoá . Khoản này thực tế tăng lên đầu năm là 58704075 đồng và cuối năm tăng lên 99051753 đồng là có lợi cho công ty và chứng tỏ khả năng có thể giao hàng ngay từ kì đầu tiên của chu kì kinh doanh sau.
Trong các khoản phải thu thì thuế và các khoản phải nộp 91,8 % trong tổng n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0268.doc