Lời nói đầu
Qua hơn mười năm đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được những thành công đáng kể. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đều phải nỗ lực vươn lên, phải lấy thước đo hiệu quả kinh doanh để quyết định sự thành bại của mình, mọi thành phần đều có quyền tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật quy định. Cơ chế thị trường bắt bu
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải tại Công ty vận tải Thuỷ 1 Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc các doanh nghiệp phải tự đổi mới, nâng cao trình độ và cải tiến về quản lý, lao động và công nghệ. Có làm như vậy các doanh nghiệp mới đứng vững, phát triển và cạnh tranh thắng lợi. Thực tế đã chứng minh những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách khá hiệu quả. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng và là một câu hỏi lớn đối với mọi doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty vận tải thuỷ I, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ lãnh đạo Công ty cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn trong việc tìm hiểu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải và thông qua đó em đã chọn đề tài :
"hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải tại Công ty vận tải Thuỷ I Thực trạng và giải pháp".
Nội dung đề tàI gồm ba phần như sau:
Phần I : Lý luận chung về sản xuất kinh doanh vận tải .
phần II : Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải tại Công ty Vận tải Thuỷ I .
Phần III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải tại Công ty Vận tải Thuỷ I .
Chương I:
Cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh vận
I. tổng quan về vận tải và kinh doanh vận tải .
1. Khái niệm, vai trò và bản chất của vận tải:
1.1. Khái niệm vận tải :
Vận tải là một nghành hoạt động sản xuất của con người sử dụng nó để thoả mãn những yêu cầu của xã hội .
Vận tải là một nghành sản xuất vật chất độc lập, vô cùng cần thiết trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, đối với bất cứ một sản phẩm nào .
1.2 Vai trò của vận tải :
Vận tải là hoạt động dịch vụ trong phạm vi sản xuất(vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, nhân lực).Không có hoạt động vận tải, thì sản xuất xã hội không hoạt động được,và nếu như có ngoại lệ nào đấy thì sản xuất cũng trở nên vô nghĩa .
Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là tính phục vụ và nhu cầu đòi hỏi.Sự phục vụ của vận tải (thường gọi tắt là nhu cầu vận chuyển) là nhu cầu mang tính thứ cấp- Điều đó có nghĩa là nhu cầu vận tải được sinh ra từ một nhu cầu nguyên thuỷ nào đó. Thí dụ để sản xuất ra Điện cần có Than tại nhà máy Điện, do đó mới phát sinh ra nhu cầu vận chuyển Than cho nhà máy Điện .
1.3. Bản chất của vận tải :
Hiệu quả kinh doanh vận tải thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào và việc vận chuyển nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường.
Tổ chức vận tải, đặc trưng vận tải và Mục đích sản xuất vận tải :
Tổ chức vận tải:
Quá trình vận tải hoạt động ở phạm vi hoạt động đa nghành phụ thuộc vào tổ chức có tốt hay không. Các chức năng tổ chức sản xuất phát triển theo quy mô sản xuất và cũng từ đó nảy sinh ra sự phân công lao độngA. Sự phân công lao động trong vận tải ngày nay tạo ra mỗi Xí nghiệp chỉ thực hiện một công đoạn của quá trình vận chuyển.
Hệ thống vận tải quốc gia bao gồm nhiều nghành, vì vậy cần có một tổ chức nhằm hợp nhất các nghành, và các Xí nghiệp riêng lẻ vào một mục tiêu chung: tổ chức và thực hiện tốt các quá trình vận chuyển nhằm thoả mãn nhu cầu vận chuyển của xã hội.
Nền kinh tế Việt nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ . cũng như lĩnh vực khác trong vận tải còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá nhằm xây dựng một nền sản xuất lớn XHCN, và do đó xoá bỏ được tình trạng trên. Hiện nay trong vận tải ngoài lực lượng quốc doanh còn có lực lượng tác xã và cả tư nhân. Lực lượng quốc doanh dựa trên nền tảng sở hữu toàn dân.
Đặc trưng vận tải :
Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ, ở đây sản xuất và tiêu thụ gắn liền làm một, nghĩa là không có sản phẩm nào không được tiêu thụ ngay và ngược lại không có tiêu thụ nào gắn chặt với sản xuất đồng thời.
Tính thống nhất giữa sản xuất với tiêu thụ được xem xét trên 3 mặt : thời gian ,địa điểm và quy mô . Điều đó có nghĩa là vận tải không thể có sản xuất
2.3. Mục đích của vận tải :
Là vận chuyển người hay hàng hoá trong không gian từ nơi này đến nơi kia. Như vậy là quy mô sản xuất phụ thuộc vào hai nhân tố là khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển. Do đó người ta lấy tích số của hai đại lượng trên làn đại lượng đo khối lượng sản xuất vận tải.
3. Chức năng và nhiệm vụ vận tải :
3.1. Chức năng của vận tải :
Là dịch chuyển hàng hoá và khách hàng thoả mãn nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu đi lại của nhân dân với yêu cầu tiết kiệm lao động xã hội tới mức tối đa .
3.2. Nhiệm vụ của vận tải : ( những nhiệm vụ chủ yếu của kinh doanh vận tải)
Thoả mãn tối đa nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về vận chuyển hàng và người- tức là về phương tiện giao thông vận tải;
Thu hút về vận tải sông những loại hàng trở bằng đường thuỷ nội địa có lợi về nền kinh tế , khảo sát và khai thác những luồng hàng mới;
Sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật của vận tải sông: trọng tải và dung tích của tàu, năng lực thông qua của cảng, bến và kho tàng;
Giảm chi phí khai thác và kinh doanh, tăng lợi nhuận và doanh lợi của vận tải sông;
Tăng tốc độ kinh doanh và rút ngắn thời gian chuyển hàng;
Đảm bảo độ tin cậy và an toàn hàng hoá của vận tải;
Nâng cao trình độ nghiệp vụ vận tải phục vụ khách gửi hàng, khách nhận hàng và hành khách;
Hoàn thành mọi kế hoạch vận chuyển và trao đổi hàng đối với từng khách gửi, khách nhận hàng trong vận tải sông.
4. Sản phẩm của vận tải và các dạng vận tải
4.1. Sản phẩm của vận tải:
Sản phẩm của vận tải là quá trình vận chuyển( hàng hoá và con người) có nghĩa là vận tải không sản xuất ra hàng hoá mà chỉ vận chuyển hàng hoá, không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà về tính chất,kiến thức,hình dáng khác với đối tượnglao động.
Trong nghành vận tải, sản phẩm của nó không tách khỏi chính quá trình sản xuất, không thể tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất .
Sản phẩm của vận tải có hình thái riêng của nó, khác với các sản phẩm của các nghành sản xuất vật chất khác,và chính là: sự di chuyển, thay đổi tồn tại không gian của hàng hoá, chứ không phải thay đổi tính chất lý học, hoá học hay hình dạng,vàng quay tiền vốn giao thông cũng khác với vòng quay tiền vốn công nghiệp.
4.2. Các dạng vận tải :
Các dạng vận tải có mức độ tham gia khác nhau vào việc vận chuyển hàng hoá và khách hàng .
Mỗi dạng vận tải, bản thân nó đã là một lĩnh vực kinh tế đa nghành phức tạp và mang các dậc tính riêng biệt, với cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhau, điều kiện khai thác khác biệt, hình thức tổ chức sản xuất và lao động cũng khác nhau.
Người ta phải xác định phạm vi hoạt động có hiệu quả của từng phương thức vận tải để trên cơ sở đó có thể có những chính sách giúp các nghành vận tải phát triển mà vẫn giữ được sự cân đối có hiệu quả của toàn hệ thống.Phạm vi sử dụng hợp lý của nghành vận tải này hay khác tuỳ thuộc vào các nhân tố kinh tế quốc dân, cũng như các nhân tố vận tải.
Các nhân tố vận tải bao gồm: Sự phân bố của mạng lưới đường xá, điều kiện khai thác, khả năng thông qua và khả năng vận tải, trang bị kỹ thuật, hệ thống tổ chức vận tải.
Các nhân tố này có ảnh hưởng quyết định tới sự hoạt động, hiệu quả kinh tế, vốn đầu tư của mỗi phương thức vận tải .
Dưới đây Công ty sẽ xem xét lần lượt các phương thức vận tải với tư cách là một nghành vận tải riêng và đồng thời là một bộ phận của hệ thống vận tải quốc gia .
Vận tải đường sắt
Vận tải ôtô
Vận tải sông
Vận tải biển
Vận tải hàng không
Vận tải đường ống
Vận tải thô sơ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải :
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chủ yếu rơi vào hai nhóm nhân tố là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan .
1. Các nhân tố khách quan :
Bao gồm các nhân tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách Nhà nước, tính thời vụ và sự phát triển của các nghành kinh tế khác.
+ Khách hàng: Đối với doanh nghiệp vận tải , khách hàng thực chất là thị trường. Thị trường của một doanh nghiệp vận tải là tập hợp khách hàng có nhu cầu mua và tiêu dùng, dịch vụ của Công ty có khả năng thanh toán đến thời điểm Công ty cần nghiên cứu.
Theo triết lý kinh doanh thì khách hàng là thượng đế và điều này càng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vận tải. Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải .
+ Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong nghành vận tải cũng như trong các nghành dịch vụ khác là rất lớn. Thể hiện về những cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuyếch trương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty .
+ Các chính sách,luật lệ,chế độ của Nhà nước: Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, thông qua các yếu tố như chính sách thuế, tín dụng và các thủ tục tác động đến cả người kinh doanh và khách hàng .
+ Tính thời vụ: Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vận tải. Tính thời vụ trong kinh doanh vận tải gắn liền với yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu,..đó là một quá trình lặp đi lặp lại hàng năm của hoạt động kinh doanh vận tải .
+ Sự phát triển của các nghành kinh tế khác: Kinh doanh vận tải là nghành cần có sự hỗ trợ của nhiều nghành kinh tế khác như nghành xây dựng, Ngân hàng,.. Sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh vận tải không thể độc lập, nó thực sự có hiêu quả cao khi các nghành kinh tế khác lớn mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu tổng hợp của toàn xã hội .
2. Các nhân tố chủ quan :
Bao gồm vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ:
Vốn kinh doanh : Để có thể tồn tại và phát triển, không chỉ doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà tất cả các doanh nghiệp nói chung đều cần có vốn. Vì vậy vốn rất quan trọng, tuy nhiên kinh doanh đạt hiệu quả thì cần phải biết sử dụng đồng vốn mạng lại lợi nhuận cao nhất .
Cơ sở vật chất kỹ thuật: là phương tiện lao động, trang bị và sử dụng cơ sở vật chất hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy cơ sở vật chất kỹ thuật cần được đầu tư, nâng cấp liên tục - phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội và quan trọng hơn cả phục vụ thị trường tốt nhất cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Chất lượng phục vụ: Đây là nhân tố đẩm bảo thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, phục vụ khách hàng là quy trình phức tạp nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng, ngày càng cao về vật chất cũng như chất lượng dịch vụ của khách hàng. Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm tăng chi phí kinh doanh song chất lượng phục vụ tốt sẽ là yếu tố quyết định đến khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ được bán ra và tiêu thụ có nghĩa là nó gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải làm như thế nào để tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ .Khi đó nâng cao chất lượng phục vụ sẽ là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải .
III. ý nghĩa của việc nâng cao hiêu quả kinh doanh vận tải và tầm quan trọng của nó:
Trong công tác kế hoạch hoá nghành vận tải xác định được khối lượng hàng hoá cần vận chuyển và mới chỉ nêu nên được yêu cầu nhiệm vụ của nghành. Phần quan trọng tiếp theo là phải xác định được nhu cầu về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển. Yêu cầu của nền kinh tế quốc dân đối với nghành vận tải là phải tận dụng triệt để năng lực của nghành để vận chuyển được khối lượng hàng hoá, lớn nhất với thời gian và chi phí ít nhất. Nghành vận tải phải xác định được năng lực của toàn nghành và năng lực của từng chuyên nghành, cân đối nhu cầu với năng lực và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời mở rộng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghành vận tải bao gồm phương tiện vận tải(đầu máy, tầu, salan, nhà xưởng, cầu cống..). Phát triển hợp lý cơ sở vật chất cho toàn nghành tạo điều kiện nâng cao khả năng vận chuyển của nghành, tăng năng suất lao động, hạ giá thành vận tải .
Khả năng vận chuyển của nghành vận tải là khối lượng vận chuyển lớn nhất là nghành có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định với trạng thái kỹ thuật, điều kiện khai thác, điều kiện tổ chức , quản lý cụ thể trong nghành vận tải . khi nói đến cơ sở vật chất trước tiên người ta nói đến phương tiện vận tải ; nói đến năng lực vận chuyển của nghành. Vì vậy phương tiện vận tải là đối tượng cần nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao năng lực của chúng trong sử dụng .
Chương II:
phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải
Giới thiệu chung về công ty vận tải thuỷ I:
Khái quát về sự hình thành Công ty vận tải thuỷ I:
Công ty Vận tải Thuỷ I là một doanh nghiệp Nhà nước (trực thuộc tổng Công ty Đường sông Miền Bắc).
Trụ sở chính tại: 78 Bạch Đằng – Hai bà Trưng – Hà Nội.
Công ty Vận tảI Thuỷ I được thành lập năm 20/09/1962-với tên ban đầu là: Công ty Vận Tải sông Hồng gồm bốn đơn vị thành vIên:
Đường sông Hà Nội
Đường sông Hải Dương
Đường sông Phú Thọ
Đường sông Ninh Bình.
Nhiệm vụ chính của Công ty là vận tải đường sông các mặt hàng chủ yếu như: Than, cát, muối, lương thực,... giữa các vùng Quảng Ninh, Tuyên Quang, Việt Trì,...
Từ khi thành lập đến năm 1967, Công ty có sự thay đổi lớn. Đó là vào năm 1965, Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.Công ty vận tải sông Hồng đổi tên thành Công ty Vận tải 204 và nhận thêm nhiệm vụ mới là vận chuyển lương thực cho liên khu V, phạm vi hoạt động từ bến Thuỷ trở ra.
Từ năm 1967 – 1968, do chiến tranh ác liệt, Cục Đường sông phân chia phương tiện thành các Xí Nghiệp:
Xí nghiệp Vận tải Đường sông 201 tại Ninh Bình;
Xí nghiệp Vận tải Đường sông 208 tại Hải Phòng;
Xí nghiệp Vận tải Đường sông 204 tại Hà Nội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp Vận tải Đường sông 204 lúc đó là chở than cho một số Nhà máy điện, lương thực cho Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh Phúc.
Năm 1983 khi đất nước hoà bình, để phù hợp với tình hình sản xuất, Xí nghiệp vận tải Đường sông 204 được đổi thành Công ty Vận tải Đường sông I. Cho đến ngày 23/4/1999 theo quyết định số 966/1999/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc: Đổi tên Công ty Vận tải Đường sông I thành Công ty Vận tải Thuỷ I, trực thuộc Tổng Công ty Đường sông miền Bắc – Bộ Giao thông Vận tải với các đơn vị thành viên gồm:
Xí nghiệp Cơ khí Thuỷ Mạo Khê;
Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Thượng Trà - Hải Hưng;
Xí nghiệp Cơ khí Thuỷ và bốc xếp Hà nội;
Trung tâm Cơ khí Hà Nội.
2. Công ty có những chức năng, nhiệm vụ sau:
Chức năng chính của Công ty là vận tải hàng hoá, vật tư theo nhu cầu vận chuyển thuê của các tổ chức hoặc cá nhân, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất Công - Nông nghiệp, xây dựng cơ bản và tiêu dùng của nhân dân, phù hợp với chức năng được Nhà nước quy định và pháp luật hiện hành.
Bên cạnh những chức năng cơ bản này, Công ty còn thực hiện các hoạt động sửa chữa lớn nhỏ và bảo dưỡng địng kỳ đối với các phương tiện vận tải của Công ty nhằm nâng cao nâưng suất phương tiện.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty :
Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quyết định thành lập;
Quản lý và sử dụng vốn theo chế độ quy định hiện hành, có hiệu quả bao gồm cả vốn do Nhà nước cấp và vốn tự có;
Tự trang trải về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi;
Tuân thủ các hợp đồng kinh tế đã ký kết thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty ;
Nắm bắt nhu cầu trên thị trường để cải tiến phương thức kinh doanh , khai thác tiềm năng sẵn có của Công ty ;
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động vận tải và sản xuất .
Các đơn vị dịch vụ
Xí nghiệp Sửa chữa tàu
sông Hồng
Giám Đốc
Phó giám đốc vận doanh
P.pháp chế
Phòng vật tư
Phòng hành chính
Phòng KHCN
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
P.tổ chức LĐ-TL
Phòng điều độ
Ban đại lý Xi măng
BCH
đội vận tải
Đội
cơ
giới
Các trạm và chi nhánh vận tải
Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Mạo Khê
Xí nghiệp sửa chữa tàu sông Thượng Trà
Xí nghiệp khai thác vận tải vật tư
Trung tâm
cơ khí
Phó giám đốc nội chính
Cơ cấu tổ chức của công ty (Xem bảng 1) :
Nguồn : phòng tổ chức
Đặc điểm bộ máy tổ chức của Công ty vận tải Thuỷ I
Trong Công ty, Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước về hoạt động của Công ty mình.
Hai Phó giám đốc vận doanh và nội chính giúp đỡ và chịu trách nhiệm với giám đốc trong việc ra một số quyết định, điều hành trực tiếp các phòng ban và các xí nghiệp thành viên.
Các phòng chức năng trực trực tiếp giúp việc Ban giám đốc( Giám đốc và hai phó giám đốc) về các nhiệp vụ chuyên môn. ở mỗi phòng ban đều có trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên thừa hành.
- Phòng pháp chế : Có nhiệm vụ giải quyết vấn đề liên quan đến pháp luật.
- Phòng TC- LĐ - TL:Có nhiệm vụ giải quyết vấn đề về nhân sự, chế độ chính sách đối với người lao động.
- Phòng tài vụ: có nhiệm vụ giải quyết vấn đề tài chính của toàn Công ty .
- Phòng KH – CN: Cải tiến áp dụng những sáng kiến KHKT vào sản xuất .
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ XD các định mức sửa chữa, phương tiện thuỷ, đồng thời thanh quyết toán sản phẩm sửa chữa.
- Phòng vật tư: Tổ chức việc XD định mức vật tư,tiêu hao,nguyên nhien vật liệu cho phương tiện vận tải,cho sửa chữa phương tiện vận tải.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ nhận văn bản,hồ sơ,chứng từ,công văn,điện tín, điện thoại từ cơ quan cấp trên và các tổ chức liên quan.
- Phòng điều độ vận tải: Có nhiệm vụ KD,thương vụ tìm kiếm khách hàng.
- Ban đại lý xi măng : Kinh doanh xi măng chinphon.
- Đội cơ giới:Điều hành cẩu xếp dỡ và trục đắm cho Công ty và bên ngoài Công ty .
- Ban chấp hành đội vận tải : có nhiệm vụ điều động và thực hiện lệnh sản xuất .
Các đơn vị vận tải có trách nhiệm vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng theo đúng lịch trình do phòng vận tải ( phòng điều độ) đưa ra.
Các đơn vị dịch vụ có chức năng tạo thêm việc làm cho người lao động .( bốc xếp, bổ sung người vào ban đại lý Ximăng...)để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Tại các xí nghiệp thành viên cũng tổ chức bộ máy xí nghiệp nhưng tuân thủ các quy tắc của Công ty và chịu sự quản lý, thực thi các quyết định của Ban giám đốc. Họ cũng có trách nhiệm tham mưu, góp ý với Ban giám đốc để đưa ra các quyết định có chất lượng cao, hợp lý và phù hợp với các đặc điểm riêng, cụ thể của xí nghiệp mình.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây :
bảng: 2 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây
TT
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 1998
Năm 1999
Năm2000
Thực hiện
%(98/99)
Thực hiện
%(99/98)
Thực hiện
%(00/99)
1
2
4
5
7
8
10
11
1
Năng lực vận tải
Cv
Tpt
7.590
38.200
102,4
97,9
7.305
39.200
96,2
102,6
8.705
36.600
110,5
93,36
2
Khối lượng hàng VC
Tkm
126.253.280
73,3
106.969.542
84,7
134.603.690
125,8
3
Doanh thu SXKD:
-Vận tải , bốc xếp,...
-KD Ximăng
Triệu đồng
-
-
34.049.922
32.897.090
87,8
89,6
60.614.657
28.386.881
32.227.886
178
86,05
80.820.767
36.042.233
44.778.534
133,3
126,9
138,9
4
Chi phí SXKD:
-Vận tải
-KD Xi măng
Triệu đồng
-
-
34.023.868
33.196.598
90,5
90,86
60.936.259
29.179.655
31.756.604
179,1
87,89
80.333.231
35.930.215
44.403.016
131,8
123,05
139,8
5
Lợi nhuận lãi(+), lỗ(-)
Triệu đồng
+ 26,054
2,208
+3.712.341
142.486,4
+5.054.656
136,2
6
Thu nhập b/q
đ/n/tháng
728.890
97,07
705.000
96,72
761.900
108,07
7
Đầu tư XDCB
Triệu đồng
5.165.400
77,6
3.739.244
72,23
4.640.813
124,1
8
Sửa chữa hoàn cải, đóng mới phương tiện:- Tàu
- Sà lan
Chiếc
Cv
Chiếc
Cv
24
3.240
112
20.600
96
96
65,88
66,6
10
1.350
80
15.900
41,6
41,6
71,4
77,18
9
1.265
78
14.480
90
93,7
97,5
91,07
Nguồn : Phòng kế toán
Nhìn vào biểu bảng ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không có những biến động lớn, thể hiện sự ổn định và có nhịp độ tăng trưởng trung bình trong hoạt động sản xuất kinh doanh :
Năng lực vận tải : ổn định qua các năm.
Doanh thu tăng dần: Năm 1998/ 1997 tăng 87,8%;
Năm 1999/1998 tăng 178%;
Năm 2000/1999 tăng 133,3%.
Lợi nhuận: Lý do chính dẫn đến lợi nhuận thấp là do các mặt hàng vận chuyển truyền thống của Công ty giảm sút mạnh nên phải chiến tranh với nhiều lực lượng vận tải với ưu thế cạnh tranh riêng mới xuất hiện như: Các đoàn tàu của nghành điện, nghành than của các địa phương và tư nhân. nhưng đến năm 1999 Công ty được khấu trừ thuế giá trị gia tăng lên sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí cộng giá trị gia tăng được khấu trừ thì lợi nhuận của Công ty đạt được 3.712.341.000đ, đến năm 2000 đạt được 5.054.656.000đ.
Thu nhập bình quân: Đời sống của cán bộ công nhân viên nói chung là ổn định.
Về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Công ty mau và thực hiện đầy đủ với 100% công nhân viên chức trong doanh nghiệp .
5 . Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới :
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường Công ty VTT I cũng gặp ít nhiều khó khăn,tuy nhiên cũng tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty môi trường rèn luyện mới, khắc nghiệt hơn.Chính vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý của công ty không ngừng đổi mới phương thức quản lý, tìm tòi sáng tạo, bảo đảm công ăn việc làm cho đội ngũ nhân viên và đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành vận tải.Tuy nhiên, trong những năm tớiđối với Công ty vận tải là cả một khó khăn và thử thách lớn đòi hỏi sự cố gắng,nỗ lực của toàn cán bộ công nhân viên Công ty và một chiến lược phát triển đúng đắn.
Trên tinh thần đó Công ty đã đề ra một số chiến lược phát triển:
Củng cố và duy trì thị trường hiện có của Công ty trong đó bao gồm các mặt hàng chủ yếu: Than,Cát,Ximăng.
Thực hiện các hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm thị trường mới, tập trung chủ yếu vào thái độ phục vụ khách hàng và cước phí vận chuyển.
Chú trọng hơn nữa vào thị trường vận tải phía Nam,nơi có nguồn hàng dồi dào để nâng cao sản lượng và vận chuyển có lãi.
Thực hiện tốt việc hoàn thiện bộ máy quản lý nâng cao nghiệp vụ,kinh nghiệm điều khiển tàu cho các thuyền viên,giảm các vụ tai nạn thuỷ.
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh vận tảI tạI Công ty Vận tảI thuỷ I :
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải tại công ty:
Về cơ sở vật chất máy móc thiết bị:
* Về cơ sở vật chất của Công ty hiện nay gồm 2 toà nhà 3 tầng trên một diện tích đất hơn 4000m2 được xây dựng cách đây 20 năm. Thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế hành chính, tổ chức lại văn phòng công ty gọn nhẹ, do đó việc sử dụng một khu văn phòng quá lớn rất lãng phí.
Để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có ở 2 khu văn phòng,Công ty chủ trương thành lập 1 Trường trung học phổ thông dân lập và dạy nghề tại khu văn phòng hiện nay.
* Về máy móc thiết bị:
Cty có 4 kho nổi chứa nguyên liệu tại Hải Phòng, Mạo Khê, Phả Lại, Cầu Đuống. Đội tàu gồm 58 đoàn tàu gồm các loại tàu kéo,tàu đẩy, xà lan 1.500 tấn, 400 tấn, 800 tấn, 1000 tấn... do Công ty trực tiếp quản lý.Ngoài ra còn có trang thiết bị sau đây:
+ Neo, xích,dây cáp, dây dứa, nilông.
+ Trang bị cứu sinh: phao tròn, phao cá nhân...
+ Trang bị cứu hoả: Bạt cứu hoả,bình cứu hoả...
+ Trang bị ám hiệu, tín hiệu:gồm đèn pha, đèn xanh đỏ,còi điện...
+ Trang bị sinh hoạt: giường tủ cá nhân, đài, TV...
+ Trang thiết bị sửa chữa máy: kìn, mỏ nết,clê...
Cty áp dụng thưởng phạt sử dụng vận tải quá liên hạn sử dụng: ắc quy, bạt che hàng.Cty còn trang bị điện thoại di động, bộ đàm, Ti vi, quạt điện.., máy phát điện.
Trang bị sinh hoạt: bát đũa, xoong...Cty thanh toán bằng tiền 6 tháng 1 lần đỡ mất thời gian của các nhân viên thuyền viên.
. Về khách hàng (thị trường), đối thủ cạnh tranh của Công ty:
* Về khách hàng:(Thị trường)
Là một DNNN trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với những đặc trưng mới nên Công ty đã gặp phải nhiều khó khăn. Quan hệ cung cầu mất cân đối, sức tiêu thụ của thị trường đang trong giai đoạn giảm sút, trong khi đó nhiều lực lượng vận tải với những ưu thế cạnh tranh riêng mới xuất hiện như các đoàn tàu của ngành điện , ngành than, của các địa phương và tư nhân đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cho nên Công ty đã phải nghiêm khắc khắc phục những thiếu sót trong việc chấp hành các quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sửa chữa phương tiện vận tải và còn mạnh dạn thực hiện các chương trình khoa học công nghệ do đó đã có tác dụng to lớn trong việc cạnh tranh, thu hút khách hàng bên ngoài.
Công ty còn thực hiện một số hoạt động trước vận tải , nghiên cứu thị trường các loại sản phẩm hàng hoá để khi có hợp đồng vận chuyển về hàng hoá đó mà bên thuê chưa có nguồn hàng thì Công ty căn cứ vào các nghiên cứu trên sẽ tìm ra nguồn hàng rẻ nhất để mua và vận chuyển cho khách hàng.
Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty trải rộng ở miền Nam và miền Bắc. Nhưng hiện nay Công ty chủ yếu hoạt động tại miền Bắc.
Công ty thường vận chuyển vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trọng điểm như: nhà máy Điện Phả Lại II và các khu công nghiệp mơí khác tại các Tỉnh với các mặt hàng: cát, sỏi, xi măng, sắt thép,...Công ty còn vận chuyển Than cám cho các nhà máy nhiệt Điện như: Nhà máy điện Phả Lại, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy điện Ninh Bình- Và một số nhà máy công nghiệp khác như là: nhà máy Đường, nhà máy Dệt nhà máy Hoá chất, nhà máy Ximăng, nhà máy Giấy Bãi Bằng,...Còn Than cục phục vụ cho các Nhà máy Cao su, mhà máy Phân đạm và một số nhà máy khác.
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị vận tải khác để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Củng cố và duy trì thị trường hiện có của Công ty trong đó bao gồm các mặt hàng chủ yếu: than, cát, ximăng. Thực hiện các hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm thị trường mới, giảm chi phí và cước phí vận chuyển.
* Về đối thủ cạnh tranh của Công ty:
Hiện nay Công ty Vận tải Thuỷ I có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở các tỉnh như: Công ty vận tải Thuỷ Ninh Bình, Công ty vận tải Thuỷ Phú Thọ, Công ty vận tải Thuỷ Hải Dương Công ty vận tải thuỷ Hải Phòng,... .Và các nghành vận tải địa phương - và tư nhân như: Doanh nghiệp tư nhân Dũng Hoa, Doanh nghiệp tư nhân Tường Lâm.
Một vấn đề rất khó khăn cho Công ty là giá cước vận chuyển ngày càng giảm, do tư nhân cạnh tranh rất mạnh vào hầu hết các mặt hàng Công ty đang vận chuyển. Do đó trong quá trình điều hành sản xuất, Công ty và các chi nhánh phải thật nhậy bén, tích cực các mặt hàng có năng suất cao để bù đắp giá cước thấp.
Để duy trì quan hệ tốt với khách hàng quen thuộc và khai thác thêm các nguồn hàng mới, phòng Điều độ vận tải cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ ở các đoàn tàu, nghiêm khắc với các hiện tượng vô trách nhiệm làm mất uy tín của Công ty, thực hiện chủ trương linh hoạt về giá cước, khối lượng hàng hoá, bến bãi và đội hình vận chuyển, tìm cách khắc phục khó khăn thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng về bảo quản và giao nhận hàng hóa.
1.3. Về dịch vụ
Công ty phần chính là vận tải hàng hoá, vật tư cho các cá nhân và các tổ chức có nhu cầu vận chuyển thuê, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất công - nông nghiệp xây dựng cơ bản và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các mặt hàng chuyên chở chủ yếu của Công ty: Than, Cát, Ximăng .... Ngoài ra còn có các hàng hoá phụ khác như là: Sỏi, Container, Clanker, Bột đá Bột giấy, Quặng, Sô đa, v.v...
Bên cạnh hoạt động kinh doanh này Công ty còn thực hiện các hoạt động sửa chữa lớn, nhỏ và bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo tốt việc đóng mới phương tiện vận tải thuỷ nhằm nâng cao năng suất phương tiện của Công ty và các yêu cầu của công ty.
1.4. Đặc điểm về quy trình vận chuyển .
Quy trình vận chuyển là toàn bộ các thao tác của hoạt động vận tải nhằm đưa một số sản phẩm hàng hoá từ một địa điểm ban đầu tới một nơi đã được xác định sẵn theo yêu cầu của người thuê. Quy trình vận chuyển bao gồm cả 2 thao tác cơ bản là thao tác bốc xếp và thao tác trở hàng .
-Thao tác xếp - dỡ: Thao tác này được xem là thao tác hoạt động bốc hàng lên phương tiện tại cảng đi và dỡ hàng xuống tại cảng đến.
-Thao tác chuyên chở: bao gồm tất cả các hoạt động bên ngoài các hoạt động tại cảng; chạy có hàng, chạy không hàng, chờ qua cầu.. .
Trong vận tải thuỷ hoặc vận tải nói chung nhiều khi phải điều động phương tiện từ bến đỗ tới nơi nhận hàng sau đó mới chở tới đích. Khi chạy không hàng phương tiện không tạo ra sản phẩm mà vẫn tiêu tốn các chi phí xấp xỉ như khi có hàng. Điều này làm tăng giá thành vận chuyển. Chính vì vậy việc kết hợp giữa thời gian chạy có hàng và thời gian không hàng là rất cần thiết nhằm mục tiêu giảm giá thành vận tải cho Công ty .
Quy trình vận chuyển tổng quát của Công ty
Chạy rỗng từ bến đỗ tới cảng đi
Chạy rỗng từ cảng đến về
Dỡ hàng tại cảng đến
Chở hàng đi
Bốc hàng lên tàu tại cảng đi
Khi gặp thời tiết không thuận lợi thì từng loại thời gian trong thời gian quay vòng sẽ được điều chỉnh để tăng thêm
Ví dụ : Tàu đẩy 135 cv- 600 tấn có tốc độ - Chạy trên biển là 5,45 km/h,Chạy xuôi dòng là 8,65 km/h,Chạy ngược dòng là 3,8 km/h. Thì tổng thời gian quay vòng trên tuyến Hà Nội- Hòn Gai là 11 ngày.Từ đó căn cứ vào chiều dài quãng đường xác định được thời gian chạy có hàng, không hàng. Các thời gian khác được tính theo tỷ lệ so với thời gian chạy.
Biểu 3: một số tuyến hàng và định mức thời gian quay vòng được cho theo số liệu sau:
Tuyến hàng
Cự li (km)
Loại tàu
Trọng tải(tấn)
Có hàng (ngày)
Chạy
Không hàng
(ngày)
Xếp hàng (ngày)
Dỡ hàng (ngày)
Thời gian khác (ngày)
Cộng (ngày)
1.HG-HN
195
135
600
800
4
4,5
2,5
3
2
2
2,5
2,5
-
0,5
11
12,5
2.HG-Sơn Tây
229
185
800
1000
4
5
2,5
3
2
2
2,5
2,5
0,5
0,5
11,5
13
3.HG-HThạch
72
135
800
1000
1
1
1
1
2
2
2,5
2,5
-
0,5
6,5
7
4.TQ-HP
311
185
800
1000
3
3,5
4,5
5,5
2,5
2,5
2,5
2,5
-
0,5
12,5
14,5
5HL- NB
265
135
185
400
800
3
4
2,5
3
1,5
2
2
2,5
-
-
9
11,5
Nguồn : Sổ theo dõi phương tiện vận tải
Đặc điểm về phương tiện vận tải của Công ty:
Đặc điểm về phương tiện vận tải tác động tới giá thành vận tải ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0370.doc