Lời mở đầu
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May Nhân Đạo - Trí Tuệ được thành lập vào tháng 01/1994.
Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây quy mô sản xuất cũng như năng suất chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được mở rộng và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong khoảng thời gian thực tập 8 tuần tại công ty nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty giám đốc Nguyễn
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động sản Xuất kinh doanh Công ty TNHH Nhân Đạo Trí Tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân Vượng cùng các anh chị trong phòng kỹ thuật đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tìm hiểu quá trình sản xuất thực tế của sản phẩm may mặc qua các công đoạn sản xuất. Đó là những kiến thức rất quan trọng bổ ích, là hành trang cho tương lai khi bước vào làm việc thực tế sản xuất.
Do thời gian có hạn cùng với những kiến thức thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của qúy Công ty và các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và toàn thể ban lãnh đạo Công ty May Nhân Đạo - Trí Tuệ đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2005.
Sinh viên thực tập
Lại Thị Thao
phần a. đại cương
I. Sự ra đời và phát triển của ngành may Việt Nam
Quần áo (trang phục) xuất hiện từ khi loài người sống thành bày, đàn ở trong hang sâu và đặc biệt biết dùng lửa cho sinh hoạt trong thời kỳ này mục đích chính của quần áo là bảo vệ có thể chống lại các tác động của thiên nhiên, của thời tiết.
Những kiểu trang phục ban đầu rất đơn giản thô sơ thường chỉ là các lá cây, vỏ cây.
Ban đầu động lực phát triển của quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng cho thấy quần áo phát triển ở các vùng khí hậu khắc nghiệt và chậm phát triển ở những vùng có khí hậu ôn hoà. Cho tới ngày nay khi khoa học kĩ thuật, trình độ văn hoá xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì bên cạnh chức năng bảo vệ cơ thể trang phục còn mang ý nghĩa xã hội, thẩm mỹ.
Trang phục làm cho cơ thể đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Quần áo có tác dụng che đi những khuyết điểm của cơ thể và khoe ra những vẻ đẹp trên cơ thể. Trang phục đã trở thành đối tượng người sử dụng nó phản ánh tính dân tộc và sự văn minh. Ngoài ra trang phục khác nhau đặc trưng cho tôn giáo, lứa tuổi, giới tính, đẳng cấp trong xã hội của mỗi vùng, mỗi dân tộc trong thời kỳ đó.
Ngày nay nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày một phát triển và nhu cầu về ăn mặc của con người cũng ngày một nâng cao. Để đáp ứng vào thoả mãn nhu cầu đó ngành may mặc đã ra đời. ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… ngành công nghiệp may ra đời từ những xưởng may nhỏ, thiết bị thô sơ, lạc hậu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp may mặc trên thế giới đã không ngừng phát triển và lớn mạnh đã dần thay thế những trang thiết bị hiện đại loại bỏ những trang thiết bị thủ công lạc hậu. Ngày nay nền công nghiệp may mặc trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chính trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam.
Tuy ngành may mặc còn non trẻ song cũng có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
ở nước ta, thời kỳ thực dân Pháp đô hộ ngành dệt ra đời và cũng xuất hiện may. Tuy thời kỳ này còn lạc hậu, sơ sài nhưng cũng xuất hiện những cửa hiệu may mang tính cá thể. Sau hoà bình lập lại 1954 Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển ngành may từ các tổ hợp cho đến các xí nghiệp may.
Trong những năm gần đây, ngành may Việt Nam liên tục đầu tư mới trang thiết bị và phát triển với tốc độ cao. Nếu như năm 1993 cả nước mới đạt 41 triệu sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt 310 triệu USD thì đến năm 1996 sản lượng may xuất khẩu đạt 110 triệu sản phẩm với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 800 triệu USD (tăng 2,7 làn về sản lượng và 2,6 lần về kim ngạch xuất khẩu).
Năm 1998, sản phẩm may xuất khẩu đạt 160 triệu sản phẩm với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD (tăng 1,5 lần so với năm 1996).
Năm 1999 và năm 2000 ngành may xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, theo đánh giá của tổng công ty dệt may năm 2000 ngành triệu sản phẩm với kim ngạch ước đạt từ 1,4 tỷ đến 1,6 tỷ USD.
Gần đây nhà nước ta đã ký hiệp định bổ sung, điều chỉnh tăng hạn ngạch hàng may mặc vào thị trường EU, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ, vì vậy chính phủ đang khuyến khích các ngành, các địa phương đầu tư, phát triển ngành may mặc xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm cho người lao động.
Mục tiêu đến năm 2005, toàn ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đầu tư đưa tổng số máy may công nghiệp lên 350.000 đến 400.000 máy, thu hút từ 500.000 đến 600.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 đến 3,8 tỷ USD.
II. Cơ cấu quản lý Công ty
* Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ được thành lập vào ngày 28/01/1994 với ngành nghề kinh doanh và sản xuất các sản phẩm may mặc. Từ năm 1994-1999 công ty chủ yếu nhận các đơn đặt hàng của các cá nhân và tổ chức trong nước để sản xuất các loại sản phẩm may mặc. Từ năm 2000 Công ty mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nên đã xuất khẩu các sản phẩm may mặc sang thị trường như Đài Loan, Hàn Quốc, EU… Các sản phẩm chính của Công ty là áo sơ mi, quần âu, áo Jacket và các loại sản phẩm may mặc khác. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty chủ yếu là hoạt động gia công quốc tế.
Kể từ khi thành lập đến nay sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ không ngừng phát triển, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:
- Doanh thu năm 1999: 3.178.000.000đ
- Doanh thu năm 2000: 8.284.000.000đ
- Doanh thu năm 2001: 20.283.000.000đ
Tạo việc làm và có thu nhập ổn định cho 200 lao động với mức lương bình quân 500.000đ/tháng/người.
Sau 11 năm hoạt động, bộ máy quản lý điều hành sản xuất của Công ty đã trưởng thành và ổn định, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề vững, đủ khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phức tạp luôn được khách hàng yên tâm tin tưởng. Công ty đã tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, có quan hệ tốt với bạn hàng sản xuất ổn định, đủ việc làm cho người lao động.
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ có diện tích 2654 m2 trong đó có:
- 1299m2 đất để xây dựng công trình.
- 1355m2 đất để làm đường quy hoạch, không được xây dựng công trình.
Về trang thiết bị máy móc, nhà xưởng gồm có 2 xưởng sản xuất:
- Nhà xưởng sản xuất số 1: 5 tầng diện tích 2.800m2 bố trí:
+ Tầng 1 (tầng hầm) kho nguyên liệu, vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ liệu đầu vào cho xưởng may số1), kho thành phẩm cho xưởng may số 1.
+ Tầng 2: Xưởng cắt, thiết kế
+ Tầng 3, 4, 5: Xưởng may số 1 gồm 8 dây chuyền may và các thiết bị phục vụ.
- Nhà xưởng số 2: gồm 2 tầng diện tích 1.800m2.
+ Tầng 1: Kho nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ kiện đầu vào cho xưởng may số 2) kho thành phẩm cho xưởng may số 2 và khu điều hành sản xuất.
- Tầng 2: Xưởng may số 2 gồm 2 dây chuyền và các thiết bị phục vụ.
* Về đầu tư đổi mới và mở rộng sản xuất
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ trong những năm gần đây không ngừng đổi mới về các trang thiết bị máy móc mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao.
Hiện nay mặt hàng của Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ đã và đang được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, quần kaki, áo jacket, quần gió… Công ty xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các thị trường Đài Loan, Đức, Séc, Hàn Quốc, EU, Mỹ…
Hiện nay thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng. Đầu năm 2005 Công ty đã ký kết hợp đồng xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường Mỹ với giá trị hợp đồng là 200.000 USD. Đây là một cơ hội lớn để Công ty mở rộng trong xuất khẩu của mình, tạo uy tín trên thị trường Mỹ.
Số lượng sản phẩm tăng, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng được thị trường khó tính như EU, Mỹ… hệ thống quản lý chất lượng của công ty ngày một nâng cao.
Qua 11 năm hình thành và phát triển công ty TNHH may nhân đạo Trí Tuệ không ngừng đổi mới môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đáp ứng đúng tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường lao động do Nhà nước quy định.
Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, tăng lãi tích luỹ cho doanh nghiệp phát triển thêm nguồn vốn.
Xây dựng tốt các phong trào đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, chống các tệ nạn xã hội… đạt nhiều thành tích xuất sắc.
Để có những thành tích như trên ngoài sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và sự chỉ đạo sâu sắt thường xuyên liên tục của các lãnh đạo Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, các cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đó còn là sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng trong và ngoài nước, là sự giúp đỡ của các Công ty bạn bè trong và ngoài nước, là sự giúp đỡ của các công ty bạn bè trong ngành giúp đỡ. Đó là sự chia sẻ hợp tác của các công ty cung ứng thiết bị dụng cụ máy móc, nguyên liệu, các công ty tư vấn thiết kế.
Trong những dòng giới thiệu ngắn ngủi này nói về 11 năm của một công ty tôi nghĩ rằng còn thiếu sót rất nhiều.
Nếu có điều kiện xin các bạn hãy về thăm Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ một gương mặt mới đầy triển vọng trong ngành maymặc Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
III. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ quản lý theo hình thức tập trung và hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và ban lãnh đạo Công ty.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và phân phối cấp quản lý ở
Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ
Giám đốc Công ty
P.Giám đốc Công ty
Tổ chức kiến thiết
xây dựng
P.Giám đốc sản xuất
Quản đốc phân xưởng
Tổ là
Thợ điện, thợ sửa máy lao công
Phòng kế toán hành chính đời sống
Phòng kỹ thuật KCS
Tổ kinh doanh giới thiệu sản phẩm
Tổ cắt
Tổ 1
Tổ 2
Kế hoạch vật tư kho tàng bảo vệ
Tổ 3
Tổ 4
Tổ đóng gói
Tổ chuyên dùng
* Giám đốc Công ty (Nguyễn Xuân Vượng) là người đứng đầu bộ máy quyết định mọi việc điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch và chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và các luật định hiện hành, bảo toàn và phát triển triệt để tôn trọng nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với các tổ chức tín dụng trong quan hệ tín dụng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, các nghĩa vụ với người lao động.
* Phó giám đốc
Giúp việc cho Giám đốc phụ trách khâu sản xuất kỹ thuật
Phó giám đốc sản xuất
Phụ trách toàn bộ các phòng ban, thuộc khối sản xuất trong Công ty như: phân xưởng sản xuất dây truyền, phòng kỹ thuật KCS, kế hoạch vật tư, kho tàng bảo vệ. Hoàn thành tốt công việc của mình.
- Lập kế hoạch sản xuất khi có các mã hàng mới, trù bị vật tư, cân đối trong kho và phải có kế hoạch chuẩn bị cho sản xuất
- Quản lý hành chính, tổ chức họp giao ban theo định kỳ khi vắng giám đốc hoặc phó giám đốc thúc đẩy các bộ phận hoàn thành tốt công việc được giao.
* Phòng kỹ thuật.
- Thiết kế đúng quy cách theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo các thông số kỹ thuật nhanh chóng ra hàng mẫu, hướng dẫn công nhân may theo yêu cầu. Nếu bộ phận nào làm sai, bộ phận đó phải chịu trách nhiệm.
- Phải có tác nghiệp, yêu cầu tỉ mỉ phổ biến xuống phân xưởng và các tổ sản xuất thực hiện theo yêu cầu của khách hàng để công nhân nắm bắt rõ ràng khi bắt đầu vào giải truyền.
- Khâu kiểm hoá KCS, kiểm hoá dựa theo yêu cầu của khách hàng và hàng may mẫu để kiểm tra phản ánh kịp thời các khuyết tật trên sản phẩm với kỹ thuật dây chuyền và các tổ trưởng quản lý sản xuất cùng hướng dẫn công nhân sửa lại các khuyết tật đó để tránh xảy ra hàng loạt.
- Ghi chép sổ Nhật ký (sổ tay kỹ thuật) sản xuất hàng ngày tỉ mỉ, rõ ràng số hàng đạt tiêu chuẩn, không đạt tiêu chuẩn và số lượng kiểm hoá hàng ngày để theo dõi kế hoạch sản xuất và báo cáo trong các cuộc họp giao ban của Công ty. Hàng ngày đạt tiêu chuẩn, khách hàng có khiếu nại về chất lượng kiểm hoá thì KCS phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Trưởng phòng kỹ thuật phải quản lý và nhận xét quá trình sản xuất các mã hàng báo cáo trước cuộc giao ban của Công ty
* Quản đốc phân xưởng
- Chịu trách nhiệm quản lý 4 tổ sản xuất chính trong dây chuyền và các tổ chức trực thuộc khác.
- Phải có kế hoạch nâng cao tay nghề cho công nhân viên chức tuyên truyền giáo dục thúc đẩy năng suất lao động có hiệu quả, chất lượng sản phẩm theo quy cách yêu cầu tác nghiệp của phòng kỹ thuật.
Quản lý công nhân đi làm đúng giờ theo quyđịnh. Thực hiện các quy trình, quy phạm của Công ty đề ra.
- Quản lý các tổ chức thực hiện công tác ghi chép sổ Nhật ký sản xuất (sổ tay kỹ thuật).
- Thâu tóm các vấn đề sản xuất các vấn đề tồn tại của đơn vị mình, báo cáo trước cuộc họp giao ban của Công ty.
* Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất.
- Quản lý công nhân của mình thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty đề ra như giờ làm việc, trang thiết bị đã được cấp phát.
- Phải có trách nhiệm phổ biến từng công nhân biết tác nghiệp sản xuất, yêu cầu của khách hàng mà phòng kỹ thuật đã tác nghiệp trước khi giải chuyền hướng dẫn công nhân thực hiện.
- Phân bổ công việc đúng người, đúng việc để công nhân hoàn thành tốt các công đoạn theo tay nghề của mình, đặt năng suất và chất lượng hàng hoá, tránh tình trạng làm nhanh, làm ẩu.
- Ghi chép sổ Nhật ký làm việc rõ ràng theo hướng dẫn của sổ báo cáo các tình hình sản xuất của tổ mình trước cuộc họp của Công ty.
* Các tổ chức thuộc (tổ cắt, tổ là, tổ chuyên dụng, tổ làm sạch đóng gói)
- Phải làm tốt các công việc của mình khi có tác nghiệp sản xuất của Công ty và Quản đốc phân xưởng.
- Quản lý nhân lực của tổ mình.
- Ghi chép sổ Nhật ký sản xuất hàng ngày đều đặn theo hướng dẫn của sổ.
Phần B . Đại cương
Quá trình sản xuất tại các công đoạn
I. Công đoạn chuẩn bị nguyên phụ liệu
1. Vai trò và nhiệm vụ của khi nguyên phụ liệu
* Chức năng: Tiếp nhận, chuẩn bị các nguyên liệu đảm bảo số lượng đồng bộ để thu cấp cho các công đoạn sản xuất chính theo các đơn hàng và hạch toán tiêu hao nguyên liệu cho từng mã hàng cụ thể:
* Nhiệm vụ: Tổ chức tiếp nhận kiểm tra xác định lại số lượng chất lượng của các loại nguyên phụ liệu cần trong sản xuất cho từng mã hàng.
- Phân loại bảo quản cấp phát để sản xuất các mặt hàng đạt năng suất cao, chất lượng tốt tiết kiệm nguyên liệu hạ giá thành sản phẩm.
2. Sơ đồ tổ chức phòng vật tư
Trưởng phòng
Nhân viên giao nhận vật tư hàng hóa
Lái xe
Thủ kho phụ kho
Viết hóa đơn xuất kho và làm lương phòng
Nhân viên
thống kê
Nhân viên
KCS
Nhân viên
bốc xếp
3. Chức năng và nhiệm vụ của công nhân viên phòng vật tư
a. Trưởng phòng
*Chức năng: Là đại diện cao nhất của đơn vị có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ của phòng, có kế hoạch triển khai, phân công để các bộ phận trong phòng thực hiện
- Theo dõi đôn đốc kiểm tra toàn đơn vị việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cán bộ công nhân viên trong phòng đề xuất.
- Nghiên cứu đề xuất với giám đốc những vấn đề mới phát sinh thuộc các lĩnh vực mà phòng quản lý.
b. Nhân viên giao nhận vật tư hàng hóa
* Chức năng: Mua sắm, giao nhận vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất.
* Nhiệm vụ:
- Nhận nguyên phụ liệu may do khách hàng gửi tới.
- Mua sắm vật tư hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Xuất trả khách hàng sản phẩm đã sản xuất xong.
- Giao nhận các dịch vụ khác như: in, thêu, sản phẩm mẫu, hàng giặt.
* Quyền hạn:
Đề xuất với trưởng phòng những biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc phần việc được phân công.
c. Nhân viên Lái xe.
* Chức năng: Lái xe vận chuyển vật tư hàng hoá và đưa cán bộ công nhân viên đi công tác.
* Nhiệm vụ: Lái xe vận chuyển nguyên phụ liệu may hoàn chỉnh trả khách hàng, hoặc lấy hàng về.
- Lái xe đưa đón cán bộ công nhân viên đi công tác
- Thường xuyên lai chùi, duy tu, bảo dưỡng xe nhằm giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn, thực hiện tốt kế hoạch vận chuyển cho Công ty.
* Quyền hạn: Đề xuất những biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc phần việc được phân công với trưởng phòng.
d. Thủ kho, phụ kho
* Chức năng: Nhập, xuất, bảo quản, quản lý toàn bộ vật tư hàng hoá trong kho nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng vật tư hàng hoá trong kho mình phụ trách.
* Nhiệm vụ: Nhận, nhập vật tư hàng hoá vào kho
- Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ kiểm tra số lượng, kết hợp với nhân viên KCS hoặc nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng vật tư hàng hoá nhập kho.
- Sắp xếp vật tư hàng hoá trong kho khoa học, gọn gàng, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy.
- Lưu kho, bảo quản vật tư, hàng hoá trong kho.
- Lập sổ sách, thẻ kho để theo dõi vật tư hàng hoá trong kho.
- Lập các báo cáo kiểm kê định kỳ gửi các phòng ban liên quan.
* Quyền hạn: Đề xuất với trường phòng cách giải quyết những vướng mắc vật tư, hàng hoá trong kho mình phụ trách.
e. Nhân viên viết hóa đơn.
* Chức năng: Lưu toàn bộ phiếu xuất kho và các hóa đơn, chứng từ mua bán vật tư hàng hoá. Viết phiếu xuất kho vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất.
* Nhiệm vụ:
- Viết phiếu xuất kho vật tư hàng hoá phục vụ cho việc sản xuất
- Viết phiếu xuất kho sản phẩm may giao cho khách hàng
- Báo ăn ca hàng ngày cho cán bộ nhân viên trong phòng
- Làm lương, thưởng hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong phòng.
* Quyền hạn: Đề xuất những vấn đề vướng mắc, biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc phần việc được giao với trưởng phòng
4. Quy trình sản xuất ở kho nguyên liệu
Tiếp nhận vật tư -> Dỡ kiện -> Kiểm tra số lượng, chất lượng -> Phân khổ, phân loại -> Bảo quản, cấp phát -> Hạch toán tiêu hao nguyên liệu -> Kiểm kê.
a. Tiếp nhận vật tư
* Mục đích: Nhằm sơ bộ ghi nhận các chủng loại, nguyên liệu theo từng đơn hàng thì xác định được lớp vải ngoài, lớp vải lót, chỉ và các phụ liệu khác.
* Vải sử dụng trong may công nghiệp được đóng gói theo 2 cách:
- Đóng kiện: Vải được gấp thành mép có số lượng mét và trọng lượng của kiện thuộc từng loại vải.
Khi tiếp nhận căn cứ vào ký hiệu của từng dữ kiện ghi trên bao bì. Kiện vải thường được bọc bằng bao tải dứa, túi li nông.
+ Trước khi nhập kho phải xem xét các giấy tờ hợp lệ, xem xét việc niêm phong hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
+ Cụ thể phải xem xét phiếu giao hàng trong phiếu giao hàng phải xem số GATV số chì xem có khớp với những số ghi trên contener không. Nếu đúng mới tiến hành mở cotener để nhập kho.
- Đóng cuộn tròn: Thường đối với các loại vải nhẹ, trơn bóng khổ rộng.
+ Khi nhận hàng phải có sự chứng kiến của :Người vận chuyển hàng hóa hoặc nhân viên giao nhận hàng đại diện nhà thầu phụ.
+ Thủ kho phối hợp với cán bộ mã hàng nhập kho nguyên liệu và phụ liệu trên cơ sở thực tế sau đó thủ kho ký vào các văn bản liên quan.
b. Dỡ kiện
* Mục đích: Để kiểm tra số lượng ở từng kiện, cuộn hàng và kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng như: màu sắc, chủng loại.
* Cách làm:
- Đối với vải đóng kiện: Mở đầu kiện có ghi lý lịch của cuộn hàng lấy lý lịch cuộn hàng đối chiếu, kiểm tra số tấn vải, số mét vải, màu sắc, không được tháo các đai ngang phải để nguyên kiện. Khi phát hiện số lượng thực tế không khớp với lý lịch cuộn hàng thì phải để nguyên kiện báo cho đơn vị cung ứng đến chứng nhận. Nếu không có sai lệch tiếp tục dỡ ra khỏi kiện để nguyên chỉ, ghim của từng tấm xếp ra phía hàng sau một thời gian nhất định mới tiếp tục kiểm tra số lượng, chất lượng vải.
- Đối với vải là cuộn tròn: Có thể kiểm tra thông qua trọng lượng hoặc xác định số lượng cụ thể ở công đoạn khác
c. Kiểm tra số lượng, chất lượng và vật liệu
* Kiểm tra phụ liệu (chỉ, cúc, khóa….) qua ký hiệu, màu sắc, thông số….
Đơn vị tính: chiếc, mét. Xác định số lượng thông qua đong, đo, đếm….
* Kiểm tra nguyên liệu:
- Mục đích: Xác định chính xác các kích thước của tấm vải, cuộn vải về chiều dài và chiều rộng, đánh giá phân loại chất lượng vải
- Chuẩn bị: Tài liệu kỹ thuật nội bộ, thước đo vải, kéo cắt vải, sổ theo dõi chất lượng nguyên liệu.
- Kiểm tra các ký hiệu về số lượng, màu sắc, thông số kỹ thuật trên cuộn nguyên liệu so với tài liệu xem đúng hay không.
Sau khi kiểm tra nếu thấy khớp với khách hàng gửi cho thì tiến hành đưa nguyên liệu vào máy mà kiểm tra về số lượng trên tem và số lượng thực tế, các lỗi trên cuộn nguyên liệu (loại trừ bông và dựng).
* Quy trình kiểm tra: chất lượng vải phân làm 3 loại A, B, C và căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng vải để đánh giá các chỉ tiêu phân loại vải chia làm 3 loại sau:
- Nỗi trên bề mặt vải do công nghệ dệt gây ra: nỗi sợi, rút sợi, bỏ sợi…
- Kiểm tra độ phai màu, đồng màu của vải thường được gọi là loang ố màu
- Kiểm tra về chỉ tiêu tính chất cơ lý hóa của vải như: thành phần sơ sợi, mật độ sợi, chỉ số sợi.
* Căn cứ vào các chỉ tiêu và mức độ sai lệch của các chỉ tiêu nói trên và phân loại khu vực trên bề mặt sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng quy định cho từng loại vải ta phân làm 3 loại vải
+ Loại A: Không mắc nỗi nào của 3 chỉ tiêu trên.
+ Loại B": Cho phép sai màu một cấp, các nỗi về công nghệ dệt mắc 1 nỗi nhẹ.
+ Loại C: Sai màu từ hai cấp trở lên, các nỗi về dệt vượt quá quy định loại B.
* Kỹ thuật kiểm tra
- Đối với vải đóng kiện: Xác định chiều dài tấm vải bằng cách đánh số mép gấp nhân với chiều dài của 1 mếp gấp.
Xác định khổ vải bằng cách lật 3 lớp vải đo lại 1 lần, đo vuông góc từ mép bên này sang mép bên kia sau đó lấy số đo hẹp nhất và số lần trung hợp của 3 lần đo làm khổ vải chung của cả tấm. Trong quá trình kiểm tra khổ vải kết hợp kiểm tra chất lượng vải, ở những vị trí khu vực có lỗi đánh dấu bằng phấn hoặc bằng eteket ->. Sau đó kết hợp phân loại vải A, B, C trên mỗi đầu tấm vải ghi lại chiều dài và khổ vải chính xác đã kiểm tra.
- Đối với vải đóng cuộn: Kiểm tra số lượng, chất lượng trên bàn (bàn dài từ 3 - 4m)hai đầu bàn có giá đỡ mặt bàn bằng kính.
* Phân khổ, phân loại bảo quản:
Để tiện cho việc cấp phát đảm bảo đúng yêu cầu màu sắc, khổ vải góp phần tiết kiệm vải sau khi kiểm tra số lượng, chất lượng phải phân loại và bảo quản cho từng mã.
Trong mỗi mã lại phân theo khổ vải màu sắc vải phải được bảo quản sao cho dễ thấy, dễ lấy không bị ẩm, mốc trong mọi điều kiện thời tiết và phải được xếp cách li với mặt đất 35cm, cách tường 1m rồi để nơi khô ráo thoáng mát.
d. Cấp phát vải: Theo bàn cắt căn cứ vào.
- Diện tích mẫu sơ đồ (dài x rộng) mẫu.
- Màu sắc của các lá vải trong sơ đồ
- Sau đó tiến hành cấp phát vải theo phiếu cắt.
VD: Mã 10-L5010S biết được chiều dài và rộng mẫu, kí hiệu lọai vải,k số lớp vải trên một bàn cắt. Khổ vải bao giờ cũng lớn hơn khổ mẫu từ 0,5 - 1m (không tính đường biên vải) và lên lựa chọn những tấm vải có chiều dài tương ứng với cấp số nhân của chiều dài để hạn chế đầu tấm. Bên cấp vải và bên nhận vải phải theo dõi ghi nhận chiều dài của các tấm vải để căn cứ vào đó tính toán sau mỗi lần cắt.
HBC = [(Dm +3)] x L + B
Trong đó: HBC: Lượng vải cần cấp phát cho một bàn cắt
Dm: Dài mẫu sơ đồ
3cm: Độ dư 2 đầu bàn cho phép
L: Số lớp vải quy định cho một bàn cắt
B: Phần trăm % hao phí đầu tấm thường từ 3 - 10%.
e. Hạch toán bàn cắt
- Mục đích: tính toán mức nguyên vật liệu tiêu hao cho mỗi bàn cắt. Căn cứ vào chiều dài của mẫu sơ đồ và lượng tiêu hao trong quá trình trải vải thu về kho từ công đoạn cắt tất cả các đầu tấm có ghi số lượng còn lại
HBCTT = Hnhận - Hcòn
HBCTT = [ (Dm+3) ] x L + Hsx
Trong đó : HBCTT: Lượng vải tiêu hao thực tế cho 1 bàn cắt
Hsx = 0,5 - 1%: Hao phí do sản xuất đòi hỏi
Sơ đồ mặt bằng phân xưởng kho nguyên liệu
21
20
19
18
17
16
15
14
13
12
Dãy dàn 11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Kê đầu tấm
cửa chính
Máy kiểm tra vải
Khu tập kết nguyên liệu kiện
Bàn làm việc phụ kho
Bàn làm việc thủ kho
Cửa phụ
Mã 10 - L150S
Người viết
Người kiểm tra
Người phê duyệt
Họ và tên
chữ ký
Công ty TNHH Nhân Đạo - Trí Tuệ
hướng dẫn quản lý kho
nguyên liệu
- Mã số
- Lần ban hành
- Ngày ban hành
STT
Loại nguyên liệu
Nơi để
Cách bảo quản
Ghi chú
1
Lót, nỉ, bông
Mễ
Xếp trên kệ gỗ
2
Vải chính
Dàn 1,2
Xếp trên giá sách
Dàn 3,4
Xếp trên giá sách
Dàn 5,6
Xếp trên giá sách
Dàn 11,12
Xếp trên giá sách
Dàn 13,14
Xếp trên giá sách
3
Lót lụa
Dàn 7,8
Xếp trên giá sách
4
Lót các loại
Dàn 9,19
Xếp trên giá sách
5
Vải tồn kho
Dàn 20,21
Xếp trên giá sách
6
Dựng
Dàn 10
Xếp trên giá sách
7
Đầu tấm
Mễ
Xếp trên kệ gỗ
…………..
………….
Phiếu nhập kho
Ngày….tháng…năm 200….
Mẫu số: 01-VT
Theo QĐ:1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Nợ………Số……………….
Có…….
Họ tên người giao hàng:………………………………………………….
Theo…………….số………ngày……..tháng…...năm….của……………
…………………………………………………………………………...
Nhập tại kho…………………………………………………………….
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
………………….
Cộng
Cộng thành tiền (bằng chữ)…………………………………………….
Nhập, ngày…..tháng….năm 200….
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
II. Công đoạn chuẩn bị kỹ thuật
1. Vai trò, nhiệm vụ của công đoạn chuẩn bị kỹ thuật
* Nhiệm vụ:
Chuẩn bị tất cả các điều kiện kỹ thuật phục vụ cho công đoạn sản xuất chính, xây dựng hồ sơ kỹ thuật cho các mã hàng.
* Vai trò: Quyết định năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng như của toàn bộ cơ sở
Trưởng phòng
Kỹ thuật
Phó phòng
kỹ thuật
Nhân viên làm tổng hợp
Nhân viên phân tích mẫu và thống kê chi tiết
Nhân viên chế thử và làm định mức
Nhân viên giác sơ đồ
Nhân viên sao mẫu
Nhân viên sang dấu sơ đồ mẫu
Nhân viên viết phiếu công nghệ và chia chuyền
2. Sơ đồ tổ chức phòng kỹ thuật Công ty May TNHH Nhân Đạo - Trí Tuệ
* Công ty May TNHH Nhân Đạo - Trí Tuệ là một đơn vị chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may mặc cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vì vậy công việc của phòng kỹ thuật cũng đơn giản hơn. Bộ phận kỹ thuật chỉ kiểm tra công việc, chính xác hóa lại toàn bộ mẫu, mẫu sơ đồ cắt, các định mức, bảng màu… rồi đưa vào sản xuất.
* Quy trình công nghệ của phòng kỹ thuật.
Nhận hồ sơ kỹ thuật của khách hàng -> Nghiên cứu hồ sơ -> Sao mẫu đối -> May mẫu đối -> Duyệt mẫu đối -> Xây dựng bộ mẫu -> Giác sơ đồ -> Xây dựng định mức -> Thiết kế chuyền -> Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.
a. Nhận hồ sơ kỹ thuật của khách hàng.
- Tên công ty, mã hàng
- Tài liệu về mã hàng
- Hình vẽ đặc điểm hình dáng mặt trước mặt sau, lớp trong của sản phẩm, cấu tạo của sản phẩm.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật.
(Tài liệu của khách hàng đôi khi chỉ là bảng kích thước thành phẩm, kèm theo mẫu, hoặc cũng có thể là toàn bộ mẫu cứng của một hoặc tất cả các cỡ vóc trong mã hàng).
Tùy theo đơn đặt hàng mà phòng kỹ thuật có những phương pháp triển khai công việc sao cho hợp lý.
b. Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật.
Khi nhận được văn bản của khách hàng, tổ trưởng (trưởng phòng) kỹ thuật phải nghiên cứu thông tin và yêu cầu kỹ thuật đề ra trong các đơn hàng và áo mẫu để triển khai.
- Nếu đơn hàng là thông số kỹ thuật và bộ mẫu sản phẩm thì tiến hành sao mẫu đối.
- Khi nhận mẫu ta phải kiểm tra mẫu, kiểm tra áo mẫu theo thông số và yêu cầu của bộ phận tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phải kiểm tra tất cả bộ mẫu từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn và kiểm tra áo thật kỹ lưỡng, không được phép bỏ qua một chi tiết nào dù nhỏ nhất.
- Nếu khách hàng có gì thay đổi thì phải ghi vào hồ sơ kỹ thuật và có chữ kỹ của hai bên.
3. Sao mẫu đối
Nhận bộ mẫu của khách hàng sau đó người cán bộ kỹ thuật đồng bộ tiến hành sao mẫu đối, sao từng chi tiết một, bắt đầu từ chi tiết lớn nhất đến chi tiết nhỏ nhất, các chi tiết được sao lên bìa cứng một cách chính xác nhất, không bị gỡ mép để giúp công đoạn cắt được chính xác và dễ dàng.
- Cắt mẫu
- Đồng bộ mẫu
* Nếu trường hợp không có bộ mẫu đôi thì các bước công việc như sau:
- Thiết kế dựng hình
- Xây dựng mẫu móng
- Chè thử
- Nhận mẫu
d. May mẫu đối:
Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh ta tiến hành may mẫu, công việc may mẫu được tiến hành như sau:
- Kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết cắt xem có chuẩn xác không về màu sắc, kích thước.
- Sang dấu những vị trí, những điểm khớp cần thiết phục vụ cho việc may mẫu.
- Tiến hành may mẫu: Nếu khách hàng đưa ra quy trình may thì may theo quy trình của khách hàng, còn nếu không ta sẽ gia công theo một trình tự hợp lý logic khoa học sao cho việc may mẫu đạt hiệu quả cao nhất và năng suất , chất lượng.
Trong quá trình may mẫu phải luôn luôn có sự kiểm tra.
- Bấm giờ: Nhằm giúp xây dựng định mức thời gian cho các bước nguyên công và tổng định mức thời gian cho một sản phẩm
- Hoàn thiện sản phẩm: Nếu sản phẩm yêu cầu là thì đưa đi là, nếu yêu cầu giặt mài thì đưa đi giặt mài.
e. Duyệt mẫu đối.
Sau khi may xong mẫu đưa sản phẩm cho khách hàng duyệt: Khi khách hàng duyệt được mẫu thì lúc đó mới tiến hành đi vào sản xuất hàng loạt. Nếu khách cho nhu cầu điều chỉnh mẫu thì chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu nhưng luôn phải so sánh, đối chiếu yêu cầu của khách với khả năng đáp ứng của Công ty về trang thiết bị máy móc. Nếu có khó khăn vướng mắc thì phải báo cho giám đốc để giám đốc giải quyết. Nếu đồng ý theo yêu cầu của khách thì tiến hành đưa vào sản xuất.
f. Giác sơ đồ.
- Lựa chọn phương pháp giác cho phù hợp với khổ vải, định mức và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Sao và cắt hoàn chỉnh bộ mẫu về giác sơ đồ, đồng bộ mẫu.
- Tiến hành giác: Khi giác sơ đồ cần chú ý sao cho định mức nguyên liệu là thấp nhất, đúng canh sợi…. Công việc giác sơ đồ chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Giác sơ đồ định mức trên cơ sở báo khổ, giác sơ đồ theo khách hàng đòi hỏi, duyệt sơ đồ nguyên liệu với khách hàng và nhận định mức trên cơ sở sơ đồ.
+ Bước 2: Sơ đồ sản xuất trên cơ sở kế hoạch và tác nghiệp sản xuất của xí nghiệp. Giác tất cả các sơ đồ theo cỡ và khổ vải thực tế để phục vụ, sản xuất. Khi giác sơ đồ để sơ đồ đạt yêu cầu kỹ thuật thì tất cả các chi tiết phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý khoa học. Chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau. Các chi tiết phải đúng theo chiều canh sợi, đối với sản phẩm có tuyết, có hình trang trí có hướng, có kẻ thì phải giác sao cho khi may có hình trang trí theo đúng áo mẫu.
- Đo mẫu, ghi kí hiệu các chi tiết, các cỡ lên các chi tiết giác trên mẫu.
g. Xây dựng định mức
Trên cơ sở dựa theo tài liệu của khách hàng tiến hành may mẫu, giác sơ đồ để xây dựng định ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT394.doc