Tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình: ... Ebook Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HoẠt đỘng quẢn trỊ rỦi ro lãi suẤt – ThỰc trẠng và
giẢi pháp tẠi Ngân hàng TMCP An bình
lỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ kinh tế, chính trị, đời sống của một quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập tài chính khu vực và thế giới, đồng thời trong bối cảnh Việt nam đã gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt nam phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự xâm nhập của các TCTD nước ngoài. Điều đó buộc các NHTM Việt Nam nếu muốn tồn tại phải thiết lập được cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế vì đây là điều kiện quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh của các NHTM. Trên thực tế, hoạt động quản lý rủi ro đã giành được sự quan tâm chú ý của các NHTM Việt Nam, tuy nhiên chưa toàn diện. Hầu như các NHTM chỉ chú trọng tới quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý các loại rủi ro đặc thù khác của NHTM như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái . . .
Trong xu thế tự do hóa tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã có nhiều thay đổi, từ việc quy định khung lãi suất, trần lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản, rồi áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận và gần đây nhất ngày 17/5/2008, NHNN đã quyết định áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Xu thế này tất yếu dẫn tới những biến động thường xuyên của lãi suất do những yếu tố tác động đến cung cầu vốn trong nền kinh tế. Như vậy các NHTM đang đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất nhiều hơn đòi hỏi cần có sự quan tâm thích đáng của các nhà quản lý điều hành ngân hàng, nhằm đảm bảo duy trì sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng như sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Xuất phát từ thực tế đó, việc đi sâu nghiên cứu về rủi ro lãi suất nhằm tìm kiếm các giải pháp quản lý phù hợp là rất cần thiết và quan trọng với mỗi ngân hàng.
Với những suy nghĩ trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài " Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất - Thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng TMCP An Bình " làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương
Chương I
Tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình
Chương II
Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP An Bình
Chương III
Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP An Bình
Chương I
: Tổng quan về ngân hàng TMCP An Bình
I1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình
Vài nét về Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành từ năm 1993,ABB đã thực sự bứt phá trong 3 năm gần đây,với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như:
- Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cổ đông chiến lược của ABB với tỉ lệ góp vốn điều lệ khoảng 27%.
- MayBank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia,cổ đông chiến lược nước ngoài. Hiện đang sở hữu 15% cổ phần ABB.
Với mạng lưới giao dịch hiện nay lên đến hơn 70 điểm tại 28 tỉnh thành trong cả nước trong đó có 5 chi nhánh lớn mới mở tại các địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Gia lai, Sơn La, ABBANK đang chứng tỏ tầm nhìn sâu rộng và những bước phát triển chắc chắn mạnh mẽ của mình. Điểm sáng của ABBANK là May- Bank ngân hàng lớn nhất Malaysia đã trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với 15% vốn điều lệ .Với vai trò này Maybank sẽ giúp cho ABBANK trong việc nâng cao năng lực quản trị và điều hành theo đúng tiêu chuẩn hiện đại của những ngân hàng quốc tế, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, phát triển các dịch vụ bán lẻ tối ưu và quản trị nguồn nhân lực. Cũng trong năm 2008 ABBANK nhận được nhiều giải thưởng như: cúp vàng nhà bán lẻ Việt Nam năm 2008, Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2008…Khách hàng mục tiêu của ABBANK hiện nay bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng đầu tư. với mỗi nhóm khách hàng ABBANK luôn đầu tư và nghiên cứu để đem lại những dịch vụ thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói :sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu…
Đối với khách hàng cá nhân ABBANK cung cấp nhanh chóng các gói tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm như: cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay tiêu dùng thế chấp,cho vay xây nhà đất, cho vay kinh doanh, cho vay vốn bổ sung vốn lưu động. . Các sản phẩm tiết kiệm với các lãi xuất linh động …các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước. Nhằm gia tăng các dịch vụ cho khách hàng, ABBANK đã tiến tới tặng kèm bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm Previor cho người vay với các sản phẩm chủ đạo như : cho vay mua /nhà đất, xây sửa nhà…Khách hàng sẽ được bảo hiểm toàn bộ trong trưởng hợp rủi ro tử vong, thương tật vĩnh viễn với số lượng tiền gửi tiết kiệm tương đương.
Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ tư vấn và ủy thác kinh doanh cho khách hàng công ty và cá nhân. Riêng khách hàng của công ty ABBANK cung cấp thêm các dịch vụ tài chính, tư vấn và phát hành bảo lãnh trái phiếu, và thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu
Định vị sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên cơ sở công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Sang năm 2009, ABBANK phát triển mạnh mẽ với sự hợp tác của EVN, May bank và các cổ đông lớn trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh doanh, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin. Trước những khó khăn của năm 2009 do cơn bão suy thoái của nền kinh tế thế giới đang hoành hoành tại nhiều nơi, nguy cơ suy giảm kinh tế đang là vấn đề lớn đối với Việt Nam. Tuy nhiên ABBANK vẫn là một trong những ngân hàng có bước tăng trưởng vững mạnh, bảo đảm an toàn và phát triển mạnh hệ thống ngân hàng của mình
Với môi trường làm việc thân thiện ABBANK tập trung làm thỏa mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng và thực thi các công việc của mình với sự minh bạch, sáng tạo và trách nhiệm cao. .
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN THƯ KÝ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Sở giao dịch
Khối nhân sự
Trung tâm công nghệ thông tin
Chi nhánh Hà Nội
Khối điều hành nghiệp vụ
Trung tâm thẻ
Chi nhánh Đà Nẵng
Trung tâm thanh toán quốc tế
Khối nguồn vốn& kinh doanh ngoại tệ quốc tế
Chi nhánh Cần Thơ
Phòng kế toán
Phòng hành chính tổng hợp
Chi nhánh Vũng Tầu
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Ban phát triển khách hàng chiến lược
Chi nhánh Bình Dương
Phòng đầu tư tài chính
Khối quản lý rủi ro
Chi nhánh Bạc Liêu
Trung tâm corebank
Khối hỗ trợ pháp lý
Chi nhánh Gia lai
Khối khách hàng cá nhân
Chi nhánh Sơn La
Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối marketing
Hội đồng quản trị
Ban thư ký
Ban tổng giám đốc
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối khách hàng cá nhân
Trung tâm thẻ
Khối nhân sự
Chi nhánh GIa Lai
Khối hỗ trợ pháp lý
Trung tâm corebank
Chi nhánh Bình Dương
Khôi8s quản lý rủi ro
Phòng đầu tư tài chính
Chi nhánh Bạc Liêu
Chi nhánh Vũng Tàu
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Khối điều hành nghiệp vụ
Phòng kế toán
Chi nhánh Sơn La
Trung tâm công nghệ thông tin
Sở giao dịch
Khối nhân sự
Trung tâm thanmh toán quốc tế
Chi nhánh Hà Nội
Sở giao dịch
Khối nguồn vốn&kinh doanh ngoài tệ quốc tế
Phòng hành chính tổng hợp
Ban phát triển khách hàng chiến lược
Khối marketing
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong năm 2008, tổng huy động của ABBANK đạt 7245 tỷ đồng trong đó huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 3,802 tỷ và từ dân cư chiếm 3443 tỷ. Sang năm 2009 là 10912 tỷ. Mức tăng trưởng này có được do ABBANK kịp thời đưa ra các định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo, truyền thông và khuyến mãi.
Đối với khu vực dân cư:
Tăng trưởng tốt huy động từ khu vực dân cư đã góp phần duy trì ổn định thanh khoản toàn hệ thống ABBANK. Bước đầu ABBANK đã xây dựng được một bộ sản phẩm huy động đa dạng trên thị trường; thiết kế và tổ chức thành công một loạt các chương trình khuyến mại hiệu quả về sản phẩm huy động.
ABBANK cũng đã xây dựng được một chính sách dịch vụ khách hàng cá nhân - đặc biệt đối với khách hàng lâu năm và khách hàng lớn của ABBANK - nhằm tăng cường độ trung thành của khách hàng với Ngân hàng. Bên cạnh đó, ABBANK đã triển khai thành công bộ công cụ hỗ trợ SMS, và Winfax để các đơn vị kinh doanh sử dụng trong tiếp thị đại trà và trực tiếp đến khách hàng. Đối với các tổ chức kinh tế
ABBANK có cơ sở khách hàng gần 10.000 doanh nghiệp với tổng huy động tính tại thời điểm 31/12/09 là 6. 802 tỷ, đạt 102,33% kế hoạch điều chỉnh được giao. Trong năm qua, ABBANK đã nỗ lực xây dựng được một số sản phẩm tiên tiến trên thị trường như sản phẩm kết chuyển số dư tập trung, cho vay VND theo lãi suất USD, bắt đầu triển khai Internet banking đến khách hàng. Phí dịch vụ thu từ các tổ chức kinh tế chiếm trên 80% thu nhập thuần từ dịch vụ của các Khối kinh doanh của ABBANK.
Tình hình hoạt động của ABBANK thể hiện qua:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán
( Đvt: triệu đồng)
TÀI SẢN
Thuyết minh
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tiền mặt tại quỹ
3
149. 751
173. 948
180. 958
Tiền gửi tại NHNN
4
365. 006
597. 642
625. 862
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
5
5. 643. 866
2. 441. 272
7. 658. 986
Chứng khoán kinh doanh
6
35. 519
14. 549
256. 652
Chứng khoán tín dụng
48. 455
36. 870
405. 654
Dự phòng giảm giá kinh doanh
(12. 936)
(22. 321)
(149. 002)
Các công cụ tài chính phát sinh
7
884
565
Cho vay khách hàng
6. 820. 285
6. 457. 751
7. 056. 895
Cho vay khách hàng
8
6. 878. 134
6. 538. 980
6. 958. 243
Dự phòng rủi ro tín dụng
9
(57. 849)
(81. 2290
(98. 652)
Chứng khoán đầu tư
10
3. 190. 597
2. 020. 150
2. 865. 987
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
2. 540. 597
2. 020. 150
2. 154. 654
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
650. 000
711. 333
Góp vốn,đầu tư dài hạn
11
448. 734
772. 811
656. 877
Đầu tư dài hạn khác
448. 734
772. 811
656. 877
Tài sản cố định
79. 873
480. 524
628. 598
Tài sản cố định hữu hình
12. 1
61. 984
423. 132
585. 846
Nguyên giá tài sản cố định
69. 225
450. 970
605. 964
Hao mòn tài sản cố định
(7. 241)
(27. 838)
(20. 118)
Tài sản cố định vô hình
12. 2
17. 889
57. 392
42. 752
Nguyên giá tài sản cố định
19. 172
65. 675
46. 985
Hao mòn tài sản cố định
(1. 2830
(8. 283)
(4. 2330
Tài sản có khác
13
440. 486
534. 599
669. 856
Các khoản phải thu
13. 1
135. 478
355088
456. 521
Các khoản lãi, phí phải thu
13. 2
286. 985
155. 257
168. 654
Tài sản có khác
13. 3
18. 023
24. 254
44. 681
TỔNG TÀI SẢN
17. 174. 117
13. 494. 125
20. 601. 236
NỢ PHẢI TRẢ
Các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
217. 172
-
-
Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác
14
7. 268. 987
2. 062. 884
2. 065. 889
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
6. 773. 732
2. 062. 884
1. 985. 226
Vay của các tổ chức tín dụng khác
495. 255
80. 663
Tiền gửi của khách hàng
15
6. 776. 279
6. 673. 746
8. 854. 621
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
16
366. 000
-
200. 000
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà Ngân hàng chịu rủi ro
11. 164
9. 564
8. 546
Phát hành giấy tờ có giá
17
204. 949
571. 323
845. 621
Các khoản nợ khác
18
216. 000
221. 094
206. 581
Các khoản lãi, phí phải trả
18. 1
123. 127
163. 581
165. 622
Các khoản phải trả và công nợ khác
18. 2
91. 782
54. 784
32. 652
Dự phòng rủi ro cho các cam kết ngoại bảng
9
1. 091
2. 729
8. 307
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
14. 694. 917
9. 538. 611
12. 181. 258
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn
20. 1
2. 300. 001
3. 854. 142
6. 528. 643
Vốn điều lệ
2. 300. 000
2. 705. 882
3. 150. 000
Thặng dư vốn cổ phần
115. 282
1. 287. 831
3. 585. 231
Cổ phiếu quỹ
(115. 281)
(139. 571)
(206. 588)
Các quỹ dự trữ
20. 2
39. 187
48. 611
66. 589
Lợi nhuận chưa phân phối
20. 1
140. 012
52. 761
1. 824. 746
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU
20. 1
2. 479. 200
3. 955. 514
8. 419. 978
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
17. 174. 117
13. 494. 125
20. 601. 236
( Nguồn: phòng kế toán)
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy các khoản tiền mặt tại ngân hang tăng dần qua các năm như năm 2007 là 149751 triệu đồng . Sang 2008 con số này lên đến 173.948 triệu đồng tăng lên 24197 triệu đồng.Và 2009 là 180958 triệu đồng. Đối phó trước rủi ro do biến động của lãi suất các khoản dư phòng giảm giá kinh doanh và dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hang, dự phòng rủi ro các cam kết ngoại bảng cũng được đìêu chỉnh tăng nhanh qua các năm .Như dự phòng rủi ro tín dụng năm 2007 là 57849 triệu đồng , 2008 là 812290 triệu đồng .Ta thấy 2008 có mức dự phòng khá cao điều này có thể được giải thích bởi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rủi ro cao.Nhưng sang năm 2009 nền kinh tế bắt đầu bình ổn trở lại các khoản dự phòng rủi ro tín dụng cũng đựoc giảm xuống còn 98652 triệu đồng.
Chương II. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP An Bình
ABBANK xem hoạt động quản trị rủi ro là một trong các công tác có tầm quan trọng hàng đầu nhằm mực tiêu nâng cao chất lượng hoạt dộng kinh doanh tại từng chi nhánh và từng hệ thống
I. Tính toán số liệu sơ bộ
2.1 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của ABBANK
Cùng với quá trình tự do hóa lãi suất, mức độ biến động của lãi suất có xu hướng gia tăng do lãi suất trên thị trường không còn chịu sự can thiệp của NHNN mà đã hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế với những tác động như : tỷ lệ lạm phát, mức tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước và diễn biến lãi suất thị trường thế giới. Có thể nói, trong 3 năm trở lại đây, lãi suất nhìn chung tăng cao, các cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng nhằm tăng thị phần và huy động vốn cho nhu cầu tín dụng diễn ra liên tục . Lãi suất là giá cả các sản phẩm của ngân hàng nên có thể nói sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ hoạt động huy động vốn, tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. ABBANK cũng không phải là một ngoại lệ. Để đánh giá sự ảnh hưởng của lãi suất đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, ta có thể đánh giá thông qua ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn đến thu nhập lãi và chi phí trả lãi .
Sự biến động của lãi suất thị trường trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn và chi phí huy động vốn của ABBANK. Đánh giá công tác nguồn vốn của ngân hàng không chỉ quy mô tăng trưởng mà còn phải xem xét cả về hiệu quả huy động vốn thể hiện ở chi phí trả lãi suất.
Bảng2 : Phí trả lãi huy động vốn
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lãi suất ngắn hạn bình quân VNĐ(%/năm )
7,53
7,86
7,98
Lãi suất ngắn hạn bình quân USD(%/năm )
3,4
4,3
5
Tiền gửi ngắn hạn VNĐ(Tỷ đồng)
254,9
554,1
1831,3
Tiền gửi ngắn hạn USD( Quy ta tỷ đồng)
244,9
260,7
565,7
Tổng nguồn vốn phải trả (Tỷ đồng)
1922
2910
5100
Chi phí trả lãi (Tỷ đồng)
27,5
54,8
174,4
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán )
Qua đây ta thấy sang năm 2008 cả lãi suất nội tệ và ngoại tệ đều tăng nhẹ đồng thời quy mô của ngân hàng cũng tăng cao làm cho tỷ lệ chi phí trả lãi suất của ngân hàng tăng lên gấp đôi. Nhưng đến năm 2009, lãi suất tăng lên đến 7, 98%/ năm đối với tiền gửi ngắn hạn VND và 5% đối với tiền gửi ngắn hạn USD đồng thời cơ cấu huy động vồn ngắn hạn cũng tăng cao làm cho chi phí trả lãi tăng lên 119,4 tỷ đồng so với năm 2008 và tỷ lệ chi phí trả lãi cũng tăng lên đến 3,4% tăng gần gấp đôi.
Đối với hoạt động sử dụng vốn, hoạt động quan trọng nhất là hoạt tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 80% tổng tài sản của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động lãi suất cho vay có tác động lớn đến tỷ lệ thu nhập lãi suất bình quân trên một đồng tài sản sinh lời của ngân hàng.
Bảng 3 : Thu nhập lãi từ hoạt động sử dụng vốn tại ABBANK
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lãi suất cho vay ngắn hạn VND (%/năm)
11,4
13,8
13,8
Lãi suất cho vay ngắn hạn USD (%/năm)
6,2
6,7
6,7
Cho vay ngắn hạn VND (tỷ đồng)
106,1
620,1
1565,8
Cho vay ngắn hạn USD (tỷ đồng)
272,9
757,9
713,4
Thu nhập lãi (tỷ đồng)
29
136,4
263,9
Tổng tài sản sinh lời (tỷ đồng)
1895
2650
5065
Tỷ lệ thu nhập lãi bình quân (%)
1,5
5,1
5,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán )
Nhận thấy, từ năm 2007 đến năm 2008, tỷ lệ thu nhập lãi bình quân tăng 3,6% tương ứng với mức tăng của lãi suất cho vay ngắn hạn VND là 13,8% (tăng 2,4%) và lãi suất cho vay ngắn hạn ngoại tệ là 6,7% (tăng 0,5%). Sang năm 2009, lãi suất ngắn hạn khá ổn định nên tỷ lệ thu nhập lãi bình quân cũng chỉ tăng 1%. Sự tăng này có thể là do cơ cấu ngoại tệ giảm đi so với nội tệ. Có thể thấy, khi lãi suất ổn định, quy mô của các khoản cho vay ngắn hạn tăng lên (tăng gấp đôi) thì thu nhập lãi của các khoản cho vay cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng không thay đổi mấy so với năm 2008 vì lãi suất năm 2009 ổn định và không tăng so với năm 2008.
Như vậy, kết quả kinh doanh của ABBANK được thể hiện như sau:
Bảng 4 : Chênh lệch thu nhập lãi & chi phí lãi của ABBANK
(Format lai tat ca cac tieu de bang khac nhu bang nay)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Thu nhập lãi (Tỷ đồng)
29
136,4
263,9
Chi phí trả lãi ( Tỷ đồng)
27,5
54,8
174,4
Thu nhập lãi suất ròng( Tỷ đồng)
1,5
81,6
89,5
Tỷ suất sinh lời trên thu nhập
5,5
59,8
33,9
Tỷ suất sinh lời trên chi phí
5,5
149
51,3
( Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng trên ta thấy khi quy mô các khoản cho vay và huy động ngắn hạn tăng lên thì thu nhập lãi ròng từ các khoản này cũng tăng lên tuy nhiên tỷ suất sinh lời so với chi phí và thu nhập lại không ổn định. Từ năm 2007 đến 2008, tỷ suất sinh lời tăng rõ rệt nhất từ 5,5 % đến 59,8% và 149%. Điều này là do năm 2007 cơ cấu của các khoản ngắn hạn rất thấp, đổng thời lãi suất năm 2008 tăng rất cao (trung bình tăng 1% cho mỗi khoản vay và cho vay) so với năm 2007. Năm 2008, do tốc độ tăng của lãi suất huy động vốn (0,33% đối với VND) thấp hơn tốc độ tăng của lãi suất tín dụng (2,4% đối với VND) khiến đẩy mạnh thu nhập lãi từ khoản cho vay ngắn hạn lến cao làm tăng mức thu nhập lãi ròng của Chi nhánh. Sang năm 2009, tỷ suất sinh lời giảm do chi phí để huy động vốn thời gian này tăng cao. Mức lãi suất huy động vốn ngắn hạn tăng 0,13% đối với VND và 0,7% đối với USD; trong khi đó lãi suất cho vay hoàn toàn ổn định so với năm 2008.
Như vậy, những biến động của lãi suất thị trường trong thời gian qua hoàn toàn tác động đến hoạt động sử dụng vốn, huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tác động của lãi suất thị trường đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là những tác động theo chiều hướng xấu cần sử dụng phương pháp và kỹ thuât phù hợp nhằm phân tích chi tiết cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ và những ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đến các bộ phận tài sản này.
(Tai sao la 1 o day) 1. Đánh giá rủi ro lãi suất tại ngân hàng ABBank
Sử dụng mô hình định giá lại đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP An Bình.
Với mô hình định giá này, tất cả TSC và TSN được phân thành 2 nhóm : nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất. Cơ sở cho việc phân loại là mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất( đối với TSC) khi lãi suất trên thị trường thay đổi . Do trong các báo cáo số liệu thực tế của ngân hàng hiện nay không phân nhóm TSC và TSN theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng…nên định giá lại được lựa chọn là một năm . Như vậy nhóm nhạy cảm với lãi suất sẽ bao gồm các tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng có lãi suất được điều chỉnh phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường.
Bảng 5 : Bảng cân đối tài sản
(Đvt: triệu đồng)
STT
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
I)
Tài sản có
1
Tiền mặt tại quỹ
149751
173943
180958
- VNĐ
73756
90654
80653
- Ngoại tệ
83289
100305
2
Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN
365006
597642
625862
2. 1
Tiền mặt
180754
350. 561
498. 658
- VNĐ
102654
150. 985
354. 987
- Ngoại tệ
78100
199. 576
143. 671
2. 2
Đầu tư tín phiếu, CKCP
184252
597442. 42
625363. 342
3
Tiền gửi có kỳ hạn và dư nợ cho vay các TCTD khác
744863
1609865
2461084
- VNĐ
542341
1287892
2141143
- Ngoại tệ
202522
321973
319941
4
Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
5643866
2441272
7658986
- VNĐ
4561163
1562436
2939828
- Ngoại tệ
1082703
878836
4719158
5
Đầu tư chứng khoán
3190597
2020150
2154654
6
Góp vốn liên doanh, mua CP
6200
6599
10088
7
Dư nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp
6553475
6164130
6211150
7. 1
Ngắn hạn
6146565
3933756
5204186
- VNĐ
590068
3540383
4475593
- Ngoại tệ
5556497
393373
728593
7. 2
Trung và dài hạn
406910
2230374
1006964
- VNĐ
224252
1304353
540657
- Ngoại tệ
182658
926021
466307
8
TSCĐ
79873
480524
628598
9
Tài sản có khác
440486
534599
669856
Tổng cộng
17174117
13494125
20601236
II
Tài sản nợ
1
1. Nợ phải trả
14694917
9538611
12181258
1. 1
Tỷ giá NHNN, TCTD
347938
406565
358432
- VNĐ
216160
320103
- Ngoại tệ (USD)
190405
38329
1. 2
Tiền gửi khách hàng
6776279
6673746
8854621
- VNĐ
2566412
4890023
4251050
Không kỳ hạn
68638
3256454
2496555
Kỳ hạn < 12t
100761
428063
799815
Kỳ Kỳ hạn >12t
2397013
1205506
954680
- Ngoại tệ(USD)
4209867
1783723
4603571
Không kỳ hạn
3256464
1654243
3864566
Kỳ hạn <12t
4907
50372
130202
Kỳ hạn >12t
948496
79108
608803
1. 3
Vay ngắn hạn ngân hang, các tổ chức tín dụng
7149751
2072448
1916003
- VNĐ
5465663
1665855
1546462
- Ngoại tệ(USD)
1684088
406593
369541
1. 4
Phát hành GTCG
204949
571323
845621
Ngắn hạn
108065
220529
337222
Trung và dài hạn
96884
350794
508399
1. 5
Tài sản nợ khác
216000
221094
206581
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
2479200
3955514
8419978
Tổng cộng
17174117
13494125
20601236
( Nguồn: phòng kế toán)
Như vậy các khoản mục tài sản Có nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
Tiền gửi có kỳ hạn và dư nợ cho vay tại các TCTD khác : đây là những khoản vốn tạm thời dư thừa ngân hàng gửi vào các TCTD khác để thu lợi nhuận hoặc nhằm mục đích thanh toán . Trên thực tế, những khoản tiền gửi này được các TCTD khác trả lãi và có thời hạn ngắn trong vòng một năm nên thuộc loại tài sản Có nhạy cảm với lãi suất.
Dư nợ cho vay tại các TCTD khác : đay là số dư những khoản tín dụng tại các TCTD khác . Do được tính theo lãi suất thả nổi và được điều chỉnh hay định giá lại trong năm nên cũng thuộc loại tài sản Có nhạy cảm với lãi suất
Tín phiếu kho bạc, chứng khoán Chính phủ : vì ký hạn của Tín phiếu kho bạc và các loại chứng khoán Chính phủ chỉ dưới 12 tháng ( gồm các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng …) nên khi đến hạn các chứng khoán loại này sẽ được định giá lại trong năm và do vậy thuộc loại tài sản Có nhạy cảm với lãi suất.
Các khoản cho vay ngắn hạn: đây là số dư những khoản tín dụng có thời hạn đến hạn trong vòng một năm và sẽ được tái đầu tư trong năm. Vì vậy, chúng thuộc nhóm tài sản Có nhạy cảm lãi suất.
Đầu tư chứng khoán: vì giá của các loại chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào lãi suất thị trường nên chúng cũng thuộc các loại tài sản Có nhạy cảm với lãi suất.
Ngoài các khoản mục tài sản trên, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước cũng có lãi suất, tuy nhiên, mức lãi rất thấp, lại ít thay đổi và chỉ được tính cho số tiền gửi vượt so với tiền gửi dự trữ bắt buộc nên khoản mục tài sản này không được coi là tài sản nhạy cảm với lãi suất
Các khoản mục tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
Những giấy tờ có giá ngắn hạn: Đây là những khoản mà ngân hàng phải tái huy động trong vòng một năm, việc định giá lại xảy ra trong năm nên thuộc nhóm tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng . . . ) bằng nội tệ và ngoại tệ. Đây là những khoản tiền gửi ngân hàng huy động của dân cư để sử dụng cho các hoạt động vay, đầu tư và khi đến hạn phải trả lại cho người gửi và tiếp tục huy động những khoản tiền gửi mới. Kể cả trường hợp khách hàng không rút tiền khi đến hạn thì khoản tiền gửi đó cũng được coi là gửi vào kỳ hạn mới và tính lãi theo mức mới công bố nên những khoản tiền gửi này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất.
Tiền gửi và tiền vay các TCTD khác: đây là khoản tiền gửi và vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán của các ngân hàng. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi của thị trường tiền tệ nên khoản mục này cũng được định giá lại trong năm và thuộc nhóm tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất.
Tiền gửi và vay Ngân hàng Nhà nước: đây là khoản vay ngắn hạn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán trong thời hạn ngắn. Lãi suất của khoản vay này thay đổi phụ thuộc vào mức lãi của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ của NHNN. Do vậy, các khoản mục này được định giá lại trong thời gian ngắn và thuộc nhóm tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại ngân hàng, bằng một số phương pháp như mô hình hồi quy để khảo sát thực tế biến động chi phí đối với loại tiền gửi này khi lãi suất thay đổi. Qua một số khảo sát thực nghiệm có thể kết luận là tiền gửi không kỳ hạn nhạy cảm với lãi suất.
2.2. Xác định chênh lệch (GAP) giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất
Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất có kỳ hạn định giá lại một năm là:
GAP = RSA – RSL
Từ số liệu trong Bảng 6 và kết quả phân loại tài sản đề cập ở trên, chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất của NHĐT&PT Quang Trung được tính toán và thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 6 : Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất tại ABBANK
( Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (RSA)
1. 792. 042
2. 854. 194
4. 282. 397
Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất (RSL)
141. 423
939. 990
1. 623. 571
Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất (GAP)
1. 650. 619
1. 914. 203
2. 658. 826
Tỷ lệ chênh lệch (GAP/A)
65,786%
37,413%
33,993%
Tỷ lệ TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất (RSA/RSL)
12,67
3,04
2,64
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Số liệu tính toán cho thấy trong cả 3 năm, ngân hàng đều có mức chênh lệch dương, tức là tài sản Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất. Với vị thế như vậy, ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm. Điều đáng lo ngại là mức chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng khá lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối . Đặc biệt mức chênh lệch tuyệt đối năm 2007 là 1.650. 619, đến năm 2008 giảm xuống còn 1914203 và năm 2009 là 2. 658. 826. Tỷ lệ chênh lệch GAP/A năm 2009 lên đến 65,786% và giảm dần qua các năm đến năm 2008 là 37,413% và năm 2009 là 33,993%. Tỷ lệ RSA/RSl cũng giảm dần qua các năm đến năm 2009 giảm 10,03 xuống còn 2,64. Mặc dù, mức chênh lệch tương đối và tuyệt đối có giảm dần qua các năm nhưng vần ở mức cao, nhất là tỷ lệ chênh lệch GAP/A vẫn ở mức cao (33,993%). Với mức chênh lệch cao như vậy, chỉ cần một sự giảm nhẹ lãi suất cũng dẫn đến những tổn thất to lớn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lãi suất nội tệ và ngoại tệ cõ xu hướng biến động không cùng chiều nên để đánh giá chính xác mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng việc tính toán rủi ro lãi suất cần được thực hiện tách riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ.
Bảng 7 : Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất tại ABBANK theo nội tệ và ngoại tệ
(Đvt:triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
TSC nội tệ nhạy cảm với lãi suất
1. 587. 061
2. 492. 883
3. 889. 598
TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất
136. 220
869. 418
1. 464. 023
Chênh lệch TSC và TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất
1. 450. 841
1. 623. 465
2. 425. 575
Tỷ lệ TSC và TSN nội tệ nhạy cảm với lãi suất (RSA/RSL)
11,65
2,87
2,66
TSC ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất
204. 981
361. 311
392. 799
TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất
5. 203
70. 572
159. 548
Chênh lệch TSC và TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất
199. 778
290. 738
233. 251
Tỷ lệ TSC và TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất (RSA/RSL)
39,40
5,12
2,46
(Nguồn : Phòng Tài chính)
Như vậy, nếu tách riêng tài sản nội tệ và tài sản ngoại tệ để xem xét thì thấy rằng, mức chênh lệch vẫn dương qua các năm và tăng dần qua các năm. Đối với mức chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nội tệ nhạy cảm với lãi suất, chỉ tiêu này năm 2009 tăng 974. 734 triệu đồng tương ứng với mức tăng 67%. Trong khi đó, mức chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ ngoại tệ năm 2009 tăng 33. 473 triệu đồng tương ứng với mức tăng 16,7. Hơn nữa, giá trị chênh lệch đối với tài sản nội tệ lớn hơn ngoại tệ rất nhiều. Điều này cho thấy thiệt hại xảy ra đối với ngân hàng chủ yếu là do những biến động lãi suất của đồng tiền trong nước.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ chênh lệch tài sản nhạy cảm lãi suất RSA/RSL thì tài sản ngoại tệ lại có hệ số lớn hơn rất nhiều, nhất là năm 2007 lên đến 39,4 lần do ngân hàng vừa mới thành lập và đang bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này có nghĩa là chỉ những biến động nhỏ của lãi suất ngoại tệ cũng dẫn đến nhhững rủi ro lớn cho ngân hàng.
2.3. Xác định biến đổi thu nhập ròng từ lãi (rủi ro lãi suất) khi lãi suất thị trường biến động
Trước tiên, để xác định biến đổi thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất thị trường biến động ta cần giả định. Khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm thì mức độ tăng hoặc giảm đó sẽ là mức độ lãi suất thay đổi đều cho các tài sản Có và tài sản Nợ trong bảng cân đối của các ngân hàng được xem xét. Việc tính toán sẽ theo công thức dưới đây:
ΔNH = RSA x Δi - RSL x Δi = GAP x Δi
Tuy nhiên, trên thực tế, diễn biến lãi suất thị trường nội tệ và ngoại tệ đôi khi không cùng chiều. Mặt khác, mức độ biến động lãi suất của hai thị trường._. nội tệ và ngoại tệ cũng khác nhau nên việc xác định rủi ro lãi suất của ngân hàng sẽ được xem xét riêng cho từng loại tài sản nội tệ và ngoại tệ.
Trên cơ sở tính toán chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nội tệ nhạy cảm lãi suất, cùng với số liệu về tỷ lệ lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng, kết quả tính toán mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của ABBANK đối với bộ phận tài sản nội tệ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi của ABBANK đối với bộ phận tài sản nội tệ
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng
7,26%
7,49%
7,67%
Δi
0,26%
0,23%
0,18%
Chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nội tệ nhạy cảm với lãi suất
1. 450. 841
1. 623. 465
2. 425. 575
Biến động thu nhập dòng từ lãi
3. 772
3. 734
4. 366
( Nguồn: Phòng kế toán )
Kết quả tính toán cho thấy, mặc dù mức chênh lệch lãi suất qua các năm có xu hướng giảm nhưng biến thu nhập ròng từ lãi cũng không giảm đều qua các năm. Năm 2008, mức chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ tăng nhẹ đồng thời trong năm đó, lãi suất tăng 0,23% làm cho thu nhập ròng có tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2007 là 38 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với mức chênh lệch TSC và TSN là 2. 425. 575 tương ứng với mức tăng 67,2%, năm 2009, lãi suất thị trường nội tệ tăng 0,18 % tác động làm mức biến động thu nhập ròng từ lãi tăng 602 triệu so với năm 2008. Như vậy, qua 3 năm do lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có xu hướng tăng nên thu nhập ròng từ lãi của bộ phận tài sản nội tệ của ABBANK đều tăng lên và ngân hàng chưa gặp phải rủi ro lãi suất.
Đối với bộ phận tài sản ngoại tệ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi và cho vay bằng USD, nên rủi ro lãi suất đối với bộ phận tài sản này được xác định trên cơ sở sự biến động lãi suất USD trên thị trường. Trên thực tế, các NHTM Việt Nam thường căn cứ vào lãi suất Libor để xác định lãi suất cho vay và huy động tiền gửi bằng ngoại tệ, do vậy mức độ biến động của Libor sẽ được sử dụng để xác định rủi ro lãi suất cho bộ phận tài sản ngoại tệ của ngân hàng từ năm 2001. Trong 3 năm 2007 – 2009, ABBANK đều có mức chênh lệch TSC và TSN ngoại tệ nhạy cảm với lãi suất khá cao và tăng dần qua các năm. Trong khi đó, lãi suất thị trường ngoại tệ (lái suất Libor) lại không tăng đều qua các năm. Năm 2007 và năm 2008, lãi suất Libor tăng 2,09% và 1,49% và mức chênh lệch tài sản ngoại tệ tương ứng là 199.778 và 290.738 làm cho thu nhập ròng từ lãi tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, đến năm 2009, lãi suất thị trường ngoại tệ giảm 0,02% cùng với mức chênh lệch là 233. 251 làm thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng sụt giảm đi 47 triệu đồng. Như vậy, trong 3 năm thì 2008, lãi suất Libor giảm nhẹ dẫn đến thu nhập ròng từ lãi của bộ phận tài sản ngoại tên của ABBANK sụt giảm, hay nói cách khác ngân hàng đã chịu rủi ro lãi suất ở năm 2009 là 47 triệu đồng.
II) Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ABBank
1.Hạn chế
Trong xu thế hội nhập kinh tế tài chính quốc tê, các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có ABBANK ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . Tuy nhiên, có thể thấy rằng, quản lý rủi ro lãi suất hiện đang là một vấn đề mới mẻ đối với ngân hàng . Trong một thời gian dài các ngân hàng hầu như không quan tâm tới vấn đề này vì với cơ chế điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước lãi suất trên thị trường tương đối ổn định, ít có sự biến động và ít gây tác động cho ngân hàng. Gần đây, khi lãi suất thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng mới nhận thấy mình đang đứng trước nguy cơ rủi ro và bước đầu thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.
Hiện nay, ABBANK đã thành lập hội đồng và ban quản lý rủi ro nhưng mới tập trung nhiều vào quản lý rủi ro tín dụng và chủ yếu thiên về biện pháp xử lý rủi ro, chưa có các giải pháp đo lường, dự báo phòng ngừa rủi ro tổng thể cũng như cho từng loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Mặt khác, trong xu thế hội nhập cùng quá trình tự do hóa tài chính thì ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro ngoại bảng. . . nên có thể thấy mô hình tổ chức quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro lãi suất nói riêng thì vẫn chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh. Việc thành lập hội đồng quản lý tài sản có và nợ gần đây là một bước tiến trong kinh doanh . Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm nên công tác quản lý rủi ro chưa toàn diện. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các chuyên gia phần quản lý rủi ro được ban giám đốc ABBANK rất chú trọng và chỉ đạo quyết liệt . Trong đó quản lý rủi ro được giao trách nhiệm cho từng mảng kinh doanh . Trên cơ sở mô hình cũ ABBANK đang dần hoàn thiện mô hình chức năng quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.Trong khi đó công tác quản lý rủi ro lãi suất chưa thực sự hoàn thiện, hiệu quả một cách đầy đủ . Quản lý rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng những công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách toàn diện, đầy đủ và liên tục . Cũng như các ngân hàng khác ABBANK cũng chưa có những quy định cụ thể về nhận biết và dự báo và lượng hóa rủi ro lãi suất. . Đối với rủi ro lãi suất ngân hàng mới chỉ nhận định chung chung, áp dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất theo phương thức truyền thống như phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, thực hiện các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro, theo sát thông tin diễn biến thị trường. Vì vậy khi trả lời cho các câu hỏi như : sự biến động trong những năm vừa qua gây thiệt hại bao nhiêu cho ngân hàng, nếu trong một tháng tới, 3 tháng tới, 6 tháng tới . . . lãi suất thị trường tăng giảm 1% thì gây thiệt hại bao nhiêu về thu nhập hoặc làm giảm giá trị của tài sản của ngân hàng là bao nhiêu. . . sẽ không thực sự chính xác . Chắc chắn ngân hàng sẽ phải gánh chịu những loại rủi ro này
Việc quản lý rủi ro lãi suất là một vấn đề mới mẻ nên còn nhiều hạn chế như :
Một là, bộ máy lãnh đạo ngân hàng chưa có quan điểm toàn diện về quản lý rủi ro kinh doanh nói chung cũng như rủi ro lãi suất nói riêng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dưng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có quy định cụ thể trong quản lý rủi ro lãi suất
Hai là, chưa có mô hình tổ chức quản lý rủi ro phù hợp. Trong cơ cầu tổ chức của ngân hàng chưa có khối chuyên trách phân định rõ ràng về chức năng của từng cấp trong công tác quản lý. Ngoài những rủi ro lớn như tín dung, rủi ro thị trường thì rủi ro lãi suất cũng rất quan trọng tuy nhiên hiện tại thì nhiệm vụ này cũng vẫn nằm trong tình trạng hời hợt chưa có văn bản nào hướng dẫn chung cho toàn ngân hàng về quản lý rủi ro này
Ba là, mới chỉ dùng lại ở nhận định là ngân hàng có rui ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường đánh giá cụ thể mức độ rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên mặc dù cũng áp dụng những biện pháp theo các ngân hàng lớn nhưng do chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà ngân hàng áp dụng chưa có hiệu quả và mới chỉ dừng lại ở cảm tính.
Bốn là, ABBANK chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp phòng ngừa cần thiết để quản lý rủi ro lãi suất. Cụ thể về chính sách nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng lại ở áp dụng chính sách thả nổi trong cho vay trung và dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì cân xứng về tài sản có và tài sản nợ . Hơn nữa, ABBANK là một trong số ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong tỷ trọng dư nợ. trong khi đó các khoản vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn chưa cân xứng với các khoản kỳ hạn của cho vay. Các sản phẩm phái sinh chưa đa dạng, mới chỉ dừng lai
21.Thành tựu
Xuất phát từ thị trường những năm gần đây kể từ khi ngân hàng nhà nước từng bước nới lỏng sự can thiệp vào mức lãi suất thị trường, tiến tới tự do hóa lãi suất thì lãi suất trên thị trường kể cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, cả lãi suất nội tệ, ngoại tệ đã có nhiều biến động hơn trước .Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ABBANK đã nhận thức được những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trước những thay đổi của lãi suất thị trường và bước đầu triển khai những biện pháp để quản lý những rủi ro này. Có thể nói hệ thống quản trị rủi ro của ABBANK mặc dù chưa hoàn thiện theo thông lệ nhưng đã có những bước tiến đáng kể qua các năm.
Công tác điều hành và quản trị ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể và những đổi mới.Như mạnh dạn lựa chọn và áp dụng các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế hiệu quả phù hợp. Về cơ bản, ABBANK đã chủ động nhận biết và kiểm soát được rủi ro, không xảy ra các sự cố lớn . Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp ủy quyền cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng đơn vị kinh doanh và từng cấp quản lý. Vì vây, trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động quản lý kinh doanh là khá rõ ràng và đầy đủ. Hệ thống quản lý thông tin tập trung hiện đại, một công cụ quan trọng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý rủi ro đã được triển khai khá sớm và đang phát huy hiệu quả tích cực.
Hiện tại biện pháp phòng ngừa được sử dụng nhiều nhất là việc quy định lãi suất thả nổi, được điều chỉnh trong vòng 6 tháng hoặc mỗi khi lãi suất thị trường biến dộng trong các hợp đồng cho vay trung và dài hạn . Biện pháp này xuất phát từ thực tế của ngân hàng là phải sử dụng một lượng không nhỏ nguồn vốn huy động để cho vay trung và dài hạn. Nếu ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay cố định trong các hợp dồng cho vay trung và dài hạn, khi lãi suất thị trường tăng trong ngắn hạn, chi phí huy động của các khoản tiền gửi mới để duy trì các khoản vay trung và dài hạn sẽ tăng lên và gây nên sự sụt giảm của thu nhập lãi dòng từ hoạt động cho vay. Việc áp dụng các điều khoản lãi suát thả nổi có điều chỉnh trong các hợp đồng cho vay trung dài hạn sẽ giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro lãi suất. Ngoài ra ngân hàng cũng đã tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản Có và Nợ. Điều này được thể hiện ở việc ngân hàng chấp hành quy định của ngân hàng nhà nước về giới hạn tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, một số hạn chế rủi ro thanh khoản, mặt khác duy trì cân xứng về kỳ hạn .
Trong tất cả các giao dịch phái sinh, hoán đổi lãi suất luôn dẫn đầu với vai trò phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá rất hiệu quả. Ngoài việc cung cấp các hợp đồng hoán đổi lãi suất còn cung cấp thêm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
ABBANK đã có nhận thức rõ ràng về nguy cơ rủi ro lãi suất, đã nhận ra thực tế là ngân hàng chịu những khoản rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi. Nhận thức này rất quan trọng, giúp cho ngân hàng có những bước đi đúng đắn, không chỉ tập trung vào quản lý rủi ro lãi suất mà quan tâm đến các loại rủi ro khác.
Ngoài ra ngân hàng đã quyết định thành lập ủy ban tài sản có và tài sản nợ có nhiệm vụ tư vấn cho HĐQT các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, như tư vấn quản lý rủi ro, lượng hóa các loại rủi ro này, đặt ra các hạn mức về rủi ro,kiểm tra các tình hình rủi ro thường nhật qua các báo cáo tài chính . Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra nội bộ và kiểm soát ngân hàng kiểm tra sự tuân thủ của nhà nước và các cơ quan có liên quan
ABBANK có những bươc triển khai để phòng ngừa rủi ro lãi suất đó là quản lý lãi suất tại các trụ sở tập trung. Ngân hàng tự chủ trong việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận thay đổi theo thời gian đối với các khoản cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất. Đặc biệt trong việc áp dụng các sản phẩm giao dịch phái sinh ở các nghiệp vụ phổ biến, đồng thời quy mô vốn giao dịch vẫn tương đối khiêm tốn.
ABBANK trang bị cho mình một hệ thống máy móc khá hiện đại, hoạt đông 24/24 giờ . gân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã kết nối thành công với hệ thống mạng lưới VNBC thông qua Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink. Theo đó, hệ thống ATM của hai ngân hàng ABBANK và Ngân hàng TMCP Đông Á thuộc mạng VNBC hoàn toàn được liên thông, mang lại tiện ích cho hàng triệu chủ thẻ của cả hai ngân hàng, đồng thời góp phần nâng tổng số máy ATM liên mạng Smartlink – VNBC lên hơn 4000 máy và tổng số thẻ được chấp nhận trong toàn hệ thống lên 11 triệu thẻ. Tham gia vào mạng lưới liên kết Smartlink – VNBC giúp việc gia tăng các lợi ích cho chủ thẻ YOUcard của ABBANK: thực hiện các giao dịch rút tiền mặt, thanh toán, truy vấn số dư, sao kê và chuyển khoản nội bộ ngân hàng trên hệ thống được mở rộng. Hiện tại, chủ thẻ YOUcard của ABBANK có thể thực hiện giao dịch tại 95% các ATM trên lãnh thổ Việt Nam thuộc các ngân hàng thành viên của 3 mạng lớn nhất Việt Nam là BanknetVN, Smartlink, VNBC và hoàn toàn được miễn phí khi thực hiện giao dịch trên hệ thống ATM này.
Cùng với việc nâng cao các tiện ích cho thẻ, chủ thẻ YOUcard của ABBANK còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn:
- Ưu đãi 100% phí đăng ký dịch vụ & phí duy trì dịch vụ SMS banking – Thay đổi số dư tài khoản tự động hàng tháng.
- Ưu đãi 100% phí đăng ký dịch vụ Internet Banking - Truy vấn thông tin & sao kê tài khoản tiền gửi cũng như các thông tin dịch vụ ngân hàng khác như tỷ giá, lãi suất tiết kiệm & cho vay.
- Ưu đãi 100% phí phát hành và duy trì hàng tháng cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế YOUcard Visa debit: gắn chung tài khoản tiền gửi thanh toán, dùng để thanh toán trên toàn cầu cũng như mua & đặt hàng trên các website uy tín.
Với việc liên tục đầu tư công nghệ, nâng cao tiện ích và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo, ABBANK hy vọng năm 2010 sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thẻ, tăng số lượng phát hành thẻ YOUcard lên 150,000 thẻ. Tính đến ngày 31/3/2010, số lượng thẻ YOUcard ABBANK phát hành đã lên tới 80,000 thẻ (tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009).
32. Nguyên nhân
32. 1 Nguyên nhân khách quan
Do trong một thời gian dài, ngân hàng hoạt động kinh doanh trong điều kiện lãi suất tiền gửi và cho vay hoàn toàn chịu sự điều tiết của ngân hàng nhà nước. Đến 1/6/2002 Ngân hàng nhà nước công bố áp dụng cơ chế lãi suất thảo thuận, xóa bỏ quy định biên độ khống chế theo lãi suất cơ bản, chính thức tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế thị trường.
- Chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất
Để dự tính chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động thì một trong những vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai . Nhưng hiện tại ngay cả ngân hàng nhà nước cũng chưa có.
Chưa có quy định trong các văn bản pháp lý về việc đo lương và quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.
Cho đến nay trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về quản lý và đo lường rủi ro tại các ngân hàng thương mại kể cả trong quy chế giảm sát thanh tra ngân hàng nhà nước cũng chưa có quy định cụ thể. Mặt khác các văn bản về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn thiện, mới chỉ ban hành các văn bản về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ chưa có văn bản nào để thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất
Thị trường tài chính- tiền tệ chưa phát triển
Hiện nay thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn rất hạn chế. Xét về đô sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính của Việt Nam còn rất hạn chế và lạc hậu so với khu vực.
Sự nông cạn của thị truơng sẽ làm cho các công cụ thị trường kém phát huy tác dụng của lãi suất. Thị trường tiền tệ hoạt động còn rất hạn chế, chưa thực sự thành trung gian điều tiết vốn trên thị trường.
Kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp
Về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro còn quá thấp
Phần lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt đông kinh doanh là nguồn vay nợ từ bên ngoài . Trong khi đó kỹ thuật phòng chống rủi ro từ lãi suất bằng các giao dịch phái sinh khá xa lạ. Chính vì vậy các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng phái sinh dẫn đến kho khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển các nghiệp vụ này
Hạn chế trong hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước
Nội dung giám sát còn nặng về số liệu thống kê, chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại ngân hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt chưa xây dụng được các chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm của các ngân hàng thương mại trước những rủi ro thị trường như rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất
Hoạt động thanh tra chủ yếu mang tính kiểm tra, xử lý những sai phạm mang tính chất vụ việc.
Hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin: Máy móc phục vụ cho công tác ở ngân hàng còn chưa đầy đủ, chưa được hiện đại hoá cao đồng bộ
32. 2 Nguyên nhân chủ quan
Tai ngân hàng ABBANK chưa có những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về rui ro lãi suất
Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất
Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất
Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế
- Ngân hàng còn bị bất ngờ trước sự biến động của lãi suất ngoại tệ do không dự đoán chính xác được sự biến động của lãi suất trên thị trường quốc tế . Điều này là do ngân hàng thiếu thông tin về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, tình hình kinh tế toàn cầu, thiếu thông tin về hoạt động của các nganh kinh tế quốc dân, những dự báo kinh tế, các thông tin có liên quan đến tình hình cung cấp vốn trên thị trường trong nước và quốc tế
- Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế
Chương III
Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt dộng quản trị
rủi ro lãi suất tại ABBank
Định hướng phát triển hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của ABBank
Định hướng hoạt động và quản lý rủi ro kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt nam
Một trong những mục tiêu chiến lược của ngành ngân hàng đến năm 2010 được xác định rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX là : bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế; hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng; hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng; giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay; tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, ngành Ngân hàng đề ra định hướng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2010 với quan điểm đối với các NHTM Việt Nam là phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại, đa năng, đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực, có quy mô hoạt động lớn, tài chính lành mạnh và có khả năng cạnh tranh quốc tế với các ngân hàng trong khu vực. Phát triển hệ thống NHTM Việt nam hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở nền công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, tăng cường khả năng và hiệu quả quản lý, bao gồm cả quản lý rủi ro. Cụ thể như sau:
Phát triển để trở thành NHTM hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh.
Cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM . Trong đó việc tăng năng lực quản lý rủi ro trong kinh doanh của các NHTM được quy định cụ thể như sau:
Chuẩn hóa các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp về tín dụng, đầu tư, thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quản lý rủi ro, . . .... theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và được tích hợp trong một hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh của các NHTM;
Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống để tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của hội sở chính NHTM;
Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực quản lý rủi ro, đảm bảo anh toàn và hiệu quả kinh doanh. Xây dựng và phát triển theo cơ chế quản tri chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ của ngân hàng Việt nam; tách bạch hoạt động quản lý rủi ro với các hoạt động giao dịch, kinh doanh của ngân hàng. Phát triển các hệ thống: quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản Có/Nợ, quản lý tài chính kế toán, quản lý chiến lược kinh doanh . . . Thành lập Ban/Hội đồng quản lý Tài sản Có/Nợ và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Định hướng quản lý rủi ro trong kinh doanh của ABBANK
Định hướng hoạt động kinh doanh của ABBANK
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu tổng quát của chiến lược kinh doanh của ABBANK là trở thành một trong những ngân hàng đầu Việt nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng dcho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học,cung cấp các dịch vụ tiện ích và tiện lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời,đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hóa, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa về tài chính,kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, tổ chức tài chính - ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao,ổn định và phát triển bền vững.
Định hướng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ABBANK
Nhận thức vai trò to lớn của của công tác phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động của một NHTM hiện đại, ABBANK chủ trương coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng của công tác phòng ngừa rủi ro. Cụ thể:
Hoàn thiên quy chế quản lý rủi ro trong toàn hệ thống.
Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro.
Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm quản lý rủi ro .
Xây dựng giáo trình và tổ chức giảng dạy nội ngành các kiến thức về lĩnh vực phòng ngừa và quản lý rủi ro cho toàn hệ thống.
Kiện toàn một bước về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng: giảm cầu cấp trung gian; cải cách khâu kế toán; nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại trụ sở chính.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ; rà soát bổ sung quy chế điều hành ở các cấp ngân hàng vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, vừa xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên.
Đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất, ABBANK cũng có quy định :
Xây dựng hệ thống thống nhất việc phân tích biến động lãi suất . Việc này phải được làm thường xuyên và có báo cáo từ cơ sở lên ngân hàng cấp trên và toàn hệ thống.
Yêu cầu các bộ phận kinh doanh của cơ sở thường xuyên lập và báo cáo chin tiết rủi ro lãi suất theo các mẫu định trước gửi về Trung tâm điều hành để có cơ sở phòng ngừa rủi ro lãi suất trong toàn hệ thống .
Thường xuyên tiến hành để từ đó có giải pháp điều chỉnh lãi suất hợp lý. Việc đánh giá cần phải chuyển mạnh từ định tính sang định lượng. Trong quá trình đánh giá cần đưa ra nhiều phương án được tính toán khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp.
Cần đánh giá cụ thể các rủi ro lãi suất đối với các loại sản phẩm trước khi đưa chúng ra thị trường.
Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ABBank
Hoạt động quản trị rủi ro là một hệ thống các hoạt động tổ chức quản lý, đo lường và phòng ngừa được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Để có thể thực hiện tốt hoạt động này, đòi hỏi cấc ngân hàng phải có sự thống nhất trên toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy, việc đưa ra giải pháp đối với hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ABBANK cũng chính là giải pháp cho ABBANK nói chung.
Nhóm giải pháp tổ chức quản lý rủi ro lãi suất
Hình thành chính sách quản lý rủi ro lãi suất
Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường luôn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại, những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là có phản ứng dây chuyền và có ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của một quốc gia. Vì vậy để cho hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả thì cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Trong những năm qua, quản lý rủi ro đã giành được sự quan tâm chú ý của các NHTM Việt Nam, tuy nhiên chưa được xem xét một cách toàn diện, Hỗu như các NHTM chỉ chú trọng tới quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu nghiên cứu các loại rủi ro đặc thù khác của NHTM như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái . . . và vận dụng các biên pháp quản lý những loại rủi ro này trong hoạt động kinh doanh.
Đối với ABBANK cũng như các NHTM khác, quản lý rủi ro lãi suất còn là vấn đề khá mới mẻ. Trong một thời gian dài các ngân hàng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, lãi suất trên thị trường tương đối ổn định, ít có sự biến động và ít gây tác động đến ngân hàng.Gần đây, khi lãi suất thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng mới nhận thấy mình đang đứng trước nguy cơ rủi ro và bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là việc quy định lãi suất thả nổi, được điều chỉnh trong vòng 6 tháng hoặc mỗi khi lãi suất trị trường biến động trong các hợp đồng cho vay trung - dài hạn. Mặt khác, ngân hàng cũng chấp hành quy định của NHNN về giới hạn tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung – dài hạn, một mặt hạn chế rủi ro thanh khoản, mặt khác duy trì tương đối sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ của NH nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro lãi suất. Muốn thực hiện tốt hơn việc quản lý rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải nhận thức vấn đề một cách toàn diện bao gồm việc báo biến động của lãi suất, đo lường mức rủi ro, sử dụng thêm các công cụ mới phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả.
Đối với chính sách quản lỷ rủi ro lãi suất, ngân hàng cần xây dựng chính thức thành văn bản và có quy định cụ thể những vấn đề sau:
Mục tiêu của chính sách là xác định rõ nội dụng cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất.
Quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định và kiểm soát rủi ro lãi suất.
Quy định việc thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro lãi suất một cách toàn diện và phải đánh gía được tác động của những biến động lãi suất thị trường tới mọi hoạt động kinh doanh của NH. Ban giám đốc và những nhà quản lý NH cần hiểu rõ những giả định cơ bản trong hệ thống quản lý rủi ro lãi suất.
Xác định các giới hạn rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể chấp nhận, chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nếu có điều kiện nên xác định giới hạn cho từng danh mục tài sản, từng hoạt động hoặc đơn vị kinh doanh của ngân hàng. Các giới hạn rủi ro phải phù hợp với quy mô và mức độ đa dạng hoạt động kinh doanh ngân hàng, phù hợp với tỷ lệ an toàn vốn cũng như khả năng đo lường và quản lý rủi ro của ngân hàng. Việc xác định các giới hạn rủi ro cho phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải sự phê duyệt của HĐQT đồng thời được xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng cần xác định giới hạn hoạt động và yêu cầu các bộ phận, các chi nhánh phải tuân thủ giới hạn đó nhằm khống chế rủi ro lãi suất ở mức có thể chấp nhận được, phù hợp với chính sách của NH.
Quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể sử dụng.
Quy định phương thức đánh giá mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong điều kiện thị trường có những biến động xấy ngoài dự tính ban đầu của NH, và phải cân nhắc những tổn thất này trong quá trình xây dựng các chính sách quản lỷ rủi ro lãi suất.
Quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro lãi suất.
2.1.2 Thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro.
Đối với quy mô của một Chi nhánh ngân hàng, việc tổ chức quản lý rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào Hội sở chính. Chính vì vậy, giải pháp đưa ra cho việc thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro là giải pháp đối với ABBANK nói chung.
Ngày 20/4/2005, Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBANK đã ban hành Quyết định số 96/QĐ/HĐQT-TCCB về việc thành lập Uỷ ban quản lý Tài sản Nợ, Tài sản Có và như vậy, sự ra đời của Uỷ ban này sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu, đặc biệt là các loại rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái,… Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng vẫn chưa hình thành bộ phận quản lý rủi ro một cách độc lập, chịu trách nhiệm về việc giám sát, điều hành và trực tiếp triển khai các hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt đọng kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện.
Theo kinh nghiệm của các nước, Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất của các NHTM thuộc Phòng quản lý rủi ro thị trường, thường được cơ cấu thuộc Khối quản lý rủi ro, trực tiếp dưới sự điều hành của Ban tổng giám đốc, có trách nhiệm phối hợp với các Phòng kinh doanh và Ban quản lý Tài sản nợ - Tài sản có tại trụ sở c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25524.doc